Tin tức và Bình luận

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin tức và Bình luận

Các bài dưới đây đươc đăng đ rng tầm nhìn  thông tin và bình luận đa chiều. Ni dung nhng bài viết này không phn nh quan đim hay lp trường ca Website. BBT

Theo Diễn Đàn Thế Kỷ

Tuấn Khanh – Trung Quốc: Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin

Thứ Hai, ngày 21 tháng 3 năm 2016

viết từ Sài Gòn

Trung Quốc, đất nước rộng lớn với nhiều loại tín ngưỡng tồn tại từ nhiều ngàn năm, nay đã bước vào giai đoạn gây xáo động nhân tâm chưa từng có: những chiến dịch đàn áp và suy đồi hóa các tôn giáo đang diễn ra từng ngày.
Hơn 1.500 thập tự giá bị gỡ bỏ
Từ đầu năm 2016 đến nay, các chiến dịch đập phá nhà thờ Công giáo, hạ các thánh giá, thậm chí là bắt bớ các linh mục và chức sắc tôn giáo bùng phát đã gây ra mối lo ngại không chỉ ở Trung Quốc. Đây là những cuộc đàn áp tín ngưỡng lớn nhất, kể từ sau cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông. Cho đến nay đã có hơn 1.500 thập tự giá bị gỡ bỏ, nhân danh việc giữ “an toàn cho chốn công cộng”. Tài liệu tố cáo của tổ chức China Aid, một thành viên của Release International loan đi cho biết.
Phật giáo, một trong những tôn giáo được coi là lâu đời nhất ở Trung Quốc cũng không tránh khỏi kiếp nạn này. Theo ước tính của PEW, tổ chức thăm dò dư luận độc lập có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho biết thì hiện Trung Quốc có khoảng 245 triệu Phật tử, tức chiếm 18% dân số, đó là chưa kể 21% dân số không theo tôn giáo nhưng có khuynh hướng tín ngưỡng như người theo đạo Phật. Số lượng đông đảo tín đồ Phật giáo, cùng với mật độ cao đền chùa trên đất nước Trung Quốc khiến chính sách kiểm soát của chính quyền đối với Phật giáo tỏ ra mềm dẻo nhưng thâm sâu hơn.

Ngô Thế Vinh – Viện Đại Học Cần Thơ Đồng Bằng Sông Cửu Long Và Con Sông Mekong

Thứ Hai, ngày 21 tháng 3 năm 2016

Gửi Viện Đại Học Cần Thơ Và Nhóm Bạn Cửu Long 
“A POSSE AD ESSE – TỪ KHẢ NĂNG TỚI HIỆN THỰC”
LTS:Trong năm 2000, nhà văn Ngô Thế Vinh đã gửi đến chúng ta một tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng, với những tài liệu liên quan tới sự suy thoái hệ sinh thái của con sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long một khi chuỗi 14 con đập khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc hoàn tất. Tạp Chí Hợp Lưu gửi tới bạn đọc bài viết cách đây 7 năm của nhà văn Ngô Thế Vinh nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự sôi bỏng và là một việc cần làm cấp bách.
LÀM GÌ GIỮA HAI CỰC ĐOAN
Từ 1995, báo chí tiếng Việt ở hải ngoại đã liên tục đăng những bài viết có tính cách báo động về các kế hoạch khai thác sông Mekong đưa tới cạn kiệt nguồn tài nguyên và hủy hoại hệ sinh thái toàn lưu vực_ trong đó có Đồng Bằng Sông Cửu Long. Điển hình là kế hoạch xây chuỗi 14 con đập thủy điện bậc thềm khổng lồ Vân Nam trên dòng chính sông Mekong của Trung Quốc càng khiến mọi người thêm lo ngại. Từ đó nảy sinh ra hai phản ứng hoàn toàn trái ngược:
_ Thái độ cam chịu, biết thế đấy nhưng nghĩ rằng chẳng thể làm được gì trước sức mạnh và thái độ ngang ngạnh của Trung Quốc.
_ Phản ứng giận dữ và nghĩ rằng một cuộc “chiến tranh vì nước” với Trung Quốc để sống còn là không thể nào tránh dù rằng đó là một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức.
_ Giữa hai cực đoan ấy, liệu chúng ta có thể tìm ra một giải pháp dung hợp bằng cái nhìn thực tiễn, còn nước còn tát_ nghĩa là nhìn nửa phần đầy của ly nước thay vì nửa vơi.
_ Bài viết này phản ánh cách nhìn dung hợp thứ ba_ làm thế nào để “giới hạn và giảm thiểu tổn thất / control damage” và đó cũng là quan điểm của người viết khi bàn về chức năng của Viện Đại Học Cần Thơ.

Phạm Thị Hoài – Năm ngày

Chủ Nhật, ngày 20 tháng 3 năm 2016

Ngày thứ nhất tôi bảo, chúng mình phải chia tay Vi ạ. Thực ra câu chia tay là điệp khúc trong mỗi bài hát tình yêu, hát nó lên lần thứ bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là sau đó một đoạn khác tiếp diễn, rồi lại điệp khúc, rồi lại tiếp diễn, ad libitum. Thực ra tôi muốn nói rằng tình yêu của tôi như cánh tay tê như ngón chân chuột rút, khó chịu lắm nhưng không cắt phăng đi được. Tình yêu của tôi như bộ mặt cau có của ông viện trưởng mỗi sáng Thứ Hai họp giao ban có người đến muộn, ngấy đến cổ nhưng là thiết thân. Cho nên tôi đăm đăm nhìn Vi, thật khẩn thiết, hy vọng nàng sẽ rùng mình một cái và bao nhiêu bệnh tật nan y của tình vợ chồng thời nửa cổ nửa kim nay sẽ tháo chạy khỏi nàng. Rùng mình toát mồ hôi hột vẫn là phương thuốc dân gian bất ngờ hiệu nghiệm nhất của chúng ta. Nhưng nàng không gặp mắt tôi, vì nàng cúi mặt như hàng tháng nay, đất dưới chân nàng thôi miên mạnh hơn tôi, nàng đáp khẽ: “Vâng”.

Phạm Thảo Nguyên – Nỗi Đau Thăng Long 

Chủ Nhật, ngày 20 tháng 3 năm 2016

Năm 1813, Nguyễn Du được vua Gia Long thăng Cần Chánh điện học sĩ, làm Chánh sứ đi Trung Hoa triều cống. Được qua Bắc Thành (tên mới của Thăng Long), nhìn núi Tản sông Lô hùng vĩ, thi hào vui mừng hào hứng bộc lộ trong hai câu đầu bài thơThăng Long:
Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Núi Tản sông Lô mãi mãi đồng
Bạc đầu còn được thấyThăng Long!
Ôi Thăng Long! Ôi Thăng Long thành xưa!
Người Thăng Long nào mà chẳng muốn nhìn lại thành xưa, những nơi đẹp đẽ của quá khứ, may ra còn vương lại chút gì chăng? Từ 1793, dưới triều Tây Sơn, thi hào rời Thăng Long, lúc ấy Thăng Long của chàng thanh niên sinh ra và lớn lên tại đây còn nguyên vẹn:
… Này đường về phố cũ. Này đường về ô xưa 
Nét xưa ngàn năm mờ phai khi tàn mơ (Thăng Long Hành Khúc, Văn Cao)

Nguyễn Hoài Vân – Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo

Chủ Nhật, ngày 20 tháng 3 năm 2016

Các nhà tôn giáo chỉ nghe lời những « thảo trình » đã cài sâu trong tiềm thức của họ, để kỳ thị phụ nữ. Các biện minh dựa trên Niềm Tin, trên Thần Học, đều từ đó mà ra …

*

Khi đến thăm tu viện Westminster chiều ngày 17 tháng 9 năm 2010, Đức Giáo Hoàng đã « bị » chính thức đón tiếp bởi một nữ linh mục, bà Jane Hedges. Theo đúng truyền thống, khách quý bước qua ngưỡng cửa Westminster đều được chào mừng bởi vị Kinh Sĩ (Chanoine) của tu viện. Bà Jane Hedges là người mang chức vụ này. Bà cũng là một nhà tranh đấu cho quyền được thụ phong linh mục của nữ giới. Trong khi Đức Benedicto XVI thì tuyên bố điều này là một « tội ác đối với Niềm Tin » ! Người ta liên tưởng đến việc vị tiền nhiệm của ngài, Đức Pio VII khi đến Paris vào năm 1804 đã được cung nghinh bởi Charles Maurice de Talleyrand Périgord, một Giám Mục có … vợ, chính thức làm đám cưới trong nhà thờ hẳn hoi ! Đương nhiên là phu nhân của Ngài Talleyrand cũng hiện diện để nhận sự chúc lành của Đức Thánh Cha …

Trần Mộng Tú – Một Giải Mây Mới

Chủ Nhật, ngày 20 tháng 3 năm 2016

Khứ tự triêu vân vô mịch xứ (Bạch Cư Dị)
Viết gửi chị Đào Thị Hợi, hiền thê anh Nguyễn Ngọc Bích.
Anh nhúc nhích người trên ghế, quay sang vợ, muốn nói một câu. Anh không nhớ rõ là mình đã nói xong câu đó chưa, thì một đám mây từ bên ngoài cuồn cuộn luồn qua khe cửa sổ máy bay, lẻn vào. Khi đến gần anh, đám mây tung ra như một tấm chăn rộng, cuốn lấy anh. Anh thấy mình ấm áp, nhẹ tênh và chẳng khác gì con tằm nằm trong kén. Anh xoay nhẹ người một cái, chiếc kén mây đã mang hẳn anh ra ngoài máy bay, thả anh giữa bầu trời bềnh bồng, mênh mông, xanh biếc.
Anh nghe tiếng vợ gọi rối rít: Anh ơi! Anh ơi! Và nhiều tiếng nữa theo sau, nhưng rồi tất cả chỉ còn lại những âm vang u u trong thinh không. Anh cứ thế bay, bay lâu lắm, cái kén mây vẫn ôm chặt thân thể anh. Đi đâu bây giờ nhỉ? Anh cũng không biết nữa. Thậm chí anh không nhớ thêm được điều gì trước đó nữa. Anh nhắm mắt lại hay mở mắt ra cũng thế thôi.

Ngự Thuyết – Nỗi buồn không tên (Kỳ 4 – tiếp theo và hết)

Chủ Nhật, ngày 20 tháng 3 năm 2016

Không chờ bé ngủ cho đẫy giấc, anh đánh thức bé dậy, chở bé đến Trân, mang theo lá thư của Diệp đưa cho Trân đọc. Vì anh không biết xử trí ra làm sao cả. Anh biết Trân là người cứng cỏi, quả cảm, thử để Trân quyết định theo chiều hướng nào. Rồi tính sau.
Đọc thư xong, Trân ném mạnh lá thư xuống bàn, đanh mặt lại:
“Thế ra anh đã đánh lừa tôi suốt mấy năm nay.”
“Trong hoàn cảnh của anh… Mà thôi, anh biết anh hoàn toàn có lỗi. Anh phải nói cái gì đây? Xin em tha thứ.”
“Anh phá đời tôi, bây giờ xin em tha thứ! Nói nghe lạ quá, dễ quá. Anh nghĩ rằng mọi chuyện cứ thế sẽ êm trôi? Và tôi sẽ chùng lén gặp anh?”
“…”

Để xem Tổng Trọng xoay vần đến đâu?

Posted by adminbasam on 21/03/2016
THÁI TUẾ
21-3-2016
Các lãnh đạo đảng và nhà nước. Nguồn: internet
Lấy cảm hứng từ loạt bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Từ Huy Việt Nam có thể cải cách chính trị hay không?. Trong loạt bài này, bà Nguyễn Thị Từ Huy tập trung nghiên cứu về Nguyễn Phú Trọng và đi đến kết luận: “Nguyễn Phú Trọng không tham nhũng, không tham nhũng thì còn tự trọng và tự trọng có thể thay đổi”. Cũng như Bùi Quang Vơm, tôi rất kính trọng những nghiên cứu của Nguyễn Thị Từ Huy, nhưng không hoàn toàn đồng ý với bà.
Chính vì vậy tôi xin lặp lại cách mà Nguyễn Thị Từ Huy đã dùng để nghiên cứu Nguyễn Phú Trọng. Đó là bắt đầu sự nghiên cứu bằng việc tìm hiểu về cá nhân Nguyễn Phú Trọng. Cũng như bà, tôi không tin chắc 100% những nghiên cứu này là đúng, vì thiếu thông tin, nên chắc chắn phiến diện. Nhưng dẫu sao vẫn phải nghiên cứu từ số lượng thông tin ít ỏi ấy. Đọc tiếp »

Ngăn cản người tự ứng cử là phạm luật

Posted by adminbasam on 21/03/2016
Văn Duẩn
20-3-016
Trao đổi về công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã khẳng định như vậy
* Phóng viên: Lần đầu tiên, số người tự ứng cử trên cả nước khá đông, nhất là TP HCM và Hà Nội có số người tự ứng cử cao hơn số người được giới thiệu ứng cử, ông nhận định thế nào về việc này?
– Ông Vũ Trọng Kim: Đây là điều đáng mừng, cho thấy không khí xã hội rất dân chủ. Theo quy định của pháp luật, người ứng cử sẽ nộp đơn xin ứng cử và hồ sơ tại Ủy ban Bầu cử các tỉnh, thành phố nên việc này diễn ra sôi động ở các  địa phương.

Việt Nam có thả tù chính trị?

Posted by adminbasam on 21/03/2016
Phạm Chí Dũng
20-3-2016
Cuba đi sau về trước
Tháng Ba này, Obama đến Cuba.
Như phương ngôn “Việt Nam và Cuba cùng nhau canh giữ hòa bình thế giới” mà cựu Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã triết lý, hai quốc gia này có những điểm giống nhau đến kỳ lạ.
Kể cả lịch trình đón tiếp tổng thống của đất nước cựu thù trong năm 2016.
Chuyến thăm Cuba của Tổng Thống Barack Obama vào Tháng Ba năm nay được đánh giá có thể là một bước chủ chốt hướng tới việc cải thiện thành tích nhân quyền có nhiều vấn đề của quốc gia Cộng Sản này. Đây là chuyến đi Cuba đầu tiên của một vị tổng thống Mỹ đương nhiệm trong gần 90 năm.
Ngay trước thềm chuyến thăm này, Havana đồng ý cho bảy nhà ly khai đang bị cầm tù được xuất cảnh – một phương cách tương tự việc chính quyền Việt Nam tống xuất những người bất đồng chính kiến bị tù như Đoàn Viết Hoạt, Trần Khải Thanh Thủy trước đây và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ và Tạ Phong Tần gần đây. Đọc tiếp »