Tin tức và Bình luận
Các bài dưới đây được đăng để rộng đường thông tin và bình luận đa chiều, nhưng không phản ảnh quan điểm Website. BBT
Theo Nhật Báo Ba Sàm
Tường trình từ thành phố bị bao vây
Posted by adminbasam on 11/05/2016
11-5-2016
Thành phố bị bao vây. Ảnh: internet
Trong nhiều ngày, thành phố bị bao vây rất đỗi ngặt nghèo. Bất kỳ ai cùng đều có thể nhìn thấy điều đó, theo bước chân của người xuống đường hay chỉ nhìn lén qua khung cửa sổ với những lời thì thào.
Rõ là thành phố bị bao vây. Những hàng rào thép gai được cài chặt kiên cố vào khung sắt rực đỏ dựng lên ở nhiều lối đi. Phối cảnh có khi là tháp nhà thờ cổ hay một kiến trúc có hơn trăm năm, khiến người ta nhớ đến một cuộc tấn công nào đó vào thời Trung cổ của các đoàn quân tàn bạo Vikings đến từ Bắc Âu, mục đích để bảo vệ thịnh vượng của mình bằng cướp phá và huỷ diệt kẻ khác.
Suốt trong nhiều ngày, không chỉ Sài Gòn mà nhiều thành phố khác cũng bị bao vây. Người dân bị giam hãm trong sự sợ hãi về môi trường sống của mình đột nhiên chuyển màu u ám. Hàng hàng lớp lớp sinh vật thiên nhiên chết gục trên bờ biển. Cảnh tượng như sấm truyền về ngày tận thế. Biển trở thành cửa địa ngục. Những thợ lặn nhoi người lên mặt nước, thở gấp và qua đời không nói kịp lời ai oán. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
Trần Tiến Dũng (viết từ Sydney)
10-5-2016
Bức ảnh bà Hoàng Mỹ Uyên đi biểu tình bị đánh dã man lan truyền nhanh kỷ lục trên mạng xã hội facebook. (Hình: Facebook)
Trong hai ngày chủ nhật đầu tháng 5, Sài Gòn, Hà Nội và nhiều tỉnh thành Việt Nam đã xuống đường vì cá, vì biển. Có thể nói đây là một trong những lần xuống đường qui mô lớn nhất sau năm 1975, ngày chế độ chuyên chế áp đặt trên cả nước.
Từ các đợt biểu tình chống Trung Quốc đến xuống đường vì môi trường sống còn của cả dân tộc, hành trình ý thức của người Việt, nhất là của thế hệ trẻ đã mở cửa lớn đi vào đại lộ đấu tranh vì quyền con người, bất chấp sự xâm đoạt hoặc đánh tráo ý thức của chế độ.
Đồng thời, dư luận cũng chứng kiến qui mô chưa từng có khi chế độ huy động các công cụ chuyên chế đàn áp. Hình ảnh các công dân xuống đường bất bạo động hứng chịu các hành động bạo lực đã làm xúc động dư luận.
Các cuộc tranh luận trên mạng xã hội mấy ngày qua về trường hợp bà Hoàng Mỹ Quyên Và bé Saphia bị thương tích cả thể xác và tinh thần bởi sự hung hãn của lực lượng đàn áp.
Tất nhiên luôn có hai luồng dư luận đối lập nhau quanh chuyện này, rằng nên hay không nên đưa trẻ con xuống đường cùng bố mẹ. Nhưng dù quan điểm của ai đó nhân danh sự an toàn trẻ em thì cũng không thể, không bao giờ có thể làm mờ được hình ảnh chính nghĩa thuộc về hai mẹ con và cộng đồng xuống đường vì sự sống của biển Việt và người Việt hôm nay và mai sau. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
Nguyễn Hưng Quốc
10-5-2016
Chính quyền đã huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình. Ảnh: FB
Theo dõi cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội vào ngày Chủ nhật 8 tháng 5 vừa qua, ngoài niềm vui khi thấy rất đông người tham dự, tôi còn có một nỗi buồn nặng trĩu trong lòng khi thấy đám công an và thanh niên xung phong, sắc phục cũng như không sắc phục, đánh đập những người đi biểu tình một cách hết sức bất nhẫn. Đàn ông, thanh niên bị đánh, đã đành. Kể cả phụ nữ và trẻ em cũng bị đánh. Đánh xong, người ta kéo xềnh xệch những người biểu tình và vất họ lên xe buýt để chở về các đồn công an, ở đó, một số người còn bị đánh tiếp. Xem, tôi cứ ngạc nhiên tự hỏi: Tại sao người ta đối xử với dân chúng một cách tàn bạo như vậy? Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
10-5-2016
Người phụ nữ trong bức ảnh 1 chính là cô “Chuối Chín Cây”, đã từng là tổng biên tập báo Gia đình trước đây. Và nay hiện đang làm chủ quán cơm từ thiện Nụ cười ở Sài Gòn. Hôm 08.05.2016 cô đã đi biểu tình ôn hoà vì môi trường, người cũng đã bị “bắt” về sân vận động Hoa Lư. Và cô đã nhận được sự trân trọng của xã hội khi cô đã viết bài “ƠN GIỜI! TÔI ĐÃ BỊ BẮT” ngay khi cô được về nhà.
Ảnh 2: bà Nguyễn Thế Thanh, cựu Phó Giám đốc Sở VHTT, cựu đại biểu HĐND TPHCM, cựu Phó Chủ tịch PNTP, đã tham gia biểu tình. Nguồn: FB Luân Lê
Ảnh thứ 2, người phụ nữ đứng bên phải người nhìn vào hình, một doanh nhân và là vợ của luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu quốc hội khoá 13 đương nhiệm, cũng tham gia cuộc biểu tình ôn hoà này cùng mọi người tại Sài Gòn. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
10-5-2016
Những người dân Sài Gòn xuống đường biểu tình. Nguồn: internet
Gần đây có khá nhiều người hành nghề, nghiên cứu, giảng dạy và học luật đã nói rằng: biểu tình ở Việt Nam là bất hợp pháp.
Tôi nghe mà phát hoảng với những tầm thức của họ về nhận thức pháp lý.
Những giảng viên hay sinh viên luật nào nói vì ở Việt Nam chưa có Luật biểu tình nên biểu tình là bất hợp pháp thì đó là tư duy ngu xuẩn nhất của một người học, nghiên cứu hay làm luật. Bởi lẽ:
1. Quyền biểu tình là quyền con người, được Hiến định tại Điều 25 Hiến pháp 2013 – văn bản pháp lý cao nhất của một quốc gia;
2. Công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, và quan hệ xã hội luôn đi trước pháp luật, nên khi nó phát sinh thì luật pháp phải điều chỉnh kịp thời, vì nó tồn tại trước và là hành vi tất yếu; Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
JB Nguyễn Hữu Vinh
10-5-2016
Sáng 8/5/2016, đường Hà Nội không đông đúc lắm. Tôi từ phố sách Nguyễn Xí bước ra đường Tràng Tiền vừa đi qua một ngã tư, một Cảnh sát giao thông chặn anh bạn đi bên cạnh cầm cuộn giấy lại: “Anh đi đâu?” Anh bạn đi bên cạnh trả lời: Đi biểu tình môi trường, hỏi làm gì? Tôi hỏi cậu ấy: Hỏi đi đâu để làm gì? Đó là trách nhiệm của chú phải không? Cậu ta giơ tay định vớ lấy cuộc giấy trên tay anh bạn. Tôi bảo: Này, định cướp tài sản công dân à? lại mà lo giữ trật tự đường phố cho người ta đi lại đi, đó mới là nhiệm vụ của chú đấy.
Chú CSGT bỏ đi ra ngã tư. Đi một đoạn nữa, hai CSGT chạy xe đến, một chú xông đến dừng anh bạn lại: “Kiểm tra hành chính”. Tôi hỏi: “Đi bộ cũng bị CSGT kiểm tra hành chính à? Có lệnh chưa?”. Chú ngớ người và ú ớ nhìn mình như trên trời rơi xuống. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
Nguyễn Đình Cống
10-5-2016
TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: AP
Tổng Trọng là tên gọi tắt tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người biết, nhưng cứ giải thích cho rõ. Cái gậy nào? Cái gậy mà ông Trọng đã tuyên truyền và dùng khắp nơi có nội dung như sau: “Trong bầu cử không chọn bầu cho những người tạo ra hoặc liên quan mật thiết đến những vụ tham nhũng, lãng phí, làm hại cho dân cho nước, không bầu cho những người thế nọ thế kia”.
Ông Trọng không giải thích rõ thế nọ, thế kia là như thế nào, mỗi người nghe đành đoán theo ý của mình. Nhân vụ biển Miền Trung bị đầu độc, vụ các cuộc biểu tình ôn hòa của dân lành kêu gọi bảo vệ môi trường (ngày 8 tháng 5) bị đàn áp, nhân sắp bầu cử QH, tôi suy ra người thế nọ thế kia là những người có chức vụ, có trách nhiệm nhưng đã vô cảm trước tai họa của dân, đã tìm cách trì hoãn việc truy tìm và che dấu tội phạm, là những kẻ đã chủ trương và ra lệnh (lệnh miệng và lệnh ngầm) đàn áp biểu tình và các phong trào dân chủ, là kẻ đến tận Hà Tĩnh để thăm và khích lệ Formosa mà không nói một câu đến thảm họa môi trường đổ trên đầu dân chúng, là những kẻ mang danh ĐBQH nhưng thật ra chẳng dám có ý kiến thảo luận về việc nước nhà mà chỉ biết cúi đầu vâng theo những áp đặt của ĐCS (ví dụ như trong việc miễn nhiệm các chức vụ Chủ tịch nước, chủ tịch QH, chủ tịch Hội đồng bầu cử vừa rồi…), chỉ làm bù nhìn hoặc con rối, là những kẻ vừa ứng cử vào QH vừa chỉ đạo việc bầu cử đó. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
Mai Tú Ân
10-5-2016
Cuộc biểu tình ôn hòa ngày 8/5/2016 của người dân Sài Gòn vì một môi trường sạch đã biến thành một cuộc săn vịt trời, hay những người biểu tình đã giống như một đàn cá trích khốn khổ tả tơi bị những con cá mập, hải cẩu, chim điên… bao vây và tấn công vậy. CA, AN, TNXP, áo xanh… đã tấn công không mệt mỏi vào đoàn biểu tình suốt từ đầu tới cuối, liên tục bắt giữ và đánh đập họ, khiến đoàn biểu tình gần hết người nên phải giải tán lúc gần 11 giờ sáng. Một số lẻ tẻ bị bắt đến các đồn CA và có khoảng gần 300 người bị bắt về sân vận động Hoa Lư, và CA đã biến nơi đây thành một thứ trại tập trung trong ngày 8/5 vừa rồi.
Theo những người kể lại thì trong cả một ngày đó không ai được ăn uống gì. Các cuộc hỏi cung, tìm gốc tích các nạn nhân của CA thường đi kèm với bạo hành, đánh đập. Nhiều thanh niên bị thương tích với các chấn thương do bạo hành ở nơi ấy, trước khi họ bị đưa về các cơ quan CA khác tại địa phương. Bạo hành với hàng trăm người như thế là phạm tội ác với cả dân tộc Việt Nam. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
Yến Thanh
10-5-2016
3 doanh nhân có tên trong hồ sơ Panama, trong đó có bà Đàm Bích Thủy (giữa). Đồ họa: Phượng Nguyễn/ Zing
(VNF) – Lãnh đạo doanh nghiệp người Việt đầu tiên có tên trong danh sách vụ Hồ sơ Panama vừa chính thức lên tiếng về sự việc.
Bà Đàm Bích Thủy, một trong các cá nhân Việt Nam có tên trong hồ sơ Panama, đã xác nhận tên mình trong danh sách Hồ sơ Panama, nhưng cho rằng mình cũng như nhiều người khác có mặt trong danh sách này “là bình thường”.
Trả lời báo điện tử Zing.vn, bà Đàm Bích Thủy, cựu Giám đốc điều hành của Ngân hàng ANZ, người có tên trong danh sách 189 cá nhân, tổ chức quản lý công ty, cho rằng, bà không có gì băn khoăn khi thông tin này công bố.
Sở dĩ bà có tên trong danh sách vì là CEO của Ngân hàng ANZ và cũng là lãnh đạo của ANZ/V-Trac International Leasing Company, một công ty tài chính trực thuộc ngân hàng này.
Posted by adminbasam on 10/05/2016
10-5-2016
Bà Đàm Bích Thủy, cựu CEO của Ngân hàng ANZ Việt Nam, một trong những người VN có tên trong “Hồ sơ Panama”.
(VNF) – Cơ sở dữ liệu “Hồ sơ Panama” đã chính thức được công bố vào sáng ngày 10/5 theo giờ Việt Nam. Theo đó, 189 cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có liên quan tới các công ty vỏ bọc được thành lập tại nước ngoài.
Kể từ 2h sáng nay, ngày 10/5, theo giờ Việt Nam, Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã chính thức công bố hàng loạt dữ liệu về các công ty vỏ bọc, công ty ma được thành lập tại nước ngoài trên toàn thế giới.
Cơ sở dữ liệu này của ICIJ chứa thông tin về 320.000 công ty, quỹ đầu tư ở nước ngoài có trong “Hồ sơ Panama” và vụ rò rỉ dữ liệu Offshore Leaks. Trong đó tiết lộ tên và thông tin về 200.000 công ty ở nước ngoài do giới nhà giàu trên toàn thế giới thiết lập. Các dữ liệu được thu thập trong vòng 40 năm tính đến cuối năm 2015, liên quan tới công dân và các công ty tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
10-5-2016
Những điều cần biết ngày 15/05/2016
VÌ SỰ TIẾN BỘ XÃ HỘI.
Tôi không còn nhiều thời gian. Đây có lẽ là một trong số các status cuối cùng của tôi, vì thế tôi sẽ cố gắng viết thật ngắn gọn:
1. ĐÂY LÀ CUỘC ĐẤU TRANH ĐỂ XÂY DỰNG, THAY VÌ HUỶ HOẠI.
(1.1) Đây là hoạt động phản kháng trong hoà bình, bằng cách sử dụng quyền tuần hành và biểu tình theo đúng hiến pháp. Mục đích tối cao của nó là xây dựng, không phải là hủy hoại xã hội. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
Nguyễn KhắcMai
10-5-2016
Thảm họa môi trường do con người độc địa đã từng xảy ra cả trong thời hiện đại. Nhưng ở đâu còn có một chính quyền “tử tế”, thảm họa ấy có khả năng khắc phục hậu quả tự nhiên cũng như hậu quả kinh tế, nhân sinh, xã hội. Như chuyện Formosa từng gây thảm họa ở nhiều nước, không kể nước Mỹ, họ có chính quyền, luật pháp rõ ràng đầy đủ, đội ngũ trí thức, chuyên gia hùng hậu và một xã hội dân sự tiến bộ, nên Formosa đã bị trị tội. Ngay như Cămpuchia ở cạnh ta, họ cũng bắt Formosa đền bù thiệt hại. Và khả năng khắc phục thảm họa là khả dĩ. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
Kông Kông
9-5-2016
Cá chết hàng loạt ở miền Trung. Nguồn: internet
Cho đến lúc nầy, sau hơn một tháng, từ ngày 6 tháng 4, khi phát hiện cá chết tràn ngập dọc bờ biển, từ xã Kỳ Anh, Vũng Áng, Hà Tĩnh đến Đà Nẵng mà chưa biết sẽ còn lan xa đến đâu và kéo dài cho đến bao giờ (?) mà nghi phạm chính là hãng sản xuất thép Formosa xả chất độc qua hệ thống thoát nước ngầm, được đặt sâu 11 mét dưới đáy biển, thì không mấy người Việt Nam nào không biết thảm họa đang xảy ra!
Đã có 2 cuộc xuống đường đòi “biển sạch, chính quyền sạch” diễn ra khắp nước, là 2 cuộc xuống đường phản đối lớn nhất suốt giai đoạn đảng cộng sản Việt Nam cai trị.
Cuộc xuống đường đầu tiên là ngày 1 tháng 5, coi như được suôn sẻ, cho cảm tưởng là nhà nước cùng người dân đồng tình. Nhưng cuộc xuống đường thứ hai, vào Chúa Nhật 8 tháng 5 vừa rồi, tức tròn một tháng sau khi phát hiện tai họa mà nhà nước vẫn nhì nhằng, quanh co chưa dám công bố kết quả điều tra. Đã thế lại cho công an tấn công người tham dự, bùng nổ bạo lực. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
Nguyễn Hoàng Phố
10-5-2016
Nhớ thời xa lơ xa lắc, khi sách vở tuyên truyền cộng sản được xem như kinh sách chứa đựng chân lý, còn các nhân vật cộng sản trong tiểu thuyết được tuyên truyền khéo đến độ trở thành những tấm gương sống thật sự. Không nói về anh hùng hư cấu Lê Văn Tám vì cuộc đời anh ấy quá ngắn ngủi và thành tích của anh ấy cũng không nhiều lắm, chỉ tự châm mình bốc cháy rồi chạy một mạch từ cổng kho xăng đến tận bồn xăng, làm cho cả kho xăng bốc cháy. Anh ấy cũng không phát biểu gì trước khi hy sinh.
Những anh hùng tôi còn nhớ lỏm bỏm là những anh hùng của Liên xô trong các tiểu thuyết kiểu như thép đã tôi thế đấy. Hồi mới thấy tên quyển tiểu thuyết, tôi phải hỏi người này người kia một hồi mới hiểu, tất cả nằm trong chữ tôi, một động từ mà ở miền nam trước bảy lăm không ai dùng. Xúc động nhất là đoạn nhân vật anh hùng Pavel Korchagin, nói về sự nghiệp giải phóng giai cấp và loài người, như sau: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…” Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
Thiện Ý
9-5-2016
Một bạn trẻ bị xịt hơi cay vào mắt. Ảnh: DLB
Sự kiện cá chết hàng loạt phơi xác tràn lan các bãi biển bốn tỉnh Miền Trung Việt Nam như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng xẩy ra cả tháng nay, đã gây xúc động và phẫn nộ cho nhân dân trong nước cũng như người Việt hải ngoại, đưa đến các cuộc xuống đường biểu tình đòi đảng và nhà cầm quyền CSVN phải công bố nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra thảm trạng “vô tiền khoáng hậu” này. Bởi vì hậu quả của vụ việc đã tác hại nghiêm trong đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cTwitter
Posted by adminbasam on 10/05/2016
9-5-2016
Một bức ảnh trên tường nhà Hương
Nửa đêm, thức dậy, tôi đọc thấy những dòng này, Hương Tô viết sau một ngày bị bắt vì biểu tình bảo vệ biển và môi trường.
Em viết ngắn. Cho tôi ghi vài dòng trước khi bạn bắt đầu đọc cảm nghĩ của cô gái ốm yếu, nhỏ nhắn, cao 1,5m nặng 40 kg, tốt nghiệp nghề thiết kế một trường đại học nước ngoài, đang làm chuyên viên thiết kế cho một tập đoàn đa quốc gia. Hương là con gái của nhà báo Tô Hòa, Tổng biên tập báo Đảng Sài Gòn Giải Phóng và mẹ em là một sĩ quan Công An.
Những người bắt em, đánh em, thực ra họ là ai, không biết, thấy họ mặc sắc phục Thanh Niên Xung Phong. Tôi thắt lòng nhớ tới ông Võ văn Kiệt và câu nói nổi tiếng ông tặng cho lực lượng TNXP mà ông sáng lập, ngày ra quân: “Thành phố soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng trán các em”. (Trong những người tham gia biểu tình và bị bắt còn có chị Châu, cựu biên tập viên báo Phụ Nữ và là mẹ của nhà báo Nguyễn Tập, thường trú báo Thanh Niên ở Bangkok. Còn bao nhiều thân nhân nhà báo và nhà báo tham gia, bị bắt, bị đánh đập nữa?). Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
9-5-2016
Ðòi được sống sạch, ăn sạch. (Hình: Facebook)
SÀI GÒN (NV) – Cá chết trắng biển đã đẩy tâm trạng bất an do môi trường sống bị đầu độc thành bất bình và việc đàn áp phản kháng ô nhiễm khiến bất bình chuyển thành căm giận.
Ví dụ về vượt ngưỡng…
Dân chúng Việt Nam vẫn tiếp tục loay hoay trong việc làm sao để được sống an toàn. Lối hành xử vô trách nhiệm trong quản trị xã hội khiến trộm cướp, đâm chém trở thành một loại “giặc” mà hệ thống công quyền bó tay. Ðồng hành với thứ “giặc” ấy là tai nạn giao thông, an toàn thực phẩm – những vấn nạn trầm kha của Việt Nam.
Giữa tuần vừa qua, có một sự kiện có thể dùng như ví dụ minh họa cho sự ngột ngạt vì bất an về môi trường sống tồi tệ ở Việt Nam đã đến mức vượt ngoài sự tưởng tượng của nhiều người: Ðài truyền hình Việt Nam công bố một video clip cho thấy, do người tiêu dùng tại Việt Nam sợ rau non, đẹp nên nông dân phải dùng chổi tre phá rau mà họ trồng để có thể bán được rau. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
9-5-2016
Ảnh chụp màn hình của một Facebooker viết “lệnh truy nã” viên công an Phạm Hữu Đức. Nguồn: FB Nguyễn Anh Tuấn.
Không cần chứng minh thêm, chỉ bằng những gì đã diễn ra, đã không ai có thể phủ nhận cuộc tuần hành của chúng ta là hoàn toàn ôn hoà, chỉ với các thông điệp Bảo vệ môi trường.
Cơ quan An Ninh siêu khổng lồ của Việt Nam hàng chục năm qua, chưa bắt được một kẻ phản động, xúi giục biểu tình, bạo loạn nào cả! Có thật là có loại người ấy ko?
Chúng ta không gây hấn, không xả rác, thậm chí không dẫm lên cỏ.
Chúng ta không vi phạm bất cứ Luật nào cả.
Chúng ta bị đánh, bị bắt, bị câu lưu trái Pháp Luật.
Chúng ta có quyền tức giận, có quyền chỉ mặt, và sỉ nhục những kẻ bắt bớ, đánh đập chúng ta.
Nhưng chúng ta có nên chọn cách ấy không?
Họ có phải là thủ phạm thực sự không? Hay cũng chỉ là nạn nhân? Thậm chí họ còn có thể là nạn nhân đáng thương hơn chúng ta!?
Nếu bạn là một thanh niên có tấm lòng yêu nước, trong thời gian đi học, bạn cũng đã từng là đội viên, đoàn viên thanh niên CS, bạn chỉ xem tivi, và đọc báo lề phải, bạn làm việc trong khối cơ quan trực thuộc chính quyền, ăn lương từ ngân sách.
Trước các cuộc biểu tình, bạn được động viên đi dẹp. Bạn được “giáo dục chính trị” bởi Chính Trị Viên chuyên nghiệp của chế độ với nội dung: Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 10/05/2016
9-5-2016
Các blogger cho biết ảnh chụp của viên công an Phạm Hữu Đức, là người đánh dân tàn bạo nhất trong ngày biểu tình 8/5. Nguồn: Facebook
Trong một clip quay biểu tình ở quanh nhà thờ Đức Bà ngày 8 tháng 5 em chợt chú ý đến anh. Anh trông rất bình thường trong chiếc áo thun sọc ngang, đội nón kết và đeo khẩu trang. Tất nhiên là với trang phục kín đáo đó, cho tới nay, em không biết anh là ai.
Anh cầm điện thoại to, có vẻ là đang làm nhiệm vụ quan trọng.
Anh chỉ tay điều khiển ai đó như đang chỉ huy.
Anh thấy một người phụ nữ đang cầm biểu ngữ giấy trắng đòi bảo vệ môi trường và anh rướn người giật phắt tờ giấy đó vứt vào xe tải nhỏ.
Đến bây giờ thì em nhận ra anh. Có lẽ anh đang chống biểu tình.
Nhưng sao anh không mặc sắc phục công an? Sao anh phải đeo khẩu trang y tế? Anh sợ bị ô nhiễm chăng? Hình như không phải vậy, bởi vì anh đang chống lại những người đang chống ô nhiễm môi trường. Có lẽ anh đeo khẩu trang chỉ để che mặt, để giấu mặt khi làm một hành vi đáng hổ thẹn. Đọc tiếp »