Tin tức ngày – 11/02/2018
Mỹ và Nam Hàn ‘vẫn duy trì áp lực với Bắc Hàn’
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói Hoa Kỳ và Nam Hàn nhất trí về sự cần thiết phải duy trì áp lực đối với Bắc Hàn.
Phát biểu trên chuyến bay từ Olympics ở Nam Hàn về Mỹ, ông Pence nói rằng “không có sự khác biệt” giữa hai đồng minh về vấn đề này.
Thế vận hội được ghi nhận quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai miền Triều Tiên dù trước đó có căng thẳng về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Nhưng Mỹ giữ khoảng cách với những động thái của Bắc Hàn.
Bắc Hàn tuyên bố diễu binh lớn trước Olympics
Bắc Hàn muốn Hoa Kỳ ‘phải trả giá’
Mỹ quy trách nhiệm cho Bắc Hàn vụ WannaCry
Người đào tẩu Bắc Hàn bị bắt cóc?
‘Thế khó’
Hôm 10/2, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngỏ lời mời Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đến Bình Nhưỡng đàm phán.
Đó sẽ là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong hơn một thập kỷ giữa nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên. Ông Moon nói rằng hai miền nên “làm cho điều đó xảy ra” và khích lệ Bắc Hàn trở lại bàn đàm phán với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng cản trở bất kỳ nỗ lực nào để đưa các nước này gần nhau hơn.
Chính quyền Hoa Kỳ muốn duy trì áp lực lên Bắc Hàn thông qua các biện pháp trừng phạt và tuyên bố cứng rắn từ Tổng thống Donald Trump.
Em gái Kim Jong-un sẽ tới Seoul dự Olympic
Kim Jong-un đưa em gái vào Bộ Chính trị
Bắc Hàn và Mỹ có ‘tiếp xúc trực tiếp’
Phát biểu trước các phóng viên, ông Pence nói: “Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật thấy cần tiếp tục cô lập Bắc Hàn về kinh tế và ngoại giao cho đến khi họ từ bỏ chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.”
Lá thư mời viết tay được người em gái quyền lực của ông Kim, Kim Yo-jong chuyển đến Tổng thống Moon, tại cuộc họp mang tính bước ngoặt ở dinh tổng thống, thời điểm Olympics khai mạc hôm 10/2.
Bà Kim và chủ tịch Hội đồng nhân dân Kim Yong-nam của Bắc Hàn là phái đoàn cao cấp nhất từ miền Bắc đến thăm miền Nam kể từ Chiến tranh Triều Tiên vào thập niên 1950.
Lời mời của miền Bắc đặt ông Moon vào thế khó như ông đã cam kết sẽ hợp tác với Bắc Hàn, nhưng đồng minh Mỹ của ông tỏ ra thận trọng trước việc Seoul rơi vào ‘chiến dịch lấy lòng’ của Bắc Hàn.
Dù Bắc Hàn có những biểu hiện thân thiện, các chuyên gia cảnh báo những căng thẳng cơ bản vẫn chưa biến mất.
Tại lễ khai mạc Thế vận hội, ông Pence, Kim Yo-jong và Kim Yong-nam ngồi gần nhau.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43021599
Mỹ – Hàn ‘không có chia rẽ’ về Bắc Triều Tiên
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence nói giữa Washington và Seoul ‘không có chia rẽ’ trong lập trường với Bắc Hàn, nhưng Hoa Kỳ dường như tỏ ra thận trọng về các động thái của Bình Nhưỡng.
Ông Pence cũng cho hay Mỹ và Hàn Quốc hoàn toàn đồng ý về việc cần thiết duy trì áp lực đối với Bắc Hàn.
Phát biểu dịp cuối tuần trên đường về Mỹ từ Thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc, ông Pence nói rằng “không chia rẽ” giữa hai đồng minh về vấn đề này.
Thế vận hội đã chứng kiến các quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai miền Triều Tiên bất chấp căng thẳng về chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.
Bắc Hàn mời tổng thống Nam Hàn thăm Bình Nhưỡng
Nhà báo Bùi Tín nhìn lại 50 trận Mậu Thân 68
Pyeongchang khai mạc Olympics ‘lạnh âm độ’
Bắc Hàn diễu binh một ngày trước Olympics
Nhưng Hoa Kỳ đã giữ khoảng cách với các động thái của Bắc Hàn.
Hôm thứ Bảy, 10/02/2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đến Bình Nhưỡng để đàm phán.
Đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong hơn một thập kỷ giữa các nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên. Ông Moon nói rằng hai miền Triều Tiên nên “làm cho điều đó xảy ra” và khuyến khích Bắc Hàn trở lại đàm phán với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục phủ bóng lên bất kỳ nỗ lực nào để đưa hai quốc gia xích lại gần nhau hơn.
Chính quyền Hoa Kỳ đã cố gắng duy trì áp lực lên Bắc Hàn thông qua các biện pháp trừng phạt và những lời lẽ cứng rắn từ Tổng thống Donald Trump.
Phát biểu với các phóng viên trong chuyến bay hôm thứ Bảy, ông Pence nói: “Không có chia rẽ nào giữa Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản về nhu cầu tiếp tục cách ly Bắc Hàn về mặt kinh tế và ngoại giao cho đến khi họ từ bỏ chương trình hỏa tiễn đạn đạo và hạt nhân . “
Thư mời viết tay cho Tổng thống Moon được Kim Yo-jong , người em gái có ảnh hưởng của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, chuyển cho lãnh đạo Hàn Quốc trong một cuộc họp mang tính bước ngoặt tại dinh tổng thống ở Seoul, khi Thế vận hội mùa Đông khai mạc vào ngày thứ Bảy.
Bà Kim và lãnh đạo miền Bắc, ông Kim Yong-nam, đã tạo thành đoàn quan chức cao cấp nhất từ miền Bắc đến thăm miền Nam kể từ cuộc chiến Triều Tiên vào những năm 1950.
‘Thận trọng, hoài nghi’
Chiến tranh Bắc Hàn sẽ ‘kinh hoàng’
Em gái Kim Jong-un sẽ tới Seoul dự Olympic
Bắc Hàn vi phạm lệnh cấm vận, thu lợi 200 triệu đôla
Bắc Hàn cử Chủ tịch Quốc hội tới Nam Hàn
Lời mời đặt ông Moon vào một vị trí khó khăn khi ông đã hứa sẽ hợp tác với Bắc Hàn, nhưng đồng minh Mỹ của ông tỏ ra thận trọng với việc Seoul rơi vào tay Bình Nhưỡng.
Mặc dù các màn biểu diễn hữu nghị diễn ra công khai, giới chuyên gia cảnh báo các mối căng thẳng vẫn chưa biến mất.
Tại lễ khai mạc Thế vận hội, ông Pence, bà Kim Yo-jong và ông Kim Yong-nam đã ngồi gần nhau.
Ông Pence vẫn ngồi khi các vận động viên Hàn Quốc và Bắc Hàn diễu hành cùng nhau dưới một lá cờ thống nhất, và ông cũng bỏ bữa ăn tối với phái đoàn Bắc Hàn.
Trong một thông điệp trên Twitter, ông khẳng định lại quan điểm hoài nghi của chính quyền Mỹ về các cử chỉ hòa giải gần đây của Bắc Hàn.
Thế vận hội mùa đông đã đưa bà Kim Yo-jong vào tâm điểm.
Là thành viên hàng đầu của phái đoàn Bắc Hàn đến Thế vận hội, bà là thành viên đầu tiên trực tiếp của gia đình cầm quyền ở miền Bắc đến thăm miền Nam kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953.)
Bà Kim, khoảng 30 tuổi, được thăng cấp trong bộ chính trị đầy quyền lực vào năm ngoái. Bà nằm trong danh sách những trường hợp bị chế tài của Hoa Kỳ về các cáo buộc liên quan lạm dụng, vi phạm nhân quyền ở Bắc Hàn.
Hôm thứ Bảy, bà Kim, ông Kim Yong-nam và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã dự khán trận đấu đầu tiên của đội hockey hỗn hợp hai miền Triều Tiên thi đấu.
Trong trận đấu này, đội hợp tuyển liên Triều đã bị đội Thụy Sĩ đánh bại với tỷ số 8-0.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43024070
Bắc Hàn đưa tin hội đàm thân mật với tổng thống Nam Hàn,
không nhắc đến lời mời thăm Bình Nhưỡng
Bình Nhưỡng, Bắc Hàn. (Reuters)- Hôm nay 11 tháng 2, thông tấn xã nhà nước Bắc Hàn loan tin nói rằng đoàn đại diện của họ tại Thế vận hội mùa đông đã tham dự các cuộc họp thẳng thắn, bình đẳng với tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in, nhưng không nhắc gì đến việc mời ông Moon đến Bình Nhưỡng để tham dự hội nghị thượng đỉnh.
Đoàn đại diện Bắc Hàn quy tụ các nhân vật cao cấp và do em gái của lãnh tụ Kim Jong Un cầm đầu đến Nam Hàn đã kết thúc chuyến công du, sau sự xuất hiện nhã nhặn trước mắt công chúng. Dù vậy, dư luận vẫn hoài nghi về sự “thân thiện chân thành”, hướng đến việc cải thiện bang giao của Bình Nhưỡng qua sự kiện này.
Những cuộc gặp gỡ diễn ra giữa hai miền đang đối đầu nhau đều mang tính chất táo bạo bất thường của ông Moon, người luôn luôn thúc đẩy việc thực hiện giải pháp ngoại giao để hạn chế chương trình hoả tiễn và vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.
Trong chuyến công du hiếm có kéo dài 3 ngày của đoàn đại diện Bắc Hàn, ông Moon đã bốn lần gặp em gái lãnh tụ Bắc Hàn là Kim Yo Jong, và cùng tham dự cuộc trình diễn của ban nhạc Bắc Hàn trước khi họ trở về nước. Trước đó, thủ tướng Nam Hàn Lee Nak-yeon còn tổ chức bữa ăn trưa để khoản đãi đoàn đại diện Bình Nhưỡng tại một khách sạn năm sao.
Hôm qua, Kim Yo Jong lịch sự trao tận tay ông Moon bức thư riêng của lãnh tụ Bắc Hàn, trong khi giới chức Nam Hàn nói rằng ông Moon được mời đến Bình Nhưỡng để hội đàm với Kim Jong Un. Cuộc họp như thế nếu được tổ chức sẽ đánh dấu lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai miền Nam và Bắc Hàn kể từ năm 2007. (Song Châu)
Rơi máy bay ở Nga, 71 người thiệt mạng
Một chiếc máy bay thuộc quản lý của hãng hàng không Saratov Airlines của Nga rơi ở Moscow hôm 11/2, làm tất cả 71 hành khách trên khoang thiệt mạng.
Reuters trích tin của TASS cho biết rằng có 65 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn trên máy bay.
Nó biến mất khỏi màn hình radar chưa đầy 10 phút sau khi cất cánh từ sân bay Domodedovo ở Moscow.
Chiếc máy bay gặp nạn đang trong hành trình tới thành phố Orsk của Nga thuộc vùng Orenburg gần biên giới với Kazakhstan.
Hãng tin TASS dẫn lời một nguồn tin cho biết rằng “không ai sống sót” và “đã tìm được các mảnh vỡ của máy bay”.
Các hình ảnh trên truyền hình cho thấy hiện trường ngổn ngang các mảnh vỡ và ít nhất một động cơ trên các cánh đồng phủ tuyết trắng xóa.
Reuters đưa tin rằng hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ tai nạn chết chóc này.
Bộ Giao thông Nga đang xem xét nhiều yếu tố, trong đó có thời tiết và sai lầm của phi công.
Hãng tin Interfax cho biết rằng có một công dân Thụy Sĩ trong số các hành khách.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chia buồn tới những ai mất người thân và hạ lệnh thiết lập một ủy ban điều tra đặc biệt.
https://www.voatiengviet.com/a/roi-may-bay-o-nga-lam-71-nguoi-thiet-mang/4248712.html
TQ: Hoàn cầu Thời báo công kích Thụy Điển
Truyền thông nhà nước Trung Quốc buộc tội Thụy Điển lập một âm mưu giải cứu người bán sách bị bắt giam, ông Quế Dân Hải, người có quốc tịch Thụy Điển.
Thương nhân người Hong Kong này bị bắt vào ngày 20/01/2018, trên đường đi tới Bắc Kinh.
Người bán sách Hong Kong bị bắt trên tàu TQ
Hong Kong: Joshua Wong bị phạt tù lần hai
Người bán sách Hong Kong ‘tự thú’
Anh trao lại Hong Kong cho Trung Quốc thế nào?
Hôm thứ Sáu, 09/2, một cuộc phỏng vấn qua video đã được công bố, trong đó ông Quế Dân Hải cáo buộc Stockholm gây áp lực về vụ việc của ông.
Một tờ báo lá cải ở Trung Quốc lên án Thụy Điển cố gắng “thể hiện chủ nghĩa anh hùng ngoại giao của mình bằng cách “Giải cứu người bán sách”, một cách gọi được cho là gợi ý tới tác phẩm điện ảnh Mỹ “Giải cứu binh nhì Ryan”.
Ông Quế, người được thả ra trong thời gian ngắn ngủi hồi tháng 10/2017, đã bị bắt đi, bắt lại ở Trung Quốc từ năm 2015, khi ông bị mất tích trong một kỳ nghỉ ở Thái Lan.
Đoạn video không thay đổi gì cả. Chúng tôi tiếp tục yêu cầu công dân của chúng tôi được có cơ hội gặp gỡ nhân viên ngoại giao Thụy Điển và nhân viên y tếPhát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thụy Điển
Hoàn cầu Thời Báo, một tờ báo khác và có khuynh hướng quốc gia chủ nghĩa, cáo buộc Thụy Điển đã lừa ông Quế Dân Hải vào một kế hoạch được thiết kế nhằm đưa ông ta thoát khỏi sự giam giữ của Trung Quốc.
Báo này nói rằng người bán sách bị cấm không được rời khỏi Trung Quốc đại lục vì ông bị cáo buộc dính vào “hoạt động kinh doanh bất hợp pháp”.
Người đàn ông 53 tuổi này đã bị bắt trong khi đi tàu đến Bắc Kinh từ miền đông Trung Quốc.
Ông Quế lẽ ra theo dự kiến đã gặp một chuyên gia người Thụy Điển ở Bắc Kinh và bị bắt trước sự hiện diện của hai nhà ngoại giao Thụy Điển đi cùng ông.
Trong một bài xã luận với tựa đề “Thụy Điển có đang làm phim ‘Giải cứu Quế Dân Hải’ hay không?’, Hoàn cầu Thời báo nói Stockholm “muốn sắp xếp” cuộc chạy trốn của ông Quế “bằng cách vi phạm pháp luật Trung Quốc”.
Trước đó, nó tờ này đưa ra thêm chi tiết hơn về các cáo buộc chống lại ông Quế, nói rằng ông bị nghi ngờ là “cung cấp bí mật quốc gia và thông tin tình báo cho các nhóm ở hải ngoại”.
‘Bị ép thú tội?’
Giới lập pháp Hong Kong phản đối
Hong Kong đánh dấu 20 năm chuyển giao
Hong Kong và kỷ niệm của một thuyền nhân
Bông hoa lạ trên lá cờ Hong Kong
Trong đoạn video, ông Quế nói ông bị các quan chức Thụy Điển gây áp lực phải rời khỏi Trung Quốc.
Các nhóm nhân quyền bao gồm Tổ chức Ân xá Thế giới đã cảnh báo rằng cuộc phỏng vấn có dấu hiệu của một lời thú tội.
“Nhìn lại, tôi có thể đã trở thành một quân cờ của người Thụy Điển,” ông Quế nói trong đoạn phim. “Cuộc sống tuyệt vời của tôi đã bị hủy hoại và tôi sẽ không bao giờ tin tưởng vào người Thụy Điển nữa”.
Katarina Byrenius, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Thụy Điển, nói đoạn video “không thay đổi gì cả”.
“Chúng tôi tiếp tục yêu cầu công dân của chúng tôi được có cơ hội gặp gỡ nhân viên ngoại giao Thụy Điển và nhân viên y tế”, bà viết trong một thư điện tử gửi cho hãng tin Reuters.
William Nee, nhà nghiên cứu Trung Quốc của Tổ chức Ân xá quốc tế, nói: “Gần như chắc chắn đây là một lời thú tội.
“Thực tế là ông ấy dường như lặp lại những điểm mà chính phủ [Trung Quốc] muốn đưa ra … và trong chừng mực chúng tôi biết được, ông ấy đã bị giam cách li.
“Ông ấy không có luật sư được lựa chọn hay cũng không được tiếp cận lãnh sự ngay bây giờ” ông William Nee nói với kênh truyền thông công cộng Hồng Kông RTHK.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43024072
Người Hong Kong biểu tình đòi trưởng phòng pháp luật từ chức
vì xây nhà riêng trái phép
Hong Kong. (Reuters) – Hôm nay 11 tháng 2, hàng trăm người tuần hành đến văn phòng của trưởng phòng tư pháp nằm giữa trung tâm thành phố Hong Kong, để đòi bà này từ chức. Trưởng phòng tư pháp Teresa Cheng quả quyết không từ chức, bất chấp tai tiếng liên quan đến các cấu trúc xây dựng trái phép tại nhà riêng, khiến bà bị nghi ngờ về tính liêm khiết và chính trực của mình.
Giới chỉ trích cho rằng bà Teresa Cheng là luật sư và là kỹ sư xây dựng đã vi phạm pháp luật, dẫm bừa luật pháp của Hong Kong có thể làm tổn hại đến lòng tin của công chúng.
Quyền tự trị và hệ thống pháp luật độc lập của Hong Kong được công nhận theo khuôn khổ “một quốc gia hai hệ thống” khi nước Anh trao trả cho Trung Cộng vào năm 1997. Điều hành theo pháp luật và xây dựng nền tư pháp độc lập, được coi là yếu tố then chốt trong chính sách cai trị rất thành công của người Anh tại Hong Kong, với hy vọng mang lại cho người dân quyền tự trị theo khuôn khổ một quốc gia hai hệ thống nói trên.
Ban tổ chức cuộc tuần hành nói có khoảng 1,000 người tham dự. Nhiều người biểu tình lên án các ứng cử viên không đủ phẩm chất chính trị đã được Trung Cộng đưa lên chiếc ghế lãnh đạo thành phố Hong Kong. (Song Châu)
Đoàn xe hộ tống thủ tướng Canada bị tai nạn
-1 cảnh sát và 2 người khác bị thương
Simi Valley, California. (Reuters) – Giới báo chí địa phương đưa tin một nhân viên cảnh sát cưỡi mô tô trong đoàn xe hộ tống của Thủ Tướng Canada Justin Trudeau, và hai người khác bị thương trong vụ tai nạn xảy ra tại tiểu bang California vào đêm qua 9 tháng 2.
Tuy nhiên, theo tin của ABC 7, lúc đó chiếc xe của Thủ Tướng Trudeau đang ở một chỗ khác và không dính líu vào tai nạn này. Reuters trích tin của ABC 7 cho biết hiện trường tai nạn ở Simi Valley, cách downtown Los Angeles khoảng 40 dặm về hướng tây bắc. Tai nạn xảy ra sau khi ông Trudeau rời khỏi Viện Bảo Tàng và Thư Viện Tổng Thống Ronald Reagan, là nơi ông đọc bài phát biểu về mối quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Canada. Sau khi đoàn xe rời khỏi thư viện khoảng 4 dặm thì vụ va chạm xảy ra, vì một phụ nữ trên chiếc Toyota Highlander bất thình lình rẽ trái ngay trước đoàn xe hộ tống, lao thẳng vào chiếc mô tô đầu tiên. Người này và cậu con trai ngồi trên xe cũng bị thương, được đưa vào bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
Qua một tin nhắn trên trang Twitter, Sở Cứu Hỏa Ventura County cho biết nhân viên cảnh sát tiểu bang bị thương nặng, được đưa vào bệnh viện, và các bác sĩ cho biết vết thương của ông không nguy hiểm tới tính mạng. Tình trạng của người mẹ và cậu con trai không được đề cập tới. (Mai Đức)
NYT: Một người Nga đề nghị cấp thông tin về Trump
lừa moi tiền điệp viên Mỹ
Một người Nga đề nghị cung cấp những công cụ tin tặc bị đánh cắp của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) và thông tin gây tổn hại về Tổng thống Donald Trump đã lừa moi tiền từ các điệp viên Mỹ một khoản 100.000 đôla vào năm ngoái, báo The New York Times đưa tin.
Số tiền này được giao tại một phòng khách sạn ở Berlin vào tháng 9 năm ngoái và được dự định là khoản thanh toán đầu tiên trong tổng số tiền trị giá 1 triệu đôla, theo lời các quan chức Mỹ, người Nga này và những trao đổi liên lạc mà tờ Times đã xem qua, tờ báo này đưa tin.
Phát ngôn viên của CIA Dean Boyd phủ nhận bài báo của tờ Times hôm thứ Bảy, nói rằng “Câu chuyện hư cấu CIA bị lừa lấy 100.000 đôla sai trái một cách trắng trợn,” Reuters dẫn lời ông này nói.
Vụ đánh cắp các công cụ tin tặc bí mật gây tổn hại rất lớn cho NSA, và cơ quan này đang cố gắng xác định chính xác thứ gì đã bị lấy mất, tờ Times nói.
Một số quan chức tình báo Mỹ nói với tờ báo này rằng họ không muốn nhận thông tin về ông Trump từ người Nga này, người bị tình nghi là có liên hệ với cơ quan tình báo của Nga và những tay tội phạm mạng ở Đông Âu.
Người Nga này tuyên bố thông tin này liên kết tổng thống Mỹ và các cộng sự của ông với Nga, theo tờ Times, dẫn lời các quan chức. Tuy nhiên, thay vì đưa lại các công cụ tin tặc, người Nga này lại cung cấp tài liệu chưa được kiểm chứng và có thể là ngụy tạo liên quan đến ông Trump và những người khác, bao gồm hồ sơ ngân hàng, email và các dữ liệu tình báo của Nga, tờ báo dẫn lời các quan chức cho biết.
Các quan chức tình báo Mỹ đình chỉ thỏa thuận vì lo ngại nó có thể khiến họ sa vào một hoạt động của Nga nhằm tạo nên bất hòa trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ và những hệ lụy có thể xảy ra tại Washington vì họ có thể bị nhìn nhận là đang tìm cách mua tài liệu gây tổn hại về ông Trump, tờ Times đưa tin.
Cơ quan Tình báo Trung ương từ chối bình luận về những cuộc thương thuyết với người Nga đó, tờ Times nói.
NSA, cơ quản sản xuất phần lớn các công cụ tin tặc mà các điệp viên Mỹ tìm cách thu hồi, chỉ nói rằng “tất cả nhân viên N.S.A. có nghĩa vụ suốt đời là để bảo vệ thông tin mật,” tờ Times cho biết.
Các quan chức NSA chưa đưa ra bình luận vì ngoài giờ làm việc thông thường.
Chiến đấu cơ bị bắn hạ, Israel oanh kích Syria
Israel đã mở một cuộc oanh kích thứ hai và dữ dội hơn, đánh trúng 12 mục tiêu ở Syria, trong đó có hệ thống phòng không, sau khi máy bay chiến đấu của nước này bị bắn hạ khi trở về sau một chiến dịch đánh bom nhắm vào các vị trí được Iran hậu thuẫn ở Syria hôm 10/2.
Theo Reuters, F-16, một trong ít nhất 8 chiếc chiến đấu cơ của Israel được triển khai để đối phó với một vụ xâm phạm không phận của Israel của máy bay không người lái của Iran trước đó trong ngày, đã bị trúng một tên lửa phòng không của Syria và rơi ở miền bắc Israel.
Cả hai viên phi công đã nhảy dù khỏi máy bay, nhưng đều bị thương, và một người bị nặng.
Nhóm Hezbollah của Libăng được Iran hậu thuẫn nói rằng việc bắn hạ chiếc máy bay đánh dấu “sự khởi đầu của một giai đoạn chiến lược mới” và sẽ hạn chế khả năng tiến vào không phận Syria của Israel.
Sự can dự của Iran ở Syria nhằm hậu thuẫn Tổng thống Bashar al-Assad, kể cả việc triển khai các lực lượng hậu thuẫn Iran gần Cao nguyên Golan, nơi Israel chiếm đóng, đã gây lo ngại cho chính quyền Tel Aviv.
Nhưng cả Israel và Syria đều ra dấu hiệu cho thấy rằng họ không muốn mở rộng cuộc xung đột, kể cả khi Thủ tướng Israel Bejamin Netaanyahu tức tốc tới trụ sở quân sự ở Tel Aviv và đồng minh thân Assad cảnh báo sẽ đáp trả mạnh trước bất kỳ “hành động khủng bố nào” của Israel, theo Reuters.
Trong khi Nga, vốn có lực lượng hậu thuẫn ông Assad kể từ năm 2015, kêu gọi hai bên kiềm chế, thì một phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói rằng Mỹ hết lòng ủng hộ quyền tự vệ của Israel.
https://www.voatiengviet.com/a/israel-oanh-kich-syria-sau-khi-chien-dau-co-bi-ban-ha/4248760.html
Hàng trăm người tụ tập tại Tượng đài Dân chủ ở Bangkok
đòi bầu cử
Khoảng bốn trăm người tụ tập tại một tượng đài dân chủ ở thủ đô Thái Lan vào ngày thứ Bảy để hối thúc chính quyền quân sự không trì hoãn một cuộc bầu cử toàn quốc được lên lịch trong năm nay.
Các cuộc bầu cử để khôi phục nền dân chủ đã được hoãn lại nhiều lần với tháng 11 là thời điểm mới nhất do Thủ tướng Prayuth Chan-ocha ấn định, người được bổ nhiệm bởi một cơ quan lập pháp do quân đội hậu thuẫn sau cuộc đảo chính vào năm 2014.
Nhưng một thay đổi trong luật bầu cử do quốc hội ban hành hồi tháng trước có nghĩa là ngày bầu cử hầu như chắc chắn sẽ bị lùi tới đầu năm 2019, một điều đã thổi bùng lên nỗi bất mãn đang lớn dần trong những nhóm người đang kêu gọi nhanh chóng quay về nền cai trị dân sự.
Nhà chức trách đã dựng rào chắn quanh Tượng đài Dân chủ, buộc người biểu tình chỉ tập trung ở khu vực lân cận. Những người biểu tình cầm những thùng phiếu giả và các biển ngữ viết: “Kinh tởm với chế độ độc tài.”
“NCPO nên tổ chức bầu cử vào tháng 11 năm 2018 chứ không phải lùi tới tháng 2 năm 2019,” một người đại diện cho cuộc biểu tình, lấy tên trên Facebook là Sasiphat Siri, nói với đám đông.
Chính quyền quân sự được chính thức gọi là Hội đồng vì Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO).
“Ông Prayuth, ông có nghe tiếng nói của người dân không?” một người biểu tình khác hét lên.
Hôm thứ Sáu, cảnh sát đã ra lệnh bắt giữ đối với bốn nhà hoạt động. Một người bị bắt vào sáng thứ Bảy, trong khi ba người khác xuất hiện trong cuộc biểu tình hôm thứ Bảy.
Các cuộc biểu tình ủng hộ bầu cử nhỏ bắt đầu trước đó trong năm nay và đã thu hút nhiều người tham gia hơn trong những tuần gần đây với nhiều hoạt động được tổ chức bởi các nhóm khác nhau mỗi tuần. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình chủ yếu tập trung ở thủ đô.
Các đảng chính trị thuộc mọi tư tưởng trong mấy tháng qua đã hối thúc chính quyền quân sự dỡ bỏ một lệnh cấm vận động tranh cử và cho phép họ chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử.
Những nhân vật cao cấp của chính phủ đã nói rằng vẫn chưa tới lúc dỡ bỏ lệnh cấm, khơi lên chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền và các chính trị gia rằng chính quyền muốn hoãn cuộc bầu cử và kéo dài thời gian cầm quyền.
Hàn Quốc: Kim Jong Un
mời TT Moon đến dự hội nghị thượng đỉnh
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi lời mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đến dự các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng, các quan chức Hàn Quốc cho biết hôm thứ Bảy, mở đường cho cuộc hội kiến đầu tiên của hai nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên trong hơn 10 năm qua.
Bất kỳ cuộc gặp gỡ nào cũng có thể là một bước đột phá ngoại giao to lớn cho ông Moon, người lên nắm quyền vào năm ngoái với chính sách giao tiếp với Triều Tiên và đã thúc đẩy một giải pháp ngoại giao cho tình trạng bế tắc liên quan tới chương trình hạt nhân và phi đạn của Triều Tiên.
Sự hòa hoãn gần đây, được tạo điều kiện bởi việc Hàn Quốc tổ chức Thế vận hội mùa Đông khai mạc hôm thứ Sáu, diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên tăng tốc chương trình vũ khí của mình vào năm ngoái và các đồng minh của Seoul ở Washington đang gia tăng áp lực.
Lời mời cá nhân của ông Kim được truyền đạt bởi người em gái của ông, Kim Yo Jong, trong cuộc hội đàm và một bữa trưa mà ông Moon chủ trì tại Dinh Ngói Xanh của tổng thống ở Seoul.
Ông Kim Jong Un muốn gặp ông Moon “trong tương lai gần” và muốn ông đến thăm Triều Tiên “sớm nhất có thể,” em gái của ông Kim nói với ông Moon. Ông Moon đáp lại rằng “hãy tạo môi trường để điều đó có thể xảy ra,” phát ngôn viên Dinh Ngói Xanh Kim Eui-kyeom nói trong một cuộc họp báo.
Một quan chức Dinh Ngói Xanh cho biết ông Moon “thực tế là đã nhận” lời mời.
“Chúng tôi muốn gặp ông vào một ngày không xa ở Bình Nhưỡng,” cô Kim Yo Jong nói với ông Moon trong bữa trưa, và cũng chuyển bức thư cá nhân của anh trai cô, bày tỏ “mong muốn cải thiện mối quan hệ liên Triều,” Dinh Ngói Xanh nói.
Tuy nhiên triển vọng đàm phán hai chiều giữa hai miền Triều Tiên có thể không được Mỹ hoan nghênh.
Washington đã theo đuổi một chiến lược gây áp lực tối đa lên Bình Nhưỡng thông qua các chế tài cứng rắn và luận điệu hung hăng, đòi nước này từ bỏ việc theo đuổi vũ khí hạt nhân trước khi có bất kỳ cuộc đối thoại nào.
“Đây là hành động mạnh mẽ nhất của Triều Tiên nhằm li gián hơn nữa Hàn Quốc và Mỹ,” Kim Sung-han, cựu phó bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc và hiện là giáo sư tại Đại học Cao Li ở Seoul, nói với Reuters. Trong cuộc gặp gỡ hôm thứ Bảy, ông Moon đã yêu cầu phái đoàn Triều Tiên chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm đối thoại với Mỹ, nói rằng “việc sớm tái tục đối thoại (giữa hai bên) là hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển mối quan hệ liên Triều,” miền Nam nói.
Phía Hàn Quốc nói hai bên đã tổ chức “một cuộc thảo luận toàn diện … về mối quan hệ liên Triều và nhiều vấn đề khác trên bán đảo Triều Tiên trong bầu không khí thân thiện,” nhưng không nói liệu chương trình vũ khí của Triều Tiên có được nhắc tới hay không.
Một chuyến viếng thăm của ông Moon tới Triều Tiên sẽ cho phép hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo từ hai miền Triều Tiên diễn ra kể từ năm 2007, và sẽ đánh dấu hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba từng diễn ra.
Bình Nhưỡng đã thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân lớn nhất của mình vào năm ngoái và vào tháng 11 đã thử nghiệm phi đạn đạn đạo liên lục địa tiên tiến nhất mà các chuyên gia nhận định có khả năng vươn tới đến bất cứ nơi nào ở Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên đã xỉ vả nhau qua lại và đe dọa chiến tranh hạt nhân trong khi căng thẳng gia tăng, với việc ông Trump nhiều lần bác bỏ triển vọng hay giá trị của các cuộc hội đàm với Triều Tiên.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, cũng có mặt tại Hàn Quốc dự Thế vận hội, nói rằng Mỹ và Hàn Quốc theo sát nhau trong cách tiếp cận của họ đối phó với Triều Tiên.
“Tôi rất tin tưởng, và Tổng thống Trump cũng tin tưởng, rằng Tổng thống Moon sẽ tiếp tục đứng vững với chúng tôi trong chiến dịch áp lực tối đa của chúng tôi,” ông Pence nói với đài NBC trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu, nói thêm rằng tất cả các lựa chọn đều được để ngỏ để ứng phó với cuộc khủng hoảng.
“Đừng lầm tưởng, Hoa Kỳ có các lựa chọn quân sự khả thi để đối phó với một mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, nhưng chúng tôi hy vọng một con đường tốt hơn,” ông nói.
Ông Pence nói ông sẽ tìm cách chống lại nỗ lực của Triều Tiên sử dụng Thế vận hội để tuyên truyền và mời cha của Otto Warmbier, sinh viên Mỹ qua đời năm ngoái sau khi bị bỏ tù ở Triều Tiên suốt 17 tháng, đến dự Thế vận hội ở Pyeongchang.
Trước khi rời Hàn Quốc tối thứ Bảy, ông Pence đã tới xem cuộc thi trượt băng tốc độ đường ngắn, với ông Fred Warmbier ngồi ngay phía sau.
Miến Điện : Binh lính, cảnh sát
sẽ bị trừng phạt vì giết người Rohingya
Một phát ngôn viên của chính phủ Miến Điện hôm nay 11/02/2018 tuyên bố chính quyền sẽ trừng phạt 10 thành viên của lực lượng an ninh liên quan tới việc sát hại người Hồi Giáo Rohingya tại bang Rakhine, nhưng cho biết việc này không liên quan tới tiết lộ điều tra của Reuters ngày 09/02.
Reuters hôm thứ Sáu tuần trước đã công bố các chi tiết cuộc điều tra, cho thấy các sự kiện dẫn đến vụ thảm sát và chôn vùi trong một hố chôn tập thể 10 người Rohingya ở làng Inn Din, thuộc bang Rakhine.
Theo Reuters, phát ngôn viên Zaw Htay của chính phủ Miến Điện khẳng định cuộc điều tra của nước này đã được tiến hành trước khi tin tức của Reuters được công bố; 7 binh sĩ, 3 cảnh sát và 6 thường dân tham gia vụ thảm sát trên sẽ bị xử lý theo pháp luật, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson tới thăm Miến Điện vì hồ sơ Rohingya
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson hôm nay 11/02 đã có buổi làm việc với đồng nhiệm Miến Điện tại Naypyidaw về hồ sơ cuộc khủng hoảng người Hồi Giáo Rohingya.
Trong một thông cáo được đăng tải trên Facebook, bộ Ngoại Giao Miến Điện cho biết hai vị ngoại trưởng đã trao đổi thẳng thắn và trên tinh thần hữu nghị về các sự kiện tại bang Rakhine và cả về việc hồi hương người Rohingya.
Hôm qua 10/02, ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã sang Bangladesh. Tại đó, ông đã gặp gỡ người tị nạn Rohingya và thăm khu trại tị nạn, nơi đón tiếp khoảng 500.000 người Rohingya Miến Điện, để hiểu thêm về tình cảnh khốn khổ của họ.
Venezuela chỉ trích thượng nghị sĩ Mỹ ủng hộ đảo chính
lật đổ tổng thống Maduro
Chính phủ Venezuela đã chỉ trích thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio sau khi ông này gợi ý rằng “thế giới sẽ ủng hộ” một cuộc đảo chính vũ trang để lật đổ tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, người mà ông Marco Rubio tố cáo là “một nhà độc tài”.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người gốc Cuba, đứng đầu tiểu ban Thượng Viện về dân chủ và nhân quyền ở Tây bán cầu. Hôm thứ Sáu 09/02, ông Rubio viết trên Twitter là “thế giới sẽ hỗ trợ lực lượng vũ trang Venezuela nếu họ quyết định bảo vệ người dân và khôi phục lại nền dân chủ bằng cách lật đổ một nhà độc tài.“
Thượng nghị sĩ Marco Rubio chỉ trích tình trạng những người lính tại Venezuela phải bới thùng rác kiếm thức ăn, gia đình họ đói ăn, trong khi tổng thống Maduro và bạn bè ông này có cuộc sống vương giả và ngăn cản các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Rubio còn trích lời anh hùng dân tộc quốc gia “Liberator” Simon Bolivar: “Khi bạo quyền trở thành luật pháp, sự nổi dậy là một quyền.”
Theo AFP, ngoại trưởng Venezuela, ông Jorge Arreaza hôm qua 10/02 tuyên bố các lực lượng vũ trang Venezuela «tuân thủ Hiến Pháp” và sẽ bảo vệ cuộc bầu cử tổng thống dự kiến được tổ chức vào ngày 22/04/2018.
Thủ tướng Israel cảnh báo thế giới và Iran
Tối thứ Sáu rạng sáng thứ Bẩy, 10/02/2018, một chiếc máy bay không người lái của Iran, xuất phát từ Syria, đã bị bắn hạ trên không phận Israel. Đây là vụ va chạm nghiêm trọng nhất kể từ nhiều năm qua giữa Syria và Israel. Theo thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu, vụ đụng độ quân sự này đã cho thấy chủ ý gây hại của Iran. Một chiếc tiêm kích của không quân Israel đã bị bắn hạ, chắc là bị trúng tên lửa của Syria. Để trả đũa, không quân Israel đã tiến hành nhiều vụ oanh kích tại Syria.
Từ Jerusalem, thông tín viên Guilhem Delteil tường trình:
Khi thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu phát biểu bằng tiếng Anh, ông chủ ý muốn gửi thông điệp tới toàn thế giới. Hôm qua, thứ Bẩy, thủ tướng Israel đã nói với cộng đồng quốc tế rằng trước đây, ông đã cảnh báo mối nguy hiểm Iran. Ông nhấn mạnh: Từ lâu nay, tôi đã cảnh báo về việc Iran cắm rễ quân sự tại Syria. Chính quyền Iran tìm cách sử dụng lãnh thổ Syria để tấn công Israel với mục đích công khai là triệt tiêu Israel.
Theo thủ tướng Israel, vụ va chạm quân sự này cho thấy là những lời cảnh báo của ông đúng 100%. Sau đó, ông cảnh báo chế độ Damas và đồng minh Iran. Thủ tướng Netanyahu nói: Israel coi Iran và Syria phải chịu trách nhiệm về hành động xâm lược này. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những việc cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh của chúng tôi.
Thủ tướng Israel đã nhắc lại thông điệp này trong các cuộc nói chuyện với nhiều nhà lãnh đạo quốc tế. Ngoại trưởng Mỹ, trong cuộc hội đàm với Benyamin Netanyahu, đã tuyên bố ủng hộ quyền tự vệ của Israel.
Người đứng đầu chính phủ Israel cũng đã điện đàm với tổng thống Nga, đồng minh của tổng thống Syria Bachar Al Assad. Thế nhưng, Nga chỉ đưa ra lời kêu gọi các bên liên quan nên kiềm chế.
Vào cuối này hôm qua 10/02, Heather Nauert, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phát biểu rằng Mỹ “ủng hộ mạnh mẽ quyền tự vệ của Israel”. Theo bà Nauert, sự leo thang trong mối đe dọa và tham vọng của Iran để thâu tóm quyền lực và thống trị khu vực đặt tất cả các quốc gia trong khu vực, từ Yemen sang Liban, vào vòng nguy hiểm. Bà nói Washington kêu gọi chấm dứt những hành vi của Iran đe dọa hòa bình và ổn định.
Còn tổng tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các bên tham chiến kiềm chế và xuống thang bạo lực ngay lập tức và vô điều kiện tại Syria, trong bối cảnh Israel thực hiện nhiều cuộc không kích vào lãnh thổ Syria trong ngày hôm qua 10/02. Ông Guterres nhấn mạnh tất cả các bên có liên quan tới cuộc chiến ở Syria đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180211-thu-tuong-israel-canh-bao-the-gioi-va-iran
Phó TT Mỹ Mike Pence không hài lòng
về sự hiện diện của em gái Kim Jong Un tại Thế Vận Hội
Lễ khai mạc Thế Vận Hội Pyeongchang 2018 đặc biệt thu hút sự chú ý của công luận với sự hiện diện của em gái nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và sự xích lại gần nhau giữa hai miền nam bắc Triều Tiên. Điều này đã khiến sự xuất hiện của phó tổng thống Mỹ Mike Pence tại lễ khai mạc trở nên mờ nhạt. Và Mike Pence đã nhấn mạnh là mục tiêu của các nước đồng minh trong khu vực vẫn là cô lập Bắc Triều Tiên.
Thông tín viên RFI Grégoire Pourtier giải thích từ New York:
« Mike Pence không tìm cách che giấu sự bực tức khi biết em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un ngồi cách ông chỉ vài mét trong lễ khai mạc Thế Vận Hội. Mike Pence có nhìn thấy em gái ông Kim Jong Un không? Ông Pence dường như cố không quay đầu về phía bà ấy.
Như vậy là, mặc dù Hàn Quốc muốn phó tổng thống Mỹ trao đổi với phái đoàn Bắc Triều Tiên, nhưng không có cuộc đối thoại nào diễn ra.
Hôm thứ Bảy, trên đường bay về Mỹ, trong chuyên cơ Air Force 2, ông Pence đã nhắc lại rằng mục tiêu của Mỹ vẫn là buộc chế độ Kim Jong Un từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo, thông qua hàng loạt biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế.
Và phó tổng thống Mỹ đặc biệt muốn Tokyo và Séoul theo đường hướng của Mỹ.
Tuy nhiên, tổng thống Hàn Quốc trong những ngày qua đã có nhiều dấu hiệu cởi mở với người anh em Bắc Triều Tiên. Thậm chí, ông Moon Jae In còn được mời tới thăm Bình Nhưỡng.
Nếu có, chuyến thăm của ông Moon Jae In sẽ không làm chính quyền Mỹ hài lòng. Washington có lẽ sẽ xem xét lại chiến lược cứng rắn đã được áp dụng trong những tháng qua. Tuy nhiên, về mặt chính thức, chủ đề trên không được nhăc tới trong buổi làm việc giữa phó tổng thống Mike Pence và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ».
Ngoại trưởng Pháp và Hàn Quốc thống nhất tăng cường quan hệ song phương
Trong chuyến thăm Seoul, ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian, đặc phái viên của tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại lễ khai mạc Thế Vận Hội Pyeongchang 2018, đã ăn tối và làm việc với ngoại trưởng Hàn Quốc, bà Kang Kyung-wha.
Lãnh đạo ngoại giao của hai nước ghi nhận sự hợp tác của Pháp và Hàn Quốc trải rộng trên nhiều lĩnh vực và hai bên sẽ tăng cường hợp tác mạnh mẽ hơn nữa để củng cố quan hệ song phương, thông qua các chuyến thăm viếng cấp cao và các cuộc thảo luận chiến lược cấp bộ.
Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian hoan nghênh việc hai miền nam bắc Triều Tiên nối lại đối thoại và hy vọng đối thoại liên Triều sẽ được tiếp tục sau Thế Vận Hội Pyeongchang.
Em gái Kim Jong Un rời Hàn Quốc
sau chuyến thăm được xem là thành công
Sau ba ngày được tiếp đón trọng thể tại Hàn Quốc, phái đoàn cấp cao Bắc Triều Tiên trở về Bình Nhưỡng vào hôm nay, 11/02/2018.
Trước đó, nhân vật chủ chốt của phái đoàn Bắc Triều Tiên là bà Kim Yo Jong, em gái lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, đã cùng với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đến xem buổi trình diễn thứ hai của đoàn ca nhạc Bắc Triều Tiên. Vào lúc trưa, bà đã được thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak Yeon chiêu đãi tại một khách sạn 5 sao ở Seoul.
Sự kiện nổi bật hôm qua là bà Kim Yo Jong đích thân chuyển lời của lãnh đạo Bắc Triều Tiên mời tổng thống Hàn Quốc qua Bình Nhưỡng họp thượng đỉnh. Có thể nói, chuyến thăm Hàn Quốc của phái đoàn Bắc Triều Tiên đã gặt hái thành công về phương diện ngoại giao và truyền thông.
Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias nhận định:
«Đệ Nhất Tiểu Muội» của Bắc Triều Tiên kết thúc vào tối nay chuyến thăm Hàn Quốc kéo dài ba ngày. Chuyến công du lịch sử đó – lần đầu tiên trong vòng 70 năm nay của một thành viên của gia đình cai trị miền Bắc – có thể được coi là một thành công về ngoại giao và truyền thông đối với chế độ Bình Nhưỡng.
Giới truyền thông và công chúng Hàn Quốc như đã bị bà Kim Yo Jong cuốn hút. Nụ cười bí ẩn luôn nở trên môi cũng như bộ trang phục rất giản dị của bà đã được soi rọi kỹ lưỡng mỗi khi bà xuất hiện trước công chúng, chẳng hạn như nhân bữa ăn trưa với tổng thống Hàn Quốc hoặc nhân trận đấu khúc côn cầu của đội tuyển nữ Triều Tiên thống nhất.
Dù bị Mỹ trừng phạt do vai trò của bà trong những vụ vi phạm nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, người phụ nữ trẻ đã được tiếp đón ở Hàn Quốc với mọi nghi thức long trọng. Bà đã kết thúc chuyến thăm với một bữa tiệc trưa do thủ tướng Hàn Quốc khoản đãi và một buổi hòa nhạc tại Seoul do một dàn nhạc Bắc Triều Tiên biểu diễn.
Ở phía đối diện, Hoa Kỳ đã bị thua trong trận chiến truyền thông. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence – cũng ghé thăm Hàn Quốc – đã cố nhắc lại tội trạng của chế độ Bình Nhưỡng. Nhưng việc ông khăng khăng từ chối gặp đại diện Bắc Triều Tiên đã bị nhiều người cho là phản tác dụng.
Về phần mình, tổng thống Hàn Quốc vẫn chưa trả lời đề nghị họp thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng. Ông cố tránh làm mích lòng đồng minh Mỹ rất đa nghi, và nói rằng cần phải hội đủ các điều kiện cần thiết. Thế nhưng ông được cho là sẽ vẫn tiếp tục nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng với miền Bắc thông qua đối thoại và đàm phán.