Tin Trong Nước – 3/4/22
Sau đợt mưa dị thường, miền Trung lại đón mưa rất lớn
Tiền Phong – Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết từ đêm ngày 3 đến 6/4, khu vực từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và Tây Nguyên lại xuất hiện mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
Phú Yên đến Khánh Hòa là nơi mưa bắt đầu sớm nhất, từ đêm 3/4, kéo dài đến 6/4 với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200m, có nơi trên 250mm.
Các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Định mưa muộn hơn nhưng lớn hơn và là
trọng tâm của đợt mưa lần này với tổng lượng mưa từ 150-250mm, có nơi
trên 300mm, thời gian mưa từ rạng sáng 4/4 đến 5/4.
Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Nam mưa cũng bắt đầu từ gần sáng 4/4, kéo dài hết ngày 5/4 với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 250mm. Tây Nguyên mưa tập trung trong hai 4-5/4 với lượng mưa phổ biến từ 70-120mm, có nơi trên 150mm.
Đợt mưa lớn này xảy ra dồn dập, ngay sau đợt mưa lớn dị thường trong các ngày 31/3 đến 2/4 tại miền Trung và Tây Nguyên. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một đợt mưa rất hiếm gặp, dị thường trong tháng 3, nguyên nhân là do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp trên khu vực biển Đông.
Đợt mưa này đã tạo ra một đợt lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Phú Yên đồng thời ngập lụt xảy ra cục bộ khu vực ven sông tại một số tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
đổ và 38 nhà tốc mái, hư hỏng. Khoảng 261 ghe, thuyền chìm, hư hỏng, 6 điểm sạt lở gây ách tắc giao thông, khoảng hơn 54 nghìn ha lúa bị ngập, đổ.
Đề nghị Bộ Ngoại giao hỗ trợ tìm kiếm tu nghiệp sinh mất tích tại Israel gần 6 năm
TTO – Ngày 2/4, Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận vừa đề nghị Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel quan tâm, hỗ trợ tìm kiếm anh Nguyễn Hải Bình, 29 tuổi – tu nghiệp sinh tại Israel mất tích gần 6 năm qua.
Theo đó, địa phương vừa tiếp tục nhận được đơn đề nghị của vợ chồng ông Nguyễn Văn Thạnh (63 tuổi, ở phường Phú Thủy, TP. Phan Thiết) đề nghị giúp đỡ, hỗ trợ tìm kiếm con ruột mình là Nguyễn Hải Bình.
Bình là sinh viên học tại khoa công nghệ sinh học Trường đại học Nông lâm TP.HCM, tham gia chương trình vừa học vừa làm tại Israel do trường này tổ chức, đi từ ngày 2/8/2016.
Từ tháng 9/2016 đến nay, gia đình không liên lạc được và cũng không có thông tin gì về Bình.
Giá mít miền Tây giảm mạnh vì thị trường Trung Quốc tạm ngưng tiêu thụ
Zingnews – Hai tuần qua, giá mít giảm dần tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng… Nông dân thu hoạch mít gối vụ 2021-2022 khá nhiều nhưng ít thấy tiểu thương hỏi mua nên phải mang ra chợ bán.
Trao đổi với Zing, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho biết mặc dù giá mít tăng, giảm bất
thường, người dân địa phương này vẫn tiếp tục tăng diện tích trồng mít.
Theo ông Hùng, thị trường Trung Quốc tiêu thụ mít rất nhiều của nhà vườn miền Tây. Vì vậy, khi nước này mở cửa khẩu để tư thương thu mua lại thì giá loại trái cây này tăng cao và ngược lại.
Ông Hùng nói: “Hai tuần trước giá mít loại một khoảng 30.000 đồng/kg, hiện giảm xuống còn 15.000-20.000 đồng. Giá này nhà vườn đã có lãi vì giá thành của mỗi kg mít dưới 5.000 đồng. Diện tích đất trồng mít của Hậu Giang tăng từ 8.100 ha vào năm 2021 lên 8.400 ha vào năm nay”.
Hiểu Minh | DKN
https://www.dkn.tv/thoi-su/tin-sang-3-4-sau-dot-mua-di-thuong-mien-trung-lai-don-mua-rat-lon.html
Mưa lớn ở miền Trung, 2 người chết, hơn 200 ghe thuyền bị chìm
Vietnamnet – Tính đến sáng nay (2/4), mưa lớn tại miền Trung đã khiến 2 người chết, 1 người mất tích, hàng trăm ghe, thuyền bị chìm đang được địa phương trục vớt.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên
tai, đêm 1/4 tại Quảng Trị – Quảng Nam tiếp tục mưa từ 100-200mm và đã
giảm từ 2h sáng 2/4.
Tổng mưa đợt ở Quảng Trị – Quảng Ngãi từ 200-500mm; Bình Định – Khánh
Hòa, Quảng Bình từ 150-300m. Lũ trên các sông Quảng Bình – TT.Huế đã
đạt đỉnh ở mức trên BĐ1, riêng sông Bồ (TT.Huế) ở mức BĐ2 và đang xuống;
các sông khác dưới BĐ1.
Ngoài ra, có 2 nhà sập; 37 nhà tốc mái; 229 ghe, thuyền chìm, các địa phương đang trục vớt, khắc phục; 2.450 lồng bè thiệt hại; 6 điểm sạt lở giao thông.
Mưa lũ cũng khiến 2.714 ha lúa và 7.114 ha hoa màu bị ngập úng.
Chịu oan sai 40 năm nhưng chỉ bồi thường hơn 1 tỷ
Thanh Niên – TAND tỉnh Vĩnh Phúc vừa mở phiên xử vụ án dân sự “Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự” của nguyên đơn là ông Trần Ngọc Chinh (81 tuổi, ngụ xã Đồng Thịnh, H.Sông Lô, Vĩnh Phúc), bị đơn là Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong đơn khởi kiện, ông Chinh đề nghị TAND tỉnh Vĩnh Phúc buộc Viện KSND tỉnh bồi thường số tiền gần 12,87 tỉ đồng vì những tổn thất về thể xác, tinh thần mà ông phải gánh chịu vì bị hàm oan tội “giết người” trong gần 40 năm.
Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã tuyên buộc Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc phải bồi thường cho ông Trần Ngọc Chinh số tiền 1,068 tỉ đồng.
Trao đổi với Thanh Niên ngày 2.4, luật sư Nguyễn Văn Hưng (Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc), đại diện theo uỷ quyền của ông Trần Ngọc Chinh, cho biết thân chủ ông không đồng tình với phán quyết của TAND tỉnh Vĩnh Phúc và đang thực hiện các thủ tục để kháng cáo lên TAND cấp cao tại Hà Nội.
Cũng theo luật sư Hưng, tổn thất về danh dự, tinh thần của ông Trần Ngọc Chinh và gia đình còn thể hiện sau khi bị bắt và mang tiếng giết người bị cả cộng đồng kỳ thị xa lánh, cả 5 người con của ông Chinh đều thất học, người học nhiều nhất chỉ lớp 7 nhưng cũng không được toà chấp nhận.
“Điều tôi thấy bất cập nhất và đã chia sẻ trước toà, là ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang bị oan sai 10 năm được đền bù 9,8 tỉ đồng, ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh 4 năm thì được bồi thường 6,7 tỉ. Còn ông Trần Văn Đệ, cũng là người bị oan trong vụ án này bị bắt sau ông Chinh 1 tháng, được thả về trước, lúc bị bắt ông Đệ có con cái đã trưởng thành. Ông Đệ thương lượng thì được bồi thường hơn 1,1 tỉ đồng. Ông Chinh có nhiều con hơn, bị giam lâu hơn nhưng vì khởi kiện thì được bồi thường có hơn 1 tỉ đồng. Đó là điều mà các cấp toà sẽ phải tiếp tục xem xét”, luật sư Hưng nói.
Doanh nghiệp, nông dân Việt Nam lao đao vì Trung Quốc lại dừng nhập khẩu
rfa – Từ đầu tháng ba, hầu hết các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc ở tỉnh Lạng Sơn đều đang tạm dừng thông quan, dừng xuất khẩu cho đến khi có thông báo mới. Nguyên nhân là do phía Trung Quốc thực hiện chiến lược Zero COVID, nên ngừng nhập khẩu để kiểm soát dịch.
Điều này khiến cho người dân Việt Nam, đang làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến xuất khẩu hàng hoá qua thị trường Trung Quốc chịu rất nhiều thiệt hại về kinh tế.
Theo truyền thông trong nước đưa tin, hiện nay ở tỉnh Lạng Sơn, chỉ còn cửa khẩu phụ Tân Thanh là vẫn còn thông quan, xuất hàng qua Trung Quốc. Tất cả các cửa khẩu khác có hoạt động, nhưng chỉ cho nhập khẩu từ Trung Quốc về, chứ hàng hoá từ Việt Nam xuất đi đều không được.
Đến ngày 30/3, số xe hàng còn nằm bãi chờ ở Lạng Sơn là hơn 1.300 chiếc, trong khi năng lực thông quan của cửa khẩu này chỉ rơi vào khoảng hơn 100 xe/ngày, theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn.
Bà Quỳnh, làm việc tại một nhà xe ở Lạng Sơn cho biết hiện tại, các tài xế xe container đổ dồn về cửa khẩu Tân Thanh, chờ để được xuất hàng đi, nhưng chưa biết phải chờ tới khi nào.
Xe hàng nằm bãi chờ thông quan không đơn giản chỉ là mất thời gian, mỗi ngày trung bình chủ hàng phải tốn thêm khoảng một triệu đồng chi phí bến bãi, sinh hoạt… Nhiều xe chờ đợi quá lâu, sợ hàng hóa hư thối, đội thêm chi phí nên đành phải quay đầu chạy ngược xuống các tỉnh, thành bán cho thị trường trong nước.
Mặt hàng gas, trứng, thịt gia cầm,… ở TP.HCM bắt đầu tăng giá bán
Thesaigontimes – Đúng như dự báo trước đó, bước sang tháng 4, một số mặt hàng thiết yếu đã được điều chỉnh tăng giá bán, do chi phí sản xuất và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Điều này khiến người tiêu dùng sẽ phải chi thêm tiền.
Với giá gas, từ ngày 1/4, giá bán lẻ tăng thêm 14.000 đồng/bình 12kg, do giá gas thế giới bình quân tháng 4 tăng 42,5 đô la Mỹ/tấn so với tháng 3.
Theo đó, giá bán lẻ gas đến tay người tiêu dùng không vượt quá 297.000 đồng/bình 6kg; 538.500 đồng/bình12 kg; 2,018 triệu đồng/bình 45kg; hơn 2,242 triệu đồng/bình 50kg.
Đây là tháng thứ ba trong năm nay, giá gas tăng mạnh với tổng mức tăng trong 3 tháng đầu năm là 72.000 đồng/bình 12kg.
Trong khi đó, giá bán lẻ thịt gà, trứng gia cầm trong chương trình bình ổn trên địa bàn TP.HCM cũng được điều chỉnh tăng.
Ngày 31/3, Sở Tài chính TP công bố, từ ngày 2/4, giá bán thịt gia cầm được điều chỉnh tăng từ 7-14% so với năm trước.
Cụ thể, sau khi tăng, thịt gà ta ở mức 90.000 đồng/kg, thịt gà tam hoàng 67.000 đồng/kg, gà công nghiệp 45.000 đồng/kg và thịt vịt 68.000 đồng/kg. Trứng gia cầm tăng 6-7% với trứng gà lên 29.500 đồng/chục; trứng vịt 35.000 đồng/chục.
Đối với rau củ quả và thủy hải sản, giá bán tùy vào thời điểm, nhưng bảo đảm phải thấp hơn ít nhất từ 5-10% so với giá bán thị trường.
Ngược lại, mặt hàng thịt heo vẫn giữ giá bán lẻ như năm 2021 với thịt heo đùi 104.000 đồng/kg, thịt vai 130.000 đồng/kg, thịt cốt lết 125.000 đồng/kg…
Tương tự, nhóm hàng gạo giữ nguyên giá bán so với mức bình ổn năm 2021 với gạo trắng thường 5% tấm là 14.500 đồng/kg (không bao bì) và 15.500 đồng/kg (túi 5kg), gạo Jasmine 15.500 đồng/kg (không bao bì) và 17.000 đồng/kg (túi 5kg).
Nhóm đường ăn, muối ăn giữ nguyên giá bán, với đường RE là 24.500 đồng/kg, đường tinh luyện An Khê là 25.000 đồng/kg và muối ăn i ốt là 4.300 đồng/túi.
Mặt hàng dầu ăn cũng giữ giá như trước đó, với dầu ăn thực vật Nakydaco là 40.500 đồng/lít, 81.000 đồng/bình 2 lít và 202.500 đồng/can 5 lít, dầu ăn Cooking là 40.300 đồng/lít.
Tương tự, giá bán hầu hết các mặt hàng thiết yếu khác như sữa, đồ khô, văn phòng phẩm… vẫn giữ nguyên.
Hiểu Minh | DKN
Quảng Nam: 3 công nhân gặp nạn lúc băng qua dòng nước lũ, 1 người mất tích
NLĐ – Chiều 1/4, lãnh đạo UBND huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) cho biết khoảng 11 giờ 45 phút cùng ngày, tại khu vực mỏ đá của Công ty Đại Hồng Phúc (xã A Tiêng, huyện Tây Giang), một nhóm công nhân gồm 3 người, đi trên xe múc qua cầu ngầm thì không may bị nước lũ cuốn trôi.
2 người bơi được vào bờ nên may mắn thoát nạn. Riêng lái xe múc là anh Đoàn Viết Dương (36 tuổi, quê Hải Phòng, thường trú tại TP. Đà Nẵng) mất tích.
Tiếp nhận thông tin, cơ quan chức năng đã huy động lực lượng cùng người dân địa phương tổ chức tìm kiếm nhưng đến cuối giờ chiều cùng ngày vẫn chưa tìm thấy anh Dương. Được biết, 2 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa rất lớn.
Việt Nam thử nghiệm vắc-xin COVID-19 dạng xịt của Trung Quốc
Báo chí nhà nước hôm 1/4 dẫn lời bà Trịnh Thị Bích Thủy, Giám đốc Trung tâm Đào tạo –Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế, Viện Pasteur Nha Trang (Khánh Hòa), cho biết đơn vị đang tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19 dạng xịt mũi.
Viện Pasteur Nha Trang dự kiến tuyển 3.000 tình nguyện viên từ 18 tuổi trở lên, sinh sống ở hai tỉnh Quảng Nam và Khánh Hòa tham gia giai đoạn 3 của quá trình nghiên cứu.
Tình nguyện viên phải đáp ứng thêm các yêu cầu gồm khỏe mạnh hoặc bệnh nhẹ duy trì ổn định; tiêm liều vắc-xin phòng COVID-19 cuối cùng cách đây ít nhất 3 tháng; chưa từng mắc COVID-19 và tuân thủ 4 lần thăm khám của nghiên cứu.
Chương trình tuyển tình nguyện viên diễn ra từ nay đến hết ngày 30/4/2022.
Thời gian tình nguyện viên tham gia thử nghiệm dự kiến kéo dài một năm kể từ ngày phun sương xịt mũi vắc-xin phòng COVID-19 vào cơ thể.
Tin cũng cho biết, khi đăng ký, tình nguyện viên sẽ được lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe; sau đó được phun xịt hai liều vắc-xin phòng COVID-19 vào mũi, mỗi liều cách nhau 14 ngày và theo dõi sức khỏe trong một năm với 4 lần thăm khám định kỳ theo chương trình nghiên cứu.
Tình nguyện viên sẽ được hỗ trợ 900.000 đồng/lần thăm khám sức khỏe.
Đáng chú ý, bà Thủy cho hay vắc-xin đang thử nghiệm là của Trung Quốc, dạng phun sương xịt mũi, sản xuất theo công nghệ vector virus.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc-xin dạng phun sương qua đường mũi. Bà Thuỷ nói: “Vaccine này đã thử nghiệm giai đoạn 1 và 2, chứng minh được tính an toàn, khả năng sinh miễn dịch; thử nghiệm giai đoạn ba tại Việt Nam, Colombia, Philippines, Nam Phi, Indonesia”.
FLC lo bị thâu tóm sau thông tin khởi tố ông Trịnh Văn Quyết
VnExpress – FLC đề nghị Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán, HoSE và VSD kiểm tra phiên hôm nay khi khối lượng giao dịch cổ phiếu FLC lên tới 14% vốn điều lệ.
Kết phiên hôm nay, FLC giao dịch với thanh khoản đột biến lên tới hơn 100 triệu cổ phiếu được sang tay, tương đương 14% vốn điều lệ. Mã này từ trạng thái “trắng bảng bên mua” vào đầu giờ sáng đã vọt lên trong phiên chiều, có thời điểm vượt tham chiếu, trước khi khép phiên ở mức 10.850 đồng, giảm 1,36%.
Trong hai phiên giao dịch liền trước hôm nay, cổ phiếu FLC liên tục giảm kịch sàn với khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ bằng 1% khối lượng khớp trong phiên hôm nay.
Theo FLC, tối 31/3, mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin gom cổ phiếu FLC, thậm chí còn có thông tin tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu. FLC khẳng định thông tin này là sai sự thật, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và cổ đông.
“Trong trường hợp có tổ chức, cá nhân nào phát thông tin nói trên thì có thể xem là hành vi có mục đích thâu tóm doanh nghiệp, làm mất an ninh an toàn thị trường, gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin của nhà đầu tư”, FLC cho biết.
Đồng thời, tập đoàn này cho biết, việc phát sinh nhiều dấu hiệu bất thường trước, trong và sau phiên giao dịch hôm nay có thể “ảnh hưởng nghiêm trọng” tới hoạt động của tập đoàn nói riêng và sự ổn định của thị trường nói chung.
Theo đó, FLC đề nghị các cơ quan xem xét làm rõ những dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch hôm nay, có các biện pháp nhằm ổn định, hạn chế tối đa thiệt hại cho cổ đông, nhà đầu tư.
FLC còn đề nghị Ủy ban chứng khoán và HoSE lập tức áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo quy định tại Điều 7 Luật Chứng khoán 2019, gồm tạm ngừng, đình chỉ giao dịch với mã FLC, kiểm tra làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên 1/4 và xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch nếu phát hiện có vi phạm.
Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu điện từ thuỷ điện của Lào
Rfa – Việt Nam vừa ký hợp đồng hai gói thầu xây lắp nhập khẩu điện từ các thuỷ điện của Lào hôm 31/3 tại Hà Nội.
Cụ thể, theo truyền thông trong nước, Ban Quản lý dự án Điện 2 đã tổ chức ký hai hợp đồng trong lĩnh vực năng lượng giữa đối tác Việt Nam và Lào nhằm phục vụ nhập khẩu điện từ cụm nhà máy thủy điện Nam Kong 1, 2, 3 và Nam Emoun của Lào về Việt Nam.
Dự án Trạm cắt 220 kV ( ki-lô-vôn)Bờ Y và các đường dây 220 kV đấu nối từ cụm nhà máy thủy điện Nam Kong 1, 2, 3 (Lào) vào Hệ thống điện Việt Nam, được đầu tư xây dựng tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng và đóng điện vào quý IV/2022.
Dự án Trạm cắt 220 kV Đăk Ooc và các đường dây 220 kV (ki-lô-vôn) đấu nối từ Nhà máy thủy điện Nam Emoun (Lào) vào hệ thống điện Việt Nam, được đầu tư xây dựng tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng và đóng điện vào quý I/2023.
Cả hai dự án này đều do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án Điện 2 là quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư.
Do thiếu điện, Việt Nam hiện đang thúc đẩy việc nhập khẩu điện từ các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc và Campuchia.
Hồi năm 2016, Việt Nam và Lào đã ký văn bản ghi nhớ về khả năng hợp tác trao đổi, mua bán điện giữa hai bên. Theo đó, hai bên thống nhất sơ bộ đến năm 2020, Lào có thể xuất khẩu 1.000MW (megawatt) cho Việt Nam; năm 2025 có thể xuất khẩu 3.000MW (megawatt) và đến năm 2030 có thể xuất khẩu 5.000MW.
Hiểu Minh | DKN