Tin Trong Nước – 2/8/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Trong Nước – 2/8/21

Covid-19: Việt Nam tăng tốc tiêm chủng, tập trung chủ yếu cho Sài Gòn

Trung tâm tiêm chủng ngừa Covid-19 đặt tại nhà thi đấu thể thao Trịnh Hoài Đức, Hà Nội, ngày 02/08/2021.
Trung tâm tiêm chủng ngừa Covid-19 đặt tại nhà thi đấu thể thao Trịnh Hoài Đức, Hà Nội, ngày 02/08/2021. AFP – NHAC NGUYEN

Việt Nam đang trong làn sóng dịch Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay. Tuyệt đại đa số các ca nhiễm mới tập trung tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Chính quyền Việt Nam coi việc tăng tốc tiêm chủng, đặc biệt là các vùng dịch nặng là giải pháp chủ yếu giúp thoát khỏi đại dịch. Quảng cáo

Theo sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh, ngày hôm qua, 01/08/2021, tổng cộng 144.970 liều vac-xin đã được tiêm tại Sài Gòn, tốc độ tăng gấp đôi so với mức trung bình của những ngày trước đó. Chính quyền TP HCM hôm 29/07 đã điều chỉnh chiến lược, hướng đến tiêm chủng khoảng 70% dân cư Sài Gòn trên 18 tuổi, ngày trước cuối tháng 8/2021.

Theo công văn khẩn của bộ Y Tế Việt Nam gửi đi hôm nay, tính đến ngày 31/07, trên cả nước chỉ mới có tổng cộng hơn 6 triệu liều vac-xin được sử dụng, chiếm 58% trên tổng số gần 11 triệu liều đã được phân bổ đến các cơ sở cho đến nay. 

Theo báo chí trong nước, tính từ tháng 2 đến ngày 02/08, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 16 triệu liều vac-xin phòng Covid-19, bao gồm vac-xin AstraZeneca, Sputnik – V, Pfizer/BioNTech, Moderna, Vero Cell (tức vac-xin của hãng Sinopham, Trung Quốc).

Tổ chức tiêm chủng vừa nhanh chóng, hiệu quả, nhưng phải vừa bảo đảm an toàn và công bằng là thách thức rất lớn với Việt Nam hiện nay. Trong dư luận trong nước đang dấy lên nhiều tranh luận về việc người dân có quyền được từ chối hay không đối với các loại vac-xin mà cá nhân không muốn được chích ngừa.

Trọng Thành

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20210802-covid-19-vi%E1%BB%87t-nam-t%C4%83ng-t%E1%BB%91c-ti%C3%AAm-ch%E1%BB%A7ng-t%E1%BA%ADp-trung-ch%E1%BB%A7-y%E1%BA%BFu-cho-s%C3%A0i-g%C3%B2n

Thêm 4.254 ca COVID-19; Hà Nội ghi nhận ngày có số ca nhiễm cao

Tối 2/8, Bộ Y tế công bố thêm 7 ca nhập cảnh và 4.247 ca ở 31 tỉnh thành, trong đó có 1.368 ca cộng đồng. Hà Nội cũng ghi nhận ngày có số ca nhiễm cao nhất với 159 ca, tăng 78 ca.

4.247 ca ghi nhận rồm TP.HCM (2.267), Bình Dương (453), Long An (445), Khánh Hòa (286), Đồng Nai (191), Bà Rịa – Vũng Tàu (132), Hà Nội (113), Cần Thơ (102), Đồng Tháp (66), Trà Vinh (31), Phú Yên (25), Ninh Thuận (19), Quảng Nam (19), Đăk Lăk (14), Nghệ An (13), Hậu Giang (11), Bình Phước (8), Bình Định (7), Hà Tĩnh (7), Sơn La (6), Gia Lai (6), Thanh Hóa (5), Thừa Thiên – Huế (4), Vĩnh Phúc (3), Lạng Sơn (3), Quảng Ngãi (3), Hà Nam (2), Quảng Bình (2), Đăk Nông (2), Hưng Yên (1), Kiên Giang (1).

Ảnh minh hoạ.

Như vậy, trong ngày 2/8 ghi nhận 7.455 ca nhiễm (giảm 1.152 so với hôm qua) tại 38 tỉnh thành, chủ yếu tại TP.HCM (4.264), Bình Dương (949), Long An (445), Đồng Nai (380), Khánh Hòa (286), Cần Thơ (221), Hà Nội (159), Bà Rịa – Vũng Tàu (132). Trong đó, 5.101 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 1.489 ca), 2344 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 337 ca).

Hôm nay là ngày thứ năm liên tiếp cả nước ghi nhận số ca giảm qua từng ngày. TP.HCM ghi nhận 4.264 ca, tăng 212 ca so với hôm qua. Hà Nội ghi nhận ngày có số ca nhiễm cao nhất với 159 ca, tăng 78 ca. Riêng TP. Hà Nội đa đóng cửa 23 siêu thị Vinmart, Vinmart+ liên quan ca nhiễm COVID-19.

Hiện, Việt Nam có 161.761 ca nhiễm, trong đó, 2.272 trường hợp nhập cảnh và 159.489 bệnh nhân trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính từ 27/4 đến nay là 157.919. Trong đó, 44.191 bệnh nhân đã được công bố khỏi COVID-19.

Hiểu Minh

https://www.dkn.tv/thoi-su/them-4-254-ca-covid-19-ha-noi-ghi-nhan-ngay-co-so-ca-nhiem-cao.html

Bắt giam Tổng giám đốc công ty cây xanh Hà Nội cùng 6 đồng phạm

Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội Nguyễn Xuân Hanh (trái) (ảnh: Lao Động/VTV).

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an chiều 1/8 cho biết, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội cùng một số người vừa bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi nâng khống giá cây xanh tại các dự án. 

Theo Vietnamnet, vụ án xảy ra tại Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc sở Xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan và vụ án “buôn lậu” xảy ra tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 

Lực lượng C03 khám xét nơi làm việc các bị can trong vụ án và bị can Nguyễn Xuân Hanh (ảnh: VTV).

6 người bị bắt tạm giam 6 tháng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí gồm: 

Nguyễn Xuân Hanh, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội; Đỗ Quang Tiến, Giám đốc Xí nghiệp cây xanh cây hoa cây cảnh thuộc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội; Đỗ Khắc Tú Anh, Phó Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc sở Xây dựng Hà Nội;

Nguyễn Thị Ngọc Lâm, nguyên thẩm định viên Công ty cổ phần thẩm định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam; Nguyễn Tuấn Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Xanh Hòa Lạc và Công ty TNHH Phát triển vì nhân dân; Kiều Thị Thúy,  Kế toán Công ty TNHH Xanh Hòa Lạc và Công ty TNHH Phát triển vì nhân dân.

Ngoài 6 người trên, Cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, bắt tạm giam Hoàng Đình Văn, giám đốc Công ty Hoàng Anh Phát, về tội “buôn lậu”.

“Bước đầu xác định trong quá trình thực hiện 2 hợp đồng các bị can đã nâng khống giá một số loại cây, chủ yếu là cây chà là và cây bàng lá nhỏ, trong tổng số trên 17 loại cây theo hợp đồng, gây thiệt hại tài sản nhà nước khoảng 30 tỷ đồng. Ngoài ra, cơ quan điều tra xác định một số cây trồng mới, thay thế, bổ sung được các đối tượng nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam”, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết trên báo Tuổi Trẻ.

Ảnh chụp màn hình kenh14.

Hiểu Minh

https://www.dkn.tv/thoi-su/bat-giam-tong-giam-doc-cong-ty-cay-xanh-ha-noi-cung-6-dong-pham.html

Bệnh viện FV kiến nghị thu phí dịch vụ tiêm vắc-xin COVID-19

Bệnh viện FV là cơ sở y tế tư nhân tọa lạc tại quận 7, TP.HCM. (Ảnh: Zing/Tiền Phong).

Bệnh viện FV tại TP.HCM đề xuất Bộ Y tế cho phép chủ động đàm phán mua vắc-xin COVID-19 và tổ chức tiêm chủng dịch vụ. Ngoài ra, bệnh viện muốn tham gia chiến dịch tiêm chủng thành phố đang thực hiện nhưng sẽ được thu phí dịch vụ.

Đó là các đề xuất từ bà Phạm Thị Thanh Mai, Giám đốc điều hành Bệnh viện FV đến Bộ Y tế liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, tại cuộc họp diễn ra vào tối 1/8 ở TP.HCM giữa đại diện hệ thống các bệnh viện tư nhân, đại diện UBND TP.HCM, Sở Y tế dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Trao đổi với Tiền Phong chiều nay 2/8, người đại diện của Bệnh viện FV cho rằng để xuất trên dựa theo tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vắc-xin.

Hiện tại, chỉ với 3 điều dưỡng, 1 bác sĩ cùng với một nhóm nhân viên hành chính, bệnh viện FV đã có thể tiêm 800 mũi mỗi ngày cho các công dân Pháp đang sinh sống tại TP.HCM và khu vực các tỉnh phía Nam theo chương trình tiêm chủng do Chính phủ Pháp triển khai đã được Chính phủ Việt Nam thông qua.

Với hơn 100 điều dưỡng có chứng chỉ tiêm vắc xin, Bệnh viện FV cho biết có thể tổ chức tiêm đến 10.000 mũi trong một ngày tại bệnh viện và các điểm tiêm di động.

Ảnh chụp màn hình Zing.

Trao đổi với VnExpress hôm nay (2/8), Đại diện bệnh viện FV cho biết, nếu bệnh viện được thành phố cấp vắc-xin COVID-19 theo nguồn chung để tiêm cho người dân thì bệnh viện sẽ tiêm nhưng lấy phí dịch vụ tiêm chủng. Còn nếu tiêm bằng nguồn vắc-xin do đơn vị tự nhập về cho những người có nhu cầu tiêm dịch vụ, bệnh viện sẽ thu cả phí vaccine và phí dịch vụ tiêm chủng. Mức phí dịch vụ tiêm hiện bệnh viện chưa có chính thức.

Phản hồi kiến nghị của Bệnh viện FV, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế cho hay sẽ xem xét các kiến nghị.

Tại cuộc họp chiều qua (1/8), Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tha thiết kêu gọi các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân chung tay cùng TP.HCM chống dịch, mong muốn các đơn vị y tế tư nhân đăng ký số giường cho bệnh nhân COVID-19, nhân sự có thể đảm đương công việc điều trị hồi sức và vận hành máy thở.

Hiểu Minh

https://www.dkn.tv/thoi-su/benh-vien-fv-kien-nghi-thu-phi-dich-vu-tiem-vac-xin-covid-19.html

Việt Nam: Bộ Y tế yêu cầu minh bạch số liệu tiêm vaccine COVID-19

VOA Tiếng Việt – Bộ Y tế Việt Nam vừa gửi văn bản khẩn yêu cầu các cơ sở y tế đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine COVID-19 và công khai số lượng người được tiêm chủng mỗi ngày để người dân giám sát, nếu tỉnh thành nào tiêm chậm sẽ bị điều chuyển vaccine cho các nơi khác.

Công văn được gửi ra giữa bối cảnh Việt Nam đang chật vật đối phó với đợt bùng phát dịch lớn nhất từ trước tới nay, với số ca mắc mới liên tục phá kỷ lục mỗi ngày trong các tuần lễ gần đây trong khi tỷ lệ người được tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 của Việt Nam đang thuộc hàng thấp nhất khu vực.

Tỉ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 40% so với số lượng vaccine đã nhận được từ cơ chế COVAX và các nước.
Tỉ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 40% so với số lượng vaccine đã nhận được từ cơ chế COVAX và các nước.

Tính đến 2/8, Việt Nam chỉ mới tiêm hơn 6,4 triệu liều trong tổng số hơn 16 triệu vaccine vaccine COVID-19 đã nhận được từ cơ chế COVAX và các nước, đạt tỉ lệ khoảng 40% so với số lượng vaccine đã nhận. Trong số này, chỉ mới có 659.064 người được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine.

Việt Nam hiện đặt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 70% dân số đến cuối quý I năm 2022.

“Để đạt mục tiêu tiêm chủng, Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh, tăng tốc độ tiêm chủng, kết quả tiêm chủng hằng ngày sẽ được tổng hợp và công khai trên cổng thông tin của chiến dịch và các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, theo dõi và giám sát”, Bộ Y tế Việt Nam nói.

Bộ này dự báo số lượng vaccine COVID-19 về Việt Nam “có thể tăng nhiều” trong thời gian tới. Vì vậy, những tỉnh thành nào có tiến độ tiêm chủng chậm sẽ bị điều chuyển vaccine đi các nơi khác, đồng thời Giám đốc Sở Y tế phải chịu trách nhiệm trước Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, và người đứng đầu các đơn vị được giao nhiệm vụ tiêm vaccine sẽ phải chịu trách nhiệm trước người phụ trách cấp trên về tiến độ tiêm chủng cũng như việc điều chuyển vaccine.

Giữa bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh và số lượng vaccine khan hiếm, nhiều nơi tại Việt Nam đã phát sinh các vấn đề tiêu cực liên quan đến việc tiêm vaccine như “bồi dưỡng tiêm chủng”, tranh thủ các mối quan hệ (như vụ “ông ngoại”) để dành các “suất” vaccine, đặc biệt là vaccine của Mỹ.

Bộ Y tế Việt Nam hôm 31/7 đã phải gửi ra công điện yêu cầu các địa phương thực hiện tiêm chủng theo nguyên tắc bình đẳng, minh bạch, hiệu quả, đúng diện được ưu tiên và miễn phí.

https://www.voatiengviet.com/a/vi%E1%BB%87t-nam-b%E1%BB%99-y-t%E1%BA%BF-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-minh-b%E1%BA%A1ch-s%E1%BB%91-li%E1%BB%87u-ti%C3%AAm-vaccine-covid-19/5987750.html