Tin trong nước – 11/05/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin trong nước – 11/05/2018

Thu hồi đất với giá rẻ mạt,

câu chuyện bao giờ có hồi kết?

Tình trạng dân oan bị thu hồi đất với giá thành rẻ mạt vẫn tiếp tục diễn ra, trong khi những lô đất đó được xây dựng thành những đô thị hiện đại đắt tiền hoặc bán lại với giá cao hơn gấp nhiều lần.

Câu chuyện dài

Đất đai vẫn là chủ đề chiếm đa số đơn thư tố cáo trong nhiều năm trở lại đây. Năm ngoái, bộ TN-MT cho biết khiếu nại trong lĩnd vực đất đai chiếm đến hơn 95% tổng số đơn, trong đó phần lớn liên quan đến việc thu hồi, bồi thường và hỗ trợ về đất.

Đã từ lâu, nhiều dân oan bị thu hồi đất đai với mức bồi thường quá rẻ mạt nói với RFA họ tiến hành khiếu kiện lên cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương nhưng không được giải quyết.

Cách đây vài tuần lễ, ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai xảy ra một vụ cưỡng chế khu đất rộng 12.000 m2 do gia đình bà Lê Thị Lắm làm chủ hơn 40 năm nay. Khu đất được thu hồi để xây khu công nghiệp Bàu Xéo rộng 500 ha ở Đồng Nai. Truyền thông trong nước nói rằng chính quyền phải cưỡng chế gia đình bà Lắm vì đã có mức đền bù thỏa đáng đồng thời cơ quan chức năng đã vận động giải thích nhưng gia đình bà vẫn  không chấp thuận.

Tuy nhiên nói với RFA, con gái bà Lắm là Nguyễn Thị Kim Bửu cho biết mức bồi thường hết sức rẻ mạt chứ không “thỏa đáng” như những gì phía cơ quan chức năng nói:

Bây giờ nó đền cho cô có 25.000 đồng/m2 với tổng cộng 12.000m2. Như vậy cả khu đất có 310 triệu đồng bạc. Cô thưa hết lên cả văn phòng Chính phủ, không còn người nào hết trơn. Thưa lên huyện, lên xã, lên tỉnh cũng khộng được. Trên Trung ương đùn về cho tỉnh, tỉnh đùn về cho huyện, xã. Cứ như vậy 12 năm rồi.”

Gần đây chuyện thu hồi đất làm khu đô thị Thủ Thiêm trở thành đề tài nóng khi thông tin bản đồ quy hoạch khu đô thị đã bị mất. Trong buổi tiếp xúc với đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM hôm 9/5, người dân khu đô thị Thủ Thiêm cho biết họ được đền bù để lấy mặt bằng xây dựng khu đô thị với giá rẻ mạt chỉ có 150.000 đồng/m2. Người dân so sánh số tiền này mua được 3 tô phở. Trong khi đó, khu đất này được bán với giá 350 triệu/m2 sau khi quy hoạch.

Chính sách định giá chưa độc lập, khách quan

Chúng tôi trao đổi vấn đề này với chuyên gia đất đai Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường.  Ông cho biết Nhà nước đã có nhiều cải cách cơ chế thu hồi đất và bồi thường cho dân, nhưng vẫn chưa hiệu quả:

Nó vẫn chưa đảm bảo được giá trị thị trường mà đáng lẽ người dân được hưởng. Chính vì vậy mà nó dẫn tới tình trạng có thể dùng chỉ số để đo đó là tỷ lệ người dân khiếu nại, bồi thường tái định cư cũng như khiếu nại về giá đất đang chiếm đến 70-80% trong tổng số khiếu nại.

Hiện nay mặc dù Trung ương đã cố gắng rất nhiều trong việc giải quyết những khiếu nại này. Nhưng vẫn phải thấy rằng đây là một nhược điểm trong cơ chế Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường tái định cư cho dân.

Chuyện Nhà nước thu hồi đất đai của người dân thường xảy ra ở các khu ven thành phố lớn đang đô thị hóa một cách nhanh chóng, hay các khu công nghiệp người dân cũng bị thu hồi đất để cho các doanh nghiệp mở công ty.

Nhiều vụ tranh chấp đất đai lớn đã xảy ra trong những năm gần đây giữa một bên là chính quyền và một người là người dân. Chính quyền đóng vai trò cầu nối, tức là nhân danh Nhà nước đứng ra thu hồi đất với lý do là “để phát triển kinh tế xã hội”. Điển hình phải kể đến vụ mâu thuẫn đất đai Eco park ở Hải Dương, sân golf Đông Anh, dự án Viettel tại Đồng Tâm.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người đề nghị Nhà nước VN thay đổi luật đất đai vào năm 2013, không tán thành việc thu hồi đất của dân với giá thành rẻ mạt để phát triển các khu thương mại:

Cái đó nó gây ra sự lạm dụng nhiều nhất, tức là nhân danh dự án kinh tế xã hội thì người ta làm là có thể nhà nước đứng ra thu hồi đất nhưng lại giao cho một tư nhân khác, một tư nhân, hoặc một cơ sở của nhà nước, nhưng làm cái dự án mới hoàn toàn mang tính chất thương mại, chứ không phải mục đích công ích phục vụ công cộng.

Bà Lan cũng nhận thấy chuyện thu hồi đất ở VN hiện nay là một bất công lớn vì chính sách bồi thường quá rẻ rúng:

Người dân được đền bù một thì đối với ông doanh nghiệp giá đất sau đó có thể lên đến cả trăm lần. Từ đó gây nên những chuyện khiếu kiện đất đai tràn lan ở Việt Nam. Chuyện đất đai trở thành một trong những cái bất công nhất ở Việt Nam hiện nay.

Kể từ sau cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ năm 1953 đến hết 1956 cho đến nay Việt Nam đã 3 lần công bố luật đất đai và sửa đổi, lần gần đây nhất là năm 2013, và được áp dụng cho đến hiện nay. Dù nhiều lần sửa đổi bổ sung, nhưng có một nội dung vẫn được giữ nguyên đó là người dân không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ được Nhà nước giao cho quyền sử dụng đất. Vì không có quyền sở hữu nên đất đai của dân có thể bị thu hồi bất cứ khi nào, và trong nhiều trường hợp là với mức giá cơ quan chức năng đưa ra đơn phương chứ không có sự bàn bạc với phía dân.

Năm 2013 VN sửa đổi luật đất đai, và một trong những tiến bộ được công nhận rõ ràng nhất đó là dân được bồi thường theo giá trị của từng mảnh đất, chứ không áp dụng chung một bảng giá cho tất cả như trước đó. Tuy nhiên, Tiến sĩ Đặng Hùng Võ cho rằng vẫn còn nhiều lỗ hổng trong luật sửa đổi này khiến giá đền bù đất cho dân chưa thỏa đáng:

Về nguyên tắc thì tiến bộ hơn. Nhưng trên thực tế thì cách thức xác định giá đất cho các trường hợp cụ thể để hỗ trợ bồi thường tái định cư cho dân vẫn chưa đảm bảo tính độc lập và khách quan của quá trình xác định. Thứ nhất, sở Tài nguyên có thể xác định và trình giá đất do mình xác định chứ không bắt buộc phải thuê một tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất độc lập.

Thứ hai, hội đồng thẩm định giá các tỉnh không có quy định cụ thể tỷ lệ bao nhiêu % là thành viên thuộc khu vực Nhà nước và bao nhiêu % thuộc khu vực ngoài Nhà nước.

Ông Đặng Hũng Võ cho rằng đã đến lúc VN cần áp dụng các cơ chế mới về đất đai, ví dụ như cơ chế thuê đất của người dân để làm các dự án công cộng, chứ không phải các dự án đầu tư. Đối với những trường hợp bắt buộc phải chuyển đổi, tuyệt đối chỉ nên áp dụng cho các mục đích công cộng. Hay có thể học theo Hàn Quốc, Nhật Bản cho người dân góp đất làm dự án công và được nhận lại phần đất khác với giá trị tương đương.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-seized-with-cheap-price-by-the-government-but-sold-for-hundreds-times-more-05102018131307.html

 

Thủ Thiêm, vì sao thành ‘củi’ sau 20 năm?

 ‘Không thể nói’ 20 năm trước

Kể từ ngày 2/5/2018, khi ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương, thuộc Thanh tra Chính phủ cho biết bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 bị thất lạc cho đến buổi tiếp xúc cử tri ở Quận 2 hôm 9/5/2018, câu chuyện oan ức của 15.000 người dân Thủ Thiêm ‘bỗng nhiên’ bùng nổ như cơn sóng cuồn cuộn, trên báo chí cũng như trên mạng xã hội. Hàng loạt bài viết được chi tiết đến từng mảnh đời của các hộ gia đình kêu oan, cho đến cửa ngõ của từng ranh giới quy hoạch đã thi nhau xuất hiện trên báo chí.

Những tấm ảnh mang đậm hồn báo chí diễn tả tiếng kêu thống khổ và những giọt nước mắt của người dân Quận 2 đã ngự trị trên trang chủ của các tờ báo mạng và sau đó được lan truyền trên khắp mạng xã hội.

Tờ Thanh niên Online có bài viết “Thủ Thiêm: Những giọt nước mắt giận dữ”. Tờ báo giải trí nổi tiếng Zing có bài “Người dân Thủ Thiêm trào nước mắt tại buổi gặp đại biểu Quốc hội”, sau đó là loạt bài: “20 năm sau quy hoạch, người dân Thủ Thiêm sống trong cơ hàn tăm tối”

Nhưng hồi đó không thể nói được, vì chính ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Văn Đua làm sếp Thành phố Hồ Chí Minh, tìm cách này cách khác để chặn thông tin đó lại, tức là chặn từ cấp cao. Ổng là Uỷ viên Bộ Chính trị nên ổng tác động đến Ban Tuyên giáo. Những thông tin đó không thể đưa ra được. – Blogger Huỳnh Ngọc Chênh

Thế nhưng, với những người “biết chuyện” thì họ cho rằng đây là một yếu tố “Không phải tự nhiên mà có”. Một trong những người “biết chuyện” đó là blogger, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, cựu Thư ký toà soạn báo Thanh Niên.

Ông cho biết “chính ông cũng phải suy nghĩ chuyện này mấy ngày hôm nay”.

“Thật ra sự việc của Thủ Thiêm thì bọn tôi cũng đã biết cách đây 20 năm. Lúc mới xảy ra sự việc thì đơn kiện về đất đai đưa về báo Thanh Niên dồn dập. Tôi không ở trong bộ phận tiếp đơn thư bạn đọc nhưng vẫn có thông tin, vẫn nghe về chuyện này.

Nhưng hồi đó không thể nói được, vì chính ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Văn Đua làm sếp Thành phố Hồ Chí Minh, tìm cách này cách khác để chặn thông tin đó lại, tức là chặn từ cấp cao. Ổng là Uỷ viên Bộ Chính trị nên ổng tác động đến Ban Tuyên giáo. Những thông tin đó không thể đưa ra được.

Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động…không đưa được vì của Thành uỷ.”

Không riêng với Thủ Thiêm, mà với chuyện đất đai nói chung, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết đã có chủ trương thống nhất từ cấp cao của Đảng là không cho báo chí đăng về khiếu kiện đất đai.

Nhấn mạnh thêm về vụ Thủ Thiêm, blogger Huỳnh Ngọc cho biết:

“Cách đây 20 năm khi Thủ Thiêm bị giải toả, di dời, giải toả dân kiện tụng thì thông tin đó báo chí có nhưng có từ người dân. Cũng có vài tờ báo viết về, là tờ Đại Đoàn Kết do ông Lý Tiến Dũng là Tổng biên tập mới dám đăng. Còn tất cả các báo khác không đăng, kể cả báo Thanh Niên. Những chuyện đó có chủ trương chung từ trên hết.”

Do đó, khi xảy ra các vụ Đoàn Văn Vươn, vụ Dương Nội, vụ Văn Giang và nhiều vụ khác thì blogger Huỳnh Ngọc Chênh cùng một số người khác sử dụng bài viết để đăng trên trang blogs để đưa những thông tin đó ra công luận. Thế nhưng, việc này cũng không đơn giản.

“Nhưng vì nó ít quá và bị đàn áp, bị gây khó dễ, ghép vào tội phản động. Thông tin bị cô lập nên không tạo ra hiệu ứng lớn.”

Thông tin về câu chuyện thu hồi đất và khiếu kiện của dân oan thời điểm đó không chỉ bị báo chí cô lập từ trong nội bộ như lời blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã nói. Ngay chính người phóng viên có mặt ở hiện trường cũng phải đối diện với những cú đánh bằng dùi cui của cảnh sát cơ động, những người thực hiện việc cưỡng chế đất. Sự việc này từng xảy ra ở vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4/2012 để thực hiện dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư.

Nhớ lại câu chuyện ở Văn Giang năm 2012, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng kể lại những gì ông và một số anh em khác chứng kiến khi có mặt ngay trong vòng vây đó.

“Chuyện Văn Giang, về mặt truyền thông, lúc ấy cũng có lác đác vài tờ báo đưa tin 1 cách hạn chế về chuyện này. Nhưng khi cuộc “tổng tấn công” cướp đất diễn ra thì tuyệt nhiên hệ thống báo chí bị ‘phanh’ lại. Có những nhà báo vì nghiệp vụ chuyên môn của họ nên họ có mặt ở Văn Giang. Thế nhưng công an còn tưởng phóng viên đó là lực lượng phản động, đánh 2 nhà báo của VOV là Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm cùng với rất nhiều những nông dân khác nữa.”

Cũng là những hình ảnh dân oan kêu cứu, cũng là những giọt nước mắt tức tưởi của người dân mất nhà, nhưng nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng và các cộng sự đã không thể tiếp cận chiến trường thông tin dễ dàng như buổi họp cử tri của người dân Quận 2 ngày 9/5/2018 vừa qua.

“Nằm trên chuồng lợn, phía dưới là lợn kêu ủn ủn, xung quanh là côn đồ đủ các loại, phát hiện ra là họ đập chết.”

Nằm trên chuồng lợn, phía dưới là lợn kêu ủn ủn, xung quanh là côn đồ đủ các loại, phát hiện ra là họ đập chết. – Nguyễn Lân Thắng

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng cho biết vụ việc ở Văn Giang chỉ xuất hiện trên trang Ba Sàm, trang Nguyễn Xuân Diện, trang Bọ Lập. Hoàn toàn không có lực lượng nào hoặc cơ quan truyền thông nào can thiệp vào để kêu cứu cùng người dân Văn Giang.

Về sau, theo ông cho biết, vì thông tin, hình ảnh cưỡng chế, đánh đập được ồ ạt đưa lên bằng truyền thông “lề trái”, do đó báo chí “lề phải” phải cho đăng tải thông tin nhưng theo cách phủ lấp tất cả sự việc.

Trang Vneconomy ngày 14/5/2012 có đăng tải 1 bài viết khá dài, bắt đầu bằng lời tự sự: “Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều thông tin về cuộc cưỡng chế cũng như về dự án Ecopark vẫn chưa thật sự rõ ràng đối với số đông công chúng, thậm chí có hiện tượng “nhiễu” thông tin. Sự không tường minh về thông tin có thể dẫn tới những cách hiểu và suy diễn khác nhau không cần thiết.”

Bùng nổ sau 20 năm

Thủ Thiêm thật sự là ngọn núi lửa đã được thổi bùng dữ dội mấy ngày qua. Vì sao ngọn núi lửa âm ỉ suốt 20 năm giờ đây mới xé đá chấp nhận để lộ ra những dòng nham thạch đỏ rực, gần như đốt cháy dư luận? Và những dòng dung nham ấy thật sự từ đâu?

Câu trả lời từ blogger Huỳnh Ngọc Chênh là “chính từ cuộc chống tham nhũng và những lý do cá nhân”

“Bây giờ nó rộ lên là có chuyện chống tham nhũng. Trong đó cũng dính tới những chuyện cá nhân. Ví dụ tại sao ông Đinh La Thăng về TP.HCM thì những chuyện bị dấu giếm như bán đất ở Nhà Bè, Thủ Thiêm mà ông Đinh La Thăng không khui ra được? Cho đến khi ông Nguyễn Thiện Nhân về thì mới khui ra được? Là nó có những vấn đề cá nhân.

Vì ông Nguyễn Thiện Nhân trước là Phó Chủ tịch Thành phố, và ổng bị loại khỏi vòng lợi ích nhóm đó và bị đẩy ra ngoài Trung ương. Ổng nắm được thông tin. Bây giờ ổng về thì ổng khui ra, đủ tư cách và thẩm quyền.”

Và ông nhấn mạnh khui ra trong lúc này là đúng thời điểm chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ai mà quan tâm diễn biến chính trị thì sẽ hiểu đây là diệt phe cánh.  Tức là toàn bộ dàn bộ sậu của TP.HCM bây giờ không cùng kênh với Nguyễn Phú Trọng. – Nguyễn Lân Thắng

Nhà động Nguyễn Lân Thắng cũng đặt dấu hỏi ngay từ phát súng đầu tiên vụ Thủ Thiêm được châm ngòi bởi những bài viết trên mạng xã hội. Ông cho rằng vì bản chất tất cả vụ dân oan mất đất trên đất nước này nhiều vô cùng, vì sao người dân Thủ Thiêm đi khiếu kiện 20 năm ròng rã mà giờ đây mới được ưu ái nhắc đến?

“Ai mà quan tâm diễn biến chính trị thì sẽ hiểu đây là diệt phe cánh.  Tức là toàn bộ dàn bộ sậu của TP.HCM bây giờ không cùng kênh với Nguyễn Phú Trọng.”

Cả blogger Huỳnh Ngọc Chênh và nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng đều nói rằng oan khuất của người dân Việt Nam mất đất xảy ra khắp nơi trên mọi miền từ Bắc đến Nam. Ngày nào cũng có những đoàn người kêu oan kéo về Hà Nội, về văn phòng Thanh tra Chính phủ, văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng.

Gần trụ sở Ban tiếp dân Trung ương trên phố Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội) có một nơi đặc biệt mang tên “làng Thủ Thiêm”. Đó là cách gọi mà người địa phương dành cho khu trọ của những người dân sống trong vùng quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM). Suốt 4 năm qua, 100 hộ dân đã 12 lần kéo nhau ra Hà Nội khiếu kiện. Sau tiếng súng muộn màng 20 năm này, yêu cầu của họ có được giải quyết thoả đáng? Và những “thanh củi” ở Thủ Thiêm có bị đốt cháy?

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Thu-thiem-why-become-firewood-after-20-years-05102018153259.html

 

Thủ Thiêm và tấm bản đồ oan nghiệt

Câu chuyện bản đồ qui hoạch khu đô thị Thủ Thiêm bị mất không còn là tin mới mẻ gì cho đến thời điểm hiện nay. Có một điều lạ là mặc dù chính quyền thành phố Hồ Chí Minh công bố bản đồ qui hoạch bị mất, và đang cố gắng tìm lại, nhưng khi người dân và cả các cựu lãnh đạo thành phố công bố những tấm bản đồ qui hoạch mà họ đang giữ thì giới chức và cơ quan ở thành phố Hồ Chí Minh không hề có động thái nào cho thấy họ khắc phục những sai lầm trong qui hoạch, khi hàng ngàn số phận người dân và các cơ sở tôn giáo đang gánh chịu những khó khăn do sự “mất bản đồ” này.

Tấm bản đồ oan nghiệt

Nhà văn Nguyễn Viện, người theo dõi khá kĩ vấn đề qui hoạch Thủ Thiêm từ những năm giữa thập niên 1990 của thế kỉ trước, chia sẻ: “Cái bản quy hoạch Thủ Thiêm đầu tiên xuất hiện vào năm 1996, được trình thủ tướng 1 lần và chắc chắn là thủ tướng chỉ phê duyệt một lần. Thì năm 96 là bản đồ đầu tiên rồi mới đây nhất là ông Võ Viết Thanh đã công bố đó. Thì sau đó đến năm 2005 thì nó xuất hiện bản đồ quy hoạch mới nữa, bản 2005 này nó hợp thức hóa những nơi mà nó lấn chiếm bất hợp pháp sau quy hoạch 1996 được phê duyệt. Một cách nào đó nó giải thích vì sao mà bản quy hoạch năm 1996 bị mất, một cách nào đó họ phi tang nó để chỉ có thể dùng bản quy hoạch năm 2005 thôi.”

Vấn đề nhà văn Nguyễn Viện nhấn mạnh ở đây là tấm bản đồ năm 1996 do Thủ Tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt phê duyệt có những điểm đáng quan tâm là giữ lại toàn bộ các cơ sở tôn giáo gồm nhà thờ Thủ Thiêm của dòng Mến Thánh Giá, các ngôi chùa và trường học của chế độ trước để lại. Và tấm bản đồ qui hoạch đó không được thực hiện, nó bị thay thế bởi một tấm bản đồ không hề có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Cái bản quy hoạch Thủ Thiêm đầu tiên xuất hiện vào năm 1996, được trình thủ tướng 1 lần và chắc chắn là thủ tướng chỉ phê duyệt một lần. Thì năm 96 là bản đồ đầu tiên rồi mới đây nhất là ông Võ Viết Thanh đã công bố đó. Thì sau đó đến năm 2005 thì nó xuất hiện bản đồ quy hoạch mới nữa, bản 2005 này nó hợp thức hóa những nơi mà nó lấn chiếm bất hợp pháp sau quy hoạch 1996 được phê duyệt.
-Nguyễn Viện

Ở tấm bản đồ qui hoạch thứ hai, các công trình chồng lấn và xóa sạch các cơ sở tôn giáo. Nó cũng không thực hiện mục tiêu quan trọng nhất mà tấm bản đồ qui hoạch bị mất hàm chứa, tức là xây dựng cơ quan hành chính mới trên đất Thủ Thiêm, cụ thể là xây dựng Ủy ban nhân dân cấp quận. Toàn bộ hệ thống xây dựng trên tấm bản đồ mới mang yếu tố tư nhân, có dấu hiệu mua bán, gian lận quĩ đất của toàn dân và xâm phạm các cơ sở tôn giáo.

Nhà văn Nguyễn Viện chia sẻ thêm:“Ý muốn của ông Võ Viết Thanh, người ký tờ trình đưa lên thủ tướng duyệt, gần đây ông tuyên bố trên báo Tuổi Trẻ là quan điểm của ông khi làm việc đó là ông giữ lại toàn bộ di sản văn hóa, từ chùa, nhà thờ dòng Mến Thánh Giá đó, trường học… và cái thứ hai trong quan điểm ông là tái định cư là một cái gì đó tốt hơn cho người dân bị mất đất chứ không phải rơi vào tình trạng mất nhà mất cửa đi lang thang như bây giờ, những nạn nhận của vụ đó. Rõ ràng là ý muốn ban đầu đã bị loại bỏ, giờ chỉ là khu dân cư thôi, rõ ràng đó là cái gì đó hết sức không minh bạch.”

Nếu như tấm bản đồ qui hoạch năm 1996 là niềm hi vọng của nhiều gia đình trên đất Thủ Thiêm, nhiều người có thể đổi đời nhờ vào tiền đền bù đất và tái định cư thì tấm bản đồ lần hai vào năm 2005 là một tai họa đối với người dân Thủ Thiêm bởi nó quét sạch mọi qui ước về giải tỏa, đền bù cũng như quyền lợi liên đới của người dân.

Sau khi tấm bản đồ lần 2 được ban bố và thực thi, có hàng trăm gia đình dân oan trên đất Thủ Thiêm ra đời. Các gia đình dân oan đã ra tận Hà Nội để kêu oan nhưng tiếng nói của họ lọt thỏm giữa lòng thủ đô và suốt hơn mười năm, quyền lợi, tương lai của dân oan Thủ Thiêm rơi vào mịt mù sương khói.

Đập phá nhà thờ Thủ Thiêm

Một cán bộ địa chính từng làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, đã nghỉ hưu, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Mọi chuyện nó phải xuất phải từ văn hóa, mà văn hóa rất dài, bản thân về văn hóa người ta suy nghĩ không sâu. Thì nhà thờ trước đây đã có tiền lệ ép người ta cho mượn kể từ khi có sự tiếp quản thành phố. Một số nhà thờ bị bỏ hoang ngay lúc đó vì sợ nhiều thứ. Và đó cũng là cái cớ để mà ép ‘mượn tạm’ rồi sau này lấy luôn. Người ta hay nói về vấn đề tôn giáo theo kiểu mượn gì đó để an dân, dân cứ an đi để ta tha hồ làm việc ấy mà. Nhưng tôi nghĩ rằng không phải thế, do vô thần mà nên thôi… Bản chất của chù nghĩa Cộng sản là vô thần.”

Theo vị này, vấn đề đập phá cơ sở tôn giáo không đơn giản chỉ là chuyện đất đai, lòng tham mà nó là biểu hiện của chủ nghĩa vô thần và phi văn hóa. Ngay cả trong chiến tranh, các cơ sở tôn giáo cũng được khoanh vùng, nằm trong diện cấm ném bom, trừ khi quân đối phương mượn nó để biến thành nơi hoạt động phục vụ chiến tranh.

Chính trị vô thần dẫn đến độc ác, dẫn đến tham lam, dẫn đến chuyện người ta dự vào tiền, người ta có tiền là có tất cả. Đi chùa có tiền nhiều thì cúng giá trị cao… Tất cả các tôn giáo chỉ là đối trọng trong việc biến con người thành cổ máy thôi…

Nhưng ở đây, trong thời bình, khi mà các vấn đề tôn giáo, văn hóa, tín ngưỡng, chính trị đã được pháp qui hóa bằng Hiến Pháp thì mọi hành xử của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh nghe ra chẳng có pháp luật hay nguyên tắc đạo đức nào cả.

Ông chia sẻ thêm:“Chính trị vô thần dẫn đến độc ác, dẫn đến tham lam, dẫn đến chuyện người ta dự vào tiền, người ta có tiền là có tất cả. Đi chùa có tiền nhiều thì cúng giá trị cao… Tất cả các tôn giáo chỉ là đối trọng trong việc biến con người thành cổ máy thôi…”.

Ông khẳng định, bản chất của sự vụ mất bản đồ qui hoạch khu đô thị Thủ Thiêm không chỉ đơn giản là một sự sơ xuất hành chính mà là một âm mưu của phe nhóm trong quản lý thành phố. Khi tấm bản đồ 1996 mất đi, tấm bản đồ mới lên thay thế và xóa đi các cơ sở tôn giáo, tạo ra hàng loạt các lô đất vàng. Và những lô đất này nghiễm nhiên lọt vào tay các nhóm lợi ích.

Sở dĩ người ta dám làm những điều này bởi bản chất của các cán bộ Cộng sản là vô thần. Họ có thể cầu Trời, cầu Phật, đi lễ các đền đài, miếu mạo để xin thăng quan tiến chức, xin lộc làm ăn nhưng họ chẳng bao giờ tôn trọng tín ngưỡng của người khác. Và chuyện các cơ sở tôn giáo, trong đó nhà thờ Thủ Thiêm của Dòng Mến Thánh Giá bị đập phá cũng là chuyện rất bình thường của những người vô thần.

Có một dấu hỏi cần đặt ra là tại sao, cho đến bây giờ, sau khi vụ việc mất bản đồ qui hoạch diễn ra gần hai tuần, sự mất đi của nó ảnh hưởng đến hàng ngàn số phận người dân… Vậy mà khi người dân, thậm chí ông Võ Viết Thanh, cựu Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công bố còn giữ những bản đồ qui hoạch bị mất thì phía lãnh đạo thành phố vẫn chưa có động thái khắc phục tình hình?

Và tại sao ông Đặng Hùng Võ, người được gọi là giáo sư do nhà nước phong lại tuyên bố không hề có tấm bản đồ năm 1996? Liệu ông Đặng Hùng Võ lúc đó có tư cách gì cao hơn Thủ tướng Võ Văn Kiệt?

Có thể nói rằng việc mất đi tấm bản đồ qui hoạch Thủ Thiêm cũng như sự mờ ám của giới cầm quyền thành phố Hồ Chí Minh khi thực hiện qui hoạch Thủ Thiêm là một vết nhơ về quản lý hành chính cũng như đây là một nỗi nhục của chính quyền trước nhân dân. Làm minh bạch các qui hoạch Thủ Thiêm cũng là lấy lại chút uy tín còn có thể giữ được của lãnh đạo đất nước.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/thu-thiem-and-the-miserable-map-05112018064836.html

 

Thủ Thiêm: Cần hy sinh cho phát triển đô thị?

Đặng Thanh HằngĐại học Duisburg-Essen, Đức

Tôi tìm hiểu về câu chuyện Thủ Thiêm cách đây gần 2 năm, cho bài luận cuối kỳ môn Đô thị hóa. Câu chuyện như dư luận hiện đang quan tâm: người dân cảm thấy đền bù không thỏa đáng, mất đất, mất nhà, mất kế sinh nhai.

Cận cảnh khu đô thị mới Thủ Thiêm

Vụ Thủ Thiêm: ‘Dân mất, chính quyền cũng mất’

Khi đô thị mở rộng, thành phố cần có đất, và phần đất này đến từ sự “hy sinh” của những cư dân ở vùng ven, để đổi lấy phát triển cho thành phố.

Theo trang Zing, nhà nghiên cứu Erik Harms, khi phỏng vấn người dân Thủ Thiêm để viết cuốn Luxury and Rubble, ghi nhận, người dân Thủ Thiêm không phản đối sự phát triển của thành phố. Họ cũng muốn một hình ảnh Sài Gòn văn minh, hiện đại, nhưng lời hứa của sự chuyển mình của thành phố lại khiến họ phải trả một cái giá quá đắt, không chỉ mất mảnh đất sống bao đời mà còn cảm giác của sự bất công, tham nhũng, không minh bạch từ phía chính quyền khi trả lời thắc mắc của họ.

Tôi đem câu chuyện đó trao đổi với rất nhiều giáo sư tại Đức, kể cả giáo sư ở trường tôi và giáo sư thỉnh giảng, để tìm một trường hợp tương tự để so sánh tại Trung Quốc, cho bài luận văn cuối kỳ.

Giàu có nhờ đền bù

Có một câu chuyện thu hút sự chú ý của tôi, từ một giáo sư người Trung Quốc công tác tại ĐH Quốc gia Úc: tại làng Liede ở Quảng Châu, người dân được đền bù hậu hĩnh đến mức trở nên giàu có.

Cứ mỗi mét vuông nền nhà trước đây họ có bao nhiêu, người dân Liede sẽ được đền bù bấy nhiên mét vuông nền nhà ở chung cư cao tầng tái định cư, nằm ngay trong lòng khu làng cũ, nay nằm giữa khu đô thị mới ở trung tâm Quảng Châu.

500 mét vuông nền nhà cũ (tương đương cỡ tòa nhà 5 tầng) trước đây nằm trong khu làng lộn xộn, ổ chuột cho dân nhập cư thuê, giờ là 500 mét vuông nền nhà mới trong chung cư 20-30 tầng khang trang, được quy hoạch thành khu đô thị mới dạng Phú Mỹ Hưng, cạnh những trung tâm thương mại cao cấp, văn phòng và những bar chic nhất, sang nhất Quảng Châu.

Dĩ nhiên tiền thuê nhà sẽ tăng gấp 2-3 lần là ít. Phần lớn đất nông nghiệp sở hữu tập thể của làng được chuyển sang đất đô thị sở hữu nhà nước, làng Liede chỉ giữ lại một phần, phần để xây chung cư tái định cư, phần để kinh doanh…khách sạn 5 sao (dự án này thật ra về sau cũng gặp trắc trở).

Nhưng đó là một sự ngả giá quá hời cho dân làng Liede, làm cả Quảng Châu ghen tị với dân làng giàu qua 1 đêm. Chính xác là 3 tháng. Trong vòng 3 tháng, tất cả người dân Liede đồng ý dời toàn bộ ra khỏi khu nhà cũ, trả đất cho chính quyền quận Tianhe. Nhanh gọn, chuyên nghiệp.

Chính công ty trách nhiệm hữu hạn mà mỗi dân làng trở thành một cổ đông, để sỡ hữu phần đất còn lại, chịu trách nhiệm dỡ bỏ nhà cũ và lên kế hoạch xây khu tái định cư mới.

Không phải câu chuyện cổ tích

Đây không phải câu chuyện cổ tích. Khi tôi dọn vào sống ở khu tái định cư Liede để nghiên cứu, tôi được nghe những bất cập từ dự án. Bác giữ đền ở đây kể tôi nghe câu chuyện đằng sau: Mọi việc rất thuận lợi vì, trưởng làng ở Liede, ông Fangrong Li, người liên tục làm trưởng làng trong 30 năm, từ thời Mao, đã tiếp cận riêng ông phó chủ tịch Quảng Châu, ông Cao Jianliao.

Sau rất nhiều ngả giá ở những bàn tiệc, và lời hứa món quà là khu đất riêng cho ông chủ tịch quận. Vài năm sau, ông Cao vào tù vì nhiều bê bối tham nhũng, còn trưởng làng Liede trốn ra nước ngoài, lấy cớ chữa bệnh, để tránh bản án liên quan.

Quá trình cải tạo Liede xảy ra nhanh chóng và rốt ráo như vậy, vì đã được „bôi trơn” bằng rất nhiều món quà trên bàn tiệc.

Cô giáo sư kể tôi nghe câu chuyện, thấy sự lấp lánh trong mắt tôi khi nghe câu chuyện, thì giải thích thêm, Liede là một trường hợp đặc biệt.

Đó là thời điểm chính quyền Bắc Kinh muốn tìm ra một giải pháp mềm hơn cho đô thị hóa, không làm lòng dân quá bất bình, gây bất ổn xã hội.

Ở Liede, người dân đã đấu tranh để có quyền lợi trong cuộc thương thảo với chính quyền và được lắng nghe.

Trường hợp ngoại lệ?

Nhưng đó là trường hợp ngoại lệ, vì một cuộc thí nghiệm cho mô hình mới đang được tiến hành ở đây. Nếu xảy ra ở tỉnh khác, cuộc thương thảo sẽ có thể không xảy ra, và những người dám lên tiếng có thể sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Còn những người bạn người Quảng ở thành phố Quảng Châu thì lắc đầu cười, nói Liede chỉ là quảng cáo thôi, và chỉ vào quảng cáo cho đô thị hóa của Quảng Châu ở ga tàu điện ngầm: “Quảng Châu chỉ có một Liede.”

Họ chỉ cho tôi khu làng khác cách đó không đầy 10 phút đi xe, cũng ở giữa trung tâm, và vẫn đang tan hoang vì nhiều bê bối chính trị, không giải quyết được cũng hơn 5-7 năm nay.

Quảng Châu có 138 làng trong thành phố như vậy, và không phải dân ở làng nào cũng dám mơ một giải pháp rốt ráo và mãn nguyện như ở Liede.

Nhưng cho dù đó chỉ là “quảng cáo”, thì đó cũng là kết thúc có hậu cho gần 10.000 dân làng Liede.

Căn hộ trong khu tái định cư, mà tôi thuê ở Airbnb trong 10 ngày, rất dễ chịu.

Người dân vẫn sống trên mảnh đất bao nhiêu năm nay của làng. Người già thư thả trò chuyện với nhau bằng tiếng Quảng.

Những cuối tuần, người trong một họ tụ tập ở khu đền mới được chính quyền của làng xây lại, ăn lễ thượng thọ một cụ trong làng.

Từ khu công viên xanh mướt và dòng kênh xanh xanh uốn quanh khu tái định cư Liede, tôi nhìn lên dãy dãy những nhà cao tầng khang trang của khu tái định cư bên trái.

Ở bên phải, nơi từng là đất làng Liede cũ, là con đường nhộn nhịp dẫn thẳng vào trung tâm thành phố, trung tâm thương mại cao cấp và văn phòng công ty.

Khi tôi trò chuyện với dân làng ở đây, không ai trong số những người dân Liede phải nói về sự hy sinh cho phát triển, hay khóc và ngất xỉu khi được lắng nghe từ chính quyền, như tại Thủ Thiêm.

Từ câu chuyện của Liede, có một kết luận hiển nhiên là, Sự phát triển của thành phố, nếu khi quy hoạch đô thị có cân nhắc dành cho người dân, không đòi một sự hy sinh nào.

Thành phố có thể rộng lớn, đẹp đẽ, giàu có, mà không cần giật đi miếng bánh của những người dân vùng ven.

Chiếc bánh phát triển có thể lớn ra và khi được cắt ổn thỏa, mọi người đều có phần trong chiếc bánh đó. Một giải pháp có thể được tìm ra, nếu người ta chịu tìm kiếm chăm chú hơn.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang là sinh viên Thạc sĩ Khoa Đông Á học, Đại học Duisburg Essen, Đức.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-44069288

 

Cưỡng chế đất của Dòng Thánh Phaolô Hà Nội

 là tranh chấp hay chiếm đất tôn giáo?

Dòng Thánh Phaolô Hà Nội hôm 7 tháng 5 vừa bị chính quyền địa phương cưỡng chế khu đất vốn thuộc Nhà Dòng cho chủ đầu tư thi công. Đây là hành động tranh chấp hay chiếm đất tôn giáo?

Vào tối ngày 7 tháng 5 năm 2018 một số người mang máy xúc và các phương tiện thi công vào khu vực đất số 5A-5B, Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là đất thuộc Nhà Dòng của Dòng Thánh Phaolô Hà Nội, để đòi thi công.

Dùng “côn đồ” cưỡng chế

Theo thông tin các Soeurs Dòng Thánh Phaolô Hà Nội kêu cứu trên mạng xã hội, khi các Soeur  không đồng ý cho nhóm người đưa máy móc vào khu đất và canh chừng suốt đêm, thì đến sáng ngày 8 tháng 5, một người tự xưng là chủ thầu công trình đã đưa “côn đồ” đến gây rối, đánh các Soeurs khi bị ngăn cản đưa máy móc vào khu đất.

Khi phóng viên Đài Á Châu Tự Do khi liên hệ phỏng vấn các Soeur thì nhận được câu trả lời là việc của nhà dòng thì hãy để nhà dòng tự giải quyết. Sau nhiều lần cố gắng liên hệ và nhờ người giới thiệu, chúng tôi đã liên lạc được với Soeur Teresa Tú và được Soeur kể lại sự việc:

Bắt đầu từ sáng ngày 8/5, rất nhiều côn đồ dùng mọi áp lực để mà đàn áp, đánh đập các Soeur, để mà đưa vật liệu xây dựng vào trong khu đất.

-Soeur Teresa Tú

“Bắt đầu từ sáng ngày 8/5, rất nhiều côn đồ dùng mọi áp lực để mà đàn áp, đánh đập các Soeur, để mà đưa vật liệu xây dựng vào trong khu đất. Đến chiều cùng ngày có một số giáo dân biết tin của các Seour thì họ đến ủng hộ và đọc kinh ở trước mảnh đất thì có rất nhiều công an cũng như côn đồ đến, họ mặc thường phục kéo đến, cùng với phó chủ tịch phường là Phạm Sơn Hà và chủ tịch phường là bà Phùng Phương Thảo. Họ cùng nhau vào khu đất bàn bạc rồi đưa vô một cái máy rất là lớn, Soeur nghĩ là để xịt hơi cay, để xịt cái chất độc đấy vào trong người các Soeur và giáo dân đến khu đất ấy. Bây giờ tình trạng các giáo dân và các Soeur đang bị ảnh hưởng tinh thần và sức khỏe.”

Chị Phượng, một giáo dân giáo xứ Thái Hà, có mặt tại buổi cầu nguyện trước khu đất số 5A-5B, Quang Trung để đồng hành cùng các Soeur Dòng Thánh Phaolô Hà Nội cho biết, các Soeur khi ngăn cản thi công đã bị bảo vệ xúm vào đánh rất nhiều, có một Soeur bị ngất xỉu. Chị Phượng nói tiếp:

“Bản thân tôi cũng bị đạp một cái mà hiện nay đùi tôi bầm rất to. Có một Soeur bị tấm tôn kéo rách hết cả tay, chảy bao nhiêu là máu dính hết cả ra áo khoác.”

Theo Soeur Teresa Tú, khu đất 5A-5B trên đường Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội vốn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của quý soeurs Dòng Thánh Phaolô Hà Nội từ năm 1949. (Bằng Khoán Điền Thổ, số 494, cuốn 3, tờ 94)

Sau năm 1954, chính quyền lúc bấy giờ đã cho Viện Vi trùng học Việt Nam đến thuê khu vực này của Nhà Dòng, vốn là ngôi nhà Tập Viện của Dòng (nhà đào tạo các nữ tu). Sau đó, nhà cầm quyền không thuê, cũng không trả, cưỡng đoạt rồi chia cho tư nhân. Từ đó đến nay Nhà Dòng không ngừng lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền trao trả lại mảnh đất này cũng như các cơ sở khác đã bị họ chiếm dụng.

Không đồng tình

Chúng tôi đã cố liên hệ với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm nhưng không nhận được trả lời. Đến chiều ngày 10 tháng 5 năm 2018, các Soeur Dòng Thánh Phao lô Hà Nội công bố trên mạng xã hội facebook là đã nhận được văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cấp giấy phép xây dựng trên mảnh đất tại số 5A-5B Quang Trung cho bà Trần Hương Ly vào tháng 6 năm 2016, là đúng thủ tục và hợp pháp; việc các Sơ Dòng Thánh Phaolô yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng là ‘không có căn cứ để giải quyết’.

Soeur Teresa Tú cũng cho biết vào tháng 8 năm 2016 chính quyền có ra một văn bản cho tạm dừng thi công trên khu đất 5A-5B trên đường Quang Trung, khi đó chủ đầu tư cũng dừng thi công và giữ nguyên hiện trạng khu đất theo quyết định của chính quyền Hà Nội. Soeur Teresa Tú nói tiếp:

Hôm nay phường đã ra một quyết định tiếp theo để cho chủ đầu tư được thi công sau hai năm mà không được sự đồng ý của các Soeur và quận. Đây là cái thông báo mà không phải là thẩm quyền của phường được phép làm.

-Soeur Teresa Tú

“Có một quyết định ngừng thi công và không có thời hạn, do phường cấp nhưng có biên bản chỉ đạo từ quận. Cho nên nếu như cái thông báo ngày hôm nay cũng do phường cho tiếp tục thi công thì phải có biên bản giữa quận và các Soeur đồng ý hay không đã. Nhưng hôm nay phường đã ra một quyết định tiếp theo để cho chủ đầu tư được thi công sau hai năm mà không được sự đồng ý của các Soeur và quận. Đây là cái thông báo mà không phải là thẩm quyền của phường được phép làm ạ.”

Theo luật sư Hà Huy Sơn, nếu đất đang có tranh chấp thì không được cưỡng chế. Tuy nhiên đất mà đang có tranh chấp mà không do tòa thụ lý vụ án hoặc cơ quan hành chính thụ lý thì chưa được coi là đang có tranh chấp. Ông nói thêm:

“Theo luật đất đai khi mà có quyết định thu hồi thì người bị thu hồi có thể khiếu (kiện) lại. Nhưng mà cơ quan thu hồi người ta vẫn cứ thu hồi. Nếu không đồng ý thì người ta sẽ thực hiện quyết định cưỡng chế. Luật thì đã quy định như vậy.”

Không đồng tình với việc bị cưỡng chế để chủ đầu tư thi công trên khu đất nhà dòng, các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ Hà Nội vào ngày 9 và 10 tháng 5 năm 2018 đã tiến hành diễu hành mang theo biểu ngữ đến trước trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm và UBND phường Trần Hưng Đạo Hà Nội để yêu cầu ngưng thi công trên khu đất của Nhà Dòng bị giao cho đơn vị tư nhân. Soeur Teresa Tú nói tiếp:

“Sáng nay các Soeur cùng một số giáo dân đã vừa đi hàng một vừa cầu nguyện trong sự ôn hòa để bày tỏ sự mong muốn thể hiện công lý, trả lại sự thật cho các Soeur. Cũng như yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phải hủy cái giấy phép xây dựng tại khu đất số 5 Quang Trung quận Hoàn Kiếm, đã cấp cho chủ đầu tư trước đây. Thứ hai là yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội phải bỏ cái sổ đỏ đi.”

Với cách trả lời của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm vào chiều ngày 10 tháng 5 về việc cấp đất tại số 5A-5B Quang Trung cho bà Trần Hương Ly, các Soeur Dòng Thánh Phao lô Hà Nội cho rằng, chính quyền Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã lấp liếm việc nhà nước thuê cơ sở này, rồi chuyển cho nhau, cuối cùng là bán cho tư nhân. Đây không phải là hành vi tranh chấp đất, mà là hành vi chiếm đất tôn giáo một cách phi pháp.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-disputes-or-land-confiscation-tk-05102018143638.html

 

NASA hợp tác nghiên cứu đất đai với VN

Thùy Linh NguyễnBBC Tiếng Việt

Lần đầu tiên NASA hợp tác với Việt Nam trong một dự án nghiên cứu đa quốc gia quy mô nhất chưa từng có về khía cạnh khoa học và xã hội của việc quy hoạch đất đai.

Dự án có thể sẽ đưa ra một câu trả lời bao quát hơn về tình hình ô nhiễm môi trường, thiên tai lũ lụt hạn hán, và mối quan hệ tương quan giữa chính sách, con người và môi trường ở Việt Nam nói riêng cũng như khu vực ba nước Đông Dương nói chung.

Tám sự kiện khoa học nổi bật năm 2017

John Glenn, phi hành gia tiên phong, qua đời

Ô nhiễm môi trường ‘đe dọa ổn định ở VN’

Nghiên cứu quy mô nhất giữa Việt Nam-NASA

Dự án nghiên cứu Tình hình sử dụng đất, thay đổi và tác động ở Việt Nam, Lào và Campuchia, bắt đầu tiến hành từ tháng 5/2018 và sẽ kéo dài 3 năm, với sự hợp tác của nhiều nhà khoa học và nghiên cứu từ hơn 20 trường đại học và viện nghiên cứu từ nhiều quốc gia ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.

“Khi bạn nghe đến NASA, bạn ngay lập tức nghĩ đến mặt trăng và sao hỏa. Đó chỉ là một phần của NASA mà thôi. Chúng tôi có rất nhiều vệ tinh bay quanh Trái Đất, liên tục theo dõi giám sát sự thay đổi của nó,” Tiến sĩ Nghiêm Văn Sơn, nhà nghiên cứu cấp cao của NASA cho BBC biết hôm 10/5.

Ông Sơn cho biết, dự án này nằm trong dự án nghiên cứu Độ che phủ đất và Thay đổi đất (LCLUS) của NASA, vốn đang được thực hiện bởi hàng trăm nhà khoa học toàn thế giới.

Mục đích của dự án nghiên cứu là tìm hiểu tình trạng sử dụng đất ở Việt Nam, Lào và Campuchia và tác động từ những thay đổi đến môi trường hệ sinh thái và đưa ra kết quả phục vụ cho các nghiên cứu thực tiễn trên toàn thế giới.

“Đây là dự án đầu tiên quy mô như thế, bằng việc kết hợp dữ liệu từ vệ tinh của NASA đến các nghiên cứu trên mặt đất và khảo sát người dân để giúp đưa ra các dự đoán cho tương lai, phục vụ cho việc quy hoạch đô thị.”

Phía Việt Nam có các nhà nghiên cứu và sinh viên từ một số trường đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP HCM, Đại học Hoa Sen và một số trung tâm, cơ quan nghiên cứu tham gia dự án dự án này.

“Chúng tôi sẽ chia sẻ dữ liệu vệ tinh của NASA cho đoàn nghiên cứu Việt Nam, và cũng chia sẻ những phát hiện, kết quả nghiên cứu cho các nhà khoa học trong dự án, để họ có thể tiếp tục đưa ra những nghiên cứu riêng, xa hơn, phù hợp cho quốc gia của họ,” ông Sơn nói.

Dự án này nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Sơn nói, đặc biệt là khi có phái viên Khoa học bà Magaret Leinen, người đã có bài phát hiểu mở đầu cuộc khai mạc dự án hôm 7/5.

Tìm hiểu vấn đề đất đai và môi trưởng ở Việt Nam

Vị tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Nghiêm Văn Sơn, trưởng dự án nghiên cứu nói: “Sự phát triển đô thị hóa ở Việt Nam diễn rất nhanh. Nhiều tòa nhà chọc trời mọc lên ở nhiều thành phố lớn. Cần phải xác định nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước.

Việt Nam có tỷ lệ khu vực xây dưng đô thị cao nhất và tốc độ đô thị nhanh nhất toàn khu vực Đông Nam Á, theo một nghiên cứu của tiến sĩ Peilei Fan của Đại Học Michigan.

“Chúng tôi sẽ đo đạc, sử dụng thông tin chuyên gia địa phương để xác định khu vực có tính chất địa lý như thế nào, tìm ra khu vực dễ bị cháy rừng hoặc lũ lụt hoặc có thể chịu ảnh hưởng nặng nề từ ô nhiễm không khí.”

Ông Sơn cho biết cũng sẽ tìm hiểu các nhân tố chính trị xã hội như chính sách di dân, phát triển đô thị, cũng như các yếu tố địa lý, hóa chất tác động lên một khu vực như thế nào.

Ông cho biết, nhóm nghiên cứu dự kiến tiến hành ở một số khu vực như Vườn Quốc gia Ba Vì, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh cũng như vùng ngoại thành ven biển.

“Nếu chúng tôi có thể thiết lập một bản đồ xác định nơi lũ lụt có thể xảy ra, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho các bên cần nó như các cơ quan đô thị, quản lý cứu hộ.”

“Về mặt tác động, đây là cơ hội để nâng cao nhận thức về tình trạng ô nhiễm không khí ô nhiễm nguồn nước và vấn đề thiên tai tự nhiên, cụ thể là cách các phát hiện của nghiên cứu sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề này như thế nào.”

Về mặt chính sách, ông Sơn nói dự án sẽ tìm hiểu chính sách nào đã tác động đền sự thay đổi về đất đai và ngược lại, sự thay đổi đất đai dẫn đến sự thay đổi trong chính sách như thế nào.

Việc so sánh chính sách giữa các nước cũng có thể cho thấy chính sách của nước nào là hiệu quả, phù hợp cho từng khu vực.

Formosa, lũ lụt, nhiệt điện?

Khi được hỏi về các vấn đề môi trường và đô thị hóa nổi cộm nhất Việt Nam, Tiến sĩ Nghiêm Văn Sơn nói ông có nắm các vấn đề này.

Ông nói ông có biết về sự cố ô nhiễm môi trường Formosa ở miền Trung Việt Nam, nhưng nó thuộc lĩnh vực môi trường biển và nằm ngoài dự án nghiên cứu của dự án của ông,

Tuy nhiên, tình trạng ngập lụt ở các thành phố lớn cũng như ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp, nhiệt điện, sẽ là một số vấn đề mà nhóm của ông sẽ nghiên cứu và tìm hiểu.

“Điều này liên quan đến đô thị hóa, sự chuyển động dân số. Ngày càng có nhiều người sống trong các khu vực đô thị, càng nhiều sống thì càng nhiều xe cộ, càng thải ra nhiều chất thải ra môi trường. Đồng thời, nhiều người hơn thì nhu cầu sử dụng năng lượng càng cao, dẫn đến sự mọc lên của các nhà máy nhiệt điện than.

“Và cũng phải nói đến vấn đề thủy văn học, phải nhìn nhận nó vào một bức tranh lớn hơn, như lượng mưa, biến đổi khí hậu, lượng nước sông giảm, mức nước biển tăng…v.v.”

Ông Sơn nói, dự án sẽ gặp nhiều thách thức nhất định, như sự hạn chế về cơ sở vật chất ở nước sở tại, sự đối chiếu thông tin giữa các nguồn dự liệu vệ tinh và mặt đất, cũng như thời gian nghiên cứu eo hẹp.

Tuy nhiên, ông muốn coi dự án này là “sự khởi đầu của một hành trình hơn là sự kết thúc.”

“Từ đó các nghiên cứu riêng biệt có thể tiếp tục tìm hiểu đề xuất giải pháp cho quy hoạch đô thị, giải quyết ô nhiễm môi trường và làm sao để xây dựng một thành phố tốt hơn, không chỉ cho khu vực này mà còn vượt ra khỏi vùng Đông Nam Á.”

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44080842

 

Bắt tạm giam chủ tịch, kế toán

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Ông Nguyễn Hoài Giang và Phạm Xuân Quang, bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 10/5 với cáo buộc lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và ông Phạm Xuân Quang, kế toán trưởng BSR, theo tin trên website của Bộ Công an Việt Nam tối 10/5. Các quyết định và lệnh này được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, theo báo Tuổi Trẻ.

Ông Giang 50 tuổi, ông Quang 38 tuổi, bị điều tra với tội danh “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 355 Bộ Luật hình sự năm 2015.

“C46 đang tập trung lực lượng làm rõ hành vi của bị can Nguyễn Hoài Giang, Phạm Xuân Quang và mở rộng điều tra đối với những đối tượng liên quan, thu hồi tài sản cho Nhà nước”, theo website Bộ Công an.

Ông Đinh La Thăng bị khai trừ khỏi Đảng

VN: Cuộc chiến chống tham nhũng ‘có đà’ làm tốt hơn

Ông Đinh La Thăng kháng cáo

Việt Nam ‘tiến bộ trong chống tham nhũng’

Tối 10/5, C46 khám xét một căn nhà bên vợ của ông Giang tại TP HCM nhưng không thu thập được tài liệu liên quan, vẫn theo báo Tuổi Trẻ.

Cơ quan công an cũng đã khám xét nhà và nơi ở của hai bị can này.

Trước đó, ông Vũ Mạnh Tùng, nguyên phó tổng giám đốc BSR cũng đã bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 27/4 với cùng tội danh.

Ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR trả lời Zing.vn rằng việc chủ tịch Hội đồng thành viên và kế toán trưởng bị bắt không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

“Công việc công ty và nhà máy (nhà máy lọc dầu Dung Quất) đang rất tốt. Đây là việc cá nhân trước đây”, ông Nguyên được Zing.vn trích lời.

Theo Reuters, việc bắt giam ông Giang và ông Quang nằm trong nỗ lực thanh trừng tham nhũng ở các cấp lãnh đạo do Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện.

Reuters cũng cho hay luật sư của hai ông chưa có bình luận gì về sự việc.

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có trụ sở tại Quảng Ngãi, và là chủ quản của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nhà máy này hoạt động từ năm 2009, đạt sản lượng 130.000 thùng/ngày, đáp ứng 1/3 nhu cầu sản phẩm dầu tinh chế của Việt Nam.

Tại phiên sơ thẩm xét xử đại án OceanBank hồi tháng 9/2017, bà Nguyễn Minh Thu, nguyên tổng giám đốc OceanBank, khai tên hàng loạt lãnh đạo của BSR nhận tiền tỉ “chăm sóc” từ ngân hàng này, theo Zing.vn.

Bà Thu khai đã chi cho ông Nguyễn Hoài Giang khoảng 7-8 lần, mỗi lần từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Nhưng ông Giang khẳng định không nhận tiền tại phiên toà sơ thẩm.

BSR báo cáo có vốn điều lệ trị giá 1,5 tỷ USD vào năm 2015, theo số liệu trên trang web của công ty.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44078370

 

‘Cần cấm cơ quan Đảng lập đơn vị kinh tế’?

Một luật sư nói với BBC rằng để tránh xảy ra những vụ tương tự Tân Thuận thì “cần cấm các cơ quan của Đảng thành lập các đơn vị kinh tế.”

Về vụ công ty Tân Thuận, trực thuộc Thành ủy TP Hồ Chí Minh, chuyển nhượng khu đất 32ha ở Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh, truyền thông Việt Nam ghi nhận phát ngôn của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh:

“Hiện nay, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo và đàm phán với các doanh nghiệp chuyển nhượng hủy hợp đồng vì quá trình chuyển nhượng không đúng quy định pháp luật. Và việc hủy hợp đồng đó không gây ra bất kỳ thiệt hại kinh tế nào cho các doanh nghiệp quản lý kinh tế đảng của thành phố”.

Vụ đất Quốc Cường Gia Lai: Thành ủy vào cuộc

Bàn tròn thứ Năm: Hội nghị TƯ7 và đất đai Thủ Thiêm

‘Kiểm điểm trách nhiệm’ ông Tất Thành Cang

Vụ Tân Thuận và ‘tài sản’ của Đảng Cộng sản

Xử lý vụ Mobifone-AVG ‘không thể duy ý chí’

VN: ngôn từ XHCN ngày càng giảm?

Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Thành ủy “tiếp tục tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm của lãnh đạo Văn phòng Thành ủy và các cá nhân liên quan, xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy trong tháng 6/2018,” theo báo Sài Gòn Giải Phóng.

Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy cũng cho hay “chưa phát hiện dấu hiệu tiêu cực liên quan đến lợi ích cá nhân.”

Hôm 10/5, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với Ben Ngô của BBC Tiếng Việt: “Xét ở góc độ doanh nghiệp thì mọi doanh nghiệp điều bình đẳng trước pháp luật, không có sự phân biệt doanh nghiệp đó là của ai, của nhà nước hay của tư nhân. Việc ra quyết định cũng như ký kết hợp đồng phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục, thẩm quyền mà điều lệ của mỗi doanh nghiệp quy định.”

“Nếu theo điều lệ của Công ty Tân Thuận, việc chuyển nhượng 32,4 ha đất này thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu – tức Văn phòng Thành ủy thì phải có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền của Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Nếu theo quy định nội bộ của Thành ủy, cá nhân Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang có quyền quyết định thì việc chuyển nhượng này hoàn toàn hợp pháp.”

Trong vụ việc này, chúng ta thấy thực chất đây không phải là cuộc “đối đầu” giữa Công ty Tân Thuận và Công ty Quốc Cường Gia Lai mà là cuộc “đối đầu” giữa Thành ủy – Chủ sở hữu Công ty Tân Thuận và Công ty Quốc Cường Gia Lai.luật sư Phùng Thanh Sơn

“Còn nếu theo quy định nội bộ của Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Cang không được tự ý phê duyệt thì giao dịch giữa Công ty Tân Thuận và Công ty Quốc Cường Gia Lai sẽ vô hiệu. Theo quy định pháp luật, chỉ có tòa án mới có quyền tuyên một giao dịch là vô hiệu. Điều đó có nghĩa là vụ việc này phải được khởi kiện tại tòa án.

Còn bên nào có nhu cầu hủy giao dịch này thì sẽ là người chủ động khởi kiện. Không thể hủy giao dịch này bằng một quyết định của Thành ủy hay cơ quan hành chính nhà nước. Thành ủy chỉ có thể can thiệp vào giao dịch này thông qua người đại diện pháp luật của Công ty Tân Thuận với tư cách là chủ sở hữu của công ty Tân Thuận chứ không thể can thiệp trực tiếp với tư cách là cơ quan Đảng hay cơ quan quản lý nhà nước.

Hậu quả của việc giao dịch vô hiệu là các bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận. Bên nào có lỗi dẫn đến hợp đồng vô hiệu mà gây ra thiệt hại thì căn cứ vào mức độ lỗi và mức độ thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng.

Trong vụ này, nếu hợp đồng chuyển nhượng 32,4 ha đất này bị vô hiệu thì bên bị thiệt hại không ai khác là Công ty Quốc Cường Gia Lai nên Công ty Quốc Cường Gia Lai hoàn toàn có quyền yêu cầu Công ty Tân Thuận bồi thường thiệt hại cho mình.

Nếu các bên đạt được thỏa thuận việc hủy bỏ hợp đồng thì không vấn đề gì. Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận thì vụ việc cần phải đưa ra tòa để giải quyết. Trong vụ này người cần khởi kiện là Công ty Tân Thuận chứ không phải Công ty Quốc Cường Gia Lai vì người cần hủy hợp đồng chuyển nhượng 32,4 ha đất này là Công ty Tân Thuận chứ không phải là Công ty Quốc Cường Gia Lai.”

Mobifone huỷ hợp đồng với AVG trong vụ “nhạy cảm”

Khởi tố hay không vụ Mobifone-AVG?

Hủy thỏa thuận MobiFone – AVG: Bình luận trên Facebook

BBC: Theo dự báo của luật sư, sau động thái xử lý của Thành ủyTPHồ Chí Minh, liệu Công ty Quốc Cường Gia Lai có để sự việc đến mức phải đưa ra tòa hay không?

Luật sư Phùng Thanh Sơn: Đó là một câu chuyện khác. Ở Việt Nam, khi quyết định có đưa vụ việc ra tòa hay không, ngoài vấn đề pháp lý, các doanh nghiệp còn phải cân nhắc nhiều yếu tố phi pháp lý khác như: hiệu quả kinh tế của việc khởi kiện, vị thế cũng như mức độ lệ thuộc của mình đối với bên kia, hậu quả do việc thắng kiện gây ra…

Trong sự việc này, chúng ta thấy thực chất đây không phải là cuộc “đối đầu” giữa Công ty Tân Thuận và Công ty Quốc Cường Gia Lai mà là cuộc “đối đầu” giữa Thành ủy – Chủ sở hữu Công ty Tân Thuận và Công ty Quốc Cường Gia Lai. Thành ủy lại là cơ quan lãnh đạo toàn diện và trực tiếp đến những nhân sự tại các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp thông qua các cấp uỷ đảng.

‘Sứ mệnh’ duy nhất của các công ty do Đảng Cộng sản Việt Nam lập ra là để kiếm tiền nuôi bộ máy của mình. Việc này sẽ tạo ra những hệ luỵ khó lường cho tài sản, nguồn lực nhà nước và tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh.luật sư Phùng Thanh Sơn

Trong khi, phần lớn các hoạt động đầu tư, kinh doanh của Công ty Quốc Cường Gia Lai đều diễn ra tại TP Hồ Chí Minh và chịu sự kiểm soát và quản lý của các cơ quan nhà nước tại đây. Do đó, trước khi quyết định đưa vụ việc ra toà hay không thì Công ty Quốc Cường Gia Lai cũng phải tính đến các yếu tố phí pháp lý này. Chính vì vậy chỉ có Công ty Quốc Cường Gia Lai mới biết được là có nên để vụ việc này ra tòa hay là “vui vẻ” chấp nhận thoả thuận hủy hợp đồng. Theo tôi, khả năng đưa ra tòa là không cao.

BBC: Làm sao người dân giám sát để biết các doanh nghiệp có vốn từ ngân sách nhà nướcnhư Công ty Tân Thuận có thất thoát tài sản hay không?

Luật sư Phùng Thanh Sơn: Có một thực tế là phần lớn kinh phí cho việc xây dựng trụ sở cũng như duy trình hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam được lấy từ ngân sách nhà nước. Do đó, có thể nói rằng nguồn vốn thành để thành lập các doanh nghiệp của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam là có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Một khi vốn dùng để thành lập những doanh nghiệp như thế này có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì lợi nhuận có được từ việc kinh doanh cũng như tài sản của các doanh nghiệp này phải là của nhà nước và phải chịu sự kiểm soát bởi pháp luật để tránh sự thất thoát tài sản, đầu tư không hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện nay, việc kiểm soát vốn, sử dụng lợi nhuận từ việc kinh doanh, cũng như việc ra các quyết định tại các doanh nghiệp này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật (ngoài các luật chuyên ngành liên quan đến ngành nghề kinh doanh và luật doanh nghiệp áp dung chung cho mọi thành phần kinh tế).

Việc kiểm soát vốn, sử dụng lợi nhuận có được, thù lao người đại diện vốn, quản lý điều hành cũng như việc ra quyết định tại các doanh nghiệp này do chủ sở hữu – các cơ cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam quy định. Các cơ quan này quy định như thế nào thì người dân cũng không được biết để giám sát vì đây là quy định của nội bộ Đảng!

BBC: Về quyết định hủy hợp đồng của vụ Tân Thuận thì có gì giống và khác thương vụ Mobifone – AVG?

Luật sư Phùng Thanh Sơn: Vụ Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32,4 ha đất với giá rẻ và vụ Mobifone mua cổ phần AVG với giá cao có một điểm chung là gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý thì hai vụ này thì khác nhau. Vụ Mobifone thì gây thiệt hại cho nhà nước còn vụ Công ty Tân Thuận thì không gây thiệt hại cho nhà nước mà gây thiệt hại cho Thành ủy TP Hồ Chí Minh.

Bởi Công ty Tân Thuận là công ty của Thành ủy TP Hồ Chí Minh mà tổ chức này không phải là cơ quan nhà nước mặc dù trên thực tế lãnh đạo toàn diện đối với nhà nước. Còn Mobifone là công ty của Bộ Thông tin và truyền thông – một cơ quan trong bộ máy nhà nước nên thiệt hại của chủ sở hữu chính là thiệt hại cho nhà nước.

Việc đầu tư vốn của Mobifone phải chịu sự điều chỉnh của các quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trong khi việc đầu tư vốn của Đảng Cộng sản Việt Nam vào các doanh nghiệp thì đang bị bỏ ngỏ!

BBC: Theo ông, mục đích của việc thành lập các đơn vị kinh tế trực thuộc các tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Có phải là vì thực mệnh sứ mệnh của một doanh nghiệp nhà nước? Nếu vậy thì tại sao không trao sứ mệnh này cho các doanh nghiệp trực thuộc các bộ, ngành, địa phương mà lại giao cho các tổ chức của Đảng?

Luật sư Phùng Thanh Sơn: Theo tôi, “sứ mệnh” duy nhất của các công ty do Đảng Cộng sản Việt Nam lập ra là để kiếm tiền nuôi bộ máy của mình. Việc này sẽ tạo ra những hệ luỵ khó lường cho tài sản, nguồn lực nhà nước và tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh.

Như chúng ta đã thấy trong thời gian vừa qua. Với danh nghĩa là công ty “bình phong” của Bộ Công an, Công ty Nova 79 của ông Vũ Nhôm đã làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng ngân sách nhà nước thông qua việc mua rẻ công sản là các khu đất vàng của nhà nước không thông qua đấu giá và bán lại giá cao mà báo chí đăng tải trong thời gian vừa qua. Công ty Nova 79 chỉ mới là công ty “bình phong” của ngành Công an – không chi phối trực tiếp đến người có quyền ra các quyết định tại các cơ quan hành chính nhà nước nhưng đã được ưu ái đến như vậy.

Liệu các công ty của Đảng Cộng sản Việt Nam – cơ quan chi phối toàn diện và trực tiếp đối với người ra quyết định tại các cơ quan hành chính sẽ nhận được các ưu đãi khủng đến mức độ nào? Điều gì đảm bảo rằng các nguồn lực nhà nước trong đó có đất đai, tài nguyên sẽ được phân phối đúng nơi, đúng chỗ và được khai thác sử dụng hiệu quả?

Theo tôi, các doanh nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam không cần đến các ưu đãi bằng hiện vật hay hiện kim. Các doanh nghiệp này chỉ cần ưu đãi trong chính sách; ưu đãi về thời gian như rút ngắn thời gian phê duyệt dự án, không bị hạch sách, không phải tiếp và “chống chọi” hết đoàn thanh tra này đến đoàn thanh tra khác; không phải mất tiền bôi trơn để có dự án, có hợp đồng… thì đã là một ưu đãi đáng kể so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.

Không chỉ vậy, khi có tranh chấp xảy ra, các doanh nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có lợi thế và luôn ở thế trên. Mặc dù về hình thức và ở góc độ pháp lý thì đó chỉ đơn thuần là tranh chấp kinh tế giữa hai pháp nhân. Nhưng đứng về bản chất thì nó là tranh chấp giữa một bên là cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và một bên là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.

Theo tôi, để tài sản nhà nước không bị thất thoát thông qua các doanh nghiệp của Đảng cũng như tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cần cấm các cơ quan của Đảng thành lập các đơn vị kinh tế. Những đơn vị kinh tế đang tồn tại hiện nay của các cơ quan Đảng cần được sáp nhập vào các doanh nghiệp nhà nước có ngành nghề kinh doanh tương tự.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44064527

 

Nippon Sheet Glass dự kiến sẽ tái khởi động

dự án nhà máy kính ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Công ty Nhật Bản Nippon Sheet Glass dự kiến sẽ tái khởi động dự án nhà máy kính ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Mạng báo Nikkei loan tin này ngày 11 tháng 5.

Tin cho biết nhà máy Nippon Sheet Glass tại Việt Nam sẽ sử dụng một phần trong số vốn đầu tư khoảng 40 tỷ yên (365 triệu USD) để mở rộng sản xuất kính mặt trời, vì nhu cầu năng lượng tái tạo ngày càng tăng đang nhắm đến công nghệ của các nhà sản xuất vật liệu của Nhật Bản.

Kế hoạch này nhằm nâng công suất lên khoảng 30% cho một loại kính đặc biệt, được phủ một màng dẫn điện trong suốt tạo thành lớp pin mặt trời mỏng nhất trên cùng. Ngoài ra, kính cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác như xây dựng.

Nhà máy kính năng lượng mặt trời Việt Nam dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào giữa năm 2019. Nhà máy này ban đầu được đầu tư để sản xuất kính cho các màn hình tinh thể lỏng nhưng đã bị đóng cửa vào năm 2016, vì bị cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như Asahi Glass và Corning.

Đây là lần đầu tư lớn nhất của Nippon Sheet Glass từ năm 2000 đến nay. Ngoài việc tái khởi động nhà máy tại Việt Nam, Nippon Sheet Glass còn xây dựng một nhà máy mới tại Hoa Kỳ.

Dự án nhà máy mới của Mỹ dự kiến sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm tài chính 2020. Vị trí xây dựng nhà máy chưa được chọn, nhưng dự kiến sẽ ở gần nhà máy mới của một khách hàng lớn của Nippon Sheet Glass là công ty First Solar ở bang Ohio.

Các công ty đa quốc gia lớn đang hứa hẹn sẽ chuyển từ sử dụng năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng tái tạo, nhằm phù hợp với Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Việc tăng sản lượng của Nippon Sheet Glass nhằm tìm cách tận dụng xu hướng này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nippon-sheet-glass-revives-vn-plant-for-solar-glass-05112018090904.html

 

Đồng Nai ồ ạt chặt rễ hồ tiêu bán cho Trung Quốc

Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai vào hôm 9/5 cho biết các Thương lái Trung Quốc đang ồ ạt thu mua rễ cây hồ tiêu với giá cao, khiến nông dân đua nhau chặt cây đào rễ đem bán.

Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc ông Lê Đình Hưng cho truyền thông trong nước biết, hiện tượng này diễn ra khoảng hai tháng nay. Các thương lái Trung Quốc thu mua rễ cây hồ tiêu với giá 20.000 đồng/kg tươi và từ 80.000 đến 90.000đồng/kg khô.

Theo tìm hiểu của báo Zing, thương lái Trung Quốc mua rễ hồ tiêu về để làm thuốc.

Việc giá hồ tiêu xuống thấp chỉ còn vài chục ngàn đồng/kg, trong khi giá rễ cây hồ tiêu được thu mua với giá khá cao như vậy khiến ban quản lý tại khu vực này lo sợ người dân sẽ ồ ạt chặt rễ cây đem bán.

Ngoài ra, ông Hưng còn cho biết khi giá tiêu cao tình trạng cắt trộm dây tiêu bán giống và đào trộm rễ tiêu bắt đầu xuất hiện, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an ninh tại khu vực này.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã ra thông báo đề nghị các địa phương kêu gọi nông dân không bán phế phẩm hồ tiêu cho thương lái. Đồng thời, sẽ xử lý nghiêm cá nhân, đơn vị mua rễ cây hồ tiêu.

Hồ tiêu là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm. Người dân phải trồng 3 năm mới thu hoạch vì vậy việc trồng cây này rất khó và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.

Tình trạng các thương lái Trung Quốc lùng mua nông sản của nông dân Việt Nam với giá cao rồi bất ngờ hạ giá gây khó khăn cho nông dân đã từng xảy ra với nhiều loại nông sản khác như dưa hấu, thăng long, chuối, mít…

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dong-nai-farmer-cut-off-pepper-plants-to-sell-to-china-05102018105602.html

 

Đại sứ Kritenbrink:

Mỹ ủng hộ nỗ lực trùng tu nghĩa trang Biên Hòa

Sáng hội Việt Mỹ hay còn gọi là VAF ngày 5/5/18 tổ chức Diễn đàn Houston, tại thành phố Houston, bang Texas, để báo cáo những thành quả và khó khăn trong việc cải tạo, trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa, cũng như trong việc tìm kiếm và cải táng hài cốt của binh sĩ Việt Nam Cộng hòa hy sinh trong các trại tù cải tạo của Cộng sản.

Tham dự sự kiện này có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink, cùng Tùy viên Quân sự Mỹ, ông Tôn Thất Tuấn.

Kể từ năm 2007, Sáng hội Việt Mỹ VAF đã tiến hành tìm kiếm, cải táng hài cốt binh lính Việt Nam Cộng hòa, trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hoà vốn bị bỏ hoang trong một thời gian dài sau năm 1975.

Tính nay, nhờ sự đóng góp tài chính của cộng đồng người Việt ở Mỹ và sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hơn 10.000 ngôi mộ đã được trùng tu, cùng hàng trăm bộ hài cốt tử sĩ Việt Nam Cộng hòa được qui tập.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink, trong bài phát biểu về tình hình quan hệ hai nước Việt-Mỹ đánh giá cao những nỗ lực của VAF trong dự án đầy tính nhân văn này.

“Tôi cảm thấy vô cùng ấn tượng về những tiến bộ đã đạt được trong việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, nhờ vào những nỗ lực của Sáng hội Việt Mỹ. Sự năng nổ của những tổ chức như VAF trong việc tiến hành những trao đổi mang tính xây dựng với phía Việt Nam nhằm cải tạo nghĩa trang Biên Hòa, và xử lí những vấn đề di sản chiến tranh khác là rất truyền cảm hứng. Đó là việc cần phải làm, cho dù không hề đơn giản và dễ dàng,” ông Kritenbrink nói.

Theo lời đại sứ Kritenbrink, hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam không có bất kì thoả thuận nào liên quan đến nghĩa trang quân đội Biên Hoà, nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ luôn ủng hộ những nỗ lực của VAF cũng như cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong vấn đề này.

Trước đó, hôm 29/03/2018, đại sứ Kritenbrink cùng Tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, bà Mary Tarnowka, đã đến viếng và thắp hương tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Đại sứ Kritenbrink chia sẻ trên trang fanpage của ông rằng: “Trong quá trình chúng ta hợp tác để hàn gắn vết thương chiến tranh và như một phần của quá trình hàn gắn, chúng ta bày tỏ sự tôn trọng đối với tất cả những người đã hy sinh thân mình, bất kể họ đứng ở bên nào.”

Nghĩa trang Biên Hòa kể từ sau năm 1975 luôn là một vấn đề nhạy cảm với chính quyền Việt Nam. Đã có những tố cáo và chỉ trích rằng phần lớn diện tích nghĩa trang rơi vào tình trạng hoang tàn, xuống cấp kéo dài vì sự thiếu thiện chí của phía Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đạc Thành, sáng lập viên Sáng hội VAF cho biết dự án trùng tu nghĩa trang Biên Hòa cũng như cải táng hài cốt tù cải tạo hiện nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía chính quyền Việt Nam:

“Chính phủ Việt Nam không thể tự nhiên đi tu bổ nghĩa trang, hoặc tìm kiếm hài cốt của anh em quân lực Việt Nam Cộng hòa, bởi vì của họ họ còn chưa làm xong, rồi họ trả lời làm sao với bên người quân nhân của họ, nhưng nếu chúng ta không lên tiếng thì chính phủ Việt Nam làm sao giúp được. Nếu không có sự giúp đỡ ủng hộ của bên phía chính phủ Việt Nam thì không thể nào mười ngàn ngôi mộ được trùng tu một cách nhanh như thế.”

Ngoài những khó khăn khách quan và chủ quan, ông Thành còn cho biết dự án nhân đạo của VAF còn gặp một số chỉ trích từ phía cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhiều người lên tiếng nghi ngờ mục đích của hội, đồng thời phản đối việc hội hợp tác với chính quyền Việt Nam.

“Đây là việc làm nhân đạo, nhưng mà có những người đã đưa vào vấn đề chính trị,” ông Thành nói.

Hiện tại, VAF đang phối hợp với chính quyền địa phương của Việt Nam tiến hành xây dựng, nâng cấp hệ thống đường sá bên trong nghĩa trang, và trong thời gian tới dự kiến mở rộng chương trình tìm kiếm hài cốt tử sĩ.

“Chúng tôi sẽ đưa vấn đề tìm hài cốt của những người mất tích trong chiến tranh Việt Nam, bất kể người đó là ai, bởi vì sự đau khổ của người Việt Nam không có cái đau khổ nào là khác đau khổ nào cả. Nước mắt của người vợ Việt Nam, Bắc hay Nam đều là nước mắt của sự đau khổ. Hi vọng rằng trong tương lai, chính phủ Mỹ, chính phủ Việt Nam và chúng tôi sẽ có một hành động tương xứng để đem tất cả hài cốt của những người không may mắn chết trong chiến tranh về với gia đình,” sáng lập viên Sáng hội VAF chia sẻ.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-su-kritenbrink-my-ung-ho-no-luc-trung-tu-nghia-trang-bien-hoa/4388476.html

 

TBT Trọng sẽ ‘mất mặt’ nếu không công khai tài sản

Nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không minh bạch hóa tài sản của mình thì người dân sẽ tiếp tục nghi ngờ ông không trong sạch và cuộc chiến chống tham nhũng của ông được coi là không thực tâm.

Đó là nhận định của ba trong số những người ký vào bức thư gửi tới người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đề ngày 6/5, trong đó kêu gọi ông Trọng “hãy làm gương là người công khai ‘Bản kê khai tài sản’ của mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet đầu tiên.’

TBT Trọng, theo 2 nhà nghiên cứu Nguyễn Quang A và Nguyễn Xuân Diện, và nhà báo tự do Võ Văn Tạo, là người dẫn đầu cuộc chiến chống tham nhũng cho nên ông phải là người “gương mẫu” trong việc minh bạch hóa tài sản của mình “để làm gương cho những người khác làm theo.”

Công khai tài sản để chống tham nhũng

Luật Phòng Chống Tham nhũng của Việt Nam yêu cầu các quan chức chính phủ kê khai tài sản nhưng theo nhận định của Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore với VNExpress, “việc yêu cầu quan chức kê khai tài sản của mình cho thấy không có hiệu quả.”

Theo TS Quang A, các quan chức Việt Nam kê khai tài sản “xong rồi đút ngăn kéo, để biết thế mà thôi”.

Do đó, ngày 3/10/2017, Ban Bí thư Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó ông Trọng là người đứng đầu, ban hành Quyết định 99 yêu cầu cán bộ và đảng viên các cấp phải công khai tài sản của mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tuy nhiên, theo nhà báo tự do Võ Văn Tạo, việc ban hành quy định này chỉ mang tính “hình thức” và “chưa trở thành thực tế.”

Cho tới thời điểm này “vẫn chưa có một công bố kê khai tài sản nào cả và gây bức xúc trong nhân dân”, theo nhận định của TS Quang A, cũng là một nhà hoạt động xã hội.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện của Viện Hán-Nôm Việt Nam cũng nói rằng “cho đến bây giờ tôi chưa thấy có một ông nào, bà nào, một quan chức nào làm việc ấy cả. Ngay cả công khai trên mạng cũng không có.” Người đồng ký tên vào bức thư gửi ông Trọng tỏ ra bức xúc khi cho biết “trong khi đó trước đây khi ứng cử đại biểu quốc hội, chúng tôi công khai toàn bộ tài sản và lý lịch của chúng tôi lên trên mạng để mọi người biết.”

“Chúng tôi làm việc này (gửi thư tới ông Trọng) là để bày tỏ một sự tán thưởng đối với công cuộc chống tham nhũng và chúng tôi ghi nhận kết quả bước đầu của công cuộc chống tham nhũng do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.”

Theo các chuyên gia thì cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng bí thư Trọng lãnh đạo đã đụng đến “những nơi nhạy cảm” từng được coi là “vùng cấm” với các vụ đại án đánh vào các quan chức cấp cao và các nhóm lợi ích đầy quyền lực. Lần đầu tiên một ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, bị kết án trong cuộc chiến chống tham nhũng mà ông Trọng ví von là “đốt lò.”

Tuy nhiên những nhà quan sát chính trường Việt Nam cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng, hiện đã lan sang cả ngành ngân hàng và công an, là một cuộc thanh trừng nội bộ và mang mục tiêu chính trị.

Việc không công khai tài sản của các quan chức chính phủ sẽ tạo thêm tiêu cực và càng thêm tham nhũng trong xã hội, theo nhà báo Tạo và ông cho rằng “chỉ có con đường duy nhất là kê khai và phải công khai để người dân giám sát.”

“Thường những cán bộ Đảng viên có chức có quyền ít khi họ kê thật. Họ giấu bớt tài sản nhưng tai mắt nhân dân thì rất nhiều.”

Theo chỉ số tham nhũng của Transparency International công bố năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 107 trên 180 quốc gia được khảo sát.

Không công khai thì “mất mặt”

Mặc dù cùng ký vào bức thư gửi ông Trọng, nhưng cả TS Quang A, TS Diện và nhà báo Tạo đều không kỳ vọng việc ông Trọng sẽ hồi đáp hay công khai tài sản của mình ra công chúng.

Nhưng theo họ, nếu ông Trọng không công khai tài sản để làm gương thì người dân sẽ tiếp tục mất lòng tin vào Đảng.

“Thì người dân có quyền tiếp tục nghi ngờ là các ông không sạch sẽ gì trong chuyện là tài sản có vấn đề. Và như vậy là bất chấp đòi hỏi chính đáng của người dân,” theo nhà báo Tạo. “Mà chính (yêu cầu công khai tài sản) là quy định của nội bộ Đảng. Trung ương Đảng ra quyết định như thế nên chúng tôi yêu cầu ông, là đảng viên – đặc biệt là đảng viên cao cấp và lãnh đạo đảng thì phải chấp hành các quy định của Đảng. Nếu không làm thì ông ý tự bộc lộ bộ mặt và thực chất của ông ý.”

TS Quang A nói nếu ông Trọng không thực hiện yêu cầu này thì sẽ “mất mặt.”

“Ban bí thư ra quy định như thế. Ông ấy là người đầu trò và ông ấy phải gương mẫu làm đầu tiên mà ông không làm thì có nghĩa là tất cả những lời nói của ông ý và những quyết định của Ban bí thư là không có ý nghĩa gì cả. Tức là toàn bộ là giả dối.”

Nhưng TS Quang A hy vọng rằng ông Trọng “đủ khôn để không bị lâm vào cảnh trớ trêu như vậy.”

https://www.voatiengviet.com/a/tbt-trong-se-mat-mat-neu-khong-cong-khai-tai-san/4389922.html

 

Đinh La Thăng bị đề nghị y án 13 năm tù tội “cố ý làm trái”

Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội hôm 10/5 đề nghị giữ nguyên bản án 13 năm tù giam được tuyên cho cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng vào tháng 1 vì tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.”

Theo ghi nhận của truyền thông trong nước, VKSND đề nghị tòa phúc thẩm không giảm nhẹ hình phạt với ông Đinh La Thăng, từng giữ chức chủ tịch PetroVietnam (PVN) từ 2008 đến 2011, và giữ nguyên hình phạt như án sơ thẩm.

Ông Thăng và 13 bị cáo khác, chủ yếu là các cựu lãnh đạo của PetroVietnam, đang kháng cáo tại các phiên tòa phúc thẩm kéo dài trong 10 ngày bắt đầu hôm 7/5 tại Hà Nội. Một cựu lãnh đạo khác của PVN, Trịnh Xuân Thanh, đã bất ngờ rút đơn kháng cáo và không tham dự tòa phúc thẩm.

Theo đại diện VKS được ZingNews trích lời nói, hầu hết các bị cáo đều nhận tội tại tòa phúc thẩm. Tuy nhiên ông Thăng, từng là Bí thư thành ủy TP HCM và Bộ trưởng Giao thông Vận tải, không nhận tội và khẳng định làm đúng quy trình và thẩm quyền trong việc chỉ định PVC, một công ty con của PetroVietnam, làm tổng thầu thi công Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Ông Thăng, 57 tuổi, phủ nhận liên quan trách nhiệm trực tiếp khi tạm ứng hơn 1.000 tỷ đồng cho PVC, theo ghi nhận của VNExpress về phiên tòa phúc thẩm.

Ngoài bản án 13 năm tù giam vì tội “cố ý làm trái,” ông Thăng còn nhận bản án 18 năm tù giam trong một phiên tòa khác vào ngày 29/3 trong vụ án thất thoát 800 tỷ đồng (35 triệu USD) của PetroVietnam khi đầu tư vào ngân hàng OceanBank.

Hãng tin AP nói vụ xử Đinh La Thăng là một phần trong cuộc chiến bài trừ tham nhũng chưa có tiền lệ do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo. Hãng này cho rằng ông Trọng có thêm quyền lực kể từ khi tái đắc cử vào năm 2016, sau khi hất cẳng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường.

Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng đã lan sang ngành ngân hàng và công an.

https://www.voatiengviet.com/a/dinh-la-thang-bi-de-nghi-y-an-13-nam-tu-vi-co-y-lam-trai/4388393.html