Tin Tổng Hợp – 8/2/22

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 8/2/22

Giới quan sát: Có tín hiệu ông Putin không muốn leo thang khủng hoảng Ukraine

Reuters – Đằng sau sự giận giữ với NATO và lời cảnh cáo phương Tây về ngày tận thế, có những dấu hiệu cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn tránh leo thang trong cuộc khủng hoảng Ukraine và tìm cách điều tiết với phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Lần thứ nhì trong vòng một tuần, ông Putin cảnh cáo hôm 8/2 rằng các
nước châu Âu sẽ tự động bị kéo vào một cuộc chiến với Nga, mà trong đó
sẽ không có kẻ chiến thắng, nếu Ukraine gia nhập NATO và rồi tìm cách
lấy lại bán đảo Crimea bị Nga chiếm hồi năm 2014.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo ở điện Kremlin kết thúc sau 1 giờ sáng,
ông cũng tuyên bố rằng đối thoại chưa chấm dứt, rằng một số đề nghị của
Mỹ và NATO đáng bàn thảo, và rằng Nga sẽ làm “mọi cách để tìm thỏa hiệp
thích ứng cho mọi người.”

Sau hơn 3 tháng căng thẳng phát sinh từ việc ông Putin tập trung hơn
100.000 quân gần biên giới Ukraine, ý định của ông vẫn còn là một điều
khó hiểu. Tòa Bạch Ốc cuối tuần qua cảnh báo ông Putin có thể ra lệnh
tấn công trong vòng vài ngày hay vài tuần.

Tuy nhiên, hai nhà phân tích tại Moscow chuyên giải mật những tín
hiệu từ Điện Kremlin cho rằng phát biểu vừa rồi của ông Putin sau nhiều
giờ thảo luận với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho thấy ông ấy nghiêm
túc về chuyện thương thuyết.

“Lẽ dĩ nhiên ông ấy vẫn giữ lập trường của mình nhưng tôi không có
cảm tưởng là ông ấy đang trong tâm trạng leo thang,” ông Andrey
Kortunov, người đứng đầu Hội đồng Nga chuyên về Các vấn đề Quốc tế, nói.

“Có lẽ bạn sẽ không nói chuyện với một đối thủ 7 tiếng đồng hồ nếu bạn chỉ muốn lên lớp ông ta rồi khép câu chuyện lại.”

Ông Putin đã tập trung một lực lượng hơn 100.000 binh sĩ Nga gần biên
giới với Ukraine trong lúc thúc đẩy những yêu sách cốt lõi mà ông ấy
nhắc lại hôm 8/2: không mở rộng NATO, không triển khai phi đạn gần biên
giới Nga và giảm bớt hạ tầng cơ sở quân sự của NATO tại châu Âu trở về
mức của năm 1997.

Ông than phiền là Mỹ và NATO đã “bỏ qua” những việc này trong phúc
đáp chính thức chuyển cho Moscow hôm 26/1 mà ông mô tả chứa đựng “những
lời lẽ sáo rỗng chính trị và những đề nghị trên những vấn đề thứ yếu.”

Hồi đáp của Mỹ, được tiết lộ vào tuần trước trên báo Tây Ban Nha El
Pais, bao gồm đề nghị giải quyết những mối quan tâm cụ thể của Nga. Theo
tờ báo này, Washington sẵn sàng thảo luận một thỏa thuận hỗ tương về
việc không triển khai phi đạn và lực lượng chiến đấu tại Ukraine, và
thương thuyết về một “cơ chế minh bạch” để xác nhận là Mỹ không đặt phi
đạn hành trình Tomahaw tại những địa điểm phòng thủ phi đạn ở Ba Lan và
Romani.

Ông Kortunov nói đối thoại về kiểm soát vũ khí với Washington có thể là điều ông Putin quan tâm đến.

“Trong một phương diện nào đó, việc này có thể đáp ứng đòi hỏi của
ông ấy vì nếu có những cuộc thương thuyết nghiêm túc về kiểm soát vũ khí
tại châu Âu, những cuộc đàm phán ấy có thể ngăn hạ tầng cơ sở của NATO
tiến gần đến biên giới Nga,” ông Kortunov nói.

“Nếu đây là trọng điểm quan tâm của ông ấy, ông ta có thể nỗ lực giải
quyết vấn đề theo hướng này. Tuy nhiên lẽ dĩ nhiên ông ấy sẽ không bỏ
hoàn toàn những đòi hỏi chính.

Thỏa thuận Minsk

Ông Fyodor Lukyanov, trưởng ban biên tập của tạp chí Russia in Global
Affairs, cho rằng nếu Moscow không thể buộc phương Tây hứa không thu
nạp Ukraine vào NATO, Nga có thể tìm cách đạt được kết quả tương tự qua
việc vực dậy các thỏa thuận hòa bình Minsk năm 2014 và 2015.

Sau cuộc họp với Tổng thống Pháp, ông Putin nhấn mạnh rằng không có
việc thay thế thỏa thuận Minsk, vốn ban tình trạng hiến pháp đặc biệt
cho hai vùng phía đông Ukraine, nơi các phần tử đòi ly khai do Nga yểm
trợ đã chiến đấu chống lại quân đội Ukraine kể từ năm 2014.

Tùy thuộc vào cách tình trạng đặc biệt này được định nghĩa mà nó có
thể cản trở tham vọng của Ukraine muốn gia nhập NATO, đặc biệt là nếu
hai khu vực thân Nga vừa kể được tự do để ký kết những dàn xếp an ninh
với Moscow-điều mà Kyiv sẽ chống lại mạnh mẽ.

Ông Lukyanov lưu ý phương Tây phải có áp lực nghiêm túc để Ukraine
thôi khước từ đàm phán với phe ly khai và ký thỏa thuận tự trị cho hai
vùng ở phía đông.

Tuy nhiên, vẫn theo lời ông, có khả năng là “khung cảnh của một thỏa
thuận mới có thể xuất hiện” từ một số hình thức dàn xếp xung đột, cộng
với một tuyên bố về những dàn xếp an ninh mới tại châu Âu đúng với những
đường hướng ông Macron đề nghị, và những biện pháp kiểm soát vũ khí mới
mà Washington sẵn sàng thảo luận.

“Tôi lạc quan nhưng đồng thời tôi cũng rất dè dặt,” ông nói.

https://www.voatiengviet.com/a/6433209.html

Trung Quốc ‘xâm phạm biên giới với Nepal’

Lực lượng an ninh Nepal tại một cột biên giới trong chuyến đi trước đó đến khu vực này
Chụp lại hình ảnh, Lực lượng an ninh Nepal tại một cột biên giới trong chuyến đi trước đó đến khu vực này

Một báo cáo của chính phủ Nepal bị rò rỉ cho BBC đã cáo buộc Trung Quốc xâm phạm Nepal ở biên giới chung của hai nước.

Đây là lần đầu tiên có tuyên bố chính thức từ Nepal về việc Trung Quốc can thiệp vào lãnh thổ của họ. Quảng cáo

Báo
cáo được đưa ra vào tháng 9 năm ngoái sau khi có tố cáo rằng Trung Quốc
đã xâm phạm vào quận Humla, ở vùng viễn tây của Nepal.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Kathmandu phủ nhận có bất kỳ hành vi xâm phạm nào.

Chính phủ Nepal vẫn chưa trả lời các truy vấn từ BBC.

Hình minh họa

Không
rõ tại sao báo cáo vẫn chưa được công bố. Nhưng trong những năm gần
đây, chính phủ Nepal đã cải thiện quan hệ với Trung Quốc để làm đối
trọng với mối quan hệ lâu đời của nước này với Ấn Độ, nước láng giềng
khổng lồ ở phía nam.

Những phát hiện của báo cáo có khả năng gây áp lực lên những mối liên hệ đang ngày càng gia tăng của Nepal với Bắc Kinh.

Biên
giới giữa Nepal và Trung Quốc kéo dài gần 1.400 km (870 dặm) dọc theo
dãy núi Himalaya. Biên giới được ghi trong một loạt các hiệp ước được ký
kết giữa hai nước vào đầu những năm 1960.

Phần
lớn khu vực biên giới là ở các khu vực xa xôi, khó tiếp cận. Trên mặt
đất, ranh giới được phân định bằng một chuỗi cột, đặt cách nhau nhiều
cây số.

Khu vực biên giới ở Humla, với các tòa nhà Trung Quốc ở phía trước và núi Kailash phủ đầy tuyết ở phía xa
Chụp lại hình ảnh, Khu vực biên giới ở Humla, với các tòa nhà Trung Quốc ở phía trước và núi Kailash phủ đầy tuyết ở phía xa

Điều này đôi khi khiến khó biết chính xác vị trí của đường biên giới.

Chính
phủ Nepal đã quyết định cử một lực lượng đặc nhiệm tới Humla sau khi có
báo cáo về sự xâm lấn của Trung Quốc. Một số người cho rằng Trung Quốc
đã xây dựng một loạt tòa nhà ở biên giới phía Nepal.

Trong
báo cáo của mình, được chuyển cho BBC, nhóm này phát hiện ra rằng các
hoạt động giám sát của lực lượng an ninh Trung Quốc đã hạn chế các hoạt
động tôn giáo ở biên giới phía Nepal ở một nơi gọi là Lalungjong.

Khu
vực này theo truyền thống là một địa điểm thu hút khách hành hương vì
nó nằm gần Núi Kailash, ngay phía bên kia biên giới Trung Quốc, là một
địa điểm linh thiêng đối với cả người theo đạo Hindu và đạo Phật.

Báo cáo cũng kết luận rằng Trung Quốc đã hạn chế việc chăn thả gia súc của nông dân Nepal.

Cũng
tại khu vực này, Trung Quốc đang xây dựng hàng rào xung quanh biên
giới, đồng thời cố gắng xây dựng một con kênh và một con đường ở phía
biên giới với Nepal.

Nhưng
lực lượng đặc nhiệm cũng xác nhận rằng các tòa nhà Trung Quốc ban đầu
được cho là xây dựng bên trong Nepal, trên thực tế, đã được xây dựng ở
phía biên giới Trung Quốc.

Các
nhà điều tra nhận thấy người dân địa phương Nepal thường ngại nói về
các vấn đề biên giới vì một số người trong số họ phụ thuộc vào việc tiếp
tục tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Báo cáo khuyến nghị lực lượng an ninh Nepal đóng quân trong khu vực để đảm bảo an ninh.

Họ
cũng đề xuất Nepal và Trung Quốc nên kích hoạt lại một cơ chế không
hoạt động được thiết lập để giải quyết các vấn đề biên giới này.

Budhhi
Narayan Shrestha, một nhà vẽ bản đồ nổi tiếng và từng là người đứng đầu
bộ phận khảo sát của Nepal, cho biết những người sống gần biên giới nên
được thông báo rõ ràng chính xác vị trí để họ có thể bảo vệ lãnh thổ
Nepal tốt hơn.


Trung Quốc phủ nhận bất kỳ hành vi xâm phạm nào, nên không rõ động cơ
của họ có thể là gì trong việc khẳng định quyền kiểm soát biên giới của
họ với Nepal, nhưng an ninh có thể là một lý do.

Trong
lịch sử, có một số việc giao thông qua biên giới không chính thức, bao
gồm cả khách hành hương và thương nhân, nhưng Trung Quốc đã dần hạn chế
việc di chuyển này.

Vijay
Kant Karna, một cựu quan chức ngoại giao Nepal hiện đang làm việc tại
một tổ chức tư vấn ở Kathmandu, cho biết Bắc Kinh có thể lo lắng về Ấn
Độ, đối thủ trong khu vực.

Ông nói: “Có vẻ như họ lo ngại về sự xâm nhập của các thế lực bên ngoài, vì vậy họ muốn cắt đứt quan hệ qua biên giới.”

Trung Quốc cũng có thể lo lắng về diễn biến theo hướng ngược lại.

Khu
vực ở biên giới phía Trung Quốc là Tây Tạng, từ đó nhiều người đã chạy
trốn để thoát khỏi điều mà họ coi là sự đàn áp của Bắc Kinh.

Khoảng 20.000 người tị nạn Tây Tạng sống ở Nepal; những người khác ghé qua trên đường đến Ấn Độ và các nơi khác.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cố gắng cắt đứt con đường thoát hiểm này.

Đã
có báo cáo về việc Trung Quốc xâm nhập vào Nepal trong hai năm qua, dẫn
đến các cuộc biểu tình không thường xuyên ở thủ đô Kathmandu của Nepal.
Cuộc biểu tình mới nhất là vào tháng trước.

Đáp lại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Nepal đã đưa ra một tuyên bố vào tháng Giêng rằng: “Không có tranh chấp nào cả. Hy vọng rằng người dân Nepal không bị lừa bởi những báo cáo sai lệch của cá nhân.”

Tuy nhiên, đại sứ quán đã không trả lời BBC về các cáo buộc cụ thể được đưa ra trong báo cáo chưa được công bố.

Người ta cho rằng chính phủ Nepal đã lên tiếng vấn đề biên giới với Bắc Kinh – nhưng họ không cho biết những gì Trung Quốc đã nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60303917

Tập đoàn quân sự Miến Điện cho phép đặc sứ ASEAN gặp thành viên đảng của bà Aung San Suu Kyi

Lãnh đạo tập đoàn quân sự tại Miến Điện Min Aung Hlaing đã đồng ý bố trí cho một đặc phái viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp xúc với một số thành viên đảng cầm quyền đã bị lật đổ của bà Aung San Suu Kyi trong một chuyến thăm trong tương lai. Theo một quan chức cấp cao Cam Bốt vào hôm qua, 07/02/2022, cam kết được đưa ra trong cuộc gọi video ngày 26/01 với thủ tướng Cam Bốt Hun Sen. 

Theo hãng tin Anh Reuters, ông Kao Kim Hourn, bộ
trưởng trong nội các của thủ tướng Hun Sen, một nhân vật có tham gia
cuộc họp trực tuyến, đã cho biết như trên nhưng nói thêm là phía Miến
Điện không xác định là thành viên nào của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân
Chủ có thể có mặt. 

Quyết định nói trên thể hiện một nhượng bộ
nhỏ của chính quyền quân sự Miến Điện đối với ASEAN kể từ khi quân đội
Miến Điện làm đảo chánh lật đổ chính phủ được bầu của Liên Đoàn Quốc Gia
vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi. 

Miến Điện đã rơi vào khủng
hoảng kể từ cuộc đảo chánh vào tháng 2 năm ngoái 2021, với khoảng 1.500
thường dân bị thiệt mạng trong các vụ đàn áp của quân đội nhắm vào những
người chống lại chính quyền quân sự. 

Việc mở đối thoại giữa tất
cả các bên trong cuộc khủng hoảng Miến Điện là cốt lõi của kế hoạch hòa
bình ASEAN được toàn khối thông qua vào năm ngoái, bên cạnh một số yêu
cầu khác như chấm dứt bạo lực và chấp nhận một đặc phái viên ASEAN. 

Kao
Kim Hourn thừa nhận rằng trong chuyến đi đầu tiên của mình, tân đặc
phái viên ASEAN, ngoại trưởng Cam Bốt Prak Sokhonn, khó có thể gặp bà
Aung San Suu Kyi, người đã bị chính quyền quân sự Miến Điện giam giữ kể
từ cuộc đảo chính và đang đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự với mức án
tù lên tới gần 150 năm. 

Ngoài bà Aung San Suu Kyi, hàng chục
thành viên đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ cũng đã bị giam giữ kể từ
cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 năm 2021. 

Ông Nay Phone Latt, phát
ngôn viên của ban lãnh đạo còn của Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, hiện
đang lưu vong, đã cho rằng bất kỳ cuộc gặp nào với đặc phái viên ASEAN
phải được họ đồng ý. 

Đối với Reuters lời cam kết của ông Min Aung
Hlaing không đủ để cho phép Cam Bốt mời đại diện chính quyền quân sự
Miến Điện tham dự cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN vào tuần tới. 

Cam Bốt, chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm nay, vào tuần trước đã yêu cầu Miến Điện chỉ định một đại diện phi chính trị, tiếp tục duy trì chủ trương loại các quan chức quân đội Miến Điện ra khỏi các hội nghị cấp cao thường niên, điều đã được áp dụng từ thượng đỉnh ASEAN năm ngoái. 

Trọng Nghĩa

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20220208-t%E1%BA%ADp-%C4%91o%C3%A0n-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n-cho-ph%C3%A9p-%C4%91%E1%BA%B7c-s%E1%BB%A9-asean-g%E1%BA%B7p-th%C3%A0nh-vi%C3%AAn-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%A7a-b%C3%A0-aung-san-suu-kyi

AFP – Trung Quốc: Phương pháp mới xét nhiệm Covid-19. Hãng tin Pháp, ngày 08/02/2022, cho hay các nhà khoa học Trung Quốc thông báo đã tìm ra một phương pháp xét nghiệm Covid-19 mới có độ chính xác như xét nghiệm PCR, nhưng cho ra kết quả trong vòng bốn phút thay vì nhiều giờ đồng hồ như xét nghiệm PCR hiện nay.

(RFI) – Các nước nối lại đàm phán hạt nhân Iran. Vòng thứ 8 của cuộc đàm phán hạt nhân Iran tại Vienna, Áo được nối lại vào hôm nay 08/02/2022 với sự tham dự của Iran, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Vương quốc Anh và Mỹ. Trước khi nối lại các cuộc thảo luận, Iran đã nhấn mạnh vào hôm qua rằng việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ là một điều bắt buộc. Đại diện ngoại giao các nước trên đã tham dự nhiều vòng đàm phán tại thủ đô của Áo nhằm tìm kiếm đột phá giúp khôi phục thỏa thuận Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) – thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 giữa Teheran và các cường quốc.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220208-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p