Tin Tổng Hợp – 7/12/21
Mỹ tẩy chay Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh vì nhân quyền
Nhà Trắng tuyên bố hôm thứ Hai, 06/12/2021, không cử đại diện ngoại giao đến tham dự Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2022, vì các vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền của chính quyền Tập Cận Bình.
Từ Washington, thông tín viên RFI Guillaume Naudin tường trình:
«Việc tẩy chay đã được nhen nhóm từ nhiều tuần nay, và cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến giữa Joe Biden và Tập Cận Bình không đủ để làm giảm căng thẳng giữa hai nước. Như vậy, các quan chức Hoa Kỳ sẽ ngồi ở nhà để cổ vũ các vận động viên Mỹ tham gia Thế Vận Hội. Dĩ nhiên, các nhân viên ngoại giao Mỹ vẫn có mặt để bảo đảm an toàn cho phái đoàn Hoa Kỳ.
Về phía chính quyền Mỹ, thật khó để làm như không có chuyện gì xảy ra, trong khi nhân quyền thường xuyên bị chà đạp tại Trung Quốc, nhất là ở Tân Cương. Riêng trong trường hợp này, người phát ngôn của Nhà Trắng thậm chí còn sử dụng từ «diệt chủng» nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ. Các tổ chức phi chính phủ khẳng định có hơn một triệu người thuộc cộng đồng thiểu số Hồi Giáo này đang bị giam giữ tại các khu trại.
Trước đó, Trung Quốc đã cảnh báo rằng, họ sẽ thực hiện các biện pháp «đáp trả» nếu Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc tẩy chay như vậy, Bắc Kinh gọi đây chỉ là hành động «khoác lác».
Ủy ban Olympic Quốc tế vui mừng vì quyết định của Hoa Kỳ chỉ giới hạn ở trong khuôn khổ chính trị, các vận động viên Mỹ vẫn có thể tham gia thi đấu. Trước kia, Ủy ban Olympic Hoa Kỳ đã phản đối việc tẩy chay hoàn toàn và giải thích rằng các lần tẩy chay Thế Vận Hội, ở Matxcơva vào năm 1980, và ở Los Angeles vào năm 1984, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, đã cho thấy việc sử dụng những sự kiện thể thao như thế này vào mục đích chính trị là một sai lầm.»
Theo Reuters, cũng trong ngày hôm qua, vài giờ sau tuyên bố của Nhà Trắng, phó thủ tướng New Zealand cho biết sẽ không cử đại diện ngoại giao ở cấp bộ trưởng tới Thế Vận Hội mùa đông ở Bắc Kinh, viện dẫn lý do dịch Covid-19, và khẳng định rằng động thái này không liên quan đến quyết định của Hoa Kỳ.
Về phía Nhật Bản, thủ tướng Fumio Kishida hôm nay cho biết Tokyo chưa đưa ra quyết định, vì cần phải đánh giá lợi ích quốc gia và cân nhắc đến tầm quan trọng của Thế Vận Hội trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản.
Nikkei Asia nhắc lại rằng, năm 1980, giữa lúc chiến tranh lạnh vẫn căng thẳng, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã tẩy chay hoàn toàn Thế Vận Hội mùa đông ở Matxcơva, tức là không có cả vận động viên đến tham dự. Khi đó, chính quyền của tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã phản đối cuộc xâm lược của Liên Xô vào Afghanistan một năm trước đó.
Chi Phương
Bằng chứng sơ khởi cho thấy Omicron lây mạnh nhưng ít trầm trọng
Reuters – Những bằng chứng sơ khởi cho thấy biến thể Omicron của virus corona
có khả năng lây nhiễm cao hơn nhưng ít trầm trọng hơn, chuyên gia về
bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, bác sĩ Anthony Fauci, cho biết ngày
7/12.
Dù phải cần thêm dữ liệu nữa, nhưng những ca bệnh ban đầu nhiễm
Omicron dường như ít phải nhập viện hơn và bệnh nhân ít cần oxy hơn, ông
Fauci nói với báo chí tại cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc.
Ông cho hay tuần tới dự kiến sẽ có thêm dữ liệu, nhưng sẽ mất một vài tuần mới có kết luận chính xác.
Mỹ đang tiếp tục xem lại những hạn chế du hành áp đặt lên một số nước
ở miền Nam Châu Phi nơi Omicron được phát hiện đầu tiên, nhưng các hạn
chế này sẽ được giữ nguyên trong một thời gian, điều phối viên đáp ứng
COVID của Tòa Bạch Ốc, ông Jeff Zients, cho hay tại cuộc họp báo.
Ông Zients cho biết Mỹ đã tiêm 12,5 triệu liều vaccine trong tuần qua, con số cao nhất kể từ tháng 5, khoảng 7 triệu liều trong số này là mũi tiêm tăng cường.
Covid-19: Thủ tướng Campuchia đòi một tướng VN xin lỗi
Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Hai 6/12 đã có phản ứng mạnh mẽ với một tướng Việt Nam liên quan tới tình hình Covid-19.
Trong
lễ khai trương Quốc lộ 11 của Campuchia, nhà lãnh đạo nước này đòi vị
tướng đang là Thứ trưởng quốc phòng Việt Nam chỉ huy lực lượng biên
phòng phải xin lỗi vì đã nói Covid-19 lan từ Campuchia sang Việt Nam,
báo Khmer Times tường thuật.
Ông Hun Sen nói, “không hề đúng khi nói Covid-19 tràn từ Campuchia sang Việt Nam như Sông Mekong”.
“Tôi muốn gửi thông điệp tới phía Việt Nam,” ông nói. “Đây là sự sỉ nhục mà tôi không thể chấp nhận.”
“Những nhận xét của vị tướng này rằng đại dịch Covid-19 tràn từ Campuchia sang Việt Nam là không thể chấp nhận,” ông nói.
“Đó
là sự sỉ nhục đối với Campuchia, điều đã thúc đẩy tôi trong việc bắt
đầu chương trình tiêm chủng, đến nay đã đạt mức phủ vaccine 88% toàn bộ
dân.”
Theo báo Khmer Times,
ông Hun Sen cho biết nhận xét của tướng Hoàng Xuân Chiến được đưa ra
vào ngày 10 tháng 3 năm ngoái và ông đã yêu cầu chính phủ Việt Nam giáng
chức ông nhưng thay vào đó ông Chiến được thăng chức Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng.
Ông Hun Sen nói thêm rằng các nhận xét của tướng Xuân Chiến đã được báo chí Việt Nam đưa tin.
Một bản tin cũ cho hay
ngày 10/3/2020, tại TPHCM, có Hội nghị tăng cường công tác quản lý, bảo
vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu và triển khai phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia.
Ông Hoàng Xuân Chiến, khi đó là Trung tướng và Tư lệnh BĐBP, chủ trì hội nghị.
Ông
Hun Sen cho rằng lẽ ra tướng Xuân Chiến không đưa ra những nhận xét vô
căn cứ vì Campuchia có tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc cao.
“Tôi
nói về tướng Xuân Chiến. Phải chăng đại dịch Covid-19 đã lan từ
Campuchia sang Việt Nam như lũ sông Mekong như lời nhận xét của tướng
Xuân Chiến?”
Ông
Hun Sen cũng cho biết ông đã yêu cầu chính phủ Việt Nam giáng chức
tướng Xuân Chiến vì nhận xét vô căn cứ nhưng ông Chiến đã được thăng cấp
và hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
“Bây giờ, ông ấy phải xin lỗi người dân Campuchia,” ông Hun Sen nói.
Báo The Phnom Penh Post cũng đưa tin này ngày 6/12, nói về sự giận dữ của ông Hun Sen.
Người hiện đang giữ vị trí chỉ huy lực lượng biên phòng là Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Quốc phòng.
Ông
Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương,
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, được thăng hàm từ trung tướng lên thượng
tướng, sau khi được bổ nhiệm vào vị trí thứ trưởng quốc phòng hồi tháng
7/2020.
Quốc
lộ 11 của Campuchia là dự án do Công ty Cầu Đường Trung Quốc phát triển
với ngân sách từ khoản vay ưu đãi của chính phủ Trung Quốc, Tân Hoa Xã
tường thuật.
Dự án hoàn thành trong vòng 30 tháng, sớm hơn 14 tháng so với kế hoạch.
Theo
Sáng kiến Vành đai, Con đường, Trung Quốc đã giúp xây dựng nhiều cầu,
đường và các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng tại Campuchia và các
nước đang phát triển khác.
Trong
lễ khai trương, ông Hun Sen cũng nhiệt thành cảm ơn phía Trung Quốc đã
hỗ trợ Campuchia trang thiết bị y tế và vaccine phòng chống Covid-19.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59564904
Tung tích của Jack Ma lại tiếp tục là ẩn đố
Theo Aboluowang, Jack Ma, người sáng lập Alibaba, được nhìn thấy ở châu Âu hơn một tháng trước nhưng sau đó tung tích của ông lại tiếp tục là một ẩn đố.
Cuối tháng 10 năm nay, báo chí Hong Kong đưa tin Jack Ma đã đến hòn
đảo và sau đó sang châu Âu để “nghiên cứu”. SCMP sau đó cho biết, Jack
Ma đến Tây Ban Nha để tham quan học tập kinh nghiệm nông nghiệp và công
nghệ liên quan tới các vấn đề môi trường. Đây là lần đầu tiên Jack Ma
xuất hiện ở nước ngoài trong vòng một năm kể từ khi ông bị cơ quan chức
năng ở Trung Quốc phong tỏa.
Có nhiều tin tức cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích
thân quyết định việc thanh trừ Jack Ma và Alibaba. Nguyên nhân chính là
bởi Jack Ma thuộc phe của Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, người được
cho là đứng sau chỉ đạo các vụ ám sát Tập Cận Bình.
“The Wall Street Journal” đã trích dẫn một báo cáo cho biết, sau khi
điều tra cấu trúc vốn chủ sở hữu của Ant, một công ty con của Alibaba,
Đảng Cộng sản Trung Quốc phát hiện rằng Giang Chí Thành , cháu trai của
Giang Trạch Dân và Li Botan, con rể của Giả Khánh Lâm , nguyên ủy viên
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, đều là những nhà đầu tư bí mật
của Ant.
Những người quen thuộc với vấn đề này đã nói với Wall Street Journal
rằng Tập Cận Bình không muốn việc niêm yết của Ant mang lại nguồn lợi
tài chính khổng lồ cho các nhóm lợi ích.
Vào tháng 10 năm ngoái, tại Diễn đàn Tài chính Thượng Hải, Jack Ma đã
cáo buộc các cơ quan quản lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc kìm hãm sự
đổi mới tài chính. Phát biểu của Jack Ma đã khiến các quan chức cấp cao
của Đảng Cộng sản Trung Quốc tức giận. Việc niêm yết cổ phiếu của Ant
Financial ngay lập tức bị dừng lại, Đại học Jack Ma’s Lakeside ngừng
tuyển sinh, và phải đổi tên thành “Trung tâm Nghiên cứu Doanh nhân Chiết
Giang Lakeside”; Alibaba bị phạt một số tiền khổng lồ. Và Jack Ma hiếm
khi lộ diện kể từ đó.
Kha Đạt
https://www.dkn.tv/the-gioi/tung-tich-cua-jack-ma-tiep-tuc-la-an-do.html
(Kyodonews) – Ấn Độ – Thái Bình Dương trong năm 2021: Ảnh hưởng của Mỹ gia tăng mạnh nhất, trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc lại suy giảm. Đây là đánh giá mà tổ chức tư vấn độc lập của Úc, Lewis Institut, đưa ra hôm Chủ Nhật 05/12/2021, dựa trên 8 tiêu chí, trong đó có khả năng quân sự, nguồn lực kinh tế và ảnh hưởng ngoại giao. Hoa Kỳ là nước hiếm hoi củng cố được ảnh hưởng bất chấp đại dịch Covid-19. Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 3, sau Mỹ và Trung Quốc. Riêng về kinh tế, ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn lớn hơn Mỹ trong khu vực này.
(RFI) – Slovakia muốn trở thành “đối tác bình đẳng” trong thương mại với Đài Loan.
Quốc vụ khanh kinh tế Slovakia, người dẫn đầu phái đoàn thương mại
chính thức tới Đài Bắc hôm 06/12/2021, tuyên bố “Slovakia ủng hộ Đài
Loan”. Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết, phái đoàn Slovakia, gồm 43 thành
viên, là phái đoàn lớn nhất và cấp cao nhất tới thăm hòn đảo kể từ khi
Slovakia mở Văn phòng đại diện tại Đài Loan vào năm 2003. Đây là dấu
hiệu cho sự ủng hộ ngày càng tăng của quốc tế về việc Đài Bắc có một vị
trí trên trường quốc tế, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
(RFI) – Facebook bị người tị nạn Rohingya khởi kiện về việc phát tán thông tin kích động thù hận.
Đơn kiện tập thể nhắm vào mạng xã hội Facebook đã được người Rohingya
đệ lên tòa án San Francisco, Mỹ, nơi tập đoàn đặt trụ sở. Theo những
người đệ đơn kiện, Facebook đã dùng các thuật toán để tạo điều kiện cho
các tin giả và tư tưởng cực đoan lan truyền, dẫn đến các hành vi bạo lực
trong thế giới thật. Facebook bị đòi bồi thường 150 tỉ đô la. Tuy
nhiên, theo luật Mỹ, ít có khả năng Facebook phải chịu trách nhiệm về
những nội dung cư dân mạng đăng tải.
(Reuters) – Hoa Kỳ thảo luận với Đài Loan về chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Trong
đàm thoại hôm thứ Hai, ngày 06/12/2021, bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ
thảo luận với người đồng cấp Đài Loan về việc cung ứng chất bán dẫn và
chip điện tử. Đài Loan cam kết phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết tình
trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu, nguyên nhân khiến một số dây chuyền
sản xuất ô tô ngừng hoạt động và nhấn mạnh tầm quan trọng trong quan hệ
thương mại và đầu tư với Hoa Kỳ. Hai bên cho biết sẽ hợp tác về công
nghệ, thương mại và đầu tư theo một cơ chế mới.
(Wall Street Journal) – Trung Quốc có thể thiết lập căn cứ quân sự ở Đại Tây Dương. Cơ quan tình báo Mỹ đưa ra báo cáo ngày hôm qua thứ Hai, 06/12/2021 chỉ ra rằng Trung Quốc có thể đang xem xét việc thiết lập căn cứ quân sự tại bờ biển Đại Tây Dương của châu Phi, thuộc Guinea. Đây có thể là một mối đe dọa lớn. Theo Lầu Năm Góc, vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào các cơ sở hạ tầng của các nước đang phát triển, trong đó có Guinea, và sử dụng các “bẫy nợ” cho mục đích an ninh của riêng mình. Năm 2017, Trung Quốc đã mở căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên ở Djibouti, nơi nhìn ra eo biển ngăn cách Biển Đỏ với Vịnh Aden, một điểm quan trọng của tuyến giao thông hàng hải đến và đi từ Kênh đào Suez.
(AFP) – Liên Âu cho 97 công ty hàng không vào danh sách đen. Liên
Hiệp Châu Âu hôm thứ hai, 06/12/2021, đã cập nhật lại danh sách An toàn
Hàng không của tổ chức này. 97 hãng hàng không từ 15 quốc gia bị đưa
vào danh sách đen, cấm khai thác đường bay tại Liên Âu, trong đó có các
hãng hàng không từ Afghanistan, Angola, Sudan hay Nepal. Nguyên do là vì
chính quyền các nước này đã không giám sát tốt, dẫn đến những thiếu sót
an toàn nghiêm trọng.
(AFP) – Nhà báo Philippines Maria Ressa rốt cuộc đã được phép đến Oslo nhận giải Nobel Hòa Bình.
Ngành tư pháp Philippines ngày hôm qua, 06/12/2021 đã chính thức bật
đèn xanh cho bà Ressa xuất ngoại qua Na Uy. Nhà báo này hiện đang được
tự do có điều kiện để chờ phán quyết của tòa về đơn kháng án của bà,
chống lại bản án ở tòa cấp dưới phạt bà về tội phỉ báng. Chế độ tự do có
điều kiện buộc bà phải xin phép ba tòa án để được xuất cảnh, và tòa thứ
ba đã ra phán quyết thuận vào hôm qua. Như vậy nhà đồng sáng lập trang
tin Rappler có thể đến Na Uy từ ngày 8 đến ngày 13 tháng 12.
(AFP) – Giới biên kịch Mỹ tôn phim kinh dị Get Out (Trốn Thoát) là phim hay nhất trong thế kỷ 21. Trong bảng xếp hạng được công bố hôm qua, 06/12/2021, Nghiệp Đoàn Các Nhà Biên Kịch Mỹ đã vinh danh bộ phim phát hành năm 2017 của đạo diễn Jordan Peele. Đứng thứ nhì là phim khoa học viễn tưởng hài lãng mạn “Eternal Sunshine of the Spotless Mind” (Ký Ức Tình Yêu) của Michel Gondry, ra mắt năm 2004, và thứ ba là phim “The Social Network” (Mạng Xã Hôi) của David Fincher, ra năm 2010, nói về Mark Zuckerberg nhà sáng lập trang mạng xã hội Facebook và phim đen Hàn Quốc “Parasite” (Ký sinh trùng) của Bong Joon Ho, ra mắt năm 2019 và đoạt giải Oscar 2020 về phim ngoại quốc.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211207-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p