Tin Tổng Hợp – 6/7/22
Ngoại trưởng Nga thăm Việt Nam trước khi dự hội nghị G20 tại Indonesia
6/7/2022 – Thanh Phương – Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã đến Hà Nội ngày 05/07/2022 để thăm Việt Nam trong hai ngày trước khi sang Indonesia để dự hội nghị G20. Chuyến thăm Việt Nam của ông Lavrov diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”.
Theo thông báo của bộ Ngoại Giao Việt Nam, ngoại trưởng Nga đến thăm Việt Nam theo lời mời của bộ trưởng Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn. Báo chí Việt Nam cho biết hôm nay (06/07), ông Lavrov đã hội đàm với ông Bùi Thanh Sơn trước khi hội kiến tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Phạm Minh Chính.
Trước khi đến Việt Nam, ngoại trưởng Lavrov đã đến thăm Mông Cổ, quốc gia cũng từng là đồng minh của Liên Xô và nay vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với Nga. Theo nhận định của hãng tin AP, chuyến công du châu Á của ông Lavrov nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các nước trong khu vực trong bối cảnh Nga bị phương Tây cô lập ngoại giao và ban hành các trừng phạt nặng nề do cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina. Việt Nam là một trong số các quốc gia vẫn không lên án cuộc xâm lược này.
Hà Nội và Matxcơva đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950, sau đó nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược vào năm 2001. Đến năm 2012, quan hệ hai nước trở thành Đối tác chiến lược toàn diện. Trong chuyến thăm chính thức Nga vào cuối năm 2021, chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và tổng thống Vladimir Putin đã ra Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga đến năm 2030, khẳng định “cùng nhau quyết tâm tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước.
Sau chuyến thăm Việt Nam, chiều nay ông Lavrov sang đảo Bali của Indonesia để dự hội nghị các ngoại trưởng của nhóm G20, quy tụ các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Phản gián Mỹ: Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch gây ảnh hưởng
Reuters – Một cơ quan phản gián Mỹ ngày 6/7 cảnh báo giới chức địa phương và các tiểu bang rằng Trung Quốc đang gia tăng các chiến dịch gây ảnh hưởng nhằm buộc họ thúc đẩy chính phủ liên bang theo đuổi các chính sách thân thiện hơn với Bắc Kinh.
Trung Quốc “hiểu rằng lãnh đạo các địa phương và tiểu bang ở Mỹ có một mức độ độc lập với Washington và sẽ tìm cách dùng họ như các đại diện uỷ nhiệm để cổ suý các chính sách quốc gia mà Trung Quốc mong muốn,” Trung tâm An ninh và Phản gián Quốc gia nêu rõ trong văn bản gửi tới các giới chức cấp địa phương và tiểu bang.
Cảnh báo được đưa ra giữa lúc Mỹ-Trung căng thẳng gay gắt về nhiều vấn đề, từ việc Mỹ bán võ khí cho Đài Loan, cho tới vấn đề nhân quyền Trung Quốc, hoạt động quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông, và các hoạt động gián điệp mà Trung Quốc bị cáo giác.
Toà đại sứ Trung Quốc tại Mỹ chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden xem Trung Quốc là đối thủ cạnh
tranh chiến lược, tìm cách buộc Bắc Kinh tuân thủ luật lệ quốc tế nhưng
quyết tâm tránh xung đột.
Cảnh báo mới đưa ra nói rằng Bắc Kinh dùng nhiều cách khác nhau để
thao túng giới chức địa phương và tiểu bang buộc họ phải thúc đẩy
Washington có những chính sách thân thiện hơn với Trung Quốc.
Cảnh báo này nhấn mạnh rằng các chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc có thể trá hình và ép buộc, với các cơ hội làm ăn hay trao đổi ra vẻ tốt đẹp nhưng đôi lúc là mặt nạ cho các nghị trình chính trị của Trung Quốc.
Cách tiếp cận của Trung Quốc bao gồm sử dụng các nhóm bình phong như
Hội Hữu nghị Nhân dân Trung Quốc, vốn vun đắp các mối quan hệ ‘anh em’
giữa các địa phương hai nước, cảnh báo nêu rõ.
Một nhóm khác, Hiệp hội Quốc gia vì sự Thống nhất Hoà bình của Trung Quốc, vốn cổ suý tình hữu nghị Trung-Mỹ nhưng lại quảng bá quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan trong các văn thư gửi tới chính khách Hoa Kỳ, cảnh báo nói thêm.
Chính quyền cộng sản Trung Quốc nói họ muốn ‘thống nhất hoà bình’ với
Đài Loan dân chủ nhưng không loại bỏ sử dụng võ lực đối với lãnh thổ mà
Bắc Kinh xem là một tỉnh thuộc chủ quyền của mình.
https://www.voatiengviet.com/a/6648530.html
(Benar News) – Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan có thể sắp thăm Việt Nam. Hai nguồn tin địa phương được Benar News trích ngày 05/07/2022 cho biết chuyến thăm có thể diễn ra vào nửa cuối tháng 7 sau khi hoàn thành tập trận ở biển Philippines vào cuối tuần này. Tầu USS Ronald Reagan đã rời căn cứ ở đảo Guam (Mỹ) vào cuối tháng 6. Nếu được tiến hành theo kế hoạch, đây là chuyến thăm đầu tiên của một tầu sân bay Mỹ tại Việt Nam kể từ tháng 03/2020 (USS Theodore Roosevelt) và là lần thứ ba kể từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975 (tầu USS Carl Vinson, tháng 03/2018).
(Yonhap) – TT Hàn Quốc ra lệnh quân đội trừng phạt ngay Bắc Triều Tiên trong trường hợp gây hấn. Tại cuộc họp đầu tiên ngày 06/07/2022 trong tư cách tổng thống với các chỉ huy quân đội cấp cao, ông Yoon cũng kêu gọi xây dựng năng lực đáp trả vững chắc thông qua hệ thống ba mục tiêu để ngăn cản Bắc Triều Tiên sử dụng vũ khí nguyên tử và đạn đạo và giảm nguy cơ gây hấn. Hệ thống ba mục tiêu được nhắc đến là «Korea Massive Punishment and Retaliation», một kế hoạch hành động nhằm khống chế các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong một cuộc xung đột lớn, nền tảng tấn công phủ đầu Kill Chain và hệ thống phòng không và chống tên lửa Hàn Quốc KAMD.
(NHK) – Nga gây sức ép với Nhật Bản. Ngày 05/07/2022, ngay sau khi thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đề xuất áp giá trần đối với dầu lửa Nga, chỉ còn một nửa so với giá hiện hành, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev lập tức cảnh báo Tokyo sẽ không nhận được cả dầu lẫn khí của Nga và hai công ty Nhật Bản sẽ không được tham gia dự án Sakhaline-2 khai thác dầu khí ở Nga.
(AFP) – Cựu tổng thống Nga nêu khả năng dùng vũ khí hạt nhân. Trong tin nhắn đăng ngày 06/07/2022 trên mạng Telegram, ông Dmitry Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng Nga, cho rằng «ý tưởng trừng phạt một đất nước có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới là điều phi lý. Và việc đó có thể gây ra một mối đe dọa cho sự tồn vong của nhân loại». Ông Medvedev muốn nhắc đến cuộc điều tra về khả năng Nga phạm tội ác chiến tranh ở Ukraina đang được Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI) tiến hành.Quảng cáo
(AFP) – Hai ngoại trưởng Mỹ, Nga sẽ hội kiến bên lề G20 ở Indonesia. Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua, 05/07, loan báo tin trên. Hội nghị cấp ngoại trưởng G20 diễn ra tại Bali trong hai ngày 07 và 08/07. Theo nhà ngoại giao Mỹ Daniel Kritenbrink, phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thuộc bộ Ngoại Giao Mỹ, trong cuộc hội kiến giữa ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), hai bên có kế hoạch thảo luận về các biện pháp phòng ngừa để ‘‘quan hệ cạnh tranh’’ Mỹ – Trung không dẫn đến ‘‘xung đột’’ hay ‘‘phán đoán sai lầm’’. Đây là lần đầu tiên ngoại trưởng hai bên gặp nhau kể từ tháng 10/2021.
(AFP) – Litva tái lập nghĩa vụ quân sự. Theo giải thích ngày 5/7/22 của bộ trưởng Quốc Phòng, «hệ thống quân sự hiện nay của Litva đã chạm đến ngưỡng» trong khi mối đe dọa từ Nga ngày càng cao, đặc biệt là cuộc chiến tại Ukraina. Được hủy bỏ vào năm 2007, nghĩa vụ quân sự sẽ được áp dụng trở lại đối với mọi công dân nam kể từ năm 2023.
(AFP) – Pháp có thêm hơn 206.000 ca nhiễm Covid-19 trong vòng một ngày. Theo thống kê hàng ngày được công bố tối 05/07/2022, hơn 17.000 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó hơn 1.000 người phải điều trị hồi sức. Điều trần trước Ủy ban về Luật tại Hạ Viện, tân bộ trưởng Y Tế Pháp François Braun cho rằng «phải bảo vệ người dân và theo dõi tác động của đợt dịch này đối với hệ thống y tế». Tuy nhiên, chính phủ Pháp hiện chỉ khuyến cáo, không áp dụng trở lại các biện pháp chống dịch.
(AFP) – Chiến binh tình nguyện Pháp hy sinh tại Ukraina. Bộ Ngoại Giao Pháp hôm qua, 05/07/2022, xác nhận tình nguyện viên người Pháp thứ hai hy sinh trong chiến đấu tại Ukraina. Anh Wilfried Blériot, 32 tuổi, qua đời tại vùng Kharkiv, đông bắc Ukraina. Bộ Ngoại Giao Pháp gửi lời chia buồn đến gia đình, nhưng đồng thời nhắc lại ‘‘toàn bộ Ukraina hiện là khu vực có chiến tranh’’, chính quyền Pháp cảnh báo công dân ‘‘không nên đến Ukraina, vì bất cứ lý do gì’’. Thông tin về cái chết người chiến binh tình nguyện được đăng tải trước đó trên đài RTL.
(AFP) – Giá trị của euro rơi xuống mức thấp nhất kể từ 20 năm qua. Ngày 05/07/2022, đồng euro rớt giá xuống gần với đô la Mỹ, 1,03 đô la đổi được 1 euro. Nguyên nhân là do căng thẳng về năng lượng tại châu Âu do chiến tranh, cũng như những lo ngại về tăng trưởng trong khu vực sử dụng đồng euro.
(AFP) – Thể thao: 35 quốc gia phương Tây cùng Nhật và Hàn Quốc kêu gọi trừng phạt Nga và Belarus. Trong một tuyên bố chung, đưa ra hôm qua, 06/07, 37 quốc gia liên quan đã kêu gọi các liên đoàn thể thao quốc tế đình chỉ tư cách thành viên của Nga và Belarus, do cuộc xâm lăng Ukraina. Tuyên bố cũng kêu gọi gạt các cá nhân thân cận với chính quyền Nga và Belarus ra khỏi ‘‘các vị trí có ảnh hưởng’’ trong các tổ chức thể thao quốc tế. Tuyên bố nói trên cũng đề nghị các liên đoàn thể thao quốc tế đình chỉ việc truyền hình các hoạt động thể thao tại Nga và Belarus.
(AFP) – Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ kêu gọi điều tra khẩn về các đụng độ đẫm máu tại Uzbekistan. Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh tại quốc gia Trung Á này là thách thức nghiêm trọng nhất với tổng thống Chavkat Mirzioïev, kể từ khi lên nắm quyền năm 2016. Theo chính quyền Uzbekistan, hôm thứ Hai, 04/07, 18 người chết trong các đụng độ hôm thứ Sáu tuần trước, trong một cuộc biểu tình lên án một dự án cải tổ Hiến pháp, nhằm giảm quyền tự trị cho vùng Karakalpakstan. Cao ủy Michelle Bachelet yêu cầu một cuộc điều tra ‘‘độc lập và nhanh chóng’’. Bà Bachelet cũng nhấn mạnh đến việc hơn 500 người bị bắt giữ.
(AFP) – Syria: Hơn 250 trẻ em Pháp và khoảng 100 phụ nữ vẫn đang bị giam trong các trại tù quản lý phần tử thánh chiến. Một nguồn tin chính thức của Pháp cho biết hôm nay, thứ Tư 06/07/2022.Thông tin được đưa ra trong dịp 35 trẻ em và 16 người mẹ quốc tịch Pháp, tham gia hàng ngũ quân thánh chiến Hồi giáo, vừa trở về Pháp trong đêm thứ Hai qua ngày thứ Ba. Trả lời đài RMC, ông Laurent Nunez – điều phối hoạt động tình báo và chống khủng bố của chính phủ Pháp, cựu lãnh đạo cơ quan An ninh Nội địa, cho biết khu vực giam giữ nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Kurdistan hiện nay đang ‘‘ngày càng bất ổn’’, với nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân qua biên giới, hay bị quân thánh chiến tấn công. Giới bảo vệ nhân quyền tại Pháp nhiều lần kêu gọi chính phủ đưa các trẻ em Pháp trong các trại giam ở Syria về nước càng sớm càng tốt.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220706-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p
(TTVN) – Việt Nam: Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng bị bắt. Theo báo chí Việt Nam, hôm nay 05/07/2022 công an Hà Nội đã bắt tạm giam ông Nguyễn Lân Thắng, sinh năm 1975 để điều tra về tội «Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước», theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi. Tuy nhiên tài khoản Facebook mang tên Nguyễn Lân Thắng hiện nay vẫn tiếp tục hoạt động.
(Reuters) – Bị NASA cảnh báo, Trung Quốc nói không có ý định chiếm Mặt Trăng. Bắc Kinh hôm 04/07/2022 bác bỏ lời cảnh báo của Bill Nelson, người đứng đầu cơ quan NASA, theo đó, Trung Quốc muốn « chiếm lĩnh » Mặt Trăng trong khuôn khổ một chương trình quân sự, đồng thời cáo buộc Trung Quốc đánh cắp một số ý tưởng và công nghệ. Bắc Kinh đã tăng tốc chương trình không gian, tập trung cho việc khai thác Mặt Trăng. Một phi thuyền Trung Quốc không người điều khiển đã hạ cánh xuống Chị Hằng năm 2013 và dự kiến dùng những hỏa tiễn đủ mạnh để đưa người lên Mặt Trăng vào cuối thập niên này. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng tuyên bố trên đây của ông Nelson là «vô trách nhiệm».
(Bloomberg) – Đại sứ Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc ngưng truyền bá những lời nói dối của Nga. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, ông Nicholas Burns hôm nay 5/7/22 kêu gọi bộ Ngoại Giao Trung Quốc chấm dứt việc truyền bá «những lời dối trá» của Nga. Trả lời câu hỏi tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới do đại học Thanh Hoa tổ chức tại Bắc Kinh, đại sứ Burns nêu ra yêu cầu: «Tôi hy vọng rằng các phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc sẽ ngừng cáo buộc NATO khơi mào cuộc chiến này. Đó là tuyên truyền của Nga. Tôi cũng mong ngừng nói dối về các phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của Mỹ, vốn không hề tồn tại ở Ukraina». Trước khi ông Nicholas Burns phát biểu, đại sứ Nga tại Trung Quốc, Andrey Denisov, đã hoan nghênh Bắc Kinh về cách tiếp cận «hợp lý và thăng bằng» trong quan hệ với Kiev.
(Reuters) – Uzbekistan: 18 người chết và hàng trăm người bị thương trong cuộc biểu tình ở Karakalpakstan. Đó là thông báo của chính quyền Uzbekistan hôm 4/7/22 sau các cuộc đụng độ trong những cuộc biểu tình chống chính phủ tại nước Cộng hòa tự trị Karakalpakstan ở tây bắc nước này. Lực lượng an ninh đã bắt giữ 516 người xuống đường phản đối một dự luật sửa đổi Hiến Pháp nhằm hạn chế quyền tự trị của Karakalpakstan, nhưng sau đó đã trả tự do cho nhiều người. Tổng thống Uzbekistan, Chavkat Mirioiev hôm thứ Bảy đã từ bỏ dự luật này, nhưng tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại nước Cộng hòa tự trị có hai triệu dân trong vòng một tháng. Hai nhà đối lập lưu vọng dẫn nguồn tin địa phương nói với Reuters số nạn nhân thực tế lớn hơn rất nhiều.
(AFP) – Lạm phát: Trung Quốc giảm dự trữ thịt lợn để kìm lạm phát. Trung Quốc dự kiến sử dụng dự trữ thịt lợn quốc gia để bình ổn giá thịt và hạn chế đầu cơ, cơ quan kế hoạch hóa kinh tế Trung Quốc cho biết hôm nay 05/07. Thịt lợn – loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Trung Quốc – tăng giá hơn 30% so với tháng trước, theo bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc. Để ổn định giá cả và tránh để dân chúng bất mãn, cơ quan kinh tế nói trên đã ra lệnh các nhà sản xuất giết mổ lợn ‘‘với tốc độ ổn định’’ và đe dọa bất kỳ hành động ‘‘thao túng’’ nào cũng sẽ bị trừng phạt.
(AFP) – Kỷ niệm 60 năm Độc lập của Algerie: TT Pháp khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực ‘‘hòa giải ký ức’’ Pháp – Algerie. Hôm qua, 4/7, trong một bức thư gửi người đồng cấp Abdelmadjid Tebboune nhân dịp kỷ niệm 60 năm Độc lập, tổng thống Emmanuel Macron cam kết ‘‘tiếp tục quá nhìn nhận sự thật và hòa giải ký ức của hai dân tộc Algerie và Pháp’’. Theo giới quan sát, 60 năm trôi qua, vết thương quá khứ vẫn còn nhức nhối ở cả hai phía, bất chấp nhiều cử chỉ mang tính biểu tượng hướng đến hòa giải trong nhiều năm qua.
(Reuters) – Trung Quốc đầu tư 3 tỷ đô la vào Quỹ Đầu tư Nhà nước Indonesia (INA). Quỹ Con đường Tơ lụa của Trung Quốc (SRF) đã ký một thỏa thuận khung để đầu tư 20 tỷ nhân dân tệ (2,99 tỷ đô la) vào quỹ INA của Indonesia, theo Indonesia Investment Authority (INA) hôm qua, 04/07. Các nhà chức trách Indonesia cho biết một số cơ quan nước ngoài khác như Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản cũng bày tỏ ý định đầu tư. Vào năm 2019, Indonesia đã đề nghị Trung Quốc thành lập một quỹ đặc biệt trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), để đầu tư vào Indonesia. Vào thời điểm đó, Indonesia đưa ra nhiều dự án với tổng trị giá 91 tỉ đô la.
(AFP) – Ý ban hành tình trạng khẩn cấp hạn hán tại 5 vùng miền bắc. Ngày 4/7/22, chính phủ cũng thông báo giải ngân 36,5 triệu euro để đối phó với tình trạng hạn hán từ nhiều tuần qua ở vùng đồng bằng Pô (gồm 5 vùng Emilia-Romagna, Friuli-Venezia Giulia, Lombardia, Veneto và Piemont). Ngân sách được dành để triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm bảo đảm an toàn chung, sửa chữa thiệt hại tài sản công và tư và bảo đảm điều kiện sống bình thường cho người dân. Hạn hán đang đe dọa hơn 30% sản lượng nông nghiệp của cả nước và một nửa ngành chăn nuôi ở đồng bằng sông Pô, nơi nổi tiếng về jambon Parma.
(Reuters) – Úc phải sơ tán thêm vài chục nghìn người ở Sydney để tránh lũ lụt. Ngày 5/7/22, mưa lớn tiếp tục rơi, khiến lụt lội thêm trầm trọng ở Sydney. Thêm khoảng 50.000 người ở bang New South Wales, chủ yếu ở các vùng ngoại ô phía tây Sydney, phải sơ tán do mực nước sông vượt quá mức báo động.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220705-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p