Tin Tổng Hợp – 6/4/22: Zelensky kêu gọi LHQ có hành động; 7 tỷ phú Việt Nam trong danh sách của Forbes; Tin Trong Nước

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 6/4/22: Zelensky kêu gọi LHQ có hành động; 7 tỷ phú Việt Nam trong danh sách của Forbes; Tin Trong Nước

“Tội ác chiến tranh” ở Ukraina: Zelensky kêu gọi Liên Hiệp Quốc có hành động “ngay lập tức”

Hôm qua, 05/06/2022, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc phải có hành động “ngay lập tức” trước “những tội ác chiến tranh” mà theo ông, Nga đã gây ra ở Ukraina.

Tổng thống Zelensky đã đưa ra yêu cầu nói trên trong một bài phát biểu long trọng qua video được phát trực tiếp tại phòng họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Sau bài phát biểu này, ông đã cho chiếu những hình ảnh về những người bị thảm sát ở Ukraina.

Tổng thống Ukraina còn kêu gọi khai trừ nước Nga khỏi Hội Đồng Bảo An, một quyết định mà Hội Đồng không thể đưa ra được, do Nga là một trong năm thành viên thường trực. Ông Zelensky yêu cầu cải tổ Liên Hiệp Quốc “để quyền phủ quyết không còn đồng nghĩa với quyền chết”. Theo tổng thống Ukraina, nếu không cải tổ được như vậy thì Liên Hiệp Quốc nên đóng cửa.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten tường trình:


Tổng thống Ukraina muốn được bảo đảm là nước Nga sẽ bị truy tố về những
tội ác này và Hội Đồng Bảo An đã gần như nhất trí yêu cầu tiến hành một
cuộc điều tra độc lập ở Ukraina. Đó cũng là yêu cầu của tổng thư ký
Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trước đó. Tòa án Hình sự Quốc tế mở một
cuộc điều tra bốn ngày sau khi Nga phát động chiến tranh Ukraina. Các
nhà điều tra đã đến tại chổ để thu thập các chứng cứ.

Ý thức về những hạn chế của mình, Liên Hiệp Quốc đã khởi động mọi cơ chế có thể được. Tổng thống Zelensky đã cảnh báo Bucha chắc chắn chỉ là khởi đầu của một thực tế kinh hoàng. Không khí giá lạnh đã bao trùm cuộc họp của Hội Đồng Bảo An khi nữ đại sứ Mỹ nhắc đến các trại thanh lọc ở miền đông nước Nga, nơi mà hàng chục ngàn người Ukraina đã bị đưa đến. Theo lời bà, tại đây, các nhân viên Nga đã tịch thu hộ chiếu và thẻ căn cước cùng với điện thoại của họ, rồi chia cắt các gia đình.

Về phần mình, đại sứ Nga khẳng định đó chỉ là những người tự nguyện di tản sang Nga, thậm chí đưa ra con số cụ thể: 602.000 người Ukraina, trong đó có 119.000 trẻ em.”

Điều tra tội ác chiến tranh: Pháp đóng góp tài chính và nhân lực

Hôm qua, sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Pháp Emmanuel Macron với đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky, điện Elysée thông báo là nước Pháp sẽ cung cấp các phương tiện tài chính và nhân lực để giúp điều tra về các vụ thảm sát mà quân Nga bị cáo buộc.

Cụ thể, Paris sẽ đóng góp thêm 490.000 euro cho các công việc của Tòa án Hình sự Quốc tế và sẽ trả trước thời hạn quy định khoản đóng góp tài chính hàng năm của Pháp là 13 triệu euro. Pháp cũng đề nghị gởi 2 thẩm phán và 10 hiến binh tham gia điều tra. Ngoài ra, Paris sẵn sàng gởi một nhóm chuyên gia kỹ thuật đến Ukraina để xem xét các bằng chứng về tội ác chiến tranh.

Thanh Phương

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220406-t%E1%BB%99i-%C3%A1c-chi%E1%BA%BFn-tranh-%E1%BB%9F-ukraina-zelensky-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-c%C3%B3-h%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%99ng-ngay-l%E1%BA%ADp-t%E1%BB%A9c

Việt Nam lần đầu tiên có 7 tỷ phú trong danh sách của Forbes

6/4/2022 – VOA Tiếng Việt

Việt Nam có 7 tỷ phú trong danh sách của Forbes năm nay, trong đó chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất Việt Nam.
Việt
Nam có 7 tỷ phú trong danh sách của Forbes năm nay, trong đó chủ tịch
Vingroup Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất Việt Nam.

Tạp chí Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới trong năm 2022, trong đó Việt Nam có 7 tỷ phú, con số nhiều nhất từ trước tới nay, dù đại dịch và chiến tranh đã ảnh hưởng đến thế giới trong năm qua.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Vingroup – tập đoàn sở hữu cả hãng xe VinFast, vẫn là người giàu nhất Việt Nam, trong khi quốc gia Đông Nam Á có thêm một tỷ phú xuất hiện trong danh sách của Forbes năm nay – Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn. Trong số 7 tỷ phú của Việt Nam, ông Vượng là người duy nhất có trị giá tài sản bị sụt giảm.

Với khối tài sản trị giá 6,2 tỷ USD, giảm 1,1 tỷ USD so với năm ngoái, ông Vượng tụt xuống hạng 411 trong danh sách năm nay, từ hạng 344 trong danh sách năm 2021.

Ông Vượng, người khởi nghiệp bằng việc kinh doanh mì ăn liền ở Ukraine vào thập niên 1990 trước khi về đầu tư vào lĩnh vực bất động sản rồi sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác ở Việt Nam, là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes với tổng tài sản trị giá 1,5 tỷ USD trên hạng 974 vào năm 2013.

Chủ tịch tập đoàn thép Hòa Phát Trần Đình Long là người giàu thứ 2 ở Việt Nam với khối tài sản trị giá 3,2 tỷ USD, đứng thứ 951. Cách đây 5 năm, khối tài sản của ông Long chỉ có 1,3 tỷ USD và vị chủ tịch của Hòa Phát bị loại khỏi sanh sách tỷ phú của Forbes trong 2 năm trước khi trở lại và đứng vị trí 1.444 trong danh sánh năm 2021.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của hãng hàng không giá rẻ VietJet Air, tiếp tục là nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam được Forbes vinh danh. Bà Thảo, cũng là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam, đứng ở vị trí thứ 984 với khối tài sản trị giá 3,1 tỷ USD, tương đương với mức năm 2018 trước khi bị sụt giảm trong 3 năm sau đó. Đây là lần thứ 6 bà Thảo lọt vào danh sách các tỷ phú của Forbes.

Cả ông Vượng, ông Long và bà Thảo đều nằm trong Top 1.000 người giàu nhất hành tinh.

Ông Nhơn, một tỷ phú bất động sản, lần đầu tiên lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes năm nay. Với khối tài sản trị giá 2,9 tỷ USD, nhà sáng lập kiêm chủ tịch Nova Group và cũng là chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn đầu tư Địa ốc NovaLand, được xếp hạng 1.053.

Các tỷ phú còn lại của Việt Nam, đã xuất hiện trong danh sách của Forbes từ năm ngoái, còn gồm có Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang, và Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, lần lượt với khối tài sản trị giá 2,3 tỷ USD trên hạng 1,341, 1,9 tỷ USD trên hạng 1.579, và 1,6 tỷ USD trên hạng 1.818.

Phương pháp được Forbes lựa chọn để đưa vào danh sách các tỷ phú là đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân dựa trên giá trị cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tính đến ngày 11/3.

Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới với 735 tỷ phú với tổng giá trị tài sản lên đến 4.700 tỷ USD, trong đó Elon Musk, người sáng lập và giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, là tỷ phú giàu nhất thế giới với 219 tỷ USD.

Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, đứng thứ 2 với 171 tỷ USD trong tổng giá trị tài sản. Bernard Arnault là tỷ phú duy nhất không phải người Mỹ nằm trong Top 5 những người giàu nhất thế giới trong danh sách của Forbes năm nay. Tỷ phú người Pháp, hiện đang cai quản đế của 70 nhãn hàng thời trang và bán lẻ, có tổng giá trị tài sản lên tới 158 tỷ USD. Đứng thứ 4 và thứ 5 lần lượt là tỷ phú Bill Gates, người sáng lập Microsoft, và Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư tài chính thành công nhất mọi thời đại, với giá trị tài sản lần lượt là 129 tỷ USD và 118 tỷ USD.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-lan-dau-co-7-ty-phu-trong-danh-sach-cua-forbes/6517528.html

Tin Trong Nước – 6/4/22: Chuyển hướng sang kinh tế xanh, Việt Nam thêm cơ hội hút vốn FDI; Hà Nội mở lại quán karaoke, massage, bar

Hiểu Minh | DKN

Ảnh tổng hợp.

Hà Nội mở lại quán karaoke, massage, bar

Vietnamnet – UBND TP. Hà Nội cho phép các quán karaoke, massage, quán bar, trò chơi điện tử, internet hoạt động trở lại từ 0h ngày 8/4.

Việc mở lại phải bảo đảm các điều kiện theo quy định, các biện pháp
phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế và các quy
định liên quan.

Hồi cuối tháng 4/2021, trước diễn biến phức tạp của dịch, trong Công điện hoả tốc về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã yêu cầu từ 0h ngày 30/4/2021 tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, game.

Chuyển hướng sang kinh tế xanh, Việt Nam thêm cơ hội hút vốn FDI

VnEconomy – Năm 2021, bất chấp diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước, thu hút vốn FDI của Việt Nam vẫn đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.

Trong đó, có rất nhiều dự án FDI đăng ký mới và tăng vốn quy mô hàng tỷ USD của những tập đoàn hàng đầu thế giới, như Tập đoàn LG (Hàn Quốc) đầu tư tại Hải Phòng tăng vốn 2 lần với tổng vốn điều chỉnh tăng thêm 2,15 tỷ USD; Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đầu tư nhà máy 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương; Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản) có tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD…

Đánh giá về triển vọng thu hút FDI trong năm 2022, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho rằng sau hai năm bị hạn chế di chuyển, hoạt động đầu tư do dịch Covid-19, cuối năm 2021, dòng vốn FDI bắt đầu quay trở lại Việt Nam với rất nhiều dự án lớn được cấp phép. Theo đó, năm 2022, Việt Nam vẫn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng quan điểm, ông Michele D’ercole, Chủ tịch Phòng thương mại Ý
(ICHAM) tại Việt Nam cho biết, vốn FDI của Ý vào Việt Nam sẽ tăng trưởng
nhanh chóng ngay khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn sau đại dịch.

Khảo sát được ICHAM thực hiện cho thấy mặc dù 2021 là một năm khó
khăn với các doanh nghiệp Ý tại Việt Nam, tuy nhiên, 100% các doanh
nghiệp Ý thành viên của ICHAM tại Việt Nam đều chưa có ý định rời khỏi
thị trường này.

“Chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động tại đây dù cho có những thời điểm rất khó khăn, bởi Việt Nam vẫn là thị trường rất tiềm năng. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký kết và đi vào hiệu lực. Điều này sẽ ngày càng thúc đẩy hơn nữa hoạt động của các doanh nghiệp Ý tại Việt Nam”, ông Michele cho biết.

Khảo sát được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện cũng cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Bất chấp dịch Covid-19, năm 2021, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vẫn khá tích cực.

Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh có lãi tại Việt Nam trong năm
2021 là 54,3%, cao hơn so với kết quả của năm 2020 với khoảng 50%; 56,2%
doanh nghiệp Nhật Bản cũng cho biết, lợi nhuận năm 2022 sẽ cải thiện so
với năm trước; 55,3% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam sẽ
mở rộng sản xuất, kinh doanh trong 1-2 năm tới, tăng 8,5 điểm so với năm
202…

CHUYỂN ĐỔI THEO HƯỚNG XANH

Mặc dù có những cơ hội tích cực, song theo bà Carolyn Turk, Giám đốc
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), để tăng trưởng kinh tế và thu hút
được dòng vốn FDI bền vững, hiệu quả, Việt Nam nên chú trọng đầu tư
chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ xanh vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh nhằm giúp quản lý tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, theo bà Carolyn Turk, việc chuyển hướng sang phát triển xanh sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra những tuyên bố khá tham vọng tại COP26 về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

“Đây là cam kết mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề toàn cầu, giúp Việt Nam cải thiện tăng trưởng, cải thiện thu hút đầu tư, bởi các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đang ngày càng lo ngại về vấn đề xả thải carbon tại các nhà máy ở Việt Nam”, bà Carolyn cho biết.

Còn theo ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, với triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 cũng như trong trung hạn, Việt Nam tiếp tục là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là một điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hoạt động đầu tư vào Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi trong năm nay sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trong bối cảnh tăng trưởng xanh là xu thế được đẩy mạnh trong thời gian tới, Việt Nam cần có sự sẵn sàng để thu hút nguồn lực này thông qua chuẩn bị danh mục các dự án tiềm năng, khung khổ pháp lý hoàn thiện để có thể tiếp cận và huy động các nguồn lực tài chính xanh nhằm giúp Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Đặc biệt, theo các chuyên gia kinh tế, xu hướng tiêu dùng của các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay đã thay đổi, họ không chỉ quan tâm đến mẫu mã, chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến vấn đề phát thải khí nhà kính ở những nước sản xuất. Theo đó, những sản phẩm may mặc, thiết bị điện, thực phẩm sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường sẽ được quan tâm nhiều hơn. Do đó, phát triển nền kinh tế xanh cũng trở thành yếu tố quan trọng để Việt Nam cạnh tranh thu hút đầu tư.

Trung Quốc tăng thu gom 95,6% nông sản sắn của Việt Nam để làm gì?

Danviet – Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), do nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc, từ cuối tháng 3/2022, giá sắn lát có xu hướng tăng trở lại tại hầu hết các tỉnh, giá tinh bột sắn thành phẩm tăng từ 100-200 đồng/kg.

Đáng chú ý, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đang có xu hướng tăng trở lại. Theo ước tính, tháng 3/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 450.000 tấn, trị giá 202 triệu USD, tăng hơn 80% về lượng và tăng hơn 90% về trị giá so với tháng 02/2022.

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước tính đạt khoảng 970.000 tấn, trị giá 420 triệu USD, tăng hơn 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ tinh bột sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 95,6% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước.

Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ sắn lát khô lớn nhất của Việt Nam, chiếm 94,3% tổng lượng sắn lát khô xuất khẩu của cả nước.

Trung Quốc nhập khẩu nhiều sắn lát, tinh bột sắn để làm gì?

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu sắn và tinh bột sắn lớn nhất thế giới và cũng là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam.

Ngoài sản xuất ethanol, với sự hồi phục của ngành chăn nuôi lợn sau khi bị dịch tả lợn châu Phi, trong khi nguồn cung ngô ở Nam Mỹ gặp khó khăn do thời tiết bất lợi, nên Trung Quốc tăng cường nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn để làm thức ăn chăn nuôi, nhất là trong bối cảnh giá thức ăn tăng cao bởi ảnh hưởng chiến sự Nga và Ukraine.

Jonathan Hạnh Nguyễn mua 10 máy bay Boeing trị giá 3,5 tỷ USD

NLĐ – Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), cho biết đã ký hợp đồng mua 10 máy bay Boeing trị giá 3,5 tỉ USD để chuẩn bị cho kế hoạch bay của hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa đầu tiên của Việt Nam

Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) chia sẻ với báo chí thông tin trên bên lề tọa đàm “Tìm giải pháp kéo giảm chi phí xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 6/4.

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho
Công ty CP IPP Air Cargo (ông Jonathan Hạnh Nguyễn là cổ đông sáng lập)
đã được Bộ Giao thông Vận tải thẩm định đủ điều kiện (về vốn, phương án
bảo đảm có tàu bay và tổ chức bộ máy bảo đảm khai thác tàu bay theo quy
định).

Hồ sơ đã được Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng vào 29-3 vừa qua.

“Vua hàng hiệu” thông tin vừa nhận được giấy phép kinh doanh Công ty CP Bellazio Logistics có vốn điều lệ 100 tỉ đồng với sự tham gia của nhiều “ông lớn” gồm: IPPG, Sasco, Viettel Post, Vietnam Post, IPP Air Cargo,… nhằm chuẩn bị hạ tầng, giúp hàng hóa đến sân bay có thể rời cảng sau 15 phút và tỏa đến các tỉnh thành nhanh nhất, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

https://www.dkn.tv/thoi-su/tin-toi-6-4-chuyen-huong-sang-kinh-te-xanh-viet-nam-them-co-hoi-hut-von-fdi-ha-noi-mo-lai-quan-karaoke-massage-bar.html

(Sky News) – Úc muốn Việt Nam trả tự do cho ông Châu Văn Khảm. Hôm nay, 6/4/22, ngoại trưởng Marise Payne xác nhận là chính phủ vẫn cố can thiệp để công dân Úc gốc Việt, Châu Văn Khảm được trả tự do và trở về Úc. Nhà hoạt động Châu Văn Khảm đã bị cầm tù ở Việt Nam kể từ năm 2019 do có tham gia vào đảng Việt Tân. Bộ trưởng Payne cho biết chính phủ Úc rất quan ngại về tình trạng sức khỏe của ông Châu Văn Khảm, năm nay đã 72 tuổi.

(AFP) – Hồng Kông bắt 6 người về tội «phản loạn». Hôm nay, 6/4/22, cảnh sát Hồng Kông thông báo 6 người đã bị bắt và bị kết tội «phản loạn» do đã gây rối trong các phiên xử tại tòa trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 1 năm nay. Luật về tội «phản loạn» đã có từ thời Hồng Kông còn là thuộc địa Anh, nhưng đã được chính quyền đặc khu này sử dụng lại kể từ năm ngoái để đàn áp đối lập.

(AFP) – Tổng thống Sri Lanka mất đa số tại Quốc Hội. Đảng cầm quyền của tổng thống Gotabaya Rajapaksa đến ngày hôm qua 05/04/2022 đã mất đa số tại Hạ Viện sau khi lần lượt các dân biểu của đảng này tuyên bố không ủng hộ chính phủ của thủ tướng Mahinda Rajpaske, em của tổng thống. Trong khi đó các cuộc biểu tình, đòi tổng thống từ chức, phản đối việc chính phủ để khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có, tiêp tục lan rộng ở đất nước nam Á. Tình trạng khẩn cấp được ban bố tuần qua nhằm trấn áp phong trào phản kháng hết hạn vào ngày 07/04 nếu không được Quốc hội bỏ phiếu gia hạn thêm.

(Reuters) – Mỹ thông báo bán hệ thống phòng không cho Đài Loan. Ngày 5/4/22, Lầu Năm góc thống báo chính phủ Mỹ đã đồng ý bán cho Đài Loan trọn gói thiết bị và huấn luyện trị giá 95 triệu đô la cho hệ thống phòng không Patriot. Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng nói rõ là các trang thiết bị và đào tạo kèm theo đó có mục đích răn đe «trước những đe dọa trong vùng và để tăng cường phòng thủ» cho hòn đảo. Ngoại trưởng Đài Loan đã ra thông cáo ca ngợi thông báo trên và nhấn mạnh hệ thống vũ khí này sẽ giúp Đài Loan được bảo vệ trước «sự bành trướng quân sự liên tục cùng những khiêu khích của Bắc Kinh».

(AFP) – Phần Lan sẽ tăng ngân sách quốc phòng 40%. Hôm nay, 06/04/22, bộ trưởng Quốc Phòng Phần Lan thông báo là ngân sách quốc phòng của quốc gia Bắc Âu này sẽ tăng 40% từ đây đến năm 2026, do cuộc xâm lăng Ukraina của Nga. Thông báo này được đưa ra vào lúc Phần Lan, quốc gia có chung 1.340 km biên giới với Nga, đang dự tính gia nhập NATO.

(AFP) – Không gian: Amazon cũng sẽ có vệ tinh nhân tạo. Hôm qua, 05/04/2022, tập đoàn Amazon thông báo ký các hợp đồng chưa từng có với 4 công ty phóng vệ tinh, trong đó có Arianespace của châu Âu, để phóng tổng cộng hơn 3.000 vệ tinh nhân tạo trong vòng 5 năm, phục vụ cho mạng Internet vận tốc cao.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220406-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p