Tin Tổng Hợp – 6/12/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 6/12/21

Nhật Bản tập trận ở đảo Hokkaido

Hàng chục xe tăng Nhật Bản tham gia cuộc tập trận lớn trên đảo Hokkaido, phía bắc đất nước, nhằm phô trương sức mạnh quân sự vào lúc Nga và Trung Quốc gia tăng các động thái quân sự xung quanh lãnh thổ xứ hoa anh đào.  

Hôm nay 06/12/2021 theo AP, hàng trăm binh sĩ hò hét bên lề trường bắn và vẫy cờ, trong lúc hàng loạt xe tăng bắn vào các mục tiêu tượng trưng cho tên lửa hoặc xe bọc thép của đối phương. Cuộc tập trận bao gồm khoảng 1.300 binh sĩ lục quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (quân đội) và kéo dài trong vòng 9 ngày.

Tháng 10/2021, một hạm đội gồm 5 tàu chiến của Trung Quốc và Nga đã đi vòng quanh Nhật Bản trên đường qua Thái Bình Dương đến biển Hoa Đông. Tháng trước, các máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc đã tiến sát không phận Nhật Bản, khiến máy bay chiến đấu Nhật phải bay lên ngăn chặn. 

Hiến Pháp Nhật Bản không cho phép nước này tham chiến và đa số người dân xứ hoa anh đào cũng không muốn đất nước tham gia vào một cuộc xung đột. Nhưng trước các mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga ở gần biên giới quốc gia, chính quyền Tokyo cố gắng tìm cách thuyết phục người dân gạt bỏ mối lo lắng và ủng hộ gia tăng ngân sách quốc phòng. 

Hiện nay, Nhật Bản xếp thứ 5 trên thế giới về sức mạnh quân sự tổng thể sau Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Ngân sách quốc phòng Nhật đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng do trang web Global Firepower đánh giá vào năm 2021.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20211206-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-%E1%BB%9F-%C4%91%E1%BA%A3o-hokkaido

Aung San Suu Kyi: Tòa Myanmar xử nhà lãnh đạo bị lật đổ 4 năm tù giam

Aung San Suu Kyi
Chụp lại hình ảnh, Bà Aung San Suu Kyi đối mặt với tổng cộng 11 tội danh

Xe tải quân đội đâm vào đám đông ở Yangon, cùng lúc quân đội bắn vào người biểu tình.

Có ít nhất ba người bị thương, theo các nhân chứng. Một người bị thương nặng, theo BBC News hôm thứ Hai.

Cùng ngày, cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi bị tuyên án 4 năm tù giam, bản án đầu tiên trong một loạt các tội danh có thể khiến bà bị giam trong tù suốt đời.

Hiện có tới 11 cáo buộc nhắm vào bà và bà đã phủ nhận tất cả các cáo buộc này.

Không rõ khi nào hoặc liệu bà Suu Kyi sẽ bị bắt bỏ tù.

Ông
Win Myint, cựu tổng thống và đồng minh của đảng Liên đoàn Quốc gia vì
Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi, cũng bị bỏ tù hôm thứ Hai với 4 năm cho
cùng tội danh.

Amnesty (Tổ chức Ân xá Quốc tế) gọi các cáo buộc này là “giả”, nói rằng đây là “ví dụ mới nhất về quyết tâm của quân đội nhằm loại bỏ mọi sự chống đối và bóp nghẹt các quyền tự do ở Myanmar.”

‘Khó khăn cho Suu Kyi’

Nữ lãnh đạo 76 tuổi bị cáo buộc hàng loạt tội danh, bao gồm nhiều tội danh tham nhũng và vi phạm đạo luật bí mật chính thức của nhà nước.

Trong
một vụ án, bà Suu Kyi bị kết tội vi phạm các hạn chế về Covid vì đã vẫy
tay chào một nhóm người ủng hộ trong chiến dịch bầu cử năm ngoái khi
đeo khẩu trang và kính chống giọt bắn.

Trong
vụ án khác, bà bị kết tội kích động bất ổn vì một tuyên bố kêu gọi quần
chúng phản đối cuộc đảo chính, do đảng của bà đưa ra sau khi bà đã bị
bắt.

Các
luật sư của Suu Kyi, những người vốn là nguồn tin duy nhất về quá trình
tố tụng pháp lý, cũng đã bị tống đạt lệnh cấm tiết lộ thông tin.

Ít ai trông thấy hay nghe tin về bà trừ những lần bà xuất hiện ngắn ngủi tại tòa.

Một
phát ngôn viên của Chính phủ Thống nhất Quốc gia mới vừa thành lập, một
nhóm bao gồm các nhân vật ủng hộ dân chủ và những người phản đối cuộc
đảo chính, trước đó đã nói với BBC rằng bà Suu Kyi đang gặp khó khăn.

“Bà
ấy không ổn…các tướng lĩnh quân đội đang chuẩn bị bản án cho bà ấy
ngồi tù 104 năm. Họ muốn bà ấy chết trong tù”, Tiến sĩ Sasa nói.

Quân
đội đã nắm chính quyền với cáo buộc gian lận cử tri trong cuộc tổng
tuyển cử được tổ chức vào năm ngoái, trong đó NLD – Đảng Liên đoàn Quốc
gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng trong một
cuộc chiến áp đảo.

Tuy nhiên, các nhà quan sát bầu cử độc lập cho biết các cuộc bầu cử phần lớn diễn ra một cách tự do và công bằng.

Cuộc
đảo chính đã làm nổ ra các cuộc biểu tình lan rộng và quân đội Myanmar
đã đàn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ, các nhà hoạt động và nhà
báo.


Suu Kyi là một trong số hơn 10.600 người đã bị quân đội chính phủ bắt
giữ kể từ tháng Hai, và ít nhất 1.303 người khác thiệt mạng trong các
cuộc biểu tình, theo nhóm giám sát Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.

Aung San Suu Kyi là ai?

Aung San Suu Kyi là con gái của Tướng Aung San, người được cho là anh hùng mang đến độc lập cho Myanmar. Ông bị ám sát khi Suu Kyi mới hai tuổi, ngay trước khi Myanmar giành được độc lập khỏi sự thống trị của thực dân Anh năm 1948.

Bà đã trải qua gần 15 năm bị giam giữ dưới trong tay của quân đội từ năm 1989 đến năm 2010, và được trao giải Nobel Hòa bình cho việc mang lại nền dân chủ cho Myanmar.

Đảng của bà, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã giành được chiến thắng vang dội vào năm 2015, nhưng bà đã bị ngăn cản việc tự mình trở thành tổng thống bởi Hiến pháp Myanmar cấm người có con là công dân nước ngoài giữ chức vụ này. Nhưng bà Suu Kyi, được nhiều người coi là nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar.

Tuy nhiên, danh tiếng của bà ở nước ngoài đã bị tổn hại nghiêm trọng do cách bà xử lý cuộc khủng hoảng Rohingya, bắt đầu vào năm 2017.

Giới
ủng hộ bà Suu Kyi trên thế giới cáo buộc bà đã không ngăn chặn việc
người thiểu số Rohingya bị hãm hiếp, giết và khả năng bị diệt chủng,
bằng cách từ chối lên án quân đội vẫn còn nắm nhiều quyền lực, hoặc thừa
nhận đó là các hành vi tàn bạo.

Một
số người ban đầu cho rằng bà làm thế vì là một chính trị gia thực dụng,
đang tìm cách điều hành một quốc gia đa sắc tộc với một lịch sử phức
tạp.

Nhưng
việc Suu Kyi lên tiếng bào chữa cho các hành động của quân đội tại
phiên điều trần Tòa án Công lý Quốc tế năm 2019 được coi là một bước
ngoặt mới, làm mất đi những gì ít ỏi còn rớt lại về danh tiếng quốc tế
của bà.

Tuy nhiên, ở quê nhà, bà Suu Kyi vẫn rất được đa số tín đồ Phật giáo, những người không mấy có thiện cảm với người Rohingya, ủng hộ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-59544891

Ngoại trưởng Hoa Kỳ thăm Indonesia và Malaysia vào tuần tới

Reuters – Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ đến thăm Indonesia và Malaysia
vào tuần tới khi chính quyền Biden tăng cường can dự ở Đông Nam Á, một
khối mà họ coi là trung tâm trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng
tăng của Trung Quốc, theo Reuters.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

I Gede Ngurah Swajaya, Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề châu Mỹ và
châu Âu của Indonesia, nói với các phóng viên hôm 6/12 rằng ông Blinken
sẽ đến thăm Jakarta vào ngày 13-14 tháng 12, là quan chức cấp cao thứ ba
và là quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến thăm khu vực này trong hai
tháng qua.

Hai nguồn tin ngoại giao Đông Nam Á, yêu cầu không nêu tên, cho biết
ông Blinken cũng dự kiến sẽ thăm Malaysia vào ngày 14-15 tháng 12 trong
chuyến đi đầu tiên của ông tới khu vực.

Tại Indonesia, ông Blinken sẽ có bài phát biểu về y tế, đầu tư và cơ
sở hạ tầng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ông Ngurah nói. Ông Blinken
cũng sẽ tham gia trực tuyến Diễn đàn Dân chủ Bali vào ngày 9/12.

Hiện vẫn chưa rõ liệu ông Blinken có đến thăm các nước khác trong khu
vực hay không. Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Jakarta từ
chối bình luận.

Tại cuộc gặp với các ngoại trưởng Đông Nam Á bên lề Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc vào tháng 9, ông Blinken cho biết Washington sẽ sớm đưa ra một
chiến lược mới cho khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương rộng lớn hơn,
chiến lược đó sẽ được xây dựng “dựa trên tầm nhìn chung của chúng ta về
một khu vực tự do, cởi mở, liên kết, phục hồi và an toàn”.

Ông Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về Đông Á, cho
biết vào tuần trước tại Thái Lan rằng Washington không yêu cầu các đồng
minh lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thay vào đó thúc đẩy tầm nhìn
chung về một trật tự dựa trên quy tắc “nơi các nước lớn không bắt nạt
nước yếu.”

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo cũng đã đến thăm khu vực vào giữa tháng 11 để thúc đẩy quan hệ giữa các nền kinh tế.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-hoa-ky-tham-indonesia-va-malaysia-vao-tuan-toi/6341008.html

(CNN) – Trong tuần này, chính quyền Biden sẽ quyết định có tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 về mặt ngoại giao hay không. Đài truyền hình Mỹ ngày 05/12/2021 trích dẫn nhiều nguồn tin thông thạo cho biết Nhà Trắng sẽ đưa ra quyết định sau cùng «trong tuần» này. Trước mắt, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ từ chối bình luận về tin trên. Tháng 11, tổng thống Biden xác nhận ông đang «cân nhắc» giải pháp này. Nhiều dân biểu Mỹ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cùng kêu gọi chính quyền Biden có một cử chỉ mạnh mẽ phản đối Bắc Kinh chà đạp nhân quyền.

(Reuters) – Việt Nam sẽ quan tâm nhiều hơn đến chính sách tiền tệ. Vài ngày sau khi bộ Tài Chính Hoa Kỳ đưa ra báo cáo tiền tệ, liên quan đến việc Việt Nam đã vượt ngưỡng thặng dư thương mại, tài khoản vãng lai và can thiệp ngoại hối, ông Phạm Thanh Hà, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết hôm 5/12/2021 là ngân hàng sẽ xem xét các vấn đề một cách nghiêm túc và thực hiện các chính sách tiền tệ một cách thận trọng. Ông cũng cho biết ngân hàng đã mua khoảng 25 tỷ đô la trong hai năm qua để duy trì thanh khoản thị trường liên ngân hàng, nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng khi cần tiếp cận vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế.  

(RFI) – Washington mời nhà đấu tranh vì dân chủ Hồng Kông La Quán Thông (Nathan Law) phát biểu tại hội nghị vì dân chủ. Trên trang mạng xã hội Twitter ngày 06/12/2021, La Quán Thông, người đang sống lưu vong tại Anh Quốc, cho biết rất «vinh hạnh» thông báo được tổng thống Hoa Kỳ mời phát biểu nhân ngày khai mạc Hội Nghị Vì Dân Chủ 10/12/2021. Đây sẽ là dịp để tiếng nói của Hồng Kông được lắng nghe với thông điệp chính là «bảo vệ những quyền của con người và đương đầu với một chế độ toàn trị».

(Sky News) – Đài Loan cảnh báo về Thế Chiến III nếu Trung Quốc chiếm hòn đảo. Trả lời đài truyền hình Úc Sky News ngày 05/12/2021, ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) cho rằng «chính phủ Trung Quốc đang thực hiện chủ nghĩa bành trướng bằng vũ lực»«Đài Loan nằm trên tuyến đầu chống chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc». Ông Ngô Chiêu Nhiếp hy vọng Trung Quốc sẽ không gây ra Thế Chiến thứ ba. Về mặt ngoại giao, Đài Bắc có thể mất thêm một đồng minh. Nữ tổng thống sắp tới của Honduras sẽ ưu tiên thiết lập quan hệ với Trung Quốc hơn là Đài Loan. Như vậy, Đài Bắc có thể sẽ chỉ còn 14 nước và vùng lãnh thổ duy trì quan hệ ngoại giao.

(AFP) – Lãnh đạo Quần đảo Salomon, thân Bắc Kinh, vẫn « sống sót » sau cuộc bỏ phiểu bất tín nhiệm. Thủ tướng Solomon, Manasseh Sogavare, vẫn tại vị sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hôm 06/12/2021. Ông cáo buộc các «đặc vụ Đài Loan» đã dàn dựng cuộc khủng hoảng chính trị gần đây, để buộc ông từ chức. Trước đó, quân đội và cảnh sát có vũ trang từ các nước láng giềng đã thiết lập các trạm kiểm soát ở thủ đô Honiara để ngăn chặn tình trạng bạo loạn xảy ra. Trung Quốc và Đài Loan đã tranh giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ, cả hai bên đều sử dụng viện trợ phát triển làm mồi nhử.

(Yonhap) – Bắc Triều Tiên cáo buộc Mỹ là “kẻ hủy diệt hòa bình và ổn định khu vực”. Bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên hôm qua 05/12/2021 có đăng bài viết tố cáo Mỹ là thủ phạm thực sự trong việc thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang và phá hủy sự ổn định và hòa bình trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bình Nhưỡng gần đây cũng chỉ trích liên minh quân sự giữa 3 nước Úc – Anh -Mỹ (AUKUS). Tuần trước, Bắc Triều Tiên mô tả liên minh này như một “công cụ chiến tranh” của Mỹ “mang đến những đám mây đen của chiến tranh hạt nhân.” 

(RFI) – Các tập đoàn Trung Quốc có thể sẽ rút hết khỏi thi trường chứng khoán Mỹ Wall Street. Thông báo Didi Chuxing (Uber Trung Quốc) rút khỏi sàn giao dịch chứng khoán New York được giới phân tích đánh giá là dưới áp lực của chính quyền Bắc Kinh, các tập đoàn công nghệ lớn khác của Trung Quốc có thể cũng phải rời khỏi thị trường tài chính này. Hậu quả là các doanh nghiệp Trung Quốc mất đi nguồn huy động tài chính và giá cổ phiếu của họ bị sụt giảm mạnh.

(AFP) – Iran lên án Pháp bán vũ khí cho các đối thủ vùng Vịnh. Ngày 06/12/2021, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Iran Said Khatibzadeh cho rằng «không nên bỏ qua vai trò của Pháp trong việc gây bất ổn» trong vùng và «việc quân sự hóa khu vực của chúng tôi là điều không chấp nhận được và vũ khí mà Pháp bán là nguồn gốc của các rối loạn mà chúng tôi quan sát thấy». Phát biểu được đưa ra cùng ngày với chuyến thăm Teheran của một cố vấn an ninh quốc gia Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Trước đó, trong chuyến công du của tổng thống Pháp, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đã kí hợp đồng mua 80 chiến đấu cơ Rafal trị giá 14 tỉ đô la.

Phan Minh

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211206-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p