Tin Tổng Hợp – 5/12/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 5/12/21

Trung Quốc hù dọa Đài Loan: Bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao Mỹ cùng lên tiếng cảnh báo

Vào lúc Bắc Kinh bị tố cáo là đang gia tăng các hành vi đe dọa Đài Loan, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin vào hôm qua 04/12/2021 đã tỏ ý quan ngại rằng các phi vụ quân sự của Trung Quốc gần Đài Loan giống như những hoạt động “diễn tập”. Trước đó, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lên tiếng cảnh cáo Bắc Kinh là “nên suy nghĩ kỹ” trước khi có hành động về Đài Loan.

Phát biểu tại một diễn đàn quốc phòng ở thành phố
Simi Valley, tiểu bang California, lãnh đạo Lầu Năm Góc nhận xét là các
chuyến bay quân sự của Trung Quốc gần Đài Loan giống như các “cuộc diễn tập”, nhưng tránh khẳng định rằng Bắc Kinh đang thực sự làm như vậy.

Căng thẳng tại vùng eo biển Đài Loan đã gia tăng đáng kể trong những tháng gần đây, với việc Đài Bắc tố cáo Bắc Kinh liên tục tăng cường các phi vụ thâm nhập vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo mà Trung Quốc luôn đòi sáp nhập.

Theo hãng tin Anh Reuters, ông Lloyd Austin xác định rằng ông “không muốn suy đoán”, nhưng rõ ràng tình trạng đó “trông rất giống các buổi diễn tập”. Ông Austin không nói rõ diễn tập về việc gì, nhưng theo Reuters, các phi vụ huấn luyện quân sự được định nghĩa là diễn tập cho những chiến dịch quân sự tiềm tàng.

Reuters nhắc lại rằng Trung Quốc đã không loại trừ việc sử dụng vũ lực để tấn công thu hồi Đài Loan, bất chấp việc hòn đảo này tuyên bố rằng họ là một quốc gia độc lập và sẽ chiến đấu để bảo vệ quyền tự do và dân chủ.

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo giới lãnh đạo Trung Quốc

Lời báo động về khả năng Trung Quốc “diễn tập” một cuộc tấn công Đài Loan được đưa ra sau khi ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, hôm 03/12, công khai lưu ý giới lãnh đạo Trung Quốc là nên suy nghĩ cẩn thận về các hành động của họ đối với Đài Loan. Phát biểu phát biểu tại hội nghị Reuters Next ở Genève (Thụy Sĩ), lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo về những “hậu quả khủng khiếp” nếu Trung Quốc gây ra khủng hoảng ở eo biển Đài Loan.

Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan từng báo động rằng căng thẳng với Trung Quốc đã lên đến mức tồi tệ nhất trong hơn 40 năm qua, cho rằng Trung Quốc sẽ có khả năng tiến hành một cuộc xâm lược “toàn diện” vào năm 2025.

Đối với ông Blinken, việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan “sẽ là một quyết định hàm chứa thảm họa” và Washington vẫn “kiên định trong cam kết” bảo đảm sao cho Đài Loan có đủ phương tiện để tự vệ. Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố: “Tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc sẽ suy nghĩ thật kỹ về điều này và không để gây ra một cuộc khủng hoảng mà tôi nghĩ sẽ có hậu quả khủng khiếp và sẽ không có lợi ích cho bất cứ ai, bắt đầu từ Trung Quốc”.

Trọng Nghĩa

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211205-trung-qu%E1%BB%91c-h%C3%B9-d%E1%BB%8Da-%C4%91%C3%A0i-loan-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-v%C3%A0-ngo%E1%BA%A1i-giao-m%E1%BB%B9-c%C3%B9ng-l%C3%AAn-ti%E1%BA%BFng-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o

Nhật-Malaysia tăng cường bang giao trước mối nguy Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (ảnh: Youtube/自民党).

Nhật Bản và Malaysia đã đồng ý tăng cường bang giao song phương và thúc đẩy “hợp tác cụ thể” giữa hai nước trong bối cảnh Trung Quốc có những hoạt động quyết đoán ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, theo The Epoch Times.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, hôm 2/12, Thủ tướng Nhật Bản Fumio
Kishida và người đồng cấp Malaysia Ismail Sabri Yaakob đã trao đổi quan
điểm về các vấn đề trong khu vực trong một cuộc điện đàm kéo dài khoảng
25 phút.

Ông Kishida đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ bất kỳ “nỗ lực đơn phương
nào nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông”, lặp lại lập
trường về các vùng biển trong khu vực của Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo
Kishi trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan
Văn Giang hôm 23/11.

Ông Kishida nói với Thủ tướng Malaysia rằng ông dự định thúc đẩy “hợp
tác cụ thể” trong một số lĩnh vực nhất định để hiện thực hóa một khu
vực “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở” đồng thời tăng cường
bang giao song phương hướng tới kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa hai quốc gia này (vào năm 2022).

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nhật Bản này cũng bày tỏ sự sẵn sàng trong
việc tăng cường hợp tác với Malaysia trong nhiều vấn đề, bao gồm cả an
ninh và an toàn hàng hải, cùng những vấn đề khác.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố, “Đáp lại, Thủ tướng Ismail Sabri bày
tỏ sự đánh giá cao đối với sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau
của Nhật Bản, bao gồm cả việc tài trợ vaccine và tuyên bố rằng ông muốn
tăng cường hơn nữa hợp tác song phương hướng tới kỷ niệm 40 năm Chính
sách Hướng Đông vào năm tới.”

Ông Ismail Sabri đã dùng trang Facebook của mình để bày tỏ lập trường
cứng rắn của ông về Biển Đông và kêu gọi tất cả các bên tránh các hành
động khiêu khích mà có thể làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng
trong khu vực. Ông nhấn mạnh sự cần thiết trong việc gìn giữ [hiện
trạng] của Biển Đông là “một khu vực thương mại hòa bình và ổn định”.

Ông Ismail Sabri viết: “Chúng tôi cũng thảo luận về các vấn đề lợi
ích chung, đặc biệt là về nỗ lực mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh
tế, giáo dục, thương mại, quốc phòng và phát triển nguồn nhân lực.”

Hai nhà lãnh đạo này cũng trao đổi về vấn đề Bắc Hàn đang tăng cường
xây dựng quân đội và vũ khí; cũng như tình hình ở Myanmar. Ông Kishida
cho biết ông sẽ ủng hộ các sáng kiến ​​của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á về Myanmar.

Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự ở Biển Đông, vùng biển mà
nước này tuyên bố các quyền đối với gần như toàn bộ diện tích khu vực,
mặc dù Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đều có tuyên
bố chủ quyền đang tranh chấp với Trung Quốc.

Tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye đã bác bỏ các yêu sách của Bắc
Kinh đối với đại bộ phận của Biển Đông vào năm 2016, ủng hộ Philippines
và các quốc gia khác trong khu vực. Tòa phán quyết rằng các yêu sách của
Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Tuy nhiên, phán quyết này có rất ít tác động đến hành vi của Trung
Quốc, theo đó Bắc Kinh từ chối tuân theo phán quyết. Kết quả là các
tranh chấp lãnh thổ vẫn tiếp diễn, bằng việc Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi
yêu sách của mình đối với các vùng biển rộng lớn dựa trên cái gọi là
“đường chín đoạn”, kể cả đảo đá ngầm.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhat-malaysia-tang-cuong-bang-giao-truoc-moi-nguy-trung-quoc.html

Miến Điện: Quân đội tông xe vào người biểu tình ở Rangoon

Tập đoàn quân sự Miến Điện vẫn tiếp tục tấn công dã man những người ủng hộ dân chủ và biểu tình một cách ôn hòa. Ngày 05/12/2021, quân đội đã cố tình tông xe vào một nhóm người biểu tình ở thành phố Rangoon, khiến 3 người bị thương.

Theo một nhà báo có mặt tại chỗ, được AFP trích dẫn, khi một nhóm người biểu tình ôn hòa ở một phố thương mại tại thủ phủ kinh tế Rangoon để yêu cầu «trả lại chính quyền cho dân» thì một chiếc xe ô tô lớn đã tông thẳng vào họ. Lái xe cố tình «tăng tốc khi lao vào đám đông», «tông vào nhiều người». «Sau đó, quân nhân trên xe nhảy xuống và bắt đầu bắn» vào người biểu tình. Trong ba người bị thương, có một nhà báo Miến Điện đến đưa tin sự kiện. Nhóm quân nhân đánh ba người đã bị xe tông và ngã dưới đất, «chĩa súng vào những người qua đường ra lệnh giải tán».

Từ cuộc đảo chính ngày 01/02, đã có hơn 1.300 thường dân bị thiệt mạng, theo thống kê của Hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị Miến Điện (AAPP). Lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), bà Aung San Suu Kyi, bị tập đoàn quân sự Miến Điện truy tố với nhiều cáo trạng, trong đó có tội kích động và vi phạm các biện pháp hạn chế chống dịch Covid-19. Tòa đã hoãn tuyên án đến ngày 06/12.

Cũng trong ngày 05/12, tướng Min Aung Hlaing đã đến thăm ông Tin Oo, đồng sáng lập đảng đối lập NLD, và hứa « hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nếu ông Tin Oo thấy cần và bệnh viện quân y sẽ giúp ông ». Theo AFP, đây là cuộc tiếp xúc quan trọng đầu tiên với đảng đối lập NLD kể từ khi tập đoàn quân sự đảo chính.

Tuy nhiên, chuyến thăm này chỉ mang tính hình thức vì ông Tin Oo đã rời chính trường do tuổi cao (98 tuổi) và không còn vai trò quan trọng trong đảng NLD. Theo nhận định của ông Richard Horsey, cố vấn về Miến Điện của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG), «vì ông Min Aung Hlaing dường như kiên quyết loại Aung San Suu Kyi và sẽ không gặp bà, nên có thể ông sẽ có những cuộc gặp vô thưởng vô hại khác về mặt chính trị».

Thu Hằng

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20211205-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-t%C3%B4ng-xe-v%C3%A0o-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%E1%BB%9F-rangoon

Goldman Sachs cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Mỹ vì biến thể Omicron

Reuters – Goldman Sachs hôm thứ Bảy đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế
Mỹ xuống 3,8% cho cả năm 2022 vì các rủi ro và sự bất ổn do sự xuất hiện
của biến thể Omicron.

Logo của Goldman Sachs tại sàn giao dịch chứng khoán New York.
Logo của Goldman Sachs tại sàn giao dịch chứng khoán New York.

Kinh tế gia Joseph Briggs của Goldman nói trong một nhận định rằng
biến thể Omicron có thể làm chậm quá trình tái mở cửa nền kinh tế, nhưng
công ty hy vọng nó “chỉ là một lực cản khiêm tốn” đối với chi tiêu dịch
vụ.

Công ty nay dự báo mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả
năm 2022 là 3,8%, giảm so với mức 4,2% trước đó và tăng trưởng quý tư là
2,9%, giảm so với 3,3% trước đó, ông Briggs cho biết.

Theo nhận định, tình trạng thiếu nhân công có thể kéo dài hơn nếu mọi người không cảm thấy thoải mái khi quay trở lại làm việc.

Goldman chỉ ra sự lây lan của virút có thể làm trầm trọng thêm tình
trạng thiếu nguồn cung nếu các quốc gia khác áp đặt các hạn chế chặt chẽ
hơn, nhưng việc tăng tỷ lệ tiêm chủng của các đối tác thương mại nước
ngoài sẽ ngăn chặn sự gián đoạn nghiêm trọng.

Dự báo về Hoa Kỳ của Goldman Sachs được đưa ra sau khi Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva cho biết hôm thứ Sáu rằng tổ chức này có khả năng giảm ước tính dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vì biến thể Omicron.

https://www.voatiengviet.com/a/goldman-sachs-c%E1%BA%AFt-gi%E1%BA%A3m-d%E1%BB%B1-b%C3%A1o-t%C4%83ng-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-gdp-n%C4%83m-2022-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-v%C3%AC-bi%E1%BA%BFn-th%E1%BB%83-omicron/6340220.html

20 nước tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh

Một màn trình diễn mời gọi tới với Olympic mùa đông 2022 (ảnh: Từ video của WorkpointOfficial)

Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 đang đến gần. Tuy nhiên con số nước phản đối sự kiện này đang tăng lên từng ngày, theo Epoch Times.

Vào ngày 2/12, “Nghị quyết đình chiến tại Thế vận hội Mùa đông” do
Bắc Kinh và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cùng soạn thảo đã được đệ trình
lên Liên hợp quốc và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày
hôm đó. Nghị quyết kêu gọi tất cả các quốc gia gác lại xung đột trong 7
ngày trước khi khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh và 7 ngày sau khi
bế mạc Paralympic vào ngày 13/3/2022.

Tuy nhiên, theo báo Sydney Morning Herald của Úc, 20 quốc gia, bao
gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, đã từ chối ký
vào nghị quyết đình chiến nhằm thể hiện sự bất mãn đối với hành vi vi
phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương, vấn đề Hồng Kông và sự cố vận
động viên quần vợt Bành Soái.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng không ký để bày tỏ sự không hài lòng với việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Nhà bình luận chính trị Lam Thuật phân tích trên tờ Epoch Times rằng
ĐCSTQ đệ trình thỏa thuận đình chiến Thế vận hội Mùa đông chủ yếu vì sợ
các nước phương Tây lên tiếng chỉ trích mình vi phạm nhân quyền và phản
dân chủ trước và trong trong thời gian diễn ra Thế vận hội.

Lam Thuật nói: “Các nước phương Tây hiện đã thấy rõ rằng Thế vận hội
Mùa đông là dịp để ĐCSTQ thiết lập hình ảnh của mình như một quốc gia
hùng mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, có đến 20 quốc gia từ chối ký hiệp
định này, điều đó cho thấy rằng ngày càng có nhiều nước nhận ra ĐCSTQ
chính là mối đe dọa cho hòa bình thế giới”. 

Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh dự kiến ​​khai mạc vào ngày 4/2/2022.
Kể từ năm 2020, các tổ chức nhân quyền quốc tế và các tầng lớp nhân dân
đã kêu gọi tẩy chay. Với cách tiếp cận của Thế vận hội Mùa đông Bắc
Kinh, sự phản đối của cộng đồng quốc tế đối với Thế vận hội Mùa đông
ngày càng lớn hơn.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Trương Kiện nói rằng vào năm 2008, Bắc Kinh
tổ chức Thế vận hội Mùa hè, và có nhiều lời kêu gọi quốc tế tẩy chay.
Tuy nhiên, những người ủng hộ tin rằng sự kiện thể thao nổi tiếng thế
giới này sẽ khiến ĐCSTQ phải lo lắng.

Tờ Sydney Morning Herald dẫn các nguồn tin từ chính phủ Hoa Kỳ và Úc
xác nhận rằng chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Biden có thể tuyên bố
tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh dưới một số hình thức vào đầu
tuần tới. Thủ tướng Úc Morrison cũng đang cân nhắc các biện pháp tương
tự.

Vào ngày 2/12, Chủ tịch Uỷ ban hướng về Trung Quốc thuộc Quốc hội và
Cơ cấu phụ trách hành chính của Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jeff
Merkley và đồng chủ tịch James McGovern đã tuyên bố khởi động dự án “Tù
nhân Olympic” và chỉ trích ĐCSTQ đã làm ô uế Thế vận hội.

Hai người cũng tuyên bố rằng họ sẽ tập trung vào những người bị ĐCSTQ
bỏ tù bất công và khuyến khích mọi người cùng tham gia kêu gọi Ủy ban
Olympic Quốc tế và các đối tác của nó sử dụng ảnh hưởng của họ để gây áp
lực với ĐCSTQ và yêu cầu ĐCSTQ thả họ để giảm bớt sự ô nhiễm của tinh
thần Olympic.

Trương Kiện nói rằng như mọi người đều biết, tinh thần của Thế vận hội là đoàn kết, hữu nghị và hòa bình. ĐCSTQ chưa bao giờ có tinh thần của Thế vận hội kể từ khi thành lập, vì vậy việc đăng cai Thế vận hội ở Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ là một sự xúc phạm và thiếu tôn trọng đối với nền văn minh, hòa bình và tự do của con người.

https://www.dkn.tv/the-gioi/20-quoc-gia-tay-chay-the-van-hoi-mua-dong-bac-kinh.html

(SCMP) – Châu Âu do dự trước lời kêu gọi tẩy chay ngoại giao Olympic mùa đông 2022 Bắc Kinh. Sau vụ tai tiếng về tay vợt nữ Bành Súy, cũng như việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Tây Tạng và trấn áp phong trào dân chủ ở Hồng Kông, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền đã kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022. Theo SCMP ngày 05/12/2021, trong tuần này, ngoại trưởng sắp tới của Đức, bà Annalena Baerbock, trở thành quan chức cấp cao nhất của châu Âu nêu ý tưởng «xem xét kỹ hơn Thế Vận Hội»«vấn đề này chắc chắn sẽ được thảo luận trong những tuần tới». Trước đó, Hoa Kỳ cho biết tẩy chay ngoại giao sự kiện thể thao toàn cầu được tổ chức ở Bắc inh.

(Reuters) – Đài Loan cam kết tiếp tục nói chuyện với Mỹ về tiền tệ. Theo ngân hàng trung ương Đài Loan hôm 04/12/2021, Đài Loan và Hoa Kỳ có quan hệ thương mại đôi bên cùng có lợi, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, và hai bên có các kênh liên lạc “thông suốt” và sẽ tiếp tục nói chuyện với nhau về các vấn đề tiền tệ. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Đài Loan, cùng với Việt Nam, một lần nữa bị cho là đã vượt ngưỡng của bộ Tài Chính Hoa Kỳ về khả năng thao túng tiền tệ, căn cứ theo luật thương mại của Mỹ năm 2015, nhưng không bị chính thức liệt vào diện thao túng tiền tệ.

(L’Express) – Mỹ và đồng minh lo ngại về việc Taliban hành quyết không qua xét xử những cảnh sát của chế độ cũ tại Afghanistan. Thông tin về các vụ hành quyết đã được các tổ chức nhân quyền, trong đó có Human Rights Watch, tiết lộ, theo đó có 47 nhân viên thuộc lực lượng an ninh Afghanistan trước đây bị Taliban hành quyết hoặc mất tích từ ngày 15/08 đến ngày 31/10. Mỹ và khoảng 20 đồng minh, trong đó có Liên Âu, Anh Quốc và Nhật hôm 04/12/2021 ra thông cáo yêu cầu nhanh chóng có các cuộc điều tra.

(RFI) – Covid-19 : Tại Brazil, thành phố Rio de Janeiro không tổ chức lễ hội mừng năm mới 2022. Cho dù các ủy ban khoa học có nhiều ý kiến khác nhau, thị trưởng Rio muốn thật trọng hết sức, đề phòng dịch bùng phát. Ngày 04/12/2021, ông thông báo hủy lễ hội truyền thống nổi tiếng với màn bắn pháo hoa ở bờ biển Copacabana, vốn thường thu hút tới 3 triệu người tham dự, vì lý do virus corona lây lan mạnh và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến biến chủng Omicron. Khoảng 20 thành phố lớn khác của Brazil cũng đã hủy lễ hội đón chào năm mới.

(Reuters) – Công ty truyền thông xã hội mới của Donald Trump đã ký thỏa thuận 1 tỉ đô la với một nhóm nhà đầu tư. Thông báo được công ty mới của cựu tổng thống Mỹ đưa ra ngày 04/12/2021 khi đang chuẩn bị tham gia sàn chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, tên các nhà đầu tư không được nêu rõ. Ứng dụng truyền thông xã hội TRUTH Social của ông Trump dự kiến sẽ ra mắt công chúng trong vài tuần nữa.

(RFI) – Ngày 05/12/2021 đánh dấu tròn 8 năm nhà lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela qua đời ở Johannesburg. Tuy nhiên, trái với hình ảnh nhà đấu tranh chống chủ nghĩa Aparthei với sự nghiệp chính trị được cả thế giới kính trọng, con cháu của giải Nobel Hòa Bình lại không theo nghiệp chính trị và sống trong bóng của cố lãnh đạo Nam Phi. Hiện tại, gia đình Nelson Mandela sống kín tiếng hơn, đặc biệt sau vụ tranh chấp gia tài sau khi ông qua đời năm 2013. Cuộc tuần hành chống tham nhũng, dự kiến diễn ra ngày 05/12 tại Pretoria, để tưởng nhớ nhà lãnh đạo Mandela, đã bị hủy vì biến thể Omicron.

(AFP) – Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào khiến ít nhất 13 người chết. Đây là số liệu phát ngôn viên cơ quan quản lý thiên tai Indonesia đua ra hôm nay 05/12. Ngọn núi lửa Semeru trên đảo Java ngày 04/12/2021 đã phun ra một đám tro bụi khổng lồ và khói xám, gây hoảng loạn trong cư dân ở các ngôi làng xung quanh, khiến họ bỏ chạy khi khu vực chìm trong bóng tối vào giữa trưa.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211205-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p