Tin Tổng Hợp – 28/7/21
Ngoại trưởng Mỹ gặp đại diện Đức Đạt lai Lạt Ma dẫu Trung Quốc có phẫn nộ
Reuters – Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 28/7 gặp đại diện của Đức Đạt lai Lạt ma tại New Delhi, một động thái có thể chọc giận Bắc Kinh vì Trung Quốc xem vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng như là một phần tử ly khai nguy hiểm.
Ngoại trưởng Blinken gặp ông Ngodup Dongchung, người trao cho ông một chiếc khăn quàng của Đức Đạt lai Lạt ma, một quan chức cao cấp Tòa Bạch Ốc cho biết. Quan chức này nói với báo giới với điều kiện ẩn danh rằng: “Đức Đạt lai Lạt ma rõ ràng là một nhà lãnh đạo tinh thần được kính trọng trên thế giới và do đó hành động này được đón nhận với lòng trân trọng và biết ơn.”
Ông Dongchung là đại diện của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) còn được gọi là chính phủ Tây Tạng lưu vong.
Cuộc gặp này là một trong những cuộc tiếp xúc rõ ràng nhất giữa Mỹ và các giới chức Tây Tạng kể từ khi Tổng thống Barack Obama gặp Đức Đạt lai Lạt ma tại Washington vào năm 2016.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa lên tiếng bình luận về cuộc gặp vừa kể. Binh sĩ Trung Quốc chiếm Tây Tạng vào năm 1950 mà Trung Quốc gọi là một cuộc “giải phóng trong hòa bình”. Vào năm 1959, Đức Đạt lai Lạt ma bỏ xứ sang Ấn Độ sống lưu vong sau một cuộc nổi dậy bất thành chống lại sự cai trị của Trung Quốc.
CTA và các tổ chức bênh vực Tây Tạng nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng của quốc tế trong những tháng gần đây giữa những chỉ trích về thành tích nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Vào tháng 11 năm ngoái, ông Lobsang Sangay, cựu lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng đến thăm Tòa Bạch Ốc, lần đầu tiên trong 6 thập niên.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 28/7 gặp đại diện của Đức Đạt lai Lạt ma tại New Delhi, một động thái có thể chọc giận Bắc Kinh vì Trung Quốc xem vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng như là một phần tử ly khai nguy hiểm.
Ngoại trưởng Blinken gặp ông Ngodup Dongchung, người trao cho ông một chiếc khăn quàng của Đức Đạt lai Lạt ma, một quan chức cao cấp Tòa Bạch Ốc cho biết. Quan chức này nói với báo giới với điều kiện ẩn danh rằng: “Đức Đạt lai Lạt ma rõ ràng là một nhà lãnh đạo tinh thần được kính trọng trên thế giới và do đó hành động này được đón nhận với lòng trân trọng và biết ơn.”
Ông Dongchung là đại diện của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) còn được gọi là chính phủ Tây Tạng lưu vong.
Cuộc gặp này là một trong những cuộc tiếp xúc rõ ràng nhất giữa Mỹ và các giới chức Tây Tạng kể từ khi Tổng thống Barack Obama gặp Đức Đạt lai Lạt ma tại Washington vào năm 2016.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa lên tiếng bình luận về cuộc gặp vừa kể. Binh sĩ Trung Quốc chiếm Tây Tạng vào năm 1950 mà Trung Quốc gọi là một cuộc “giải phóng trong hòa bình”. Vào năm 1959, Đức Đạt lai Lạt ma bỏ xứ sang Ấn Độ sống lưu vong sau một cuộc nổi dậy bất thành chống lại sự cai trị của Trung Quốc.
CTA và các tổ chức bênh vực Tây Tạng nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng của quốc tế trong những tháng gần đây giữa những chỉ trích về thành tích nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Vào tháng 11 năm ngoái, ông Lobsang Sangay, cựu lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng đến thăm Tòa Bạch Ốc, lần đầu tiên trong 6 thập niên.
Một tháng sau đó, Quốc hội Mỹ thông qua Luật Ủng hộ và Chính sách Tây Tạng, kêu gọi cho quyền của người Tây Tạng được chọn người kế vị Đức Đạt lai Lạt ma và thành lập một tòa lãnh sự Mỹ tại thủ đô Lhasa của Tây Tạng.
Ngoại trưởng Mỹ công du Ấn Độ nhằm tăng cường hợp tác song phương
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến New Delhi tối 27/07/2021 và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao Ấn Độ trong ngày 28/07 nhằm tăng cường quan hệ song phương. Ngoài hợp tác quốc phòng đối phó với sức mạnh Trung Quốc, vấn đề nhân quyền và tự do cũng được ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh trong chuyến công du. Quảng cáo
Theo trang News18, trong buổi làm việc với ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, ông Blinken « đánh giá cao công việc chúng ta đã và sẽ làm cùng nhau ». Ông cũng cho rằng « sự hợp tác giữa hai nước là quan trọng hơn bao giờ hết » trong giai đoạn sóng gió này, từ hậu quả của dịch Covid-19 đến tác động của công nghệ mới…
Hàng loạt chủ đề hợp tác song phương và trong khu vực liên quan đến an ninh, như Afghanistan, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và sự hợp tác của Bộ Tứ – QUAD cũng được cho là nằm trong chủ đề nghị sự giữa ngoại trưởng Mỹ với đồng nhiệm Ấn Độ và cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Dova.
Trước đó, ông Antony Blinken đã tiếp một nhóm đại diện xã hội dân sự, trong đó có ông Gueshe Dorji Damdul, đại diện của Nhà Tây Tạng, một trung tâm văn hóa của đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông Blinken cam kết sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền và tự do với phía Ấn Độ vì theo ông, « dân tộc Ấn Độ và dân tộc Mỹ tin vào nhân phẩm, vào bình đẳng về cơ hội, nhà nước pháp quyền, các quyền tự do cơ bản, trong đó có tự do tôn giáo và tín ngưỡng ».
Ông Blinken là ngoại trưởng đầu tiên của chính quyền Biden đến thăm Ấn Độ, một thành viên của QUAD và là đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực để làm đối trọng với Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ gặp thủ tướng Modi vào tối 28/07 trước khi lên đường sang Koweit.
Thu Hằng
Yêu cầu Hoa Kỳ tuân thủ các quy tắc quốc tế, ‘sói chiến Trung Quốc’ bẽ mặt trước màn đáp trả của TNS Mỹ
Đầu ngày thứ Ba (27/7), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng trên Twitter rằng Hoa Kỳ nên “nêu gương tốt” và tuân thủ “các quy tắc quốc tế”. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz (R) đã phản ứng nhanh chóng, nói với chính quyền Trung Quốc “các quy tắc quốc tế” là gì.
Văn phòng Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong dòng tweet rằng: “Hoa Kỳ nên tuân thủ các quy tắc quốc tế và nêu gương tốt thay vì làm ngược lại”.
Thượng Nghị sĩ Cruz (CH), mặt khác, sau đó đã cảnh báo từng điều với chính quyền Trung Quốc trong một tweet đáp trả của mình rằng, Trung Quốc cũng không nên vi phạm “các quy tắc quốc tế” này. Ông viết:
“Đừng giết người, đừng tra tấn người vô tội, đừng ép các bà mẹ phá thai, đừng mở trại tập trung, đừng diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và đừng che đậy đại dịch giết chết hơn 4 triệu người trên toàn thế giới”.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc luôn từ chối chấp nhận những cáo buộc này, nhưng tình hình nhân quyền ở Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế trong nhiều năm.
Dân biểu Hoa Kỳ Marjorie Taylor Greene nói vào ngày 5/1 rằng dựa trên hồ sơ vi phạm nhân quyền tồi tệ của ĐCSTQ, Hoa Kỳ nên ngừng giao thương với Trung Quốc; Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố vào ngày 15/6 rằng ĐCSTQ phá vỡ các quyền con người, đó là lý do chính khiến Liên minh châu Âu tránh xa Bắc Kinh.
Phụng Minh
(Benar News) – Mỹ và Indonesia tập trận lớn quy mô lớn chưa từng có. Cuộc tập trận chung mang tên « Garuda Shield » (Lá chắn Garuda) dự kiến diễn ra trong hai tuần, từ ngày 01-14/08/2021 tại khu vực Nam Sumatra, Đông Kalimantan và Bắc Sulawesi, quy tụ đến 4.500 quân nhân của cả hai bên. Tướng Charles Flynn, tổng chỉ huy quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, được trang Benar News trích ngày 27/07/2021, cho biết « lần đầu tiên có nhiều quân nhân Mỹ có mặt tại Indonesia đến như vậy », cụ thể là 2.250 người. Năm 2019, gần 1.400 quân nhân Mỹ và Indonesia tham gia tập trận Garuda Shield. Do dịch Covid-19, cuộc tập trận năm 2020 đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.
(Yonhap) – Hàn Quốc bác thông tin đàm phán họp thượng đỉnh với Bắc Triều Tiên. Ngày 28/07/2021, văn phòng của tổng thống Moon Jae In đã bác thông tin « không chính xác » của Reuters là hai miền đang đàm phán để tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến và khẳng định « không có bất kỳ cuộc đàm phán nào » về chủ đề này. Tuy nhiên, mối quan hệ hai miền tạm thời được xoa dịu với việc lập lại đường dây nóng vào ngày 27/07 sau 13 tháng gián đoạn.
(AFP) – Tập đoàn quân sự Miến Điện hủy kết quả bầu cử năm 2020. Ngày 26/07/2021, tập đoàn quân sự Miến Điện đã viện lý do cuộc bầu cử không « tự do và công bằng », cùng với khẳng định của ủy ban bầu cử là hơn 11 triệu phiếu đã bị gian lận để hủy kết quả bầu cử, cũng như chiến thắng của đảng Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD). Nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi của đảng NLD bị giam tại gia từ sau cuộc đảo chính ngày 01/02.
(RFI) – Ankara tăng cường phòng thủ biên giới với Iran do sợ làn sóng di dân Afghanistan. Một bức tường bê tông cao 3 mét, có thể kéo dài 295 km, đang được xây với nhiều chốt gác. Bên ngoài được rào thêm dây kẽm gai và có một hào ngăn cách, hiện đã có 110 km đã được đào. Thổ Nhĩ Kỳ không có biên giới chung với Afghanistan nhưng cùng với Iran nằm trên chặng đường sang châu Âu của nhiều người Afghanistan. Tính từ đầu năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành 55.000 vụ bắt giữ, so với tổng số 105.000 trong cả năm 2020.
(AP) – Maroc bắt một nhà đấu tranh người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong. Ngày 27/07/2021, Tổng cục An ninh Quốc gia Maroc cho biết Yidiresi Aishan, nằm trong danh sách truy nã chống khủng bố của Trung Quốc giao cho Interpol, đã bị bắt tại sân bay quốc tế Mohammed V ở Casablanca ngày 20/07 khi từ Istanbul tới. Các nhà đấu tranh lo ngại Yidiresi Aishan bị dẫn độ về Trung Quốc. Họ cũng khẳng định vụ bắt giữ mang động cơ chính trị và nằm trong chiến dịch truy bắt trên toàn cầu những người bị Bắc Kinh cáo buộc là « ly khai ».
(RFI) – Trung Quốc bổ nhiệm một người thân cận của Tập Cận Bình làm đại sứ mới tại Hoa Kỳ. Một ngày sau khi tiếp đồng nhiệm Hoa Kỳ Wendy Sherman tại Thiên Tân ở bờ biển phía đông Trung Quốc, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) đã bay qua Washington vào ngày 27/07/2021. Ông là đại sứ mới của Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Là một người thân cận với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Tần Cương từng bắt đầu sự nghiệp ngoại giao tại Luân Đôn.
(Reuters) – Nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc bị đe dọa khi đưa tin về lũ lụt Trung Quốc. Theo Câu Lạc Bộ Phóng Viên Nước Ngoài tại Trung Quốc (FCCC) vào hôm qua, 27/07/2021, nhà báo từ một số hãng truyền thông ngoại quốc đưa tin về những trận lũ lụt gần đây ở Trung Quốc đã bị cư dân địa phương quấy rối trên mạng. Thậm chí phóng viên của đài BBC Anh Quốc và nhật báo Mỹ Los Angeles Times còn nhận được những lời dọa giết.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210728-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p