Tin tổng hợp 28/4/2021

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin tổng hợp 28/4/2021

* Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cam kết ‘không theo nước khác chống Trung Quốc’?
* Hai căn cứ không quân của Myanmar bị bắn rocket, không có thương vong
* Tuyên Bố chung Mỹ-Nhật “Hợp tác toàn cầu Mỹ-Nhật cho kỷ nguyên mới”
* Căng thẳng Mỹ-Trung: Nhật Bản sẽ chọn đứng về phía Mỹ?
* Cố vấn Trung Cộng phác thảo kế hoạch kiểm soát Biển Đông, thách thức sự thống trị của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cam kết ‘không theo nước khác chống Trung Quốc’?

28/04/2021


Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Hà Nội vào ngày 26/4/2021.
Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Hà Nội vào ngày 26/4/2021.

Một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà có cuộc gặp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hôm 27/3, báo chí Trung Quốc đưa tin ông Phúc khẳng định “sẽ không theo các nước khác chống lại Trung Quốc”. Phát biểu được cho là của lãnh đạo Việt Nam gây chú ý cả ở trong nước và quốc tế giữa bối cảnh các phản ứng của Hà Nội đang được theo dõi kỹ trước sự kiện hàng trăm tàu cá của Trung Quốc đang hiện diện ở khu vực Đá Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

“Việt Nam đã có những bình luận tích cực về mối quan hệ với Trung Quốc trong chuyến thăm của Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ không bao giờ đi theo các nước khác để chống lại Trung Quốc”, tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn thông tin từ Tân Hoa Xã cho biết hôm 27/4.

Trong khi đó, truyền thông Việt Nam khi đưa tin về sự kiện không hề đề cập đến khẳng định trên của lãnh đạo Việt Nam, mà chỉ nói rằng liên quan đến vấn đề Biển Đông nói riêng, “Chủ tịch nước khẳng định, hợp tác hai bên đi vào thực chất, môi trường hòa bình ở Biển Ðông được giữ vững chính là điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng hai bên giải quyết những vấn đề tồn tại, nhất là vấn đề trên biển”.

Tờ báo Nhân Dân của Việt Nam nói thêm rằng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc “mong muốn quân đội hai nước tiếp tục tăng cường xây dựng vững chắc lòng tin chiến lược”, trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “mong muốn hai Ðảng, hai nước tiếp tục nỗ lực để giữ gìn môi trường hòa bình, hợp tác trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau”.

Trong khi VOA chưa nhận được phản hồi từ phía chính phủ Việt Nam về yêu cầu xác minh tính thực hư trong phát biểu được cho là của ông Nguyễn Xuân Phúc, một số chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam tỏ ra nghi ngờ về việc cựu Thủ tướng Việt Nam lại đưa ra một phát biểu có thể gây bất lợi cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền với quốc gia láng giềng, nhất là khi ông Phúc đã có một thời gian điều hành chính phủ trong giai đoạn diễn ra nhiều biến động căng thẳng trong mối quan hệ với Trung Quốc và trên Biển Đông.

“Ông Nguyễn Xuân Phúc không bao giờ nói câu đấy”, TS. Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cấp cao khách mời thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas) của Singapore khẳng định với VOA dựa theo nguồn tin ông có được từ những người có mặt trong sự kiện.

“Việt Nam không bao giờ có một chính sách gì cụ thể hoá mối quan hệ với Trung Quốc theo lối như thế cả”, TS. Hà Hoàng Hợp nói thêm.

Đây là lần thứ 6 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sang thăm Việt Nam trong chương trình “Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung”. Theo TS. Hà Hoàng Hợp, phía Việt Nam chưa bao giờ đưa ra một khẳng định nào như thế, và “càng không thể có trong lúc này được”, khi những căng thẳng về chủ quyền ở khu vực Đá Ba Đầu vẫn đang gia tăng mà chưa được giải quyết.

Trong khi đó, một chuyên gia về Biển Đông khác, Thạc sĩ Hoàng Việt, Giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng “Hoàn Cầu Thời Báo là một cơ quan ngôn luận tuy không chính thức (của Trung Quốc) nhưng luôn mang tính diều hâu, đặc biệt trong chính sách tuyên truyền” khi cố tình nói rằng Việt Nam không đi về hướng chống lại Trung Quốc.

“Đúng là như vậy, nhưng phải nói thêm rằng Việt Nam cũng không chống lại bên nào, kể cả Mỹ hay Trung Quốc”, Thạc sĩ Hoàng Việt nói với VOA.

Tuy nhiên, theo ông, mặc dù quan điểm chính thức của Việt Nam là như vậy, nhưng “trên thực tế, mối quan hệ Việt – Mỹ đã có nhiều phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, trong khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc càng ngày có vẻ càng giảm đi”.

Đơn cử, theo Thạc sĩ Hoàng Việt, ngay trong sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà đến thăm Việt Nam, chỉ có một số tờ báo chính thức của chính phủ, của Đảng Cộng sản hay quân đội Việt Nam đưa tin, trong khi các sự kiện liên quan đến mối quan hệ với Hoa Kỳ trong năm qua đều được truyền thông Việt Nam đưa tin khá rầm rộ.

“Điều đó cho thấy thái độ của người Việt Nam đối với cả chính quyền Mỹ và Trung Quốc”, chuyên gia Hoàng Việt nói thêm.

Trong bản tin của Hoàn Cầu Thời Báo, ngoài việc đưa phát biểu được cho là của ông Phúc lên làm tiêu đề, bài báo còn dẫn phân tích của các chuyên gia Trung Quốc nói rằng “Hà Nội đang ngày càng trưởng thành”, đồng thời lưu ý rằng “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Mỹ đề xuất sẽ làm suy yếu sự hội nhập, thống nhất và hòa bình trong khu vực vì nó dùng sự khác biệt giữa các nước trong khu vực để cường điệu và làm leo thang căng thẳng, và Hà Nội không muốn bị lợi dụng”.

Nhận định về nội dung thông tin trên, TS. Hà Hoàng Hợp nói: “Chính xác là chính quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc bảo họ bóp méo sự thật”. Theo ông, mặc dù hai đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam có chung hệ tư tưởng, nhưng lại rất khác nhau về “chính trị, tổ chức” và “mối quan hệ chiến lược giữa hai bên đang có một vấn đề lớn về chủ quyền quốc gia”.

Chuyên gia của Việt Nam cho rằng có thể thấy rõ dụng ý của truyền thông Trung Quốc trong việc “chia rẽ nội bộ Việt Nam” về quan điểm chống Trung Quốc trong vấn đề bảo vệ biển đảo và “chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế”.

Cũng trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam – Thượng tướng Phan Văn Giang. Báo chí Việt Nam nói hai bên đã “thẳng thắn trao đổi” về những vướng mắc hiện nay trong quan hệ hai nước. Trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán là giải quyết các bất đồng thông qua biện pháp hòa bình trên tinh thần tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 và “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), không làm phức tạp tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai căn cứ không quân của Myanmar bị bắn rocket, không có thương vong

29/04/2021


Quân nổi dậy sắc tộc Karen đốt một cơ sở của quân đội Myanmar gần biên giới với Thái Lan, 28/4/2021.
Quân nổi dậy sắc tộc Karen đốt một cơ sở của quân đội Myanmar gần biên giới với Thái Lan, 28/4/2021.

Những kẻ tấn công không rõ danh tính bắn rocket vào hai căn cứ không quân của Myanmar hôm thứ Năm 29/4 nhưng không có thương vong và chỉ gây ra thiệt hại nhỏ. Vụ việc càng cho thấy tình trạng an ninh trở nên xấu thêm kể từ khi giới quân đội lật đổ chính phủ dân bầu cách đây 3 tháng.

Tại một buổi công bố thông tin, quân đội xác nhận về cuộc tấn công. Chưa có ai hoặc tổ chức nào nhận trách nhiệm về vụ này.

Trong cuộc tấn công thứ nhất, có 4 rocket bắn vào một căn cứ không quân gần thị trấn Magway ở miền trung vào sáng sớm, một nữ xướng ngôn viên của quân đội nói trong buổi công bố thông tin và thông báo này được đăng lên internet.

3 quả rocket rơi xuống các nông trại còn 1 quả rơi xuống đường. Một tòa nhà trong căn cứ bị hư hại nhẹ nhưng không ai bị thương, nữ xướng ngôn viên của quân đội nói.

Sau đó, có 5 quả rocket bắn vào một trong những căn cứ không quân chính, ở Meiktila, cũng ở miền trung Myanmar. Số rocket đó được phóng đi từ một trang trại ở phía bắc căn cứ nhưng không gây ra thiệt hại cũng như thương vong.

“Quy trình an ninh đang được tiến hành để bắt giữ những kẻ tấn công”, nữ xướng ngôn viên cho biết.

Kể từ vụ quân đội làm đảo chính hôm 1/2 lật đổ chính phủ dân cử do khôi nguyên giải Nobel Aung San Suu Kyi đứng đầu, các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã làm rung chuyển các thành phố và thị trấn.

Quân đội đã đàn áp bằng vũ lực sát thương, khiến 756 người thiệt mạng, theo một nhóm hoạt động. Reuters không thể xác nhận con số thương vong đó chính xác đến đâu.

Giao tranh giữa quân đội và quân nổi dậy người dân tộc thiểu số cũng bùng phát kể từ cuộc đảo chính với việc quân đội tiến hành nhiều cuộc không kích ở các vùng đất biên giới ở miền bắc và miền đông.

Trong một diễn biến riêng rẽ, hãng tin Bago Watch đưa tin có một loạt vụ nổ tại kho vũ khí gần thị trấn Bago ở miền trung vào hôm 29/4. Bản tin không cho biết có thương vong nào không, và cũng không đưa ra nguyên nhân của vụ nổ.

Buổi công bố thông tin của quân đội không đề cập đến vụ việc nêu trên ở Bago.

Quân đội gần đây cáo buộc những người biểu tình đã gây ra một loạt vụ nổ nhỏ ở các thành phố, thị trấn trong những tuần vừa qua.

  Tổng thống Joseph Biden vinh dự được đón tiếp Thủ tướng Suga Yoshihide trong chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Ngày nay, Hoa Kỳ và Nhật Bản tái lập một Liên Minh đã trở thành nền tảng của hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Dù đại dương ngăn cách hai quốc gia chúng ta, nhưng những cam kết đối với các giá trị phổ quát và các nguyên tắc chung, bao gồm tự do, dân chủ, nhân quyền, pháp quyền, luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương và trật tự kinh tế tự do và công bằng, sẽ đoàn kết chúng ta. Chúng ta cùng nhau cam kết chứng minh rằng các quốc gia tự do và dân chủ, cùng hợp tác với nhau, có thể giải quyết các mối đe dọa toàn cầu từ đại dịch virus Vũ Hán (virus Vũ Hán) và biến đổi khí hậu trong khi chống lại các thách thức đối với trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên luật pháp. Thông qua kỷ nguyên mới của tình bạn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, nền dân chủ của hai quốc gia  

Tuyên Bố chung Mỹ-Nhật “Hợp tác toàn cầu Mỹ-Nhật cho kỷ nguyên mới”

 20 tháng 4, 2021

Tuyên Bố chung Mỹ-Nhật “Hợp tác toàn cầu Mỹ-Nhật cho kỷ nguyên mới”

Mối quan hệ lịch sử của chúng ta là điều cần thiết cho sự an toàn và thịnh vượng của hai dân tộc chúng ta. Được trui rèn trong tình hình xung đột, 

MỘT Liên Minh: RÈN LUYỆN CHO MỘT VÙNG ẤN ĐỘ-THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO VÀ RỘNG MỞ.

Liên Minh Hoa Kỳ-Nhật Bản đang vững vàng và chúng tôi đang chuẩn bị sẵn sàng hơn bao giờ hết để giải quyết các thách thức trong khu vực. Liên Minh chúng tôi thúc đẩy tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên cam kết của chúng tôi đối với các giá trị phổ quát và các nguyên tắc chung, cũng như thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế bao trùm. Chúng tôi tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp và phản đối các hành vi cưỡng bức. Chúng tôi thúc đẩy các chuẩn mực chung trong lĩnh vực hàng hải, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, được ghi trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Tổng thống Biden và Thủ tướng Suga cam kết tăng cường hơn nữa Liên Minh Mỹ-Nhật để mở rộng tầm nhìn này và hoàn toàn tán thành Tuyên bố chung tháng 3 năm 2021 của Ủy ban Tham vấn An ninh Mỹ-Nhật. Nhật Bản quyết tâm tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia của mình để củng cố hơn nữa Liên Minh và an ninh khu vực. Hoa Kỳ khẳng định lại sự hỗ trợ vững chắc của mình đối với quốc phòng Nhật Bản theo Hiệp ước Hợp tác và An ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản, sử dụng đầy đủ các khả năng của mình, bao gồm cả hạt nhân. Nó cũng tái khẳng định thực tế rằng Điều V của Hiệp ước áp dụng cho quần đảo Senkaku. Cùng nhau, chúng tôi phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm phá hoại chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku. Hoa Kỳ và Nhật Bản cam kết tăng cường khả năng răn đe và phản ứng phù hợp với môi trường an ninh ngày càng thách thức, tăng cường hợp tác quốc phòng trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả không gian mạng và không gian, đồng thời tăng cường khả năng răn đe mở rộng. Chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường an ninh mạng và an ninh thông tin song phương, một thành phần nền tảng của hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn và bảo vệ lợi thế kỹ thuật của chúng tôi. Chúng tôi vẫn cam kết thực hiện các thỏa thuận hiện tại về việc tái cơ cấu lực lượng Hoa Kỳ, bao gồm việc xây dựng Cơ sở thay thế Futenma tại Henoko như một giải pháp duy nhất tránh việc tiếp tục sử dụng Trạm không quân của Thủy quân lục chiến Futenma, Cơ sở thực hành đổ bộ tàu sân bay tại Mageshima , và việc di dời các đơn vị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từ Okinawa đến Guam.

Tổng thống Biden và Thủ tướng Suga đã trao đổi quan điểm về tác động của các hành động của Trung Cộng đối với hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và thế giới, đồng thời chia sẻ quan ngại về các hoạt động của Trung Cộng không phù hợp với trật tự dựa trên luật lệ quốc tế, bao gồm cả việc sử dụng kinh tế và các hình thức cưỡng chế khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác dựa trên các giá trị phổ quát và các nguyên tắc chung. Chúng tôi cũng chấp nhận tầm quan trọng của việc ngăn chặn để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông. Chúng tôi lặp lại sự phản đối đối với các tuyên bố và hoạt động hàng hải trái pháp luật của Trung Cộng ở Biển Đông và tái khẳng định mối quan tâm chung mạnh mẽ đối với một Biển Đông tự do và rộng mở được quản trị bởi luật pháp quốc tế, trong đó bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển. Chúng tôi chia sẻ những quan ngại nghiêm chỉnh về tình hình nhân quyền ở Hồng Kông và Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Hoa Kỳ và Nhật Bản nhận ra tầm quan trọng của các cuộc đối thoại thẳng thắn với Trung Cộng, nhắc lại ý định chia sẻ trực tiếp các mối quan ngại và thừa nhận sự cần thiết phải làm việc với Trung Cộng trên các lĩnh vực cùng quan tâm.

Mỹ và Nhật tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên, kêu gọi Bắc Triều Tiên tuân thủ các nghĩa vụ theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc và kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện đầy đủ. Chúng tôi dự định tăng cường khả năng ngăn chận để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời sẽ cùng nhau và với những đối tác khác giải quyết những nguy cơ liên quan đến chương trình hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên, bao gồm cả nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Tổng thống Biden tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với việc giải quyết ngay lập tức vấn đề bắt cóc.

Cùng nhau, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác, bao gồm cả với Úc và Ấn Độ thông qua Quad, hiện mạnh mẽ hơn bất cứ bao giờ, để xây dựng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do rộng mở, dễ tiếp cận, đa dạng và phát triển mà tất cả chúng ta đều tìm kiếm. Chúng tôi ủng hộ sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cũng như Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng đồng ý rằng hợp tác ba bên với Hàn Quốc là điều cần thiết cho an ninh và thịnh vượng chung của chúng ta. Chúng tôi kiên quyết lên án bạo lực do quân đội và cảnh sát Myanmar gây ra đối với dân thường, đồng thời cam kết tiếp tục hành động để thúc đẩy việc chấm dứt ngay lập tức bạo lực, trả tự do cho những người bị giam giữ và nhanh chóng trở lại nền dân chủ.

LIÊN MINH CHO MỘT KỶ NGUYÊN MỚI

Nhận thức rằng an ninh và thịnh vượng chung của chúng ta đòi hỏi các hình thức hợp tác mới trong thế kỷ 21, Tổng thống Biden và Thủ tướng Suga đã khởi động quan hệ Đối tác mới về Năng lực cạnh tranh và Khả năng phục hồi (CoRe). Quan hệ đối tác của chúng ta sẽ đảm bảo rằng chúng ta dẫn đầu một sự phục hồi kinh tế toàn cầu bền vững, toàn diện, lành mạnh và xanh. Nó cũng sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế được hướng dẫn bởi các nguyên tắc mở và dân chủ, được hỗ trợ bởi các quy tắc và quy định thương mại minh bạch, các tiêu chuẩn cao về lao động và môi trường, đồng thời phù hợp với một tương lai ít chất thải carbon. Để đạt được những mục tiêu này, quan hệ đối tác sẽ tập trung vào 1) năng lực cạnh tranh và đổi mới, 2) ứng phó với đại dịch virus Vũ Hán sức khỏe toàn cầu và an ninh y tế, và 3) biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, tăng trưởng và phục hồi xanh.

Hoa Kỳ và Nhật Bản công nhận rằng nền kinh tế kỹ thuật số và các công nghệ mới nổi có tiềm năng biến đổi xã hội và mang lại những cơ hội kinh tế to lớn. Chúng tôi sẽ hợp tác để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia của chúng tôi, riêng rẽ và cùng nhau, bằng cách tăng cường hợp tác trong nghiên cứu và phát triển kỹ thuật công nghệ trong khoa học đời sống và công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, khoa học thông tin lượng tử và không gian dân dụng. Tổng thống Biden và Thủ tướng Suga khẳng định cam kết của họ đối với tính bảo mật và mở của mạng không dây thế hệ thứ 5 (5G) và đồng ý điều quan trọng là phải dựa vào các nhà cung cấp đáng tin cậy. Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ tham gia với các nước khác thông qua Quan hệ Đối tác Kết nối Kỹ thuật số Toàn cầu nâng cao của chúng tôi để xúc tác đầu tư và cung cấp đào tạo và nâng cao năng lực nhằm thúc đẩy các nền kinh tế kỹ thuật số năng động. Chúng tôi cũng sẽ hợp tác trên các chuỗi cung ứng nhạy cảm, bao gồm cả chất bán dẫn, thúc đẩy và bảo vệ các công nghệ quan trọng cần thiết cho an ninh và sự thịnh vượng của chúng tôi.

Hoa Kỳ và Nhật Bản cam kết duy trì và tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại song phương bền chặt đồng thời thúc đẩy các lợi ích chung, bao gồm hợp tác thương mại kỹ thuật số, phát triển các chính sách thương mại hỗ trợ các mục tiêu biến đổi khí hậu, cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thúc đẩy tăng trưởng ở vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác song phương, cũng như trong G7 và WTO, để giải quyết hành vi phi thị trường và thương mại không công bằng khác, bao gồm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, buộc chuyển giao công nghệ, các vấn đề sản xuất dư thừa và sử dụng trợ cấp công nghiệp để làm sai lạc thương mại. Chúng tôi tái khẳng định cam kết đạt được sự thịnh vượng và duy trì trật tự kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong khi tương tác với các đối tác cùng đường hướng.

Thừa nhận rằng cuộc khủng hoảng khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu đối với thế giới, chúng tôi nhận thấy các quốc gia chúng ta phải đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt nỗ lực toàn cầu chống lại cuộc khủng hoảng này. Hoa Kỳ và Nhật Bản cam kết thực hiện hành động quyết định về khí hậu vào năm 2030, cả hai đều phù hợp với nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ C và các mục tiêu không phát thải khí nhà kính vào năm 2050. Để ghi nhận trách nhiệm này, Tổng thống Biden và Thủ tướng Suga đã khởi động quan hệ Đối tác Khí hậu Mỹ – Nhật. Quan hệ đối tác này có ba trụ cột: thứ nhất, thực hiện Thỏa thuận Paris và đạt được các mục tiêu 2030 / xác định quốc gia góp phần (NDC); thứ hai, phát triển, khai triển và đổi mới công nghệ năng lượng sạch; và thứ ba, nỗ lực hỗ trợ quá trình giảm cacbon ở các quốc gia khác, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

virus Vũ Hán đã làm cho các quốc gia chúng ta và thế giới thấy rằng chúng ta không chuẩn bị cho một thảm họa sinh học. Để đạt được mục tiêu đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng sẽ tăng cường hợp tác để thúc đẩy an ninh y tế, ứng phó với các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng trong tương lai và xây dựng sức khỏe toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo của Bộ tứ vào ngày 12 tháng 3 năm 2021, chúng tôi đã thành lập Nhóm chuyên gia về vaccine dành cho Bộ tứ được thiết kế để mở rộng sản xuất, mua sắm và phân phối vaccine virus Vũ Hán an toàn và hiệu quả cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương để bổ sung cho các nỗ lực đa phương. Khi chúng ta hưởng ứng chống dịch virus Vũ Hán, chúng ta cũng phải chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo và tăng cường an ninh y tế toàn cầu cũng như hợp tác công và tư song phương về y tế toàn cầu. Chúng ta sẽ cùng nhau làm việc để cải tổ Tổ chức Y tế Thế giới bằng cách tăng cường khả năng ngăn chặn đại dịch thông qua việc ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó sớm và hiệu quả với các tình huống khẩn cấp về sức khỏe tiềm ẩn, đồng thời tăng cường tính minh bạch và đảm bảo tổ chức không bị ảnh hưởng quá mức. Chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ đánh giá và phân tích minh bạch và độc lập, không bị can thiệp và ảnh hưởng trái phép đến nguồn gốc của đợt bộc phát virus Vũ Hán và để điều tra các đợt bùng phát không rõ nguồn gốc trong tương lai. Chúng tôi quyết tâm thực hiện hành động quyết định để giúp Ấn Độ – Thái Bình Dương xây dựng khả năng chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch khu vực, đồng thời sẽ làm việc cùng nhau và đa phương để xây dựng năng lực của tất cả các quốc gia trong việc ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả thông qua các sáng kiến ​​hiện có như Chương trình nghị sự Toàn cầu về an ninh y tế, và một quan hệ đối tác mới phối hợp về cơ chế tài trợ an ninh y tế, năng lực tăng cường khu vực và các yếu tố kích hoạt phản ứng nhanh. Hơn nữa, khi chúng tôi hướng tới một tương lai lành mạnh và bền bỉ hơn, chúng tôi sẽ tăng cường hỗ trợ cho COVAX. Chúng tôi cũng sẽ hợp tác về nhu cầu cung cấp và sản xuất vaccine virus Vũ Hán trên toàn cầu để hướng tới việc chấm dứt đại dịch.

Những quan hệ đối tác mới này sẽ khai thác khả năng dẫn đầu của chúng ta về khoa học, đổi mới, công nghệ và y tế vào thời điểm địa chính trị có nhiều thay đổi bất thường. Chúng sẽ cho phép chúng tôi xây dựng trở lại tốt hơn ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đưa khu vực tới một tương lai linh hoạt và sôi động hơn.

NHÌN VỀ TƯƠNG LAI

Các khoản chi phí mà chúng tôi phải chịu ngày hôm nay là đáng kể, nhưng chúng tôi phải đối mặt với chúng bằng sự quyết tâm và thống nhất. Cùng nhau, chúng ta sẽ bảo đảm rằng mối quan hệ an ninh của chúng ta luôn bền vững, bất chấp những thách thức đối với tầm nhìn khu vực của chúng ta; rằng quan hệ đối tác của chúng ta thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu bền vững, sau một năm đau thương và khó khăn toàn cầu; và chúng tôi hợp tác với các đối tác cùng đường hướng trên toàn thế giới để dẫn đầu một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, bất chấp những thách thức đối với sự tự do và rộng mở của nó. Mối quan hệ giữa con người với con người tạo nên nền tảng cho tình bạn của chúng ta và thông qua các sáng kiến ​​như Chương trình Học bổng Mansfield, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng cầu nối giữa hai xã hội để duy trì Liên Minh của chúng ta trong tương lai. Tổng thống Biden ủng hộ những nỗ lực của Thủ tướng Suga nhằm tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic an toàn và đảm bảo vào mùa hè này. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ niềm tự hào về các vận động viên Mỹ và Nhật Bản, những người đã tập luyện cho Thế vận hội này và sẽ thi đấu với tinh thần Olympic truyền thống tốt đẹp nhất. Chính phủ của chúng tôi sẽ tiếp tục gặp gỡ ở tất cả các cấp, bao gồm việc điều phối và thực hiện các chính sách của chúng tôi nhằm hiện thực hóa một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Trên tất cả, chúng tôi đổi mới đầu tư của mình theo ý tưởng về các Liên Minh bền vững – biết rằng mối quan hệ đối tác của chúng tôi sẽ mang lại an ninh và thịnh vượng cho cả hai dân tộc chúng ta trong nhiều thập niên tới.

https://vietquoc.

Căng thẳng Mỹ-Trung: Nhật Bản sẽ chọn đứng về phía Mỹ?  

Hàn Dương | DKN 8 giờ tới

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh ghép).

Mục lục bài viết

Tác giả Tetsushi Takahashi đã có bài viết nhận định khả năng Nhật Bản sẽ đứng về phía Mỹ trong ván cờ với Trung Quốc.

Ông Takahashi là người đứng đầu kênh truyền thông Nikkei của Nhật Bản tại Trung Quốc từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 3 năm 2021 và là cây bút của chuyên mục Nhật ký Bắc Kinh. Sau đây là nguyên văn bài viết của ông:

Đối với một nhà báo đã trở lại Nhật Bản sau bốn năm ở Bắc Kinh, khả năng tìm kiếm tự do trên Google và Yahoo đang được giải phóng.

Các cuộc trò chuyện tự do với bạn bè thân thiết trên các nền tảng như Line và Facebook cũng rất mới mẻ. Không có dịch vụ nào trong số này có thể được sử dụng miễn phí ở Trung Quốc, nơi các hạn chế về quyền tự do ngôn luận ngày càng chặt chẽ hơn.

Nhưng ĐCSTQ với chiến thắng tự phong trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán dường như tự tin hơn bao giờ hết về con đường phía trước của mình.

Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc họp của họ ở Alaska vào tháng trước rằng: “Mỹ có nền dân chủ kiểu Mỹ. Trung Quốc có nền dân chủ kiểu Trung Quốc”.

Vậy dân chủ kiểu Trung Quốc là gì? Một quy tắc độc đảng không cho phép tự do ngôn luận hoặc tự do báo chí. Một phong cách quản lý trong đó nhà nước kiểm soát tất cả dữ liệu và giới hạn quyền được biết của người dân. Nó hoàn toàn trái ngược với nền dân chủ mà chúng ta biết.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với các phóng viên sau cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga vào đầu tháng này, ông nói rằng “chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau để chứng minh rằng các nền dân chủ vẫn có thể cạnh tranh và chiến thắng trong thế kỷ 21”.

Lựa chọn duy nhất của Nhật Bản là chung tay với Mỹ

Trong cuộc chiến giữa các nền dân chủ và các chế độ chuyên quyền, lựa chọn duy nhất của Nhật Bản là chung tay với Mỹ.

Việc đề cập đến Đài Loan – quốc gia nằm ở tuyến đầu của cuộc đấu tranh đó – trong tuyên bố chung Mỹ-Nhật là điều không thể tránh khỏi.

Chính phủ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố sẽ thực hiện “mọi biện pháp cần thiết” để đối phó với Đài Loan. Những nhận xét này có thể không nhằm vào Mỹ, mà nhằm vào Nhật Bản.

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ở Tòa Bạch Ốc, các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh đã đồng loạt nói, với không khí cảnh báo rằng “Nhật Bản sẽ trả giá nếu dính líu đến vấn đề Đài Loan”. Có lẽ ĐCSTQ có một cảm giác khá sốc khi một thành viên của cộng đồng châu Á sẽ sẵn sàng đứng về phía Washington.

Hơn một thế kỷ trước, có một nhân vật người Nhật Bản cũng đã kêu gọi Nhật Bản hợp tác với phương Tây. Học giả Yukichi Fukuzawa, người sáng lập Đại học Keio ở Tokyo, nổi tiếng với tư tưởng “rời châu Á, vào châu Âu”, ông tuy không được biết đến nhiều, nhưng được coi như một nhân vật phản diện ở Trung Quốc.

Một vài năm trước, khi phóng viên đến thăm một bảo tàng tỉnh Sơn Đông về chủ đề Chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895, một bức ảnh của Fukuzawa được trưng bày với mô tả rằng ông “tích cực vận động cho cuộc xâm lược và bành trướng” – như thể chính Fukuzawa đã đã thúc đẩy một cuộc chiến tranh xâm lược.

Năm 1895, nhà Thanh bại trận đã ký Hiệp ước Shimonoseki, nhượng Đài Loan cho Nhật Bản. Bây giờ, 126 năm sau, ĐCSTQ vẫn chưa thể “thống nhất” hòn đảo tự trị. Trong khi Mỹ và Nhật Bản đang cản đường những nỗ lực của ông Tập nhằm biến giấc mơ ấp ủ bấy lâu nay thành hiện thực.

Từ quan điểm của Trung Quốc, các động thái gần đây của Nhật Bản cho thấy nước này hiện có vẻ sẽ rời châu Á để đến với Mỹ. Chính quyền ông Tập có thể sẽ tăng cường nhiều hình thức gây áp lực lên Nhật Bản.

Khi đề cập đến vấn đề Đài Loan, các công ty Nhật Bản có thể sẽ không thể nhấn mạnh rằng chính trị và kinh tế tách biệt nhau. Họ sẽ không được miễn nhiễm với đòn trả thù từ phía ĐCSTQ.

Điều thú vị là ở hậu trường, Mỹ vẫn đang theo đuổi hợp tác với Trung Quốc trong một số vấn đề nhất định. Một ngày sau hội nghị thượng đỉnh Nhật-Mỹ, Washington và Bắc Kinh đã ra tuyên bố cam kết nỗ lực chung chống biến đổi khí hậu.

Nhật Bản hiện phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là duy trì khoảng cách phù hợp với Trung Quốc mà không xa lánh thị trường siêu lớn của mình một cách không thể đảo ngược. Tokyo có thể đã vượt qua điểm không thể quay lại – trước khi có sự chuẩn bị và quyết tâm phù hợp.

Hôm thứ Sáu (23/4), Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tham dự lễ bàn giao ba chiến hạm chủ lực tại Tam Á, Hải Nam. Các chiến lược gia Đài Loan tin rằng việc sử dụng các thiết giáp hạm chủ lực ở Biển Đông thể hiện chiến lược sức mạnh biển của ĐCSTQ là “phòng ngự phía bắc và tấn công phía nam”; nếu ĐCSTQ xâm phạm Đài Loan trong tương lai, hải quân quân khu phía nam có thể đảm nhận vai trò “hoạt động bên ngoài “để hỗ trợ.

Mặt khác, sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ và cũng tăng cường khả năng chiến đấu ở Tây Thái Bình Dương, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham gần đây đã nói trong một cuộc phỏng vấn, nếu ĐCSTQ tấn công Đài Loan, Hoa Kỳ sẽ không đứng nhìn, ĐCSTQ sẽ thua cuộc.

Chiến lược “Phòng thủ phía Bắc và Tấn công phía Nam”

Hôm thứ Sáu tuần trước (23/4), ông Tập Cận Bình đã tham dự lễ bàn giao ba chiến hạm chủ lực ở Tam Á, Hải Nam. Ba tàu là tàu đổ bộ tấn công Type 075 (Hải Nam), tàu khu trục Type 055 (Đại Liên) và tàu ngầm hạt nhân Type 094 (Trường Chinh-18).

Thông tấn xã Trung ương đưa tin, Tô Tử Vân, Giám đốc Chiến lược và Công nghiệp Quân sự của Viện Nghiên cứu Quốc phòng An ninh Đài Loan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng về mặt chiến lược sức mạnh hàng hải, việc sử dụng ba tàu này ở Hải Nam cho thấy rõ ràng rằng ĐCSTQ dùng chiến thuật “Bắc thủ Nam công”; ĐCSTQ đã có gần 10 chuẩn bị ban đầu cho việc xây dựng một bến tàu và một căn cứ tàu ngầm kiểu vòm ở Tam Á, Hải Nam.

Ông Tô chỉ ra rằng ĐCSTQ bị Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan hạn chế ở các quân khu phía bắc và phía đông, điều này không thuận lợi cho các hoạt động hạm đội quy mô lớn; trong khi Biển Đông là một vùng biển hoàn chỉnh và một vùng nước sâu, điều này có lợi cho sự phát triển tổng thể và huấn luyện kết hợp của các hạm đội trên mặt nước và dưới mặt nước của ĐCSTQ.

Trong phần địa chiến lược, ông Tô cho rằng Biển Đông hiện đang là trọng tâm của ĐCSTQ, ngoài tranh chấp chủ quyền, điều quan trọng nhất là hàng hải của Trung Quốc phải đi qua Biển Đông, bao gồm các tuyến đường thương mại và các tuyến đường năng lượng quan trọng nhất.Vì vậy, Biển Đông có thể nói là nơi duy trì các hoạt động kinh tế của Trung Quốc.

Ngoài ra, có một lượng lớn khí đốt tự nhiên, dầu thô và băng cháy trong đất ở Biển Đông, điều này cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển năng lượng độc lập trong tương lai của Trung Quốc.

Theo phân tích của ông Tô, nguyên nhân chính dẫn đến việc triển khai các tàu mới của Hải quân Trung Quốc ở quân khu phía nam cũng liên quan đến việc phát triển chiến lược hạt nhân. Trung Quốc đã tích cực tăng cường lực lượng hạt nhân, trong đó có tên lửa liên lục địa kiểu mới, và vùng nước sâu của Biển Đông rất thích hợp cho việc ẩn náu và hoạt động của các tàu ngầm hạt nhân chiến lược như một lực lượng quan trọng để Bắc Kinh phát huy răn đe hạt nhân.

Ông Tô Tử Vân suy đoán rằng nếu ĐCSTQ sử dụng vũ khí chống lại Đài Loan trong tương lai, sẽ hình thành một hướng tấn công chiến lược mới, đó là quân khu phía đông sẽ tấn công Đài Loan, trong khi hải quân quân khu phía nam có thể đóng vai trò “tác chiến bên ngoài” để vòng lên tấn công Đài Loan.

Quân đội Mỹ tăng cường khả năng chiến đấu ở Tây Thái Bình Dương

Tạp chí trực tuyến của Mỹ “The Federalist” đã hỏi Thượng nghị sĩ Graham rằng, xem xét các hoạt động quân sự ngày càng tăng của ĐCSTQ và các cách khác nhau mà họ thách thức Hoa Kỳ trên trường thế giới, ông nghĩ Hoa Kỳ cần làm gì để truyền tải một thông điệp rõ ràng đến ĐCSTQ?

Ông Graham trả lời: “Tôi thích những gì ông Trump đã làm. Ông ấy đã đứng lên chống lại ĐCSTQ. Các vị đã đánh cắp những thứ của chúng tôi, và các vị phải trả giá. Nhân quyền vẫn quan trọng.”

“Hãy cho ĐCSTQ biết rằng nếu các vị cố gắng chiếm Đài Loan, chúng tôi sẽ bắt đầu một cuộc chiến, và các vị sẽ thua trong cuộc chiến này”, ông Graham nói.

Quân đội Hoa Kỳ rõ ràng đang tăng cường sự hiện diện và khả năng tác chiến của mình ở Tây Thái Bình Dương, đồng thời chuẩn bị cho các cuộc xung đột với ĐCSTQ trong những thập niên tới.

Vào ngày 7/3, cựu Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ James Stavridis đã viết một bài báo trên tờ The Nikkei, tiết lộ Kế hoạch Tác chiến Biển Đông của Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và nói rằng các kế hoạch này đã được đưa trở lại Ngũ Giác Đài và đang chờ đợi sự đánh giá đầy đủ của Bộ trưởng Quốc phòng Austin.

Một trong những lựa chọn là Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò chính để chống lại chiến tranh du kích với ĐCSTQ ở Biển Đông. Các đảo và đá ngầm quân sự hóa của ĐCSTQ ở Biển Đông sẽ trở thành một mục tiêu rất hấp dẫn. Thủy quân lục chiến sẽ tiến sâu vào Biển Đông và sử dụng máy bay không người lái có vũ trang, dùng tên lửa và thậm chí cả vũ khí chống hạm để tấn công lực lượng hàng hải của ĐCSTQ, bao gồm cả các căn cứ hoạt động trên bộ.

Ngoài ra, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tích cực hơn trong việc tuần tra các vùng biển ven bờ của Trung Quốc và dần dần sẽ đưa các đồng minh vào đội tuần tra tự do để chống lại chủ quyền tự xưng của ĐCSTQ ở Biển Đông.

Ngoài Hải quân Hoa Kỳ, Không quân Hoa Kỳ có khả năng triển khai thêm nhiều máy bay ném bom và máy bay chiến đấu tầm xa tấn công trên bộ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả trên một số hòn đảo rất xa.

Quân đội Mỹ cũng sẽ triển khai binh lính gần Trung Quốc đại lục, bao gồm tăng cường khả năng của quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Lục quân và Không quân cũng sẽ tiến hành các cuộc huấn luyện và tập trận bổ sung với Đài Loan. Lực lượng mới được thành lập của Mỹ cũng được cho là sẽ tập trung thu thập và chia sẻ thông tin tình báo và trinh sát tại quân khu này.

Thông tấn xã Trung ương đưa tin Trương Duyên Đình, Giáo sư danh dự Đại học Quốc gia Thanh Hoa, cho biết thời điểm tổ chức lễ bàn giao ba chiến hạm chủ lực không chỉ liên quan đến kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc vào ngày 23, mà còn cho thấy Hoa Kỳ có các hoạt động thường xuyên ở chuỗi đảo đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương đã khiến ĐCSTQ phải chịu áp lực.

Chuỗi đảo đầu tiên bao gồm một nhóm các đảo bao gồm Đài Loan, Okinawa và Philippines, và ĐCSTQ coi đây là tuyến phòng thủ đầu tiên.

Cuộc tập trận Hán Quang 37 của quân đội Đài Loan sẽ được tiến hành từ thứ Sáu 23/4 đến thứ Sáu tuần sau (30/4), kéo dài trong 8 ngày 7 đêm liên tục. Đây là cuộc tập trận dài nhất trong lịch sử quân đội nước này.

Nhà lập pháp Quốc dân đảng Trần Ngọc Chân tin rằng việc tập trận chuẩn bị cho chiến tranh đã đạt đến một tầm cao mới, điều này cho thấy tình hình ở eo biển Đài Loan đang rất bất ổn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cang-thang-my-trung-nhat-ban-se-chon-dung-ve-phia-my.html

Cố vấn Trung Cộng phác thảo kế hoạch kiểm soát Biển Đông, thách thức sự thống trị của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Một giáo sư Trung Quốc nổi tiếng cho biết Trung Cộng đặt mục tiêu chiếm toàn bộ Biển Đông để cuối cùng kiểm soát các phần rộng lớn hơn của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thách thức vị thế thống trị của Hoa Kỳ trong khu vực này.

kế hoạch kiểm soát Biển Đông của trung quốc
Một đầu đạn được phóng từ hệ thống hỏa tiễn đa nòng Thunderbolt-2000 do Đài Loan sản xuất trong cuộc tập trận quân sự Hán Quang (Han Kuang) thường niên ở Đài Trung, Đài Loan, vào hôm 16/07/2020. (Ảnh: Sam Yeh/AFP qua Getty Images)

Các kế hoạch được minh họa bởi giáo sư này, người mà cũng cố vấn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng), hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố công khai của Trung Cộng về cách hành xử của họ trên tuyến đường hàng hải này.

Trung Cộng tiếp tục đưa ra các tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp một phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016 bác bỏ yêu sách về lãnh thổ của Bắc Kinh. Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan, và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền tranh chấp đối với các đảo san hô, các đảo và các bãi đá ngầm khác nhau trên tuyến đường hàng hải chiến lược này, vốn là một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất trên thế giới.

Nhà cầm quyền cộng sản này luôn tự đóng vai là bên không đi xâm lược trong các tranh chấp lãnh thổ. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị, trong một tuyên bố hồi tháng 09/2020, cho biết Trung Cộng “tuân theo chính sách theo đuổi quan hệ thân thiện và hữu nghị với các nước láng giềng” về vấn đề Biển Đông.

Nhưng trên thực tế, Trung Cộng đang áp dụng một chiến lược ngấm ngầm để nắm quyền kiểm soát toàn bộ tuyến đường hàng hải này; một khi đạt được mục tiêu này, họ có thể thách thức sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương và xâm lược Đài Loan, ông Kim Xán Vinh (Jin Canrong), giáo sư và là phó hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết trong một bài diễn văn hồi tháng 07/2016 được The Epoch Times phát hiện gần đây. Ông Kim cũng là một cố vấn nổi tiếng cho Trung Cộng.

Sách lược của Trung Cộng

Ông Kim khoe khoang về thành công của Trung Cộng trong việc giành được quyền kiểm soát Đá Vành Khăn và Bãi cạn Scarborough của Philippines lần lượt vào các năm 1995 và 2012.

“Sau khi chiếm [Đá Vành Khăn], chúng ta đã xua đuổi các ngư dân của Philippines. Thế nên, người dân Philippines đã rất khó chịu,” ông Kim nói. “Ngư dân của họ đã đánh cá ở đó hàng ngàn năm nay.”

Năm 1995, Bắc Kinh bắt đầu chiếm Đá Vành Khăn, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines, bằng cách cho xây dựng các túp lều mà họ tuyên bố là nơi trú ẩn cho ngư dân Trung Quốc. Nỗ lực xây dựng này khiến Manila tức giận nhưng Hoa Thịnh Đốn đã không đứng về bên nào vào thời điểm đó.

“[Hoa Kỳ] không có quan điểm nào về giá trị pháp lý của các tuyên bố cạnh tranh chủ quyền đối với các đảo, các rạn san hô, đảo san hô và các vịnh khác nhau ở Biển Đông,” Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố vào năm 1995.

Trung Cộng đã xây dựng một hòn đảo nhân tạo lớn trên rạn san hô này. Tháng 02/2021, công ty công nghệ Simularity có trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục thực hiện các hoạt động xây dựng mới trên đảo nhân tạo này.

Tháng 04/2012, việc phát hiện tám tàu ​​cá Trung Quốc neo đậu tại bãi cạn Scarborough, một bãi đá ngầm cách đảo chính Luzon của Philippines 120 hải lý, đã gây ra một cuộc tranh chấp hải quân giữa Philippines và Trung Quốc. Hoa Kỳ đã làm trung gian cho một thỏa thuận để xoa dịu căng thẳng, nhưng Bắc Kinh sau đó đã hủy thỏa thuận và ngăn chặn ngư dân Philippines đánh bắt cá trong khu vực này.

Ông Kim đã nhấn mạnh tính hiệu quả của việc sử dụng tàu đánh cá Trung Quốc để thúc đẩy những tham vọng của Trung Cộng trong khu vực. Ông nói, ngay cả khi Philippines quyết định giao cho Hoa Kỳ toàn bộ lãnh thổ của mình ở Biển Đông, các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ không thể bảo vệ họ khỏi Trung Quốc. Hiện Philippines chiếm giữ ít nhất tám bãi đá ngầm, bãi cạn và đảo, thuộc quần đảo Trường Sa.

“Nếu Hoa Kỳ đóng một hàng không mẫu hạm ở đó, Trung Quốc có thể chỉ cần gửi 2,000 tàu đánh cá và bao vây hàng không mẫu hạm này. Hàng không mẫu hạm này không dám bắn vào các tàu đánh cá,” ông Kim nói.

kế hoạch kiểm soát Biển Đông của trung quốc
Ảnh chụp từ trên không cho thấy đảo không có người ở của quần đảo Trường Sa thuộc khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông, hôm 21/04/2017. (Ảnh: Erik De Castro/Reuters)

Theo một bài báo gần đây trên tạp chí Military Review, một ấn phẩm của Quân đội Hoa Kỳ, thì một số ngư dân Trung Quốc được biết đến là làm việc với quân đội Trung Quốc hoặc với lực lượng bảo vệ bờ biển trong “các chiến dịch vùng xám.” Chiến tranh “vùng xám” là nói đến việc sử dụng các phương pháp và các tác nhân phi truyền thống để đạt được các mục tiêu trong chiến tranh, nhưng không gây ra xung đột vũ trang. Nếu bị buộc tội hỗ trợ quân đội Trung Quốc, những ngư dân này có thể che giấu bằng lời phủ nhận có vẻ hợp lý do “danh tính kép của họ vừa là quân nhân vừa là thủy thủ dân sự,” bài báo viết.

Bài báo chỉ ra sự bế tắc trên bãi cạn Scarborough là một trong số nhiều sự cố khi Trung Quốc sử dụng lực lượng dân quân để khẳng định các yêu sách hàng hải trên Biển Đông.

Trong một vụ việc diễn ra vào năm 2009, các tàu Trung Quốc bao gồm cả các tàu ​​đánh cá đã quấy rối tàu hải giám USNS Impeccable của Hoa Kỳ ở Biển Đông.

Tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price đã chỉ trích Trung Quốc trên Twitter sau khi hơn 200 tàu đánh cá Trung Quốc, được cho là thuộc lực lượng dân quân hàng hải, neo đậu tại Rạn san hô Whitsun, nằm trong vùng EEZ của Manila.

“Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh ngừng sử dụng lực lượng dân quân hàng hải để đe dọa và khiêu khích các bên khác, điều này làm suy yếu hòa bình và an ninh,” ông Price viết.

Hôm 04/04, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết sự hiện diện liên tiếp của các tàu Trung Quốc cho thấy ý định của Bắc Kinh muốn chiếm giữ các khu vực xa hơn của Biển Đông.

Chuỗi Ngọc trai

Việc đánh chiếm Biển Đông cũng rất quan trọng đối với kế hoạch của Trung Cộng nhằm thách thức ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ông Kim nói.

“Nếu Hoa Kỳ mất quyền kiểm soát Ấn Độ Dương, nước này sẽ mất ảnh hưởng ở Trung Đông. Khi đó Hoa Kỳ sẽ mất đi vị trí số một trên thế giới,” ông cho biết.

“Chúng ta đang thực hiện chiến lược chuỗi ngọc trai ở phía bắc Ấn Độ Dương, với các cơ sở trải dài từ Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh, Sri Lanka, và Pakistan. Nếu chúng ta hoàn thành chiến lược chuỗi này và sở hữu được Biển Đông, chúng ta có thể quét sạch căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Diego Garcia chỉ trong vài phút.”

“Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc là một khái niệm lần đầu tiên được đưa ra trong một báo cáo năm 2005 của Ngũ Giác Đài, được sử dụng để mô tả cách Trung Quốc dự định gây ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương, bằng cách tận dụng mạng lưới các vị trí thương mại và quân sự của Trung Quốc ở các nước Nam Á. Trong khi các quan chức Trung Cộng công khai phủ nhận việc Bắc Kinh theo đuổi một chiến lược như vậy ở Ấn Độ Dương, thì trong nhiều năm qua, Trung Cộng đã nắm quyền kiểm soát một số cảng biển ở Ấn Độ Dương dưới hình thức cho thuê.

Theo báo cáo năm 2018 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) có trụ sở tại Thụy Điển, các cảng này bao gồm: cảng Gwadar của Pakistan theo hợp đồng thuê 40 năm tính từ năm 2015; Cảng Kyaukpyu của Miến Điện với hợp đồng thuê 50 năm tính từ năm 2015; Cảng Obock của Djibouti với hợp đồng thuê 10 năm bắt đầu từ năm 2016; Cảng Feydhoo Finolhu của Maldives với hợp đồng thuê 50 năm tính từ năm 2017; và Cảng Hambantota của Sri Lanka theo hợp đồng thuê 99 năm kể từ năm 2017.

Quân đội Hoa Kỳ hiện sở hữu một cơ sở hỗ trợ hải quân tại Diego Garcia, một hòn đảo thuộc Quần đảo Chagos trong Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh (BIOT). Căn cứ hải quân này đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Iraq và Afghanistan, cũng như cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.

Hiện tại, Mauritius, một thuộc địa cũ của Anh Quốc, và chính phủ Vương quốc Anh đang bị mắc kẹt trong tranh chấp lãnh thổ về BIOT. Vào tháng Sáu năm ngoái (2020), chính trị gia người Anh Daniel Kawczynski đã viết một bài báo cho tờ Daily Express của Anh Quốc, cảnh báo rằng nếu Vương quốc Anh để mất BIOT, đó sẽ là “một cuộc đảo chính quan trọng đối với Bắc Kinh.”

“Nếu BIOT được nhượng lại cho Mauritius, tôi không có một chút nghi ngờ nào về việc có thể chẳng bao lâu nữa trước khi các cơ sở hải quân tại Diego Garcia sẽ gia nhập ‘chuỗi ngọc trai’ của Tập Cận Bình – và trở thành mỏ neo cho một trật tự thế giới khác xa bây giờ,”  ông Kawczynski viết.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) diễn thuyết ở phía trước một chiếc chiến đấu cơ phòng thủ bản địa F-CK-1 được sản xuất nội địa trong chuyến thăm tới Căn cứ Không quân Bành Hồ (Penghu), Đài Loan, vào ngày 20/09/2020. (Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images)

Chiếm Đài Loan

Theo ông Kim, có được toàn quyền kiểm soát Biển Đông sẽ chỉ là bước đầu tiên. Ông cho biết với việc Hoa Kỳ bị loại khỏi vùng biển này thì mục tiêu kế đến sẽ là Đài Loan.

Đến lúc đó, ông Kim nói rằng chỉ riêng sự hiện diện quân sự lớn của Trung Quốc trong khu vực này đã có thể buộc Đài Loan đầu hàng mà không cần đổ máu.

“Nếu Đài Loan đầu hàng, Hoa Kỳ không có lý do gì để can thiệp,” ông Kim giải thích.

Trung Cộng coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn cần phải được thống nhất với đại lục, mặc dù nhà cầm quyền cộng sản này chưa bao giờ cai trị hòn đảo này. Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của Đài Loan, trên thực tế là một nhà nước độc lập với các quan chức được bầu cử dân chủ, có quân đội, hiến pháp và tiền tệ của riêng mình.

Hoa Kỳ coi Đài Loan là đồng minh quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và là nhà cung cấp quân sự chính cho hòn đảo này. Tháng trước, Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã cảnh báo trong một phiên điều trần tại Thượng viện rằng Trung Cộng có thể xâm lược Đài Loan trong vòng “sáu năm tới.”

Với việc Trung Quốc có được Biển Đông và chiếm được Đài Loan, ông Kim nói rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ coi Bắc Kinh là một “đối tác ngang hàng.”

“Là những đối tác ngang hàng, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ có thể hợp tác trong nhiều vấn đề… điều này sẽ tốt cho cả thế giới,” ông Kim nói thêm.

Đa số lớn người dân Đài Loan từ chối việc thống nhất với đại lục.

Theo một cuộc thăm dò qua điện thoại trên 1,078 người dân địa phương vào tháng Ba thực hiện bởi Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan, một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề xuyên eo biển, chỉ 2.3% số người được hỏi cho biết họ muốn hợp nhất với đại lục càng sớm càng tốt, trong khi 5.3% số người nói rằng họ muốn duy trì hiện trạng và đoàn tụ với đất liền vào một thời điểm sau này.

Trong khi đó, 6.5% số người muốn Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập càng sớm càng tốt; 25.1% số người muốn Đài Loan duy trì hiện trạng và tiến tới một quốc gia độc lập trong tương lai; và 27.3% số người muốn Đài Loan duy trì mãi mãi hiện trạng hiện nay.

Hơn 28% số người được hỏi nói rằng họ muốn giữ nguyên hiện trạng hiện nay và sau đó đưa ra quyết định về việc thống nhất hay độc lập sau này, trong khi đó 5.4% số người được hỏi còn lại đã không có ý kiến gì.

Do Frank Fang thực hiện – Hạo Văn biên dịch