Tin Tổng Hợp – 27/7/21
Tượng ‘virus ĐCSTQ’ ở California bị phá hủy
DKN – Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, tác phẩm điêu khắc “CCP virus” (virus Trung Cộng) trên Quốc lộ 15 của California đã bị thiêu rụi vào khoảng 6 giờ chiều ngày 23/7 theo giờ Bờ Tây. Tác giả của tác phẩm điêu khắc, ông Trần Duy Minh tuyên bố rằng ĐCSTQ muốn xóa bỏ những thiệt hại đã gây ra cho thế giới, họ sẽ không thành công và tác phẩm điêu khắc mới sẽ sớm được dựng lên.
Nhà điêu khắc Trung Quốc Trần Duy Minh đã thành lập “Công viên điêu khắc tự do California” vào năm 2017 tại Yermo, California, bên cạnh Xa lộ liên bang 15 sầm uất trong sa mạc Mojave. Có rất nhiều tác phẩm điêu khắc do ông Trần Duy Minh và các tình nguyện viên Trung Quốc đã được thực hiện bằng công sức và mồ hôi của mình. Những tác phẩm điêu khắc này ghi lại những khoảnh khắc lịch sử của cuộc đấu tranh vì dân chủ và tự do của nhân dân Trung Quốc.
“Công viên điêu khắc tự do California” nằm trên bãi cát rộng mênh mông, với nhiều cây cối và chỗ ngồi để tưởng niệm. Trong công viên đặt nhiều tác phẩm điêu khắc về chủ đề tưởng niệm Sự kiện 4/6 (thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989) và các phong trào dân chủ ở Trung Quốc trong những năm qua: có tượng đài 4/6 lớn bằng thép không gỉ, “người xe tăng Lục Tứ”, người biểu tình đường phố chống Luật Dẫn độ ở Hồng Kông v.v. cũng như tác phẩm điêu khắc “Virus Trung Cộng” vừa được đặt ở đây vào ngày kỷ niệm Sự kiện 4/6 năm nay.
Tác phẩm điêu khắc “virus Trung Cộng” được làm bằng nhựa gia cố sợi thủy tinh, và phải mất 7 tháng nhóm của ông Trần Duy Minh mới có thể hoàn thành tác phẩm. Tác phẩm điêu khắc dựa trên hình dạng của virus COVID-19, với một protein hình gai màu đỏ tươi nhô ra từ phần hình cầu của virus. Một nửa bức điêu khắc là chân dung của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, nửa còn lại là hình đầu lâu tượng trưng cho cái chết.
Tác phẩm điêu khắc đã chính thức được công bố vào dịp kỷ niệm Sự kiện 4/6.
Tuy nhiên sau vụ đốt phá, phần phía trên của tác phẩm điêu khắc đã trở thành một đống gạch vụn cháy đen. Phần đế của tác phẩm điêu khắc và các chữ cái đậm màu đỏ ghi tên của tác phẩm, là tất cả những gì còn lại của tác phẩm điêu khắc.
Việc phá hoại tác phẩm điêu khắc này trông có tổ chức, không giống như hành động cá nhân. Theo ông Trần Duy Minh, trước đó, những kẻ phá hoại đã cố gắng phá hủy bức tượng “virus Trung Cộng” từ phía sau bằng công cụ điện, cho rằng như vậy có thể kéo được bức tượng xuống, nhưng họ đã không thành công. Sau khi các tình nguyện viên đến canh giữ bức tượng hàng đêm, không ai dám tiếp tục đến phá hoại.
Nhưng sau đó, những kẻ phá hoại chắc hẳn đã quan sát rất kỹ lưỡng, nhận thấy rằng vào khoảng 6:00 chiều sẽ có ít khách du lịch hơn và không có người trông chừng, do đó tác phẩm điêu khắc đã bị đốt phá vào khoảng thời gian này. Những kẻ phá hoại này nhắm vào bức tượng kỷ niệm Sự kiện thảm sát Thiên An Môn có khả năng cũng là người Trung Quốc.
Theo báo cáo, có rất ít người Trung Quốc sống gần Yermo, những kẻ phá hoại có thể đến từ Los Angeles, cách đó hai giờ lái xe. Họ liều lĩnh lẻn vào đất tư nhân để làm các việc phá hoại phi pháp, thì hẳn phải có thế lực chống lưng mạnh mẽ, có thể chi tiền bất kể giá nào.
Tác giả Trần Duy Minh rất buồn, bức tượng này là công sức của các tình nguyện viên Trung Quốc ở California trong hơn nửa năm. Ông cho biết, mặc dù đã chuẩn bị tâm lý, dự liệu rằng ĐCSTQ sẽ dùng thủ đoạn hạ lưu để phá hủy bức tượng, nhưng ở Mỹ, việc đốt phá tượng một cách trắng trợn còn vượt quá tưởng tượng của ông.
Ông Trần Duy Minh nói rằng tác phẩm điêu khắc này tượng trưng cho tác hại của chế độ tà ác ĐCSTQ đối với thế giới. Tác hại mà virus Trung Cộng mang lại cho thế giới là một cột trụ đáng xấu hổ của lịch sử, và chúng tôi muốn đặt ĐCSTQ vào cột trụ đáng xấu hổ này. Chúng tôi cần phải luôn nói với thế giới rằng thảm kịch do virus ngày nay chính là do chế độ độc tài ĐCSTQ gây ra.
Video: Tác phẩm điêu khắc virus ĐCSTQ được xây dựng vào tháng trước.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tuong-virus-dcstq-o-california-bi-pha-huy.html
Tù nhân lương tâm Nguyễn Hoàng Nam: cảnh sát cho chó đàn áp tù nhân ở trại Xuân Lộc
VOA – Ông Nguyễn Hoàng Nam, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập ở An Giang, người vừa mãn hạn bốn năm tù vì “gây rối trật tự công cộng”, nói với VOA rằng điều kiện giam giữ ở trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, rất khắc nghiệt, bị cảnh sát cơ động đưa chó nghiệp vụ vào trấn áp một vụ tù nhân biểu tình. Ông chia sẻ rằng ông sẽ tiếp tục tranh đấu vì tự do tôn giáo, vì đức tin của mình, đồng thời ông chuyển tải những thông điệp từ người bạn tù là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.
Vào tháng 2/2018, một phiên tòa ở An Giang đã tuyên phạt các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập, bao gồm các ông Bùi Văn Trung, bà Lê Thị Hên, bà Bùi Thị Bích Tuyền, ông Bùi Văn Thâm, ông Nguyễn Hoàng Nam, và bà Lê Hồng Hạnh với mức án tổng cộng 24 năm tù.
Sau đây là cuộc phỏng vấn của phóng viên VOA với ông Nguyễn Hoàng Nam:
by VOA The code has been copied to your clipboard. The URL has been copied to your clipboard
No media source currently available 0:00 6:31 5:11 Đường dẫn trực tiếp
VOA: Điều kiện giam giữ tại trại giam Xuân Lộc như thế nào thưa ông?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Trại giam giữ trong không gian chật hẹp, không cho các tù nhân thường xuyên sinh hoạt và vận động, đồ ăn phát cho tù nhân không bảo đảm vệ sinh, canh nấu rất bẩn, căn-tin thường xuyên bán đồ ăn hết hạn, hôi thối cho người tù với giá cao hơn bên ngoài từ 20-40%; nước uống và nước sinh hoạt không được xử lý, nước bơm từ giếng khoan rất dơ!
VOA: Ông có bị ép phải lao động hay biệt giam trong trại giam không?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tôi không bị ép lao động hay bị biệt giam. Trong khu có ba người bị biệt giam, như tù nhân Đỗ Đại Bình bị biệt giam vì bị cho là chống đối.
VOA: Điều kiện chăm sóc y tế và thăm nuôi thì như thế nào?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tù nhân chính trị và tôn giáo ở trong một khu giam riêng, khoảng 30 người, 2 người chung một phòng 10 mét vuông nên rất ngột ngạt. Trại giam Xuân Lộc mỗi ngày mở cửa cho ra ngoài 4 tiếng và bị đóng cửa cả ngày Chủ nhật, Thứ Bảy.
Các tù nhân tôn giáo và chính trị đòi mở cổng cho ra ngoài sinh hoạt và vận động cơ thể ngày 8 tiếng. Chúng tôi có kiến nghị lên giám thị trại giam nhiều lần vào năm 2020. Các tù nhân cũng đã 2 lần biểu tình phản đối việc giam giữ khắc nghiệt và bị cảnh sát cơ động cho đem chó vào đàn áp dã man.
Về y tế, trại giam không thăm khám đúng cách với các bệnh thông thường và không điều trị chuyên khoa cho bệnh mãn tín cho nên có nhiều tù nhân bị bệnh nặng như ông Mười Dinh [Nguyễn Dinh], ông Lộc [Lê Duy Lộc] thuộc nhóm Ân Đàn Đại Đạo, luật sư Trần Công Khải, ông Nguyễn Văn Viễn.
Nhà báo Phạm Chí Dũng không kháng cáo
VOA: Được biết ông cũng ở cùng trại với nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, ông có thể chia sẻ đôi chút về trường hợp của ông Dũng?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Khi anh Dũng đến trại thì tôi cũng có hỏi thăm anh, gặp nhiều lần. Anh nhắn rằng khi ra ngoài thì cùng lên tiếng để yêu cầu thả các tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo vì họ vô tội, đang bị giam cầm khắc nghiệt trong các trại giam.
Tinh thần của anh Dũng rất cao và ảnh khuyên anh em nên đòi hỏi trại đáp ứng các yêu cầu chính đáng của tù nhân.
Khi anh Dũng được đưa đến trại, anh có hát một bài hát công giáo. Anh em rất hoan nghênh và mừng rỡ đón tiếp anh Dũng.
VOA: Ông nghĩ gì về bản án 4 năm tù giam vừa qua?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tôi là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập, chỉ vì thể hiện niềm tin tôn giáo mà bị chính quyền kết án 4 năm tù, vì cùng với 5 đồng đạo khác tham giam một buổi lễ tôn giáo của đạo Tràng Út Trung vào ngày 19/4/2017. Theo tôi, đây là một vụ đàn áp tôn giáo. Bản án dành cho tôi và 5 đồng đạo là các bản án nặng nề và oan sai.
Bên cạnh đó tôi cũng muốn loan tỏa những bất công trong nhà tù để các cơ quan truyền thông, tổ chức nhân quyền và các quốc gia yêu chuộng tự do và nhân quyền lên tiếng để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân tôn giáo và chính trị vì họ vô tội.
VOA: Trong tương lai ông có những dự định gì hay không?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tôi ra tù đúng lúc dịch COVID-19 tại Việt Nam và nơi tôi sinh sống là tại Châu Đốc, An Giang đang diễn biến phức tạp và tôi hiện vẫn còn đang bị cách ly tại nhà.
Tôi sẽ ổn định cuộc sống và tiếp tục vẫn là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thể hiện đúng niềm tin tôn giáo của chính mình, đồng thời sẽ tiếp tục lên tiếng phản đối những hành vi đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền và những bất công khác trong xã hội.
Lãnh đạo ngoại giao Mỹ-Trung tiếp tục chỉ trích nhau trong cuộc gặp tại Thiên Tân
RFI – Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman hôm 26/07/2021 đã hội đàm với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ở Thiên Tân. Trong cuộc gặp lần này, cả hai bên đều tỏ cứng rắn và lần đầu tiên, Bắc Kinh tỏ thái độ ngạo mạn, tuyên bố sẽ hướng dẫn cho Washington trong cách hành xử để hàn gắn và cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình:
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hứa hẹn vào cuối tuần sẽ đưa ra «hướng dẫn» cho người Mỹ để dạy cho họ cách «đối xử bình đẳng với các nước khác», và ông ta đã thực hiện.
Trong số những thông tin ít ỏi lọt ra được từ cuộc họp cấp cao không cho báo chí tham dự, có hai danh sách về những điều cần làm và nhất là những gì không nên làm, được phía Trung Quốc trao cho phái đoàn Mỹ. Danh sách thứ nhất liên quan đến các hành động mang tính cưỡng bức chống lại Trung Quốc cần phải dỡ bỏ, và danh sách thứ hai gồm những điểm mà chế độ cộng sản Bắc Kinh quan ngại.
Thứ trưởng ngoại giao Tạ Phong (Xie Feng) chủ yếu nêu ra việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và mức thuế áp đặt lên doanh nghiệp trong khuôn khổ cuộc chiến tranh thương mại, cũng như việc bỏ yêu cầu dẫn độ người con của nhà sáng lập Hoa Vi (Huawei) đang bị quản thúc tại gia ở Canada. Trừng phạt nhắm vào các nhà lãnh đạo Trung Quốc và gia đình họ cũng phải dỡ bỏ, và chấm dứt tình trạng được cho là « quấy nhiễu » các đại diện ngoại giao và truyền thông Trung Quốc tại Hoa Kỳ.
Liên quan đến cụm từ «vô cùng bất mãn», Bắc Kinh không còn muốn nghe các đại diện Mỹ nói về việc điều tra xuất xứ của Covid-19, về Đài Loan, Hồng Kông hay Tân Cương nữa!
Sau cuộc họp, thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman viết trên Twitter: «Trong cuộc gặp với ngoại trưởng Vương Nghị hôm nay, tôi đã nói về những cam kết của Hoa Kỳ về sự cạnh tranh lành mạnh, việc bảo vệ nhân quyền và các giá trị dân chủ, tăng cường trật tự quốc tế dựa trên luật pháp trong đó tất cả đều có lợi».
Thụy My
(VnExpress) – Việt Nam có thể hoãn áp thuế thương mại điện tử thêm 5 tháng. Thông tư 40 quy định áp mức thuế 1,5% kể từ ngày 01/08/2021 đối với các nhà cung cấp thương mại điện tử có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, bộ Tài Chính đã đề xuất chính phủ hoãn thực hiện thông tư này đến ngày 01/01/2022 để hỗ trợ phục hồi kinh tế bị tác động vì dịch Covid-19. Trong ngày 27/07, Việt Nam có thêm 7.911 ca nhiễm virus corona tại 38 tỉnh thành, nâng tổng số ca nhiễm từ ngày 27/04 lên thành 110.436.
(AFP) – Tập đoàn Tencent bị Bắc Kinh trừng phạt. Sau hai tập đoàn Alibaba (bán hàng trên mạng) và Didi (ứng dụng gọi xe như Uber), hôm qua 26/07/2021 đến lượt tập đoàn Tencent (Đằng Tấn) bị trừng phạt vì vi phạm luật chống độc quyền. Tập đoàn hiện đang kiểm soát trên 80% âm nhạc trực tuyến phải từ bỏ độc quyền này, và các cổ phiếu của Tencent sụt giá ngay trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Loạt trừng phạt mới cho thấy Đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn giám sát lãnh vực tư nhân chặt chẽ hơn.
(Reuters) – Brazil phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vac-xin Sinopharm của Trung Quốc. Trong thông cáo ngày 26/07/2021, Cơ quan Y Tế Anvisa của Brazil cho biết vac-xin Sinopharm được khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên. Mỗi người sẽ được tiêm hai liều, cách nhau từ 3 đến 4 tuần. Sinopharm là vac-xin thứ hai của Trung Quốc được Brazil phê chuẩn, sau vac-xin của Sinovac hiện là vac-xin được sử dụng nhiều nhất tại quốc gia Nam Mỹ này.
(Reuters) – Covid-19: Thành phố New York và bang California của Mỹ yêu cầu công chức tiêm ngừa virus corona hoặc làm xét ngiệm hàng tuần. 1 tuần sau khi New York bắt buộc nhân viên y tế chủng ngừa Covid-19, thị trưởng New York, Bill de Blasio, hôm qua 26/07/2021 thông báo 300.000 công chức thành phố có thời hạn đến ngày 13/09 để tiêm. Sau đó vài giờ, thống đốc bang California, Gavin Newsom, thông báo biện pháp tương tự nhắm vào 246.000 công chức của bang.
(Le Figaro) – Covid-19: Hà Lan hủy toàn bộ các sự kiện và liên hoan kéo dài trên 24 tiếng đồng hồ. Chính phủ Hà Lan hôm qua 26/07/2021 thông báo biện pháp kéo dài đến ngày 01/09/2021. Theo báo chí Hà Lan, hồi nửa đầu tháng Bảy, cho dù các biện pháp dịch tễ đã được triển khai, nhưng một liên hoan nhạc điện tử ở Utrecht có thể đã làm lây nhiễm virus corona cho khoảng 1.000 người trong tổng số 20.000 người tham gia.
(RFI) – Tây Ban Nha sẽ tuyển dụng hàng loạt công chức. Chính quyền đảng Xã Hội hôm nay 27/07/2021 loan báo đợt tuyển dụng quy mô nhất trong lịch sử Tây Ban Nha với 30.445 công chức, tăng 8,5% so với năm 2020 – vốn đã có thêm 100.000 người vào làm việc cho các cơ quan nhà nước. Các chỗ làm mới chủ yếu trong ngành cảnh sát và lãnh vực khoa học công nghệ. Chương trình này nhờ vào kế hoạch tái thúc đẩy của Liên Hiệp Châu Âu, trong đó Tây Ban Nha được trợ giúp 140 tỉ euro. Theo thủ tướng Pedro Sanchez, việc gia tăng nhân sự sẽ giúp cải thiện hoạt động của các cơ quan hành chính.
(RFI) – Quốc tế kêu gọi Tunisia tránh bạo lực. Tại Tunisia, 36 giờ sau khi cách chức thủ tướng và buộc Quốc Hội ngưng hoạt động, tổng thống Kais Said hôm 26/07/2021 lại cách chức tiếp bộ trưởng Quốc Phòng. Nhiều nhân vật quan trọng trong chính giới ủng hộ hành động của tổng thống, trong khi đảng Hồi giáo Ennahdha tố cáo đây là «một vụ đảo chính», còn cộng đồng quốc tế lo ngại xu hướng độc tài. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cổ vũ «tôn trọng dân chủ», Pháp kêu gọi «tránh mọi dạng bạo lực, duy trì những thành tựu về dân chủ», Liên Hiệp Châu Âu đòi hỏi «tôn trọng Hiến Pháp và Nhà nước pháp quyền», Đức bày tỏ quan ngại, còn Liên Hiệp Quốc khuyến cáo tất cả các bên nên kềm chế.
(RFI) – Bị lừa hàng trăm triệu euro, Tòa Thánh Vatican mở phiên tòa xét xử. Phiên tòa đầu tiên mở ra hôm nay 27/07/2021 ở Vatican để xét xử vụ gian lận quy mô lớn khiến Tòa thánh đầu tư vào một tòa nhà sang trọng ở Luân Đôn và mất rất nhiều tiền. Một phần tiền đầu tư được lấy từ quỹ phục vụ các công tác nhân đạo của Giáo hoàng. Ít nhất 10 bị cáo, trong đó có Hồng y Angelo Becciù, từng là nhân vật số 3 Tòa thánh, phải ra tòa. Thông tín viên RFI Eric Senanque từ Roma cho biết với 30.000 trang tài liệu, vụ xử có thể kéo dài 2 năm.
(AFP) – Jeff Bezos đề xuất chiết khấu 2 tỷ đô la cho NASA. Ngày 26/07/2021, tỷ phú Mỹ Jeff Bezos, chủ công ty không gian Blue One, đề xuất khoản tiền này với Cơ Quan Hàng Không Vũ Trụ NASA để công ty của ông xây dựng hệ thống hạ cánh xuống mặt trăng. Trước đó, hợp đồng xây dựng hệ thống có trị giá 2,9 tỷ đô la đã NASA giao cho công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk. Tuy nhiên, Blue One và một công ty khác Dynetics đã đệ đơn kiện và hiện đang chờ quyết định của phòng kế toán của chính phủ Mỹ.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210727-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p