Tin Tổng hợp – 26/12/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng hợp – 26/12/2020

* Năm 2020, Việt Nam tăng cường kiểm duyệt nội dung, bóp nghẹt tiếng nói trên không gian mạng
* California vỡ trận, nghệ sĩ mắc Covid: ‘Tôi từng chủ quan’
* TT Trump đăng video kêu gọi người dân Mỹ cùng các nhà lập pháp ‘yêu cầu một cuộc bầu cử trung thực’.
* Ba Lan: Mạng xã hội có thể bị phạt đến 2 triệu USD nếu xóa bài
* Các nhà lập pháp Wisconsin tham gia kiện PTT Mike Pence, Quốc hội, và quan chức từ 5 tiểu bang để ngăn kiểm phiếu đại cử tri
* Bà Pelosi sẽ đưa các khoản hỗ trợ trực tiếp 2,000 USD ra bỏ phiếu vào ngày 28/12
* TNS Rand Paul: Các thống đốc không được phép trở các thành ‘nhà độc tài’
* Đó là để Mike Pence đánh giá xem cuộc bầu cử tổng thống có được tổ chức hay không.

Năm 2020, Việt Nam tăng cường kiểm duyệt nội dung, bóp nghẹt tiếng nói trên không gian mạng.

26/12/2020

Năm 2020, Việt Nam tăng cường kiểm duyệt nội dung,  bóp nghẹt tiếng nói trên không gian mạngẢnh minh họa: Logo FacebookReuters

Trong năm 2020, đảng và chính phủ Việt Nam tiếp tục gia tăng thúc ép các công ty có nền tảng mạng xã hội như Facebook và Youtube phải tăng cường kiểm duyệt, gỡ bài viết, video bị dán nhãn là “chống phá” nhà nước.

 Nhiều người dùng mạng xã hội ở Việt Nam cho biết Facebook hoặc Youtube thường xoá bài viết hay thậm chí là khoá luôn tài khoản vì họ đưa những thông tin liên quan đế tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt là các sự kiện chính trị quan trọng mà nhà nước không muốn thông tin lan toả đến người dân.

 Có ít nhất 4 người mà RFA phỏng vấn nói rằng tài khoản của họ nhiều lần bị hạn chế, xoá bài với những lí do không rõ ràng, không thuyết phục.

Nhiều người dùng bị gỡ bỏ nội dung trên mạng xã hội

 Ông Lê Trung Khoa, chủ bút mạng báo Thời Báo ở Đức cho hay ông thường xuyên bị Youtube hạn chế lan truyền các video tin tức thời sự, chính trị ở Việt Nam:

“Nhiều lần chứ. Việc này mình đã gửi toàn bộ báo cáo cho tổ chức Phóng viên không biên giới tại Đức.

Thường là nhắm vào các video về vấn đề xảy ra, các vụ việc lớn. Ví dụ như vụ việc ở Đồng Tâm, các vụ việc bắt bớ mà mình có làm tin, hoặc là vụ việc liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh… Các tin tức đó thì thường bị phía Việt Nam yêu cầu ngưng phát tán ở Việt Nam.

Tất cả những thông tin đó mình đều cập nhật lại toàn bộ, rồi cùng với tổ chức Phóng viên không biên giới phản đối lại việc YouTube đã làm theo ý muốn của nhà cầm quyền đảng Cộng sản Việt Nam.”

 Ông Nguyễn Lân Thắng, một người hoạt động xã hội được nhiều người theo dõi trên Facebook nói việc bị hạn chế hoặc tự động xoá bài viết xảy ra khá thường xuyên:

“Có một số bài viết tôi bị hạn chế hiển thị nội dung ở Việt Nam. Những bài viết cũng có ảnh hưởng dư luận, tác động đến tâm tư tình cảm của rất nhiều người, có lượt like và chia sẻ rất lớn. Điển hình như là một bài có đến 6 ngàn lượt chia sẻ.

Ngoài ra, còn có một hiện tượng nữa là rất nhiều người họ không nhìn thấy tin tức của tôi nổi trên newfeed của họ nữa. Mặc dù họ cài đặt tài khoản của tôi ở chế độ “See first” tức là xem trước, nhưng mà họ phải vào tận nơi thì mới nhìn thấy nội dung trên tường nhà tôi.”

 Ông Quang, hiện đang là admin của một trang fanpage chuyên cung cấp, đăng tải các thông  tin, kiến thức về quyền và luật pháp cho người dân, cũng than phiền rằng lượng tương tác bị hạn chế, xuống thấp kỷ lục trong năm 2020. Facebook có đôi lần thông báo với ông Quang rằng những video bị hạn chế là do “vi phạm luật pháp địa phương”.

Việt Nam tăng cường kiểm duyệt, yêu cầu gỡ bỏ nội dung “phản động”

 Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện báo cáo “Kiểm duyệt và hình sự hoá Tự do biểu đạt tại Việt Nam”, do tổ chức Ân xá Quốc tế công bố hồi đầu tháng 12 cho biết:

 Trong vấn đề yêu cầu xoá nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, cơ chế làm việc giữa chính phủ Việt Nam và các công ty công nghệ như Facebook, YouTube đã được ông Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nói rất rõ trong một cuộc họp Quốc hội. Đó là hiện nay, Bộ TT-TT đã thành lập hẳn một nhóm làm việc chuyên biệt, giao tiếp với Facebook và YouTube hàng ngày để gửi cho các công ty này danh sách các nội dung cần phải được gỡ bỏ.

 Cho nên, giữa nhà nước Việt Nam với các công ty công nghệ hiện giờ có tần suất làm việc hàng ngày. chứ không giống như trước đây là đợi đến khi có một sự kiện nào đó xảy ra thì họ mới yêu cầu Facebook và YouTube tăng cường kiểm duyệt nội dung.

 Đặc biệt là trong năm 2020 này, họ đã tăng cường việc giám sát các nội dung ở trên mạng xã hội và tăng cường việc yêu cầu các công ty công nghệ này phải kiểm nghiệm nội dung trong mỗi ngày.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh hùng giải trình trước Quốc hội vào tháng 11/2020 vừa qua cho biết Bộ TT-TT đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, phối hợp đưa ra nhiều giải phát quyết liệt để ngăn chăn tình trạng các tài khoản mạng xã hội như Facebook và Youtube đăng tải các thông tin mà ông hùng gắn nhãn là “kích động, chống phá nhà nước Việt Nam”.

 Theo ông Hùng, từ năm 2018 đến hết tháng 8/2020, “Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ thông tin bị cho ‘xấu, độc’ của Facebook đã tăng từ 10% lên 95% và của YouTube tăng từ 50% lên 90%. Số lượng gỡ bỏ dạng thông tin này của Facebook năm 2020 là tăng lên 30 lần so với năm 2017 và số lượng gỡ bỏ trên YouTube năm 2020 tăng 8 lần so với 2017. Số trang bị cho ‘giả mạo’ phải gỡ bỏ cũng tăng 8 lần so với 2017”

 Cũng theo lời ông Nguyễn Mạnh Hùng, tính riêng trong 8 tháng đầu năm nay, Facebook đã gỡ gần 1.100 bài viết, 154 fanpage đăng thông tin ‘sai sự thật, tuyên truyền chống pháp đảng và nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm, gây mất uy tín nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.’

 Đối với Google, cụ thể là trên YouTube, Bộ này đã yêu cầu ngăn chặn và gỡ bỏ 15.115 video bị coi là vi phạm, gỡ bỏ 24 kênh YouTube ‘phản động’, thường xuyên đăng tải nội dung “chống phá chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước”. Mỗi kênh có khoảng 1.000 video.

 Kiểm duyệt nội dung vì tuân theo luật pháp Việt Nam

Những người mà Đài Á châu Tự do phỏng vấn nói rằng khi bị xoá bỏ hoặc hạn chế tương tác đối với các bài viết hoặc video, Youtube và Facebook thường thông báo rằng họ dựa trên pháp luật của nước sở tại, theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. Thậm chí có nhiều bài viết bị xoá một cách âm thầm mà không cần thông báo.

 “Có nhiều video mà họ không muốn được lan tỏa ở Việt Nam thì chính phủ Việt Nam yêu cầu YouTube là phải khóa video ấy ở Việt Nam, thì mình sẽ nhận được cái email là vì lý do luật pháở địa phương, theo yêu cu ca chính phủ, chúng tôi bắt buộc phải khóa video này tại Việt Nam.” – Ông Lê Trung Khoa nói

 “Họ đưa ra lý do đại loại là liên quan đến các luật lệ của địa phương, mà cũng không có một cái cơ chế nào để phản hồi lại. họ chỉ thông báo như vậy thôi.” – Ông Nguyễn Lân Thắng nói.

 Theo ông Nguyễn Trường Sơn, chính phủ Việt Nam viện dẫn nghị định 72, ban hành năm 2013 để yêu cầu các công ty công nghệ phải gỡ bỏ nội dung theo “đúng luật Việt Nam”:

“Đối với các công ty công nghệ thì họ thường chỉ đáứng các yêu cầu kiểm duyệt lên các bài đăng cụ thể chứ hiếm khi họ kiểm duyệt toàn bộ tài khoản đó.

Bên phía nhà nước thì hiện nay, một khi đã yêu cu các công ty công nghệ kiểm duyệt nội dung thì họ thường dựa vào các nghị định, mà một trong những nghị định rất nổi tiếng bây giờ đó là Nghị định 72, để yêu cu các công ty này phải bằng cách nào đó khiến cho các nội dung này, hoặc là bị gỡ bỏ, hoặc là không xuất hiện với các người dùng ở Việt Nam.”

Nghị định 72 về “Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”, điều 5 nghiêm cấm “Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc…”

 Điều 22, khoản 1 quy định “Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp Luật liên quan của Việt Nam.”

 Điều 25 của nghị định này yêu cầu đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người dùng mạng xã hội theo quy định của Bộ TT-TT. Bảo đảm chỉ những người đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được thiết lập trang cá nhân.

 Trong bản báo cáo “Kiểm duyệt và hình sự hoá Tự do biểu đạt tại Việt Nam”, tổ chức Ân xá Quốc tế có yêu cầu các các công ty công nghệ giải trình về tình trạng xoá bài viết, video, hạn chế hoặc khoá các tài khoản có đăng những thông tin có nội dung về chính trị, xã hội, nhân quyền ở Việt Nam.

 Facebook phản hồi rằng trong Báo cáo Minh bạch mới nhất của của Facebook đã thể hiện rõ ràng cam kết trong việc bảo vệ tiếng nói của người Việt Nam trong một môi trường nhân quyền đầy thách thức.

 Facebook cho biết chỉ “hạn chế quyền truy cập vào tổng số 834 bài tại Việt Nam trên cơ sở các yêu cầu pháp lý địa phương, một phần rất nhỏ trong số hàng trăm triệu bài được đăng ra trong cùng lúc. Điều này xảy ra bất chấp một thực tế là cũng trong thời gian đó việc cung cấp các dịch vụ của Facebook phải chịu áp lực chưa từng có từ giới chức Việt Nam.”

 Cũng trả lời các câu hỏi của Ân xá Quốc tế, Google cho biết họ đánh giá các yêu cầu xoá bỏ nội dung của chính phủ, đối chiếu với các tiêu chuẩn nhân quyền, và thực hiện một số biện pháp để thu hẹp các yêu cầu này.

 Theo Google, “Khi xóa bỏ nội dung, chúng tôi thực hiện cách tiếp cận ít hạn chế nhất để xóa bỏ, bằng cách chặn nội dung đó ở khu vực pháp lý liên quan, trong khi vẫn để hiển thị nội dung đó ở các khu vực pháp lý khác trên toàn cầu.

 Đối với những yêu cầu xóa không đủ cụ thể hoặc thiếu bằng chứng hỗ trợ, chúng tôi yêu cầu gửi thêm thông tin trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào… Google đã lập một nhóm những người nói tiếng Việt được thuê đánh giá nội dung để ứng phó trước một lượng lớn các yêu cầu từ chính phủ Việt Nam.”

 Vi phạm nghiêm trọng Quyền tự do ngôn luận

 Ông Nguyễn Trường Sơn khẳng định dù các công ty công nghệ có viện lí do rằng buộc phải tuân theo luật pháp nước sở tại, thì cũng không thể chối cãi được rằng họ cùng với chính quyền Việt Nam đang bóp nghẹt tiếng nói người dân trên không gian mạng:

 “Cho dù phía nhà nước có cho rằng đó là những nội dung chống phá hoặc là bên phía các công ty công nghệ có bao biện rằng đây là các nội dung vi phạm luật pháp sở tại thì cũng không thể nào chối cải được rằng họ đã lạm dụng các công cụ pháp lý, cũng như những quyền lực mà mình có để bónghẹt quyền tự do biểu đạt của người dân trên không gian mạng của người dùng. Theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế thì rõ ràng đây là hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng.”

Ông Quang nói rằng việc Facebook hạn chế tương tác các video trên fanpage của ông là đã ngăn cản quyền Tự do tiếp cận thông tin của người dân:

 “Đây rõ ràng là một điều sai trái. Bởi vì tụi mình đang làm những video về quyền hoặc luật pháp, chỉ đơn thuần là đưa kiến thức đến cho người dân. Tuy nhiên, việc bị Facebook hạn chế nội dung làm cho người dân không có quyền để tiếp xúc với chiều hướng thông tin độc lập và các thông tin về kiến thức.”

Theo quan điểm của ông Lê Trung Khoa, khi Việt Nam đã ký hiệp định Thương mại Tự do với Châu Âu thì Việt Nam phải có nghĩa vụ hành xử công bằng với các công ty của Châu Âu. Nghĩa là, nước Đức không bao giờ chặn bất kì một thông tin hay video nào từ Việt Nam, thì Việt Nam cũng phải làm điều tương tự như vậy đối với các công ty truyền thông từ Đức.

Hành động trong thời gian tới

Những người hoạt động, tổ chức nhân quyền cho hay họ sẽ có những hành động trong tương lai, bằng nhiều cách khác nhau nhằm buộc chính quyền Việt Nam và cả các công ty có dịch vụ nền tảng mạng xã hội phải tôn trọng quyền tự do lên tiếng của người dân trên không gian mạng.

 Ông Nguyễn Lân Thắng mong rằng các quốc gia tiến bộ sẽ có các cơ chế giám sát và chế tài những công ty vào vì lợi ích kinh tế mà gạt bỏ các quyền tự do căn bản:

 Facebook đã có một sự thỏa hiệp vi các chính quyền độc tài trong việc bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận để phục vụ cho lợi ích kinh tế của họ. Đây là một điều rất đáng lên án. Mong muốn là cộng đồng quốc tế, các quốc gia tiến bộ sẽ có các chế tài hoặc có các biện pháp pháp lý để thúc đẩy Facebook phải tuân thủ các giá trị của xã hội văn minh.

 Ông Lê Trung Khoa cho biết trong thời gian tới sẽ cùng với tổ chức Phóng viên không biên giới lên tiếng, tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải chấp nhận tự do thông tin và hành xử công bằng với các doanh nghiệp truyền thông Châu Âu:

 “Trong thời gian tới mình sẽ cùng với tổ chức Phóng viên không biên giới và nhiều tổ chức khác yêu cầu Google phải có biện pháp làm việc và nói chuyện với Việt Nam, để nhà cầm quyền Việt Nam hiểu và chấp nhận những thông tin tự do, như là phía Việt Nam được tự do đưa thông tin ra nước ngoài.

Ngoài ra, mình cũng có làm việc với Quốc hội Đức để họ cũng có sức ép, yêu cầu Việt Nam phải không tôn trọng nhiều nhất có thể tự do báo chí của các nước châu Âu và công bằng đối với các doanh nghiệp truyền thông.”

 Đối với tổ chức Ân xá Quốc tế, ông Sơn nói trong thời gian tới sẽ tiếp tục theo dõi sát sao những diễn biến ở Việt Nam, đặc biệt là trên không gian mạng xã hội Facebook và YouTube để đánh giá tình hình, chiều hướng kiểm duyệt nội dung trong tương lai là như thế nào. Ân xá Quốc tế cũng sẽ tiếp tục làm việc với các công ty công nghệ và cả chính quyền Việt Nam để đòi hỏi các bên phải tôn trọng quyền tự do biểu đạt của người dân Việt Nam:

 “Về phía những người dùng mạng xã hội thì sắp tới Ân xá Quốc tế cũng sẽ đưa ra các chương trình giáo dục trên không gian mạng, làm thế nào để bảo vệ quyền riêng tư của mình khi dùng mạng xã hội, để biểu đạt những chính kiến của mình trong lĩnh vực chính trị xã hội.

Và rất có thể chúng tôi cũng sẽ làm việc với các chính quyền liên quan, như chính phủ Hoa Kỳ, để thúc giục chính phủ này có những động thái cụ thể yêu cu các công ty công nghệ như Google và Facebook phải tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận của người dùng khắp nơi trên toàn thế giới và người dùng ở Việt Nam.”

 Trong năm 2021 sắp tới, Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết sẽ yêu cầu định danh người sử dụng mạng xã hội để ngăn chặn tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin ‘sai lệch về tình hình đất nước, bôi nhọ, xuyên tạc, bịa đặt về cá nhân, đưa thông tin giả mạo làm hoang mang trong nhân dân.’

 Ông nói yêu cầu định danh người sử dụng mạng xã hội để người sử dụng không còn nghĩ rằng lên mạng xã hội là ‘vô danh, vì thế mà vô trách nhiệm.’

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/20_vn_face_silence-12262020092821.html

California vỡ trận, nghệ sĩ mắc Covid: ‘Tôi từng chủ quan’

26/12/2020


Tràn ngập bệnh nhân Covid nên bệnh viện Providence St. Mary ở miền Nam California phải dựng thêm lều để tiếp nhận bệnh nhân
Tràn ngập bệnh nhân Covid nên bệnh viện Providence St. Mary ở miền Nam California phải dựng thêm lều để tiếp nhận bệnh nhân

Một người gốc Việt bị nhiễm Covid-19 ở Little Saigon, California, kêu gọi mọi người đừng chủ quan trước con virus này trong lúc tiểu bang này trải qua một đêm Giáng sinh u ám với số ca nhiễm đã vượt mốc hai triệu.

Cho đến giờ, đại dịch Covid-19 cướp đi sinh mạng của ít nhất 23.635 người ở California và tàn phá nền kinh tế tiểu bang vốn vẫn đang thực thi lệnh ở nhà với các cơ sở kinh doanh không thiết yếu phải đóng cửa.

Ngày Giáng sinh chết chóc ở California được đánh dấu bằng lời kêu gọi của chính quyền rằng hãy tránh tụ tập ngoài việc đoàn tụ với người thân trong nhà và đi lễ nhà thờ. Tiểu bang này hiện có nỗ lực mang tính sống còn để kiềm hãm đà gia tăng của virus corona vốn đã khiến các bệnh viện tràn ngập quá công suất.

‘Tăng theo cấp số nhân’

Thống đốc Gavin Newsom cho biết các bệnh viện đang phải chịu ‘áp lực chưa từng có’ và nếu xu hướng này tiếp tục, số người nhập viện vì virus corona có thể tăng gấp đôi sau 30 ngày.

Các ca mắc bệnh, nhập viện và tử vong do virus corona tăng theo cấp số nhân trong những tuần gần đây và đang phá vỡ các kỷ lục mới. Vào đêm Giáng sinh, California trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ vượt quá 2 triệu ca COVID-19 được xác nhận.

Ca nhiễm virus corona đầu tiên ở California được xác nhận vào ngày 25/1. Mất 292 ngày để tiểu bang này đạt 1 triệu ca nhiễm vào ngày 11/11. Nhưng chỉ 44 ngày sau, con số này lên đến 2 triệu.

Cuộc khủng hoảng kéo căng hệ thống y tế của bang vượt quá khả năng, khiến các bệnh viện phải điều trị bệnh nhân trong lều, văn phòng và hội trường.

Tính đến ngày 24/12, California có số lượng bệnh nhân COVID-19 kỷ lục trong bệnh viện và trong phòng chăm sóc tích cực, lần lượt là gần 19.000 và gần 4.000.

“Ở hầu hết các bệnh viện, khoảng một nửa số giường bệnh là dành cho bệnh nhân COVID và một nửa số giường chăm sóc đặc biệt là để chữa trị bệnh nhân COVID nặng và hai phần ba số bệnh nhân này bị ngạt thở vì viêm phổi do vi rút gây ra,” Tiến sĩ Christina Ghaly, Giám đốc Sở Y tế Hạt Los Angeles được AP dẫn lời nói.

“Họ bị ngạt thở đến mức không thể tự thở được nữa và họ phải nhờ ai đó đặt một cái ống xuống cổ họng để cung cấp oxy cho các cơ phận trong cơ thể họ. Nhiều người trong số này sẽ không qua được vào năm 2021,” bà cho biết.

Các bệnh viện cũng thuê thêm nhân sự và hủy bỏ các ca phẫu thuật theo yêu cầu – tất cả là để tăng cường công suất chuẩn bị cho các ca bệnh bị nhiễm trong dịp Giáng sinh và Năm mới được dự đoán sẽ trở bệnh trong vài tuần tới, theo AP.

“Chúng tôi hiểu rằng mọi người đang mệt mỏi, nhưng các biện pháp y tế công cộng không phải kẻ thù – mà chúng là lộ trình để giúp phục hồi nhanh hơn và bền vững hơn,” tuyên bố của Liên minh Y tế Công cộng Nam California, bao gồm 10 cơ quan y tế địa phương gần nhau phụ trách khu vực chiếm gần 60% dân số tiểu bang, được AP dẫn lại cho biết.

Hạt Los Angeles ở phía Nam, vốn chiếm 1/3 tổng số ca nhiễm virus corona và gần 40% số ca tử vong, khuyến cáo mọi người tránh tham dự Thánh lễ trong không gian kín, mặc dù điều này không bị cấm với điều kiện giữ khoảng cách xã hội.

Tổng Giáo phận Los Angeles đã cho phép tổ chức Thánh lễ bên trong một cách hạn chế, mặc dù họ cũng kêu gọi các nhà thờ nên tổ chức thánh lễ ngoài trời hoặc trực tuyến.

‘Cảm cúm nặng’

Từ Little Saigon, Quận Cam, ông Trung Nghĩa, một nghệ sỹ đàn guitar quen thuộc trong cộng đồng văn nghệ người Việt, đã mắc Covid-19 được 10 ngày và được cho ở nhà tự điều trị và cách ly. Trao đổi với VOA, ông Nghĩa cho biết hiện giờ ông ‘đã hồi phục được 70-80%’.

“Hôm nay tôi đã ngồi dậy hít đất, tập tạ lại được rồi,” ông Nghĩa nói với VOA bằng giọng thều thào vì chưa khỏe hẳn. “Thật ra tôi đã đủ khỏe để đi ra ngoài được rồi nhưng tôi không dám vì phải bảo vệ cho mọi người xung quanh.”

Theo lời kể của ông thì khi bị dính virus corona, ông có cảm giác ‘như là cảm cúm nặng’.

“Trong ba ngày tôi chỉ muốn nằm dài thôi chứ không muốn làm gì hết, không muốn ăn uống. Cảm giác chán đời lắm,” ông Nghĩa kể.

Theo lời ông Nghĩa thì trong thời gian ông nằm bệnh, chỉ có vợ ông chăm sóc cho ông chứ ông không tiếp xúc với bất kỳ ai khác. “Cần gì thì gọi cho bạn bè. Họ cứ đem đồ ăn tới bỏ trước cửa nhà rồi mình ra lấy thôi,” ông cho biết.

Vợ ông đã nấu nước xông với lá bưởi, lá sả, dầu mỗi ngày hai lần. Đây là các phương pháp mà cộng đồng người Việt truyền tai nhau cho những người mắc Covid mặc dù không có khuyến cáo từ các bác sỹ là nên dùng. Trong khi đó, ông Nghĩa được bác sỹ cho uống trụ sinh và Tylenol.

“Sau 4 ngày thì cảm thấy nhẹ dần. Bây giờ đã thấy thèm ăn trở lại chứ lúc trước bà xã cứ phải ép ăn,” ông nói và cho biết đến thứ Hai đầu tuần ông và vợ sẽ đi xét nghiệm Covid trở lại.

“Bác sỹ nói nếu đã qua được thì sẽ qua luôn, còn nếu không qua được thì đã bị vật phải vào ICU (phòng hồi sức tích cực rồi),” ông nói thêm.

Nghệ sỹ guitar này cho rằng ông may mắn vì ông là người ‘tích cực tập thể dục, hít đất, tập tạ, chơi tennis, không nhậu nhẹt, không bệnh nền nên Covid không vật nổi’.

Khi được hỏi có sợ lây bệnh cho vợ không, ông Nghĩa nói vợ ông vẫn ‘làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ ngon lành’. “Nếu bị dính thì hổm rày đã bị rồi vì dù gì tôi bị cũng đã được 10 ngày rồi,” ông nói.

‘Từng chủ quan’

Về nguồn lây, ông Nghĩa nói ông không nghĩ ra là bị lây từ đâu. Ông cho biết trước khi bị nhiễm hàng ngày ông vẫn đi chợ, vẫn ra ngoài tiếp xúc bạn bè bình thường và ông đều có đeo khẩu trang và rửa tay sau khi đi chợ.

Ông Nghĩa, vốn là một ủng hộ viên nhiệt thành của Tổng thống Donald Trump, thừa nhận là ông ‘đã từng chủ quan trước dịch bệnh’.

“Lúc trước tôi cũng nghĩ dịch bệnh không nghiêm trọng. Ngày nào tôi cũng lăng xăng ngoài đường rồi cà phê, cà pháo, bạn bè này kia,” ông nói.

“Tôi cũng có phần chủ quan vì mình cũng có 30 năm tập tạ nên ỷ y,” ông nói thêm.

Cho nên ông kêu gọi mọi người ‘đừng nên coi thường’ virus corona vì ‘tùy điều kiện sức khoẻ, ai mà yếu mà bị dính thì sẽ vất vả lắm’. Sự chủ quan của một số người Việt trước Covid, theo giải thích của ông, là ‘chưa thấy quan tài chưa đổ lệ’.

Theo lời ông thì có những người ông quen biết ‘đùng một cái nghe chết vì Covid’ và một người em trong nghề của ông, 55 tuổi, bị bệnh phổi thêm dính Covid ‘rồi đi luôn’. “Trong giới nghệ sỹ gốc Việt đã có nhiều người mắc nhưng người ta giữ kín, có người bị nặng đang nằm trong ICU,” ông Nghĩa, vốn quen thuộc với giới nghệ sỹ gốc Việt, cho biết.

Chính vì bị Covid mà ông Nghĩa đã lỡ lời hẹn với gia đình cố danh hài Chí Tài là sẽ đến đánh đàn tại tang lễ của ông, ông nói và cho biết danh hài vừa ra đi là ‘đàn em thân thiết của ông trong nghề gần 40 năm’.

“Khi Chí Tài mất, tôi đau lòng lắm. Đau lòng nữa là tôi không đến tiễn đưa được,” ông nói.

VOA

  TT Trump đăng video kêu gọi người dân Mỹ cùng các nhà lập pháp ‘yêu cầu một cuộc bầu cử trung thực’.  

26/12/2020

TT Trump đăng video kêu gọi người dân Mỹ cùng các nhà lập pháp 'yêu cầu một cuộc bầu cử trung thực'

Tổng thống Trump (Nguồn ảnh: Drew Angerer / Getty Images)

Vào thứ Năm ngày 24/12, Tổng thống Donald Trump đã chia sẻ một đoạn video kêu gọi những người ủng hộ ông liên hệ với các nhà lập pháp tiểu bang về những cáo buộc bất thường trong cuộc bầu cử ngày 3/11 cũng như kêu gọi họ “yêu cầu một cuộc bầu cử và kiểm đếm phiếu bầu trung thực”.

Tổng thống Trump đã chia sẻ một video có tựa đề “HÃY DỪNG ĐÁNH CẮP!” trên Twitter. Video của ông đã nhận được hơn 6 triệu lượt xem. Mở đầu video là nội dung giới thiệu những thành tựu của Tổng thống Trump đã đạt được về tạo việc làm, kinh tế và nỗ lực thúc đẩy phát triển vaccine phòng chống virus corona Vũ Hán.

Nội dung tiếp theo nhấn mạnh việc “[Người dân] Mỹ đã bầu chọn cho Tổng thống Trump với hơn 74 triệu phiếu bầu” và chiến thắng của ông ở một số bang cho thấy một “chiến thắng áp đảo của Tổng thống Trump [trong cuộc bầu cử]. Nhưng có điều gì đó đã xảy ra. Một số tiểu bang đã nhanh chóng bỏ phiếu qua thư – một phương thức mà gian lận được dễ dàng thực hiện. Người chết bỏ phiếu. Những lá phiếu bổ sung xuất hiện một cách bất thường. Những lá phiếu bầu cho ông Biden được thêm vào lúc nửa đêm… Người dân Mỹ xứng đáng được biết sự thật”.

pic.twitter.com/GgwnkrGz9U

— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) December 24, 2020

Video kêu gọi cử tri “yêu cầu một cuộc bầu cử trung thực và kiểm đếm phiếu bầu trung thực”; đồng thời video kêu gọi người dân Mỹ liên hệ với các nhà lập pháp của họ về những bất thường xuất hiện trong cuộc bầu cử.

Các quan chức bầu cử tiểu bang đã bác bỏ cáo buộc về gian lận bầu cử đã xảy ra trên diện rộng. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho biết, Bộ Tư pháp đã không tìm thấy bằng chứng về gian lận ở quy mô đủ lớn để có thể thay đổi kết quả bầu cử.

Các thành viên của Cử tri đoàn đã bỏ 306 phiếu bầu cho ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden, vượt quá ngưỡng 270 phiếu cần thiết để ứng cử viên này được chứng nhận là người chiến thắng tại phiên họp chung đặc biệt của Quốc hội vào ngày 6/1. 

Các nhóm đại cử tri của Đảng Cộng hòa ở các bang chiến trường đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump. Tuy nhiên, các cơ quan lập pháp tiểu bang sẽ cần phải cấp chứng nhận những phiếu bầu đại cử này. Một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa cho biết họ có kế hoạch phản đối các phiếu bầu của Đại cử tri đoàn chứng nhận cho ông Biden tại phiên họp chung.

Trong khi đó, luật sư Jenna Ellis thuộc chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã kêu gọi các cơ quan lập pháp tiểu bang triệu tập trước ngày 6/1 và chứng nhận các phiếu bầu thay thế. Điều này có khả năng tạo tiền đề cho một kịch bản “đại cử tri chiến đấu trực diện” – nghĩa là các nhà lập pháp sẽ phải quyết định chấp nhận phiếu bầu đại cử tri nào. 

Đoạn video mà Tổng thống Trump đăng lên Twitter bao gồm 2 video của chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump phát hành lần đầu tiên vào ngày 11/12. Đó cũng là ngày Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ bác bỏ đơn kiện của bang Texas về kết quả bầu cử ở 4 bang chiến trường.

“Theo bằng chứng về việc gian lận cử tri và các lá phiếu không được kiểm đếm đúng cách ở các bang chiến trường trên khắp đất nước, chiến dịch của Tổng thống Trump phát hành 2 video có tiêu đề ‘Bằng chứng quá rõ ràng – gian lận! và ‘Hãy dừng đánh cắp!’’”.

Chiến dịch cho biết, cả 2 video có mục tiêu là “truyền thông cho người xem về tình trạng gian lận xảy ra trên diện rộng trong cuộc bầu cử năm 2020, bao gồm các vali phiếu bầu cho ông Biden, những người đã chết bỏ phiếu và các kế hoạch bỏ phiếu, đồng thời khuyến khích cử tri kêu gọi các nhà lập pháp của họ tiến hành một cuộc bầu cử tự do và công bằng”.

YouTube đã xóa cả 2 video của chiến dịch Tổng thống Trump khỏi nền tảng này, nhưng 2 video vẫn còn trên Twitter. Trên YouTube, nếu người xem nhấp vào đường dẫn của video thì sẽ chỉ thấy màn hình đen với thông báo: “Video này đã bị xóa do vi phạm Nguyên tắc cộng đồng của YouTube”.

Ban lãnh đạo của YouTube đã không trả lời ngay lập tức câu hỏi của The Epoch Times về lý do chặn 2 video này của chiến dịch Tổng thống Trump. Việc xóa này có thể liên quan đến chính sách mới của YouTube ban hành vào ngày 9/12, đó là nền tảng này sẽ xóa nội dung về cáo buộc “gian lận hoặc sai sót trên diện rộng” diễn ra trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Trong một tuyên bố, lý do YouTube đưa ra cho sự thay đổi trong chính sách này là vì “thời hạn an toàn” vào ngày 8/12 cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã hết và đã có “đủ các bang chứng nhận kết quả bầu cử của họ để xác định một tổng thống đắc cử”.

Video đầu tiên có tựa đề “Bằng chứng quá rõ ràng – Gian lận!”. Mở đầu video, người dẫn nói về việc “Nước Mỹ xứng đáng có một cuộc bầu cử trung thực nhưng những gì họ nhận được là các vali phiếu bầu được thêm vào bí mật ở tiểu bang Georgia” theo hình ảnh của an ninh ngày 3/11 ghi được tại một địa điểm bỏ phiếu ở Hạt Fulton.

Đoạn ghi hình của camera an ninh cho thấy các thùng trông giống những thùng phiếu được mang vào Trung tâm kiểm đếm phiếu. Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã đưa đoạn video của an ninh cho các nhà lập pháp tiểu bang Georgia vào ngày 3/12 và luật sư Rudy Giuliani bình luận về đoạn phim trên Twitter rằng “đoạn video không nói dối. Các thành viên Đảng Dân chủ ở hạt Fulton đã đánh cắp cuộc bầu cử. Bây giờ điều này không còn nghi ngờ gì nữa”.

Tuy nhiên, các quan chức tiểu bang này đã bác bỏ và tuyên bố rằng, video không cho thấy bất cứ điều gì bất hợp pháp và những gì được cho là “vali” phiếu bầu, trên thực tế, là các thùng theo quy định được sử dụng để bảo đảm các lá phiếu và rằng các lá phiếu được đề cập đã được mở và chuẩn bị để đếm sớm hơn vào đêm hôm đó trong sự quan sát đầy đủ của các quan sát viên.

Nội dung tiếp theo của video mà ông Trump đã chia sẻ là tuyên bố về “những người đã chết bỏ phiếu ở Wisconsin, một chương trình bỏ phiếu có tiền ở Nevada, những quan sát viên đối với cuộc thăm dò bị từ chối quyền quan sát ở tiểu bang Pennsylvania,máy bỏ phiếu bị lỗi và kẻ gian vi phạm trọng tội ở tiểu bang Michigan”. Tiếp theo là sự tham chiếu đến thông tin về một thư ký bầu cử của Thành phố Southfield đã bị bắt vào tháng Chín và bị tuyên bố 6 trọng tội liên quan đến cuộc bầu cử ngày 6/11/2018.

“Bằng chứng có rất nhiều”, video tuyên bố. Đồng thời video cũng kêu gọi người dân Mỹ liên hệ với các nhà lập pháp tiểu bang của họ và “yêu cầu họ chiến đấu cho các cuộc bầu cử trung thực”.

Cố vấn Peter Navarro của Tổng thống Trump đã công bố một báo cáo chi tiết tóm tắt vào tuần trước về các cáo buộc bất thường xuất hiện trong cuộc bầu cử ở 6 tiểu bang chiến trường. Báo cáo kết luận rằng, các bất thường đủ nghiêm trọng, cần có một cuộc điều tra khẩn cấp với quy mô đủ lớn để có thể xoay chuyển kết quả bầu cử.

Kể từ Ngày bầu cử 3/11, Tổng thống Trump và các nhóm bên thứ ba đã tiến hành những vụ kiện pháp lý về kết quả của cuộc bầu cử ở 6 tiểu bang chiến trường. Đến nay, chưa có nỗ lực nào mang lại kết quả.

Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh – https://www.ntdvn.com/the-gioi/tt-trump-dang-video-keu-goi-nguoi-dan-my-cung-cac-nha-lap-phap-yeu-cau-mot-cuoc-bau-cu-trung-thuc-121479.html

Ba Lan: Mạng xã hội có thể bị phạt đến 2 triệu USD nếu xóa bài
Lộ Khắc•Thứ Bảy, 26/12/2020

Theo trang Worthy Politics đưa tin, Ba Lan sẽ thông qua luật mới phạt tiền lên đến 2,2 triệu đô la Mỹ nếu các công ty công nghệ cao cỡ lớn vi phạm hiến pháp để thẩm duyệt quyền tự do ngôn luận trực tuyến hợp pháp.


(Ảnh minh họa: Twin Design / Shutterstock)
Một số chính phủ theo chủ nghĩa tự do ở các nước phương Tây đã cố gắng loại bỏ một số cái gọi là “ngôn luận thù hận” bằng cách phạt những gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook và Twitter. Ba Lan đã chọn một phương pháp mới mẻ.

“Căn cứ vào quy định này, nếu nội dung trên dịch vụ mạng xã hội không vi phạm luật pháp Ba Lan, thì không được xóa nội dung đó hoặc chặn tài khoản đó”.

“Nếu người dùng bị xóa hoặc chặn, thì có thể gửi khiếu nại đến nền tảng đó, nền tảng đó sẽ có 24 giờ để tiến hành xem xét.”

“Trong vòng 48 giờ sau khi có phán quyết, người dùng có thể gửi đơn lên tòa án yêu cầu khôi phục quyền sử dụng. Tòa án sẽ xem xét khiếu nại trong vòng 7 ngày sau khi nhận được khiếu nại và toàn bộ quy trình sẽ được thực hiện dưới dạng điện tử.”

Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan Zbigniew Ziobro cho biết, luật này đưa ra nhằm tấn công chế độ kiểm duyệt.

Ông Zbigniew Ziobro quả quyết, điều này sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi tìm kiếm công lý  của những người đang bị phỉ bang hoặc phỉ báng.

“Thông thường, các nạn nhân của kiểm duyệt ngôn luận do khuynh hướng tư tưởng khác nhau là đại diện của mọi tầng lớp xã hội ở Ba Lan. Nội dung của họ bị xóa hoặc bị chặn, chỉ vì họ bày tỏ quan điểm mà từ góc độ cộng đồng mà xét thì là những giá trị quan không thể chấp nhận …” ông Zbigniew Ziobro nói.

Ông Zbigniew Ziobro nói: “Chúng tôi ý thức được điều này không phải là một chủ đề dễ giải quyết.”

Ông nói: “Chúng tôi ý thức được rằng, cần cung cấp sự đảm bảo cho mỗi người cảm thấy bị phỉ báng trên mạng internet, và hạn chế đối với các loại nội dung, nhưng điều này có thể lại có thể sinh ra ảnh hưởng không tốt cho tự do của người khác.”

“Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng đưa ra công cụ này, khiến cả 2 bên đều có thể yêu cầu cơ quan liên quan đưa ra quyết định, cơ quan này có thể phán quyết trong tài khoản mạng xã hội này xuất hiện nội dung liệu có phải đã thực sự xâm phạm đến quyền lợi cá nhân hay không, phát biểu liệu có bị xóa hay không, hoặc là liệu có tồn tại chế độ kiểm duyệt ngôn luận hay không.”

Đối với tất cả những quốc gia phát triển coi trọng tự do ngôn luận, nhất là nước Mỹ, thì cách làm của Ba Lan nên là một hình mẫu tham khảo.

Hiện tại, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ tư pháp Mỹ đã thức giục Quốc hội cân nhắc đến việc xóa bỏ Điều 230 của Đạo luật Chuẩn mực truyền thông (Communications Decency Act), điều luật này bảo vệ các công ty công nghệ như Google, Twitter có thể được miễn truy tố về việc kiểm duyệt nội dung.

Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Điều 230 tạo điều kiện cho các tin tức giả của nước ngoài lan truyền trên mạng internet, điều này tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và bầu cử thành thật của chúng ta. Nó cần được xóa bỏ.”

Lộ Khắc – https://trithucvn.org/the-gioi/ba-lan-mang-xa-hoi-co-the-bi-phat-den-2-trieu-usd-neu-xoa-bai.html

Các nhà lập pháp Wisconsin tham gia kiện PTT Mike Pence, Quốc hội, và quan chức từ 5 tiểu bang để ngăn kiểm phiếu đại cử tri

 26/12/20

Các nhà lập pháp Wisconsin tham gia kiện PTT Mike Pence, Quốc hội, và quan chức từ 5 tiểu bang để ngăn kiểm phiếu đại cử tri

Một thành viên của Đại cử tri đoàn của Wisconsin bỏ phiếu của họ cho cuộc bầu cử tổng thống tại Capitol của bang ở Madison, Wis, vào ngày 14/12/2020. (Nguồn ảnh: Morrow Gash / Pool / Getty Images)

Hai nhà lập pháp Đảng Cộng hòa ở tiểu bang Wisconsin đã tham gia một vụ kiện liên bang nhằm ngăn chặn Quốc hội thực hiện kiểm phiếu đại cử tri của một số bang tranh chấp khi Quốc hội nhóm họp vào ngày 6/1.

Hai dân biểu của tiểu bang Wisconsin là ông Jeff Mursau và ông David Steffen đã ký vào đơn kiện được đệ trình vào thứ Ba ngày 22/12 tại Tòa án Quận Columbia. 

Vụ kiện do Dự án Amistad của hãng luật Thomas More và Liên minh Cử tri Wisconsin, cùng những người khác tiến hành.

Trong danh sách các nguyên đơn của vụ kiện, còn có tên của 2 thành viên Đảng Cộng hoà thuộc Hạ viện tiểu bang Michigan là Dân biểu Matt Maddock và Dân biểu Daire Rendon, theo đơn kiện.

Luật sư Erick Kaardal thuộc Dự án Amistad của hãng luật Thomas More đã lập luận trong đơn kiện rằng, các cơ quan lập pháp của tiểu bang Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, Georgia và Arizona đã bị ngăn cản thực hiện quyền hạn của họ theo Hiến pháp Hoa Kỳ về việc chứng nhận lá phiếu đại cử tri bầu tổng thống vào ngày 14/12.

Luật sư Kaardal viết: “Các chứng nhận sau bầu cử của cơ quan lập pháp tiểu bang đối với phiếu bầu của Tổng thống và đại cử tri bầu Tổng thống là một phần quy định về quyền bỏ phiếu trong Hiến pháp. Tất cả những người bỏ phiếu – có thể phân biệt với những người không bỏ phiếu – đều được bảo vệ quyền lợi thông qua chứng nhận sau bầu cử của cơ quan lập pháp tiểu bang về các đại cử tri bầu tổng thống. Các bị cáo vi phạm các quyền bỏ phiếu này với việc kiểm phiếu đại cử tri bầu tổng thống mà không có giấy chứng nhận sau bầu cử theo quy định của Hiến pháp”.

Theo Điều II của Hiến pháp Hoa Kỳ, các đại cử tri bầu tổng thống phải được mỗi bang bổ nhiệm theo cách thức do cơ quan lập pháp của bang quy định.

Luật sư Kaardal lập luận rằng, một số luật liên bang và tiểu bang đã ủy quyền vi hiến đặc quyền của các cơ quan lập pháp tiểu bang về việc chứng nhận những phiếu bầu này cho các cơ quan hành pháp của tiểu bang.

Ông viết trong đơn kiện: “Có những lập luận về mặt văn bản và cấu trúc của những quy chế của tiểu bang này là vi hiến”. Ông cũng giải thích rằng, luật của tiểu bang là một “sự ủy quyền vi hiến đối với các đặc quyền lập pháp của tiểu bang về xác nhận sau bầu cử tổng thống và các đại cử tri bầu tổng thống”.

Trong đơn kiện, luật sư cũng lập luận rằng, tại nhiều tiểu bang, cơ quan lập pháp đang bị ngăn cản và không thể họp để thực hiện nghĩa vụ chứng nhận sau bầu cử. Để tiến hành một phiên họp đặc biệt của cơ quan lập pháp, đa số thành viên trong cơ quan này hoặc thống đốc của tiểu bang phải đồng ý về phiên họp. Tuy nhiên, các thống đốc từ các tiểu bang này đang ngăn cản các cơ quan lập pháp của bang làm như vậy.

“Chính cơ quan chịu trách nhiệm về cách thức lựa chọn đại cử tri lại không thể họp sau cuộc bầu cử, cho đến hết tháng 1/2021. Điều này là vi hiến”, Phill Kline, giám đốc Dự án Amistad cho biết.

Các bị cáo trong vụ kiện bao gồm Phó Tổng thống Mike Pence, cả 2 viện trong Quốc hội, và các quan chức từ 5 tiểu bang chiến trường.

Vụ kiện yêu cầu tòa án ngăn chặn ông Mike Pence và Quốc hội thực hiện kiểm phiếu cử tri của các tiểu bang Arizona, Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin cho đến khi các cơ quan lập pháp tiểu bang của họ có thể họp để chứng nhận số phiếu.

Vụ kiện diễn ra khi các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa đang cân nhắc liệu có nên tiến hành kiện đối với các phiếu bầu của Cử tri đoàn ở các bang tranh chấp vào ngày 6/1 hay không.

Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh – https://www.ntdvn.com/the-gioi/cac-nha-lap-phap-wisconsin-tham-gia-kien-ptt-mike-pence-quoc-hoi-va-quan-chuc-tu-5-tieu-bang-de-ngan-kiem-phieu-dai-cu-tri-121382.html

Bà Pelosi sẽ đưa các khoản hỗ trợ trực tiếp 2,000 USD ra bỏ phiếu vào ngày 28/12

  • Thứ Sáu, 25/12/2020

Hôm thứ Năm (24/12), Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California) cho biết bà sẽ yêu cầu các thành viên Hạ viện quay trở lại vào ngày thứ Hai tới (28/12) để tổ chức một cuộc bỏ phiếu được ghi hình về dự luật hỗ trợ trực tiếp 2,000 USD mà Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu.

“Thứ Hai (28/12), tôi sẽ đưa Hạ viện trở lại một phiên họp nơi chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu được ghi hình về dự luật độc lập của chúng tôi để tăng các khoản hỗ trợ tác động kinh tế lên 2,000 USD [cho mỗi người],” bà Pelosi nói trong một tuyên bố. “Bỏ phiếu chống lại dự luật này là phủ nhận khó khăn tài chính mà các gia đình phải đối mặt và từ chối cấp cho họ sự cứu trợ mà họ cần,” bà nói thêm.

Hôm thứ Ba (22/12), Tổng thống Trump đã chỉ trích gói chi tiêu gồm nhiều khoản đã được Quốc hội thông qua vào hôm thứ Hai (21/12), nói rằng dự luật này dành nhiều tiền cho các quốc gia hải ngoại và những người vận động hành lang hơn là cho người dân Hoa Kỳ.

Ông thúc giục Quốc hội tăng các khoản hỗ trợ trực tiếp cho các gia đình Hoa Kỳ từ 600 USD [cho mỗi người] lên 2,000 USD [cho mỗi người].

Hôm thứ Năm (24/12), các thành viên Đảng Dân Chủ tại Hạ viện đã đệ trình một yêu cầu đồng thuận nhất trí cho các khoản hỗ trợ trực tiếp 2,000 USD [cho mỗi người], nhưng đã bị Đảng Cộng Hòa chặn. Cho đến nay, họ vẫn im lặng về lý do chặn các khoản hỗ trợ tăng thêm này, nhưng họ đã thảo luận về phần của gói chi tiêu mà sẽ chi hàng triệu USD cho hải ngoại để giúp đỡ các quốc gia nước ngoài.

Bà Pelosi sẽ đưa các khoản hỗ trợ trực tiếp 2,000 USD ra bỏ phiếu
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California) đi bộ trở lại văn phòng của bà ở Điện Capitol ở Hoa Thịnh Đốn hôm 21/12/2020. (Ảnh Ken Cedeno/ Reuters)

Vào tối hôm thứ Tư (23/12), Lãnh đạo phe Thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) đã nói với các thành viên Đảng Cộng Hòa rằng họ sẽ đệ trình một yêu cầu phản đối đồng thuận nhất trí để xem xét lại viện trợ nước ngoài trong các nội dung của kế hoạch chi tiêu năm 2021, và chỉ trích các thành viên Đảng Dân Chủ vì không xem xét lại phần đó của gói viện trợ lần này.

Đảng Dân Chủ tại Hạ viện “phớt lờ những lo ngại do Tổng thống bày tỏ, cũng như được các cử tri của chúng ta đồng tình, rằng chúng ta phải xem xét lại cách chi tiêu tiền thuế của chúng ta ở nước ngoài trong khi mà rất nhiều hàng xóm của chúng ta ở quê nhà đang vật lộn để kiếm sống,” một bức thư của ông McCarthy cho biết.

các khoản hỗ trợ trực tiếp 2000usd
Ảnh chụp màn hình Twitter ông Kevin McCarthy

“Do đó, Đảng Cộng Hòa sẽ đưa ra một yêu cầu đồng thuận nhất trí để xem xét lại tên các hoạt động ở tiểu bang và ở nước ngoài của các các mục đó để chúng ta có thể chủ động giải quyết trọn vẹn các mối lo ngại hiện nay. Sẽ tùy thuộc vào Chủ tịch Pelosi quyết định xem bà ấy có muốn hành động thay mặt cho người dân Hoa Kỳ hay không,” ông McCarthy viết.

Đảng Dân Chủ đã phản đối yêu cầu đồng thuận nhất trí của Đảng Cộng Hòa.

Các quy tắc của Hạ viện cho phép các lãnh đạo của một trong hai đảng phản đối các yêu cầu đồng thuận nhất trí tại phiên họp thượng viện, nhưng chúng cho phép dự luật được biểu quyết bằng cách điểm danh.

Trong khi đó, bà Pelosi kêu gọi Tổng thống thuyết phục các thành viên Đảng Cộng Hòa không cản trở dự luật tăng hỗ trợ trực tiếp này.

“Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện đã tước đi một cách tàn nhẫn 2,000 USD mà Tổng thống đã đồng ý ủng hộ dành cho người dân Hoa Kỳ,” bà Pelosi viết. “Nếu Tổng thống nghiêm túc về các khoản hỗ trợ trực tiếp 2,000 USD này, ông ấy phải kêu gọi các thành viên Đảng Cộng Hòa ở Hạ viện chấm dứt sự cản trở của họ.”

Bà Pelosi nói rằng Đảng Dân Chủ đã thúc đẩy các khoản hỗ trợ trực tiếp lớn hơn cho các gia đình, nhưng “Đảng Cộng Hòa ở Hạ viện và Thượng viện đã liên tục từ chối – đầu tiên, trong các cuộc đàm phán của chúng tôi khi đó họ nói rằng họ sẽ không đi quá 600 USD còn bây giờ, hành động nhẫn tâm này đang diễn ra ở thượng viện.”

Bà nói rằng bà hy vọng vào cuối ngày thứ Hai (28/12) Tổng thống “sẽ ký dự luật lưỡng đảng và lưỡng viện này để giữ cho chính phủ hoạt động và cung cấp gói cứu trợ virus corona.”

Cùng với việc bỏ phiếu về các khoản hỗ trợ trực tiếp, Hạ viện cũng sẽ bỏ phiếu để vô hiệu quyền phủ quyết của Tổng thống Trump đối với Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA).

Tổng thống đã phủ quyết đạo luật trị giá 740 tỷ USD này vào hôm thứ Tư (23/12).

“Thật không may, Đạo luật này không bao gồm các biện pháp an ninh quốc gia quan trọng mà lại bao gồm các điều khoản không tôn trọng các cựu chiến binh của chúng ta và lịch sử của quân đội của chúng ta, và mâu thuẫn với những nỗ lực của Chính phủ của tôi nhằm đặt Hoa Kỳ lên hàng đầu trong các hoạt động chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của chúng ta,” Tổng thống Trump nói hôm  23/12. “Đó là một ‘món quà’ cho Trung Quốc và Nga,” ông nói thêm.

các khoản hỗ trợ trực tiếp
Ảnh chụp màn hình Twitter ông Steve Herman

Masooma HAQ- Cẩm An biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/tns-rand-paul-cac-thong-doc-khong-duoc-phep-tro-cac-thanh-nha-doc-tai.html

TNS Rand Paul: Các thống đốc không được phép trở các thành ‘nhà độc tài’

Tiểu Mai | DKN 4 giờ tới

Ảnh: Reuters

Trong một cuộc phỏng vấn vào sáng sớm Ngày lễ Giáng sinh, Thượng nghị sĩ Rand Paul từ tiểu bang Kentucky nhận định các thống đốc không bao giờ được phép tích lũy nhiều quyền lực đến mức có thể tùy ý phong tỏa nền kinh tế địa phương.

Ông Paul nói: “Bạn biết đấy, chưa từng có ai muốn những kẻ xấu xa, độc tài trở thành những thống đốc phụ trách nền kinh tế”.

Rand Paul made clear his relief bill intentions, and says Governors should have never been allowed to become ‘dictators.’ https://t.co/z1KbJg8g3D— Newsmax (@newsmax)December 25, 2020

“Ở tiểu bang của tôi, bạn không thể tụ tập ăn uống trong nhà hàng, cũng không thể tụ tập ăn uống ngoài trời và con bạn không thể đi học. Tình trạng hiện tại của chúng tôi còn tệ hơn thành phố New York. Ở Kentucky, thống đốc của chúng tôi đã đóng cửa các trường học mặc dù các nhà khoa học đều đưa ra bằng chứng rằng – tất cả bằng chứng đều cho rằng – sẽ không tạo ra một làn sóng dịch mới khi để trường học mở cửa”, ông nói thêm.

Ông Andy Beshear, Thống đốc bang Kentucky đã đưa ra một số quy định trong đại dịch, trong đó bao gồm quy định về đeo khẩu trang, giới hạn quy mô tụ tập theo nhóm, sức chứa tối đa cho các doanh nghiệp nhỏ trong nhà như phòng gym, chỉ cho phép bán đồ ăn mang đi (take-out), và không mở cửa trường học.

Nhiều thống đốc các tiểu bang trên khắp nước Mỹ đã tiến hành phong tỏa (ở các mức độ khác nhau) các doanh nghiệp nhỏ do sự gia tăng các ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Chính quyền các tiểu bang đã vấp phải sự phản đối từ người dân và các chủ các doanh nghiệp nhỏ, những người cho biết họ đang gặp khủng hoảng tài chính vì lệnh phong tỏa và cần phải duy trì kiếm sống.

Tiểu bang New York vào giữa tháng 12 cũng đã ra lệnh cho các chủ nhà hàng ngừng kinh doanh ăn uống trong nhà. Lệnh của thống đốc được đưa ra bất chấp sự phản đối từ ngành công nghiệp nhà hàng đang rất khốn đốn, vốn đã báo hiệu trước về khả năng phải sa thải nhân viên trong mùa nghỉ lễ cuối năm khi chính quyền liên bang vẫn chưa thông qua gói cứu trợ Covid-19 bổ sung.

Nhiều người đang rời các tiểu bang thành trì của Đảng Dân chủ như New York và California, với lý do những nơi này bị phong tỏa vì đại dịch. Hơn 126.000 người đã di chuyển khỏi tiểu bang New York từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2020, theo dữ liệu sơ bộ của Cục Điều tra Dân số. Đó là mức giảm dân số lớn nhất của bất kỳ tiểu bang nào trong năm nay.

Vị thượng nghị sĩ tiểu bang Kentucky đã chỉ trích các thống đốc đang cố tình phong tỏa nền kinh tế tiểu bang vì họ nhận được tiền từ các gói kích thích khác nhau của chính quyền liên bang, bao gồm cả Đạo luật CARES gần đây nhất.

Ông Paul cho biết: “Điều duy nhất có thể khiến ông de Blasio và ông Cuomo (thị trưởng và thống đốc tiểu bang New York) dỡ bỏ lệnh phong tỏa là khi họ đã dùng hết tiền [trợ cấp] của người khác”.

“Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta không nên chuyển bất kỳ khoản tiền trợ cấp nào cho các tiểu bang, chúng ta không nên thưởng cho hành vi xấu của họ”, ông tiếp tục. “Và thực sự, đây có lẽ là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước chúng ta khi quyền lực được tích lũy vào tay một nhóm rất ít người”.

Thống đốc tiểu bang Michigan bà Gretchen Whitmer đã bị chỉ trích vì đặt ra quá nhiều hạn chế đối với các cử tri. Viện cớ làn sóng Covid-19 tại khu vực, bà Whitmer hôm 15/12 đã ra lệnh rằng nhà hàng và quán bar, các trường trung học và cao đẳng, và nhiều hoạt động kinh doanh khác phải đóng cửa trong ba tuần từ ngày 18/11 đến ngày 8/12.

Thống đốc California, ông Gavin Newsom cho biết vào ngày 21/12 rằng lệnh phải ở nhà do tiểu bang áp đặt cho toàn bộ khu vực Nam California gần như chắc chắn sẽ tiếp tục được gia hạn sau ngày hết hạn vào tuần tới.

Dữ liệu mới của chính phủ cho thấy đại dịch đã có tác động tiêu cực từ trung bình đến lớn đối với hơn ba phần tư doanh nghiệp nhỏ của quốc gia, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các dịch vụ ăn uống và lưu trú.

Ngoài tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp nhỏ, các hoạt động tôn giáo cũng bị ảnh hưởng vì thống đốc các tiểu bang đang cố gắng hạn chế số lượng người có thể tụ tập tại các địa điểm tôn giáo.

Ở California, các giáo xứ, cũng như các nhóm Tin lành, Do Thái và các nhóm tôn giáo khác bị cấm tổ chức các cuộc tụ họp trong nhà dưới bất kỳ hình thức nào.

Ông Paul nói rằng các nhà lãnh đạo nên đưa ra lời khuyên có ích thay vì hạn chế quyền Tu chính án thứ nhất.

Ông Paul cho rằng các nhà lãnh đạo nên đưa ra lời khuyên chứ không phải hạn chế quyền lợi của người dân đối với Tu chính án thứ nhất.

“Tôi đã mất hai người bạn tốt trong tuần này vì dịch bệnh. Tôi không nói rằng nó không chết người”, ông Paul nói.

“Nếu bạn 85 tuổi và bạn hỏi tôi, bạn có nên đến nhà thờ và ngồi đó trong hai giờ, tôi sẽ nói rằng lời khuyên tốt nhất của tôi là không nên. Nhưng tôi sẽ không bao giờ bắt buộc bạn không được đến nhà thờ. Tôi sẽ không bao giờ bắt buộc bạn phải đóng cửa nhà thờ. Tôi sẽ không bao giờ bắt buộc bạn phải đóng cửa trường học tôn giáo”, ông chia sẽ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tns-rand-paul-cac-thong-doc-khong-duoc-phep-tro-cac-thanh-nha-doc-tai.html

Đó là để Mike Pence đánh giá xem cuộc bầu cử tổng thống có được tổ chức hay không.  
26 tháng 12 năm 2020 – Bởi Ted Noel

Vào ngày 6 tháng 1, một phiên họp chung của Quốc hội sẽ khai mạc với Phó Tổng thống Pence làm chủ tịch Thượng viện. Quyền lực của PTT Pence sẽ là toàn thể và không thể kháng cự. Bạn đã nghe đúng. Với tư cách là chủ tịch Thượng viện, mọi phản đối đều đến trực tiếp với ông ấy và ông ấy có thể phán quyết bất kỳ phản đối nào là “trái lệnh” hoặc “bị từ chối”. Nhiệm vụ của anh ta sẽ là hoàn thành lời tuyên thệ nhậm chức của mình để bảo vệ và bảo vệ Hiến pháp của Hoa Kỳ và đảm bảo rằng các luật được thực thi một cách trung thực. Đây là một tiêu chuẩn hiệu suất cao và PTT Pence sẽ có hai lựa chọn. Anh ta có thể lật đổ những đại cử tri “được chứng nhận” hoặc anh ta có thể tuân theo luật pháp.

Điều II, Mục 1 của Hiến pháp trao cho các cơ quan lập pháp tiểu bang “thẩm quyền toàn thể” như đã được công bố trong Bush v. Gore. Đây là chìa khóa, vì việc kiểm phiếu được thảo luận trong Điều II, Tu chính án thứ 12, và 3 USC 15. Về điều này, chúng ta phải thêm vào lịch sử kiểm phiếu và phản đối được kể lại bởi Alexander Macris (here and here). Nói trắng ra, nó như bùn, rất khó hiểu, không rõ ràng chút nào. Thêm vào đó là thực tế là các bang đang tranh chấp là Arizona, Georgia, Michigan, New Mexico, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin đã gửi các nhóm đại cử tri đấu tay đôi tới D.C. Điều này có nghĩa là PTT Pence phải quyết định xem anh ta sẽ xử lý tình huống như thế nào khi hai phong bì niêm phong được chuyển cho anh ta từ bất kỳ trạng thái nào trong số đó.
Macris chỉ ra rằng vào năm 1800, ngay cả khi có những khiếm khuyết về hiến pháp ở Georgia, Thomas Jefferson đã kiểm đếm một cách trắng trợn các phiếu đại cử tri bị khiếm khuyết từ Georgia, tự bỏ phiếu một cách hiệu quả cho vị trí tổng thống. Điều này chứng tỏ rằng chủ tịch Thượng viện là người có thẩm quyền cuối cùng về bất kỳ động thái hoặc phản đối nào trong quá trình kiểm phiếu. Không có kháng nghị. Điều đó không có nghĩa là sẽ không có bất kỳ sự phẫn nộ nào. Bất cứ điều gì Pence làm, mọi người sẽ tức giận. Nhưng luật yêu cầu những gì?

Bảy bang tranh chấp rõ ràng đã vi phạm luật pháp của chính họ. Thay vì liệt kê các sự kiện đã được trình bày chi tiết trong nhiều bài báo, chúng ta phải xem xét những điều sau:

Bầu cử là một quá trình kiểm phiếu cho các ứng cử viên. Chỉ những phiếu bầu hợp lệ, hợp pháp mới được tính. Một phiếu bầu hợp là:

– Được chọn bởi một cử tri đủ điều kiện, được đăng ký hợp lệ theo quy định của luật do Cơ quan lập pháp tiểu bang ban hành.
– Diễn ra một cách kịp thời, theo quy định của luật do Cơ quan lập pháp tiểu bang ban hành.
– Được hành xử đúng khớp theo quy định của luật do Cơ quan lập pháp tiểu bang ban hành.
Bất kỳ quy trình nào không tuân theo các quy tắc này không phải là một cuộc bầu cử. Bất kỳ thứ gì thu được từ nó không thể được coi là có bất kỳ hoạt động nhập khẩu hợp pháp nào.

Hầu hết các nhà bình luận đều cho rằng quá trình thu thập các mẩu giấy có đánh dấu trên đó là một cuộc bầu cử không phân biệt sai sót, thiếu sót và thậm chí là cố ý làm trái. Đây là một sai lầm. Hãy tưởng tượng một giải đấu gôn mà mỗi cú đánh hỏng của một người chơi đều được đền bù, nhưng người chơi cạnh tranh phải tuân theo các quy tắc USGA một cách chi tiết. Một người chơi có thể thả tự do ra khỏi các mối nguy hiểm, nhưng người kia phải xử lý mọi quả bóng được nhúng khi nó nằm. Kết quả là một trò hề.

Điều tương tự cũng áp dụng cho các cuộc bầu cử. Nếu có một số ít phiếu bầu không đúng, chúng tôi có thể gợi ý rằng trên thực tế đã có một cuộc bầu cử, có lẽ đã bị ô nhiễm, nhưng cuộc bầu cử không bị tổn hại về mặt vật chất. Nhưng khi những người chịu trách nhiệm quản lý cuộc bầu cử quyết định phớt lờ luật, thì bất cứ quy trình nào họ giám sát đều không phải là quy trình được luật định. Do đó, nó không phải là một cuộc bầu cử.

Điều này khiến PTT Pence với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Anh ấy là một quý ông luôn coi trọng truyền thống của chính phủ chúng ta với một mức độ tôn kính, vì vậy anh ấy sẽ miễn cưỡng thực hiện bất kỳ hành động táo bạo nào. Nhưng là một người có danh dự, phải đối mặt với sự bất hợp pháp lớn, anh ta phải hành động để bảo vệ luật pháp. Hãy xem xét mọi thứ có thể đi xuống như thế nào khi hai phong bì đóng lại từ Georgia được chuyển đến PTT Thay vì mở chúng, anh ấy nói:

Trên tay tôi là những chiếc phong bì có mục đích chứa phiếu đại cử tri từ Georgia. Họ đang cạnh tranh để xem xét, vì vậy điều cần thiết là tôi phải xem xét luật điều chỉnh việc này. Luật đó, theo Cơ quan lập pháp Georgia và Điều II, Mục 1 của Hoa Kỳ. Hiến pháp là đạo luật Georgia bao gồm các thủ tục đối chiếu chữ ký trên các lá phiếu vắng mặt, một yêu cầu rằng tất cả các lá phiếu vắng mặt phải được một cử tri hợp pháp yêu cầu đầu tiên và người giám sát bầu cử luôn có mặt một cách có ý nghĩa trong khi kiểm phiếu.

Ngoại trưởng Georgia, người không được trao quyền Hiến pháp của Hiệp chủng Quốc Liên bang Hoa Kỳ để thực hiện các thay đổi đối với luật bầu cử, được đưa vào Nghị định về sự đồng thuận đã cắt bỏ các biện pháp bảo vệ do Cơ quan lập pháp Georgia ban hành. Các quy trình mà ông đã quy định và cuối cùng được tuân thủ rõ ràng là trái với luật đó. Hơn nữa, Bang Georgia, trong một buổi hòa nhạc chưa từng có với các bang khác, đã đình chỉ việc kiểm phiếu vào lúc nửa đêm, che đậy âm mưu của mình với một tuyên bố bịa đặt về việc “ống nước bị bể”. Bây giờ chúng tôi biết từ video giám sát rằng hàng ngàn “lá phiếu” đã được kiểm đếm bất hợp pháp mà không có người quan sát theo yêu cầu của pháp luật.
Cuối cùng, Bang Georgia, dưới quyền của ngoại trưởng Brad Raffensperger, một thành viên không lập pháp, đã sử dụng các máy bỏ phiếu Dominion có sai sót nghiêm trọng đã được chứng minh là không đáng tin cậy. Trong thử nghiệm, tỷ lệ lỗi của máy Dominion đã vượt quá 60%, vượt xa giới hạn luật định. Chúng được thiết kế để tạo điều kiện cho gian lận mà không tạo ra dấu vết giấy tờ theo yêu cầu pháp lý. Chỉ điều này là quá đủ để xoay chuyển một cuộc bầu cử.

Vì bang Georgia đã không tuân theo luật bầu cử do cơ quan lập pháp của mình thiết lập theo Điều II, Mục 1 của Hiến pháp, nên bang đã không tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống. Do đó, không có “đại cử tri tổng thống” nào được bổ nhiệm ở Georgia. Hơn nữa, “đại cử tri” được “chứng nhận” bởi các tổ chức không thuộc cơ quan lập pháp theo quy trình này trên thực tế không phải là “đại cử tri tổng thống”. Nhóm “đại cử tri” cạnh tranh cũng thiếu hụt tương tự, không được bầu qua một cuộc bầu cử tổng thống.

Do đó, ghế chủ tọa quy định Georgia không được chuyển phiếu của bất kỳ đại cử tri tổng thống nào cho cơ quan này. Georgia đưa ra số phiếu không cho Donald Trump và không phiếu cho Joseph Biden.

Điểm trọng tâm là VP, với tư cách là người chủ trì và người có thẩm quyền cuối cùng, có thẩm quyền không thể nghi ngờ để tuyên bố rằng các bang được đề cập đã không tiến hành bầu cử tổng thống. Sẽ có những tiếng than khóc và nghiến răng, nhưng không ai có quyền thay thế quyết định của mình.

Tuyên bố không nói gì về việc ai có thể hoặc không thể đã “thắng” các bang tranh chấp. Đúng hơn, bằng cách không tuân theo luật pháp của họ, do cơ quan lập pháp của họ ban hành, họ đã vi phạm Điều II, Mục 1. Vì vậy, họ đã không tiến hành một cuộc bầu cử và kết quả của họ là vô hiệu.

Nếu số phiếu của tất cả bảy bang tranh chấp được đăng ký bằng 0, Tổng thống Trump sẽ có 232 phiếu và Joe Biden sẽ có 222. Tu chính án thứ 12 cho biết, ” Phiếu sau đó sẽ được tính [.] … Người có số phiếu bầu nhiều nhất cho Tổng thống, sẽ là Tổng thống [.] ”  

Nói một cách dễ hiểu, Donald Trump sẽ tái đắc cử, vì ông có đa số phiếu đại cử tri thực tế. Sẽ không cần đến Hạ viện để giải quyết một cuộc bầu cử ngẫu nhiên.

Richard Nixon đã chọn không tham gia cuộc bầu cử năm 1960 vì ông cảm thấy rằng chiến thắng theo cách đó sẽ dẫn đến một đất nước không thể vượt qua. Nếu PTT Pence làm điều này, lập luận tương tự có thể được đưa ra. Nhưng liệu đất nước có thể quản lý ngay cả bây giờ? Các bang màu xanh lam như California, Oregon, Washington, New York, New Jersey và Michigan đã hoạt động một cách công khai vô luật pháp với các hạn chế “khẩn cấp” “liên quan đến COVID” của họ. Việc họ từ chối các quyền dân sự của những công dân tuân thủ pháp luật thật là kinh khủng. Việc họ từ chối thực hiện chính sách cơ bản và thực thi pháp luật là một công thức cho chiến tranh mở. Mọi thứ sẽ tồi tệ hơn bao nhiêu nếu V.P. sống đúng với lời thề của mình và tuân thủ luật pháp?Ted Noel đăng bài trên nhiều trang web dưới tên DoctorTed và @vidzette.

Lê Văn dịch lại  Link: It’s for Mike Pence to Judge whether a Presidential Election Was Held at AllBy Ted Noelhttps://www.americanthinker.com/articles/2020/12/its_for_mike_pence_to_judge_whether_a_presidential_election_was_held_at_all.html