Tin tổng hợp – 23/08/2020
(AFP) – Cúp C1: Câu lạc bộ Paris Saint Germain đấu trận lịch sử.
Hôm nay có thể là một ngày huy hoàng của đội bóng đá thủ đô nước Pháp, lần đầu tiên bước vào chung kết cúp C1. Trận đấu với đội bóng Đức Bayern Munich diễn ra tại Lisboa, Bồ Đào Nha, không có khán giả vì biện pháp ngừa dich Covid-19. Từ khi Marseille, năm 1993, đem về chiếc cúp C1 đầu tiên, rồi Monaco thua chung kết năm 2004, 16 năm sau mới có một câu lạc bộ Pháp hy vọng giành chiếc cúp thứ hai.
(AFP/Reuters/RFI) – Covid-19 : Số ca nhiễm mới tiếp tục tăng ở Đức, Ý, Pháp.
Đức cập nhật số ca nhiễm mới vào trưa 23/08/2020, có thêm 782 ca. Pháp ghi nhận thêm hơn 3.600 ca, theo tổng kết tối 22/08. Ý cũng đối mặt với làn sóng ca nhiễm mới do người dân đi du lịch trở về, thêm gần 1.100 ca. Đây là con số cao nhất, trên 1.000, kể từ ngày 12/05. Trong những ngày gần đây, rất nhiều ca nhiễm Covid-19 nhưng không có triệu chứng được ghi nhận ở giới trẻ, trong độ tuổi trung bình khoảng 30. Bộ Y Tế Ý cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus từ những bệnh nhân trẻ, không có triệu chứng, sang người thân, sẽ khiến hệ thống y tế gặp khó khăn.
(AFP) – Pháp : Tổng thống và thủ tướng Pháp bị giảm tín nhiệm.
Theo thăm dò của báo Journal du Dimanche, trong tháng 08/2020, tổng thống Emmanuel Macron nhận được 36% ý kiến ủng hộ (giảm 1%), so với 48% của thủ tướng Jean Castex (giảm 7%). Cuộc thăm dò được thực hiện trong hai ngày 19 và 20/08.
(AFP) – Phe Hezbollah Liban thông báo bắn hạ một máy bay không người lái của Israel. Thông cáo của quân đội Israel xác nhận máy bay không người lái trên bị rơi trên lãnh thổ Liban hôm 22/08/2020, cụ thể là gần thành phố Aita Al Shaab, theo phe Hezbollah. Về lý thuyết, Liban và Israel vẫn trong tình trạng chiến tranh. Cuối tháng 07, Israel từng khẳng định đã đẩy lùi một âm mưu vượt biên giới của chiến binh lực lượng Hezbollah.
(Times of India) – Căng thẳng biên giới: Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc vẫn không rút quân.
Một sĩ quan Ấn Độ ngày 22/08/2020 khẳng định rằng Trung Quốc không hề có dấu hiệu cho rút quân, mà ngược lại tiếp tục cho xây đường xá, cầu, sân bay trực thăng và nhiều cơ sở hạ tầng quân sự khác dọc đường ranh giới ở Ladakh. Trước đó, trong cuộc họp ngày 08/08 giữa chỉ huy Sư Đoàn Bộ Binh số 3 của Ấn Độ và người đồng cấp Trung Quốc, phía Ấn Độ đã yêu cầu Trung Quốc rút hết lực lượng khỏi khu vực phía đông Ladakh và ngừng mọi hoạt động xây dựng.
(AFP) – Ngày 22/08/2020, nhân loại bắt đầu “ăn lạm” vào nguồn tài nguyên của Trái Đất.
Năm 2020, “Ngày ăn lạm” (Overshoot Day) muộn hơn khoảng 3 tuần so với năm 2019 nhờ hiệu ứng phong tỏa do dịch Covid-19. Tổ chức Mỹ Global Footprint Network đưa ví dụ để minh họa cho mức tiêu thụ ngày càng lớn của con người: Cần phải có 1,6 Trái Đất mới có thể đáp ứng nhu cầu của nhân loại một cách bền vững.
(Reuters) – Hạ Viện Mỹ ủng hộ Bưu Điện Mỹ:
Một ngân sách 25 tỷ đôla đã được Hạ Viện Mỹ thông qua hôm thứ 22/08/2020 để hỗ trợ cho Bưu Điện, trong cuộc đọ sức với chủ nhân Nhà Trắng . Tuy nhiên, lãnh đạo phe Cộng Hoà đa số tại Thượng Viện, Mitch McConnell cho biết họ sẽ không ủng hộ dự luật này. Nhà Trắng cũng nói là sẽ bác. Trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ Viện có hơn 20 dân biểu Cộng hoà bỏ phiếu thuận cùng với phe đa số Dân chủ. Đối lập tố cáo Donald Trump gây khó khăn cho ngành Bưu điện để làm hạn chế số lá phiếu bầu ủy nhiệm.
(AFP) – Tổng thống Trump,” anh tôi, nói dối và ác độc”.
Báo Washington Post cho biết trong một cuốn băng thu lén, bà Maryanne Trump Barry, em gái của tổng thống Donald Trump gọi anh mình là một kẻ « nói dối » đề mua lòng cử tri chứ không theo một « nguyên tắc » nào. Chính sách chống di dân nhập cư trong đó có biện pháp tách rời trẻ con với cha mẹ bị lên án là « ác độc ». bà Maryanne Trump Barry không biết là bị cô cháu Mary Trump thu lén và có kể lại trong quyển sách tố cáo « gia đình độc hại ».
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200823-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p
Điểm tin thế giới sáng 23/8:
Liên Hợp Quốc: Covid khởi phát
‘nạn đói ở tầm mức Kinh thánh’; WHO:
đại dịch Covid sẽ chấm dứt sau 2 năm
Quý Khải
Sáng nay, Chủ nhật (23/8), mục Điểm tin thế giới của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Liên Hợp Quốc: Covid khởi phát ‘nạn đói ở tầm mức Kinh thánh’
Đại dịch có thể dẫn đến một thảm họa quy mô lớn, với hàng triệu người phải đối mặt với nạn đói trên toàn cầu, người đứng đầu cơ quan chống nạn đói Liên Hợp Quốc cảnh báo, theo RT.
David Beasley, Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP ), nói.
“Tất cả dữ liệu chúng tôi có, bao gồm cả dự báo của WFP cho thấy số người bị suy dinh dưỡng sẽ tăng 80% vào cuối năm,… dẫn đến một thảm họa thực sự”.
“Chúng ta đang mạo hiểm với một nạn đói với tầm mức như trong Kinh thánh”.
Sự gia tăng nhanh chóng số lượng người không thể tự đáp ứng nhu cầu lương thực của mình sẽ chỉ là kết quả tức thời của đại dịch, gây ra sự gián đoạn tăng trưởng lương thực và hậu cần trên toàn thế giới. Những thiệt hại lâu dài hơn chắc chắn sẽ hiện hình trong những năm tiếp theo.
WHO: đại dịch Covid sẽ chấm dứt sau 2 năm
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus mô tả dịch virus corona là “cuộc khủng hoảng sức khỏe cả thế kỷ mới có một lần” với khả năng lây lan nhanh chóng, tương tự dịch cúm năm 1918 lây nhiễm cho khoảng ⅓ dân số Châu Âu. Ông hy vọng đại dịch sẽ kết thúc trong 2 năm, theo Fox News.
Nhưng ông cũng cho rằng với những tiến bộ công nghệ trong y học, đại dịch sẽ bị chặn đứng trước khi đạt đến mức độ tàn phá đó.
“Chúng tôi hy vọng sẽ kết thúc đại dịch này (trong) chưa đầy hai năm, đặc biệt nếu chúng tôi có thể huy động các nỗ lực của mình”, ông Tedros cho biết hôm thứ Sáu trong một cuộc họp báo.
Theo dữ liệu của Đại học John Hopkins hôm thứ Sáu (21/8), virus corona đã lây nhiễm cho 22,7 triệu người trên toàn cầu và giết chết gần 800.000 người.
Chuyên gia: Tam Hiệp làm lũ lụt trầm trọng hơn, không nên tồn tại ngay từ đầu
Từ ngày 18 đến ngày 20/8, lũ số 5 trên sông Dương Tử và lũ số 2 trên sông Gia Lăng đã qua trung tâm thành phố Trùng Khánh, ở bất cứ nơi nào nước đi, mọi thứ đều bị nhấn chìm. Chính quyền Trùng Khánh lần đầu tiên trong lịch sử phải sử dụng lệnh ứng phó khẩn cấp cấp độ 1 (cấp độ cao nhất). Đập Tam Hiệp mở 11 cửa xả lũ nhưng Trùng Khánh vẫn còn ngập lụt. Một lần nữa khả năng kiểm soát lũ lụt của Tam Hiệp lại bị đặt dấu hỏi.
Chuyên gia thủy lợi đang sống ở Đức, Vương Duy Lạc nói với tờ báo tiếng Đức Deutsche Welle rằng việc kiểm soát lũ của dự án Tam Hiệp trong trận lũ lần này không bao gồm việc bảo vệ Trùng Khánh, “bởi vì bất kỳ con đập lớn nào cũng không thể thông qua việc chặn dòng lũ hoặc cắt giảm lượng nước lũ mà bảo vệ được các khu vực thượng du, ngược lại, chính việc nâng cao mực nước tại vị trí của con đập, thành phố tại thượng nguồn sẽ bị lũ đe dọa nhiều hơn, thảm họa lũ lụt càng nặng hơn”.
Hoàng Quan Hồng, con trai của chuyên gia kỹ thuật cấp nước nổi tiếng của Trung Quốc Hoàng Vạn Lý, cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với NTDTV rằng, cha của anh đã phản đối việc xây dựng con đập tại cuộc họp đánh giá xây dựng đập Tam Hiệp vì Trùng Khánh và Vũ Hán là hai thành phố lớn
nằm trên trục sông chính. Việc xây đập là không được phép, cho dù có xây cũng không ngăn được lũ mùa hè, và đây chính là sai sót lớn nhất trong thiết kế của Hồ chứa nước Tam Hiệp. (chi tiết)
Cử tri ủng hộ Trump tăng mạnh sau khi gia tộc 4 cựu tổng thống Mỹ ‘tấn công’ ông
Chuyên gia phân tích đã có đánh giá sơ bộ sau Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ: Ông Biden đã không hớ khi phát biểu; tỷ lệ ủng hộ ông Trump tăng lên sau màn tấn công dồn dập của Đảng Dân chủ; bầu cử năm nay của nước Mỹ phản ánh sự chống lại tự do, phủ nhận và khiêu chiến với các quan niệm giá trị truyền thống của nước Mỹ của phe cánh tả. (chi tiết)
Tin tặc làm rò rỉ tài liệu nội bộ về hệ thống giám sát mạng xã hội của Trung Quốc
Một nhóm hacker tuyên bố đã xâm phạm 3 công ty công nghệ Trung Quốc Bắc Kinh chịu trách nhiệm giám sát mạng xã hội hôm thứ Bảy. Nhóm này đã cố gắng tung các tài liệu bị rò rỉ lên mạng xã hội, theo Daily Caller.
Nhóm hacker, có tên CCP Unmasked, cho biết họ đã xâm nhập các hãng dữ liệu Knowlesys, Yunrun Big Data Service và OneSight, tờ VICE đưa tin. Nhóm đã cố gắng công khai thông tin thông qua tài khoản Twitter của mình, nhưng nền tảng này đã đình chỉ tài khoản của họ dựa trên chính sách bài trừ các tài liệu hack.
“Chúng tôi nghĩ rằng công chúng xứng đáng được biết về những âm mưu của ĐCSTQ nhằm phá hoại nền dân chủ và tự do ngôn luận,” tin tặc nói trong một email gửi VICE.
“Chúng tôi không muốn trở thành câu chuyện và chúng tôi muốn bảo vệ chính mình. Nhưng chúng tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi đã tấn công các công ty”, tin tặc nói thêm. “Và chúng tôi đã làm điều đó bởi vì chúng tôi nghĩ rằng mong muốn của ĐCSTQ đưa ra những tin tức giả mạo và can thiệp vào nền dân chủ cần phải được thách thức”.
Tiktok nói sẽ kiện ông Trump vì cấm ứng dụng này
TikTok sẽ đệ đơn kiện chính quyền tổng thống Trump sau khi ông Trump ký sắc lệnh chặn ứng dụng video có trụ sở tại Trung Quốc khỏi thị trường Mỹ, theo Independent.
Công ty cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy (22/8) rằng có sự thiếu hụt “thủ tục tố tụng hợp pháp” trong các cuộc đàm phán với chính quyền, vốn đã tìm cách cấm ứng dụng này vì lo ngại an ninh quốc gia nếu họ không bán nền tảng này cho một công ty Mỹ.
Vụ kiện Tiktok, dự kiến sẽ được trình lên Tòa án Quận của Hoa Kỳ trong tuần này, theo sau sắc lệnh hành pháp ngày 6/8 của tổng thống cấm “bất kỳ giao dịch nào” giữa một công dân Mỹ và công ty mẹ của TikTok là ByteDance trong vòng 45 ngày.
Một sắc lệnh khác được ban hành trong tuần kế tiếp cấp cho ByteDance 90 ngày để bán tài sản và chuyển giao dữ liệu người dùng Mỹ cho một công ty nào có trụ sở tại Mỹ, ví như Microsoft.
Hàn Quốc tái áp đặt các biện pháp phong tỏa dịch bệnh
Hàn Quốc đang nối lại một số biện pháp phong tỏa dịch bệnh khi nước này chiến đấu với đợt bùng phát dịch virus corona mới, theo Fox News.
Bộ trưởng Y tế Park Neung-hoo đã công bố lệnh cấm mới đối với việc tụ tập đông người, đóng cửa các bãi biển, tụ điểm về đêm và nhà thờ, cũng như người xem tại các sự kiện thể thao chuyên nghiệp.
Chính phủ cho biết họ rất coi trọng quyết định này, nhưng cho rằng các biện pháp hạn chế là cần thiết sau 9 ngày liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm ở mức ba con số.
Hàn Quốc đạt đỉnh số ca nhiễm mới vào tháng 3, khi có tới 600 ca mắc mới mỗi ngày. Hôm thứ Bảy, nước này ghi nhận 332 trường hợp.
Điểm tin thế giới tối 23/8:
Ông Trump cảnh báo kết quả bầu cử
có thể chậm ‘vài tháng’; Em gái Kim Jong-un
‘nắm thực quyền chỉ huy thứ hai’
Quý Khải
Mục Điểm tin thế giới tối Chủ nhật (23/8) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Ông Trump cảnh báo kết quả bầu cử có thể chậm ‘vài tháng’
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu (21/8) đã cảnh báo kết quả cuộc bầu cử tổng thống sắp tới có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để có thể xác định, thay vì vào ngay đêm bầu cử 3/11 như thường lệ, theo NDTV.
Trong bối cảnh lo ngại làn sóng các lá phiếu gửi qua thư có thể làm quá tải bưu điện và các cơ quan bầu cử địa phương, ông Trump cho rằng kết quả sau cùng vào ngay đêm bầu cử theo truyền thống có thể bị trì hoãn.
“Bạn sẽ không bao giờ có kết quả bầu cử vào ngày 3/11”, ông Trump nói trong một bài phát biểu trước Hội đồng Chính sách Quốc gia.
“Bạn sẽ không thể biết kết quả của cuộc bầu cử này, theo quan điểm của tôi, trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là không bao giờ”, ông nói.
Viễn cảnh về việc kiểm đếm chậm 50 triệu phiếu bầu dự kiến thông qua thư – hậu quả của đại dịch Covid-19 – đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng hỗn loạn chính trị và những chiêu trò can thiệp bầu cử, và những thách thức pháp lý có thể làm chậm trễ hơn nữa kết quả bầu cử đối với vị trí tổng thống cũng như các thành viên nghị viện.
Em gái Kim Jong-un ‘nắm thực quyền chỉ huy thứ hai’
Tình báo Hàn Quốc tin rằng Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đang giữ vai trò “người chỉ huy thực quyền thứ hai” nhưng chưa chắc đã được chỉ định làm người kế nhiệm, hãng tin WION dẫn lời một nghị sĩ Hàn Quốc cho biết hôm thứ Năm (20/8).
Được cho là ở độ tuổi ngoài 30, Kim Yo Jong là người thân duy nhất của Kim có vai trò công khai trong chính trị, gần đây đang dẫn đầu một chiến dịch mới, khó khăn hơn nhằm gây áp lực lên Hàn Quốc.
Ha Tae-keung, một nhà lập pháp đảng đối lập trong ủy ban tình báo nghị viện Hàn Quốc, nói với các phóng viên rằng Kim đang giúp điều hành chế độ này với quyền hạn được giao từ anh trai cô.
“Điểm mấu chốt là Kim Jong Un vẫn nắm quyền lực tuyệt đối, nhưng đã chuyển giao quyền lực nhiều hơn một chút so với trước đây”, Ha nói, sau một cuộc họp kín của Cơ quan Tình báo Quốc gia miền Nam.
“Kim Yo Jong trên thực tế là người nắm thực quyền thứ hai”, Ha nói thêm.
Việt Nam cảnh báo sự hiện diện của máy bay ném bom Trung Quốc tại Biển Đông
Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam cảnh báo các máy bay ném bom Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp đang đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.
“Việc các bên đưa các loại vũ khí cũng như máy bay chiến đấu ra quần đảo Hoàng Sa không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”, bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, theo TTXVN.
Cả hai phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc và Việt Nam đều đưa tin rằng Bắc Kinh đã triển khai các máy bay chiến đấu và ít nhất một máy bay ném bom, loại H-6J đến Hoàng Sa, một trong những nhóm đảo ở Biển Đông nơi ĐCSTQ tuyên bố chủ quyền.
Hồng Kông: Ngân hàng Trung Quốc mở rộng, ngân hàng nước ngoài rút lui
Luật an ninh quốc gia gây tranh cãi mà Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông hồi tháng trước đã mang lại lợi ích cho các ngân hàng đầu tư Trung Quốc đang tìm cách chiếm lấy thị phần tại lãnh thổ này, theo The Epoch Times.
Hồng Kông theo truyền thống là nơi các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục huy động vốn vay và nợ từ các nhà đầu tư nước ngoài. Và trong bối cảnh này, các ngân hàng Phố Wall – không phải của Trung Quốc – đã thống trị thị trường Hồng Kông trong những năm qua. Nhưng luật an ninh quốc gia, vốn bắt đầu hạn chế quyền tự do ngôn luận, đã thúc đẩy xu hướng rút lui của các ngân hàng nước ngoài.
Một số ngân hàng, ví như HSBC có trụ sở tại London, đang tích cực ủng hộ luật an ninh quốc gia để chiều lòng Bắc Kinh. Phản ứng của bên khác thì khá kín tiếng hơn. Giám đốc điều hành ngân hàng Citigroup, Michael Corbat, cũng nói với các nhà phân tích rằng Citi sẽ “tuân thủ pháp luật địa phương” và ngân hàng “khá quen với việc hoạt động trong các môi trường phức tạp”.
Luật an ninh chỉ là thách thức mới nhất đối với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Hồng Kông, theo sau sự mất lòng tin ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp nước ngoài, sự bùng phát virus ĐCSTQ ở Trung Quốc đại lục gần đó, các cuộc biểu tình liên tục và bạo lực của cảnh sát đã định hình nên thành phố trong năm qua.
Chính trị gia Belarus lưu vong đề nghị sự giúp đỡ từ Mỹ
Trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA và các hãng tin khác, Valery Tsepkalo, cựu quan chức ngoại giao và là một trong những đối thủ tranh cử chính của Tổng thống Lukashenko cho đến khi bị buộc phải
sống lưu vong, cho rằng phương Tây nên ngay lập tức công nhận Sviatlana Tsikhanouskaya là nhà lãnh đạo hợp pháp của đất nước — tương tự việc năm ngoái họ đã công nhận Juan Guaido ở Venezuela là tổng thống hợp pháp của quốc gia Trung Mỹ này, đồng thời bác bỏ nhiệm kỳ tổng thống của Nicolas Maduro.
Tsepkalo, 55 tuổi, người từng giữ chức đại sứ Hoa Kỳ trong 5 năm, cho biết “trong tâm trí của người dân Belarus”, Tsikhanouskaya mới là người giành chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử tháng này. Tsepkalo đã trốn khỏi Belarus trước cuộc bầu cử, sau khi bị loại bỏ tư cách tranh cử. Ông lo sợ mình sẽ bị bỏ tù hoặc con cái có thể bị bắt cóc.
Bên cạnh đó, các nhân vật phe đối lập ở Belarus đang thúc giục các chính phủ phương Tây làm rõ với Điện Kremlin rằng Nga phải tránh can thiệp quân sự để cứu Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Tổng thống Putin vốn là một đồng minh thân cận lâu năm của ông Lukashenko.
Họ muốn các quốc gia phương Tây sẵn sàng tuân thủ Bản ghi nhớ Budapest, một nghị định thư quốc tế được ký năm 1994 nhằm đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Belarus.