Tin Tổng Hợp – 23/12/21
Hồng Kông: bức tượng tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn bị tháo dỡ
Trong một tuyên bố được thông báo vào sáng hôm nay 23/12/2021, ban quản lý Đại học Hồng Kông tuyên bố đã “tháo dỡ” và “di dời” The Pillar Of Shame, một công trình điêu khắc tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Qua việc tháo dỡ bức tượng, đảng Dân chủ Hồng Kông lo ngại đây là bước tiếp theo trong việc chấm dứt các quyền tự do ở Hồng Kông, kể từ khi Bắc Kinh thiết lập luật an ninh quốc gia.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình:
Các rào chắn màu cam và tấm nhựa lớn màu trắng để che khuất công việc tháo dỡ tác phẩm điêu khắc Đan Mạch bằng đồng và bê tông cao 8 mét này, theo nguồn tin của các phóng viên AFP có mặt tại đây từ 11 giờ đêm qua.
Các nhân viên bảo vệ đẩy lùi các camera xung quanh trường đại học. Ngay cả những người giao đồ ăn cũng không được tiến lại gần.
Mặc dù được thông báo từ trước, nhưng việc tháo dỡ được thực hiện vào ban đêm, tránh mọi người nhìn ngó. Bức tượng được bọc như một xác ướp, đã được cho vào một thùng chứa. Và sáng nay, những hàng rào vẫn bao quanh chỗ trống trải, nơi bức tượng bị tháo gỡ. Những ngọn nến và những thông điệp được đặt tại đây từ năm 1997 để tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc đàn áp Thiên An Môn.
Theo ban lãnh đạo của trường, quyết định di dời bức tượng cũ kỹ – theo cách gọi của họ – được thực hiện trên cơ sở ý kiến pháp lý từ bên ngoài, theo đó, không ai “chính thức được phép trưng bày tác phẩm” ở đây.
Vào lúc cuộc bầu cử lập pháp vừa diễn ra ở Hồng Kông, và chủ tịch Trung Quốc tiếp người đứng đầu cơ quan hành pháp Hồng Kông tại Bắc Kinh vào hôm qua để hoan nghênh bà đã “chấm dứt tình trạng hỗn loạn”, thì các nhà ủng hộ dân chủ Hồng Kông sáng nay vẫn cố gắng tiếp tục cuộc chiến về ký ức trên mạng xã hội, cho lưu truyền hình ảnh «tank man» – một sinh viên cầm 2 chiếc túi đứng cản xe tăng tại Thiên An Môn, trên nền là những bức tường nhựa màu cam.
Phan Minh
Các công ty Đài Loan đang dần rút khỏi Trung Quốc
Các công ty Đài Loan đang cho thấy xu hướng rời bỏ Trung Quốc để quay trở lại đầu tư ở Đài Loan và nơi khác. Xu hướng này khởi phát vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc một số công ty Đài Loan thể hiện quan điểm ủng hộ Đài Bắc cứng rắn với Bắc Kinh.
Tập đoàn Viễn Đông của Đài Loan đã bị chính quyền Trung Quốc trừng
phạt vào tháng 11. Giới chức Trung Quốc trừng phạt Viễn Đông với lý do
công ty này vi phạm quy định về bảo vệ môi trường và đất đai trong quá
trình đầu tư ở Đại lục.
Tuy nhiên đây không phải là lý do thực sự. Các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các phương tiện truyền thông của tổ chức này nói rằng Viễn Đông bị phạt vì liên quan đến việc tập đoàn này tài trợ cho đảng Dân Tiến của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, người có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh.
Theo Bloomberg News, nhà kinh tế học Yang Shufei cho biết, nhìn vào
những gì đã xảy ra với tập đoàn Viễn Đông, các công ty Đài Loan nên bắt
đầu lo lắng về nguy cơ lớn hơn bị chính phủ Trung Quốc nhắm tới.
Yang Shufei tin rằng các công ty Đài Loan sẽ không rút khỏi Trung
Quốc ngay lập tức, mà sẽ ngày càng cân nhắc các yếu tố phi kinh tế khi
đưa ra các quyết định kinh doanh tại Đại lục. Họ cũng sẽ dần nhận ra tầm
quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro, nên sẽ dịch chuyển đầu tư sang
Đông Nam Á, Ấn Độ và các khu vực khác.
Bloomberg chỉ ra rằng, sau khi Hoa Kỳ áp đặt thuế quan cao hơn đối
với hàng hóa Trung Quốc, tình hình eo biển Đài Loan gia tăng căng thẳng
và Đài Bắc khuyến khích các công ty Đài Loan quay trở lại quê nhà, hoặc
ít nhất là đầu tư vào những nơi bên ngoài Trung Quốc, thì xu hướng các
công ty Đài Loan rút khỏi Trung Quốc có thể tiếp tục.
Các công ty Đài Loan hoạt động tại đại lục từ lâu đã phàn nàn rằng
môi trường kinh doanh của đại lục không còn được thuận lợi như trước.
Bộ Kinh tế Đài Loan cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai (20/12)
rằng, các công ty Đài Loan đang thận trọng khi đầu tư vào Trung Quốc đại
lục do những thay đổi trong môi trường kinh doanh, xung đột Trung-Mỹ và
chiến tranh công nghệ đang diễn ra.
Tờ Economic Daily News đưa tin rằng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đài Loan,
Vương Minh Hoa, vào tháng 11 đã tuyên bố rằng vụ việc của Viễn Đông đã
gây ra một làn sóng các doanh nhân Đài Loan tìm cách quay trở lại Đài
Loan.
Được thu hút bởi các khoản trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ, các công
ty Đài Loan đã cam kết đầu tư hơn 54 tỷ đô la Mỹ vào các dự án tại hòn
đảo trong ba năm qua. Một số công ty đang tính toán tới việc rút khỏi
Trung Quốc để đầu tư sang các quốc gia khác. Nhà sản xuất chip hàng đầu
thế giới TSMC và các công ty khác của Đài Loan, trong năm 2021, đã đầu
tư 12,3 tỷ USD vào Hoa Kỳ, Nhật Bản. Khoản đầu tư này vượt quá các khoản
đầu tư mà họ đã thực hiện ở Trung Quốc trong sáu năm liên tiếp.
Chính phủ Đài Loan đã cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các công ty
Đài Loan mở rộng năng lực sản xuất hoặc tuyển dụng lao động tại quốc
đảo. Wang Meihua tuần trước cho biết các kế hoạch này, ban đầu dự kiến
hết hạn vào cuối năm nay, sẽ được gia hạn thêm ba năm.
Sau khi tập đoàn Viễn Đông bị ĐCSTQ phạt nặng, Xie Jinhe, chủ tịch
Caixin Media, nói rằng vụ việc này sẽ “đẩy nhanh việc các doanh nhân Đài
Loan quay trở lại đầu tư vào Đài Loan.”
Xie nhận định, “Đây là một xu hướng lớn, và Đài Loan cũng đang phát triển vì sự đầu tư trở lại từ các doanh nhân Đài Loan!”
Xie Jinhe đánh giá rằng trong ba năm trở lại đây, xu hướng các doanh nhân Đài Loan đầu tư tại quê nhà tiếp tục thể hiện rõ.
Kha Đạt (Theo Epoch Times)
https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-cong-ty-dai-loan-dang-dan-rut-khoi-trung-quoc.html
Giá tiêu dùng tăng 5,7% trong năm qua, nhanh nhất trong 39 năm
AP – Giá tiêu dùng Mỹ tăng 5,7% trong năm qua, nhịp độ tăng nhanh nhất trong 39 năm, vào lúc người Mỹ phải đối đầu với nạn lạm phát tăng mạnh với mùa mua sắm trong những ngày lễ đang diễn ra.
Mức tăng trong tháng 11, Bộ Thương mại phúc trình ngày 23/12, tiếp
sau một mức tăng 5,1% trong 12 tháng chấm dứt vào tháng 10, tiếp tục một
chuỗi giá cả hàng năm gia tăng trên mức mục tiêu lạm phát 2% do Quỹ Dự
trữ Liên bang ấn định. Chi tiêu của Người tiêu dùng chiếm 70% hoạt động
kinh tế Mỹ, tăng 0,6% trong tháng 11, một mức tăng tốt cho GDP nhưng vẫn
dưới mức tăng 1,4% trong tháng 10.
“Chi tiêu của người tiêu dùng ít đi trong tháng 11 vì họ chuyển việc
mua hàng hóa ngày lễ vào sớm hơn trong mùa; với giá cả tiếp tục leo
thang cùng khả năng sản xuất thì giảm xuống,” bà Kathy Bostjancic, nhà
kinh tế tài chánh tại Khoa kinh tế Đại học Oxford, nhận định.
Lợi tức cá nhân, cung cấp năng lượng cho việc gia tăng tiêu dùng
trong tương lai, tăng 0,4% vào tháng 11, thấp hơn một ít so với 0,5% gia
tăng trong tháng 10. Cả hai mức đạt được diễn ra sau khi giảm 1% lợi
tức trong tháng 9, tháng mà những chương trình phúc lợi của chính phủ,
chẳng hạn chương trình nới rộng trợ cấp thất nghiệp, chấm dứt.
Tăng mạnh trong thước đo giá cả của Bộ Thương mại cũng tương tự như
việc gia tăng chỉ số giá tiêu dùng, tăng 6,8% trong 12 tháng chấm dứt
vào tháng 11, cũng là mức tăng mạnh nhất của việc đo lường này trong 39
năm.
Trong khi chỉ số giá tiêu dùng CPI được biết đến là thước đo giá cả,
Quỹ Dự trữ Liên bang thích theo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân trong việc
thiết lập chính sách lãi xuất để chống lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng cá
nhân PCE theo dõi mức mua thực sự của người tiêu dùng hàng tháng trong
khi CPI dựa theo một “rổ hàng hóa” trên thị trường cố định.
Đối với tháng 11, chỉ số giá PCE tăng 0,6%, thấp hơn một ít so với 0,7% đạt được hàng tháng trong tháng 10.
Lạm phát cốt lõi, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm vốn hay
dao động, tăng 0,5% trong tháng 11. Lạm phát cốt lõi đã gia tăng 4,7%
trong 12 tháng qua. Đây là nhịp độ nhanh nhất của lạm phát cốt lõi kể từ
mức tăng 5,1% trong 12 tháng chấm dứt vào tháng 9/1983.
Mức tăng 5,7% đối với lạm phát tổng thể là nhanh nhất trong 12 tháng
kể từ khi đạt mức tăng 5,8% trong 12 tháng chấm dứt vào tháng 7/1982.
Phe Cộng hòa cho rằng mức đạt được có mức độ là bằng chứng cho thấy
các chính sách kinh tế của Tổng thống Joe Biden không thành công và thực
sự làm hại người Mỹ mà lợi tức không theo kịp giá cả gia tăng.
Tuy nhiên chính quyền chỉ ra rằng việc tái mở cửa nhanh chóng đất
nước tiếp sau đại dịch gây suy thoái, một sự kiện kinh tế chưa từng có
trước đây trong thời đại kinh tế chúng ta.
Mức cung không theo kịp mức cầu, đẩy giá tăng mạnh và làm nghẹt các cảng biển với hàng hóa không thể bốc dỡ đủ nhanh.
Quỹ Dự trữ Liên bang tuần trước loan báo là sẽ gia tăng nhịp độ thay
đổi để chống áp lực lạm phát với kỳ vọng là có thể nâng lãi suất 3 lần
trong năm tới để làm chậm đà tăng trưởng và kiểm soát được lạm phát.
Trong khi Quỹ Dự trữ Liên bang gọi lạm phát là gia tăng chuyển đổi,
các quan chức chính quyền ông Biden tiếp tục cho rằng giá cả gia tăng
chứng kiến hiện nay sẽ bắt đầu xuống dần trong năm tới khi các vần đề
của chuỗi cung cấp được giải quyết. Họ nói rằng giá năng lượng, trong đó
có giá xăng dầu, đã bắt đầu sụt giảm.
Chính phủ phúc trình vào ngày 22/12 là nền kinh tế tổng thể, được đo bằng tổng sản phẩm nội địa, tăng ở mức 2,3% hàng năm trong quý tháng 7-tháng 9, tăng nhẹ so với ước lượng trước đây là 2,1%.
Việt Nam: Xét xử vụ Đại học Đông Đô cấp bằng giả
Tòa án Hà Nội đang xét xử sơ thẩm vụ án cấp bằng giả của Đại học Đông Đô, với phiên tòa dự kiến kéo dài trong ba ngày, 23-25/12/2021.
Có 10 bị cáo ra trước vành móng ngựa, với số người được xác định là có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan lên tới hơn 200 người.
Các bị cáo, bị truy tố với tội danh “giả mạo trong công tác”, đều là cựu lãnh đạo, nhân viên của trường đại học dân lập này, trong lúc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chủ yếu là những đối tượng từng ‘mua’ bằng từ các bị cáo.
Trong số những người được xác định là đứng đầu, chỉ đạo hoạt động vi phạm có ông Trần Khắc Hùng, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị của trường, hiện đã bỏ trốn.
Cáo trạng nói gì?
Theo cáo trạng, việc vi phạm xảy ra đối với hoạt động cấp 429 bằng đại học chính quy, diện bằng hai, chuyên ngành tiếng Anh, và hai giấy chứng nhận, trong thời gian từ 4/2018 đến 3/2019, cho các khóa học không qua tuyển sinh, không được đào tạo.
Hồ sơ học bạ của các học viên được hợp thức hóa bằng cách các bị cáo tổ chức thi, có rọc phách chấm điểm như các khóa học khác. Điểm khác biệt là thay vì tự làm bài, học viên được phát luôn đáp án để chép lại.
Số tiền thu được từ việc ký, cấp bằng, theo cáo trạng, là khoảng hơn 7 tỷ đồng, nhưng các luật sư bào chữa nói con số này không chính xác.
Cấp bằng giả ồ ạt
Cơ quan điều tra nói ông Trần Khắc Hùng hồi cuối 2017 là người ký việc tiến hành đào tạo văn bằng hai chuyên ngành tiếng Anh, một khóa học kéo dài hai năm với mức học phí từ khoảng từ 28 triệu đến 35 triệu đồng đối với mỗi học viên.
Với
thời gian phạm tội được xác định là chỉ trong vòng một năm, chưa hết
thời hạn một khóa học tính từ thời điểm cuối 2017, đã có hơn 400 bằng
giả được cấp, tuy trong quá trình điều tra, con số bằng giả được nhắc
tới lên tới 600-700 trường hợp.
Nhiều bằng giả này được người nhận nhanh chóng sử dụng, ‘khấu hao’, chủ yếu phục vụ cho việc thăng tiến.
Chỉ
riêng trong 210 trường hợp nhận bằng giả đã được xác định rõ danh tính,
“67 người dùng các loại giấy tờ này để làm nghiên cứu sinh, 2 trường
hợp sử dụng để học thạc sĩ, 4 người kê khai hồ sơ công và viên chức, 3
cá nhân khác dùng bằng giả để thi công chức hoặc thi thăng hạng,” theo
báo Tuổi trẻ.
Như
vậy, con số những người dùng bằng giả do Đại học Đông Đô cấp rất có thể
sẽ còn tăng một khi các trường hợp còn lại được tìm ra.
Tham gia phạm tội do hoàn cảnh bắt buộc?
Được biết một số người được cấp bằng giả cho rằng họ là nạn nhân, và nay muốn được hoàn trả số tiền đã đóng cho trường.
Một số bị cáo cũng khai tại tòa rằng họ không biết việc tham gia của mình là hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, một số bị cáo thừa nhận đã ý thức rõ hành vi của mình là sai nhưng vẫn làm.
Ông
Trần Ngọc Quang, nguyên là phó trưởng phòng đào tạo và quản lý sinh
viên của trường Đông Đô, được báo Thanh Niên dẫn lời, nói: “Bị cáo gặp
hoàn cảnh khó khăn, kiếm tiền chữa bệnh tuổi già,… nên đã phạm tội.”
Một
số người khác, như bà Trần Kim Oanh và ông Lê Ngọc Hà, hai cựu hiệu phó
trường, thì khai trước tòa rằng Chủ tịch Trần Khắc Hùng quy định ‘chỉ
tiêu’ mỗi nhân viên trường phải đem về một năm ít nhất là bốn đến 10 hồ
sơ xin làm giả văn bằng hai, và sẽ được chia lại ít nhất 7 triệu đồng
đối với mỗi hồ sơ thu phí thành công, theo tường thuật của VietnamNet.
Ông
Dương Văn Hòa, cựu hiệu trưởng trường, khai rằng ông buộc phải làm theo
lệnh của ông Trần Khắc Hùng, người mà ông Hòa nói là chủ sở hữu thực sự
của Đại học Đông Đô, nếu không sẽ bị đuổi việc.
Được
biết sau khi tin tức về vụ án cấp bằng giả của trường Đại học Đông Đô
loan ra, một số người từng theo học tại trường này tuy không phải là đối
tượng nhận bằng giả, cũng đã lên tiếng yêu cầu trường trả lại những
khoản học phí họ đã đóng.
Vai
trò thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ Giáo dục, Đào tạo cũng được
nhiều người đặt câu hỏi, khi Bộ đã từng tới thanh tra Đại học Đông Đô
nhưng không phát hiện ra sai phạm của trường trong việc tuyển sinh đại
học bằng hai khi chưa được phép, và không kiểm soát việc sử dụng phôi
bằng, dẫn đến tình trạng trường dùng phôi bằng do Bộ cung cấp để làm
bằng giả trao cho học viên.
Tội ‘giả mạo trong công tác’ được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự, với mức hình phạt tối đa tới 20 năm tù giam kèm theo các biện pháp phạt tiền tới 100 triệu đồng.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59746278
Người dân ‘không bất ngờ với vụ Việt Á’ “Thật quá là khốn nạn. Tôi được biết nhiều nhân viên y tế hiện nay còn bị chậm lương, không có tiền mà trả cho họ. Trong khi đó thì tiền phòng chống dịch, tiền xương máu của người dân trong lúc khó khăn lại được đem ra chia chác như thế. Đúng là tận cùng của sự thối nát và mục ruỗng.”… Xem thêm Omicron gây bệnh nhẹ và ít nhập viện hơn Delta, theo nghiên cứu Anh Hai nghiên cứu mới của Anh đưa ra một số gợi ý ban đầu rằng biến chủng Omicron của virus corona có thể gây ra tác động nhẹ hơn biến chủng Delta. Xem thêm Vaccine của Sinovac không đủ hiệu nghiệm trước biến thể Omicron Ba liều vaccine CoronaVac kháng COVID-19 của Sinovac không tạo ra đủ mức kháng thể để chống lại biến thể Omicron của virus corona, các nhà nghiên cứu Hong Kong cho biết trong một thông báo. Xem thêm Vụ Việt Á: Thủ tướng yêu cầu ‘xử sớm’, WHO tái khẳng định không chuẩn thuận sản phẩm Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án liên quan đến Việt Á, công ty bị cáo buộc “đội giá” bộ xét nghiệm COVID-19 và thông đồng với cán bộ Xem thêm Trường đại học Hong Kong dỡ bỏ bức tượng tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn Một trường đại học hàng đầu của Hong Kong đã tháo dỡ và di dời một bức tượng khỏi khuôn viên trường mà trong hơn hai thập kỷ đã tưởng niệm những người biểu tình đòi dân chủ thiệt mạng trong cuộc đàn áp Thiên An Môn của chính quyền Trung Quốc vào năm 1989. Xem thêm Vingroup sắp phát hành trái phiếu quốc tế huy động 1,5 tỷ đô la mở rộng VinFast Trái phiếu có thời gian đáo hạn là 5 năm, với thời gian thực hiện dự kiến là trong quý 1/2022 Xem thêm Con số tử vong vì COVID-19 của Nga vượt 600.000 Số người chết vì virus corona của Nga đã vượt mốc 600.000 hôm 23/12, tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu chính thức cho thấy, sau khi có làn sóng các ca nhiễm biến thể Delta. Xem thêm Trung Quốc phong tỏa Tây An để ngăn dịch trước thềm Olympic Trung Quốc hôm 23/12 phong tỏa thành phố Tây An với 13 triệu dân để chặn đứng sự gia tăng các ca nhiễm virus corona, vào lúc nước này đẩy mạnh chính sách ‘không khoan nhượng’ chỉ vài tuần trước khi Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội mùa đông. Xem thêm Tuyên giáo T/Ư: ‘Phản động’ lợi dụng dịch COVID-19 để ‘chống phá’ đảng Hôm 23/12, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu rằng các thế lực “thù địch, phản động, cơ hội chính trị” đã lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để gia tăng các hoạt động chống phá đảng, nhà nước. Xem thêm Putin: Nga muốn phương Tây trả lời ngay về yêu cầu đảm bảo an ninh Nga muốn tránh xung đột với Ukraine và phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói hôm 23/12, nhưng nước ông cần nhận được hồi đáp ‘ngay lập tức’ của Mỹ và các đồng minh đối với yêu cầu của Nga là đảm bảo an ninh. Xem thêm Tàu chiến Đức Bayern sẽ thăm Việt Nam vào tháng 1/2022 Tàu khu trục Bayern của Đức sắp thăm Việt Nam vào tháng 1/2022 tới trong chuyến đi kéo dài 6 tháng đến châu Á-Thái Bình Dương. Con tàu vừa đến Singapore và hiện đang lưu lại đảo quốc này trong hai tuần dịp Giáng sinh, trước khi đến Việt Nam. Xem thêm Mỹ chính thức điều tra tính năng chơi video trong khi xe đang chạy của Tesla Mỹ đã mở cuộc điều tra chính thức về khả năng người lái xe Tesla chơi trò chơi video trên một màn ảnh trung tâm trong khi xe đang chạy. Xem thêm Phương Tây đang nương nhẹ với Việt Nam về nhân quyền? Tầm quan trọng chiến lược của Hà Nội đối với Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ được cho là đã cho phép Đảng Cộng sản nhiều cơ hội hơn để bịt miệng những người bất đồng chính kiến Xem thêm VOA – https://vn3000.com |
(AFP) – Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ tranh cử năm 2024 nếu Donald Trump ra ứng cử. Trả
lời kênh truyền hình Mỹ ABC vào tối 22/12/2021, Joe Biden nói sẽ có
động lực để tái tranh cử vào năm 2024 nếu người tiền nhiệm Donald Trump
ra ứng cử. Cho đến nay, ông Trump vẫn tiếp tục khẳng định có gian lận
trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
(AFP) – Hà Lan đề nghị án chung thân với 4 nghi phạm bắn rơi máy bay MH17. Trong phiên tòa ngày hôm qua, 22/12/2021, Viện Công tố Hà Lan đã đề nghị « các
nghi phạm Guirkin, Dubinsky, Poulatov và Khartchenko phải chịu trách
nhiệm trong vụ bắn rơi máy bay gây ra cái chết của 298 người, phải chịu
án tù chung thân ». Từ tháng 03/2020, tư pháp Hà Lan đã bắt đầu xử khiếm diện 4 nghi can nói trên, bao gồm 3 người Nga và 1 người Ukraina.
(AFP) – Đài truyền hình Nga RT phải ngừng phát sóng ở Đức. Do
giấy phép không hợp lệ, kênh truyền hình kỹ thuật số Russia Today (RT)
bằng tiếng Đức không được phát tại Đức kể từ ngày 22/12/2021. Được
Serbia cấp phép truyền hình cáp và vệ tinh, nên đài truyền hình có trụ
sở ở Matxcơva tự cho là sẽ được phát sóng ở Đức theo luật châu Âu. Tuy
nhiên chính quyền Berlin cho rằng giấy phép của Serbia không đủ vì đài
RT Đức « được phát bằng tiếng Đức và nhắm đến thị trường Đức ».
Ngày 22/12, nhà cung cấp vệ tinh châu Âu Eutelsat cho biết ngừng phát
RT tiếng Đức qua vệ tinh sau khi nhận được phản ánh từ cơ quan truyền
thông Berlin-Brandenburg. Đài Russia Today bị coi là một công cụ tuyên
truyền cho điện Kremlin và bắt đầu chương trình bằng tiếng Đức ngày
16/12.
(Reuters) – Intel xin lỗi vì đã kêu gọi các đối tác không sử dụng sản phẩm và nhân công ở Tân Cương. Trong một bức thư ngày 23/12/2021, nhà sản xuất chip điện tử Mỹ, có 10.000 nhân viên tại Trung Quốc, khẳng định «bảo đảm là chuỗi cung ứng của Intel không sử dụng nhân công và không mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ ở vùng Tân Cương». Bức thư đã khiến công luận Trung Quốc phản ứng dữ dội. Ngay cùng ngày, trong một thông cáo bằng tiếng Hoa đăng trên các tài khoản WeChat và Weibo, Intel đã xin lỗi với lời giải thích rằng cam kết liên quan đến việc không sử dụng lao động cưỡng bức là chiểu theo luật của Mỹ, không phản ánh lập trường của Intel về vấn đề này.
(AFP) – Tư pháp Nga xem xét yêu cầu giải thể Trung tâm Bảo vệ Nhân quyền của tổ chức Memorial. Phiên
xử diễn ra ngày 23/12/2021, không có công chúng và báo giới. Memorial
bị Tư pháp Nga cáo buộc vi phạm nhiều quy định về quy chế « cơ quan nước ngoài », bị gắn cho những tổ chức mà Matxcơva cho là chống lại lợi ích của Nga và nhận tài trợ từ nước ngoài ; tuyên truyền cho « khuynh hướng cực đoan và khủng bố » vì
công bố danh sách tù nhân gồm có tên của nhiều thành viên tổ chức tôn
giáo và chính trị bị cấm ở Nga. Memorial là một tổ chức phi chính phủ,
đóng vai trò quan trọng trong xã hội dân sự và có nguy cơ bị giải thể vì
chỉ trích điện Kremlin.
(Reuters) – Mỹ và Israel thảo luận về mối đe dọa Iran. Những hoạt động «gây bất ổn» của Teheran ở Trung Đông được ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng và đồng nhiệm Israel Eyal Hulata nêu trong cuộc họp ngày 22/12/2021 nhân chuyến công du Israel của ông Sullivan. Hai bên nhất trí Iran là một «mối đe dọa nghiêm trọng cho vùng và cho hòa bình, ổn định của thế giới». Cùng ngày, phía Iran thông báo đã phát triển thành công hệ thống chống tên lửa đặt trên tháp pháo của xe tăng T-72 M có khả năng làm nhiễu hệ thống điều khiển tên lửa đối phương.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211223-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p