Tin Tổng Hợp – 22/12/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 22/12/21

Trung Quốc vũ trang cho cuộc chiến điện tử ở Biển Đông

Dựa theo hình ảnh chụp từ vệ tinh, trên Twitter ngày 21/12/2021, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington cho biết Trung Quốc đã cải thiện rất nhiều năng lực chiến tranh điện tử, truyền thông và thu thập thông tin tình báo ở Biển Đông.

Theo CSIS, việc mở rộng nhiều thiết bị gần Mộc Miên (Mumian), trên đảo Hải Nam, bắt đầu vào khoảng năm 2018, dường như đã hoàn thành phần lớn vào ngày 21/11/2021. Hiện giờ, cơ sở Mộc Miên được trang bị nhiều ăng-ten chảo lớn để theo dõi và thông tin qua vệ tinh (SATCOM) cũng như thu thập thông tin tình báo (COMINT). Nhiều tòa nhà lớn cũng được xây để làm tổng hành dinh cho toàn khu vực, làm trụ sở hành chính cho khu phức hợp SATCOM/COMINT mới và làm khu bảo trì thiết bị.

Khu Mộc Miên nằm trong mạng lưới căn cứ quân sự thuộc Chiến Khu Nam Bộ, nơi có hải cảng neo đậu của hai tầu ngầm và nhiều chiến hạm Trung Quốc. Theo CSIS, việc mở rộng khu Mộc Miên, cũng như việc triển khai những hệ thống điện tử mới, nằm trong khuôn nỗ lực hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, giúp nâng cao khả năng theo dõi, chống lại các lực lượng nước ngoài hoạt động trong vùng và trên không. Nhiều thiết bị có thể được huy động trong chiến tranh điên tử.

Còn tại Biển Đông, Trung Quốc cũng triển khai nhiều hệ thống thông tin và thu thập thông tin quan trọng trên các đảo bị Bắc Kinh chiếm đóng và quân sự hóa, như trên đá Subi, đá Chữ Thập. Quanh đảo Hải Nam và tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng triển khai một mạng lưới máy tiếp nhận thông tin nổi và cố định.

Trang News.com của Úc ngày 21/12 nhận định Trung Quốc đang chuẩn bị «khả năng tinh vi» cho «cuộc chiến tương lai». Rừng ăng-ten ở Biển Đông còn cho thấy Bắc Kinh quyết tâm khống chế tuyến đường hàng hải quốc tế chiến lược với tham vọng biến khu vực này thành «vùng chết» về truyền thông và lưu thông. Trong một báo cáo gần đây, Viện Brookings nhận định «chiến tranh trong tương lai không chỉ có những vụ nổ, mà còn là làm tê liệt những hệ thống giúp quân đội vận hành».

Trước đó, có nhiều khả năng chiến đấu cơ Hoa Kỳ đã trở thành nạn nhân của những thiết bị tối tân của Trung Quốc. Năm 2020, Trung Quốc cho biết một chiến đấu cơ Mỹ đã «mất kiểm soát» khi bay trên Biển Đông. Năm 2018, một chiến đấu cơ khác thuộc nhóm tác chiến tầu sân bay USS Theodore Roosevelt cũng bị làm nhiễu sóng.

Thu Hằng

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20211222-trung-qu%E1%BB%91c-v%C5%A9-trang-cho-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

Phương Tây đang nương nhẹ với Việt Nam về nhân quyền?

tTầm quan trọng chiến lược của Hà Nội đối với Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ được cho là đã cho phép Đảng Cộng sản nhiều cơ hội hơn để bịt miệng những người bất đồng chính kiến

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris gặp mặt các đại diện xã hội dân sự ở Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội hôm 26/8. Tình hình nhân quyền của Việt Nam thậm chí trở nên tồi tệ hơn sau chuyến thăm của phó tổng thống Mỹ.
Phó
Tổng thống Mỹ Kamala Harris gặp mặt các đại diện xã hội dân sự ở Việt
Nam trong chuyến thăm Hà Nội hôm 26/8. Tình hình nhân quyền của Việt Nam
thậm chí trở nên tồi tệ hơn sau chuyến thăm của phó tổng thống Mỹ.

Với ba phiên toà xét xử những người bảo vệ nhân quyền và
quyền đất đai nổi danh nhất của Việt Nam trong những ngày qua cùng với
một chiến dịch trấn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến của chính quyền
Hà Nội trong năm vừa rồi, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được xem là trở
nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Theo nhận định của nhà báo David Hutt trên The Diplomat, việc gia tăng thương mại của phương Tây đối với Việt Nam dẫn tới các quyền chính trị ở Việt Nam trở nên xấu đi.

Chỉ trong ba ngày liên tiếp từ 14-16 tháng này, các toà án của Việt
Nam đã tuyên phạt tổng cộng 35 năm tù giam cho nhà báo bất đồng chính
kiến nổi danh nhất của Việt Nam, Phạm Đoan Trang, cùng hai nhà tranh đấu
vì quyền đất đai Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm, cũng như nhà hoạt
động nhân quyền chống Trung Quốc, Đỗ Nam Trung.

Sau các bản án này, các chính quyền phương Tây, gồm Mỹ và Liên minh
châu Âu, cùng một loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên án chính
quyền Hà Nội và kêu gọi việc phóng thích những người mà họ cho là bị kết
án tù chỉ vì thực hiện các quyền tự do ngôn luận một cách ôn hoà. Nhưng
chính quyền Việt Nam vẫn im lặng và dường như không bị ảnh hưởng gì
trước những lời lên án đó.

Trong số những người vừa bị kết án, bản án 9 năm tù dành cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang,
người được Tổ chức Phóng viên Không biên giới trao giải Tự do Báo chí,
gây chú ý nhiều nhất. Bộ Ngoại giao Mỹ, cùng Anh và Canada, đã ngay lập tức kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Trang và cho phép mọi người dân Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm mà không sợ bị trả thù.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Bill Hayton của Viện Chatham House ở
Anh từng có thời gian làm báo ở Việt Nam, bản án này là “một ngón giữa
khổng lồ” (cử chỉ tục tĩu bày tỏ sự khinh thường) của Bộ Công an Việt
Nam đối với những người thường chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Việt Nam ở
Mỹ và những nơi khác.”

Bà Trang bị công an TPHCM bắt giữ vào ngày 6/10 năm ngoái, chỉ vài
giờ sau khi các quan chức Mỹ và Việt Nam gặp nhau để thảo luận về nhân
quyền và tự do ngôn luận.

“Các nhà lãnh đạo Việt Nam biết rằng họ có thể bỏ tù những nhà hoạt
động như bà Trang vì Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng trong
chiến lược của các cường quốc bên ngoài ở Đông và Đông Nam Á,” ông
Hayton nói với The Diplomat.

Việt Nam trong năm vừa qua trở thành một trong hai quốc gia Đông Nam Á
duy nhất, bên cạnh Singapore, được cả Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris
và Bộ trưởng Quốc phòng Lloy Austin tới thăm. Các chuyến thăm này cho
thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam trong chiến lược của Mỹ
để gắn kết với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối trọng với sự ảnh
hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Mặc dù trước đó trong năm, các tổ
chức nhân quyền nhiều lần lên tiếng chỉ trích chiến dịch đàn áp, bắt bớ
và bỏ tù những tiếng nói bất đồng chính kiến trước và sau kì Đại hội
Đảng 13 ở Việt Nam. Và sau các chuyến thăm cấp cao của phó tổng thống và
bộ trưởng quốc phòng Mỹ, tình hình nhân quyền ở Việt Nam thậm chí còn
tồi tệ hơn.

‘Đặc quyền’

Nhiều nhà bình luận đã cáo buộc các chính phủ phương Tây không làm gì
để đối đầu với Việt Nam, hiện là đối tác thân cận của phương Tây vì lập
trường chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như
tầm quan trọng về kinh tế và vị trí then chốt trong chuỗi cung ứng toàn
cầu, về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của quốc gia Đông Nam Á, theo nhà báo
Hutt.

Tuyên bố ngầm mà nhiều chính phủ phương Tây đưa ra là khi họ giao
thương nhiều hơn với Việt Nam và khiến Hà Nội ngày càng phụ thuộc vào
các liên kết kinh tế với các xã hội tự do thì họ sẽ có thêm đòn bẩy để
gây áp lực buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải cải cách chính trị có chủ
đích. Tuy nhiên theo nhà báo Hutt nhận định trên The Diplomat, cái gọi
là “thay đổi thông qua thương mại” đã không có tác dụng.

Một báo cáo
do Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố cuối năm ngoái cho rằng có khoảng 170
tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam, một con số cao kỷ
lục trong lịch sử gần đây, mặc dù Hà Nội luôn phủ nhận về việc giam giữ
các tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Dự án 88 khẳng định rằng hiện có 217 nhà hoạt động đang bị cầm tù và 306 người khác đang gặp nguy hiểm. Freedom House, trong một khảo sát
mới nhất về các quyền chính trị trên toàn thế giới, đã hạ điểm số của
Việt Nam xuống 19/100, tức thang điểm thấp thứ 2 ở Đông Nam Á, chỉ sau
Lào, một quốc gia cũng theo Cộng sản.

Trường hợp của Việt Nam, theo nhận định của nhà báo Hutt, cho thấy Mỹ
đang thực hiện một cách tiếp cận hai hướng. Các quốc gia có đồng quan
điểm hoàn toàn hoặc phần nào với sự cạnh tranh của Washington trước
Trung Quốc, như Việt Nam, lại được nương nhẹ về sự độc tài và vi phạm
nhân quyền hơn các quốc gia ở phía bên kia của sự kình địch này.
Campuchia, nước đang có quan hệ gần gũi với Trung Quốc, là một ví dụ.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào tuần trước đã đưa ra quan điểm này và cùng lúc tờ Khmer Times
có bài viết cho rằng “Mỹ là nước đòi dân chủ từ Campuchia nhưng lại có
quan hệ cực kỳ thân thiến với Việt Nam Cộng sản.” Kể từ năm 2017, mối
quan hệ giữa Campuchia và Mỹ trở nên xấu đi khi Phnom Penh ngày càng trở
thành đồng minh thân cận của Bắc Kinh và bị Mỹ cáo buộc cho phép quân
đội Trung Quốc đóng quân trên lãnh thổ của mình.

Ông Hun Sen được cho là có lý khi đặt ra câu hỏi: Tại sao Campuchia
bị trừng phạt và Việt Nam được đặc quyền? Tổng thống Barack Obama vào
năm 2016 đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam trong
khi vào đầu tháng này Tổng thống Joe Biden đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí
đối với Campuchia. Theo nhận định của nhà báo Hutt, người từng có thời
gian làm việc ở Phnom Penh, dù Campuchia có các vi phạm nhân quyền nhưng
Việt Nam có một hệ thống chính trị độc tài hơn và là một kẻ vi phạm
nhân quyền tồi tệ hơn.

Ông Hutt, còn là một thành viên của Viện nghiên cứu Trung Âu về các
vấn đề châu Á, cho rằng khi Việt Nam ngày càng trở nên không thể tách
rời với các mục tiêu chiến lược của Mỹ thì Washington sẽ càng phớt lờ sự
đàn áp chính trị ở Việt Nam. Nói cách khác, nếu Việt Nam không phải là
một phần quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ
thì khó có thể tưởng tượng được rằng Washington sẽ không chỉ trích nhiều
hơn về sự đàn áp nhân quyền của chính phủ Hà Nội.

Việt Nam được xem là luôn “đu dây” giữa Mỹ và Trung Quốc khi không
ngả hẳn về bên nào, và theo nhận định của nhà báo Hutt, Washington không
thể mạo hiểm đẩy mạnh nhân quyền để rồi sẽ “đánh mất” Hà Nội vào tay
Bắc Kinh.

https://www.voatiengviet.com/a/phuong-tay-nuong-nhe-voi-viet-nam-ve-nhan-quyen/6366284.html

Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam

Little Saigon, California, USA: Liên tục trong 20 năm, kể từ 2002, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã lần lượt tổ chức lễ trao Giải Nhân quyền Việt Nam tại nhiều nơi trên thế giới vào dịp Ngày Quốc tế Nhân quyền. Năm nay Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam đã được long trọng diễn ra tại Trung tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng của thành phố Westminster, California vào chiều ngày 12 tháng 12 năm 2021 nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 73.

Tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 còn cản trở việc tụ họp đông người,
số người tham dự cũng lấp đầy sức chứa của hội trường rộng rãi và khang
trang. Ngoài số thành viên của Mạng lưới trong vùng, còn có sự tham dự
của một số lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các cơ quan truyền thông
Việt ngữ,đại diện các đoàn thể chính trị và cộng đồng và đồng hương. Về
phía quan khách chính quyền có Dân biểu Liên bang Michelle Steel
(R-CA-48), Thị trưởng Westminster Tạ Đức Trí, Thị trưởng Stanton David
J. Shawver, và nhiều vị dân cử gốc Việt khác thuộc các thành phố trong
Quận Cam.

Sau nghi thức khai mạc, chương trình được bắt đầu bằng diễn văn chào
mừng quan khách của Trưởng Ban Điều Hành Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam,
TS Nguyễn Bá Tùng. Ông đã nêu lên ý nghĩa của chủ đề Ngày Nhân Quyền thứ
73 của Liên Hiệp Quốc “Giảm bớt bất bình đẳng để thúc đẩy quyền con người,” và phê phán tình trạng bất bình đẳng và chính sách phân biệt của nhà cầm quyền CSVN hiện nay. Ông nói: “Chính
sách kỳ thị và đối xử bất bình đẳng đó đã đẩy đại đa số nhân dân vào
đường cùng của sự lầm than. Và họ đã đứng dậy đòi công lý, đòi quyền
sống, quyền được đối xử bình đẳng cho dù phải chịu đàn áp dã man và tù
đầy. Đó là trường hợp của những người dân chất phác và bình thường mà
chúng ta vinh danh hôm nay.”

Cao điểm của buổi lễ là phần tuyên dương và trao giải. Bằng tiếng
Việt và tiếng Anh, các thành viên trong Ban Tổ chức đã lần lượt đọc lên
thành tích đấu tranh cho nhân quyền của những khôi nguyên cũng như những
gian khổ họ phải chịu đựng.

Cũng như những lần trao giải trước đây, không một khôi nguyên nào có
mặt để nhận giải cho nên các tấm huy chương đã được trao cho các đại
diện của họ.

Nhạc sĩ Việt
Khang, khôi nguyên Giải Nhân quyền VN 2014, nhận giải thay cho Gia đình
Bà Cấn Thị Thêu. Trong dịp nầy nhạc sĩ Việt Khang cũng nhận bản vinh
danh mà ông đã không nhận được vào năm 2014 khi ông còn ở trong ngục tù
cộng sản. GS Nguyễn Thanh Giàu, TTK Hội đồng Liên tôn VN tại Hoa Kỳ được
sự ủy nhiệm của gia đình cô Đinh Thị Thu Thủy, nhận giải thay cho cô.
Bà Lê Thị Kim Thu, một người đã từng đấu tranh cho dân oan với ông
Nguyễn Văn Túc, nhận giải thay cho ông.

Sau mỗi lần tuyên dương, cả hội trường rất hoan hỷ và phấn khởi được
thấy tận mắt, nghe tận tai tiếng nói chân tình của người thân của các
khôi nguyên được thu từ Việt Nam và chiếu trên màn hình lớn. Họ gồm ông
Trịnh Bá Khiêm là chồng của Bà Thêu, Ông Đinh Văn Minh là cha của cô
Thủy, và Bà Bùi Thị Rề là vợ của Ông Túc.

Một số quan khách chọn lọc đã được mời phát biểu gồm Dân biểu Liên
bang Michelle Steel, Thị trưởng TP Westminster Tạ Đức Trí, GS. Nguyễn
Thanh Giàu, Tổng thư ký Hội đồng Liên Tôn VN tại Hoa Kỳ.

Nhiều người tham dự đã bày tỏ niềm phấn khởi trước sự kiện Lễ Trao
Giải Nhân Quyền Việt Nam được tổ chức lại ở nơi công cộng mặc dù cơn
dịch bệnh Covid-19 chưa hoàn toàn qua đi. Tuy nhiên niềm phấn khởi đó
cũng không thể làm lu mờ được nỗi lo âu trước việc CSVN gia tăng đàn áp
và khủng bố đối với những người can đảm lên tiếng một cách ôn hòa cho sự
vẹn toàn lãnh thổ, công bằng xã hội, và những quyền căn bản của con
người, đặc biệt là các phiên tòa sắp đến đối với Trịnh Bá Phương, Nguyễn
Thị Tâm, Phạm Đoan Trang, và Đỗ Nam Trung, cũng như việc bắt lại Huỳnh
Thục Vy, mặc dù còn ở trong thời gian tạm hoản thi hành án vì con nhỏ.

GNQVN được MLNQVN thành lập từ 2002 nhằm tuyên dương những cá nhân
hoặc đoàn thể đã có những thành tích đấu tranh bất bạo động vì quyền làm
người của nhân dân Việt Nam. Giải Nhân Quyền Việt Nam cũng còn có mục
đích tạo điều kiện để người Việt khắp nơi bày tỏ sự liên đới đối với
những cá nhân và đoàn thể đó. Từ ngày thành lập đến nay đã có 54 cá nhân
và 5 tổ chức ở Việt Nam được vinh danh.

English version: http://vietnamhumanrights.net/website/211212_VNHRN.htm

Vietnam Human Rights Network, 8971 Colchester Ave., Westminster, CA. 92683 – USA – (714) 657-9488 – http://vietnamhumanrights.net

https://vietbao.com/p122a310498/le-trao-giai-nhan-quyen-viet-nam

Ống dẫn khí đốt Nga gặp trở ngại lớn vì những căng thẳng về Ukraine
Ống dẫn khí đốt Nga đang được xây dựng. Tuy nhiên ống dẫn Nord Stream 2 gặp trở ngại lớn trước khi khí đốt đến được Đức, với những nhà lãnh đạo mới có giọng điệu nghi ngờ hơn về dự án và những căng thẳng đang tăng cao về việc binh sĩ Nga được tăng cường tại biên giới Ukraine. Xem thêm

Trung Quốc đóng cửa biên giới, nông dân Việt Nam khốn đốn
Việc Trung Quốc đóng cửa gần như hoàn toàn đối với nông sản Việt Nam đã khiến cho hàng ngàn xe tải bị kẹt ở cửa khẩu, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh đình đốn, phá sản và nhiều nhà vườn bị mất trắng, theo tìm hiểu của VOA. Xem thêm

Việt Nam đưa nhân quyền vào chương trình giáo dục quốc dân, các nhà hoạt động nói gì?
Một số nhà hoạt động tại Việt Nam tỏ ra nghi ngờ về nội dung cũng động cơ đằng sau của chương trình giáo dục nhân quyền mặc dù vẫn xem đây là một bước tiến Xem thêm

Bà Brigitte Macron kiện những người tung tin đồn là bà sinh ra có giới tính nam
Luật sư của bà Brigitte Macron, phu nhân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cho biết hôm thứ Tư 22/12 rằng bà đang tiến hành kiện những người lan truyền những lời lẽ sai sự thật rằng bà là phụ nữ chuyển giới. Xem thêm

Quân đội Ukraine tập trận với tên lửa Mỹ gần khu vực của phe ly khai
Kênh truyền hình Dom của Ukraine đưa tin hôm thứ Tư 22/12 rằng các lực lượng quân đội Ukraine đã diễn tập chiến đấu với tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất tại khu vực có xung đột với phe ly khai ở miền đông Ukraine. Xem thêm

Tòa Hà Lan xử vụ bắn hạ MH17: Bên công tố đề nghị án chung thân cho tội giết người
Hôm thứ Tư 22/12, các công tố viên Hà Lan đề nghị rằng ba người Nga và một người Ukraine bị buộc tội giết người gắn với vụ bắn rơi một máy bay chở khách trên bầu trời Ukraine hồi năm 2014 phải chịu án chung thân. Xem thêm

Việt Nam, Campuchia tái cam kết không dùng lãnh thổ gây phương hại an ninh của nhau
Việt Nam và Campuchia vừa ra tuyên bố chung nhắc lại nguyên tắc hợp tác an ninh, quốc phòng, theo đó hai bên không cho phép lực lượng thù địch sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại đến bên kia. Xem thêm

Nga: Có thỏa thuận sẽ đàm phán an ninh với Mỹ vào đầu năm tới
Hôm thứ Tư 22/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết nước ông sẽ đối thoại vào đầu năm tới với các nhà đàm phán Mỹ về sự đảm bảo an ninh của phương Tây mà Moscow muốn có. Xem thêm

Bắc Kinh phân trần về vụ Mỹ bắt giữ giáo sư Harvard nhận tiền của Trung Quốc
Hôm thứ Tư 22/12, Trung Quốc lên tiếng biện hộ về các chương trình giao lưu khoa học quốc tế của họ sau vụ việc một giáo sư Đại học Harvard bị Mỹ kết tội che giấu mối quan hệ của ông ta với một chương trình tuyển mộ của Trung Quốc. Xem thêm

Myanmar tính thắt chặt quan hệ với Trung Quốc nhờ thanh toán bằng Nhân dân tệ
Myanmar nói hôm thứ Tư 22/12 rằng họ sẽ bắt đầu chấp nhận đồng Nhân dân tệ là một đồng tiền thanh toán chính thức vào năm tới cho hoạt động thương mại với Trung Quốc. Xem thêm

Úc viện trợ Việt Nam thêm 1,14 triệu liều vaccine COVID-19
Hôm 22/12, chính phủ Australia cho biết vừa viện trợ thêm 1,14 triệu liều vaccine COVID-19 cho Hà Nội, nâng số lượng viện trợ vaccine của nước này cho Việt Nam lên hơn 3,7 triệu liều. Xem thêm

Tiểu thuyết ‘Sơn Ca’ chinh phục cảm xúc người Mỹ gốc Việt trẻ
Có những mảnh đời của người Việt Nam trong những cuộc chiến mà khi nhìn lại lịch sử, ta không thể tưởng tượng được những gian truân mà con người tạo ra cho nhau. Xem thêm

https://vn3000.com

(NHK) – Nhật Bản đồng ý tăng đóng góp tài chính để duy trì hiện diện quân sự của Mỹ.
Hôm qua, 21/12/2021, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã thỏa thuận về việc Tokyo sẽ
tăng đóng góp tài chính để duy trì quân đội Mỹ trên đất Nhật trong vòng 5
năm, kể từ tài khóa sắp tới. Nguồn tiền này để chí phí cho nhiều hoạt
động trong đó có cả các cuộc tập trận chung. Các quan chức Quốc Phòng và
Ngoại Giao 2 nước đã quyết định Nhật sẽ chi tổng số 9,3 tỷ đô la cho 5
năm. Mức tăng trung bình mỗi năm khoảng 88 triệu đô la so với năm tài
khóa hiện nay.

(Yonhap/AFP) – Trung Quốc và Hàn Quốc chuẩn bị Đối Thoại Chiến Lược lần thứ 9.
Sự kiện được tổ chức lần đầu tiên kể từ bốn năm qua, dự kiến diễn ra
trong tuần này, thông qua cầu truyền hình. Hai bên sẽ thảo luận về nhiều
vấn đề, trong đó có tăng cường hợp tác an ninh trong vùng và trên thể
giới, cũng như kỉ niệm 30 thiết lập quan hệ ngoại giao song phương vào
năm 2022. Dường như để tránh làm phật lòng Trung Quốc, Hàn Quốc đã hủy
lời mời bộ trưởng Kỹ Thuật Số của Đài Loan, bà Audrey Tang, tham dự một
hội thảo tại Seoul ngày 16/12, do « các vấn đề giữa hai bờ eo biển » Đài
Loan.

(NHK) – Trung Quốc giới thiệu nhiều khu vực thi đấu Olympic Mùa Đông 2022 cho báo chí nước ngoài.
Thế Vận Hội Mùa Đông sẽ khai mạc ngày 04/02/2022 tại Bắc Kinh và thành
phố Trương Gia Khẩu, ở tỉnh Hồ Bắc lân cận. Ban tổ chức dự kiến lập một
không gian khép kín, tránh để các vận động viên tiếp xúc với bên ngoài.
Số lượng cổ động viên sẽ được quyết định tùy theo tình hình dịch và chỉ
có người dân Hoa lục mới được phép tham dự các trận thi đấu.

(AFP) – Tin nhắn điện thoại đầu tiên được bán đấu giá 107.000 euro.
Tin nhắn 15 kí tự « Merry Christmas » được một kĩ sư tin học gửi ngày
03/12/1992 qua mạng Vodaphone của Anh đã được bán tại phiên đấu giá do
nhà dấu giá Aguttes tổ chức ở Neuilly-sur-Seine, ngoại ô Paris (Pháp)
ngày 21/12/2021. Tin nhắn được bán dưới dạng NFT (Non-Fungible Token),
một kiểu tài sản kỹ thuật số, như tiền ảo, sử dụng công nghệ blockchain
cho phép xác thực một nội dung kỹ thuật số và chứng thực đặc tính duy
nhất.

(RFI) – Một cơn bão khác chuẩn bị ập vào Philippines sau bão Rai. Theo
cơ quan khí tượng Philippines, nước này chuẩn bị phải hứng chịu một cơn
bão mới trong vài ngày nữa trong bối cảnh lương thực, thực phẩm và nước
uống đang dần cạn kiệt ở những vùng bị nạn. Còn tại Malaysia, ít nhất
đã có 27 người thiệt mạng trong trận lũ lụt đang khiến người dân nước
này khốn đốn.

(AFP) – Tuổi thọ người Mỹ giảm do Covid-19. Tuổi
thọ của người Mỹ trong năm 2020 đã giảm hơn một tuổi rưỡi so với 2019.
Đây là mức giảm chưa từng có trong vòng 75 năm, phần lớn là do đại dịch
Covid-19. Theo số liệu cập nhật của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát
Dịch bệnh (CDC), tuổi thọ của người Mỹ đã giảm từ 78,8 tuổi vào năm 2019
xuống 77 tuổi vào năm 2020.

(RFI) – Biến thể Omicron: Mỹ công bố viện trợ quốc tế thêm hơn nửa tỉ đô la. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm qua 21/12/2021 thông báo, Hoa Kỳ sẽ viện trợ thêm 580 triệu đô la cho các tổ chức quốc tế để chống lại Covid-19 khi đối mặt với sự bùng phát của biến thể Omicron. Theo bộ Ngoại giao Mỹ, 7 tổ chức đa phương sẽ được hưởng khoản viện trợ này, nâng tổng số tiền viện trợ của Mỹ trong lĩnh vực chống Covid lên 19,6 tỷ đô la.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211222-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p