Tin Tổng Hợp – 21/1/22
Pháp, Nhật phản đối việc đơn phương thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông
Pháp và Nhật Bản đã tổ chức hội nghị 2+2 ngày 20/01/2022 qua hình thức trực tuyến. Trong thông cáo chung, các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng hai nước nhất trí tăng cường hợp tác song phương về mặt an ninh và quốc phòng, đồng thời phản đối mọi ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Trong thông cáo chung, được đăng trên trang web của bộ Ngoại Giao Pháp, hai bên « một lần nữa bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông », « tái
khẳng định phản đối mạnh mẽ mọi ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng
bằng vũ lực hoặc tạo ra việc đã rồi và hành vi cưỡng chế làm gia tăng
căng thẳng và làm tổn hại đến trật tự thế giới ».
Riêng về tình hình Biển Đông, dù không chỉ trích đích danh Trung Quốc, bốn bộ trưởng « tiếp
tục phản đối những yêu sách không phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc
về Luật Biển (UNCLOS 1982), hoạt động quân sự hóa và các hành vi chèn ép
ở Biển Đông ». Tầm quan trọng của quyền tự do lưu thông trên biển
và trên không ở Biển Đông cũng được bốn bộ trưởng nhấn mạnh. Mọi tranh
chấp về lãnh hải cần được giải quyết theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển.
Theo trang NHK, ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa
hy vọng có thể nâng cấp quan hệ hợp tác Pháp-Nhật để thực hiện kế hoạch
một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Nhật Bản và Pháp sẽ
tiếp tục các cuộc tập trận và thao dượt quân sự chung và tăng cường khả
năng tác chiến với các đối tác nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực
này. Phía Nhật Bản đánh giá cao vai trò của Pháp trong việc thiết lập
chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Châu Âu, được công bố vào
tháng 09/2021.
Tình hình eo biển Đài Loan, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng được đề cập trong cuộc họp. Ngoài ra, bốn bộ trưởng kêu gọi Nga tránh mọi hình thức gia tăng căng thẳng liên quan đến Ukraina.
Thu Hằng
Thương mại Việt – Mỹ đạt mức kỷ lục mới
VOA Tiếng Việt – Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vừa thiết lập một kỷ lục mới, đạt mức 111,56 tỷ đô la vào năm 2021, tăng gần 21 tỷ đô la so với năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Với cột mốc kỷ lục mới này, Mỹ trở thành đối tác thương mại thứ hai
của Việt Nam đạt mức kim ngạch trên 100 tỷ đô la, chỉ sau Trung Quốc.
Năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 25% lên gần 96,3 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ, đứng
đầu là máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt 17,82 tỷ đô la, tăng 46%; kế đó
là hàng dệt may, đạt 16,1 tỷ đô la, tăng 15%; máy vi tính, điện tử và
linh kiện đạt 12,76 tỷ đô la; tăng 23%. Ngoài ra, các thiết bị cầm tay
và linh kiện, giày dép, gỗ và sản phẩm bằng gỗ cũng đạt mức tăng cao.
Trong khi đó, về nhập khẩu, Việt Nam năm 2021 nhập khẩu gần 15,27 tỷ
đô la hàng hóa từ Mỹ, tăng 11,4% so với năm 2020 và chiếm 4,6% kim ngạch
cả nước.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy vi tính, điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị và phụ tùng.
Vào đầu tháng 1 năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam khi đó là ông Nguyễn
Xuân Phúc từng tuyên bố rằng Việt Nam “quyết giảm thặng dư thương mại
với Hoa Kỳ” sau khi Washington gắn nhãn Việt Nam (cùng với Thuỵ Sỹ) là
nước “theo túng tiền tệ” vào tháng 12/2020, dưới thời Tổng thống Donald
Trump.
Đến tháng 4/2021, Bộ Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden nói không có đủ bằng chứng để xác định Việt Nam là nước thao túng tiền tệ như đã nêu trong “Báo cáo chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” trước đó.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại chùa Từ Hiếu ở Huế, thọ 95 tuổi
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch tại Huế, theo thông tin từ Tăng đoàn Làng Mai nói với BBC tối thứ Sáu 21/01 giờ châu Âu.
Sư
cô Chân Hiến Nghiêm, người Anh, hiện có mặt tại Pháp cho BBC News
Tiếng Việt biết vào lúc 20:55 giờ London tối thứ Sáu rằng “lễ tang thầy
của chúng tôi sẽ được tổ chức ngay từ sáng Thứ Bảy, ở Huế và kéo dài 5
ngày”.
Thông
tin từ Tăng đoàn Làng Mai cho hay thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch
lúc 00:00 giờ ngày 22/01, năm 2022, ở tuổi 95, theo giờ Việt Nam ở chùa
Từ Hiếu, Huế.
“Đây là ngôi chùa thầy quy y đúng 80 năm về trước.”
Thông
bạch, cáo phó còn nói “nhà tác giả và nhả thơ, thiền sư Thích Nhất Hạnh
đã viết trên 100 cuốn sách, và sách của thầy được dịch sang 40 ngôn
ngữ”.Bỏ qua YouTube tin, 1
Các cuốn in bằng tiếng Anh, The Miracle of Mindfulness, Peace is Every Step, Anger, và How to Love, đều nổi tiếng thế giới.
Một bài trên BBC News tiếng Anh hồi 2018 gọi ông là “người cha của môn Chánh niệm” (The Father of Mindfulness).
Các sách báo quốc tế đặt ông vào vị trí là một trong số các “lãnh tụ tâm linh, tinh thần” – The Guardian ở Anh coi ông là ‘exiled spiritual leader‘- có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài một quốc gia.
BBC News Tiếng Việt
hồi tháng 8/2010 có bài mô tả chuyến thăm của thiền sư đến London
thuyết giảng về Phật giáo cho đa số người nghe là dân Anh và châu Âu:
“Những
người Việt Nam mới gặp phái Làng Mai có thể ngạc nhiên một cách thích
thú khi thấy đa phần tăng ni theo ông là người Phương Tây. Nhưng đây
không phải là chuyện lạ vì thực ra, Phật giáo cũng từ bên ngoài du nhập
vào Việt Nam. Và nếu sau này, người thay thế Thiền sư Nhất Hạnh là một
đệ tử Tây Phương thì cũng hợp lý bởi Làng Mai trước hết là một sản phẩm
của xã hội châu Âu. Thông điệp của Thích Nhất Hạnh ngay từ thời Chiến
tranh Việt Nam cũng đã vượt lên vị trí địa lý của xứ sở quê ông.”
Trang BBC Religion viết về cuộc đời ông như sau:
Sinh năm 1926, ông quy y năm 16 tuổi và đúng tám năm sau đã lập ra Viện Phật giáo Ấn Quang ở Sài Gòn.
Năm
1961, Thích Nhất Hạnh sang Hoa Kỳ học và dạy môn tôn giáo so sánh ở các
đại học Columbia và Princeton. Ông trở về Việt Nam hai năm sau đó để
tham gia dẫn dắt các nỗ lực Phật giáo vì hòa bình.
Tháng
2/1964, ông lập ra dòng Tiếp Hiện, và đến 1966 lại rời Việt Nam ra
thế giới để kêu gọi hòa bình trong khi cuộc chiến Việt Nam lan rộng.
Năm 1967, mục sư Martin Luther King đề cử ông cho giải Nobel Hòa bình, ca ngợi ông như sau
“Vị
sư nhỏ bé từ Việt Nam nhưng là học giả có trí tuệ rất lớn. Ý tưởng vì
hòa bình của ông, nếu được áp dụng, sẽ có thể tạo ra động lực cho đối
thoại giữa các đạo giáo, vì tình huynh đệ của thế giới, vì nhân loại.”
Năm
1969, thầy Thích Nhất Hạnh dẫn phái đoàn Phật giáo vì Hòa bình tới Hòa
đàm Paris, và lập ra Tăng đoàn Phật giáo Thống nhất (Unified Buddhist
Church – UBC) ở Pháp. Từ đó hình thành cộng đồng tu tập đầu tiên năm
1975, và sau đó là cơ sở Làng Mai ở miền Nam nước Pháp từ 1982.
Các cơ sở khác về sau được mở ra ở nước khác, gồm cả Việt Nam.
Nhưng
việc ‘bén rễ’ của hệ phái này ở Lâm Đồng bất thành và tăng ni của tu
viện Bát Nhã theo Làng Mai bị chính quyền gây khó khăn, phải bỏ đi năm
2009.
Xem thêm bài phỏng vấn của BBC năm 2009 về sự kiện tại tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng.
Một cơ sở sau đó ra đời tại Thái Lan, trong vùng núi thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima.
Tháng 8/2017, chính quyền VN lại cho phép thiền sư Thích Nhất Hạnh về thăm quê hương và ông ở lại đó cho đến khi qua đời.
Tuy
được ca ngợi trên thế giới, cách nhìn về ông và trung tâm Làng Mai do
ông sáng lập đã và đang khá khác nhau trong cộng đồng người gốc Việt ở
hải ngoại, với nhiều lời khen và cũng có cả chỉ trích.
Quan
hệ của Làng Mai với nhà nước Việt Nam hiện hành và những chức sắc
của Giáo hội Phật giáo theo con đường ‘xây dựng chủ nghĩa xã hội’
cùng Đảng Cộng sản cũng không hoàn toàn êm đẹp, tuy đã cải thiện đáng
kể từ sau sự kiện Bát Nhã.
Mới trong tháng 11/2021, trang Phật giáo Việt Nam đăng bài của ông Trần Đăng Khoa “Mừng Thiền sư Thích Nhất Hạnh 95 tuổi”.
Bài có đoạn “nhân ngày sinh nhật ông, tôi lại nhớ đến cuốn sách rất thú vị: “Những bước chân an lạc”.
“Cuốn sách tập hợp một số bài báo trong hàng vạn bài viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới.”
“Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất an…Thích Nhất Hạnh cho rằng, chỉ có tình thương yêu mới xóa bỏ được mọi hận thù.một trong những công lao lớn nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là đã hiện đại hóa đạo Phật, đưa đạo Phật đi vào cuộc đời.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-60092338
(AFP) – Trung Quốc “mạnh mẽ phản đối” nghị quyết của Quốc Hội Pháp lên án Bắc Kinh “diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 21/01/2022 tuyên bố, nghị quyết của Quốc Hội Pháp là một hành vi xâm phạm nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc và Bắc Kinh mạnh mẽ phản đối sự can thiệp đó. Theo Bắc Kinh, văn bản này “không phản ánh sự thực”.
(SCMP) – Trung Quốc – Mỹ đàm phán tổ chức cuộc họp Dương Khiết Trì – Jake Sullivan.
Theo nguồn tin được báo mạng Hồng Kông South China Morning Post trích
dẫn ngày 21/01/2022, “an ninh quốc gia và ổn định chiến lược” là hai chủ
đề lớn sẽ được ông Dương Khiết Trì, chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối
ngoại Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc và ông Jake Sullivan, cố vấn
an ninh quốc gia của Nhà Trắng, thảo luận, nếu cuộc họp trực diện diễn
ra. Quan chức hai bên đang trong quá trình đàm phán về việc tổ chức. Hai
quan chức này gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 10/2021. Cuộc họp tiếp
theo dự kiến diễn ra ngày 10/01/2022 đã bị hủy, vì Washington tẩy chay
ngoại giao Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022.
(AFP) – Hạ Viện Nga xem xét công nhận các nước Cộng Hòa ly khai thân Nga ở Ukraina. Thông
báo được chủ tịch Hạ Viện Nga đưa ra ngày 21/01/2022 trong bối cảnh
căng thẳng Mỹ-Nga về tình hình Ukraina và hai ngoại trưởng Lavrov,
Blinken đang họp ở Geneve. Trước đó, trong tuần này, các nghị sĩ đảng
Cộng Sản Nga đã đệ trình một dự thảo luật kêu gọi tổng thống Putin công
nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lougansk ở miền đông Ukraina.
Dự thảo sẽ được đưa ra thảo luận với các chính đảng khác trong tuần tới,
và có thể sẽ nhận được đủ số phiếu để được thông qua, theo chủ tịch Hạ
Viện Nga.
(Yonhap) – Công luận Hàn Quốc thờ ơ với Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh.
Theo thăm dò của viện Gallup công bố hôm 21/01/2022, có đến 65 % những
người được hỏi cho biết “không quan tâm” đến sự kiện thể thao sắp khai
mạc tại Trung Quốc. Thêm vào đó 47 % không chú ý đến bất kỳ một môn thể
thao nào trong số 15 bộ môn sẽ thi đấu, kể cả hai môn trượt bang nghệ
thuật và speed skating, vốn là hai môn Hàn Quốc gặt hái được nhiều huy
chương đủ loại.
(AFP) – 105 nước nghèo được tiếp cận với thuốc chống Covid của tập đoàn dược phẩm Merck. Theo
thông cáo của Liên Hiệp Quốc hôm 20/01/2022, thỏa thuận vừa được ký kết
giữa tập đoàn dược phẩm của Đức với 105 quốc gia có thu nhập thấp và
trung bình trên thế giới cho phép các nước này mua thuốc molnupiravir
với giá phải chăng. Loại thuốc này sẽ do 27 hãng đã được quyền tiếp cận
với công thức của Merck sản xuất. Việt Nam, Trung Quốc, Ai Cập hay Ấn
Độ, Indonesia có tên trong danh sách 27 quốc gia cộng tác với Merck.
(Reuters) – Berlin đề ra mục tiêu thu hút 400.000 lao động nước ngoài hàng năm.
Chủ tịch Đảng Tự Do Dân Chủ tại Quốc Hội Đức Christian Duerr trả lời
tuần báo WirtschaftsWoche số ra ngày 21/01/2022 nhấn mạnh tình trạng
thiếu hụt nguồn nhân lực tại Đức nghiêm trọng đến nỗi kinh tế bị chựng
lại. Do vậy chính phủ liên minh của thủ tướng Olaf Scholz hướng tới mục
tiêu tuyển dụng người lao động ngoại quốc lớn như vậy. Berlin nghiên cứu
khả năng để thị trường lao động của Đức trở nên “hấp dẫn hơn” trong mắt
người nhập cư.
(AFP) – Tư pháp Mỹ trừng phạt bốn quan chức Belarus liên quan đến vụ chặn máy bay bắt nhà đối lập. Trong
thông cáo ngày 20/01/2022, công tố viên liên bang Manhattan cáo buộc
hai quan chức chính phủ – Leonid Mikalaevich Churo, Oleg Kazyuchits – và
hai người khác “âm mưu không tặc để làm chệch lộ trình của chuyến bay Ryanair 4978”
ngày 23/05/2021, nối Athens (Hy Lạp) với Vilnius (Litva), về hướng sân
bay Minsk (Belarus) bằng cảnh báo giả có bom trên máy bay. Mục tiêu là
để bắt nhà báo đối lập Roman Protasevich và bạn gái Sofia Sapega. Trên
chuyến bay này có “4 công dân Hoa Kỳ và hơn 100 hành khách khác”.
(AFP) – Cựu giáo hoàng Benedicto XVI bị cáo buộc nhắm mắt làm ngơ cho các linh mục phạm ấu dâm. Một
báo cáo, do văn phòng Westpfahl Spilker Wastl (WSW) thực hiện theo yêu
cầu của Giáo Hội và được công bố ngày 20/01/2022, đã cáo buộc hồng y
Joseph Ratzinger, trước khi trở thành giáo hoàng, đã không đưa ra bất kỳ
biện pháp nào để loại trừ bốn linh mục bị tình nghi bạo lực tình dục
đối với thiếu niên trong tổng giáo phận Đức nơi ngài điều hành trong
thập niên 1980. Cựu giáo hoàng Benedict XVI không phản ứng trực tiếp về
các cáo buộc trên, nhưng cho biết là “bị sốc và xấu hổ” về tình trạng ấu dâm trong Giáo Hội Đức.
(RFI) – Áo thông qua luật về tiêm chủng bắt buộc chống Covid-19. Quốc hội Áo hôm qua 20/01/2022 đã thông qua luật về việc tiêm chủng Covid-19 bắt buộc đối với tất cả những người trên 18 tuổi. Áo trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên Hiệp Châu Âu (EU) áp dụng biện pháp này. Đạo luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 4 tháng 2 tới.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220121-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p