Tin Tổng Hợp – 18/1/22

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 18/1/22

Cam Bốt hủy một cuộc họp của ASEAN do chia rẽ về Miến Điện

Hôm nay, 18/01/2022, trên nguyên tắc, các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN họp lại để thảo luận về khủng hoảng Miến Điện. Thế nhưng, lấy lý do chính thức là một số bộ trưởng không đến dự được do tình hình đại dịch Covid-19, Cam Bốt, nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, đã hoãn cuộc họp này.

Đây là cuộc họp đầu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch của Cam Bốt. Thật ra, theo thông tín viên của RFI trong khu vực Gabrielle Maréchaux, lý do của việc hoãn cuộc họp hôm nay là do chia rẽ trong nội bộ các nước Đông Nam Á trên hồ sơ Miến Điện:

Đối với ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah, một số câu hỏi có vẻ như dễ trả lời hơn những câu khác. Cách đây một tuần, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã đến gặp tập đoàn một sự Miến Điện. Cuộc gặp này gây nhiều tranh cãi vì bị nhiều người xem như là một sự công nhận tính chính đáng của cuộc đảo chính quân sự ở Miến Điện.

Khi được hỏi là cuộc gặp nói trên có giúp đạt được điều gì không, ngoại trưởng Malaysia trả lời ngay: KHÔNG. Ông tuyên bố lập trường của Malaysia vẫn không thay đổi:

Chúng tôi vẫn nghĩ là không nên để cho tập đoàn quân sự được đại diện về mặt chính trị trong ASEAN. Trừ phi có những tiến bộ thật sự từ phía họ.

Nhưng khi có người hỏi vì sao cuộc họp trực tiếp giữa các ngoại trưởng ASEAN đã không được chuyển thành họp trực tuyến như vẫn thường làm từ đầu mùa dịch Covid-19, ông Abdullah tỏ vẻ bối rối:

Tôi không thể trả lời thay cho lãnh đạo Cam Bốt. Ông ấy nói là do có nhiều bộ trưởng không đến được, cho nên cuộc họp bị hoãn. Đó là lý do là thủ tướng Hun Sen đã đưa ra trên ứng dụng WhatsApp khi thông báo cho các ngoại trưởng ASEAN

Hai nước láng giềng Singapore và Indonesia cũng có
cùng quan điểm : Không thể mời đại diện tập đoàn quân sự Miến Điện.
Nhưng có vẻ như ngày càng khó mà áp đặt lập trường đó vào lúc mà Cam Bốt
giữ chức chủ tịch ASEAN trong năm 2022.

Tuy nhiên, đối với một số nhà quan sát, vấn đề nằm ở chỗ khác. Trong quá khứ, sự cô lập đã không tác động gì đến tập đoàn quân sự Miến Điện.

Thanh Phương

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20220118-cam-b%E1%BB%91t-h%E1%BB%A7y-m%E1%BB%99t-cu%E1%BB%99c-h%E1%BB%8Dp-c%E1%BB%A7a-asean-do-chia-r%E1%BA%BD-v%E1%BB%81-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n

Liên Hợp Quốc yêu cầu Việt Nam phản hồi về các vụ bắt giữ ‘tuỳ tiện’

VOA Tiếng Việt – Các Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc đã yêu cầu chính phủ Việt
Nam phản hồi về các vụ bắt và giam giữ được cho là “tuỳ tiện” đối với
một loạt các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền.

Công an Việt Nam áp giải những người bị bắt ở Bình Thuận sau khi bị kết tội vì tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu kinh tế năm 2018. Cao uỷ nhân quyền LHQ đã yêu cầu Việt Nam giải trình về các vụ bắt và giam giữ "tuỳ tiện" những nhà hoạt động dân chủ và bảo vệ nhân quyền.
Công
an Việt Nam áp giải những người bị bắt ở Bình Thuận sau khi bị kết tội
vì tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu kinh tế năm 2018. Cao uỷ
nhân quyền LHQ đã yêu cầu Việt Nam giải trình về các vụ bắt và giam giữ
“tuỳ tiện” những nhà hoạt động dân chủ và bảo vệ nhân quyền.

Trong một bức thư
gửi cho chính phủ Việt Nam từ tháng 11 năm ngoái mới được công bố, nhóm
Báo cáo viên Đặc biệt của Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ (OHCHR) kêu
gọi sự chú ý đối với “việc bắt giam và truy tố pháp lý một cách tuỳ tiện
các nhà hoạt động trên mạng xã hội và những người bảo vệ nhân quyền.”

Những nhà hoạt động và người bảo vệ nhân quyền được nhắc đến trong
báo cáo gồm có Chung Văn Chương, Nguyễn Văn Nghiêm, Lê Văn Dũng, Đinh
Thị Thu Thuỷ, Đỗ Nam Trung và Đinh Văn Hải. Giải thích về mối quan ngại
đối với những nhà hoạt động này, các báo cáo viên cho rằng họ bị bắt,
giam giữ và truy tố liên quan đến những phát ngôn mang tính chỉ trích về
tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Trong bức thư đề ngày 1/11/2021, các Báo cáo viên Đặc biệt viết rằng
họ đã nhận được những quan ngại về hàng loạt các vụ bắt giữ vào thời
điểm đó và bày tỏ sự quan ngại không kém của họ đối với việc bắt và giam
giữ một số ứng cử viên độc lập đồng thời là các nhà hoạt động, những
người công bố ý định hoặc ứng cử tranh ghế trong Quốc hội tại cuộc bầu
cử giữa năm ngoái, gồm Lê Trọng Hùng, Lê Chí Thành và Trần Quốc Khánh.

Trong một loạt các phiên toà xét xử vào tháng cuối cùng của năm
ngoái, nhà hoạt động Đỗ Nam Trung và nhà báo tự do Lê Trọng Hùng đều
nhận án tù nhiều năm với các cáo buộc mà tổ chức nhân quyền của LHQ coi
là “mơ hồ.”

Ông Trung bị kết án 10 năm tù trong khi ông Hùng bị tuyên 5 năm tù,
cùng tội danh “tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88, sau này chuyển
thành 117, của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Các báo cáo viên của LHQ cũng nêu quan ngại của họ về “những điều
khoản mơ hồ của Bộ luật Hình sự” và cho rằng điều này dường như “không
phù hợp với các nghĩa vụ của (Việt Nam) theo luật nhân quyền quốc tế.”
Họ nhắc đến các điều “tuyên truyền chống Nhà nước” (117 của BLHS) và
“lợi dụng quyền tự do dân chủ” (331 của BLHS) được dùng để chống lại
những cá nhân “chỉ đơn giản thực hành quyền tự do biểu đạt và truyền đạt
thông tin.”

Họ cũng lo ngại sâu sắc về việc Việt Nam bị cáo buộc là “nỗ lực có
chủ ý và có hệ thống nhằm đe doạ và bịt miệng những người bảo vệ nhân
quyền, các tổ chức xã hội dân sự, nhà báo và các nhà hoạt động chính
trị” với “việc truy tố pháp lý dường như vô căn cứ, giam giữ tuỳ tiện
và, trong một số trường hợp, là mất tích do bị cưỡng chế.”

Các Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ yêu cầu chính phủ Việt Nam cung cấp
các thông tin về cơ sở pháp lý cho việc bắt, giam giữ và khởi tố pháp
lý các nhà hoạt động và người bảo vệ nhân quyền được nêu trong bức thư.
Họ cũng yêu cầu được biết xem những người họ đề cập trong bức thư có
được giao tiếp trực tiếp và thăm nuôi từ gia đình hay không.

Các báo cáo viên còn yêu cầu phía Việt Nam giải thích về những biện
pháp đã được thực hiện để sửa đổi các điều 117 và 331 của BLHS cũng như
đảm bảo tương thích với Điều 19 về tự do quan điểm biểu đại trong Công
ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Chính phủ Việt Nam
còn bị yêu cầu phản hồi chi tiết trước cáo buộc về hành vi “quấy rối,
đe doạ và trả thù có hệ thống những người bạo vệ nhân quyền, các tổ chức
xã hội, các nhà báo, các blogger.”

Gần hai tháng sau khi thư được gửi, chính quyền Việt Nam, thông qua
phái đoàn Thường trực tại LHQ và các tổ chức quốc tế ở Geneva của Thuỵ
Sỹ, hôm 21/12 đã gửi thư phản hồi.
Tuy nhiên trong thư này, phía Việt Nam xin được kéo dài thời hạn thêm
gần 2 tháng nữa, tới ngày 28/2, để trả lời những yêu cầu của nhóm Báo
cáo viên Đặc biệt của LHQ. Theo quy định của OHCRH, sau 60 ngày thư được
gửi đi mà phía Việt Nam không trả lời thì họ sẽ công bố bức thư đó, như
đã làm vừa qua.

Tổ chức Nhân quyền (HRW) thống kê
được ít nhất 63 người bị chính quyền Việt Nam tống giam trong năm qua
chỉ vì bày tỏ chính kiến hoặc tham gia các nhóm bị coi là chống chính
quyền. Trong khi đó, tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam
đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Myanmar, về số lượng
nhà báo bị giam giữ với 43 người tính đến giữa tháng 12 vừa qua. Tuy
nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội hồi tháng 11 nói rằng Việt
Nam luôn “tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, trong đó
có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.”

https://www.voatiengviet.com/a/lien-hop-quoc-yeu-cau-viet-nam-phan-hoi-cac-vu-bat-giu-va-truy-to-tuy-tien/6401836.html

Việt Nam: Bộ Tư pháp cần quản lý trại giam để tránh nạn ‘người tù suy sụp’?

Hình minh họa môt nhóm tù nhân tại trại giam Hoàng Tiến ở Hải Dương
Chụp lại hình ảnh, Hình minh họa môt nhóm tù nhân tại trại giam Hoàng Tiến ở Hải Dương

Mới đây khi xem mạng xã hội tôi thấy có hai hình ảnh ở hai vụ án khác nhau đã để lại trong lòng nhiều suy nghĩ.

[BBC:Đó là vụ án Nguyễn Chí Hải (19 tuổi) và Nguyễn Hữu Nhân (17 tuổi) ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Hai người trẻ này ra trước toà không đi nổi, không nhấc nổi tay bị
còng. Còn vụ xử ông Lê Chí Thành ở tòa Thủ Đức gây xôn xao dư luận vì
hình ảnh bị cáo từng trẻ khoẻ không đi nổi, hai chân bị xiềng và được/bị
hai công an viên tay cần dùi cui vực dậy. Hai vụ việc khiến dư luận
đặt câu hỏi điều gì xảy ra với họ
].

Hình
ảnh cho thấy cả hai bị cáo dường như đã gặp phải những vấn đề nghiêm
trọng về sức khỏe mặc dù trước đó họ đều là những thanh niên khỏe mạnh.

Đó là hai vụ án ở phía Nam lần lượt mới đưa ra xét xử gần đây, trong khi mình là luật sư ở phía Bắc và qua kinh nghiệm hành nghề cho tôi dự cảm thấy tính phổ biến của những điều bất cập.Quảng cáo

Từ lâu nay bản thân tôi đã là người thường xuyên tích cực lên tiếng cho vấn đề giam giữ.

Vài
năm trước khi tham gia bào chữa cho thân chủ bị giam tại trại số 2 ở Hà
Nội được phản ánh cho biết dù là mùa đông rét mướt nhưng nhiều tháng
không được ăn cơm canh nóng, sử dụng nước nóng.

Những
điều vốn là giản dị với người ở bên ngoài nhưng trong trại tạm giam lại
không có được, do bất cập của việc chuẩn bị phân phát đồ ăn nên khi đến
tay người ăn thì đã là đồ ăn nguội. Tôi đã có kiến nghị tới các ban
ngành và phản ánh vấn đề của thân chủ qua báo chí.

Một
lần khác khi làm việc với người bị giam ở trại giam Cầu Cao tại Thanh
Hóa được cho biết mùa hè nóng nực gần 40 độ nhưng phòng giam không có
quạt điện. Diện tích chỉ hơn chục mét vuông nhưng giam tới 7, 8 người.

Những
người bị giam đã treo một chiếc chiếu trên trần rồi buộc dây hai đầu co
kéo qua lại để tạo không khí thoáng mát trong phòng giam. Khi ấy bản
thân cũng đã viết kiến nghị và nêu vấn đề qua bài báo.

Năm
2015 khi bào chữa cho thiếu niên Đỗ Đăng Dư bị bạn giam đánh tử vong
tôi cũng phản ánh tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp, phòng giam chật
hẹp để gióng lên hồi chuông kêu cứu cho những người bị giam giữ.

Quá
trình kêu oan cho tử tù Hàn Đức Long trước kia cũng được cho biết đã bị
đánh, hành trình minh oan cho tử tù cũng là hành trình kêu gọi thúc đẩy
cho những cải cách tiến bộ tư pháp.

Chứng
kiến nhiều bất cập, nghiên cứu sâu về vấn đề, đã nhiều bài báo tôi viện
dẫn nội dung Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị năm 2005 về tầm nhìn cải
cách tư pháp đến năm 2020, trong nghị quyết có một nội dung về chuẩn bị
điều kiện cơ sở vật chất để chuyển giao cho Bộ Tư pháp quản lý các trại
giam giữ.

Quan
sát giới tư pháp thì thấy dăm bảy năm qua, bản thân tôi hơn ai hết đã
tích cực quan tâm phản ánh các vấn đề trong môi trường giam giữ.


Việt Nam có hơn 16 nghìn luật sư, hơn 21 nghìn nhà báo, cùng với đó là
công chức các ban ngành, nhưng ít người lên tiếng thúc đẩy cải thiện môi
trường giam giữ.

Xin chia sẻ trang web của tôi, trang www.ngongoctrai.com hiện vẫn đang đăng tải những kiến nghị cải cách tư pháp mà tôi cùng các luật sư đồng nghiệp đã kiến nghị gửi đi những năm qua.

‘Lỗi của hệ điều hành’

Một
điều quan trọng cần thấy rằng những bất cập trong giam giữ lỗi không
nằm ở một vài nhân viên tư pháp nào đó đã mắc lỗi, mà nguyên nhân nằm ở
“phần mềm” hay “hệ điều hành” tổ chức việc giam giữ.

Tù nhân ở Việt Nam

Để thấy được vấn đề thì có thể nhìn từ nước ngoài.


Trung Quốc là nước có hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước gần giống với
Việt Nam thì từ hàng chục năm trước họ đã chuyển giao cho Bộ Tư pháp
quản lý các trại giam giữ.


những nước Âu Mỹ, Bộ tư pháp cũng nắm giữ thẩm quyền quản lý giam giữ,
không chỉ thế nhiều trại giam còn do doanh nghiệp tư nhân xây dựng vận
hành theo hợp đồng với chính phủ.

Nghị
quyết 49 của Bộ Chính trị ĐCSVN năm 2005 hẳn cũng đã dựa trên kinh
nghiệm quốc tế và tính khoa học của lý thuyết tư pháp nên đã định hướng
công tác tư pháp như vậy.

Đáng
tiếc, nội dung này cho tới nay vẫn chưa được thực hiện mặc dù Ủy ban Tư
pháp của Quốc hội trong một số thời điểm sửa luật cũng đã có ý kiến đề
xuất.


thể ai đó sẽ bảo dù sao thì cơ quan nhà nước vẫn nắm thẩm quyền quản
lý, việc thay đổi liệu có đem lại hiệu quả hay không khi vẫn là cùng bộ
máy nhà nước chứ có khác gì đâu.


do hợp lý cho việc này thì có nhiều và đã được tôi trích dẫn nêu ra
trong bài báo trước đây, nhưng lý do mấu chốt đó là việc chuyển giao sẽ
giúp dân sự hóa các hoạt động giam giữ, giảm bớt đi yếu tố an ninh chính
trị là nguyên nhân tạo ra môi trường khép kín thiếu giám sát lâu nay.

Đoàn VN
Chụp lại hình ảnh, Phiên điều trần tại Geneva hồi năm 2018: Đoàn của chính phủ VN nêu cao các cam kết chống tra tấn

Khi
dân sự hóa hoạt động giam giữ sẽ thúc đẩy cởi mở, khoan dung trong cách
nhìn nhận vấn đề, giúp tăng lên các hoạt động kiểm tra công khai, từ đó
các đoàn đại biểu Quốc hội, các hội đoàn dân sự, các hoạt động báo chí
có thể tăng cường giám sát, giúp thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động
giam giữ.

Bằng
việc lên tiếng bảo vệ cho những thân chủ trong vụ án mình bào chữa, rồi
từ đó kiên trì xới xáo vấn đề, kêu gọi sự quan tâm đầu tư, thúc đẩy cải
thiện môi trường giam giữ cho hàng trăm nghìn người mỗi năm, cùng với
đó là những hoạt động thúc đẩy bãi bỏ án tử hình, tựu chung lại tôi đã
làm những việc của một nhà hoạt động vì quyền con người.

Cuối
cùng thì khi chứng kiến những bất cập điều nên làm là thấy được giải
pháp khắc phục, bằng việc chỉ ra tôi hy vọng sẽ góp phần chung tay với
các ban ngành cùng tạo lập bộ máy nhà nước khoa học tiến bộ, tạo lập nền
pháp quyền chuẩn mực là cơ chế bảo hộ hữu hiệu cho mọi người.

Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân của luật sư Ngô Ngọc Trai. Các tựa đề do Ban biên tập đặt.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-60023597

Miến Điện: Philippines khẳng định “tiến trình tái lập dân chủ” cần đến Aung San Suu Kyi

17/01/2022 – Philippines lên án bản án tù của tập đoàn quân sự Miến Điện nhắm vào bà Aung San Suu Kyi, và khẳng định nhà cựu lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc «tái lập dân chủ» tại Miến Điện.

Theo AFP, đa số lãnh đạo ASEAN vẫn im lặng trước bản án tù hôm 10/01/22 của chính quyền quân sự Miến Điện nhắm vào bà Aung San Suu Kyi, trong lúc nhiều nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ và Na Uy, đã có những chỉ trích. Hôm qua 16/01, chính quyền Philippines phá vỡ không khí im lặng này.

Ngoại trưởng Phillipines, Teodoro Locsin, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ tuyên bố của Na Uy, quốc gia chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An, chỉ trích mạnh mẽ bản án. Trong một thông điệp trên Twitter, ngoại trưởng Philippines, khẳng định: «Bà Suu Kyi là người không thể thiếu cho việc tái lập nền dân chủ, để nền dân chủ Miến Điện không bị đe dọa bởi tình trạng vô chính phủ, nguy cơ tan rã, nội chiến». Mặt khác, ngoại trưởng Teodoro Locsin cũng nhấn mạnh là, giới quân sự «không việc gì phải sợ hãi, họ có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ nền dân chủ» được tái lập.

Chuyến đi của thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đến Miến Điện hôm 07/01, chuyến công du đầu tiên của một lãnh đạo nước ngoài đến quốc gia này kể từ cuộc đảo chính ngày 01/02/2021, bị nhiều chỉ trích, bởi có thể mang lại cho giới tướng lĩnh tính chính đáng, làm xói mòn các nỗ lực quốc tế nhằm cô lập tập đoàn quân sự Miến Điện.

Theo AFP, về chuyến đi này, ngoại trưởng Philippines một mặt hoan nghênh việc thủ tướng Cam Bốt – quốc gia đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của khối ASEAN – đã thúc đẩy «một số tiến bộ» và nỗ lực của ông Hun Sen đáng được «ủng hộ», nhưng đồng thời nhấn mạnh là Đồng thuận 5 điểm, được các lãnh đạo ASEAN đúc kết tại Jakarta, Indonesia, cuối tháng 4 năm 2021, là «lộ trình duy nhất» nhằm giải quyết khủng hoảng Miến Điện, trong đó việc đặc phái viên của chủ tịch ASEAN gặp gỡ tất cả các bên tranh chấp là một nội dung căn bản.

Theo The Diplomat, bất đồng giữa các nước ASEAN về khủng hoảng Miến Điện rất có thể là điều đã khiến tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi có chuyến công du Cam Bốt trong tuần này (từ 15/01 đến 19/01).

Trước đó, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc nói chuyện trực tuyến với đồng nhiệm Cam Bốt Hun Sen hôm 14/01, khẳng định ASEAN nên tiếp tục loại đại diện chính quyền quân sự Miến Điện ra khỏi cuộc họp cho đến khi nước này hợp tác về Đồng thuận 5 điểm. Hôm 12/01, bộ Ngoại Giao Cam Bốt đã loan báo hoãn lại hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại Cam Bốt vì nhiều ngoại trưởng không thể đến Phnom Penh.

Trọng Thành

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20220117-mien-dien-philippines-dan-chu-aung-san-suu-kyi

Vương Nghị: ‘Trung Quốc sẽ không bắt nạt về Biển Đông’

17/01/2022 – Reuters – Trung Cộng sẽ không sử dụng sức mạnh của mình để ‘bắt nạt’ các nước láng giềng nhỏ hơn bao gồm Philippines, ngoại trưởng nước này cho biết hôm 17/1 và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.

Ủy viên Quốc vụ viện, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Ủy viên Quốc vụ viện, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

“Chỉ nhấn mạnh đòi hỏi chủ quyền của một bên và áp đặt ý chí của mình lên bên kia không phải là cách đúng đắn để các nước láng giềng đối xử với nhau và nó đi ngược triết lý phương Đông là mọi người nên sống hòa hợp với nhau,” Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Trung Cộng, phát biểu trên một diễn đàn ảo do Đại sứ quán Trung Cộng tại Manila và một tổ chứ vận động địa phương tổ chức.

Tuyên bố của Vương Nghị được đưa ra chưa đầy hai tháng sau khi Philippines lên án việc Trung Cộng chặn một tàu tiếp tế quân sự ở Biển Đông, khiến Mỹ, một đồng minh có hiệp ước, cảnh báo rằng một cuộc tấn công vào các tàu Philippines sẽ khiến họ viện dẫn các cam kết phòng thủ chung.

Các yêu sách chủ quyền rộng lớn của Trung Cộng ở Biển Đông, mà họ nói dựa trên các bản đồ lịch sử, đã khiến nước này mâu thuẫn với Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam, những nước có tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và thực thể đối chọi với Trung Cộng.

Trung Cộng đã bị các nước phương Tây cáo buộc là gây hấn và khiêu khích bằng cách triển khai hàng trăm tàu hải cảnh và tàu đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng, trong đó có Philippines, và ở xa đại lục.

Trung Cộng nói hành động của họ là chính đáng, bởi vì các tàu này hoạt động trong ‘lãnh thổ’ của họ. Philippines phản đối điều mà họ gọi là ‘xâm nhập’ và ‘tràn ngập’.

Vương Nghị nói Trung Quốc bày tỏ hy vọng với phía Philippines rằng họ có thể ‘xử lý và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn trên tinh thần thiện chí và thực tiễn’.

Theo https://www.voatiengviet.com/a/v%C6%B0%C6%A1ng-ngh%E1%BB%8B-trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BA%BD-kh%C3%B4ng-b%E1%BA%AFt-n%E1%BA%A1t-v%E1%BB%81-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-/6400022.html

(AFP) – Để được đến Pháp thi đấu, mọi vận động viên nước ngoài đều phải được tiêm phòng. Các nguồn tin chính phủ Pháp ngày 17/01/2022 cho AFP biết quy định về chứng nhận tiêm chủng không chỉ có hiệu lực cho các vận động viên tại Pháp mà còn có hiệu lực đối với tất cả vận động viên nước ngoài muốn đến Pháp thi đấu. Thông tin được đưa ra một ngày sau khi tay vợt Serbia Novak Djokovc bị trục xuất khỏi Úc vì nhập cảnh mà chưa tiêm chủng Covid-19. Giải quần vợt Roland-Garros sẽ diễn ra tại Pháp từ ngày 22/05 đến ngày 05/06/2022. 

(AFP) – Bão tuyết ở miền đông nước Mỹ và Canada, hàng ngàn chuyến bay bị hủy. Cơn bão tuyết hôm qua 17/01/2022 đã khiến nhiều tỉnh ở Canada nhất là các vùng Québec và Ontario bị đặt trong tình trạng báo động, nhiều trường học phải đóng cửa. Nhiều nơi tuyết dày đến 50-60cm. Tại Mỹ, 120.000 hộ gia đình bị cắt điện. Hơn 300 tại nạn xe hơi được ghi nhận ở Bắc Carolina. Riêng tối hôm qua, có tới hơn 1.700 chuyến bay nội địa và quốc tế bị hủy. Một hôm trước đó, khoảng 3.000 chuyến bay khác cũng đã bị hủy.

(AFP) – Khan hiếm chip điện tử, xe hơi bán ra ở châu Âu năm 2021 giảm xuống mức thấp kỷ lục từ hơn 20 năm nay. Các hãng xe hơi hôm nay thông báo năm 2021 chỉ có 9,7 triệu xe hơi được bán tại Liên Âu, mức thấp nhất tính từ năm 1990. Con số nói trên thậm chí còn thấp hơn cả năm 2013 và 1993, những năm bị coi là năm đen tối của công nghiệp xe hơi. Trong thông cáo, hiệp hội các nhà chế tạo xe hơi nhận định nguyên nhân là nạn khan hiếm, thiếu hụt chíp điện tử đã kìm hãm sản xuất. Nạn nhân lớn nhất là các hãng của Đức, Bỉ, Hà Lan và Đan Mạch. Pháp giữ được mức ổn định hơn.

(RFI) – Thủ đô mới của Indonesia sẽ được đặt tên là Nusantara. Dự án chuyển thủ đô Indonesia từ Jakarta ra đảo Bornéo cách thủ đô hiện nay 1.500 km đang dần được cụ thể hóa. RFI ngày 17/01/2022 cho biết cái tên Nusantara có nghĩa là «hòn đảo» và thường dùng để chỉ Indonesia, đã được 80 nhà ngôn ngữ và lịch sử chọn để đặt tên cho thủ đô mới. Di dời thủ đô là ý tưởng của tổng thống Joko Widodo hồi năm 2019. Dự án xây dựng thủ đô mới trị giá 32 tỉ đô la theo dự kiến ban đầu được khởi công năm 2020 nhưng đã phải hoãn lại do Covid-19. Chính phủ Indonesia hy vọng thủ đô sẽ được chuyển đến đảo Borneo muộn nhất là vào năm 2024.

(France 24) – Pháp: công đoàn ngành giáo dục lại kêu gọi đình công. Sau cuộc đình công lớn vào thứ Năm tuần trước, các công đoàn trong ngành giáo dục Pháp hôm qua 17/01/2022 đã một lần nữa kêu gọi đình công toàn quốc vào ngày 20/01 để yêu cầu «các câu trả lời cụ thể» từ chính phủ khi đối mặt với «sự hỗn loạn» do việc áp dụng các biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19 trong các trường học. Ngoài ra sẽ còn có một cuộc đình công liên ngành được tổ chức vào 27/01.

(AFP) – Nga điều quân sang Belarus diễn tập quân sự. Tổng thống Belarus Alexander Loukachenko hôm qua 17/01/2022 đã thông báo binh sĩ và khí tài Nga bắt đầu đặt chân đến nước này để tham gia cuộc diễn tập «Quyết tâm Đồng minh 2022» sẽ diễn ra vào tháng 2. Đây dự kiến là cuộc tập trận thông thường nhằm phát triển một kế hoạch cụ thể trong trường hợp xung đột nổ ra với phương Tây.

(AFP) – Hàng không Mỹ kêu gọi trì hoãn triển khai mạng 5G. Mười hãng hàng không Hoa Kỳ đã cảnh báo các nhà chức trách nước này vào hôm qua 17/01/2022 về sự «hỗn loạn» tiềm ẩn của kế hoạch triển khai công nghệ Internet di động 5G siêu nhanh vào ngày 19/01 xung quanh các sân bay. Cụ thể, mạng 5G có thể cản trở động cơ và hệ thống phanh khi hạ cánh, khiến máy bay không thể dừng lại trên đường băng.

(AFP) – Gia đình Martin Luther King tuần hành yêu cầu Thượng viện cải cách hệ thống bầu cử. Các thành viên của gia đình Martin Luther King Jr. hôm qua 17/01/2022 đã tuần hành ở Washington DC yêu cầu Thượng viện từ bỏ chiến thuật trì hoãn (filibuster) và thông qua luật tự do bỏ phiếu. Luật này đã được Hạ viện thông qua vào tuần trước, dự kiến sẽ được Thượng viện xem xét sớm nhất là vào thứ Ba tới.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220118-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p