Tin Tổng Hợp – 15/12/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 15/12/21

HRW và RSF lên án Việt Nam kết án nhà báo Phạm Đoan Trang 9 năm tù

Ngày 14/12/2021, ngay sau khi tòa án thành phố Hà Nội kết án 9 năm tù đối với bà Phạm Đoan Trang vì tội «tuyên truyền chống Nhà nước», hai tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) và Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) đã lần lượt lên án bản án dựa trên «những lập luận khập khiễng» đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép để cựu nhà báo được trả tự do ngay lập tức.

Tổ chức RSF trụ sở tại Paris nhắc lại, trước khi bị kết án, bà Phạm Đoan Trang đã bị giam giữ tùy tiện suốt 434 ngày. Cựu nhà báo từng được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao Giải Tự do Báo chí 2019 bị bắt ngày 06/10/2020 tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ vài giờ sau cuộc đối thoại thường niên Mỹ-Việt về nhân quyền.

Phiên tòa mang tính chính trị

Trong thông cáo ngày 14/12, ông Daniel Bastard, người phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của RSF, lên án bản án «được thực hiện theo lệnh của Đảng cầm quyền với mục đích duy nhất là trừng phạt một nhà báo chỉ vì cố gắng thông tin cho đồng bào». Do đó, RSF «kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Việt Nam chịu trách nhiệm» và để bà Trang «được trả tự do ngay lập tức».

Trước đó, trả lời RFI ngày 14/12, ông Phil Robertson, trợ lý giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (HRW) cũng lên án phiên tòa mang tính chính trị và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho cựu nhà báo Phạm Đoan Trang:

«Phạm Đoan Trang là một blogger rất chính trị. Cô ấy nằm trong số những nhà đấu tranh nổi tiếng nhất Việt Nam. Cô đã gặp ông Barack Obama và nhiều nhà lãnh đạo khác trong các chuyến công du Việt Nam của họ. Trước khi trở về Việt Nam, Phạm Đoan Trang đã đi khắp khu vực để đấu tranh vì nhân quyền. Cô cũng xuất bản nhiều tác phẩm về nạn tham nhũng và tình trạng người dân bị mất đất.

Trong mắt chính phủ, Phạm Đoan Trang gây phiền phức. Họ sợ cô vận động những người khác chỉ trích chế độ. Vì thế họ cáo buộc cô tội «tuyên truyền chống phá Nhà nước» và sẵn sàng kết án cô nhiều năm tù. Điều này hoàn toàn không chấp nhận được vì Phạm Đoan Trang không làm gì sai.

Vì thế, chúng tôi yêu cầu trả tự do cho cô ngay lập tức. Việt Nam sử dụng các luật về an ninh quốc gia để kết án mọi tiếng nói đối lập với đảng cầm quyền để biện minh cho mọi sự trấn áp».

Vài chục nhà đấu tranh bị kết án theo điều 117 của bộ luật hình sự trong năm 2021

Ngoài Phạm Đoan Trang vừa bị kết án, trong một thông cáo khác ngày 14/12, tổ chức Quan Sát Nhân Quyền, trụ sở tại New York, còn yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho hai nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai ở Hà Nội, ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm. Phiên xét xử dự kiến mở ra tại Hà Nội ngày 15/12/2021 và họ bị cáo buộc vi phạm điều 117 của bộ luật hình sự. «Nếu bị kết tội, mỗi người sẽ phải đối mặt với mức án lên tới 20 tù». HRW kêu gọi chính quyền Việt Nam «nên lập tức hủy bỏ các cáo buộc mang động cơ chính trị» nhắm vào họ.

HRW nhắc lại «chỉ tính riêng trong năm 2021, có ít nhất 16 người – trong đó có các blogger độc lập nổi tiếng Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành – đã bị kết tội và xử án tù vì đã vi phạm điều 117. Có 11 người khác, trong đó có nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh, đã bị bắt và đang bị tạm giam chờ xét xử cũng theo điều luật nói trên».

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20211215-hrw-v%C3%A0-rsf-l%C3%AAn-%C3%A1n-vi%E1%BB%87t-nam-k%E1%BA%BFt-%C3%A1n-b%C3%A0-ph%E1%BA%A1m-%C4%91oan-trang-9-n%C4%83m-t%C3%B9

Mạng xã hội Việt Nam nói gì sau hai phiên xử Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương

Hình chụp phiên tòa xử Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm bị phạt lần lượt 10 và 6 năm tù
Chụp lại hình ảnh, Hình chụp phiên tòa xử Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm bị phạt lần lượt 10 và 6 năm tù

Với
hai phiên xử sơ thẩm liên tiếp, 14-15/12, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội kết
án nặng với các nhà hoạt động: 9 năm tù cho bà Phạm Đoan Trang, 10 năm
tù ông Trịnh Bá Phương và 6 năm tù bà Nguyễn Thị Tâm.


Phạm Đoan Trang, một nhà hoạt động dân chủ, từng được giải Tự do Báo
chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF).Quảng cáo

Ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm vốn là nông dân, nhưng được biết đến là những nhà hoạt động xã hội.

Các
bản án nêu trên, đặc biệt là với bà Phạm Đoan Trang được quốc tế biết
nhiều hơn, đã gây ra nhiều phản ứng trong giới ngoại giao nước ngoài
cũng như trên mạng xã hội Việt Nam.

Bày tỏ sự ngưỡng mộ

Viết trên trang Facebook cá nhân, nhà phê bình văn học sống ở Úc Nguyễn Hưng Quốc viết: “Có thể nói Phạm Đoan Trang là một trong những người phụ nữ mà tôi ngưỡng mộ nhất. Chị vừa có trí thức vừa có tâm, rất thông minh và cũng rất dũng cảm.”

Nhà báo Huy Đức nhận định:
“Nếu chúng ta đang sống trong một xã hội có tự do, có phẩm giá, có công
lý, có dân chủ thì những người như Đoan Trang sẽ có một vị trí đáng
ngưỡng mộ trong xã hội.”

Danh
khoản Danh Nguyen nói: “Vô cùng kính trọng Đoan Trang. Cô có đủ tố
chất: hỏi Bi-Trí-Dũng của một hành giả đấu tranh cho sự an vui của đồng
bào mình. May mắn cho dân tộc Việt còn có những người trẻ như cô. Lành
thay! Lành thay!”

Danh
khoản Khang Phan nhận định: “Khí phách cháu kiên cường! Bao giờ đất
nước này có một chính quyền biết trân quý những lời phản biện nghịch
nhĩ, khi đó đất nước mới có cơ sánh năm châu!”

Còn nhà văn Đỗ Hoàng Diệu
viết: “Người mẹ nông dân không biết đọc vỏ chữ của tôi, người mẹ giáo
viên người mẹ công nhân người mẹ thôn quê người mẹ đô thành của bạn cũng
sẽ kiên cường như mẹ của Trang.

Nhưng chúng ta, chúng ta lại hèn.

Bày tỏ sự bất bình

Nhà văn Tạ Duy Anh viết trên Facebook:
“Dù bị tuyên bởi một bản án khắc nghiệt thì Phạm Đoan Trang cũng chỉ là
tù nhân trong 9 năm, trong khi những người kết án cô thì chắc chắn là
tù nhân vĩnh viễn của lịch sử.”

Bà Nguyễn Thị Tâm tại tòa ngày 15/12
Chụp lại hình ảnh, Bà Nguyễn Thị Tâm tại tòa ngày 15/12

Một
người dùng Facebook, Thế Đại Đặng, cho rằng: “Người ủng hộ hay người
phản đối đa nguyên thì cứ ủng hộ hay cứ phản đối bằng… ngôn luận, sách
báo thì có sao?”

“Tôi
chưa đọc những sách cô Phạm Đoan Trang viết, nhưng nếu cô ấy chỉ viết
thôi, không dùng đến súng đạn, gươm giáo, cuốc thuổng, gậy gộc để trình
bày và bảo vệ quan điểm của mình thì sao lại bắt cô ấy đi tù?”

Trong ngày 15/12, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử hai nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm.

Cáo
trạng nói hai người phát tán nhiều video, chia sẻ bài viết “có nội dung
xuyên tạc về tình hình trật tự” ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Nhận
định về phiên xử ông Phương và bà Tâm, người dùng Facebook, Đặng Bích
Phượng, bình luận: “Nhìn ảnh vợ và hai con của Trịnh Bá Phương – rất
buồn.”

“Một người bán cua ngoài chợ, nhỏ bé và khiêm nhường như Trịnh Bá Phương, là con của vợ chồng người nông dân mất đất như ông Trịnh Bá Khiêm, bà Cấn Thị Thêu, có thể làm gì để gây nguy hại cho nhân dân, cho đất nước?”

Vẫn theo ý kiến của Đặng Bích Phượng: “Trịnh Bá Phương không có 10 tỷ để bảo lãnh như các quan chức cộng sản khi sa lưới pháp luật. Trịnh Bá Phương cũng không có cơ hội để tham nhũng, lợi dụng chức quyền để gây thất thoát tài sản quốc gia. Anh ta chỉ nói lên những điều anh ta nhìn thấy, nghe thấy, và suy nghĩ của anh ta. Vậy thì anh ta có tội gì?”

Từ Hà Nội, luật sư Lê Quốc Quân viết về các vụ xử 14-15/12:

“Khi lượng hình theo điều 117, các thẩm phán thường dựa vào hậu quả của hành vi là “gây hoang mang dư luận”. Trên thực tế những bản án nặng nề và bất công dành cho các nhà bất đồng chính kiến mới là những thứ thực sự “nguy hiểm và “gây hoang mang dư luận” nhất.

Chắc chắn nó tích tụ và đến lúc nó “xâm phạm” đến sự vững mạnh của chính quyền vì khát vọng tự do là không thể bị dập tắt bằng chuyên chế.

Vì vậy, thay vì những bản án nặng nề, hãy trả tự do cho tất cả những người bất đồng chính kiến. Đó chính là cách thực hành dân chủ và nhân quyền cụ thể và rõ ràng nhất, nó cũng góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do và khai phóng.”

Tuy vậy, vẫn còn những biểu hiện khác. Viết trên Facebook BBC News Tiếng Việt, độc giả Sen Hương viết: “Phản đối tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử tên phản quốc chống đảng với mức án quá nhẹ.”

Phiên tòa sơ thẩm xét xử Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm được thông báo là diễn ra công khai, nhưng người nhà của hai nhà hoạt động không được tham dự.

Vợ Trịnh Bá Phương cùng người nhà bà Tâm bị đưa vào công an phường Dương Nội, trong khi ông Trịnh Bá Khiêm – bố Trịnh Bá Phương – bị công an đưa lên xe chở về quê ở Hòa Bình.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59672184

Ngoại trưởng Mỹ rút ngắn chuyến công du Đông Nam Á vì COVID

Reuters –Sau một ca COVID trong phái đoàn báo chí tháp tùng, Ngoại trưởng Mỹ
Antony Blinken ngày 15/12 cắt ngắn chuyến công du Đông Nam Á có trọng
tâm vực dậy các mối quan hệ với khu vực mà ảnh hưởng của Trung Quốc đang
tăng cao.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Sân bay Subang Airport, ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 14 tháng 12, 2021.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Sân bay Subang Airport, ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 14 tháng 12, 2021.

Ngoại trưởng Blinken lẽ ra có các cuộc họp tại Thái Lan ngày 15/12
nhưng đã thông báo với Ngoại trưởng Thái rằng ông sẽ trở lại Washington
để phòng hờ các rủi ro, một phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.

Hôm 14/12 tại Kuala Lumpur của Malaysia, Ngoại trưởng Blinken và các
giới chức cao cấp xét nghiệm âm tính COVID nhưng một ký giả trong đoàn
báo chí tháp tùng có kết quả dương tính với COVID.

Đây là chuyến thăm Đông Nam Á đầu tiên của ông Blinken kể từ khi Tổng thống Joe Biden lên nhậm chức đầu năm nay.

Trong diễn văn tại một đại học ở Indonesia hôm 14/12, Ngoại trưởng
Blinken đề cập tới chiến lược thúc đẩy đầu tư của Mỹ vào cơ sở hạ tầng ở
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và tăng cường các chuỗi cung ứng, đồng thời
thăng tiến các liên minh có hiệp ước với Hoa Kỳ, mở rộng hợp tác tình
báo và quốc phòng với các nước khác.

Bài diễn văn chỉ trích thẳng hành vi của các công ty Trung Quốc và
các ‘hành động gây hấn’ của Bắc Kinh mà ông Blinken nói là đã khiến cho
khu vực ngày càng quan ngại.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-rut-ngan-chuyen-cong-du-dong-nam-a-vi-covid/6356447.html

Hơn 74% con, 91% cháu của quan chức Trung Quốc định cư Mỹ

Một cuộc họp của quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ảnh: Từ video của CGTN)

Vào tháng 9/2014, tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ) tiết lộ rằng 1,18 triệu gia đình quan chức đã định cư
ở nước ngoài. Theo số liệu của Viện Kiểm sát thành phố Bắc Kinh, trong
30 năm, có khoảng 4.000 quan chức bị phát hiện tham nhũng, tính bình
quân mỗi người đã bòn rút khoảng 100 triệu nhân dân tệ (hơn 15.7 triệu
USD).

Năm 2011, trang web của Ngân hàng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã công bố một báo cáo cho biết kể từ giữa những năm 1990, tổng số đảng
viên trốn thoát và mất tích vào khoảng 18.000. Những người này mang
theo khoảng 800 tỷ nhân dân tệ tiền công quỹ.

Hoa Kỳ là lựa chọn đầu tiên của các quan chức tham nhũng Trung Quốc.
Một báo cáo của Đài Á Châu Tự Do năm 2011 tiết lộ: Thống kê của chính
phủ Hoa Kỳ cho thấy 74,5% con trai của các quan chức Đảng Cộng sản Trung
Quốc (bao gồm cả những người đã nghỉ hưu) có thẻ xanh hoặc quốc tịch
Hoa Kỳ, và 91% cháu của họ có tư cách công dân Hoa Kỳ trở lên.

Ví dụ: Cháu trai của cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (Jiang
Zemin) là Jiang Zhicheng có quốc tịch Mỹ. Con trai của Trần Vân (Chen
Yun), cựu Phó Chủ tịch Trung ương ĐCSTQ, là Chen Yuan có quốc tịch Mỹ.
Con gái của tướng Liu Huaqing là Liu Chaoying, con gái của cựu Phát ngôn
viên Hội đồng nhà nước Yuan Mu là Zhang Jianguo, cháu gái Wu Guanzheng
của cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, và con trai của tướng
Zhang Wannian đều đã định cư tại Mỹ. Zeng Wei, con trai của cựu Ủy viên
Thường vụ Bộ Chính trị Zeng Qinghong, định cư ở Úc. Bo Guagua, con trai
của Bạc Hy Lai (Bo Xilai), cựu ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trùng
Khánh, đã là công dân Canada từ lâu.

Theo một báo cáo trên tạp chí “Dong Xiang” của Hồng Kông, vào tháng
5/2012, ĐCSTQ đã mở một cuộc điều tra nội bộ phát hiện hơn 90% thành
viên gia đình của các ủy viên Trung ương khóa 17 đã di cư ra nước ngoài,
trong đó di cư tới Hoa Kỳ nhiều nhất.

Thống kê cho thấy, trong Ban Chấp hành Trung ương khóa 17 (204 thành
viên và 172), có 187 ủy viên có người thân đi nước ngoài; 142 ủy viên dự
khuyết có người thân đi nước ngoài; 113 ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật
Trung ương có người thân di cư ra nước ngoài.

Tạp chí “Dong Xiang” tiết lộ rằng trong “Hai kỳ họp” (lưỡng hội – Đại
hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính
trị Nhân dân) vào năm 2013, có 179 đại biểu nhân dân toàn quốc có quyền
cư trú nước ngoài, hộ chiếu nước ngoài và quốc tịch nước ngoài, chiếm
6% số đại biểu. Trong khi đó con số này ở Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương
Chính trị Nhân dân là gần 450 người, chiếm 20% số đại biểu.

Báo cáo của Dong Xiang nói rằng, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc
năm 2013 bị chế giễu là “hội nghị quốc tế”; trong khi Toàn quốc Hội nghị
Hiệp thương Chính trị Nhân dân bị chế giễu là “câu lạc bộ của người
nước ngoài”.

Kha Đạt

https://www.dkn.tv/the-gioi/hon-74-con-91-chau-cua-quan-chuc-trung-quoc-dinh-cu-my.html

(AFP) – Quân đội Pháp rời Tombouctou sau 8 năm hiện diện ở Mali. Sau Kidal và Tessalit, quân nhân Pháp thu gom hành lý vào tối 14/12/2021 để chuẩn bị rời Tombouctou, thành phố biểu tượng cho sự can thiệp quân sự của Pháp nhằm chống khủng bố ở vùng Sahel, được tổng thống François Hollande quyết định vào tháng 02/2013. Tránh bị sa lầy, Pháp đã giảm quân số từ 5.100 xuống còn 3.000 vào khoảng năm 2022. Tám năm trước, quân nhân Pháp được chào đón ở Mali, còn hiện tại việc Pháp rút quân cũng gây ý kiến trái chiều.

(NHK) – Nhật Bản và Mỹ dự định tổ chức họp 2+2.
Theo nguồn tin chính phủ, cuộc họp của bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại
Giao hai nước sẽ diễn ra vào ngày 07/01/2022 để tăng cường hợp tác song
phương về mặt quốc phòng. Hai chủ đề chính sẽ được quan chức hai nước đề
cập là sự tăng cường hoạt động hàng hải của Trung Quốc và tầm quan
trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.

(Reuters) – Moldova khẳng định lựa chọn muốn gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.
Trả lời phỏng vấn Reuters ngày 14/12/2021, tổng thống Moldova Maia
Sandu cho biết là đã thông báo cho Nga về lựa chọn này. Những bình luận
của nữ nguyên thủ quốc gia giành độc lập khỏi Liên Xô năm 1991, khẳng
định rõ hơn chiến lược xích lại với phương Tây kể từ khi đảng cải cách
của bà Maia Sandu giành chiến thắng áp đảo trong kỳ bầu cử tổng thống
tháng 07/2021.

(AFP) – Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất dọa hủy hợp đồng F-35 với Mỹ.
Tuy nhiên, phát biểu tại Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 15/12/2021, ngoại
trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trấn an Washington vẫn sẵn sàng bán chiến
đấu cơ cho quốc gia vùng Vịnh. Trước đó một ngày, một quan chức của Các
Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất nêu lý do « những đòi hỏi kỹ thuật, hạn
chế hoạt động » và « phân tích kinh phí và lợi ích » không có lợi như
mong muốn nên đã thông báo cho Hoa Kỳ là sẽ ngừng các cuộc đàm phán để
mua khoảng 50 chiến đấu cơ F-35.

(AFP) – Haiti: Xe bồn chở xăng nổ làm ít nhất 60 người chết. Tai nạn xảy ra sáng 14/12/2021 ở Cap-Haitien, thành phố lớn thứ hai của hòn đảo. Chính quyền lo ngại số ca từ vong và thiệt hại còn gia tăng. Chiếc xe bồn bị đổ vì tài xế tránh một xe ôm, sau đó người dân lân cận chạy đến hôi xăng, bất chấp cảnh báo của tài xế. Haiti đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng, kể cả khan hiếm xăng dầu.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211215-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p