Tin Tổng Hợp – 11/12/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 11/12/21

Việt Nam: Liên tục hơn hai tuần lễ, số ca nhiễm mới vượt hơn 10.000 người/ngày

Tại Việt Nam, từ hơn hai tuần lễ vừa qua, số ca nhiễm virus gây bệnh Covid-19 liên tục vượt ngưỡng hơn 10.000 người ngày. Hôm qua, 10/12/2021, bộ Y Tế Việt Nam ghi nhận hơn 14.000 ca nhiễm, và hôm nay 11/12, hơn 16.000 ca.

Việt Nam đang dần dần nối lại với cuộc sống bình thường trước đại dịch, đa số các biện pháp siết chặt phòng dịch được dỡ bỏ với chủ trương mới «chung sống an toàn với dịch» (thay cho Zero Covid), việc số lượng ca nhiễm virus corona tăng vọt, theo số lượng chính thức, ngang với số lượng ca nhiễm hồi đỉnh dịch tháng 8, gây ít nhiều lo ngại.

Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 cộng đồng và tử vong có xu hướng tăng ở nhiều địa phương, hôm qua chính phủ Việt Nam có cuộc họp trực tuyến toàn quốc với 63 tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống thời gian qua và phương hướng thời gian tới. Một thông điệp chính của thủ tướng Việt Nam được đưa ra trong cuộc họp này, được bộ Y Tế dẫn lại, yêu cầu «Bãi bỏ ngay các biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương trái với chủ trương, chỉ đạo». Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu «không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác nhưng không lo sợ, hốt hoảng, mất bình tĩnh».

Về vấn đề số ca nhiễm mới tăng vọt, bác sĩ Phan Xuân Trung từ TP Hồ Chí Minh nhận định:

«Các số liệu đợt trước cũng như đợt này chỉ mang tính chất áng chừng thôi, cũng dựa trên những cái mà do Nhà nước đếm được, còn số do dân chúng tự làm, tự tét, thì không đếm được. Đợt này, tôi nghĩ dân chúng tự tét cũng khá nhiều, nhưng họ không khai báo. Cái khác biệt của đợt này so với đợt trước là bây giờ, người ta đã nhận thức ra được việc lây là một chuyện, việc chết, và các đối tượng nguy cơ là một chuyện khác. Cho nên trong thành phố HCM hiện nay đã nhận thức được điều đó, nên người ta không quan tâm nhiều đến con số lây nữa. Cũng như Singapore không quan tâm đếm con số lây nữa, bởi vì cái đó không thể kiểm soát được. Và người ta chỉ quan tâm đến đối tượng nguy cơ thôi. Những người ông già, bà cả, những người có bệnh nền sẵn, nếu nhiễm sẽ trở nặng, sẽ hút lấy nguồn lực của ngành y tế. Và tạo ra sự khủng hoảng về tinh thần. Số người chết chủ yếu liên quan đến số này. Thành ra sắp tới, tôi nghĩ rằng chính quyền không cần quan tâm đến chuyện là bao nhiêu học sinh trong trường học bị lây nhiễm hay nếu cả một nhà máy, cả một công trường bị nhiễm. Sau khi lây rồi, sau khi có miễn dịch rồi, họ sẽ bỏ qua, không lo lắng gì nữa. Chỉ cần tập trung vào nhóm những người già yếu, bệnh tật thôi. Đó là sự khác biệt giữa đợt này với đợt trước».

Mức độ tiêm chủng cao thông thường khiến số lượng ca nhiễm có thể rất lớn, nhưng gây áp lực ít hơn nhiều lên hệ thống bệnh viện. Tính đến ngày 09/12, Việt Nam đã tiêm tổng cộng hơn 130 triệu liều vac-xin. Tỷ lệ bao phủ ở người trên 18 tuổi ít nhất 1 liều vaccine là hơn 96%, tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 76%. Một số chuyên gia y tế tại Việt Nam đề nghị nhân dịp này nên điều chỉnh việc đánh giá cấp độ dịch chủ yếu dựa trên «số ca nhập viện» để phản ánh sát hơn diễn biến dịch bệnh (1).

Theo nhận định của thứ trưởng bộ Y Tế Việt Nam Đỗ Xuân Tuyên, «các ca bệnh Covid-19 tử vong chủ yếu xuất hiện ở nhóm người mắc bệnh nền, bệnh mãn tính hoặc trường hợp người cao tuổi, sức khỏe suy giảm». Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, bộ Y Tế đang giao cục Quản lý Khám chữa bệnh và các sở Y Tế đánh giá nguyên nhân cụ thể các trường hợp tử vong.

Về phương hướng hạn chế người mắc Covid-19 tử vong, một trong các biện pháp chính nhằm giảm tỷ lệ tử vong được bộ Y Tế đưa ra hôm 09/12 là ưu tiên tiêm mũi tăng cường đối với các trường hợp nguy cơ cao.

«Sớm công bố kết quả nghiên cứu» về kháng thể với SARS-CoV-2

Về vấn đề đánh giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng Covid-19 để đánh giá hiệu quả bảo vệ của vac-xin, theo thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên «ngay từ đầu khi dịch COVID-19 bùng phát, bộ Y Tế đã giao các viện liên quan nghiên cứu, đánh giá về vấn đề này». Hiện các viện đang nghiên cứu và bộ Y Tế cũng đã đề nghị «sớm công bố nghiên cứu, báo cáo kết quả về các trường hợp đã tiêm vac-xin hoặc nhiễm SARS-CoV-2».

Nghiên cứu về kháng thể với SARS-CoV-2 đã được một số chuyên gia hàng đầu về dịch tễ học Việt Nam nêu ra ra từ năm ngoái, và liên tục nhấn mạnh từ đó đến nay. Tuy nhiên, dường như, chỉ cho đến đầu tháng 9/2021, lần đầu tiên mới có thông tin về điều tra kháng thể do một cơ sở y tế tại Việt Nam tiến hành (Viện Pasteur – TP HCM).

Trọng Thành

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20211211-vi%E1%BB%87t-nam-li%C3%AAn-t%E1%BB%A5c-h%C6%A1n-hai-tu%E1%BA%A7n-l%E1%BB%85-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-v%C6%B0%E1%BB%A3t-h%C6%A1n-10-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ng%C3%A0y

VN nói ‘giải cứu công dân’ nhưng ‘chặt chém’ ai muốn bay về quê hương

Trần Quốc Quân – Gửi bài cho BBC từ Warsaw, Ba Lan – 7/12/2021

Nhiều người xếp hàng mua vé máy bay Vietnam Airlines trong một dịp giảm giá hồi tháng 4/2016
Chụp lại hình ảnh, Nhiều người xếp hàng mua vé máy bay Vietnam Airlines trong một dịp giảm giá hồi tháng 4/2016

Tôi có hai người bạn định cư ở châu Âu đã lâu nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Năm
2020 khi nhận được tin bố mẹ ở trong nước mắc bạo bệnh sắp từ giã cõi
đời, hai anh đành phải gạt nước mắt bái vọng vong hồn các cụ từ xa.

Một
người vì không đủ tiền mua vé máy bay và trả phí dịch vụ “giải cứu” để
về nhìn thấy bố lần cuối. Một người đăng ký khẩn cấp vào danh sách “giải
cứu công dân” của Đại sứ quán, và chờ trong nước phê duyệt phải mất
hàng tuần nên không kịp về để vuốt mắt mẹ.

Tôi có một người bạn, con của chị du học tại Mỹ thuộc diện được cấp học bổng. Cháu vừa tốt nghiệp xong thì dịch Covid-19 ập đến. Không còn chuyến máy bay thương mại nào được vào Việt Nam, chỉ còn những chuyến bay độc quyền “giải cứu công dân” của Vietnam Airlines với giá trên trời. Muốn về nước, cháu phải lọt vào danh sách đề cử “giải cứu” của Đại sứ quán và được trong nước phê duyệt. Quảng cáo

Bạn tôi kể trong nước mắt:

“Em chạy đâu ra 10 nghìn đô la trả trọn gói cả vé máy bay, cả dịch vụ “giải cứu” để lo cho con về nước. Cháu đành phải ở lại tá túc tại nhà một người quen. Lúc đỉnh dịch cả gia đình đó và cháu đều bị nhiễm Covid-19, may cháu trẻ khỏe nên vượt qua được bạo bệnh.”

VN Airlines
Chụp lại hình ảnh, Ảnh chụp tác giả trên máy bay “giải cứu” của Vietnam Airlines về nước tháng 9/2020.

Tôi
có đứa cháu họ xa đi lao động xuất khẩu ở Hàn Quốc. Đầu năm 2021 cháu
hết hạn hợp đồng phải về nước. Nhưng do Covid-19, không còn chuyến máy
bay thương mại nào về Việt Nam, lại tiếc số tiền quá lớn (so với thu
nhập 3 năm lao động kiệt lực ở xứ người) để mua vé máy bay và trả chi
phí dịch vụ “giải cứu”, cháu đành vật vờ ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp,
phải làm chui để đắp đỗi qua ngày.

Tôi có một người bạn đi nghiên cứu sinh cùng năm tại một nước châu Âu. Tuy về hẳn trong nước đã lâu nhưng vợ chồng anh vẫn giữ thẻ định cư của nước đó. Cuối năm 2019, vợ anh sang chơi rồi kẹt lại hơn nửa năm trời bởi dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đóng cửa với thế giới, ngoại trừ công dân trong diện “giải cứu”.

Tiền mang theo cạn kiệt, chị phải nhờ người thân giúp đỡ. Theo hướng dẫn của bạn bè, chị đăng ký online trong trang website của Đại sứ quán Việt Nam xin về nước theo chương trình “giải cứu công dân”. Chờ hơn nửa năm không thấy phản hồi, chị phải cầu cứu người thân trong nước can thiệp. Sáu ngày sau, chị nhận được thông báo từ Đại sứ quán cho phép về nước trong đợt gần nhất.

Tuy không mất phí dịch vụ “giải cứu” nhưng chị phải trả 2000 USD để mua vé máy bay “giải cứu” một chiều của Vietnam Airlines.

Trước dịch Covid-19, giá vé máy bay hai chiều của hãng chỉ khoảng 1000 USD.

Như vậy giá vé máy bay “giải cứu” đắt gấp bốn lần giá vé máy bay thông thường trước dịch.

Đoạn trường cơ chế xin – cho và vai trò ‘trông trẻ’ của các sứ quán

Việt Nam
Chụp lại hình ảnh, Tác giả trong khu cách ly Covid-19 tại Trường Quân sự Vĩnh Yên thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc

Covid-19 ập đến, các Đại sứ quán Việt Nam trên khắp thế giới bỗng dưng phải (hay được) ôm thêm việc “cấp phép” cho công dân được hồi hương. Thế là sau gần nửa thế kỷ “tranh đấu” để bỏ chế độ cấp thị thực cho công dân mình được phép về chính tổ quốc của mình, các Đại sứ quán Việt Nam lại được thực thi “cơ chế xin – cho”.

Thế là họ “phải” đảm nhiệm thêm chức năng không giống bất cứ ĐSQ quốc gia nào là trở thành “trại trẻ” chăm sóc, xét duyệt cho công dân hồi hương. Có cầu ắt có cung, thế là lại sinh ra những đám dịch vụ cộng sinh, ăn theo “cơ chế xin – cho” này.

“Cơ chế xin – cho” chỉ có một cửa, lại là cửa hẹp. Rất ít người lọt qua khe cửa hẹp, được duyệt về nước mà không mất chi phí “dịch vụ”. Số đông còn lại phải trả khoản này với giá trên trời mới leo lên được máy bay “giải cứu công dân”.

Hãy đọc những dòng trải lòng đau xót của các nạn nhân trên mạng xã hội:

“Chính
phủ nên bỏ quy định ngặt nghèo phê duyệt từng trường hợp nhập cảnh thì
giá vé máy bay “giải cứu” mới bình thường như máy bay thương mại –
(Facebooker PTH).

“Mẹ tôi K giai đoạn cuối mà hơn 1 năm nay chưa về được. Trước “Zero Covid” đã đành, giờ trong nước, ngoài nước như nhau mà vẫn cứ phong tỏa. Chống dịch phải đảm bảo, nhưng sao giá cho Ta lại trên trời, không như Tây dù cùng vào VN – (Facebooker QĐT).

“Nước mắt thành sông đây ạ. Tổng chi phí về nước gần 70 triệu đồng. Em phải trả test Covid 5 lần mỗi lần 720k nữa. Ở trong nhà mái tôn, trời mưa thì nước cống tràn vào cùng rắn, rết. Nằm trên giường sắt nhìn nước mưa ngập gần ngang ổ điện mà sợ chết khiếp – (Facebooker MM).

“Từ
Philippines về Việt Nam quãng đường ngang Sài Gòn – Hà Nội mà tôi phải
trả 43 triệu đồng. Khi chưa Dịch vé chỉ từ 2-5 triệu đồng, giờ đắt hơn
10 lần. – (Facebooker HL).

“Mình từ Na Uy về Nội Bài phải đi cách ly cách sân bay chừng 100km mà giá vận chuyển 5,5 triệu/người, thêm tiền ăn uống 300k/ngày, hết cách ly xe của nhà nước chở về Nha Trang lại thêm 7 triệu/người. Ngất – (Facebooker TN).

Những máy chém thời đại dịch nhân danh ‘cứu đồng bào’

Còn dưới đây là thông báo của các hãng Dịch vụ bán vé máy bay “giải cứu công dân” về Việt Nam mà tôi vừa vào xem:

“Phòng vé Biển Đông xin giới thiệu chuyến bay của Hãng Hàng không Bamboo ngày 18/12/2021 dành cho người Việt. Giá vé hạng phổ thông 1 chiều Frankfurt – Đà Nẵng: 2500 EUR (tương đương 67 triệu VND) bao gồm cả chi phí cách ly 7 ngày, chi phí 2 lần test Covid, và chi phí đón đưa về khu cách ly.

“Phòng vé An Bình xin giới thiệu chuyến bay của Hãng Hàng không Vietnam Airline ngày 06/1/2022 dành cho người Việt. Giá vé hạng phổ thông 1 chiều Warszawa – Đà Nẵng: 64 triệu VND/người (cách ly 2 người/phòng) hoặc 72 triệu VND (cách ly 1 người/phòng).

“Bamboo Airways thông báo chuyến bay Charter số hiệu QH9453 bay ngày 13/1/2022 Frankfurt (Đức) – Đà Nẵng giá 3900 EURO – 4300 EURO (tương đương 100 triệu – 111 triệu đồng)”

Thời điểm nhiều công dân hoặc Việt Kiều về quê thăm thân, ăn Tết là dịp tốt để các hãng hàng không, nhà nước cũng như tư nhân trở thành ‘máy chặt chém’. Điều này theo tôi biết không xảy ra với các nước khác, và công dân của họ.

Để đối phó với tình trạng chặt chém quá nặng tay của các tổ chức và cơ quan hữu quan Việt Nam đối với công dân Việt Nam về nước trong Dịch Covid-19, bạn Jessie Nguyen đã chia sẻ trên Facebook kinh nghiệm tự do về Việt Nam qua ngả Cambodia vào cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, không cần Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài xét duyệt, với giá rất rẻ.

Máy bay của Bamboo Airways tại sân bay Heathrow
Chụp lại hình ảnh, Máy
bay của Bamboo Airways tại sân bay Heathrow. Nhà văn Trần Quốc Quân cho
rằng cả Vietnam Airlines và Bamboo Airlines đều ‘chặt chém’ hành khách
nhân đại dịch Covid

Nếu tiêm đủ 2 mũi (không phải cách ly tại Cambodia) thì tổng chi phí (cả cách ly ở Việt Nam) chỉ khoảng 20 triệu đồng cho chặng đường từ Singapore về đến tận nhà, cộng với chặng bay từ châu Âu đến Singapore khoảng 16 triệu đồng nữa. Vị chi tất cả là 36 triệu đồng.

Còn với người viết bài này, chuyến bay về Việt Nam ngày 15/9/2020, tôi phải mua vé máy bay độc quyền “giải cứu” của Vietnam Airlines chặng Frankfurt – Nội Bài với giá hơn 1500 USD, chưa tính chi phí cách ly.

Để so sánh, chuyến bay sang Ba Lan ngày 18/11/2021 tôi được tự do lựa chọn máy bay thương mại của Hàng không Qatar chỉ với giá 510 USD. Như thế, giá vé về đắt gấp ba giá đi.

Đúng là đi dễ, về khó!

Câu hỏi đặt ra là ai, và thế lực nào đang tạo ra tình trạng duyệt danh sách, độc quyền chuyến bay và cách ly để kiếm tiền từ nước mắt đồng bào ở nước ngoài hồi hương trong Đại dịch Covid-19?

Bài
viết thể hiện quan điểm riêng của nhà văn, doanh nhân Trần Quốc Quân ở
Warsaw. Ông vừa từ Hà Nội bay trở về Ba Lan sau hơn một năm ở Việt
Nam.

Tin mới nhận được:

Chiều
9/12, tại HN, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ
trì cuộc họp bàn về kế hoạch phôi phục các chuyến bay thương mại quốc
tế từ 15/12 theo đề xuất của Bộ GTVT, theo trang báo của
Chính phủ VN.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-59554242

Tình báo Mỹ: ĐCSTQ không bỏ qua cơ hội xây dựng căn cứ tại quốc gia nhỏ bé

10/12/21 – An Liên – Các quan chức Mỹ cho biết có thông tin tình báo bí mật cho rằng Trung Quốc có kế hoạch thiết lập một căn cứ quân sự thường trực ở nước Cộng hòa Guinea Xích Đạo, một quốc gia châu Phi nhỏ bé trên bờ biển Đại Tây Dương, theo Epoch Times.

Một hệ thống tòa nhà ở Guinea Xích Đạo (ảnh: Từ video của Displore)

Tờ Wall Street Journal đưa tin, các quan chức Mỹ từ chối tiết lộ chi tiết về thông tin tình báo này. Nhưng họ nói rằng những báo cáo này làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ có thể vũ trang và trang bị các tàu chiến trên khắp bờ biển phía đông của Hoa Kỳ.

Jon Finer, phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, đã đến thăm nước Cộng hòa Guinea Xích Đạo vào tháng 10 năm nay với nhiệm vụ thuyết phục nước này từ chối đề nghị của Bắc Kinh.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden cho biết: “Là một phần trong nỗ lực ngoại giao của chúng tôi nhằm giải quyết các vấn đề an ninh hàng hải, chúng tôi đã nói rõ với Cộng hòa Guinea Xích Đạo rằng các bước đi tiềm năng nhất định liên quan đến các hoạt động của [Trung Quốc] ở đó sẽ làm dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia”.

Tướng Stephen Townsend, Tư lệnh Bộ chỉ huy châu Phi của Hoa Kỳ, đã
phát biểu tại Thượng viện vào tháng 4 rằng “mối đe dọa đáng kể nhất” từ
Trung Quốc sẽ là họ có “một cơ sở hải quân quân sự trên bờ biển Đại Tây
Dương của châu Phi”. “Ý nghĩa của việc sử dụng quân sự không chỉ là một
nơi mà họ có thể ghé cảng, lấy xăng dầu và hàng tạp hóa. Tôi đang nói về
một cảng nơi họ có thể tái trang bị đạn dược và sửa chữa tàu hải quân”.

Nước Cộng hoà Guinea Xích đạo có dân số 1,4 triệu người, từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và giành được độc lập vào năm 1968. Thủ đô Malabo nằm trên đảo Bioko, trong khi Bata, thành phố lớn nhất trong khu vực đất liền của đất nước, nằm giữa Gabon và Cameroon.

Trên quy mô toàn cầu, Hoa Kỳ cho thấy họ đang cố gắng ngăn cản Trung
Quốc (ĐCSTQ) xây dựng các căn cứ quân sự mới ở nước ngoài, điều mà họ đã
làm được ở Campuchia hay Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Vào mùa xuân năm nay, các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng ĐCSTQ đang xây dựng một căn cứ quân sự bí mật tại một cảng thương mại do Trung Quốc điều hành ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Chính phủ Biden đã thuyết phục các nhà chức trách UAE ngừng xây dựng, ít nhất là tạm thời.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tinh-bao-my-dcstq-khong-bo-qua-co-hoi-xay-dung-can-cu-tai-quoc-gia-nho-be.html

(TTXVN – Người Việt) – Ngày Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc : Việt Nam và Liên Hiệp Quốc tổ chức hội thảo. Sáng 10/12, nhân ngày Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, bộ Ngoại Giao và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn về dự thảo lần thứ hai Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị «Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát» (gọi tắt là UPR) chu kỳ III của Việt Nam năm 2019. Thứ trưởng bộ Ngoại Giao Đặng Hoàng Giang đã trả lời báo chí về việc triển khai các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, trong đó có các khuyến nghị UPR nói trên. Trong lúc chính quyền Việt Nam khẳng định trên đường thực thi các cam kết nhân quyền, công luận chú ý đến nhiều vụ án xét xử người bất đồng chính kiến giữa tháng 12. Theo báo Người Việt, nhà báo tự do, blogger Phạm Đoan Trang, tác giả cuốn Chính Trị Bình Dân, ấn hành không qua sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền, sẽ ra tòa tại Hà Nội, ngày 14/12. Ngày 15/12, cũng tại Hà Nội, đến lượt ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm, hai nhà tranh đấu đất đai. Ngày 16/12, một tòa án tại Nam Định sẽ xét xử Facebooker Đỗ Nam Trung, người «phanh phui các vụ tham nhũng thông qua mạng xã hội».

(AFP) – Liên Hiệp Quốc «bối rối» về báo cáo người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Sau nhiều tháng điều tra, một nhóm các luật sư và chuyên gia nhân quyền tại Luân Đôn kết luận rằng cách thức mà Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ không khác gì là sự «diệt chủng». Bị giới báo chí chất vấn, phát ngôn viên của Cao Ủy Nhân Quyền LHQ tại Geneve, ngày 10/12/2021, ông Rupert Colville, cho biết không muốn bình luận về vấn đề «diệt chủng», khi biện giải rằng chưa kiểm định các kết luận của báo cáo. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng «tòa án Duy Ngô Nhĩ đưa ra ánh sáng nhiều thông tin mới thật sự gây bối rối sâu sắc liên quan đến việc đối xử người Duy Ngô Nhĩ và sắc tộc thiểu số khác theo đạo Hồi ở Tân Cương»

(AFP) – Nhật Bản có thể không gởi đại diện đến dự Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh. Nhật báo Yomiuri trích dẫn nhiều nguồn thạo tin cho biết quyết định sẽ phải được đưa ra từ đây đến cuối tháng. Những đại diện chính thức duy nhất đến dự Olympic là những nhân vật có liên quan đến Thế Vận Hội như bà Seiko Hashimoto, cựu chủ tịch ủy ban tổ chức Thế Vận Mùa Hè Tokyo 2020.

(The Straits Times) – Indonesia cân nhắc cử ngư dân đi tuần ở vùng biển giáp Biển Đông. Trang
Straits Times ngày 11/12/2021, trích phát biểu của đại tá Wisnu
Pramandita, phát ngôn viên của Cơ quan An ninh Hàng hải (Bakamla)
Indonesia, cho biết Nhà nước sẽ đào tạo và trả lương cho các ngư dân
tham gia tuần tra với cơ quan trên và lực lượng hải quân để giám sát
vùng biển phía bắc quần đảo Natuna, giáp với Biển Đông đang có tranh
chấp. Trước đó, Trung Quốc yêu cầu Jakarta ngừng khai thác khí đốt trong
vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. 

(AFP) – New Caledonia trưng cầu dân ý về độc lập. Cuộc bỏ phiếu bắt đầu từ 5 giờ sáng Chủ Nhật ngày 12/12/2021. Tổng cộng, hơn 185 ngàn cử tri được kêu gọi bỏ phiếu lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng để trả lời cho câu hỏi: «Bạn có muốn rằng New Caledonia có được toàn vẹn chủ quyền và độc lập hay không?» Phe đòi độc lập kêu gọi tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý do không đạt được việc dời ngày bỏ phiếu. Tuy nhiên, tổng thống Pháp hôm 09/12 đã tuyên bố bất kể kết quả có ra sao, «ngày sau đó cũng phải sống chung» cùng nước Pháp, nhất là trong bối cảnh «thực tế địa chính trị» trong khu vực. 

(AFP) – Phần Lan chọn máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Chính phủ Phần Lan ngày 10/12/2021 cho biết đã chọn hãng Lockheed Martin để đổi mới đội bay. Hợp đồng có trị giá 10 tỷ đô la cho 64 thiết bị. Đây là hợp đồng vũ khí quan trọng nhất trong lịch sử Phần Lan. Những chiếc chiến đấu cơ mới này sẽ được sử dụng đến tận năm 2060, thay thế cho hơn 60 chiếc phiên bản F/A-18 do hãng Boeing của Mỹ thiết kế.

(AFP) – Mỹ: Lốc xoáy ở bang Kentucky, 50 người chết. Trận lốc xảy ra ngày 11/12/2021. Thống đốc bang Kentucky, Andy Beshear, e sợ rằng số người chết có thể còn nhiều hơn, «có nhiều khả năng lên đến gần từ 70-100 người»

(AFP) – Tai nạn di dân, Mêxicô yêu cầu Washington thay đổi chính sách di dân. Tai nạn xảy ra ở miền nam Mêhicô ngày10/12/2021 đã làm cho 55 người chết, 105 người bị thương, trong đó có người trong tình trạng nguy kịch. Số nạn nhân, phần đông là gốc người Guatemala, bị nhồi nhét trong một chiếc xe tải, bị lật đổ khi trên đường đi đến Mỹ. Tổng thống Mêhicô, Andres Manuel Lopez Obrador đề nghị phải xem xét lại « ận gốc rễ của vấn đề» trong một cuộc họp báo. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211211-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p