Tin Khắp Nơi – 10/6/21
- Căn cứ hải quân REAM của Campuchia trở thành thách thức an ninh thường trực đối với Việt Nam
- Thay đổi hình tượng ngoại giao: Tập Cận Bình bất mãn với Vương Hỗ Ninh?
- Mỹ-Nhật-Úc bàn về sáng kiến từ thời ông Trump nhằm thay thế ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc
- VN ‘chưa có thông tin’ về giàn khoan lớn nhất thế giới TQ sắp lắp đặt ở Biển Đông
- Thỉnh nguyện ký tên “Kết thúc ác ma ĐCSTQ” vượt mốc 1 triệu chữ ký
Căn cứ hải quân REAM của Campuchia trở thành thách thức an ninh thường trực đối với Việt Nam
Đăng bởi: Thuy Tien on Thứ Tư, 9 tháng 6, 202
1. Ngày 2/6/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh thú nhận Trung Quốc đang hỗ trợ Campuchia xây dựng căn cứ hải quân Ream tại tỉnh Sihanoukville phía tây nam Campuchia nằm trên bờ biển ở vịnh Thái Lan. Ông Tea Banh viện dẫn lý do rằng Campuchia không đủ khả năng chi trả việc nâng cấp Ream nên nhờ Trung Quốc hỗ trợ và Trung Quốc giúp đỡ vô điều kiện.
Căn cứ hải quân REAM của Campuchia trở thành thách thức an ninh thường trực đối với Việt Nam |
2. Tuyên bố của ông Tea Banh chứng tỏ Campuchia đã dối trá và tìm cách che đậy trong suốt 2 năm qua. Tháng 7/2019 báo Wallstreet Journal của Mỹ đăng tin Campuchia và Trung Quốc đầu năm 2019 đã ký thoả thuận bí mật cho Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân Ream trong 30 năm và tự động gia hạn trong 10 năm. Từ đó Hun Sen và các quan chức Campuchia nhiều lần bác bỏ, cho rằng Hiến pháp Campuchia không cho phép nước ngoài đóng căn cứ quân sự tại Campuchia. Thậm chí, Campuchia tổ chức chuyến thăm cho các nhà ngoại giao nước ngoài tại Campuchia đến thăm Ream để chứng tỏ không có việc đó.
3. Như vậy, việc Trung Quốc phát triển căn cứ hải quân Ream ở Campuchia là có thật. Từ giờ Trung Quốc có thể ngang nhiên điều động quân đội và thiết bị khí tài đến đóng tại Ream, dù công khai hay đội lốt giúp đỡ Campuchia nâng cấp Ream, dần dần tạo thành một tiền đồn quân sự của Trung Quốc ngay sát sườn phía tây nam của Việt Nam. Căn cứ hải quân Ream kết hợp với các tiền đồn quân sự Trung Quốc cải tạo, xây dựng và củng cố trái phép ở Trường Sa tạo thành hai gọng kìm kẹp chặt phía nam Việt Nam và là một thách thức an ninh thường trực đối với Việt Nam.
***
Cuối tháng 5 đầu tháng 6/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ có chuyến thăm ba nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Campuchia và Thái Lan. Chuyến công du có những điểm đáng chú ý sau:
1. Đây là chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên của quan chức ngoại giao Mỹ dưới thời chính quyền Biden;
2. Tại Indonesia, Thứ trưởng Sherman đã có cuộc họp với Ban Thư ký ASEAN và đại diện các nước thành viên, tái khẳng định cam kết của Mỹ với vai trò trung tâm của ASEAN, Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ – Thái Bình Dương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ;
3. Thứ trưởng Sherman bày tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự và việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại Căn cứ Quân sự Hải quân Ream của Trung Quốc;
4. Mỹ khẳng định Thái Lan là đồng minh và đối tác lâu năm, sẽ tiếp tục hợp tác để thúc đẩy quan điểm chung về an ninh, thịnh vượng và giá trị ở khu vực.
5. Tại tất cả các điểm đến, Bà Sherman đều nhấn mạnh đến quan tâm và nỗ lực của Mỹ cho các vấn đề toàn cầu hiện nay bao gồm biến đổi khí hậu và cuộc chiến chống Covid.
6. Ngoài ra, có 2 điểm đáng lưu ý trong họp báo của Thứ trưởng Sherman sau khi kết thúc chuyến công du:
(i) Mỹ sẽ cạnh tranh với Trung Quốc trong thế kỷ 21 và sẽ thách thức Trung Quốc trong nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề nhân quyền và Biển Đông;
(ii) Mỹ xem Quad là tổ chức khu vực quan trọng nhưng không phải để thay thế ASEAN.
Bình luận trước chuyến thăm (25/5-The Diplomat), Malcom Cook (ISEAS, Singapore) cho rằng “Mặc dù cũng thuộc khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, song Mỹ chưa đặt Đông Nam Á là ưu tiên, cả Trump và Biden đều không điện đàm hay hội đàm trực tiếp với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á trong 100 ngày đầu cầm quyền”.
Ngày 31/5, The Strait Times cũng có bài bình luận cho rằng Đông Nam Á vẫn chỉ là một mắt xích yếu trong chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương đang hình thành của Chính quyền Biden.
Ở một góc độ khác, hiện chính quyền Biden vẫn trong giai đoạn định hình chính sách; Mỹ còn nhiều khu vực, vấn đề cần sắp xếp và ưu tiên giải quyết, Đông Nam Á chưa phải là địa bàn ưu tiên số 1. Chuyến thăm lần này có thể sẽ là mở đầu tích cực, thuận lợi cho các hợp tác Mỹ – Đông Nam Á dưới thời chính quyền Biden trong thời gian tới?
Tam giác quan hệ Mỹ-Trung Quốc-Đài Loan trong 6 tháng đầu năm 2021 có nhiều diễn biến mới phức tạp, các bên đều duy trì quan điểm và hành động cứng rắn, không nhượng bộ lẫn nhau.
Về phía Trung Quốc, trong các Báo cáo Công tác Chính phủ những năm trước, Trung Quốc đều duy trì cách thể hiện thái độ tương đối giống nhau khi nhấn mạnh cần “đoàn kết đồng bào Đài Loan”, “phản đối Đài Loan độc lập”. Nhưng năm 2021 không xuất hiện cách nói này, mà trực tiếp yêu cầu các cơ quan của Trung Quốc “cảnh giác cao độ về việc ngăn chặn Đài Loan độc lập”. Trên thực địa, từ ngày 1/1-3/6/2021 có tổng cộng 114 ngày, máy bay quân sự Trung Quốc đi qua vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Tây-Nam Đài Loan. (6 tháng cuối năm 2020 là 66 lần, 6 tháng đầu năm 2020 là 17 lần).
Về phía Đài Loan, tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố chia vùng biển và vùng trời xung quanh Đài Loan thành 3 vùng bao gồm “vùng giám sát”, “vùng cảnh báo” và “vùng tiêu diệt”, kiên quyết không cho các máy bay và tàu quân sự Trung Quốc tiếp cận “lằn ranh đỏ” 30 hải lý tính từ đảo chính Đài Loan. Đài Loan cũng đồng thời đầu tư 1,6 tỷ Đài tệ cho Dự án Nâng cấp cầu cảng nước sâu tại đảo Ba Bình, có khả năng neo đậu tàu thuyền trên 4.000 tấn, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023, nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để chống lại sự tấn công từ phía đại lục.
Về phía Mỹ, Mỹ có nhiều động thái ủng hộ Đài Loan như cử nhiều đoàn cấp cao đến thăm Đài Loan và hội kiến Thái Anh Văn bao gồm đoàn của cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Chris Dodd, 2 cựu Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Richard Armitage, James Steinberg (ngày 13-14/4) và đoàn ba Thượng nghị sỹ Mỹ Tammy Duckworth, Dan Sullivan thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng viện và Christopher Coons từ Ủy ban Đối ngoại Thượng viện (ngày 6/6). Trước đó, Mỹ đã ký “Biên bản ghi nhớ hợp tác tuần tra biển”, dự kiến thành lập “Nhóm công tác tuần tra biển” với Đài Loan.
Thay đổi hình tượng ngoại giao: Tập Cận Bình bất mãn với Vương Hỗ Ninh?
Miêu Vi•Thứ Tư, 09/06/2021
Vài ngày trước, ông Tập Cận Bình mở Hội nghị Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mời đến một nhân vật đang gây nhiều tranh cãi, một “chuyên gia chống Mỹ“, giáo sư Trương Duy Vi của Đại học Phúc Đán. Ông Trương được mời đến “giảng bài” cho các quan chức cấp cao ĐCSTQ.
Ông Tập Cận Bình (trái – Ảnh Shutterstock) và ông Vương Hỗ Ninh (phải – Angélica Rivera de Peña/ Wikimedia)
Ông Trương Duy Vi và ông Vương Hỗ Ninh – Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách việc quản lý hình thái ý thức của ĐCSTQ, hai người này có mối quan hệ mật thiết. Họ đều là cựu học sinh Đại học Phúc Đán. Trong Hội nghị Bộ Chính trị, ông Tập Cận Bình đề xuất yêu cầu mới về tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn, đồng thời ngầm phê bình ông Vương Hỗ Ninh.
Xuất thân của ông Trương Duy Vi như thế nào? Tại sao ông có thể được xếp vào hàng “quốc sư” để giảng bài cho các quan chức cấp cao? Trên trang tuyên truyền đối ngoại Duowei ngày 4/6 có một bài viết với tiêu đề “Quốc sư mới Trương Duy Vi”. Nội dung bài viết có tiêu điểm nói về cuộc tranh luận làm thế nào mà ông Trương Duy Vi vào được Trung Nam Hải, người tiến cử ông Trương Duy Vi là ai. Phần sau bài viết tiết lộ mối quan hệ mật thiết giữa ông Trương và “quốc sư 3 đời” Vương Hỗ Ninh. Bài viết nói rằng hai người đều là cựu sinh viên Đại học Phúc Đán, họ có thể đã trao đổi qua lại trong những năm đầu. Bài viết bày tỏ mối quan hệ bất thường giữa ông Trương và ông Vương.
Trên trang Duowei nói rằng sau khi kết thúc Cách mạng Văn hóa năm 1977, ông Trương Duy Vi tính theo học Khoa Ngoại ngữ Đại học Phúc Đán, nhưng Chủ nhiệm khoa thuyết phục ông theo Khoa Chính trị Quốc tế. Trùng hợp thay, ông Vương Hỗ Ninh (hơn ông Trương 3 tuổi) vào năm 1978 tham gia làm luận án Thạc sĩ Khoa Chính trị Quốc tế. Năm 1981, ông Trương làm nghiên cứu sinh ở Đại học Đối ngoại Bắc Kinh, thì ông Vương Hỗ Ninh đã có trong tay bằng thạc sĩ và giảng dạy tại Đại học Phúc Đán. Điều này có nghĩa là năm ấy khi ông Vương Hỗ Ninh vào trường một năm, ông không biết được ông Trương đang học Khoa Chính trị Quốc tế, cũng có thể nói rằng ông Trương chưa chịu ảnh hưởng của người tiền bối là ông Vương Hỗ Ninh.
Ở Hội nghị học tập Bộ Chính trị lần này, ông Tập Cận Bình nói rằng các quan chức ngoại giao phải “giữ vững ngữ điệu”, “khiêm tốn ôn hoà”, “phải coi trọng sách lược và nghệ thuật đấu tranh dư luận”, “đề cao Trung Quốc”, nỗ lực tô đắp hình tượng Trung Quốc “đáng tin, đáng mến và đáng kính“.
Ngoại giới nhìn nhận, ông Tập cho rằng hệ thống tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn chưa đủ năng lực, các quan chức ngoại giao làm chưa tốt, không những không “tô vẽ” được hình tượng Trung Quốc mà còn gây phản cảm cho cộng đồng quốc tế.
Ông Vương Hỗ Ninh – người được ngoại giới đánh giá là “túi khôn” của ông Tập, với tư cách là một “cây bút” sắc sảo, đã một bước thăng lên chức vụ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, trở thành Trưởng ban Văn hoá và Tuyên truyền của ĐCSTQ.
Nhà bình luận các vấn đề thời sự Nhạc Sơn trong bài viết của mình đã nói rằng tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn hiển nhiên là lĩnh vực của ông Vương Hỗ Ninh. Đường lối ngoại giao sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền là đến từ ông Vương – người đứng sau hậu trường đề xuất những thủ đoạn xảo quyệt.
Ông Nhạc Sơn cho rằng hiện tại, ĐCSTQ không chỉ vì vấn đề “ngoại giao sói chiến” và nhân quyền mà bị cộng đồng quốc tế vây ráp. Giờ đây, khi quốc tế truy cứu trách nhiệm về nguồn gốc virus, thì một lượng lớn yêu cầu đòi bồi thường cứ nối tiếp nhau mà đến. Ông Tập Cận Bình chắc chắn cho rằng vấn đề đã nghiêm trọng rồi, vì thế mới điều chỉnh cấp tốc chính sách ngoại giao. Thế là ông Vương Hỗ Ninh thỉnh mời “quốc sư tâng bốc” Trương Duy Vi hiến kế cho Bộ Chính trị. Tuy vậy, ông Tập không hài lòng với đường lối ngoại giao và tuyên truyền đối ngoại. Lần này, ông Tập đích thân phát biểu muốn cải thiện hình tượng Trung Quốc, điều này tương đương với việc trong tình huống cấp bách đã tiết lộ sự bất mãn cực độ của mình với ông Vương Hỗ Ninh. Ngay từ hai năm trước, khẩu hiệu tuyên truyền của ĐCSTQ đã xuất hiện vấn đề lớn khiến ông Vương rơi vào nguy cơ. Trước và sau cuộc họp ở Bắc Đới Hà được tổ chức bí mật từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2018, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã làm gia tăng lục đục trong nội bộ ĐCSTQ. Khi ấy, ông Vương Hỗ Ninh trở thành một trong những mục tiêu bị phê bình.
Bài viết còn chỉ ra, mối quan hệ giữa ông Vương Hỗ Ninh và ông Tập Cận Bình rất tế nhị. Thời cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân còn nắm quyền, ông Vương được ông Tăng Khánh Hồng tiến cử, sau đó từng bước, từng bước thăng tiến. Vương Hỗ Ninh trải qua thêm hai thời Hồ – Tập (Hồ Cẩm Đào – Tập Cận Bình) nên được gọi là “quốc sư ba đời”. Ông luôn được coi là nhân vật cấp “đầu não” trong ĐCSTQ.
“Trung Quốc mộng” và “bộ tư tưởng Tập Cận Bình” đều đến từ đề xuất của ông Vương. Nhưng rốt cuộc ông ấy trung thành với ai, người trọng dụng ông thời đầu như ông Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng hay là ông Tập Cận Bình? Bộ mặt “lạnh như tiền” của ông ấy liệu có lộ mưu đồ khác không?
Bài viết đặc biệt chỉ ra, ông Vương Hỗ Ninh là người ẩn trong tấm kính ngoại giao của ĐCSTQ, tức là nhân vật đứng sau hậu trường.
Miêu Vi, Vision Times
Mỹ-Nhật-Úc bàn về sáng kiến từ thời ông Trump nhằm thay thế ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc
Phụng Minh | DKN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh: Youtube/The Saigon Post).
Theo trang Nikkei, chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, cùng với chính phủ Nhật Bản và Úc, đang hồi sinh sáng kiến cơ sở hạ tầng “Mạng lưới Điểm xanh” (Blue Dot Network) nhằm tài trợ cho những dự án cơ sở hạ tầng bền vững, thay thế cho sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Mạng lưới Điểm xanh là sáng kiến được công bố lần đầu tiên dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump.
Sau một thời gian dài ngừng hoạt động, Mạng lưới Điểm xanh đã bắt đầu tiếp tục được đàm phán tại Paris vào thứ Hai. Cuộc họp và ra mắt nhóm tham vấn điều hành do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tổ chức và Washington và Canberra tài trợ.
Sáng kiến Mạng lưới Điểm xanh, xác nhận các dự án đáp ứng các tiêu chuẩn như minh bạch và bền vững, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng ở các thị trường mới. Sáng kiến này này được ca ngợi là đối nghịch với Vành đai và Con đường, vốn bị giới quan sát coi là “bẫy nợ”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai rằng: “Mạng lưới Điểm xanh sẽ là một biểu tượng được công nhận trên toàn cầu về các dự án cơ sở hạ tầng theo định hướng thị trường, minh bạch và bền vững”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết, hơn 150 giám đốc điều hành toàn cầu, bao gồm 96 quốc gia, chịu trách nhiệm cho khoảng 12 nghìn tỷ đô la Mỹ tài sản được quản lý, đã tham gia cuộc họp hôm thứ Hai. Các thành viên tại sự kiện bao gồm những người đang nắm giữ các vị trí chủ chốt tại các tổ chức tài chính bao gồm Citi và JPMorgan, cũng như trong khu vực công, chẳng hạn như Quỹ Hưu trí của Chính phủ Thái Lan.
Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation, lo ngại sáng kiến Mạng lưới Điểm xanh “không đủ khả năng ‘cạnh tranh’ hiệu quả với Trung Quốc vì sáng kiến tập trung vào chứng nhận và tư vấn thay vì tài trợ trực tiếp.
Nhưng Matthew Goodman và Daniel Runde, hai chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, cho rằng Mỹ có những thế mạnh riêng biệt, bao gồm hàng nghìn tỷ đô la Mỹ quỹ hưu trí và bảo hiểm tìm kiếm lợi nhuận dài hạn mà đầu tư cơ sở hạ tầng có thể mang lại.
Các chuyên gia lập luận: Mạng lưới Điểm xanh “có thể cung cấp chứng nhận tiêu chuẩn cao để mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư và tiến một bước gần hơn đến việc cơ sở hạ tầng trở thành một loại tài sản”.
Mạng lưới điểm xanh lần đầu tiên được Hoa Kỳ, Nhật Bản và Austraila công bố vào năm 2019 tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ – Thái Bình Dương ở Bangkok.
Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ vào thời điểm đó, gọi sáng kiến này là “một cách tiếp cận đa phương để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững bằng cách thúc đẩy sự xuất sắc trong phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các giải pháp thay thế cho cho vay săn trước”.
Sáng kiến Mạng lưới Điểm xanh sẽ sử dụng các nguyên tắc phát triển cơ sở hạ tầng do Nhóm G 20 và Nhóm G7 đặt ra làm nền tảng cho các tiêu chuẩn của mình, trong khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế sẽ cung cấp đầu vào kỹ thuật và hoạt động cho quy trình chứng nhận toàn cầu và khuôn khổ đánh giá.
Chuyên gia Goodman và Runde cho rằng quy trình chứng nhận sẽ tốn kém vì “nó phải đủ nghiêm ngặt để thuyết phục các nhà đầu tư khu vực tư nhân bỏ tiền của họ vào những nơi rủi ro hơn”.
Hai chuyên gia từng cho biết quá trình này có thể sẽ mất vài năm.
VN ‘chưa có thông tin’ về giàn khoan lớn nhất thế giới TQ sắp lắp đặt ở Biển Đông
10/06/2021 – VOA Tiếng Viet
Hình ảnh giàn khoan “Biển sâu số 1” lớn nhất thế giới được tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng lên vào ngày 31/5/2021 và cho biết sẽ bắt đầu hoạt động trong tháng 6.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 10/6 nói “chưa có thông tin cụ thể” về việc Trung Quốc đã lắp đặt xong giàn khoan lớn nhất thế giới và chuẩn bị đưa ra khu vực mỏ Lăng Thuỷ, phía nam đảo Hải Nam, thuộc Biển Đông, nơi Việt Nam và nhiều quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau.
“Tuy nhiên, cần nhắc lại lập trường rõ ràng và nhất quán của Việt Nam: Các bên liên quan cần tôn trọng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam, đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác lập trên cơ sở UNCLOS 1982 cũng như các điều ước quốc tế song phương có liên quan”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng được báo chí dẫn lời nói khi được hỏi về thông tin về “giàn khoan lớn nhất thế giới” mà Trung Quốc chuẩn bị kéo ra Biển Đông.
Trước đó, tờ Thời Báo Hoàn Cầu hôm 30/5 đưa tin Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) nói đã lắp đặt xong các thiết bị lên giàn khoan có tên “Biển sâu số 1” vào ngày 29/5 và đây là giàn khai thác nửa chìm nửa nổi đầu tiên lớn nhất thế giới, với trọng lượng 100.000 tấn.
CNOOC cho biết thêm rằng giàn sẽ được kéo ra khu vực khí Lăng Thủy, ngoài khơi đảo Hải Nam, vào đầu tháng 6 và bắt đầu khai thác trong cùng tháng.
Khu vực Lăng Thủy gồm các lô dầu khí Lăng Thủy 17-2, Lăng Thủy 25-1, Lăng Thủy 18-1 và Lăng Thủy 18-2, nằm cách đảo Hải Nam khoảng 150 km.
Từ tháng 6/2020, CNOOC đã tiến hành khoan giếng khai thác đầu tiên trong tổng số 11 giếng tại lô Lăng Thủy 17-2. Ước tính sau khi đi vào hoạt động, lô Lăng Thủy 17-2 sẽ cung cấp 1/4 khí đốt hàng năm cho vùng Vịnh lớn Quảng Đông – Hong Kong – Macau, và sẽ trở thành một trung tâm năng lượng mới ở khu vực Biển Đông. Trong khi đó, riêng giàn khoan “Biển sâu số 1” được ước tính có thể khai thác đến 3 tỷ mét khối khí tự nhiên.
CNOOC là chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 từng xâm phạm vùng biển Việt Nam vào năm 2014, gây ra vụ đối đầu căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội về chủ quyền trong khu vực. Nếu so về kích thước, giàn khoan “Biển sâu số 1” lớn gấp 3 lần giàn khoan HD-981.
Việc đưa giàn khoan ra thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông là một trong những hoạt động được Trung Quốc thúc đẩy mạnh trong những năm qua nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của mình trong khu vực biển tranh chấp.
Biển Đông: ASEAN và Trung Quốc cố đạt được Bộ Quy tắc ứng xử vào năm 2022
Đăng ngày: 10/06/2021
Bản đồ yêu sách chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi đường chín vạch (hay “đường lưỡi bò”) © Trang nhà của bộ Năng Lượng Mỹ eia.doe.gov
Thanh Phương
Những vụ Trung Quốc đưa tàu và phi cơ xâm nhập hải phận và không phận các nước như Philippines và Malaysia trong thời gian qua, gây thêm căng thẳng trên Biển Đông, cho thấy là ASEAN và Trung Quốc càng phải cấp tốc đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC, mà tiến trình đàm phán đã kéo dài từ nhiều năm qua.
Trong hội nghị đặc biệt tại Trùng Khánh vào thứ Hai vừa qua, 07/06/2021, nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc, các ngoại trưởng của 10 nước Đông Nam Á và của Trung Quốc đã tái khẳng định cam kết thực hiện “đầy đủ và hiệu quả” bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC năm 2002. Nhưng tuyên bố DOC là một văn bản không mang tính ràng buộc pháp lý, cho nên Trung Quốc và ASEAN trong nhiều năm qua đã đàm phán để cố đạt được đồng thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, một văn bản có tính chất ràng buộc pháp lý, để giải quyết các căng thẳng, ngăn ngừa các xung đột do tranh chấp chủ quyền trên vùng biển này.
Trong khuôn khổ hội nghị đặc biệt của các ngoại trưởng Trung Quốc – ASEAN tại Trùng Khánh, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 19 Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC. Theo tường thuật báo chí Việt Nam, trong hội nghị này, các nước đã bày tỏ quan ngại về “diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông thời gian gần đây, trong đó có các hoạt động đơn phương đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho tiến trình hợp tác thực hiện DOC và đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)”.
Thái độ quan ngại này chủ yếu là ám chỉ đến những hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian qua, gần đây nhất là vụ 16 phi cơ quân sự của Trung Quốc đã dàn đội hình chiến thuật bay trên vùng Biển Đông và xâm nhập không phận Malaysia ở khu vực bang Sarawak trên đảo Borneo. Sau khi đã cố bắt liên lạc nhưng không được hồi đáp, không quân Malaysia đã điều các chiến đấu cơ lên ngăn chặn các máy bay của Trung Quốc.
Trước đó, hàng trăm tàu của Trung Quốc đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và vẫn ở lại đây, bất chấp những phản đối và yêu cầu liên tục của Manila và chỉ trích của một số nước, trong đó có Hoa Kỳ.
Trong cuộc họp tại Trùng Khánh hôm thứ Hai, các quan chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc đã “nhất trí” thúc đẩy tiến trình đàm phán COC và đã chỉ đạo Nhóm công tác chung sớm nối lại đàm phán “dưới hình thức phù hợp”, nhưng không nói rõ lịch trình.
Sau nhiều lần bị trì hoãn, chủ yếu là do phía Trung Quốc, mãi đến năm 2018, các cuộc đàm phán thật sự về COC mới được khởi động. ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất việc đàm phán về dự thảo đầu tiên của bộ quy tắc trong thời gian 2018-2019.
Vào năm 2019, tại thượng đỉnh Trung Quốc – ASEAN ở Bangkok, thủ tướng Lý Khắc Cường đã gây bất ngờ khi tuyên bố là Trung Quốc rất muốn đạt được bộ quy tắc ứng xử với ASEAN năm 2021. Nhưng đại dịch Covid-19 đã làm xáo trộn mọi việc. Theo một nguồn tin ngoại giao được đài truyền hình Philippines ABS-CBN News trích dẫn ngày 09/06/2021, nay các nước ASEAN và Trung Quốc hy vọng đến năm 2022 sẽ đạt được thỏa thuận về COC.
Một nhà ngoại giao ASEAN, xin giấu tên, cho ABS-CBN News biết, “ do ảnh hưởng của đại dịch gây đình trệ đàm phán về COC”, mục tiêu đạt được văn bản này “đã trở nên linh động hơn” và đã được dời từ năm nay sang năm tới. Theo nguồn tin này, mục tiêu hiện nay là tiếp tục đàm phán về dự thảo thứ hai của COC và hy vọng kết thúc năm nay, rồi sau đó đàm phán về dự thảo thứ ba và dự thảo chung cuộc vào năm tới.
Thật ra mấu chốt của vấn đề không phải là thời điểm đạt được, mà là nội dung của bộ quy tắc COC, nhất là mức độ ràng buộc pháp lý và phạm vi thực hiện của văn bản này. Tiến trình đàm phán sẽ còn rất gay go và không có gì bảo đảm là Trung Quốc và ASEAN sẽ đạt được thỏa thuận vào năm tới, hoặc nếu có đạt được, thì đây có thể sẽ là một văn bản không hoàn hảo đối với một khu vực tranh chấp chủ quyền phức tạp như Biển Đông.
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210610-bien-dong-asean-va-tq-co-hoan-tat-coc-nam-2022
Thỉnh nguyện ký tên “Kết thúc ác ma ĐCSTQ” vượt mốc 1 triệu chữ ký
Lý Duyệt •Thứ Năm, 10/06/2021
Hơn một năm qua, dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) hoành hành toàn cầu khiến thế giới trở lên hỗn loạn. Tuy nhiên theo đó, phong trào ký tên phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và “đả đảo ác ma Trung Cộng” cũng được triển khai mạnh mẽ.
Người dân ký tên vào kiến nghị EndCCP. (Ảnh: Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp).
Tháng Sáu năm ngoái, trong lúc dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang càn quét trên toàn thế giới, “Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu” đã phát động phong trào “Đả đảo ác ma Trung Cộng” (Eliminate the Demon Chinese Communist Part) và thiết lập trang mạng EndCCP.com với hơn 40 ngôn ngữ khác nhau, để thế giới nhận rõ bản chất của ĐCSTQ, đồng thời kết thúc ĐCSTQ, tránh xa ôn dịch. Làn sóng ký tên EndCCP nhanh chóng được triển khai ở nhiều quốc gia. Trải qua một năm, ngày 5/6, phong trào ký tên ‘kết thúc ĐCSTQ’ trên toàn cầu đã vượt con số 1 triệu chữ ký.
Dịch bệnh virus Trung Cộng (COVID-19) bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 đầu năm 2020, tuy nhiên chính quyền ĐCSTQ lại nói dối , che đậy giấu diếm, dẫn đến dịch bệnh nhanh chóng lây lan ra toàn thế giới, mang đến thảm họa nặng nề cho toàn cầu. Tính đến tháng 6/2021, toàn cầu có 170 triệu người nhiễm, khoảng 3,37 triệu người tử vong, hơn nữa virus vẫn đang liên tiếp biến chủng.
Bản kiến nghị phát động EndCCP chỉ thẳng ra: “ĐCSTQ nói dối, người dân chết” (CCP Lied,People Died), sự khủng bố mà ĐCSTQ mang đến đã lan ra toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bản kiến nghị đồng thời liệt kê các tội phản nhân loại trong lịch sử của ĐCSTQ, kêu gọi “hiện tại là lúc chúng ta từ chối ma quỷ này và kết thúc ĐCSTQ!”
Trong ôn dịch, toàn thế giới đã nhìn thấy ĐCSTQ là đầu sỏ tai họa gây ra việc ôn dịch lây lan, nhìn thấy sự tà ác và lưu manh của ĐCSTQ, nhìn thấy ĐCSTQ không sụp đổ thì thế giới không yên. Sau khi kiến nghị được đưa ra, lập tức đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi tại Mỹ và nhiều quốc gia, mỗi ngày đều có rất nhiều người dân ở các nơi sử dụng các ngôn ngữ khác nhau để ký tên và để lại lời nhắn trên trang web, các tình nguyện viên thông qua các phương thức khác nhau để truyền rộng thông tin EndCCP. Tình nguyện viên tại New York mỗi tuần đều tổ chức đội xe tuần hành EndCCP, triển khai xin chữ ký tại các khu cộng đồng, quảng trưởng, công viên, bãi biển, điểm du lịch, trung tâm mua sắm.
Biểu ngữ của đội xe EndCCP dùng hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Anh, trên đó viết: “Từ chối ĐCSTQ tránh xa ôn dịch”, “Giải thể ĐCSTQ cứu nước Mỹ”, “Trung Cộng là virus tà ác nhất gây tai họa cho toàn thế giới”, “Đoàn kết lại tẩy chay ác ma cộng sản”, v.v. Những nơi họ đi qua như từng bức Trường Thành sự thực đang di động qua lại, rung động lòng người, khiến con người thức tỉnh, nhận được sự ủng hộ và đánh giá tốt từ cộng đồng.
Đoàn xe hùng hậu, đội ngũ chỉnh tề, biểu ngữ nổi bật rất thu hút sự theo dõi của mọi người. (Ảnh: Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp).
Đoàn xe hùng hậu, đội ngũ chỉnh tề, biểu ngữ nổi bật rất thu hút sự theo dõi của mọi người. (Ảnh: Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp).
Tình nguyện viên Tô Trung Lợi (Su Zhongli) cho biết, có rất nhiều lái xe nhìn thấy đội xe EndCCP hùng hậu bèn bấm còi để tỏ ý hỏi thăm, hoặc giơ ngón tay cái lên để biểu thị ủng hộ, hoặc quay phim chụp ảnh đội xe. Rất nhiều người sau khi nhìn thấy chữ “ĐCSTQ nói dối [thì] người dân chết” (CCP Lied,People Died), đã không chút do dự lập tức ký tên; có người còn cầm bảng chữ ký, đưa từng cái cho bạn bè, người thân đi cùng cùng ký. Rất nhiều người sau khi ký tên xong, cầm tờ rơi EndCCP một cách vui vẻ để chụp ảnh lưu niệm.
Tình nguyện viên Vương Lệ Dung (Wang Lirung) cho biết, ngày 8/5, tại một trạm tàu điện ngầm ở Flushing, một cảnh sát đang làm nhiệm vụ nhìn thấy tình nguyện viên đang thu thập chữ ký, đã chủ động đi đến yêu cầu ký tên, còn bảo đồng nghiệp của anh cùng ký, ký xong họ chụp một cách rất vui vẻ, “Anh ấy chạy đến xe cảnh sát, lấy ra chiếc mũ và đội lên, chỉnh quần áo ngay ngắn và cùng hai tình nguyện viên chúng tôi chụp ảnh, khi chụp ảnh còn giơ ngón tay cái lên biểu thị ủng hộ.”
Ngày 1/6, ông Moses Shehan, một người đến từ nước Jamaica, đang trú tại gần khu vực Sân bay quốc tế John F. Kennedy, đã đến điểm thu thập chữ ký trước thư viện, quỳ một chân xuống và biểu thị ý kính trọng đối với tình nguyện viên. Ông nói rất ủng hộ việc thu thập chữ ký, biết ĐCSTQ thảm sát người Trung Quốc thậm chí là thu hoạch nội tạng sống của người Trung Quốc, ông không thích ĐCSTQ, ông đề xuất ông có thể giúp tình nguyện viên thu thập chữ ký, “Tôi có thể cầm bảng chữ ký về nhà, để người nhà và bạn bè ký”.
Sau khi xin chữ ký, ông đã quỳ một chân xuống, biểu thị cảm ơn và kính trọng đối với tình nguyện viên. Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp).
Người dân ủng hộ EndCCP. (Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp).
Người dân đọc tờ rơi thông điệp EndCCP. (Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp).
Người dân ký tên vào bản kiến nghị EndCCP. (Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp).
Người dân biểu đạt ủng hộ EndCCP. (Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp).
Người dân biểu đạt ủng hộ EndCCP. (Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp).
Người dân ký tên vào bản kiến nghị EndCCP. (Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu cung cấp).
Dưới đây là những lời nhắn trên trang EndCCP.com bằng các ngôn ngữ khác nhau đến từ người dân ở các nước khác nhau:
“Liberty is a natural human right and it must be restored in china” (Tự do là nhân quyền thiên phú, ở Trung Quốc cần khôi phục lại quyền này);
“This communist party needs to be stopped” (Cái đảng cộng sản này cần phải kết thúc);
“Take down CCP ” (Đả đảo ĐCSTQ);
“ĐCSTQ một ngày chưa trừ bỏ, người dân ở trên mảnh đất Trung Quốc đều không thể yên được!”;
Được sự ủng hộ rộng rãi của người dân toàn cầu, số người ký tên EndCCP tăng nhanh chóng. Từ sau khi phát động vào tháng Sáu năm ngoái, đến tháng 10 năm ngoái đã có hơn 100.000 chữ ký; đến tháng 11, số người ký tên đã tăng 100.000 người chỉ trong một tháng; tiếp tục qua hai tháng, đến giữa tháng 1/2021, số người ký tên đã vượt mốc 500.000 người; đến đầu tháng 5/2021, số người ký tên đã tăng thêm 300.000 người, lên đến 850.000 người; sau đó, chỉ trong một tháng (tháng 5), tiếp tục tăng thêm 150.000 người ký tên. Đến ngày 5/6, số người ký tên đã vượt mốc 1 triệu người.
Từ chối ĐCSTQ, tránh xa ôn dịch
Ngày 5/6, Chủ tịch Trung tâm Dịch vụ thoái đảng toàn cầu, bà Dịch Dung cho biết, trong lịch sử, ĐCSTQ luôn gây họa hại cho người Trung Quốc, gây họa cho dân tộc Trung Hoa, hiện tại toàn thế giới đã nhìn thấy ĐCSTQ cũng đang gây họa cho toàn nhân loại. Bởi vì ĐCSTQ che giấu dịch, làm lỡ thời gian quý báu phòng chống dịch toàn cầu, mang đến khủng hoảng chưa từng có cho toàn cầu, hiện tại toàn thế giới đều đang lên án ĐCSTQ.
Bà Dịch Dung nói, “Từ chối ĐCSTQ, tránh xa dịch bệnh” không phải là khẩu hiệu suông, mà là bằng chứng rất thực tại. Bởi vì ĐCSTQ là một tà linh, nó không ngừng phát tán độc tố, nó chính là virus độc nhất, một người nếu đi theo tà linh thì làm sao có được tương lai tốt đẹp? Cho nên cần từ chối nó, từ nội tâm muốn đả đảo nó, bài xích nó, như thế nó mới không cách nào kiểm soát bạn, hại bạn, như vậy tự thân bạn đã ngăn cách với virus và tà linh, cũng tương đương với đã có lực miễn dịch. Phương diện này có rất nhiều ví dụ, “Nếu bạn không may bị nhiễm virus Trung Cộng, không ngại thì hãy hô to một tiếng: Đả đảo ác ma Trung Cộng! Như thế sẽ trợ giúp bạn khôi phục!”.
“Chúng tôi không phải là hoạt động chính trị, chúng tôi là phong trào thức tỉnh tinh thần, là ở tầng diện tinh thần. Hy vọng nhiều người hơn nữa tham gia vào ký tên EndCCP, mọi người đều đang nhận thức rõ sự tà ác của ĐCSTQ, từ đó khiến nó không có không gian tồn tại, đây chính là quá trình giải thể ĐCSTQ một cách hòa bình. Khi tất cả mọi người đều từ chối và phủ định nó từ trong tư tưởng, cũng là quá trình ĐCSTQ đang tiêu vong.”
Bà Dịch Dung nói, 1 triệu là một cột mốc, nhưng 1 triệu vẫn là con số nhỏ so với hơn 7 tỷ người trên toàn cầu; hy vọng có nhiều người hơn nữa tham gia vào ký tên, hy vọng người ký tên cũng có thể giúp đỡ lan truyền thông tin, thức tỉnh nhiều người thiện lương hơn nữa, để mọi người có thể thoát khỏi nguy hiểm, đẩy nhanh tiến trình EndCCP. Mục tiêu tiếp theo là 10 triệu chữ ký, hy vọng sẽ nhanh chóng có thể thực hiện được.
Theo Lý Duyệt, Epoch Times