Tin Tổng Hợp – 1/4/22: Mỹ ban hành thêm trừng phạt Nga trong công nghệ; Thượng đỉnh Mỹ–ASEAN không diễn ra đúng hẹn; Tin tặc Nga nhắm vào NATO
Mỹ ban hành thêm lệnh trừng phạt Nga, nhắm vào lĩnh vực công nghệ
31/03/2022 – Reuters – Hôm thứ Năm 31/3, Mỹ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì nước này xâm lược Ukraine. Các biện pháp mới nhắm vào các hãng và các cá nhân trong lĩnh vực công nghệ nhằm ngăn chặn Moscow tránh né các lệnh trừng phạt, đồng thời mở rộng các thẩm quyền trừng phạt của Washington.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố rằng họ vừa áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 21 pháp nhân và 13 người, trong đó có Công ty Cổ phần Mikron, nhà sản xuất và xuất khẩu vi điện tử lớn nhất của Nga và cũng là nhà sản xuất chip lớn nhất của Nga.
Bộ Tài chính cũng mở rộng các phạm vi trừng phạt bao gồm cả các lĩnh vực hàng không vũ trụ, hàng hải và điện tử của nền kinh tế Nga. Động thái này cho phép Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào được xác định là có hoạt động trong các lĩnh vực đó, Bộ Tài chính cho biết.
Vẫn Bộ Tài chính Mỹ cho hay động thái hôm 31/3 cũng nhắm vào “các thành phần độc hại trên không gian mạng”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào cỗ máy chiến tranh của ông Putin bằng các biện pháp trừng phạt từ mọi góc độ, cho đến khi cuộc chiến có chủ ý song vô nghĩa này kết thúc”, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói trong bản tuyên bố.
Đây là các biện pháp mới nhất trong một loạt các biện pháp trừng phạt mà Washington và các đồng minh áp đặt lên Moscow kể từ khi các lực lượng Nga xâm lược Ukraine trong cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào một quốc gia châu Âu kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. Moscow gọi cuộc tấn công là một “chiến dịch đặc biệt”.
(Reuters)
Thượng đỉnh Mỹ–ASEAN đã không diễn ra đúng hẹn cuối tháng 3/2022
Joaquin Nguyễn Hoà – Gửi bài từ San Jose, Hoa Kỳ – 11 tháng 3 2022; Cập nhật 1 tháng 4 2022
Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đã không diễn ra đúng hẹn vào các ngày 28-29 háng 3/2022 dù Hoa Kỳ đặt nhiều hy vọng vào cuộc họp này.
Ngay từ 25/03, trang Politico ở Mỹ cho hay Hoa Kỳ “hoãn không thời hạn” kỳ họp này.
Một phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho trang báo này biết, họ sẽ “tổ chức thượng đỉnh để mọi lãnh đạo ASEAN đều có thể tham dự”.
Trong tuần, Hoa Kỳ đón Thủ tướng Singapore sang thăm Nhà Trắng (xem thêm: Singapore và chính sách đối ngoại với Nga và Ukraine).Quảng cáo
Trước đó, BBC đã đăng bài hôm 11/03 như sau:
Ngày thứ Tư, 9/3/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, Prak Sokhonn nói rằng cuộc họp thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dự trù diễn ra vào hai ngày 28-29/3/2022 tại thủ đô Washington của Mỹ, sẽ được dời lại vì một số lãnh đạo ASEAN không tham dự được.
Việc dự trù cuộc họp thượng đỉnh trong hai ngày 18 và 29 tháng 3/2022, vốn được chính phủ Mỹ đưa ra vào cuối tháng 2/2022. Chương trình nghị sự của thượng đỉnh được giới quan sát cho là sẽ là các vấn đề về hợp tác kinh tế và an ninh.
Tuyên bố này được ông Prak Sokhonn đưa ra bằng một lời nhắn tin cho hãng Reuters.
Khẳng định của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Campuchia, nước chủ tịch luân phiên năm nay của ASEAN được được đưa ra sau khi có những bình luận của ông Hun Sen, thủ tướng nước này, về khả năng phải dời ngày họp thượng đỉnh. Một nguồn tin từ Việt Nam nói với với tôi rằng ông Hun Sen nói về việc này khi cắt băng khánh thành một bệnh viện do Trung Quốc viện trợ.
Trước khi có lời xác nhận của Campuchia một ngày, vào ngày 8/3/2022, nhà phân tích thời sự quốc tế người Thái Lan, Kavi Chongkittavorn có viết một bài trên tờ Bangkok Post về khả năng các quốc gia Hồi giáo của ASEAN là Indonesia, Malaysia, và Brunei sẽ không dự được thượng đỉnh vì bận rộn cho tháng chay Ramadan của người Hồi giáo.
Thực ra tháng chay Ramadan không trùng lắp lên hai ngày họp dự định, vì năm nay, 2022, Ramadan bắt đầu vào đầu tháng 4.
Theo ông Kavi Chongkittavorn, các quốc gia ASEAN khá bực bội về quan hệ với Hoa Kỳ từ thời tổng thống Donald Trump cho tới nay. Ông Trump thì lơ là quan hệ với ASEAN, còn cuộc họp trực tuyến với ASEAN được chính quyền của ông Joseph Biden dự định sau khi cầm quyền lại bị hủy bỏ vì trục trặc kỹ thuật. Theo Kavi Chongkittavorn, lời hứa hẹn của Washington về cuộc gặp thượng đỉnh cứ bị Mỹ dời, và cuối cùng được đưa ra một cách đơn phương.
Campuchia giữa Mỹ và Trung Quốc
Nhưng theo nhà báo Sebastian Strangio của tờ The Diplomat, dẫn một nguồn tin ngoại giao từ Washington DC, viết vào ngày 10/3/2022 rằng chắc chắn có đến 7 quốc gia nói sẽ tham dự thượng đỉnh vào hai ngày 28 và 29 tháng 3/2022, một nước nữa nhiều khả năng sẽ tham dự, còn Thái Lan thì chắc chắn bận vào hai ngày đó. Miến Điện bị loại vì cuộc đảo chánh quân sự lật đổ chính quyền dân sự hồi năm ngoái.
Trình tự những diễn biến đó dẫn tới suy diễn rằng có phải Campuchia, muốn lợi dụng tư cách chủ tịch luân phiên của ASEAN để trì hoãn, thậm chí hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh hay không?
Điều này, theo tôi, có cơ sở hơn khi Campuchia là nước ngày càng gắn bó với Trung Quốc về kinh tế và quân sự, mà Trung Quốc thì không muốn Mỹ phát triển quan hệ chặt chẽ hơn nữa với ASEAN.
Vào đầu tháng 2/22, Hoa Kỳ đưa ra một cách chính thức chiến lược của họ ở vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong đó đề cao vai trò của ASEAN, cũng như hai quốc gia Đông Nam Á là Indonesia và Việt Nam, mặc dù hai nước này không có hiệp ước liên minh với Mỹ.
Trả lời câu hỏi của tôi, Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine nói rằng Trung Quốc từng chỉ trích Mỹ muốn thiết lập một khối NATO ở châu Á, mà theo giáo sư Long, Trung Quốc muốn nói đến khối ASEAN và mối quan hệ của khối này với Mỹ.
Do vậy, theo ông Ngô Vĩnh Long rất có thể Campuchia muốn hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN không xảy ra, để làm vừa lòng Trung Quốc.
Giáo sư Vũ Tường, một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ Đại học Oregon cũng nói với tôi khi tôi tìm hiểu viết bài này cho BBC News Tiếng Việt rằng Campuchia thấy rằng họ không có lợi gì khi đi Mỹ dự thượng đỉnh cả.
Trong khi đó thì Việt Nam lại có vẻ nhiệt tình cho cuộc họp thượng đỉnh này. Cả hai ông Ngô Vĩnh Long và Vũ Tường đều nhất mạnh đến vai trò kinh tế ngày càng lớn của Mỹ đối với Việt Nam, trong đó theo giáo sư Long, xuất siêu của Việt Nam đối với Mỹ lên đến 35 tỷ Dollar.
Tuy nhiên thái độ của Campuchia và Việt Nam đối với nghị quyết lên án hành động xâm lược của Nga ở Ukraine lại đưa đến những điều khá thú vị. Campuchia theo phe ủng hộ nghị quyết lên án sự xâm lược, trong khi Việt Nam bỏ phiếu trắng. Mỹ là quốc gia đứng đầu liên minh phương Tây lên án hành động xâm lược của Nga, và tung ra một cuộc cấm vận quy mô chưa từng có đối với nước Nga.
Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Việt Nam bỏ phiếu trắng là vì có quan hệ quá lớn với nước Nga trong hai lĩnh vực, trang bị vũ khí và khai thác dầu mỏ. GS Long tin rằng tại Đông Nam Á hiện nay, Việt Nam là quốc gia “thân Mỹ hàng thứ hai” sau Singapore.
Còn theo GS Vũ Tường, Mỹ mặc dù không hài lòng về lá phiếu trắng của Việt Nam, nhưng không đến nỗi là sẽ tỏ thái độ, vì Mỹ hiểu rằng Việt Nam vẫn đang thực hiện chính sách đu dây (giữa các cường quốc), nên họ cũng không quá kỳ vọng vào lá phiếu vừa rồi của Việt Nam ở Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Câu hỏi tới nay là với thái độ của riêng Campuchia, liệu ASEAN, gồm Việt Nam, có mất đi một cơ hội để cân bằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hay không, một khi hội nghị thượng đỉnh không diễn ra như hẹn.
Bài thể hiện quan điểm riêng của nhà báo tự do Joaquin Nguyễn Hoà ở San Jose, Hoa Kỳ.
Các nguồn tham khảo:
https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-pham-minh-chinh-sap-cong-du-hoa-ky-20220303164539772.htm
https://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/2275475/asean-heads-gear-for-summit-with-biden
https://thediplomat.com/2022/03/Campuchia-announces-postponement-of-special-us-asean-summit/
Source: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-60706087
Google cho biết tin tặc Nga nhắm vào NATO, quân đội Đông Âu
Trần Phong | DKN – 31/03/2022
Nhóm phân tích mối đe dọa của Google cho biết trong một báo cáo công bố hôm thứ Tư rằng, tin tặc Nga gần đây đã cố gắng xâm nhập vào mạng lưới của NATO và quân đội của một số quốc gia Đông Âu.
Báo cáo không cho biết quân đội nào đã bị nhắm mục tiêu trong những gì Google mô tả là “chiến dịch lừa đảo thông tin xác thực” do một nhóm có trụ sở tại Nga có tên là Coldriver, hoặc Callisto phát động.
Báo cáo cho biết: “Các chiến dịch này dùng tài khoản Gmail mới tạo gửi đến tài khoản không phải của Google, vì vậy tỷ lệ thành công của các chiến dịch này là chưa được xác định”.
Nga hiện đang chịu các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề của phương Tây vì xâm lược Ukraina. Nga thường xuyên phủ nhận cáo buộc thực hiện các vụ tấn công mạng nhằm vào các mục tiêu của phương Tây.
Vào năm 2019, công ty an ninh mạng F-Secure Labs của Phần Lan đã mô tả Callisto là một mối đe dọa cao cấp và khó xác định, “nhắm đến việc thu thập thông tin tình báo liên quan đến chính sách đối ngoại và an ninh” ở châu Âu.
Báo cáo của Google hôm thứ Tư cho biết, Nhóm này cũng nhắm mục tiêu đến một Trung tâm Xuất sắc của NATO.
Trong một tuyên bố, trung tâm không đề cập trực tiếp đến báo cáo của
Google nhưng cho biết: “Chúng tôi nhận thấy hoạt động tấn công mạng hàng
ngày”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/google-cho-biet-tin-tac-nga-nham-vao-nato-quan-doi-dong-au.html
(Eurosport) – Hôm nay bốc thăm vòng bảng World Cup 2022. Lễ bốc thăm chia bảng World Cup 2022 diễn ra tại Doha, Qatar hôm nay 01/04/22 vào lúc 18 giờ, giờ Paris (tức 23 giờ Hà Nội). Dù vẫn còn ba suất World Cup chưa được xác định, thế nhưng FIFA vẫn quyết định bốc thăm chia bảng trước. Nói về bảng tử thần, năm nay Brazil và Đức có thể sẽ phải đụng độ nhau ngay ở vòng bảng.
(AFP) – Thủ đô Sri Lanka trong tình trạng báo động do biểu tình. Thủ đô Colombo được đặt trong tình trạng an ninh thắt chặt vào hôm nay 01/04/22 sau khi hàng trăm người biểu tình tìm cách xông vào nhà của nguyên thủ quốc gia, trong một đêm bạo loạn khi người dân phẫn nộ vì phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa cho biết những người biểu tình muốn tạo ra một Mùa xuân Ả Rập, ám chỉ các cuộc biểu tình chống chính phủ đã làm rung chuyển các nước Ả Rập hơn một thập kỷ trước để đối phó với tham nhũng và trì trệ kinh tế.
(AFP) – Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu viếng thăm Kiev. Trong tin nhắn tối 31/03/2022 bà Roberta Metsola cho biết «đang trên đường đến Kiev» tin nhắn được viết bằng hai thứ tiếng Anh và Ukraina. Với chuyến công tác này, bà là lãnh đạo cao cấp nhất của Liên Hiệp Châu Âu đến Kiev kể từ khi Ukraina bị xâm lược. Trước đây, thủ tướng ba nước Slovenia, Cộng Hòa Séc và Ba Lan hôm 15/03/2022 từng có một buổi làm việc trực tiếp với tổng thống Zelensky tại thủ đô Ukraina.
(AFP) – Mariupol vẫn đợi chờ hành lang nhân đạo. Hôm 31/03/2022 Nga thông báo mở hành lang nhân đạo nối liền Mariupol với Zaporojie. Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế cho biết «sẵn sàng» thi hành nhiệm vụ nhân đạo này. Chính phủ Ukraina điều 45 chiếc xe ca đến Zaporojie để đưa thường dân Mariupol về những địa điểm an toàn hơn. Nhưng theo các nhà quan sát tại chỗ, cho đến sáng nay 01/04/2022, chiến dịch nhân đạo đó vẫn chưa được khởi động.
(AFP) – Human Rights Watch kêu gọi Ukraina điều tra về những hành vi «tội ác chiến tranh» nhắm vào lính Nga. Lời kêu gọi này được đưa ra hôm 01/04/2022 sau vụ một đoạn video được phát tán hôm 27/3/22 với hình ảnh những người mặc quân phục Ukraina bắn vào đùi các quân nhân Nga. Hình ảnh được cho là đã được thu hình gần Kharkiv, đông bắc Ukraina. Phóng viên AFP đã đến hiện trường để kiểm chứng tin trên.
(AFP) – Hủy hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp, Canberra phải bồi thường đến 5,5 tỷ đô la Úc. Thượng nghị sĩ Penny Wong trong cuộc điều trần trước Quốc Hội hôm 01/04/2022 xác định chính phủ sẽ phải huy động đến 5 tỷ rưỡi đô la Úc tiền thuế của dân để bồi thường cho Pháp. Tin trên đã được thứ trưởng Quốc Phòng Úc, Tony Dalton xác nhận và theo ông đây là mức phạt «cao nhất» mà Canberra sẽ phải trả do hủy hợp đồng mua tàu ngầm của tập đoàn NavalGroup, sau khi chọn mua tàu ngầm của Anh và Mỹ trong khuôn khổ hiệp ước liên minh quân sự AUKUS gắn kết ba quốc gia này với nhau.
(AFP) – Nhật chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Bắc Triều Tiên. Sau vụ Bình Nhưỡng bắn tên lửa liên lục địa tuần trước, phát ngôn viên của phủ thủ tướng Nhật, Hirokazu Matsuno hôm 1/4/2022 thông báo Tokyo ban hành thêm một số các biện pháp «đơn phương» trừng phạt Bắc Triều Tiên. Đây là đợt trừng phạt thứ nhì, nhắm vào 4 hãng và 9 cá nhân Bắc Triều Tiên có liên quan đến đợt bắn thử tên lửa liên lục địa hôm 24/03/2022.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220401-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p
Bản tin VOA Tiếng Việt hằng ngày:
Mỹ cung cấp trang bị cho Ukraine phòng trường hợp Nga dùng vũ khí hóa học
Mỹ cung cấp tiếp liệu và thiết bị cho Ukraine phòng trường hợp Nga sử dụng vũ khí hóa học hay sinh học, Tòa Bạch Ốc loan báo ngày 1/4, nhấn mạnh rằng việc này không làm ảnh hưởng đến tính sẵn sàng ở nội địa, dưới bất cứ hình thức nào. Xem thêm
Ukraine phủ nhận chuyện tấn công kho xăng bên trong nước Nga
Nga cáo buộc Ukraine không kích một kho xăng tại thành phố Belgorod của Nga ngày 1/4, một sự cố mà Điện Kremlin nói có thể ành hưởng đến các cuộc hòa đàm, nhưng một quan chức an ninh hàng đầu của Kyiv nói Ukraine không gây ra vụ này. Xem thêm
Châu Âu khẳng định ‘sát cánh’ cùng Ukraine
Chủ tịch Nghị viện châu Âu ngày 1/4 sang thăm thủ đô Ukraine và tuyên bố tại đây rằng người dân châu Âu sát cánh với Ukraine và sẽ giúp tái thiết các thị trấn và thành phố sau cuộc chiến với Nga. Xem thêm
Quan chức Mỹ đi khắp thế giới vận động áp lực ông Putin
Các giới chức cao cấp Mỹ trong tuần này thay phiên nhau đi vận động thế giới để thúc giục các lãnh đạo tiếp tục áp lực Moscow hay gia nhập chiến dịch chế tài Moscow cùng những biện pháp khác trong lúc chiến cuộc tại Ukraine bước sang tuần thứ năm. Xem thêm
Việt Nam công bố báo cáo, thể hiện quyết tâm ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói báo cáo “cung cấp một bức tranh tốt về việc Chính phủ Việt Nam thực hiện cam kết nghiêm túc như thế nào đối với quy trình UPR và cam kết thực hiện các khuyến nghị”. Xem thêm
Hàng loạt ủy viên Trung Ương, tướng quân đội bị xem xét kỷ luật liên quan vụ Việt Á
Ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long, cả hai đều là ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa bị cơ quan kiểm tra của đảng này phát hiện “có vi phạm” liên quan vụ bộ xét nghiệm COVID- do công ty Việt Á sản xuất. Xem thêm
Ngoại trưởng Lavrov hy vọng thương mại Nga-Ấn sẽ vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt
Nga sẽ tăng cường sử dụng các đồng tiền không phải của phương Tây để giao dịch với các nước như Ấn Độ, ngoại trưởng Nga nói hôm thứ Sáu 1/4, khi ông ca ngợi Ấn Độ là một nước bạn không có “quan điểm một chiều” về cuộc chiến Ukraine. Xem thêm
Moscow nói Ukraine tấn công một kho nhiên liệu bên trong nước Nga
Nga cáo buộc Ukraine thực hiện một cuộc không kích vào một kho nhiên liệu ở thành phố Belgorod của Nga hôm thứ Sáu 1/4, và Điện Kremlin cho rằng vụ việc này gây bất lợi cho cuộc hòa đàm giữa Moscow và Kyiv. Xem thêm
Tổng Bí thư Việt Nam và Thủ tướng Đức điện đàm, nêu vấn đề Ukraine
Vào ngày 31/3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trao đổi về nhiều chủ đề, trong đó có việc tăng cường quan hệ đối tác song phương và quan hệ kinh tế, cũng như về tình hình chiến sự ở Ukraine, theo TTXVN và thông cáo của Chính phủ Đức. Xem thêm
Điện Kremlin: Nga sẽ không dừng cung cấp khí đốt cho châu Âu từ ngày 1/4
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết việc Nga đòi thanh toán bằng đồng rúp sẽ ảnh hưởng đến các hợp đồng có quy định thanh toán vào cuối tháng 4 và tháng 5, và Nga sẽ không dừng cung cấp khí đốt cho châu Âu vào thứ Sáu 1/4. Xem thêm
Nga rút quân một phần ở hai vùng Kyiv, Chernihiv của Ukraine
Nga đang rút một phần lực lượng của họ ở hai khu vực Kyiv và Chernihiv, miền bắc Ukraine, những vị thống đốc hai khu vực này cho biết hôm thứ Sáu 1/4. Xem thêm
Nga bị cáo buộc bắn phá các kho ngũ cốc ở miền đông Ukraine
Hình ảnh của chính phủ Mỹ mà Reuters thấy được cho thấy điều mà một quan chức Mỹ nói là thiệt hại cho các kho trữ ngũ cốc ở miền đông Ukraine và cho thấy mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công của Nga vốn đang ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm toàn cầu. Xem thêm
Dân Nga trải qua thời lạm phát tệ nhất từ năm 1999
Lạm phát hàng hóa tiêu dùng tại Nga trong năm nay sẽ tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1999, trong khi nền kinh tế sẽ giảm mạnh kể từ năm 2009 do những chế tài sâu rộng của phương Tây đối với cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine, theo một cuộc thăm dò của Reuters ngày 31/3. Xem thêm