Tin Khắp Nơi – 08/6/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Khắp Nơi – 08/6/21

Tin tổng hợp 08/6/21
* Carl Thayer: Việt Nam nên “tự giúp mình” để đối phó với Trung Quốc
* Báo nước ngoài viết về chính phủ Việt Nam ‘xin’ tiền dân cho quỹ vắc-xin
* Trung Quốc: Nữ sinh viên AI đầu tiên “nhập học” tại Đại học Thanh Hoa
* Ngoại trưởng Blinken: Chính phủ Biden sẽ điều tra ‘đến cùng’ nguồn gốc của virus, truy cứu trách nhiệm của Trung Quốc
* Wall Street đã chính thức về phe với Bắc Kinh
* Ông Tập Cận Bình yêu cầu các ‘chiến lang’ tạo dựng hình ảnh dễ mến, đáng tin cậy hơn

Carl Thayer: Việt Nam nên “tự giúp mình” để đối phó với Trung Quốc

Carl Thayer: Việt Nam nên “tự giúp mình” để đối phó với Trung Quốc

Ảnh minh họa: Một hoạt động diễn tập chung của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và Nhật bản ngày 16/6/2017 Ảnh: AFP

RFA: Xin cảm ơn ông!Bốn nước ASEAN ven biển Đông là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia cần phải hợp tác để chống lại chiến thuật “Vùng xám” của Trung Quốc– Giáo sư (GS) Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra đã nhận định như vậy trong một trao đổi gần đây với RFA. Mời quý vị cùng theo dõi:

RFA: Được biết ông vừa có một bài thuyết trình về việc các nước ASEAN nên làm gì để đáp trả chiến thuật ‘Vùng xám’ của Trung Quốc (TQ) tại một hội nghị quốc tế về Biển Đông vào cuối tháng 5 vừa qua. Vậy theo ông, vì sao các quốc gia thành viên ASEAN nên hợp tác để đối phó với chiến thuật này của Trung Quốc? Lời khuyên của ông là gì, đặc biệt với quốc gia tuyên bố chủ quyền như Việt Nam?

GS Carl Thayer: Vì Myanmar đang là vấn đề nóng trong chương trình nghị sự của khối ASEAN và khối này đã có những bất đồng nhất định trong vấn đề Biển Đông nên tôi cho rằng sự hợp tác này nên được thúc đẩy giữa bốn quốc gia ven biển Đông là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia.

Vì sao họ nên ngồi lại với nhau?  Một là từ cuối năm 2019 và trong năm 2020, tất cả bốn nước này đều đệ trình công hàm tới Ủy ban Ranh giới về Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, chia sẻ cùng một quan điểm pháp lý và bác bỏ cơ sở yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và khẳng định rằng phán quyết trọng tài năm 2016 nên được xem là là chỉ dẫn cho những gì đang diễn ra.

Hai là, cả bốn quốc gia này trong 18 tháng qua đều đã gặp phải một số hình thức đe dọa và gây áp lực của Trung Quốc. Và đặc biệt, trong năm nay hơn hai trăm tàu cá và dân quân biển của Trung Quốc đã xuất hiện ở khu vực Đá Ba Đầu thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines, gây áp lực lên chính phủ nước này.

000_1P4044.jpg
Khối ASEAN cần có vai trò trong việc chống lại chiến thuật vùng xám mà Trung Quốc đang sử dụng trên Biển Đông đối Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Ảnh minh họa – hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tháng 2/2020 tại Hà Nội. Ảnh AFP

Vì vậy, các quốc gia này nên hợp tác với nhau và nên thành lập một nhóm họp không chính thức trong chính khối ASEAN để tư vấn chính sách. Và bởi vì họ đang phải đối mặt với sự đe dọa từ phía Trung Quốc, ASEAN lại không muốn phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc nên bằng cách đến với nhau và để ASEAN hành động với tư cách một tổ chức, các quốc gia này sẽ có cơ hội tốt hơn để duy trì tính trung lập của họ.

Nhìn vào phản ứng của ASEAN đối với vấn đề Myamar, tôi cho rằng  hòa bình và an ninh khu vực cũng bị đe dọa tương tự bởi các chiến thuật vùng xám của Trung Quốc đối với các quốc gia ASEAN và vì vậy ASEAN cần có vai trò ở đây.

Nhìn vào phản ứng của ASEAN đối với vấn đề Myamar, tôi cho rằng  hòa bình và an ninh khu vực cũng bị đe dọa tương tự bởi các chiến thuật vùng xám của Trung Quốc đối với các quốc gia ASEAN và vì vậy ASEAN cần có vai trò ở đây. Hiến chương Liên Hợp Quốc công nhận vai trò của ASEAN. ASEAN có Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác mà Trung Quốc ký kết tham gia vào năm 2003, vì thế các nước thành viên ASEAN nên vận động mạnh mẽ cho vấn đề này.

RFA: Từ sự kiện diễn ra tại Đá Ba Đầu gần đây, một số nhà quan sát gợi ý rằng Việt Nam và Philippines nên ngồi lại với nhau trước để có thể thống nhất phương án chống lại sự lấn lướt của Trung Quốc một cách hiệu quả hơn. Ông có đồng tình?

GS Carl Thayer: Tôi đồng ý với ý kiến này. Việt Nam và Philippines là đối tác chiến lược và mức độ hợp tác hiện tại chưa thực sự đáp ứng được mong đợi của hai nước. Việt Nam và Philippines và một số nước ASEAN khác có những tranh chấp với nhau về phân định ranh giới hàng hải và vì thế, tôi cũng cho rằng các quốc gia ASEAN nên hợp tác để giải quyết các vấn đề nội bộ của họ cùng lúc với việc đương đầu với TQ.

Cho đến nay, tuy có tuyên bố chồng lấn về chủ quyền nhưng tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Philippines không phải là vấn đề lớn. Thực tế là chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã chiếm đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) – một thực thể mà Philippines tuyên bố chủ quyền – nhưng đó không phải là điều mà Chính phủ Việt Nam hiện tại làm. Ngoài ra, những tài liệu nội bộ của khối ASEAN trong những năm gần đây cho thấy trong một số vấn đề, Philippines và Việt Nam có quan điểm khá tương đồng, hai nước thể hiện quan điểm khá mạnh mẽ nhưng rất tiếc là chưa nhận được sự ủng hộ của nhiều nước ASEAN khác.

000_DX168.jpg
Người dân Việt Nam và Philippines cùng biểu tình trước tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Manila, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng của Việt Nam và Philippines tại Biển Đông. Ảnh của AFP, chụp ngày 6/8/2016.

Theo tôi, Philippines và Việt Nam có thể cùng khiếu nại lên Hội đồng Cấp cao ASEAN (ASEAN High Council) – một hội đồng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp được quy định trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (ACT) trong khu vực Đông Nam Á mà Trung Quốc cũng là một bên ký kết và phê chuẩn. Thành viên của Hội đồng này bao gồm cả các nước ASEAN không có tranh chấp cũng như các bên ký kết khác ngoài ASEAN. TQ có thể từ chối tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp này và việc giải quyết tranh chấp của hội đồng này có thể bị bế tắc nhưng Hiệp ước này cho phép các bên trong ASEAN đưa ra khuyến nghị và lời khuyên. Và như vậy, đây là một cách nữa để Việt Nam và các quốc gia có liên quan thường xuyên đáp trả sự hung hăng của Trung Quốc bằng con đường ngoại giao hơn là trên biển nơi Trung Quốc có nhiều lợi thế.

RFA: Các hoạt động gần đây của lực lượng dân quân và cảnh sát biển TQ tại khu vực cụm đảo Sinh Tồn đang gây áp lực cho Việt Nam trong việc kiểm soát các tiền đồn của mình ở đây. Ông có nghĩ rằng lực lượng hải quân, dân quân và cảnh sát biển của Việt Nam đủ mạnh để bảo vệ các tiền đồn của mình và đối phó với chiến thuật Vùng xám của Trung Quốc?

GS Carl Thayer: Câu trả lời của tôi là không. Sách trắng Quốc phòng 2019 của Việt Nam cho thấy Việt Nam muốn tránh bằng mọi giá bất kỳ hành động nào được xem là leo thang hoặc đối đầu với Trung Quốc cũng như liên quan đến cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực. Và chúng ta đã thấy, trong vụ việc Bãi Tư Chính cách đây vài năm, Việt Nam đã không chủ trương làm mạnh. Vì vậy, Việt Nam phải liên tục sử dụng công cụ đấu tranh ngoại giao song phương với Trung Quốc và trên các diễn đàn ASEAN, và quốc tế.

Tất nhiên, Việt Nam nên tiếp tục xây dựng năng lực để đối phó với Trung Quốc – điều mà trong quan hệ quốc tế gọi là “tự giúp mình”.

Việt Nam đã khá mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực hải quân và không quân, đặc biệt là cho các hoạt động trên Biển Đông trong những năm qua. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia khác, nguồn lực của Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé so với Trung Quốc. Có thể nói, lực lượng cảnh sát biển của Trung Quốc lớn hơn lực lượng của Nhật và của tất cả các nước ASEAN cộng lại và tàu của Cảnh sát biển Trung quốc có trọng tải lớn hơn bất kỳ tàu nào của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vừa nhận bàn giao chiếc tàu cảnh sát biển lớp Hamilton thứ hai từ Hoa Kỳ – một chiếc tàu có trọng tải hơn 3.000 tấn nhưng cũng chỉ thuộc tầm trung, chưa phải cỡ lớn.

Twitter Pham Quang Vinh.jpg
Tàu USCGC John Midgett – tàu tuần duyên Hamilton thứ 2 của Mỹ đã được sơn lại, đổi tên thành tàu Cảnh sát biển 8021 và đang trên đường về Việt nam. Nguồn ảnh: Twitter Phạm Quang Vinh

Việt Nam cần phải hiện đại hóa hải quân, đặc biệt đối với tàu ngầm đồng thời cần có một lực lượng cảnh sát biển mạnh mẽ. Tất nhiên trên thực tế, không một quốc gia nào kể có thể có nguồn lực ngang hàng với Trung Quốc nhưng những lực lượng này sẽ là một sự răn đe để Trung Quốc biết rằng nếu họ hành vi xâm lược và sử dụng vũ trang, họ có thể sẽ phải trả giá.

Việt Nam cần phải hiện đại hóa hải quân, đặc biệt đối với tàu ngầm đồng thời cần có một lực lượng cảnh sát biển mạnh mẽ. Tất nhiên trên thực tế, không một quốc gia nào kể có thể có nguồn lực ngang hàng với Trung Quốc nhưng những lực lượng này sẽ là một sự răn đe để Trung Quốc biết rằng nếu họ hành vi xâm lược và sử dụng vũ trang, họ có thể sẽ phải trả giá.

ASEAN cũng đã từng thảo luận về diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN từ năm 2015 – một cơ chế đối thoại và hợp tác giữa cơ quan thực thi pháp luật hàng hải các nước ASEAN nhằm đảm bảo một môi trường biển an toàn an ninh và hòa bình cho cộng đồng ASEAN. Trong khuôn khổ diễn đàn này cảnh sát biển các nước ASEAN cũng có thể tăng cường trao đổi và hợp tác với các đối thoại, trong đó có cả Trung Quốc. Tôi cho bây giờ chính là lúc thúc đẩy việc tổ chức diễn đàn này. Cảnh sát biển không phải là quân đội nên có thể giảm căng thẳng. Trong quan hệ ASEAN và Trung Quốc, diễn đàn này sẽ là nơi mà việc duy trì một trật tự tốt ở trên biển sẽ là vấn đề chung của cả hai bên. Trung Quốc cần được liên tục nhận được sức ép để phải hạn chế số lượng tàu cá, số lượng dân quân biển và cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

RFA: Với nguồn lực hạn chế, theo ông, trong thời gian tới, Việt Nam cần cân nhắc những bước đi quan trọng nào để bảo vệ tốt hơn chủ quyền của mình trên Biển Đông?

Tôi cho rằng Việt Nam phải luôn để ngỏ cánh cửa với Trung Quốc để tiếp tục phản đối, tiếp tục đưa ra quan điểm về chủ quyền, và cố gắng đạt được các thỏa thuận để giữ cho căng thẳng không gia tăng.

Nếu có thể gặp gỡ không chính thức với Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam và các quốc gia này nên bắt đầu xem xét có thể sử dụng trọng tài quốc tế thêm như thế nào để chống lại Trung Quốc nếu nước này tiếp tục đưa một số lượng lớn tàu vào vùng đặc quyền kinh tế của mình. Họ có thể không thành công trong cuộc chiến pháp lý nhưng sẽ dành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế do Mỹ dẫn dắt, trong đó có nhóm QUAD, một số nước châu Âu và một số khác, từ đó gây áp lực đối với Trung Quốc.

Tóm lại, Việt Nam phải sử dụng ngoại giao quốc tế, trực tiếp với Trung Quốc, trong chính ASEAN và với các đối tác đối thoại. Quan hệ với các cường quốc là rất quan trọng đối với Việt Nam.

2018-10-17T000000Z_1274061830_RC1C92155A00_RTRMADP_3_VIETNAM-USA-MATTIS.JPG
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Việt Nam Ngô Xuân Lịch gặp nhau tại TPHCM ngày 17/10/2018. Ảnh: Reuters

RFA: Liên quan tới quan hệ quốc phòng Mỹ và Việt Nam, theo ông Việt Nam và Mỹ có thể đẩy mạnh hợp tác như thế nào trong vấn đề Biển Đông?

GS Carl Thayer: Đối thoại Shangri-La vừa qua đã bị hủy vì tình hình bệnh dịch COVID. Trước đó, đã có khá nhiều tin đồn rằng nếu đối thoại này được tổ chức vào tháng 6 thì Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin sẽ đến thăm Việt Nam trong hai hoặc ba ngày đầu tháng 6 trước sự kiện này bắt đầu.

Và cũng có tin đồn rằng người đứng đầu CIA sẽ đến thăm Việt Nam ngay sau chuyến thăm của ông Austin. Đây đều là những điều đồn đoán và chúng cần phải được xác nhận, nhưng rõ ràng từ quan điểm của chính quyền Biden rằng Mỹ muốn hợp tác với một mạng lưới các đồng minh và đối tác và Việt Nam đứng đầu danh sách đối tác tiềm năng. Hai nước chưa chính thức là đối tác chiến lược. Vì vậy, điều này có thể xảy ra.

Gần đây, tôi có tham dự một hội thảo trực tuyến kéo dài ba ngày về các vấn đề an ninh giữa Việt Nam và Mỹ do Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Diễn đàn Thái Bình Dương tổ chức. Tôi không thể cung cấp các thông tin chi tiết về những thảo luận này nhưng có thể nói là cả hai bên đang xem xét các cơ hội hợp tác trong vấn đề nâng cao năng lực, cả đào tạo và giáo dục quân sự chuyên nghiệp cũng như vấn đề trang thiết bị, tuy không nhất thiết phải các hệ thống vũ khí tiên tiến, nhưng cũng giúp cải thiện nhận thức về lĩnh vực hàng hải.

Tôi cho rằng Việt Nam và Mỹ có nhiều cơ hội hợp tác và cả hai bên đều có thiện chí. Vấn đề nằm ở chỗ sẽ hợp tác như thế nào để Việt Nam duy trì được độc lập, tự chủ, nâng cao sức mạnh mà vẫn giữ được lập trường “không đứng về phía nào chống lại Trung Quốc”.

Tôi cho rằng Việt Nam và Mỹ có nhiều cơ hội hợp tác và cả hai bên đều có thiện chí. Vấn đề nằm ở chỗ sẽ hợp tác như thế nào để Việt Nam duy trì được độc lập, tự chủ, nâng cao sức mạnh mà vẫn giữ được lập trường “không đứng về phía nào chống lại Trung Quốc”.

Báo nước ngoài viết về chính phủ Việt Nam ‘xin’ tiền dân cho quỹ vắc-xin

Báo Pháp France24 đăng tin rằng chính phủ Việt Nam “xin” công chúng đóng góp tiền cho quỹ vắc-xin COVID-19, 8/6/2021..

Nhiều báo nước ngoài liên tiếp đưa tin trong những ngày gần đây về việc chính phủ Việt Nam “xin” tiền người dân cho quỹ vắc-xin COVID-19. Trên mạng xã hội, không ít người Việt tỏ ý không đồng tình với việc chính phủ huy động tiền từ người dân như vậy.

Hãng thông tấn Pháp AFP đăng bài viết hôm 8/6 với hàng tít “Vietnam begs public for ‘vaccine fund’ donations after virus surge”, tạm dịch: “Việt Nam xin công chúng đóng góp cho ‘quỹ vắc-xin’ sau khi số ca nhiễm virus tăng mạnh”. Bản tin này được trang tin France24.com cũng của Pháp, i24 News của Israel, The Straits Times của Singapore và một số báo nước ngoài khác đăng lại trong cùng ngày.

Trước đó ít ngày, trang tin Anh Sky News và trang uk.finance.yahoo.com có các bài tường thuật với tít nói rằng “chính phủ Việt Nam gửi tin nhắn trên diện rộng tới các công dân để hỏi xin tiền mặt cho quỹ vắc-xin”.

Đến nay, Việt Nam, nước có khoảng 98 triệu dân, mới chỉ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho khoảng 1% dân số, bản tin của AFP cho hay, và chính quyền đang ngày càng lo ngại về số ca nhiễm tăng vọt trong thời gian gần đây.

Từ một nước được xem là điển hình về kiểm soát đại dịch thành công, Việt Nam mới đây đã bắt đầu kêu gọi công chúng đóng góp tiền để mua vắc-xin giữa lúc đất nước phải vật lộn để kiềm chế làn sóng lây nhiễm mới, tin của AFP viết.

Các bản tin của AFP và Sky News cho biết rằng kể từ tuần trước, người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam đã nhận được tới 3 tin nhắn thúc giục họ đóng góp cho quỹ vắc-xin, còn các công chức được khuyến khích nộp một ngày lương.

Theo AFP và Sky News, chính phủ Việt Nam nói rằng họ nhắm mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vắc-xin trong năm nay để tiêm cho 70% dân số, với chi phí là 1,1 tỉ đô la (25,2 nghìn tỉ đồng), nhưng mới chỉ có ngân sách là 630 triệu đô la (gần 14,5 nghìn tỉ đồng) được phân bổ.

Các trang web chính thức của chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam cho biết quỹ vắc-xin được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định thành lập hôm 26/5 và chính thức ra mắt hôm 5/6.

Trang Facebook Thông tin Chính phủ cập nhật hôm 8/6 rằng tính đến 11 giờ sáng cùng ngày, đã có hơn 231.000 tổ chức và cá nhân đóng góp vào quỹ số tiền tổng cộng lên tới gần 4.170 tỉ đồng, ngoài ra, có các nhà tài trợ cam kết đóng góp hơn 3.200 tỉ đồng nhưng chưa chuyển tiền.

Dường như để trấn an dư luận, trang Thông tin Chính phủ cũng nhắc lại rằng hàng ngày Ban Quản lý của quỹ sẽ công khai số dư quỹ và danh sách các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ cho quỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Như VOA đã đưa tin, trong khi nhiều người bày tỏ ủng hộ và gửi tiền đóng góp vào quỹ, cũng có không ít người lên tiếng cho thấy họ “băn khoăn” hoặc thậm chí không ủng hộ.

Đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề này, tiến sĩ kinh tế Vũ Thành Tự Anh viết trên trang Facebook của riêng ông có khoảng 21.000 người theo dõi rằng việc chính phủ thành lập quỹ vắc-xin phòng COVID-19 là “một sự thừa nhận rằng ngân sách quốc gia hiện nay không đủ để trang trải chi phí mua, sản xuất và triển khai tiêm chủng vắc-xin. Nói theo ngôn ngữ kinh tế học, đây là biểu hiện của ‘thất bại chính phủ’ (government failure) về mặt ngân sách”.

Vị tiến sĩ phân tích rằng chính phủ Việt Nam đáng lẽ phải chuẩn bị trước ngân sách cách đây một năm để có thể chủ động triển khai kế hoạch vắc-xin nhưng đáng tiếc là trong dự toán ngân sách nhà nước 2021 lập vào năm 2020, không hề có khoản nào dành cho vắc-xin.

Vì vậy, dưới góc nhìn của tiến sĩ Tự Anh, việc chính phủ lập quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách – hiện đang diễn ra – để huy động các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của xã hội, chủ yếu từ doanh nghiệp và người dân có thể được xem như là chính phủ sửa chữa “thất bại ngân sách” bằng phương thức xã hội hóa.

Kiến trúc sư Dương Quốc Chính, Facebooker thường xuyên có các bài viết phản biện về các vấn đề chính trị, xã hội, lịch sử với lượng người theo dõi lên đến khoảng 100.000, viết trên trang cá nhân rằng chính phủ “không nên đứng ra nhận quyên góp, kêu gọi cứu trợ từ chính người dân mà chỉ có thể kêu gọi quốc tế trợ giúp”.

Ông Chính cho rằng về bản chất, việc chính phủ kêu gọi trợ giúp từ người dân thực ra là “xin”, và khi làm như vậy, chính phủ “sẽ bị chồng chéo vai trò và trách nhiệm”.

“Việc chính phủ kêu gọi dân đóng góp quỹ vắc-xin bản chất y hệt như dân làm từ thiện cho chính phủ!”, Facebooker Dương Quốc Chính viết, đồng thời đưa ra quan sát của cá nhân ông rằng “việc thu tiền đóng góp này trên lý thuyết là tuỳ tâm nhưng thực tế gần như cưỡng bức … nên nhiều người phải miễn cưỡng mà đóng”.

Ông Toản, một người dân Hà Nội không muốn nêu đầy đủ danh tính, cách đây ít hôm than phiền với VOA rằng hàng ngày nhà nước gửi ra quá nhiều lời kêu gọi đóng gọi trên mọi phương tiện mà nhà nước quản lý, gồm cả thông điệp qua điện thoại di động lẫn trên các kênh truyền thông.

Nói về việc báo chí trong nước ca ngợi các tấm gương là những cụ già lấy tiền lo hậu sự hoặc trẻ em đập lợn đất để đóng góp tiền cho quỹ vắc-xin, ông Toản bình luận với VOA rằng: “Điều đó không chấp nhận được, các cụ già kia là đối tượng cần được hỗ trợ, trẻ em 4, 5 tuổi lại càng cần hơn. Những tuyên truyền như thế rất phản cảm, vô nhân tính”.

Trung Quốc: Nữ sinh viên AI đầu tiên “nhập học” tại Đại học Thanh Hoa

Phan Anh•Thứ Hai, 07/06/2021Hoa Trí Băng (Hua Zhibing) là sinh viên ảo đầu tiên của Trung Quốc, một sản phẩm được tạo ra bởi AI (công nghệ trí tuệ nhân tạo), mới ra mắt vào hôm 1/6 vừa qua và chính thức trở thành sinh viên Khoa Khoa học Máy tính và Công nghệ của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

image.png
“Sinh viên đại học” Hoa Trí Băng được tạo ra bởi AI. (Ảnh: Chụp màn hình)
Theo tờ China Daily, Hoa Trí Băng có thể sáng tác thơ và nhạc, đồng thời có một số khả năng về lý luận và tương tác cảm xúc. Sinh viên ảo này được đồng phát triển bởi Học viện Trí tuệ Nhân tạo Bắc Kinh, Zhipu AI và công ty Xiaoice. Đây là thế hệ thứ 2 của WuDao, một mô hình được đào tạo trước.

“So với các mô hình được đào tạo trước thông thường khác như GPT-3, WuDao là một mô hình đa phương thức, có thể hiểu và tạo ra những hình ảnh cũng như các định dạng nội dung khác”, Tang Jie, phó trưởng khoa phụ trách học viện và là giáo sư Đại học Thanh Hoa cho biết.

GPT-3 lấy tiếng Anh làm trung tâm, trong khi WuDao là mô hình đa ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Anh và tiếng Trung. Trong tương lai, có nhiều ngôn ngữ hơn nữa sẽ được thêm vào, ông Tang chia sẻ.

“WuDao cũng cởi mở hơn so với GPT-3 và nhiều mô hình được đào tạo trước khác. Dữ liệu đào tạo, mã lập trình và mô hình API đều được công khai”, ông nói thêm.

Sự xuất hiện của Hoa Trí Băng đã làm dấy lên những nghi vấn. Một số cư dân mạng chỉ trích các trường đại học hàng đầu không làm tốt công việc nghiên cứu mà chỉ thích khoe khoang, một số lại bày tỏ sự sợ hãi khi robot xâm nhập vào cuộc sống của con người. Khả năng suy luận và tương tác tình cảm của Hoa Trí Băng đã đặt ra câu hỏi rằng liệu điều này có gây ra các vấn đề về đạo đức, chẳng hạn như liệu “cô” có gặp phải các vấn đề về tình cảm trong quá trình học tập hay không?

Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng áp dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, y tế cho đến giáo dục, trong bối cảnh việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại quốc gia này đã làm dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư của cá nhân.

Phan Anh (tổng hợp) – https://trithucvn.org/khoa-hoc/tin-kh-cn/trung-quoc-nu-sinh-vien-ai-dau-tien-nhap-hoc-tai-dai-hoc-thanh-hoa.html

Ngoại trưởng Blinken: Chính phủ Biden sẽ điều tra ‘đến cùng’ nguồn gốc của virus, truy cứu trách nhiệm của Trung Quốc

Thứ ba, 08/06/2021

Gần đây, câu hỏi liệu virus Trung Cộng có bị rò rỉ từ Viện virus học Vũ Hán hay không trở thành một chủ đề nóng trong cộng đồng Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố trong cuộc phỏng vấn mới nhất rằng chính quyền Biden quyết tâm điều tra “đến cùng” nguồn gốc của virus và truy cứu trách nhiệm của chính phủ Trung Cộng.

Ngoại trưởng Antony Blinken khởi hành sau khi tham dự một cuộc họp báo tại thủ đô Amman của Jordan, hôm 26/05/ 2021. (Ảnh: Alex Brandon/AFP/Getty Images)

Hôm chủ nhật (6/6), trong chương trình thời sự Hoa Kỳ Axios on HBO, ông Brinken nói thẳng: “Lý do quan trọng nhất cần điều tra rốt ráo nguồn gốc dịch bệnh là vì, đây là cách duy nhất giúp chúng ta có thể ngăn chặn lần đại dịch tiếp theo, ít nhất cũng có thể kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.”

Ông Brinken chỉ ra rằng, khi các chuyên gia quốc tế truy xuất nguồn gốc virus cần cung cấp chia sẻ những tư liệu liên quan, nhưng Trung Cộng cho đến nay vẫn không “cho chúng ta sự minh bạch mà chúng ta cần”. Ông nhấn mạnh, việc làm này cuối cùng cũng là để giúp ích cho Trung Quốc, nên “Trung Quốc phải thể hiện sự minh bạch.”

Ông tiếp tục chỉ ra rằng, dù sao thì Trung Quốc đã tuyên bố là “một quốc gia có trách nhiệm”, họ nên làm mọi cách để cung cấp thông tin, đảm bảo thế giới có thể ngăn chặn đại dịch bùng phát trở lại.

Trong cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 6/6, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng chỉ, “Thành thật mà nói, tất cả các phòng thí nghiệm ở Trung Quốc đều do quân đội và cơ quan an ninh Trung Quốc kiểm soát giống như các doanh nghiệp Trung Quốc, Viện virus học Vũ Hán cũng không ngoại lệ”, “Chúng tôi không chắc điều gì đã xảy ra ở đó, bởi vì Trung Cộng đang che đậy và không cho chúng tôi biết điều đó. “

Do Lã Mỹ Kỳ, Lại Ý Tình thực hiện
Minh Phương biên soạn
Tham khảo bản gốc trên Epoch Times Hoa ngữ

Wall Street đã chính thức về phe với Bắc Kinh

Thứ bảy, 05/06/2021
Bất chấp căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn trong 5 năm qua, các công ty ở Wall Street vẫn âm thầm gia tăng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc trong khi thận trọng định hướng các cơn lốc chính trị.

Một bảng hiệu Wall Street được treo tại khu vực Sở Giao dịch Chứng khoán New York, Wall Street, New York, ngày 23/03/2021. (Ảnh: Angela Weiss/AFP/Getty Images)
Các sự kiện gần đây liên quan đến hai trong số các công ty quan trọng nhất trên Wall Street cho thấy ngành công nghiệp này đang nỗ lực biến Trung Quốc trở thành thị trường tăng trưởng quan trọng nhất.Nói cách khác, mũi tên đã được bắn đi và không có đường quay trở lại.Vào ngày 25/05, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs có trụ sở tại New York đã nhận được chấp thuận của các nhà quản lý Bắc Kinh về việc sở hữu 51% cổ phần trong một liên doanh quản lý tài sản với Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc.Cũng trong tháng Năm, BlackRock—nhà quản lý quỹ lớn nhất thế giới với tài sản gần 9 nghìn tỷ USD—đã nhận được chấp thuận về việc thành lập một công ty quản lý tài sản, trong đó họ sẽ sở hữu 50.1%, cùng với các đối tác là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Temasek (quỹ đầu tư quốc gia của Singapore).Các sự kiện này diễn ra sau các thông báo trước đó của các nhà quản lý quỹ u Châu là Amundi và Schroders, những công ty đã giành chấp thuận trở thành đối tác nội địa Trung Quốc vào năm ngoái (2020) với Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) và Ngân hàng Truyền thông (Bank of Communications). Vào tháng 03/3021, JPMorgan Chase đã trở thành cổ đông thiểu số trong một công ty quản lý tài sản, là công ty con của Ngân hàng Thương gia Trung Quốc (China Merchants Bank).Goldman và BlackRock không phải những người khởi xướng đầu tiên, nhưng hoạt động mở rộng gần nhất của họ sang Trung Quốc là quan trọng nhất. Goldman có lẽ là ngân hàng đầu tư ưu việt nhất Wall Street và vị trí của họ trong lĩnh vực quản lý tài sản tại Trung Quốc chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người đi theo. Giám đốc điều hành Larry Fink của BlackRock, đã luôn đánh giá cao về thị trường Trung Quốc trong nhiều năm, được coi là một tổ chức có nhiều sáng tạo và đổi mới trong số các nhà quản lý quỹ truyền thống.Một nội dung xuyên suốt các mối quan hệ đối tác này là dịch vụ quản lý tài sản (wealth management). Đây là biên giới cuối cùng (và có khả năng sinh lợi cao nhất) cho Wall Street ở Trung Quốc.Làm sao có được như vậy? Các công ty Wall Street đã đi một chặng đường dài để tạo được vị thế ở Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã từ từ mở cửa thị trường tài chính của mình với phương Tây, đầu tiên là cho phép vốn ngoại quốc được đầu tư tại thị trường trong nước và được nhận lãi kinh doanh vốn đầu tư đó (cũng có thể lỗ từ đầu tư), và gần đây là cho phép họ thành lập các công ty con ở trong nước với sở hữu đa số. Trung Quốc mới cho phép ngoại quốc được quyền sở hữu đa số tại các ngân hàng đầu tư và công ty môi giới trong nước, cho phép Wall Street được ăn chia doanh thu từ phí bảo lãnh phát hành cổ phiếu và trái phiếu mới. Và vào cuối tháng 05/2021, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã nâng giới hạn giá trị mà các ngân hàng nhỏ và ngân hàng ngoại quốc hoạt động tại Trung Quốc có thể vay trên thị trường ngoại quốc (bằng USD), điều này làm tăng khả năng mở rộng hơn nữa của các ngân hàng ngoại quốc tại Trung Quốc.Nhưng việc Bắc Kinh nới lỏng lĩnh vực quản lý tài sản là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Trung Quốc là một quốc gia của những người tiết kiệm. Làn sóng những nhà giàu mới của Trung Quốc có rất nhiều tiền mặt để đầu tư. Và thị trường quản lý tài sản của Trung Quốc phần lớn phụ thuộc vào mảng phân phối bán lẻ và kỹ thuật số. Đối tác Trung Quốc có lẽ sẽ trợ giúp các công ty Wall Street bằng các kênh bán hàng và phân phối này.Điều này mang lại cho Wall Street một nguồn doanh thu tiềm năng khổng lồ—thu phí từ hoạt động quản lý tài sản của dân số đông và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Nói cách khác, điều này cho phép Wall Street kiếm tiền từ các khách hàng bán lẻ Trung Quốc. Và không giống như phí ngân hàng đầu tư, phí quản lý tài sản này là một nguồn thu ổn định và đều đặn hơn.
Những xung đột tiềm ẩn
Như với bất kỳ công ty nào hoạt động ở Trung Quốc, có những rủi ro lớn đến từ quản lý chính phủ và các quy định. Và những rủi ro này thậm chí là lớn hơn trong ngành tài chính, nơi mà việc tuân thủ quy định là rất quan trọng để thực hiện chiến lược kinh doanh. Ngay cả các công ty Trung Quốc cũng có thể bị trừng phạt nghiêm khắc nếu qua mặt chính quyền Bắc Kinh, bằng chứng là đại tập đoàn công nghệ Ant Group bất ngờ bị hủy bỏ đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào cuối năm 2020.Wall Street có thể bị rơi vào xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đặc biệt là khi hoạt động tại nền kinh tế số 2 thế giới trở thành một phần đáng kể trong hoạt động kinh doanh của họ. Trung Cộng có thể gây ảnh hưởng mạnh đối với Wall Street nếu mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục xấu đi. Các nhà vận động hành lang quyền lực của Wall Street ở Hoa Thịnh Đốn có thể được huy động để hỗ trợ gián tiếp lợi ích của Trung Quốc nếu hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của các công ty Wall Street bị đe dọa nghiêm trọng.Trong vài tháng qua, các tập đoàn thời trang và may mặc đã ngừng sử dụng bông Tân Cương do hoạt động vi phạm nhân quyền với nhóm dân tộc Duy Ngô Nhĩ, đã bị Trung Quốc và người tiêu dùng Trung Quốc khiển trách công khai trên phương tiện truyền thông xã hội, ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng tại Trung Quốc của họ. Cũng vào cuối tháng Năm, nam diễn viên kiêm cựu đô vật chuyên nghiệp John Cena đã đưa ra lời xin lỗi công khai tới Trung Quốc sau khi ông gọi Đài Loan là một quốc gia trong một cuộc phỏng vấn trước đó với các ký giả Đài Loan. Các đánh giá của ông, vốn bị chỉ trích nhiều ở Trung Quốc, có thể tác động tiêu cực đến doanh thu phòng vé của bộ phim “Fast & Furious 9” sắp tới của Universal Pictures .Những sự cố này, mặc dù không liên quan đến ngành dịch vụ tài chính, nhưng là ví dụ về những xung đột đang diễn ra mà các công ty ngoại quốc phải đối mặt khi hoạt động tại Trung Quốc. Ví dụ, Bắc Kinh có thể khiến khách hàng Trung Quốc rút tài sản từ các nhà quản lý tài sản ngoại quốc nếu các giám đốc điều hành công ty mẹ hành động theo cách được cho là “xúc phạm” đối với Trung Cộng.Có một rủi ro dài hạn khác đối với Hoa Kỳ. Với lộ trình của các giám đốc điều hành Wall Street, những người thường sẽ nắm giữ các chức vụ cao cấp trong chính phủ Hoa Kỳ sau khi họ rời khỏi hoạt động kinh doanh, những năm hợp tác với Trung Quốc và Trung Cộng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến việc ra quyết định chính trị sau này của họ.Cụ thể, Goldman có một danh sách dài các cựu giám đốc sau này làm việc trong chính phủ, bao gồm các cựu Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson và Steven Mnuchin, cựu cố vấn kinh tế của Trump Gary Cohn, cựu thống đốc New Jersey Jon Corzine và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York William Dudley…Quan điểm trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.Do Fan Yu thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Ông Tập Cận Bình yêu cầu các ‘chiến lang’ tạo dựng hình ảnh dễ mến, đáng tin cậy hơn

Bình luận Mai Hạ • 08/06/21
Các nhà ngoại giao “chiến lang” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Epoch Times tổng hợp)Ngày 31/5, khi chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã yêu cầu các cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ “phấn đấu tạo dựng một hình ảnh Trung Quốc đáng tin cậy, dễ mến và đáng kính trọng”, “kể về những câu chuyện tốt đẹp của Trung Quốc”, khiến ngoại giới thảo luận sôi nổi. Về vấn đề này, một số học giả cho rằng động thái trên cho thấy ông Tập đã cảm nhận được cuộc khủng hoảng khi “kẻ thù trải khắp thiên hạ”, và đã phát đi tín hiệu điều chỉnh chính sách “ngoại giao chiến lang” của mình.Theo kênh truyền thông Đại Lục đưa tin, ngày 31/5, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại cuộc họp tập thể lần thứ 30 của Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Cuộc họp có chủ đề “Tăng cường nâng cao năng lực truyền thông quốc tế của Trung Quốc”. Ông Tập yêu cầu phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tăng cường và nâng cao công tác truyền thông quốc tế trong tình hình mới. Đồng thời tăng cường xây dựng năng lực giao tiếp quốc tế, cũng như phát huy hiệu quả sức mạnh phát ngôn quốc tế, và nâng tầm ảnh hưởng của nước này lên một tầm cao mới.Về vấn đề này, ngoại giới nhìn chung cho rằng dấu hiệu này cho thấy ĐCSTQ đang cố gắng làm dịu đường lối ngoại giao “chiến lang” của mình.Ngày 6/6, tờ The Guardian đã đăng bài viết của nhà bình luận về các vấn đề đối ngoại Simon Tisdall. Ông Tisdall nói rằng, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình vào ngày 31/5 dường như ám chỉ muốn sửa lỗi với xã hội phương Tây, nhưng xã hội phương Tây sẽ không tin những lời này, trừ khi ĐCSTQ thực sự thay đổi các chính sách cấp tiến của họ.Bài báo cho biết, “Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã thiết lập một thể chế chính trị sùng bái cá nhân, gần giống như tà giáo và chưa từng có kể từ thời Mao Trạch Đông”.Ông Tisdall nói rằng, giống như các chính trị gia cực tả và những người theo chủ nghĩa tân Mác-xít trên khắp thế giới, Tập Cận Bình cho rằng không phải chính sách của ông ta có vấn đề gì, mà là do những người khác không hiểu và truyền đạt những chính sách này một cách hiệu quả. Ông Tập Cận Bình đề cập trong bài phát biểu rằng, các cơ quan tuyên truyền nên “không ngừng mở rộng vòng bạn bè dư luận quốc tế, những người biết đến và là bằng hữu của Trung Quốc”“giúp người dân nước ngoài nhận thức được rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc thực sự phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân Trung Quốc”. Ông Tisdall phân tích, lẽ nào Tập Cận Bình thực sự tin rằng mọi người sẽ tin theo những lời hoang đường này? Là một người cố gắng thay thế Hoa Kỳ trở thành bá chủ toàn cầu, phát biểu của Tập Cận Bình đã thể hiện sự ngây thơ đáng kinh ngạc của ông ta. Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (NED) của Hoa Kỳ, nói rằng, ĐCSTQ luôn cố gắng kiểm soát quyền phát ngôn, mở rộng sức ảnh hưởng của truyền thông trên phạm vi toàn cầu và tác động đến dư luận thông qua việc tuyên truyền các thông tin sai lệch và chế độ kiểm duyệt. “Bắc Kinh sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi để đưa nội dung của họ thâm nhập vào giới truyền thông nước ngoài. Ví dụ thông qua các thỏa thuận chia sẻ nội dung, cho phép hàng trăm triệu người tiêu dùng tin tức trên khắp thế giới thường xuyên xem, đọc hoặc nghe thông tin do ĐCSTQ tạo ra mà không biết nguồn gốc (thực sự) của nó”.”Sự thất bại đáng xấu hổ của xã hội phương Tây trong việc bảo vệ Hong Kong khiến ông ta (Tập Cận Bình) càng to gan làm loạn, và mọi người ngày càng lo lắng rằng ông ta có thể sớm dùng vũ lực để thâu tóm Đài Loan”, bài báo viết.Bài báo còn nói rằng, ngoài Hong Kong và Đài Loan, ĐCSTQ còn liên tục gây hấn với các quốc gia khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Úc, v.v. Điều này hoàn toàn trái ngược với “quan hệ láng giềng hòa thuận” mà Bắc Kinh cố gắng tạo ra. Hiện tại, danh sách các nước phương Tây bất mãn với ĐCSTQ đang tăng lên từng ngày. Cộng đồng quốc tế đã đến điểm giới hạn và không thể dung thứ cho sự thô lỗ của ĐCSTQ.Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, ông Cao Phạt Lâm, một học giả độc lập, nói rằng, đằng sau việc kể những câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc của Tập Cận Bình, ông đã thấy ít nhất 2 cuộc khủng hoảng mà ông Tập hiện đang cảm nhận được:“Một là hoạt động tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn hiện nay ở Trung Quốc. Hoạt động này đã được thực hiện nhiều năm qua và được đầu tư rất nhiều nhân lực và tài chính, nhưng lại liên tục bị thất bại. Chúng hoặc là bị đập tan hoặc phản tác dụng”.“Điều này tạo nên một sự tương phản về hình ảnh, khơi dậy sự phản cảm trong cách phát ngôn và dẫn đến các biện pháp đối phó trong hành động. Một thế hệ các nhà ngoại giao, từ người đứng đầu Bộ Ngoại giao đến các đại sứ ở nước ngoài, hầu hết đều là những chú chiến lang”.“ ‘Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người 6 tháng ròng’. Hiệu quả của tất cả những bài viết hùng hồn, những chương trình xúc động đều tan biến, khiến thế giới cảm thấy ĐCSTQ ngôn hành bất nhất, không đáng tin cậy”.“Lời lẽ tuyên truyền rằng ‘Bạn bè của chúng ta trải khắp thiên hạ’, nhưng thực tế lại là ‘Kẻ thù của chúng ta trải khắp thiên hạ’ ”.Thứ hai là, “Với sự thịnh vượng của Internet toàn cầu, các kênh truyền thông xã hội và kênh truyền thông cá nhân, những lời tuyên truyền đối ngoại một chiều của ĐCSTQ trong quá khứ, đã trở nên vô lực, và không còn khả năng ứng phó. Những lời phát ngôn chính thống truyền thống của ĐCSTQ ngay lập tức bị phá bỏ”, ông Cao nói.Ông Cao Phạt Lâm cho rằng, nếu thể chế hiện tại của ĐCSTQ vẫn không thay đổi, thì việc ông Tập Cận Bình muốn “kể những câu chuyện hay về Trung Quốc” cũng sẽ là một nhiệm vụ bất khả thi.Mai Hạ – 
Theo Epoch Times tiếng Trung