Tin Khắp Nơi – 7/6/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Khắp Nơi – 7/6/21
  • Bangkok kêu gọi giới tướng lĩnh Miến Điện thực thi ‘‘Thỏa thuận 5 điểm’’
  • Hungary : Người dân rầm rộ phản đối dự án Trung Quốc xây ký túc xá tại Budapest
  • Kinh tế Mỹ đang rơi vào sự trì trệ thế tục?
  • Ngoại trưởng Mỹ: Quyết tâm điều tra nguồn gốc dịch bệnh, buộc chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm
  • Trung Quốc có kế hoạch xây dựng thêm hàng chục phòng thí nghiệm sinh học
  • Trung Quốc lên tiếng khi ông Trump đòi bồi thường 10.000 tỷ USD vì Covid-19

Bangkok kêu gọi giới tướng lĩnh Miến Điện thực thi ‘‘Thỏa thuận 5 điểm’’

Lãnh đạo tập đoàn quân sự, tướng Min Aung Hlaing (P), tiếp đại diện của ASEAN, thứ trưởng Ngoại Giao  Erywan Yusof của Brunei (người thứ nhất bên trái), nước chủ tịch luân phiên ASEAN, tại Naypiydaw, ngày 04/06/2021.
Lãnh đạo tập đoàn quân sự, tướng Min Aung Hlaing (P), tiếp đại diện của ASEAN, thứ trưởng Ngoại Giao Erywan Yusof của Brunei 

Trọng Thành

Trong cuộc khủng hoảng Miến Điện, Thái Lan là quốc gia tuyến đầu của khối ASEAN. Hôm nay, 06/06/2021, bộ Ngoại Giao Thái Lan ra thông báo bày tỏ « quan ngại » về tình hình bạo lực tại nhiều nơi ở Miến Điện, đồng thời kêu gọi tập đoàn quân sự sớm thực thi Thỏa thuận 5 điểm của khối ASEAN.

Trong thông cáo nói trên, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Thái Lan, Tanee Sangrat, nhấn mạnh « chúng tôi đang theo dõi sát các diễn biến tại Miến Điện, với rất nhiều lo ngại, đặc biệt về tình trạng bạo lực diễn ra tại nhiều nơi ». Thông cáo của bộ Ngoại Giao Thái Lan kêu gọi chấm dứt bạo lực, trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ sau đảo chính, và « thi hành thực sự Thỏa thuận 5 điểm của ASEAN » sớm nhất có thể.

Thái Lan, quốc gia có đường biên giới dài nhất trong các nước láng giềng của Miến Điện, lo ngại xung đột có thể kéo theo một làn sóng người tị nạn. Chính quyền Thái Lan – với lãnh đạo cũng là một cựu chỉ huy quân đội, lên nắm quyền nhờ đảo chính – được coi là có mối quan hệ gần gũi với tập đoàn quân sự Miến Điện.

Theo Reuters, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Thái Lan cho báo giới biết là « phần lớn những gì chính quyền Thái Lan đã làm không thể công bố, vì chúng tôi tin rằng ngoại giao im lặng và kín đáo giữa các nước láng giềng sẽ hiệu quả hơn và phù hợp hơn với truyền thống ngoại giao của Thái Lan ».

Tuyên bố của Bangkok về Miến Điện được đưa ra một ngày sau chuyến công du của các đặc phái viên ASEAN đến Miến Điện. Cử đặc phái viên ASEAN đến Miến Điện là một trong những yêu cầu được lãnh đạo khối Đông Nam Á đưa ra nhân thượng đỉnh ở Jakarta, Indonesia, hồi tháng 4/2021, nhằm « thúc đẩy đối thoại giữa các bên » nhằm tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng, là một nội dung chính của Thỏa thuận 5 điểm của ASEAN. Chuyến công du diễn ra trong hai ngày 4 và 5/6.

Biểu tình tại Mandalay phản đối ASEAN

Về chuyến công du nói trên của các đặc phái viên ASEAN tại Miến Điện, lực lượng đối lập chống tập đoàn quân sự bày tỏ thái độ không tin tưởng. Theo trang mạng đối lập Irrawady, hôm qua, Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (NUG) – đầu não của lực lượng chống tập đoàn quân sự – cho biết không hề trông đợi gì vào sự hỗ trợ của ASEAN, bởi cho đến nay ASEAN đã chỉ có các tiếp xúc với tập đoàn quân sự.

Theo Nikkei Asia ngày 05/6, vào lúc các đặc sứ của ASEAN gặp tướng Min Aung Hlaing tại thủ đô Naypyidaw, nhiều người phản đối đã xuống đường tại cố đô Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước. Những người biểu tình lên án khối ASEAN « vô dụng » và đốt cờ của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Một sinh viên lãnh đạo cuộc biểu tình lên án ASEAN hợp tác với tập đoàn quân sự, và khẳng định người dân Miến Điện sẽ tự mình đấu tranh để giải phóng dân tộc, mà « không chờ đợi bất kỳ sự giúp đỡ nào của ASEAN hay Liên Hiệp Quốc ».

Aung San Suu Kyi bị đưa ra khỏi nơi quản thúc

Vẫn Nikkei Asia dẫn lời một số luật sư báo động về việc bà Aung San Suu Kyi, cựu lãnh đạo chính phủ dân sự, đã bị đưa ra khỏi nhà riêng tại Naypyidaw, nơi bà bị quản thúc từ đầu đảo chính vào hôm thứ Sáu 04/06. Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (NUG) ra thông báo bày tỏ lo ngại cho tính mạng của cựu cố vấn Nhà nước.

Cách nay mươi hôm, ngày 24/05/2021, lần đầu tiên kể từ cuộc đảo chính, cựu lãnh đạo chính phủ dân sự Miến Điện xuất hiện trước công chúng. Ngay trong lần đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với luật sư, Aung San Suu Kyi đã truyền đi một thông điệp thách thức tập đoàn quân sự, với tuyên bố « đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (LND) sẽ tồn tại đến khi nào nhân dân Miến Điện còn, bởi chính nhân dân đã lập ra đảng chính trị này ».

Hungary : Người dân rầm rộ phản đối dự án Trung Quốc xây ký túc xá tại Budapest

Đông đảo người dân  Budapest xuống đường biểu tình phản đối dự án Trung Quốc xây đại học Phục Đán tại thủ đô, ngày 05/06/2021.
Đông đảo người dân Budapest xuống đường biểu tình phản đối dự án Trung Quốc xây đại học Phục Đán tại thủ đô, ngày 05/06/2021. AP – Laszlo Balogh

Thanh Hà

Hôm 05/06/2021, hàng nghìn người dân ở Budapest xuống đường phản đối chính quyền của thủ tướng Orban cho phép Trung Quốc xây dựng một khu đại học trên lãnh thổ Hungary. Phe chống đối coi đây là « con ngựa thành Troie » để Bắc Kinh cắm rễ tại Liên Hiệp Châu Âu.

Hơn 10.000 người tập hợp trước trụ sở Quốc Hội Budapest để nói « Không » với dự án xây dựng khu đại học ngay bên dòng sông Danube. Đây sẽ là khu ký túc xá đầu tiên của trường đại học Phục Đán, Thượng Hải tại Châu Âu.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban liên tục tỏ thái độ xích gần với Trung Quốc khiến cả Bruxelles lẫn Washington cùng quan ngại. Budapest đã từng đặt mua hàng triệu liều vac-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc và đã ký hợp đồng với nước khổng lồ châu Á này một dự án xây dựng tuyến đường sắt nối thủ đô Budapest của Hungary với Beograde tại Serbia.

Công luận Hungary nghi ngờ Trung Quốc đang tung tiền mua chuộc đảng Fidesz và những người thân cận của thủ tướng Orban. Thông tín viên đài RFI từ Budapest, Florence La Bruyère tường thuật về cuộc biểu tình hôm qua :

« Dưới trời nắng ấm, quảng trường thủ đô đen kín người. Một người biểu tình tay cầm cờ của Tây Tạng. Một người khác mang theo con gấu bông Winnie, một biểu tượng bị cấm ở Trung Quốc. Đô trưởng Budapest ông Gergey Karacsony trước hết lên tiếng để tưởng niệm những thanh niên Trung Quốc từng biểu tình trên quảng trườg Thiên An Môn hồi năm 1989.

Rồi ông nói : “Chúng ta không có thù hằn gì chống lại người dân Trung Quốc, mà chỉ muốn có được một khu đại học dành cho người Hungary chứ không phải là một trường đại học Trung Quốc được xây dựng với tiền thuế của người Hung”.

Bởi vì đúng là người Hungary sẽ phải tài trợ dự án xây khu ký túc xá của đại học Phục Đán và điều này khiến ông Gabor cùng vợ lo ngại. Ông nói : “Vấn đề đặt ra là Hungary đã đi vay rất nhiều tiền của Nga và Trung Quốc. Để rồi bắt các thế hệ con em phải trả món nợ đó. Không, không, không thể như vậy được”.

Hợp đồng xây dựng khu đại học với Trung Quốc không có lợi gì cho Hungary, dù vậy đảng Fidesz của thủ tướng Orban, một đảng phái bị tham nhũng làm lũng đoạn, như tố cáo của đô trưởng Budapest. Theo ông, “Đối với đảng Fidesz, dự án khu đại học Phục Đán là hồi kết của một sự tự sát về mặt đạo đức”.

Đô trưởng Gergely Karacsony muốn thách thức Viktor Orban nhân cuộc bầu cử lần tới. Là một chính khách vốn khá nhút nhát nay ông đã có vẻ tự tin hơn. Diễn văn đầy tính hài hước của ông hôm qua đã được người biểu tình nhiệt liệt hoan nghênh ».

Kinh tế Mỹ đang rơi vào sự trì trệ thế tục?

 Bình luận Sinh Bách

Kinh tế Mỹ đang rơi vào sự trì trệ thế tục?

Gánh nặng nợ nần tạo ra sự trì trệ thế tục có thể sẽ là mối lo ngại lớn nhất của nền kinh tế đứng đầu thế giới (Nguồn Pexels)

Hai tháng liên tiếp, việc làm mới tạo ra tại Mỹ đều thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường trong khi các doanh nghiệp thiếu lao động. Thời điểm thuận lợi nhất để phục hồi kinh tế lại không phục hồi như mong đợi vì chính sách thuế cao, phúc lợi cao làm tăng trưởng dài hạn chậm lại. Gánh nặng nợ nần tạo ra sự trì trệ thế tục có thể sẽ là mối lo ngại lớn nhất của nền kinh tế đứng đầu thế giới này.

Liên tiếp hai tháng gần đây, việc làm mới tạo ra của nền kinh tế Mỹ thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, ở mức 266 nghìn việc làm so với kỳ vọng 978 nghìn việc làm trong tháng Tư, và 559 nghìn việc làm so với 650 nghìn việc làm trong tháng Năm. 

Nghịch lý là việc làm Mỹ tạo ra ít hơn kỳ vọng của thị trường cầu trên thị trường lao động đang tăng. Theo báo cáo của Trading Economics, hạn chế về nguồn cung, lạm phát gia tăng và tình trạng thiếu lao động đang đè nặng lên khu vực sản xuất do nhiều công nhân, chủ yếu là phụ nữ, vẫn ở nhà. 

Các khoản trợ cấp của chính phủ có thể không khuyến khích một số người lao động tìm việc làm. Do đó, các doanh nghiệp đã phải vật lộn để bố trí lại nhân viên để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động. Trong bối cảnh khó khăn như vậy, doanh nghiệp Mỹ đang phải tăng lương để thu hút nhân viên mới, thu nhập theo giờ đã tăng 0,5%, cao hơn mức dự báo 0,2% trong tháng Năm (theo Trading Economics). 

Tổng thống tạo ra nhiều việc làm nhiều nhất trong lịch sử? 

Ông Biden tuyên bố rằng ông là tổng thống tạo việc làm nhiều nhất trong 3 tháng đầu tiên tại vị. Về số lượng, đúng là ông Biden là người tạo ra số lượng việc làm lớn nhất trong lịch sử, khoảng 1,5 triệu việc làm. 

Tuy nhiên, do số lượng lao động Mỹ tăng cao hơn, nên nếu tính theo tỷ lệ việc làm trên tổng số dân thì thành tích của ông Biden trong 3 tháng đầu tiên khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại không phải là thành tích cao nhất trong lịch sử. Thành tích này còn kém cả thành tích của tổng thống Mỹ Jimmy Carter, một tổng thống được cho là vận hành nền kinh tế không thành công trong lịch sử nước Mỹ. 

Dù sao, con số này đã khiến cử tri của ông Biden quên mất rằng thời điểm ông Biden bước vào Nhà Trắng là giai đoạn vàng khi nền kinh tế phục hồi từ đáy của đại dịch, nền kinh tế mở cửa trở lại, dịch bệnh được giảm thiểu, các tuyên truyền gây sợ hãi và động thái đóng cửa nền kinh tế lập tức bị bị dẹp bỏ trên truyền thông. Với bối cảnh như vậy, số lượng việc làm tạo ra đáng lẽ phải nhiều hơn thế nếu không có chính sách phúc lợi quá cao làm triệt tiêu động lực xin việc làm đồng thời làm tăng lương trả cho lao động Mỹ. 

Các doanh nghiệp, hộ gia đình ở Mỹ mắc kẹt ở hai đầu chi phí: lợi nhuận để lại eo hẹp vì thuế thu nhập tăng tới 30%, cơ hội tích lũy tư bản và tái đầu tư suy giảm trong khi tiền lương đang phải trả cao hơn do tiếp cận cung lao động khó khăn hơn. 

Canh bạc kinh tế của ông Biden và Fed

Phân tích kinh tế của Nhà Trắng đi đến khẳng định rằng tăng trưởng chậm lại là điều không thể tránh khỏi. Nền kinh tế Hoa Kỳ không thể tăng trưởng nhanh hơn 1,9% trong dài hạn… Không có cách nào mà một nền kinh tế đang phát triển chậm lại có thể chi trả cho cả ngân sách quốc phòng lớn hơn, các chính sách phúc lợi xã hội mở rộng mạnh mẽ của chính quyền ông Biden. Nói một cách thẳng thắn, chương trình nghị sự ngân sách như vậy đã báo trước sự suy giảm kinh tế và theo đó sẽ là vị thế chính trị của Mỹ. Câu hỏi đặt ra là liệu người dân Mỹ có thực sự sử dụng phiếu bầu của họ để lựa chọn kết cục như vậy không? Và người Mỹ làm thế nào để thịnh vượng trở lại, để lấy lại sức mạnh của họ trên trường quốc tế? 

Robert Robb, trong một bài báo trên Azcentral, kịch liệt phê phán chính sách chi tiêu của ông Biden và nói rằng chương trình nghị sự tiêu tiền ngân sách của của ông Biden là một canh bạc kinh tế lớn. Chính quyền ông Biden đang đặt cược vào một câu chuyện kinh tế cũ mèm “đầu tư của chính phủ có thể thay thế và tạo ra kết quả tốt hơn so với đầu tư tư nhân hay không?” Thực ra, đây là cách tăng trưởng, tạo việc, củng cố quyền lực chính trị của các nền kinh tế theo mô hình xã hội chủ nghĩa trong cả một thế kỷ qua. Tất cả các nền kinh tế đó đều đã sụp đổ, đói nghèo lạc hậu trong khi chính quyền phát triển thành các  chế độ độc tài và cực đoan. Mỹ, lại một lần nữa, thử nghiệm lại con đường đã được chứng minh thất bại này. 

Câu hỏi là, người Mỹ có thích đặt cược tương lai của họ vào một canh bạc lớn nhưng dễ thấy kết quả như vậy không? 

Có vẻ như, canh bạc này không chỉ mở ra bởi ông Biden. Tổng thống thứ 46 của Mỹ dường như đang phối hợp chính sách tiêu tiền ngân sách khủng của ông cho tương hợp với chính sách tiền tệ mạo hiểm của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mà thôi. Chính quyền ông Biden đang đánh bạc vào ván cờ bạc kinh tế cũ mèm “đầu tư của chính phủ có thể thay thế và tạo ra kết quả tốt hơn so với đầu tư tư nhân hay không?” (Nguồn Pexels)

Fed đang sở hữu một danh mục đầu tư đáng kể gồm các chứng khoán có thế chấp. Giờ đây, nợ liên bang và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp trở thành những khoản đầu tư ưu tiên. 

Trước tình hình căng thẳng trên thị trường tài chính năm 2008, Fed đã dùng công cụ nợ liên bang mua khoản nợ khoảng 500 tỷ USD. Fed đã không ngừng sử dụng công cụ nợ này để mua thêm nợ, là chứng khoán (có thế chấp). 

Ngày nay, Fed sở hữu 5 nghìn tỷ USD trong tổng số 24 nghìn tỷ USD nợ chính phủ quốc gia Mỹ. Fed vẫn đang tiếp tục mua nợ với tốc độ phi thường, 960 tỷ đô la một năm theo chính sách hiện hành. Nguồn vốn của Fed, từ người gửi tiền của Mỹ, khi mua tài sản để cứu doanh nghiệp Mỹ, tức là thay thế đầu tư tư nhân, thay thế quy luật thị trường bằng đầu tư nhà nước và can thiệp quy luật thị trường, có hiệu quả không? 

Câu trả lời là chương trình mua nợ khủng của Fed đã làm giảm mạnh lợi nhuận. Fed rót tiền vào thế lực nào của nước Mỹ? Hay nói cách khác, Fed đang dùng tiền tiết kiệm của người Mỹ, hơn một thập kỷ qua, đổ tiền cho những ông lớn nào trong nền kinh tế này? 

Hiệu quả kinh tế rõ ràng khi các khoản đầu tư này làm giảm mạnh lợi nhuận. Các khoản đầu tư được quyết định bởi các chính trị gia yếu đuối, hoặc bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị như vậy chưa bao giờ hiệu quả hơn khu vực kinh tế tư nhân. Lịch sử kinh tế đã chứng minh như vậy. Fed và chính quyền ông Biden chỉ đơn giản là chứng minh thêm một lần nữa kết cục này của lịch sử mà thôi. 

Sinh Bách – https://www.ntdvn.com/kinh-te/kinh-te-my-dang-roi-vao-su-tri-tre-the-tuc-195110.html

Ngoại trưởng Mỹ: Quyết tâm điều tra nguồn gốc dịch bệnh, buộc chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm

 Bình luậnĐông Phương

Ngoại trưởng Mỹ: Quyết tâm điều tra nguồn gốc dịch bệnh, buộc chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. (Ken Cedeno-Pool/Getty Images)

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố trong cuộc phỏng vấn mới nhất rằng, chính quyền Tổng thống Biden quyết tâm điều tra kỹ lưỡng nguồn gốc của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) và buộc chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.

Ông Blinken cho biết trên chương trình thời sự Axios on HBO vào ngày 6/6 rằng, đến nay Trung Quốc vẫn chưa “cung cấp cho chúng tôi sự minh bạch cần thiết” trong việc chia sẻ thông tin theo thời gian thực để các nhà điều tra và chuyên gia quốc tế truy xuất nguồn gốc dịch bệnh. Ông cũng nhấn mạnh rằng, làm như vậy chính vì lợi ích của Trung Quốc, vậy nên “Trung Quốc phải thể hiện sự minh bạch”.

Ông tiếp tục chỉ ra rằng, nếu Trung Quốc “muốn trở thành một quốc gia quốc tế có trách nhiệm”, họ sẽ phải cung cấp mọi thông tin họ có để đảm bảo điều này không tái diễn. “Lý do quan trọng tại sao chúng ta phải truy tìm nguồn gốc [COVID-19] là vì, đây là cách duy nhất để chúng ta có thể ngăn chặn trước đại dịch tiếp theo, hoặc ít nhất là kiểm soát dịch bệnh tốt hơn”.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ: Là ‘sai lầm’ khi phủ nhận khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm quá sớm

Theo Thời báo Tự do (Liberty Times) của Đài Loan, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã chỉ ra rằng, trong vài tuần đầu tiên của đại dịch, các quan chức y tế công cộng Hoa Kỳ đã phạm phải “sai lầm” khi phủ nhận quá sớm khả năng virus vô tình rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Bà Rice cho biết trong chương trình Face The Nation của đài CBS hôm 6/6 rằng, vào thời kỳ đầu đại dịch COVID-19, có quá nhiều tiếng nói theo khuynh hướng loại trừ khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, và các kênh truyền thông có trách nhiệm nhất định đối với việc này.

Cựu ngoại trưởng nói rằng, mọi người đang lo lắng về phòng thí nghiệm Vũ Hán và mức độ an toàn “không đạt tiêu chuẩn” của nó. Thông tin tình báo cũng cho thấy một số bệnh nhân có “triệu chứng đáng ngờ” vào tháng 11/2019“Có lẽ đã đến lúc bắt đầu đặt những câu hỏi sắc bén”.Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice. (Bryan Bedder/Getty Images for TIME)

Bà Rice từng là Cố vấn An ninh Quốc gia của cựu Tổng thống Bush ‘con’ trong thời gian bùng phát dịch SARS năm 2003. Bà cho biết trong đợt bùng phát SARS, Hoa Kỳ cũng gặp phải những thách thức tương tự từ Trung Quốc. “Chúng tôi biết rằng có điều gì đó đã xảy ra. Chúng tôi không thể nhận được câu trả lời từ phía Trung Quốc. Vì vậy, nếu chúng ta không muốn lặp lại những sai lầm tương tự, chúng ta phải tích cực hơn trong việc yêu cầu phía Trung Quốc hợp tác”.

“Với kinh nghiệm của chúng tôi về SARS và cúm gia cầm vào đầu những năm 2000, tôi cho rằng không nên tin vào tính minh bạch theo cách hiểu của Trung Quốc”.

Bà cáo buộc Trung Quốc che đậy dịch bệnh COVID-19 vào thời kỳ đầu mới bùng phát, cũng giống như việc họ che giấu dịch SARS trước đây, khiến các nước trên thế giới vuột mất thời cơ tốt nhất để kiểm soát và đối phó dịch bệnh.

Đông Phương (t/h) 

Trung Quốc có kế hoạch xây dựng thêm hàng chục phòng thí nghiệm sinh học

Tiến Minh •Thứ Hai, 07/06/2021

Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng hàng chục phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp ba và một phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp bốn trong vòng 5 năm tới, trong bối cảnh nước này đang bị các nhà điều tra xem xét khả năng virus corona có thể rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc hay không.

Embed from Getty Images

Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hiện có kế hoạch thành lập 25 đến 30 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3 và một phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4, tờ Financial Times đưa tin.

Viện Virus học Vũ Hán là nơi có phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp bốn bị cáo buộc tiến hành cái gọi là nghiên cứu tăng cường chức năng của virus. Giám đốc phòng thí nghiệm đó, Yuan Zhiming, đã trình bày chi tiết về những thiếu sót về an toàn của các phòng thí nghiệm Trung Quốc trong một đánh giá năm 2019.

“Một số phòng thí nghiệm sinh học cấp cao không đủ kinh phí hoạt động cho các quy trình thường xuyên nhưng quan trọng”, Yuan viết, theo Financial Times. “Do nguồn lực hạn chế, một số phòng thí nghiệm sinh học cấp 3 hoạt động với chi phí cực kỳ tối thiểu, hoặc trong một số trường hợp là không có chút nào (để đảm bảo an toàn).”

Theo Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu, Trung Quốc có mức độ đáp ứng an toàn sinh học ở mức “trung bình” so với mức “cao” của Hoa Kỳ. Quốc gia này đã thông qua luật mới để cải thiện an toàn sinh học vào năm ngoái và vào tháng 1 năm 2020, các phòng thí nghiệm an toàn sinh học cất giữ và nghiên cứu các mẫu Sars-Cov-2 đã được lệnh không tiết lộ thông tin về virus mà không có sự cho phép của chính phủ, tờ Financial Times đưa tin.

Lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm đã trở nên ngày càng đáng tin ở Hoa Kỳ cũng như tại các nước khác trong vài tuần qua, sau khi một báo cáo của Wall Street Journal tiết lộ rằng ba nhà nghiên cứu tại một phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán đã xuất hiện các triệu chứng tương tự như COVID-19 vào cuối năm 2019 – tức thời điểm trước đại dịch. 

Tuy vậy, điều này vẫn chưa được chứng minh, cũng như các giả thuyết khác nhau về cách lần đầu tiên virus lây nhiễm sang người thế nào vẫn đang còn tranh cãi.

“Chúng tôi không biết cụ thể là điều gì đã xảy ra, nhưng rất nhiều dữ liệu có thể đã bị phá hủy hoặc biến mất, vì vậy sẽ rất khó để chứng minh chắc chắn trường hợp “tăng cường chức năng” (thay đổi DNA để tăng chức năng bằng cách đưa vào tế bào gốc của loài khác) là nguyên nhân của đại dịch”, Richard Dearlove, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo MI6 của Vương quốc Anh, nói với Telegraph.

Nghiên cứu về tăng cường chức năng, vốn liên quan đến việc thay đổi và tăng lực cho virus, đang gây tranh cãi.

Tuy nhiên, có hay không có bất kỳ bằng chứng vật chất nào trong tay có thể không còn quan trọng. “Dù sao thì chúng tôi sẽ không bằng mọi giá vào đó và tìm kiếm các bằng chứng. Cũng không quan trọng liệu nó có ở đó hay không,” cựu trưởng đơn vị CIA ở Moscow Daniel Hoffman, một cộng tác viên của Fox News, cho biết hôm thứ Năm. “Người Trung Quốc sẽ không cung cấp cho chúng ta bằng chứng đâu, mà quan trọng là phải có bằng chứng cùng thời điểm đó.”

Tiến Minh (theo Fox News)

Trung Quốc lên tiếng khi ông Trump đòi bồi thường 10.000 tỷ USD vì Covid-19

Trung Quốc lên tiếng đáp trả sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Bắc Kinh bồi thường cho Washington 10.000 tỷ USD vì những thiệt hại mà đại dịch Covid-19 gây ra

Trung Quốc lên tiếng khi ông Trump đòi bồi thường 10.000 tỷ USD vì Covid-19 - 1
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Ảnh: Reuters).

“Ông Trump liên tục phớt lờ thực tế, cố trốn tránh trách nhiệm khi không ứng phó được đại dịch và tìm cách đánh lạc hướng dư luận”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay 7/6 khi được hỏi về việc ông Trump đề nghị Trung Quốc bồi thường 10.000 tỷ USD thiệt hại do Covid-19 gây ra.

Ông Uông nói, khi ông Trump còn đương chức, hơn 24 triệu người Mỹ đã mắc Covid-19 và hơn 410.000 người thiệt mạng vì đại dịch này. “Chúng tôi tin rằng người Mỹ có đánh giá công bằng ai là người phải chịu trách nhiệm, không ai khác chính là những chính trị gia phớt lờ mạng sống và sức khỏe của người dân”.

Bình luận của ông Uông đưa ra trong bối cảnh ông Trump tiếp tục quy trách nhiệm cho Trung Quốc gây ra đại dịch Covid-19.

“Đã đến lúc Mỹ và thế giới yêu cầu giới lãnh đạo Trung Quốc bồi thường và chịu trách nhiệm. Chúng ta phải cùng lên tiếng đòi Trung Quốc trả giá. Mỹ cần lập tức thực hiện các bước áp thuế 100% lên mọi hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc”, ông Trump phát biểu tại Hội nghị đảng Cộng hòa bang North Carolina hôm 5/6.

Ông Trump nói rằng, Trung Quốc phải bồi thường cho Mỹ ít nhất 10.000 tỷ USD bởi đại dịch đã khiến Mỹ thiệt hại gần 16.000 tỷ USD và cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người.

Ông Trump cho rằng, Trung Quốc lẽ ra đã có thể ngăn chặn được Covid-19 trước khi nó trở thành đại dịch toàn cầu. Ngoài ra, ông Trump và các đồng minh cũng đưa ra giả thuyết cho rằng virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Khi ông Trump còn đương nhiệm, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lập ra một nhóm chuyên trách điều tra giả thuyết virus SARS-CoV-2 thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Nhóm này đã bị giải thể không lâu sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức hồi đầu năm nay. Những người chỉ trích cho rằng, ông Trump và các đồng minh đưa ra giả thuyết virus gây đại dịch Covid-19 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm nhằm “đổ lỗi” cho Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, giới khoa học và giới làm chính sách Mỹ bất ngờ lật lại giả thuyết này. Tổng thống Joe Biden đã chỉ đạo cộng đồng tình báo Mỹ đưa ra một kết luận rõ ràng hơn về giả thuyết virus có nguồn gốc tự nhiên và giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm.

Trung Quốc nhiều lần bác bỏ giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, thay vào đó đưa ra các giả thuyết cho rằng virus có thể bắt nguồn từ một nơi nào khác trên thế giới và đưa vào Trung Quốc. Trung Quốc cũng phản đối việc các nước kêu gọi mở rộng điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Vũ Hán sau chuyến điều tra của nhóm chuyên gia quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu hồi tháng 2 năm nay.

THỐNG KÊ DỊCH COVID-19

Thế giớiViệt NamCa nhiễm174.210.2712.695Tử vong3.747.39440Bình phục157.594.3541.479

Quốc gia / Lãnh thổ Số ca nhiễm Tử vong Bình phục
Hoa Kỳ 34.211.687 612.386 28.123.111
Ấn Độ 28.974.152 350.631 27.282.022
Brazil 16.947.062 473.495 15.342.286
Pháp 5.712.753 109.998 5.409.110
Thổ Nhĩ Kỳ 5.293.627 48.255 5.167.350
Nga 5.135.866 124.117 4.743.202
Vương quốc Anh 4.522.476 127.841 4.277.098
Italy 4.233.698 126.588 3.918.657
Argentina 3.955.439 81.214 3.529.033
Đức 3.709.268 89.872 3.542.700
Tây Ban Nha 3.697.987 80.196 3.471.163
Colombia 3.571.067 91.961 3.310.737
Iran 2.971.270 81.183 2.565.972
Ba Lan 2.875.328 74.160 2.645.877
Mexico 2.433.681 228.804 1.939.596
Ukraine 2.215.052 51.215 2.094.971
Peru 1.983.570 186.511
Indonesia 1.863.031 51.803 1.711.565
Nam Phi 1.696.564 56.974 1.578.033
Hà Lan 1.664.427 17.681 1.535.791
Cộng Hòa Séc 1.663.607 30.164 1.626.306
Chile 1.434.884 30.058 1.355.224
Canada 1.393.299 25.742 1.344.001
Philippines 1.276.004 21.969 1.195.181
Iraq 1.229.121 16.566 1.146.745
Romania 1.078.952 30.878 1.043.171
Thụy Điển 1.078.062 14.485 1.002.915
Bỉ 1.070.802 25.033 985.968
Pakistan 933.630 21.323 864.931
Bồ Đào Nha 853.034 17.036 812.174
Israel 839.585 8 6.418 832.981 17
Bangladesh 812.960 12.869 753.240
Hungary 806.089 29.866 717.254
Nhật Bản 762.401 13.574 706.644
Jordan 740.502 9.541 721.895
Serbia 713.840 6.924 701.411
Thụy Sĩ 698.369 10.838 659.808
Áo 647.079 10.640 631.294
Malaysia 622.086 3.460 534.357
Nepal 591.494 7.990 497.960
UAE 585.039 1.702 564.509
Lebanon 541.628 7.769 524.500
Ma-rốc 521.530 9.181 509.277
Ả Rập Saudi 458.707 7.471 441.860
Ecuador 432.739 386 20.814 5 398.645
Bulgaria 419.473 17.820 386.099
Hy Lạp 410.166 12.301 382.817
Bêlarut 400.422 2.919 392.744
Kazakhstan 395.064 4.076 367.285
Slovakia 390.451 12.414 376.450
Bôlivia 387.162 15.024 306.819
Panama 382.475 6.402 368.365
Paraguay 373.165 9.874 306.695
Croatia 357.608 8.091 348.274
Tunisia 355.732 12.980 311.340
Georgia 349.405 4.934 334.519
Azerbaijan 334.747 4.945 327.114
Costa Rica 327.979 4.153 247.905
Kuwait 317.197 1.795 301.137
Uruguay 316.535 4.640 275.138
Palestine 310.026 3.517 301.881
Cộng hòa Dominican 301.984 3.655 246.216
Đan Mạch 286.948 2.520 272.371
Lithuania 276.543 4.309 259.909
Ethiopia 272.914 4.209 246.247
Ai Cập 267.972 15.352 196.604
Ireland 264.826 4.941 247.362
Guatemala 261.958 8.294 239.176
Moldova 255.501 6.137 248.062
Slovenia 255.432 4.390 247.381
Bahrain 251.078 1.119 228.370
Venezuela 242.138 2.719 222.531
Honduras 241.826 6.479 86.150
Ô-man 225.095 2.424 205.305
Armenia 223.212 4.463 214.504
Qatar 218.798 569 215.635
Sri Lanka 207.979 1.789 176.045
Bosnia and Herzegovina 204.410 9.411 176.589
Thái Lan 179.886 1.269 129.516
Kenya 172.639 3.308 118.226
Nigeria 166.767 2.117 163.096
Bắc Macedonia 155.418 5.458 149.496
Cuba 150.103 1.025 143.105
Hàn Quốc 144.637 1.974 134.861
Latvia 134.888 2.413 128.619
Albania 132.384 2.452 129.702
Algeria 131.283 325 3.527 9 91.413 215
Estonia 130.156 1.264 124.716
Na Uy 126.923 785 88.952
Ghana 94.228 787 92.362
Phần Lan 93.281 959 46.000
Trung Quốc 91.267 4.636 86.228
Afghanistan 82.326 3.251 58.998
Cameroon 78.929 1.275 73.974
Đảo Síp 72.779 363 70.701
Luxembourg 70.256 818 68.764
Maldives 67.950 187 48.086
Mông Cổ 66.443 313 54.081
Singapore 62.210 33 61.660
Namibia 59.092 920 52.390
Jamaica 48.983 971 26.424
Bờ biển Ngà 47.490 306 46.969
Sénégal 41.713 1.148 40.298
Sudan 36.004 2.697 29.716
Cambodia 34.833 266 28.092
DRC 33.338 805 27.751
Malta 30.571 419 30.080
Australia 30.194 910 29.147
Rwanda 27.245 360 26.225
Trinidad và Tobago 26.410 577 15.911
Guiana thuộc Pháp 24.935 126 9.995
Réunion 24.901 189 22.796
Gabon 24.591 154 22.815
Guinea 23.255 162 21.284
Mayotte 20.176 173 2.964
Mauritania 19.817 468 18.805
Polynesia thuộc Pháp 18.889 142 18.721
Eswatini 18.653 673 17.903
Guyana 17.665 409 15.374
Suriname 16.541 350 12.518
Guadeloupe 16.530 221 2.250
Andorra 13.777 127 13.557
Togo 13.539 125 13.249
Burkina Faso 13.453 167 13.265
Curaçao 12.279 123 12.137
Seychelles 12.158 42 10.883
Martinique 12.040 95 98
Hồng Kông 11.866 210 11.584
Đài Loan 11.491 286 1.133
Aruba 11.057 107 10.886
Việt Nam 8.983 53 3.509
Guinea Xích đạo 8.626 118 8.203
Iceland 6.612 30 6.530
Saint Lucia 5.133 80 4.899
San Marino 5.090 90 4.998
Gibraltar 4.300 94 4.199
Quần đảo Channel 4.066 86 3.956
Liechtenstein 3.022 58 2.942
New Zealand 2.682 26 2.639
Monaco 2.508 33 2.469
St. Vincent Grenadines 2.076 12 1.845
Saint Martin 2.040 12 1.399
Bhutan 1.703 1 1.405
Antigua và Barbuda 1.263 42 1.214
St. Barth 1.005 1 462
Quần đảo Faeroe 744 1 699
Tàu Diamond Princess 712 13 699
Quần đảo Cayman 587 2 575
Brunei 244 3 231
Macao 51 49

Cập nhật lần cuối: 11:55 07/06/2021. Nguồn: WorldOMeter

Minh Phương – Theo PTI