Tin Khắp Nơi – 08/5/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Khắp Nơi – 08/5/21

* Nhà khoa học Mỹ đăng video tiết lộ về chiến tranh sinh học của ĐCSTQ
* Mỹ, Nga, Trung ‘đốp chát’ nhau tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc
* ĐCSTQ nhận được trát tòa từ Mỹ vì để phát tán dịch bệnh COVID-19
* Miến Điện: Quân đội từ chối tiếp đại diện ASEAN khi chưa ổn định tình hình
* Bong bóng nợ kỷ lục và vỡ nợ kỷ lục từ Trung Quốc đến Mỹ

Nhà khoa học Mỹ đăng video tiết lộ về chiến tranh sinh học của ĐCSTQ
Tiêu Nhiên•Thứ Bảy, 08/05/2021

Chuyên gia sinh học Mỹ, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Các chiến dịch đặc biệt Thái Bình Dương, ông Lawrence Sellin gần đây đã tiết lộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực thi kế hoạch thu thập virus trên quy mô lớn, còn nghiên cứu dẫn đến dịch COVID-19 bùng phát được hoàn thành ở nhiều cơ sở quân sự. 

https://youtu.be/qFSQihHAjdE

Trong loạt video nặng ký được đăng tải trên Youtube, có một video gần đây mà ông Sellin chia sẻ về kết quả của kỹ thuật phân tích lưu lượng mà đội ngũ điều tra virus Trung Cộng (virus corona mới) sử dụng đối với mạng lưới nghiên cứu virus của dự án vũ khí sinh học của ĐCSTQ. 

Dưới đây là phần chữ viết được dịch từ video: 

Tôi là tiến sĩ Lawrence Sellin, tôi muốn truyền tải những thông tin dưới đây cho tất cả các quan chức chính phủ và truyền thông, nhất là những người trong giới khoa học. Xuất phát từ mục đích chính trị hoặc kinh tế, họ tiếp tục tuyên bố lời nói dối rằng COVID-19 (virus Trung Cộng) có nguồn gốc từ tự nhiên. Virus Trung Cộng không phải có nguồn gốc từ tự nhiên, COVID-19 (virus Trung Cộng) là sản vật nghiên cứu tăng cường chức năng virus rộng rãi của ĐCSTQ, là đến từ dự án hợp tác của các nhà khoa học dân sự – quân sự của ĐCSTQ, cũng tức là COVID-19 (virus Trung Cộng) là được tạo ra từ phòng thí nghiệm. 

COVID-19 có rất nhiều đặc trưng không bình thường, không cách nào sử dụng quá trình tiến hóa bình thường để giải thích. 

Điểm phân cắt kiểu furin của COVID-19, điều này đều không tồn tại ở trong bất cứ chủng virus corona trên dơi nào tương tự COVID-19. Mọi người đều biết, điểm cắt furin có thể tăng cường tính truyền nhiễm và tính chí mạng của virus, trong khi nhà khoa học ĐCSTQ biết làm thế nào để chèn thêm điểm cắt furin nhân tạo. 

Vậy thì vấn đề còn lại là: Virus COVID-19 được tạo ra từ đâu? Tạo ra như thế nào? Là sự cố rò rỉ hay là cố ý thả ra?

Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ, các nghiên cứu virus giữa quân sự và dân sự không có sự phân tách thực sự, ĐCSTQ cố ý để quân sự và dân sự dung hợp lại, đây là một trong những mục tiêu trong kế hoạch “5 năm lần thứ 13” của ĐCSTQ bắt đầu từ năm 2016. 

Cuối năm ngoái, do chế độ kiểm duyệt của ĐCSTQ và chính phủ phương Tây và cả truyền thông đối với khoa học, đã ngăn cản sự lan tỏa của thông tin khoa học mới về virus Trung Cộng, cho nên tôi quyết định thay đổi sách lược phân tích của mình. Rất nhiều người trong các bạn có thể đã nghe nói về máy mật mã Enigma của Đức trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, và cả nỗ lực của Anh tại Bletchley Park nhằm phá giải mật mã. Ông Alan Turing là một trong những nhà phá giải mật mã nổi tiếng nhất, nhưng còn có một thiên tài không được nổi tiếng như thế. Trước khi máy Enigma được phá giải, Gordon Welch đã vận dụng một loại được gọi là kỹ thuật phân tích lưu lượng để xác định hướng hành động của quân đội Đức và thứ tự tác chiến của Đức, v.v. Dự án này được gọi là SIXTA. 

Tôi và nhiều nhà nghiên cứu virus Trung Cộng đã thông qua phương pháp phân tích SIXTA cải tiến để phân tích về mạng lưới nghiên cứu virus của dự án vũ khí sinh học của ĐCSTQ, kết quả phát hiện như sau: 

Dự án vũ khí sinh học của ĐCSTQ có 3 cấp bậc: dưới tầng cấp viện nghiên cứu dân dụng và đại học, có ẩn chứa tầng cấp quân sự bí mật. Loại kết cấu này cung cấp kênh liên lạc dự án nghiên cứu virus giữa ĐCSTQ và quốc tế, từ đó giúp cho dự án nghiên cứu virus của ĐCSTQ nhận được tri thức, kỹ năng và nguồn tiền. 

Khởi nguồn và cốt lõi truyền thống của dự án vũ khí sinh học của ĐCSTQ không phải là y học mà là khoa học thú y, ở một mức độ nào đó cũng liên quan đến nghiên cứu nông nghiệp. Quân đội đế quốc Nhật Bản thời kỳ Thế chiến thứ 2 đã xây dựng trung tâm nghiên cứu vũ khí sinh học “Lực lượng 731” ở Mãn Châu Quốc, tên chính thức được gọi là “Bộ Phòng dịch Cấp nước Đạo quân Quan Đông”. Trung tâm nghiên cứu vũ khí sinh học thứ hai là “Lực lượng 100”, tên chính thức được gọi là “Nhà máy phòng dịch chiến mã Đạo quân Quan Đông”. 

Sau năm 1949, ĐCSTQ bắt chước theo phương thức của Nhật Bản (Lực lượng 731) đưa nghiên cứu vũ khí sinh học vào nghiên cứu thú ý. Thiết lập “Viện nghiên cứu y tế quân mã” (ngựa quân dụng) và các trung tâm nghiên cứu tương tự tại Bắc Kinh, Thành Đô, Quảng Châu, Nam Kinh và Vân Nam. Những cơ quan này cơ bản là đối lập với bộ tư lệnh chiến khu, gần như nhận lệnh của bộ chỉ huy quân sự của nơi đóng trú. Năm 1953, 5 trường đại học thú ý quân đội sáp nhập thành cơ cấu đại học ở Trường Xuân, cách địa chỉ của Lực lượng 731 chỉ 140 dặm Anh về phía nam. 

Viện nghiên cứu virus học Vũ Hán là trung tâm của đại dịch lưu hành đã bị để ý nhiều nhất, nhưng nhiều nghiên cứu về virus gây bùng phát đại dịch virus COVID-19 (virus Trung Cộng), thực ra là cùng hoàn thành (nghiên cứu) ở nhiều cơ sở do quân đội kiểm soát. Các dự án nghiên cứu này lại được khoác lên cái tên “Kế hoạch liên hợp nuôi mầm bệnh và sản xuất vắc-xin”. 

Dưới sự dẫn đầu của Viện nghiên cứu thú y quân sự Trường Xuân, ĐCSTQ đã tiến hành công tác thu thập virus quy mô lớn tại Trung Quốc và toàn thế giới, chính kế hoạch thu thập virus này đã cung cấp khung của virus corona trên dơi cho việc tạo virus Trung Cộng, cũng đã cung cấp một số cấu trúc virus trung gian do con người tạo ra, ví dụ giống như RaTG-13 là một cấu trúc virus không tồn tại thực tế, nhưng RaTG-13 bị trích dẫn sai lầm một cách rộng rãi thành tổ tiên của nguồn gốc tự nhiên của virus Trung Cộng. 

Dưới sự giám sát và đôn đốc của Viện Khoa học Y học quân sự Giải phóng quân tại Bắc Kinh, “virus corona ‘rất có tính lây truyền’ bị thu thập và sàng lọc ra để nghiên cứu thêm nữa, đồng thời gửi cho Viện nghiên cứu virus học Vũ Hán, phòng thí nghiệm liên quan của Đại học Vũ Hán, và cả bệnh viện quân y của Vũ Hán. 

Trong các video sau, tôi sẽ nói về việc ĐCSTQ làm thế nào lợi dụng giao lưu quốc tế để phát triển dự án chiến tranh sinh học của bản thân họ, đặc biệt là phương thức thâm nhập dự án nghiên cứu virus của Mỹ. 

Bối cảnh khoa học và quân đội của ông Lawrence Sellin
Ông Lawrence Sellin nhận bằng thạc sĩ sinh học tại Đại học Seton Hall năm 1973. 

Năm 1978 ông nhận bằng tiến sĩ sinh lý học tại Đại học Y khoa và Nha khoa New Jersey (University of Medicine and Dentistry of New Jersey (UMDNJ)). Sau đó, ông đã hoàn thành ba năm đào tạo sau tiến sĩ tại Khoa Sinh lý, Trường Y Đại học Virginia và Khoa Dược của Đại học Lund (Thụy Điển).

Năm 1980, ông trở thành nghiên cứu sinh sau đại học về sinh lý sinh học tại Viện Các bệnh Truyền nhiễm của Quân đội Mỹ ở Fort Detrick, Maryland. Trong thời gian này ông tiến hành nghiên cứu tác dụng của điện sinh lý đối trong xử lý của chỗ kết nối thần kinh đối với độc tố botulinum. 

Năm 1984 – 1989, ông làm việc tại Viện Nghiên cứu Rượu Phần Lan; ông là người đồng phát minh ra hai hợp chất đã được cấp bằng sáng chế;

Năm 1989, ông làm quản lý phân bổ tài trợ nghiên cứu cho Quỹ khoa học Quốc gia Mỹ và Viện nghiên cứu Y tế quốc gia; 

Năm 1992 – 2000, ông làm giám đốc toàn cầu về Thương mại điện tử và Mạng internet của Công ty Dược phẩm AstraZeneca.

Liên quan đến chủ đề rộng rãi về phương diện khoa học và thương mại, ông có hơn 90 xuất bản phẩm, đồng thời nhiều lần phát biểu tại các hội nghị thương mại quốc tế.

Bối cảnh quân đội: Tháng 7/2006, ông Lawrence Sellin nhận học vị thạc sĩ nghiên cứu chiến lược của Viện chiến tranh lục quân Mỹ. Ông nhận được huân chương chiến tranh viễn chinh chống khủng bố toàn cầu và huân chương bộ binh chiến đấu, v.v. Ông Là Đại tá lực lượng dự bị lục quân Mỹ, là cựu chiến binh trong cuộc chiến ở Afghanistan. Hiện ông là Tham mưu Trưởng Bộ Tư lệnh Tác chiến Chiến dịch Đặc biệt Thái Bình Dương. 

Liên tiếp tweet tiết lộ sự thật virus Trung Cộng
Gần đây ông Lawrence Sellin liên tiếp đăng tweet, từng bước tiết lộ sự thật về nguồn gốc virus mà ông phát hiện. 

Ngày 4/5, ông Lawrence Sellin liên tiếp đăng 5 tweet, tweet đầu tiên là chia sẻ lại tweet của người dùng “MosTrans”: Mối quan hệ mật thiết của 3 nhân vật quân đội Hạ Thành Trang (Xia Chengzhang), Tần Xuyên (Qin Chuan) và Kim Ninh Nhất (Jin Ningyi). Đồng thời đăng hình ảnh chụp kết quả tìm kiếm về luận văn khoa học có sự hợp tác của 3 người này và đã được công bố. Bài đăng chỉ ra, yếu tố cốt lõi của kế hoạch chiến tranh sinh học của ĐCSTQ chính là thú y quân sự, đã làm những nghiên cứu nào và có mối liên hệ với ai. 

#COVID19 detective @No3Mos shows the effectiveness of virus research network analysis. A core element of the Chinese Communist Party biowarfare program is the military veterinarians, what research they did and to whom they were linked. https://t.co/A4fSWvsjFa

— Dr. Lawrence Sellin (@LawrenceSellin) May 4, 2021

Tweet thứ hai, chia sẻ tweet tiếng Trung vào ngày 3/5 của người dùng Twitter “Devon Y”: Hạ Thành Trang thông qua thí nghiệm truyền đời trên chuột, sau khi trải qua 9 đời, đã dùng tế bào MDCK nhân rộng virus, thu được virus JN-P9-2-M1, mầm bệnh virus này có độc tính gấp ít nhất 1000 lần so với độc tính virus ban đầu; có được sự nâng cao bước đầu đối với năng lực gây bệnh cho chuột. Tweet này còn đính kèm ảnh chụp báo cáo phân tích nghiên cứu. Sự tiết lộ về việc quân đội ĐCSTQ đối với bệnh AIDS thường xuyên sử dụng phòng thí nghiệm điều khiển truyền đời liên tục khiến virus biến thành nguy hiểm hơn, y học thú y quân sự là một phần quan trọng của kế hoạch chiến tranh sinh học của ĐCSTQ. 

In several Tweets #COVID19 detective @devonJ32130301 shows that Chinese Communist Party military veterinarians were routinely using the laboratory manipulation of serial passage to make viruses more dangerous. Military veterinarians are a key part of the CCP’s biowarfare program. https://t.co/N2HY2BL17j

— Dr. Lawrence Sellin (@LawrenceSellin) May 4, 2021

Dòng Tweet tiếng Trung thứ 3: Gửi tới tất cả trinh thám COVID-19. Xin hãy tìm kiếm ZC45 và ZXC21 đã xảy ra điều gì? ZC45 và ZXC21 được nghiên cứu tại Đại học quân y thứ 3 vào năm 2018, sau đó đã biến mất. Họ đã đi những phòng thí nghiệm nào khác? Viện nghiên cứu thú y quân sự Trường Xuân? Đồng thời đính kèm ảnh chụp quan điểm của nhà khoa học Trung Quốc đào thoát đến Mỹ là cô Diêm Lệ Mộng liên quan đến khung virus ZC45 và ZXC21 của virus Trung Cộng và độc tính thần kinh của nó. 

致所有COVID-19侦探。 请搜索。
ZC45和ZXC21发生了什么?
ZC45和ZXC21于2018年在第三军医大学进行了研究,然后消失了。
他们去了哪些其他实验室? 长春军事兽医研究所? pic.twitter.com/d10SY6wIJt

— Dr. Lawrence Sellin (@LawrenceSellin) May 4, 2021

Dòng tweet thứ tư chia sẻ lại tweet của người dùng Twitter “Devon Y”: Thông qua nghiên cứu thêm về virus trên dơi, đã thành công lấy ra được 2 virus SARS mới, virus mới SL-CoVsZC45 nhiễm trên chuột sữa, đến từ đại học quân y lục quân của Giải phóng quân ĐCSTQ, năm 2010. Dòng tweet đồng thời đính kèm trang mạng của báo cáo này. Tiến sĩ Lawrence Sellin hưởng ứng dòng tweet tiếng Trung: Gửi tất cả trinh thám COVID-19. Nguồn vốn: Dự án nghiên cứu hậu cần quân sự (mã AWS161020,AWS161021,AWS16102) thông thường có nghĩa là sự liên kết với Viện nghiên cứu thú y quân sự Trường Xuân. Hà Bươu (He Biao) của Viện nghiên cứu thú y quân sự đã thu thập ZC45 và ZXC21 từ dơi. Theo dòng tiền (tìm manh mối), đồng thời đăng liên kết tweet liên quan đến Hà Bươu của mình vào ngày 22/4. 

致所有COVID-19侦探。 资金:军事后勤研究项目(编号AWS161020,AWS161021,AWS16102)通常意味着与长春军事兽医研究所的链接。 (Biao He) 军事兽医研究所的何彪从蝙蝠身上收集了ZX45和ZXC21。 跟着钱。 https://t.co/87Kuj5goOY https://t.co/b90GEp9zQ7

— Dr. Lawrence Sellin (@LawrenceSellin) May 4, 2021

Dòng tweet thứ 5: Đúng vậy RaTG13 là họ hàng gần gũi nhất với COVID-19, bởi vì nó cũng là được cải tạo từ phòng thí nghiệm mà ra, là virus quá độ trung gian hướng đến COVID-19, ĐCSTQ và một số nhà khoa học phương Tây có sức ảnh hưởng và thân Cộng đã viết hơn 100 bài liên quan đến virus giả, lừa gạt các nhà khoa học khác. Bài đăng của ông cũng đính kèm ảnh liên quan đến quan điểm về RaTG13 của cô Diêm Lệ Mộng.

Yes, RaTG13 is the closest relative to #COVID19 because it is also a laboratory construct, an intermediate, drawing board virus on the way to COVID-19. The CCP & some influential CCP-friendly Western scientists fooled other scientists to write 100s of articles about a fake virus. pic.twitter.com/3w9oM4JRwT

— Dr. Lawrence Sellin (@LawrenceSellin) May 4, 2021 

Tiêu Nhiên, Vision Times – https://trithucvn.org/the-gioi/nha-khoa-hoc-my-dang-video-tiet-lo-ve-chien-tranh-sinh-hoc-cua-dcstq.html

Mỹ, Nga, Trung ‘đốp chát’ nhau tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc – VOA

https://www.voatiengviet.com/a/5882976.html

ĐCSTQ nhận được trát tòa từ Mỹ vì để phát tán dịch bệnh COVID-19 

Tiêu Nhiên•Thứ Bảy, 08/05/2021

Gần đây, Tổng chưởng lý tiểu bang Mississippi tiết lộ tiểu bang này đang tiến hành tố tụng đòi ĐCSTQ bồi thường thiệt hại do COVID-19 gây ra. Bang Mississippi đã gửi đơn đến Trung Nam Hải, nhiều cơ quan của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Viện virus học Vũ Hán. Tuy vậy, ĐCSTQ lại không hề lên tiếng về việc này. Ông Trình Tường, nhà bình luận thời sự Hồng Kông, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc cho rằng đây là lần đầu tiên một cơ quan có quyền lực cấp chính quyền gửi trát cho ĐCSTQ, đây là chuyện tốt, đồng thời có thể dẫn đến hiệu ứng chấn động, dẫn đến việc đóng băng tài sản của ĐCSTQ tại Mỹ.

Ngày 25/8, công dân Mỹ Ken Gibson, đã xé cờ năm sao trước LSQ Trung Quốc tại New York để phản đối việc che giấu dịch bệnh và gây ra đại dịch toàn cầu. (Song Shenghua / The Epoch Times).
Tiểu bang Mississippi gửi trát tòa án đến Trung Nam Hải, nhiều Bộ và Ủy ban Trung ương
Theo Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) trích dẫn báo cáo của Fox News, Tổng chưởng lý Lynn Fitch của tiểu bang Mississippi hôm thứ Hai (ngày 3/5) đã cho biết: “Do hành động ác ý và nguy hiểm của Trung Quốc (ĐCSTQ), nên gia đình và doanh nghiệp tại tiểu bang Mississippi cần nhận được bồi thường kinh tế”. “Tố tụng hiện đang tiến hành trong trình tự tư pháp, chúng tôi chờ đợi biểu dương chính nghĩa vì người dân tiểu bang Mississippi.”

Theo truyền thông địa phương WLBT tại tiểu bang Mississippi đưa tin, tòa án khu vực phía nam của tiểu bang này đã gửi đi trát tòa án vào ngày 9/12/2020, đơn vị nhận được trát tòa án gồm có: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia ĐCSTQ, Bộ Quản lý Ứng cứu khẩn cấp, Bộ Dân chính, Chính quyền tỉnh Hồ Bắc và Chính quyền thành phố Vũ Hán. Tòa án còn gửi trát tới Viện Nghiên cứu Virus học Vũ Hán và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, bởi vì có chứng cứ cho thấy virus được truyền ra từ các viện này. 

Trong chương phát thanh internet, nhà bình luận thời sự Trình Tường có phân tích liên quan đến vấn đề này. Ông cho biết đây là lần đầu tiên một cơ quan có quyền lực cấp chính quyền  của Mỹ gửi trát tòa án cho ĐCSTQ vì dịch bệnh, “là một chuyện vô cùng tốt, ít nhất cần buộc ĐCSTQ đưa ra giải thích và hồi đáp về chuyện này.” Trong thời kỳ đầu dịch bệnh, ông đã viết nhiều bài phân tích, chỉ ra việc ĐCSTQ làm thế nào che giấu dịch bệnh, dẫn đến dịch bệnh phát tán khắp Trung Quốc, rồi từ khắp Trung Quốc phát tán ra toàn thế giới, “hoàn toàn là do ĐCSTQ che giấu dịch bệnh mà gây ra đại dịch bùng phát toàn cầu.”

Theo quy định pháp luật, những thực thể ĐCSTQ nói trên sau khi nhận được trát tòa án của tiểu bang Mississippi thì cần phải đưa ra hồi đáp trong vòng 21 ngày, nếu không có hồi đáp, tòa án khu vực sẽ thông báo họ “đưa ra phán quyết đối với bạn trong tình huống mặc nhận”. Trát tòa án đã gửi đi gần 5 tháng, không có thông tin cho thấy bị cáo có câu trả lời cho tòa án phía Mỹ, cũng chưa thấy ĐCSTQ phát huy bản sắc chiến lang, tấn công hành động pháp lý của nước ngoài. 

Tổng thống Brazil cáo buộc ĐCSTQ tạo ra virus gây chiến tranh hóa học?
Chính quyền tiểu bang có thể yêu cầu liên bang đóng băng tài sản của ĐCSTQ
Ông Trình Tường cho biết, giống như khi Tòa án quốc tế xét xử vấn đề chủ quyền Biển Đông, ĐCSTQ có thể áp dụng các thủ đoạn khác nhau như không thừa nhận, không đếm xỉa, đe dọa cắt đứt ngoại giao, v.v. Tuy nhiên, từ việc tiểu bang Mississippi chính thức gửi trát tòa án cho ĐCSTQ, vụ việc này càng trở thành vụ án có thể đưa ra tòa án để xét xử. Một khi tòa án phán quyết ĐCSTQ phải bồi thường thì sẽ liên quan rất rộng. Đến lúc đó, “tiểu bang Mississippi có thể yêu cầu Mỹ đóng băng tài sản của ĐCSTQ tại Mỹ, ít nhất là tài sản của ĐCSTQ tại tiểu bang Mississippi có thể sẽ bị đóng băng.” Mặc dù tài sản của ĐCSTQ tại đó chưa hẳn là rất nhiều, nhưng lại mở ra tiền lệ được chính quyền liên bang Mỹ công nhận và coi tài sản của ĐCSTQ tại Mỹ làm vật thế chấp. 

Ông Trình Tường cho biết, đến lúc đó sẽ có kịch hay để xem, bởi vì một tiểu bang đòi bồi thường thành công, “nhiều tiểu bang tại Mỹ như thế cũng xuất hiện dịch bệnh nghiêm trọng, vậy thì các tiểu bang đó đều làm theo, thì chính phủ liên bang có thể sẽ buộc phải đóng băng tài sản của ĐCSTQ tại Mỹ và dùng đó làm bồi thường. Đây là trường hợp tôi hy vọng sẽ thấy xảy ra, nhất định phải đưa ĐCSTQ ra trừng trị theo pháp luật.”

Định tội sẽ tạo ra hiệu ứng chấn động, nhiều tiểu bang hơn nữa sẽ đòi bồi thường
Ngoài tiểu bang Mississippi ra, Fox News còn đưa tin, tiểu bang Missouri là tiểu bang đầu tiên đưa ra tố tụng đối với ĐCSTQ vào tháng Tư năm ngoái, yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm đối với dịch bệnh lây lan toàn cầu, đồng thời yêu cầu ĐCSTQ bồi thường “thiệt hại to lớn về tính mạng, sự đau khổ của nhân loại và xáo động kinh tế” do virus gây ra. Tố tụng này cáo buộc “sau khi ĐCSTQ tiến hành hành lừa dối, che giấu, không làm tròn trách nhiệm và không hành động gì đã dẫn đến dịch bệnh lưu hành rộng khắp.” Đầu tháng Tư năm nay, Dân biểu kỳ cựu Đảng Cộng hòa Mỹ Jim Banks một lần nữa kêu gọi chính quyền Biden kiện ĐCSTQ lên Tòa án Quốc tế, đồng thời yêu cầu ĐCSTQ bồi thường tổn thất kinh tế to lớn.

Ông Trình Tường cho biết, khi bước đầu tiên định tội của ĐCSTQ thành công, bước tiếp theo chính là phán quyết ĐCSTQ cần bồi thường bao nhiêu tiền. “Đương nhiên, ĐCSTQ sẽ không bồi thường, nhưng chỉ có cần có thể lập án, khi tòa án công nhận những tội lỗi, trách nhiệm dân sự này, và tuyên bố mức độ bồi thường, thì các tiểu bang khác có thể làm theo cách làm của tiểu bang này, đưa ra yêu cầu đề xuất tố tụng với tòa án địa phương.”

Làn sóng truy cứu trách nhiệm này cũng phối hợp với việc ngày càng nhận thức rõ được mối đe dọa của ĐCSTQ của xã hội Mỹ. Ông Trình Tường nói, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ trước đó đã thông qua dự luật liên đảng “Dự luật cạnh tranh chiến lược năm 2021”, trong đó có đề xuất toàn diện rất nhiều biện pháp ứng phó với mối đe dọa của ĐCSTQ từ quân sự, kinh tế, chính trị đến giao lưu học thuật, đều có lượng lớn biến pháp ứng phó toàn diện đối với thách thức của ĐCSTQ. “Có thể thấy xã hội Mỹ đã thức tỉnh, nhìn thấy mối đe dọa mà xã hội của họ đối mặt là đến từ ĐCSTQ.”

Trung Nam Hải không dám hồi đáp, các Bộ và Ủy ban Trung ương của ĐCSTQ không có quyền miễn trừ
Nhà bình luận thời sự Chu Hiểu Huy cũng có bài viết phân tích về chuyện tiểu bang Mississippi gửi trát tòa án cho ĐCSTQ. Ông chỉ ra, tòa án khởi tố ĐCSTQ, là để tránh hạn chế của “Luật miễn trừ chủ quyền nước ngoài” (FSIA).  Bởi vì FSIA hạn chế người Mỹ kiện chính phủ nước ngoài, nhưng nếu kiện ĐCSTQ kiểm soát chính phủ, thì lại không chịu trở ngại của FSIA. 

Hiện tại, dịch bệnh trên toàn cầu đã khiến hơn 150 triệu người lây nhiễm, khoảng hơn 3,25 triệu người tử vong. Chỉ riêng ở Mỹ đã có 32,6 triệu người xác nhận lây nhiễm. Ông Chu Hiểu Huy chỉ ra, Trung Nam Hải không dám hồi đáp vụ kiện, là vì trong lòng họ vô cùng lo sợ, cao tầng Bắc Kinh biết rõ đầu sỏ gây ra dịch bệnh hiện tại đang ngày càng lan rộng khiến hơn hàng triệu người tử vong, chính là Viện Nghiên cứu Virus học Vũ Hán và ĐCSTQ. Hiện tại liên tiếp có tiếng nói của các nước trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, Thụy Điển, Ý, Tây Ban Nha và Brazil yêu cầu truy trách nhiệm ĐCSTQ, đã hình thành nhận thức chung về việc truy trách nhiệm ĐCSTQ. 

Ông nói, đối mặt với hành động truy cứu trách nhiệm của nhiều nước như Mỹ, v.v, Bắc Kinh đột nhiên trở lên nhát gan, giả câm giả điếc, cơ bản không dám nói sự thật cho người dân trong nước. Cần biết rằng mặc dù chính quyền ĐCSTQ có quyền miễn trừ ngoại giao, nhưng các cơ quan bị kiện như Ủy ban Y tế Quốc gia, Bộ Quản lý ứng cứu khẩn cấp, Bộ Dân chính, Chính quyền tỉnh Hồ Bắc, Chính quyền thành phố Vũ Hán và Viện nghiên cứu virus Vũ Hán, không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao. Một khi tòa án Mỹ xét xử vắng mặt, phán quyết những bị cáo này cũng phải gánh trách nhiệm tương ứng và bồi thường, thì tài sản nước ngoài của ĐCSTQ cũng rất có khả năng bị đóng băng. Kết quả như thế này là điều mà ĐCSTQ rất sợ hãi. 
Đăng ngày: 08/05/2021 
Tiêu Nhiên, Vision Times 

Miến Điện: Quân đội từ chối tiếp đại diện ASEAN khi chưa ổn định tình hình

Đăng ngày: 08/05/2021 

Lực lượng an ninh Miến Điện vây bắt người biểu tình chống đảo chính tại Rangoon, ngày 07/05/2021.
Lực lượng an ninh Miến Điện vây bắt người biểu tình chống đảo chính tại Rangoon, ngày 07/05/2021. AFP – STR

Thu Hằng3 phút

Tập đoàn quân sự Miến Điện sẽ không tiếp bất kỳ đại diện nào của ASEAN cho đến khi tái lập được ổn định trong nước. Trong khi trước đó, tướng Min Aung Hlaing, đích thân tham dự một hội nghị của ASEAN ngày 24/04/2021 tại Jakarta (Indonesia), đã chấp nhận “5 điểm” nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Miến Điện mà các nước trong Hiệp Hội Đông Nam Á đưa ra.

Ngày 07/05, ông Kaung Htet San, một phát ngôn viên của Hội đồng Điều hành Nhà nước, khẳng định “chỉ khi nào đạt được mức an toàn và ổn định, chúng tôi sẽ hợp tác về vấn đề đặc phái viên” của ASEAN, còn “tại thời điểm này, chúng tôi ưu tiên cho an ninh và ổn định của đất nước”.

Theo hãng tin Reuters, tập đoàn quân sự Miến Điện cho biết sẽ cân nhắc những đề xuất được nêu tại thượng đỉnh ASEAN – chấm dứt tình trạng bạo lực, đối thoại giữa quân đội và đối lập, cho phép hoạt động nhân đạo, cho phép một đặc phái viên của ASEAN đến Miến Điện – nếu họ thấy có lợi.

Trong khi đó, Trung Quốc đề xuất tổ chức một cuộc họp ngoại trưởng với ASEAN vào tháng 06, trong đó sẽ đề cập về cuộc khủng hoảng Miến Điện. Thông tin được trang Kyodo News đưa ngày 07/05 vào lúc ASEAN dường như đang tìm hậu thuẫn từ Mỹ và Trung Quốc nhằm tìm giải pháp cho tình hình ở Miến Điện.

Kể từ khi quân đội đảo chính vào đầu tháng 02/2021, có ít nhất 774 người bị thiệt mạng vì lực lượng an ninh ở Miến Điện, theo tổng kết ngày hôm quan07/05 của ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, hơn 3.700 người vẫn đang bị giam giữ.

Các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn hàng ngày ở nhiều thành phố lớn, như tại ít nhất 10 điểm ở thủ phủ kinh tế Rangoon ngày 07/05. Theo các hình ảnh được đăng trên mạng xã hội, rất nhiều người bị bắt tại Rangoon trong ngày 08/05, trong khuôn khổ chống “khủng bố”, theo lý giải của quân đội. Hôm trước (07/05), lực lượng du kích Quân đội Giải phóng Quốc gia Karen (KNLA) đã chiếm và đốt một chốt gác của quân đội chính phủ sau khi quân lính bỏ chạy. Trước đó 10 ngày, chốt gác đầu tiên cũng đã bị quân nổi dậy đốt.

RFI

Bong bóng nợ kỷ lục và vỡ nợ kỷ lục từ Trung Quốc đến Mỹ

 Bình luận Thủy Tiên – Hữu Nguyên 

Bong bóng nợ kỷ lục và vỡ nợ kỷ lục từ Trung Quốc đến Mỹ

Khối nợ toàn cầu, gồm nợ của các chính phủ, công ty và hộ gia đình, đã được bơm thêm 24 nghìn tỷ USD vào năm ngoái để bù đắp thiệt hại kinh tế của đại dịch, nâng tổng số nợ toàn c

Bong bóng nợ kỷ lục khiến các cụm từ liên quan đến đổ vỡ tài chính như “default” (mất khả năng trả nợ đúng hạn), “margin call” (cuộc gọi tăng ký quỹ đảm bảo tỷ lệ an toàn cho tài khoản vay nợ để đầu tư tài sản tài chính)… sẽ trở thành các thuật ngữ đáng quan tâm nhất trong năm 2021…

Quả bóng nợ lớn kỷ lục và nóng bỏng khắp toàn cầu sau đại dịch

Khối nợ toàn cầu, gồm nợ của các chính phủ, công ty và hộ gia đình, đã được bơm thêm 24 nghìn tỷ USD vào năm ngoái để bù đắp thiệt hại kinh tế của đại dịch, nâng tổng số nợ toàn cầu lên mức cao nhất mọi thời đại là 281 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2020, tương đương hơn 355% GDP toàn cầu, theo báo cáo của Viện của Tài chính Quốc tế (IIF). Giám đốc nghiên cứu bền vững Emre Tiftik và nhà kinh tế Khadija Mahmood của IIF tại Washington cho biết các nền kinh tế khắp toàn cầu, cả khối chính phủ cũng như tư nhân, có thể có ít lựa chọn ngoài việc tiếp tục vay vào năm 2021. Điều này có nghĩa là chúng ta tiếp tục chứng kiến khối nợ kỷ lục mới sẽ được thiết lập trong năm 2021. 

Thực ra, đại dịch không chỉ là nguyên nhân gây ra nợ kỷ lục. Chẳng qua là mức nợ toàn cầu cứ năm sau lại soán ngôi kỷ lục của năm trước đó do hàng thập kỷ chính sách tiền tệ giá rẻ đã kích thích nợ và bơm phồng giá tài sản tài chính toàn cầu. Khối nợ toàn cầu ngày một mở rộng và liên tiếp đạt kỷ lục, gấp hơn 3 lần GDP toàn cầu: nợ gấp 3,22 lần tổng số của cải làm ra trong 1 năm (năm 2020 con số này 3,55 lần), theo công bố của IIF hồi quý 3/2019. Báo cáo cho thấy Trung Quốc và Mỹ là hai con nợ lớn nhất của thế giới, chiếm hơn 60% mức tăng trưởng nợ toàn cầu năm 2019.

Đại dịch chỉ kích thích các chính phủ tăng chi tiêu, tăng thâm hụt ngân sách (vay nợ để bù đắp thâm hụt) để kích thích tăng trưởng kinh tế mà thôi. 

Nợ toàn cầu được bơm phồng không chỉ vì chính sách tiền tệ giá rẻ và cung tiền khổng lồ mà còn vì chi tiêu khủng của các chính phủ do được cổ vũ bởi học thuyết sai lầm của Keynes rằng bàn hay hữu hình trong chi tiêu của chính phủ có thể kích thích tăng trưởng hiệu quả. Hiệu quả mà Keynes khẳng định trong chi tiêu của chính phủ đã được chứng minh trong thực tiễn là thấp hơn nhiều so với khu vực tư nhân bằng nhiều nghiên cứu nghiêm cẩn. Các nghiên cứu nghiêm túc đối với một loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế lơn, từ lạm phát đình trệ lớn của thập kỷ 1970 đến thập kỷ mất mát ở Nhật Bản sau chương trình chi tiêu chính phủ trong những năm 1990, gần đây nhất là cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu [2008-2009] đã chứng minh rằng không có chương trình kích thích [chi tiêu chính phủ] nào ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới thành công. 

Đúng như vậy, tăng trưởng vẫn ì ạch, thất bại kinh tế gia tăng nhưng vỡ nợ khu vực tư tại 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu với các kỷ lục mới soán ngôi kỷ lục cũ. 

Các vụ vỡ nợ trái phiếu tăng cao kỷ lục tại Trung Quốc

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, các công ty Trung Quốc đã vỡ nợ 74,75 tỷ NDT (11,4 tỷ USD) trái phiếu trong nước trong 3 tháng đầu năm 2021, cao hơn gấp đôi so với kỷ lục được thiết lập một năm trước đó, trong khi số nợ trái phiếu ra nước ngoài tăng gần gấp ba lần lên 3,7 tỷ USD. 

Các khoản vỡ nợ trung bình hàng tháng trong nước trong nửa cuối năm 2020 đã tăng từ mức 9,2 tỷ NDT trong nửa đầu năm lên 13,6 tỷ NDT, chiếm 47%. Khoảng 39 công ty Trung Quốc cả trong nước và nước ngoài đã vỡ nợ gần 30 tỷ USD trái phiếu vào năm 2020, đẩy tổng giá trị lên cao hơn 14% so với năm 2019.

Các công ty vỡ nợ ở Trung Quốc bao gồm Tập đoàn nắm giữ cổ phần điện và than Yongcheng – vỡ nợ với trái phiếu 1 tỷ NDT, nhà sản xuất chip Tsinghua Unigroup do chính phủ hậu thuẫn – vỡ nợ với trái phiếu 1,3 tỷ NDT. Một ví dụ khác là Huachen Automotive Group Holdings, công ty bị vỡ nợ vào tháng 11 năm ngoái, vụ vỡ nợ của công ty này thống trị các tiêu đề báo chí trong một thời gian dài. 

Các công ty bất động sản chiếm 27% trong tổng số 15,1 tỷ USD nợ không thể trả của quý trước đối với trái phiếu trong nước và nước ngoài. Các nhà phát triển bất động sản có tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc tăng nhanh chóng trong vài năm qua. Trong quý đầu tiên của năm nay có 2 công ty vỡ nợ là Công ty Phát triển Đất đai China Fortune và Công ty Tập đoàn Bất động sản Thiên Tân, cả hai đều không trả được hơn 10 tỷ NDT trái phiếu. Công ty máy tính Tsinghua Unigroup Co. và Hainan Airlines Holding Co. cũng đứng đầu danh sách các công ty có khoản nợ lớn không thể trả đúng hạn vào đầu năm 2021.

Vụ vỡ nợ đình đám nhất là Tập đoàn Đại học Bắc Kinh. Các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ trái phiếu USD của tập đoàn này với con số lên tới 82 tỷ USD. Không chỉ trái phiếu USD phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài, tập đoàn này cũng đã bị vỡ nợ 36,5 tỷ NDT (tương đương 5,6 tỷ USD) trái phiếu trong nước (theo Financial Times).  

Vụ đổ vỡ gây hoang mang thực sự trên thị trường tài chính Trung Quốc ngay đầu năm 2021 lại đến từ một trong 4 công ty nhà nước xử lý nợ xấu của Trung Quốc là China Huarong Asset Management Ltd., gọi tắt là China Huarong. Sự việc xảy ra khi China Huarong đã không thể công bố báo cáo tài chính tại sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông trước hạn chót ngày 31/3 vừa qua. Nhà chức trách chỉ công bố rằng công ty này đang trong quá trình “tái cấu trúc”. Thuật ngữ “tái cấu trúc” các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thường ám chỉ rằng doanh nghiệp đó đã rơi vào trạng thái phá sản, tương tự với trường hợp Tập đoàn Đại học Bắc Kinh.  

Cho đến nay, chưa có bất kỳ phản hồi nào của cơ quan có thẩm quyền về tình trạng của China Huarong. Điều này có nghĩa 22 tỷ USD trái phiếu, một khoản nợ xấu trong hệ thống tài chính Trung Quốc được China Huarong bán ra thế giới, có thể trở thành rác. 

Sự đổ vỡ của ông lớn nhà nước ôm nợ xấu này hiện đang lây lan sự hoang mang và tâm lý bán tháo nhiều tài sản tài chính trên thị trường tài chính Trung Quốc. Khi công ty xử lý nợ xấu lớn nhất Trung Quốc bất lực trong việc xử lý nợ xấu và bắt đầu đổ vỡ, đó sẽ không phải là sự đổ vỡ thông thường, đó là dấu hiệu khởi đầu cho sự đổ vỡ của hệ thống.

Hàng loạt các vụ vỡ nợ đã làm dấy lên tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu trong nước của Trung Quốc, thị trường này có lẽ là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, khi chính phủ trung ương của họ phá vỡ giả định lâu nay rằng họ sẽ bảo đảm cho tất cả các trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

“Việc phát hành trái phiếu tín dụng ở một số tỉnh đã bị đóng băng kể từ khi có các vụ vỡ nợ, điều này có thể làm tăng rủi ro tái cấp vốn trong toàn bộ không gian tín dụng và gây ra khủng hoảng tài chính khu vực”, ông Peter Ru, giám đốc danh mục đầu tư cấp cao tại công ty quản lý đầu tư tư nhân Neuberger Berman (Mỹ), cho biết.

Ông Owen Gallimore, nhà phân tích tín dụng cấp cao của ngân hàng ANZ tại Singapore cho biết: “Có rất nhiều tiêu cực trên thị trường trái phiếu. Các trái chủ chỉ đầu tư vì nhận thấy có được sự hỗ trợ, chứ không phải vì trái phiếu này đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản. Phần lớn các công ty phát hành cho vay quá mức và chỉ giao dịch dựa trên sự đảm bảo ngầm”.

Xếp hạng tín nhiệm luôn cực tốt trước mọi vụ phá sản: Từ Mỹ tới Trung Quốc

Tại Mỹ, các tổ chức xếp hạng bị cáo buộc là nguyên nhân tạo ra các cuộc khủng hoảng tài chính lớn – từ sự sụp đổ thị trường tài chính của thành phố New York vào giữa những năm 1970, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, vụ bê bối Enron năm 2001, đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. 

Ngay trước khi tập đoàn Enron vỡ nợ năm 2001, xếp hạng tín nhiệm của hãng này vẫn được đánh giá mức tốt nhất. Tương tự như vậy với nợ dưới chuẩn của Mỹ trước 2008, các khoản nợ dưới chuẩn được đánh giá mức tốt, đáng tin cậy bất chấp rủi ro tài chính quá lớn. Các đánh giá này khiến tiền đổ vào các khoản nợ xấu, làm phình to bong bóng nợ và thị trường tài sản để rồi sụp đổ ngay sau đó. 

Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P đã xếp hạng tín dụng AAA (mức xếp hạng cao nhất hiện có) cho một phần lớn các khoản vay rủi ro nhất trên thị trường nợ có thế chấp (CDO) năm 2007. Khi bong bóng bất động sản vỡ vào năm 2007, nhiều khoản vay đã trở nên tồi tệ do giá nhà đất giảm và các chủ nợ xấu không có khả năng tái cấp vốn.

Trung Quốc không ưa thích 03 ông lớn xếp hạng tín nhiệm toàn cầu của Mỹ, họ dùng các hãng xếp hạng tín dụng trong nước của họ. Nhưng kết quả chẳng khác gì. Nói nặng lời, vẫn là công cụ giúp các nhà phát hành nợ lừa dối nhà đầu tư mà thôi. Một dạng thuốc gây mê. 

Theo Reuters, hơn 90% các tổ chức phát hành nợ được xếp hạng của Trung Quốc đã được xếp hạng AA hoặc cao hơn trước khi vỡ nợ. Nhiều nhà đầu tư biết rằng các tổ chức xếp hạng trong nước không đáng tin cậy, đặc biệt là đối với một số DNNN “xác sống” được xếp hạng AAA. 

Giữa xếp hạng tại Trung Quốc và xếp hạng của 03 ông lớn xếp hạng ở Mỹ thường khác biệt trung bình từ 7 đến 8 khía cạnh. Nhưng kết quả cuối cùng có vẻ không khác nhau là bao. 

Tháng 11/2020, Yongcheng Coal & Power Holding Group, một công ty khai thác mỏ ở Hà Nam thuộc sở hữu của chính quyền tỉnh, đã không thanh toán được tiền gốc và lãi cho một thương phiếu trị giá 1 tỷ NDT mặc dù được xếp hạng AAA. Điều này gây ra làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu. 

Ngay sau khi thị trường đi xuống, người ta phát hiện ra rằng nhiều trái phiếu của các công ty được xếp hạng AAA và AA đã trở thành trái phiếu rác, chủ tịch NIFD Li Yang, cho biết.

Điều này dẫn đến việc nhiều công ty nhà nước hủy bỏ kế hoạch gây quỹ do nhà đầu tư không còn lòng tin vào tình hình tài chính của họ mặc dù các công ty này được xếp hạng đầu tư. Các công ty chứng khoán, kế toán và cơ quan xếp hạng liên quan đang bị các cơ quan quản lý Trung Quốc điều tra về vai trò của họ trong vụ bê bối trái phiếu Yongcheng.

Nhiều trái phiếu do các công ty Trung Quốc phát hành, bao gồm cả các công ty nhà nước, được đánh giá là có cấp độ đầu tư cao nhưng tỷ lệ vỡ nợ của trái phiếu AA+ lại là một con số đáng kinh ngạc, lên đến 82% vào năm ngoái, dữ liệu của NIFD cho thấy.  

“Một trái phiếu AA tốt sẽ tốt hơn nhiều so với một trái phiếu được xếp hạng AAA xấu, vì vậy bạn không thể chỉ nhìn vào xếp hạng tín dụng. Cần phải tránh các doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng AAA với tình trạng dư thừa năng lực và có gánh nặng lịch sử nặng nề”, ong Yun Zhanhua, Phó chủ tịch của First Capital Securities, cho biết trong một buổi hội thảo.

Các nhà quản lý Trung Quốc ngày càng lo ngại về hậu quả từ các biện pháp kinh tế khẩn cấp được áp dụng từ đầu năm nay. Tỷ lệ nợ trên GDP của quốc gia này đã tăng từ 245,4% cuối quý 3 năm 2019 lên 266,4% GDP cuối quý ba năm 2020, theo Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS).

Tại Mỹ, các vụ vỡ nợ bắt đầu đến từ các cuộc gọi ký quỹ

Một cuộc gọi ký quỹ là gì? Nhiều quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư lớn đặt cược đòn bẩy vào cổ phiếu bằng cách sử dụng tài khoản ký quỹ, vay nợ để đầu tư vào tài sản tài chính. 

Tài khoản ký quỹ cho phép nhà đầu tư vay tiền từ các nhà môi giới (là các ngân hàng thương mại lớn, các định chế tài chính…) để mua các sản phẩm tài chính, thường là cổ phiếu, trái phiếu. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để mua một lượng cổ phiếu lớn hơn so với lượng tiền mặt hoặc tài sản khác của nhà đầu tư. Kỹ thuật này thường được gọi là mua “ký quỹ” và nó đi kèm với rủi ro cao. 

Khi thị trường không đi lên mà đi xuống thì đây là lúc các cuộc gọi ký quỹ phát huy tác dụng. Một nhà đầu tư mua cổ phiếu ký quỹ, nhà môi giới yêu cầu người vay phải có một số lượng tài sản thế chấp tối thiểu để đảm bảo vị thế an toàn nhất định. Nếu nhà đầu tư không đáp ứng được mức tối thiểu này trong bất kỳ thời điểm nào khi nắm giữ cổ phiếu, thì nhà môi giới sẽ thực hiện một cuộc gọi ký quỹ, tức là yêu cầu bổ sung thêm tiền mặt hoặc buộc phải bán tháo tài sản đang nắm giữ dù là bán lỗ.  

Nếu nhà đầu tư không thể đáp ứng mức tối thiểu này, thì người đi vay có thể sẽ bị vỡ nợ, dẫn đến thiệt hại cho nhà môi giới.

Vào ngày 26 tháng 3 năm 2021 vừa qua, Archegos vỡ nợ do các lệnh dừng ký quỹ (margin call) từ một số ngân hàng đầu tư toàn cầu, bao gồm Credit Suisse và Nomura Holdings, cũng như Goldman Sachs và Morgan Stanley. Những ngân hàng này cũng chính là những tổ chức cho quỹ Archegos vay để đầu cơ. Theo Bloomberg, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của quỹ này chỉ đạt mức 1:5, mức cực kỳ rủi ro. 

Sự sụp đổ bất thường này diễn ra khi thị trường thanh khoản tốt, giá cổ phiếu tăng chóng mặt, lạm phát chưa tăng, lãi suất cực thấp, các công cụ khuyến khích nợ vẫn đang hết sức mở rộng cửa cho mọi nhà đầu tư cá nhân và tổ chức… Bất chấp bối cảnh “đẹp như mơ” của giới đầu cơ và đầu tư tại Mỹ cũng như toàn cầu, cơ cấu vốn và tài sản của Archegos Capital Management yếu ớt đến mức quỹ phòng ngừa rủi ro này mất khả năng trả nợ, bị tổ chức môi giới ra lệnh dừng ký quỹ (margin call) và thất bại trong việc thanh lý tài sản (chính là các cổ phiếu đang nắm giữ) để giảm tỷ lệ ký quỹ. 

Bên cạnh đó, việc một quỹ đầu cơ nhỏ của Mỹ trên Phố Wall vỡ nợ đã khiến khối lượng cổ phiếu mà quỹ này đang giữ bị bán tháo trên TTCK của cả Mỹ và Trung Quốc. Một người đang đi dạo trên Phố Wall, New York trong khi virus corona Vũ Hán khiến hầu hết các công ty và thị trường tài chính phải đóng cửa, vào ngày 23/4/2020. (Ảnh: Getty)

Theo Business Insider, quỹ này đang bán tháo ra thị trường 20 tỷ USD cổ phiếu đang nắm giữ gồm cổ phiếu của các hãng truyền thông Mỹ, các doanh nghiệp công nghệ lớn của Trung Quốc. Khối lượng bán tháo khủng đã khiến TTCK Mỹ và Trung Quốc bay mất nhiều tỷ USD chỉ trong vài ngày. 

Morgan Stanley và Goldman Sachs, các broker của Archegos, đã gây ấn tượng mạnh vào ngày 26/3 với doanh số bán hàng (cổ phiếu mà Archegos có vị thế bán) khổng lồ. Theo Bloomberg, các chủ nợ của quỹ Archegos có thể lỗ tới 9 tỷ USD (tạm tính sau tuần đầu tiên vỡ nợ). 

Morgan Stanley được cho là đã bán khoảng 13 tỷ USD cổ phiếu trong các công ty như nhà điều hành trình duyệt Internet Trung Quốc Baidu (BIDU), công ty dạy kèm trực tuyến Trung Quốc GSX Techedu (GSX), trang thương mại điện tử hàng xa xỉ Farfetch có trụ sở tại London. (FTCH) và kênh truyền hình Discovery (DISCA).

Goldman Sachs được cho là đã bán được 6,6 tỷ USD cổ phiếu của Baidu – vốn được mệnh danh danh là “Google của Trung Quốc”, công ty có hệ thống cửa hàng giảm giá trực tuyến Trung Quốc VIPShop Holdings (VIPS) và công ty công nghệ truyền thông trực tuyến Tencent Music Entertainment (TME), một liên doanh giữa Spotify (SPOT) và gã khổng lồ trò chơi Trung Quốc và chủ sở hữu siêu thị WeChat là Tencent Holdings (TCTZF).

Cổ phiếu của Baidu đã giảm 5% tại sàn giao dịch Hong Kong vào thứ Hai (ngày 29/3). Baidu đã tiến hành niêm yết thứ cấp tại thành phố này vào tuần trước, huy động được 23,7 tỷ đô la Hong Kong (3 tỷ USD). 

Bilibili (BILI), nhà sản xuất trò chơi điện tử Trung Quốc niêm yết trên sàn Nasdaq, bắt đầu giao dịch tại Hong Kong vào thứ Hai với đợt chào bán thứ cấp – thu được 20,2 tỷ đô la Hong Kong (2,6 tỷ USD). Cổ phiếu của Bilibili (HK: 9626) mất 1,0% để đóng cửa ở mức giá 800 đô la Hong Kong – giảm so với mức giá “may mắn” của họ là 808 đô la Hong Kong.

Trong làn sóng rủi ro vỡ nợ doanh nghiệp, làn sóng thanh trừng các tập đoàn tài chính công nghệ lớn trong nước, các công ty công nghệ Trung Quốc rơi vào cảnh “hoạ vô đơn chí” khi Phố Wall có “kẻ vỡ nợ”. Giá cổ phiếu của doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc mà quỹ phòng ngừa rủi ro Archegos Capital Management đang phải bán tháo sụt giá thê thảm. 

Sự kiện này dường như nhắc nhở Bắc Kinh rằng khi tiền giá rẻ ngập Phố Wall, Trung Quốc sẽ không chỉ là kẻ hưởng lợi mà cũng đồng thời là kẻ gánh rủi ro trực tiếp từ bong bóng tài sản do dòng tiền này tạo nên. Bởi thế, khoản tiền khổng lồ 1,9 nghìn tỷ USD của chính quyền ông Biden và các chương trình “nới lỏng định lượng” của Fed sẽ không hề dễ chịu với một nền kinh tế đang chất chứa quá nhiều bong bóng tài sản, bất cân đối vốn như Trung Quốc. 

Thủy Tiên – Hữu Nguyên

NGUỒN TIN THAM KHẢO

  1. https://www.iif.com/Portals/0/Files/content/Global%20Debt%20Monitor_Feb2021_vf.pdf
  2. https://www.e-elgar.com/shop/usd/what-s-wrong-with-keynesian-economic-theory-9781785363757.html
  3. https://financialpost.com/pmn/business-pmn/chinas-record-surge-of-defaults-driven-by-property-developers
  4. http://globalchinacenter.shss.ust.hk/media_reports/debt-chinas-state-owned-firms-spotlight-credit-tightening-raises-default-pressure#:~:text=and%20Social%20Science-,Debt%20at%20China’s%20state%2Downed%20firms%20in%20spotlight,credit%20tightening%20raises%20default%20pressure&text=China’s%20big%20state%2Downed%20firms,government%20researchers%20and%20analysts%20said.
  5. https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-01-11/china-s-record-30-billion-bond-defaults-seen-rising-this-year
  6. https://citywireselector.com/news/what-is-going-on-with-china-s-corporate-debt-drama/a1460083
  7. https://qz.com/1991073/how-many-funds-are-a-margin-call-away-from-failing-like-archegos/
  8. https://www.proactiveinvestors.com/companies/news/945168/investment-banks-tumble-over-us-hedge-fund-defaults-on-massive-margin-call-945168.html 
  9. https://www.vernonlitigation.com/blog/2021/march/banks-face-billions-in-losses-as-archegos-defaul2/
  10. https://citywireselector.com/news/credit-suisse-expects-significant-losses-after-us-hedge-fund-defaults-on-margin-calls/a1487423