Tin Khắp Nơi – 05/6/21
Tin tổng hợp 05/6/21
* Hải Quân Việt Nam – Trung Quốc lập “đường dây nóng” giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông
* Covid-19 : Dân Việt Nam rất nghi ngại vac-xin Trung Quốc
* Một quan chức cao cấp Trung Quốc nắm nhiều bí mật đào thoát sang Mỹ
* TNS Josh Hawley kêu gọi Tiến sĩ Fauci từ chức vì scandal e-mail
* Không ai sợ hay tôn trọng Hoa Kỳ dưới thời ông Biden
* TQ bảo Mỹ “tự nhìn vào gương” sau khi Hoa Kỳ vinh danh các nạn nhân Thiên An Môn
* 4 tháng sau đảo chính, quân đội Myanmar vẫn không dẹp được các cuộc biểu tình
Hải Quân Việt Nam – Trung Quốc lập “đường dây nóng” giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông
Tầu Hải Cảnh Trung Quốc 46001 (T) truy đuổi tầu Hải Cảnh Việt Nam trong vùng biển ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Ảnh chụp ngày 01/06/2014 và được công bố ngày 05/06/2014. AFP – STRThanh Hà
Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông không ngăn cản Hải Quân Việt Nam và Trung Quốc đồng ý tăng cường hợp tác, tránh để xảy ra xung đột. Nhật báo South China Morning Post ngày 02/06/2021 tiết lộ thông tin về cuộc họp trực tuyến hồi cuối tháng Năm giữa tư lệnh Hải Quân hai nước.
Tăng cường hợp tác giữa Hải Quân Việt Nam và Trung Quốc, mở rộng các hoạt động trao đổi sau đại dịch Covid-19. Trên đây là nội dung chính sau cuộc họp qua cầu truyền hình hôm 28/05/2021 giữa chuẩn đô đốc Trần Thanh Nghiêm, tư lệnh Hải Quân Việt Nam và đô đốc Thẩm Kim Long (Shen Jinlong), lãnh đạo Hải Quân Trung Quốc. Theo nguồn tin từ báo Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trong cuộc trao đổi này, hai bên đồng ý « nghiên cứu thiết lập đường dây nóng (…) chủ động xử lý các vấn đề nảy sinh, tiếp tục phát huy tốt cơ chế tuần tra liên hợp trên Vịnh Bắc Bộ ». Bài báo không đề cập đến căng thẳng tại Biển Đông.
Trong khi đó nhật báo Hồng Kông lưu ý, đối thoại giữa lãnh đạo Hải Quân hai nước diễn ra sau cuộc điện đàm giữa chủ tịch Tập Cận Bình và Nguyễn Xuân Phúc cách nay 10 ngày. Lãnh đạo hai nước đã đồng ý « thắt chặt quan hệ » song phương. Tuy nhiên thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc về trao đổi giữa hai ông Tập Cận Bình và Nguyễn Xuân Phúc tránh đề cập đến căng thẳng giữa Bắc Kinh với Hà Nội về tra tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông.
Trả lời South China Morning Post, chuyên gia Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á Yusof Ishak của Singapore ghi nhận, trao đổi giữa tư lệnh Hải Quân Việt Nam và Trung Quốc nằm trong khuôn khổ « chiến lược đề phòng xảy ra rủi ro » trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh. Chiến lược này bao gồm luôn cả « các yếu tố cân bằng và kết nối ». Nghĩa là « bên cạnh những nỗ lực nâng cấp khả năng quân sự và khả năng thực thi pháp luật hàng hải để đối phó với thái độ quyết đoán của Trung Quốc », chính quyền Hà Nội cũng muốn « thúc đẩy hợp tác chính trị, kinh tế và quân sự » với nước láng giềng sát cạnh này nhằm « duy trì quan hệ hòa bình và có lợi cho cả đôi bên ». Ông Lê Hồng Hiệp kết luận, thúc đẩy hợp tác giữa Hải Quân hai nước « là một phần trong nỗ lực nói trên ».
Một chuyên gia Trung Quốc thuộc Viện Nghiên Cứu Biển Đông ở Hải Nam được South China Morning Post trích dẫn thì tin rằng đường dây nóng Việt – Trung một khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng và sẽ giúp « nâng cao mức độ tin cậy » giữa Hải Quân hai nước. Chuyên gia này nhìn nhận vấn đề an ninh lớn nhất đối với Trung Quốc và Việt Nam hiện tại là tranh chấp ở Biển Đông.
Bắc Kinh khẳng định máy bay Trung Quốc «không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào»
Còn trong quan hệ giữa Bắc Kinh với Kuala Lumpur, một ngày sau vụ Malaysia tố cáo phi cơ quân sự Trung Quốc xâm nhập không phận của quốc gia Đông Nam Á này, hôm 02//05/2021 phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Vương Văn Bân (Wang Wenbin) khẳng định Bắc Kinh « không làm điều gì sai trái » : nhóm máy bay hoạt động gần không phận Malaysia hôm cuối tháng 5/2021 không « nhắm vào bất kỳ quốc gia nào » và chương trình bay hôm đó hoàn toàn nằm trong khuôn khổ các « hoạt động thường lệ của Không Quân » Trung Quốc.
Trước đó sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur cũng đã có phát biểu tương tự với tuyên bố « máy bay quân sự Trung Quốc được quyền tự do bay trong vùng trời liên quan ».
https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20210603-hai-quan-trung-viet-lap-duong-day-nong
Covid-19: Dân Việt Nam rất nghi ngại vac-xin Trung Quốc
05/06/2021 – Thanh Phương
Hôm qua, 04/06/2021, bộ Y Tế Việt Nam đã phê duyệt “có điều kiện” vac-xin của tập đoàn Trung Quốc Sinopharm. Đây là loại vac-xin thứ 3 được phê duyệt ở Việt Nam, nhưng theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, chính phủ sẽ phải nỗ lực thuyết phục người dân chấp nhận cho chích loại vac-xin này, do tâm lý bài Trung Quốc trong công luận Việt Nam.
Hiện giờ, Việt Nam chích ngừa Covid-19 với hai loại vac-xin là AstraZeneca và Sputnik của Nga, nhưng trên tổng dân số hơn 97 triệu dân chỉ mới có khoảng hơn 1 triệu được tiêm phòng. Để có thể đẩy nhanh việc tiêm phòng, chính phủ đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vac-xin Pfizer/BioNTech, sẽ được giao cuối năm nay và đang thương lượng với Moderna để được cung cấp đủ thuốc tiêm ngừa cho 70% dân số.
Cũng nhằm « phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam », bộ Y Tế hôm qua đã phê duyệt thuốc tiêm ngừa của Sinopharm, nhưng theo South China Morning Post, một nhà nhập khẩu thiết bị y tế ở Sài Gòn cho biết ông đã « ngay lập tức » nói « không » với vac-xin Trung Quốc. Ông khẳng định đây cũng là quan điểm phổ biến ở Việt Nam, dựa trên kinh nghiệm cung cấp thiết bị y tế ngoại quốc cho các bệnh viện ở miền nam.
Nhật báo Hồng Kông trích lời nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, có hai mối quan ngại về việc mua vac-xin Trung Quốc. Thứ nhất là vấn đề minh bạch, vì một số nước như Nepal khi ký hợp đồng mua vac-xin Trung Quốc đã buộc phải ký thỏa thuận về « bảo mật thông tin », cụ thể là không được tiết lộ những thông tin như giá vac-xin. Thứ hai, Trung Quốc có thể dùng vac-xin để gây áp lực với Việt Nam trên những vấn đề khác, ví dụ như vấn đề Biển Đông.
South China Morning Post nhắc lại là ngay cả trước khi được Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt, hàng trăm triệu liều vac-xin của Trung Quốc đã được bán hoặc được tặng cho các nước đang phát triển trong nỗ lực của Bắc Kinh thi hành chính sách « ngoại giao vac-xin ».
Cũng theo nhật báo Hồng Kông, một sinh viên ở Sài Gòn cho biết anh muốn chờ được chích vac-xin Pfizer/BioNTech. Trên báo mạng vnExpress, một người sử dụng Internet cũng nói : « Nếu không có AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik, tôi sẽ chờ được chích NanoCovax. » NanoCovax là loại vac-xin tiến xa nhất trong 3 vac-xin đang được phát triển ở Việt Nam, theo dự kiến có thể được đưa ra sử dụng trong quý 4 năm nay.
Tuy vậy, cũng có những người chấp nhận cho tiêm ngừa với bất cứ vac-xin nào, cho dù là vac-xin Trung Quốc, nếu được bảo đảm về độ an toàn, như ý kiến của một nhân viên công ty thiết bị nước ở Hà Nội được South China Morning Post trích dẫn.
Nhật sẽ tặng vac-xin cho Việt Nam
Theo hãng tin Kyodo News hôm nay, 05/06, trích lời một dân biểu Đảng Tự Do Dân Chủ LDP đang cầm quyền ở Nhật, Tokyo chuẩn bị tặng cho Việt Nam các liều vac-xin AstraZeneca mà Nhật đã mua về nhưng chưa đưa vào chương trình tiêm chủng ở nước này, do đã xảy một số ca đông máu ở các nước khác.
https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20210605-dan-viet-nam-rat-nghi-ngai-vac-xin-trung-quoc
Một quan chức cao cấp Trung Quốc nắm nhiều bí mật đào thoát sang Mỹ
Lục Du | DKN
Viện Virus học Vũ Hán, nơi được cho là có liên quan đến COVID-19. (ảnh: Wikidata).
Một quan chức cao cấp Trung Quốc đào thoát đã làm việc với Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) Mỹ trong nhiều tháng, các nguồn tin yêu cầu ẩn danh trong cộng đồng tình báo Hoa Kỳ nói với hãng tin RedState. Quan chức này nắm nhiều bí mật về các chương trình vũ khí đặc biệt ở Trung Quốc, bao gồm các chương trình vũ khí sinh học.
Thông tin mà RedState có được chứng thực và làm rõ một báo cáo vào tối 3/6 của nhà báo Adam Housley – nói rằng Bắc Kinh đang chịu sức ép khi có một quan chức nắm nhiều bí mật đào thoát ra nước ngoài.
Trên twitter nhà báo Housley ám chỉ rằng tình báo Mỹ tin rằng viện nghiên cứu virus Vũ Hán đã tạo ra COVID.
Các nguồn tin tiết lộ với RedState rằng quan chức Trung Quốc đào thoát đã làm việc với DIA được ba tháng và người này đã cung cấp một cuộc phỏng vấn sâu rộng, chi tiết về chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc cho các quan chức Mỹ.
Theo đánh giá của DIA, thông tin do người đào thoát cung cấp là hợp pháp. Các nguồn tin cho biết mức tin cậy từ thông tin của người đào thoát là điều đã khiến cố vấn virus corona của Tòa Bạch Ốc, Tiến sĩ Anthony Fauci, thay đổi quan điểm về nguồn gốc COVID-19. Các nguồn tin cũng lưu ý các nhân viên của Viện Nghiên cứu Y tế Quân đội Hoa Kỳ về các bệnh truyền nhiễm đã chứng thực các chi tiết kỹ thuật mà người đào thoát tiết lộ.
https://mb.dkn.tv/the-gioi/mot-quan-chuc-cao-cap-trung-quoc-nam-nhieu-bi-mat-dao-thoat-sang-my.html
TNS Josh Hawley kêu gọi Tiến sĩ Fauci từ chức vì scandal e-mail
Đặng Trần | DKN
Thượng nghị sĩ Josh Hawley hôm 4/6 đã kêu gọi cố vấn y tế cấp cao của Tòa Bạch Ốc, Tiến sĩ Anthony Fauci, từ chức và cũng yêu cầu một cuộc điều tra đầy đủ của quốc hội về kho email liên quan tới virus corona mà ông Fauci cung cấp cho báo chí, theo Daily Wire.
Một loạt email của Tiến sĩ Fauci có nội dung liên quan đến nguồn phát sinh virus corona tập hợp trong một tài liệu dài 3.200 trang đã được cung cấp cho giới truyền thông trong tuần này. Tuy nhiên, nhiều nội dung trong đó đã được biên tập lại khiến những người phản biện cho rằng ông Fauci muốn che giấu sự thật về nguồn gốc COVID-19.
Thượng Nghị sĩ Hawley viết trên Twitter: “Các email được phát hành gần đây của Anthony Fauci và báo cáo điều tra về nguồn gốc # COVID19 thật gây sốc. Đã đến lúc Fauci phải từ chức và tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ của quốc hội về nguồn gốc của # COVID19 – và [cần một cuộc điều tra] đối với bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn chặn việc kiểm toán đầy đủ”.
Ông Hawley tiếp tục rằng: “Công chúng xứng đáng được biết liệu những người trong chính phủ Hoa Kỳ có cố gắng ngăn chặn một cuộc điều tra đầy đủ về nguồn gốc #COVID hay không, như đã báo cáo gần đây. Và Quốc hội cũng phải tìm hiểu xem Fauci’s NIAID [Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia nơi Fauci làm giám đốc] đã tham gia vào nghiên cứu tài chính tại Viện virus học Vũ Hán ở mức độ nào”.https://mb.dkn.tv/the-gioi/tns-josh-hawley-keu-goi-tien-si-fauci-tu-chuc-vi-scandal-e-mail.html
Không ai sợ hay tôn trọng Hoa Kỳ dưới thời ông Biden
Thứ sáu, 04/06/2021
Trung Quốc từ chối nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, điều đó cho thấy không ai sợ hãi cũng như tôn trọng Hoa Kỳ dưới thời ông Biden.
Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa (Wei Fenghe) và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Bắc Kinh Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), người thân cận với lãnh đạo Trung Cộng là ông Tập Cận Bình, sẽ không nhận cuộc gọi của ông Austin.
Điều đó cho thấy người Trung Quốc coi mình là bên có quyền lực. Hàm ý của một bài báo xuất hiện trên trang web tuyên truyền của Trung Cộng–Thời báo Hoàn cầu, những hồi đáp này dường như cho thấy rằng Bắc Kinh tin rằng họ có thể giành được sự nhượng bộ từ Hoa Thịnh Đốn bằng cách trì hoãn. Bằng cách săn đuổi Bắc Kinh một cách tuyệt vọng, chính phủ ông Biden đã chọn cách chống lại Trung Cộng từ vị trí yếu thế của mình.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết:
“Hoa Kỳ hiện nay công bố thông tin không chính xác thông qua báo chí và đang cố gắng chuyển trách nhiệm sang Trung Quốc do một thực tế rằng cho đến nay chưa có cuộc đàm phán quân sự cấp cao nào diễn ra. Điều này là vô trách nhiệm. Nguồn tin này lưu ý rằng miễn là Hoa Kỳ có thể tuân thủ nguyên tắc này, các cuộc trao đổi và liên lạc sẽ diễn ra rộng rãi ở tất cả các cấp giữa quân đội Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hoa Kỳ luôn muốn song hành Trung Quốc từ một vị trí có lợi, đặt ra những điều kiện tiên quyết cho các mối quan hệ quân sự song phương, trong khi Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi trong hợp tác mới là con đường đi trong mối quan hệ song phương.”
“Tôn trọng lẫn nhau” và “cùng có lợi trong hợp tác” đối với Trung Quốc có nghĩa là làm mọi thứ theo cách của Trung Quốc và theo các điều kiện của Trung Quốc. Điều đó không có nghĩa là yêu cầu Trung Cộng chấm dứt các yêu sách lãnh thổ của mình đối với Biển Đông hoặc hiếu chiến đối với Đài Loan, Việt Nam hoặc Philippines.
Người Trung Quốc rõ ràng có ưu thế. Tương tự, lãnh đạo Bắc Hàn đã phớt lờ yêu cầu nói chuyện của chính phủ ông Biden.
Như Tôn Tử đã nói trong cuốn “Nghệ Thuật Chiến Tranh” như sau: “Bằng cách nắm giữ lợi thế cho mình, anh ta có thể khiến kẻ thù tiếp cận theo cách của anh ta muốn; hoặc, bằng cách gây tổn thất, anh ta có thể khiến kẻ thù không thể đến gần.”
Lực lượng hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc đã chơi trò mèo vờn chuột trong những tháng gần đây trước sự tức giận của Bắc Kinh. Trung Quốc phản đối việc tàu khu trục USS Curtis Wilbur của Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan. Chính phủ ông Biden đã tiếp tục chính sách của chính phủ ông Trump gửi tàu chiến Hoa Kỳ đi qua các tuyến đường thủy đang tranh chấp bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, đặc biệt là tại các đảo đang tranh chấp ở eo biển Đài Loan, Trường Sa và Hoàng Sa.
Đừng nghĩ rằng Trung Quốc đã không quan sát khi Tổng thống (TT) Joe Biden và chính phủ của ông đã nhượng bộ hết lần này đến lần khác sau cuộc đối thoại gay gắt kể từ tháng 01/2021. Đầu tiên, chính phủ ông Biden hứa rằng họ sẽ không chấm dứt các lệnh trừng phạt đối với Iran về chương trình nguyên tử của nước này. Sau đó, ông Biden liều lĩnh quyết định theo đuổi việc tái gia nhập thỏa thuận nguyên tử Iran mà không có bất kỳ đòn bẩy nào đối với Tehran, không khác gì sự ủng hộ của ông đối với hiệp ước kiểm soát vũ khí nguyên tử SALT II đã thất bại với Liên Xô 40 năm trước.
Đối với Nga, ông Biden khi bắt đầu nhiệm kỳ đã đồng ý để ông Vladimir Putin tiếp tục chương trình hiện đại hóa nguyên tử và cam kết lựa chọn sử dụng trước tiên với vũ khí nguyên tử chiến thuật của mình trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Nga và NATO ở Baltic hoặc Ba Lan. Sau đó, ông lật ngược về việc liệu ông có duy trì các lệnh trừng phạt của Tổng thống Donald Trump đối với đường ống Nordstream 2 hay không, điều này khiến Đức tiếp tục phụ thuộc vào Nga về khí đốt tự nhiên. Ông Biden đã làm tất cả những điều này mặc dù đã dành toàn bộ chiến dịch năm 2020 để tấn công cựu Tổng thống Trump là “cún con của ông Putin.”
Nếu như ông Trump làm những gì ông Biden đã làm, Tổng thống hiện tại và những người ủng hộ ông ta sẽ cáo buộc cựu tổng thống là “kẻ phản bội.”
Ông Trump ném bom lính đánh thuê Nga ở Syria đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ. Giờ đây, dường như Nga đang ở Syria dài hơn và hiện đang đặt các oanh tạc cơ Tu-22M3 Backfire chết người của họ ở đó, và có rất ít thông tin từ chính phủ ông Biden về sự phát triển này. Liên Xô đã phát triển vũ khí Backfire trong Chiến tranh Lạnh với mục đích đánh chìm hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ. Chúng là mối đe dọa trực tiếp đối với Hạm đội 6 của Hoa Kỳ, không chỉ đối với các chiến binh thánh chiến Syria, những người chống lại chế độ Assad.
Một cựu quan chức ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ mà tôi đã nói chuyện cùng, người đã làm việc với Trung Quốc, nói với tôi rằng hành động thâm độc này của Trung Quốc là nhằm khiến ông Biden phải khuất phục. Không nghi ngờ gì khi Bắc Kinh nhìn thấy cơ hội khiến ông Biden nhượng bộ ở những lĩnh vực mà Bắc Kinh đang tìm kiếm sự thống trị ở Đông Á, dựa trên những gì họ nhìn thấy từ năng lực tổng thống của ông Biden.
Tôi đã cảnh báo rằng ông Biden sẽ đầu hàng trước kẻ thù của đất nước vào tháng 12/2021. Bốn tháng của nhiệm kỳ tổng thống ông Biden đã chứng minh bản năng của tôi là đúng. Cho đến nay, ông Biden đã:
- Khuất phục trước Nga về vũ khí nguyên tử và đường ống NordStream 2;
- Trao cho Iran một chi phiếu khống để nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố và phá vỡ hòa bình ở Yemen, Iraq, Israel và Syria;
- Và đã làm việc để đưa Iran trở lại thỏa thuận hạt nhân bị vi phạm, bỏ qua thực tế rằng quốc gia này đã liên tục vi phạm mọi thỏa thuận mà họ từng ký kết.
Chúng tôi thấy rằng nhóm ông Biden không hoàn thành công việc khi ngoại trưởng Trung Quốc và các nhà ngoại giao sói chiến của ông này rao giảng cho Ngoại trưởng Antony Blinken và nhóm của ông về những vi phạm nhân quyền được cho là của Hoa Kỳ ở Anchorage vào tháng 03/2021. Thay vì đối đầu với thách thức, ông Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã lùi bước và xin lỗi.
Hoa Kỳ phải trở lại thế mạnh và tăng hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Nước này nên xem xét khai triển tên lửa nguyên tử tầm trung (IRBM) tới Aleutians để đe dọa Trung Quốc.
Và cần phải gia tăng các cuộc tuần tra tự do hàng hải cho đến khi Trung Cộng bị ép cho khó chịu đến mức phải đàm phán. Điều tương tự cũng cần xảy ra trong đối xử với Moscow và ủng hộ Ukraine, các nước Baltic và các đồng minh Đông Âu của NATO.
Ngoại giao không có sức mạnh dẫn đến chiến tranh và đầu hàng.
Thế giới đã chứng kiến những gì đã xảy ra khi các nhà độc tài đói khát quyền lực được xoa dịu sau Hội nghị Munich năm 1938 và “hòa bình trong thời đại của chúng ta.” Bất lực trong cuộc đối đầu với Hitler đã khiến gia đình tôi ở Dãy núi Vosges, miền Đông nước Pháp, phải trải qua 40 năm dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc xã mặc dù trên giấy tờ, quân đội Pháp được coi là mạnh nhất Âu Châu về mặt lý thuyết.
Hitler đã có thể bị đánh bại nếu người Pháp trả đũa Đức Quốc xã vì đã quân sự hóa Thung lũng Ruhr vào năm 1935 và đẩy mạnh cuộc tấn công vào Đức vào năm 1939.
Sự xoa dịu lúc nào cũng khiến nhiều người thiệt mạng hơn.
Ông John Rossomando là nhà phân tích cao cấp về chính sách quốc phòng tại Trung tâm Chính sách An ninh và từng là nhà phân tích cao cấp về chống khủng bố tại Dự án Điều tra về Khủng bố trong 8 năm.
Quan điểm trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times
Do John Rossomando thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Time
https://etviet.com/khong-ai-so-hay-ton-trong-hoa-ky-duoi-thoi-ong-biden_215444.html
TQ bảo Mỹ “tự nhìn vào gương” sau khi Hoa Kỳ vinh danh các nạn nhân Thiên An Môn
05/06/2021
Hôm thứ Sáu (4/6), Trung Quốc đã nhắn Hoa Kỳ “hãy tự nhìn vào gương” sau khi Ngoại trưởng Antony Blinken vinh danh các nạn nhân trong vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 nhân kỷ niệm 32 năm sự kiện này.Người phát ngôn BNG Trung Quốc Uông Văn Bân (Ảnh: BNG Trung Quốc)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đưa ra nhận xét trên trong một cuộc họp báo, nơi ông cũng thúc giục Mỹ “hãy đối mặt với các vấn đề nhân quyền nghiêm trọng của chính mình”, theo Agence France-Presse (AFP).
Uông nói tiếp: “Hoa Kỳ hãy xem xét những hành vi sai trái không thể chối cãi của chính mình về nhân quyền đi, để thấy mình lấy tư cách gì mà dạy dỗ người khác?”,theo AFP.
Phát biểu của ông Uông là để đáp lại việc Ngoại trưởng Blinken đưa ra tuyên bố nhân kỷ niệm 32 năm vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, nói rằng Mỹ “sẽ tiếp tục đứng về phía người dân Trung Quốc trong nỗ lực đòi hỏi chính phủ Bắc Kinh phải tôn trọng nhân quyền” và “tôn vinh sự hy sinh của những người đã thiệt mạng 32 năm trước, cùng với những nhà hoạt động dũng cảm tiếp tục nỗ lực của họ ngày hôm nay trong khi vẫn phải đối mặt với sự đàn áp tiếp diễn của chính phủ”.
Vào tháng 4 năm 1989, sinh viên ở Trung Quốc bắt đầu biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn phản đối nhiều vấn đề chính trị và kêu gọi chấm dứt tham nhũng.
Các cuộc biểu tình diễn ra trong nhiều tháng tiếp theo, và vào ngày 4/ 6 năm đó, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thiết quân luật đối với những người biểu tình. Quân đội đã tràn vào Quảng trường và nổ súng vào những người chống đối.
Nhiều người biểu tình đã bị giết, với con số ước tính là gần 1.000 người thiệt mạng, nhưng Trung Quốc tiếp tục tuyên bố rằng không có trường hợp tử vong nào xảy ra trong quảng trường và Bắc Kinh chưa bao giờ xác nhận số người chết chính xác.
Việc đề cập công khai và tưởng nhớ đến sự kiện này đã tiếp tục bị cấm ở Trung Quốc đại lục. Vụ việc cũng khiến căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tăng cao.
Trong tuyên bố của mình vào thứ Năm, ngoại trưởng Blinken nói, “Quảng trường mang tên Thiên An Môn với nghĩa là cánh cổng an bình trên thiên thượng, nhưng lại là nơi diễn ra những hành động tàn bạo của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1989 nhằm bịt miệng hàng chục nghìn cá nhân ủng hộ việc có tiếng nói trong chính phủ và thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ bản của họ.”
Ngoại trưởng Blinken cũng lưu ý rằng cảnh sát ở Hồng Kông đã cấm tổ chức lễ thắp nến cầu nguyện cho nạn nhân Quảng trường Thiên An Môn. Các nhà chức trách ở Trung Quốc cho rằng cuộc tập trung như vậy không tuân thủ các hạn chế để giảm thiểu lây lan COVID-19.
Ông Blinken cho biết: “Tiếng sấm từ các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn lại vang lên trong cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do ở Hồng Kông, nơi mà một buổi cầu nguyện được lên kế hoạch để tưởng niệm vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn nhưng bị chính quyền địa phương cấm”.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói với Newsweek rằng Hoa Kỳ tiếp tục tố cáo những nỗ lực của Trung Quốc trong việc ngăn cấm người dân đến dự lễ kỷ niệm vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Trong khi các nhà chức trách cấm hoạt động cầu nguyện tại Quảng trường Thiên An Môn, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh hôm thứ Sáu cho biết họ đang có kế hoạch tổ chức “buổi lễ dưới ánh nến tại đại sứ quán Hoa Kỳ để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn 32 năm trước.”
“Những người biểu tình khi đó đã thiệt mạng bởi chỉ vì họ cố gắng tìm ra con đường mới để phát triển đất nước mà họ yêu quý. Họ là những người yêu nước mà chúng tôi nhớ đến và lòng dũng cảm của họ tiếp tục truyền cảm hứng cho chúng tôi”,đại sứ quán cho biết trong một tuyên bố.
Tiến Minh (theo Newsweek)
4 tháng sau đảo chính, quân đội Myanmar vẫn không dẹp được các cuộc biểu tình
05/06/2021
Trong tuần đầu tháng 6, người biểu tình Myanmar vẫn tiếp tục xuống đường tại nhiều nơi, trong bối cảnh cuộc giao chiến giữa quân đội và lực lượng dân quân đối lập đang diễn ra căng thẳng tại các vùng biên giới. Xung đột tại Myanmar đã diễn ra được 4 tháng sau khi quân đội lật đổ chính phủ được bầu trong một cuộc đảo chính và chưa có dấu hiệu dừng lại
Giới quân sự Myanmar vẫn đang cố gắng áp đặt trật tự sau khi bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo cao cấp trong đảng của bà, làm bùng lên những cuộc biểu tình và đình công trên toàn quốc.
Tờ Irrawaddy đã đăng một bức ảnh trên mạng truyền thông xã hội cho thấy những người biểu tình phản đối quân đội tổ chức diễu hành tại LaungLone, miền nam Myanmar.
Trong khi đó cổng thông tin Myanmar Now đăng tải những bức ảnh một nhóm biểu tình chủ yếu là thanh niên đang mít tinh trong khu thương mại tại quận Kamayut của Yangon.Một người biểu tình cầm tấm biển bằng giấy viết: “Mọi chuyện chưa kết thúc. Chúng tôi còn có mục đích của chúng tôi.”Những người biểu tình tại các khu vực thành thị ngày càng khôn khéo hơn trong việc né tránh lực lượng an ninh, họ thường sử dụng cách tụ tập chớp nhoáng hoặc tổ chức những cuộc biểu tình nhỏ không thông báo trước, sau khi các cuộc mít-tinh lớn hơn trong những tháng đầu tiên sau đảo chính thường bị lực lượng an ninh bắn đạn thật.
Những cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ giữa quân đội và dân quân thiểu số ở khu vực biên giới cũng bùng phát lại kể từ đảo chính. Lực lượng dân quân người thiểu số đã liên minh với chính phủ dân sự đối lập đẩy mạnh các cuộc tấn công vào quân đội. Quân đội cũng đánh trả lại bằng vũ khí hạng nặng và nhiều cuộc không kích, buộc hàng ngàn người phải sơ tán.Các cảnh quay bằng điện thoại di động có được từ một cư dân ở bang Kayah giáp ranh với Thái Lan cho thấy nhiều quả pháo đang nã đạn vào bên trong thủ phủ của bang Loikaw, nơi Lực lượng Phòng vệ Nhân dân cho biết họ đã tấn công quân đội và trở thành đích bắn phá của hỏa lực hạng nặng.
Cư dân ở Loikaw cho biết khoảng 50 quả đạn đã được bắn hôm thứ Hai và 6 quả vào sáng thứ Ba.“Tiếng pháo làm chúng tôi ù tai,” một cư dân nói với Reuters hôm thứ Hai, yêu cầu giấu tên vì lo ngại vấn đề an toàn.Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Karenni, một lực lượng dân quân hoạt động tại bang Kayah, cho biết trong một bài đăng trên trang Facebook của họ rằng 80 quân lính đã chết hôm thứ Hai, trong khi một chiến binh của họ và một dân thường bị thương.
Theo Liên Hợp Quốc, trong những tuần gần đây cuộc giao chiến ở Kayah đã khiến 37.000 người phải sơ tán. Nhiều người đã trốn vào rừng và đang cần có thực phẩm và thuốc men. Các lực lượng dân sự, thường chỉ được vũ trang với những khẩu súng săn thô sơ và được huấn luyện sơ sài, đã hình thành tại nhiều thành phố và khu vực khắp Myanmar để thách thức quân đội.Lực lượng an ninh đã giết hại 840 người kể từ đảo chính, theo số liệu được một nhóm hoạt động xã hội cung cấp.Tuy vậy, người đứng đầu quân đội, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết số người chết chỉ khoảng gần 300. Ông cũng cho rằng nội chiến sẽ không xảy ra ở Myanmar.
Ngân Hà (theo Reuters)