Tin Nhanh – 26/6/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Nhanh – 26/6/21

Mặt tối của “Vành đai và Con đường”: Nơi rửa tiền của tội phạm TQ

Vương Quân •Thứ Bảy, 26/06/2021

vành đai con đường

Các quốc gia và khu vực mà “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc (Ảnh: Shutterstock)
Theo báo cáo của CNN, một báo cáo được công bố gần đây bởi Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Cao cấp (C4ADS), một tổ chức tư vấn của Mỹ, đã phân tích sự phát triển và nguy cơ của các đặc khu kinh tế của 5 nước gồm Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar và Thái Lan tại vùng hạ lưu của Sông Mekong. Do thiếu sự giám sát thích hợp, các đặc khu kinh tế này, ban đầu vốn được hưởng các ưu đãi thuế, tinh giản các thủ tục và giảm can thiệp, nhằm thu hút đầu tư, nay đã trở thành điểm nóng tràn lan tham nhũng và tội phạm.image.png
Báo cáo chỉ ra rằng Đặc khu kinh tế Tam giác vàng (GTSEZ) của Lào và chủ tịch đặc khu, cùng ông trùm sòng bạc Trung Quốc Triệu Vĩ, là khét tiếng nhất. Ông ấy bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ cáo buộc sử dụng Đặc khu Kinh tế Tam giác Vàng để kinh doanh gái mại dâm chưa đến tuổi vị thành niên, mua bán ma túy và động vật hoang dã bất hợp pháp, v.v. Đồng thời, ông Triệu Vĩ cũng bị Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) cáo buộc coi GTSEZ là “địa bàn cá nhân” của riêng mình.

Sihanoukville, một thành phố ven biển ở Campuchia, đã nhanh chóng phát triển thành một thành phố sòng bạc, do các nhà phát triển Trung Quốc ồ ạt tràn vào và rầm rộ xây dựng các dự án xây dựng. Gần đây, quân đội Campuchia đã tăng cường trang bị vũ khí cho địa phương, khi được sự đồng ý của Trung Quốc. Điều này đã thu hút sự chú ý của Washington. Các quan chức Mỹ đưa ra cảnh báo rằng quân đội Trung Quốc đã tiến vào căn cứ hải quân Ream của Sihanoukville trên quy mô lớn.

Wan Kuok Koi, ông chủ bộ ba có biệt danh “Răng gãy”, là chủ tịch của tập đoàn đầu tư Dongmei Group. Tập đoàn này đang có kế hoạch phát triển khu công nghiệp Saixigang tại biên giới giữa Myanmar và Thái Lan. Đây cũng là một trong những kế hoạch trong dự án “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Tuy nhiên, Tập đoàn Dongmei Group và ông Wan Kuok Koi đã tham gia vào các hoạt động phạm tội như buôn bán ma túy, đánh bạc và buôn người bất hợp pháp. Việc này đã bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen hồi cuối năm ngoái.

Báo cáo chỉ ra rằng hiện ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc đầu tư rủi ro cao vào lưu vực sông Mekong ở Đông Nam Á và tìm kiếm sự bảo vệ từ các công ty an ninh tư nhân hợp pháp của Trung Quốc. Hiện nay tại Đông Nam Á, ngày càng có nhiều nhân viên an ninh dân sự Trung Quốc đóng quân ở đó.

Hầu hết những người đứng đầu các công ty an ninh tư nhân này không phải là các băng đảng chủ chốt, mà là các thành viên đã nghỉ hưu của lực lượng an ninh Trung Quốc. Báo cáo tiết lộ rằng các công ty an ninh tư nhân này có thể bảo vệ lợi ích kinh tế của Trung Quốc, cũng như bao che cho những người như ông Wan Kuok Koi và những người khác có liên quan đến tổ chức tội phạm, và có thể tham gia kinh doanh vũ khí tại quốc gia nơi họ đóng quân.

Những lo lắng tiềm ẩn từ dự án ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc mang lại
Đông Nam Á rất đa dạng, phong phú về sinh học, và có nhiều loài đặc hữu đang bị đe dọa. Nhưng dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã mang đến một số lo lắng tiềm ẩn, bao gồm cả việc hủy hoại môi trường.

Theo “Hoa Nam Tảo Báo” (SCMP), mặc dù Bắc Kinh kiên quyết cam kết xanh và bền vững, nhưng các khoản đầu tư của họ ở Đông Nam Á chủ yếu liên quan đến các dự án như nhiên liệu hóa thạch hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong đó bao gồm các nhà máy nhiệt điện lớn ở Indonesia và Philippines, cùng các nhà máy thủy điện lớn ở Myanmar và Lào. Vì chúng đã buộc các dòng sông Irrawaddy và Mekong phải đổi dòng, điều này đã gây ra thiệt hại cho hệ sinh thái địa phương và sinh kế của người dân.

Việc mở những con đường mới có thể dẫn đến sự phân bổ môi trường sống bị chia cắt. Ngoài các vấn đề như diệt chủng loài do mở đường, giao thông thông thoáng cũng tạo điều kiện cho nạn săn trộm và khai thác gỗ trái phép, khiến gia tăng tỷ lệ chết của động vật và thực vật, và giảm đa dạng sinh học. Ngoài ra, còn có các vấn đề như ô nhiễm, sự xâm nhập của các loài ngoại lai, và gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Đối mặt với những thách thức này, có thể nói một quốc gia nghèo với nhiều tài nguyên thiên nhiên sẽ dễ bị tổn thương nhất. Nếu năng lực quản trị chính phủ của những quốc gia này trở nên yếu kém hoặc đầy rẫy nạn tham nhũng, dự án ​​Vành đai và Con đường sẽ có thể trở thành công cụ cho các công ty Trung Quốc và giới tinh hoa địa phương bóc lột thiên nhiên và áp bức người dân.

Vương Quân, Vision Times https://trithucvn.org/the-gioi/mat-toi-cua-vanh-dai-va-con-duong-noi-rua-tien-cua-toi-pham-tq.html

Thái Lan : Người dân biểu tình đòi dân chủ bất chấp lệnh cấm tụ tập phòng ngừa Covid-19
Đăng ngày: 24/06/2021 – 12:01

Lãnh đạo phong trào phản đối Parit "Penguin" Chiwarak (đội vương miện) đi đầu trong cuộc biểu tình kỷ niệm 89 năm ngày xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, Bangkok, Thái Lan, ngày 24/06/2021.

Lãnh đạo phong trào phản đối Parit “Penguin” Chiwarak (đội vương miện) đi đầu trong cuộc biểu tình kỷ niệm 89 năm ngày xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, Bangkok, Thái Lan, ngày 24/06/2021. REUTERS – SOE ZEYA TUN
Thùy Dương 3 phút
Vài trăm người ủng hộ dân chủ hôm nay 24/06/2021 tập trung tại Bangkok để kỷ niệm cuộc Cách mạng 1932 chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế và Thái Lan chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến. Từ đó đến nay, nền dân chủ Thái Lan đã trải qua nhiều biến cố, với nhiều cuộc đảo chính mà gần đây nhất cuộc đảo chính năm 2014 của quân đội đã đưa tập đoàn quân sự lên nắm quyền.

Những người biểu tình, trong đó có một số lãnh đạo của phong trào từng bị truy tố vì tội khi quân và được tại ngoại, đã tuần hành về phía trụ sở Nghị Viện Thái Lan ở thủ đô Bangkok, bất chấp lệnh cấm tụ tập phòng ngừa Covid mà chính quyền ban hành. Nhiều người biểu tình giương biểu ngữ đòi chính quyền “bãi bỏ điều 112”, điều luật đáng sợ về tội khi quân quy định hình phạt lên tới 15 năm tù đối với người bị quy tội phỉ báng, chỉ trích và lăng mạ nhà vua và hoàng tộc.

Som, một nữ sinh 16 tuổi, nói với AFP : “Chúng tôi chưa bao giờ có một nền dân chủ thực sự (…) tôi không sợ virus corona (…) chính phủ phải chịu trách nhiệm về tình trạng hiện nay vì đã không cung cấp đủ vac-xin cho dân chúng”. Bất chấp những lời hứa của nhà chức trách, chiến dịch tiêm ngừa Covid-19 của Thái Lan vẫn tiến triển rất chậm. Cho đến nay, trên tổng số khoảng 70 triệu dân, mới chỉ có chưa đầy 6 triệu người Thái Lan được tiêm mũi đầu tiên.

AFP nhắc lại vào đỉnh điểm của phong trào phản kháng hồi năm 2020, hàng chục ngàn người đã tuần hành trên các đường phố ở thủ đô Thái Lan đòi thủ tướng Prayut Chan-O-Cha từ chức, đòi chính quyền thông qua Hiến Pháp mới và cải cách sâu rộng chế độ quân chủ – một chủ đề cho đến khi đó vẫn bị xem là hoàn toàn cấm kỵ tại đất nước mà hoàng gia được coi là không thể đụng chạm tới. Từ khi phong trào nổ ra tới nay, có khoảng 150 người đã bị kế tội, đặc biệt là tội khi quân. Do đại dịch Covid-19, trong thời gian qua phong trào đã suy giảm nhưng các cuộc biểu tình, tuần hành lẻ tẻ vẫn được tổ chức.
RFI


Ông Trump nói sẽ thông báo về 2024 ‘trong một ngày gần đây

Như Ngọc •Thứ Bảy, 26/06/2021
Cựu Tổng thống Donald Trump, trong buổi trả lời phỏng vấn với Newsmax TV hôm thứ Sáu (25/6, giờ Mỹ), đã nói rằng ông sẽ đưa ra “thông báo” về 2024 “trong một ngày gần đây”. Ông nói thêm rằng “quý vị sẽ phấn khởi” với kết quả bầu cử vào năm đó.

Cựu Tổng thống Donald Trump trả lời phỏng vấn Newsmax TV hôm 25/6. (Ảnh chụp màn hình)
“Tôi sẽ đưa ra thông báo trong một ngày gần đây”, ông Trump nói trên chương trình “Thức tỉnh nước Mỹ” của Newmax TV hôm 25/6. “Hiện nay, tôi đang giúp nhiều người bước vào nhiệm sở, và chúng tôi đang chiến đấu với nhà nước ngầm, chúng tôi đang chiến đấu với cánh tả cực đoan. Họ săn lùng tôi. Họ săn lùng Rudy [Giuliani], và có lẽ họ cũng săn lùng quý vị. Họ săn lùng bất cứ ai. Họ là tà ác. Họ là tà ác, và họ không làm việc tốt, họ là rất xấu cho đất nước… Nhưng tôi đã đang chiến đấu với họ trong 5,5 năm qua”.

“Từ khi tôi bước vào chính trường, tôi đã chiến đấu với bọn họ. Chúng ta biết, đây là những người xấu, và tôi thực sự tin rằng họ không yêu quý đất nước này. Họ không yêu quý đất nước này. Với những gì họ nói và những gì họ làm, họ không thể [yêu quý đất nước này]”.

Ông cũng nói: “Tôi nghĩ quý vị sẽ phấn khởi” với kết quả bầu cử năm 2024. “Tôi nghĩ quý vị sẽ rất hài lòng. Chúng tôi muốn chờ một chút thời gian nữa, có lẽ xem điều gì sẽ xảy ra vào năm 2022. Chúng tôi đang phát đi những chứng thực đầy ý nghĩa… và một số người tăng [tín nhiệm] tới 40, 50, 60 điểm”.

Khi được hỏi liệu ông nghĩ Tổng thống Joe Biden sẽ thua trong năm 2024, ông Trump nói: “Vâng, căn cứ vào tình hình lạm phát hiện tại, đừng quên rằng quý vị vẫn chưa thấy đỉnh điểm của lạm phát. Quý vị đang thấy lạm phát xảy ra rồi, nhưng quý vị chưa biết nó sẽ tăng cao thế nào đâu”.

Ông Trump đã dự đoán rằng lạm phát tại Mỹ sẽ đạt “đỉnh” như đã từng xảy ra dưới thời cựu Tổng thống Jimmy Carter.

“Tôi đã ở đó với Jimmy Carter, ý tôi là, tôi là một trong những người làm việc ở đất nước này vào thời điểm đó. Và lãi suất cơ bản đã tăng tới 21% và lạm phát tàn phá [mọi thứ]. Đó là điều tồi tệ nhất…”, ông Trump nói.

“Bây giờ hãy nhìn xem, chúng ta đang trong thời kỳ mà giá xăng đã tăng gấp đôi. Bạn biết đấy, lúc tôi rời nhiệm sở giá xăng là 1,87 USD/gallon, bây giờ là 3,50 USD/gallon”, cựu tổng thống cho biết.

Ông Trump sau đó nói rằng: “Sáu tháng không phải là khoảng thời gian dài, nhưng thời gian thực sự trôi nhanh. Tôi muốn nói rằng chúng tôi đang làm việc rất chăm chỉ. Và chúng tôi cũng làm việc rất chăm chỉ không chỉ cho năm 2024, mà chúng tôi còn làm việc rất chăm chỉ để phơi bày sự hủ bại đã xảy ra trong năm 2020, và sau đó chúng ta xem điều gì xảy ra”.

Như Ngọc (Theo Newsmax)

Bình luận: ĐCSTQ đã biến Trung Quốc thành kẻ thù của thế giới
Tiểu Mai

Tập Cận Bình đã làm gì để khống chế internet toàn cầu?

Ảnh: Tổng hợp.
Thạc sĩ – tiến sỹ Đại học Harvard Anders Corr là chủ tịch Corr Analytics Inc. và là nhà xuất bản Tạp chí Rủi ro Chính trị. Trong bài bình luận đăng trên Epochtimes, ông Corr đã phân tích vì sao Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ không còn đối thủ cạnh tranh mà đã trở thành kẻ thù của thế giới.

Trong cuộc bầu cử năm 2020, Tổng thống Biden đã gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh” thay vì “kẻ thù”. Theo ông Corr thì điều này đã lừa dối người dân nước Mỹ.

Ông Corr nêu ra 2 lý do vì sau ĐCSTQ lại trở thành kẻ thù thế giới.

Thứ nhất, chính quyền Trung Quốc muốn thay thế các nền dân chủ bằng cơ cấu quyền lực của riêng mình, tập trung ở Bắc Kinh. ĐCSTQ không chỉ là kẻ thù của các nền dân chủ, mà còn là kẻ thù của bất kỳ quốc gia nào muốn duy trì độc lập với nước này.

Thứ hai, Trung Quốc có dã tâm. Nước Mỹ không chỉ chơi bóng bàn hay giao dịch theo kiểu “đôi bên cùng có lợi” với Trung Quốc. Thay vào đó, Hoa Kỳ cử Hải quân đến Biển Đông, và hải quân Trung Quốc ở đó cũng theo dõi các tàu của Mỹ cùng với các vũ khí hạt nhân ngày càng “nặng đô”.

Bắc Kinh đang cố gắng xua đuổi Mỹ khỏi Tây Thái Bình Dương, khu vực Mỹ đang bảo vệ các đồng minh như Hàn Quốc và Philippines.

Nhật Bản và Đài Loan mua máy bay chiến đấu phản lực của Mỹ để bảo vệ không phận của họ khỏi máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Trung Quốc và Nga. Chúng hầu như hàng ngày đều xuất hiện tại ranh giới của Nhật Bản và Đài Loan.

Bắc Kinh muốn xóa sổ tư cách nền dân chủ độc lập của Đài Loan khỏi bản đồ thế giới. Sau Đài Loan sẽ là phần còn lại của châu Á.

Ông Corr cho biết, thiếu tướng Robert Spalding, cựu phi công B-52 và B-2 của Lực lượng Không quân, đã gửi email cho ông và cho biết cuộc chiến với Trung Quốc đang chuyển biến về hướng công nghệ.

Ông Spalding đã viết trong email “ĐCSTQ cần tiếp cận công nghệ của Hoa Kỳ. Mọi người đều biết ĐCSTQ đang ăn cắp, nhưng không muốn hành vi của mình bị gián đoạn. Bắc Kinh nhận ra, nếu bị cắt đứt công nghệ, chiến lược của họ sẽ bị ảnh hưởng. Cách phòng bị tốt nhất của chính quyền TQ chính là, bằng cách nào đó, cáo buộc những hành động của xã hội tự do nhằm bảo vệ công dân của mình khỏi sự đe dọa từ Bắc Kinh là ‘phân biệt đối xử’. Nếu họ thành công, bạn sẽ thấy sự thịnh vượng của thế giới tự do tiếp tục bị xói mòn và mọi người sẽ công nhận rằng mô hình của [ĐCS] Trung Quốc là ưu việt hơn. Đây là mục tiêu của ĐCSTQ ”.

Các nước G7 và NATO đang bắt đầu phối hợp và cắt đứt Trung Quốc khỏi “huyết mạch” thương mại và công nghệ. Rõ ràng là bây giờ, thế giới mới nhận ra rằng Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình là kẻ thù chứ không phải đối thủ cạnh tranh, mặc dù các nhà lãnh đạo thế giới sẽ không nói thẳng như vậy, bởi vì các doanh nghiệp đang kiếm quá nhiều tiền từ giao dịch với kẻ thù này.

Victor Gao, một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc hiện đang làm việc cho Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa ở Bắc Kinh, gần đây nói rằng ngày càng nhiều người ở Trung Quốc coi Mỹ là kẻ thù.

Ông nói với Financial Times: “G7 và Nato đã bị bóp méo thành các nền tảng chống Trung Quốc. Ngày càng có nhiều lực lượng lớn ở Trung Quốc tin rằng nếu Mỹ muốn coi Trung Quốc là kẻ thù cơ bản của mình, vậy hãy trở thành kẻ thù của Mỹ”.

Ông Gao nói thêm, “Trong dài hạn, Trung Quốc sẽ có nền kinh tế lớn mạnh hơn Mỹ – không ai có thể thay đổi điều đó. Thời gian đang đứng về phía Trung Quốc ”.

Theo ông Corr, tất cả những gì ĐCSTQ phải làm để trở thành bá chủ toàn cầu là tiếp tục phát triển nền kinh tế; thỏa hiệp với các chính trị gia và học giả bằng các hợp đồng tư vấn sinh lợi, khiến cho họ ảo tưởng mơ hồ về Trung Quốc; ăn cắp công nghệ của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và đồng minh; và tiếp tục xây dựng quân đội với tốc độ nhanh hơn các nước đối thủ.

Khi quân sự và kinh tế của Trung Quốc rõ ràng là vượt trội so với Mỹ, trong 5, 10 hoặc 20 năm nữa, Bắc Kinh có thể bắt đầu quay lưng lại với nước Mỹ bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân và từng bước chiếm đoạt lãnh thổ.

ĐCSTQ đã thực hiện thành công chiến lược này trong nhiều thập kỷ ở châu Á, và không có giới hạn lãnh thổ hợp lý khi Bắc Kinh bỏ qua các chuẩn mực thông thường và đường biên giới đã được thiết lập. Các nền dân chủ phương Tây sẽ không có chút hứng thú nào cho cuộc chiến như vậy. Kết lại, ông Corr đặt câu hỏi, khi cuộc chiến như vậy đến Guam, Hawaii, New Zealand và Úc, thế giới sẽ ra sao?
https://www.dkn.tv/the-gioi/binh-luan-dcstq-da-bien-trung-quoc-thanh-ke-thu-cua-the-gioi.html

Cuộc cách mạng văn hóa của Mao đã tới nước Mỹ

19/06/2021

[Ghi thêm của BBT : Những ai chủ trương mang Chủ nghĩa Mao vào Mỹ nên trả lời là họ có hiểu rõ … là gì , động cơ nhu cầu nào mà Mao đã phải phát động nó và hậu quả tàn khốc tác động lên TQ như thế nào  trước khi hành động vì họ có điều kiện để tìm hiểu cặn kẽ về  ,chnghĩa Mao là một dạng của Chủ nghĩa cộng sản mà cộng sản là kẻ thù của nước Mỹ , do đó du nhập hay tiếp tay đưa tư tưởng của kẻ thù vào nước mình có đồng nghĩa với tội phản quốc không ?]

Từ năm 1966 đến năm 1976, xã hội Trung Quốc phải chịu đựng thứ mà ngày nay chúng ta gọi là Cách mạng Văn hóa.

Cách mạng Văn hóa, trước đây được gọi là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một cuộc cách mạng trên nhiều phương diện được tiến hành thông qua một chiến dịch tàn bạo, cuồng loạn nhằm tiêu diệt “Tứ Cựu.”

Năm 1971, The New York Times đã mô tả chiến dịch như thế này:

“Một trong những mục tiêu ban đầu của Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc … là xóa bỏ “Tứ cựu’’ [bốn thứ cổ/cũ], gồm có những đồ vật cũ, những ý tưởng cũ, phong tục cũ và thói quen cũ.”

cách mạng văn hóa của Mao
Một nhóm nhỏ thanh niên Trung Quốc đi ngang qua các biểu ngữ cách mạng ở Dazibao, vào tháng 02/1967 ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, trong cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa vô sản.” (Ảnh: Jean Vincent/AFP/Getty Images)

Trong những năm tháng Cộng sản cai trị [Trung Quốc] trước cuộc Cách mạng Văn hóa, “Tứ cựu” đã chịu sự hắt hủi, nhưng giới lãnh đạo theo chủ nghĩa Mao đã cố gắng sử dụng cuộc cách mạng mới được khởi động vào năm 1966 để loại bỏ chúng hoàn toàn.

“Trong đoạn thời gian đầy biến động từ năm 1966 đến năm 1968, những gì còn sót lại của tập tục tôn giáo cổ, mê tín cổ, lễ hội cổ, phong tục tập quán xã hội cổ như đám cưới, đám tang truyền thống và cách ăn mặc cổ đã bị tấn công và đàn áp dữ dội. Các bằng chứng trực quan về những thứ cổ xưa đã bị phá hủy, và còn có cả một phong trào đốt sách cổ và đập vỡ các đồ vật nghệ thuật cổ.”

Bi kịch thay, có vẻ như Hoa Kỳ đang ở trong cuộc Cách mạng Văn hóa của chính mình.

Giống như Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, “cuộc cách mạng” hiện nay ở Hoa Kỳ đang được tiến hành bởi giới trẻ—dĩ nhiên là theo lệnh của những người cánh tả cấp tiến.

Ngoài ra, giống như Cách mạng Văn hóa Trung Quốc những năm 1960, “Cách mạng của những người thức tỉnh” ở Hoa Kỳ là tàn khốc, họ phá hủy bất kỳ thứ gì và tất cả các dấu tích của xã hội truyền thống, đặc biệt là những dấu tích tôn vinh tự do, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa biệt lệ của Mỹ nói chung.

Ở Trung Quốc trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, như The New York Times mô tả, “Tứ cựu”—đồ vật cổ, ý tưởng cổ, phong tục cổ và thói quen cổ—phải bị loại bỏ.

Ở Hoa Kỳ trong cuộc Cách mạng Thức tỉnh, chúng ta đang đi theo con đường tương tự.

Những thứ cũ, chẳng hạn như nhiên liệu hóa thạch, các bậc Quốc Phụ và Đại cử tri đoàn phải loại bỏ đi.

Những ý tưởng cũ, chẳng hạn như bình đẳng về cơ hội và chế độ nhân tài [chế độ nhân tài là một triết lý chính trị cho rằng quyền lực nên được trao cho các cá nhân có khả năng và có tài năng] hiện đang được tranh luận.

Những phong tục cũ, chẳng hạn như đứng hát Quốc ca và mạnh mẽ bảo vệ quyền tự do ngôn luận của một người, từ lâu đã không còn nữa.

Và những thói quen cũ, chẳng hạn như đạo đức làm việc của những người theo đạo Tin lành và chủ nghĩa cá nhân dân dã, đã bị phá hoại nghiêm trọng.

Thay cho những khía cạnh “cũ” này của nền văn hóa chúng ta, Cách mạng Thức tỉnh mong muốn đưa xã hội trở nên phát triển hơn.

Cách mạng Thức tỉnh, giống như Cách mạng Văn hóa, được xây dựng nên dựa trên hệ tư tưởng của chủ nghĩa Marx.

Chủ nghĩa cá nhân đang được thay thế bằng chủ nghĩa xã hội. Công bằng, hay còn được gọi là ‘bình đẳng về kết quả,’ giờ đây là ‘vượt trội hơn bình đẳng về cơ hội.’

Đáng buồn thay, ngay cả “giấc mơ” về một xã hội không phân biệt màu da của mục sư Martin Luther King Jr. đã nhường chỗ cho thuyết sắc tộc trọng yếu, vốn là hình ảnh thu nhỏ của phân biệt chủng tộc.

Và, trên tất cả, chiến tranh giai cấp thống trị tối cao. Giàu và nghèo. Đặc quyền và áp bức.

Hoa Kỳ không còn là vùng đất của cơ hội. Từ nay nó sẽ được gọi là vùng đất của sự áp bức. Hoặc tương tự vậy, họ nói với chúng ta như vậy.

Có lẽ điều gây khó chịu nhất là khi ai đó so sánh Cách mạng Văn hóa với Hoa Kỳ hiện nay như một sự khinh bỉ dành cho quá khứ.

Ở Trung Quốc, điều này thể hiện ở việc đốt sách hàng loạt và tàn phá bừa bãi các di tích lịch sử. Điều đó nghe rất giống với những gì đang diễn ra ở Hoa Kỳ gần đây.

Sự tương đồng giữa Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc và Cách mạng Thức tỉnh của Hoa Kỳ ngày càng trở nên gần gũi hơn.

Như bài báo của The New York Times ghi lại lịch sử cuộc Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc đã kết luận: “Một thế hệ mới đã xuất hiện, và mặc dù quá khó để xóa nhòa phần lớn Trung Quốc cổ xưa, nhưng một Trung Quốc mới đã tồn tại với những cách thức hoàn toàn khác với cái cũ.”

Điều tương tự cũng có thể mô tả về Hoa Kỳ vào năm 2021.

Tác giả Chris Talgo là biên tập viên cao cấp tại Viện Heartland.

Quan điểm trong bài viết này là ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Do Christ Tango thực hiện
Minh Khanh biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times