Tin khắp nơi ngày – 02/06/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi ngày – 02/06/2018

Bạch Ốc đang chuẩn bị

cho thượng đỉnh Trump-Putin

Các quan chức Tòa Bạch Ốc đang lên kế hoạch cho một cuộc gặp thượng đỉnh có thể diễn ra giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo Wall Street Journal.

Bản tin dẫn lời một quan chức chính quyền cấp cao cho biết Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman đã có mặt ở Washington để giúp thu xếp cuộc gặp.

“Đây là một dự án đang thực hiện của Đại sứ Huntsman, đã bắt đầu từ nhiều tháng trước, để đi đến một cuộc gặp chính thức giữa hai ông Putin và Trump”, quan chức này nói.

Những người nắm thông tin về kế hoạch này cho biết mục đích của cuộc gặp thượng đỉnh là để giải quyết những khác biệt tồn tại lâu nay giữa hai nước.

Các cơ quan tình báo Mỹ đã kết luận rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2016 với mục đích giúp ông Trump giành chiến thắng.

Những phát hiện này đã dẫn đến cuộc điều tra của một công tố viên đặc biệt về việc liệu ban vận động tranh cử của ông Trump có thông đồng với Nga hay không. Ông Trump đã phủ nhận về bất kỳ sự thông đồng nào.

Về cuộc gặp thượng đỉnh tiềm tàng, quan chức kể trên cho biết rất nhiều việc trong công tác lên kế hoạch còn phải được thực hiện, bao gồm việc xác định ngày giờ và địa điểm.

Nếu cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra, đó sẽ là cuộc gặp lần thứ ba giữa hai nhà lãnh đạo.

https://www.voatiengviet.com/a/bach-oc-dang-chuan-bi-cho-thuong-dinh-trump-putin/4420705.html

 

Tỷ lệ thất nghiệp tháng 5/2018 thấp nhất

trong nửa thế kỷ lịch sử Hoa Kỳ

Washington DC – Theo dữ kiện của CNN, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 giảm xuống chạm mức 3.8%, thêm một dấu hiệu nữa cho thấy nền kinh tế mạnh mẽ lên và thị trường lao động chặt chẽ trở lại.

Tỷ lệ này ngang ngửa với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ năm 1969. Từ đó tới nay, chỉ có một lần tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp này là vào tháng 4 năm 2000.

Trong tháng 5, nền kinh tế có thêm 223,000 việc làm, một con số nhiều hơn sự dự đoán của các nhà phân tích kinh tế. Họ nhận xét rằng nền kinh tế đang mở rộng trong gần chín năm liên tiếp, là một chuỗi dài thứ nhì về kỷ lục. Họ cũng đồng ý rằng hàng tháng, các nhà tuyển dụng đều cung cấp thêm công việc trong suốt bảy năm rưỡi.

Trong tháng 5, mức lương tối thiểu tăng lên 2.7% so với cùng thời gian này năm ngoái. Mức lương thực sự tăng lên trong những tháng gần đây. Trên thực tế, đối với một thị trường việc làm chặt chẽ như thế này, đầy tính cạnh tranh như thế này, các nhà tuyển dụng buộc phải trả lương nhiều hơn nữa để thu hút công nhân.

Các nhà kinh tế tin rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, vì công ăn việc làm đang trở lại với người Mỹ. Trung bình, mỗi tháng nền kinh tế có thêm 191,000 việc làm. Sau khi báo cáo được phát hành, lãi suất trái phiếu hầu như tăng lên ngay lập tức, và đồng Mỹ Kim cũng tăng giá cao hơn. (Mai Đức)

https://www.sbtn.tv/ty-le-that-nghiep-thang-5-2018-thap-nhat-trong-nua-the-ky-lich-su-hoa-ky/

 

Ông Trump nói sẽ họp với ông Kim

Kỳ họp thượng đỉnh giữa Donald Trump và Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12/6 tới đây sẽ diễn ra như dự kiến, tổng thống Mỹ nói, một tuần sau khi tuyên bố rút lui.

Ông Trump vừa ra tuyên bố sau khi có các cuộc gặp gỡ với một phái viên cao cấp của Bắc Hàn tại Tòa Bạch Ốc.

Ông cũng nói rằng Bắc Hàn “muốn phi hạt nhân hóa”, tuy Bình Nhưỡng không xác nhận tin này.

Mỹ tự tin về kế hoạch cho cuộc gặp Trump-Kim

Tướng Bắc Hàn ‘đi Mỹ bàn về kỳ họp thượng đỉnh’

Ông Trump ‘trấn an’ Bắc Hàn

Phái viên của ông Kim Jong-un, Tướng Kim Yong-chol đã trao tận tay Tổng thống Trump lá thư của nhà lãnh đạo Bắc Hàn.

Ông Trump nói đó là “một lá thư rất thú vị và sẽ tới một thời điểm thích hợp” nó có thể được chia sẻ cho mọi người biết. Tuy nhiên, sau đó ông nói rằng ông vẫn chưa đọc lá thư.

Ông Trump cũng nói rằng vấn đề nhân quyền đã không được thảo luận.

Hồi tuần trước, ông Trump nói hủy cuộc họp thượng đỉnh theo dự kiến được tổ chức vào ngày 12/6, nhưng hai bên sau đó đã đồng ý tiếp tục triển khai.

Cuộc họp lịch sử giữa hai ông, nếu diễn ra, sẽ là lần gặp mặt đầu tiên giữa hai đương kim lãnh đạo của Hoa Kỳ và Bắc Hàn.

Tướng Kim Yong-chol là ai?

Tướng Kim, 72 tuổi, là một nhân vật gây tranh cãi ở quốc gia láng giềng, Nam Hàn. Trước đây, ông từng là một nhà thương thuyết trong các cuộc đàm phán liên Triều.

Trong thời gian phụ trách lực lượng tình báo quân đội, ông bị cáo buộc là đã đứng đằng sau các cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu Nam Hàn, trong đó có vụ phóng ngư lôi vào một tàu chiến Nam Hàn khiến 46 người thiệt mạng, và vụ tấn công tin tặc vào Sony Pictures hồi 2014.

Vì các vụ này mà Mỹ đã áp lệnh trừng phạt cá nhân đối với Tướng Kim trong năm 2010 và 2015.

Bình Nhưỡng bác bỏ việc họ có liên quan tới cả hai vụ trên.

Bất chấp tin nói ông bị trừng phạt do có “thái độ hống hách” hồi 2016, ông vẫn tiếp tục giữ các vị trí cao cấp trong quân đội và đảng cầm quyền ở Bắc Hàn, và là người dẫn đầu phái đoàn Bắc Hàn trong lễ bế mạc Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018 tại Nam Hàn.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44336752

 

Hoa kỳ bác bỏ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc

kêu gọi bảo vệ người Palestine

New York. – Hôm Thứ Sáu 1 tháng 6 đã diễn ra cuộc biểu quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, để thông qua dự thảo nghị quyết do Kuwait soạn thảo, với nội dung lên án việc sử dụng bạo lực chống lại dân thường Palestine của Israel ở dải Gaza.

Hoa Kỳ đã dùng quyền phủ quyết để bác bỏ dự thảo nghị quyết này, vì cho rằng đó là quan điểm hoàn toàn một chiều, không hề lên án lực lượng Hamas với các hành vi bạo lực gần đây của họ. Hành động này của Hoa Kỳ đã khiến cho nghị quyết không được thông qua.

Mặc dù có đến 10 trên 15 nước thành viên bỏ phiếu thuận, bao gồm cả Pháp, Trung Cộng và Nga, chỉ duy nhất Hoa Kỳ bỏ phiếu chống và 4 thành viên khác bỏ phiếu trắng, trong đó có Anh. Theo quy định, để được thông qua, một nghị quyết cần có 9 phiếu thuận và không có bất cứ sự phủ quyết nào từ 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga hay Trung Cộng.

Ngoài dự thảo của Kuwait, Hoa Kỳ cũng soạn một dự thảo nghị quyết cáo buộc lực lượng Hamas của Palestine về xung đột bùng phát gần đây ở dải Gaza, đồng thời yêu cầu Hamas cùng nhóm Hồi giáo Jihad “chấm dứt tất cả các hành vi bạo lực và khiêu khích, bao gồm cả các hoạt động dọc theo hàng rào biên giới”. Tuy nhiên kết quả dự thảo nghị quyết của Hoa Kỳ cũng không được thông qua khi nhận được 3 phiếu chống và 11 phiếu trắng của 15 nước thành viên Hội đồng.

Hiện nay cả lực lượng Hamas và nhóm vũ trang Hồi giáo Jihad đều tuyên bố những hành động quân sự gần đây của họ, trong đó có vụ nã hỏa lực vào phần lãnh thổ của Israel, đều nhằm trả đũa việc Israel sát hại ít nhất 116 người Palestine kể từ ngày 30/3 tới nay trong các cuộc biểu tình ở biên giới Gaza.

Với việc phủ quyết hai dự thảo nghị quyết, tình hình xung đột tại giải Gaza giữa người Palestine và quân đội Israel tiếp tục rơi vào căng thẳng và bạo lực còn tiếp tục leo thang. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-bac-bo-nghi-quyet-cua-lien-hiep-quoc-keu-goi-bao-ve-nguoi-palestine/

 

Hoa Kỳ bị đồng minh cô lập tại cuộc họp G7

vì lệnh đánh thuế nhôm thép nhập cảng

British Columbia, Canada– Tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm các nước phát triển (G7) diễn ra ở Canada vào Thứ Sáu 1 tháng 6, các đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ đã đồng loạt công kích chính quyền ông Trump vì áp đặt thuế nhập cảng thép và nhôm lên mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm cả 6 nước đồng minh.

Sau khi Canada, Mexico và Liên minh Châu Âu từ chối thương lượng mức hạn ngạch thép và nhôm mà Hoa Kỳ đưa ra, vào sáng sớm hôm Thứ Sáu, Washington chính thức ra lệnh áp đặt thuế 25% cho thép nhập cảng và 10% cho nhôm đối với các nước này.

Ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính Pháp, cho biết Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin bị cô lập và là mục tiêu chính của những lời chỉ trích tại buổi họp khi đề cập đến vấn đề thuế quan. Ông Le Maire còn chia sẻ rằng nhóm G7 giờ đây đã chuyển thành G6+1, khi Hoa Kỳ đang một mình chống lại 6 nước thành viên trong nhóm.

Theo bà Chrystia Freeland, Ngoại trưởng Canada đánh giá lý do bảo vệ an ninh quốc gia được Hoa Kỳ đưa ra chỉ là một cái cớ vô lý cho hành động áp đặt thuế của nước này lên nhôm, thép nhập cảng.

Bộ trưởng Tài chính Đức và Nhật Bản còn cho rằng đó là một hành động sai trái của Washington, kêu gọi các quốc gia cần phải thảo luận để tìm ra cách gỡ bỏ mức thuế này, tránh gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu.

Theo nguồn tin thân cận, các vấn đề về thuế quan sẽ tiếp tục được đề cập đến trong một cuộc họp khác của các nhà lãnh đạo G7 diễn ra tại Charlevoix, Quebec vào tuần tới. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-bi-dong-minh-co-lap-tai-cuoc-hop-g7-vi-lenh-danh-thue-nhom-thep-nhap-cang/

 

Chính phủ Trump có thể tăng

mức phạt công ty ZTE lên 1.7 tỷ Mỹ kim

Washington DC- Theo bản tin của Reuters, mức phạt dự tính cho việc vi phạm lệnh cấm vận của công ty viễn thông ZTE có lẽ sẽ tăng từ 1.2 tỷ Mỹ Kim lên 1.7 tỷ Mỹ Kim.

Ngoài ra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ muốn yêu cầu hãng này thống kê số lượng các thành phần phụ tùng của Hoa Kỳ được sử dụng trong các sản phẩm của họ. Được biết, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ 2 của Trung Cộng đã vận chuyển trái phép hàng hóa từ Hoa Kỳ sang Iran và Bắc Hàn. Sau đó, doanh nghiệp này lại còn khen thưởng cho những nhân viên tham gia vào việc vận chuyển trái phép, thay vì phải trừng phạt họ như đã cam kết với chính phủ Hoa Kỳ.

Do đó, vào tháng Tư 2018, Washington ban hành lệnh cấm các công ty Hoa Kỳ giao dịch với hãng ZTE trong vòng 7 năm. Lệnh trừng phạt này khiến ZTE mất hơn 3 tỷ Mỹ Kim, và phải đình chỉ hoạt động chính vào tháng 5.

Tuy nhiên, sau đó, để giảm bớt căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, Tòa Bạch Ốc dự tính gỡ bỏ lệnh cấm đối với công ty ZTE, thay vào đó hãng này sẽ phải nộp một khoản tiền phạt, và thay thế một số nhân viên trong hội đồng quản trị và ban điều hành sau 30 ngày kể từ khi lệnh trừng phạt chính thức được gỡ bỏ.

Có tin nói nếu Hoa Kỳ giảm nhẹ hình phạt đối với công ty điện thoại Trung Cộng này, thì Bắc Kinh sẽ mua thêm một lượng lớn nông sản Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dự kiến giảm bớt hình phạt cho công ty ZTE gặp phải sự phản đối quyết liệt tại quốc hội, bao gồm cả phe Dân chủ và phe Cộng hòa. Các viên chức tố cáo ông Trump cúi đầu trước áp lực từ Trung Cộng, khi quyết định giúp một công ty đe doạ đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ quay trở lại kinh doanh. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/chinh-phu-trump-co-the-tang-muc-phat-cong-ty-zte-len-1-7-ty-my-kim/

 

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gặp gỡ tổng thống Đài Loan

Đài Bắc, Đài Loan – Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa David Perdue, một trong những đồng minh thân cận nhất của Tổng Thống Donald Trump tại Thượng Viện, đã ghé thăm Đài Loan trong chuyến công du châu Á, nhằm thể hiện sự ủng hộ sau khi đảo quốc này mất thêm 2 đối tác ngoại giao vào tay Trung Cộng vào tháng trước. Cộng Hòa Dominica và Burkina Faso cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào tháng 5, khiến đảo quốc này chỉ còn 18 đồng minh trên toàn thế giới.

Ông Perdue, thành viên Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, đã gặp nữ Tổng Thống Thái Anh Văn vào Thứ Sáu 1 tháng 6, tại Đài Bắc. Ông Perdue đã khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ đối với đạo luật Quan hệ Đài Loan, đồng thời cám ơn sự ủng hộ của Đài Loan đối với Hoa Kỳ và sự đóng góp của hòn đảo này cho khu vực. Ông Perdue và bà Thái cũng thảo luận về hòa bình trong khu vực, các vấn đề ở hai bên eo biển Đài Loan, và sự hợp tác thương mại.

Vị thượng nghị sĩ này là người ủng hộ lâu năm cho Đài Loan, bao gồm cả sự tham gia của Đài Loan vào các tổ chức quốc tế, như Hội đồng y tế thế giới và Interpol. Ông Perdue mới đây cũng bỏ phiếu ủng hộ đạo luật US National Defence Authorisation cho năm tài chính 2019, khuyến khích sự trao đổi cấp cao về quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, và cung cấp thêm vũ khí quốc phòng cho hòn đảo này.

Ông Perdue là nhà lập pháp Hoa Kỳ thứ 2 đến thăm Đài Loan trong tuần này, sau Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Cory Gardner, chủ tịch phó ủy ban Đông Á, thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/thuong-nghi-si-hoa-ky-gap-go-tong-thong-dai-loan/

 

Dung nham từ núi lửa Kilauea Hawaii

cắt đứt mọi đường di tản của cư dân địa phương

Pahoa, Hawaii – Phóng viên CBS News cho biết dung nham nóng chảy vẫn tiếp tục trào ra từ núi lửa Kilauea ở Hawaii, và điều tồi tệ xảy ra là chúng cắt đứt mọi lối thoát cho cư dân địa phương đang tìm cách di tản.

Lượng dung nham khổng lồ ở khu phố Leilani Estates không chỉ lan nhanh hơn, mà còn phun cao hơn, có thể chạm tới tầng thượng của một tòa nhà 25 tầng, và nóng hơn 2,000 độ F. Scott Rowland là một nhà địa chất học tại Đại Học Oregon, nói rằng về khía cạnh khoa học, một vụ phun trào dung nham chưa từng có này là điều thực sự hấp dẫn. Nhưng về phía cạnh thực tiễn, việc nhiều người bị mất nhà ở là điều vô cùng đau lòng.

Cho tới nay đã có 75 ngôi nhà bị dung nham đốt cháy. Bên trong các khu vực di tản, bầu không khí căng thẳng cũng dâng cao. John Hubbard 61 tuổi, bị cáo buộc nổ súng và tấn công một người hàng xóm khi người này trở về nhà để kiểm tra tài sản. Talmadge Magno – viên chức của Cơ Quan Công Viên Quốc Gia- nói rằng mọi người đều có cảm giác họ bắt gặp người lạ đi vào khu vực của họ, và họ tìm cách tự vệ hoặc bảo vệ tài sản của mình. Đây là giai đoạn khó khăn cho những người vẫn còn ở lại.

Trong khi đó, công nhân thành phố đang đào một con đường mới để cư dân có thể di tản. Sau khi dung nham phủ đầy con đường chính là Highway 132, hơn 500 người sống trong khu vực phải di tản không còn lối thoát, phải đổ dồn về phía Highway 137. Nếu dung nham chảy tới đó, mọi người hoàn toàn bị bao vây và không còn lối ra. (Mai Đức)

https://www.sbtn.tv/dung-nham-tu-nui-lua-kilauea-hawaii-cat-dut-moi-duong-di-tan-cua-cu-dan-dia-phuong/

 

Hawaii Cảnh Báo Sẽ Bắt

Người Nào Không Di Tản Khỏi Núi Lửa;

Hawaii: Cảnh Sát Bắt Trộm Cắp

Tại Vùng Di Tản Tránh Núi Lửa

HONOLULU   –    Trong mấy tuần qua, cảnh sát Hawaii bắt 1 số người về tội trộm cắp tại vùng di tản tránh dung nham núi lửa tuôn trào từ đỉnh Kilauea – không ai bị thương vì súng đạn, nhưng có người bị thương nhẹ trong lúc xô đẩy.

Cư dân 61 tuổi John Hubbard của xóm Leilani bị truy tố các tội cướp giựt, khủng bố tinh thần người khác, không khai báo súng …

Bồi thẩm đoàn đã xem video là bằng chứng trong đó ông Hubbard xô đẩy 1 người khác và nổ súng.

 

Giám đốc dân phòng Talmadge Magno cho biết: cư dân thấy người lạ xuất hiện trong xóm, căn bản là họ tìm cách bảo vệ tài sản giữa thời điểm khó khăn như hiện nay.

Cảnh sát đã bắt 1 số nghi can trộm cắp tại vùng di tản – Hubbard bị bắt không kháng cự.

Cảnh sát đuợc báo tin súng nổ tại xóm Lelian hôm Thứ Ba. Nạn nhân và người quen đang quan sát ngôi nhà bị dung nham thiêu hủy khi 1 người lái xe pick-up tiến đến gần. Trong video, người không có súng la lớn cảnh cáo người kia sẽ bị bắt, và hô “Đừng đuà” trong lúc súng nổ.

Trong khi đó bản tin mới nhất của CBS News vào Thứ Sáu cho biết các viên chức Khẩn Cấp tại Hawaii đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng đối với những người dân còn sống trong các khu vực núi lửa Kilauea phun dung nham.  Nhiều người đã làm lơ lệnh di tản trong lúc đối diện nguy hiểm và đang nằm dưới mối đe dọa sẽ bị bắt. Thông báo được đưa ra vào lúc vết nứt của núi lửa đang hoạt động mạnh nhất trở thành bùng nổ  rộng lớn hơn.

https://vietbao.com/p114a281683/hawaii-canh-bao-se-bat-nguoi-nao-khong-di-tan-khoi-nui-lua-hawaii-canh-sat-bat-trom-cap-tai-vung-di-tan-tranh-nui-lua

 

Mueller Điều Tra Bạn Thân Của Jared Kushner

Là Richard Gerson Quan Hệ Bí Mật

Với Viên Chức Nga, Arap Emirates

WASHINGTON   –    Quản lý đầu tư Richard Gerson, bạn thân của cố vấn Bạch Ốc Jared Kushner, là đối tượng điều tra của đoàn Mueller, theo 5 nguồn tin thông thạo.

Gerson có mặt tại đảo quốc Seychelles 2 tuần trước ngày tuyên thệ của TT Trump, cùng thời gian chủ nhà thầu an ninh tư Erik Prince tiếp xúc bí mật với các viên chưc Nga và Arap Emirates để giúp tìm kiếm quan hệ với chính quyền mới tại Washington.

Tại đảo quốc hẻo lánh Ấn Độ Dương, Gerson gặp hoàng thân Mohammed (cũng đuợc biết với tên tắt MBZ) và liên lạc với 1 thương gia Hoa Kỳ gốc Lebanon có quan hệ thân thiết với người Emirates là George Nader.

4 nguồn cho biết: Nader là người tổ chức cuộc gặp của Prince.

Gerson đã gặp Nader trước tại khách sạn Four Seasons (New York) khi các nhân vật thân cận Trump họp mật với MBZ. Sự có mặt của Gerson trong buổi họp tại Seychelles không đuợc báo tin trước đây.

Các nhà điều tra phản gián tìm hiểu ảnh hưởng của Arap Emirates (hay UAE) trong cuộc tranh cử của Trump từ khi ông Mueller đuợc cử làm công tố viên đặc biệt để dẫn đầu đoàn điều tra về toa rập.

Phát ngôn viên của Gerson từ chối cho biết lý do Gerson gặp MBZ hay liên lạc với Nader, cũng khẳng định Gerson không dự buổi họp của Prince.

Về cuộc gặp gỡ tại khách sạn Four Seasons Tháng 12-2016, phát ngôn viên nói: Gerson chỉ làm việc đưa đón cựu Thủ Tướng Tony Blair.

Ông Blair đến như là đại diện của nỗ lực 4 phe hoà giải Israel-Palestine.

Con rể TT Trump đang dẫn đầu nỗ lực điều giải của chính quyền Trump.

Ủy ban tình báo Thượng Viện cũng tìm hiểu sự tham dự buổi họp Seychelles của Gerson.

2 người thạo tin cho biết: Gerson có mặt tại Seychelles vì sự quan hệ thân thiết với Kushner.

Phát ngôn viên của Gerson từ chối xác nhận ông Mueller đã tiếp xúc riêng với ông Gerson hay không. Phát ngôn viên của đoàn Mueller từ chối bình luận, tuơng tự luật sư của Nader. Phát ngôn viên của cựu Thủ Tướng Blair và giám đốc Prince đều từ chối bình luận.

Gerson là bạn của Kushner từ hơn 1 thập niên, đã theo đuổi việc kinh doanh với UAE từ trước cuộc tranh cử 2016.

Báo New York Times cho hay: đoàn Mueller có chất vấn về cuộc họp Gerson, Kushner và Steve Bannon tại New York đầu năm 2017. Theo NYT, và NBC xác nhận, Nader hợp tác với đoàn Mueller, và đã điều trần 5, 6 ngày.

Trong khi đó, phản ứng về phúc trình liên quan với chi tiêu của đoàn điều tra về toa rập của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, TT Trump lên án cuộc điều tra mà ông gọi là “tuồng tìm bắt phù thủy” đã gây tốn kém công quỹ 17 triệu MK và còn tăng mạnh.

Nhân dịp này, ông Trump lại cả quyết không có toa rập, ngoại trừ với đảng viên DC.

1 biên bản của Bộ tư pháp công bố hôm Thứ Năm cho hay: chi phí giữa Tháng 10 và Tháng 3 của đoàn Mueller là 10 triệu, chưa tính 6.7 triệu trong 4 tháng trước. 1 phần lớn chi phí (là 9 triệu) đuợc chi bất kể sự bổ nhiệm công tố viên đặc biệt, theo ABC News.

https://vietbao.com/a281681/mueller-dieu-tra-ban-than-cua-jared-kushner-la-richard-gerson-quan-he-bi-mat-voi-vien-chuc-nga-arap-emirates

 

Trump: Viên Chức Lộ Tin Việc Làm Hàng Tuần

Là Sai Thủ Tục

WASHINGTON   –    Twitter sáng sớm Thứ Sáu từ TT Trump báo trước số việc làm mới gây quan ngại với kinh tế gia và cựu viên chức về vi phạm thủ tục của chính phủ.

Lúc 7 giờ 21 phút sáng, ông Trump phóng twitter nhắc nhở công chúng nhìn xem số liệu về thị trường lao động trong phúc trình loan báo lúc 8 giờ rưỡi sáng. Con số ấy là vượt mong đợi của giới phân tích – Tháng 5 tạo ra 223,000 việc làm, cao hơn hẳn mức trung bình hàng tháng trong 12 tháng qua, là 191,000.

Theo quy định của Bộ lao động, viên chức hành pháp bị cấm bình phẩm về phúc trình việc làm ít nhất 1 giờ sau thông báo chính thức.

Trước đây, tham vụ báo chí Sean Spoicer (đã thôi việc) từng bị chỉ trích vì vi phạm quy định 1 giờ này.

Trước khi đáp phi cơ đi Texas hôm Thứ Năm, TT Trump cũng báo trước tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất từ nhiều thập niên.

Phúc trình của Bộ lao động ghi tỉ lệ thất nghiệp cập nhật là 3.9% trong khi kinh tế gia phỏng đoán 3.8% trước cuối năm.

https://vietbao.com/p114a281681/mueller-dieu-tra-ban-than-cua-jared-kushner-la-richard-gerson-quan-he-bi-mat-voi-vien-chuc-nga-arap-emirates

 

Quân đội Mỹ

muốn đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tới Đức

Quân đội Mỹ tổ chức các cuộc hội đàm sơ bộ về việc đưa một hệ thống phòng thủ tên lửa hùng mạnh tới Đức, tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu, theo 2 nguồn tin riêng của Reuters hiểu biết về vấn đề này.

Động thái này, theo các chuyên gia, có thể làm dấy lên căng thẳng mới với Moscow.

Kế hoạch sơ bộ nhằm đưa Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới châu Âu được đề xuất trước khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi hiệp ước hạt nhân Iran 2015, và được đưa ra trong bối cảnh gia tăng thúc ép tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa và trên không của châu Âu.

Trong khi châu Âu và Mỹ không đồng nhất về số phận hiệp ước hạt nhân Iran, họ có cùng có những mối quan ngại về việc Iran tiếp tục phát triển các tên lửa phi đạn đạo.

Ba tên lửa Shahab của Iran có thể di chuyển 2.000km, đủ để tới phía nam châu Âu, và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran nói rằng họ sẽ tăng phạm vi bắn nếu bị đe dọa vì phạm vi bị giới hạn bởi ý đồ chiến lược chứ không phải những hạn chế về công nghệ.

Bộ Tư lệnh châu Âu của Hoa Kỳ đã thúc đẩy để có một hệ thống THAAD ở châu Âu trong nhiều năm qua, và việc Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân Iran làm tăng thêm sự cấp bách của vấn đề, theo người đứng đầu Liên minh ủng hộ phòng thủ tên lửa phi lợi nhuận, Riki Ellison.

Một quan chức quân sự cấp cao của Đức nêu lên sự cần thiết phải có thêm nhiều radar hơn trên khắp châu Âu để theo dõi và giám sát tốt hơn các mối đe dọa tiềm năng cũng như ngăn chặn các máy bay đánh chặn nếu cần thiết.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ không đưa ra quyết định nào về hành động như vậy.

“Hiện tại không có kế hoạch xây dựng các hệ thống THAAD ở Đức. Chúng tôi không thảo luận về kế hoạch quân sự tiềm năng trong tương lai, vì chúng tôi không muốn cho các đối thủ tiềm năng biết ý định của mình. Đức vẫn là một trong những đối tác gần gũi nhất và đồng minh mạnh nhất của chúng tôi,” theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc Eric Pahon.

Việc triển khai một hệ thống phòng thủ khác của Hoa Kỳ tới châu Âu có thể trấn an các đồng minh NATO ở Nam Âu hiện đang nằm trong phạm vi tấn công của các tên lửa Iran, theo một quan chức quân đội của khu vực.

Thảo luận về việc triển khai một hệ thống THAAD ở châu Âu cũng xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Nga.

NATO từ lâu khăng khăng rằng chương trình phòng thủ tên lửa của mình không hướng vào Nga, nhưng liên minh này đã có một giọng điệu cứng rắn hơn đối với Moscow sau vụ đầu độc một cựu điệp viên Nga ở Anh.

Moscow phủ nhận bất kỳ sự dính líu nào trong vụ đầu độc, và đổ lỗi cho những căng thẳng trong việc mở rộng quân sự của NATO về phía đông, thiết lập lá chắn tên lửa đạn đạo với một địa điểm quan trọng ở Romania, được tuyên bố sẵn sàng chiến đấu vào năm 2016.

Việc di chuyển THAAD sang Đức có thể tạo ra khoảng cách radar do sự chậm trễ hai năm trong việc hoàn thành một khu vực phòng thủ tên lửa Aegis Ashore thứ hai ở Ba Lan mà ban đầu dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong năm nay.

Vấn đề này có thể được nêu ra trong một cuộc đánh giá phòng thủ tên lửa mới của Lầu Năm Góc dự kiến vào đầu tháng 6. Việc xem xét này có thể dẫn tới một kết nối chặt chẽ hơn nữa giữa phòng thủ tên lửa và sự cần thiết phải ngăn chặn Nga, vốn đã được nhấn mạnh trong chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ, theo Tom Karako, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington.

https://www.voatiengviet.com/a/quan-doi-my-muon-dua-he-thong-phong-thu-ten-lua-toi-duc/4419830.html

 

Tổng thống Ai Cập

El-Sissi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sissi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai trước quốc hội Ai Cập hôm 2/6. Ông phát biểu với các nhà lập pháp rằng ông coi mình là tổng thống của tất cả người dân Ai Cập, cả những người ủng hộ ông lẫn không ủng hộ.

Ông Sissi đã được ủy ban bầu cử tuyên bố chính thức là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của nước này hồi tháng 4.

Ông Sissi đã giành được hơn 90% số phiếu trong cuộc chạy đua giữa ông và một kiến trúc sư tương đối ít được biết đến, là người tham gia cuộc đua vào phút chót. Một số ứng cử viên nổi tiếng hơn đã rút lui hoặc bị tuyên là không đủ tư cách tranh cử.

Khi ông Sissi tuyên thệ nhậm chức, ông nói rằng ông thề trước Thượng đế sẽ bảo vệ hệ thống chính quyền cộng hòa của đất nước, tôn trọng hiến pháp và bảo toàn cả độc lập lẫn thống nhất của nhà nước và nhân dân.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-ai-cap-el-sissi-tuyen-the-nham-chuc-nhiem-ky-hai/4420758.html

 

Lãnh đạo đối lập

tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Tây Ban Nha

Lãnh đạo Đảng Xã hội đối lập, Pedro Sanchez, hôm 2/6 tuyên thệ nhậm chức tân thủ tướng Tây Ban Nha, tiếp quản chức vụ này sau khi Thủ tướng Mariano Rajoy bị thua trong cuộc biểu quyết tín nhiệm tại quốc hội hôm 1/6.

Nhà vua Felipe VI của Tây Ban Nha đã chủ trì lễ tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện Zarzuela gần Madrid.

Ông Sanchez giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu với 180 phiếu thuận, 169 phiếu chống và 1 phiếu trắng tại hạ viện gồm 350 ghế. Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo đang tại vị của Tây Ban Nha bị quốc hội phế truất trong bốn thập kỷ qua của nền dân chủ này.

Ông Rajoy bị thua trong cuộc bỏ phiếu sau sáu năm tại vị, tiếp sau các bản án tham nhũng hồi tuần trước liên quan đến các cựu đảng viên Đảng Nhân dân trung hữu của ông.

Ông Sanchez, lãnh đạo Đảng Lao động Xã hội Tây Ban Nha, trở thành thủ tướng thứ bảy của Tây Ban Nha kể từ khi nước này quay trở lại với nền dân chủ vào cuối những năm 1970, sau chế độ độc tài của ông Francisco Franco.

Ông Sanchez còn phải xây dựng nội các của mình, và chỉ khi nào tên của các thành viên nội các được công bố trên công báo chính phủ, ông mới hoàn toàn nắm quyền.

https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-doi-lap-tuyen-the-nham-chuc-thu-tuong-tay-ban-nha/4420728.html

 

Ý có tân chính phủ ‘bài Châu Âu’

Ông Giuseppe Conte ngày 1/6 tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Ý để lãnh đạo chính phủ phi truyền thống đầu tiên của châu Âu và sẽ đi theo hướng sửa đổi những điều luật của Liên minh châu Âu về ngân sách và di dân.

Ông Conte, một giáo sư luật 53 tuổi ít được biết đến, được sự hậu thuẫn của Phong trào 5 Sao vốn phát triển từ một mạng lưới phản đối của người dân và phong trào Liên đoàn cánh hữu vốn cùng nhau đưa ra một chương trình nghị sự cắt giảm thuế và chi tiêu an sinh xã hội cao.

Chính phủ của ông Conte được thành lập sau ba tháng bế tắc chính trị sau cuộc bầu cử không có kết quả chung cuộc rõ ràng hôm 4/3 với những đối thủ chính trị trước đây đã đạt được một thỏa thuận vào giờ chót để tránh phải tổ chức một cuộc bầu cử mới.

Sự bất mãn của cử tri đã chứng kiến sự trỗi dậy của những đảng phái chống lại định chế trước các đảng chính thống trên khắp lục địa, trong đó có Đức và Pháp, nhưng đây là lần đầu tiên họ lên lãnh đạo chính phủ của một nền kinh tế lớn ở Tây Âu.

Tân Thủ tướng Conte không phát biểu gì với phóng viên sau lễ tuyên thệ nhậm chức ở Rome.

Phong trào 5-Sao và Liên đoàn đã có thế vững chắc ở quốc hội nơi chính phủ mới sẽ có cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào đầu tuần tới để được trao quyền hoàn toàn.

Ý là nước chủ nhà của Hiệp định cho ra đời Liên minh châu Âu 60 năm trước, nhưng những người dân Ý vốn một thời ủng hộ châu Âu đang ngày càng trở nên bất mãn và đổ lỗi tình trạng trì trệ về kinh tế của họ cho những nguyên tắc tài chính của châu Âu.

Sự bất mãn càng tăng trong những năm gần đây khi hàng trăm ngàn di dân bất hợp pháp đã đến bờ biển nước Ý từ bắc Phi, tạo điều kiện cho Đảng Liên đoàn giành được sự ủng hộ của người dân. Đảng này cáo buộc EU để cho nước Ý phải một mình xử lý tình trạng di dân.

Nước Ý, với khoản nợ công lên tới 130% GDP, là nước có tỷ lệ nợ cao nhất ở khu vực sử dụng đồng euro, sau Hy Lạp.

Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/y-co-tan-chinh-phu-bai-chau-au-/4420417.html

 

Ấn Độ kêu gọi trật tự theo luật lệ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra một chỉ trích nhẹ nhàng đối với Trung Quốc ngay cả khi ông vẫn muốn có một liên hệ chặt chẽ với Bắc Kinh trong bài diễn văn đọc tại Singapore ngày thứ Sáu 1/6.

Phát biểu tại hội nghị quốc phòng thường niên mang tên Đối thoại Shangri-la, ông Modi kêu gọi vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chấp nhận tự do hàng hải, toàn vẹn lãnh thổ, và tôn trọng tất cả các quốc gia không kể lớn nhỏ.

Trong khi lời kêu gọi này không đặc biệt đề cập đến Trung Quốc, nhưng bình luận của ông Modi được xem như đề cập đến thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc đối với các nước láng giềng nhỏ hơn trong những vùng tranh chấp thuộc Biển Đông.

Ông Modi cũng mặc thị chỉ trích Hoa Kỳ về chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng, ám chỉ đến thuế quan vừa mới áp đặt của Tổng thống Donald Trump. Ông cũng nói là các quốc gia nên giữ những cam kết, cũng là một ám chỉ về quyết định của ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Ấn Độ ngày càng gần Hoa Kỳ hơn, đặc biệt khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự vượt qua bờ biển của họ.

Ông Modi nói quan hệ Mỹ-Ấn “đã có một ý nghĩa mới trong một thế giới thay đổi.” Một khía cạnh quan trọng của đối tác này là “cùng chia sẻ viễn kiến về một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng mở, ổn định, an ninh và phồn thịnh.”

Trong nhiều thập niên Ấn Độ đã theo đuổi một chính sách phi liên kết, có nghĩa là nước này không chọn bên nào giữa các cường quốc thế giới. Giữ vững lập trường này, ông Modi cảnh báo sự đối đầu giữa các cường quốc có thể tái xuất hiện.

Thủ tướng Ấn Độ cũng cho rằng “châu Á và thế giới sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn khi Ấn Độ và Trung Quốc cùng nhau làm việc trong sự tin cậy và tin tưởng, lưu tâm đối với quyền lợi của nhau.”

Trong bài diễn văn ngày 1/6 tại Singapore ông ủng hộ sự tham gia sâu rộng của Ấn Độ đối với các vấn đề toàn cầu, trong đó có gìn giữ hòa bình quốc tế, viện trợ nhân đạo và cứu trợ tai họa.

Đối thoại Shangri-La, một hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng quốc phòng châu Á và những nhà lãnh đạo khác, năm nay chú trọng mạnh mẽ đến vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Điểm nhấn này tiếp sau sự kiện quân đội Hoa Kỳ trong tuần này đổi tên Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương thành Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương-Thái Bình Dương.

https://www.voatiengviet.com/a/an-do-keu-goi-trat-tu-theo-luat-le-/4420411.html

 

Gia đình các nạn nhân Thiên An Môn

đòi phục hồi danh dự

Thụy My

AFP hôm nay 02/08/2018 đưa tin, nhân kỷ niệm 29 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, gia đình các nạn nhân đòi hỏi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải phục hồi danh dự cho những người bị sát hại. Chủ đề này luôn là cấm kỵ tại Trung Quốc.

Trong đêm 3 rạng 4 tháng Sáu năm 1989, quân lính đã nổ súng và xe tăng tràn lên tàn sát các sinh viên biểu tình, đã chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn suốt một tháng rưỡi. Con số thanh niên biểu tình bị quân đội thảm sát đến nay vẫn chưa ai biết rõ, nhưng được ước tính hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người. Sự kiện này đã khiến cộng đồng quốc tế đồng loạt lên án, và Trung Quốc bị cô lập trong một thời gian dài.

Một trong những « bà mẹ Thiên An Môn » than thở : « Hàng năm, mỗi khi định tưởng niệm những người thân, chúng tôi đều bị kiểm soát, bị quản thúc hoặc đưa đi xa ».

Hiệp hội « Những bà mẹ Thiên An Môn » tập hợp những bậc cha mẹ đã bị mất con trong cuộc đàn áp trong lá thư ngỏ gởi ông Tập Cận Bình, được tổ chức phi chính phủ Human Rights in China công bố tuần này, đã viết : « Là nhà lãnh đạo một nước lớn, chắc chắn là ông không vô cảm trước vụ thảm sát xảy ra cách đây 29 năm ».

Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn chính thức coi những người biểu tình Thiên An Môn là « một thiểu số gây rối phản cách mạng ».

Lá thư của « Những bà mẹ Thiên An Môn » viết tiếp : « Đang ở giai đoạn cuối đời, chúng tôi vẫn hy vọng một ngày nào đó trước khi chết đi, những người thân chúng tôi được phục hồi danh dự. Chúng tôi luôn có ba yêu sách : sự thật, bồi thường và truy cứu trách nhiệm ».

Thiên An Môn luôn là một trong những chủ đề nhạy cảm nhất tại Hoa lục, không hề được nhắc đến trong sách báo, sách giáo khoa, phim ảnh, và bị kiểm duyệt trên các mạng xã hội. Hồng Kông là nơi duy nhất vẫn công khai tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát, diễn ra vào ngày 4 tháng Sáu hàng năm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180602-gia-dinh-cac-nan-nhan-thien-an-mon-doi-phuc-hoi-danh-du

 

Cuba chuẩn bị sửa đổi Hiến Pháp

để mở cửa kinh tế

Thụy My

Quốc Hội Cuba hôm nay 02/06/2018 bắt đầu khởi động tiến trình tu chính Hiến Pháp, để mở cửa thêm nền kinh tế, cho dù không thay đổi tính chất « xã hội chủ nghĩa không thể đảo ngược » của đảo quốc. Việc cải cách sẽ được tranh luận trên toàn quốc, rồi tiến hành trưng cầu dân ý. Tiến trình này kéo dài trong nhiều tháng.

Trong phiên họp bất thường hôm nay của Quốc Hội, một ủy ban chuyên trách được thành lập. Hiến Pháp mới sẽ mở rộng hơn cánh cửa cho những thay đổi về kinh tế, tạo căn bản pháp lý cho những cải tiến gần đây của ông Raul Castro so với Hiến Pháp năm 1976.

Nhà chính trị học Janette Habel chuyên về Cuba nhận định, vấn đề chủ yếu là sửa đổi định nghĩa về quyền sở hữu. Bà nói :

« Cuba công nhận quyền sở hữu Nhà nước, nhưng bây giờ còn phải nhìn nhận các dạng sở hữu tư nhân hợp tác, và nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những người được gọi là « cuenra propia », tức lao động độc lập tại Cuba, đôi khi là những chủ doanh nghiệp thực sự. Dạng sở hữu này phải được Hiến Pháp công nhận.

Tất nhiên vấn đề này gây nhiều tranh cãi trong xã hội Cuba. Bởi vì tuy được một số giới ủng hộ, nhưng một bộ phận dân chúng vẫn chống đối. Đặc biệt là những người làm việc trong lãnh vực công, làm nhà nước, mà mức sống đã bị giảm sút rất nhiều so với các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Fin publicité dans 60 s

Xã hội Cuba hiện nay rất chia rẽ, giữa các lãnh vực phồn thịnh và những lãnh vực khác. Bên cạnh đó, một loạt cán bộ và giới lãnh đạo vẫn chống đối vì lý do ý thức hệ ».

Mục tiêu cải cách còn nhằm thu hút thêm đầu tư nước ngoài, mang thêm chút hơi hướng kinh tế thị trường cho một nền kinh tế mà quốc doanh là chủ đạo, và lương tháng trung bình không quá 30 đô la. Được biết Hiến Pháp hiện hành ở Cuba đã được sửa đổi ba lần.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180602-cuba-chuan-bi-sua-doi-hien-phap-de-mo-cua-kinh-te

 

Thiếu nhân công,

Mỹ mở rộng thị thực làm việc ngắn hạn

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xem xét cách thức để giúp cho các ngành công nghiệp Mỹ tuyển thêm nhiều công nhân nhập cư làm việc tạm thời, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết hôm thứ Sáu ngày 1/6 vào lúc số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đang ở mức thấp nhất trong vòng 18 năm.

“Chúng tôi đang xem xét những cách để đưa di dân tạm thời với thị thực tạm thời vào Mỹ một cách hợp pháp để làm việc trong một số ngành,” Kudlow nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn và cho biết ông không muốn nói gì thêm trước khi mọi thứ xảy ra.

Ông Kudlow lưu ý rằng trong khi Nhà Trắng đang phải đấu tranh với Quốc hội để giải quyết vấn đề di dân về lâu dài thì ‘sẽ có một số bước tiến’ trong vấn đề thị thực làm việc trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ông không nói rõ chi tiết.

Trước đó, số liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy tăng trưởng việc làm đã tăng lên trong tháng Năm và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 3,8%. Số liệu việc làm mạnh mẽ cũng cho thấy thị trường lao động đang co lại khiến cho các công ty phải khó khăn để tìm nhân công. Việc này làm giảm tăng trưởng việc làm và đẩy mức lương tăng lên.

“Thị trường lao động đang co lại nhanh chóng và mức sụt giảm thất nghiệp nhiều khả năng sẽ tiếp tục, nhưng với tốc độ chậm hơn,” ông Ben Herzon, một nhà phân tích kinh tế thuộc an IHS Markit, viết trong một bản nghiên cứu.

Chính quyền Trump hồi tuần trước đã mở thêm 15.000 H-2B để giúp các công ty Mỹ tuyển dụng nhân công tạm thời trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong nỗ lực lấp đầy những công việc mang tính thời vụ vào thời điểm cao điểm du lịch mùa hè sắp tới.

Một số nhà doanh nghiệp Mỹ, từ chế biến thủy sản cho đến khách sạn và nhà hàng, than phiền họ không thể tuyển nhân công trong nước và đã bị đẩy ra ngoài quá trình cấp thị thực vốn lần đầu tiên được thực hiện theo cách xổ số thay vì ai xin trước thì được cấp trước như trước đây.

Trên khắp nước Mỹ, các doanh nghiệp đang cho biết họ đang thiếu hụt công nhân có tay nghề trong nhiều ngành, trong đó có tài xết lái xe tải, nhân viên bán hàng, thợ mộc và các công nhân kỹ thuật, Cục dự trữ Liên bang Mỹ cho biết trong một báo cáo hôm 30/5.

Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/thieu-nhan-cong-my-mo-rong-thi-thuc-lam-viec-ngan-han-/4420121.html

 

Tân bộ trưởng Nội Vụ Ý

muốn siết chặt chính sách nhập cư

Thụy My

Sau khi tuyên thệ hôm qua, Phong trào 5 Sao hôm nay 02/06/2018 mừng chiến thắng với các cuộc mít-tinh tại Roma. Về phía thủ lãnh Liên đoàn phương Bắc, với chức bộ trưởng Nội Vụ kiêm phó thủ tướng, ông Matteo Salvini có rộng rãi quyền hành để thiết lập một chính sách ngặt nghèo đối với các di dân và người tị nạn tại Ý. Ông tuyên bố ưu tiên số một là lập lại trật tự trong chính sách nhập cư, và ngày mai sẽ đến Sicilia để thăm trung tâm đón tiếp Pozzallo.

Thông tín viên RFI Anne Le Nir tại Roma cho biết thêm chi tiết :

« Việc ông Matteo Salvini đến Sicilia là hành động mang tính biểu tượng. Ông muốn chứng tỏ mình là một bộ trưởng thích vi hành, vô cùng năng động, hiện diện tại những nơi khó khăn nhất. Nhưng tham vọng của ông khiến các tổ chức nhân đạo phải lo ngại.

Salvini đòi hỏi cắt giảm hẳn chi phí đón tiếp di dân, hiện nay được ước tính khoảng 5 triệu euro. Ông muốn hạn chế hoạt động ngoài khơi Libya của những chiếc tàu thuộc các tổ chức phi chính phủ, bằng cách cấm các tàu này cập cảng Ý. Ông cũng dự định buộc hồi hương hàng ngàn người nhập cư bất hợp pháp và kiểm soát tất cả biên giới.

Điều đó có nghĩa là, tân bộ trưởng Nội Vụ sẽ phải tính toán lại trước tình hình thực tế. Kiểm soát 8.000 km bờ biển nước Ý, là một nhiệm vụ bất khả thi. Trục xuất tất cả những các di dân không giấy tờ là một kế hoạch rất tốn kém, và đòi hỏi phải có được sự hợp tác của các nước liên quan. Hơn nữa, giảm triệt để các quỹ trợ giúp người tị nạn không phải là giải pháp để giúp cho trật tự và an ninh tại nước Ý được bảo đảm hơn ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180602-tan-bo-truong-noi-vu-y-muon-siet-chat-chinh-sach-nhap-cu