Tin khắp nơi – 31/08/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 31/08/2017

Mỹ: Thẩm phán bác luật nhập cư mới của Texas

Một thẩm phán liên bang tại Hoa Kỳ đã ra lệnh ngưng hiệu lực của luật nhập cư mới của Texas đối với các “thành phố trú ẩn”, chỉ hai ngày trước khi luật này chính thức được áp dụng.

Dự luật nhằm buộc cơ quan thực thi pháp luật địa phương phải tuân thủ yêu cầu của các nhân viên di trú trong việc giữ các đối tượng nhập cư trái phép để trục xuất.

“Các thành phố trú ẩn” rơi vào tầm ngắm của ông Donald Trump trong một văn bản được đưa ra ngay trong tuần đầu nhậm chức Tổng thống.

Sắc lệnh nhập cư mới không bị chặn

‘Không thể vào Mỹ sau sắc lệnh của Trump’

Điều luật của Texas đáng lẽ sẽ có hiệu lực từ thứ Sáu 1/9/2017.

Nhưng hôm thứ Tư, một thẩm phán liên bang ra phán quyết rằng luật mới khó có thể vượt qua những sát hạch về tính hợp hiến, và đã chặn hiệu lực thi hành một số nội dung chủ chốt trong đó, phần được là SB4.

Trong quyết định dài 94 trang, Thẩm phán Quận Orlando Garcia nói: “Có rất nhiều bằng chứng từ các viên chức địa phương, bao gồm cơ quan pháp luât địa phương, cho rằng SB4 sẽ làm giảm niềm tin của công chúng và làm giảm an toàn của các cộng đồng người dân địa phương.”

“Cũng có những bằng chứng cho thấy các địa phương sẽ phải gánh chịu hậu quả tiêu cực về kinh tế, và điều này sẽ gây hại cho bang Texas.”

Ông nói tòa án không thể “đoán ý của cơ quan lập pháp” và tiểu bang Texas cũng không thể làm trái với hiến pháp.

Thống đốc Texas, Greg Abbott, nói quyết định này làm “các cộng đồng tại Texas trở nên kém an toàn”.

Dự luật nhập cư RAISE của Hoa Kỳ sẽ ‘siết chặt hơn’?

Ông nói ông sẽ ngay lập tức khiếu nại quyết định này và tin rằng luật mới sẽ vẫn được thông qua.

Sắc lệnh hành pháp của ông Trump được đưa ra vào tháng 1 bao gồm nhiều vấn đề về nhập cư, nhưng cụ thể nhắm tới khoảng 400 khu vực chính sách bảo vệ người nhập cư không giấy tờ – được gọi dưới tên “các thành phố trú ẩn”.

Sắc lệnh của Tổng thống cho phép chính quyền liên bang giữ lại ngân khoản của các thành phố có những chính sách đó.

Dự luật của Texas được quốc hội tiểu bang thông qua đầu năm nay, và nếu được áp dụng thì sẽ là luật đầu tiên trong vấn đề này kể từ khi ông Trump ký sắc lệnh hành pháp.

Thế nào là “thành phố trú ẩn”?

Khái niệm này được áp dụng cho các thành phố tại Mỹ có chính sách nhằm hạn chế việc hỗ trợ cho các cơ quan di trú cấp liên bang

Các viên chức tại đó, bao gồm cả cơ quan thi hành pháp luật địa phương, không có thẩm quyền điều tra tình trạng nhập cư của một cá nhân bất kỳ

Đây không phải là khái niệm pháp lý nên có nhiều cách thi hành khác nhau, nhưng các quy định có thể được đưa vào bộ luật hoặc đưa vào những thủ tục của cơ quan cảnh sát địa phương

Khái niệm này được đưa vào những năm 1980 sau khi Los Angeles yêu cầu lực lượng cảnh sát dừng việc chất vấn người dân khi chỉ dựa vào tình trạng nhập cư của họ, trong nỗ lực khuyến khích cộng đồng nhập cư làm việc với cảnh sát

Hơn 400 địa phương tại Mỹ, bao gồm New York, San Francisco, Boston, Chicago và Seattle, đã thông qua những quy định bảo vệ người nhập cư không giấy tờ

Những người chỉ trích nói việc áp dụng chính sách này đã phá hoại nỗ lực của cơ quan thi hành luật liên bang và khuyến khích nhập cư bất hợp pháp.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41109742

 

Bão Harvey: Xảy ra các vụ nổ ở nhà máy hóa chất Arkema

Tin tức nói đã xảy ra một số vụ nổ tại nhà máy hóa chất gần thành phố Houston đang bị ngập lụt của Mỹ.

Các quan chức theo dõi tình trạng khẩn cấp nói đã có hai tiếng nổ lớn và khói đen bốc lên từ nhà máy Arkema tại Crosby.

Bão Harvey trút mưa dữ dội khiến nhà máy mất khả năng làm lạnh các hợp chất hóa học cần được giữ mát.

Không có cách nào để ngăn chặn vụ nổ, công ty vận hành nhà máy đã cảnh báo từ trước.

Trước khi xảy ra các vụ nổ, một nhân viên cảnh sát giúp bảo vệ khu vực này đã được đưa vào bệnh viện do hít phải khói, trong khi những người khác tự nhập viện để phòng ngừa.

Người Việt ở Houston ‘tương thân tương trợ’ vượt bão

Bão Harvey: Áp lệnh giới nghiêm ở Houston

Trong một tuyên bố, công ty cho biết: “Vào khoảng 2 giờ sáng giờ địa phương (tức 7 giờ sáng giờ GMT), chúng tôi được Trung tâm Cứu trợ Khẩn cấp Quận Harris báo về hai vụ nổ và khói đen bốc đến từ nhà máy Arkema Inc ở Crosby, bang Texas.

“Các quan chức địa phương trước đó đã thiết lập khu vực sơ tán trên diện tích 1,5 dặm quanh nhà máy của chúng tôi, dựa trên đánh giá của họ về tình hình tại đây.

“Chúng tôi muốn người dân địa phương biết rằng các sản phẩm được giữ ở nhiều địa điểm trong khu vực, và có nguy cơ là sẽ tiếp tục xảy ra các vụ nổ khác nữa. Đề nghị không trở lại địa điểm nằm trong khu vực sơ tán cho đến khi các cơ quan phản ứng khẩn cấp địa phương thông báo là đã an toàn.”

Ít nhất 33 người đã thiệt mạng ở miền đông Texas do bão Harvey.

Cơ quan Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ nay đã hạ cấp độ từ Harvey từ bão xuống mức áp thấp nhiệt đới.

Dự kiến sẽ có lượng mưa lớn đổ xuống từ Louisiana đến Kentucky trong ba ngày tới, và giới chức vẫn duy trì cảnh báo lũ lụt tại đông nam Texas và một số khu vực thuộc tây nam Louisiana.

Các nguồn cung cấp năng lượng của Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng, khi các công ty dầu mỏ đóng cửa các nhà máy lọc dầu và một đường ống chính ở Houston.

Nhân viên cứu hỏa sẽ bắt đầu tìm kiếm tại các khu vực bị ngập lụt ở Houston vào thứ Năm để cứu những người còn sống sót vẫn còn mắc kẹt và đưa ra thi hài những người đã chết.

Richard Mann, trợ lý của đội cứu hỏa thành phố, được tờ Houston Chronicle trích thuật nói: “Chúng tôi sẽ tìm kiếm trên từng con phố và gõ cửa từng nhà để biết chắc rằng không còn ai kẹt lại”.

“Đây sẽ là quá trình kéo dài một đến hai tuần để đảm bảo chúng tôi giải quyết tất cả những khu vực đã bị ảnh hưởng nhiều nhất”.

Điều gì đã xảy ra tại nhà máy hóa học?

Nhà máy hóa chất Arkema, cách Houston 21 dặm (34km), đóng cửa sản xuất từ hôm thứ Sáu, trước khi bão đổ bộ.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố, nhà máy nói lượng mưa tới 102 cm đã khiến nhà máy bị ngập lụt và gây mất điện. Các máy phát dự phòng cũng bị ngập.

Nhà máy này sản xuất peroxit hữu cơ, các hợp chất được sử dụng trong mọi thứ từ làm dược phẩm đến vật liệu xây dựng, vốn có thể trở nên nguy hiểm khi ở nhiệt độ cao hơn.

“Bất kỳ đám cháy nào cũng có thể giống như một đám cháy xăng,” Giám đốc điều hành nhà máy, ông Richard Rowe, nói với hãng tin Reuters. “Đám cháy sẽ bùng phát mãnh liệt.”

Ông nói rằng khói đen phát ra sẽ gây kích ứng da, mắt và phổi.

“Nước dâng cao đang ngập lụt nhà máy và thiếu điện khiến chúng tôi không có cách gì ngăn chặn cháy nổ.”

Người ta dự kiến cháy sẽ chỉ duy trì trong khu vực đó nhưng người dân đã được di tản ra khỏi bán kính 1,5 dặm (2,4 km) quanh nhà máy để phòng ngừa.

Những người cuối cùng còn lại trong khu vực này đã được di tản vào hôm thứ Ba.

Cục Hàng không Liên bang đã ra lệnh cấm tạm thời các chuyến bay gần nhà máy

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41109002

 

Trump: ‘Không thể nói chuyện được với Bắc Hàn’

Tổng thống Hoa Kỳ nói rằng “nói chuyện không phải là cách” để giải quyết các hành động quân sự đã và đang diễn ra của Bắc Hàn.

“Hoa Kỳ đã nói chuyện với Bắc Hàn, và thanh toán khi bị tống tiền, trong 25,” ông viết trên Twitter.

Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng, James Mattis, vào hôm thứ Tư nói vẫn còn khả năng cho giải pháp ngoại giao.

Bắc Hàn vào hôm thứ Tư nói việc phóng tên lửa qua không phận Nhật Bản là “bước đầu tiên” của các hành động quân sự ở Thái Bình Dương.

Tên lửa phóng hôm 29/8 đã bay ngang qua hòn đảo Hokkaido phía bắc của Nhật trước khi rơi xuống biển.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi nói chuyện với ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson qua điện thoại nhấn mạnh rằng việc tăng thêm các biện pháp trừng phạt với Bắc Hàn chỉ phản tác dụng.

Ông Trump đưa ra bình luận này chỉ vào ngày sau khi ông nói rằng lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đang “bắt đầu tôn trọng” Hoa Kỳ.

Truyền thông Bắc Hàn hôm thứ Tư lặp lại các lời đe doạ đối với hòn đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, mà nó gọi là “một căn cứ tân tiến của sự xâm lược”.

Bắc Hàn bắn tên lửa ngang qua Nhật Bản

Chiến tranh Bắc Hàn sẽ ‘kinh hoàng’

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp vào cuối ngày 29/8 tại New York yêu cầu Bắc Hàn ngừng tất cả các cuộc thử nghiệm tên lửa.

Tuy nhiên, tuyên bố này không đe dọa có thêm lệnh trừng phạt mới lên Bình Nhưỡng.

Bắc Hàn đã nhiều lần tiến hành phóng tên lửa trong những tháng gần đây, bất chấp việc bị cấm theo luật của Liên Hợp Quốc.

Tên lửa gần đây nhất là loại Hwasong-12 được phóng vào sáng thứ Ba ở một địa điểm phóng gần Bình Nhưỡng.

Tên lửa đã bay xa khoảng 2,700km ở một độ cao thấp bất thường so với các vụ thử tên lửa gần đây của Bắc Hàn.

Tên lửa bay ngang qua Hokkaido trước khi rơi xuống ở một khu vực ngoài khơi cách bờ biển phía đông của Nhật Bản khoảng 1,180km.

Đây là lần đầu tiên, KCNA, cơ quan thông tấn chính thức của Bắc Hàn thừa nhận đã cố tình phóng tên lửa đạn đạo qua phía Nhật Bản. Những vụ phóng về phía Nhật trước đây được cho là các vụ phóng vệ tinh.

Đây được cho là phản ứng trực tiếp đối với các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn hiện đang diễn ra, cũng như đánh dấu kỷ niệm ngày Hiệp ước Nhật-Hàn năm 1910.

Theo KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un, nói rằng “giống như một cuộc chiến tranh thực sự”, cuộc bắn thử tên lửa mới đây nhất là “bước đầu tiên trong hành động quân sự của [Quân đội Nhân dân Triều Tiên] KPA tại Thái Bình Dương và một khúc dạo đầu có ý nghĩa để khống chế Guam”.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41105149

 

Anh hợp tác với Nhật về vấn đề Bắc Hàn

Thủ tướng Anh Theresa May hôm 31 tháng 8 cũng cho biết bà đồng ý làm việc chung với đối tác Nhật Bản để tăng cường cấm vận đối với Bắc Hàn sau vụ thử tên lửa của nước này hồi đầu tuần.

Vào sáng sớm ngày thứ ba, 29 tháng 8, Bắc Hàn đã bắn tên lửa đạn đạo bay qua đảo Hokkaido của Nhật Bản khiến Nhật phải cảnh báo người dân tìm nơi trú ẩn.

Thủ tướng Nhật Bản nói với Hội đồng Anh ninh Quốc gia Nhật hôm 31 tháng 8 trong cuộc họp có sự tham gia của Thủ tướng Anh rằng hành động của Bắc hàn là mối đe dọa cho Nhật. Ông cũng nói Nhật Bản và Anh sẽ hợp tác để đối phó với vấn đề này.

Thủ tướng Anh nói tại cuộc họp rằng Nhật Bản có thể tin tưởng vào Anh như một đối tác đáng tin cậy và có cùng ý kiến.

Anh muốn cấm vận mới của Liên Hợp Quốc đối với Bắc Hàn phải nhắm tới các công nhân nước này ở Nga và Trung Quốc, vì tiền lương của họ là một nguồn thu nhập cho Bình Nhưỡng.

Thủ tướng Anh hôm thứ tư vừa qua khi vừa đặt chân đến Nhật bản cũng đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc phải gây thêm sức ép lên Bắc Hàn.

Hội Đồng bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ ba đã nhất trí lên án hành động phóng thử tên lửa mới nhất của Bắc Hàn.

Trung Quốc lên án kêu gọi cấm vận mới đối với Bắc Hàn

Trung Quốc hôm 31 tháng 8 đã lên án những lời kêu gọi cấm vận Bắc Hàn là có tính phá hoại, cảnh báo Nhật Bản, Mỹ và Anh  rằng chỉ có ngoại giao mới có thể tránh được những ngày khủng hoảng sau vụ thử tên lửa hồi đầu tuần của Bình Nhưỡng.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói cấm vận không thôi không thể giải quyết vấn đề về cơ bản. Bà Hoa Xuân Oánh nói tại cuộc họp báo thường kỳ rằng rất đáng tiếc khi có một số nước đã cố tình lờ đi những đòi hỏi về đối thoại cho một giải pháp và chỉ nhấn mạnh vào cấm vận. Theo bà những lời nói và hành động này chỉ đóng vai trò phá hoại thay vì xây dựng trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân bán đảo Triểu Tiên.

Tuyên bố của Trung Quốc đưa ra sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono nói với báo giới vào cùng ngày rằng Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ tìm những cấm vận mới nhằm ngăn chặn những vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bắc Hàn.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp dụng một loạt cấm vận lên Bắc Hàn, trong đó có những cấm vận mới thông qua hồi đầu tháng này. Tuy nhiên những cấm vận này có rất ít hiệu quả trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng tiến hành các vụ thử. Hiệu quả của các cấm vận này phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc, nước hiện chiếm đến 90% thương mại với Bắc Hàn.

Mỹ-Hàn diễn tập không quân cảnh báo Bắc Hàn

Không quân Nam Hàn và Mỹ vừa thực hiện một cuộc diễn tập phối hợp trên bán đảo Triều Tiên nhằm gửi ra thông điệp cảnh báo đến Bắc Hàn sau vụ thử tên lửa hồi đầu tuần.

Tham gia diễn tập có hai máy bay ném bom siêu thanh B-1B và 4 máy bay phản lực tàng hình F-35B của Mỹ. Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Nam Hàn, đây là cuộc diễn tập bắn đạn thật ở khu vực quân sự phía Đông của Nam Hàn nhắm vào các cơ sở trọng tâm của Bắc Hàn.

Bắc Hàn phản đối mạnh mẽ những cuộc diễn tập chung giữa hai nước vì coi đây là sự chuẩn bị để xâm lược miền Bắc. Để đáp trả, Bắc Hàn đã đưa ra các lời đe dọa và tiến hành phòng thử tên lửa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm  30 tháng 8 nói rằng nói chuyên với Bắc Hàn không phải là câu trả lời để giải quyết bế tắc lâu dài đối với Bắc Hàn. Ông nói rằng Hoa Kỳ đã nói chuyện với Bắc Hàn và bị tống tiền bởi Bình Nhưỡng trong suốt 25 năm qua.

Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis hôm 30 tháng 8 nói với báo chí rằng Hoa Kỳ vẫn chưa hết các giải pháp ngoại giao đối với Bắc Hàn.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/britain-s-may-attends-top-security-meeting-in-japan-08312017112148.html

 

Lệnh cấm du lịch Bắc Hàn của Mỹ

Du khách Hoa Kỳ phải rời Bắc Hàn vì lệnh cấm du lịch của Mỹ đến quốc gia cộng sản khép kín này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2017.

Hồi tháng trước, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm du lịch  đối với những người có hộ chiếu Mỹ đến Bắc Hàn, bắt đầu từ ngày 1 tháng 9. Nhà báo và nhân viên cứu trợ nhân đạo có thể được áp dụng miễn trừ theo lệnh cấm, tương tự như những hạn chế trước đây của Hoa Kỳ về du lịch tới Iraq và Libya .

Hãng thông tấn Reuters cho biết một số du khách Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi Bắc Hàn một ngày trước khi lệnh cấm du lịch của Mỹ có hiệu lực trong sự lưu luyến.

Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm du lịch đến Bắc Hàn sau khi sinh viên Otto Wambier bị giam tù khi thanh niên này đến du lịch hồi năm ngoái và đã chết chỉ ít ngày sau khi được Bình Nhưỡng cho trở về Mỹ.

Hiện chưa rõ có bao nhiêu công dân Mỹ đang ở Bắc Triều Tiên, trong bối cảnh Bình Nhưỡng đối mặt với áp lực của quốc tế do liên tục phóng tên lửa đạn đạo và lần phóng mới nhất diễn ra trong tuần này, đã bay đến mạn Bắc của Nhật Bản.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-ban-on-travel-to-north-korea-kicks-in-tourists-say-their-farewells-08312017091011.html

 

Ông Trump ‘cân nhắc’ tư lệnh Thái Bình Dương làm đại sứ ở Úc

Tòa Bạch Ốc “đang cân nhắc” bổ nhiệm tư lệnh hàng đầu của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương làm đại sứ ở Australia, theo tờ Washington Post.

Động thái này sẽ trấn an một đồng minh chủ chốt và củng cố đội ngũ chuyên trách các vấn đề châu Á trong chính quyền của tổng thống Trump.

Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, hiện làm việc trong năm cuối của nhiệm kỳ 3 năm, theo Japan Times.

Dự kiến ông sẽ nghỉ hưu vào đầu năm tới, nhưng ông có thể đến Canberra nếu chính quyền ông Trump bổ nhiệm ông làm đại sứ ở đó. Tuy nhiên, chưa có quyết định nào được đưa ra.

Các quan chức Mỹ nói chính phủ Australia ngày càng lo ngại về việc Tổng thống Trump chưa bổ nhiệm một đại sứ ở đó sau hơn 7 tháng nắm quyền.

Bình luận về việc chọn ông Harris làm đại sứ ở Australia, ông Andrew Shrearer, cố vấn cao cấp về châu Á – Thái Bình Dương tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói: “Australia đang vật lộn với một số vấn đề liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và đang ngóng trông sự trấn an của Mỹ trong bối cảnh như vậy. Ông Harris biết Australia, ông biết khu vực của chúng ta, ông biết các vấn đề mà chúng ta đang phải đối phó. Đó chắc chắn là một lợi thế”.

Được biết đến là người có quan điểm cứng rắn trong đối phó với Trung Quốc, việc bổ nhiệm ông Harris đã được cựu chiến lược gia trưởng của Tòa Bạch Ốc, Stephen Bannon, thúc đẩy mạnh mẽ. Các quan chức cho hay cũng đã có thảo luận về việc trao cho ông Harris những vài trò quan trọng khác trong chính quyền.

Lâu nay, ông Harris là người ủng hộ mạnh mẽ việc tăng các hoạt động của Mỹ nhằm đáp trả sự hung hăng của Trung Quốc trên biển, trong đó có việc quân sự hóa các thực thể được bồi đắp ở Biển Đông. Ông đã đưa ra khái niệm “Vạn lý trường thành bằng cát” để minh họa về chiến lược bồi đắp các thực thể của Trung Quốc.

Theo các quan chức, người có thể thay thế ông Harris đứng đầu Bộ tư lệnh Thái Bình Dương là Đô đốc Scott Swift, hiện chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Ông Swift cũng được biết đến là người ủng hộ việc đáp trả mạnh mẽ sự hung hăng của Trung Quốc.

Chức đại sứ Mỹ ở Australia chỉ là một trong nhiều vị trí quan trọng liên quan đến châu Á chưa chọn được người. Ông Trump cũng chưa bổ nhiệm đại sứ ở Hàn Quốc, trợ lý bộ trưởng quốc phòng chuyên trách châu Á – Thái Bình Dương, trợ lý ngoại trưởng chuyên trách Đông Á – Thái Bình Dương, và một số vị trí khác.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-can-nhac-tu-lenh-thai-binh-duong-lam-dai-su-o-uc/4009592.html

 

Trump: ‘cải cách thuế là cách giúp người lao động’

Tổng thống Donald Trump sẽ quay sang đề tài cải cách thuế với những lập luận có tính cách dân túy đặc trưng của ông vào hôm 30/8 với một bài phát biểu mà các giới chức Tòa Bạch Ốc cho biết sẽ mô tả biện pháp cắt giảm thuế như một cách để giúp các công nhân và tầng lớp trung lưu trong một nền kinh tế “gian lận”, bất lợi cho họ.

Các giới chức này yêu cầu không nêu tên trong một cuộc họp báo qua điện thoại với các phóng viên.

Trong bối cảnh nghị trình về chính sách đối nội của ông đang dậm chân tại chỗ, trong nội bộ đảng Cộng hòa có đấu đá, và tỉ lệ ủng hộ ông ở mức rất thấp, chỉ tới 35%, Tổng thống Trump sẽ có bài phát biểu đầu tiên nói riêng về chính sách thuế, một vấn đề mà ông đã hứa hẹn trong nhiều tháng là sẽ có kết quả.

Nhắc lại một chủ đề khi vận động tranh cử năm 2016 trong chuyến thăm Springfield, bang Missouri, dự kiến ông Trump sẽ lập luận rằng nền kinh tế Mỹ đã bị uốn nắn méo mó một cách gian lận để có lợi cho một số ít người có đặc quyền, và ông thúc giục hãy bịt lại những kẽ hở dành cho thành phần giàu có và các nhóm lợi ích đặc biệt, để giúp cho phần đông người dân.

Các giới chức cho biết bài phát biểu sẽ nêu lên những lý do “vì sao” cần cải cách luật thuế vụ, chứ không phải là “làm thế nào” để cải cách luật này.

Ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, một phần là nhờ chiếm được sự ủng hộ của những người Mỹ thuộc tầng lớp lao động cho một loạt các quan điểm về chính sách kinh doanh của ông, kể cả việc giảm thuế suất cho các doanh nghiệp Mỹ, từ 35% xuống còn 15%.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-cai-cach-thue-la-giup-nguoi-lao-dong/4008044.html

 

Mỹ-Trung hoàn tất đối thoại về luật hàng hải

Giới chức của Mỹ và Trung Quốc vừa tiến hành vòng đàm phán song phương thường niên lần thứ 8 tại Washington bàn về các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hải và thăm dò vùng cực, theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 30/8.

Thông cáo không cho biết nhiều chi tiết, chỉ nói rằng đôi bên ‘trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề liên quan đến hải dương, luật biển, và các vùng cực.’

Hoa Kỳ chưa ký kết Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển UNCLOS dù Mỹ tuân thủ các điều lệ của hiệp ước.

Trung Quốc thông qua UNCLOS vào năm 1996.

Mỹ và các nước khác xem Biển Đông là một vùng biển quốc tế và bất chấp tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông bằng cách tham gia các cuộc diễn tập quân sự liên quan đến tự do hàng hải do Mỹ dẫn đầu trên tuyến vận chuyển hàng hải trọng yếu thông qua Đông Nam Á.

Trung Quốc cũng tích cực thăm dò Biển Arctic, một sự hiện diện không được hoan nghênh bởi các nước xung quanh như Canada, Nauy, Nga, Đan Mạch, Mỹ, là những nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại khu vực giàu khoáng chất này.

https://www.voatiengviet.com/a/my-trung-hoan-tat-doi-thoai-ve-luat-hang-hai-/4007613.html

 

Mỹ kêu gọi quốc tế phối hợp chế tài Bình Nhưỡng

Hoa Kỳ ngày 30/8 kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động phối hợp áp lực Bắc Triều Tiên hủy bỏ chương trình phi đạn và hạt nhân, đồng thời cho biết đang hoạch định các biện pháp chế tài mới đối với Bình Nhưỡng.

Các giới chức quân sự cao cấp từ Hàn Quốc, Nhật Bản, và Hoa Kỳ đã trình bày rõ ràng về chương trình võ khí Bắc Triều Tiên trước Hội nghị về Giải giới Võ khí do Mỹ bảo trợ.

Đại sứ Mỹ chuyên trách về giải trừ võ khí, Robert Wood, cho biết cuộc họp đã đưa tới một sự lên án thẳng thắn của thế giới đối với Bắc Triều Tiên vì đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

“Thời điểm tranh cãi đã qua lâu rồi, các mối nguy hiểm rất rõ ràng, và đã tới lúc phải hành động phối hợp,” đại sứ Wood tuyên bố trong bài phát biểu khai mạc hội thảo ở Geneva.

“Mục đích sử dụng các chế tài nhằm áp lực chính phủ Bắc Triều Tiên bỏ chương trình và hoạt động võ khí chứ không nhằm trừng phạt người dân hay nền kih tế của Bình Nhưỡng hay của các nước khác.” Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng tất cả các nước cần phải thực thi đầy đủ các biện pháp chế tài đó.

Nhà ngoại giao của Bắc Triều Tiên, Ju Yong Chol nhắc lại nước ông có quyền tự vệ và bênh vực vụ phóng phi đạn mới đây nhất bay qua Nhật Bản. Ông Chol phát biểu trước hội thảo rằng hành động này nhằm chống lại các cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Hàn.

Đại sứ Mỹ cho biết đang có các cuộc thảo luận giữa các cường quốc để quyết định nên tiến hành thêm các biện pháp trừng phạt nào nữa.

Ông Wood cũng kêu gọi Trung Quốc, nước có ảnh hưởng đặc biệt với Bình Nhưỡng, tăng cường áp lực với Bắc Triều Tiên.

Đáp lại, nhà ngoại giao của Bắc Triều Tiên, Ju Yong Chol, tuyên bố: “Bất kỳ biện pháp chế tài nào hay áp lực nào hầu cô lập Bắc Triều Tiên đều sẽ thất bại. Tôi muốn kết thúc phần phát biểu của mình bằng việc trích dẫn một ngạn ngữ thông dụng rằng ‘Chó cứ sủa và đoàn người cứ đi.’”

https://www.voatiengviet.com/a/my-keu-goi-quoc-te-phoi-hop-che-tai-binh-nhuong-/4007609.html

 

Mỹ buộc tội cận vệ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ phàn nàn với Hoa Kỳ về cáo trạng đối với các nhân viên an ninh Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến vụ ẩu đả trong chuyến công du của Tổng thống Tayyip Erdogan tới thủ đô Washington năm nay.

Ngày 29/8, một đại bồi thẩm đoàn buộc tội 19 người, trong đó có 15 giới chức an ninh Thổ Nhĩ Kỳ, trong vụ chạm trán giữa người biểu tình tại Mỹ phản đối ông Erdogan và các nhân viên cận vệ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 5.

“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ vì cáo trạng thiên lệch như thế lại được chấp nhận. Phản ứng của chúng tôi về vụ việc đã và đang được chuyển tải tới đại sứ Mỹ tại Ankara,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ.

11 người bị thương trong vụ mà cảnh sát trưởng thủ đô Washington mô tả là tấn công dã man vào người biểu tình ôn hòa bên ngoài tư gia đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ nhân chuyến công du của Tổng thống Erdogan tới Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/my-buoc-toi-can-ve-tong-thong-tho-nhi-ky-/4007607.html

 

Trump: Nói suông không là giải pháp cho Bắc Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/8 nhấn mạnh “ngôn từ không phải là đáp án” cho bế tắc căng thẳng với Bắc Triều Tiên về chương trình phát triển phi đạn hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Mỹ vẫn còn các phương án ngoại giao.

Phát biểu của ông Trump xuất hiện 1 ngày sau khi Bình Nhưỡng bắn một phi đạn đạn đạo ngang qua Nhật Bản khiến Liên hiệp quốc và thế giới lên án.

Tổng thống Trump chia sẻ trên Twitter rằng Mỹ đã dùng lời lẽ với Bắc Triều Tiên, tốn tiền cho Bình Nhưỡng trong 25 năm qua và như vậy “Ngôn từ không phải là giải pháp,” ông Trump viết. Chuyện tốn tiền mà ông Trump đề cập có lẽ là nhắc tới các khoản viện trợ trước đây của Mỹ dành cho Bắc Triều Tiên.

Vài giờ sau, trả lời câu hỏi báo giới liệu Mỹ đã cạn giải pháp ngoại giao với Bình Nhưỡng hay chăng, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đáp rằng “Không.”

“Chúng ta không bao giờ cạn giải pháp ngoại giao,” Bộ trưởng Mattis tuyên bố trước cuộc họp với người đồng nhiệm phía Hàn Quốc tại Ngũ Giác Đài. “Chúng ta sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc và tôi cùng chung trách nhiệm bảo vệ hai quốc gia, nhân dân hai nước, và lợi ích song phương.”

Với cam kết không để Bình Nhưỡng phát triển phi đạn hạt nhân có khả năng bắn trúng lục địa Mỹ, Tổng thống Trump thứ ba tuần này nhấn mạnh: “Tất cả mọi phương án đang được đặt lên bàn.”

Bắc Triều Tiên tuyên bố vụ phóng phi đạn đạn đạo liên lục địa tầm trung hôm thứ ba là nhằm chống lại các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn và là bước đầu tiên trong hành động quân sự tại Thái Bình Dương “chế ngự” lãnh thổ Guam của Mỹ.

15 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lên án việc Bình Nhưỡng bắn phi đạn ngang qua Nhật là đáng ‘phẫn nộ’ và yêu cầu Bắc Triều Tiên ngưng chương trình võ khí hạt nhân.

Thông cáo do Mỹ soạn thảo dù không đe dọa ban hành thêm chế tài với Bắc Triều Tiên nhưng kêu gọi tất cả các nước thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp quốc nhắm vào quốc gia cộng sản cô lập này. Thông cáo đề nghị Bình Nhưỡng phải có hành động tức thì, cụ thể giảm căng thẳng.

Bắc Triều Tiên đã tiến hành hàng chục vụ thử phi đạn đạn đạo bất chấp trừng phạt của Liên hiệp quốc, nhưng bắn một phi đạn ngang qua lục địa Nhật là một hành động khiêu khích hiếm thấy.

Vụ phóng hôm thứ ba sử dụng cùng phi đạn Hwasong-12 mà Bắc Triều Tiên dọa bắn sang Guam nhưng đã bay theo hướng khác, ngang đảo Hokkaido của Nhật và rơi xuống biển.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-suong-khong-phai-la-giai-phap-cho-bac-trieu-tien-/4007606.html

 

Nga đề nghị nối lại liên lạc quân sự với Mỹ

Nga và Mỹ nên tái lập các mối liên lạc trực tiếp giữa các lãnh đạo quân sự và chính sách ngoại giao, tân đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov lên tiếng kêu gọi ngày 30/8.

“Đã tới lúc tái tục các cuộc họp chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Nga theo thể thức ‘hai cộng hai’,” ông Antonov thúc giục trong cuộc phỏng vấn đăng tải trên trang mạng của nhật báo thương mại Kommersant.

Liên lạc quân sự giữa Moscow với Washington bị đóng băng từ 2014 vì cuộc khủng hoảng Ukraine.

Đại sứ Nga cũng kêu gọi mở các cuộc họp giữa lãnh đạo Cơ quan An ninh Liên bang Nga, Cơ quan Tình báo nước ngoài của Nga với Cục Điều tra Liên bang Mỹ và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ.

Một sự hợp tác giữa Hội đồng An ninh Nga và Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng sẽ giúp ích trong công cuộc chống khủng bố, các đe dọa trên mạng và đóng góp cho sự ổn định chiến lược, đại sứ Antonov phân tích.

Ông Antonov, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga, bị Châu Âu áp đặt các biện pháp chế tài vì vai trò của ông trong cuộc xung đột tại Ukraine.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-de-nghi-noi-lai-quan-he-quan-su-voi-my-/4007597.html

 

Hải quân Mỹ bắn chặn tên lửa tầm trung thành công

Các lực lượng Hoa Kỳ đã bắn hạ một tên lửa đạn đạo tầm trung ngoài khơi Hawaii hôm thứ Tư 30/8 trong một cuộc thử nghiệm thực hiện giữa lúc căng thẳng khu vực đang gia tăng.

Theo một thông báo của Cơ quan Tên lửa Quốc phòng Hoa Kỳ, một cơ quan thuộc Ngũ giác đài, các thủy thủ của Hải quân Hoa Kỳ trên tàu USS John Paul Jones đã “thực hiện thành công một cuộc thử nghiệm phòng thủ phi đạn phức tạp” vào sáng thứ Tư 30/8.

Trung tướng Sam Greaves, Giám đốc cơ quan Tên lửa Quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu:

“Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với hạm đội để phát triển năng lực mới quan trọng này, đây là một mốc điểm quan trọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển các công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo để đi trước một bước trong việc đối phó với mối đe doạ giữa lúc nó đang tiếp tục biến đổi.”

Báo The Hill cho biết chiến hạm USS John Paul Jones đã phát hiện và truy tầm tên lửa từ một căn cứ trên đảo Kauai ở Thái Bình Dương, trước khi phóng các tên lửa dẫn đường SM-6 để đánh chặn tên lửa tầm trung này.

Đây không phải là lần đầu tiên lực lượng Hoa Kỳ tiến hành phóng thử tên lửa đánh chặn loại này.

Hoa Kỳ thực hiện vụ đánh chặn hôm 30/8 sau một loạt vụ phóng thử tên lửa đi kèm với những lời đe dọa của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Hôm thứ Hai 28/8, Bình Nhưỡng bắn một tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản. Tổng thống Trump nói rằng Hoa Kỳ “ủng hộ Nhật Bản100%.”

Thứ Tư 30/8, ông Trump viết trên Twitter:

“Mỹ đã đàm đạo với Bắc Triều Tiên, đã để cho Bắc Triều Tiên tống tiền mình trong suốt 25 năm qua. Bây giờ thì đối thoại không phải là câu trả lời!”

Mỹ và Hàn Quốc đang xúc tiến các cuộc diễn tập quân sự, Bắc Hàn thường phản ứng giận dữ về các cuộc tập trận như vậy.

Bắc Triều Tiên muốn xây dựng một kho vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công Hoa Kỳ. Thêm vào đó, lãnh tụ nước này, ông Kim Jong Un đã thực hiện một số vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm xa trong năm nay, kể cả 2 vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

https://www.voatiengviet.com/a/hai-quan-my-ban-chan-ten-lua-tam-trung-thanh-cong/4007429.html

 

Cao ủy nhân quyền: ‘Trump tấn công tự do báo chí’

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra’ad al Hussein cảnh báo tự do báo chí tại Hoa Kỳ đang bị Tổng thống Donald Trump tấn công, với những hậu quả tiềm tàng đối với Mỹ và cả thế giới.

Ông Zeid nói khi Tổng thống Trump mô tả các tờ báo và các cơ quan truyền thông được tôn trọng là ‘bọn dối trá và lừa đảo’, những lời phát biểu của ông rất tai hại.

Cao Ủy Zeid nói việc ông Trump gọi các nhà báo là những kẻ không trung thực, xấu xa, chuyên cung cấp thông tin giả mạo, là điều có thể trở nên nguy hiểm.

Ông Zeid nói bôi nhọ báo chí là một việc làm độc hại vì nó mang lại hậu quả ở các nơi khác. Ông nói những lời của tổng thống Hoa Kỳ vang dội khắp thế giới.

Ông Zeid lưu ý rằng tự do báo chí là nền tảng của Hiến pháp Hoa Kỳ, ông nói thêm rằng ông vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến tổng thống Hoa Kỳ đang tấn công tự do báo chí, thay vì bảo vệ cái quyền này.

Cao Ủy nhân quyền LHQ gọi đây là một sự quay đầu gây choáng váng, mà cuối cùng sẽ trở nên nguy hiểm, dẫn đến kích động và sợ hãi, tự kiểm duyệt và cấm đoán, và tiếp theo là bạo lực.

https://www.voatiengviet.com/a/cao-uy-nhan-quyen-trump-tan-cong-tu-do-bao-chi/4007266.html

 

Kinh tế Mỹ tăng trưởng 3% trong quý 2,

nhanh nhất 2 năm qua

Kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn trong quý vừa qua, Bộ Thương mại cho hay hôm 30/8. Bộ điều chỉnh lại ước tính tăng trưởng trước đó lên 3%, mức tăng nhanh nhất trong vòng 2 năm.

Con số được điều chỉnh lại này vẫn thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 4% của Tổng thống Trump, nhưng vẫn là mức cải thiện lớn so với con số ban đầu là 2,6% được chính phủ đưa ra hồi tháng trước.

Nó cũng tốt hơn nhiều tốc độ tăng trưởng chưa đến 1,5% trong quý 1. Động lực tăng trưởng của quý 2 phần lớn là nhờ người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn, trong đó mua sắm hàng hóa lâu bền như ô tô và đồ gia dụng đã tăng mạnh. Một động lực khác là đầu tư kinh doanh khởi sắc hơn.

Nhiều nhà kinh tế dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong nửa cuối năm nay. Mức tăng này đủ mạnh để duy trì sự gia tăng về việc làm và tiền lương giúp mang lại sự cải thiện hơn nữa, cùng lúc vẫn giữ cho nguy cơ lạm phát chỉ ở mức thấp vào lúc này.

Nếu nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng hiện thời, đó sẽ là một nấc cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng chủ yếu là 2% trong vòng 8 năm qua.

Chênh lệch 1% nghe có vẻ không nhiều, nhưng với nền kinh tế có quy mô 19 nghìn tỷ đôla, sự chênh lệch thật khổng lồ. Mức tăng này cũng có thể giúp tăng tiền lương, vốn đã tăng chậm chạp gây chán nản trong nhiều năm qua.

Tòa Bạch Ốc muốn đẩy nhanh tốc độc phục hồi kinh tế bằng cách giảm thuế, giảm các quy định, thủ tục, và tăng chi tiêu cho hạ tầng cơ sở. Đến nay, nghị trình kinh tế của Tổng thống Trump vẫn chưa trình ra Quốc hội.

Mặc dù vậy, kinh tế Mỹ tỏ ra vẫn lành mạnh, nhất là về khía cạnh việc làm. Khối tư nhân đã đẩy mạnh tuyển dụng trong tháng 8, tuyển thêm 237.000 người, theo con số ước tính của hãng ADP chuyên về xử lý các khoản thanh toán.

Theo kế hoạch, báo cáo việc làm của chính phủ – được theo dõi chặt chẽ, sẽ được công bố hôm 1/9. Người ta kỳ vọng báo cáo sẽ cho thấy tỉ lệ thất nghiệp giữ ở mức 4,3%, mức thấp nhất trong vòng 16 năm.

(theo New York Times, CNN)

https://www.voatiengviet.com/a/kinh-te-my-tang-truong-3-phan-tram-trong-quy-2/4007072.html

 

Máy bay Mỹ, Nhật, Hàn vần vũ trên bán đảo Triều Tiên

Hai chiếc máy bay siêu thanh B-1B cùng 4 chiến đấu cơ tàng hình F-35B của Mỹ với các chiến đấu cơ của Nhật và Hàn Quốc hôm 31/8 đã bay trên bán đảo Triều Tiên, hai ngày sau khi Bắc Hàn phóng một quả tên lửa qua xứ sở mặt trời mọc, làm leo thang căng thẳng ở khu vực.

Reuters đưa tin rằng đây là một phần của cuộc diễn tập quân sự chung giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc mà chủ yếu tập trung vào các tình huống giả định trên máy tính.

CNN dẫn lời một quan chức trong không lực Hàn Quốc cho biết rằng việc thể hiện sức mạnh này nhằm thể hiện “phản ứng mạnh mẽ trước các vụ thử nghiệm liên tiếp tên lửa đạn đạo cũng như việc phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn”.

Kênh truyền hình này đưa tin thêm rằng các chiếc máy bay ném bom của Mỹ xuất phát từ Guam, nơi Bắc Hàn từng dọa sẽ tấn công tên lửa, còn các chiến đấu cơ cất cánh từ một căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản.

Tin cho hay rằng các máy bay thực hiện một cuộc ném bom giả định nhắm vào “các cơ sở của kẻ thù”.

Trong một tuyên bố, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng vụ bay ngang bán đảo Triều Tiên là một “phản ứng trực tiếp trước vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung của Bắc Hàn”.

Các hãng tin nói rằng việc triển khai máy bay ném bom bay trên bán đảo Triều Tiên là phản ứng thường làm đối với các hành động của Bắc Hàn mà Mỹ và các đồng minh cho là “thù nghịch”.

Trước đó, quân đội Hàn Quốc nói rằng quả tên lửa của Bắc Hàn được phóng đi từ vị trí gần thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 6 giờ sáng 29/8, bay khoảng 2.700km và đạt độ cao khoảng 500km.

Theo Reuters, dưới thời kỳ lãnh đạo của lãnh tụ Kim Jong Un, Bắc Hàn đã thực hiện hàng chục vụ thử tên lửa bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, nhưng việc phóng hỏa tiễn qua lãnh thổ Nhật là chuyện hiếm.

https://www.voatiengviet.com/a/my-bay-my-nhat-han-van-vu-tren-ban-dao-trieu-tien/4009639.html

 

Ecuador bỏ tù ngư dân Trung Quốc ‘đánh bắt 6.000 cá mập’

Một thẩm phán của Ecuador đã kết án 20 ngư dân Trung Quốc với mức cao nhất lên đến 4 năm tù về tội đánh cá bắt bất hợp pháp ngoài khơi quần đảo Galapagos, nơi họ đã bị bắt với 6.600 con cá mập.

Con tàu mang cờ Trung Quốc có tên Phúc Viễn Ngư Lãnh 999 bị chặn bắt vào giữa tháng 8 với khoảng 300 tấn là các loài gần hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, trong đó có cả cá mập búa.

Thủy thủ đoàn phải nhận án tù giam từ 1 đến 4 năm, thẩm phán công bố vào tối 27/8. Họ cũng bị phạt tổng cộng 5,9 triệu đôla, theo Reuters.

Bộ ngoại giao của Ecuador cho biết họ đã gửi công hàm phản đối chính thức tới Trung Quốc về việc con tàu hiện diện gần Galapagos.

Quần đảo này cách bờ biển bên Thái Bình Dương của Ecuador khoảng 1.000 km về phía tây.

Bộ Môi trường cho biết rằng tàu của Trung Quốc đã đánh bắt trong khu bảo tồn biển Galapagos.

Con tàu sẽ được Ecuador tiếp quản và người ta sẽ đổ các động vật bị chết xuống biển, chính phủ cho hay hôm 28/8.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói hôm 29/8 rằng không có bằng chứng nào cho thấy con tàu đã đánh cá ở vùng biển của Ecuador, mà con tàu đã đi qua khu vực bảo tồn Galapagos dù không được phép vì không hiểu các quy định của Ecuador.

Bà Hoa nói rằng Trung Quốc hy vọng Ecuador có thể xử lý vụ việc một cách công bằng và bảo vệ các quyền hợp pháp của những công dân Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/ecuador-bo-tu-ngu-dan-trung-quoc-danh-bat-6-nghin-ca-map/4009680.html

 

Anh giục Trung Quốc áp lực Bắc Triều Tiên,

Bắc Kinh phản pháo

Trung Quốc ngày 30/8 phản pháo Thủ tướng Anh, Theresa May, sau khi bà May kêu gọi Bắc Kinh tăng áp lực buộc Bắc Triều Tiên ngưng phóng thử phi đạn.

Phát biểu trong chuyến thăm thành phố Osaka, Nhật, bà May nhấn mạnh Bắc Kinh đóng vai trò then chốt trong vấn đề này và cần phải nỗ lực hơn nữa.

Trước đó một ngày, hôm 29/8, Bình Nhưỡng phóng thử phi đạn đạn đạo bay ngang đảo Hokkaido của Nhật và rơi xuống biển, thêm một hành động phô trương lực lượng.

Phản hồi trước phát biểu của Thủ tướng Anh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, đáp trả rằng một số bên liên quan chỉ thực hiện nghị quyết Liên hiệp quốc một cách có chọn lọc bằng cách thúc đẩy chế tài mà làm ngơ với việc thúc đẩy tái tục đàm phán.

Vẫn theo lời bà Hoa, đó không phải là thái độ cần có của các nước có trách nhiệm khi mùi đạn pháo vẫn còn nồng nặc tại bán đảo Triều Tiên.

https://www.voatiengviet.com/a/anh-giuc-trung-quoc-ap-luc-bac-trieu-tien-bac-kinh-phan-phao-/4007601.html

 

Ấn-Nhật đưa ra dự án kết nối Á-Phi

để kiềm chế Trung Quốc?

Dự án “Hành lang tăng trưởng Á-Phi” (AAGC) mà Ấn Độ và Nhật Bản thúc đẩy là nhằm mục đích đối trọng với ý tưởng “Một Vành đai, Một Con đường”(OBOR) của Trung Quốc, và do đó Bắc Kinh không nên xem nhẹ mà phải nghiên cứu kỹ lưỡng, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc nhận định trong một bài xã luận hôm 28/8.

Tờ báo này cho biết hồi tháng 11 năm 2016, khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản cam kết sẽ mạnh mẽ thúc đẩy AAGC. Dự án này là một nỗ lực nhằm tạo ra một hành lang trên biển để kết nối các nước châu Á-Thái Bình Dương với các nước châu Phi bằng một loạt dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi và đông nam Á.

Trong khuôn khổ “Hành lang tăng trưởng Á-Phi”, Nhật Bản sẽ cùng với Ấn Độ tham gia dự án mở rộng cảng Chabahar của Iran cũng như kế hoạch phát triển khu kinh tế đặc biệt liền kề. Còn ở phía đông Sri Lanka, hai nước sẽ phối hợp với nhau trong dự án mở rộng cảng Trincomalee vốn có tầm quan trọng về chiến lược. Nhật-Ấn cũng sẽ cùng nhau xây dựng cảng nước sâu Dawei ở biên giới Thái Lan-Myanmar.

Tờ Hoàn cầu Thời báo cho rằng cả Tokyo và New Delhi đều có lợi ích trong việc kiềm chế Trung Quốc. “Từ góc độ địa chính trị, kinh tế và an ninh, Nhật Bản và Ấn Độ chắc chắn sẽ hợp tác để thúc đẩy kế hoạch AAGC.”

Tờ báo của Trung Quốc nhận định rằng cho đến nay, ảnh hưởng của Ấn Độ ở châu Phi không thể sánh bằng Trung Quốc, nhưng nước này đã qua mặt Nhật Bản và Hoa Kỳ để trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi.

Không lâu sau khi Trung Quốc tung ra ý tưởng “Một Vành đai, Một Con đường” thì Nhật cũng giới thiệu kế hoạch “Hành lang tăng trưởng Á-Phi” (AAGC) để đầu tư khoảng 110 tỷ đô la Mỹ cho các dự án cơ sở hạ tầng. Dự án AAGC vẫn đang trong giai đoạn khởi động. Nhật và Ấn đã có các cuộc gặp riêng rẽ với các quốc gia thành viên của Ngân hàng Phát triển châu Phi tại một hội nghị của ngân hàng này để thảo luận kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng năng lực cho khu vực, tờ báo này cho biết.

Ấn Độ nghi ngờ động cơ phía sau “Một Vành đai, Một Con đường (OBOR), và cho rằng dự án này là nhằm đẩy mạnh chính sách bá quyền của Trung Quốc và do đó, đã từ chối tham gia.

Trong một bài bình luận hôm 18/8, báo Bangalore Deccan Herald Online nhận định rằng với OBOR thì “Trung Quốc đã áp dụng thành thục chiến lược của Tôn Tử là dùng ngoại giao và sức ép quân sự – tức là cả biện pháp cứng và mềm – để thúc đẩy lợi ích toàn cầu.”

Tờ báo này dẫn lời ông Brahma Chellaney, một nhà phân tích chiến lược, nhận định về lý do Ấn Độ không ủng hộ OBOR:

“Tại sao à? Ấn Độ xem đây là một dự án mờ ám theo kiểu tân thực dân để buộc chặt các nước nhỏ thiếu thốn tài chánh trong các bẫy nợ. Đối với Trung Quốc, việc Ấn Độ rơi vào quỹ đạo của Hoa Kỳ là điều mà họ thấy ‘không thoải mái’ vì cho rằng điều đó gây hại cho tham vọng thiết lập một trật tự châu Á mới, lấy Trung Quốc làm trung tâm”.

https://www.voatiengviet.com/a/an-nhat-dua-ra-du-an-ket-noi-a-phi-de-kiem-che-trung-quoc/4007145.html

 

Mêhicô đe dọa rút khỏi đàm phán NAFTA với Mỹ

Trọng Thành

Mêhicô khẳng định sẽ rút khỏi các thương lượng đang diễn ra nhằm cải thiện Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ hiện có (NAFTA/ALENA), nếu tổng thống Mỹ khởi sự thủ tục rút khỏi Hiệp Định.

Reuters dẫn phát biểu của ngoại trưởng Mêhicô Luis Videgaray, được đưa ra hôm qua, 30/08/2017, theo đó Mêhicô sẽ dứt khoát nói « không » với Nhà Trắng, nếu ông Trump sử dụng đến biện pháp nói trên để gây áp lực.

Hôm thứ Hai, 28/08, tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ viện đến thủ tục rút khỏi NAFTA, theo điều 2205, được quy định trong Hiệp Định, để gây áp lực buộc các đối tác phải nhân nhượng. Đồng thời, ông Donald Trump cũng tỏ ra cứng rắn hơn với việc đồng thời hứa hẹn sẽ buộc Mêhicô phải trả tiền, bằng cách này hoặc bằng cách khác, cho bức tường biên giới giữa hai nước mà tổng thống Mỹ dự kiến sẽ xây dựng.

Việc tổng thống Mỹ khởi sự thủ tục ra khỏi NAFTA không đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ rút ngay khỏi hiệp ước này. Theo quy định của NAFTA, việc thông báo ý định không đồng nghĩa với việc rút. Sau thời hạn 6 tháng chờ đợi theo luật định, tổng thống Mỹ vẫn còn có thể quyết định ở lại trong thỏa thuận này. Thêm vào đó, nếu tổng thống Mỹ thực sự muốn rút khỏi NAFTA, các trận chiến pháp lý với các nhà lập pháp và các tập đoàn công nghiệp dự kiến sẽ căng thẳng. Nước Mỹ chưa thể ra khỏi thỏa thuận này chừng nào Quốc Hội chưa chính thức quyết định.

Đàm phán lại về NAFTA là một ưu tiên của tổng thống Donald Trump. Đối với chủ nhân Nhà Trắng, NAFTA gây bất lợi cho nước Mỹ. Donald Trump cáo buộc người Mêhicô lấy mất việc của người Mỹ.

NAFTA, được thành lập từ năm 1999, bao gồm một phần tư tổng sản phẩm toàn cầu. Theo các chuyên gia, sự tồn tại của cộng đồng kinh tế nói trên có lợi cho cả ba nước Bắc Mỹ, tuy nhiên một trong những vấn đề của Hoa Kỳ hiện nay là thâm hụt thương mại lớn với Mêhicô, 64 tỉ đô la hiện nay, so với 1,6 tỉ trong giai đoạn khởi đầu.

Giữa tháng 08/2017, ba nước Bắc Mỹ quyết định tái đàm phán NAFTA. Vòng đàm phán tới sẽ khai mạc ngày 01/09 tại Mêhicô.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170831-mehico-de-doa-rut-khoi-dam-phan-nafta-voi-my

 

Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19

khai mạc ngày 18/10

Thụy My

Tân Hoa Xã hôm nay 31/08/2017 loan báo, Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ khai mạc vào ngày 18/10 tới. Theo Reuters và AFP, trong dịp này chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ tiếp tục lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm, và nắm thêm quyền lực trong đảng.

Trước Đại hội Đảng là Hội nghị trung ương 11, bắt đầu họp từ ngày 11/10. Tân Hoa Xã không cho biết Đại hội 19 kéo dài đến ngày nào, chỉ nói rằng « sẽ phân tích sâu sắc tình hình quốc tế và trong nước hiện nay », và vạch kế hoạch hành động, đưa ra các chỉ đạo về chính trị.

Báo chí chính thức đưa lại bản tin của Tân Hoa Xã không sai một dấu phẩy, khẳng định trên 2.300 đại biểu « sẽ áp dụng tinh thần các bài diễn văn quan trọng của tổng bí thư Tập Cận Bình, cũng như các luận thuyết, tư tưởng, chiến lược mới của Trung ương Đảng ».

Năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã được công nhận tư cách « hạt nhân » của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, với uy quyền bao trùm lên bộ máy đảng, mà những người tiền nhiệm chưa hề có được, kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay.

Thành phần tương lai các ủy viên thường trực Bộ Chính trị vẫn đang để ngỏ. Theo quy luật bất thành văn xưa nay, đa số ủy viên hiện thời ở tuổi về hưu sẽ được thay thế. Tuy nhiên đang có những tin đồn về số phận ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), nhân vật có ảnh hưởng lớn và là cánh tay đắc lực của Tập Cận Bình trong chiến dịch chống tham nhũng. Nếu ông Vương được tiếp tục tại nhiệm, thì đây sẽ là điều chưa có tiền lệ.

Theo các nhà quan sát, nhiều phe phái khác nhau đang đối đầu trong hậu trường để đưa ứng viên của phe mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ.

Trong bối cảnh đó, sự kiện nguyên bí thư thành ủy Trùng Khánh, ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), 53 tuổi, hồi giữa tháng Bảy bị điều tra tham nhũng và Trần Mẫn Nhĩ (Chen Miner) lên thay, rất được chú ý. Người ta cho rằng ông Tôn, ủy viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị, vốn có nhiều hy vọng trở thành ủy viên thường trực, đã bị ông Tập thanh trừng để đưa người thân tín là ông Trần vào.

Theo truyền thống, thì Tập Cận Bình phải rời ghế vào năm 2022 sau 10 năm cầm quyền. Nhưng theo lời đồn đại trong giới lãnh đạo, ông Tập có thể không còn giữ chức chủ tịch nước nhưng vẫn tiếp tục là tổng bí thư, chức vụ quan trọng nhất ở Trung Quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170831-dai-hoi-dang-trung-quoc-lan-thu-19-se-khai-mac-ngay-1810

 

WTO xử thắng cho Bruxelles và Tokyo trong vụ kiện Brazil

Trọng Thành

Một nhóm chuyên gia của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đứng về phía Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản trong vụ kiện Brazil, về nhiều khoản thuế mang tính phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu từ hai thị trường nói trên.

AFP cho hay, trong phiên họp của một cơ quan chuyên trách giải quyết các tranh chấp của WTO tại Genève, hôm qua 30/08/2017, các chuyên gia đã đưa ra kết luận, trong đó vấn đề thuế đối với các hàng hóa nhập khẩu thuộc ngành xe hơi, công nghiệp điện tử đặc biệt được chú ý. Các chuyên gia WTO khẳng định phần lớn các biện pháp mà chính quyền Brazil đưa ra trong lĩnh vực này là không phù hợp với các quy tắc thương mại quốc tế.

Vụ Liên Hiệp Châu Âu kiện Brazil lên WTO được khởi sự từ năm 2013. Vào thời điểm đó, Ủy Ban Châu Âu đã dẫn ra một ví dụ về việc Brazil tăng thuế đến 30% đối với các phương tiện vận tải nhập khẩu, trong khi các phương tiện sản xuất trong nước được miễn khoản thuế này. Sắc thuế nói trên về nguyên tắc phải hết hạn vào năm 2012, tuy nhiên sau đó đã được triển hạn thêm 5 năm bổ sung.

Liên Hiệp Châu Âu cũng phê phán Brazil đã có các biện pháp tương tự nhắm vào nhiều mặt hàng khác, từ máy tính, điện thoại di động cho đến đồ bán dẫn.

Trả lời AFP về quyết định này, một người phát ngôn của Ủy Ban Châu Âu nhận định: « Quyết định của WTO hôm nay đã gửi đi một tín hiệu mạnh chống lại chủ nghĩa bảo hộ ». Theo vị đại diện này, đây là một « thắng lợi hoàn toàn » và điều này là có lợi cho cả « người tiêu dùng Brazil, cũng như các nhà xuất khẩu châu Âu ».

Trong phán quyết nói trên, WTO cũng yêu cầu Brazil rút bỏ « không chậm trễ » nhiều khoản trợ giá khác, điều mà quốc gia Nam Mỹ này không công nhận, theo một số nguồn tin gần gũi với hồ sơ này. Theo quy định của WTO, các bên có 60 ngày để khiếu nại.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170831-to-chuc-thuong-mai-the-gioi-xu-thang-cho-bruxelles-va-tokyo-trong-vu-kien-brazil

 

Khủng hoảng Bắc Triều Tiên

và khủng hoảng Cuba : Góc nhìn lịch sử

Thùy Dương

Khi những căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ vừa có dấu hiệu lắng xuống, thì Bình Nhưỡng lại cho bắn tên lửa ngang qua không phận Nhật Bản. Chắc chắn Bình Nhưỡng muốn cho thấy là mọi đe dọa và trừng phạt sẽ không thể ngăn cản chế độ Bắc Triều Tiên theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo bằng mọi giá.

Trong quá khứ, cuộc khủng hoảng Cuba cũng đã nhiều lần thành tâm điểm trong các nghiên cứu về các cuộc khủng hoảng hạt nhân. Trong bài viết có tiêu đề « Ba suy nghĩ về sự giống nhau giữa khủng hoảng Bắc Triều Tiên và khủng hoảng Cuba » đăng trên trang mạng The Conversation ngày 29/08/2017, ông Pierre Grosser, giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Science Po – Pháp, nhận định cuộc khủng hoảng Cuba trước đây thực sự gây ngạc nhiên, còn căng thẳng tới đỉnh điểm lần này trong hồ sơ Bắc Triều Tiên là điều mọi người đã lường trước, do Bình Nhưỡng đã đạt được những tiến bộ đáng kể về tên lửa đạn đạo. Giáo sư Grosser nhấn mạnh không có ý định so sánh các điểm giống nhau và khác biệt giữa hai cuộc khủng hoảng, mà chỉ đưa ra vài nhận xét dưới góc nhìn lịch sử.

Vũ khí hạt nhân là để tấn công hay phòng thủ ?

Theo giáo sư Grosser, trong tất cả các nghiên cứu về khủng hoảng Cuba, người ta thường giới thiệu sơ đồ về tầm bắn của các tên lửa được lắp đặt trên hòn đảo, nhằm cho thấy chúng nguy hiểm tới mức nào đối với Hoa Kỳ. Người ta cũng làm vậy khi nói về các tên lửa của Bắc Triều Tiên. Dường như người ta coi các tên lửa của Bình Nhưỡng là nhằm mục đích tấn công. Nhiều người đã phản ứng gay gắt khi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dọa bắn tên lửa về phía đảo Guam của Mỹ. Việc dễ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân luôn khiến người Mỹ bất an.

Đối với lãnh tụ Liên Xô, Nikita S. Khrushchev, tên lửa ở Cuba là nhằm cân bằng lại tương quan hạt nhân Mỹ-Xô. Thực ra là Mỹ đạt trình độ cao hơn Liên Xô khi đó về tên lửa đạn đạo tầm xa ICBM. Vì lãnh tụ Liên Xô đặt cược tất cả vào vũ khí hạt nhân để phòng vệ và cho phép chuyển hướng các nguồn lực vào việc phát triển kinh tế đất nước, nên Khrushchev phải tỏ ra không gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng Cuba.

Khi Hoa Kỳ chưa có đủ tên lửa liên lục địa hay chưa có công nghệ bắn tên lửa từ tầu ngầm, Washington đã cho đặt tên lửa quanh Liên Xô, chẳng hạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Liên Xô cho lắp đặt các tên lửa tại Cuba nhắm tới nước Mỹ cũng giống cách Mỹ làm với Liên Xô và Khrushchev đã rất vui sướng cho Mỹ « nếm mùi » sống với tên lửa của kẻ thù đặt sát biên giới. Như vậy, mục tiêu của điện Kremlin không phải là tấn công. Hơn nữa, đối với lãnh tụ Liên Xô Khrushchev, tên lửa của Liên Xô là nhằm bảo vệ Cuba. Mọi người vẫn còn nhớ sự kiện Vịnh Con Heo 1961 và việc Mỹ chuẩn bị chiến lược quân sự quy mô lớn năm 1962 nhằm lật đổ chế độ Fidel Castro.

Hiện nay, câu hỏi đặt ra là liệu có phải Bình Nhưỡng coi vũ khí nguyên tử và tên lửa là phương tiện sống còn để bảo vệ chế độ. Hoa Kỳ đã rút vũ khí hạt nhân cuối cùng tại Hàn Quốc vào năm 1991, nhưng vẫn có thể tấn công Bắc Triều Tiên bằng nhiều cách khác. Chuyên gia Grosser nhắc lại là khủng hoảng Cuba được giải quyết bằng lời hứa Mỹ không xâm lược Cuba, đổi lại Liên Xô rút tên lửa khỏi hòn đảo. Mỹ cũng rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Liệu Bắc Triều Tiên có chấp nhận thỏa thuận kiểu này không ? Theo giáo sư Grosser, chắc chắn Washington ít muốn thay đổi chế độ Bình Nhưỡng hơn là thay đổi chế độ Cuba và người Cuba tị nạn tại Mỹ bận tâm về đất nước họ nhiều hơn là người Hàn Quốc bận tâm về Bắc Triều Tiên.

Trên thực tế, còn có một cuộc khủng hoảng thứ hai tại Cuba. Đó là vào tháng 11/1962, Liên Xô muốn rút tên lửa khỏi Cuba. Chủ tịch Castro, dù không hài lòng chút nào về việc « bị bỏ rơi », vẫn đánh giá Liên Xô là lực lượng bảo vệ Cuba hiệu quả, nhất là vì Liên Xô phát triển hải quân trong khu vực. Còn hiện giờ, Bắc Triều Tiên cảm thấy khá đơn độc. Bình Nhưỡng thấy rõ là vào năm 1962, Cuba đã bị Matxcơva bỏ rơi. Điều này càng khiến Bình Nhưỡng muốn có sức mạnh hạt nhân của riêng mình.

Việc Mỹ xâm lược Grenada vào năm 1983 cũng thúc đẩy Bắc Triều Tiên đẩy nhanh chương trình phát triển hạt nhân. Và xét cho cùng, vào năm 2017, Bắc Triều Tiên đã thành công hơn Liên Xô và Cuba tại thời điểm năm 1962, vì viễn cảnh Bình Nhưỡng phải giải trừ vũ khí hạt nhân dường như đã lùi xa.

Liệu có nguy cơ vũ khí hạt nhân bị sử dụng không?

Các sử gia đánh giá nguy cơ leo thang hạt nhân thời kỳ khủng hoảng Cuba không trầm trọng như người ta e ngại. Lãnh tụ Liên Xô Khrushchev đã nhận thức được các nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Một số nhà chiến lược hiện nay vẫn tiếp tục loan truyền hình ảnh tổng thống Kennedy mạnh mẽ, đe dọa được Liên Xô ở mức cao nhất và buộc được Matxcơva nhượng bộ. Và họ muốn tổng thống Donald Trump đẩy căng thẳng với Trung Quốc lên đỉnh điểm để Bắc Kinh giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên. Nhưng nếu tổng thống Kennedy được coi là một chú chim bồ câu hòa bình giữa một bầy « diều hâu » – cố vấn thân cận, thì tổng thống Donald Trump hiện nay lại là một con diều hâu giữa những người có đầu óc thực tế.

Một cách hình ảnh, giáo sư Fosser ví von hiện giờ, nếu tổng thống Mỹ chỉ biết đu đưa vai để đánh golf thì tổng thống Nga lại khoe cơ bắp khi đi câu cá. Theo một thăm dò ý kiến mới đây, người dân Mỹ không phản đối việc sử dụng vũ khí nguyên tử để đối đầu với Bắc Triều Tiên. Nhưng chúng ta cũng phải đặt câu hỏi về phản ứng của châu Á về việc các quốc gia trong khu vực phải hứng chịu bom hạt nhân.

Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong Un khiến nhiều người nghĩ rằng chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên đáng lo ngại, kỷ nguyên của những mối đe dọa, răn đe giữa những kẻ điên khùng. Một số người tự hỏi liệu có nên hạn chế quyền được ấn nút hạt nhân của tổng thống Donald Trump hay không. Trong khi nhiều nhà quan sát đánh giá Kim Jong Un lý trí hơn Donald Trump. Và dường như mối nguy hiểm nằm ở nguy cơ leo thang căng thẳng chứ không phải ngay chính ở sức mạnh hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Sau cuộc khủng hoảng Cuba, hai cường quốc Mỹ-Xô đã triển khai một « đường dây nóng » để hỗ trợ quản lý khủng hoảng. Nhưng không chắc chắn là Washington chịu thiết lập đường dây đối thoại trực tiếp, vì như thế có nghĩa là vị thế của Bắc Triều Tiên được nâng lên.

Khủng hoảng Bắc Triều Tiên là cuộc khủng hoảng toàn cầu ?

Mỹ hiện đang lo ngại là chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền : Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ trang bị vũ khí nguyên tử. Nhưng đó lại là điều một số nhà tư vấn bảo thủ của Hoa Kỳ mong chờ để Mỹ bớt phải can dự vào các vấn đề quốc tế. Theo họ, Nhật Bản và Hàn Quốc đủ khả năng tài chính để tự phòng vệ. Và chính tổng thống Donald Trump, khi mới nhậm chức cũng ngả theo hướng này.

Còn Nhật Bản và Hàn Quốc sợ bị cuốn vào cuộc chiến tranh của Mỹ chống Bắc Triều Tiên, và rất có thể cuộc chiến đó sẽ trở thành cuộc chiến với Trung Quốc, giống hồi năm 1952-1953. Tokyo và Seoul không muốn bị Washington bỏ rơi, và cũng không muốn bị cuốn vào một cuộc chiến. Trong trường hợp nổ ra xung đột, Washington phải tính tới khả năng Hàn Quốc, đặc biệt là thủ đô Seoul bị tấn công. Vào tháng 10/1962, tổng thống Mỹ Kennedy có mối lo thường trực là Liên Xô sẽ tấn công Tây Đức. Nhìn rộng ra, khi đó các đồng minh của Mỹ ở Tây Âu có nguy cơ bị cuốn vào căng thẳng với Matxcơva.

Thêm vào đó, trong khi cuộc khủng hoảng Cuba diễn ra, Trung Quốc bắt đầu tấn công Ấn Độ. Và tổng thống Mỹ Kennedy không thể bỏ qua điều này. Tuy nhiên, giáo sư Grosser cho biết mối liên hệ giữa hai sự kiện trên hiếm khi được nhắc đến. Khi đó, thủ tướng Ấn Độ Nehru đã gọi điện cho chính quyền Mỹ và việc này làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Ấn Độ trong quan hệ quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng sự ủng hộ của Liên Xô quá ít ỏi. Tổng thống Mỹ Kennedy thì tin rằng Trung Quốc và Nga có sự bàn tính phối hợp để tấn công Mỹ trong các hồ sơ Cuba, Ấn Độ và Đông Dương.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên giờ đây lại không giống như vậy. Và Mỹ dường như đã gửi cho Ấn Độ một vài tín hiệu, nhưng New Delhi vẫn không ngớt lo ngại là Washington sẽ bỏ rơi Ấn Độ để đổi lấy sự ủng hộ của Bắc Kinh trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Báo chí nhà nước Trung Quốc thì cảnh báo là Ấn Độ không thể được Mỹ ủng hộ nhiều hơn so với năm 1962 và đánh giá là Matxcơva cũng không thể ngả hẳn sang Bắc Kinh hay New Delhi vì từ những năm 1950, Matxcơva đã mơ tới trục Matxcơva – Bắc Kinh – New Delhi.

Nga hiện vẫn giữ vai trò quan trọng trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, cho dù Matxcơva không phải là yếu tố duy nhất tạo ra chế độ Bình Nhưỡng sau năm 1945. Hiện nay, cũng giống như trong quá khứ, Nga muốn chơi ván bài trên mọi mặt trận ở lục địa Âu-Á (Baltic, Ukraina, Balkan, Syria, Caucase, Afghanistan, Triều Tiên …) để kích thích sự phát triển của điều mà Matxcơva coi là lợi ích của Nga và nhằm làm ảnh hưởng tới lợi ích của Hoa Kỳ. Theo giáo sư Grosser, không thể phân tích cuộc khủng hoảng Triều Tiên mà không tính tới quan hệ Nga-Mỹ.

Và cuối cùng, giáo sư Grosser nhận định hồ sơ Bắc Triều Tiên không thể tách rời hồ sơ Iran. Hiện nay, tại Washington đang diễn ra một cuộc tranh luận gay gắt về tương lai của thỏa thuận hạt nhân với Iran. Nếu Mỹ huỷ bỏ thỏa thuận trên, Bình Nhưỡng sẽ không từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân. Và Bình Nhưỡng chắc chắn không quên vụ lãnh đạo Kadhafi của Libya bị trừ khử trong khi nước này đã thương lượng về việc từ bỏ phát triển hạt nhân.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170831-khung-hoang-bac-trieu-tien-va-khung-hoang-cuba-goc-nhin-lich-su

 

Ukraina trục xuất một nhà báo Nga

vì làm phóng sự phê phán Kiev

Hôm qua, 30/08/2017, cơ quan an ninh Ukraina đã bắt giữ và sau đó trục xuất một nữ nhà báo Nga thuộc đài truyền hình Pervyi Kanal, với lý do các hoạt động của nhà báo này làm « tổn hại các lợi ích quốc gia » của Ukraina.

Một nguồn tin bên trong cơ quan an ninh cho AFP biết, do làm một phóng sự tiêu cực nhân ngày quốc khánh Ukraina, nhà báo Nga đã bị trục xuất và cấm nhập cảnh.

Trước đó, hai nhà báo Tây Ban Nha và một nhà báo Nga cũng đã bị trục xuất. Theo thông tín viên RFI Sebastien Gobert, tại Kiev, cách hành xử của chính quyền Ukraina đối với các nhà báo làm dấy lên nhiều câu hỏi và chỉ trích.

“Biện pháp này sẽ được áp dụng đối với tất cả những ai tìm cách làm mất uy tín Ukraina. Phát ngôn viên của cơ quan an ninh Ukraina – SBU – đã nói thẳng ra như vậy để biện minh cho việc trục xuất một nữ nhà báo Nga thuộc đài truyền hình Pervyi Kanal. Nhà báo này bị cấm nhập cảnh trong vòng 3 năm.

Nhiều cơ quan truyền thông Nga, đặc biệt là Pervyi Kanal, tiến hành các hoạt động tuyên truyền và đưa tin giả bất lợi cho Ukraina. Do vậy, việc cấm nhập cảnh có thể được đưa ra vì lý do an ninh quốc gia, trong khuôn khổ cuộc chiến hoành hành tại Ukraina từ năm 2014.

Thế nhưng, có một câu hỏi được đặt ra : Tại sao cho phép nhà báo này nhập cảnh tác nghiệp để rồi sau đó lại trục xuất, trong khi ai cũng biết người này đưa tin không thẳng thắn ? Một nữ nhà báo Nga khác cũng đã từng chịu chung số phận ngày 15/08 vừa qua. Rồi có hai nhà báo Tây Ban Nha bị chặn giữ tại sân bay Kiev ngày 29/08 cho dù trước đó, họ đã được phép vào tác nghiệp. Các trường hợp này tạo cảm giác là các cơ quan an ninh Ukraina không phối hợp với nhau và đưa ra những tín hiệu trái ngược liên quan đến việc tôn trọng quyền tự do báo chí.”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170831-ukraina-truc-xuat-mot-nha-bao-nga-vi-lam-phong-su-phe-phan-kiev

 

Tokyo tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục

để đối phó với Bình Nhưỡng

Bộ Quốc Phòng Nhật Bản hôm nay, 31/08/2017, đề nghị một ngân sách kỷ lục cho quốc phòng năm tới, nhằm hoàn thiện hệ thống lá chắn chống tên lửa, để đối phó với nguy cơ bị hỏa tiễn Bắc Triều Tiên tấn công.

Theo AFP, tổng ngân sách mà bộ Quốc Phòng Nhật Bản đề nghị cho năm tài chính – bắt đầu từ tháng 04/2018 đến tháng 04/2019 – là 5.255 tỉ yen (tương đương 40 tỉ đô la), tăng 2,54% so với năm ngoái. Nếu yêu cầu này được chấp thuận, đây sẽ là năm thứ sáu liên tiếp Tokyo tăng ngân sách quân sự.

Bộ Quốc Phòng Nhật khẳng định nguồn kinh phí bổ sung sẽ giúp cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản có khả năng nâng cấp hệ thống lá chắn tên lửa, trong bối cảnh Bắc Triều Tiên liên tục thử tên lửa. Ngân sách bổ sung dự kiến dùng để trang bị thêm nhiều tổ hợp tên lửa SM-3, các hệ thống radar và dò tìm hỏa tiễn mới, cũng như các phương tiện thuộc hệ thống lá chắn chống tên lửa đạn đạo tầm trung Aegis trên bộ.

Các quan chức bộ Quốc Phòng cho biết Nhật Bản cần được trang bị đầy đủ phương tiện để có thể bắn hạ mọi hỏa tiễn Bắc Triều Tiên lọt vào lãnh thổ nước này.

Nguy cơ từ láng giềng Bắc Triều Tiên đối với Nhật Bản ngày càng hiện hữu, đặc biệt với vụ Bình Nhưỡng thử tên lửa hôm thứ Ba, 29/08. Việc hỏa tiễn bay qua lãnh thổ Nhật gây chấn động. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lên án đây là «đe dọa nghiêm trọng, chưa từng thấy», và quyết định dành nhiều phương tiện hơn cho quốc phòng.

Donald Trump và James Mattis bất đồng về chiến lược xử lý hồ sơ Bắc Triều Tiên

Vào lúc căng thẳng giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên lên cao do việc Bình Nhưỡng liên tục bắn thử tên lửa, tổng thống Donald Trump và bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis lại bất đồng với nhau trong hồ sơ này.

Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet tường trình :

” Lại có bất đồng bên trong chính quyền Mỹ, Lầu Năm Góc nói ngược với Nhà Trắng. Sau khi Bắc Triều Tiên bắn tên lửa bay qua không phận Nhật Bản, Donald Trump không còn đe dọa sẽ đổ bão lửa và căm hờn lên đầu Bình Nhưỡng nữa mà chỉ tuyên bố ôn hòa hơn là Hoa Kỳ không loại trừ bất kỳ giải pháp nào. Tuy nhiên, hôm thứ Tư, 30/08, trên mạng xã hội Twitter, nguyên thủ Mỹ lại lên giọng cứng rắn : Từ 25 năm qua, Mỹ thảo luận với Bắc Triều Tiên và kết quả là chúng ta trở thành nạn nhân của sự bắt bí của Bình Nhưỡng. Ông kết luận : Thảo luận không phải là một giải pháp.

Thế nhưng, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ không chia sẻ ý kiến này. Trước mặt bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc, ông James Mattis tuyên bố rằng vẫn có khả năng đàm phán. Ông nói : Chúng tôi không bao giờ cạn kiệt các sáng kiến ngoại giao. Chúng tôi tiếp tục cùng nhau làm việc ; ngài bộ trưởng và tôi cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ đất nước, bảo vệ người dân và các lợi ích của hai nước.

Ngoại trưởng Rex Tillerson cũng chủ trương một giải pháp ngoại giao. Điều này không có nghĩa là Mỹ sao nhãng việc chuẩn bị đối phó nếu như Kim Jong Un trở nên hung hăng hơn. Hôm thứ Tư, Hoa Kỳ đã bắn chặn thành công một tên lửa cùng loại với hỏa tiễn mà Bắc Triều Tiên đã bắn hồi cuối tuần qua.

Theo truyền hình CBS, nếu như bộ Quốc Phòng Mỹ loại bỏ khả năng tiến hành một chiến dịch quân sự truyền thống, thì Lầu Năm Góc dường như tính tới một cuộc tấn công tin học có sức tàn phán mạnh mẽ hơn nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng. “

Căng thẳng giữa Tokyo và Bình Nhưỡng tăng thêm một nấc. Một bài xã luận được cơ quan thông tấn Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA, đăng tải hôm qua, 31/08, cảnh báo Nhật Bản đang « nhanh chóng trên đường đi đến chỗ tự hủy diệt ». Bình Nhưỡng tố cáo Nhật hậu thuẫn « ông chủ » Hoa Kỳ để chống lại Bắc Triều Tiên. Trước đó, Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ còn tiến hành thêm nhiều vụ thử tên lửa khác, và hướng bắn ra Thái Bình Dương.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170831-donald-trump-va-james-mattis-bat-dong-ve-chien-luoc-xu-ly-ho-so-bac-trieu-tien