Tin khắp nơi – 31/05/2019
Chống nhập cư,
ông Trump áp thuế lên toàn bộ hàng hóa Mexico
Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố sẽ đánh thuế lên toàn bộ hàng hóa đến từ Mexico trong nỗ lực hạn chế nhập cư bất hợp pháp.
Trong một dòng tweet, ông Trump nói rằng từ ngày 10/6, mức thuế 5% sẽ được áp dụng và sẽ tăng từ từ “cho đến khi vấn đề nhập cư bất hợp pháp được khắc phục”.
Tổng thống Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để giải quyết những gì ông tuyên bố là một cuộc khủng hoảng tại biên giới phía nam nước Mỹ.
Lực lượng biên phòng nói họ bị quá tải, nhưng giới chỉ trích nói họ đang ngược đãi những người nhập cư.
Sáu trẻ di cư chết ở biên giới Hoa Kỳ như thế nào?
Thượng viện Mỹ chống Trump về bức tường biên giới
Mỹ: 16 tiểu bang kiện Trump vì bức tường biên giới
Jesus Seade, quan chức ngoại giao hàng đầu của Mexico tại Bắc Mỹ, cho biết mức thuế này sẽ là “thảm họa”.
“Nếu mức thuế này được đưa ra, chúng tôi phải phản ứng mạnh mẽ,” ông nói với các phóng viên.
Trong chiến dịch tranh cử và trong suốt thời gian đương nhiệm, Tổng thống Trump đã tìm kiếm khoản quỹ để xây dựng một bức tường biên giới Mỹ-Mexico.
Ông đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào tháng Hai trong nỗ lực dùng các quỹ liên bang để phục vụ cho việc xây bức tường, nhưng một thẩm phán đã ngăn chặn nỗ lực của ông vào tháng Năm.
Nhà Trắng cho biết hôm thứ Năm 30/5 rằng tổng thống sẽ sử dụng Đạo luật Thẩm quyền Tình trạng Khẩn cấp Kinh tế Quốc tế để thực hiện chính sách thuế quan mới đối với Mexico.
Thông báo được đưa ra cùng ngày mà Nhà Trắng nói với Quốc hội rằng họ dự định theo đuổi một thỏa thuận thương mại mới với Mexico và Canada.
Trump đã tuyên bố gì?
Trong một tuyên bố của Nhà Trắng, ông Trump cho biết mức thuế sẽ tăng 5% mỗi tháng cho đến ngày 1/10, khi tỷ lệ này đạt 25%.
Thuế quan sẽ duy trì ở mức đó “trừ khi và cho đến khi Mexico ngăn chặn đáng kể dòng người vượt qua lãnh thổ của họ bất hợp pháp”, ông nói.
“Trong nhiều năm, Mexico đã không đối xử công bằng với chúng ta – nhưng hiện tại chúng ta đang khẳng định quyền của mình với tư cách là một quốc gia có chủ quyền,” tuyên bố cho biết.
Tổng thống cũng nhắm vào các đối thủ đảng Dân chủ Mỹ, cáo buộc họ hoàn toàn “không có trách nhiệm gì” đối với an ninh biên giới.
Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đang dùng luật pháp để ngăn chặn những nỗ lực của chính quyền Trump trong việc xây dựng bức tường biên giới, nói rằng nó lãng phí tiền bạc và sẽ không ngăn chặn di dân bất hợp pháp.
Giới phê bình cho rằng lực lượng biên phòng dưới thời chính quyền Trump đang quá nặng tay trong việc kiểm soát di cư tại biên giới Mỹ-Mexico, và dẫn chứng cái chết của sáu trẻ em di cư bị Mỹ giam giữ kể từ tháng Chín.
Thuế quan sẽ ảnh hưởng gì?
Mexico được biết đến với các sản phẩm nông nghiệp như bơ và rượu Tequila, nhưng quốc gia này cũng là một trung tâm sản xuất lớn và đại bản doanh của nhiều công ty Mỹ.
Mexico sản xuất hàng trăm ngàn xe hơi mỗi tháng, và cũng là nơi đặt trụ sở của các công ty công nghệ và hàng không vũ trụ. Đây là một trong những nước thuộc nhóm kinh tế G20.
Các công ty Mỹ Ford, General Motors, John Deere, IBM và Coca Cola đều đang hoạt động ở Mexico, cũng như hàng ngàn công ty đa quốc gia khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48469888
Căng thẳng Mỹ-Trung
sẽ bao phủ Đối thoại Shangri-La 2019
Việt Nam có vị trí địa chính trị rất quan trọng ở khu vực, do vậy tiếng nói của đoàn Việt Nam sẽ đóng vai trò tại Đối thoại Shangri-La 2019, khách mời nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 30/05/2019.
Singapore ‘đã bỏ xa Việt Nam’ nhiều năm
Đại diện VN sẽ ‘trầm lặng’ dự Đối thoại Shangri-La?
Đối thoại Shangri-La: VN ‘khó phát biểu chung chung’
Trước tiên từ Pháp, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn cho rằng “nội dung của Đối thoại Shangri-La năm nay quan trọng cho Việt Nam”.
Không đánh giá cao vai trò tích cực của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch khi tham dự Đối thoại Shangri-La lần này, ông nói:
“Đại diện Việt Nam đến tham dự theo tôi nghĩ ông ta đến phần nhiều chỉ để nghe chứ không có phát biểu.”
Bình luận tại chỗ về ý kiến trên của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, nhà báo Thục Minh – cựu phóng viên báo Thanh Niên và có 10 năm tường thuật Đối thoại Shangri-La, tham gia tọa đàm từ Thụy Sĩ, nói:
“Theo tôi thì đoàn Việt Nam luôn luôn tham gia Đối thoại Shangri-La với một tinh thần rất tích cực. Nếu ai đó nói rằng đoàn Việt Nam thụ động thì tôi không đồng tình lắm.”
“Từ năm 2009 tôi đã thấy Việt Nam tham dự có một bài phát biểu rất là nghe được và trả lời những câu hỏi của đại biểu tôi cho là xuất sắc và có thể tạo được thiện cảm của cộng đồng quốc tế, của các đại biểu tại chỗ.
Bà lấy ví dụ:
“Năm đó (2009) Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bị hỏi rất nhiều câu trong đó có ba câu rất quan trọng là chuyện Việt Nam mua tàu ngầm Kilo của Nga; thứ hai là Việt Nam cải tạo, cải thiện các điều kiện sống, điều kiện môi trường, điều kiện hạ tầng của các hòn đảo trên vùng biển Trường Sa; vấn đề thứ ba các đại biểu quan tâm là Việt Nam có cho quân đội nước ngoài đóng quân ở Việt Nam hay không.
“Thì ba câu trả lời Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trả lời rất xuất sắc.”
“Đặc biệt bùng nổ là đến năm 2011 khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của mình thì lúc đó Việt Nam có những vận động hành lang rất lớn và ngay cả trên bàn hội nghị.
“Thứ nhất là Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu ngay trong phiên tổng thể và phát biểu của ông rất tốt và trả lời các câu hỏi được đánh giá rất cao.
Trong khi đó thì Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã có thể nói là xé rào tổ chức một cuộc họp báo mà thậm chí không dám nói rằng đó là một cuộc họp báo mà chỉ nói là cuộc gặp gỡ các nhà báo có quan tâm đến Việt Nam.”
“Ở đó Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trả lời rất nhiều câu hỏi và tôi cho rằng xuất sắc.”
“Tôi cho là Việt Nam có một vài năm chúng ta không tham gia phát biểu nhưng thực sự trên thực tế là sau vận động hành lang chúng ta luôn đăng ký phát biểu nhưng có một số trường hợp là chúng ta không được phát biểu,” bà Thục Minh nói thêm.
“Những phát biểu của Việt Nam ở Shangri-La tôi cho là rất tích cực, rất được đồng tình, rất được ủng hộ.”
Nếu mà chính sách quân sự của Trung Quốc và Mỹ ảnh hưởng ở Shangri-La thì thái độ của đoàn Việt Nam sẽ đóng vai trò lớn.Nguyễn An Dân, Nhà báo tự do
Đánh giá về bài phát biểu của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tại Đối thoại Shangri-La 2018, nhà báo Thục Minh nói:
“Khách quan mà nói, bài phát biểu năm 2018 tôi thấy nó hơi thiếu điểm nhấn, nó nhạt hơn những bài của những năm trước.”
Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc thăm Việt Nam
Từ Sài Gòn, nhà báo tự do Nguyễn An Dân bình luận về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa từ ngày 27-29/05, nói:
“Theo tôi, ông Ngụy Phượng Hòa đến Việt Nam để có hai vấn đề.
“Vấn đề thứ nhất là Trung Quốc đánh giá rằng sức khỏe của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ ảnh hưởng đến chính sách và phát ngôn của đoàn Việt Nam tại đối thoại Shangri-La.
Thứ hai là căng thẳng Mỹ – Trung bây giờ ảnh hưởng tới Shangri-La rất là nhiều.”
“Nếu mà chính sách quân sự của Trung Quốc và Mỹ ảnh hưởng ở Shangri-La thì thái độ của đoàn Việt Nam sẽ đóng vai trò lớn.
Thành ra Trung Quốc cử đoàn qua để mong rằng Việt Nam sẽ giảm đi những phát biểu có thể gây bất lợi cho hình ảnh của Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La.”
Căng thẳng Mỹ-Trung bao phủ Đối thoại Shangri-La
Trước câu hỏi liệu căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có phủ bóng lên Đối thoại Shangri-La lần này hay không, nhà báo Nguyễn An Dân nêu quan điểm:
Hoa Kỳ muốn cảnh cáo TQ ở Biển Đông?
‘VN không tham gia Chiến lược Ấn Độ-TBD’
Hoa Kỳ đổi tên Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương
“Chắc chắn là nó sẽ phải phủ bóng lên Đối thoại Shangri-La. Tại vì căng thẳng thương mại, căng thẳng tình báo và căng thẳng ngoại giao thì tất yếu sẽ đưa đến căng thẳng về quân sự.”
Đối thoại Shangri-La lần này người ta hy vọng đương kim bộ trưởng quốc phòng Mỹ sẽ nói rõ hơn về chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.Thục Minh, Nhà báo
Đồng quan điểm, nhà báo Thục Minh nói:
“Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc ảnh hưởng rất nhiều, khắp thế giới người ta nói về điều đó và ở đâu người ta cũng lo ngại về những ảnh hưởng lên kinh tế, lên các mối quan hệ.
Tại Shangri-La lần này cũng vậy thôi, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long là người phát biểu dẫn dắt ông cũng sẽ đề cập vấn đề đó.”
Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc sẽ phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2019, và là lần đầu tiên kể từ năm 2011 Trung Quốc cử bộ trưởng quốc phòng tham dự diễn đàn này.
Bình luận về sự kiện này, nhà báo Thục Minh nêu quan điểm:
“Năm 2011 khi Trung Quốc cử bộ trưởng quốc phòng tới là họ gây hấn đủ thứ trên Biển Đông và họ đưa bộ trưởng quốc phòng tới giống như là họ đưa ra một thông điệp nào đó.”
“Còn lần này thì không có những động thái của Trung Quốc về vấn đề quốc phòng mà Trung Quốc cử bộ trưởng quốc phòng đến thì là gì?
“Đó là vấn đề chiến tranh thương mại,” bà nhận định.
“Tôi thì tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không có tham vọng như lần năm 2011 hoặc một số lần khác mà họ dùng những lời lẽ rất gay gắt sau những phát biểu của Mỹ,” nhà báo Thục Minh nói thêm.
Đánh giá về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn bình luận:
“Khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ đến nay chưa thấy nó định hình ra như thế nào.”
“Ngoài những hiệp ước có trước giữa Mỹ với Nhật, Mỹ với Úc hay là đang trong vòng thương lượng giữa Mỹ và Ấn Độ thì tứ giác kim cương của Mỹ đến nay vẫn không thấy nó cụ thể như thế nào.”
Do đó, theo nhà báo Thục Minh, “Đối thoại Shangri-La lần này người ta hy vọng đương kim bộ trưởng quốc phòng Mỹ sẽ nói rõ hơn về chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”
Năm 2020, Việt Nam sẽ là chủ tịch ASEAN; vì vậy, Việt Nam tham dự Đối thoại Shangrila, theo nhà báo Thục Minh thì “bên cạnh vấn đề họp Shangri-La chúng ta sẽ có những động thái để chuẩn bị cho vai trò của ASEAN năm sau nữa.”
“Trên nghị trường chính thức chúng ta sẽ không thấy nhiều động thái lắm của Việt Nam nhưng mà ở đằng sau đó sẽ có những chuyển động và những cuộc gặp gỡ để chuẩn bị cho bước của Việt Nam sang năm.”
Được biết, trong chuyến thăm Washington gần đây, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền của Hoa Kỳ, Patrick Shanahan.
Một thông cáo báo chí của chính phủ Mỹ hôm 23/05 cho hay “hai nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng một quan hệ đối tác toàn diện, mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và VN, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, sẽ thúc đẩy an ninh khu vực và toàn cầu và sự phát triển kinh tế”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48475688
Mỹ tìm cách né “át chủ bài” của TQ
trong cuộc chiến thương mại
Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm kiếm ngân sách liên bang mới để tăng cường sản xuất đất hiếm trong nước và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, giữa bối cảnh Bắc Kinh cân nhắc tung ra “át chủ bài” trong cuộc thương chiến.
Đề xuất của Lầu Năm Góc đã được phác thảo trong một báo cáo gửi tới Nhà Trắng và thông báo trước Quốc hội – trung tá không quân Mike Andrews, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho hay hôm 29.5.
Đất hiếm là một nhóm 17 nguyên tố hóa học được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng, từ iPhone đến động cơ xe điện, và trong các thiết bị quân sự quan trọng như động cơ phản lực, vệ tinh và laser.
Căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng vị trí là nước sản xuất và xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới làm đòn bẩy trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.
Từ năm 2004 đến 2017, Trung Quốc chiếm 80% lượng đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu. Rất ít nhà cung cấp thay thế có thể cạnh tranh với Trung Quốc – quốc gia sở hữu 37% trữ lượng đất hiếm toàn cầu.
Ngày 29.5, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra nhiều bài viết dọa cắt giảm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Trong một bài bình luận, Tân Hoa Xã lưu ý: “Tiến hành một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc , Mỹ có nguy cơ mất nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng để duy trì sức mạnh công nghệ của họ”.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói với Reuters: “Bộ Quốc phòng đang tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Tổng thống, Quốc hội và ngành công nghiệp Mỹ để cải thiện khả năng cạnh tranh của Mỹ trong thị trường khoáng sản”.
Ông Andrews không cung cấp chi tiết, nhưng cho biết báo cáo được gửi đi có liên quan đến một chương trình liên bang được thiết kế để tăng cường khả năng sản xuất nội địa thông qua những ưu đãi kinh tế mục tiêu.
Lầu Năm Góc đã nhiều lần nêu quan ngại về sự phụ thuộc của Mỹ vào đất hiếm Trung Quốc, bao gồm báo cáo năm 2018 về những hạng mục dễ tổn thương trong nền công nghiệp quốc phòng Mỹ.
Lầu Năm Góc cho biết, báo cáo mới nhất là báo cáo Dự luật sản xuất quốc phòng III về đất hiếm. Theo website Lầu Năm Góc, chương trình này cho Tổng thống Mỹ “quyền hạn rộng lớn để đảm bảo kịp thời có nguồn lực công nghiệp thiết yếu trong nước nhằm hỗ trợ các yêu cầu quốc phòng và an ninh nội địa, thông qua việc sử dụng các ưu đãi kinh tế phù hợp”.
Lầu Năm Góc chiếm khoảng 1% nhu cầu đất hiếm của Mỹ, tương đương với khoảng 9% nhu cầu đất hiếm trên toàn thế giới – theo báo cáo năm 2016 của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ.
Các tập đoàn Raytheon Co, Lockheed Martin Corp và BAE Systems Plc đều chế tạo tên lửa hiện đại sử dụng kim loại đất hiếm trong các hệ thống dẫn đường và cảm biến.
Khoáng sản đất hiếm cũng cần thiết trong các thiết bị quân sự khác như động cơ máy bay phản lực, laser và thiết bị nhìn trong đêm.
Mỏ Mountain Pass ở California là nơi khai thác đất hiếm duy nhất của Mỹ còn hoạt động. Tuy nhiên, khoảng 50.000 tấn đất hiếm khai thác ở mỏ này mỗi năm đều được chuyển đến Trung Quốc để xử lý.
http://biendong.net/diem-tin/28414-my-tim-cach-ne-at-chu-bai-cua-tq-trong-cuoc-chien-thuong-mai.html
Lý do Mỹ liệt Malaysia vào danh sách các quốc gia
theo dõi thao túng tiền tệ có thể do liên quan đến TQ
Hôm 29/5 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố danh sách các quốc gia cần theo dõi thao túng tiền tệ để trình lên Quốc hội, đáng chú ý trong số đó là cái tên Malaysia, nước đang có những diễn biến quan hệ phức tạp với Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng, yếu tố Trung Quốc có thể là nguyên nhân chính khiến Mỹ xếp Malaysia vào danh sách trên.
Thủ tướng Mahathir: “Malaysia sẽ tiếp tục sử dụng nhiều nhất có thể các sản phẩm của Hoa Vi”
Lý do thứ nhất có thể do Chính quyền Malaysia có những tuyên bố làm ăn với Hoa Vi. Trong bối cảnh Tập đoàn công nghệ Hoa Vi đang trở thành tâm điểm trong chính sách thương mại cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc thì hôm 29/5, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad lại công khai tuyên bố nước này sẽ tiếp tục sử dụng “nhiều nhất có thể” các sản phẩm của tập đoàn viễn thông này. Phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 25 diễn ra ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản), Thủ tướng Mahathir thừa nhận việc sử dụng các thiết bị của Hoa Vi có thể gây ra một số quan ngại về an ninh, nhưng cho biết những quan ngại này “không cản trở” Malaysia. Ông Mahathir cho rằng Hoa Vi đã tiến hành những nghiên cứu sâu rộng hơn rất nhiều so với tất cả những nghiên cứu trong cùng lĩnh vực của Malaysia, do đó nước này sẽ cố gắng sử dụng công nghệ của Hoa Vi “càng nhiều càng tốt”.
Thủ tướng Mahathir cũng cho rằng Mỹ và phương Tây cần chấp nhận rằng các quốc gia châu Á hiện nay có thể sản xuất các sản phẩm cạnh tranh và không nên “dọa nạt” các đối thủ. Tuyên bố của nhà lãnh đạo Malaysia được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/5 vừa qua đã ký sắc lệnh hành pháp cấm các công ty công nghệ trong nước mua hoặc sử dụng thiết bị nước ngoài “có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia hoặc an ninh và an toàn của người Mỹ”.
Cùng với sắc lệnh này, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung Tập đoàn Hoa Vi và 68 thực thể vào một “danh sách đen” xuất khẩu, theo đó cấm các công ty Mỹ bán các linh kiện và công nghệ cho tập đoàn này nếu không có sự chấp thuận của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đã tạm hoãn thực thi lệnh cấm trên cho đến giữa tháng 8 tới, động thái được cho là nhằm giảm thiểu những rắc rối gây ra cho các khách hàng của Hoa Vi trên thế giới. Hoa Vi đã chỉ trích động thái của Mỹ, coi đây là “hành động bắt nạt”, đồng thời kêu gọi các nước châu Âu phản đối chính sách của Washington ngăn chặn Hoa Vi tiếp cận các thị trường và công nghệ. Nhà sáng lập tập đoàn Nhậm Chính Phi khẳng định các hạn chế của Mỹ không gây tác động lớn vì Hoa Vi đã có sự chuẩn bị trước.
TQ đang nhắm tới gây dựng quan hệ gần gũi với Malaysia, một trong những nền kinh tế lớn mạnh nhất của ASEAN
Nguyên nhân thứ hai, có thể là do mối quan hệ giữa Malaysia và Trung Quốc hiện nay. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Malaysia và Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Đầu tư của Trung Quốc vào Malaysia đạt khoảng 2,36 tỷ USD, tăng gần 350% so với năm 2013. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Malaysia sau Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU). Nền kinh tế lớn nhất châu Á cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia trong 9 năm liên tiếp, nhà đầu tư lớn nhất vào công nghiệp sản xuất Malaysia trong 2 năm liền. Du khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất trong số các du khách nước ngoài tới Malaysia trong suốt 6 năm qua. Năm 2017, kim ngạch thương mại song phương Malaysia-Trung Quốc đạt 290,65 tỷ RM (tương đương 70 tỷ USD). Trung Quốc hiện còn là nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ở Malaysia. Khoảng 85% chi phí xây dựng đường sắt ECRL là do vay từ Trung Quốc.
Chính phủ mới của Malaysia thời gian qua đã tiến hành rà soát kỹ lưỡng hàng loạt dự án đầu tư từ Trung Quốc. Đặc biệt, nước này đã quyết định đình chỉ thi công 4 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà thầu Trung Quốc trị giá 23 tỷ USD: bao gồm dự án đường dẫn dầu khí (813 triệu USD) nối giữa Malacca với dự án phát triển tích hợp lọc hoá dầu Petronas ở Pengerang, dự án đường sắt ECRL (20 tỷ USD) và 2 dự án đường ống dẫn dầu khác (2,3 tỷ) ở bang Sabah. Tuy nhiên, chính Thủ tướng Mahathir cũng khẳng định việc Malaysia đình chỉ các dự án đầu tư từ Trung Quốc không có nghĩa là Kuala Lumpur muốn hủy hoại mối
quan hệ gắn bó với Bắc Kinh, vốn đã được phát triển từ nhiều năm trước. Mục đích của quyết định này là nhằm xem xét lại các dự án, đàm phán lại với Trung Quốc để giảm bớt chi phí vay nợ, cũng như đảm bảo sự tham gia nhiều hơn của các công ty và lao động Malaysia. Mặt khác, sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Mahathir tuyên bố ưu tiên của chính phủ là giảm nợ quốc gia và cam kết rà soát các dự án lớn do chính quyền tiền nhiệm phê duyệt, theo hướng kiên quyết loại bỏ một số dự án không cần thiết. Ông ước tính Malaysia có thể giảm gần 1/5 trong tổng số khoảng 251,5 tỷ USD nợ quốc gia nhờ hủy các dự án lớn như vậy. Việc đánh giá lại các dự án đầu tư từ Trung Quốc cũng nằm trong lộ trình này.
Trên thực tế, Thủ tướng Mahathir chính là người đã góp phần đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Malaysia-Trung Quốc, ông từng thăm Trung Quốc 7 lần khi nắm giữ cương vị thủ tướng trong giai đoạn từ năm 1981 – 2003. Vị chính khách kỳ cựu này cũng là người từng khởi xướng cơ chế hợp tác Trung Quốc-ASEAN và cơ chế hợp tác “10+3”, đồng thời đóng vai trò lịch sử đối với cơ chế hợp tác Đông Á ngày nay. Chính sách nhất quán trong quan hệ với Trung Quốc của Thủ tướng Mahathir là thúc đẩy mối quan hệ song phương cân bằng, thực chất và hiệu quả hơn với Trung Quốc, trong đó hợp tác kinh tế cùng có lợi vẫn sẽ là hướng đi chính để hai nước phát triển quan hệ trong tương lai. Chính vì điều này mà Mỹ đã lo lắng về một viễn cảnh, như Philippines, Malaysia sẽ nghiêng về phía Trung Quốc thay vì Mỹ ở khu vực.
Tác động của dự luật liên quan Biển Đông,
biển Hoa Đông của Quốc hội Mỹ
đến các tranh chấp và TQ
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, 14 nhà lập pháp của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ do Thượng nghị sĩ Marco Rubio đại diện, đã đệ trình lên quốc hội dự luật trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc có liên quan đến hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông. Nếu được cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua trong bối cảnh hiện nay, khả năng cao sẽ được Tổng thống D.Trump phê chuẩn, thi hành và tất nhiên sẽ có những tác động nhất định.
Thứ nhất, khả năng sẽ khiến các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc cũng có thể bị Mỹ trừng phạt. Theo nhận định của báo chí khu vực, nếu Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông trong thời gian tới, các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc cũng có thể bị cấm vận nếu người đó trực tiếp chỉ đạo quân sự hóa hai vùng biển này. Nội dung được các thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ đệ trình lên Quốc hội có tên “Dự luật áp lệnh cấm vận đối với Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa liên quan đến các hoạt động trên Biển Đông và Hoa Đông và các mục đích khác”, dự luật này có 12 tiểu mục. Trong Mục 2 của dự luật nêu rõ, “dù Mỹ đứng trung lập trong tranh chấp chủ quyền đối với các thực thể đất trong khu vực… Tất cả yêu sách hàng hải phải được dựa trên thực thể tự nhiên, theo đúng luật quốc tế”. Trong Mục 5, quan điểm trên được nhấn mạnh, rằng Quốc hội Mỹ phản đối hành động của chính phủ bất cứ quốc gia nào can thiệp vào quyền tự do sử dụng vùng nước và không phận ở Biển Đông hoặc Hoa Đông; yêu cầu Trung Quốc ngừng theo đuổi các yêu sách bất hợp pháp và hành động quân sự hóa một khu vực quan trọng đối với an ninh toàn cầu.
Thứ hai, tạo động lực để Mỹ can dự nhiều hơn vào Biển Đông và tác động mạnh mẽ đến các chủ thể tại Trung Quốc. Dự luật cũng kêu gọi chính phủ Mỹ mở rộng các chiến dịch tự do hàng hải và hàng không, phản ứng lại hành động khiêu khích của Trung Quốc bằng các biện pháp tương xứng. Tờ Asia Times bình luận cho rằng, với những từ ngữ, nội dung cứng rắn như trên, Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông 2019 hứa hẹn sẽ khiến Bắc Kinh phản ứng mạnh nếu được thông qua, thương chiến cũng sẽ gia tăng vì nhiều công ty hàng đầu Trung Quốc có liên quan đến hoạt động cải tạo ở Biển Đông. Dự luật đang được Quốc hội Mỹ xem xét yêu cầu tổng thống áp đặt lệnh trừng phạt về nhập cảnh và tài sản tại Mỹ đối với bất cứ người Trung Quốc nào có liên quan đến các dự án xây dựng và phát triển, trực
tiếp bằng hành động hoặc chính sách, mang tính chất đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Theo Asia Times, do cách tiếp cận toàn diện của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, trong đó chính quyền địa phương, quân đội, các tổ chức bán quân sự đều có tham gia, lệnh cấm vận của Mỹ có thể vượt xa hơn các doanh nghiệp nhà nước lớn, bao trùm cả quân đội Trung Quốc và các đơn vị chính quyền. Ngoài ra, dự luật có đính kèm danh sách ban đầu gồm 25 công ty Trung Quốc có thể bị trừng phạt ngay, đáng chú ý là CCCC Dredging Group, công ty con trực thuộc Tập đoàn Xây dựng viễn thông Trung Quốc, đơn vị đã tham gia xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Danh sách này còn có Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (Sinopec), Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), China Mobile, Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecom), Tập đoàn Khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC)… Về mặt lý thuyết cấm vận có thể áp dụng với cả lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc, nếu người đó chủ trương quân sự hóa phi pháp Biển Đông.
Hoa Kỳ đang xác minh
tin nói đặc sứ Triều Tiên bị hành quyết
Hôm 31/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ đang cố gắng kiểm tra các nguồn tin nói rằng một quan chức cấp cao của Triều Tiên liên quan đến các cuộc đàm phán hạt nhân của Bình Nhưỡng với Washington đã bị xử tử, theo The Guardian.
“Chúng tôi đã nghe tin mà quý vị đang đề cập,” Ngoại trưởng Mỹ đã nói với một cuộc họp báo ở thủ đô Berlin hôm 31/5.
“Chúng tôi đang cố gắng xác minh. Tôi chưa có thông tin gì khác để chia sẻ về việc này,” đài truyền hình CBS trích lời ông Pompeo nói.
Trước đó, cũng hôm 31/5, báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc đã loan tin rằng ông Kim Hyok Chol, đặc phái viên của Triều Tiên tại Hoa Kỳ, đã bị xử tử vì bị cáo buộc đã làm thất bại hội nghị thượng đỉnh giữa Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hà Nội.
Đặc sứ Triều Tiên lo tiền trạm thượng đỉnh Hà Nội bị hành quyết
Báo Chosun Ilbo cho biết ông Kim Hyok Chol và các quan chức khác của Bộ ngoại giao Triều Tiên, những quan chức từng chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội, đã bị giết hại vào tháng 3/2019.
Một chuyên gia về Triều Tiên, người có kinh nghiệm đàm phán với chính phủ Hoa Kỳ, nói với CBS News hôm 31/5 rằng nếu nguồn tin về vụ hành quyết được xác nhận, nó sẽ cho thấy một cuộc trừng phạt “chưa từng có” của lãnh tụ Kim Jong Un đối với quan chức Bộ Ngoại giao của ông.
Ngoài ra, chuyên gia này cho CBS News biết Triều Tiên đã triệu hồi đại sứ của nước này tại Việt Nam, người có kinh nghiệm đàm phán với Mỹ trước đây, nhưng không rõ lý do tại sao.
Cố vấn an ninh Mỹ:
Anh có lẽ chưa chung quyết về Huawei và 5G
Anh quốc có lẽ chưa quyết định chung cuộc về việc cho phép công ty
Huawei của Trung Quốc có một vai trò hạn chế trong việc xây dựng các thành phần trong mạng lưới 5G tại Anh, cố vấn an ninh quốc gia Hoa KỳJohn Bolton cho biết hôm 30/5.Chính quyền Trump, sau khi chế tài Huawei và tìm cách ngăn công ty này hàng Mỹ, đã yêu cầu
các đồng minh chớ dùng công nghệ vàthiết bị 5G của Huawei vì e rằng việc này sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc do thám các dữ kiện và liên lạc nhạy cảm.
Tháng trước, Hội đồng An ninh Quốc gia của Anh đã họp thảo luận vềHuawei và một quyết định được đưa ra nhằm ngăn Huawei tiếp cận tất cả các phần cốt lõi của mạng lưới 5G và cho phép tiếp cận hạn chế vớicác phần không cốt lõi.
Quyết định chung cuộc bởi nội các Anh và các Bộ trưởng cấp cao lẽ ra đã có trong những tuần gần đây nhưng việc Thủ tướng May cam kết từ chức đã khiến tiến trình này bị đình trệ, các nguồn tin cho Reuters biết.
Đáp câu hỏi liệu Mỹ có muốn nhà lãnh đạo kế tiếp của Anh có lậptrường cứng rắn với Huawei hay chăng, ông Bolton cho biết các cuộcthảo luận với London đang tiếp diễn nhưng Tổng thống Trump có thể sẽnêu vấn đề trong chuyến thăm tuần sau.
“Mọi người đang bàn tới bàn lui,” ông Bolton cho báo giới biết.
Mạng 5G với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn đang trở thành nền tảngcủa nhiều ngành công nghiệp và các mạng lưới và được xem là sángkiến vĩ đại nhất kể từ khi internet ra đời một thế hệ trước.
Trong ‘cuộc đua võ trang Chiến tranh lạnh’ này, Hoa Kỳ lo ngại sựthống lĩnh về 5G sẽ mang lại cho các đối thủ như Trung Quốc lợi thế màWashington chưa sẵn sàng chấp nhận.
TT Trump sẽ cảnh báo Anh
về an ninh liên quan đến Huawei, 5G
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và phu nhân Melania sẽ thăm Anh từ ngày 3-5/6. Tổng thống thứ 45 của Mỹ sẽ bày tỏ sự ủng hộ đối với người có lập trường ủng hộ Brexit triệt để hơn sắp kế nhiệm bà May, và ông cũng yêu cầu Anh có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và công ty viễn thông khổng lồ Huawei.
Hôm thứ Năm 30/5, ông Trump ca ngợi những nhân vật nổi bật ủng hộ Brexit ở Anh là Boris Johnson và Nigel Farage, gọi họ là những người bạn của ông.
“Tôi thích họ”, ông Trump nói. “Ý tôi là họ là bạn của tôi nhưng tôi chưa nghĩ về việc ủng hộ họ. Có lẽ ủng hộ ai không phải là việc của tôi, nhưng tôi rất tôn trọng cả hai người đó”.
Ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, nói rằng Hoa Kỳ không muốn “xen vào” vấn đề Brexit hoặc cuộc thảo luận về các chính sách của chính phủ tiếp theo ở Anh.
“Hoa Kỳ vẫn là đồng minh kiên định nhất của Anh trên thế giới và Tổng thống Trump sẵn sàng giúp đỡ bằng mọi cách có thể”, ông Bolton nói với các phóng viên ở London.
Ông Bolton đã bác bỏ những lo ngại về Brexit. “Bạn biết đấy, nước Mỹ đã tuyên bố độc lập một lần – chúng tôi đã thoát ra một cách ổn thỏa”, ông nói một cách châm biếm.
Khi họp với bà May, ông Trump sẽ cảnh báo rằng hợp tác an ninh giữa Mỹ và Anh có thể bị tổn hại nếu London cho phép hãng Huawei của Trung Quốc đóng vai trò xây dựng các thành phần của mạng 5G, thế hệ tiếp theo của công nghệ di động.
Chính quyền ông Trump đã nói với các đồng minh không sử dụng công nghệ và thiết bị 5G của Huawei vì lo ngại điều đó sẽ giúp Trung Quốc do thám các thông tin và dữ liệu nhạy cảm. Huawei phủ nhận thông tin cho rằng hãng này là, hoặc có thể là một phương tiện của tình báo Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với Anh hồi đầu tháng này rằng họ cần thay đổi thái độ đối với Trung Quốc và Huawei, ông gọi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là mối đe dọa đối với phương Tây tương tự như những gì Liên Xô từng tạo ra.
Mỹ kêu gọi Canada sát cánh về vấn đề Venezuela
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 30/5 kêu gọi chính phủ Mỹ vàCanada nên cùng nhau làm việc để buộc Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, có trách nhiệm giải trình cũng như để vạch trần sự chi phối từ Cuba.
“Chúng ta phải cùng nhau làm việc để buộc ông Maduro giải trình vềhành động của ông ấy, để phơi bày sự chi phối từ Cuba và để đứng vềphía người dân Venezuela cho tới khi nào tự do và dân chủ được phụchồi,” ông Pence nói với báo giới sau cuộc họp với Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, tại Ottawa.
“Cuba có thể đóng một vai trò rất tích cực trong sự an bình và ổn địnhtương lai của Venezuela,” Thủ tướng Canada nói.
Lãnh đạo đối lập Venezuela, ông Juan Guaido, cam kết sẽ xúc tiến cáccuộc xuống đường sau khi các cuộc đàm phán hôm 29/5 với giới chứcchính phủ Maduro do Na-uy tổ chức không đạt tiến bộ tiến tới việc giảiquyết khủng hoảng chính trị tại Venezuela.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dọa sẽ ban hành lệnh cấm vận toàndiện lên Cuba nếu Cuba không chấm dứt ngay lập tức hỗ trợ quân sự choông Maduro. Havana bác cáo buộc này.
Tuần trước, ông Trump viết trên Twitter rằng, “Chúng ta đứng về phíanhân dân Cuba trong mưu cầu tự do, dân chủ, và thịnh vượng. Chế độCuba phải chấm dứt đàn áp người dân Cuba và người dân Venezuela. Hoa Kỳ sẽ không ngó lơ khi Cuba tiếp tục đảo ngược dân chủ ở Châu Mỹ.”
https://www.voatiengviet.com/a/my-keu-goi-canada-sat-canh-ve-van-de-venezuela-/4939554.html
Mark Zuckerberg phải đối mặt
với cuộc bỏ phiếu yêu cầu từ chức
Một cuộc bỏ phiếu kêu gọi Mark Zuckerberg từ chức chủ tịch Facebook dự kiến sẽ diễn ra tại cuộc họp thường niên của công ty hôm thứ Năm.
Ông Zuckerberg vừa là giám đốc điều hành của Facebook vừa là chủ tịch hội đồng quản trị.
Những người kêu gọi ông từ chức chủ tịch nói rằng điều này sẽ giúp ông tập trung vào việc điều hành công ty.
Ông Zuckerberg rất khó để thua trong cuộc bỏ phiếu này vì ông có 60% quyền biểu quyết.
Facebook là tâm điểm điều tra quản lý dữ liệu của Ireland
Canada: Microsoft, Facebook hứa giúp chống can thiệp bầu cử
Tuy nhiên, tỷ lệ cổ đông bỏ phiếu chống lại ông có thể cho thấy mức độ tin tưởng của họ với sự lãnh đạo của ông.
Trillium Asset Management sở hữu khoảng 7 triệu đô la (5,5 triệu bảng) cổ phiếu Facebook và hợp tác với các doanh nghiệp khác kiểm soát “hàng trăm triệu đô la” cổ phiếu của công ty.
Công ty này thuộc ngóm muốn Zuckerberg từ chức.
Jonas Kron, phó chủ tịch cấp cao của Trillium nói: “Zuckerberg đang nắm giữ hai công việc toàn thời gian tại một trong những công ty cao cấp nhất thế giới hiện nay. Và nếu anh ấy có thể tập trung vào vị trí CEO, và để người khác tập trung vào làm chủ tịch hội đồng quản trị độc lập, đó sẽ làm tình hình tốt hơn rất nhiều”.
“Ông ấy có nhìn vào ví dụ như Larry Page và Alphabeti, Bill Gates và Microsoft, để thấy một người sáng lập nhưng không làm chủ tịch hội đồng quản trị thì sẽ như thế nào.
“Tôi nhận ra rằng điều này không dễ dàng để thực hiện, nhưng đó là một bước quan trọng và có lợi cho Mark ấy cũng như lợi ích của các cổ đông của ông ấy.”
‘Quá nhiều quyền lực’
Vào tháng 5, cựu giám đốc an ninh Alex Stamos đã kêu gọi ông Zuckerberg từ chức giám đốc điều hành.
“Có một lập luận chính đáng rằng ông ta có quá nhiều quyền lực”, ông Stamos nói với Hội nghị Collision Conference ở Canada.
Ông Zuckerberg đã từng bảo vệ quyền lãnh đạo của mình đối với Facebook.
Vào tháng Tư, anh nói: “Khi bạn xây dựng một cái gì đó giống như Facebook, điều chưa từng có trên thế giới, có những thứ bạn sẽ vấp lỗi.
“Điều tôi nghĩ mọi người nên bắt chúng tôi phải chịu trách nhiệm là phải chúng tôi học hỏi từ những sai lầm của mình.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48470228
Thanh niên Mỹ bị kết án
vì muốn thử đột nhập khu nghỉ dưỡng của TT Trump
Một sinh viên đại học Winconsin, Mỹ, vừa bị tòa án tuyên phạt một năm quản chế sau khi nhận tội đột nhập trái phép vào khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Tổng thống Donald Trump khi gia đình ông đang có mặt tại đây vào dịp lễ Tạ ơn năm ngoái.
Mark Lindblom, 18 tuổi, là người thứ hai đã vượt qua hàng rào mật vụ và đột nhập thành công vào Mar-a-Lago chỉ trong vòng vài tháng, làm dấy lên nhiều quan ngại về công tác an ninh tại câu lạc bộ tư nhân của tổng thống Mỹ.
Theo tường thuật của Palm Beach Post, sinh viên Lindblom khai trước tòa rằng anh ta không hề có ý định xấu hay gây hại cho ai, mà “chỉ muốn thử xem mình có thể đi xa tới đâu” thôi.
Vì vậy, sinh viên này đã xếp hàng cùng với các hội viên câu lạc bộ để đi qua các máy quét vũ khí của mật vụ, rồi từ đó đi thẳng vào khu vực hạn chế, chỉ dành riêng cho hội viên, mà không gặp trở ngại gì.
Lindblom đã ở trong khu vực này khoảng 20 phút trước khi bị bắt.
Vụ đột nhập của Lindblom xảy ra bốn tháng trước khi một phụ nữ quốc tịch Trung Quốc, Yujing Zhang, 33 tuổi, cũng vượt qua hàng rào mật vụ và đi vào Mar-a-Lago thành công. Người phụ nữ Trung Quốc này sau đó bị bắt và bị phát hiện mang theo nhiều thiết bị điện tử, bao gồm máy tính xách tay, điện thoại di động và thiết bị phát hiện camera ẩn.
Kremlin nhờ giải thích
vì sao sự ủng hộ cho ông Putin tụt giảm
Điện Kremlin nói họ sẽ nhờ chuyên gia xã hội học giải thích vì sao có bảng xếp hạng nói sự ủng hộ của dân Nga cho ông Putin tụt giảm.
Phát ngôn viên cho Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov được báo chí trích lời hôm 30/05 nói rằng đúng là “có thăm dò dư luật nói thế này, thế kia về ông Putin”.
Tới 20% dân Nga ‘muốn di cư’ sang nước khác
Joseph Stalin: Nhà độc tài được dân Nga thích
Khảo sát người Nga ‘nghèo đói’ khiến Kremlin phật ý
“Có thăm dò dư luận về sự tín nhiệm (của dân) với tổng thống Putin đang giảm, có thăm dò khác lại bảo uy tín tranh cử của ông tăng lên.”
Bởi vậy, ông Peskov hứa sẽ hỏi các nhà xã hội học để lý giải hiện tượng này.
Điều đáng chú ý là một số điều tra dư luận này là do chính quyền Nga đặt hàng.
Chẳng hạn hôm 29/05, công ty điều tra dư luận FOM, của nhà nước Nga, nói chỉ có 48% cử tri này muốn bỏ phiếu cho ông Putin nếu có bầu cử.
Một hãng điều tra dư luận khác của nhà nước Nga, VTsIOM, nói sự tín nhiệm với Tổng thống Vladimir Putin trong dân Nga giảm xuống “thấp nhất từ 13 năm qua”.
Tâm lý chung ít lạc quan về tương lai
Lý do là tâm lý bi quan chung.
“Người Nga không còn tin rằng cuộc sống của họ vào ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay”, ông Valery Fyodorov, giám đốc VTsIOM nói vào tuần trước.
Vào tháng 3/2018, ông Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống sáu năm, với 77% phiếu cử tri Nga.
Hồi tháng 4 năm nay, theo trang Moscow Times, một khảo sát của Gallup nói tới 20% dân Nga muốn bỏ nước ra đi, và con số này trong giới trẻ là 44%.
Số liệu và Viện điều tra xã hội của Hoa Kỳ nêu ra được tờ The Moscow Times trích đăng cho hay, 17-20% người Nga “muốn di cư đi nơi khác”.
“Đây cũng là con số tăng gấp ba lần so với 5 năm trước”, theo tờ Moscow Times (04/04/2019).
Trong năm 2017, có 377 nghìn người Nga bỏ ra nước ngoài sinh sống.
Dân số Nga sẽ giảm từ 146 triệu hiện nay xuống chừng 137 triệu vào 2050, theo một bài trên trang Russia Beyond (03/04/2019).
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48474358
Sau bầu cử châu Âu, thủ tướng Hungary Orban
chủ động hòa giải với PPE
Liệu Viktor Orban có ý định hòa giải với Đảng Nhân Dân Châu Âu (PPE) ? Thủ tướng Hungary từ trước tới nay luôn chống lại Manfred Weber, ứng cử viên chức chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, trong những ngày qua, liên tiếp đưa ra những tín hiệu muốn xích lại gần PPE, đảng đã khai trừ ông cách nay không lâu.
Đây là một bước lùi nhưng được coi như một sự nhượng bộ đối với châu Âu. Trước đây, Budapest đã lên kế hoạch cải cách tư pháp, vốn bị chỉ trích mạnh mẽ.
Việc thành lập các tòa án hành chính chuyên xét xử những hồ sơ nhậy cảm đối với Nhà nước, vấn đề đấu thầu các dự án dùng công quỹ, thuế khóa, bầu cử, tòa án với các thẩm phán do chính phủ chỉ định…Tất cả những hồ sơ này, giờ đây bị đình chỉ vô thời hạn.
Budapest giải thích : sở dĩ ra quyết định đình hoãn vì dự án này là tâm điểm của mọi tranh cãi ở châu Âu và quốc tế. Đây là một giọng điệu hiếm thấy của Budapest, nơi mà Bruxelles và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu sắp mãn nhiệm Jean-Claude Juncker đã từng là đối tượng chỉ trích gay gắt trong những tháng vừa qua.
Hơn nữa, bây giờ là thời điểm đặc biệt : các chức vụ quan trọng của châu Âu đang được thương lượng, rồi các liên minh đang được hình thành. Budapest chính thức tuyên bố không liên minh với một nhóm cực hữu – nhóm của Matteo Salvini – tại Nghị Viện Châu Âu. Thế nhưng, PPE vẫn chưa có phản ứng gì.
Chịu áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh, bị các nghị sĩ của phong trào cánh trung Pháp Phục Sinh cảnh cáo là phải gạt bỏ Orban, một nhân vật gây vướng víu, đảng cánh hữu châu Âu có thể sẽ làm ngơ các đề nghị của thủ tướng Hungary vào lúc này, thời điểm bắt đầu tái bùng phát các đàm phán gay go.
Kêu gọi lập trường cứng rắn chống lại đe dọa từ Iran
Ả rập Xê út triệu tập khẩn cuộc họp thượng đỉnh các nước Ả rập hôm30/5 để bắn thông điệp về an ninh khu vực tới Iran sau các cuộc tấn cônggần đây nhắm vào tài sản dầu mỏ ở Vùng Vịnh trong lúc các giới chứcMỹ cho biết việc Hoa Kỳ triển khai quân sự đã cản bước Tehran.
Vua Salman của Ả rập Xê út nói rằng việc Iran phát triển khả năng phi đạn và hạt nhân cùng những đe dọa đối với nguồn cung ứng dầu toàncầu đề ra nguy cơ cho an ninh khu vực và quốc tế.
“Phải nói rằng thiếu lập trường cứng rắn và nghiêm khắc với các hànhđộng phá hoại của chế độ Iran trong khu vực đã làm cho nước này đi quáxa, như chúng ta nhìn thấy hôm nay,” ông nhấn mạnh.
Iraq và Oman, vốn có quan hệ tốt với cả Tehran và Washington, đều nóiđang ra sức giảm căng thẳng.
Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif, từng tuyên bố Tehran muốncó quan hệ cân bằng với các láng giềng Vùng Vịnh đồng thời cũng đã đềnghị ký hiệp ước không gây hấn với họ.
Căng thẳng dâng cao giữa Mỹ và Iran sau khi Washington rút ra khỏimột thỏa thuận hạt nhân đa phương với Iran, tái áp đặt các chế tài với Tehran và tăng cường hiện diện quân sự ở Vùng Vịnh.
https://www.voatiengviet.com/a/keu-goi-lap-truong-cung-ran-chong-lai-de-doa-tu-iran-/4939545.html
Iran tố cáo Ả Rập Xê Út « gây chia rẽ trong khu vực »
Chính quyền Teheran hôm nay, 30/05/19, tố cáo Riyad gây chia rẽ trong khu vực và điều này chỉ có lợi cho Israel. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Iran Seyed Abbas Mousavi cho rằng Ả Rập Xê Út « tiếp tục gây chia rẽ giữa các quốc gia hồi giáo trong khu vực », và « đây là ước nguyện Nhà nước Do Thái ».
Theo AFP, ông Mousavi nói thêm : « Chúng tôi thấy rõ việc Ả Rập Xê Út huy động các nước láng giềng và các nước Ả Rập để chống lại Iran như một sự tiếp tục các ý đồ vô vọng của Hoa Kỳ và Nhà nước Do Thái ».
Đại diện bộ Ngoại Giao Iran cũng bày tỏ sự bất bình về việc Ả Rập Xê Út « lợi dụng vị thế chủ nhà » để đưa ra những « tố cáo vô căn cứ » đối với Teheran tại Hội nghị Tổ chức Hợp tác Hồi Giáo, diễn ra vào ngày mai.
Iran đã có phản ứng như trên sau khi Ả Rập Xê Út vào tối qua, tổ chức cuộc họp thượng đỉnh các nước Vùng Vịnh và thượng đỉnh các nước thuộc Liên Đoàn Ả Rập, tại thánh địa Mecca. Hai cuộc họp này là dịp để quốc vương Ả Rập Xê Út Salman kêu gọi cần có các biện pháp cứng rắn trước « những hành vi phi pháp » của chính quyền Iran, có ý nói tới các vụ tấn công 4 tàu chở dầu ở ngoài khơi Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Hôm thứ Tư, 29/05/19, cố vấn an ninh Mỹ John Bolton nói rằng Iran « gần như chắc chắn » là thủ phạm đứng sau các vụ tấn công nói trên. Một quan chức Iran đã lập tức phủ nhận tuyên bố của ông John Bolton và cho rằng đây là một « tuyên bố lố bịch ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190531-iran-to-cao-a-rap-xe-ut-gay-chia-re-trong-khu-vuc
Bắc Hàn ‘xử tử 5 quan chức
vì đàm phán Trump-Kim thất bại’?
Bắc Hàn cho xử tử Kim Hyok-chol, đặc phái viên Hoa Kỳ và các quan chức ngoại giao khác thực hiện công tác đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội, cho rằng họ phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại, Reuters trích dẫn theo tờ Chosun Ilbo.
“Kim Hyok-chol đã bị điều tra và xử tử tại Sân bay Mirim với bốn quan chức ngoại giao khác hồi tháng Ba,” một nguồn tin Bắc Hàn giấu tên cho Chosun Ilbo biết. “Họ bị kết tội làm gián điệp cho Hoa Kỳ.”
Kim Hyok-chol là đại diện Bắc Hàn đàm phán với đại diện đặc biệt Stephen Biegun của Hoa Kỳ trước cuộc hội nghị thượng đỉnh thứ hai.
Báo Hàn Quốc Korea Times nói đây mới là tin của riêng tờ báo Chosun Ilbo.
Trump đã yêu cầu Kim chuyển giao hạt nhân qua một tờ giấy
Giải mã hội nghị Trump-Kim ‘không ký gì’ ở Hà Nội
Kim Jong-un tố Mỹ ‘có ý đồ xấu’ ở Hà Nội
Kim Yong-chol, Phó Chủ tịch Ủy ban Đảng Lao động Bắc Hàn, thì bị ép lao động khổ sai và giáo dục tư tưởng ở tỉnh Jagang sau khi bị sa thải, nguồn tin giấu tên cho biết.
Ông Kim Yong-chol từng là đối tác của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trước thềm hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim Hà Nội.
Nguồn tin giấu tên nói thêm rằng Kim Song-hye, người thực hiện các cuộc đàm phán cùng với Kim Hyok-chol, đã bị đưa đến một nhà tù chính trị.
Shin Hye-yong, người phiên dịch cho ông Kim Jong-un tại Hà Nội, cũng được cho là đã bị đưa đến một nhà tù chính trị, vì đã làm “suy giảm quyền lực của ông Kim vì mắc một lỗi phiên dịch nghiêm trọng”.
Kim Yo-jong, em gái Kim Jong-un cũng được cho là đang ‘ở ẩn’.
Tờ Chosun Ilbo dẫn lời một quan chức Nam Hàn nói rằng “Chúng tôi không biết gì về hoạt động của Kim Yo-jong kể từ cuộc gặp ở Hà Nội… Chúng tôi hiểu là Kim Jong-un đã bắt cô ta phải ẩn mình.”
Tờ báo nhà nước Bắc Hàn Rodong Sinmun thì đăng một bài xã luận hôm Thứ Năm viết:
“Cư xử như thể tôn sùng Lãnh tụ trước mặt người khác, nhưng lại mơ màng về một điều gì khác khi người ta quay lưng đi, là một hành động chống Đảng, chống cách mạng, và là vứt đi lòng trung thành đạo đức đối với Lãnh tụ, và những kẻ như vậy sẽ không tránh được sự phán quyết nghiêm khắc của cách mạng.”
“Đó là những kẻ phản bội và trở mặt, những người chỉ học thuộc lòng những lời trung thành với Lãnh tụ và thậm chí thay lòng đổi dạ theo xu hướng của thời đại,” bài xã luận viết.
Lần cuối tờ Rodong Sinmun dùng cụm từ “chống Đảng, chống cách mạng” và “phán quyết nghiêm khắc” là hồi tháng 12/2013, khi chú của Kim Jong-un, Jang Song Thaek bị hành quyết.
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un được cho là đang tiến hành một cuộc thanh trừng lớn để chuyển sự chú ý khỏi sự hỗn loạn và bất mãn trong nội bộ, tờ Chosun Ilbo bình luận.
Một quan chức tại Bộ Thống nhất của Hàn Quốc từ chối bình luận về các sự việc nói trên với Reuters.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48458531
Đài Loan dồn toàn lực lượng,
điều hơn 3.000 quân tập trận ngăn TQ tấn công
Hôm 30/5, lực lượng không quân, hải quân và lục quân Đài Loan cùng tiến hành cuộc tập trận nhằm ngăn chặn nguy cơ bị Trung Quốc tấn công.
Người đứng đầu Cơ quan Quốc phòng Đài Loan, ông Yen Teh-fa nhấn mạnh cuộc tập trận nhằm bảo vệ hòn đảo trước mối đe dọa quân sự ngày càng lớn từ Trung Quốc .
Theo Reuters, lực lượng chiến đấu cơ Đài Loan đã tiến hành diễn tập triển khai không kích, trong khi dàn chiến hạm bắn các mục tiêu giả định trên biển. Ngoài ra, hơn 3.000 binh sĩ Đài Loan tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật ở huyện phía nam Pingtung.
Trong khuôn khổ đợt tập trận thường niên của Đài Loan diễn ra trong tuần này, các chiến đấu cơ đã thực hiện màn hạ cánh ngay trên các đường cao tốc. Để phục vụ cuộc tập trận trên không, nhiều thành phố lớn ở Đài Loan cũng đã bị phong tỏa.
“ Quân đội Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng và không từ bỏ ý định dùng vũ lực để xâm chiếm Đài Loan”, ông Yen phát biểu trước các phóng viên khi quan sát cuộc tập trận vào hôm nay 30/5.
Lời bình luận của ông Yen được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng ở eo biển Đài Loan không ngừng gia tăng trong những tháng gần đây. Cụ thể, quân đội Trung Quốc đã cho triển khai tăng cường các đợt tập trận với sự tham gia của nhiều chiến hạm, máy bay ném bom và máy bay trinh sát gần Đài Loan. Đài Bắc gọi đây là hành động bắt nạt từ phía Bắc Kinh.
Ông Yen còn cáo buộc, mục đích của Trung Quốc là “hủy hoại sự ổn định của khu vực và an ninh ở eo biển Đài Loan”.
Ngoài vấn đề chiến tranh thương mại, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông thì Đài Loan hiện là một trong những điểm nóng đẩy quan hệ Mỹ – Trung không ít lần rơi vào vòng xoáy căng thẳng.
Trước đó, Reuters đưa tin quan chức an ninh hàng đầu của Đài Loan là ông David Lee đã gặp gỡ Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton hồi đầu tháng này. Tuy nhiên, tới ngày 25/5, Cơ quan ngoại giao Đài Loan mới thông báo về sự kiện này.
Theo CNA, đây là cuộc gặp đầu tiên giữa giới chức an ninh hàng đầu của Mỹ – Đài Loan kể từ khi Đài Loan và Mỹ chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979.
Lâu nay, Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh ly khai nhưng vẫn nằm trong lãnh thổ đại lục. Thậm chí, Bắc Kinh nhiều lần ra tuyên bố ám chỉ sẵn sàng dùng vũ lực để sáp nhập Đài Loan vào đại lục.
Cuộc gặp hiếm hoi giữa các quan chức an ninh hàng đầu Mỹ – Đài diễn ra nhân dịp ông Lee tới thăm Mỹ từ ngày 13 – 21/5, theo thông báo từ chính quyền Đài Bắc.
Về phần mình, vào hôm 27/5, Trung Quốc đã có tuyên bố phản ứng tức giận trước việc Đài Loan xác nhận quan chức an ninh Mỹ – Đài có cuộc gặp hiếm hoi lần đầu tiên sau 40 năm.
“Trung Quốc vô cùng không hài lòng và hoàn toàn phản đối hành động này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phát biểu trong cuộc họp báo.
Ông Lục cũng nhấn mạnh, Trung Quốc phản đối những hoạt động trao đổi chính thức giữa Mỹ và Đài Loan.
Bí mật cơ quan tình báo TQ
Là nền kinh tế số 2 thế giới và nước đông dân nhất quả đất, không phải ngẫu nhiên Trung Quốc sở hữu một hệ thống tình báo đồ sộ chỉ sau Nga và Mỹ.
Vài nét về tình báo đối ngoại và phản gián Trung Quốc
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) là cơ quan tình báo của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cơ quan này chịu trách nhiệm về cả hoạt động tình báo đối ngoại lẫn phản gián.
Ngoài Bộ An ninh Quốc gia (Trung Quốc gọi tắt là Quốc An Bộ), Cục 2 và Cục 3 của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng tham gia hoạt động tình báo và phản gián, trong lĩnh vực quân sự. Hạ tầng tình báo của Trung Quốc là lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga.
Cấu trúc tổ chức của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc có hơi hướng của cơ quan KGB thời Liên Xô. Bộ này chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và Quốc vụ viện Trung Quốc (tức chính phủ Trung Quốc). Ban Chính trị học và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc giám sát hoạt động của bộ này.
Về mặt nhân sự, MSS ưa dùng các điệp viên phi chuyên nghiệp, như là du khách, doanh nhân, viện sĩ, đặc biệt là sinh viên Trung Quốc học ở nước ngoài, và các chuyên gia Trung Quốc công nghệ cao làm việc ở hải ngoại và được tiếp cận các thiết bị công nghệ nhạy cảm.
Trên phương diện tình báo đối nội, MSS chịu trách nhiệm theo dõi và tuyển dụng các doanh nhân, nhà nghiên cứu và các quan chức đến từ nước ngoài. Có nhiều dấu hiệu cho thấy MSS chủ yếu dùng các biện pháp theo dõi đối với các phần tử bất đồng chính kiến và các nhà báo nước ngoài. Tuy nhiên ở các bộ ngành, viện nghiên cứu và cơ sở quân sự-công nghiệp lớn đều có một mạng lưới theo dõi ngầm rất tinh vi.
Người ta phát hiện có những thiết bị theo dõi, cả ghi hình và nghe lén, được gắn bí mật bên trong các khách sạn có đông người nước ngoài lui tới. Hoạt động tình báo bao gồm việc nói chuyện trực tiếp với các học giả nước ngoài sang Trung Quốc, thu thập thông tin trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, và tuyển điệp viên.
Tiền thân cơ quan tình báo dân sự Trung Quốc
Trước năm 1949, trong cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng, thể chế trung ương của tình báo Trung Quốc trong Đảng Cộng sản Trung Quốc là Ban Các vấn đề xã hội Trung ương, mà về sau trở thành Ban Điều tra Trung ương. Mãi đến năm 1983, cơ quan này được thay thế bằng Bộ An ninh Quốc gia.
Trong thời kỳ Diên An, Ban Các vấn đề xã hội Trung ương báo cáo với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc về tình hình thế giới và các sự kiện lớn diễn ra ở nước ngoài. Các báo cáo này dựa trên tin tức từ thông tấn, báo chí và sách nước ngoài. Trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng giai đoạn 1946-1949, thông tin tình báo do Ban Các vấn đề xã hội Trung ương cung cấp đã góp phần hữu hiệu vào các chiến thắng trên chiến trường của phe cộng sản Trung Quốc .
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc củng cố chính quyền ở đại lục Trung Hoa vào năm 1949, hệ thống tình báo đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nhà nước này.
Trong thập niên 1950, mọi đại sứ quán Trung Quốc đều có một phòng điều tra-nghiên cứu chuyên thu thập tình báo, với nhân viên là người của Ban Điều tra Trung ương. Nhiệm vụ phân tích là trách nhiệm của Vụ 8 thuộc Ban này. Vào năm 1978, Vụ 8 này được biết đến công khai với cái tên “Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại”.
Trong thời kỳ “Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản”, Ban Điều tra Trung ương bị giải thể – đa phần các cán bộ cấp cao của Ban này đã bị đưa về nông thôn để chịu sự cải tạo. Cục 2 của Bộ Tổng thâm mưu quân đội Trung Quốc đã tiếp quản hầu hết các hoạt động và tài sản của Ban Điều tra Trung ương.
“Tổ Trung ương về Kiểm tra các Vụ án”, chủ yếu bao gồm các cán bộ của Ban Điều tra Trung ương hành động theo lệnh của Kang Sheng (một trong những quan chức quyền lực nhất thời kỳ cách mạng văn hóa), đóng vai trò quan trọng trong việc hạ bệ nhiều cá nhân lúc đó như ông Đặng Tiểu Bình.
Chuẩn bị cho sự ra đời của cơ quan tình báo quy mô lớn
Với việc nhân vật Lâm Bưu tử vong vào thập niên 1970, Ban Điều tra Trung ương được tái lập. Khi Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng nắm lại quyền bính vào năm 1977 (từ tay “Tứ nhân Bang” hay còn gọi là “Bè lũ 4 tên” – ND), họ nỗ lực mở rộng Ban Điều tra Trung ương và mạng lưới tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ đó tăng cường thêm quyền lực của mình.
Tuy nhiên động thái này vấp phải sự phản đối của ông Đặng Tiểu Bình, người đã khôi phục lại được vị thế của mình (sau cơn lũ “Cách mạng Văn hóa” – ND). Ông Đặng cho rằng hệ thống tình báo không nên sử dụng các đại sứ quán Trung Quốc làm bình phong và rằng nhân viên tình báo nên được cử ra nước ngoài dưới vỏ bọc phóng viên và doanh nhân. Do vậy, Ban Điều tra Trung ương đã rút lại người của mình từ các đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài, ngoại trừ một bộ phận nhỏ các đặc vụ chìm.
Zhou Shaozheng, một cán bộ kỳ cựu của hệ thống Điều tra Trung ương, trở thành Vụ trưởng Vụ Tổng hợp của Ban Điều tra Trung ương vào năm 1976. Trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 12 vào năm 1982, một trưởng chi nhánh thuộc Vụ Các vấn đề Đài Loan Trung ương đưa ra thông tin bất lợi cho Zhou Shaozheng.
Đơn vị này thông báo rằng trong thời gian để tang sau cái chết của Thủ tướng Chu Ân Lai, ông Zhou Shaozheng bị tố là trước đó đã có những hoạt động chống phá vị Thủ tướng. Kết quả điều tra sau đó cho thấy Zhou Shaozheng vô tội, tuy nhiên “được vạ thì má đã sưng”, Zhou Shaozheng đã mất cơ hội được cất nhắc lên vị trị Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia.
Năm 1983, Liu Fuzhi – ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đề xuất thành lập một Bộ An ninh Quốc gia trên cơ sở sáp nhập toàn bộ Ban Điều tra Trung ương với các bộ phận phản gián của Bộ Công an. Đề xuất này được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp thuận.
Vào tháng 6/1983, Quốc hội Trung Quốc sau khi nhận thấy có mối đe dọa lật đổ và phá hoại ngầm đã lập ra Bộ An ninh Quốc gia trực thuộc Quốc vụ viện (tức chính phủ Trung Quốc). Bộ mới ra đời này được trao nhiệm vụ bảo đảm “an ninh quốc gia” thông qua các biện pháp hiệu quả chống lại đặc vụ, gián điệp của đối phương và các hoạt động phản cách mạng nhằm phá hoại và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa tại Trung Quốc.
Vào lúc thành lập, Bộ này cam kết tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, kêu gọi người dân hợp tác, nhắc nhở họ về nghĩa vụ “giữ gìn bí mật quốc gia” và “bảo vệ an ninh” Tổ quốc.
http://biendong.net/doc-bao-viet/28416-bi-mat-co-quan-tinh-bao-tq.html
Nhắc lại lời đe dọa trước cuộc chiến đẫm máu:
TQ muốn đẩy thương chiến
lên mức tàn khốc hơn nhiều?
“Đừng nói là chúng tôi chưa từng cảnh báo các vị!” – tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận nhà nước Trung Quốc đanh thép cảnh cáo Mỹ trong một bài xã luận hôm 29/5 vừa qua.
Một trong những tờ báo lớn nhất của Trung Quốc hôm thứ 4 (29/5) vừa qua đã công khai cảnh cáo Mỹ về việc nước này có thể sẽ dùng đến “chiêu đòn hạt nhân” đất hiếm để trả đũa Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang và không có dấu hiệu hạ nhiệt, theo hãng tin Mỹ CNBC.
Bên cạnh đó, một lời đe dọa “có tính lịch sử” – năm xưa từng xuất hiện trên mặt báo trước hai cuộc chiến tranh toàn diện của Trung Quốc với các nước láng giềng – cũng được tờ báo này đăng tải lại.
Cụ thể, trong bài xã luận có tựa đề “Mỹ quốc, đừng coi thường năng lực phản công của Trung Quốc” được đăng tải ngày 29/5, tờ Nhân dân Nhật báo đã gửi thông điệp cảnh cáo đanh thép tới Mỹ: “Chúng tôi khuyên phía Mỹ đừng coi thường năng lực bảo vệ các quyền lợi và lợi ích của phía Trung Quốc. Đừng nói là chúng tôi chưa từng cảnh báo các vị!”
Theo CNBC, lời đe dọa “Đừng nói là chúng tôi chưa từng cảnh báo các vị!” đã từng xuất hiện trong bài viết của tờ Nhân dân Nhật Báo vào năm 1962, trước khi cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ nổ ra khiến gần 4.000 người thiệt mạng, và một lần nữa là trước khi họ xâm lược Việt Nam năm 1979.
“Liệu đất hiếm có thể trở thành vũ khí phản công của Trung Quốc để đáp trả việc Mỹ vô cớ gây áp lực đối với chúng ta hay không? Câu trả lời đã quá rõ ràng”, tờ Nhân dân Nhật báo viết.
Cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã leo thang nhanh chóng trong tháng này, khi cả hai phía liên tục tung đòn “ăn miếng, trả miếng” thuế quan nhằm vào hàng tỉ USD hàng hóa nhập khẩu của đối phương.
Lời đe dọa siết chặt xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ đã được Trung Quốc đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa tập đoàn viễn thông Huawei – “con cưng” công nghệ của Trung Quốc vào danh sách đen, kéo theo hàng loạt nhà sản xuất chip điện tử và các công ty internet cũng quyết định “chia tay” với Huawei.
Những đồn đoán về đòn đáp trả của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến thăm nhà máy khai thác và tinh chế đất hiếm tại tỉnh Giang Tây vào đầu tuần trước.
Đất hiếm Trung Quốc là nguyên liệu tối quan trọng trong quy trình sản xuất iPhones, xe điện và các loại vũ khí chính xác tiên tiến, mặc dù giá trị nhập khẩu loại hàng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong 420 tỉ USD thâm hụt của Mỹ đối với Trung Quốc.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu, một ấn phẩm của Nhật báo Nhân dân, cũng đã gần như khẳng định trong một bài viết của mình, được đăng tải hôm thứ 3 vừa qua, rằng Trung Quốc có thể dùng đến “chiêu bài đất hiếm” và đang “nghiêm túc cân nhắc” việc sử dụng nước cờ này.
Nhân sự Huawei bị cấm
tham gia bình duyệt nghiên cứu khoa học
IEEE thông báo cấm nhân sự Huawei tham gia bình duyệt bài nghiên cứu, gồm cả việc làm biên tập cho những tạp chí khoa học trực thuộc tổ chức này.
Trong thông cáo ra ngày 30/5, Viện Kỹ nghệ điện- điện tử quốc tế (IEEE), tổ chức chuyên môn kỹ thuật lớn nhất thế giới đóng tại New York (Mỹ), cho biết, họ phải thực hiện nghĩa vụ tuân thủ luật pháp Mỹ cùng tất cả mọi quy định liên quan để tự bảo vệ tổ chức, tình nguyện viên và thành viên.
Theo quyết định này, nhân sự Huawei chỉ bị cấm tham gia bình duyệt nhưng vẫn còn tư cách hội viên, quyền bỏ phiếu hay tham gia nhiều hoạt động khác (chẳng hạn như nộp bài chuyên môn để xuất bản).
Bình duyệt (peer review) là một trong những chuẩn mực vàng của khoa học, mà trong đó các nhà khoa học đánh giá kết quả nghiên cứu của những đồng nghiệp khác trong cùng lĩnh vực nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu chính xác và chặt chẽ.
IEEE lý giải, do đặt trụ sở tại New York nên có trách nhiệm pháp lý theo luật pháp Mỹ. Tổ chức nhận định lệnh hạn chế xuất do chính quyền Washington ban hành với Huawei không chỉ bao trùm hàng hóa, phầm mềm mà còn cả thông tin kỹ thuật.
IEEE đã cảnh báo các thành viên về hậu quả pháp lý nghiêm trọng nếu vẫn tiếp tục sử dụng nhân sự Huawei như người đánh giá hoặc biên tập viên cho công tác bình duyệt.
Quyết định của IEEE được rò rỉ trên mạng xã hội Trung Quốc ngày 29/5, gây ra phản ứng giận dữ từ một số nhà khoa học hàng đầu của nước này. Họ mô tả động thái của IEEE là “chống khoa học” và “vi phạm tự do học thuật”.
Giáo sư Trương Hải Hà thuộc Học viện Vi điện tử (Đại học Bắc Kinh) thông báo bà nộp đơn xin ra khỏi IEEE vì quyết định trên.
“Là một giáo sư, tôi không thể chấp nhận chuyện này”, bà Trương viết trong thư gửi Chủ tịch tổ chức là ông Toshio Fukuda. Thông tin nữ học giả tự nguyện rút khỏi nhận được hơn 40.000 lượt xem. Một làn sóng kêu gọi tẩy chay IEEE xuất hiện sau dòng thông báo của nữ học giả Trương.
Giáo sư Chu Chí Hoa thuộc Đại học Nam Kinh nhận định nên vận động IEEE chuyển trụ sở từ Mỹ sang nước khác, ví dụ như Thụy Sĩ. Ông kêu gọi giới khoa học trong nước ủng hộ tạp chí chuyên ngành tiếng Anh do Trung Quốc xuất bản hơn nữa.
Tập đoàn Huawei hiện chưa đưa ra bình luận gì.
IEEE, thành lập năm 1963, là tổ chức chuyên môn kỹ thuật lớn nhất thế giới. Tính đến tháng 12/2018, IEEE có hơn 422.000 thành viên từ hơn 160 quốc gia. Hơn 50% thành viên (chuyên gia điện tử, khoa học máy tính và các ngành kỹ thuật liên quan) không phải công dân Mỹ.
Tổ chức này cũng xuất bản khoảng 200 tạp chí, tài trợ hàng nghìn hội nghị ở 103 quốc gia. Không rõ bao nhiêu thành viên IEEE đến từ Trung Quốc, nhiều thông tin cho biết có ít nhất 80 người của Huawei là hội viên.
Hai tuần trước chính quyền Mỹ ban hành sắc lệnh hành pháp, cấm công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông sản xuất bởi đơn vị gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đồng thời cấm Huawei và các chi nhánh mua phần mềm, linh kiện từ nhà cung cấp Mỹ nếu không có sự chấp thuận từ chính quyền.
Ngay sau đó, hàng loạt doanh nghiệp công nghệ Mỹ và thế giới tuyên bố ngừng hợp tác với Huawei. Danh sách các đơn vị tẩy chay tập đoàn công nghệ viễn thông lớn nhất Trung Quốc ngày một nhiều.
TQ và 3 thách thức lớn trong thế kỷ 21
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại gia tăng và kéo dài, kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn, trong khi kinh tế Mỹ sẽ bị thiệt hại ít hơn.
Nếu 2 thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là giai đoạn chuyển tiếp (transition) đầy biến số (như Brexit và Trumpism) làm trật tự thế giới đảo lộn và bất ổn, thì các thập kỷ tiếp theo sẽ chứng kiến việc định hình một bức tranh mới về thế giới.
Tác nhân chính của quá trình đó là đối đầu Mỹ-Trung. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang đối mặt với 3 thách thức lớn.
Thứ nhất, người Mỹ đã tỉnh ngộ và liên kết với nhau để chống lại Trung Quốc trỗi dậy. Thứ hai, Trung Quốc đang suy thoái do đối đầu chiến lược với Mỹ và đồng minh. Thứ ba, người dân Trung Quốc sẽ bất bình và phản kháng.
Trước bức tranh lớn màu xám, lúc này còn quá sớm để phỏng đoán và hình dung được tương lai của Trung Quốc và thế giới.
Mỹ đã tỉnh ngộ
Năm 1989 khi xảy ra vụ Thiên An Môn, Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Trung Quốc. Bill Clinton và nhiều người khác (như Robert Zoellick) vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ cải cách và dân chủ hóa để “trỗi dậy hòa bình”, nên đã theo đuổi quá đà chủ trương tham dự (constructive engagement).
Đó là một sự ngộ nhận tai hại mà Trung Quốc đã lợi dụng để trỗi dậy (không hòa bình). Gần đây Mỹ đã tỉnh ngộ và coi Trung Quốc là kẻ thù và “đối thủ chiến lược”.
William Safire (NYT columnist) kể lại rằng trước khi mất (1994), Richard Nixon đã thừa nhận trong cuộc phỏng vấn: “Chúng ta có thể đã tạo ra một Frankenstein” (We may have created a Frankenstein).
Theo Michael Pillsbury (Hudson Institute, Director for Chinese Strategy), đó là “thất bại lớn nhất về tình báo của Mỹ” (the greatest US intelligence failure) trong 50 năm qua. (“The Hundred-Year Marathon”, Michael Pillsbury, Holt, 2015).
Vì vậy, đối đầu Mỹ-Trung không phải là một sự kiện nhất thời mà là một quá trình lâu dài đang diễn ra như đặc thù của thế kỷ 21, trong đó cuộc chiến thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” (tip of the iceberg).
Nhiều nhà phân tích coi xung đột Mỹ-Trung là “cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu mới”, không chỉ về thương mại mà còn bao gồm công nghệ, tiền tệ, pháp lý, cũng như đối đầu về mô hình ý thức hệ và thể chế kinh tế/chính trị.
Tuy về các vấn đề khác thì nội bộ Mỹ thường cãi nhau to và nhiều người sẽ chống lại Trump, nhưng về chống Trung Quốc, thì cả đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều đồng thuận.
Hiện nay, việc ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc đã trở thành tầm nhìn chung của Quốc Hội cũng như chính quyền. Đây có thể là một lợi thế để Trump tranh cử. Vì vậy, nếu Bắc Kinh vẫn hy vọng vào khả năng Trump sẽ thất cử vào năm 2020, thì có thể là một sai lầm.
Quá trình tỉnh ngộ và cuộc tranh luận đã bắt đầu từ thời Obama, nhưng chưa được người ta chú ý đúng mức.
Mãi đến thời Trump, chiến lược về Trung Quốc mới được điều chỉnh. Theo NDS, Trung Quốc từ đối tác chiến lược nay trở thành “đối thủ chiến lược” (số một).
Nói cách khác, “lịch sử đang lặp lại” khi 2 siêu cường Mỹ-Trung tranh giành vị trí bá chủ thế giới, như đang sa vào “cái bẫy Thucydides” mà Graham Allison đề cập (“Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap?”Graham Allison, Harcourt, 2017).
Theo Allison, Chiến tranh Lạnh có 5 bài học cần tham khảo.
Thứ nhất, chiến tranh giữa các cường quốc hạt nhân là điên rồ: Xung đột tại Biển Đông hay Biển Hoa Đông hay bán đảo Triều Tiên là tự sát.
Thứ hai, phải sẵn sàng chiến tranh dù không thể thắng: Để bảo vệ lợi ích sống còn, phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Thứ ba, phải định nghĩa “luật chơi nguyên trạng mong manh”: Để tồn tại cần thận trọng, giao tiếp, kiềm chế, thỏa hiệp, và hợp tác.
Thứ tư, đối nội là quyết định: Mô hình đặc sắc Trung Quốc không bằng mô hình dân chủ Mỹ.
Thứ năm, hy vọng không phải là chiến lược: Một chiến lược nhất quán chưa đảm bảo thắng lợi.
Theo Minxin Pei, chủ nghĩa thân hữu (cronyism) là gốc vấn đề. (“China’s Crony Capitalism: The Dynamics of Regime Decay”, Minxin Pei, Harvard University Press, 2016).
Gần đây, Minxin Pei cho rằng chiến tranh lạnh Mỹ-Trung đang leo thang sang giai đoạn mới. Sớm hay muộn, Mỹ cần sự ủng hộ của đồng minh để chống Trung Quốc, nên bỏ quan điểm (của Kiron Skinner) coi đối đầu Mỹ-Trung là xung đột của hai nền văn minh và sắc tộc.
Đến lúc cần đưa ra lập luận mới để lý giải việc Mỹ chống Trung Quốc” (“Is Trumps Trade War with China a Civilizational Conflict?”, Minxin Pei, Project Syndicate, May 14, 2019).
Muốn đối đầu với Mỹ, Trung Quốc cũng cần đồng minh (như EU, Nhật, Nga, ASEAN), nhưng ngày càng bị cô lập.
Trong khi Angela Merkel (thủ tướng Đức) nói “Châu Âu phải đoàn kết để đứng lên đối phó với Trung Quốc”, Guy Verhofstadt (cựu thủ tướng Bỉ) cho rằng Trung Quốc đang trở thành “đế quốc”.
Đối với Nhật lại càng khó vì trong quá khứ có nhiều thù hận, gần đây lại tranh chấp Trung-Nhật tại Senkaku/Điếu Ngư.
Nga tuy cần Trung Quốc nhưng vẫn lo người Trung Quốc tràn sang vùng Viễn Đông giàu tài nguyên của họ.
Malaysia dưới thời Mahathir đã xoay trục coi Trung Quốc là “thực dân mới”, như xu thế trong ASEAN.
Trung Quốc suy thoái
Quá trình suy thoái thường có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do nguyên nhân nội tại, có tính quy luật do chu kỳ phát triển hay suy thoái.
Hiện nay, kinh tế Trung Quốc đang trong chu kỳ suy thoái, nên bất lợi khi phải đối đầu với Mỹ đang trong chu kỳ phát triển.
Thứ hai là do nguyên nhân bên ngoài, như hậu quả của đối đầu với Mỹ, trước mắt là cuộc chiến thương mại, tiếp theo là cuộc chiến về công nghệ, về pháp lý, về tiền tệ.
Đồng thời, Mỹ sẽ đẩy vấn đề Đài Loan và Biển Đông lên như hai điểm nóng chính (trong thế cờ vây). Nói cách khác, đó là một cuộc chiến tranh lạnh tổng lực (all-out cold war) kiểu mới và kéo dài.
Theo Joseph Nye, Trung Quốc là “người khổng lồ chân đất sét”, bị vướng những quả bom nổ chậm với năng lượng tiêu cực dồn nén, sắp đến lúc phát nổ (tipping point).
Tuy Trung Quốc đã trở thành một xã hội trung lưu, nhưng giới cầm quyền vẫn mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn với bộ máy đã lỗi thời.
Trong khi dân số Trung Quốc lão hóa (từ 2015) và mất cân đối (giữa nam và nữ), chính quyền vẫn chưa kiến tạo được quyền lực mềm (dựa trên xã hội dân sự). (“Does China have Feet of Clay”, Joseph Nye, Project syndicate, April 4, 2019).
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại gia tăng và kéo dài, kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn, trong khi kinh tế Mỹ sẽ bị thiệt hại ít hơn. Một phần là do kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu (chủ yếu sang Mỹ).
Nếu GDP của Trung Quốc năm 2019 tăng 6,2% thì sang năm 2020 sẽ chỉ còn 6%. Nếu GDP của Mỹ năm 2019 tăng 2,8% thì sang năm 2020 chỉ còn 2,3%.
Trong khi đó kinh tế của Nhật và các nước khác phụ thuộc vào xuất khẩu cũng bị tác động nặng nề bởi cuộc chiến tranh thương mại.
Theo Bloomberg, trên 20.000 công ty nước ngoài tại Trung Quốc (tạo ra 45 triệu công ăn việc làm) phải rút khỏi Trung Quốc vì cuộc chiến thương mại, trong đó có 400 công ty Mỹ đầu tư đã tuyên bố rút khỏi Trung Quốc.
Theo Kyodo News, 60 % các công ty Nhật hoạt động ở Trung Quốc sẽ chuyển sang nước khác, và 40% đang rút vốn khỏi Trung Quốc.
Theo PEW, khoảng 728 triệu dân Trung Quốc đang sống với mức thu nhập thấp ($ 2-5/ngày). Theo con số thống kê, nợ công của Trung Quốc lên tới 255,7% GDP, trong khi tổng số nợ thực tế vượt quá 400% GDP (US$ 34.000 tỷ).
Trong khi Trung Quốc có hàng trăm “khu đô thị ma” (như Fushun tại Liêu Ninh, rộng 22 km2) ngành xây dựng “không thể dừng lại”. Bong bóng bất động sản khổng lồ (bị đóng băng) dẫn đến bong bóng nợ xấu khổng lồ.
Khi cuộc chiến thương mại với Mỹ bắt đầu, Trung Quốc đặt ra 3 phương án. Một là không đáp trả (để bảo vệ đồng tiền, xuất khẩu, thị trường chứng khoán). Hai là đáp trả vừa phải (vừa đánh vừa đàm, như vừa rồi). Ba là đánh tới cùng (all-out war).
Sau khi đàm phán đổ vỡ, Lưu Hạc từ Mỹ trở về tay không, thì phương án 3 (hay hiệp 3) bắt đầu. Không phải Bắc Kinh muốn vậy, mà họ bị xô đẩy vào thế bị động đối phó, do đánh giá nhầm về Trump.
Hiệp 3 bắt đầu không chỉ về thương mại, mà còn về công nghệ cao. Mỹ đã cấm vận Huawei và 5 công ty khác (Dahua, Hikvision, Yitu, Megvii, SenseTime).
Các công ty Mỹ (như Google, Intel, Microsoft, Qualcomm, Broadcom, Micron, Western Digital) đã tuyên bố sẽ không làm việc với Huawei.
Tiếp theo là cuộc chiến pháp lý khi 13 thượng nghị sỹ (của 2 đảng) dẫn đầu bởi Marco Rubio và James Risch, đã yêu cầu thông qua dự luật trừng phạt “các hành động phi pháp và nguy hiểm (của Trung Quốc) tại Biển Đông và Biển Hoa Đông”.
Trung Quốc đã nhanh chóng vươn lên về công nghệ mới, ứng dụng Big Data và Artificial Intelligence vào thanh toán trực tuyến (online payment) và phát triển mạng 5G.
Nhưng an ninh Trung Quốc cũng đang ứng dụng các công nghệ mới để kiểm soát người dân tại Tân Cương và các nơi khác.
Vì vậy, “Made in China 2025” và kế hoạch triển khai mạng 5G của Huawei đã làm Mỹ bức xúc chống lại.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28406-tq-va-3-thach-thuc-lon-trong-the-ky-21.html
Huawei đuổi công nhân Mỹ về nước
Hôm 31/5, báo Financial Times (FT) loan tin công ty Huawei của Trung Quốc đã ra lệnh cho nhân viên của mình hủy các cuộc họp với các đối tác kỹ thuật của Mỹ và đã tống khứ nhiều nhân viên Hoa Kỳ đang làm việc tại trụ sở ở Trung Quốc về nước.
Reuters cho biết động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng về thương mại và công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng, trong đó công ty Huawei là mục tiêu chính.
Báo FT dẫn lời ông Dang Wenshuan, lãnh đạo chiến lược của Huawei, nói rằng các công dân Mỹ làm việc trong bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R & D) của công ty đã bị đưa về nước vào hai tuần trước, sau khi công ty Huawei và 68 chi nhánh bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa vào “Danh sách đen,” nhằm ngăn chặn các công ty Mỹ bán công nghệ cho công ty Huawei nếu không có sự chấp thuận của chính phủ.
FT cho biết một hội thảo đang diễn ra tại công ty Huawei vào thời điểm đó cũng bị “hủy đột xuất và các đối tác người Mỹ cũng bị yêu cầu cắt kết nối mạng, không sử dụng máy tính xách tay và rời khỏi trụ sở công ty Huawei.”
Tờ FT trích lời ông Dang nói rằng Huawei cũng đang hạn chế sự qua lại giữa nhân viên của mình và công dân Mỹ.
Cũng hôm 31/5, Bộ thương mại Trung Quốc nói rằng họ sẽ thành lập danh sách đen các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nước ngoài mà họ cho là các thực thể “không đáng tin cậy” – một phản ứng nhằm đáp trả danh sách đen của Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/huawei-duoi-cong-nhan-my-ve-nuoc/4940406.html
TQ mong Canada ‘hiểu được hậu quả’
của việc đứng về phía Mỹ
Trung Quốc mong Canada hiểu được hậu quả của việc đứng về phía Mỹ và đưa ra sự lựa chọn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm thứ Sáu 31/5, sau khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence kêu gọi trả tự do cho hai người Canada bị giam giữ ở Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ doanh nhân người Canada Michael Spavor và cựu nhà ngoại giao Michael Kovrig vào tháng 12/2018, ngay sau khi Canada bắt giữ Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của hãng Huawei Technologies có trụ sở ở Trung Quốc theo lệnh truy nã của Mỹ.
Bà Mạnh đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ đến Mỹ với cáo buộc là bà có mưu đồ gian dối với các ngân hàng toàn cầu về mối quan hệ của Huawei với một công ty hoạt động ở Iran. Bà và hãng Huawei đã phủ nhận các cáo buộc, còn Trung Quốc đã kêu gọi trả tự do cho bà.
Khi được hỏi về phát biểu của ông Pence cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về những người Canada bị giam giữ khi hai ông gặp nhau tại cuộc họp G20 ở Nhật Bản vào tháng 6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói hàm ý rằng Canada phải chịu trách nhiệm về các vấn đề của họ ở Trung Quốc.
“Chúng tôi hy vọng rằng phía Canada sẽ hiểu được toàn bộ hậu quả của việc bị Mỹ xui dại, và họ chớ có gây thêm tổn hại cho chính mình”, ông Cảnh Sảng nói với các phóng viên, nhưng không nói rõ thêm các chi tiết.
Phó Tổng thống Pence, người có đường lối cứng rắn về Trung Quốc, đã thảo luận về những người Canada bị giam giữ với Thủ tướng Justin Trudeau ở Ottawa hôm 30/5, hai nhà lãnh đạo cũng nói về các vấn đề thương mại của Huawei và Trung Quốc.
Hai ông Kovrig và Spavor đã chính thức bị buộc tội gián điệp trong tháng này. Trung Quốc cũng đã cắt giảm nhập khẩu các mặt hàng quan trọng của Canada trong một nỗ lực để gây sức ép.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-mong-canada-hieu-hau-qua-khi-dung-ve-phia-my/4940301.html
Trung Quốc: Mỹ ‘đang đùa với lửa’
trong ván bài Đài Loan
Trung Quốc hôm 30/5 nói rằng Mỹ đang “đang đùa với lửa” khi ủng hộ Đài Loan tự trị trong chuỗi bình luận đầy tức giận trước cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hoàng và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan.
Mỹ và Trung Quốc, hiện đang leo thang cuộc chiến thương mại, cũng đang bất đồng về một loạt các vấn đề chiến lược, từ Biển Đông đầy tranh chấp tới Đài Loan dân chủ, mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần của lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc và sẽ bị lấy lại bằng vũ lực nếu cần thiết.
Ông Ngụy và ông Shanahan – người trong ngày đầu tiên nắm quyền bộ trưởng Quốc phòng hồi tháng 1 nói rằng quân đội Mỹ sẽ tập trung vào “Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc” – đang ở Singapore cùng tham dự diễn đàn quốc phòng thường niên Shangri-La dự kiến khai mạc ngày 31/5, nơi họ dự kiến sẽ gặp mặt.
Trung Quốc đặc biệt tức giận về các cuộc tuần tra gần đây của Hải quân Mỹ tại Eo biển Đài Loan, kế đến là chính sách của Mỹ trong việc ủng hộ Đài Loan và mới đây là cuộc gặp giữa cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton với người đứng đầu, phụ trách an ninh quốc gia Đài Loan David Lee.
Nói tại một cuộc họp báo thường kỳ hàng tháng, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm mô tả các mối quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh và Washington nói chung là tốt.
Nhưng ông Ngô Khiêm nói bằng một giọng điệu đen tối hơn khi được hỏi về sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan, một vấn đề mà Trung Quốc từ lâu đã mô tả là tế nhị nhất trong các mối quan hệ giữa hai nước.
“Gần đây, phía Mỹ đã tiếp tục chơi ‘con bài Đài Loan’ khi cố gắng một cách vô ích để ‘sử dụng Đài Loan nhằm khống chế Trung Quốc.’ Điều này là ảo tưởng,” ông Ngô nói.
“Một loạt các hành động mà phía Mỹ thực sự là chơi với lửa, gây tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển các mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ, và gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở khu vực Eo biển Đài Loan.”
Các lực lượng trên không, trên biển và trên bộ của Đài Loan đã tiến hành một cuộc tập trận để đẩy lùi một lực lượng xâm lược hôm 30/5, trong lúc bộ trưởng quốc phòng của nước này cam kết bảo vệ quốc đảo trước những gì họ cho là mối đe dọa quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Washington không có quan hệ chính thức với Đài Bắc, nhưng là quốc gia hỗ trợ quốc tế quan trọng nhất và là nhà cung cấp vũ khí chính của quốc đảo này.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ nói rằng việc ông Shanahan sẽ tham gia cuộc đối thoại Shangri-La trong bối cảnh Mỹ đang căng thẳng với Iran là một dấu hiệu cho thấy Mỹ giữ cam kết với khu vực và các đồng minh của mình.
Ông Shanahan dự kiến bàn thảo về sự liên lạc tốt hơn giữa hai quân đội để tránh nguy cơ tính toán sai lầm trong một cuộc họp với ông Phượng, quan chức Mỹ cho biết.
Trong khi ông Phượng có thể sẽ đưa ra vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại Trung-Mỹ và những sự tiếp cận cứng rắn của chính quyền Trump trong vấn đề Đài Loan và Biển Đông, các quốc gia châu Á sẽ tìm kiếm những thông điệp yên ả, theo các chuyên gia an ninh và các nhà ngoại giao khu vực.
Nhà phân tích an ninh khu vực làm việc tại Singapore, Ian Storey, cho biết: “Các quốc gia khu vực sẽ mong đợi sự trấn an rằng các ý định của Trung Quốc trên thực tế là hòa bình cho dù sức mạnh quân sự của họ ngày càng tăng.” Nhà nghiên cứu của Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore nói rằng ông Phượng cũng sẽ phải bàn thảo với các quan chức Trung Quốc trước khi có bài phát biểu và phần hỏi đáp, mặc dù ít khi xảy ra, nhưng dự kiến sẽ được đưa tin một cách nổi bật ở Trung Quốc.
“Trong tình hình hiện tại, có lẽ họ sẽ không muốn ông ấy quá xuề xòa. Có thể ông ấy sẽ đổ lỗi cho Mỹ vì căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông và chắc chắn ông ấy sẽ không thừa nhận rằng Trung Quốc là một phần của vấn đề đó.”
Sau ba thập niên, Trung Quốc vẫn ráo riết
kiểm duyệt vụ thảm sát Thiên An Môn
Cách nay 30 năm, vào đêm mùng 3 và mùng 4 tháng 6 năm 1989, quân đội Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp đẫm máu phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.
Ba thập niên sau, sự kiện này vẫn rất nhậy cảm đối với chính quyền. Các cơ quan kiểm duyệt ngập đầu trong công việc và chính quyền tăng cường giám sát các cựu thành viên phong trào.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :
Các số điện thoại có đuôi « 8964 » không có tín hiệu phản hồi nữa tại Trung Quốc. Đây là con số mà các cựu thành viên phong trào Thiên An Môn thường lựa chọn như một tín hiệu để nhận biết nhau. Ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, ngày mà những chiếc xe tăng tiến vào quảng trường lớn nhất thế giới.
Những người đăng ký số điện thoại này, cách nay vài tuần còn có thể gọi được thì nay đều vắng mặt. Đường dây điện thoại bị cắt, còn các mạng xã hội cũng bị theo dõi nghiêm ngặt.
Kể từ vài hôm trước, trang web wikipedia về sự kiện Quảng Trường Thiên An Môn không thể truy cập nếu không dùng ứng dụng VPN. Và điều kỳ lạ là cho dù nội dung trang wikipedia này không hề liên quan đến sự kiện không được nói tới trong các sách giáo khoa sử. Một số website phát trực tiếp thông tin và các bình luận thì đều đang được bảo trì cho tới ngày 06 và 07/06.
Một số nhà tranh đấu-nghệ sĩ đã bị bắt ở Nam Kinh, một nhà văn bị bắt là An Huy, và một số khu triển lãm tại Bắc Kinh và vùng ngoại ô đều bị kiểm soát chặt. Tại các trường đại học, và đặc biệt là đại học Bắc Kinh danh giá, nơi phong trào được khởi xướng cách đây 30 năm, người ta lịch sự đề nghị hoãn các cuộc xin phỏng cho tới tuần thứ 2 của tháng 6.
Malaysia sẽ sử dụng “tối đa” công nghệ Huawei
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad kêu gọi Hoa Kỳ nên nhượng bộ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc, bao gồm cả mâu thuẫn liên quan công ty viễn thông khổng lồ Huawei, cảnh báo rằng việc không đạt được thỏa thuận sẽ có thể dẫn đến xung đột quân sự, theo tờ Asia Nikkei Review.
Huawei đã đạt được một “tiến bộ to lớn so với công nghệ Mỹ”, Mahathir nói trong hội nghị thường niên Tương lai châu Á tại Tokyo, do Nikkei tổ chức.
Mặc dù Hoa Kỳ từ lâu đã có khả năng nghiên cứu và phát triển, “họ phải chấp nhận rằng khả năng này [bây giờ] cũng có thể được phát triển ở phương Đông.”
Trung Quốc giảm giá thành, Malaysia tiếp tục làm dự án đường sắt
Malaysia cấm dự án TQ bán nhà cho khách ngoại
Ông Mahathir nới lỏng báo chí sau khi thắng cử
“‘Nếu tôi không đi trước anh, thì tôi sẽ cấm anh, tôi sẽ gửi tàu chiến’ – đó không phải là cạnh tranh,” Mahathir nhấn mạnh. “Đó là đe dọa.”
Trong khi các quốc gia bao gồm Nhật Bản và Úc đang áp dụng các biện pháp để tránh sử dụng thiết bị Huawei khi họ giới thiệu các mạng di động 5G mới, Mahathir báo hiệu rằng Malaysia không có ý định khước từ công ty này.
“Nghiên cứu của Huawei lớn hơn nhiều so với khả năng của Malaysia. Chúng tôi sẽ tận dụng công nghệ của họ nhiều nhất có thể”, ông nói và cho biết rằng ông không quan tâm đến các cáo buộc về hoạt động gián điệp vì không có điều gì phải che giấu.
Trước đó, hôm 25/4, ông Mahathir đã có chuyến thăm đến Trung tâm Nghiên cứu Bắc Kinh của Huawei và được chính người sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi đón tiếp, theo trang web của Huawei.
“Cả hai đã trao đổi lâu về cách đưa thông tin và công nghệ viễn thông giúp thúc đẩy phát triển kinh và phục vụ cộng đồng địa phương.”
Tờ The Star, cho rằng chuyến thăm của Mahathir giống như một sự “ủng hộ” của Mahathir dành cho Huawei.
Lời kêu gọi tẩy chay Huawei Hoa Kỳ phần lớn bị lờ đi ở Đông Nam Á, theo The Star.
Đầu tháng này, Thứ trưởng Malaysia về thương mại và công nghiệp quốc tế, Ong Kian Ming, đã đi thăm một trung tâm đào tạo Huawei ở Cyberjaya và khen ngợi công ty Trung Quốc đầu tư vào Malaysia.
Một số nhà khai thác viễn thông lớn của Malaysia, như Maxis và Axiata, đang là khách hàng chính của Huawei.
Tháng trước, Maxis đã bắt đầu thử nghiệm công nghệ 5G đầu tiên tại Malaysia với thiết bị của Huawei sau một thông báo rằng hai công ty sẽ hợp tác để tăng tốc 5G.
Tuần trước Mahathir đã có cuộc gọi điện thoại 5G đầu tiên ở Malaysia bằng điện thoại thông minh Huawei 5G, theo báo chí địa phương.
Tại Philippines, Globe Telecom đã ca ngợi Huawei vì đã vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về mặt công nghệ, và các chuyên gia tư vấn về bảo mật nói Huawei “hoàn toàn sạch”.
Sau chuyến thăm Trung Quốc, văn phòng thủ tướng Mahathir đã ra một thông cáo, nói rằng “Trung Quốc là một người bạn thân và là đối tác quan trọng đối với Malaysia”.
“Chuyến thăm này dự kiến sẽ tăng cường mối quan hệ hữu nghị lâu dài giữa Malaysia và Trung Quốc cũng như thúc đẩy hợp tác rộng rãi giữa hai nước.”
Vào 2018 sau khi quay trở chính trường, cựu thủ tướng Mohamad Mahathir lại trở thành tân Thủ tướng Malaysia ở tuổi 92. Ông được ghi nhận vì những nỗ lực chống tham nhũng và cải thiện tình trạng tài chính, bao gồm đàm phán một thỏa thuận ít tốn kém hơn cho một dự án đường sắt với Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã phủ bóng đen lên nền kinh tế của Malaysia. Tổng sản phẩm trong nước đã chậm lại trong quý đầu tiên của năm 2019, do gây thiệt hại cho xuất khẩu của Malaysia.
“Sẽ không có chiếc tàu chiến nào ở Biển Đông,” ông cảnh báo rằng “một sự cố nhỏ sẽ dẫn đến chiến tranh”.
“Khi hai người khổng lồ chiến đấu với nhau, thì chính cỏ lá đang bị chà đạp.”