Tin khắp nơi – 31/10/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 31/10/2020

Bầu cử Mỹ 2020: Biden và Trump giằng co ở Trung Tây

Trong đợt vận động tranh cử cuối cùng, Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối thủ Joe Biden giằng co tại những bang quan trọng ở Trung Tây – nơi có thể quyết định ai chiến thắng.

Ông Biden phản công ở Iowa, một bang đã bỏ phiếu cho ông Trump với 10 điểm vào năm 2016.

Ông Trump cố gắng thắng ở Minnesota, nơi đã bỏ phiếu sít sao cho Hillary Clinton bốn năm trước.

Frank Snepp: ‘Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ’

Ai sẽ thắng cử ngày 3/11?

Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump

Sự ủng hộ khác nhau giữa các vùng và sức nặng cử tri gốc Việt

Ông Biden nắm giữ vị trí dẫn đầu toàn quốc vững chắc trước cuộc tổng tuyển cử hôm thứ Ba.

Nhưng lợi thế của ông Biden so với ông Trump hẹp hơn tại một số ít các bang của Mỹ nơi có thể bỏ phiếu cho một trong hai ứng cử viên và cuối cùng sẽ quyết định kết quả trong bốn ngày.

Hơn 85 triệu người đã bỏ phiếu sớm, trong đó 55 triệu người bỏ phiếu qua đường bưu điện, đưa Mỹ vào danh sách có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu lớn nhất trong hơn một thế kỷ qua.

Biden chỉ trích ‘những người xấu xí’

Biden có tốc độ vận động tranh cử chậm hơn đối thủ của mình. Ông dành phần lớn thời gian của chu kỳ bầu cử tại nhà riêng của ông ở Wilmington, Delaware, với lý do hạn chế virus corona.

Nhưng vào thứ Sáu, ông Biden tăng tốc ở Iowa, Wisconsin và Minnesota.

Khi ông Biden ở Iowa lần cuối vào tháng Giêng, chiến dịch tranh cử tổng thống của ông đang lâm vào tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng sau khi ông bị đánh bại trong cuộc bỏ phiếu của đảng Dân chủ để chọn người thách thức ông Trump.

Giờ đây, ông Biden có thể chỉ còn vài ngày nữa là trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.

Ông xuất hiện trong 22 phút tại điểm lái xe bỏ phiếu bên ngoài Khu hội chợ Bang Minnesota.

Nhưng một số lượng lớn những người ủng hộ Trump xuất hiện và bấm còi xe trong khi ông phát biểu.

“Những người này không lịch sự cho lắm, nhưng họ giống Trump”, ông Biden nói.

Ông lại bị cắt ngang sau đó trong bài phát biểu trong khi thúc giục việc bắt buộc đeo khẩu trang toàn quốc để phòng chống lây nhiễm virus corona.

“Đây không phải là một tuyên bố chính trị giống như những người xấu xí đằng kia đang bấm còi kia,” ông Biden chỉ trích.

Ông Biden dùng những lời tấn công sắc bén nhắm vào đối thủ của mình: “Donald Trump đã vẫy cờ trắng và đầu hàng loại virus này nhưng người dân Mỹ không bỏ cuộc, họ không thu mình và tôi cũng vậy.”

Ông Biden cũng đã có thông điệp cho cộng đồng người Somali của bang.

“Đó là lý do tại sao ông ấy [ông Trump] đã đánh đồng một cách không xấu hổ những người tị nạn Somali, những người đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở Mỹ, đóng góp cho bang này và đất nước chúng ta, với những kẻ khủng bố.” Ông nói thêm: “Chúng ta cần một tổng thống sẽ gắn kết chúng ta lại với nhau chứ không phải đẩy chúng ta ra xa nhau”.

Chuyến thăm của ông Biden đến Minnesota, nơi ông luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận, được một số người theo dõi bầu cử giải thích là một dấu hiệu cho thấy chiến dịch của Đảng Dân chủ lo lắng về bang này.

Ông Biden nói với các phóng viên ở Delaware khi lên đường đến Trung Tây: “Tôi không coi đó [sự dẫn đầu đó] là điều hiển nhiên.”

Quỹ tài trợ chiến dịch tranh cử của ông, gấp của ông Trump, đã giúp ông có được sự xa xỉ để lôi kéo các bang bảo thủ như Iowa và Georgia, nơi chưa một đảng viên Dân chủ nào giành được chức tổng thống kể từ Bill Clinton năm 1992.

Ông Biden thậm chí còn mơ về việc lật ngược tình thế ở Taxas, nơi đã không bỏ phiếu cho ai trong số các ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ kể từ Jimmy Carter vào năm 1976. Nếu đảng Cộng hòa mất bang ngôi sao này, họ sẽ hông thể giành lại chức tổng thống mà không mở rộng số cử tri liên minh.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Biden đang chạy sát nút ông Trump trong bang quan trọng này.

Hơn chín triệu người Texas đã bỏ phiếu, làm lu mờ số cử tri đi bầu năm 2016 ở đó.

Trump: Người tị nạn là ‘vấn đề an ninh quốc gia’

Tổng thống Donald Trump đang tập trung vào các bang công nghiệp của đảng Dân chủ trong lịch sử như Michigan, Wisconsin và Pennsylvania, nơi ông đã chọn cách đây 4 năm trong chiến thắng bất bại của mình.

Hôm thứ Sáu, ông cũng đến Minnesota, nơi đã không bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống nào của Đảng Cộng hòa kể từ năm 1972.

Ông Trump đã mất bang này với chỉ 44.000 phiếu bầu bốn năm trước. Đó là một trong số ít những gì ông Trump đang cố gắng biến thành Cộng hòa trong năm nay.

Trong lần dừng chân đầu tiên trong ngày gần trung tâm sản xuất ô tô ở Detroit, Michigan, tổng thống thừa nhận tỷ lệ chênh lệch cao và nói thêm: “Nhưng chúng tôi rất nổi tiếng [ở Minnesota] vì tôi đã giúp giải quyết thảm họa ở Minneapolis.”

Tổng thống nói rằng thống đốc đảng Dân chủ của Minnesota có trách nhiệm trong quyết định cử Vệ binh Quốc gia để dập tắt bạo loạn ở Minneapolis sau vụ cảnh sát giết chết George Floyd.

Tại điểm dừng chân cuối cùng của tổng thống ở Rochester, Minnesota, chỉ có 250 người được tham dự, do sự kiên quyết các quan chức tiểu bang và địa phương với lý do phòng ngừa virus corona, mặc dù ông Trump tuyên bố đó là một nỗ lực để khiến ông hủy bỏ cuộc vận động.

Ông nói với đám đông: “Khi số lượng lớn những kẻ bạo loạn cướp phá thành phố Minneapolis vào đầu năm nay, Keith Ellison [Tổng chưởng lý Dân chủ của Minnesota] đã không yêu cầu họ nộp giấy phép.”

Đề cập đến việc phong tỏa do virus corona, ông nói thêm: “Keith Ellison và Joe Biden muốn giam giữ bạn trong nhà của bạn trong khi để cho những kẻ vô chính phủ, những kẻ kích động và kẻ phá hoại tự do lang thang phá hủy các thành phố và tiểu bang của bạn.”

Ông nói tiếp: “Biden và đảng Dân chủ đối xử với những người thực thi pháp luật như tội phạm và họ đối xử với tội phạm như những anh hùng.”

Ông Trump nói tiếp: “Một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với Minnesota trong cuộc bầu cử lần này là vấn đề người tị nạn. “Đây là vấn đề sống còn của an ninh quốc gia.”

Ông tán dương chỉ thị đình chỉ nhập cảnh người tị nạn vào Mỹ từ các quốc gia “bị xâm phạm bởi khủng” và cũng đề cập đến vụ tấn công bằng dao tại một nhà thờ ở Nice, Pháp, được cho là của một người di cư Tunisia.

Chuyến thăm của ông Trump tới Minnesota diễn ra một ngày sau khi một tòa án liên bang ở đây ra phán quyết rằng tất cả các phiếu nhận được sau ngày bầu cử đều bị coi là muộn.

Phán quyết này lật ngược kế hoạch của bang này trong việc tiếp tục kiểm phiếu gửi qua thư trong bảy ngày sau cuộc bầu cử, và là một chiến thắng hợp pháp cho các thành viên đảng Cộng hòa của tổng thống.

Ông Trump đang lên kế hoạch cho 13 cuộc vận động xoay vòng trong ba ngày tới.

Chiến dịch tranh cử của ông có ba sự kiện như vậy được lên kế hoạch tại Pennsylvania vào thứ Bảy, năm sự kiện ở Michigan, Iowa, North Carolina, Georgia và Florida vào Chủ nhật, năm sự kiện khác vào đêm bầu cử ở Bắc Carolina, Pennsylvania, Wisconsin và Michigan.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54729133

Bầu cử Mỹ 2020 : Biden đến với người da mầu Michigan,

 Trump tới Pennsylvania lôi kéo cử tri Dân Chủ

Thu Hằng

Hai ứng viên tổng thống Mỹ tiếp tục chạy đua nước rút ngày 31/10/2020, chỉ hai ngày trước bầu cử Mỹ. Ông Joe Biden, cùng với cựu tổng thống Barack Obama, đến Michigan để thuyết phục cử tri da mầu. Còn ông Donald Trump có hai buổi mit-tinh trong cùng ngày ở bang Pennsylvania.

Theo AP, ông Joe Biden có hai cuộc mit-tinh ở Flint và Detroit, hai thành phố có chủ yếu người da đen sinh sống. Cách đây 4 năm, số cử tri da đen đi bỏ phiếu giảm 15% ở Flint và Detroit. Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu đông đảo ở đây là điều cần thiết để đưa Michigan trở lại là bang trụ cột của đảng Dân Chủ sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng ở bang này vào năm 2016.

Cùng này, ông Trump đến vận động tại Pennsylvania, từng giúp ông giành chiến thắng năm 2016. Nguyên thủ Mỹ hy vọng lập lại thành tích tại bang « chiến trường » này.

Đặc phái viên RFI Carrie Nooten tường trình từ Nanticoke, bang Pennsylvania :

« Tổng thống Donald Trump hiểu vai trò vô cùng quan trọng của bang Pennsylvania nên ông có đến 2 buổi mit-tinh tại đây trong hôm nay (31/10), trong khi cả gia đình ông, từ ba tuần nay, đã liên tục các cuộc gặp gỡ ở bang này.

PUBLICITÉ

Các chiến lược gia nói rõ : để thuyết phục cử tri ở đây, thường là những người ủng hộ đảng Dân Chủ nhưng mất phương hướng vì cảm thấy mất bản sắc của người da trắng và tầng lớp lao động, thì phải đến gặp họ.

Ứng viên đảng Cộng Hòa cũng bảo vệ suy nghĩ của những cử tri này : tự do sử dụng súng, chủ trương chống phá thai, phải tạo thêm việc làm phổ thông tại nơi từng là vùng mỏ, để 500.000 người dân tự do khai thác khí đá phiến trên đất của họ.

Nếu cử tri tại đây từng không màng đến bà Hillary Clinton, bị cho là coi thường họ, thì ông Joe Biden có lẽ có sức thuyết phục hơn. Dù sao, ông cũng lớn lên ở Scranton, phía đông bắc Pennsylvania. Hơn nữa, thanh niên cũng được huy động đông đảo hơn, tương tự với cộng đồng Mỹ gốc Phi tại Philadelphia.

Những người theo đảng Cộng Hòa thất vọng về chính sách của Trump, cũng có thể bỏ phiếu cho phe Dân Chủ. Cứ nhìn vào những tấm biển cắm dọc nhiều trục đường ở Pennsylvania thì thấy điều đó : « Tôi theo đảng Cộng Hòa nhưng tôi bỏ phiếu cho Joe Biden ».

Ngoài ra, dường như ông Donald Trump không còn được những phụ nữ có học vấn sống ở những khu phố biệt thự ở Nanticoke ưu ái nữa, những người mà cách đây 4 năm đã ủng hộ nhà tỉ phú địa ốc. Họ không tha thứ cho nguyên thủ Mỹ vì thái độ thiếu tôn trọng các giá trị và về cách xử lý khủng hoảng đại dịch Covid-19 của ông ».

Covid-19 : Số ca nhiễm mới lại vượt kỷ lục tại Mỹ

Các cuộc vận động nước rút diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có dấu hiệu nghiêm trọng hơn ở Mỹ. Theo số liệu tối 30/10 của đại học John Hopkins, đã có 94.125 ca nhiễm mới tại Mỹ trong vòng 24 giờ. Đây là con số cao nhất kể từ đầu mua dịch tại Hoa Kỳ. Số ca tử vong cũng ở mức báo động, thêm 919 bệnh nhân, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 lên thành 229.544.

Tổng thống Donald Trump tiếp tục giảm mức độ nghiêm trọng của đại dịch vì ông cho rằng « chúng ta chỉ muốn quay lại cuộc sống bình thường ». Trước đám đông ủng hộ ở Michigan ngày 30/10, ông khẳng định : « Nếu bạn bị nhiễm, bạn sẽ khỏe hơn và sau đó bạn sẽ miễn nhiễm ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201031-biden-%C4%91%E1%BA%BFn-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-da-m%E1%BA%A7u-micchigan-trump-t%E1%BB%9Bi-pensylvania-l%C3%B4i-k%C3%A9o-c%E1%BB%AD-tri-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7

Bầu cử Mỹ 2020 :

Texas dẫn đầu bỏ phiếu sớm, cử tri trẻ đông kỷ lục

Cử tri xếp hàng bỏ phiếu sớm bầu tổng thống Mỹ tại Fort Worth, Texas, ngày 29/10/2020. AFP – Montinique Monroe

Tính đến hết ngày hôm qua, 30/10/2020, bang Texas đã có 8 triệu rưỡi cử tri bỏ phiếu sớm bầu tổng thống Mỹ 2020, trong khi tổng số người đi bầu cử cửa năm 2016 ở bang này chỉ là  hơn 400 nghìn. Lực

lượng cử tri trẻ tham gia bầu cử cũng đã đạt mức cao chưa từng có, 900 nghìn người đã đi bỏ phiếu sớm, trong đó có những người không ngại đi hàng nghìn km để trở về bỏ phiếu.

Thông tín viên Thomas Harms, tại Texas, ghi nhận qua phóng sự :

Có thể gọi đó là một làn sóng triều thanh niên. So với năm 2016, số cử tri dưới 30 tuổi đã bỏ phiếu ở bang Texas lớn gấp 3 lần. Các địa điểm xung quanh những khu học xá đại học đầy kín người. Nhiều sinh viên đã đi hàng giờ đường để đến bầu cử.

Sofia Fernandez, 18 tuổi, cô vừa bắt đầu học đại học tại Austin, một trong nhiều hạt đã vượt tổng số người đi bầu của năm 2016. Trong các khu học xá, không khí bầu cử hừng hực thực sự.

Cô nói : « Phần lớn các sinh viên trong khu học xá đều vào cuộc. Họ muốn tham gia bầu cử vì những người ở lứa tuổi của chúng tôi thường không hay đi bầu cử. Nhưng năm nay các hiệp hội và phong trào chính trị đã hoạt động tích cực để ghi tên vào danh sách cử tri và thúc đẩy thanh niên đi bỏ phiếu kỳ này ».

Còn những người theo học ở ngoài bang Texas cũng trở về để bỏ phiếu. Có nhiều người đi hàng giờ đường. Zachary Houdek trở về từ Washington. Anh phải mất 20 giờ chạy xe chỉ để bỏ phiếu.

Anh cho biết : «  Đây là cuộc bầu cử lịch sử, chắc chắn là quan trọng nhất mà chúng tôi biết, vì thế chúng tôi không thể bỏ qua một cách đơn giản ».

Theo những ước tính mới nhất, tổng số cử tri trẻ tham gia bỏ phiếu có thể sẽ cao gấp 5 đến 6 lần so với hồi năm 2016.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201031-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-2020-texas-d%E1%BA%ABn-%C4%91%E1%BA%A7u-b%E1%BB%8F-phi%E1%BA%BFu-s%E1%BB%9Bm-c%E1%BB%AD-tri-tr%E1%BA%BB-%C4%91%C3%B4ng-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c

Bầu cử Mỹ: Không dễ biết ai sẽ thắng ngay ngày 3/11?

Bùi Văn Phú

Vài hôm nữa chúng ta sẽ biết ai làm tổng thống Hoa Kỳ cho nhiệm kỳ 2021-2025. Hy vọng thế.

Nếu đêm 3/11 mà kết quả không là đất lở thì sẽ có tranh tụng trước toà như kỳ bầu cử năm 2000, với tiểu bang Florida phải đếm phiếu lại và mấy tuần sau mới có kết quả, bằng một phán quyết của Tối cao Pháp viện.

Cả nước Mỹ năm đó phải hồi hộp chờ đợi, chú ý vào màn hình tivi khi những lá phiếu có lỗ hay chỉ có dấu ấn mà nhân viên kiểm phiếu phải soi rọi, có khi dùng cả kính phóng đại để mong tìm ra dấu chỉ của một cử tri nào đó đã bầu cho Bush hay cho Gore.

Frank Snepp: ‘Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ’

Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump

Kỳ bầu chọn năm nay, vì dịch Covid nên hầu hết các tiểu bang cho cử tri được bầu sớm bằng cách gửi lá phiếu qua đường bưu điện hoặc bỏ vào thùng phiếu đặt ở nhiều nơi.

Cử tri California nhiều người đã bỏ phiếu vào thùng đặt ở những cơ quan công quyền như toà thị chính, văn phòng quận hạt.

Một số tiểu bang khác như Texas, Georgia thì khó kiếm thùng phiếu hơn, nên cử tri gửi phiếu bầu qua đường bưu điện hay xếp hàng nhiều giờ để được bỏ phiếu sớm.

Tính đến trưa thứ Sáu 30/10 giờ California, hơn 85 triệu người Mỹ đã làm xong nhiệm vụ công dân, một con số kỷ lục trong bầu sớm so với những lần tổng tuyển cử trước.

Vì thay đổi cách bầu chọn nên tình hình đếm phiếu năm nay phức tạp và đã có tranh tụng trước toà.

Ban vận động tranh cử của Trump chỉ muốn đếm các phiếu mà các cơ quan tổ chức bầu cử địa phương nhận được chậm nhất là trong ngày 3/11, không được đếm phiếu bầu đến sau ngày đó.

Theo quyết định mới nhất của Tối cao Pháp viện, tiểu bang Pennsylvania sẽ đếm các phiếu bầu đóng dấu bưu điện ngày 3/11 và nhận được trước 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 6/11. Còn tiểu bang North Carolina thì 9 ngày sau ngày bầu cử mà phiếu được bưu điện chuyển đến văn phòng bầu cử thì vẫn phải đếm.

Sự ủng hộ khác nhau giữa các vùng và sức nặng cử tri gốc Việt

Tại sao nhiều người Việt ở Mỹ ủng hộ Tổng thống Donald Trump và chống Trung Quốc?

Vì thế đã có dự kiến kết quả bầu cử năm nay sẽ không biết được trong đêm 3/11 mà phải chờ nhiều ngày sau và rất có thể sẽ có tranh tụng trước toà về cách đếm phiếu.

Tối cao Pháp viện có thể sẽ phải xét những vụ kiện liên quan đến đếm phiếu bầu khi số phiếu của Trump và Biden không cách nhau nhiều, trong khoảng 0.5% hay ít hơn.

Nếu tình hình nước Mỹ như trong đầu năm nay, khi kinh tế đang tăng trưởng tốt thì việc Tổng thống Trump ở lại Bạch Ốc thêm một nhiệm kỳ nữa coi như không có gì khó khăn. Trong lịch sử bầu chọn lãnh đạo Mỹ, khi kinh tế phát triển thì tổng thống đương nhiệm hay đảng cầm quyền sẽ tiếp tục được dân tín nhiệm.

Nay Tổng thống Trump đang gặp thử thách lớn.

Trước hết là vì dịch Covid-19, nguyên nhân chính làm thay đổi nước Mỹ và cả thế giới trong năm 2020 và cách đối phó của Tổng thống Trump cho thấy khả năng lãnh đạo mà những giới chỉ trích cho là yếu kém của ông.

Những người ủng hộ ông thì bác bỏ chỉ trích và tin rằng ông duy nhất có khả năng làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Qua nhiều lần gặp gỡ báo chí ông đã biểu lộ là người không nắm vững khoa học mà lại hay ăn nói trái ngược những giải thích khoa học.

Chẳng hạn việc dùng thuốc Hydrochloroquine, là một thứ thuốc phòng sốt rét. Bình thường một người uống đúng lượng thì không hại cho sức khoẻ. Những năm sống ở châu Phi tôi đã uống thuốc này thường xuyên. Hai năm trước trở lại vùng này mấy tuần cũng phải uống thuốc trong thời gian ở đó.

Hydrocholoroquine có ngăn ngừa hay chữa được Covid-19 là câu hỏi dành cho những nhà khoa học, những bác sĩ tìm hiểu, nghiên cứu và đưa kết quả. Vì là một virus mới lạ, mọi cách phòng chống đều có thể được thử nghiệm để có số liệu chứng minh sự hiệu nghiệm.

Một vài bác sĩ đã cho thử loại thuốc này và có kết quả tốt, nhưng nhiều nghiên cứu khác cho thấy Hydrochloroquine không hiệu quả.

Việc điều trị bệnh nhân Covid-19 hay tìm thuốc ngừa nên để cho các nhà chuyên môn nghiên cứu rồi công bố hay cố vấn cho tổng thống.

Tổng thống Trump còn tuyên bố là thuốc tẩy cũng có hiệu nghiệm trong chữa trị Covid-19. Nếu nhìn theo khoa học thực nghiệm thì ai cũng có thể đem chất lỏng này ra thử với một liều lượng nào đó để xem phản ứng ra sao. Đó không phải là những điều tổng thống cần nói khi chưa có đủ số liệu khoa học.

Tổng thống Trump hay nói những điều thiếu tính khoa học chỉ để che dấu sự bị động trong việc phòng chống Covid-19. Ông làm mất lòng tin của không ít cử tri qua cách hành xử như thế.

Vì Covid-19 mà kinh tế Mỹ suy thoái từ tháng Ba đến nay. Số liệu mới nhất cho thấy GDP Hoa Kỳ tăng 33.1% trong qúi vừa qua. Đó là một tín hiệu khích lệ cho phục hồi kinh tế, nhưng có thể quá trễ vì 90 triệu cử tri đã bỏ phiếu.

Kinh tế trên hết

Lịch sử bầu chọn lãnh đạo Mỹ trong 40 năm qua cho thấy khi kinh tế phát triển thì tổng thống đương nhiệm hay đảng cầm quyền sẽ tiếp tục được dân tín nhiệm.

Tổng thống Jimmy Carter năm 1980 bị cho về vườn vì khủng hoảng xăng dầu, kinh tế đi xuống, mức thất nghiệp gần 7%. Dân Mỹ khi đó phải xếp hàng đổ xăng và phân lời vay tiền ngân hàng mua nhà lên gần 20%.

Đánh bại Tổng thống Carter bằng một chiến thắng đất lở (landslide), Ronald Reagan đạt 489 phiếu cử tri đoàn năm 1980, một kết quả hết sức ngạc nhiên vì các thăm dò trước ngày bầu cử cho thấy hai ứng viên chỉ hơn kém đôi ba điểm hay ngang ngửa nhau.

Bốn năm sau Reagan còn thắng vẻ vang hơn với 525 phiếu cử tri đoàn.

Khi Phó Tổng thống George H.W. Bush (Cha) ra tranh cử năm 1988, lúc kinh tế còn đang tiếp tục phát triển nên cử tri đã bầu chọn ông làm tổng thống để Đảng Cộng hoà lãnh đạo nước Mỹ trong 12 năm liên tiếp.

Năm 1991 Tổng thống Bush đạt chiến thắng quân sự ở Kuwait, khi đem quân Mỹ vào giải phóng nước này khỏi sự chiếm đóng của Iraq, xoá bỏ “Hội chứng Việt Nam” (Vietnam Syndrome) trong lòng dân Mỹ, uy tín của Bush lúc đó lên rất cao trong dân.

Nhưng vài tháng sau kinh tế suy thoái, mức thất nghiệp hơn 7%, thêm bội hứa không tăng thuế (Read my lips) nên dân đã chọn ứng viên Dân chủ Bill Clinton.

Trong kỳ bầu tổng thống 1992, Bill Clinton bị tố cáo đủ thứ chuyện lăng nhăng ái tình, nhưng cử tri bỏ qua và chọn ông làm lãnh đạo nước Mỹ hai nhiệm kỳ.

Tổng thống George W. Bush (Con) và Tổng thống Barack Obama mỗi người cũng làm hai nhiệm kỳ.

Trong kỳ tranh cử 2016, ứng cử viên Donald Trump cũng đã phải đối mặt với cáo buộc lăng nhăng ái tình, sàm sỡ với phụ nữ, làm ăn thương mại bất chính, nhưng ông vẫn thắng cử.

Nếu không có Covid-19, Tổng thống Trump sẽ dễ dàng giành được nhiệm kỳ hai vì sau ba năm dưới sự lãnh đạo của ông kinh tế Mỹ đang phát triển, mức thất nghiệp chỉ trên 3%.

Nay tình hình trở nên phức tạp, khó khăn hơn. Kinh tế đình trệ, số người thất nghiệp cao hơn 10% và các biện pháp phòng chống Covid-19 không hiệu quả vì số người nhiễm gần 9 triệu với 230 nghìn tử vong và chưa ngừng tăng.

Nhiều thăm dò mới nhất công bố trong vài ngày qua cho thấy cựu Phó Tổng thống Biden hơn điểm Tổng thống Trump trên toàn quốc, tính trung bình theo Real Clear Politics thì Biden 51.3%, Trump 43.6%.

Thăm dò từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy kết quả như sau:

Emerson College: Biden 50, Trump 45

Rasmussen Reports: Trump 48, Biden 47

Economist/YouGov: Biden 54, Trump 43

CNN: Biden 54, Trump 42

Reuters/Ipsos: Biden 52, Trump 42

Tại các tiểu bang chiến trường:

Wisconsin: Biden 50.3, Trump 43.9

Michigan: Biden 50.6, Trump 42.4

North Carolina: Trump 48.4, Biden 47.7

Pennsylvania: Biden 49.5, Trump 46

Florida: Biden 48.3, Trump 46.9

Arizona: Biden 47.8, Trump 46.5

Ohio: Trump 46.8, Biden 46.2

Georgia: Biden 47.7, Trump 47.3

Texas: Trump 48, Biden 45.7

Theo khoa học xác suất thống kê, độ tin cậy vào những kết quả thăm dò là 95%, có nghĩa là có 5% cơ hội kết quả thăm dò sai và biên độ sai số thường là cộng trừ 3 điểm.

Có dự báo tại châu Âu nói TT Trump vẫn có cơ hội thắng nếu giành được Texas và Florida.

Vì thế, cả hai ứng cử viên đang ráo riết vận động ở những tiểu bang chiến trường để tìm sự ủng hộ của cử tri trong những ngày cuối, giờ chót của cuộc tranh cử.

Cho đến lúc này khó có thể tiên đoán Trump hay Biden sẽ thắng, dù kết quả thăm dò có nghiêng về Biden trên toàn quốc cũng như tại nhiều tiểu bang chiến trường, cả ở những nơi Trump đã thắng trong năm 2016 như Florida, Georgia, Michigan, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, Arizona.

Với những thay đổi trong cách vận động và cách cử tri tham gia bỏ phiếu thì có nhiều điều khó tiên đoán được trong bầu cử 3/11 này.

Nếu Tổng thống Trump không thắng, nguyên do chính là vì Covid-19 đã làm đảo lộn mọi sinh hoạt kinh tế, xã hội, giáo dục và chính trị Hoa Kỳ trong tám tháng qua.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, là một giảng viên đại học cộng đồng từ vùng Vịnh San Francisco, California.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54729131

Ông Navarro: Nếu đắc cử,

 ông Trump sẽ tiếp tục cứng rắn với ĐCSTQ

Lục Du

Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết, nếu tái đắc cử, Tổng thống Trump sẽ tiếp tục các hành động cứng rắn để chống lại các mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo Epoch Times.

Ông Navarro cho biết, chưa có tổng thống Mỹ nào đứng lên chống lại chính quyền Trung Quốc như Tổng thống Trump, cố vấn Nhà Trắng dẫn chứng một loạt các hành động mà chính quyền Trump đã thực hiện như chính sách thuế với hàng hóa Trung Quốc, chế tài Huawei, cũng như các biện pháp trừng phạt nhắm vào Bắc Kinh vì làm xói mòn tự do của Hồng Kông và gây hấn quân sự trên Biển Đông.

“Trong nhiệm kỳ thứ hai, bạn chắc chắn có thể trông đợi một loạt hành động cứng rắn sẽ tiếp tục đối với [chính quyền] Trung Quốc”, ông Navarro nói trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times.

“Đây là một tổng thống đã có quan điểm rất kiên quyết với [chính quyền] Trung Quốc và sẽ tiếp tục làm như vậy”, cố vấn của Tòa Bạch Ốc nói thêm.

Navarro nói rằng ông có một điều “hối tiếc” trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump vừa qua, đó là “chúng tôi đã không thể thông qua các phương tiện truyền thông chính thống để nâng cao nhận thức của người dân Mỹ rằng loại virus này [virus Vũ Hán] thực sự đến từ Đảng Cộng sản Trung Quốc và chúng đang giết người Mỹ”.

“Nên bày tỏ quan điểm mạnh mẽ hơn [về vấn đề virus Vũ Hán] so những gì đã làm. Vấn đề này nên gắn kết nhiều hơn với thùng phiếu”, ông nói thêm.

Chính quyền Trump đã nhiều lần chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc vì tổ chức này che đậy sự bùng phát dịch ở thành phố Vũ Hán, khiến Covid lây lan ra toàn cầu.

Kể từ đầu năm nay, chính quyền Trump đã đối đầu với ĐCSTQ ở một loạt vấn đề, bao gồm gián điệp, xâm nhập và can thiệp vào xã hội Hoa Kỳ, các mối đe dọa an ninh, vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Hồng Kông, bắt nạt ở Biển Đông và đe dọa Đài Loan.

Ông Navarro cho biết chính quyền Trump cũng đang làm việc để ngăn chặn dòng vốn đầu tư từ một số thực thể Mỹ giúp ĐCSTQ hưởng lợi, đặc biệt là quân đội của tổ chức này. Vào tháng Năm, Washington đã chặn các khoản đầu tư của Kế hoạch Tiết kiệm (TSP) – quỹ lương hưu chính cho nhân viên chính phủ liên bang, bao gồm cả quân nhân Hoa Kỳ – vào cổ phiếu Trung Quốc.

Khi nhận được yêu cầu bình luận về việc Phố Wall tiếp tục tăng cường đầu tư vào Trung Quốc, ông Navarro nói rằng “Họ không có đạo đức hay lòng yêu nước. Tất cả đều là vì tiền”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-navarro-neu-dac-cu-ong-trump-se-tiep-tuc-cung-ran-voi-dcstq.html

Video TT Trump ‘phẩy tay hất bay’ đối thủ

Triệu Hằng

Chỉ một cái ‘phẩy tay’, Tổng thống Trump đã khiến các đối thủ của mình nghiêng ngả. Cư dân mạng bình luận rằng Tổng thống Trump mang sự hài hước quay trở lại Hollywood và hãy đi bầu cho Tổng thống Trump.

M-A-G-A!, một video tranh cử tổng thống Mỹ do chiến dịch Trump phát hành hôm 27/10 đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.

Clip tuy chỉ 38 giây nhưng khiến cả triệu người dùng mạng xã hội khen ngợi, thậm chí một cư dân mạng còn gọi Tổng thống Trump một cách trìu mến là “vua hài”. Người này còn nói rằng hãy đi bầu cho Tổng thống Trump.

Sự hài hước của video Chiến dịch Trump sáng tạo là đã đưa các đối thủ chính trị của tổng thống vào cùng nhập vai với Tổng thống Trump, bao gồm ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, Hillary Clinton và những người biểu tình antifa.

Video được tạo ra theo phong cách hài hước, có phần phóng đại trào phúng đã khiến cả triệu người phải bật cười sảng khoái.

Tiếng nhạc kịch tính nổi lên trong 2 giây đầu tiên với hình ảnh Tổng thống Trump cầm trên tay một chồng mũ lưỡi trai màu đỏ in chữ MAGA – Make America Great Again, có nghĩa là Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, tên gọi của một chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump.

Ngay giây thứ 3 sau đó Tổng thống Trump vung tay ném một chiếc mũ MAGA, hình ảnh đồ họa của chiếc mũ bay vèo trong nhạc nền có âm thanh “sấm sét” trúng gối một kẻ bạo loạn antifa khiến anh ta ngã khuỵu và chiếc mũ đỏ bay ngược trở về tay chủ nhân.

Trên thực tế, trong cuộc bạo loạn antifa ở Mỹ thời gian vừa qua, kẻ bạo loạn đã bị đánh gục bởi một vật thể nào đó mà cảnh sát đã sử dụng để giải tán đám đông.

Video tranh cử đã sử dụng giai điệu của ca khúc nổi tiếng “YMCA” của nhóm nhạc Mỹ Village People làm nhạc nền, và thay thế những chữ cái viết tắt đó bằng “MAGA”.

Trong cảnh quay kế tiếp, Tổng thống Trump lại phát đi những chiếc mũ MAGA, và một chiếc đã bay về phía Hillary Clinton khi bà ở bậc cao nhất của cầu thang đi vào khoang của máy bay, và ngã gục ở giây thứ 7.

Thực tế, việc bà Hillary ngã là một sự kiện có thật, nhưng đồ họa trong video cho thấy cú ngã là sản phẩm của cú đánh từ chiếc mũ MAGA.

Đoạn video gốc về cú ngã của phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton xảy ra ở Ấn Độ vào năm 2018 trong chuyến đi của bà Hillary đến nước này.

Chưa dừng ở đó, trong cảnh quay bà Hillary được hai người dìu hai bên đi xuống bậc cầu thang một ngôi đền, chiếc mũ đỏ lại xuất hiện ở giây thứ 10 và khiến bà Clinton trượt chân chới với.

Sau đó, Tổng thống Trump tiếp tục phân phát những chiếc mũ MAGA, một chiếc bay lướt qua một nhóm người và dừng lại rồi xoay vòng vòng như tìm kiếm thứ gì đó, khung hình kế tiếp là cận cảnh khuôn mặt ứng viên dân chủ Joe Biden, chiếc mũ lưỡi trai xoay ra đằng sau rồi vòng về đằng trước mặt ông ấy và mắt ông ấy đảo sang trái sang phải theo hướng chiếc mũ, và chiếc mũ đã hất văng ông ấy đi ở giây thứ 24 rồi người ta nghe thấy tiếng ông ấy nói: “Come on, Man!” (Cố lên, ông bạn) với chất giọng hụt hơi khào khào.

Câu nói “Come on, Man!” của ông Biden trước đó đã bị giới báo chí phương Tây mổ xẻ, tờ Dakota Free Press đã phân tích rằng: Tranh cử tổng thống, đối mặt với tin tức báo chí hàng ngày, và cố gắng soạn các đề xuất chính sách hiệu quả, thông minh và để dễ giành được phiếu bầu là một bài kiểm tra khó hăn

hơn về khả năng nhận thức của một người so với bất kỳ bài kiểm tra giấy tiêu chuẩn nào được thực hiện trong văn phòng của bác sĩ. Tuy nhiên, khi CBS News hỏi Joe Biden, liệu ông ấy có thực hiện một bài kiểm tra nhận thức hay không, ông Biden đáp lại với một nụ cười, một tràng cười lớn và một sự chế giễu ra mặt khi nói rằng: “Không, tôi chưa từng kiểm tra. Cái quái gì vậy, sao tôi lại phải kiểm tra. Come on, Man!”. Trong ngữ cảnh này có thể ông Biden muốn nói với người phỏng vấn rằng: “Thôi đi, anh bạn”, đừng làm khó cho tôi thêm nữa với những câu hỏi hóc búa.

Từ giây 25 là cảnh Tổng thống Trump tạo nắm đấm với dáng vẻ mạnh mẽ trên nền nhạc sôi động và một khung hình với nội dung tranh cử của Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence hiện ra cho đến hết video.

Các cư dân mạng đã bày tỏ họ ấn tượng đối với sự hài hước của video nói trên và “ngả mũ” trước vị Tổng thống mà họ coi là một bậc đại tài trong các chiến dịch truyền thông tranh cử tổng thống.

https://www.dkn.tv/the-gioi/video-tt-trump-phay-tay-hich-bay-doi-thu.html

Gian lận cử tri Mỹ gây sốc!

Phóng viên chìm điều tra hành vi thu mua phiếu bầu

Quý Khải

Một nhóm các phóng viên chìm trong Dự án Veritas đã ghi lại cảnh một người buôn bán phiếu bầu đang hành nghề ở Quận Bexar, bang Texas, Mỹ và phát một đoạn video mà công tố viên liên bang gọi là “gây sốc”, theo The BL.

Các điều tra viên đã thâm nhập vào mạng lưới gian lận bầu cử đã thu mua hàng nghìn phiếu bầu, theo Dự án Veritas chuyên điều tra các vụ tham nhũng vào ngày 27 tháng 10.

“Chúng tôi vẫn liên tục được bảo rằng gian lận cử tri chỉ là chuyện huyền thoại không có thực và bất kỳ ai chất vấn luận điểm này chỉ đơn giản là đang muốn gây bão”, James O’Keefe, người sáng lập và Giám đốc điều hành Dự án Veritas cho biết khi kể lại vụ việc.

O’Keefe đã đính kèm các phần đoạn ghi âm vào một trong những dòng tweet của anh, trong đó Raquel Rodriguez, một người mua phiếu bầu, đã chia sẻ về công việc thực tế của cô và phần thù lao nhận được. Cô cho biết hiện cô đang tìm kiếm phiếu bầu cho Biden và ứng viên thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mary Jennings Hegar.

O’Keefe viết trên Twitter:

“CHẤN ĐỘNG: Người mua phiếu bầu tiết lộ hành vi gian lận cử tri KHỔNG LỒ nhằm giúp @JoeBiden

“Một số cử tri Đảng Cộng hòa của tôi là người đứng đầu khu cử tri nhưng tôi sẽ không tiết lộ tên họ … Họ muốn giúp đỡ Biden”

“Đối với toàn bộ nhóm, tôi đang xem xét tính giá là … 55.000 đô la”

‘55.000 đô la cho 5.000 phiếu bầu, cặp vé Hegar/Biden’”.

Raquel Rodriguez ý thức được rằng cô đang phạm tội.

“Tôi có thể phải ngồi tù. Tôi hơi ngại nói với bất kỳ ai về việc tôi đang làm, hiểu ý tôi chứ”, cô nói với phóng viên đi cùng trên xe.

Rodriguez đã tạo dựng mối quan hệ cá nhân với những người cao tuổi mà cô mua phiếu bầu, sau đó đến các bưu điện khác nhau, mỗi nơi chỉ để gửi đi 20 đến 40 lá phiếu để không thu hút sự chú ý.

Cô cũng là cố vấn chính trị cho ứng cử viên Hạ viện Mauro E. Garza, chủ sở hữu Câu lạc bộ đêm Pegasus ở San Antonio, tuyên bố rằng gian lận bầu cử là “công việc của cô”.

Cô ước tính rằng cô đã mua được khoảng 7.000 phiếu bầu. Một trong những mánh khóe của cô là gọi những người phụ nữ lớn tuổi là “mẹ” trong khi cô ấy đi cùng họ đến chỗ bỏ phiếu, để không làm dấy lên sự nghi ngờ.

Cô sẽ tặng quà cho họ, những người già để đổi lấy lá phiếu của họ. Những phần quà cô tặng gồm “khăn choàng, tràng hạt, tất cho bệnh nhân tiểu đường và ví,” cô cho biết.

Những trò gian lận của cô ấy bao gồm việc yêu cầu người già thay đổi phiếu bầu nếu cô ấy cảm thấy cần thiết và cô ấy làm việc cho “khách hàng” của cả hai đảng, như bằng chứng thấy được trong chuyến hành trình được ghi hình của cô.

Những cựu tù nhân cũng thường bán lại cho cô phiếu bầu của họ, và cô có nhiều trợ lý giúp cô tổ chức các sự kiện trong đó cô sẽ tập hợp họ lại, một trong những trợ lý đó là Tommy Acosta.

“Tommy sẽ tổ chức những bữa tiệc nướng, lấy ví dụ như thế này, vào thứ Năm tới trong một quán bar, chúng ta sẽ chiêu đãi 45 cựu tù nhân mà chúng ta đã ghi danh bởi vì họ sẽ đi bầu”, Rodriguez tiết lộ.

Công tố viên liên bang Ken Paxton cho biết, “Những gì được trình chiếu trong video này là gây sốc và sẽ là hồi chuông báo động đối với tất cả những người Texas quan tâm đến tính trung thực của cuộc bầu cử,” theo kênh truyền thông địa phương The Texan.

Ông nói thêm: “Chúng tôi đang ráo riết điều tra các cáo buộc nghiêm trọng và tội phạm tiềm ẩn mà các bản ghi âm và ghi hình của Dự án Veritas đã làm sáng tỏ ngày hôm nay”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/gian-lan-cu-tri-my-gay-soc-phong-vien-chim-dieu-tra-hanh-vi-thu-mua-phieu-bau.html

Hàng ngàn phiếu bầu ở bang chiến địa Pennsylvania

 thất lạc chưa rõ nguyên nhân

Lục Du

Hàng ngàn cử tri ở quận Butler, thuộc bang chiến địa Pennsylvania, cho biết họ chưa bao giờ nhận được lá phiếu của mình, theo Epoch Times.

Các nhà chức trách cho biết, gần 40.000 cử tri ở Butler đăng ký bầu qua thư, nhưng Hội đồng bầu cử của quận chỉ nhận lại được 24% số phiếu đó.

“Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng có thể đó chỉ là sự chậm trễ trong hệ thống bưu điện” do số lượng cử tri yêu cầu bỏ phiếu qua thư quá cao, Leslie Osche, chủ tịch Hội đầu bầu cử quận Butler, được Pittsburgh Post-Gazette dẫn lời cho biết. “Và đó vẫn có thể là như vậy. Nhưng dù sao, khi nhận ra điều đó, chúng tôi đã thay đổi chiến lược của mình và giờ đã bắt đầu nói với người dân rằng nếu họ chưa nhận được phiếu bầu, họ vẫn có nhiều lựa chọn”.

“Điều quan tâm chính của chúng tôi là chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi nhận được phiếu bầu của những người này”, Osche nói thêm.

Người phát ngôn của Dịch vụ Bưu điện Hoa Kỳ (USPS) nói với Pittsburgh Post-Gazette rằng cơ quan này “không biết về bất kỳ sự chậm trễ hoặc vấn đề đáng kể nào và thường xuyên liên lạc với Hội đồng bầu cử khi chúng tôi làm việc để tìm và chuyển các lá phiếu khi chúng được bàn giao cho chúng tôi”.

Một quan chức quận Butler có tên Aaron Sheasley nói với CNN hôm thứ Sáu (30/10) rằng quận đã nhận được hơn 10.000 cuộc điện thoại của cử tri hỏi về các lá phiếu mà họ đã yêu cầu nhưng không nhận được.

“Đâu đó giữa bưu điện và cơ sở phân loại Pittsburgh đã xảy ra chuyện”, Sheasley nói với CNN. “Chúng tôi không biết điều gì”.

“Chúng tôi không đưa ra bất kỳ con số nào” về số lượng phiếu bầu bị thiếu “bởi vì chúng tôi đơn giản là không biết”, ông nói thêm.

Phát biểu với CNN, Chuck Bugar, chủ tịch của Hiệp hội Công nhân Bưu điện Mỹ tại Pittsburgh, cho biết không có hồ sơ nào cho thấy những lá phiếu bị mất tích ở quận Butler đã được chuyển đến bưu điện.

“Không có kiện phiếu bầu nào được lấy ra từ ủy ban bầu cử của quận Butler”, ông Bugar nói. “Không có hồ sơ hoặc dấu hiệu nào cho thấy chúng đã được đưa vào luồng thư. Có thủ tục giấy tờ đi kèm với nó [chứng minh điều này]”.

Vào năm 2016, 66% cử tri quận Butler đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump có hơn nhiều so với 29% phiếu ủng hộ mà đối thủ Đảng Dân chủ Hillary Clinton nhận được.

Butler nằm ở phía bắc thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, và có khoảng 150.000 cử tri đã đăng ký bầu cử.

Cả Tổng thống Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đều đã tổ chức các sự kiện vận động tranh cử để nhận được sự ủng hộ từ bang chiến địa Pennsylvania với 20 phiếu đại cử tri.

Quận Butler nói với Post-Gazette rằng cử tri mang theo giấy tờ tùy thân có thể đến Văn phòng Bầu cử và trực tiếp bỏ phiếu. Lá phiếu ban đầu gửi qua đường bưu điện cho họ sẽ bị hủy bỏ.

Họ cũng nói rằng cử tri có thể bỏ phiếu tại một địa điểm bỏ phiếu địa phương ở trong quận. Ngoài ra còn có các lựa chọn thay thế khác.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hang-ngan-phieu-bau-o-bang-chien-dia-pennsylvania-that-lac-chua-ro-nguyen-nhan.html

Tin tặc Nga nhắm vào đảng Dân Chủ

tại California, và Indiana

Tin từ WASHINGTON, DC – Theo những nguồn tin trong cuộc, nhóm tin tặc Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 hồi đầu năm nay nhắm vào tài khoản email của đảng Dân chủ ở tiểu bang California và Indiana, cũng như các viện chính sách có sức ảnh hưởng ở Washington và New York.

Các nỗ lực xâm nhập, phần nhiều trong số đó được Microsoft thông báo nội bộ vào mùa hè, được thực hiện bởi một nhóm thường có biệt danh “Fancy Bear”. Hoạt động của các tin tặc này cung cấp thông tin chi tiết về cách tình báo Nga đang nhắm mục tiêu vào Hoa Kỳ trong thời gian dẫn đến cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11.

Các mục tiêu được Reuters xác định, bao gồm Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Carnegie vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Washington, cho biết họ không nhận thấy bất kỳ bằng chứng nào về các nỗ lực tấn công mạng thành công.

Theo cáo trạng của Bộ Tư pháp được nộp vào năm 2018, Fancy Bear do cơ quan tình báo quân sự của Nga kiểm soát và chịu trách nhiệm về việc tấn công các tài khoản email thuộc nhân viên của bà Hillary Clinton trong thời gian trước cuộc bầu cử vào năm 2016.

Tin tức về hoạt động tấn công mạng của Nga xuất hiện sau thông báo hồi tháng trước của Microsoft rằng Fancy Bear cố gắng tấn công hơn 200 tổ chức, nhiều tổ chức trong số đó được công ty phần mềm này cho biết có liên quan đến cuộc bầu cử năm 2020.

Theo đánh giá của Microsoft được Reuters xem qua, Microsoft có thể liên kết chiến dịch gián điệp mạng năm nay với các tin tặc Nga thông qua một lỗi lập trình cho phép công ty xác định một hình thức tấn công  của Fancy Bear. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tin-tac-nga-nham-vao-dang-dan-chu-tai-california-va-indiana/

Mỹ truy tố công ty năng lượng và cá nhân Trung Quốc

 đánh cắp bí mật thương mại ngành dầu khí

Tâm Thanh

Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố rằng, một công ty năng lượng Trung Quốc và chi nhánh ở Hoa Kỳ bị nghi ngờ âm mưu với nhau đánh cắp bí mật thương mại từ ngành dầu khí Mỹ, theo Sound of Hope.

Hiện tại, đại bồi thẩm đoàn liên bang Hoa Kỳ đã quyết định truy tố các cơ quan liên quan và những người có liên quan đến vụ việc.

Theo tài liệu của tòa án, trong thời gian đó, nghi phạm đã sử dụng ứng dụng WeChat được mã hóa để chụp ảnh các cơ sở của công ty Hoa Kỳ và chuyển chúng sang Trung Quốc.

Hôm thứ Năm (29/10), luật sư Hoa Kỳ Ryan K. Patrick và trợ lý Bộ trưởng Phụ trách Các vấn đề An ninh Quốc gia John C. Demers của Bộ Tư pháp đã đưa ra các tuyên bố liên quan chỉ ra rằng, công ty TNHH công nghệ năng lượng Jason (Jason Energy Technologies Co.)  có trụ sở chính tại Yên Đài, Sơn Đông, Trung Quốc và chi nhánh là công ty thiết bị dầu khí Jason ở Houston, Hoa Kỳ cùng với chủ tịch bộ phận Hoa Kỳ, Jason Gao, một công dân Trung Quốc 45 tuổi bị buộc tội âm mưu với nhau đánh cắp công nghệ cuộn ống từ một nhà sản xuất thiết bị dầu khí ở Houston, Texas, Hoa Kỳ.

Robert Erford Jr., 41 tuổi, người Mỹ, cũng bị buộc tội trong vụ này sau khi thú nhận âm mưu với công ty Jason Energy để đánh cắp tài sản trí tuệ.

Theo thông tin công khai từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, kể từ ngày 7/11 năm ngoái, tại văn phòng Houston, Hoa Kỳ, Jason Gao đã chính thức thuê Robert Erford sang Trung Quốc làm cố vấn kỹ thuật công nghệ cuộn ống.

Theo hợp đồng, Robert Erford sẽ đến Trung Quốc 15 ngày để giúp công ty Jason Energy nâng cao hiệu quả sản xuất của các cơ sở, giảm thiểu hỏng hóc và nâng cao năng lực sản xuất. Mỗi ngày, Robert Erford sẽ được trả 1.000 đô la Mỹ. Cả hai bên đã ký một điều khoản giữ bí mật.

Khoảng ngày 22/11/2019, Robert Elford đã âm thầm cung cấp một tài liệu từ một công ty cơ sở năng lượng ở Texas cho công ty Jason Energy.

Vài ngày sau, Robert Elford và Jason Gao cùng những người khác tổ chức một cuộc họp tại văn phòng công ty Jason Energy ở Sơn Đông, Trung Quốc về các chủ đề liên quan đến các cơ sở sản xuất cuộn ống. Trong thời gian đó, họ thảo luận về các nội dung như công nghệ độc quyền và quy trình sản xuất của những công ty Mỹ (đã trở thành nạn nhân).

Các công tố viên Hoa Kỳ cũng thu được bằng chứng cho thấy Robert  Elford và Jason Gao đã sử dụng ứng dụng WeChat được mã hóa vào tháng 12/2019 để lấy và sao chép thông tin sản xuất của Hoa Kỳ. Các tài liệu của tòa án cho thấy, Robert Elford đã chụp 120 bức ảnh về các cơ sở, quy trình kỹ thuật và

dữ liệu liên quan đến công nghệ cuộn ống của công ty Hoa Kỳ bị hại. Những bức ảnh này liên quan đến thông tin chế tạo bí mật.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố rằng, nghi phạm Jason Gao trước đây sống ở Houston, Hoa Kỳ và hiện được cho là đang ở Trung Quốc, và lệnh bắt giữ đối với Jason vẫn chưa được thực hiện.

Nếu bị kết tội, công ty Jason Energy Technology và các tổ chức kinh doanh của nó tại Hoa Kỳ sẽ bị phạt tới 5 triệu đô la Mỹ (hoặc gấp ba lần giá trị của bí mật thương mại bị đánh cắp, tùy theo mức nào cao hơn). Jason Gao cũng có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt 250.000 USD và chịu mức án cao nhất là 10 năm tù.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-truy-to-cong-ty-nang-luong-va-ca-nhan-trung-quoc-danh-cap-bi-mat-thuong-mai-nganh-dau-khi.html

Mỹ tăng cường hợp tác với Greenland,

đẩy Trung Quốc khỏi Bắc Cực

Lục Du

Hoa Kỳ và Greenland đang đàm phán để tìm kiếm một thỏa thuận nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Bắc Cực, theo một báo cáo mới được công bố hôm thứ Năm (29/10), The BL đưa tin.

Tờ Wall Street Journal tiết lộ rằng, hôm thứ Tư (28/10), một số quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đã gặp và thảo luận với các quan chức ở lãnh thổ tự trị của Đan Mạch và sắp ký kết các thỏa thuận về hợp tác an ninh và ngoại giao, cũng như các sáng kiến thương mại và đầu tư.

Một trong những quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien đã thảo luận trực tuyến với các quan chức của Greenland về việc tăng cường hợp tác và loại trừ các hành động của ĐCSTQ nhằm tìm kiếm chỗ đứng ở Bắc Cực.

Trong số các thỏa thuận, Hoa Kỳ sẽ giúp Greenland tiếp cận nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một động thái thực hiện các quyết định tài chính năm 2020 của chính quyền Trump nhằm giám sát đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt động quân sự của ĐCSTQ ở Bắc Cực.

Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã báo cáo về việc ĐCSTQ đang gia tăng các hoạt động ở Bắc Cực. Báo cáo cho biết, chính quyền Trung Quốc có thể triển khai tàu ngầm tới khu vực này như một biện pháp răn đe chống lại các cuộc tấn công hạt nhân.

Theo sách trắng do Bắc Kinh công bố vào năm 2018, chính quyền Trung Quốc cũng kêu gọi xây dựng “Con đường Tơ lụa” tại Bắc Cực.

Sự hiện diện của ĐCSTQ ở Bắc Cực sẽ kéo theo sự gia tăng việc khai thác các khoáng chất quý hiếm như praseodymium, yttrium và lanthanum. Đây là những vật liệu được sử dụng trong laser, nam châm, chất bán dẫn, kính đặc biệt, gốm sứ và pin hạt nhân.

New York Post cho hay, ĐCSTQ đã tìm cách tiếp cận với chính quyền lãnh thổ tự trị của Đan Mạch nhằm có được một thỏa thuận cho phép họ xây dựng ba sân bay tại Greenland, tuy nhiên nỗ lực này của lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc đã bị Ngũ Giác Đài ngăn cản.

Theo một báo cáo của Wall Street Journal vào ngày 16/8/2019, Tổng thống Trump đã thể hiện sự quan tâm tới việc mua Greenland từ Đan Mạch.

Hiện tại, Hoa Kỳ và Đan Mạch có một hiệp ước quốc phòng có tuổi đời hàng chục năm, và Mỹ cũng có căn cứ không quân quân sự Thule nằm ở đông bắc Greenland, bao gồm các hệ thống cảnh báo sớm tên lửa.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-tang-cuong-hop-tac-voi-greenland-day-trung-quoc-khoi-bac-cuc.html

Hoa Kỳ thử nghiệm thành công

hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa

Tin từ WASHINGTON, DC – Hoa Kỳ cho biết họ phóng thử thành công một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III không đầu đạn vào hôm thứ Năm (29 tháng 10).

Theo tin từ AFP, Không quân cho biết hỏa tiễn một đầu đạn được phóng vào lúc 12 giờ 27 phút sáng (07:27 GMT) từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở California, di chuyển 6,700 km trên Thái Bình Dương trước khi lao xuống vùng biển gần Quần đảo Marshall. Đây là lần thử nghiệm thứ ba trong năm này, được lên kế hoạch vào hôm thứ Tư nhưng bị hoãn lại một ngày vì thời tiết xấu quanh quần đảo.

Minuteman III, được sử dụng trong 50 năm, là hỏa tiễn đất đối không duy nhất trong kho vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ kể từ năm 2005. Hỏa tiễn này được lắp đặt tại các căn cứ ở Wyoming, North Dakota và

Montana. Hỏa tiễn nguyên tử Trident được bố trí trên các tàu ngầm của Hoa Kỳ, và các máy bay thả bom chiến lược của Hoa Kỳ cũng mang theo các thiết bị nguyên tử. Lực lượng không quân cho biết cuộc thử nghiệm này được lên kế hoạch trong nhiều tháng và “không phải là một phản ứng trước các sự kiện thế giới hoặc những căng thẳng trong khu vực”. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-thu-nghiem-thanh-cong-hoa-tien-dan-dao-xuyen-luc-dia/

Lãnh đạo đa số Thượng Viện tuyên bố

bất kỳ gói hỗ trợ coronavirus mới nào

cũng chỉ được xem xét vào đầu năm 2021

Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ sáu (ngày 30 tháng 10), Lãnh đạo Đa số Thượng viện Hoa Kỳ Mitch McConnell tuyên bố bất kỳ gói viện trợ coronavirus mới nào cũng chỉ được xem xét vào đầu năm 2021. Tuyên bố này đã làm dập tắt các triển vọng rằng một gói hỗ trợ sẽ được thông qua ngay sau cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11.

Trong một cuộc phỏng vấn với ông Hugh Hewitt, một người dẫn chương trình theo đường lối bảo thủ, ông McConnell cho biết gói hỗ trợ mới nên được thông qua vào đầu năm 2021, đặc biệt nhắm vào các tiểu thương đang gặp khó khăn và các bệnh viện hiện đang phải đối phó với làn sóng thứ hai của coronavirus.

Ông nói thêm rằng gói hỗ trợ mới sẽ phải “khiêm tốn hơn” so với đề nghị 3 nghìn tỷ mỹ kim mà Hạ viện đã thông qua hồi giữa tháng 5. Kể từ đó, đảng Dân chủ đã đưa ra một gói hỗ trợ hạn chế hơn khoảng 2.2 nghìn tỷ mỹ kim. Nhiều đảng viên Cộng hòa đã đặt câu hỏi về sự cần thiết của bất kỳ khoản chi nào trên 500 tỷ mỹ kim trong khi những người khác cho rằng không cần bất kỳ gói hỗ trợ mới nào.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, người đã đàm phán về gói hỗ trợ coronavirus với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với MSNBC rằng một thỏa thuận chắc chắn sẽ được thông qua khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống mới. Người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 – Tổng thống Donald Trump hoặc cựu Phó Tổng thống Joe Biden – sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày 20 tháng 1. (BBT)

https://www.sbtn.tv/lanh-dao-da-so-thuong-vien-tuyen-bo-bat-ky-goi-ho-tro-coronavirus-moi-nao-cung-chi-duoc-xem-xet-vao-dau-nam-2021/

Tổng Thống Trump cáo buộc

các bác sĩ trục lợi từ đại dịch coronavirus

Tin từ Milwaukee/Rochester, Minnesota – Vào thứ sáu (ngày 31 tháng 10), Tổng thống Trump và đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden đã vận động tranh cử ở các tiểu bang miền Trung Tây Hoa Kỳ nơi coronavirus đã bùng phát trở lại.

Tại một sự kiện ở Rochester, Minnesota, Tổng thống Trump còn nhắm sự giận dữ của ông vào  hệ thống y tế Hoa Kỳ, đưa ra những cáo buộc sai lầm rằng các bác sĩ đã tìm cách tăng số lượng người chết do đại dịch để kiếm tiền. Tổng thống Trump đã chỉ trích các thống đốc đảng Dân chủ vì áp đặt các hạn chế nhằm mục đích làm chậm sự lây lan của virus, đồng thời nói rằng ông Biden sẽ cấm người Mỹ tụ tập vào các ngày lễ hoặc các dịp đặc biệt khác nếu đắc cử.

Về phía Đảng Dân chủ, ông Biden đã tố cáo Tổng thống Trump “bỏ cuộc” trong cuộc chiến chống lại coronavirus và nói rằng ông không nên chỉ trích các nhân viên y tế đang điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Đại dịch coronavirus, đã giết chết gần 230,000 người ở Hoa Kỳ và làm mất thêm hàng triệu công việc trong nước, đã trở thành tâm điểm trong những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử từ cả hai ứng viên.

Số ca bệnh tăng kỷ lục đang đẩy các bệnh viện đến mức tràn ngập. Tin tức này đã khiến thị trường chứng khoán Wall Street trải qua một ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 3, làm suy yếu một trong những lập luận chính của Tổng thống Trump để tái tranh cử.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-cao-buoc-cac-bac-si-truc-loi-tu-dai-dich-coronavirus/

Mỹ lập kỉ lục thế giới về COVID-19

với hơn 100.000 ca nhiễm một ngày

Một sự tăng vọt số ca nhiễm virus corona ở Mỹ đã khiến các bệnh viện hoạt động ở mức gần hết công suất và đẩy số ca nhiễm được báo cáo hàng ngày vào ngày thứ Sáu lên mức kỉ lục thế giới là 100.000 ca, bốn ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Mỹ cũng ghi nhận ca nhiễm thứ 9 triệu vào ngày thứ Sáu, chiếm gần 3% dân số, với gần 229.000 người chết kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm nay, theo một thống kê dữ liệu được báo cáo công khai của Reuters.

Trong khi đất nước đang trong những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống đầy biến động và bị chi phối bởi đại dịch, nhà chức trách y tế Mỹ ngày thứ Sáu cũng xác nhận có thêm 100.233 người đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong 24 giờ qua.

Con số được báo cáo ngày thứ Sáu lập kỉ lục mới lần thứ năm trong 10 ngày qua về số ca nhiễm trong một ngày ở Mỹ, vượt qua mức cao nhất trước đó là 91.248 ca mới được báo cáo trước đó một ngày.

Đó là con số hàng ngày cao nhất của một quốc gia trên thế giới trong suốt đại dịch, vượt qua kỉ lục trong 24 giờ của Ấn Độ là 97.894 ca vào tháng 9.

Tốc độ gia tăng của các ca nhiễm ở Mỹ tiếp tục khi dữ liệu được cập nhật trong ngày thứ Sáu, với ít nhất 12 bang báo cáo riêng lẻ một số lượng kỉ lục các ca nhiễm mới hàng ngày, Reuters đưa tin.

Hãng tin này cho biết các ca COVID-19 nghiêm trọng cũng đang gia tăng, trong khi các bệnh viện ở sáu bang cho biết có nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Số bệnh nhân COVID-19 nhập viện đã tăng hơn 50% trong tháng 10 lên 46.000, cao nhất kể từ giữa tháng 8.

Trong số các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những bang mà hai ứng cử viên tổng thống tranh chấp gay gắt nhất trong chiến dịch tranh cử giữa Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden, chẳng hạn như Michigan, North Carolina, Ohio, Pennsylvania và Wisconsin.

Hơn 1.000 người đã chết vì virus trong ngày thứ Năm, lần thứ ba số người chết hàng ngày vượt quá con số đó trong tháng này, và tốc độ tử vong dự kiến sẽ tiếp tục tăng. COVID đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 926 người vào ngày thứ Sáu.

“Các bệnh viện của chúng ta không thể theo kịp tỉ lệ nhiễm bệnh ở Utah. Các bạn xứng đáng hiểu được thảm trạng mà chúng ta đang đối mặt,” Thống đốc bang Utah, Gary Herbert, nói trên Twitter, đưa ra cảnh báo giống như các quan chức ở các bang khác và các chuyên gia y tế công.

Ông Trump đã nhiều lần hạ giảm mức độ nghiêm trọng của virus trong những tuần qua, nói rằng đất nước đang “bẻ cua,” ngay cả khi số ca nhiễm mới và số ca nhập viện tăng vọt. Ông vẫn tỏ ra lạc quan trên Twitter vào ngày thứ Sáu, nói rằng Mỹ đang làm tốt hơn nhiều so với Châu Âu trong việc đối đầu với đại dịch.

Ông Biden và các nghị sĩ Đảng Dân chủ trong Quốc hội chỉ trích tổng thống về cách xử lý cuộc khủng hoảng y tế.

Sau khi nhập viện vì nhiễm COVID-19 vào đầu tháng 10, ông Trump tiếp tục các cuộc tập hợp vận động tranh cử lớn thu hút hàng ngàn người ủng hộ tụ tập với nhau, nhiều người không đeo khẩu trang. Ban vận động tranh cử Trump nói rằng các cuộc tập hợp diễn ra an toàn và việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được khuyến khích.

https://www.voatiengviet.com/a/my-lap-ki-luc-the-gioi-ve-covid-19-voi-hon-100000-ca-nhiem-mot-ngay/5643208.html

Thẩm phán ra lệnh dẫn độ thiếu niên đã bắn chết

hai người biểu tình và làm bị thương một người thứ ba

Vào thứ sáu (ngày 30 tháng 10), một thẩm phán của Illinoi đã ra lệnh dẫn độ một thiếu niên bị cáo buộc bắn chết hai người biểu tình và làm bị thương một người thứ ba trong cuộc biểu tình vào tháng Tám ở Wisconsin.

Ông Paul Novak, một thẩm phán ở Quận Lake, Illinois, nơi Kyle Rittenhouse 17 tuổi đang bị giam giữ, đã đưa ra phán quyết dài sáu trang bác bỏ yêu cầu thả thiếu niên và phán quyết rằng anh ta và luật sư phải đưa ra các lập luận về này tại một tòa án ở Wisconsin.

Ngoài lập luận rằng Rittenhouse đã hành động để tự vệ, các luật sư của anh ta còn cáo buộc lỗi kỹ thuật trong thủ tục giấy tờ đằng sau vụ bắt giữ anh ta tại  Antioch, Illinois, gần Kenosha, Wisconsin, nơi vụ nổ súng diễn ra.

Thẩm phán Novak cho biết ông không tìm thấy vấn đề gì về thủ tục giấy tờ và ông không có vai trò đánh giá việc này theo luật dẫn độ, đồng thời nói rằng những vấn đề này nên được nêu ra ở Kenosha, Wisconsin, thông qua các thủ tục trước khi xét xử hoặc trong quá trình xét xử.

Ông John Pierce, luật sư của Rittenhouse, cho biết trên Twitter rằng ông dự định kháng cáo phán quyết lên Tòa kháng án Illinois. Rittenhouse bị buộc tội giết người liều lĩnh cấp độ một và năm tội danh khác liên quan đến vụ nổ súng.

Sự việc xảy ra vào ngày 25 tháng 8 ở Kenosha, Wisconsin trong lúc thành phố này đang trải qua tình trạng bất ổn dân sự sau khi cảnh sát bắn người đàn ông da đen Jacob Blake. Ngay sau phán quyết hôm thứ Sáu, Rittenhouse đã được đưa đến Wisconsin và bàn giao cho chính quyền ở Kenosha. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tham-phan-ra-lenh-dan-do-thieu-nien-da-ban-chet-hai-nguoi-bieu-tinh-va-lam-bi-thuong-mot-nguoi-thu-ba/

Đối mặt chỉ trích, Twitter nhượng bộ

mở khóa tờ báo vạch trần bê bối nhà Biden

Đại Nghĩa

Twitter đã nhượng bộ vào thứ Sáu (30/10) trong cuộc chiến với tờ The New York Post (NY Post) khi mở khóa tài khoản chính của hãng tin này trên nền tảng mạng xã hội của mình, sau hai tuần khóa cứng vì vụ bê bối Hunter Biden, tờ NY Post cho biết.

Động thái này được đưa ra sau khi tờ NY Post từ chối yêu cầu của Twitter xóa sáu tweet trích dẫn các bài báo vạch trần vụ bê bối Biden mà Twitter tuyên bố – dù không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào – rằng chúng dựa trên thông tin bị hack.

Tờ New York Post không nhượng bộ và giữ các tweet trên tài khoản trong thời gian chờ – ngay cả khi Twitter ẩn chúng.

Trong một loạt các tweet, gã khổng lồ truyền thông xã hội cho biết họ đang sửa đổi “Chính sách tài liệu bị tấn công” và “cập nhật phương pháp của chúng tôi về việc không đảo ngược việc thực thi trước đó”, tức là không áp dụng chính sách mới với các quyết định trong quá khứ.

“Các chính sách của chúng tôi là các chính sách đang được áp dụng”, một trong những tweet từ @TwitterSafety cho biết.

“Chúng tôi sẵn sàng cập nhật và điều chỉnh chúng khi gặp các tình huống mới hoặc nhận được phản hồi quan trọng từ công chúng.”

Tờ New York Post ngay lập tức ăn mừng chiến thắng với một dòng tweet tuyên bố “We’re baaaaaaack” (Chúng tôi đã trở lại) và một hình ảnh trên trang nhất vào thứ Bảy (30/10) của tờ báo, với tiêu đề “CHIM ĐÃ ĐƯỢC TỰ DO! (FREE BIRD)”, cùng biểu tượng con chim Twitter sổ lồng, một hình tượng ẩn dụ mỉa mai hành vi kiểm duyệt của Twitter.

Thông tin đã nhanh chóng lan truyền, thu hút hơn 17.000 lượt retweet và gần 50.000 lượt thích trong khoảng một giờ.

Twitter đã tùy tiện kiểm duyệt trang New York Post và khóa tài khoản của nó vào ngày 14/10.

Twitter tuyên bố tờ New York Post đã vi phạm chính sách về việc chia sẻ “tài liệu bị hack”, bằng cách đăng các liên kết đến các bài báo bom tấn độc quyền về các email của Biden. Nhưng Twitter không cho biết cách thức đi đến kết luận đó, mặc dù thực tế là cả Hunter Biden hoặc bất kỳ ai khác đều không khẳng định email của anh ta đã bị hack.

Động thái này đã gây ra sự phẫn nộ trên diện rộng khiến Twitter phải sửa đổi chính sách của mình, để những người dùng khác có thể tweet câu chuyện chấn động này.

Nhưng Twitter vẫn tiếp tục chặn tài khoản của New York Post – yêu cầu xóa 6 tweet chia sẻ link bài viết vạch trần của tờ báo này. Nhưng tờ báo này đã không làm.

“Mặc dù chúng tôi đã cập nhật chính sách, nhưng chúng tôi không thay đổi việc thực thi trở về trước (áp dụng chính sách ngược trở lại cho các quyết định trước đây). Bạn vẫn cần phải xóa các Tweet để lấy lại quyền truy cập vào tài khoản của mình”, một đại diện Twitter nói với tờ NY Post vào ngày 16/10.

Twitter cũng để 6 tweet đó ở chế độ ẩn với người dùng, bằng cách thay thế chúng bằng các thông báo có nội dung “Tweet này không còn khả dụng nữa”.

Vào thứ Sáu (30/10), Twitter cho biết, theo bản sửa đổi chính sách mới nhất của mình, “Các quyết định được đưa ra theo các chính sách mới được thay đổi và công bố hiện có thể bị kháng nghị nếu tài khoản đang được đề cập là lý do dẫn đến sự thay đổi đó.”

Twitter cho biết: “Chúng tôi tin rằng điều này là công bằng và phù hợp. Điều này có nghĩa là vì vụ việc với @ New York Post đã khiến chúng tôi cập nhật “Chính sách về tài liệu bị hack”, chúng tôi sẽ không còn hạn chế tài khoản của họ theo các điều khoản của chính sách trước đó nữa và giờ đây họ có thể tiếp tục tweet.”

News Corp gọi động thái này là “một thời điểm quan trọng đối với báo chí và tự do báo chí”.

“Không có bằng chứng nào cho thấy các tài liệu là không xác thực, và việc tờ New York Post bị chặn tùy tiện là một khoảnh khắc đáng nhớ trong thời điểm quan trọng của mùa bầu cử này. Nó cũng có tác động thương mại tiêu cực, nhưng tờ New York Post đã xác định rằng nguyên tắc đó nên được áp dụng và nó đã được thực hiện.

“Alexander Hamilton, người sáng lập tờ báo, đêm nay nhìn xuống với nụ cười lớn và cảm giác tự hào,” Giám đốc Truyền thông Jim Kennedy nói.

Dù trong bối cảnh bị khóa tài khoản, Tờ New York Post vẫn tăng khoảng 190.000 người theo dõi, tức 10,6% chỉ trong khoảng hai tuần.

Trong khi đó, giá cổ phiếu của Twitter giảm hơn 21% vào thứ Sáu (30/10), xuống còn 41,36 USD/cổ phiếu, giảm 11,09 USD.

Việc Twitter đột ngột thay đổi thái độ liên quan đến tờ New York Post và sự đối xử khắc nghiệt của các nhà giao dịch Phố Wall, xuất phát từ việc Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey phải xuất hiện giải trình trước Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải Thượng viện vào thứ Tư (28/10).

Hình ảnh qua video về cách xử lý của Twitter đối với các báo cáo của New York Post về Hunter Biden cho thấy, Dorsey đã phủ nhận cáo buộc của Thượng nghị sĩ Ted Cruz: “Ông vẫn đang chặn bài đăng của họ, ngay hôm nay ông vẫn đang chặn bài đăng của họ.”

“Chúng tôi không chặn New York Post, bất kỳ ai cũng có thể tweet những bài báo này”, Dorsey trả lời.

Nhưng một phát ngôn viên của chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã nhanh chóng đăng một đoạn video. Nó cho thấy cô ấy đã bị chặn đăng bài báo hôm 15/10 của tờ New York Post vạch trần kế hoạch kinh doanh năm 2017 liên quan đến Hunter Biden, trong đó phanh phui việc 10% cổ phần công ty liên doanh mới giữa nhà Biden và một công ty Trung Quốc có kết nối với Bắc Kinh sẽ do “H nắm giữ cho ông lớn.?”. “H nắm giữa cho ông lớn” được hiểu là Hunter Biden giữ hộ cho cha anh, Joe Biden.

Việc chặn câu chuyện [bê bối của Hunter Biden] trên nền tảng mạng xã hội này đã được dỡ bỏ khoảng hai giờ sau nhận xét của Dorsey, mà Twitter cho rằng đó là kết quả của một “trục trặc kỹ thuật.”

https://www.dkn.tv/the-gioi/doi-mat-chi-trich-twitter-nhuong-bo-mo-khoa-to-bao-vach-tran-be-boi-nha-biden.html

Khủng hoảng biếm họa: Thủ tướng Canada

kêu gọi sử dụng thận trọng quyền tự do ngôn luận

Trọng Thành

Trong những ngày qua, khủng hoảng tranh biếm họa làm bùng lên tình cảm chống Pháp tại một số quốc gia có đông đảo dân cư theo đạo Hồi. Hôm qua, 30/10/2020, thủ tướng Canada lên tiếng kêu gọi sử dụng thận trọng quyền tự do ngôn luận, tránh để « làm tổn thương một cách tùy tiện và vô ích ».

Trả lời báo giới, thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên ông nhấn mạnh là “quyền tự do ngôn luận không phải là không có giới hạn “, « cần hành động với sự tôn trọng người khác, và đừng làm tổn thương một cách tùy tiện và vô ích những người mà chúng ta đang chia sẻ một xã hội chung, một hành tinh chung ».

Theo lãnh đạo Canada, « cần ý thức được về các tác động của những lời lẽ, cử chỉ, hành động chúng ta đến những người khác, đặc biệt là đối với một số cộng đồng, một số nhóm dân cư, hiện đang là nạn nhân của những kỳ thị nặng nề ». 

Một mặt thể hiện quan điểm khác biệt với tổng thống Pháp về vấn đề tranh biếm họa, mặt khác thủ tướng Canada cũng khẳng định ông cực lực lên án các hành động khủng bố chống lại nước Pháp, và Canada luôn sát cánh với những người bạn Pháp « trong thời điểm hết sức khó khăn » hiện nay.

Lập trường của thủ tướng Canada bị đảng chính trị Canada « Bloc québécois », có lập trường độc lập cho bang Québec, lên án mạnh mẽ. Lãnh đạo đảng, ông Yves-François Blanchet, ra thông cáo chỉ trích thủ tướng Canada đã coi nhẹ quyền tự do ngôn luận, tự do giảng dạy, và an toàn của các công dân, chấp nhận thỏa hiệp với khủng bố, hơn là đối đầu không khoan nhượng, để bảo vệ các giá trị, cũng như các thành viên của một xã hội dân chủ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201031-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-bi%E1%BA%BFm-h%E1%BB%8Da-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-canada-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-th%E1%BA%ADn-tr%E1%BB%8Dng-quy%E1%BB%81n-t%E1%BB%B1-do-ng%C3%B4n-lu%E1%BA%ADn

Bàn tay đen của ĐCSTQ vươn đến Canada:

Các hiệp hội, mặt trận và tổ chức tội phạm

Hương Thảo

Nghi phạm chủ sòng bạc phi pháp ở Markham, Ontario, Canada có mối quan hệ thân thiết với người đứng đầu cộng đồng người Canada gốc Hoa. Những người này đều có mối quan hệ thân thiết với ĐCSTQ và tích cực quyên góp tiền cho các chính đảng Canada. Điều này cho thấy bàn tay đen của ĐCSTQ sớm đã vươn đến Canada, theo SOH.

Vào ngày 23/7/2020, một trăm cảnh sát đã đột kích sòng bạc bất hợp pháp của ông trùm bất động sản Vy Vỹ ở Ontario, Markham, bắt giữ 29 người, thu giữ 11 vũ khí, đạn dược và 1 triệu nhân dân tệ tiền mặt. Vy Vỹ chủ yếu bị tình nghi điều hành một sòng bạc bất hợp pháp trong một biệt thự 53 phòng ở Markham, đây là một vụ án hiếm có ở Canada.

Cảnh sát đã rất bất ngờ trước quy mô của sòng bạc phi pháp. Ahmad Salhia, một thám tử ở York, cho biết 53 phòng trong tòa nhà không chỉ liên quan đến cờ bạc mà còn tiềm ẩn nạn buôn bán tình dục. Dinh thự được trang bị máy đánh bạc, bàn mạt chược và các thiết bị đánh bạc cao cấp khác, ngoài ra còn có quầy bar ở sảnh tiếp khách và cơ sở giao dịch tiền mặt ngân hàng. Tuy nhiên, không ai trong số 29 người tại hiện trường, kể cả Vy Vỹ có hành vi đánh bạc hợp pháp. Giới hạn đặt cược cho mỗi ván bài baccarat là 20.000 nhân dân tệ (khoảng 70 triệu đồng), hơn nữa có thể sử dụng tiền điện tử và tiền mặt.

Vy Vỹ cũng là giám đốc sáng lập của Hiệp hội Hữu nghị Hợp Phì ở Canada. Theo trang web của hiệp hội, tư tưởng chỉ đạo của hiệp hội là thực hiện tinh thần của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 19 dưới sự lãnh đạo của Hội nghị Hiệp thương Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vy Vỹ cũng tích cực tham gia các hoạt động khác nhau của Hiệp hội đồng hương An Huy Canada. Hiệp hội đồng hương An Huy đã sử dụng luận điệu của ĐCSTQ để công khai ủng hộ việc chính quyền Hồng Kông đàn áp sinh viên và các nhà dân chủ trong phong trào Phản Tống Trung (chống dẫn độ về Trung Quốc) ở Hồng Kông.

Hai tháng sau vụ bắt giữ trên, vào ngày 18/9, một vụ nổ súng có chủ đích khác xảy ra tại một nhà hàng thời thượng ở khu Richmond. Cảnh sát đã đệ đơn hơn 20 cáo buộc đối với kẻ chủ mưu. Vợ và con gái của ông ta cũng bị cảnh sát buộc tội.

Theo các nguồn tin tình báo tiết lộ, những người tham gia chính trong mạng lưới Markham đã gặp Paul King Jin, người bị buộc tội cho vay nặng lãi và điều hành sòng bạc bất hợp pháp tại khu vực Richmond năm nay.

Các nguồn tin cho biết họ đã nhìn thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Trung Quốc hoạt động ở Vancouver và Toronto. Ở vùng ngoại ô Richmond, British Columbia và Markham, Ontario, nhiều sòng bạc ngầm được cho là rửa tiền cho những kẻ buôn ma túy.

Bàn tay đen của ĐCSTQ thâm nhập vào các cộng đồng Hoa kiều

Theo Global News, nhà phát triển bất động sản Trẫn Vĩnh Đào (Yongtao Chen) đã trở thành chủ tịch điều hành của Hiệp hội người Hoa tại Canada (CACA) vào năm 2018. Ông đã tổ chức tiệc nhậm chức tại một khách sạn ở Vancouver và vẫy cờ của ĐCSTQ để khán giả vỗ tay.

Hiệp hội người Hoa ở Canada là một tổ chức ủng hộ ĐCSTQ. Hiệp hội này thậm chí còn tuyên bố đại diện cho khoảng 100 hiệp hội cộng đồng người Hoa trên khắp đất nước và hợp tác với các quan chức chính phủ Trung Quốc để thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa Canada và Trung Quốc. Vì vậy, bữa tiệc ăn mừng bao gồm quan chức lãnh sự cao nhất của chính quyền Trung Quốc tại British Columbia (một tỉnh của Canada), các chính trị gia từ tất cả các cấp của chính phủ Canada, và đối tác kinh doanh của ông, ông trùm bất động sản Vy Vỹ.

Tuy nhiên, các cơ quan tình báo Canada nghi ngờ rằng Hiệp hội người Hoa Canada chỉ là một phần của mạng lưới do ĐCSTQ kiểm soát, có nhiệm vụ đảm nhận các nhiệm vụ hợp pháp và bất hợp pháp ở nước ngoài.

Global News cũng đã điều tra một số thủ lĩnh Hoa kiều phạm tội bị tình nghi bao che cho ĐCSTQ và Canada, và cách họ sử dụng tiền của mình để chủ động liên lạc với các chính trị gia Canada.

Global News phát hiện ra rằng Vy Vỹ, vợ của ông ta và Trẫn Vĩnh Đào là giám đốc của một công ty ở Ontario, công ty đã mua hai khách sạn ở khu vực Toronto với giá 75 triệu nhân dân tệ vào tháng 12/2017. Vy Vỹ và vợ kiểm soát nhiều công ty và tài sản ở Canada.

Cảnh sát ở vùng York tuyên bố rằng những trò cờ bạc bất hợp pháp với mức cược cao này mang lại lợi nhuận đáng kể và có thể được sử dụng để tài trợ cho hoạt động buôn bán ma túy và mại dâm trong khu vực, đồng thời dẫn đến “bạo lực súng, cướp có vũ trang, bắt cóc, tống tiền và các tội phạm bạo lực nghiêm trọng khác”.

ĐCSTQ sử dụng băng đảng để ảnh hưởng đến các chính trị gia

Các nguồn tin tình báo cho biết mối quan hệ giữa các lãnh đạo các Hiệp hội Trung Quốc và các nhà điều hành sòng bạc bất hợp pháp, bao gồm Paul King Jin và Vy Vỹ, dường như phù hợp với cách tiếp cận mà Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ áp dụng.

David Mulroney, cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc, cho biết: “Lựa chọn mạng lưới tội phạm là một trong những công cụ đầu tiên được ĐCSTQ sử dụng để xâm nhập vào các tổ chức và cộng đồng mục tiêu khi nó can thiệp vào nước ngoài”.

Scott McGregor, một cựu chuyên gia tình báo của Cảnh sát miền núi Canada, nói rằng “mối liên hệ giữa Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất (ĐCSTQ) và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia” đã được cảnh sát Canada theo dõi trong nhiều năm.

Năm 2016, Thủ tướng Trudeau nhận được một khoản quyên góp từ Quang Vĩnh Tường ở Richmond. Quang Vĩnh Tường được coi là “Nghi phạm số 2” trong cuộc điều tra của Cảnh sát miền núi Canada đối với các con bạc VIP và những kẻ cho vay nặng lãi vì nghi ngờ rửa tiền xuyên quốc gia.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã gặp Vy Vỹ ít nhất hai lần, một trong số đó là trong một sự kiện gây quỹ của Đảng Tự do ở Toronto vào năm 2016, khi Trương Bân, ủy viên của Hiệp thương chính trị ĐCSTQ cũng tham dự sự kiện này.

Global News cho biết, các bức ảnh từ một buổi dạ tiệc năm 2017 cho thấy Quang Vĩnh Tường và các nghi phạm khác được xác định trong tài liệu của cảnh sát đang chụp ảnh nhóm và gặp gỡ các lãnh đạo của Hiệp hội Trung Quốc. Một bức ảnh được đóng khung cho thấy Quang Vĩnh Tường và Trudeau bắt tay nhau trước quốc kỳ Canada. Đây dường như là cuộc gặp giữa hai người họ vào năm 2016.

Một số nguồn tin tình báo của Canada cho biết họ nghi ngờ rằng Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo về kinh doanh và chính trị, trong khi bí mật sử dụng tội phạm có tổ chức để tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm buôn người và rửa tiền.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ban-tay-den-cua-dcstq-vuon-den-canada-cac-hiep-hoi-mat-tran-va-to-chuc-toi-pham.html

EU thúc đẩy WHO cải tổ, yêu cầu minh bạch hơn

Tổ chức Y tế Thế giới WHO phải nhanh chóng được cải tổ, được thêm nhiều quyền để xử lý đại dịch và phơi bày việc thiếu y tế khẩn cấp của các nước thành viên, các giới chức Liên hiệp Châu Âu kêu gọi ngày 30/10.

Bình luận được đưa ra trong một hội nghị trực tuyến của các Bộ trưởng Y tế EU ủng hộ một tài liệu của EU về việc cải tổ cơ quan Liên hiệp quốc, mà qua đó, lần đầu tiên phát họa một loạt các thay đổi sâu rộng cần thiết để tăng cường quyền hạn và nguồn lực của WHO.

Động thái này tiếp theo những chỉ trích là Trung Quốc và các nước khác không chia sẻ thông tin về đại dịch COVID-19 đúng lúc tai họa xảy ra.

“Đại dịch hiện nay thách thức chúng ta rất khẩn cấp.. nhưng điều rất quan trọng là thảo luận về cải tổ WHO phải được diễn ra song hành,” Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nói tại một cuộc họp báo.

Ông không nói khi nào tiến trình cải tổ bắt đầu nhưng nhấn mạnh đến kết quả điều chỉnh để WHO trở nên nhanh chóng hơn trong phản ứng đối với những cuộc khủng hoảng y tế, trong khi các nước thành viên phải chia sẻ thông tin nhiều hơn trong tình hình khẩn cấp.

Các giới chức WHO không trả lời yêu cầu bình luận bằng email.

“Điều rất quan trọng là chúng ta tiến hành cải tổ,” Ủy viên Y tế EU Stella Kyriakides nói tại cùng cuộc họp báo.

Sau nhiều tháng dưới áp lực quốc tế, một ủy ban độc lập được thành lập vào tháng 9 để duyệt xét lại cách đối phó toàn cầu với đại dịch. Tiến trình cải tổ WHO sẽ bắt đầu sau việc này, các giới chức nói.

Tài liệu dự thảo của EU thúc đẩy WHO công khai nhanh chóng hơn về cách thức và liệu những nước thành viên có tôn trọng những nghĩa vụ chia sẻ thông tin của họ hay không trong trường hợp có khủng hoảng y tế.

Mỹ cáo buộc WHO quá thân cận với Trung Quốc trong giai đoạn đầu của đại dịch. Các tiếng nói chỉ trích cho rằng Bắc Kinh chậm chạp trong việc chia sẻ thông tin thiết yếu về virus corona chủng mới xuất hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán.

WHO liên tục bác bỏ cáo buộc này.

“Minh bạch về những ai tuân thủ qui luật là căn bản,” bà Kyriakides nói với các Bộ trưởng tại hội nghị trực tuyến, theo ghi chú bài diễn văn.

Dự thảo tài liệu cũng nói các nước thành viên WHO nên cho phép việc đánh giá dịch tễ học độc lập tại chỗ đối với những khu vực có nguy cơ cao trong cuộc khủng hoảng y tế.

https://www.voatiengviet.com/a/eu-th%C3%BAc-%C4%91%E1%BA%A9y-who-c%E1%BA%A3i-t%E1%BB%95-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-minh-b%E1%BA%A1ch-h%C6%A1n/5642659.html

Pháp thắt chặt an ninh sau vụ tấn công ở Nice

Tin từ PARIS/NICE, Pháp – Vào hôm thứ Sáu (30/10), Pháp tăng cường an ninh trên toàn quốc để đề phòng các cuộc tấn công của lực lượng Hồi giáo sau vụ đâm chết người tại một nhà thờ ở Nice, trong khi các cuộc biểu tình bùng phát ở các khu vực Trung Đông, châu Á và châu Phi vì việc mô tả mang tính biếm họa của Pháp về Nhà tiên tri Mohammad.

Tổng thống Emmanuel Macron bố trí hàng ngàn binh sĩ để bảo vệ các địa điểm bao gồm nơi thờ tự và trường học, và quốc gia này đang ở mức khuyến cáo an ninh cao nhất sau vụ tấn công bằng dao chết người thứ hai tại các thành phố của họ trong hai tuần.

Cảnh sát đang tạm giam một di dân Tunisia 21 tuổi, được một nguồn tin cảnh sát Pháp và các viên chức Tunisia xác định là Brahim al-Aouissaoui, vì vụ tấn công trong đó một người đàn ông hét lên “Allahu Akbar”, chặt đầu một phụ nữ và sát hại hai người khác ở Notre Dame Basilica ở Nice vào hôm thứ Năm (29/10).

Vụ tấn này công diễn ra vào thời điểm người Hồi giáo ở nhiều quốc gia đang ngày càng phẫn nộ về hình biếm họa của Pháp mô tả nhà tiên tri Mohammad, mà họ xem là xúc phạm và báng bổ. Sự việc này xảy ra gần hai tuần sau khi ông Samuel Paty, một giáo viên trường học ở ngoại ô Paris, bị chặt đầu bởi một thanh niên Chechnya 18 tuổi. Ông Macron khẳng định Pháp sẽ không thỏa hiệp với các quyền tự do căn bản về tín ngưỡng và ngôn luận của Pháp (BBT)

https://www.sbtn.tv/phap-that-chat-an-ninh-sau-vu-tan-cong-o-nice/

Ba người bị bắt giữ ở Pháp sau vụ tấn công ở Nice

Một người thứ ba đã bị bắt giữ ở Pháp liên quan đến vụ tấn công bằng dao khiến 3 người chết ở Nice ngày thứ Năm, Reuters đưa tin, dẫn một nguồn tin cảnh sát cho biết ngày thứ Bảy, vào lúc chính phủ tăng cường các nỗ lực an ninh chống lại các cuộc tấn công có thể xảy ra.

Một kẻ tấn công hét lên “Allahu Akbar” (Thượng đế Vĩ đại) đã chặt đầu một phụ nữ và giết chết hai người khác trong một nhà thờ ở Nice, trong vụ tấn công bằng dao chết người thứ hai ở Pháp trong hai tuần qua.

Vụ bắt giữ thứ ba diễn ra vào ngày thứ Sáu và theo sau một vụ khác vào ngày hôm đó và một vụ trước đó vào ngày thứ Năm, nguồn tin cảnh sát cho biết. Ít nhất hai trong số những người đang bị câu lưu, bao gồm một cư dân Nice, đang bị điều tra về những mối liên hệ bị tình nghi với kẻ tấn công, các nguồn tin tư pháp cho biết, theo Reuters.

Kẻ tấn công bị tình nghi đã bị cảnh sát bắn và hiện đang trong tình trạng nguy kịch trong bệnh viện.

Tổng thống Emmanuel Macron đã điều động hàng ngàn binh sĩ để bảo vệ các địa điểm như nơi thờ tự và trường học, và các bộ trưởng cảnh báo rằng các cuộc tấn công khác của những phần tử chủ chiến Hồi giáo có thể xảy ra.

Cuộc tấn công ở Nice, vào ngày người Hồi giáo kỉ niệm sinh nhật của Nhà tiên tri Mohammad, xảy ra trong bối cảnh người Hồi giáo khắp thế giới ngày càng giận dữ về việc Pháp bênh vực quyền đăng những bức hình biếm họa về nhà tiên tri.

Vào ngày 16 tháng 10, Samuel Paty, một giáo viên ở ngoại ô Paris, bị chặt đầu bởi một thanh niên người Chechnya 18 tuổi. Người này dường như phẫn nộ về việc thầy giáo này cho học sinh xem những hình biếm họa về Nhà tiên tri Mohammad trong lớp học.

Những người biểu tình đã lên án Pháp trong các cuộc tập hợp trên đường phố ở một số nước có đa số dân là người Hồi giáo, và một số người đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Pháp.

https://www.voatiengviet.com/a/ba-nguoi-bi-bat-giu-o-phap-sau-vu-tan-cong-o-nice/5643280.html

Đại dịch Covid : Ngày tái phong tỏa đầu tiên tại Pháp

Trọng Thành

Kể từ 0 giờ ngày thứ Sáu 30/10/2020, nước Pháp trở lại với chế độ phong tỏa, để ngăn chặn làn sóng đại dịch Covid-19, được dự báo là sẽ trầm trọng hơn đợt đầu. Số lượng người nhập viện, người điều trị hồi sức và người tử vong do virus corona tiếp tục tăng. 

Giao thông đi lại tại Paris sáng ngày hôm qua có vẻ như không khác nhiều so với một ngày bình thường, trước khi phong tỏa. Một số người lo ngại dân chúng không tuân thủ các biện pháp Pháp phong tỏa.

Trả lời AFP, tổng giám đốc hệ thống cơ sở y tế công Paris, Martin Hirsch, cảnh báo : « cần phải thực hiện nghiêm việc phong tỏa, nếu không muốn dịch bệnh vượt tầm kiểm soát ». Ngược lại, trên BFMTV, giáo sư Stéphane Gaudry, bệnh viện Avicenne ở Bobigny, ngoại ô Paris, cho rằng nói chung người dân Pháp đã « hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình hình, và viễn cảnh nghiêm trọng của dịch bệnh ».

Phát biểu trên Le Figaro, bà Vittoria Colizza, giám đốc nghiên cứu, Viện y học Inserm, cảnh báo, đừng ảo tưởng là « đợt tái phong tỏa này sẽ chỉ kéo dài trong bốn tuần, và cả nước sẽ được đón một kỳ Noel bình yên vô sự ». Chuyên gia Inserm nhấn mạnh là : thời gian của giai đoạn phong tỏa, vừa bắt đầu, phụ thuộc hiệu quả của việc tuân thủ các biện pháp chống dịch.

Theo số liệu của bộ Y Tế, hôm qua, có thêm 422 người phải điều trị tại các khoa hồi sức hoặc điều trị tăng cường. Nếu trừ đi số người hồi phục, số ca phải điều trị hồi sức là 221 trong vòng 24 giờ. Các chuyên gia y tế dự đoán là số lượng người phải điều trị tích cực sẽ là khoảng 9.000 vào giữa tháng 11 này, vượt xa mức 7.000 bệnh nhân vào thời điểm đỉnh dịch hồi tháng 4.

Giống như đợt phong tỏa đầu tiên, để đi ra ngoài, mỗi người phải mang theo giấy chứng nhận tự khai, ghi rõ mục đích của việc di chuyển, đi làm, đi khám bệnh, đi chợ, thăm người ốm, trông trẻ…

Đi tập thể dục, thể thao chỉ được phép trong vòng một giờ, và không được vượt quá bán kính 1 km xung quanh nơi cư trú. Nếu không có giấy hợp lệ, đương sự sẽ bị phạt tiền 135 euro.

Ngược lại, có ba điểm thay đổi lớn so với lần phong tỏa trước là, các trường học vẫn mở cửa, các nhà dưỡng lão mở cửa cho người đến thăm, và các cơ sở sản xuất, văn phòng vẫn mở cửa hoạt động bình thường, cho dù chính phủ mở rộng tối đa chế độ làm việc từ xa.

Đợt tái phong tỏa dự kiến sẽ kéo dài ít nhất cho đến ngày 01/12. Chính phủ hy vọng sẽ giảm được con số ca nhiễm mới từ 50.000/ngày hôm qua, xuống còn 5.000 ngày vào thời điểm đó.

Hôm qua, Thượng Viện bỏ phiếu thông qua dự thảo đầu tiên của dự luật cho phép triển hạn tình trạng khẩn cấp về y tế, cho đến ngày 31/01/2021. Chính phủ yêu cầu triển hạn đến 15/02/2021. Thứ Sáu tuần tới, 06/11, Quốc Hội sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201031-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-ng%C3%A0y-t%C3%A1i-phong-t%E1%BB%8Fa-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p

Hàng ngàn người ở Warsaw tham gia

cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay

để phản đối phán quyết cấm phá thai

Tin từ WARSAW, Ba Lan – Hàng chục ngàn người Ba Lan tham gia một cuộc diễn hành ở Warsaw vào hôm thứ Sáu, cuộc biểu tình lớn nhất trong chín ngày phản đối phán quyết của tòa án hàng đầu của đất nước vào tuần trước.

Phán quyết này cấu thành lệnh cấm phá thai gần như hoàn toàn ở quốc gia đa phần Công giáo. Bất chấp các quy định nghiêm ngặt hạn chế việc tụ tập quá 5 người trong đại dịch coronavirus, những người biểu tình đi qua các đường phố trung tâm Warsaw mang theo dù đen, biểu tượng của cuộc biểu tình vì quyền phá thai ở Ba Lan và các biểu ngữ có nội dung phản đối.

Quân cảnh xếp hàng dài trên đường phố, một số mặc đồ chống bạo động, khi cuộc biểu tình bắt đầu. Các nhà tổ chức và thành phố Warsaw cho biết khoảng 100,000 người tham gia, một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm, sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp vào ngày 22 tháng 10 cấm phá thai do dị tật thai nhi.

Phán quyết này chấm dứt cơ sở phổ biến nhất trong số ít các cơ sở pháp lý còn lại cho việc phá thai ở Ba Lan, và khiến đất nước này tách biệt khỏi giáo hội chính thống của Châu Âu. Các cuộc biểu tình hàng ngày diễn ra trên khắp Ba Lan trong tuần qua, và trở thành một làn sóng phẫn nộ chống lại 5 năm cầm quyền của đảng Pháp luật và Công lý (PiS) theo chủ nghĩa dân tộc.

Các nhóm cực hữu ủng hộ phán quyết của tòa án cũng xuất hiện trong các cuộc tụ họp nhỏ ở Warsaw vào hôm thứ Sáu, và hình ảnh trên truyền hình cho thấy cảnh sát xung đột với họ để giữ một nhóm tránh xa khỏi những người biểu tình (BBT)

https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-o-warsaw-tham-gia-cuoc-bieu-tinh-lon-nhat-tu-truoc-den-nay-de-phan-doi-phan-quyet-cam-pha-thai/

Thổ Nhĩ Kỳ chạy đua thời gian tìm nạn nhân động đất

Thu Hằng

Một trận động đất 6,6 độ Richter đã xảy ra chiều 30/10/2020 ở biển Egée, khiến ít nhất 27 người thiệt mạng ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.

Izmir, thành phố lớn thứ ba của Thổ Nhĩ Kỳ, bị thiệt hại nặng nề, có ít nhất 25 người chết và 804 bị thương. Lực lượng cứu hộ và người dân đã tìm kiếm suốt đêm những người bị kẹt dưới đống đổ nát của một tòa nhà bẩy tầng bị sập, theo một thông tín viên của AFP.

Trận động đất đã gây nên một cơn sóng thần nhỏ, làm ngập đường phố ở thành phố Seferihisa gần tâm chấn và càn quét bờ biển ở đảo Samos, Hy Lạp. Sau đó còn nhiều dư chấn cho đến chiều tối.

Đến sáng 31/10, « tình hình trên đảo Samos vô cùng khó khăn », theo phát biểu của ông Nikos Hardalias, quốc vụ khanh phụ trách bảo vệ dân sự có mặt tại hiện trường. Hai thiếu niên 15 và 17 tuổi bị thiệt mạng vì bị một bức tường ở cảng Vathy đổ xuống khi trên đường đi học về. Ngoài ra có ít nhất 7 người bị thương.

Dù đang căng thẳng về vấn đề Đông Địa Trung Hải, chính quyền Ankara và Athens đã nhất trí « tạm gác bất đồng », « đoàn kết » để hỗ trợ nhau giải quyết thiên tai.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201031-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-ch%E1%BA%A1y-%C4%91ua-th%E1%BB%9Di-gian-t%C3%ACm-n%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BA%A5t

Thượng Karabakh : Armenia kêu gọi Nga

hỗ trợ bảo đảm an ninh

Thu Hằng

Bị Azerbaijan chiếm ưu thế ở Thượng Karabak, ngày 31/10/2020, thủ tướng Armenia Nikol Pachinian đã kêu gọi tổng thống Nga Vladimir Putin giúp đỡ vì Matxcơva và Erevan có một hiệp định quốc phòng và Nga có một căn cứ quân sự ở Armenia.

Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Armenia cho biết : « Thủ tướng Armenia đã đề nghị tổng thống Nga bắt đầu các cuộc tham vấn khẩn cấp nhằm mục đích xác định bản chất và số lượng trợ giúp mà Liên bang Nga có thể cung cấp cho Armenia bảo đảm an ninh ».

Theo AFP, thông báo trên, có khả năng gây leo thang xung đột, được đưa ra sau thất bại của vòng đàm phán ngừng bắn mới giữa Armenia và Azerbaijan tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 30/10. Hai bên chỉ thống nhất một số biện pháp nhằm giảm căng thẳng và hứa tránh tấn công vào thường dân.

Trả lời yêu cầu của Armenia, bộ Ngoại Giao Nga cho biết sẵn sàng hỗ trợ « cần thiết » cho Armenia nếu các cuộc giao tranh lan rộng đến lãnh thổ của nước này. Theo thư của thủ tướng Nikol Pachinian gửi đến tổng thống Nga, hiện các cuộc giao tranh đang tiến gần đến biên giới Armenia. Ông Pachinian tiếp tục lên án Thổ Nhĩ Kỳ yểm trợ cho Azerbaijan.

Các cuộc giao tranh giữa lực lượng ly khai Armenia ở Thượng Karabakh và quân đội Azerbaijan bùng lên dữ dội trở lại từ ngày 27/09. Chỉ hơn 1 tháng gần đây, đã có hơn 1.250 người chết. Cho tới nay, cả ba nỗ lực hưu chiến nhân đạo đều bị thất bại.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201031-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh-armenia-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-nga-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-b%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BA%A3m-an-ninh

Nhật Bản dự định ngừng mua máy bay không người lái

 của Trung Quốc để tăng cường an ninh quốc gia

Tâm Thanh

Theo các nguồn tin trong chính phủ Nhật Bản và đảng cầm quyền, vì để bảo vệ thông tin nhạy cảm, chính phủ Nhật Bản có thể ngừng mua máy bay không người lái từ các nhà cung cấp Trung Quốc như một phần trong việc tăng cường chính sách an ninh quốc gia, theo Sound of Hope.

“Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương” của Đài Loan trích báo cáo của Reuters vào ngày 30/10 nói rằng, theo chính phủ Nhật Bản và 6 người thạo tin trong đảng cầm quyền, để bảo vệ thông tin nhạy cảm, chính phủ Nhật Bản có thể ngừng mua máy bay không người lái từ các nhà cung cấp Trung Quốc như một hành động để củng cố an ninh đất nước.

Hiện tại, công nghệ thông tin (IT), chuỗi cung ứng, an ninh mạng và sở hữu trí tuệ là những mối quan tâm chính của chính phủ Nhật Bản.

Theo báo cáo, Nhật Bản cố gắng hết sức để đạt được sự cân bằng trong việc phụ thuộc kinh tế cao vào Trung Quốc và mối lo ngại về an ninh quốc gia. Đặc biệt là vào thời điểm Bắc Kinh ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm như máy bay không người lái thương mại và camera giám sát.

Ngoài ra, với tư cách là đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng phải đưa ra lựa chọn khi mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Một quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản cho biết, Trung Quốc là thị trường lớn và rất quan trọng đối với Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng rất lo ngại công nghệ thông tin tiên tiến có thể bị rò rỉ cho Trung Quốc, và những điều đó có thể bị phía Trung Quốc chuyển sang sử dụng cho quân đội.

Hiện tại, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có hàng trăm máy bay không người lái, một số do các công ty Trung Quốc sản xuất. Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản có khoảng 30 chiếc, hầu hết đều được sản xuất tại Trung Quốc. Cả hai cơ quan này đều tuyên bố rằng, họ không sử dụng máy bay không người lái của Trung Quốc cho các vấn đề liên quan đến an toàn.

Theo báo cáo, vẫn chưa rõ có cần phải thay thế tất cả các máy bay không người lái hay không, nhưng theo chính sách sửa đổi, những máy bay không người lái mới được sử dụng cho các nhiệm vụ nhạy cảm như điều tra tội phạm, cơ sở hạ tầng và cứu hộ khẩn cấp cần phải đảm bảo rằng, dữ liệu sẽ không bị rò rỉ và phải trải qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt hơn.

Các chính sách này sẽ có hiệu lực vào tháng 4/2021. Mặc dù không có quốc gia nào được nêu tên cụ thể, nhưng các nguồn tin cấp cao từ chính phủ Nhật Bản và đảng cầm quyền nói rằng, những chính sách này được thiết lập là nhằm vào Trung Quốc.

Những chính sách này sẽ bao gồm các quy định đầu tư mới dành cho người nước ngoài được ban hành vào năm ngoái và các thành viên của đảng cầm quyền cũng đang chuẩn bị một đề xuất pháp lý toàn diện sẽ được tiết lộ trong năm nay để thúc đẩy an ninh kinh tế.

Ngoài ra, hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản đã thành lập một bộ phận mới vào tháng 4 để điều tra mức độ ảnh hưởng của công nghệ tiên tiến và các vấn đề kinh tế khác liên quan đến an ninh quốc gia.

Theo các báo cáo, chính sách mới có khả năng thúc đẩy chính phủ Nhật Bản mua máy bay không người lái từ Nhật Bản, điều này có thể mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất máy bay không người lái nội địa Nhật Bản.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhat-ban-du-dinh-ngung-mua-may-bay-khong-nguoi-lai-cua-trung-quoc-de-tang-cuong-an-ninh-quoc-gia.html

Đài Loan: 200 ngày không có thêm ca nhiễm mới,

điều gì đã làm nên kỳ tích?

Vũ Dương

Hòn đảo đã thực hiện công tác phòng chống virus corona trước khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán vào ngày 23/1.

Theo số liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp, tính đến ngày 30/10, trên thế giới đã có khoảng 45 triệu ca nhiễm virus cúm Vũ Hán, với hơn 1,1 triệu ca tử vong. Tuần này, Hoa Kỳ đã lập kỷ lục mới với hơn 88.000 số ca lây nhiễm mới chỉ trong một ngày, Pháp và Đức đều thiết lập các biện pháp phong tỏa mới, theo bài viết trên trang RTI.

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang oằn mình để chống lại làn sóng bùng phát thứ hai của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, thì trên mảnh đất Đài Loan không có ca nhiễm địa phương nào trong 200 ngày liên tiếp, hiệu quả phòng chống dịch của đất nước này có thể nói là một kỳ tích.

Báo cáo cho hay, ca lây nhiễm với người dân bản địa gần đây nhất của Đài Loan là vào ngày 12/4. Đài Loan, đất nước với dân số 23 triệu người, cho đến nay chỉ có 55 ca nhiễm bản địa, 7 ca tử vong. Tính

đến cuối ngày 31/10, tổng số ca bệnh được ghi nhận tại nước này là 555 ca, phần lớn đều là những người đến từ nước ngoài.

Đài Loan chống dịch xuất sắc nhờ ứng phó mau lẹ

Báo cáo nhấn mạnh rằng kể từ khi dịch bùng phát, Đài Loan chưa từng áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, cũng không hạn chế các quyền tự do của người dân một cách cực đoan để phòng chống dịch như bên Trung Quốc. Phương pháp ứng phó dịch bệnh của Đài Loan chủ yếu tập trung vào tốc độ ứng phó mau lẹ nhất có thể.

Ngay từ ngày 31/12 năm ngoái, nhà chức trách Đài Loan đã bắt đầu xét nghiệm virus đối với hành khách trên các chuyến bay từ thành phố Vũ Hán đến Đài Loan. Vào thời điểm đó, dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán được coi là tin đồn và các báo cáo liên quan còn hạn chế.

Khi Đài Loan ghi nhận ca lây nhiễm đầu tiên vào ngày 21/1, chính phủ Đài Loan ngay lập tức cấm người dân Vũ Hán nhập cảnh vào đất nước này, đồng thời kiểm tra bắt buộc đối với tất cả hành khách đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao.

Tất cả đều đã được thực thi trước khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán vào ngày 23/1.

Vào tháng 3, Đài Loan thậm chí cấm tất cả du khách nước ngoài nhập cảnh vào đất nước này, ngoại trừ các nhà ngoại giao, cư dân và những người có thị thực nhập cảnh đặc biệt.

Chính phủ Đài Loan cũng đã kích hoạt Trung tâm Chỉ huy Phòng chống Dịch bệnh Trung ương được thành lập sau vụ dịch SARS để điều phối các hoạt động phòng chống dịch của các bộ ngành khác nhau.

Ngoài ra, chính phủ Đài Loan đã chỉ đạo mở rộng sản xuất khẩu trang và các trang thiết bị bảo hộ y tế khác để đảm bảo nguồn cung ổn định, đồng thời đầu tư lượng lớn tài nguyên để tiến hành xét nghiệm sàng lọc trên quy mô lớn, truy tìm tung tích của những ai có lịch sử tiếp xúc gần với bệnh nhân một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Cựu Phó Tổng thống Đài Loan Trần Kiến Nhân nói rằng việc phong tỏa không phải là cách thức lý tưởng để phòng chống dịch, việc sàng lọc trên quy mô lớn mà Trung Quốc áp dụng là không cần thiết. Trung Quốc đã từng sàng lọc hàng triệu người mắc bệnh viêm phổi ở thành phố Vũ Hán, nhưng chỉ một số rất ít trường hợp lây nhiễm được phát hiện.

Ông Trần Kiến Nhân chỉ ra: “Để kiểm soát dịch Covid-19, cách tốt nhất là truy tìm người ai có lịch sử tiếp xúc gần với bệnh nhân một cách cẩn thận, sau đó cách ly nghiêm ngặt những người tiếp xúc gần”.

Đài Loan chống dịch xuất sắc nhờ không tin ĐCSTQ

Từ lâu, quan điểm của giới lãnh đạo Đài Loan rất rõ ràng. Tổng thống Thái Anh Văn từng phát biểu: “Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do và dân chủ ở Đài Loan”. Việc người dân Đài Loan nhìn rõ mối đe dọa từ Trung Quốc giúp họ có thái độ đúng đắn với virus Vũ Hán ngay từ rất sớm.

Đầu tháng 3 năm nay, trong khi phần lớn thế giới đang bị phong tỏa nhằm ngăn chặn virus Vũ Hán, cuộc sống hàng ngày ở Đài Loan vẫn tiếp tục gần như bình thường với hầu như không có bất kỳ hạn chế nào.

Việc Đài Loan xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán tốt hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia trên thế giới đã khiến không ít chuyên gia ngạc nhiên.

Ngày 18/3, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Epoch Times tại Đức, ông Tạ Chí Vỹ (Jhy-Wey Shieh), đại diện chính phủ Đài Loan ở Đức nói rằng, điều khiến hòn đảo thành công khi đối phó với virus Vũ Hán là nhờ việc không tin ĐCSTQ.

Thời điểm đó, theo các chuyên gia, Đài Loan là nơi phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi trong việc phòng chống đại dịch. Gần với Trung Quốc đại lục, hàng triệu người Đài Loan đến và đi Trung Quốc mỗi năm, thêm vào đó, quốc đảo này đã bị loại khỏi hầu hết các tổ chức quốc tế, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do áp lực từ Bắc Kinh.

Tuy nhiên, ông Tạ cho rằng, chính “sự ngăn chặn này đã dạy cho chúng tôi, và đây là điều đã cứu sống người dân Đài Loan, rằng chúng ta cần phải dựa vào chính mình trước tiên”, và đó là yếu tố quan trọng nhất.

Ông Tạ nói rằng, Đài Loan đã học được cách đối phó với ĐCSTQ từ kinh nghiệm của đợt dịch SARS năm 2002 và 2003, Vào lúc đó, Bắc Kinh đã ngăn WHO hỗ trợ Đài Loan và ĐCSTQ đã cung cấp cho Đài Loan thông tin không chính xác về dịch bệnh. Điều này khiến cho 73 người Đài Loan phải mất mạng.

“Bất kỳ thông tin nào nhận được từ Bắc Kinh, các vị nên phải được xác minh trước khi kết luận đó có phải là sự thật hay không”, ông nói. “Đây là một chế độ độc đoán, nếu không muốn nói là độc tài có hệ thống và đó là đặc điểm của một chế độ đặt sự ổn định lên trên sự thật”.

Khi ĐCSTQ lần đầu tiên báo cáo về virus, Đài Loan đã sớm gửi một nhóm y tế đến Vũ Hán để tìm hiểu thực tế. Trong khi ĐCSTQ nói rằng sẽ không có sự lây truyền virus từ người sang người, Đài Loan đã không tin và bắt đầu chuẩn bị cho tốt mọi động thái cần thiết và luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh bất cứ lúc nào.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-200-ngay-khong-co-them-ca-nhiem-moi-dieu-gi-da-lam-nen-ky-tich.html

Đội quân mạng Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran

 can thiệp nghiêm trọng bầu cử các nước

Thiện Phong

Viện Chính sách Chiến lược Australia đã tiến hành một nghiên cứu về sự can thiệp của các lực lượng đội quân mạng nước ngoài vào các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý trên khắp thế giới. Vì vậy đã phát hiện Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên, đều đang cố gắng sử dụng các lực lượng đội quân mạng, để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020.

Trong số đó, lực lượng mạng trực tuyến lớn nhất đã được triển khai trong những năm gần đây đều đến từ Nga và Trung Quốc. Ba nạn nhân chính là Hoa Kỳ, Anh và Đài Loan đã bị các cuộc tấn công và gây rối của quân đội mạng internet với quy mô lớn. Tổng thống Đảng Dân Tiến bà Thái Anh Văn là một trong những mục tiêu chính trong các cuộc tấn công bằng đội quân mạng của ĐCSTQ.

Ngày 28/10, Viện Chính sách Chiến lược Australia đã đưa ra cáo buộc về “Các lực lượng nước ngoài sử dụng Internet để can thiệp vào bầu cử và trưng cầu dân ý” nhắm vào 41 cuộc bầu cử và 7 cuộc trưng cầu dân ý trên thế giới (từ tháng 1/2010 đến 10/2020).

Phân tích chỉ ra rằng, Nga là quốc gia tung ra đội quân mạng lớn nhất, để can thiệp vào các cuộc bỏ phiếu của nước ngoài. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên tục đứng đằng sau chỉ đạo cho các cuộc mở rộng đội quân mạng trong suốt hai năm qua.

Ngoài ra, các lực lượng mạng của Iran và Triều Tiên cũng đã cố gắng can thiệp vào các cuộc bỏ phiếu ở nước ngoài từ năm 2019 đến năm 2020. Bốn quốc gia này, đều đang tận lực sử dụng lực lượng mạng, để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Báo cáo chỉ ra chiến thuật được đội quân mạng sử dụng để can thiệp vào hàng loạt hệ thống đăng ký cử tri trực tuyến, bỏ phiếu trực tuyến, do chính phủ nước ngoài tổ chức. Đồng thời lực lượng này còn phát động các cuộc tấn công, như từ chối dịch vụ, dùng tin tặc hoặc robot để vô hiệu hóa Internet hoặc hệ thống bỏ phiếu và thực hiện các cuộc tấn công lừa đảo có quy mô, tạo trang web giả mạo, email giả và thậm chí cả menu bỏ phiếu giả. Ngoài ra, họ còn tạo nhiều thông tin sai lệch lan truyền trên mạng, nhằm làm gián đoạn sự chú ý của các chính trị gia, nhà báo và cử tri về chiến dịch tranh cử.

Báo cáo cũng nêu rõ, đội quân mạng đã sử dụng các chiến thuật này để phát triển một cuộc tấn công bằng Internet, nhằm can thiệp vào các cuộc bầu cử nước ngoài, từ đó tác động đến cử tri nước ngoài, thao túng thông tin và khiến người dân mất lòng tin vào các quyền dân chủ.

Báo cáo cho thấy Đài Loan, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là ba nạn nhân hàng đầu của các cuộc tấn công mạng bởi đội quân mạng nước ngoài nhằm phá hoại các cuộc bầu cử lớn nhất thế giới. Trong đó có Đài Loan, đặc biệt là Tổng thống Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến của bà là mục tiêu chính của đội quân mạng ĐCSTQ.

Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) chỉ ra rằng trong 10 năm qua, ĐCSTQ đã tiến hành các cuộc tấn công mạng nhằm vào 10 cuộc bầu cử được tổ chức ở 7 quốc gia và khu vực. Trong 3 năm qua, quân đội mạng của ĐCSTQ đã mở rộng các cuộc tấn công mạng, nhằm vào khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Viện Chính sách Chiến lược Australia nhắc nhở rằng, các nền dân chủ hiện tại chưa đưa ra các biện pháp đối phó rõ ràng. Mặc dù, các nhà chức trách đã phát hiện ra các động thái của các lực lượng mạng nước ngoài, nhưng họ vẫn chưa thể ngăn chặn được các cuộc tấn công này.

Các nước dân chủ thường được tin là luôn đề cao các nguyên tắc cơ bản của xã hội tự do ngôn luận và trao đổi ý kiến, nhưng lại rất dễ bị các lực lượng mạng can thiệp bầu cử. Cho dù vậy, các nền dân chủ cũng không cần thiết phải áp đặt các đạo luật quá khắc nghiệt. Nó sẽ làm suy yếu các quyền dân chủ của con người. Nếu muốn chống lại các cuộc tấn công mạng của nước ngoài, các quốc gia dân chủ nên bắt đầu với việc xác định rõ những thế lực đang đứng sau thao túng và tìm phương án để chống lại các lực lượng mạng nước ngoài đó, ASPI đưa ra khuyến nghị.

https://www.dkn.tv/the-gioi/doi-quan-mang-trung-quoc-nga-trieu-tien-iran-can-thiep-nghiem-trong-bau-cu-cac-nuoc.html

Sửa Luật Quốc phòng, Trung Quốc dọa phát động chiến tranh?

Tâm Thanh

Mục lục bài viết          

Sửa Luật Quốc phòng, tăng thêm “điều kiện khai chiến”

ĐCSTQ muốn tiếp bước Quân đội Đế quốc Nhật Bản?

Nếu ĐCSTQ phát động cuộc chiến vì kinh tế bị đe dọa, liệu có thể đạt được điều mình muốn không?

Bài phát biểu mới nhất của ông Tập Cận Bình: “Chấm dứt chiến tranh bằng chiến tranh”

Vậy ý nghĩa của “lấy chiến tranh chấm dứt chiến tranh” của ĐCSTQ là gì?

Tác giả Trình Hiểu Nông có bài phân tích trên Vision Times, cho thấy những dấu hiệu chuẩn bị chiến tranh của chính quyền Trung Quốc, nhưng có vẻ nó chỉ để thị uy và không có tính khả thi.

Sau đây là nguyên văn bài viết:

Khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ bước vào giai đoạn cuối cùng, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có lập trường cứng rắn hơn đối với Hoa Kỳ. Chính quyền Trung Quốc đã liệt kê các nhu cầu kinh tế làm điều kiện cho phát động chiến tranh. Việc sửa đổi Luật Quốc phòng của ĐCSTQ và các hoạt động kỷ niệm chiến tranh Triều Tiên không chỉ đánh dấu sự leo thang hơn nữa chiến tranh lạnh Trung-Mỹ, mà còn cho phép mọi tầng lớp xã hội ở Hoa Kỳ nhìn thấy rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ và ý định cuối cùng của nó đối với Hoa Kỳ.

Đối với nước Mỹ mà nói, ĐCSTQ là kẻ thù chiến lược còn nguy hiểm hơn cả Liên Xô.

Sửa Luật Quốc phòng, tăng thêm “điều kiện khai chiến”

Ngày 22/10, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc Duowei News trong một báo cáo có tựa đề “Nổi bật bất ổn an ninh quốc tế, luật Quốc phòng Trung Quốc đặt ra thêm ‘Điều kiện khai chiến’” cho biết, ĐCSTQ gần đây đã đi vào trình tự sửa đổi Luật Quốc phòng quốc gia và đang chuẩn bị mở rộng “điều kiện khai chiến”, liệt kê các nhu cầu kinh tế như một lý do quan trọng cho “huy động chiến tranh”, đây là một tín hiệu rất nguy hiểm.

Tài khoản chính thức WeChat của Báo Thanh Niên Bắc Kinh “Zhengzhijian” đưa tin rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa đã báo cáo tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần này cho biết: “Trước sự phát triển và thay đổi của tình hình thế giới, trong nước, trong đảng, trong quân đội, Luật Quốc phòng hiện hành không thể đáp ứng hoàn toàn với nhiệm vụ, yêu cầu mới trong việc bảo vệ tổ quốc và xây dựng quân đội trong thời kỳ mới, cần phải sửa đổi, hoàn thiện. Các mối đe dọa và thách thức an ninh mà Trung Quốc phải đối mặt ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, đòi hỏi cấp bách phải có những điều chỉnh tương ứng đối với hệ thống chính sách quốc phòng”.

Theo báo cáo truyền thông của nhà nước Trung Quốc, Luật Quốc phòng hiện hành của Trung Quốc hiện có 12 chương và 70 điều. Dự kiến ​​cải cách lần này sẽ sửa đổi 50 điều, thêm 6 điều và xóa 3 điều. Đặc biệt, xác định rõ ràng “khi chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và lợi ích phát triển bị đe dọa” thì tiến hành huy động toàn quốc hoặc huy động từng phần, trong đó bổ sung nội dung mới là “lợi ích phát triển”.

Vậy thì, ĐCSTQ dự định sửa đổi Luật Quốc phòng như vậy có mục đích gì?

Vì để để tiến hành các cuộc chiến tranh với nước ngoài, bất kỳ quốc gia nào cũng cần huy động quân đội và dân thường tham chiến. Các biện pháp về phương diện này thường bao gồm những điều sau:

Thứ nhất, mở rộng nguồn cung cấp lính và chiêu mộ quân nhân đã giải ngũ quay trở lại phục vụ cho quân đội.

Thứ hai, chuyển đổi một phần kinh tế dân sự sang dịch vụ quân sự và kéo dài thời gian làm việc.

Thứ ba, phù hợp với nhu cầu của chiến tranh, hạn chế cung cấp hàng tiêu dùng dân sự và các sản phẩm công nghiệp dân dụng.

Lần này, ĐCSTQ sửa đổi Luật Quốc phòng đề cập đến “tổng động viên”, nhưng không thêm từ nhạy cảm “chiến tranh” bên cạnh “tổng động viên”. Trên thực tế thì chỉ có một loại “tổng động viên” liên quan đến Luật Quốc phòng, đó chính là tổng động viên chiến tranh.

ĐCSTQ bất ngờ sửa đổi Luật Quốc phòng thực chất chính là chuẩn bị hợp pháp cho việc tổng động viên cho chiến tranh. Một khi cuộc chiến được phát động, tất cả mọi người đều có thể ngay lập tức bước vào trạng thái thời chiến. Tất nhiên, khi tầng lớp cấp cao của ĐCSTQ và quân đội đã quyết định phát động chiến tranh thì không cần thực hiện các thủ tục pháp lý. Trước đó, ĐCSTQ đã từng phát động chiến

tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam… họ đều giữ bí mật với nhân dân trong nước, sau đó các phương tiện truyền thông nhà nước sẽ dựa theo các phiên bản tuyên truyền đã định sẵn để tiến hành huy động xã hội.

Khía cạnh đáng chú ý nhất của lần sửa đổi Luật Quốc phòng này là ý đồ của ĐCSTQ, có sự bất thường ở đây khi ĐCSTQ lấy các nhu cầu kinh tế làm lý do thực hiện tổng động viên chiến tranh (phương tiện truyền thông nhà nước thường gọi là “lợi ích phát triển”).

Trong những tình huống bình thường, nếu an ninh quốc phòng của một quốc gia đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng, thì quốc gia đó có thể chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Vì thế, việc thực hiện tổng động viên chiến tranh là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, ĐCSTQ hiện cho rằng, chỉ cần sự phát triển kinh tế gặp khó khăn, đất nước họ có thể sẵn sàng phát động chiến tranh. Nói cách khác, thông qua việc sửa đổi luật Quốc phòng lần này, ĐCSTQ đã mở rộng “điều kiện chiến tranh” đối với chiến tranh nước ngoài đến vô hạn. Bất kỳ lập luận nào cũng có thể dễ dàng liên kết với “lợi ích kinh tế”, và sau đó nó có thể được ĐCSTQ sử dụng làm lý do cho để khai chiến.

ĐCSTQ muốn tiếp bước Quân đội Đế quốc Nhật Bản?

Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã kích động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và cuối cùng bị Hoa Kỳ đánh bại. Năm đó, Đế quốc Nhật Bản chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, khi Hải quân Nhật Bản tương đối lạc hậu về sức mạnh, trước tiên họ sẽ tăng cường chạy đua vũ trang để chuẩn bị cho chiến tranh, cho đến khi xây dựng xong hạm đội hàm không mẫu hạm lớn nhất thế giới và bước tiếp theo là chuẩn bị thách thức Hoa Kỳ.

Thứ hai, Hải quân Nhật Bản luôn coi quân đội Hoa Kỳ như kẻ thù giả tưởng, thực hiện các cuộc huấn luyện có độ khó cao và xây dựng chiến lược chiến trường cho cuộc chiến hải quân chống lại Hoa Kỳ, tuy nhiên họ lại thiếu chiến lược dài hạn rõ ràng trong việc chống lại Hoa Kỳ. Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Isoroku Yamamoto từng nói với Thủ tướng Konoe Fumimaro khi đó rằng, ông có thể thành công trong một cuộc tấn công lén lút, nhưng 2 năm sau, chắc chắn sẽ ở hoàn cảnh bất lợi trên chiến trường mà ông không biết làm thế nào để kết thúc chiến tranh, làm thế nào để tránh thua trận trong chiến tranh.

Thứ ba, trước khi Nhật Bản phát động chiến tranh Thái Bình Dương, nước này đã dựa vào dầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong một thời gian dài, nhưng do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và Đông Dương, Hoa Kỳ bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nhật Bản và hạn chế xuất khẩu dầu sang Nhật. Nhật Bản lập tức lấy lý do nhu cầu kinh tế (dầu mỏ) để phát động chiến tranh Thái Bình Dương.

Sau chiến tranh, Nhật Bản suy ngẫm lại về cuộc chiến đó, một số người từng nói rằng, nếu quân đội Nhật Bản là quân đội do “quan văn” cai trị, thì các sĩ quan chiến đấu không hiểu chiến tranh, nhưng đó không phải là vấn đề, bởi vì các “quan văn” sẽ định ra phương hướng, mục tiêu của mình. Tuy nhiên, Nhật Bản khi đó là một quốc gia theo chủ nghĩa quân phiệt, đất nước nằm trong tay quân đội, những quân nhân này không hiểu chiến tranh, họ đem chiến tranh và tác chiến hợp lại làm một thì hỏi sao không thất bại cho được. Tổ tiên của họ, những người đã biến Nhật Bản thành chủ nghĩa quân phiệt biết chiến tranh là gì? Trong suy nghĩ của họ, chiến tranh chỉ là một trong những phương tiện để đạt được mục đích chính trị và mục đích của chiến tranh không phải là để đánh giặc.

Trong vài năm qua, việc mở rộng quân sự của ĐCSTQ và chuẩn bị chống lại Hoa Kỳ gần như lặp lại cách làm cũ của Đế quốc Nhật Bản, đầu tiên là tăng cường chạy đua vũ trang và chuẩn bị cho chiến tranh, xây dựng một hạm đội lớn và hải quân bắt đầu tiến hành huấn luyện chiến đấu chống lại Hoa Kỳ sau khi sức mạnh của họ tăng lên (cuộc tập trận Midway vào cuối tháng 1 năm nay là một ví dụ).

Gần đây, ĐCSTQ lại lấy nhu cầu kinh tế để làm điều kiện cho việc chuẩn bị phát động chiến tranh. Nhưng đế quốc Nhật Bản vĩ đại như vậy cuối cùng cũng đã mất trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ, liệu rằng ĐCSTQ có thành công?

Rõ ràng, ĐCSTQ không muốn đối mặt với bài học về sự sụp đổ của Đế quốc Nhật Bản vĩ đại, bởi vì:

Thứ nhất, không khó khi sử dụng xung đột quân sự để tạo ra chiến tranh, khó khăn nằm ở chỗ làm thế nào để kết thúc chiến tranh. Bản thân logic của cuộc chiến là tiếp tục chiến đấu cho đến khi một bên bị đánh bại hoàn toàn. Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ chỉ mới bắt đầu vào tháng 7 năm nay đã phơi bày sự leo thang nhanh chóng của cuộc đối đầu quân sự.

Thứ hai, chiến tranh về cơ bản không thể giải quyết được các vấn đề kinh tế, ngược lại chiến tranh sẽ làm trầm trọng thêm khó khăn kinh tế. Năm xưa, Nhật Bản đã từng chiếm các mỏ dầu ở Nam Dương và đáp ứng đủ nhu cầu dầu trong 2 năm, sau đó do một số lượng lớn tàu chở dầu bị đánh chìm nên cuối

cùng nước này đã thua trận do cạn kiệt kho dự trữ dầu, họ đã chiến đấu vì thiếu dầu, và thua cũng chính vì thiếu dầu.

Thứ ba, nhu cầu kinh tế chỉ có thể đạt được trong một môi trường hòa bình. Một khi chiến tranh bắt đầu, mọi hoạt động kinh tế dân sự phải nhường chỗ cho nhu cầu chiến tranh. Những khó khăn ngày càng nghiêm trọng về kinh tế và đời sống trong nước, cuối cùng sẽ làm hao mòn quân bị, tinh thần của binh sĩ và lòng dân, làm cho quân đội ngày càng suy yếu trong cuộc kháng chiến và không tránh khỏi từng bước đi đến thất bại.

Những gì trình bày ở đây chỉ là kết cục của một cuộc chiến tranh thông thường truyền thống. Đối với các cường quốc hạt nhân, sau khi một trong các cường quốc hạt nhân khơi mào một cuộc chiến tranh thông thường, sẽ còn có một kết quả khủng khiếp khác, đó là vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được sử dụng để cứu vãn thất bại trên chiến trường. Đây là lý do tại sao trong chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, các lực lượng quân đội của hai bên đã tuân thủ ‘luật sắt’ là không trực tiếp cuốn vào các cuộc chiến tranh trên bộ thông thường, càng không thể sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại bên kia.

Nếu ĐCSTQ phát động cuộc chiến vì kinh tế bị đe dọa, liệu có thể đạt được điều mình muốn không?

Sự phát triển kinh tế một cách bình thường của bất kỳ quốc gia nào chỉ có thể thực hiện thuận lợi trong trạng thái hòa bình. Sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia đều có thể gặp phải những phiền toái, những rắc rối đó cần được giải quyết theo các quy định quốc tế và các cuộc đàm phán giữa các quốc gia. Chiến tranh có thể thực hiện để đạt được những lợi ích cần thiết cho sự phát triển kinh tế chăng? Liệu những lợi ích kinh tế không thể có được trong cạnh tranh bình thường có thể nhờ vào chiến tranh mà giành giật được sao?

Nếu lợi ích kinh tế của ĐCSTQ thực sự như những tuyên bố của ĐCSTQ rằng, có thể đạt được một cách suôn sẻ thông qua tuần hoàn kinh tế trong nước, vậy thì nếu lợi ích kinh tế của ĐCSTQ gặp bất kỳ rắc rối nào, vấn đề đó chính là nằm ở đất nước của họ.

Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, nền kinh tế của ĐCSTQ vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.

Về nhập khẩu, để duy trì các hoạt động kinh tế bình thường, ĐCSTQ phải nhập khẩu một lượng lớn các mặt hàng như dầu mỏ, ngũ cốc thức ăn chăn nuôi, quặng kim loại và các bộ phận công nghệ cao (chip)…

Về xuất khẩu, để thu được ngoại tệ cần thiết cho việc nhập khẩu, họ cần phải bán một số lượng lớn các sản phẩm công nghiệp sang thị trường châu Âu và châu Mỹ.

Trong trạng thái hòa bình, các hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến nước ngoài có thể gặp phải nhiều phiền toái khác nhau, chẳng hạn như các biện pháp chống bán phá giá hoặc hạn chế xuất khẩu của một quốc gia, hoặc đường vận chuyển nhập khẩu bị chặn do các yếu tố không mong muốn…Theo luật quốc phòng sửa đổi, những rắc rối này có thể tạo thành một cái cớ để ĐCSTQ phát động chiến tranh?

Trong lịch sử thế giới, chỉ có các chế độ phát xít, chẳng hạn như Đế quốc Nhật Bản, mới coi đây là cái cớ để gây chiến.

Đứng từ góc độ nguồn nhập khẩu của ĐCSTQ, các quốc gia nhập khẩu xăng dầu, ngũ cốc thức ăn chăn nuôi, quặng kim loại và các thành phần công nghệ cao (chẳng hạn như chip) được phân phối ở Trung Đông, Bắc và Nam Mỹ, Úc, mà thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm công nghiệp của nó là châu Âu và châu Mỹ.

Với sức mạnh quân sự của ĐCSTQ, họ không thể chiếm hơn một nửa thế giới, cũng như không thể đạt được xuất khẩu sang các nước châu u và Mỹ thông qua chiến tranh.

Nếu ĐCSTQ muốn sử dụng chiến tranh để chiếm lĩnh các quốc gia sản xuất tài nguyên như Trung Đông, Nam Mỹ và những nơi khác, từ đó cướp đoạt tài nguyên nơi đó, trên thực tế họ không có khả năng thực hiện. Nếu ĐCSTQ kích động một cuộc chiến tranh như vậy, thì con đường xuất nhập khẩu nói trên về cơ bản sẽ bị cắt đứt. Sau khi hầu hết các nguyên liệu chiến lược được tích trữ trước chiến tranh đã bị tiêu hao, nền kinh tế thời chiến của nó chắc chắn sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn nghiêm trọng.

Nếu các lợi ích kinh tế của ĐCSTQ không thể đạt được bằng chiến tranh, tại sao ĐCSTQ phải mở rộng “điều kiện chiến tranh” và liệt kê các nhu cầu kinh tế như một lý do quan trọng để “phát động chiến tranh”? Có vẻ như việc mở rộng “điều kiện chiến tranh” của ĐCSTQ thực chất chỉ là thêm một cái cớ kinh tế để thực hiện chiến lược chuẩn bị chiến tranh. Ý đồ của họ là cho Hoa Kỳ thấy một mối đe dọa quân sự.

Bài phát biểu mới nhất của ông Tập Cận Bình: “Chấm dứt chiến tranh bằng chiến tranh”

Gần đây, ĐCSTQ đã bất ngờ kỷ niệm chiến tranh Triều Tiên, ông Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu đặc biệt trong buổi lễ kỷ niệm, phải “nói chuyện với họ bằng ngôn ngữ mà họ có thể nghe hiểu được. Đây chính là dùng chiến tranh để chấm dứt chiến tranh và dùng vũ khí để ngăn chặn giáo mác”, ông Tập nói.

Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, Duowei News, đã đưa tin này với tiêu đề “Tập Cận Bình hiếm khi dùng lời lẽ nghiêm khắc để cảnh báo với Mỹ rằng, Trung Quốc có thể có kế hoạch tồi tệ nhất đối với Trung Quốc và Mỹ” vào ngày 24/10; “Bài phát biểu của Tập Cận Bình trong lễ kỷ niệm Kháng Mỹ Viện Triều, Mỹ và Đài Loan nên đọc để biết điều gì” vào ngày 23/10.

Tại sao ĐCSTQ lại kỷ niệm Chiến tranh Triều Tiên? Lý Minh Giang, phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Nam Dương chỉ ra rằng, trong hai năm qua, quan hệ Trung-Mỹ không ngừng xấu đi, ông Tập Cận Bình hiếm khi chỉ trích Mỹ bằng ngôn từ gay gắt như vậy. “Phát biểu mạnh mẽ theo cách này rất khác với những bài phát biểu của ông ấy vào các dịp quốc tế hai trong năm qua”.

Tờ Lianhe Zaobao của Singapore dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, phát biểu của ông Tập Cận Bình nhằm gửi đi một tín hiệu chính trị trong nội bộ, tập hợp lòng dân, khích lệ tinh thần và để người dân trong nước “chuẩn bị chiến đấu” cho tình hình hỗn loạn lâu dài bên ngoài, đồng thời chuẩn bị tư tưởng cho đấu tranh.

Tờ Bưu điện hoa nam buổi sáng (South China Morning Post) đưa tin,Thôi Lỗi, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc cho rằng, đối với Trung Quốc, việc sử dụng ngôn từ mạnh mẽ không có nghĩa là sẵn sàng tham chiến, mà chỉ là chuẩn bị tâm lý và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Vậy ý nghĩa của “lấy chiến tranh chấm dứt chiến tranh” của ĐCSTQ là gì?

Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện đang trong tình trạng chiến tranh lạnh, cuộc chiến tranh lạnh này đã được ĐCSTQ châm ngòi thông qua 3 lần đe dọa quân sự đối với Hoa Kỳ trong nửa đầu năm nay. Hoa Kỳ chỉ bắt đầu có các biện pháp đối phó kể từ tháng 7 năm nay sau khi các hành động của ĐCSTQ phát sinh. Trong trường hợp này, không phải ĐCSTQ nên “đình chiến” hay sao? Rõ ràng ĐCSTQ đã chơi lại thủ đoạn cũ là “gọi kẻ trộm bắt kẻ trộm”.

Các mối đe dọa quân sự của ĐCSTQ đã bộc lộ thái độ thù địch toàn diện của nó đối với Hoa Kỳ khiến Hoa Kỳ hiểu được ý nghĩa trong mối quan hệ quốc tế với Trung Quốc. Từ đó, Mỹ đã phản ánh kịp thời và sâu sắc về sự thất bại của chính sách “giao thiệp” với Trung Quốc trong những năm qua: quyết định thay đổi các nguyên tắc trong quá khứ về sự tin cậy, hợp tác và kỳ vọng đối với ĐCSTQ, cũng như điều chỉnh lại mối quan hệ Mỹ-Trung, bao gồm cả đối đầu kinh tế trong Chiến tranh Lạnh.

Khi Hoa Kỳ bắt giữ gián điệp của ĐCSTQ trên quy mô lớn, phong tỏa không gian của ĐCSTQ vì đánh cắp bí mật kỹ thuật của Hoa Kỳ, hạn chế việc cung cấp các sản phẩm và công nghệ kỹ thuật cao hữu ích cho việc mở rộng vũ khí của ĐCSTQ chuẩn bị cho chiến tranh, đồng thời tăng thuế quan để giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung, ĐCSTQ dường như lại coi những biện pháp chế tài này là “cây gậy lớn” hay “ngọn giáo” của Hoa Kỳ, từ chối thừa nhận tổn hại lâu dài mà mình đã gây ra cho Hoa Kỳ.

Vậy thì, liệu có thể sử dụng mối đe dọa chiến tranh để chấm dứt các biện pháp chế tài kinh tế và công nghệ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc không? Theo phân tích ở trên của tác giả thì câu trả lời là không thể.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của DKN.

https://www.dkn.tv/the-gioi/sua-luat-quoc-phong-trung-quoc-doa-phat-dong-chien-tranh.html

Sinh viên Thái Lan tẩy chay ngày lễ tốt nghiệp hoàng gia

Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Một số sinh viên đồng cảm với những người biểu tình Thái Lan tẩy chay lễ tốt nghiệp do Quốc vương Maha Vajiralongkorn chủ trì vào hôm thứ Sáu, để bày tỏ sự phẫn nộ với chế độ quân chủ khi những lời kêu gọi cải cách đang ngày càng gia tăng.

Các buổi lễ, trong đó nhà vua đích thân trao bằng, là một nghi thức cho các cử nhân và gia đình của họ, với những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc này được trưng bày với niềm tự hào trong nhiều ngôi nhà Thái Lan. Nhưng các cuộc biểu tình kể từ giữa tháng 7 mang lại những lời chỉ trích công khai đối với chế độ quân chủ và kêu gọi kiềm chế quyền lực của chế độ này, bất chấp sự cấm kỵ và các luật khi quân lâu đời đặt ra án tù lên đến 15 năm vì những lời chỉ trích nhà vua hoặc gia đình ông.

Anh Suppanat Kingkaew, 23 tuổi, cho biết anh đang tẩy chay các buổi lễ được tổ chức vào hôm thứ Sáu và thứ Bảy tại Đại học Thammasat, từ lâu được xem là nơi nuôi dưỡng chủ nghĩa cấp tiến kiêm hiện trường vụ thảm sát những người biểu tình ủng hộ dân chủ của lực lượng nhà nước bảo hoàng vào năm 1976.

Các cuộc biểu tình ban đầu kêu gọi một hiến pháp mới và Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, nhưng sau đó các yêu cầu phát triển và bao gồm việc hạn chế quyền lực của chế độ quân chủ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/sinh-vien-thai-lan-tay-chay-ngay-le-tot-nghiep-hoang-gia/

New Delhi công bố kế hoạch tập trận đầu tiên

 của Bộ Tứ Mỹ – Nhật – Ấn – Úc

Trọng Thành

Hải Quân Ấn Độ hôm qua, 30/10/2020, thông báo kế hoạch cuộc tập trận hải quân đầu tiên của Bộ Tứ Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong khuôn khổ thao diễn quân sự truyền thống thường niên trên biển mang tên Malabar, do Ấn Độ chủ trì. Cuộc tập trận có sự tham gia của một chiến hạm Úc.

Theo thông báo của Hải Quân Ấn Độ, cuộc tập trận Malabar lần thứ 24 được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một từ ngày 03/11 đến ngày 06/11, tại vịnh Bengale, vùng biển phía đông Ấn Độ. Giai đoạn hai, từ ngày 17 đến 20/10, diễn ra tại vịnh Ả Rập, vùng biển phía tây Ấn Độ.  Mục tiêu của tập trận là nâng cao năng lực phối hợp tác chiến giữa hải quân các quốc gia Bộ Tứ, với mục tiêu chung bảo vệ « một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do, với trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ».

Cuộc tập trận của hải quân Bộ Tứ giai đoạn một sẽ do chuẩn đô đốc Sanjay Vatsayan, chỉ huy hạm đội phía Đông của Ấn Độ phụ trách. Tham gia vào cuộc tập trận, về phía Ấn Độ, có khu trục hạm Ranvijay, tàu hộ tống Shivalik, tuần dương hạm Sukanya, tàu hậu cần Shakti và tàu ngầm Sindhuraj. Về phía Mỹ, có khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS John McCain, khu trục hạm Nhật Bản JS Onami, chở trực thăng, và chiến hạm Úc HMAS Ballarat, cùng với trực thăng. Nhiều phi cơ tuần thám biển P-81 và trực thăng cũng tham gia vào cuộc tập trận.

Giai đoạn một của cuộc tập trận Malabar sẽ tập trung vào các bài tập phức hợp, bao gồm các hoạt động phối hợp tác chiến trên mặt biển, chống tàu ngầm, phòng không, bắn đạn thật.

Tham vọng bành trướng của Trung Quốc, trong đó có Biển Đông, là một trong những lý do khiến bốn quốc gia Bộ Tứ Mỹ Ấn Nhật Úc buộc phải xích lại gần nhau, đặc biệt với việc thúc đẩy các hợp tác về quân sự. Úc thông báo quyết định tham gia tập trận Bộ Tứ vào đầu tháng 10, New Delhi chính thức gửi lời mời hồi giữa tháng. Năm 2017, New Delhi từng từ chối yêu cầu của Úc muốn tham gia cuộc tập trận hải quân ba bên Ấn-Mỹ-Nhật vì không muốn khiêu khích Trung Quốc.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201031-new-delhi-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-c%E1%BB%A7a-b%E1%BB%99-t%E1%BB%A9-m%E1%BB%B9-nh%E1%BA%ADt-%E1%BA%A5n-%C3%BAc