Tin khắp nơi – 30/10/2018
Trump muốn bỏ quyền
‘trẻ sinh ở Mỹ thì có quốc tịch’
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ tìm cách hạn chế quyền trẻ em sinh ra ở Mỹ là có ngay quốc tịch Mỹ.
Vì sao bầu cử giữa kỳ ở Mỹ quan trọng?
Trump đang đẩy lùi tiến trình dân chủ ở VN?
Ông nói với trang tin Axios rằng ông sẽ cố gắng chấm dứt quyền có quốc tịch Mỹ cho con đẻ ở Mỹ nhưng bố mẹ là người nước ngoài hay di dân bất hợp pháp.
Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ việc này sẽ không thể thực hiện.
Một sắc lệnh của tổng thống Mỹ cho việc này mà không có Quốc hội thông qua thì sẽ gây ra nghi ngờ về tính hợp lệ.
Quyền công dân cho trẻ sinh ở Mỹ là chiếu theo Tu chính án 14 của Hiến pháp mà tổng thống không thể thay đổi.
Tu chính hiến pháp Mỹ đòi hỏi sự chấp thuận với đa số hai phần ba của cả Thượng viện lẫn Hạ viện và sau đó là sự chấp thuận với đa số ba phần tư của các tiểu bang.
Nhưng ông Trump nói đã tham khảo lời tư vấn và được cho hay tổng thống có thể thay đổi.
“Đang trong quá trình. Sẽ diễn ra,” ông nói với trang Axios.
Quyền tự nhiên
Tu chính án 14 của Hiến pháp Mỹ nói:
“Tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch tại Hoa Kỳ và chịu sự quản lý của pháp luật, là công dân của Hoa Kỳ và của Tiểu bang nơi họ cư trú.”
Quyền công dân và quốc tịch tính theo nơi sinh (birthright citizenship) được đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1868.
Vấn đề này được đưa lên Tòa Tối cao năm 1857 vì quyền của người da đen mà trước đó có sinh ra ở Mỹ vẫn không được coi là công dân.
Nhưng ngày nay, vấn đề mà phe hữu tại Mỹ nêu ra là số đông người nhập cư trái phép, mà nhiều nhất đến từ châu Mỹ La tinh, được hưởng quyền cho con họ sinh tại Mỹ thành công dân.
Một điều tra của Pew Hispanic Center nói năm 2008, 8% trong số 340 nghìn trẻ sơ sinh tại Mỹ, là con của người nhập cư trái phép.
Đến năm 2015, Pew Research Center nêu ra con số 270 nghìn trẻ em sinh ra tại Mỹ chỉ trong năm 2014 ở gia đình cha mẹ là di dân không giấy phép.
Phát biểu của ông Trump được nêu ra trước cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ, diễn ra vào hôm 6/11, trong bối cảnh người Mỹ chia rẽ nặng nề.
Các nước châu Âu như Anh từng chấp nhận quyền tự nhiên thành công dân của trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của họ nhưng nay đã bỏ quyền này.
Anh Quốc bỏ quyền này từ năm 1983 và trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Anh chỉ nghiễm nhiên có quốc tịch Anh nếu một cha hoặc mẹ đã có quy chế định cư hợp pháp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46036796
Mỹ điều động 5200 lính tới biên giới Mexico
Lầu Năm Góc sẽ cử hơn 5200 quân lính tới biên giới với Mexico trong lúc hàng ngàn người di cư Trung Mỹ vẫn ùn ùn kéo về hướng nước Mỹ.
Tướng Terrence O’Shaughnessy nói Chiến dịch Yêu nước Trung thành (Operation Faithful Patriot) sẽ tập trung vào các tiểu bang Texas, Arizona và California.
Tổng thống Donald Trump trước đó nói “cuộc xâm lược” của di dân sẽ gặp quân đội Mỹ đang chờ đợi họ.
Vì sao bầu cử giữa kỳ ở Mỹ quan trọng?
Mỹ dọa đánh thuế toàn bộ hàng TQ
Bầu cử giữa kỳ Mỹ và cử tri gốc Việt
Ông cũng nói với Fox News rằng “các thành phố lều trại” sẽ được xây dựng để có chỗ ở cho những người nhập cư xin tỵ nạn tại Mỹ.
“Nếu họ xin tỵ nạn, chúng tôi sẽ giữ họ cho tới khi phiên xử diễn ra. Chúng tôi sẽ giữ họ, chúng tôi sẽ xây các thành phố lều trại, chúng tôi sẽ xây lều bạt ở khắp nơi,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai 29/10.
Hiện đã có 2100 lính Cảnh vệ Quốc gia tại biên giới được cử đến sau khi ông Trump yêu cầu hồi tháng Tư.
Cả hai phái chính trị với quan điểm đối nghịch ở Mỹ đều bị cáo buộc đã dùng người di cư để tranh thủ giành phiếu bầu của cử tri chỉ một tuần trước khi dân Mỹ đi bỏ phiếu.
Trong kỳ bầu cử giữa kỳ hôm 6/11, Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump hy vọng sẽ giữ cho cả Nghị viện và Thượng viện không vào tay đảng Dân chủ.
Đoàn người di cư vẫn còn cách biên giới Mỹ khoảng 1600 km.
Tướng O’Shaughnessy nói quân đội Mỹ sẽ được triển khai cuối tuần này và được trang bị đầy đủ vũ khí, trực thăng, máy bay, barrier và dây thép gai dài hàng dặm để hỗ trợ cho lực lượng kiểm soát biên giới.
Vì sao phải gấp?
Phân tích của Anthony Zurcher, BBC News từ Washington
Sau một tuần mà tin chính trên mặt báo là súng và bom, ông Donald Trump tìm cách chuyển sự chú ý về đoàn người di cư đang vượt qua Mexico hướng về biên giới Mỹ.
Số người này có thể giảm đi nhờ Mexico nhận người tỵ nạn và do đoạn đường dài, nhưng vị tổng thống Mỹ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Việc triển khai hơn 5000 binh sỹ tới biên giới có lẽ sẽ không có nhiều tác động trông thấy, vì những người di cư dự định sẽ nộp đơn xin tỵ nạn.
Mức độ gấp gáp của việc này cũng đáng đặt câu hỏi, vì còn phải hàng tháng nữa họ mới tới được biên giới.
Tuy vậy, điều mà tuyên bố của ông Trump cho thấy là rất rõ. Tổng thống đang tìm cách vẽ bức tranh người tỵ nạn như một đe dọa quốc gia mà chỉ riêng ông là sẵn sàng đương đầu.
Hiện nay, người nhập cư không phải là mối quan tâm hàng đầu của cử tri Mỹ. Vị tổng thống, có lẽ muốn ghi điểm về chính trị, còn tám ngày để thay đổi điều đó.
TT Trump cắt viện trợ Mỹ vì khủng hoảng nhập cư
Mỹ: 1.800 trẻ nhập cư đoàn tụ với cha mẹ
Giám đốc Cục Hải quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) Kevin McAleenan cũng phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Hai.
Ông nói với các phóng viên rằng dòng người di cư còn vài tuần nữa mới tới biên giới Mỹ.
Con số 5200 binh sỹ là cao hơn nhiều so với 800 lính dự tính sẽ được điều động lúc đầu.
Tờ the Wall Street Journal nhận xét tổng số quân lính được triển khai ở biên giới tây nam nước Mỹ sẽ lớn hơn số quân hiện đang có mặt ở Syria và Iraq.
Ông Trump viết trên Twitter hôm thứ Hai 29/10: “Nhiều thành viên băng đảng và một số người rất xấu trà trộn vào đoàn người di cư hướng về Biên giới phía Nam.
“Hãy quay về đi, các người sẽ không được nhận vào Mỹ nếu các người không theo thủ tục pháp lý.
“Đây là cuộc xâm lược Đất nước chúng tôi và Quân đội của chúng tôi đang đón chờ các người!”
Nhiều người dân di cư nói họ dự định sẽ xin tỵ nạn ở Mỹ.
Theo luật quốc tế, Mỹ có nghĩa vụ pháp lý phải có phiên tòa xét đơn xin tỵ nạn từ những người di cư đến Mỹ nếu họ nói họ lo ngại sẽ gặp bạo lực ở nước họ.
Những người xin tỵ nạn phải [chứng minh được] họ chạy khỏi nước họ do có lo ngại nghiêm trọng bị khởi tố. Theo luật quốc tế, những người này được coi là người tỵ nạn.
Nếu một người xin tỵ nạn vào Mỹ một cách trái phép, họ vẫn được tòa nghe trình bày trường hợp của họ.
Người di cư vì lý do kinh tế là những ai đi tìm một cuộc sống có chất lượng tốt hơn – và ngay cả khi họ đang chạy khỏi tình trạng nghèo khổ trầm trọng, họ không được coi là người tỵ nạn và không nhận được sự bảo vệ tương tự như người tỵ nạn.
Ông Trump không phải là tổng thống đầu tiên điều quân đội tới biên giới Mexico.
Tổng thống Barack Obama cử khoảng 1200 lính Cảnh vệ Quốc gia để canh giữ biên giới, còn Tổng thống George W Bush điều khoảng 6000 quân tới giúp lực lượng biên phòng trong cái gọi là Chiến dịch Khởi động (Operation Jump Start).
Cả hai đợt điều quân đều kéo dài chừng một năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46031203
Hoa Kỳ sẽ xây dựng thành phố lều trại
cho người di dân xin tỵ nạn
Washington DC – Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Laura Ingraham trên đài Fox News, tổng thống Trump đã thảo luận về chuyến thăm thành phố Pittburgh, cũng như những dự định đối với người xin tỵ nạn ở biên giới phía nam và cuộc tranh cử tại tiểu bang Florida.
Theo tổng thống Trump, lý do khiến Tổng thống đến Pittsburgh là để bày tỏ sự tôn trọng và thăm hỏi các nạn nhân bị thương nghiêm trọng. Kể từ sau vụ nổ súng ở giáo đường Do Thái tại Pittsburgh và loạt bưu kiện chứa bom gửi đến các chính khách Dân Chủ, Tổng thống Trump đã nhận vô số chỉ trích vì lời nói đả kích truyền thông trên các dòng tweet. Tổng thống than phiền việc truyền thông đưa tên tổng thống ở tất cả bài báo về vụ gửi bưu kiện chứa bom. Trong khi Thượng nghị sĩ Bernie Sanders lại không bị chỉ trích khi một người ủng hộ ông Sanders bắn một nhà lập pháp Cộng Hòa.
Sau đó, tổng thống Trump nói về những thách thức ở biên giới phía nam khi hai đoàn người di dân đang tiến đến Hoa Kỳ. Chính phủ đã điều động hàng ngàn binh lính đến biên giới, và khẳng định Hoa Kỳ sẽ không thi hành chính sách bắt rồi thả. Tổng thống Trump cho biết chính phủ sẽ xây dựng các thành phố lều trại, và những người tầm trú sẽ phải chờ đợi tại những khu lều trại này trong thời gian chờ phiên tòa xét xử. Sau khi có phán quyết của tòa, nếu những người di dân không được cho phép tỵ nạn, họ sẽ phải rời khỏi khu lều trại và về nước.
Thảo luận về cuộc tranh cử ở Florida, tổng thống Trump gọi thị trưởng thành phố Tallahassee là “tên trộm máu lạnh” đang điều hành thành phố lũng đoạn nhất cả nước. Nếu thị trưởng Andrew Gillum đánh bại ứng cử viên Ron DeSantis, thì Florida sẽ trở thành một Venezuela thứ hai. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-se-xay-dung-thanh-pho-leu-trai-cho-nguoi-di-dan-xin-ty-nan/
Vụ xả súng ở Pittsburgh : Chuyến thăm
của TT Mỹ Donald Trump gây tranh luận
Theo dự kiến, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 30/10/2018 đến thăm thành phố Pittsburgh để tưởng niệm 11 người đã thiệt mạng trong vụ xả súng vào một nhà thờ Do Thái hôm thứ Bảy 27/10 và gặp gỡ gia đình các nạn nhân. Đây là vụ tấn công bài Do Thái gây nhiều chết chóc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tại thành phố Pittsburgh, không phải tất cả mọi người đều ủng hộ chuyến thăm của nguyên thủ Hoa Kỳ.
Từ Pittsburgh, đặc phái viên RFI Anne Corpet tường trình :
Trước nhà thờ được cảnh sát canh gác, người dân thành phố Pittsburgh tiếp tục mang hoa và nến đến. Ở đây, không ai muốn nhắc đến số phận thủ phạm vụ xả súng, nhưng chuyến thăm mà Donald Trump thông báo lại khiến nhiều người phản ứng : 26.000 người đã ký vào một bức thư ngỏ phản đối tổng thống đến thành phố này.
Kate Rothsteam là người đã góp phần soạn thảo nội dung thư ngỏ. Bà chia sẻ : Chúng tôi nói với tổng thống Trump rằng chúng tôi không muốn ông ấy đến Pittsburgh cho tới khi nào ông ấy từ bỏ quan điểm phân biệt chủng tộc, thù ghét người nhập cư và bài Do Thái. Tôi nghĩ rằng ông ấy phải từ bỏ các quan điểm nói trên. Và nếu tổng thống làm như vậy, ông ấy sẽ được chào đón ở đây.
Nhưng tại thành phố Pittsburgh thuộc phe Dân Chủ, một số người dân từ chối chính trị hóa thảm kịch xả súng. Stefanie Synan sống ngay cạnh nhà thờ. Cô nói : Riêng cá nhân tôi thì tôi đánh giá cao việc ông ấy đến thăm. Tôi nghĩ rằng cộng đồng cần sự ủng hộ của ông. Cho dù người ta nghĩ gì về ông ấy, hay chính sách của ông ấy, thì ông ấy cũng là tổng thống. Tôi nghĩ rằng ông ấy chịu trách nhiệm lãnh đạo đất nước và việc ông ấy đến là quan trọng.
Trong một tin nhắn trên Twitter sáng hôm nay, tổng thống Mỹ đáp trả lại những người đã tố cáo ông là nuôi dưỡng không khí thù hận trong nước. Đối với Donald Trump, chính truyền thông phải chịu trách nhiệm về điều mà ông gọi là cơn phẫn nộ của nhân dân Mỹ.
Di dân : Quân đội Mỹ điều 5.200 lính đến vùng biên giới với Mêhicô
Hôm qua, tướng Terrence O’Shaughnessy thông báo quân đội Mỹ sẽ điều 5.200 lính đến dọc biên giới với Mêhicô để tăng cường an ninh. Theo AFP, quan chức quân đội trên dẫn phát biểu của tổng thống Mỹ Donald Trump theo đó việc đảm bảo an ninh ở biên giới là vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh có nhiều làn sóng di dân từ Trung Mỹ đang vượt Mehicô để tràn sang Hoa Kỳ.
Theo Kevin McAleenan, một quan chức Mỹ về Hải quan và Bảo vệ biên giới, một đoàn người gồm khoảng 3.500 di dân đang vượt qua miền nam Mêhicô để tới biên giới với Mỹ. Còn một nhóm khác gồm 3.000 người nhập cư hiện đã tới vùng biên giới giữa Guatamala và Mêhicô.
Thương mại Mỹ – Trung :
Washington chuẩn bị áp thuế mới nếu thương lượng không đạt kết quả
Hôm qua 29/10/2018, Bloomberg dẫn một nguồn tin ẩn danh theo đó Washington đang chuẩn bị thông báo, từ nay đến đầu tháng 12, thuế suất mới lên các mặt hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, nếu đàm phán giữa Donald Trump và Tập Cận Bình không đạt kết quả khả quan. Hai nhà lãnh đạo dự kiến gặp nhau bên lề thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires vào cuối tháng 11/2018.
Trong khi đó, phát biểu trên kênh truyền hình Fox News tối hôm qua, tổng thống Trump cho biết có thể Mỹ sẽ ký được một « thỏa thuận lớn » với Trung Quốc về thương mại, nếu không, nhiều tỉ đô la thuế quan sẽ được áp thêm lên hàng hóa nhập từ Trung Quốc.
Ông Trump ủng hộ tân Tổng thống Brazil
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 29/10 gọi điện chúc mừng và bày tỏ ủng hộ đối với Tổng thống mới đắc cử của Brazil, Jair Bolsonaro. Tân Tổng thống Brazil đã bắt đầu lên kế hoạch công du Washington và đồng minh bảo thủ Chile.
Bolsonaro, người từng tuyên bố khi mới bắt đầu là nghị sỹ rằng ông ‘ủng hộ’ chế độ độc tài và yêu cầu giải tán Quốc hội, đã tuyên thệ trên Hiến pháp rằng ông sẽ tuân thủ các nguyên tắc dân chủ.
Tổng thống Trump cho biết ông đã có một ‘cuộc gọi tuyệt vời’ và chúc mừng ông Bolsonaro và viết trên Twitter về kế hoạch của hai ông ‘làm việc chặt chẽ cùng nhau trên thương mại, quân sự và mọi vấn đề khác!’
Các nhà đầu tư đã nhanh chóng chào mừng chiến thắng của ông Bolsonaro, khiến cho chỉ số chứng khoán chủ lực của nước này là Bovespa lên mức cao chưa từng thấy trong phiên giao dịch sớm, trước khi đảo chiều.
Ông Bolsonaro đã cam kết sẽ nhanh chóng thu hẹp thâm hụt ngân sách ngày càng mở rộng của Brazil và tư nhân hóa các công ty nhà nước.
Việc ông Bolsonaro đắc cử đã cảnh tỉnh những người chỉ trích trên toàn thế giới do ông này đã bảo vệ chế độ độ tài quân sự của Brazil trong giai đoạn 1964-1985 và thề sẽ quét sạch những đối thủ chính trị cánh tả. Ông cũng có tiền sử đưa ra những phát biểu khinh miệt đối với người đồng tính, phụ nữ và các sắc dân thiểu số.
Chiến thắng của ông Bolsonaro đã đưa quân đội trở lại sân khấu chính trị sau ba thập niên bị bó buộc trong doanh trại sau khi Brazil quay lại chính quyền dân sự. Một số tướng lĩnh về hưu sẽ được bổ nhiệm làm bộ trưởng và cố vấn thân cận.
Chánh văn phòng của Tổng thống đắc cử cho biết chuyến công du quốc tế đầu tiên của ông sẽ là đến Chile – một trong những nước láng giềng Nam Mỹ đã ngả sang cánh hữu – và không lâu sau đó ông hy vọng sẽ đến thăm Mỹ.
Là một người hâm mộ mạnh mẽ ông Trump, ông Bolsonaro cũng cam kết sẽ gần gũi hơn với những nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, do đó sẽ điều chỉnh lại các ưu tiên ngoại giao sau 13 năm dưới sự cầm quyền của các chính phủ cánh tả.
Cựu lính nhảy dù 63 tuổi này đã gia nhập danh sách các nhà lãnh đạo cực hữu, dân túy thắng cử trong những năm qua như Donald Trump, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Ông Bolsonaro giành được 55% số trong cuộc bỏ phiếu vòng hai trước đối thủ cánh tả là ông Fernando Haddad của Đảng Công nhân vốn giành được 45% phiếu bầu.
Đặc sứ Mỹ tin tưởng
về việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Đặc sứ Mỹ về Triều Tiên ngày 29/10 bày tỏ tin tưởng về việc hoàn tất giải trừ hạt nhân Triều Tiên, dù có những lo ngại về tiến trình ngoại giao hạt nhân chậm chạp trong những tuần gần đây.
Gặp gỡ người tương nhiệm tại Seoul, đặc sứ Stephen Biegun nói Washington và Seoul cùng chia sẻ mục đích chấm dứt bảy thập niên thù nghịch trên Bán đảo Triều Tiên.
“Đòi hỏi chính đối với chúng tôi để đạt được mục tiêu tối hậu này là thực hiện được việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên cuối cùng, hoàn toàn kiểm chứng được,” ông Biegun nói. “Do đó tôi hoàn toàn tin tưởng là việc này ở trong tầm tay, và tôi nghĩ hai lãnh đạo của chúng ta hoàn toàn đặt trọng tâm vào mục tiêu này.”
Kể từ khi tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân trước đây trong năm, Triều Tiên đã có những biện pháp như ngưng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, tháo gỡ địa điểm thử nghiệm hạt nhân. Hoa Kỳ hoãn một số cuộc tập trận hàng năm với Hàn Quốc nhưng ngần ngại chưa muốn cung cấp cho Triều Tiên những lợi ích lớn lao về chính trị và kinh tế trừ phi Triều Tiên có thêm những bước giải trừ quân bị nghiêm chỉnh hơn. Triều Tiên đóng cửa địa điểm thử nghiệm hạt nhân được các nhà báo quốc tế chứng kiến nhưng không được các chuyên gia giám sát.
Ngoài ngoại giao hạt nhân, hai nước Triều Tiên, phối hợp với Bộ Chỉ huy Liên hiệp quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo đóng tại Hàn Quốc, đang có những bước nhằm giảm bớt căng thẳng quân sự giữa hai đối thủ. Những bước này đạt được trong cuộc họp thượng đỉnh liên Triều trong tháng trước tại Bình Nhưỡng, trong đó có việc giải trừ quân bị tại làng biên giới Triều Tiên, gỡ mìn tại khu vực tiền tuyến để cùng nhau tìm kiếm tử sĩ trong chiến tranh Triều Tiên và thiết lập một vùng đệm dọc biên giới.
Tuần trước, Bộ Chỉ huy Liên hiệp quốc và hai miền Triều Tiên hoàn tất việc rút lui các loại vũ khí tại các trạm gác ở làng biên giới Bàn Môn Điếm. Sau đó 3 bên cùng nhau kiểm chứng các việc làm phi quân sự hóa và các trạm gác được niêm phong ở cả hai phía, Bộ Chỉ huy Liên hiệp quốc nói trong một thông báo ngày 29/10.
Một cuộc họp 3 bên được ấn định vào ngày 30/10 để thảo luận những tiêu chuẩn hành động hỗ tương, duyệt xét kiểm chứng và theo dõi, thông báo cho biết thêm.
Bộ Chỉ huy Liên hiệp quốc có nhiệm vụ giám sát cuộc đình chiến chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Có khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ đang trú đóng tại Hàn Quốc.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ – Hàn họp thường niên
Bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc và Hoa Kỳ tuần này họp thường niên tại Washington để bàn về hợp tác song phương, trong đó có việc chuyển giao Quyền chỉ huy tác chiến thời chiến (OPCON).
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap, trích dẫn thông báo hôm nay 30/10/2018 của bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, cho biết bộ trưởng Quốc Phòng Jeong Kyeong Doo và đồng nhiệm Mỹ James Mattis sẽ dự Hội nghị tham vấn an ninh (SCM) lần thứ 50 vào ngày mai 31/10, trong bối cảnh hai bên đang tìm kiếm đồng thuận để đạt mục tiêu phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên hoàn toàn và có thể kiểm chứng được.
Trong hội nghị tham vấn an ninh, Mỹ và Hàn Quốc cũng sẽ đề cập tới đề xuất ngưng các cuộc tập trận không quân quy mô lớn Vigilant Ace. Năm ngoái, cuộc tập trận này huy động tới gần 270 máy bay.
Còn hôm qua 29/10, bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc Cho Myoung Gyon thông báo trước Nghị Viện là tuyên bố chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953 có thể sẽ được đưa ra từ nay đến cuối năm, cho dù các đàm phán về hạt nhân vẫn chưa có nhiều tiến triển.
Trong khi đó, từ Seoul, ông Stephen Biegun, đặc sứ Mỹ về chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên hôm qua nhấn mạnh Bình Nhưỡng phải đưa ra biện pháp nhằm phi hạt nhân hóa và có thể kiểm chứng trước khi ký thỏa thuận chính thức chấm dứt chiến tranh liên Triều.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181030-quoc-phong-my-han-cuoc-hop-cap-bo-thuong-nien-tai-washington
Mỹ cấm bán linh kiện cho công ty Fujian Jinhua
Mở một mặt trận mới trong cuộc xung đột thương mại và công nghệ với Trung Quốc, chính quyền ông Trump ngày 29/10 cắt việc xuất khẩu các bộ phận, phần mềm và các mặt hàng công nghệ cho một công ty sản xuất chất bán dẫn được nhà nước Trung Quốc hỗ trợ.
Bộ Thương mại cho biết đã đưa công ty Fujian Jinhua Integrated Circuit vào danh sách các thực thể không thể mua được các sản phẩm vừa kể từ các công ty Mỹ.
Bộ Thương mại trong một thông báo nêu rằng Fujian Jinhua “có nhiều nguy cơ trở nên dính líu tới các hoạt động đi ngược lại quyền lợi quốc gia của Mỹ.”
Hành động này tương tự như một động thái trước đây của Bộ Thương mại hầu như đặt công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE vào tình trạng phá sản bằng cách cắt các nguồn cung cấp từ Hoa Kỳ.
ZTE, công ty vi phạm một thỏa thuận giải quyết các vi phạm chế tài đối với Iran và Triều Tiên, cuối cùng được phép mua trở lại những sản phẩm của Mỹ sau một thỏa thuận xét lại và khoản chi 1 tỉ đô la tiền phạt.
Hành động chống lại Fujian Jinhua chắc chắn gây nên căng thẳng mới giữa Washington và Bắc Kinh vì công ty này là tâm điểm của chương trình “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” mà Bắc Kinh đề ra nhằm phát triển những công nghiệp công nghệ cao mới.
Mỹ dọa đánh thuế toàn bộ hàng TQ
Mỹ chuẩn bị công bố gói thuế quan mới vào đầu tháng 12, đánh lên toàn bộ hàng Trung Quốc nếu hội đàm giữa ông Trump và ông Tập thất bại, theo SCMP.
Hội đàm giữa lãnh đạo hai cường quốc dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới, mục tiêu nhằm giảm căng thẳng thương mại giữa hai nước.
Tuyên bố vào đầu tháng 12 về một danh sách mới các hàng hóa bị Mỹ đánh thêm thuế có nghĩa rằng thời điểm chính sách này có hiệu lực – 60 ngày sau khi lấy ý kiến rộng rãi – sẽ trùng với lễ đón năm mới của Trung Quốc vào tháng 2/2019, nguồn tin ẩn danh cho tờ SCMP biết.
‘Sói già’ Trump đang áp đảo Tập Cận Bình?
Chiến tranh thương mại và chuyện hai nước TQ
Thuế quan của Trump có ngăn chặn gián điệp TQ?
Trump đánh thuế hàng TQ ‘tăng hai’ là 25%
Trump ‘phàn nàn về Trung Quốc’
Danh sách này sẽ áp dụng cho hàng nhập khẩu chưa được bao gồm trong các đợt thuế quan trước đó – có thể trị giá lên tới 257 tỷ đô la Mỹ.
Giới chức Mỹ đang chuẩn bị cho một kịch bản như vậy trong trường hợp một cuộc họp Trump-Tập dự kiến không đem lại tiến bộ gì bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra ở Buenos Aires vào tháng 11.
Động thái này cho thấy chính quyền Trump vẫn sẵn sàng leo thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc, ngay cả khi các công ty phàn nàn về thuế quan tăng cao và thị trường tài chính tiếp tục lo ngại về tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, theo bài báo trên SCMP.
Ông Trump từ lâu đã đe dọa áp thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, trị giá hơn 257 tỷ đô la, nếu Bắc Kinh không đáp ứng được nhu cầu của Hoa Kỳ về những thay đổi sâu rộng đối với chính sách thương mại, chuyển giao công nghệ và bảo trợ công nghiệp, theo Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó đã áp thuế lên gói hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ đô la Mỹ.
Trung Quốc cũng đã đáp trả bằng đánh thuế trị giá 110 tỷ đô la lên hàng hóa Mỹ.
Mỹ phải mất ít nhất hai tháng để chính thức áp các gói thuế quan trước đây lên hàng Trung Quốc sau khi danh sách hàng hóa bị đánh thuế được công bố để lấy ý kiến công chúng.
Các đợt thuế quan trước đây tập trung vào tư liệu sản xuất và hàng hóa trung gian của Trung Quốc, nhưng gói thuế quan mới sẽ tấn công vào các sản phẩm tiêu dùng bao gồm điện thoại di động, máy tính, quần áo và giày dép.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46027632
Mỹ thông qua thỏa thuận bán vũ khí với Ðài Loan
Kế hoạch bán vũ khí trị giá 330 triệu USD của Mỹ cho Đài Loan (Trung Quốc) đã được Quốc hội Mỹ chấp thuận, SCMP đưa tin. Điều này sẽ dọn đường cho Bộ Ngoại giao Mỹ hoàn tất các thủ tục. Hợp đồng mua bán vũ khí cho Đài Loan lần này chủ yếu là các phụ tùng máy bay.
Đây sẽ là hợp đồng quân sự thứ hai của Đài Loan với Mỹ chỉ trong vòng chưa đầy 18 tháng kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền. Thông thường, hợp đồng mua bán vũ khí này sẽ được thông qua sau quy trình 30 ngày xem xét.
Tính đến đêm 24/10 ( giờ Mỹ), thời hạn xem xét đã hết và nếu không nhận được bất cứ phản đối nào từ Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Hạ viện thì coi như nó được thông qua.
Hồi tháng 6/2017, chính quyền ông Trump đã phê chuẩn một thỏa thuận bán vũ khí đầu tiên trị giá 1,4 tỷ USD trong một chương trình ủng hộ và tăng cường quan hệ quốc phòng giữa Washington và Đài Bắc.
Theo Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng của Lầu Năm Góc, thỏa thuận bán vũ khí mới này bao gồm các phụ tùng cho F-16, C-130, máy bay chiến đấu, tất cả các hệ thống máy bay và hệ thống khác có liên quan tới hậu cần.
Trung Quốc luôn phản đối mạnh mẽ việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Mặc dù Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng vẫn duy trì các quan hệ không chính thức và là nhà cung cấp vũ khí duy nhất cho Đài Loan.
http://biendong.net/doc-bao-viet/24435-my-thong-qua-thoa-thuan-ban-vu-khi-voi-ai-loan.html
Mỹ-Trung đấu thương mại,
ai ‘đứng giữa hai làn đạn’?
Panama là một trong những quốc gia hiện bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc-Mỹ và buộc phải tìm cách hài hòa giữa hai quốc gia này.
Việc Panama bị mắc kẹt “giữa làn đạn” còn được thấy rõ khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm nước này trong tuần tước và mạnh mẽ chỉ trích hoạt động kinh tế của Trung Quốc tại đây.
Đài BBC (Anh) cho biết Ngoại trưởng Pompeo đã gọi hành động của Trung Quốc là “lợi dụng”. Theo Ngoại trưởng Pompeo, hoạt động của các công ty Trung Quốc không đem lại nhiều lợi ích cho người dân Panama mà trên thực tế là trục lợi cho Bắc Kinh. Tất nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ nhận định của Ngoại trưởng Mỹ.
Trước tình thế này, Phó Tổng thống Panama Isabel de Saint Malo de Alvarado tuyên bố quốc gia này chào đón đầu tư trực tiếp từ cả Mỹ và nhiều nước khác, trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Isabel de Saint Malo de Alvarado cũng nhấn mạnh Panama sẽ “cẩn trọng” khi lựa chọn hợp đồng mới và hợp tác với các công ty.
Vụ việc này cho thấy phản ứng tiêu cực của Mỹ đối với Trung Quốc trên trường quốc tế sẽ gây tác động tới những quốc gia đang mắc kẹt ở giữa cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Panama luôn đóng vai trò quan trọng với Mỹ, cả về khía cạnh địa lý, thương mại và an ninh quốc gia. Mỹ lại là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Panama. Trong khi đó, vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh quan hệ với quốc gia Mỹ Latinh. Năm 2017, 19 thỏa thuận hợp tác
giữa Panama và Trung Quốc đã được ký kết trong đó có nghiên cứu tính khả thi của thỏa thuận thương mại tự do giữa hai quốc gia.
Cuộc chiến tranh thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc đồng nghĩa với việc những quốc gia đứng ở giữa như Panama sẽ phải tìm hướng đi mới khéo léo hơn để cân bằng giữa hai nền kinh tế lớn này.
Điều này phần nào được phản ánh qua bình luận của Phó Tổng thống de Alvarado về “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc, vốn vấp phải cáo buộc gây “bẫy nợ” cho các quốc gia được hỗ trợ.
Bà de Alvarado nói với BBC: “Panama không phụ thuộc vào các công ty đến và hỗ trợ tài chính cho các dự án của chúng tôi. Nhưng một số quốc gia dễ tổn thương bởi nền kinh tế của họ còn yếu sẽ ở một tình thế khác vì chưa đảm bảo rằng các bước đi được cân nhắc theo lợi ích của chính họ”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/24434-my-trung-dau-thuong-mai-ai-dung-giua-hai-lan-dan.html
Mỹ: Chi tiêu của người tiêu dùng tăng
Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tăng trong 7 tháng liên tiếp vào tháng 9, nhưng lợi tức tăng thấp nhất trong hơn một năm vì lương tăng chừng mực, cho thấy nhịp độ tiêu dùng hiện nay có thể không bền vững.
Phúc trình ngày 29/10 của Bộ Thương mại cũng cho thấy gia tăng lợi tức của các hộ gia đình nhỏ nhất trong 15 tháng và tiết kiệm giảm ở mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái.
Có những dấu hiệu cho thấy kích cầu từ gói cắt giảm thuế trị giá 1.500 tỉ đô la của chính quyền ông Trump đã lên đến cao điểm. Lãi suất cao và sự giàu có của các hộ gia đình giảm sút sau khi thị trường chứng khoán bị bán đổ bán tháo nhanh chóng.
Chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm hơn hai phần ba của các hoạt động kinh tế Mỹ, tăng 0,4% trong năm ngoái vào lúc các gia đình mua nhiều xe ô tô và tiêu nhiều vào việc chăm sóc sức khỏe. Các dữ liệu của tháng 8 được duyệt xét lại cho thấy chi tiêu tăng 0,5% thay vì được báo cáo trước đây là 0,3%.
Việc tăng chi tiêu của người tiêu dùng vào tháng 9 đã đặt chi tiêu này tăng trưởng vững chắc vào quý 4 năm nay. Các kinh tế gia dự báo chi tiêu của người tiêu dùng sẽ chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2019.
Nghi phạm gửi bom thư ra tòa,
thêm bưu kiện khả nghi gửi đến CNN
Người đàn ông bị tố cáo gửi 14 thư chứa bom tới những người nổi tiếng chỉ trích Tổng thống Donald Trump ngày 29/10 được lệnh không được bảo lãnh tại ngoại.
Trong buổi trình diện tòa, nghi phạm Cesar Sayoc chủ yếu câm lặng, không phát biểu gì mà chỉ nghe đọc cáo trạng.
Cư dân Florida 56 tuổi này sẽ ra trước một tòa án ở Miami một lần nữa vào thứ sáu tuần này.
Sayoc bị truy tố 5 tội anh trong đó có tội vận chuyển chất nổ xuyên bang và gửi chất nổ bất hợp pháp qua đường bưu điện, đe dọa một cựu Tổng thống, và tấn công các viên chức liên bang.
Cùng ngày 29/10, các nhà điều tra và các đội phá bom đã được gọi đến một bưu điện ở Atlanta để xem xét một gói bưu kiện khả nghi gửi đến đài CNN, Cục điều tra Liên bang Mỹ cho biết.
FBI thông báo trên tài khoản Twitter của họ rằng gói bưu kiện được phát hiện này ‘có hình dạng tương tự như các bưu kiện khác’ và xác nhận thông báo trước đó của Chủ tịch CNN Jeff Zucker vốn nói rằng một gói hàng khả nghi gửi đến Đài đã bị chăn lại tại một bưu điện ở Atlanta.
Ông Zucker nói rằng kể từ tuần trước, khi một loạt bom thư xuất hiện trên khắp nước Mỹ, tất cả thư tín gửi đến CNN đều được rà soát bên ngoài trước. Một trong những bom thư đó được gửi đến văn phòng CNN ở New York.
Savoc bị cáo buộc gửi những phong bì chứa chất nổ tới cựu Tổng thống Barack Obama, cựu ứng viên Tổng thống Hillary Clinton và cựu phó Tổng thống Joe Biden. Các bưu kiện này đã bị chặn lại từ Delaware cho đến California.
Giới chức chưa nói được ngay ai là người chịu trách nhiệm gửi bưu kiện mới nhất đến Đài CNN, nhưng các quan chức thực thi pháp luật nói họ tin rằng bưu kiện này chỉ là một phần của một loạt bưu kiện có thể sẽ được phát hiện trong thời gian tới.
Sayoc bị bắn hôm 26/10 bên ngoài một tiệm phụ tùng xe hơi ở Nam Florida sau khi các nhà điều tra cho biết họ nhận ra ông thông qua dấu vân tay và bằng chứng ADN. Giới chức cho biết Sayoc đối mặt mức án 50 năm tù nếu bị kết tội đối với mọi cáo trạng. Không có bom thư nào bị nổ và không có ai bị thương.
Brazil : Thị trường chờ đợi
các biện pháp cụ thể của tân tổng thống
Sau khi lạc quan với triển vọng ứng cử viên cực hữu Jair Bolsonaro trở thành tổng thống, với các hứa hẹn sẽ tiến hành thay đổi triệt để, thị trường Brazil hôm qua, 29/10/2018, đã tỏ ra dè dặt hơn. Giới kinh doanh Brazil chờ đợi các biện pháp cụ thể của tổng thống tân cử, trong lúc người sẽ trở thành bộ trưởng Tài Chính, Chủ Nhật 28/10, tuyên bố tân chính phủ « sẽ thay đổi hoàn toàn mô hình kinh tế quốc gia ».
Theo AFP, chứng khoán Brazil mất 2,24% khi đóng cửa phiên hôm qua, sau khi đã liên tục tăng tổng cộng 10% từ một tháng nay. Chiến thắng của ứng cử viên cực hữu Bolsonaro đang đặt nền dân chủ trẻ tuổi Brazil, với hơn 200 triệu dân, trước tương lai bất định. Tổng thống tân cử Bolsonaro thừa nhận không có đủ hiểu biết về kinh tế.
Bộ trưởng Tài Chính tương lai Paulo Guedes, một trụ cột trong chính phủ Bolsonara, là người theo quan điểm « siêu tự do », chống lại mô hình xã hội dân chủ, dự kiến sẽ tư nhân hóa hàng loạt và tiến hành cuộc cải cách hưu trí đầy gai góc, có thể sẽ bị phản đối mạnh. Theo giới quan sát, cũng như tổng thống, các bộ trưởng trong chính phủ mới đều chưa hề có kinh nghiệm nắm quyền. Tuy nhiên, nhìn chung, trong hiện tại, dường như một bộ phận lớn giới kinh doanh Brazil đặt hy vọng vào chính phủ mới, thông tín viên Martin Bernard từ Sao Paolo cho biết thêm :
« Thị trường chứng khoán của Sao Paulo rõ ràng đã dự báo trước chiến thắng của Bolsonaro, chỉ số chứng khoán lên giá mạnh từ cả một tháng nay, trong lúc chứng khoán tại các thị trường khác trên thế giới đều sụt giảm.
Các nhà đầu tư tin tưởng vào bộ trưởng Tài Chính tương lai, ông Paulo Guedes, sẽ đưa nền kinh tế Brazil trở lại hoạt động bình thường. Paulo Guedes là một kinh tế gia có quan điểm hết sức tự do, với chủ trương tư nhân hóa và giảm mạnh chi phí công. Đây là một thông điệp được giới đầu tư hưởng ứng.
Hai ngân hàng lớn kêu gọi tân tổng thống đưa kinh tế đất nước tăng trưởng. Giới chủ một số mạng phân phối lớn khẳng định ủng hộ tân tổng thống, hoặc vì lý do ý thức hệ hoặc do thái độ thực dụng, với hy vọng là người tiêu dùng sẽ lạc quan hơn.
Một số doanh nghiệp tỏ ra dè dặt với chính sách cứng rắn của tân tổng thống, nhưng họ vẫn thiện cảm với ông Bolsanaro hơn là đảng Lao Động cánh tả của ông Lula, mà theo họ đồng nghĩa với nạn tham nhũng và suy thoái kinh tế ».
Ông Jair Bolsonaro sẽ chỉ chính thức nắm quyền từ ngày 1 tháng Giêng năm tới 2019. Trong quá trình chuyển tiếp quyền lực, từ đây tới đó, tổng thống tân cử sẽ phải bổ nhiệm một ê kíp 50 trợ tá. Các thành viên nhóm này có quyền truy cập tất cả các hồ sơ của chính phủ mãn nhiệm, kể cả các tài liệu mật.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181030-brazil-thi-truong-cho-doi-cac-bien-phap-cu-the-cua-tan-tong-thong
Gọi TQ là ‘thú dữ’, tân TT Brazil
vẫn được Bắc Kinh chúc mừng
Truyền thông nhà nước ở Trung Quốc đồng loạt chúc mừng tân tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người từng gọi Trung Quốc là ‘quốc gia thú dữ’.
Báo chí chính thống ở Trung Quốc cũng đang tìm cách giảm bớt đi những ý kiến từ truyền thông Phương Tây về thái độ của ông Bolsonaro với Bắc Kinh.
Nhân vật thiên hữu, có ‘hỗn danh’ là ‘Trump của xứ sở nhiệt đới’ đã từng phê phán các hợp đồng của công ty Trung Quốc đầu tư mua cổ phần trong kinh tế Brazil.
Trong những năm qua, Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn nhất của Brazil, với 75 tỷ USD trao đổi thương mại hai bên chỉ trong 2017, theo Reuters hôm 29/10/2018.
Nhưng thắng lợi tranh cử của ông Bolsonaro, người từng là cựu sỹ quan đặc nhiệm, có đường lối cứng rắn, thiên hữu và thiên về Hoa Kỳ của Donald Trump, có thể làm quan hệ Trung Quốc – Brazil phải định hình lại.
Ông Jair Bolsonaro đã tỏ ý muốn xem lại các khoản đầu tư của Trung Quốc vào ngành khoáng sản và năng lượng Brazil.
Ông cũng từng gọi Bắc Kinh là “con thú dữ” (predator) đối với kinh tế Brazil.
Mặt khác, ông hoan nghênh Trung Quốc mua các sản phẩm của Brazil như đậu nành nhưng nhân vật 63 tuổi nói ông “muốn ngăn cơn sốt mua sắm” của người Trung Quốc trong các lĩnh vực chính yếu của nền kinh tế Brazil.
Vụ giết chính trị gia gây chấn động Brazil
Cựu tổng thống Brazil bị thẩm vấn
Niềm tự hào ‘văn hóa trễ nải’ của người Brazil
Rơi máy bay chở đội bóng Chapecoense
Sau khi ông Bolsonaro thắng cử hôm 28/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng gửi điện chúc mừng.
Trang China Daily bản tiếng Anh có tựa đề rằng không có lý do gì để gọi ông Bolsonaro là “Trump” của xứ nhiệt đới Nam Mỹ.
Trung Quốc đang phải xem lại chính sách với chính phủ Mỹ vì cuộc thương chiến Tổng thống Donald Trump tung ra, nhằm vào hàng hóa ‘Made in China’.
Tờ China Daily còn ca ngợi ông Bolsonaro “nói thẳng, và thu hút trí tưởng tượng của cử tri” nhưng “không có lý do gì để ông bắt chước Trump trong chính sách thương mại”.
Đây là chỉ dấu Trung Quốc cũng lo ngại Jair Bolsonaro làm theo Trump trong cách đưa ra hàng loạt mức thuế quan mới nhắm vào hàng Trung Quốc.
Về đối ngoại, bên cạnh vấn đề Trung Quốc, Jair Bolsonaro chủ trương sát lại gần Hoa Kỳ, đi ngược lại chính sách của chính phủ thiên tả tiền nhiệm.
Về đối nội, tân chính phủ Brazil nêu ra các khẩu hiệu cứng rắn chống tội phạm nhưng bằng biện pháp mạnh như cho phổ biến dùng súng.
Điều này gây lo ngại trong giới bảo vệ nhân quyền vì hàng năm đã có trên 60 nghìn người thiệt mạng vì súng ở quốc gia có 209 triệu dân.
Một số nhà bình luận ví Bolsonaro với Rodrigo Duterte của Philippines vì những khẩu hiệu mỵ dân và chính sách “bàn tay sắt”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46032510
Tàu sân bay duy nhất của Nga
bị hư hại trong tai nạn ụ nổi bị chìm
Tàu sân bay duy nhất của Nga đã bị hư hại trong lúc đang được sửa chữa thì ụ nổi chứa tàu bỗng dưng bị chìm vào sáng 30/10. Một chiếc cần cẩu rơi xuống boong tàu khi ụ nổi của xưởng tàu nằm ở miền bắc nước Nga này chìm xuống.
Tàu sân bay ‘Đô đốc Kuznetsov’ đã được sử dụng trong chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, giúp cho chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Máy bay từ tàu sân bay này đã oanh kích các mục tiêu của lực lượng nổi dậy chống chế độ Assad.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov được đặt trên một trong những ụ nổi lớn nhất thế giới trong lúc đại tu trên vùng biển băng giá ở Vịnh Kola gần Murmansk, gần nơi Hạm đội Bắc của Nga đang hoạt động và theo dự trù sẽ được đưa trở lại phục vụ vào năm 2021.
Bà Maria Kovtun, thống đốc Murmansk, cho biết trong một thông báo rằng công tác cứu hộ đang được tiến hành và 71 người đã được sơ tán khi ụ nổi bắt đầu chìm.
Tàu Kuznetsov đã được đưa khỏi ụ nổi trước khi ụ bị chìm hoàn toàn, theo bà Murmansk.
Giới hữu trách đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ việc trên để xem liệu các quy tắc an toàn có bị vi phạm hay không. Họ cho biết một người bị mất tích và bốn người khác đang được điều trị vì thân nhiệt hạ sau khi được đưa từ dưới nước lên.
Ông Alexei Rakhmanov, người đứng đầu Tổng công ty đóng tàu Thống nhất của Nga, nói với hãng tin TASS rằng thân và boong tàu đã bị hư hại, nhưng các bộ phận quan trọng của tàu không bị ảnh hưởng.
Ông Yevgeny Gladyshev, phát ngôn viên của nhà máy đóng tàu nơi vận hành ụ nổi, nói với hãng thông tấn RIA rằng một số thiết bị đã bị hư hại nhưng phần lớn boong tàu không bị ảnh hưởng vì nó đã được tháo dỡ trong quá trình sửa chữa.
Công ty đóng tàu cho biết đã xảy ra sự cố mất điện khiến cho bể chứa nước của ụ nổi đầy lên nhanh chóng và làm ụ chìm.
Sputnik trích lời thư ký báo chí của tổng thống Nga, Dmitry Peskov, nói Điện Kremlin đang theo dõi tình hình tàu sân bay ‘Đô đốc Kuznetsov’ dựa trên thông tin của công ty đóng tàu.
Tàu ‘Đô đốc Kuznetsov’ từng mang tiếng ở Anh khi bộ trưởng quốc phòng nước này, ông Michael Fallon, gọi nó là “con tàu xấu hổ” khi tàu phả khói đen mù mịt lúc đi ngang qua vùng gần bờ biển Anh trên đường trở về từ Địa Trung Hải hồi năm 2017.
Người Matxcơva tưởng niệm nạn nhân chế độ Stalin
Hôm qua 29/10/2018, người dân Matxcơva tưởng niệm các nạn nhân của chế độ Stalin. Hơn 60 năm sau khi bạo chúa qua đời, tưởng niệm các nạn nhân của Stalin vẫn còn là chuyện nhạy cảm. Theo AFP, chính quyền đã từ chối nghi thức này, trước khi đổi ý cách đây ít hôm.
Từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối, bất chấp giá lạnh, hàng trăm người dân Matxcơva lặng lẽ xếp hàng để chờ đặt hoa, nến và đọc tên thân nhân hoặc những nạn nhân khác dưới thời Stalin. Lễ tưởng niệm diễn ra xung quanh một tượng đài, vốn là một tảng đá lớn lấy từ quần đảo Solovski, miền tây bắc nước Nga, sát với Bắc Cực, nơi ra đời của một trong các trại « cải tạo lao động » (Gulag) đầu tiên. Tượng đài nạn nhân Stalin nằm ở trung tâm thủ đô, đối diện với tòa nhà từng là trụ sở cơ quan mật vụ KGB thời Liên Xô, và cơ quan an ninh Nga FSB hiện nay.
Từ 12 năm nay, năm nào cũng vậy, trước Ngày tưởng niệm các nạn nhân của đàn áp chính trị, được tổng thống Boris Eltsin lập ra năm 1991, nhiều người dân Matxcơva lại đến đây để nhớ đến người thân và nhiều nạn nhân vô danh khác, danh sách do hiệp hội Memorial thiết lập. Từ người Nga đến người Do Thái, từ người Tata đến người Ba Lan, từ giáo viên cho đến lái tàu, tướng Hồng quân đến linh mục, nông dân, công nhân, cho đến người về hưu… Danh sách của Memorial cho thấy chính sách khủng bố thời Stalin không chừa một ai.
Không quên những người đã khuất với hy vọng sẽ có thay đổi trong tương lai là niềm tin của nhiều người đến khu tưởng niệm. Sau đây là phóng sự của thông tín viên Daniel Vallot từ Matxcơva :
« Lần lượt, hết người này đến người khác, những con người vô danh này đọc tên của một thân nhân hoặc một nạn nhân không ai biết. Đó là các nạn nhân trong các cuộc thanh trừng, bị hành quyết hay bị đày ải tại các trại tập trung. Như trường hợp người cụ của Natalia, một thiếu nữ Matxcơva lút mình trong chiếc áo choàng. Cô tâm sự : Mỗi lần nhắc đến tên cụ, tôi lại muốn khóc, giờ đây cũng vậy. Tôi cảm thấy rã rời. Không thể làm gì để giúp họ nữa, do vậy, tôi chỉ còn biết nhắc đến tên họ.
Quỳ tại trung tâm quảng trường, với một đóa hoa trong tay, Valery nhớ đến một người bác của ông, bị đi đày dưới thời Liên Xô, cũng giống như nhiều thành viên khác trong gia đình. Ông nói : Nếu quên những người này, có nghĩa là chúng ta chấp nhận những gì diễn ra vào thời kỳ đó. Chừng nào còn nhớ đến họ, chúng ta có cơ may là sẽ còn có một thay đổi nào đó’.
Tại hiệp hội phi chính phủ Memorial, cơ sở tổ chức lễ này hàng năm, người ta than phiền về việc chính quyền hiện nay tìm cách ngăn cản hoạt động tưởng niệm khó khăn này. Họ nêu rõ là việc tiếp tham khảo các lưu trữ của cơ quan an ninh ngày càng khó khăn hơn, trong lúc các tài liệu lưu trữ này là nguồn thông tin chủ yếu đối với con cháu các nạn nhân ».
Gần một nửa thanh niên Nga chưa hề nghe nói đến Gulag
Theo các nhà sử học Nga và phương Tây, dưới thời Stalin, khoảng 20 triệu người bị giết hại, đặc biệt trong hai năm 1937-1938, với nhiều hình thức : hành quyết, chết trong Gulag, hay do bị đày ải đến các vùng lam sơn chướng khí, chết đói tại Ukraina và nhiều nơi khác. Tuy nhiên, hiện nay gần một nửa thanh niên Nga, từ 18 đến 24 tuổi chưa bao giờ nghe nói đến các đàn áp thời Stalin, theo một thăm dò dư luận của Vtsiom, một viện nghiên cứu thân chính quyền, được công bố hồi đầu tháng 10.
Chính quyền Nga cho đến nay vẫn tiếp tục tìm cách giảm nhẹ hoặc lờ đi những giai đoạn đen tối thời Xô Viết trong các chương trình giảng dạy ở nhà trường, hay trên các phương tiện truyền thông của Nhà nước. Cùng lúc đó hình ảnh Stalin lại có xu hướng được phục hồi, mộ của nhà độc tài vẫn nằm nguyên tại quảng trường Đỏ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181030-nguoi-matxcova-tuong-niem-nan-nhan-che-do-stalin
Thủ tướng Đức không tái tranh cử,
kết thúc ‘thời đại Merkel’
Ngày 29/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà sẽ không tái tranh cử làm Chủ tịch đảng, và nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của bà, chấm dứt thời kỳ kéo dài 13 năm bà chi phối chính trị châu Âu, theo Reuters.
Bà Merkel, 64 tuổi, là Chủ tịch đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) từ năm 2000 và là Thủ tướng kể từ năm 2005. Quyết định từ chức Chủ tịch được đưa ra sau khi đảng của bà gặp thất bại trong khu vực bầu cử thứ hai trong nhiều tuần lễ.
Bà Merkel đưa ra tuyên bố trên một ngày sau cuộc phiếu hôm 28/10 ở bang Hesse, nơi CDU về đầu nhưng lại mất đi sự ủng hộ kể từ cuộc bầu cử gần nhất vào năm 2013.
“Tôi có cảm giác chắc chắn rằng hôm nay là lúc mở ra một chương mới”, Reuters dẫn lời bà Merkel nói một cách nghiêm túc nhưng bình tĩnh với các phóng viên ở Berlin sau cuộc họp lãnh đạo CDU.
Nói về kết quả yếu kém của CDU ở Hesse và sự không hài lòng với liên minh, bà nói: “Thứ nhất, tại đại hội đảng CDU sắp tới vào tháng 12 ở Hamburg, tôi sẽ không ra ứng cử cho ghế Chủ tịch CDU nữa”.
“Thứ hai, nhiệm kỳ thứ tư này là nhiệm kỳ cuối cùng của tôi với tư cách là Thủ tướng Đức. Tại cuộc bầu cử liên bang vào năm 2021, tôi sẽ không ra tranh cử”, bà Merkel nói thêm.
Động thái này đã bắt đầu tiến trình ổn định CDU và chuẩn bị người kế nhiệm bà Merkel. Nó cũng khiến cho đồng euro giảm một thời gian ngắn và lợi tức trái phiếu chính phủ Đức tăng.
Theo Reuters, việc bà Merkel từ chức Chủ tịch CDU càng làm suy yếu quyền lực của bà, như bà từng nói trước đó rằng chức chủ tịch đảng và thủ tướng nên do cùng một người nắm giữ.
Quyền lực của bà Merkel đã bị giảm sút bởi hai cuộc bầu cử khu vực trong năm nay và vì một đồng minh thân cận bị mất vai trò lãnh đạo trong nhóm nghị viện bảo thủ của bà.
Bà Merkel đã trở nên nổi bật trên chính trường châu Âu kể từ năm 2005, giúp dẫn dắt EU đi qua cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro và mở cửa nước Đức cho những người di cư chạy trốn chiến tranh ở Trung Đông năm 2015 – một động thái vẫn gây chia rẽ trong khối EU và ở Đức.
Thông tin mới nhất về bà Merkel hôm thứ Hai được xem là một bất ngờ cho các giới chức đảng CDU, những người vẫn mong đợi bà Merkel sẽ tìm cách tái tranh cử làm chủ tịch tại đại hội đảng ở Hamburg vào đầu tháng 12.
Động thái “gây sốc” này cũng khởi đầu một cuộc chạy đua trong CDU để kế nhiệm bà Merkel. Nó cũng đặt ra câu hỏi về việc bà Merkel sẽ dàn xếp một lối ra cho mình như thế nào.
Bà Merkel đã chịu áp lực từ các đối tác liên minh Dân chủ Xã hội của mình trong việc mang đến các chính sách hữu hiệu hơn và đảng trung tả vẫn chưa thể rút khỏi chính phủ vào đợt đánh giá giữa năm tới.
Các thủ tướng khác của CDU như Konrad Adenauer và Helmut Kohl đều có kết thúc khó khăn vì thời gian tại chức.
Khi bà Merkel lên nắm quyền vào năm 2005, ông George W. Bush là Tổng thống Hoa Kỳ, ông Jacques Chirac nắm giữ Điện Elysee ở Paris và ông Tony Blair là Thủ tướng Anh.
Merkel chuẩn bị rút lui,
Liên Hiệp Châu Âu có nguy cơ tê liệt
Quyết định của thủ tướng Angela Merkel dần dần rút khỏi sân khấu chính trị nước Đức sẽ làm suy yếu trục Pháp-Đức và có nguy cơ khiến Liên Hiệp Châu Âu bị tê liệt, vào lúc khối này đang đối đầu với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy. Đó là nhận định của nhiều nhà ngoại giao và giới phân tích được hãng tin AFP trích dẫn ngày 30/10/2018.
Sau cuộc bầu cử tại bang Hessen hôm Chủ Nhật, với kết quả cho thấy đại liên minh cầm quyền bị suy yếu thêm, hôm qua, 29/10/2018, bà Merkel đã tuyên bố nhiệm kỳ thủ tướng của bà sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng, đồng thời thông báo bà sẽ không ra tái tranh cử chức chủ tịch đảng Dân Chủ – Thiên Chúa Giáo CDU. Ngoài việc sẽ dần dần rút lui khỏi sân khấu chính trị nước Đức, thủ tướng Merkel còn nói rõ là bà sẽ không tranh bất cứ chức vụ nào trong các định chế của Liên Hiệp Châu Âu.
Theo đánh giá của ông Jean-Dominique Giuliani, chủ tịch tổ chức Schuman, « sau khi thông báo sẽ rút lui, thế lực của bà Merkel sẽ giảm đi ». Về phần Sébastien Maillard, giám đốc viện Jacques Delors Notre Europe (Châu Âu của chúng ta), ông cũng cho rằng kể từ nay ở châu Âu sẽ chẳng còn ai thèm nghe bà Merkel nữa, vì bà đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.
Theo ông Maillard, đây là « một vố đau » đối với châu Âu. Việc thủ tướng Đức rút dần khỏi sân khấu chính trị sẽ ảnh hưởng đến các cuộc họp quan trọng sắp tới của Liên Hiệp Châu Âu, nhất là cuộc họp thượng đỉnh tháng 12 bàn về vấn đề di dân và cải tổ khu vực đồng euro, hai hồ sơ đang gây chia rẽ các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Nhà phân tích Julian Rappolt của European Policy Center (Trung tâm Chính sách Châu Âu) cảnh báo là có nguy cơ Liên Hiệp Châu Âu bị tê liệt và rất có thể là từ đây đến bầu cử Nghị Viện Châu Âu, sẽ chẳng có gì xảy ra.
Tuy nhiên, Ủy Ban Châu Âu lại không đồng ý với những dự báo bi quan nói trên. Một quan chức, xin được giấu tên, nói với hãng tin AFP rằng, quyết định của bà Merkel đã được chờ đợi từ lâu và sẽ chẳng có gì thay đổi. Một lãnh đạo của German Marshall Fund (Quỹ Marshall Đức), một trung tâm tư vấn, bà Sudha David-Wilp, cũng không nghĩ rằng Liên Hiệp Châu Âu sẽ gặp hỗn loạn và bất ổn, vì sự rút lui của thủ tướng Merkel sẽ diễn ra chậm, từng bước.
Vấn đề là với việc thủ tướng Merkel tuyên bố sẽ rút lui, nước Đức đang bước vào một thời kỳ vô định, do cuộc chạy đua giành chiếc ghế lãnh đạo đảng CDU. Mặt khác, là một nhân vật đã có ảnh hưởng rất lớn lên chính sách của châu Âu, bà Merkel chuẩn bị ra đi vào lúc Liên Hiệp Châu Âu đang trải qua một cuộc khủng hoảng nội bộ và những nền tảng của khối này đang có nguy cơ sụp đổ, với sự trỗi dậy của các đảng dân túy, chống hợp nhất châu Âu. Như thổ lộ của đại diện một quốc gia thành viên với AFP, hiện nay ở châu Âu, rất ít người có đủ tầm cỡ lãnh đạo.
Theo nhận xét của ông Sébastien Maillard, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cố gắng tạo một sức bật mới cho Liên Hiệp Châu Âu, nhưng đã không nhận được nhiều sự ủng hộ, kể cả từ phía nữ thủ tướng Đức. Ông Maillard ghi nhận rằng bà Merkel thật ra chưa bao giờ có một tầm nhìn rộng về châu Âu, tuy rằng bà vẫn được xem là một lãnh đạo gắn bó với châu Âu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181030-merkel-chuan-bi-rut-lui-lien-hiep-chau-au-co-nguy-co-te-liet
Tunisia: Phụ nữ đánh bom tự sát, 9 người bị thương
Một phụ nữ 30 tuổi hôm 29/10 đánh bom tự sát tại trung tâm thủ đô Tunis của Tunisia làm 9 người bị thương trong đó có 8 nhân viên cảnh sát trong vụ việc mà Bộ Nội vụ gọi là “vụ nổ khủng bố”.
Những người chứng kiến mô tả vụ nổ tại trung tâm đại lộ Habib Bourguiba nơi hàng trăm cảnh sát sau đó phong tỏa một khu vực gần Nhà hát Thành phố và tòa đại sứ Pháp tại thủ đô.
Tay đánh bom không có lý lịch liên hệ đến các phần tử hiếu chiến trước đó, thông tấn xã nhà nước TAP trích nguồn tin của Bộ Nội vụ cho biết.
Tunisia, phụ thuộc nhiều vào du lịch, đã cải thiện an ninh kể từ khi một loạt các cuộc tấn công của các phần tử hiếu chiến nhắm vào du khách khiến lĩnh vực du lịch gần sụp đổ các đây 3 năm.
Tunisia là một trong số ít nền dân chủ Ả Rập, và là quốc gia duy nhất lật đổ một chế độ chuyên chế lâu năm trong Mùa Xuân Ả Rập mà không gây nên xáo trộn lớn hay nội chiến.
Kể từ đó Tunisia đã được khen ngợi vì thực hiện được một cuộc chuyển tiếp dân chủ, tổ chức các cuộc bầu cử tự do và đảm bảo những quyền căn bản của con người trong hiến pháp mới. Tuy nhiên xáo trộn và những cuộc tấn công của các phần tử hiếu chiến đã khiến du khách và các nhà đầu tư lo ngại, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ thâm thủng ngân sách kinh niên.
Nhân dân tệ: bốn điều có thể bạn chưa biết
Việc Việt Nam ra thông tư 19 cho dùng Nhân dân tệ của Trung Quốc trong giao dịch tại bảy tỉnh biên giới gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
Dưới đây là những thông tin đáng chú ý về đồng tiền này.
1. Tờ 100 tệ có hình ảnh Thiên An Môn.
Mặt trước đồng bạc Nhân dân tệ mọi mệnh giá đều in hình Mao Trạch Đông, mặt sau của tờ 100 tệ (mệnh giá cao nhất) là hình ảnh Đại lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.
2. Là một trong năm đồng tiền dự trữ theo Quỹ tiền Tệ Quốc tế.
Kể từ 2015, bên cạnh đồng USD, euro, bảng Anh và yên Nhật, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chính thức cho thêm đồng Nhân dân tệ vào giỏ các đồng tiền dự trữ.
Nhân dân tệ cũng vượt qua đồng euro để trở thành đồng tiền quan trọng thứ hai trong tài trợ thương mại, chiếm 9% thị trường toàn cầu.
Trong số 100 ngân hàng lớn nhất thế giới, Trung Quốc chiếm vị trí dẫn đầu với 18 ngân hàng, trong khi Hoa Kỳ đứng thứ hai với 11 ngân hàng (theo báo cáo năm 2017 của S&P Global Market Intelligence).
3. Từng tăng-giảm cùng đô la Mỹ.
Từ 2005 cho đến năm 2015 Nhân dân tệ đã được có tỷ giá gắn với đồng đô la Mỹ.
Khi USD lên xuống, giá trị của đồng Nhân dân tệ sẽ chuyển động tương đối theo với nó.
4. Quốc tế hoá Nhân dân tệ là một phần của “Giấc mộng Trung Hoa”.
Năm 1948, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Nhân dân tệ.
Dưới thời Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản tuyên bố rằng “không ai ngoài Đảng Cộng sản có thể cứu được đất nước”.
Sau năm 1978, Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo TQ tìm cách thuyết phục người dân của họ rằng “không ai ngoài Đảng Cộng sản có thể làm giàu cho đất nước”.
Ngày nay Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố “Không ai ngoài Đảng Cộng sản có thể hiện thực hóa được giấc mơ Trung Hoa”.
Sự mạnh lên nhanh chóng của đồng Nhân dân tệ trên trường quốc tế phần nào đi cùng những tuyên bố này.
Hiện có 60 nước chính thức dùng tiền Trung Quốc trong dự trữ ngoại hối.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-46015551
Bắc Triều Tiên muốn
theo mô hình Singapore hay Thụy Sỹ
Bắc Triều Tiên đang nghiên cứu một kế hoạch lớn với tham vọng trở thành một đầu mối giao thông trong khu vực, một phần là lấy cảm hứng từ thành công của Singapore và Thụy Sỹ, và để ngỏ khả năng tham gia vào các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế nếu các nước thành viên hiện tại từ bỏ chính sách ‘thù địch’ đối với nước này, một nhà kinh tế cao cấp của chính phủ nước này nói với hãng tin AP.
Ông Ri Ki Song, một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Kinh tế trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội của Bắc Triều Tiên, cũng nói rằng mặc dù các lệnh trừng phạt nhằm để ép nước ông từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đã được đẩy mạnh trong năm qua, nền kinh tế của nước này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững – với GDP tăng từ 24,998 tỷ đô la vào năm 2013 lên 29,595 tỷ trong năm 2016 và 30,704 tỷ trong năm 2017.
Một số chuyên gia bên ngoài không đồng ý với các con số thống kê của Bắc Triều Tiên. Một đánh giá do ngân hàng trung ương Hàn Quốc công bố hồi tháng Bảy cho thấy GDP của Bắc Triều Tiên trong năm 2017 đã giảm 3,5% và là mức giảm cao nhất kể từ khi nạn đói xảy ra vào cuối những năm 1990.
Ông Ri đã có cuộc trao đổi với AP hồi tuần trước ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ông giải thích làm sao mà các lệnh trừng phạt đã dẫn đến kết quả là một số khu vực của nền kinh tế nước ông đã trở nên hiệu quả hơn và tự lực hơn. Bắc Triều Tiên đã chế tạo được một loại phân bón sử dụng than sản xuất trong nước thay vì dầu nhập từ nước ngoài, và có những bước tiến trong phương pháp sản xuất thép.
Ông không đề cập đến đến sự nảy nở của thị trường theo kiểu tư bản – vốn là một vấn đề về chính thức vẫn không được chấp nhận nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng đó là một nhân tố quan trọng nếu nền kinh tế của họ thật sự tăng trưởng.
Ông bày tỏ sự lạc quan trước môi trường đấu dịu hiện tại trên bán đảo Triều Tiên và các cuộc gặp thượng đỉnh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong năm nay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. “Chúng ta đang chứng kiến rất nhiều thay đổi trong bầu không khí bao quanh đất nước,” ông nhận định.
Ông Ri nói rằng nếu các lệnh cấm vận được dỡ bỏ và nếu bầu không khí chính trị cải thiện đủ, Bắc Triều Tiên có thể học theo mô hình các nước như Thụy Sỹ và Singapore ‘vốn có ít tài nguyên thiên nhiên và lãnh thổ nhỏ bé nhưng lại tận dụng vị trí địa lý để biến nó thành lợi thế lớn nhất’.
“Chúng tôi nằm ngay giữa Đông Á, do đó bán đảo Triều Tiên của chúng tôi có vị trí địa lý rất thuận lợi,” ông Ri nói. “Trong tương lại chúng tôi sẽ cố gắng hợp tác với các nước láng giềng để phát triển ngành giao thông vận tải. Nếu chúng tôi sử dụng tuyến đường sắt từ miền Nam xuyên qua Siberia thì nhiều nước sẽ chọn đường sắt của chúng tôi thay vì vận chuyển bằng đường biển.”
Ý tưởng này đã được nhắc đến trong nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng thập niên. Bắc Triều Tiên đã có kết nối đường sắt với Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công khai ủng hô kế hoạch tái khởi động tuyến đường sắt xuyên biên giới càng sớm càng tốt. Ngay cả khi đó, các nỗ lực trước đây để triển khai kế hoạch về đầu mối giao thông đã liên tiếp thất bại do căng thẳng chính trị và thiếu sự đầu tư cũng như sự quan tâm lâu dài.
Nhưng trước khi kế hoạch này có bước tiến lớn, Washington sẽ cần phải nới lỏng chiến dịch ‘sức ép tối đa’ tức là trừng phạt mạnh mẽ Bình Nhưỡng và những nước nào giao thương với họ. Mặc dù khen ngợi những ý tưởng ngoại giao của ông Kim, ông Trump đã nhấn mạng rằng các lệnh trừng phạt cần phải được duy trì cho đến khi Bình Nhưỡng có động thái rõ ràng và cụ thể để giải trừ kho vũ khí hạt nhân.
Tham gia vào các định chế tài chính quốc tế sẽ mở cánh cửa tiếp cận các nguồn vốn phát triển và chuyên môn kinh tế mà nước này đang rất cần. Tổng thống Moon của Hàn Quốc mới đây đã tỏ ý rằng ông Kim đã bày tỏ mong muốn gia nhập IMF và Ngân hàng Thế giới. Nhưng muốn được như vậy thì nước này cần phải thực hiện cải cách cấu trúc và phải có một mức độ minh bạch mà có thể Bình Nhưỡng không muốn tạo ra.
Khi được hỏi liệu Bắc Triều Tiên có sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu đó, ông Ri chỉ cho biết hiện tại nước ông đã công bố các số liệu thống kê GDP và từ chối nói thêm. Thay vào đó, ông nói quả bóng giờ đây ở trên phần sân của các định chế quốc tế.
“Do các lệnh trừng phạt và các động thái của các quốc gia thù địch như Mỹ và Nhật, nỗ lực của chúng tôi gia nhập các tổ chức quốc tế cho đến nay vẫn chưa thực hiện được,” ông nói và lưu ý rằng nước ông đã nỗ lực gia nhập Ngân hàng Phát triển châu Á vào những năm 1990 nhưng bất thành. “Nếu ngay cả một tổ chức khu vực mà chúng tôi còn không gia nhập được thì sẽ khó hơn để gia nhập tổ chức quốc tế.”
Ấn Độ bất ngờ khi cựu tổng thống
ủng hộ Trung Cộng được làm thủ tướng Sri lanka
New Delhi, Ấn Độ – Vào Thứ Sáu (ngày 26 tháng 10), chính phủ Ấn Độ đã bất ngờ trước quyết định của Tổng Thống Sri Lanka Maithripala Sirisena khi chỉ định cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa – một người ủng hộ Trung Cộng – làm tân thủ tướng của Sri Lanka, và cách chức thủ tướng của ông Ranil Wickremesinghe.
Ông Wickremesinghe, một người ủng hộ Ấn Độ, cho biết việc cách chức ông là phạm pháp. Ông khẳng định bản thân vẫn là thủ tướng Sri Lanka, và vẫn được ủng hộ rất lớn trong Quốc Hội.
Hòn đảo hình giọt nước Sri Lanka hiện đã trở thành một đấu trường giữa New Delhi và Bắc Kinh. Tại đây, Bắc Kinh đã xây dựng nhiều bến cảng, nhà máy điện và đường xa lộ như một phần của Sáng kiến Vành đai và Con Đường của Trung Cộng, tạo ra liên kết thương mại và giao thông trên khắp Á châu. Trước đây, khi còn là tổng thống Sri Lanka, tân thủ tướng Rajapaksa từng mở cửa bến cảng chính của Sri Lanka để tiếp nhận các tàu ngầm hải quân Trung Cộng. Điều này đã gây ra sự phẫn nộ trên khắp Ấn Độ. Việc ông nắm giữ chức vụ Thủ Tướng đã thu hút nhiều mối lo ngại cho New Delhi, rằng Trung Cộng sẽ thắt chặt quyền kiểm soát hòn đảo nằm trên tuyến đường biển giao thương nhộn nhịp.
Trung Cộng trong những năm gần đây phải đối mặt với những lời chỉ trích rằng những đầu tư của quốc gia này ở Sri Lanka, Maldives và các nước khác đang đưa các quốc gia nhỏ hơn vào cảnh nợ nần và gây tác động đến chủ quyền của họ. Ông Harinda Vidanage, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Bandaranaike cho biết đối với Trung Cộng, cả Sri Lanka và Maldives đều rất quan trọng trong nỗ lực giành được chỗ đứng ở Ấn Độ Dương. Trung Cộng đã phần nào mất đi liên kết với Maldives, khi ứng cử viên Yameen, một người ủng hộ Trung Cộng, thua cuộc bầu cử Tổng Thống.
Ông Shailesh Kumar, Giám đốc châu Á của hãng phân tích rủi ro chính trị Eurasia Group, cho biết dù mất đi sự ủng hộ tại Maldives, việc Sri Lanka thay đổi thủ tướng sẽ có lợi cho Trung Cộng. Đặc biệt là hiện tại, khi mà nền kinh tế Sri Lanka đang gặp khó khăn về tài chính. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/an-do-bat-ngo-khi-cuu-tong-thong-ung-ho-trung-cong-duoc-lam-thu-tuong-sri-lanka/
Nhật-Ấn tăng cường quan hệ quốc phòng, kinh tế
Các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Ấn Độ đồng ý tăng cường hợp tác về quốc phòng, thương mại và một loạt các lãnh vực khác giữa lúc ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng đang gia tăng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người tương nhiệm Ấn Độ Narendra Modi, ngày 29/10 đồng ý mở rộng việc buôn bán vũ khí và tổ chức những cuộc họp quốc phòng cấp cao cũng như những cuộc tập trận chung.
Hai nhà lãnh đạo cũng ký thỏa thuận giai đoạn hai về một dự án đường ray cao tốc của Nhật Bản tại Ấn Độ.
Cuộc họp giữa hai ông diễn ra ngay sau chuyến viếng thăm của ông Abe đến Bắc Kinh nơi ông gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ông Modi kêu gọi đoàn kết khu vực, chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Ông đến Nhật Bản hôm 27/10 và được mời đến nhà nghỉ mát của ông Abe gần Núi Fuji vào ngày Chủ Nhật 28/10 để hội đàm.
Vụ Lion Air: Tiếp tục tìm nạn nhân
Indonesia khẩn trương tìm kiếm nạn nhân vụ máy bay Lion Air rơi xuống biển, triển khai thiết bị phát sóng định vị dưới nước để tìm hộp đen.
Có 189 người trên chuyến bay JT610 khi nhân viên mặt đất mất liên lạc với máy bay Boeing 737 MAX 8 vào sáng 29/10, 13 phút sau khi nó rời sân bay ở Jakarta.
“Hy vọng sáng nay chúng ta có thể tìm thấy thêm mảnh vỡ hoặc thân máy bay”, Soerjanto Tjahjono, người đứng đầu Ủy ban An toàn Giao thông Indonesia, nói với Reuters.
Indonesia: Vì sao Boeing 737 mới tinh đã rơi?
Boeing 747: Từ nhu cầu quân sự đến phi cơ dân dụng
Cơ quan tìm kiếm – cứu nạn cho biết thêm bốn máy dò sóng siêu âm cũng được triển khai ở những khu vực mà các mảnh vỡ của máy bay được tìm thấy trong ngày hôm qua ngoài khơi Karawang, Tây Java và 15 tàu đang dò tìm trên mặt biển.
Trước đó, Yusuf Latif, người phát ngôn cơ quan tìm kiếm – cứu nạn quốc gia, cho biết không có khả năng có người sống sót.
Một nhân chứng ở quận Karawang cho biết người này nghe thấy tiếng nổ từ bãi biển vào lúc chiếc máy bay rơi.
“Thoạt đầu tôi nghĩ đó là sấm sét nhưng tiếng nổ này khác vì rất to,” Dadang Hambali nói.
Thông cáo của Lion Air cho biết đến nay đã có 24 túi đựng thi thể được tìm thấy tại hiện trường, khoảng 15 km ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của thủ đô Jakarta.
Máy bay số hiệu JT-610 chở 181 hành khách cùng 7 người thuộc phi hành đoàn, khởi hành lúc 6:10 sáng 29/10, lên đường đến thành phố Pangkal Pinang, và dự kiến sẽ đến nơi lúc 7:20 cùng ngày.
Khoảng 13 phút sau khi cất cánh tại Jakarta, máy bay bị cho là mất liên lạc với mặt đất. Tín hiệu vệ tinh cuối cùng cho thấy JT-610 đang bay qua khu vực biển Java. Hiện vẫn chưa rõ tình trạng thương vong.
Người đứng đầu lực lượng cứu nạn ở Pangkal Pinang cho biết trước khi xảy ra tai nạn, phi công lái máy bay đã yêu cầu được quay trở về sân bay Soekarno-Hatta của Jakarta.
Chiếc Boeing 737 MAX 8 gặp nạn là một mẫu máy bay mới, được sử dụng từ 2016.
Thông tin trên website Flightradar24 nói chiếc máy bay chỉ mới được Boeing bàn giao cho Lion Air vào tháng 8 năm nay.
Hiện có câu hỏi vì sao một chiếc máy bay mới như vậy đã gặp nạn.
Hãng Lion Air cũng tự hào là công ty đầu tiên của Indonesia đặt cả hơn 200 chiếc Boeing 737 MAX 8.
Trong một buổi họp báo, giới chức xác nhận trong 181 hành khách có 1 bé sơ sinh và 2 trẻ em.
Sutopo Purwo Nugroho, người đứng đầu cơ quan xử lý thảm họa Indonesia, đăng trên twitter một hình ảnh về các mảnh vỡ và đồ đạc cá nhân được cho là của chiếc máy bay bị nạn.
Ông Nugroho còn đăng một đoạn video khác quay từ 1 chiếc tàu kéo cho thấy nhiều mảnh vỡ có thể là từ máy bay gặp nạn trôi lênh đênh tại khu vực biển ở hướng Đông của Jakarta.
“Việc máy bay rơi đã được xác nhận”, Yusof Latif, người phát ngôn của cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia nói.
Giám đốc điều hành tập đoàn Lion Air nói “chưa thể đưa ra bình luận gì vào thời điểm này, chúng tôi đang cố gắng thu thập mọi dữ liệu và thông tin.”
Gerry Soejatman, một chuyên gia tư vấn ngành hàng không Indonesia, cho BBC biết mẫu Boeing 737 MAX 8 đã gặp nhiều vấn đề ngay từ khi ra mắt, trong đó có cả các vấn đề ở khâu bảo trì.
Indonesia là quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào việc di chuyển đường hàng không, nhưng lại có nhiều hãng máy bay có lịch sử an toàn bay rất kém. Lion Air là hãng hàng không giá rẻ có trụ sở chính tại Indonesia.
Năm 2013, một chiếc máy bay khác của Lion Air số hiệu 904 đã rơi xuống biển khi đang chuẩn bị hạ cánh ở phi trường quốc tế Ngurah Rai tại Bali.
Năm 2004, máy bay số hiệu 538, cũng của Lion Air, đã gặp tai nạn khi hạ cánh tại thành phố Solo, vụ việc khiến 25 người thiệt mạng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45966020
Máy bay Indonesia bay với tốc độ thất thường
vào ngày trước tai nạn
Chiếc Boeing 737 MAX của Hãng Hàng Không Lion Air gặp nạn ở Indonesia hôm thứ Hai, đã bay với tốc độ thất thường vào đêm hôm trước, theo một nhà điều tra và trang web theo dõi chuyến bay.
Tin Reuters trích dữ liệu từ FlightRadar24, cho biết chiếc phản lực bay ở những độ cao khác nhau và vận tốc bất thường trong nhiều phút đầu sau khi cất cánh từ Denpasar trên đảo Bali vào đêm Chủ Nhật 28/10, độ cao giảm hơn 266m (875 feet) trong vòng 27 giây vào lúc mà lẽ ra độ cao phải tăng – trước khi chuyến bay ổn định lại và tiếp tục bay đến Jakarta.
Nhưng các phi công duy trì máy bay ở độ cao tối đa là 28.000 feet thay vì 36.000 feet trên cùng tuyến đường trước đó trong tuần.
Giám đốc điều hành Lion Air Edward Sirait nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng một trục trặc kỹ thuật đã xảy ra trên chuyến bay Denpasar-Jakarta nhưng vấn đề này đã được giải quyết “theo thủ tục”.
Trao đổi với các nhà báo hôm 30/10, Phó giám đốc Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NSTC), ông Haryo Satmiko, xác nhận là có vấn đề kỹ thuật trên chuyến bay ấy, với nhiều tốc độ bay được ghi nhận là thất thường.
“Nguyên nhân nghi gây ra tai nạn vẫn đang được điều tra, khiến chúng ta tò mò về những nguyên do có thể gây tai nạn.” Ông Satmiko nói nhưng không cung cấp thêm chi tiết nào khác.
Hai hành khách trên chuyến bay hôm Chủ Nhật chia sẻ trên Instagram rằng họ lo lắng về các vấn đề với hệ thống điều hòa không khí và đèn cabin, trước khi máy bay khởi hành trễ gần ba giờ đồng hồ.
“Tôi thấy tức giận vì trong tư cách một hành khách trả tiền vé, chúng tôi có quyền thắc mắc về sự an toàn của máy bay”, hành khách Conchita Caroline, một người dẫn chương trình truyền hình, cho biết. Cô còn cho biết là có tiếng động cơ “lạ” vào lúc cất cánh và tiếng động đó vẫn tiếp tục trong suốt chuyến bay. Hiện không rõ liệu các vấn đề trong cabin có liên quan gì đến trục trặc kỹ thuật mà CEO của Lion Air đề cập tới hay không.
Chuyến bay Denpasar-Jakarta hạ cánh vào lúc 10:55 tối – giờ địa phương hôm Chủ nhật, các kỹ sư chỉ có tối đa 6 tiếng rưỡi để kiểm tra máy bay trước chuyến bay định mệnh Jakarta-Pangkal Pinang, khởi hành vào lúc 6:20 sáng thứ Hai 29/10.
Chiếc máy bay lao xuống biển vài phút sau khi cất cánh từ Jakarta. Tất cả 189 người trên khoang được tin là đã thiệt mạng.
FlightRadar24 ghi nhận những tốc độ và độ cao bất thường trong vài phút chiếc JT610 còn ở trên không hôm thứ Hai.
Các bức ảnh chụp lại sổ ghi các dữ liệu về kỹ thuật và bảo trì tiếp theo sau chuyến bay đã được lưu hành trên mạng, nhưng cho đến nay hãng hàng không và các nhà điều tra chưa xác nhận tính xác thực của các bức ảnh đó.
Ông Sirait, CEO của Lion Air, từ chối, không cho biết chi tiết về các thủ tục bảo trì đã được thực hiện, và hôm thứ Ba, ông nói với Reuters rằng hãng hàng không đã cung cấp các dữ kiện về chuyến bay và lịch trình bảo trì cho Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSC).
Giám Đốc NTSC Soerjanto Tjahjono cho biết có những điểm tương tự giữa các dữ kiện về bảo trì được phát tán trên mạng và dữ liệu ghi nhận được của Lion Air nhưng ông không thể kiểm tra chi tiết.
Phó giám đốc Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Satmiko cho biết cơ quan này vẫn chưa gặp các nhân viên kỹ thuật phụ trách bảo trì máy bay giữa hai chuyến bay.
Các chuyên gia an toàn cho biết cuộc điều tra đang ở giai đoạn sơ bộ và hãy còn quá sớm để suy đoán về các nguyên nhân.
Không gây tiếng động
Dựa trên các dữ liệu từ FlightRadar24 thì dấu hiệu đầu tiên cho thấy có điều gì đó không ổn trên chuyến bay đã xuất hiện khoảng 2 phút sau khi máy bay cất cánh và đạt độ cao 2.000 feet.
Tại thời điểm đó, độ cao rớt xuống hơn 500 feet và máy bay rẽ sang trái trước khi bay lên lại và đạt 5.000 feet, là độ cao mà chiếc Boeing duy trì trong phần lớn thời gian còn lại trước khi lâm nạn.
Máy bay bắt đầu tăng tốc trong những khoảnh khắc cuối cùng để đạt 345 knots (397 mph) trước khi mất dữ liệu ở độ cao 3.650 feet.
Vẫn theo Reuters, 2 ngư phủ đã chứng kiến tai nạn từ trên tàu của họ ngoài biển nói với Reuters rằng chiếc máy bay lắc lư một chút nhưng không gây tiếng ồn trong lúc đang rơi, ở thế gần như ngang với mặt đất, mũi tàu hơi trút xuống. Họ nghe một tiếng nổ khi máy bay lao mũi xuống biển, rồi sau đó một cột khói bốc lên.
Theo người đứng đầu ủy ban an toàn thì thời tiết quang đãng khi xảy ra tai nạn lúc 6:33 sáng thứ Hai. Ông cho biết là phi công trên chuyến bay trước đó đã yêu cầu quay trở lại phi trường Jakarta.