Tin khắp nơi – 30/09/2018
Ông Trump từng nhiều lần lên án chủ nghĩa xã hội
Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các nước “chống lại chủ nghĩa xã hội” trong bài phát biểu hôm 25/9 tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tại New York.
TT Donald Trump: ‘Các nước cần chống lại CNXH’
Ông Trump cáo buộc TQ ‘can thiệp’ bầu cử
Trump nói về CNXH: giới bất đồng chính kiến VN ‘hả hê’
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump phê phán chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trong các bài phát biểu.
Sau đây là một số phát biểu liên quan của ông Trump từ khi trở thành Tổng thống Mỹ.
Warsaw, Ba Lan ngày 6/7/2017
Các bạn đã từng được một liên minh mạnh mẽ các quốc gia tự do ở phương Tây ủng hộ trong chiến thắng trước chủ nghĩa cộng sản. Nay, là một trong các thành viên quyết tâm nhất của liên minh Nato, Ba Lan đã khôi phục vị trí là quốc gia hàng đầu trong châu Âu mạnh mẽ, toàn vẹn và tự do.
Châu lục này không còn đối diện bóng ma chủ nghĩa cộng sản. Nhưng hôm nay, chúng ta ở phương Tây, và phải nói rằng có những đe dọa nghiêm trọng cho an ninh và cách sống của chúng ta. Chúng ta sẽ đối diện chúng. Chúng ta sẽ chiến thắng. Nhưng đó là những đe dọa.
Khóa họp thứ 72 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, New York, 19/9/2017
Tôi yêu cầu mọi quốc gia ở đây hôm nay sẵn sàng làm nhiều hơn để đối phó khủng hoảng thực sự này. Chúng tôi kêu gọi khôi phục đầy đủ dân chủ và tự do chính trị ở Venezuela.
Vấn đề ở Venezuela không phải là chủ nghĩa xã hội được thực hiện kém, mà là chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện một cách trung thành. Từ Liên Xô tới Cuba và Venezuela, bất kỳ nơi đâu chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản được áp dụng, nó đem lại khổ đau, phá hoại và thất bại. Những ai tuyên truyền giáo lý của những ý thức hệ đã mất hết uy tín này chỉ đóng góp vào đau khổ kéo dài của những người dân sống dưới các hệ thống tàn nhẫn này.
Việt Nam sẵn sàng ‘nhận ghế’ Hội đồng Bảo an LHQ
Mỹ đánh mức thuế lớn nhất từ trước đến nay lên TQ
Chiến tranh thương mại và chuyện hai nước TQ
Hoa Kỳ đứng cùng với mọi người sống dưới chính thể tàn bạo. Sự tôn trọng chủ quyền của chúng tôi cũng là lời kêu gọi hành động. Mọi người xứng đáng có một chính phủ quan tâm an toàn của họ, lợi ích, hạnh phúc gồm cả sự thịnh vượng của họ.
Họp báo chung với Thủ tướng Tây Ban Nha Rajoy, Washington DC, 26/9/2017
Ở Bán cầu Tây, chúng ta đã chứng kiến bi kịch đau thương của chế độ xã hội chủ nghĩa Maduro ở Venezuela. Tây Ban Nha đã rất hỗ trợ để thúc đẩy lợi ích và hạnh phúc của nhân dân Venezuela, và chúng tôi cảm ơn các bạn.
Chúng tôi hy vọng những người bạn ở EU sẽ nhanh chóng đi theo Mỹ, Canada, và nhiều nước châu Mỹ Latin để trừng phạt chính thể Maduro. Chúng tôi cần tất cả tham dự. Nhân dân Venezuela đã chịu khổ đau, nghèo đói và bất ổn chính trị nguy hiểm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hà khắc của Maduro.
Cùng nhau Tây Ban Nha và Hoa Kỳ hy vọng có hòa bình, để khôi phục dân chủ và thả hết tù nhân chính trị. Bất kỳ đâu chủ nghĩa xã hội lây lan, theo sau là đau khổ. Nhân dân Venezuela xứng đáng tương lai tự do.
Tuyên bố kỷ niệm 50 năm Chiến tranh Việt Nam, 10/11/2017
Hôm nay, tôi dẫn dắt đất nước chúng ta trong sự hồi tưởng trong lúc chúng ta tiếp tục lễ kỷ niệm kéo dài 13 năm, bắt đầu từ 2012, để đánh dấu 50 năm diễn ra Chiến tranh Việt Nam.
Chúng ta chào đón các cựu binh Việt Nam dũng cảm, đã phục vụ quốc gia và bảo vệ tự do, chiến đấu anh hùng chống lại sự lan tỏa của chủ nghĩa cộng sản và bảo vệ tự do của nhân dân Việt Nam.
50 năm trước, năm 1967, gần 500.000 lính Mỹ phục vụ ở Nam Việt Nam, cùng khoảng 850.000 quân các đồng minh. Ngày hôm nay, trong Tháng các Gia đình quân nhân và cựu binh và khi chính phủ liên bang kỷ niệm Ngày Cựu binh, tôi đang có mặt ở Việt Nam cùng các lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp để thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ, thúc đẩy hòa bình ổn định trong khu vực và thế giới. Tôi trân trọng cơ hội này để khiêm tốn nhớ lại sự hy sinh của các cựu chiến binh cho tự do và sức mạnh của quốc gia chúng ta.
Kỳ họp 73 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, New York, 25/9/2018
Cách đây không lâu, Venezuela là một trong những nước giàu nhất trên trái đất. Ngày nay, chủ nghĩa xã hội đã làm phá sản một quốc gia giàu dầu mỏ và đẩy người dân nước này vào cảnh nghèo đói cơ cực.
Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người.
Trên tinh thần đó, chúng tôi đề nghị các quốc gia có mặt ở đây cùng chúng tôi kêu gọi khôi phục dân chủ ở Venezuela. Hôm nay, chúng tôi công bố thêm các biện pháp trừng phạt chống lại chế độ đàn áp, nhắm vào giới thân cận của Maduro.
Vì sao ông Trump lên tiếng về CHXH ngay tại LHQ?
Có ý kiến như của TS Nguyễn Xuân Nghĩa từ California, Hoa Kỳ cho BBC Tiếng Việt biết rằng ông Trump phê phán CHXH đầu tiên là để nói lên vấn đề Venezuela.
Việc này xảy ra sau khi chính quyền Trump ra lệnh trừng phạt cả phu nhân tổng thống Venezuela, ông Maduro.
Ngoài ra, theo TS Nguyễn Xuân Nghĩa, khái niệm XHCN nay cũng khó có sự đồng nhất. Ngay tại Hoa Kỳ, xung hướng cực tả trong Đảng Dân Chủ, đề cao “XHCN” cũng đang có.
Được biết nhiều nhà hoạt động dân sự tại Việt Nam ủng hộ ông Trump khi ông phát biểu về CHXH, bất chấp việc ông bị các nhóm hoạt động dân sự tại Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ về các vấn đề như nữ quyền, quyền lợi của giới LGBT, nạn phân biệt chủng tộc hay vấn đề về môi trường.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45666480
Mark Judge – bạn học của thẩm phán Brett Kavanaugh
sẵn sàng hợp tác với cơ quan hành pháp
Washington, DC – Trong lá thư gửi Ủy ban Tư pháp Thượng viện, ông Mark Judge, người bạn thời trung học của ứng cử viên thẩm phán Tối cao Pháp viện Brett Kavanaugh, tuyên bố ông sẽ hợp tác với bất cứ cơ quan hành pháp nào tiến hành “điều tra” cáo buộc ông và ông Kavanaugh tấn công tình dục.
Bên cạnh đó, ông Judge cũng phủ nhận cáo buộc quấy rối tình dục từ phía bà Julie Swetnick. Trong bản tuyên thệ công bố hôm thứ Tư (ngày 26 tháng 9), bà Swetnick đã cáo buộc ông Judge và ông Kavanaugh uống quá nhiều bia, đồng thời có hành vi không đúng mực với phụ nữ vào đầu thập niên 1980s.
Tuyên bố của ông Judge được đưa ra sau khi Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Jeff Flake kêu gọi việc hoãn bỏ phiếu cho ông Kavanaugh tại nghị trường Thượng viện để FBI điều tra trong 1 tuần. Trước đó, đảng Dân Chủ đã kêu gọi FBI điều tra cáo buộc tấn công tình dục của bà Christine Blasey Ford nhằm vào ông Kavanaugh từ đầu tháng 9.
Khi bà Ford công khai tố cáo ông Judge và Kavanaugh, ông Judge tuyên bố ông không nhớ về sự việc mà bà Ford nhắc đến, và chưa bao giờ thấy người bạn Kavanaugh hành xử theo miêu tả của bà Ford. Ông Judge cũng tái khẳng định tuyên bố của ông trong lá thư gửi Ủy ban Tư pháp Thượng viên hôm thứ Năm (ngày 27 tháng 9). Theo đó, ông “không muốn bình luận công khai về sự kiện này”, đồng thời không nhớ sự việc mà bà Ford kể trong phiên điều trần. Trong buổi điều trần trước Thượng viện, bà Ford cho biết tại bữa tiệc thời trung học mùa hè năm 1982, ông Kavanaugh và ông Judge đã đẩy bà vào phòng ngủ. Sau đó, ông Kavanaugh đã khống chế bà, và dùng tay bịt miệng bà để bà không la hét. Cùng lúc đó, bà Ford kể lại rằng ông Judge đã dứng bên cạnh và cười thích thú.
Mặc dù đảng Dân Chủ kêu gọi để ông Judge tham gia điều trần với tư cách là nhân chứng, nhưng đảng Cộng Hòa đã từ chối đề nghị này. (Mộc Miên)
Giải đáp những câu hỏi
về cuộc điều tra Kavanaugh của FBI
WASHINGTON (AP) — Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho FBI mở lại cuộc điều tra lí lịch người được đề cử vào Tòa án Tối cao Brett Kavanaugh sau khi nhiều phụ nữ cáo buộc ông có hành vi tình dục sai trái. FBI sẽ điều tra những gì vẫn còn là điều bí ẩn.
Ủy ban Tư pháp Thượng viện yêu cầu Nhà Trắng chỉ thị FBI tiến hành cuộc điều tra bổ sung mà sẽ “giới hạn trong những cáo buộc khả tín hiện thời” và phải hoàn tất trước ngày 5 tháng 10.
Một phát ngôn viên của FBI không ngay lập tức phản hồi những câu hỏi về cuộc điều tra, bao gồm có bao nhiêu đặc vụ sẽ được chỉ định và liệu có thể hoàn tất trong vòng một tuần hay không.
Một cuộc điều tra của FBI sẽ làm và không làm những gì? Sau đây là câu trả lời.
VAI TRÒ CỦA FBI LÀ GÌ?
FBI tiến hành kiểm tra lí lịch các ứng viên liên bang nhưng không đưa ra phán xét về độ khả tín hoặc tầm quan trọng của những cáo buộc.
Các nhà điều tra thu thập thông tin về quá khứ của một ứng viên và cung cấp các phát hiện cho cơ quan yêu cầu kiểm tra lí lịch; trong trường hợp này, đó là Nhà Trắng. Thông tin sẽ được thêm vào hồ sơ lí lịch của người được đề cử mà các thượng nghị sĩ có thể xem được.
Thông thường, các cuộc điều tra lí lịch không truy ngược hàng thập niên trước, nhưng đó là điều cần thiết trong trường hợp của ông Kavanaugh vì các cáo buộc tập trung vào những vụ việc đã xảy ra vào thời thiếu niên của ông. Ông Kavanaugh giờ 53 tuổi.
CUỘC ĐIỀU TRA CÓ THỂ LÀM SÁNG TỎ CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA KHÔNG?
Có thể. FBI có toàn quyền quyết định phạm vi cuộc điều tra.
Ủy ban đã truy vấn ông Kavanaugh và một trong những người tố cáo ông, Christine Blasey Ford, trong một phiên điều trần hôm thứ Năm; các nhân chứng tiềm năng khác đã nộp các tuyên bố hữu thệ. Các đặc vụ FBI có thể phỏng vấn những người tố cáo và nhân chứng khác và thu thập thêm bằng chứng hoặc chi tiết.
David Gomez, người từng giám sát đơn vị chống khủng bố của FBI ở Seattle, cho biết các quan chức tại trụ sở FBI thường phân chia các đầu mối được chỉ định cho các văn phòng thực địa khác nhau trên khắp cả nước để điều tra thêm và sẽ đặt ra một hạn chót nhanh chóng. Các văn phòng địa phương nói chung sẽ chỉ định nhân viên theo nhu cầu để lần theo những đầu mối đó.
Ông nói một đặc vụ giỏi “sẽ làm sáng tỏ hành vi và tác phong và uy tín của Kavanaugh trong những năm trung học của ông ấy.”
Người bạn thời trung học của ông Kavanaugh, Mark Judge, người mà bà Ford nói là có mặt trong phòng khi ông Kavanaugh tấn công tình dục bà trong trạng thái say xỉn, hôm thứ Sáu nói rằng ông sẽ hợp tác với bất kì cơ quan chấp pháp nào mà sẽ “bí mật điều tra” các cáo buộc hành vi tình dục sai trái nhắm vào ông và ông Kavanaugh.
Cả ông Judge và ông Kavanaugh đều kịch liệt bác bỏ bất kì cáo buộc nào về hành vi sai trái.
Luật sư cho ông PJ Smyth và bà Leland Ingham Keyser, hai người khác mà bà Ford nói có mặt tại căn nhà khi bà bị tấn công, đã cho biết thân chủ của họ sẵn sàng hợp tác “trọn vẹn” với cuộc điều tra của FBI.
CÓ THỂ ĐIỀU TRA XONG TRONG MỘT TUẦN KHÔNG?
Các chuyên gia nói rằng công tác điều tra có thể hoàn tất trong vòng vài ngày trong hầu hết các trường hợp.
Ron Hosko, một cựu trợ lí giám đốc FBI, cho biết cuộc điều tra lí lịch do FBI thực hiện thường có thời hạn tiến hành ngắn ngủi vì cơ quan yêu cầu cần thông tin nhanh chóng để đưa ra quyết định về người được đề cử.
FBI không thể ép buộc ai đó nói chuyện với họ như một phần của quá trình này.
“Dựa trên những gì chúng ta đã biết công khai từ nhiều người, tôi không thấy có bất kì lí do nào FBI không thể hoàn tất một cuộc điều tra trong vòng một tuần,” Mark Zaid, một luật sư ở Washington và là một chuyên gia về điều tra lí lịch cho quyền tiếp cận an ninh, nói. “Hãy nhớ rằng, họ không đưa ra quyết định hoặc khuyến nghị. Họ chỉ thu thập thông tin và báo cáo.”
KAVANAUGH NÓI GÌ VỀ VIỆC NÀY?
Ông Kavanaugh không trả lời trực tiếp khi ông được hỏi hôm thứ Năm rằng liệu ông có đồng ý để FBI điều tra hay không, nhưng nói ông sẽ làm bất cứ điều gì Ủy ban Tư pháp muốn.
Trong một tuyên bố được Nhà Trắng công bố hôm thứ Sáu, ông Kavanaugh nói ông đã được FBI phỏng vấn trong suốt quá trình lựa chọn và tham gia một số cuộc gọi kiểm tra lí lịch với Thượng viện.
“Tôi đã làm mọi thứ họ yêu cầu và sẽ tiếp tục hợp tác,” ông nói.
Elon Musk bị phạt 20 triệu đôla, phải từ chức chủ tịch
Elon Musk phải từ chức chủ tịch Tesla và phải trả một khoản tiền phạt sau khi đạt thỏa thuận dàn xếp pháp lý về những bài đăng trên Twitter hé lộ việc tư nhân hóa Tesla.
Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) khởi kiện ông Musk tội lừa đảo chứng khoán.
Theo thỏa thuận, ông Musk sẽ vẫn là CEO Tesla nhưng sẽ từ chức chủ tịch trong ba năm.
Ông và Tesla cũng sẽ phải nộp phạt 20 triệu đôla.
Đời sống sắc màu của ‘trùm’ công nghệ Elon Musk
Tỷ phú Nhật đáp SpaceX lên Mặt Trăng
Tham Luang: Tỷ phú Mỹ xin lỗi thợ lặn Anh
Bí quyết quản trị của Elon Musk, ông chủ Tesla
Musk viết gì trên Twitter?
Các cáo buộc gian lận liên quan đến bài đăng trên Twitter hồi tháng 8/2018 của Musk cho biết ông đang cân nhắc việc rút hãng sản xuất xe điện Tesla khỏi thị trường chứng khoán vì đã tìm được nguồn tiền để tư nhân hóa với mức 420 đôla/cổ phiếu.
Sau thông báo này, cổ phiếu Tesla tăng trong thời gian ngắn, nhưng sau đó giảm trở lại.
SEC cho biết tuyên bố đó là “sai sự thật và gây nhầm lẫn”.
“Sự thật là Musk thậm chí không thảo luận các điều khoản quan trọng, gồm giá cả, với bất kỳ nguồn tiền nào”, SEC cho hay.
Ông Musk ban đầu nói rằng việc buộc tội ông là “bất công” và ông làm theo “lợi ích tốt nhất của sự minh bạch và vì lợi ích của các nhà đầu tư”.
Có gì trong thỏa thuận?
Ngoài tiền phạt, ông Musk cũng sẽ phải tuân thủ quy định của công ty khi đưa thông tin trên Twitter.
Bây giờ ông còn 45 ngày trước khi rời vai trò chủ tịch Tesla.
Ban đầu SEC tìm cách cấm ông Musk tham gia điều hành, nhưng theo thỏa thuận, ông có thể tiếp tục làm giám đốc điều hành Tesla.
Một tân “chủ tịch độc lập” sẽ được bổ nhiệm và người này sẽ nắm quyền điều hành hội đồng quản trị.
Elon Musk công kích báo chí trên Twitter
Chiếc phi cơ bay nửa vòng Trái đất trong 30 phút
Hành trình đến Sao Hoả dành cho các ‘tay mơ’
‘Hàng loạt rắc rối’
Elon Musk là một trong những doanh nhân quyền lực nhất thế giới, đó là điều không thể chối cãi.
Phát ngôn mới nhất của Elon Musk là về vị khách đầu tiên trả tiền để được lên bay quanh Mặt Trăng cùng SpaceX của ông.
Trước đó, ông luôn đi trước thời đại với hàng loạt những sản phẩm đột phá như dịch vụ thanh toán trực tuyến PayPal, xe hơi điện Tesla, và SpaceX.
Từ nhỏ, ông đã có niềm đam mê đặc biệt với năng lượng mặt trời và trí tuệ nhân tạo. Thiên tài công nghệ từng hứa sẽ tạo ra Hyperloop – con tàu du hành siêu tốc bằng nam châm, chạy trong một đường ống mà ông thiết kế, dẫn thẳng lên Sao Hoả.
Tuy nhiên, năm nay, mọi sự với doanh nhân công nghệ không được như ý.
Hồi tháng trước, trên Twitter, ông đánh động các nhà đầu tư với tuyên bố định chuyển Tesla thành dạng công ty tư nhân thay vì có phát hành cổ phiếu trên thị trường, và nguồn tài trợ quỹ này đã được đảm bảo. Tin này khiến cổ phiếu công ty tăng vọt.
Hai tuần sau, ông tuyên bố buông dự án, khiến các nhà đầu tư không hài lòng muốn kiện ông.
Nay, tin cho hay Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã yêu cầu hãng của ông nộp trình “tài liệu”, với các tường thuật nói hiện đang có cuộc điều tra hình sự đối với công ty.
Đây chỉ là một vụ bê bối bên cạnh hàng loạt rắc rối khác như việc ông hút cần sa trong một buổi phát hình trực tuyến qua webcast, uống rượu whisky công khai, và việc ông cáo buộc một thợ lặn cứu đội bóng Thái Lan thoát khỏi hang động là “kẻ ấu dâm” – thứ đang khiến Elon Musk bị kiện và thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Chàng trai Nam Phi
Elon Musk sinh ra ở Pretoria, Nam Phi. Thời trẻ, ông chịu ảnh hưởng nặng nề của các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và điện tử – một nền tảng tốt cho những phát kiến sau này của ông.
17 tuổi, Musk đến Canada theo học ngành vật lý và kinh tế. Đến năm 1992, ông đến Mỹ để tiếp tục việc học hành.
Tuy nhiên, chỉ sau hai ngày theo học chương trình tiến sỹ, Musk quyết định bỏ dở và thành lập nền tảng đọc báo trực tuyến Zip2. Sau đó, chàng thanh niên rao bán công ty và bắt tay vào xây dựng PayPal.
Năm 2002, sau thương vụ eBay mua Paypal với giá 1,5 tỉ đôla, Elon bỏ túi 165 triệu đôla khi mới 31 tuổi.
Tiền bạc và danh tiếng
Không phải là người tạo ra Tesla nhưng cái tên của Musk gắn liên với công ty.
Elon Musk tham gia #DeleteFacebook
Nén giận khi làm việc gây hại cho sức khỏe
Nghệ thuật và khoa học của sức cuốn hút
Bạn có thể tự rèn luyện thành người dám mạo hiểm
Sau khi bỏ túi lợi nhuận khủng từ vụ bán PayPal, Musk đầu tư vào SpaceX và Tesla, nơi ông trở thành Chủ tịch trước khi giữ vị trí giám đốc điều hành vào năm 2008.
Năm đó hóa ra là một năm thật tồi tệ, khi lần phóng tên lửa thứ ba của SpaceX thất bại, và chi phí tăng cao đe doạ đến sự tồn vong của Tesla.
Bất chấp những thành tựu công nghệ phi thường, các công ty của ông liên tục lỡ hẹn và bị những khoản thua lỗ khổng lồ.
Một số người bắt đầu hoài nghi về khả năng lãnh đạo của Elon tại một công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán như Tesla.
Đời sống cá nhân
Bên cạnh bê bối hút cần sa và những phát ngôn gây tranh cãi trên Twitter, ông đã ba lần kết hôn – trong đó hai lần với cùng một người phụ nữ.
Vợ đầu của ông là Justine Wilson, một văn sỹ.
Năm 2010, ông cưới Talulah Riley. Sau hai năm chung sống, cả hai chia tay.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, họ tái hôn. Năm 2014, Elon có ý định ly hôn nhưng đã kịp nghĩ lại. Hai năm sau, tới lượt Riley quyết định đâm đơn. Và lần này họ chính thức đường ai nấy đi.
Musk sau đó được cho là có hẹn hò với Amber Heard và Cameron Diaz. Rober Downey Jr đã lấy Musk làm cảm hứng để diễn tròn vai Tony Stark trong siêu phẩm điện ảnh Iron Man.
Elon Musk có một sức làm việc phi thường. Khi sáng lập Zip2, ông làm việc quên ngày đêm, ngủ ở văn phòng, hay thậm chí tắm nhờ ở cơ sở YMCA.
Tháng trước, trong một cuộc phỏng vấn đầy cảm xúc với tờ New York Times, Elon Musk tiết lộ ông làm việc lên tới 120 tiếng/ tuần và đôi lúc phải uống thuốc Ambien để điều trị chứng mất ngủ.
Một câu hỏi lớn hiện nay là liệu những cổ đông có tiếp tục sát cánh bên CEO Tesla lắm tài nhiều tật hay không.
Cổ phiếu của Tesla đã bị sụt giảm hơn một phần năm kể từ khi Musk đưa dòng tweet về “nguồn quỹ được đảm bảo”.
Kết quả kinh doanh mới nhất của công ty cho thấy một sự thua lỗ kỷ lục nữa.
Các nhà phân tích đang thúc giục công ty chỉ định thay thế một nhà lãnh đạo khác.
Nhưng có một điều chắc chắn là Musk sẽ tiếp tục chiếm vị trí hàng đầu các mặt báo trong tương lai.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45696878
Bão Rosa gây biển động ngoài khơi California
trong lúc bão Kirk gây mưa lớn ở quần đảo Caribbean
Los Angeles, California – Vào Thứ Sáu (ngày 28 tháng 9), bão Rosa đã dần suy yếu ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương gần Mexico và được dự báo sẽ tạo ra những con sóng lớn dọc theo bờ biển Nam California vào cuối tuần này.
Trung tâm Bão Quốc gia (NHC) cho biết, vào tối Thứ Bảy (ngày 29 tháng 9) hoặc sáng Chủ Nhật (ngày 30 tháng 9), bão Rosa sẽ gây nên những con sóng cao từ 6 đến 10 feet trên các bãi biển của thành phố Los Angeles và Quận Ventura. Trong khi đó, Quận Cam sẽ có những con sóng cao đến 8 feet và những cơn sóng cao 5 feet sẽ xuất hiện dọc Quận San Diego.
Bão Rosa hiện tại là bão cấp độ 3, có vận tốc gió lên đến 120 dặm một giờ và nằm cách 625 dặm về phía tây nam mũi cực nam của tiểu bang Baja California. Cơn bão này đang di chuyển về phía tây với tốc độ 6 dặm/giờ. NHC dự đoán Bão Rosa sẽ trở thành một cơn bão nhiệt đới vào đêm chủ nhật khi cơn bão này di chuyển theo hướng Đông Bắc về phía bán đảo Baja California.
Trung tâm NHC cho biết hiện tại họ vẫn chưa ban hành khuyến cáo bão, tuy nhiên, những đợt sóng do Bão Rosa tạo ra sẽ gây nguy hiểm tại các khu vực dọc theo bờ biển phía tây nam Mexico, bán đảo Baja California và miền nam California. Theo Trung tâm khí tượng quốc gia, vào chủ nhật, tàn dư của Bão Rosa sẽ mang lại mưa lớn, gió giật và nguy cơ lũ lụt tại tiểu bang Arizona.
Trong khi đó vào hôm thứ sáu, các viên chức địa phương cho biết bão nhiệt đới Kirk đã gây ra tình trạng mất điện và lũ lụt nặng nề dọc theo vùng biển phía đông Caribbean, buộc các phi trường phải hủy các chuyến bay. Các nhà khí tượng học cho biết đã có đến 10 inch mưa trút xuống một số khu vực của các đảo Martinique, Dominica và Barbados, và các cảnh báo lũ quét và sạt lở đất đã được ban hành.
Bên cạnh đó, NHC cũng đưa ra những khuyến cáo về mưa lớn tại các đảo St. Croix và Puerto Rico, những nơi vẫn đang hồi phục sau khi Bão Maria tàn phá vào năm ngoái. (Mộc Miên)
Người Ấn Độ bị bắt vì nhập cảnh Mỹ bất hợp pháp
tăng gần gấp ba
Số lượng người Ấn Độ bị bắt vì nhập cảnh Mỹ bất hợp pháp đã tăng gần gấp ba lần trong năm 2018, khiến họ trở thành một trong những nhóm dân nước ngoài bất hợp pháp đông nhất bị bắt giữ, cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho biết hôm thứ Sáu.
Trả cho các đường dây buôn lậu từ 25.000 đến 50.000 đôla, ngày càng nhiều người Ấn Độ đang vượt qua biên giới Mỹ-Mexico bất hợp pháp và xin bảo hộ tị nạn dựa trên lí do bị bức hại, phát ngôn viên của CBP Salvador Zamora nói với Reuters.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin này, ông Zamora cho biết nhiều người đưa ra những tuyên bố chính đáng, nhưng một số lớn là di dân kinh tế với hồ sơ gian lận tràn ngập trong hệ thống và có thể khiến cho những trường hợp chính đáng bị “gạt ra.”
Đại sứ quán Ấn Độ tại Washington và Lãnh sự quán Ấn Độ ở San Francisco không trả lời các yêu cầu bình luận, Reuters nói.
Ông Zamora nói CBP dự đoán số liệu cho năm tài chính kết thúc vào ngày 30 tháng 9 sẽ cho thấy “khoảng 9.000” công dân Ấn Độ bị bắt giữ so với 3.162 người trong năm tài chính 2017.
Khoảng 4.000 người Ấn Độ đã nhập cảnh Mỹ bất hợp pháp trong năm nay bằng cách vượt qua một hàng rào biên giới dài ba dặm tại Mexicali, ông Zamora nói.
Sau người Mexico, công dân của Guatemala, Honduras và El Salvador có tỉ lệ nhập cảnh Mỹ bất hợp pháp cao nhất vào năm 2018, theo số liệu của lực lượng Tuần tra Biên giới. Người Ấn Độ vẫn còn kém xa con số 30.000 người El Salvador nhập cảnh Mỹ bất hợp pháp trong năm 2018, số liệu cho thấy.
Brazil: Biểu tình
chống ứng viên tổng thống cực hữu Bolsonaro
Ông Jair Bolsonaro, ứng viên cực hữu trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil bị đâm bằng dao hôm 06/09, đã rời bệnh viện Albert Einstein ở Sao Paulo sáng 29/09/2018 bằng cửa sau để tránh báo chí và về nhà ở Rio de Janeiro.
Cùng ngày, nhiều cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra ở hơn 30 thành phố tại Brazil, với khẩu hiệu « Ele não » (tạm dịch: Không bầu cho ông ta) phản đối nghị sĩ Jair Bolsonaro, hiện đứng đầu ý định bỏ phiếu ở vòng một và nổi tiếng với những phát biểu đề cao đàn ông, ghét phụ nữ.
Thông tín viên RFI Sarah Cozzolino tường trình cuộc biểu tình ở Sao Paulo:
« Bolsonaro biến đi.Hàng nghìn người biểu tình giương cao khẩu hiệu trên đại lộ Paulista. Giữa đám đông, Margarita Lira, một phụ nữ 62 tuổi, giải thích ý nghĩa tấm biển của bà: Ở đây ghi là Phụ nữ đoàn kết chống người ấy vì chúng tôi không muốn phát âm tên của người đàn ông vẫn muốn sỉ nhục phụ nữ và bảo vệ các chính sách chống phụ nữ .
Trong số những phát biểu gây tranh cãi nhắm vào phụ nữ, ông Bolsonaro từng tuyên bố với một nữ nghị sĩ là bà không đáng để ông cưỡng hiếp. Những lời phát biểu phản ánh sự lạc hậu của đất nước về mặt nữ quyền, theo nhận xét của bà Maria Palesida.
Bà nói: Tình trạng đề cao đàn ông thực sự còn rất nhiều. Và tôi từng là nạn nhân. Nếu tôi có mặt ở đây, ở Sao Paulo, đó là vì tôi trốn khỏi Paraná, vì chồng tôi dọa giết tôi và suy nghĩ trong đầu chồng tôi cũng tương tự như những gì ứng viên tổng thống này nghĩ.
Một đoàn người gồm nhiều phụ nữ da đen, phụ nữ đồng tính và cả đàn ông, như ông Antonio Figeiroa, người tự nhận ủng hộ nữ quyền. Ông nói: Không phải vì tôi không phải là phụ nữ mà tôi không thể tham gia vào cuộc chiến. Tôi sẽ không ngồi chờ đợi cho đến khi có điều gì đó gây tổn hại cho tôi thì mới hành động. Phải chung sức đấu tranh và đó là cuộc đấu tranh của phụ nữ, người da đen cùng với người da trắng.
Lá phiếu của phụ nữ sẽ mang tính quyết định trong cuộc bầu cử diễn ra vào tuần tới. Phụ nữ chiếm 52% lượng cử tri và một nửa trong số họ chắc chắn sẽ không bầu cho ông Bolsonaro ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180930-brazil-bieu-tinh-chong-ung-vien-tong-thong-cuc-huu-bolsonaro
Damas đòi Pháp, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ rút ra khỏi Syria
Là một trong những người cuối cùng phát biểu tại khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm nay, ngoại trưởng Syria, ông Walid al Moualem, ngày 29/09/2018 tuyên bố “cuộc chiến chống khủng bố sắp tới hồi kết” và lên án Hoa Kỳ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của Syria.
Từ trụ sở Liên Hiệp Quốc Marie Bourreau của đài RFI tường thuật :
“Lãnh đạo ngành ngoại giao Syria có mặt tại đây để nhấn mạnh thông điệp là cuộc chiến chống khủng bố sắp kết thúc. Theo ông tình hình giờ đây đã ‘an toàn và ổn định’. Ngoại trưởng Walid al Moualem trực tiếp nhắn gửi đến hàng triệu người dân Syria đã phải di tản tránh cuộc nội chiến rằng ưu tiên của chính phủ là việc hồi hương của tất cả người tị nạn Syria. Cánh cửa mở rộng cho tất cả những người Syria để họ có thể tự nguyện trở về và trở về trong những điều kiện an toàn.
Quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền đất nước, ngoại trưởng Walid al Moualem lên án các lực lượng nước ngoài can thiệp vào Syria và đòi Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Mỹ phải rút ngay lập tức và vô điều kiện ra khỏi đất nước này. Ông nói : Những chính quyền này thành lập một liên minh quốc tế bất hợp pháp đặt dưới sự lãnh đạo của Mỹ với danh nghĩa chống khủng bố.
Damas sẽ tiếp tục bài trừ khủng bố cho tới khi nào quét sạch các nhóm khủng bố ra khỏi Syria. Tuyên bố này đặc biệt nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Chính quyền Ankara và Matxcơva đã đạt được một thỏa thuận để các nhóm khủng bố rút khỏi tỉnh Idlib. Trong khi đó thì chính quyền Syria vẫn luôn luôn khẳng định quyết tâm nắm lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thố Syria“.
Một nhóm nổi dậy đầu tiên rút lui khỏi Idlib
Tại hiện trường, nhóm nổi dậy thân Thổ Nhĩ Kỳ mang tên Fayalq al Cham Al Islami sáng nay (30/09/2018) bắt đầu triệt thoái khỏi vùng “phi quân sự” sắp được lập ra tại Idlib – tây bắc Syria, trong khuôn khổ thỏa thuận mà Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được hôm 17/09/2018. Tin trên do Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria loan báo. Nhóm nổi dậy Fayalq al Cham Al Islami bao gồm “khoảng từ 8.500 đến 10.000 tay súng”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180930-damas-doi-phap-my-tho-nhi-ky-rut-ra-khoi-syria
Vũ khí Nga rầm rập kéo đến Đông Nam Á
Tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga – Rosoboronexport sẽ lần đầu tiên đưa một dàn vũ khí đến tham gia triển lãm ADAS-2018 ở Manila, Philippines trong thời gian từ 26-28/9.
“Tập đoàn sẽ mang đến Triển lãm và Hội nghị Quản lý Khủng hoảng, An ninh và Quốc phòng Châu Á (ADAS-2018) một loạt sản phẩm của ngành quốc phòng Nga – những vũ khí có liên quan nhiều nhất đến tình hình Đông Nam Á”, văn phòng báo chí của tập đoàn Rosoboronexport tiết lộ.
Rosoboronexport là nhà tổ chức của gian hàng Nga ở triển lãm ADAS-2018. Tập đoàn này sẽ cho trưng bày hơn 300 mẫu vũ khí và thiết bị quân sự do Nga sản xuất.
Tập đoàn Rosoboronexport cho biết, họ sẽ đưa đến triển lãm một số máy bay được xem là rất tiềm năng và đầy hứa hẹn cho Không lực các quốc gia Đông Nam Á như chiến đấu cơ Sukhoi-35; Sukhoi-30SME; máy bay huấn luyện và chiến đấu Yakovlev-130; trực thăng vận tải và chiến đấu Mi-35M; trực thăng đa chức năng hạng nhẹ Ka-226T và trực thăng vận tải quân sự Mi-171Sh. Nổi bật trong những cái tên được nhắc ở trên là Su-35 và Su-30SM.
Su-35 là một phiên bản hiện đại hóa rất sâu của loại chiến đấu cơ Su-27M – máy bay chiến đấu chủ lực hiện nay của Không quân Nga. Máy bay chiến đấu ưu việt Su-35 hoạt động bằng hai động cơ phản lực 117S có véc-tơ điều khiển cung cấp lực đẩy. Su-35 sở hữu khả năng tấn công hiệu quả vượt trội hơn so với rất nhiều loại chiến đấu cơ tối tân khác cùng loại của phương Tây khi có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu trên không bằng việc sử dụng cả các tên lửa và hệ thống vũ khí có điều khiển và không điều khiển. Cụ thể, máy bay tiêm kích Su-35 thế hệ 4++ có thể cùng một lúc theo dõi 30 mục tiêu, phát hiện mục tiêu ở cách xa 400km và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trên không, hoặc cùng một lúc theo dõi 4 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất. Máy bay chiến đấu Su-35 được trang bị một khẩu pháo 30mm với 150 viên đạn, và có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo bên ngoài. Loại máy bay chiến đấu tối tân này có thể bay 6.000 giờ với thời gian sử dụng khoảng 30 năm.
Trong khi đó, Su-30SM là loại máy bay chiến đấu đa năng được phát triển từ dòng máy bay Su-30MK do Sukhoi sản xuất. Máy bay được trang bị hai động cơ kiểm soát vector lực đẩy hai chiều AL-31FP, có tổng lực đẩy lên tới 25.000 kg, giúp máy bay có thể đạt được vận tốc Mach 2 (2.100 km/h). Tầm hoạt động của Su-30SM lên tới 3.000 km và có thể mang theo 8 tấn vũ khí. Chiến đấu cơ này sở hữu khả năng cơ động và không chiến linh hoạt cao. Su-30SM có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền và trên biển, cũng có thể thực hiện các sứ mệnh cảnh báo sớm và chống tác chiến điện tử, thậm chí có thể là một máy bay kiểm soát và chỉ huy trong phi đội máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ chung.
Trong lĩnh vực phòng không, các nước Châu Á đặc biệt quan tâm đến hệ thống tên lửa Pantsir-S1; tên lửa vác vai Igla-S của Nga.
Các thiết bị quân sự và vũ khí khác được chú ý là súng trường tự động Kalashnikov-100, phương tiện chiến đấu bộ binh BMP-3; xe bọc thép BT-3F; tàu ngầm thuộc Đề án 636, tàu khu trục Gepard-3.9….
Tập đoàn Rosoboronexport hy vọng thông qua triển lãm sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vũ khí của họ. Triển lãm ADAS-2018 được cho sẽ thu hút không dưới 7.500 lượt người đến xem. 145 công ty đến từ 54 quốc gia sẽ có sản phẩm được trưng bày trong cuộc triển lãm lần này.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/23865-vu-khi-nga-ram-rap-keo-den-dong-nam-a.html
Sentsov : 140 ngày tuyệt thực đòi tự do
cho các tù chính trị Ukraina bị Nga giam cầm
Tại Nga, mọi chú ý đang dồn về phía đạo diễn Ukraina Oleg Sentsov. Ông đã phải nhập viện hôm 29/09/2018 sau 139 ngày tuyệt thực để đòi tự do cho “tất cả các tù chính trị Ukraina” đang bị Nga giam giữ.
Năm 2015 ông bị tuyên án 20 năm tù vì bị khép vào tội “khủng bố” và “buôn lậu vũ khí“.
Từ thủ đô Matxcơva thông tín viên Daniel Vallot trở lại với cuộc đấu tranh bền bỉ của Sentsov :
“Kể từ khi bắt đầu tuyệt thực, Oleg Sentsov đã nhấn mạnh đến ý nghĩa tập thể của cuộc đấu tranh này. Nhà làm phim người Ukraina đòi Nga trả tự do cho hàng chục tù nhân. Họ cũng là những người Ukraina như ông đã bị cuốn vào vòng xoáy, sau khi Matxcơva thôn tính bán đảo Crimée năm 2014.
Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền ủng hộ ông Sentsov, có khoảng từ 60 đến 70 trường hợp bị buộc tội một cách bất công. Đây là quan điểm của một nhà báo Nga đấu tranh vì nhân quyền. Bà Zoya Svetova nói : Những người này đã bị xét xử vì những tội danh mà người ta đã bịa đặt ra một cách lộ liễu. Họ thường là những người đến Nga làm ăn hay đi thăm bạn bè và rồi bị bắt chỉ vì mang quốc tịch Ukraina. Trong giai đoạn 2014-2015, Matxcơva đã có hẳn chiến dịch truy quét người Ukraina vì họ bị xem là kẻ thù của dân tộc Nga.
Trong số những người bị bắt phải kể đến nhà đấu tranh vì môi trường, Alexandre Kolchenko. Ông này bị kết án trong cùng một đợt với đạo diễn Oleg Sentsov. Còn nhà báo Roman Souchtchenko thì bị cáo buộc về tội làm gián điệp. Pavel Gryb mới 19 tuổi bị cáo buộc có âm mưu khủng bố tại thành phố Sotchi.
Trong khi chờ bị xét xử hoặc đã phải kết án tù nặng nề, những tù nhân này chỉ còn có một hy vọng duy nhất: đó là trao dổi tù nhân giữa Nga và Ukraina. Danh tính của họ không được công chúng biết đến và không bao giờ được các phương tiện truyền thông quốc tế nhắc tới. Chính vì vậy, Oleg Sentsov nhấn mạnh là ông đấu tranh cho cả những người đó“.
Macedonia trưng cầu dân ý
đổi tên nước nhằm gia nhập NATO
Hôm nay, 30/09/2018, người dân Macedonia được kêu gọi tham gia cuộc trưng cầu dân ý, đổi tên nước, từ « Cựu Cộng hòa Nam Tư Macedonia » thành « Cộng hòa Bắc Macedonia ».
Chính phủ của thủ tướng Zoran Zaev hy vọng việc đổi tên quốc gia sẽ giúp chấm dứt xung đột với Hy Lạp – nước có tỉnh cùng tên – mở đường cho Macedonia gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức sau khi Macedonia và Hy Lạp, vào tháng Bẩy vừa qua, đạt được thỏa thuận về việc đổi tên nước Macedonia và Hy Lạp, thành viên Liên Hiệp Châu Âu và NATO, không ngăn cản Macedonia gia nhập hai tổ chức này.
Theo AFP, để tránh bị thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý, chính phủ Madeconia đặt câu hỏi gắn vấn đề đổi tên nước với việc hội nhập châu Âu : « Ông hay bà có ủng hộ việc gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và NATO qua việc chấp nhận thỏa thuận » giữa Macedonia và Hy Lạp.
Thủ tướng Zaev hy vọng là việc xích lại gần phương Tây sẽ là điều kiện chủ chốt để thúc đẩy nền kinh tế ảm đạm, với tỷ lệ thất nghiệp hơn 20% và mức lương trung bình là 350 euro, thấp nhất trong khu vực Balkan.
Theo cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất do đài truyền hình Telma TV thực hiện, 70% số người được hỏi ủng hộ đổi tên nước và số người sẽ đi bỏ phiếu là 57%.
Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý này chỉ có tính chấp tham khảo. Kết quả cuộc bỏ phiếu chỉ được công nhận nếu có trên 50% số cử tri tham gia. Sau đó, còn phải được 2/3 số dân biểu tại Quốc Hội thông qua.
Nhiều tổ chức dân tộc chủ nghĩa Macedonia chống lại việc đổi tên nước và kêu gọi tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý. Liên bang Nga cũng phản đối vì lo ngại Macedonia, vốn là khu vực ảnh hưởng của Matxcơva, gia nhập NATO.
Mặt khác, thỏa thuận giữa Athens và Skpoje về việc đổi tên nước Macedonia cũng còn phải được nghị viện Hy Lạp chấp thuận, trong khi liên minh chiếm đa số tại Quốc Hội đang bị chia rẽ quốc gia. Hồi đầu tháng Bẩy, bộ trưởng Quốc Phòng Panos Kammenos, lãnh đạo đảng Người Hy Lạp độc lập, tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống việc phê chuẩn thỏa thuận.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180930-macedonia-trung-cau-dan-y-doi-ten-nuoc-nham-gia-nhap-nato
Giáo Hội Pháp đối mặt với áp lực
đòi điều tra độc lập về nạn ấu dâm
Một nhóm gồm nhiều nhân vật nổi tiếng Pháp kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra nghị viện độc lập về tình trạng lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Pháp. Sau loạt phanh phui ở Ai Len, Mỹ, Úc, Chilê, Đức, Giáo Hội Pháp vẫn chậm trễ về chủ đề này.
Lời kêu gọi được gửi đến AFP ngày 29/09/2018 bao gồm nhiều nhân vật nổi tiếng, từ giáo chức, cựu bộ trưởng đến luật sư và nạn nhân. Theo họ, « bên cạnh các thủ tục tư pháp để trừng phạt tội ác và các vi phạm cá nhân, thì chỉ có một ủy ban nghị viện có quyền đưa ra ánh sáng quá khứ trong Giáo Hội để tránh những chuyện tương tự xảy ra ».
Ủy ban nghị viện trên có thể yêu cầu « truy cập lưu trữ của địa phận » và giúp cung cấp thông tin cho tư pháp về « những vụ mà tư pháp không nắm rõ ».
Cựu bộ trưởng Gia Đình hiện là thượng nghị sĩ Laurence Rossignon, một trong số các tác giả lời kêu gọi, nhận xét với AFP : « Thật đáng ngạc nhiên là Pháp lại thụt lùi đến như vậy so với những gì đã được làm tại nhiều nước khác », như Đức hoặc Mỹ.
Ông François Devaux, chủ tịch Hội La Parole libérée, chỉ trích : « Tại Pháp, không có bất kỳ dữ liệu thống kê nào về nạn ấu dâm theo nghĩa rộng. Chừng nào người ta chưa thể đánh giá được quy mô của tình trạng này thì sẽ không thể có giải pháp hợp lý ».
Hiện tại, rất khó để thẩm định được số nạn nhân ấu dâm trong Giáo Hội Pháp. Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn báo La Provence ngày 29/09, đức ông Georges Pontier, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, cho rằng « khoảng 1% linh mục tại Pháp có lẽ đã phạm tội ấu dâm ».
http://vi.rfi.fr/phap/20180930-giao-hoi-phap-doi-mat-voi-ap-luc-doi-dieu-tra-doc-lap-ve-nan-au-dam
Vùng tự trị Kurdistan-Irak bầu nghị viện
Hơn 3 triệu cử tri vùng tự trị Kurdistan-Irak, hôm nay, 30/09/2018 được kêu gọi đi bầu, lựa chọn 111 dân biểu cấp vùng, trong tổng số 673 ứng viên thuộc 29 phong trào, tổ chức chính trị.
Nghị viện mãn nhiệm của vùng tự trị Kurdistan do Đảng Dân Chủ Kurdistan (PDK) nắm đa số.
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng chính trị kéo dài từ nhiều năm qua, giữa PDK và đảng đối lập chính – Phong trào Goran (Thay Đổi). Tình hình lại càng trở nên tồi tệ sau cuộc trưng cầu dân ý hồi cuối tháng 09/2017: trước nguy cơ đa số dân vùng Kurdistan muốn độc lập, tách ra khỏi Iran, chính quyền Bagdad đã hủy bỏ kết quả cuộc trưng cầu và nắm lại quyền kiểm soát các khu vực khai thác dầu lửa quan trọng tại đây.
Kết quả cuộc bầu cử tại Kurdistan sẽ tác động đến việc Quốc Hội Irak bầu tổng thống. Cho đến nay, chức vụ tổng thống Cộng Hòa Irak thường được trao cho một chính trị gia Kurdistan.
Trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Pháp, ông Boris James, nguyên lãnh đạo Viện nghiên cứu Cận Đông của Pháp, nhận định về cuộc bầu cử nghị viện Kurdistan:
« Đó là một phương tiện để chứng minh cho chính quyền trung ương thấy là tại vùng tự trị Kurdistan, vẫn có sinh hoạt chính trị, các định chế vẫn hoạt động. Một dạng thông điệp gửi tới Bagdad: Người Kurdistan chúng tôi vẫn tồn tại.
Mặt khác, khách quan mà nói, cuộc bầu cử này rõ ràng là quan trọng. Bởi vì cuộc bầu cử cho thấy là nghị viện vùng Kurdistan quay trở lại hoạt động. Trước đó, định chế này đã bị mất tính chính đáng do cuộc khủng hoảng giữa đảng đối lập và Đảng Dân Chủ Kurdistan – PDK, đảng đang thống trị vùng Kurdistan.
Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến việc hạ bệ các bộ trưởng của phong trào Goran (Phong trào Thay Đổi) và làm cho nghị viện hoàn toàn tê liệt. Định chế này chỉ còn đóng vai trò ghi nhận các quyết định mà các đảng phái đưa ra. Tóm lại, từ đầu năm 2013 đến nay, nghị viện Kurdistan không thực sự hoạt động ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180930-vung-tu-tri-kurdistan-irak-bau-nghi-vien
HIV/Aids: TQ: số người mắc HIV/Aids tăng 14%
Trung Quốc vừa công bố số công dân nước này đang chung sống với HIV và Aids tăng 14% trong năm qua.
Hơn 820.000 người bị nhiễm căn bệnh này, các quan chức y tế cho hay. Khoảng 40.000 trường hợp mới được ghi nhận chỉ riêng trong quý hai năm 2018.
Đa số các ca mới là do lây qua đường tình dục, một thay đổi lớn so với trước đây.
Từ trước đến nay, HIV lây lan nhanh ở một số vùng của Trung Quốc do truyền máu.
Nhưng số người nhiễm HIV theo cách này đã giảm dần xuống gần như chỉ còn không, các quan chức Trung Quốc nói tại một hội nghị ở tỉnh Vân Nam.
Tuy nhiên, số người sống chung với HIV và Aids ở Trung Quốc so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng hơn 100.000.
Đình chỉ nhân viên y tế sau vụ các bé trai mắc bệnh xã hội
Nhiễm HIV ‘oan’ nhận bồi thường 50 triệu
‘Bố đã truyền HIV vào người tôi’
Nhiễm HIV qua tình dục là một vấn đề nhức nhối trong cộng đồng LGBT ở Trung Quốc.
Đồng tính luyến ái không còn là một tội ở nước này từ năm 1997, nhưng thái độ phân biệt với những người LGBT được cho là vẫn rất phổ biến.
Do những giá trị truyền thống của Trung Quốc, ước tính khoảng 70-90% nam giới có quan hệ tình dục với nam cuối cùng cũng cưới vợ.
Nhiều người bị nhiễm HIV/Aids vì không có bảo vệ đầy đủ khi quan hệ tình dục đồng giới.
Kể từ năm 2003, chính phủ Trung Quốc cam kết cấp thuốc điều trị HIV cho tất cả mọi người để đối phó với căn bệnh truyền nhiễm này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45691640
Trung Cộng Hết Đạn?
Vi Anh
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố, Bắc Kinh đã “hết đạn” trong cuộc chiến thương mại mà chính quyền Trump vừa leo thang bằng gói thuế đánh vào 200 tỷ USD hàng nhập cảng từ Trung Quốc, bao gồm gần 6.000 mặt hàng của TQ. Quan niệm của kế hoạch hành quân trong chiến tranh thương mại chống TC, của ông Ross là TQ xuất cảng nhiều hàng sang Mỹ hơn Mỹ xuất cảng hàng của Mỹ sang TQ; nên rốt cuộc Washington sẽ thắng trong trận chiến tăng thuế quan mà TC khoa trương là “ăn miếng trả miếng” đối với Mỹ.
Không cần chuyên gia kinh tế tài chánh, ngoại thương mà tính nhẩm cũng thấy thiệt hại Mỹ trực tiếp gây cho TC nhiều hơn thiệt hại TC gây cho Mỹ trong chiến tranh thương mại. Mỹ chỉ xuất cảng sang TC khoảng $175 tỷ, TC chỉ có thể áp thuế đối với hàng hoá Mỹ trị giá 175 tỷ Đô mà thôi. Còn Mỹ nhập cảng $500 tỷ hàng hoá của TC, Mỹ có thể áp thuế lên 500 tỷ hàng hoá của TQ nhập cảng vào Mỹ. TC bị thiệt hại hơn 4 lần so với Mỹ. Nên sau ba đợt ‘ăn miếng trả miếng’ của TC, TC không còn ‘đạn’, hết mặt hàng xuất cảng sang Mỹ để tăng thuế trả đũa.
Thiệt hại kinh tế thương mại này của TC sẽ tác động bất lợi đến sự tồn vong của chế độ CS. Nếu kinh tế thương mại TC suy tàn sụp đổ thì Đảng CSTQ mất thế cầm quyền sau khi chủ nghĩa CS đã thất bại đi vào cõi chết với Liên xô và các chế độ CS ở các nước Đông Âu.
Tình hình TC rất bi đát. Chiến tranh Thương mại của Mỹ chống Trung Cộng chưa đầy nửa năm, mà đã đưa TC vào thời kỳ mạt vận: trong nước các công ty suy thoái bỏ đi, bên ngoài các nước cấm cửa đầu tư của TC vì lo ngại TC gây mất an ninh cho nước sở tại.
Tin tức và thời sự cho biết các công ty ngoại quốc sản xuất kinh doanh làm ăn lâu nay ở TC nhận thấy kinh tế TC suy thoái nặng. Càng lo ngại hơn khi thấy các đại gia và các đại công ty của người TQ sản xuất kinh doanh ở TQ nước nhà của họ cũng đành đoạn bỏ nước ra đi tránh thua lỗ. Vì hàng hoá made in China xuất cảng sang Mỹ, thị trường lớn nhứt thế giới bị Mỹ tăng thuế, giá cao, ế ẩm bán không được. Thêm vào đó TC tăng lương nhân công, thêm những ràng buộc về môi sinh phải cải thiện rất tốn kém khiến giá thành hàng sản xuất cao, nên lợi nhuận giảm.
Còn các nước khác hết sức dè dặt, tẩy chay hầu như là cấm cửa đầu tư của TC vì lo sợ TC xuất cảng chủ nghĩa CS, đưa công nhân TQ đến quá nhiều lại có tinh thần thượng tôn Hán tộc, khinh khi người địa phương, gây xung đột văn hoá. Và TC quá tham vọng đất đai thường dùng trò ma giáo cho vay nhiều, dễ để các nước trả không nổi rồi xiết nợ mất đất, báo chí gọi là “bẫy nợ”.
Chiến lược của Tổng thống Trump không có gì là bí mật, rắc rối cả. Mỹ bóp nghẹt TC cho đến khi nước này buộc phải đàm phán một thỏa thuận công bằng hơn. Một là TC giảm lợi lộc giao thương bất công trên thiệt hại thâm hụt thương mại của Mỹ. Tiêu biểu chưa hết năm 2018 mà số thiệt hại của Mỹ ở mức 375 tỷ Đô. Hai, TC chơi “sòng phẳng” hơn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, không được đòi các công ty Mỹ làm ăn ở TQ phải chuyển nhượng khoa học kỹ thuật cho TC.
Nếu Mỹ có thể thay đổi được sự bất cân bằng thương mại với Trung Quốc (và cả một số nước khác), điều đó có nghĩa Mỹ sẽ có nhiều việc làm hơn cho người Mỹ, nhiều hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp và tất nhiên Toà Bạch Ốc đã thành công trong chiến tranh bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần của Mỹ một cách chính đáng và công bằng.
Có người lo ngại, TC hết đạn súng thì TC sẽ dùng hoả tiễn chơi với Mỹ. Hoả tiễn tài chánh, thương mại của TC là số trái phiếu mà TC đã mua của Mỹ, tính đến tháng 7, là 1,171 nghìn tỷ USD. Nói cách khác TC đã nắm 1,171 tiền trái phiếu Mỹ, TC có thể dùng những hoả tiễn này để thao túng kinh tế, tài chánh, thương mại của Mỹ. Nếu TC bán một số trái phiếu này hay không mua thêm nữa hoặc hăm doạ bán ra như đã từng doạ Mỹ, thì Mỹ sẽ ra sao.
Phân tích cho thấy hoả tiễn trái phiếu của Mỹ mà TC đang nắm nếu TC phóng ra, chưa trúng Mỹ mà TC đã bị sức phụt hậu, như tự bắn vào mình. Nên TC chỉ đe dọa Mỹ chớ không làm. Là vì nếu TC dọa bán trái phiếu Mỹ với số lượng lớn, thậm chí bán thực sự, thì giá trị trái phiếu Mỹ giảm xuống còn lãi suất tăng lên không chỉ ở Mỹ mà khắp thế giới. Và Trung Quốc, do nắm giữ lượng lớn nợ của Mỹ, cũng sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Thế là dù TC trong cuộc chiến thương mại nắm trong tay các “hoả tiễn tài chính” – nhưng họ không thể phóng chúng vào Mỹ.
Thế là coi như TC hết đạn súng chiến thuật ăn miếng trả miếng đối với Mỹ. TC vẫn còn đạn hoả tiễn tài chánh mà không thể sử dụng đánh Mỹ, vì nếu phóng vào Mỹ thì Mỹ là địch chết ba, ta TC chết rụi vì tài chánh của TC không vững chãi như của Mỹ.
Không phải Mỹ chỉ chiến tranh thương mại với TC. Mỹ còn mở mặt trận Biển Đông chống TC bành trướng, xâm lăng biển đảo của các nước láng giêng của TC, gây trở ngại tự do hàng hải quốc tế là quyền lợi cốt lõi của Mỹ. Cuộc xâm lược Biển Đông của TC làm cho TC cô đơn, bị cô lập, và làm cho các đồng minh Tây Âu như Anh, Pháp, Ấn độ-Thái bình dương như Nhựt, Úc siết chặt hàng ngũ bao vây và ngăn chận TC.
Trong đất liền của TQ, Mỹ mở mặt trận mới chống TC kỳ thị, bài trừ sắc tộc Duy Ngô Nhĩ thiểu số, một dân tộc bị TC xâm chiếm đất nước và thôn tính làm một tỉnh của TC. Mỹ cũng chống TC triệt đạo Hồi như quốc giáo của dân tộc thiểu số này. Hôm 21-09-2018 chính Ngoại Trưởng Mỹ Pompeo lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ TC về cách đối xử với sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc. Và tại Quốc Hội Mỹ, nhiều dân biểu đảng Dân Chủ và Cộng Hòa kêu gọi chính quyền ban hành lệnh trừng phạt Bắc Kinh vì vi phạm quyền tự do tôn giáo.
Và ngay trong lòng đất nước Mỹ, Mỹ ngăn chận TC lợi dụng việc giao lưu văn hoá, thành lập và lợi dụng hàng trăm Viện Khổng Tử như quyền lực mềm tuyên truyền và cổ võ ý thức hệ CS.
Bên cạnh đó tại thành phố New York, hồi năm 2011 cho đến giờ TC tuyên truyền lộ liễu bằng cách trương một màn hình của Tân Hoa Xã liên tục chiếu phim của Trung Quốc, gồm cả video ‘nhấn mạnh chủ quyền’ của Bắc Kinh ở Biển Đông. Chánh quyền TT Trump và Quốc Hội Mỹ nay chống loại tuyên truyền địch vận này của TC. Vận dụng một đạo luật có từ thời chống chủ nghĩa phát-xít, Mỹ có thể bắt truyền thông nước ngoài đăng bộ với Mỹ là ‘cơ quan đại lý, công vụ và đại diện’ cho chính phủ nước khác. Khi bị rơi vào quy chế này, các cơ quan báo chí nước ngoài sẽ bị hạn chế tiếp xúc chính giới Hoa Kỳ để tránh vận động hành lang, tác động đến chính trị Mỹ. Cho tới nay, luật chống đặc vụ (secret agent) và đại diện nước ngoài (foreign agent) đã được chính quyền Donald Trump áp dụng với băng tần RT của Nga. CGTN tức China Global Television Network là bộ phận nước ngoài của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, CCTV, phát bằng tiếng Anh, sẽ bị chi phối bởi đạo luật này, tức sớm hay muộn cũng phải tắt đài, hạ bảng ở Mỹ.
Nói tóm lại Mỹ còn thừa đạn, về số lượng và thứ loại đạn để chống TC, trong khi TC hết đạn và cô đơn, bị cô lập trên chiến trường./.(VA)
https://vietbao.com/p123a285960/trung-cong-het-dan-
TQ quyết đấu đến cùng với Mỹ
Chính phủ Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng để giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Theo đó, thuế đánh vào các mặt hàng dệt may, trang thiết bị xây dựng cùng hơn 1.500 mặt hàng khác sẽ giảm kể từ ngày 1/11. Báo chí Trung Quốc mô tả biện pháp này dự kiến sẽ tiết kiệm cho người tiêu dùng trong nước khoảng 60 tỷ Nhân dân tệ (8,7 tỷ USD).
Theo Business Insider, bước đi trên cho thấy Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng đấu với Mỹ và đã trù liệu một cuộc chiến thuế trường kỳ. Thực tế, mọi dấu hiệu đến nay đều cho thấy chiến tranh thương mại sẽ kéo dài. Bắc Kinh đã lập tức hủy đàm phán sau khi Tổng thống Trump thông báo áp gói thuế 200 tỷ USD còn Washington cảnh báo sẽ tiếp tục ra đòn nếu bị trả đũa.
Theo Edward Alden, thành viên cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức cố vấn phi lợi nhuận có trụ sở ở New York, động thái ngày 26/9 của Trung Quốc còn chứng tỏ nước này đang cố gắng xoắn kết các điều kiện kinh tế lại nhằm làm chủ “thế trận”.
“Cắt giảm thuế có ý nghĩa rất quan trọng, nếu bạn lo về tăng cường vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng, nếu bạn cắt giảm thuế – đặc biệt là đối với các mặt hàng trung gian – thì nó giúp ích cho sự cạnh tranh của các công ty bên trong Trung Quốc và giúp hạ thấp chi phí tiêu dùng trong thời gian cuộc chiến thuế quan khiến giá cả bị đẩy lên”, ông Edward Alden nói.
Về cơ bản, việc cắt giảm thuế đối với hàng hóa không phải của Mỹ sẽ đóng vai trò như một van xả cho một số áp lực từ cuộc chiến thương mại. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở Trung Quốc sẽ không thấy giá hàng hóa tăng cao, và như vậy sức ép từ người dân lên chính phủ phải đạt thỏa thuận với Mỹ sẽ giảm bớt.
Bên cạnh đó, quyết định cắt giảm thuế của Trung Quốc sẽ càng khiến các nhà sản xuất Mỹ gặp khó khăn, vì người tiêu dùng Trung Quốc sẽ từ bỏ các hàng hóa Mỹ và quay sang những lựa chọn rẻ tiền hơn từ các nước khác. Scott Kennedy, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Các nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận định điều đó có nghĩa là lợi ích từ việc cắt giảm thuế sẽ rơi vào tay các công ty không phải của Mỹ.
Hiện tại đã có nhiều hãng Trung Quốc chuyển sang các nguồn lực ngoài Mỹ để đảm bảo nhu cầu. Sự kết hợp giữa biểu thuế cao đánh vào hàng hóa Mỹ và biểu thuế thấp hơn đánh vào các hàng hóa khác sẽ càng đẩy nhanh sự đổi hướng này.
Chuyên gia Alden cho rằng, bước đi mới là một phần chiến lược dài kỳ của Trung Quốc. Bằng cách xây dựng quan hệ với các nước khác, Bắc Kinh có thể gia tăng sự ảnh hưởng kinh tế trên toàn thế giới, và dứt bỏ sự phụ thuộc kinh tế khỏi Mỹ. Ông lý giải: “Việc cắt giảm thuế gần như dành cả cho các đối thủ cạnh tranh lợi nhuận của Mỹ và điều đó giúp Trung Quốc tạo được thiện chí ở những nơi khác”.
Hồi tháng 7, Trung Quốc thông báo cắt giảm thuế quan đánh lên xe hơi và các mặt hàng như quần áo và đồ gia dụng. Reuters ước tính mức thuế trung bình của Trung Quốc sẽ giảm còn 7,5% trong năm 2018, từ con số 9,8% năm 2017.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/23868-tq-quyet-dau-den-cung-voi-my.html
Trung Quốc tung “chiêu độc” trả đũa ông Trump?
Đúng vào lúc có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sắp “hết đạn” trong cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang với Mỹ, Bắc Kinh đã ngấm ngầm tung “chiêu độc” trả đũa Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chiến dịch tuyên truyền chống Trump
Hãng tin Bloomberg dẫn lời giới quan sát nhận định, Bắc Kinh đang nỗ lực tác động vào dư luận Mỹ bằng cách thuê chính các tờ báo Mỹ đăng tải những bài viết công kích tổng thống nước này, liên quan đến cuộc đối đầu thương mại song phương.
Bằng chứng mới nhất cho chiến dịch trên là một bài viết dài tới 4 trang, nhan đề “Tranh cãi: Hậu quả từ hành động dại dột của một tổng thống” đăng tải cuối tuần qua trên tờ Des Moines Register, tờ báo lớn nhất của bang Iowa, Mỹ.
Nội dung bài viết xuất hiện trên các trang đầu tờ báo ngày 23/9 nêu chi tiết việc cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump châm ngòi nổ, đang buộc các nhà nhập khẩu Trung Quốc chuyển hướng sang Nam Mỹ, thay vì thu mua đậu tương của Mỹ như thế nào.
Đáng chú ý, bài viết được đăng tải kèm chú thích “được trả tiền và hoàn toàn do China Daily, một ấn phẩm chính thống của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chuẩn bị”, ám chỉ nhật báo hàng đầu Trung Quốc đã mua chỗ đăng bài quảng cáo trên tờ Des Moines Register.
Ngoài bài xã luận trên, trong số phát hành ngày Chủ nhật của tờ Des Moines Register còn đăng bài giới thiệu về một cuốn sách ghi lại “những ngày tươi đẹp tại Iowa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”, khi ông thăm bang này vào các năm 1985 và 2012, cùng một bài báo khác nhan đề “Bắc Kinh có thể tạo lập ví dụ cho thế giới”.
Theo Tommy Vietor, cựu phát ngôn viên an ninh quốc gia cho cựu Tổng thống Barack Obama, Bắc Kinh đang áp dụng một thủ thuật “tương đối khôn ngoan” khi tấn công lãnh đạo Nhà Trắng ngay trên “sân nhà”. Việc Bắc Kinh chọn Iowa “khai hỏa” cũng được tin có liên quan đến thực tế rằng, Terry Branstad, cựu thống đốc lâu năm ở bang Iowa đang là Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.
“Vũ khí” đậu tương
Giới phân tích chỉ ra rằng, Trung Quốc đang sử dụng đậu tương như một thứ vũ khí nguy hiểm nhằm phản kích Tổng thống Trump.
Trung Quốc tung ‘chiêu độc’ trả đũa ông Trump?
Các công nhân đang xúc đậu tương nhập khẩu lên các xe tải tại cảng ở Nantong thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Ảnh: WSJ
Iowa nằm ở vùng trung tây Mỹ và là một trong những bang sản xuất đậu tương chính của nước này. Trong khi đó, Trung Quốc lại là thị trường tiêu dùng đậu tương lớn nhất thế giới. Trước khi chiến tranh thương mại bùng nổ, Mỹ là một trong các đối tác chủ chốt cung cấp mặt hàng nông sản này cho Trung Quốc. Chỉ tính riêng trong năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu tới 95,53 triệu tấn đậu tương từ Mỹ.
Bài viết mới trên tờ Des Moines Register dẫn lời Davie Stephens, Phó chủ tịch Hiệp hội Đậu tương Mỹ và cũng là một nhà sản xuất đậu tương lớn ở bang Kentucky cảnh báo: “Với vai trò là nhà nhập khẩu đậu tương số 1 của Mỹ, Trung Quốc là thị trường lớn và thiết yếu mà chúng ta (Mỹ) không thể để mất”.
Có một thực tế không thể phủ nhận là, các nông dân trồng đậu tương tại Iowa đang nằm trong số những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trước đòn “ăn miếng, trả miếng” Washington của Bắc Kinh, thông qua việc áp thuế nhập khẩu 25% đối nhiều mặt hàng thế mạnh của Mỹ. Việc xuất khẩu đậu tương đã đóng góp tới 30,8 triệu USD trong tổng doanh thu hơn 1 tỉ USD từ hoạt động xuất khẩu của bang Iowa.
Vì vậy, những nỗ lực tác động vào tâm lý đầy lo lắng của cử tri ở Iowa có thể khiến ông Trump và đảng Cộng hòa đối mặt với nguy cơ ít nhiều mất đi sự ủng hộ tại một trong những bang bầu cử then chốt, trong các vòng bỏ phiếu giữa kỳ diễn ra vào tháng 11 tới đây.
Trước chiến dịch tuyên truyền trên tờ Des Moines Register, Trung Quốc từng mua các trang bài tương tự trên số phát hành tháng 7 của tờ Roll Call, một tờ báo chuyên viết về tình hình quốc hội và chính trị Mỹ, để tập trung đăng tải nội dung về thương mại cùng những hậu quả do cuộc đối đầu của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gây ra. Đây được tin là nỗ lực đầu tiên của Bắc Kinh nhằm tác động trực tiếp đến các cử tri Mỹ.
Bản thân lãnh đạo Nhà Trắng dường như cũng nhận ra chiêu trả đũa khác lạ của Trung Quốc. Theo BBC, trong một thông điệp đăng tải trên Twitter ngày 26/9, Tổng thống Trump đã cho chia sẻ ảnh chụp các bài báo ông mô tả là “chiến dịch tuyên truyền” của người Trung Quốc nhằm chống lại ông.
Trung Quốc tung ‘chiêu độc’ trả đũa ông Trump?
Tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại New York trước đó trong cùng ngày, với vai trò chủ tọa, ông Trump bất ngờ công khai cáo buộc Trung Quốc đang can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới của Mỹ, dù không cung cấp các bằng chứng. Trả lời phỏng vấn báo chí sau đó, ông quả quyết các bằng chứng sẽ tự lộ diện.
Các động thái mới cho thấy chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các nhà phân tích cho rằng, khi hai bên sắp hết “đạn thông thường” – các biện pháp tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa của phía bên kia, họ sẽ tung ra các “chiêu trò độc, lạ” nhằm đè bẹp đối thủ. Giới quan sát vẫn chờ xem, lần này ông Trump sẽ dùng kế gì để đối phó với “chiêu độc” của Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/23866-trung-quoc-tung-chieu-doc-tra-dua-ong-trump.html
‘Biến động’ trong quan hệ
đe dọa cuộc họp an ninh Mỹ-Trung
Một cuộc họp ngoại giao và an ninh quan trọng giữa Trung Quốc và Mỹ trong tháng sau có thể sẽ không diễn ra do căng thẳng trong quan hệ hai nước, các nguồn tin được báo cáo về chuyện này nói với hãng tin Reuters. Đây có thể là nạn nhân mới nhất trong mối quan hệ đang xấu đi giữa Bắc Kinh và Washington.
Bắc Kinh và Washington hiện đang vướng vào một cuộc tranh chấp thương mại ngày càng gay gắt mà trong đó hai bên áp đặt các đợt thuế quan càng lúc càng nặng lên hàng nhập khẩu của nhau.
Xích mích giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giờ đang vượt ra ngoài vấn đề thương mại, với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này cáo buộc Bắc Kinh tìm cách can thiệp vào các cuộc bầu cử Quốc hội ở Mỹ, đánh dấu điều mà các quan chức Mỹ nói với Reuters là một giai đoạn mới trong một chiến dịch đang leo thang của Washington nhằm tăng áp lực lên Trung Quốc.
Trên mặt trận quân sự, Trung Quốc đã tức giận về chuyện Mỹ ban hành các chế tài nhắm vào Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) vì mua vũ khí từ Nga, và về điều mà Bắc Kinh xem là Mỹ tăng cường sự ủng hộ dành cho đảo Đài Loan tự trị, nơi mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ thiêng liêng của họ.
Hai nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh nắm rõ các kế hoạch nói với Reuters rằng Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis dự định sẽ đến Bắc Kinh vào tháng sau để dự cuộc đối thoại ngoại giao và an ninh Mỹ-Trung mà năm ngoái diễn ra tại Washington, và khởi động lại các cuộc đàm phán cao cấp trước đó dưới các chính quyền trước.
Tuy nhiên, cả hai nguồn tin đều nói cuộc họp này giờ không rõ có diễn ra nữa hay không.
“Có rất nhiều sự bất định vì biến động trong mối quan hệ,” một trong hai nguồn tin nói.
Nguồn thứ hai nói rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân đặc biệt bất mãn với Mỹ vào thời điểm này vì Mỹ chế tài quân đội Trung Quốc và ủng hộ Đài Loan, bao gồm việc chấp thuận một đợt bán vũ khí mới trong tuần này.
“PLA đang chán ngấy với vấn đề Đài Loan. Họ đang ngày càng cứng rắn về chuyện này,” nguồn tin cho biết.
Cả hai nguồn tin đều phát biểu với điều kiện ẩn danh vì chuyến đi chưa được công khai. Họ cũng cẩn trọng lưu ý rằng các cuộc họp vẫn có thể diễn ra theo kế hoạch, và hiện giờ chưa có quyết định cuối cùng.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói họ đang thảo luận với Mỹ về cuộc đối thoại.
“Trung Quốc và Hoa Kỳ trước giờ vẫn duy trì liên lạc về cuộc đối thoại ngoại giao và an ninh,” bộ nói trong một phát biểu gửi cho Reuters nhưng không nêu thêm chi tiết.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một phát biểu ngắn gọn gửi cho Reuters rằng hai nước đang liên lạc chặt chẽ về cuộc đối thoại và rằng nếu có bất kì thông tin nào khác, họ sẽ công bố kịp thời.
Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh từ chối bình luận, và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng vậy. Lầu Năm Góc nói họ không thảo luận về kế hoạch du hành trong tương lai.
Nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị, hôm thứ Sáu nói rằng “không có lí do gì để hoảng sợ” về xích mích giữa Bắc Kinh và Washington, nhưng cảnh báo Trung Quốc sẽ không để mình bị hăm dọa hoặc nhún nhường trước áp lực về thương mại.
https://www.voatiengviet.com/a/bien-dong-trong-quan-he-de-doa-cuoc-hop-an-ninh-my-trung/4592821.html
Số người chết tăng cao sau động đất Indonesia
Ít nhất 832 người thiệt mạng trong vụ động đất và sóng thần ở đảo Sulawesi của Indonesia, cơ quan theo dõi thảm họa nước này nói.
Cơ quan này nói thêm rằng khu vực bị ảnh hưởng rộng lớn hơn ước đoán ban đầu.
Hàng trăm người chết vì động đất và sóng thần ở Indonesia
Động đất gây sóng thần ập vào Sulawesi
Trận sóng thần nhấn chìm cả một hòn đảo
Tin tức nói nhiều người bị kẹt trong các đống đổ nhát của các tòa nhà bị sập trong trận động đất 7.5 độ hôm thứ Sáu, phát ngôn viên của cơ quan theo dõi thảm họa, Sutopo Purwo Nugroho, nói tại cuộc họp báo.
Trận động đất đã gây ra những trận sóng thần cao tới 6 mét, ông nói thêm.
Các lực lượng cứu hộ đang dùng tay đào bới trong cuộc chạy đua vội vã nhằm tìm cứu các nạn nhân ở thành phố Palu.
“Thứ mà chúng tôi đang vô cùng cần đến vào lúc này là máy móc hạng nặng để dọn dẹp các đống đổ nát. Nhân viên của chúng tôi đã tới nơi, nhưng không thể chỉ dựa vào sức người để làm việc đó,” Muhammad Syaugi, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm và cứu hộ quốc gia nói với hãng tin AFP.
Cũng đã có những quan ngại về thị trấn Donggala, nơi ảnh hưởng của trận thiên tai hiện vẫn được được xác định rõ ràng.
Hội Hồng thập tự ước tính có hơn 1,6 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần, trận thiên tai mà tổ chức này mô tả là một thảm họa “có thể còn trở nên tồi tệ hơn nữa”.
Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla nói số người thiệt mạng có thể sẽ lên tới hàng ngàn người.
Các trận dư chấn mạnh vẫn tiếp tục tác động vào đảo kể từ sau trận động đất hôm thứ Sáu tới nay.
Tổng thống Joko Widodo hiện đang ở Palu để thị sát các địa điểm bị ảnh hưởng, gồm cả bãi biển Talise, điểm du lịch chính bị trận sóng thần tàn phá nặng nề.
Nhiều người vẫn mất tích tại thành phố có 335 ngàn dân này, mà nhiều người e là bị mắc kẹt trong những tòa nhà bị sập.
Các nhóm cứu trợ cho đến nay đã dùng tay đào bới và đưa ra được 24 người từ các đống đổ nát ở khách sạn Roa-Roa tại thành phố Palu, nhưng người ta lo sợ rằng vẫn còn nhiều nạn nhân nữa.
Những xác chết nằm trên đường phố, còn những người bị thương được điều trị trong các căn lều bởi các bệnh viện đều bị hư hại.
Các nạn nhân tại Palu đêm hôm thứ Bảy đã phải nằm ngoài trời, do giới chức cảnh báo không nên trở về nhà.
“Tình hình cảm giác rất căng thẳng,” Risa Kusuma bế đứa con trai nhỏ đang sốt trong tay tại một trung tâm sơ tán nói vói AFP.
“Mỗi phút lại có một xe cứu thương đem xác chết tới. Nước sạch rất hiếm hoi. Chợ ở các nơi đều bị cướp đồ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45672673
Bắc Hàn ‘sẽ không giải giáp nếu tiếp tục bị phạt’
Ngoại trưởng Bắc Hàn cảnh báo “không đời nào” nước ông giải giáp trong khi Mỹ tiếp tục áp các lệnh trừng phạt.
Ri Yong-ho nói tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng các biện pháp trừng phạt đào sâu thêm sự ngờ vực của Bắc Hàn về Mỹ.
Bình Nhưỡng nhiều lần kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ và điều này được Nga và Trung Quốc ủng hộ.
Bắc Hàn vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân?
Bắc Hàn ‘ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân’
Trump dọa hủy thỏa thuận hạt nhân Iran
Nhưng chính quyền Trump nói rằng các biện pháp trừng phạt nên được duy trì cho đến khi Bắc Hàn tiến hành phi hạt nhân.
Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh mang tính bước ngoặt vào tháng 6/2018, tại sự kiện này ông Kim cam kết nỗ lực hướng tới giải trừ vũ khí hạt nhân.
Có rất ít tiến bộ về điều này từ thời điểm đó.
Ông Ri nói gì?
Ông cho biết Mỹ cứ nhất định theo chính sách “phi hạt nhân trước đã” và “gia tăng áp lực bằng chế tài”.
“Sự bế tắc gần đây là vì Mỹ vẫn giữ các biện pháp mang tính cưỡng ép mà có thể tổn hại đến việc tạo dựng lòng tin,” ông Ri phát biểu.
“Nếu không có bất kỳ niềm tin nào vào Mỹ thì sẽ không có sự tin tưởng đối với an ninh quốc gia của chúng tôi và trong hoàn cảnh như vậy không đời nào chúng tôi đơn phương giải giáp trước.”
“Nếu ai đó cho rằng các biện pháp trừng phạt có thể khiến chúng tôi phải quỳ gối thì đó là chuyện viễn vông và họ không biết gì về chúng tôi”, ông nói thêm.
Điều gì đã xảy ra kể từ cuộc gặp tại Singapore?
Một thỏa thuận đạt được ở đó cho biết Bắc Hàn sẽ tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân nhưng không đề cập bất kỳ mốc thời gian, chi tiết hoặc cơ chế để xác minh quá trình này.
Tháng trước, Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc đồng minh của Trung Quốc phá hoại tiến trình phi hạt nhân do căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.
Bắc Hàn sẵn sàng đối thoại ‘bất cứ lúc nào’
Trump gặp Kim ở Singapore ngày 12/6
Kim Jong-un thấy thoải mái ở Singapore
Các cáo buộc đưa ra là gì?
Dưới đây là những gì được truyền thông Mỹ nêu ra hồi tháng 7/2018:
Địa điểm làm giàu hạt nhân chính thức duy nhất của Bắc Hàn tại Yongbyon đang được nâng cấp.
Nước này đang đẩy nhanh việc làm giàu ít nhất là hai hoặc có thể hơn nữa các địa điểm, bên cạnh Yongbyon.
Bình Nhưỡng tiếp tục sản xuất thêm các xe chở bệ phóng tên lửa đạn đạo di động.
Bình Nhưỡng cũng đã phát triển việc sản xuất tên lửa với động cơ sử dụng nhiên liệu khô, có khả năng di động cao hơn và dễ phóng hơn.
Các tường thuật này có độ tin cậy đến đâu? Đó “chỉ là” các tường thuật, nhưng có vẻ như chính xác, theo đánh giá của những nhà quan sát đáng nể trọng chuyên theo dõi tình hình Bắc Hàn.
Thông tin được đưa ra dựa trên các nguồn ẩn danh từ giới tình báo Hoa Kỳ cũng như từ nghiên cứu của trang 38 North đối với các ảnh chụp vệ tinh địa điểm Yongbyon.
Các cáo buộc nghiêm trọng đến đâu?
“Không hoạt động nào trong số này vi phạm tới bất kỳ thỏa thuận nào được đưa ra tại kỳ họp thượng đỉnh Singapore giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un,” Vipin Narang, giáo sư ngành khoa học chính trị tại MIT và là chuyên gia về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, nói.
Trong tuyên bố ra cuối kỳ họp thượng đỉnh, Bình Nhưỡng chỉ đồng ý hợp tác hướng tới việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, điều mà Bình Nhưỡng coi là một tiến trình gồm nhiều giai đoạn.
Chi tiết về tiến trình này vẫn đang được hai bên bàn thảo.
“Sẽ không bao giờ là chuyện đơn phương, ngay lập tức,” ông Narang nói. “Cho nên Kim Jong-un tự do tiếp tục vận hành các địa điểm đã có.”
Tuy nhiên, các tường thuật về việc Bắc Hàn tiếp tục hoạt động hạt nhân vẫn bị coi là hành động làm xói mòn tới tinh thần cuộc họp thượng đỉnh, và gây nghi ngờ về sự thành thật của Bình Nhưỡng trong việc phi hạt nhân hóa.
“Bức tranh lớn hơn ở đây là chương trình hạt nhân của Bắc Hàn vẫn tiếp diễn, được thực hiện dưới sự điều hành của Kim Jong-un, thể hiện qua bài diễn văn của ông hồi tháng Giêng, khi ông thúc giục viêc tiếp tục sản xuất đầu đạn và tên lửa đạn đạo,” Ankit Panda, biên tập viên tạp chí The Diplomat nói.
Việc gây áp lực có đem lại hiệu quả không?
Câu hỏi hiện nay là liệu trong thời hậu kỳ họp thượng đỉnh Singapore thì kiểu gây áp lực thế này liệu có ép Bình Nhưỡng đi vào đúng hướng được không.
Từ những gì mới được công bố trong các tường thuật mới đây thì việc Bắc Hàn tiếp tục nỗ lực hạt nhân, quân sự cho thấy nước này có ý duy trì năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo, thậm chí còn đang tiếp tục sản xuất các thứ vũ khí này.
“Có thể là Bình Nhưỡng đang tính toán rằng bất kể thế nào thì Trung Quốc cũng đã có những hành động tối đa trong vấn đề trừng phạt Bắc Hàn. Và Hoa Kỳ thực sự không thể tiếp tục mà không có sự ủng hộ của Trung Quốc,” ông Narang nói.
“Kim Jong-un có thể đơn giản nói rằng ‘Tôi đã làm những gì cần phải làm để phá vỡ chiến dịch gây áp lực tối đa’ – và tôi cho rằng có lẽ ông ấy đã đúng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45696879
Phi hạt nhân : Bắc Triều Tiên đặt điều kiện với Mỹ
Trong bài diễn văn đọc tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 29/09/2018, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên tuyên bố, Washington cần tạo dựng lòng tin với Bình Nhưỡng và coi đây là điều kiện thiết trên con đường phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Ri Yong Ho bác bỏ khả năng Bình Nhưỡng “đơn phương từ bỏ các chương trình nguyên tử” trong bối cảnh Mỹ vẫn chủ trương trừng phạt Bắc Triều Tiên. Bởi vì lập trường cứng rắn đó càng khiến Bình Nhưỡng “hoài nghi” về thái độ của Washington.
Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên nói rõ, từ nhiều tháng qua, chính quyền Kim Jong Un đã có những quyết định “quan trọng” chứng tỏ thiện chí, từ việc ngừng các vụ thử nguyên tử và tên lửa đến việc tháo dỡ cơ sở hạt nhân Punggye Ri. Ngược lại về phía Mỹ, Bình Nhưỡng “không ghi nhận được những quyết định tương xứng”. Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên nhấn mạnh rằng, “không tin tưởng vào Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên không có phương tiện để bảo đảm cho an ninh quốc gia”.
Trong suốt bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, ngoại trưởng Ri Yong Ho tuyệt đối không đả động đến khả năng hai nguyên thủ Mỹ và Bắc Triều Tiên họp thượng đỉnh lần thứ nhì, trong khi đó, ông nhắc nhiều đến những bước tiến quan trọng mà hai nước Triều Tiên đã đạt được sau ba cuộc họp thượng đỉnh Liên Triều và cho rằng nếu như quả bóng được đặt ở sân chơi của Hàn Quốc chứ không phải là của Mỹ, thì tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã “không lâm vào bế tắc“.
Dù vậy, theo giới quan sát, giọng điệu của ngoại trưởng Bắc Triều Tiên lần này tại New York hòa dịu hơn hẳn so với bài phát biểu của ông nhân khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm 2017. Chính ông Ri Yong Ho, năm ngoái, đã dọa phóng hỏa tiễn tới tận lãnh thổ Hoa Kỳ.
Donald Trump ca ngợi thái độ “thân ái” với Kim Jong Un
Về phía tổng thống Trump dường như không gì lay chuyển được những tình cảm “thân ái” mà ông đã và luôn dành cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên từ sau cuộc gặp lịch sử ở Singapore.
Vận động cho cuộc bầu cử giữa kỳ tại Wheeling, khu vực tây bang Virginia ngày hôm qua 29/09/2018, tổng thống Mỹ đã dành cho ông Kim Jong Un rất nhiều lời khen, thậm chí nhấn mạnh đến quan hệ thắm thiết giữa đôi bên. Donald Trump nói :
“Quý vị không còn thấy các vụ thử nguyên tử. Họ bắt đầu đóng cửa các cơ sở hạt nhân. Quý vị không còn thấy các vụ bắn tên lửa … Tôi quý ông ấy và ông ấy quý tôi. Tôi nghĩ điều này tốt đấy chứ ? Ít ra tôi có quyền nói lên điều ấy hay không ? Các bạn biết không, điều thú vị là ban đầu tôi cũng khó khăn với ông ấy lắm chứ, mà ông ấy cũng cứng rắn với tôi. Thế rồi chúng tôi trao đổi với nhau và rồi chúng tôi đồng cảm với nhau. Không, sự thực là như vậy mà. Ông ấy viết cho tôi những bức thư tuyệt vời. Chúng tôi đồng cảm với nhau. Truyền thông sẽ chê bai, cho rằng, ‘Donald Trump đã yêu ! Thật là điều ghê gớm, không xứng đáng với một vị tổng thống“.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180930-phi-hat-nhan-bac-trieu-tien-dat-dieu-kien-voi-my