Tin khắp nơi – 30/06/2020
Mỹ bắt đầu dỡ bỏ quy chế đặc biệt cho Hồng Kông – Trọng Thành
Để trả đũa việc Bắc Kinh ra luật về an ninh Hồng Kông, chính quyền Mỹ kể từ ngày 29/06/2020, bắt đầu dỡ bỏ quy chế đặc biệt dành cho đặc khu, trước hết với việc đình chỉ xuất khẩu sang Hồng Kông các vũ khí, thiết bị quân sự và các công nghệ lưỡng dụng, có thể sử dụng cho mục tiêu dân sự và quốc phòng.
Theo AFP, trước ngày Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc thông qua luật an ninh cho Hồng Kông (30/06), ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua ra thông báo cho biết bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ không cho phép bán các phương tiện phòng vệ, các thiết bị quân sự, sang Hồng Kông, tương tự như với Trung Quốc. Theo lãnh đạo ngoại giao Mỹ, Washington cũng sẽ có các biện pháp để giới hạn việc xuất khẩu các công nghệ quốc phòng và các công nghệ lưỡng dụng, tương tự như với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ giải thích: « Việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc phủ nhận các quyền tự do của Hồng Kông bắt buộc chính quyền Donald Trump phải xem xét lại chính sách đối với vùng lãnh thổ này ». Ông Pompeo cho biết chính quyền Mỹ đang xem xét các biện pháp khác.
Hồi tháng trước, tổng thống Mỹ đã đưa ra cảnh báo rút Quy chế đặc biệt của Hồng Kông, nếu chính quyền Trung Quốc ra luật an ninh quốc gia, can thiệp trực tiếp vào đặc khu, từ bỏ nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ », quay lưng lại với các cam kết quốc tế của Bắc Kinh về Hồng Kông.
Phản ứng lại quyết định của Mỹ, hôm nay, 30/06, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) khẳng định « Hoa Kỳ sẽ không bao giờ có thể cản trở được Trung Quốc thúc đẩy việc cải thiện nền lập pháp Hồng Kông về phương diện an ninh quốc gia ». Bắc Kinh cũng đe dọa sẽ có cách trả đũa.
Trả lời Reuters, cựu tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Hồng Kông, ông Kurt Tong cho biết hiện tại quyết định trừng phạt nói trên không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ thương mại của Mỹ với Hồng Kông, bởi kinh tế Hồng Kông về cơ bản là một nền kinh tế dựa vào dịch vụ hơn là sản xuất.
Theo giới chuyên gia, việc tước bỏ hoàn toàn Quy chế đặc biệt với Hồng Kông là một quyết định rất khó khăn, bởi cũng sẽ mang lại các tổn thất lớn cho chính nước Mỹ. Hiện tại, khoảng 1.300 công ty Hoa Kỳ hoạt động tại Hồng Kông, trong đó có nhiều tập đoàn tài chính lớn, và 85.000 công dân Mỹ sinh sống tại đặc khu hành chính này.
Chính quyền Trump chấm dứt xuất khẩu
thiết bị quốc phòng Mỹ sang Hồng Kông
Triệu Hằng
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 29/6 phát đi thông cáo báo chí về việc chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt việc xuất khẩu thiết bị quốc phòng Mỹ sang Hồng Kông. Quyết định được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Quyết định từ phía Mỹ nêu rõ, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn tước đoạt những phần cốt lõi của nền tự do Hồng Kông buộc Chính quyền Trump phải đánh giá lại các chính sách của mình đối với vùng lãnh thổ.
Với việc Bắc Kinh xúc tiến thông qua luật an ninh quốc gia, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt xuất khẩu thiết bị quốc phòng có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và sẽ thực hiện các bước kế tiếp để áp đặt các hạn chế tương tự đối với các công nghệ quốc phòng tới Hồng Kông và cũng thực hiện như vậy với Trung Quốc.
Chính quyền Trump buộc phải thực hiện hành động này để bảo vệ an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ không thể mạo hiểm để những thiết bị quốc phòng đó rơi vào tay quân đội Trung Quốc và bị họ sử dụng với mục đích chính là duy trì chế độ độc tài.
Thông cáo từ chính phủ Mỹ cho biết, đây là một hậu quả đối với Bắc Kinh do quyết định của họ vi phạm các cam kết của chính mình theo Tuyên bố chung Trung – Anh đã đăng ký với Liên Hợp Quốc.
Hành động của chính phủ Mỹ nhắm vào chính quyền, không nhắm vào người dân Trung Quốc.
Trước đó, trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 3 vào ngày 28/5, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua nghị quyết xúc tiến các kế hoạch triển khai và đưa vào áp dụng luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc trong những tháng tới sẽ soạn thảo văn bản luật, trước khi bổ sung vào Phụ lục 3 của Luật Cơ bản Hồng Kông và chính thức ban hành.
Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt
chính sách triệt sản người Duy Ngô Nhĩ
Quý Khải
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Hai (29/6) đã yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt áp đặt các biện pháp hà khắc để giảm tỷ lệ sinh đẻ của phụ nữ Duy Ngô Nhĩ, sau khi có báo cáo về sự tồn tại của các chính sách như vậy.
Mặc dù đã có nhiều phụ nữ lên tiếng về vấn nạn kiểm soát sinh đẻ bắt buộc, thực trạng này này phổ biến và có hệ thống hơn rất nhiều so với công chúng biết trước đó, theo một cuộc điều tra của hãng tin Mỹ Associated Press dựa trên các số liệu thống kê của chính phủ, các tài liệu chính quyền và các cuộc phỏng vấn với 30 cựu tù nhân, thành viên gia đình và các cựu giáo viên trong các trại giam. AP cũng xem xét những phát hiện từ một cuộc nghiên cứu mới đây của học giả về Trung Quốc Adrian Zenz.
Ngoại trưởng Pompeo, một nhà phê bình Trung Quốc lâu năm cho biết trong một tuyên bố rằng những phát hiện này nhất quán với các hành vi “thể hiện sự coi thường triệt để đối với tính tôn nghiêm của tính mạng và phẩm giá cơ bản của con người” đã diễn ra qua hàng thập kỷ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Chúng tôi kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt ngay lập tức những hành vi khủng khiếp này và yêu cầu tất cả các nước chung tay với Mỹ để yêu cầu chấm dứt những hành vi phi nhân tính này”, ông Pompeo nói trong thông cáo báo chí đăng trên trang web Bộ Ngoại giao.
Hàng trăm triệu USD mà chính phủ Trung Quốc đã đổ vào để kiểm soát sinh đẻ đã biến Tân Cương từ một trong những khu vực phát triển nhanh nhất Trung Quốc trở thành khu vực chậm chạp nhất chỉ trong vài năm, theo một nghiên cứu mới mà hãng tin AP thu thập được.
“Sự sụt giảm [tỷ lệ sinh] loại này là chưa từng có tiền lệ .. có một sự tàn nhẫn trong đó”, theo học giả Adrian Zenz, một chuyên gia hàng đầu về cách thức ĐCSTQ kiểm soát các khu vực dân tộc thiểu số
Trung Quốc. “Đây là một phần của chiến dịch kiểm soát rộng lớn hơn nhằm khuất phục người Duy Ngô Nhĩ”.
Hãng tin Reuters cho hay, trong báo cáo của mình, ông Zenz cho biết các phát hiện của ông là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy các chính sách của Bắc Kinh tại Tân Cương đã đáp ứng một trong những tiêu chí diệt chủng được nêu trong Công ước Liên hợp quốc về phòng ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng, cụ thể là “áp đặt các biện pháp nhằm ngăn chặn sinh đẻ trong nhóm”.
Tỷ lệ sinh ở các khu vực sinh sống chủ yếu của người Duy Ngô Nhĩ là Hotan và Kashgar đã giảm hơn 60% từ năm 2015 đến 2018. Trên toàn vùng Tân Cương, tỷ lệ sinh tiếp tục giảm mạnh, giảm gần 24% vào năm ngoái – so với chỉ 4.2% trên toàn quốc, thống kê cho hay.
Ông cũng cho biết vào năm 2018, 80% các khu vực đặt vòng tránh thai mới ở Trung Quốc đã được tiến hành ở Tân Cương, trong khi chỉ có 1,8% dân số Trung Quốc tập trung ở đó, theo Reuters.
Chính quyền cũng thường xuyên ép buộc phụ nữ dân tộc thiểu số này kiểm tra thai kỳ, và cưỡng chế gắn các thiết bị tử cung, triệt sản, thậm chí phá thai đối với hàng trăm ngàn người, số liệu và cuộc phỏng vấn của AP cho thấy. Ngay cả khi con số sử dụng vòng tránh thai và triệt sản giảm trên toàn quốc, tỷ lệ này vẫn tăng mạnh ở Tân Cương.
Các biện pháp kiểm soát dân số thường đi kèm việc bắt giam hàng loạt, đây vừa là biện pháp đe dọa vừa là hình phạt cho việc không tuân thủ. Việc có quá nhiều trẻ em là lý do chủ yếu khiến nhiều người bị gửi đến các trại giam, báo cáo cho hay, cha mẹ nào có ba hoặc nhiều con hơn sẽ bị tách khỏi gia đình và tống giam trừ khi họ có thể chi trả các khoản tiền phạt lớn. Cảnh sát đột kích nhà, khiến các bậc cha mẹ khiếp sợ khi họ tìm kiếm những đứa trẻ ẩn nấp bên trong.
Sau khi cô Gulnar Omirzakh, một người Kazakhstan gốc Hoa, có đứa con thứ ba, chính phủ đã ra lệnh cho cô đặt vòng tránh thai. Hai năm sau, vào tháng 1/2018, bốn quan chức mặc quân phục đã đến gõ cửa nhà cô. Họ tuyên bố cô có ba ngày để trả khoản tiền phạt 2.685 USD vì có nhiều hơn hai con. Nhà cô rất nghèo, gia đình phải dựa vào gánh hàng rau của chồng cô để sinh sống, nhưng chồng cô hiện đang ngồi tù.
Nếu cô không trả tiền phạt, họ cảnh báo, cô sẽ chịu chung số phận như chồng cô và một triệu người từ các dân tộc thiểu số khác trong các trại giam ở Tân Cương.
“Chúa ban con cái cho người. Ngăn chặn mọi người có con là sai”, bà Omirzakh vừa nói vừa khóc trong một cuộc phỏng vấn. “Họ muốn tiêu diệt người dân chúng tôi”.
Những người đồng cảnh ngộ từng bị bắt giam cho biết họ đã bị buộc tiêm thuốc có tác dụng làm ngừng kinh nguyệt, hoặc gây chảy máu bất thường, với các triệu chứng tương tự như khi dùng thuốc tránh thai.
Các tài liệu chính phủ do ông Zenz nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ ở một số cộng đồng dân tộc thiểu số trong khu vực đã bị các quan chức y tế địa phương yêu cầu kiểm tra phụ khoa bắt buộc thường xuyên và xét nghiệm thử thai hai tháng một lần.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi câu chuyện này là “bịa đặt” và “giả mạo”, khi tuyên bố rằng chính phủ đối xử bình đẳng với dân tộc và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người thiểu số.
“Mọi người, bất kể họ là người dân tộc thiểu số hay người Hán, đều phải tuân thủ và hành động theo luật pháp”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên tuyên bố hôm thứ Hai khi được hỏi về cuộc điều tra của AP.
Các chuyên gia bên ngoài cho rằng chính sách kiểm soát sinh sản là một phần trong chiến dịch tấn công do nhà nước đạo diễn nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ nhằm ngăn cấm đức tin và tẩy sạch bản sắc của họ, buộc họ đồng hóa với dân tộc Hán.
Họ đã phải chịu sự cải tạo chính trị và tôn giáo trong các trại giam và lao động cưỡng bức trong các nhà máy, trong khi con cái họ bị tẩy não trong các trại trẻ mồ côi. Những người Duy Ngô Nhĩ, dù không phải ai cũng theo đạo Hồi, cũng bị giám sát bởi một hệ thống giám sát kỹ thuật số quy mô lớn của chính phủ.
Darren Byler, một chuyên gia về người Duy Ngô Nhĩ tại Đại học Colorado (Mỹ) cho biết, “Ý đồ này có thể không loại bỏ hoàn toàn dân tộc Duy Ngô Nhĩ, nhưng nó sẽ làm giảm mạnh sức sống của họ. Nó sẽ khiến họ dễ bị đồng hóa hơn nữa vào dân số chủ đạo là người Hán”.
“Đây là hành vi diệt chủng không cần bàn cãi. Nó không phải là hành vi diệt chủng trực diện hàng loạt, gây sốc và ngay lập tức, mà nó là dạng thức diệt chủng chậm rãi, đau đớn và ghê rợn”, TS Joanne Smith Finley, phụ trách nhóm nghiên cứu Châu Á tại Đại học Newcastle, Anh, cho biết. “Đây là những phương tiện trực tiếp làm giảm dân số Duy Ngô Nhĩ về mặt di truyền học”.
Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC), một nhóm các thành viên quốc hội Bắc Mỹ, châu Âu và Úc từ một loạt các đảng chính trị, cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ thúc đẩy một cuộc điều tra
pháp lý về việc “liệu có hay không một tội ác chống lại loài người hay nạn diệt chủng đã đang xảy ra” tại thành phố Tân Cương.
Nhóm nhân quyền Đại hội người Duy Ngô Nhĩ Thế giới – tổ chức quốc tế đại diện cho lợi ích tập thể của người Duy Ngô Nhĩ trên toàn cầu – nhận định rằng báo cáo cho thấy một “yếu tố diệt chủng trong các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc” và kêu gọi đưa ra một tuyên bố hành động quốc tế để đối mặt với Trung Quốc trong vấn đề này.
Mỹ – Nhật tăng cường quân sự trước TQ
Mỹ và Nhật đang tăng cường hoạt động quân sự ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm ứng phó Trung Quốc.
Đẩy mạnh thế trận không – hải
Ngày 27.6, trang mạng của lực lượng không quân Mỹ ở Thái Bình Dương đưa tin 3 máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 được điều động đến căn cứ ở Alaska (Mỹ) để phục vụ cho năng lực tấn công khẩn cấp tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Các máy bay này có thể nhanh chóng tổ chức tấn công đến vùng biển Nhật Bản khi cần thiết.
Ngoài ra, một số máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1 Lancer gần đây được Lầu Năm Góc triển khai ở căn cứ đảo Guam, cũng nhằm đáp ứng cho chiến lược Indo-Pacific.
Bên cạnh đó, Washington cũng đã tăng cường nhiều chiến hạm, từ chiến hạm cận bờ, tàu khu trục, tàu tuần dương… đến tàu đổ bộ tấn công, tàu vận tải đổ bộ, tàu sân bay hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương. Đặc biệt, trong số này có đến 3 tàu sân bay gồm USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan và USS Nimitz cùng một số tàu ngầm tấn công.
Thời gian qua, chiến lược Indo-Pacific tự do và rộng mở được Mỹ đẩy mạnh nhằm kết hợp với 3 nước còn lại trong bộ tứ an ninh (gồm Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ – Úc) để cùng ứng phó các thách thức trong khu vực, đặc biệt là trước các hành động từ Trung Quốc.
Liên quan tình hình khu vực, truyền thông Nhật ngày 26.6 đưa tin Bộ Quốc phòng nước này đang có kế hoạch xây dựng một nhóm công tác chuyên trách Indo -Pacific nhằm thúc đẩy chiến lược ở khu vực này. Nhóm công tác sẽ thực thi các chính sách nhằm tăng cường hợp tác với Úc và Ấn Độ.
Tuần qua, ngày 23.6, Nhật Bản đã điều động 2 chiến hạm JS Kashima và JS Shimayuki tham gia tập trận tại Biển Đông cùng chiến hạm cận bờ USS Gabrielle Giffords thuộc lớp Independence của Mỹ. Không chỉ tập trận hải quân, cuối tháng 5, Nhật điều 16 máy bay tiêm kích, bao gồm 2 loại F-15 và F-2, tập trận cùng 2 oanh tạc cơ B-1 Lancer của Mỹ ở khu vực vùng biển xung quanh quần đảo Okinawa. Không quân hai nước gần đây còn có nhiều hoạt động chung khác.
Chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc
Trong khi đó, thời gian qua, Bắc Kinh triển khai chương trình phong tỏa, chống tiếp cận ở Thái Bình Dương với tâm điểm là hệ thống tên lửa chống tàu chiến nhằm đe dọa tàu chiến Mỹ.
Trả lời Thanh Niên về vấn đề này, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét nổi bật trong số vũ khí “diệt hạm” của Trung Quốc có tên lửa Đông Phong 21. Đầu tiên, dù sức mạnh thực sự của loại hỏa tiễn này vẫn chưa rõ ràng thì đây vẫn là một mối đe dọa cho tàu sân bay Mỹ. Thứ hai, tầm bắn của Đông Phong 21 là 1.800 km, nên tàu chiến và căn cứ Mỹ ở đảo Guam nằm ngoài tầm bắn của Đông Phong 21. Thứ ba, ngoài tàu sân bay thì Mỹ còn có tàu ngầm – vốn không thể bị tấn công bởi tên lửa đối hạm tầm xa. Và tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ có tầm bắn từ 1.300 – 3.000 km, nên tàu chiến nước này từ khoảng cách an toàn thì vẫn có thể tấn công Trung Quốc.
Cũng trả lời Thanh Niên, chuyên gia Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và nay đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận xét tàu sân bay Mỹ luôn được hộ tống bởi các tàu khu trục vốn tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis tối tân. Chính vì thế, các tàu chiến Mỹ có thể tự bảo vệ trước lực lượng tên lửa Trung Quốc.
Cảnh báo “những vụ việc đáng báo động” ở Biển Đông
Ngày 27.6, tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 diễn ra vào ngày 26.6, bày tỏ lo ngại về “các vụ việc đáng báo động xảy ra ở Biển Đông”, giữa lúc các nước trong khu vực bận đối phó đại dịch Covid-19. Tuy ông Duterte
không nêu rõ “các vụ việc đáng báo động” là gì, song báo chí phương Tây cho rằng lãnh đạo Philippines đề cập việc Trung Quốc gia tăng hoạt động ở Biển Đông. Hồi tháng 4, Philippines đã gửi 2 công hàm cho Trung Quốc nhằm phản đối các động thái của Bắc Kinh tại Biển Đông, trong đó có vụ Trung Quốc ngày 18.4 lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” nhằm kiểm soát Biển Đông.
Trung Quốc “lại nạo vét” ở đảo Phú Lâm
Trang BenarNews mới đây đưa tin so sánh hình ảnh chụp từ vệ tinh, trong quãng thời gian từ ngày 17.4 – 25.6, cho thấy Trung Quốc đang nạo vét phi pháp tại một bãi đá trong đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Cụ thể, một đá ngầm cạn ven bờ nằm phía tây bắc đảo Phú Lâm bị nạo vét một khoảng lớn ở giữa. Hình ảnh còn cho thấy có một số dãy đất mới có thể làm nền móng cho việc bồi đắp thêm để mở rộng đảo Phú Lâm. Ngoài ra, hình ảnh chụp ngày 8.5 có thể cho thấy cần cẩu và máy móc hạng nặng đang làm việc tại cùng địa điểm nói trên.
Từ năm 2014, Bắc Kinh tiến hành chiến dịch nạo vét, bồi đắp đất quy mô lớn nhằm biến những thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông thành đảo nhân tạo và quân sự hóa chúng. Chiến dịch này đã hoàn tất vào năm 2017, nhưng hoạt động nạo vét quy mô nhỏ hơn vẫn tiếp diễn.
Đến nay, Bắc Kinh đã xây dựng hạ tầng quy mô lớn ở đảo Phú Lâm, trong đó có cả đường băng, nhà chứa máy bay cùng nhiều hạ tầng quân sự. Họ cũng nhiều lần điều động máy bay tiêm kích và oanh tạc cơ đến đảo Phú Lâm, kèm theo đó còn có các hệ thống tên lửa đối không và chống hạm. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng tiến hành nhiều hoạt động núp bóng dân sự để tăng cường kiểm soát vùng biển xung quanh đảo Phú Lâm.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35518-my-nhat-tang-cuong-quan-su-truoc-tq.html
Một nghi can bị bắt giữ
sau khi một người đàn ông bị bắn chết
trong cuộc biểu tình Breonna Taylor ở Kentucky
Vào hôm Chủ nhật (28 tháng 6), Cảnh sát trưởng tạm thời của thành phố Louisville, tiểu bang Kentucky, Robert Schroeder cho biết nghi can tên Steven Nelson Lopez – người đã bắn chết một người đàn ông tại cuộc biểu tình Breonna Taylor – đã phải nhập viện và bị các nhân viên hình sự điều tra về vụ nổ súng diễn ra tối thứ Bảy (27/06/2020).
Lopez bị những người ngoài cuộc bắn trả và nghi can bị thương ở chân ở chân. Nghi can còn bị buộc tội giết người và gây nguy hiểm cho cộng đồng. Tyler Charles Gerth, 27 tuổi ở Louisville đã chết sau khi bị bắn tại công viên Quảng trường Jefferson ở trung tâm thành phố Louisville.
Tờ Courier Journal cho hay anh Gerth là một nhiếp ảnh gia nhiệt tình và là người ủng hộ cho các cuộc biểu tình đang diễn ra, cha đỡ đầu của anh là người phụ trách một chuyên mục của tờ báo. Trong đoạn video về vụ nổ súng, nghi can Lopez đã bị một số người vây quanh trước khi có tiếng súng nổ, khiến mọi người nháo nhàu tìm chỗ núp. Một đoạn video khác được đăng trên mạng xã hội sau đó cho thấy ít nhất một người nằm dưới đường, chảy nhiều máu.
Theo thị trưởng Louisville, Greg Fischer, một số người khác cũng đã nổ súng để tự vệ sau khi nghi can bắt đầu nổ súng, nhưng không ai khác bị trúng đạn. Người biểu tình tại công viên hôm Chủ nhật (28/06/2020) cho hay Lopez thường xuất hiện trong các cuộc biểu tình nhưng đôi khi gây ra rắc rối.
Cảnh sát rruo73ng Schroeder cho biết người đàn ông đã tham gia vào các cuộc biểu tình kể từ khi bắt đầu và đã bị bắt một vài lần. Theo hồ sơ bắt giữ, Lopez sinh năm 1996, là cư dân thành phố Louisville. (BBT)
Đôi vợ chồng ở St. Louis chĩa súng vào người biểu tình
Tin St. Louis, Missouri – Một đôi vợ chồng ra trắng đã chĩa súng vào người biểu tình ở thành phố St. Louis, khi một nhóm người đang tuần hành đến nhà thị trưởng để yêu cầu bà từ chức.
Video trên mạng xã hội cho thấy đôi vợ chồng cầm vũ khí đứng bên ngoài ngôi nhà lớn của họ vào chiều Chủ Nhật, 28 tháng 6, ở khu dân cư sang trọng Central West End. Trong video, đôi vợ chồng không rõ danh tính quát mắng gì đó về phía người biểu tình, trong khi những người tuần hành thúc giục đám đông tiếp tục di chuyển, phớt lờ đôi vợ chồng.
Người phụ nữ được nhìn thấy đang chĩa súng ngắn vào đám đông, trong khi người chồng cầm một khẩu súng trường. Hiện chưa rõ Sở cảnh sát St. Louis có biết về việc này hay không.
Đám đông biểu tình khoảng 500 người khi đó đang tuần hành về phía nhà của Thị Trưởng Lyda Krewson, yêu cầu bà từ chức và giải tán cảnh sát. Thị Trưởng Krewson bị người dân phản đối do trong buổi họp báo qua mạng vào thứ Sáu tuần trước, bà đã đọc tên và địa chỉ nhà của một số người dân, là những người đã viết thư cho bà đề nghị cắt ngân sách của sở cảnh sát.
Đoạn video họp báo sau đó bị xóa và bà Krewson đã xin lỗi, nói rằng bà không có định gây rắc rối cho những người gởi thư. Tuy nhiên, phát ngôn viên của bà Krewson khẳng định nữ thị trưởng sẽ không từ chức. Trong khi đó, phe chỉ trích gọi hành động của bà Krewson là nhằm bịt miệng người bất đồng chính kiến. Theo luật pháp, tên và địa chỉ của người gởi thư đến văn phòng thị trưởng được coi là hồ sơ công cộng. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/doi-vo-chong-o-st-louis-chia-sung-vao-nguoi-bieu-tinh/
Người Do Thái giáo và Công giáo tại Mỹ
đang thất bại trước thử thách căn bản nhất của họ
Hương Thảo
Dưới đây là bài bình luận của Dennis Prager, một người dẫn chương trình talk-show người Mỹ, đăng trên tờ The Epoch Times ngày 23/6, về một khía cạnh nhỏ của những cuộc biểu tình phân biệt chủng tộc rầm rộ hiện nay tại xứ sở cờ hoa.
Nếu bạn là một tín đồ Do Thái hoặc đạo Kitô ở Mỹ, niềm tin nơi tín ngưỡng của bạn hiện đang đứng trước một thử thách thật sự.
Mọi người đã nhìn lại và tự hỏi làm thế nào mà những con chiên, đặc biệt là các chức sắc tôn giáo, các giáo sĩ – có thể không làm tròn bổn phận của mình trong một bối cảnh khủng hoảng đạo đức như hiện nay. Sự im lặng của hầu hết các giáo sĩ, linh mục và mục sư hiện nay – khi mà sự đe dọa đối với cá nhân là ít hơn rất nhiều so với ở các nước cộng sản và phát xít – đã cung cấp cho chúng ta câu trả lời: Tôn giáo ngày này rốt cục cũng chẳng có tác động lớn đến thế đối với những người có đức tin.
Trong những giai đoạn bình an, tôn giáo đã cung cấp hai yếu tố thiết yếu cho một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn – tính cộng đồng và ý nghĩa cuộc sống – nhưng khi đối mặt với thử thách, nó thường thất bại, giống như một chiếc ô không thể mở ra khi trời bắt đầu nhỏ những giọt nước mưa đầu tiên xuống.
Nước Mỹ đang bị chiếm đoạt bởi những đám đông bạo lực, khi xảy ra rất nhiều vụ phá hoại và ăn cắp tài sản. Cảnh sát hầu như không can thiệp, và giới chính trị thì khá thờ ơ. Trong bối cảnh đó, tại sao không thấy đức cha nào bước ra phía trước để nhắc lại Điều-Răn-Thứ-Bảy trong số 10 Ðiều Răn của Thiên Chúa, rằng “Chớ lấy của người”? Một việc bình thường như thế hiện đã trở thành ngoại lệ rồi chăng?
Khu vực trung tâm của một thành phố lớn của Mỹ đã bị chiếm đóng bởi những kẻ thù ghét nước Mỹ và các giá trị nền tảng của nó, bao gồm các giá trị tín ngưỡng Cơ-đốc giáo và Do Thái giáo đan xen. Nhưng bạn đã nghe thấy bất kỳ thầy tu nào (ngoài một số giáo sĩ Tin lành) cất lên tiếng nói chống lại điều đó hay chưa?
Và điều đáng lo ngại nhất cho đến nay là, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, quyền tự do ngôn luận – người mẹ của tất cả các quyền tự do – đang bị đàn áp rộng rãi, không phải bởi chính phủ, mà bởi báo chí, bởi các trường đại học, trung học, tiểu học, bởi tất cả các kênh truyền thông internet khổng lồ, bởi Hollywood và bởi hầu như mọi doanh nghiệp lớn ở Mỹ.
Các Kitô hữu và Do Thái hữu đặt sự sám hối vào trung tâm của việc thực hành tín ngưỡng, tuy vậy sẽ không có chỗ cho sự sám hối đối với một người đã nói hoặc hành xử một cách vô cảm – thậm chí nếu điều đó xảy ra 20 năm trước hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta nhận được từ các giáo chức Mỹ về vấn đề này là… sự im lặng.
Mỹ, xứ sở tự do nhất, ít phân biệt chủng tộc nhất, cung cấp nhiều cơ hội lập thân nhất trong lịch sử thế giới, hay theo cách nói của Tổng thống Abraham Lincoln, là “niềm hy vọng tốt đẹp nhất còn sót lại trên trái đất”, lại đang bị lên án phủ đầu như một quốc gia của những “kẻ phân biệt chủng tộc”; khi các bức tượng của những danh nhân Mỹ vĩ đại nhất, bao gồm cả Tổng thống George Wasington và thậm chí cả Tổng thống Abraham Lincoln, đã bị kéo đổ hoặc bôi nhọ.
Nhưng tất cả những gì chúng ta nhận được từ hầu hết các giáo chức Mỹ chỉ là sự thỏa hiệp hoặc im lặng.
Tất cả những điều này không khỏi khiến những người Mỹ có đức tin đặt ra một câu hỏi mà những người phi tín ngưỡng vẫn thường nói: “Vậy rốt cục tôn giáo có tác dụng gì?”.
Liệu bạn có tin rằng nó là đúng đắn khi đánh giá tất cả mọi người, trước hết và trên hết, dựa trên chủng tộc của người đó? Liệu đó có phải là những gì bạn học được tại trường giáo sĩ? Đó có phải là những gì bạn [một người thầy truyền đạo] đã rao giảng trong suốt cuộc đời mình?
Tôi không nghĩ rằng như vậy. Tôi cho rằng, cho đến khoảng một năm hoặc thậm chí sáu tháng trở lại đây, bạn vẫn luôn tin tưởng và rao giảng rằng chúng ta, theo lời dạy của Martin Luther King Jr., cần đo lường mọi người không phải bằng “màu da mà bằng nhân phẩm của họ”.
Chẳng phải nền tảng của tất cả các tôn giáo dựa trên Kinh Thánh đều nói rằng tất cả chúng ta được tạo ra mô phỏng theo hình ảnh của Thiên Chúa, rằng Thiên Chúa không có chủng tộc, và Adam và Eva, tổ tiên của tất cả chúng ta, đều không có chủng tộc? Nếu bạn là một Kitô hữu, bạn sẽ đối đãi với các Kitô hữu từ các chủng tộc khác trước nhất như các Kitô hữu anh em, hay như các thành viên của chủng tộc khác? Nếu bạn là tín đồ Do Thái giáo, chẳng phải bạn sẽ nhìn nhận các tín đồ Do Thái giáo từ các chủng tộc khác không gì khác ngoài một tín đồ Do Thái giáo anh em phải không? [Liệu bạn có nhìn vào màu da của họ để phân biệt đối xử?] Phải chăng Chúa cũng làm vậy?
Vậy, tại sao lại im lặng? Tại sao tất cả các giáo sĩ, linh mục và mục sư không nói với các giáo đoàn của họ và nói với người Mỹ – trong các dòng đăng Twitter, trên Facebook, trong các bức thư gửi đăng trên truyền hình và đài phát thanh, trong các bài bình luận - rằng loài người chỉ có một chủng tộc duy nhất – đó là chủng tộc con người, và rằng thuốc giải độc duy nhất cho căn bệnh phân biệt chủng tộc là phủ nhận cái quan điểm cho rằng chủng tộc quyết định giá trị của chúng ta, chứ không phải là đề cao vai trò của một chủng tộc nào đó [da đen hay da trắng]?
Liệu một ý thức hệ khẳng định tính thượng đẳng của một chủng tộc [so với một chủng tộc khác] có đáng trân trọng? Liệu nó có dẫn đến bất cứ điều gì tốt hay không? Đó chẳng phải chính xác những gì mà Đức Quốc xã đã chủ trương hay sao?
Vì vậy, làm thế nào để chúng ta giải thích sự thất bại bi thảm này của các tín đồ Do Thái, các Kitô hữu – và giáo sĩ của họ – lên tiếng chống lại nạn cướp bóc, và cho tự do, cho nước Mỹ, cho nền văn minh phương Tây ?
Câu trả lời cho câu hỏi này cũng đi vào tinh hoa của ý nghĩa tôn giáo. Ở trung tâm của hai tôn giáo của chúng ta là sự kính sợ Thiên Chúa: “Hãy biết kính sợ Chúa, và hãy nhớ kỹ những điều răn của Ngài, vì đây là toàn bộ bổn phận của một con người” (Truyền đạo 12:13). Nhưng một hiện trạng rõ ràng hiện nay là hầu hết người Do Thái và Kitô hữu đều kính sợ cánh tả, kính sợ Thời báo New York, sợ bị “bạn bè” xa lánh trên Facebook, sợ bị phản đối trên Twitter… nhiều hơn họ là họ kính sợ những lời răn của Chúa.
Đó chính là vấn đề cốt lõi của thời điểm hiện nay. Nếu người Do Thái giáo và các Kitô hữu thất bại trong bài kiểm tra này, họ sẽ không chỉ mất đi tự do, mất đi hy vọng to lớn dành cho nhân loại của người Mỹ, mà họ còn mất đi những giá trị trân quý của phương Tây; Họ cũng sẽ mất đi cả linh hồn.
Cuốn sách của John Bolton tiết lộ
việc tập cận bình năn nỉ Tổng Thống Trump
gỡ bỏ lệnh trừng phạt công ty Huawei và ZTE
Theo cuốn sách “The Room Where It Happened” của ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình từng năn nỉ tổng thống Trump để gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các công ty kỹ thuật Trung Cộng.
Ông Tập Cận Bình đã đề cập đến công ty ZTE và Huawei Technologies trong các cuộc điện đàm vào tháng 5/2018 và tháng 6/2019. Trong cuộc điện đàm vào tháng 5/2018, chủ tịch Tập Cận Bình đề cập đến những hạn chế của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với hãng ZTE, do các vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran, và cho biết sẽ nợ tổng thống Trump một ân huệ nếu vấn đề được giải quyết, và tổng thống Trump cho biết tổng thống làm điều này vì ông Tập.
Tháng 7/2018, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với hãng ZTE. Trong cuộc điện đàm vào tháng 6/2019, ông Tập Cận Bình phản đối việc Hoa Kỳ thêm hãng Huawei và danh sách liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, ông khuyến cáo rằng nếu vấn đề không được giải quyết hợp lý, hãng Huawei sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Ông Tập cho biết muốn làm việc một cách cá nhân với tổng thống Trump về vấn đề trên và tổng thống có vẻ đồng ý.
Theo tờ South China Morning Post đưa tin, mặc dù tổng thống Trump cho rằng cuốn sách của ông Bolton chỉ toàn thông tin không chính xác và những câu chuyện bịa đặt, nhưng cuốn sách này đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về chính sách thất thường của chính quyền tổng thống Trump đối với Trung Cộng, và sự phụ thuộc của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ vào các mối quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo nước ngoài. (BBT)
Tối cao Pháp viện bác vụ kiện
nhắm vào tường biên giới của ông Trump
Tối cao Pháp viện Mỹ ngày 29/6 bác vụ kiện của 4 tổ chức môi trường thách thức quyền lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong việc xây tường biên giới với Mexico.
Các thẩm phán bác kháng cáo của các tổ chức này liên quan tới phán quyết từ một toà phúc thẩm liên bang. Nguyên đơn tố cáo chính quyền Trump bất hợp pháp thi hành dự án xây tường biên giới tại Arizona, California, New Mexico và Texas làm hại đến môi trường sống của thực vật-động vật.
Bốn tổ chức bảo vệ môi trường này lập luận rằng luật năm 1996, mà chiếu theo đó chính quyền tiến hành việc xây dựng tường biên giới, đã trao quá nhiều quyền hành cho nhánh hành pháp, vi phạm Hiến pháp Mỹ.
Bốn tổ chức đứng đơn kiện bao gồm Trung tâm Đa dạng Sinh học, Quỹ Bảo vệ Pháp lý Động vật, Những người Bảo vệ Thú hoang và Trung tâm Môi trường Tây Nam. Các tổ chức này nói nỗ lực xây tường biên giới sẽ làm hại cây cỏ, môi trường sống của động vật hoang dã và làm hại các loài thú trong đó có báo đốm, sói xám Mexico và loài cừu có sừng lớn.
Bức tường biên giới là một trong những dấu ấn tranh cử năm 2016 của ông Trump, một phần trong chính sách khắt khe của ông đối với di dân bất hợp pháp và vấn đề di trú. Tổng thống Trump thề quyết xây bức tường dọc theo 3.200 cây số biên giới Mỹ-Mexico. Ông từng cam đoan là Mexico sẽ phải trả tiền xây tường, nhưng Mexico đã từ chối.
Tiến độ trong việc xây tường bị giới hạn vì Quốc hội không cung cấp đủ ngân khoản như ông Trump mong muốn, khiến ông phải tìm cách xoay chuyển dùng ngân quỹ từ quân đội và từ những khâu phận khác của chính phủ liên bang, với sự chấp thuận của Tối cao Pháp viện.
Hôm 23/6, ông Trump tới thăm một phần tường mới xây dọc biên giới Mexico tại San Luis, Arozina, ký tên lên một tấm biển đánh dấu cây số thứ 320 của dự án.
Làn sóng tẩy chay có khiến Facebook sụp đổ?
Tẩy chay có thể là hành động cực kỳ hiệu quả đối với các trường hợp như Facebook.
Vào cuối thế kỷ 18, phong trào bãi bỏ nô lệ đã khuyến khích người dân Anh tránh xa hàng hóa do nô lệ sản xuất. Điều này đã có tác dụng. Khoảng 300.000 người ngừng mua đường – gia tăng sức ép phải xóa bỏ chế độ nô lệ.
Chiến dịch Stop Hate for Profit (Chặn đứng sự trục lợi dựa trên thù hận) là phong trào mới nhất dùng biện pháp tẩy chay làm công cụ chính trị. Những người thực hiện chiến dịch này tố cáo rằng Facebook đã không nghiêm túc trong việc xóa nội dung phân biệt chủng tộc và thù hận khỏi nền tảng của mình.
Chiến dịch này đã thuyết phục một loạt công ty lớn rút quảng cáo khỏi Facebook và một số công ty truyền thông xã hội khác.
Ford, Adidas và HP là những gã khổng lồ mới nhất gia nhập làn sóng tẩy chay. Trước đó đã có những tên tuổi như Coca-Cola, Unilever và Starbucks hưởng ứng.
Trang tin tức Axios còn cho biết Microsoft cũng đã ngưng quảng cáo trên Facebook và Instagram vào tháng Năm vì lo ngại về “nội dung không phù hợp” – một vụ việc mà BBC đã xác minh.
Trong khi đó, các nền tảng trực tuyến khác, gồm Reddit và Twitch, đã gây thêm áp lực bằng cách thực hiện các bước chống hành động thù ghét trên các nền tảng của họ.
Facebook phản ứng thế nào?
Việc tẩy chay quảng cáo đang ngày một tăng đã gây áp lực khiến Facebook phải giải quyết vấn đề tin tức sai lệch và phát ngôn thù ghét trên nền tảng của mình. Giữa bối cảnh đó, Facebook đang tiến hành chiến dịch giúp người dùng nhận diện tin tức giả.
Steve Hatch, phó chủ tịch Facebook phụ trách khu vực Bắc Âu, cho biết chiến dịch thông hiểu thông tin trên nền tảng xã hội với công cụ kiểm tra FullFact là bằng chứng cho thấy công ty đang “lắng nghe và điều chỉnh”.
Nhưng một số chuyên gia và giới chỉ trích cho rằng nỗ lực của Facebook trên khắp Vương quốc Anh, châu Âu, châu Phi và Trung Đông là “quá ít, quá muộn”.
Theo cách làm mới, người dùng sẽ được điều hướng đến trang web StampOutFalseNews.com nơi có những câu hỏi quan trọng về những gì họ thấy: “Thông tin này đến từ đâu?” “Cái gì còn thiếu?” và “Bạn cảm thấy thế nào?”
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với BBC, ông Hatch nói rằng “những cân nhắc tài chính” không được đưa ra đối với các quảng cáo mới.
Zuckerberg ra kế hoạch chống tin giả
Trong những ngày gần đây, hơn 150 công ty – gồm Coca-Cola, Starbucks và Unilever – đã tuyên bố tạm dừng mua quảng cáo trên Facebook, hưởng ứng chiến dịch #StopHateForProfit.
Thông tin sai lệch hoặc “tin tức giả” lan truyền đã trở thành một vấn đề dai dẳng trong nhiều năm trên mạng xã hội và nó bùng phát mạnh mẽ sau khi dịch Covid-19 xuất hiện.
Ông Hatch cho biết nhân viên của Facebook đã làm việc “cả ngày lẫn đêm” để giải quyết các khiếu nại sai trong đại dịch.
“Nếu người dùng chia sẻ thông tin có thể gây tổn hại thực sự, chúng tôi sẽ gỡ bỏ nó. Chúng tôi đã thực hiện hàng trăm ngàn trường hợp như vậy”, ông nói.
Nhưng nỗ lực trên là “quá ít, quá muộn”, Chloe Colliver, người đứng đầu đơn vị nghiên cứu kỹ thuật số tại Viện Đối thoại chiến lược, một nhóm chuyên gia chống chủ nghĩa cực đoan, nói.
Hứng chịu áp lực
Facebook và các công ty truyền thông xã hội khác cũng đã chịu áp lực về những thông tin và bình luận sai lệch có thể kích động bạo lực, đặc biệt là các bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Khi biểu tình nổ ra sau cái chết của George Floyd, Tổng thống cảnh báo: “Chúng ta sẽ giữ quyền kiểm soát dù bất kỳ khó khăn nào, nhưng khi tệ cướp bóc diễn ra thì súng sẽ nổ”.
Bài đăng đã bị Twitter cho ẩn đi vì “cổ xúy bạo lực”, nhưng trên Facebook vẫn còn hiển thị.
Twitter gắn cảnh báo cần xác minh thông tin dưới bài đăng của Trump
‘Kiếm hàng chục ngàn euro một tháng’ nhờ tin giả về Trump
Ông Hatch nói rằng các bài đăng của tổng thống Mỹ được các lãnh đạo Facebook “xem xét kỹ lưỡng”.
“Cho dù bạn là một nhân vật chính trị hay bất kỳ ai trên nền tảng này”, ông Hatch nói, bạn sẽ bị khiển trách khi chia sẻ các bài đăng có thể gây tổn hại thực sự.
Mất lòng tin
Việc tẩy chay đó có thể phương hại đến Facebook? Câu trả lời ngắn gọn là có – phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo.
David Cumming từ Aviva Investors nói với chương trình Today của BBC rằng sự mất lòng tin và sự thiếu vắng nhận thức về một quy tắc đạo đức có thể “phá hủy doanh nghiệp”.
Hôm thứ Sáu, giá cổ phiếu của Facebook đã giảm 8% – khiến tài sản của giám đốc điều hành Mark Zuckerberg, về lý thuyết, giảm 6 tỷ bảng Anh.
Nhưng liệu tổn thất này có thể lớn hơn nữa – trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với tương lai lâu dài của Facebook – thì vẫn chưa rõ ràng.
Tin giả ‘bay nhanh’ hơn tin thật
Tại sao chúng ta lại tin vào tin tức giả
Trước hết, đây không phải là lần tẩy chay đầu tiên đối với một công ty mạng xã hội.
Năm 2017, nhiều thương hiệu lớn tiếp bước nhau tuyên bố ngừng quảng cáo trên YouTube – sau khi xảy ra tình trạng xuất hiện quảng cáo bên cạnh các video phân biệt chủng tộc và kỳ thị.
Cuộc tẩy chay đó bây giờ gần như bị lãng quên hoàn toàn. YouTube đã điều chỉnh chính sách quảng cáo và ba năm trôi qua, công ty mẹ Google đang hoạt động rất tốt.
Và có nhiều lý do để tin rằng cuộc tẩy chay này không gây hại cho Facebook như bạn nghĩ.
Dựa vào nhà quảng cáo nhỏ lẻ
Thứ nhất, nhiều công ty chỉ cam kết tẩy chay trong một tháng vào tháng Bảy.
Thứ hai, và có lẽ quan trọng hơn, phần lớn doanh thu quảng cáo của Facebook đến từ hàng ngàn hàng vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ.
CNN cho biết 100 thương hiệu chi tiêu cao nhất đã chi 4,2 tỷ đôla quảng cáo trên Facebook năm ngoái – tương đương khoảng 6% doanh thu quảng cáo của nền tảng này.
Tính đến nay, phần lớn các công ty cỡ vừa chưa tham gia tẩy chay.
Mat Morrison, trưởng bộ phận chiến lược của công ty quảng cáo Digital Whiskey, nói với tôi rằng có một số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ “không thể không chạy quảng cáo”.
Ông nói rằng đối với các doanh nghiệp nhỏ – vốn không kham nổi quảng cáo trên truyền hình – quảng cáo rẻ hơn và tập trung hơn trên các nền tảng như Facebook là rất cần thiết.
“Cách duy nhất để doanh nghiệp chúng tôi hoạt động hiệu quả là có thể tiếp cận những đối tượng công chúng mục tiêu này, đó không phải là khán giả truyền thông đại chúng, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục quảng cáo”, ông Morrison nói.
Trên một số phương diện, Facebook là một mô hình công ty có thể vận động hành lang. Cấu trúc của Facebook mang lại cho Mark Zuckerberg một quyền lực khổng lồ để ảnh hưởng đến sự thay đổi. Nếu ông ta muốn một cái gì đó, ông ta sẽ đạt được.
Bạn chỉ cần thay đổi suy nghĩ của một người thôi là sẽ tạo ra được thay đổi.
Nhưng điều ngược lại cũng đúng. Các cổ đông không thể gây áp lực lên Zuckerberg giống như các công ty khác. Nếu ông ta không muốn hành động, ông ta sẽ không.
Cho đến nay, đã có dấu hiệu cho thấy ông ta sẽ hành động. Vào thứ Sáu, Facebook tuyên bố sẽ bắt đầu gắn thẻ nội dung thù hận – và có thể ra thêm các thông báo tiếp theo trong tuần này.
Những thay đổi này sẽ không thỏa mãn chiến dịch Stop Hate for Profit.
Và ở nơi khác, đang có thêm những công ty khác hành động.
Hôm thứ Hai tuần này, Reddit đã cấm diễn đàn The_Donald như một phần trong cuộc truy quét rộng hơn nhằm vào các nhóm với các thành viên có hành vi quấy rối và đe dọa. Cộng đồng này không liên quan chính thức với Tổng thống, nhưng đã giúp phát tán các biểu tượng châm biếm (meme) ủng hộ ông, trước khi Reddit thực hiện các bước trước đó để hạn chế độ tiếp cận của bài viết.
Thêm vào đó, Twitch đã tạm thời cấm một tài khoản do ban tranh cử của ông Trump điều hành.
Trang web phát video trực thuộc sở hữu của Amazon cho biết hai video về các cuộc tuần hành ủng hộ ông Trump được chiếu trên nền tảng này vi phạm quy tắc về hành vi thù hận.
Một video được quay từ năm 2015, trước khi ông Trump đắc cử, lúc đó ông đã nói rằng Mexico đang tuồn lũ hiếp dâm vào Mỹ. Video còn lại được quay hồi đầu tháng này, trong đó Tổng thống đã mô tả nhân vật hư cấu là “một gã đực cứng cựa” đột nhập vào nhà một phụ nữ Mỹ.
“Không có ngoại lệ cho nội dung chính trị hoặc tin tức,” thông cáo của Twitch nêu rõ.
Năm nay sẽ là một năm đầy chông gai cho tất cả các công ty truyền thông xã hội.
Facebook cũng không ngoại lệ. Nhưng các báo cáo tài chính luôn là kim chỉ nam của các công ty.
Nếu cuộc tẩy chay kéo dài sang đến mùa thu – và nếu ngày càng nhiều công ty tham gia – đây có thể là một năm xác định vận mệnh cho mạng xã hội.
—
Bài này tổng hợp từ bài viết của James Clayton, Phóng viên công nghệ Bắc Mỹ và Marianna Spring, Chuyên gia về thông tin sai lệch và phóng viên phương tiện truyền thông xã hội.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53230837
Gilead định giá thuốc chữa COVID
2.340 đô mỗi bệnh nhân
Hãng dược Gilead Sciences ngày 29/6 định giá thuốc remdesivir chống COVID của họ là 2.340 đô la đối với mỗi bệnh nhân ở các nước giàu và đồng ý gởi gần như tất cả kho cung ứng của họ cho Mỹ trong vòng 3 tháng tới.
Mức giá này thấp hơn một chút so với mức từ 2.520 đô tới 2.800 đô do tổ chức nghiên cứu giá thuốc có tên gọi tắt là (ICER) đề nghị sau khi những nhà nghiên cứu Anh loan báo phát hiện một loại thuốc steroid rẻ và dễ tìm tên là dexamethasone có thể giảm đáng kể tỷ lệ tử vong nơi bệnh nhân COVID nặng.
Remdesivir dự trù sẽ có mức cầu cao như một cách chữa trị duy nhất cho thấy thay đổi được sự chuyển biến của COVID-19. Sau khi loại thuốc tiêm vào tĩnh mạch này giúp rút ngắn thời gian bình phục trong bệnh viện trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng, nó được chấp thuận sử dụng khẩn cấp tại Mỹ và được chấp thuận hoàn toàn tại Nhật.
Đối với các bệnh nhân có bảo hiểm thương mại tại Mỹ, công ty Gilead sẽ tính 3.120 đô la cho năm ngày chữa trị, hay 520 đô la mỗi liều. Mức giá này tăng 33% so với giá 390 đô la mỗi liều mà Gilead từng nói sẽ tính với chính phủ các nước phát triển và với các bệnh nhân tại Mỹ trong những chương trình bảo hiểm sức khỏe của chính phủ.
Trong một thư ngỏ, Giám đốc Điều hành Gilead Daniel O’Day nói mức giá này thấp hơn nhiều so với giá trị mà thuốc cung cấp, xét về phương diện một bệnh nhân tại Mỹ xuất viện sớm có thể tiết kiệm khoảng 12.000 đô la chi phí.
Những tổ chức bênh vực bệnh nhân như Public Citizen lập luận rằng giá thành của thuốc này nên thấp hơn vì remdesivir sản xuất với sự hỗ trợ tài chánh của chính phủ Mỹ.
Ông Peter Maybarduk, giám đốc Chương trình Tiếp cận thuốc thuộc Public Citizen, mô tả mức giá này “là biểu hiện ngạo mạn quá đáng và không tôn trọng công chúng.” Dù thuốc này rút ngắn một cách khiêm tốn thời gian nằm bệnh viện nhưng không cho thấy giảm bớt tỉ lệ tử vong ở các bệnh nhân COVID-19.
Gilead cũng cho biết đồng ý tiếp tục cung cấp thuốc remdesivir cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS). Bộ này và các tiểu bang sẽ quản lý việc phân phối tới các bệnh viện Mỹ cho đến cuối tháng 9.
Bộ nói đã bảo đảm hơn 500.000 liều remdisivir cho các bệnh viện cho đến hết tháng 9. Số này là mức sản xuất dự trù của Gilead trong tháng 7 cộng với 90% mức sản xuất trong tháng 8 và tháng 9, ngoài việc phân phối cho các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Giá thuốc remdesivir là đề tài của những cuộc tranh luận kịch liệt kể từ khi các nhà ban hành qui định chấp thuận cho sử dụng khẩn cấp đối với một số bênh nhân COVID-19 vào tháng 5. Các chuyên gia nói Gilead chớ nên lợi dụng cuộc khủng hoảng sức khỏe để kiếm lời.
Cổ phiếu của Gilead không thay đổi trong phiên giao dịch giữa ngày hôm nay.
Các nhà ban hành qui định chăm sóc sức khỏe của Liên hiệp Châu Âu tuần qua khuyến nghị chấp thuận có điều kiện loại thuốc này khi sử dụng cho những người bệnh nặng. Hình thức tiếp tục sử dụng sẽ sớm được Ủy ban Châu Âu ban hành kế tiếp.
Gilead đã liên kết với những công ty dược tại Ấn Độ và Pakistan , trong đó có Cipla và Hetero Labs, để sản xuất và cung cấp remdesivir cho 127 nước đang phát triển.
Phiên bản do công ty Cipla sản xuất có giá khoảng 66,24 đô la, trong khi thuốc của Hetero Lab giá khoảng 71,54 đô la.
Covid-19: 42.000 ca mới ở Mỹ chỉ trong một ngày
Trọng Thành
Ít nhất 42.000 người dương tính với virus corona chủng mới chỉ trong vòng 24 giờ qua, tính đến tối 29/06/2020. Đây là số lượng ca nhiễm một ngày cao nhất kể từ đầu dịch Covid-19. Tình hình đặc biệt đáng lo ngại tại bang Texas, nơi rất nhiều người không có bảo hiểm y tế.
Số ca nhiễm mới tăng vọt tại nhiều bang miền tây và miền nam nước Mỹ. Cho dù số tử vong hàng ngày tiếp tục đi xuống, với 355 người chết trong vòng 24 giờ, nhưng giới chuyên gia lo ngại, với số người nhiễm tăng lên đến mức kỷ lục, số lượng người chết vì Covid-19 tại Mỹ sẽ tăng vọt trong những tuần tới. Số lượng người nhập viện cũng tăng mạnh tại Houston (bang Texas) hay Phoenix (Arizona).
Đại dịch Covid-19 gây nguy hiểm trước hết cho dân nghèo, những người không có khả năng mua bảo hiểm y tế. Riêng tại bang Texas, năm triệu người không có bảo hiểm. Texas là nơi có tỉ lệ người không có bao hiểm cao nhất các bang, và Houston là thành phố đứng đầu Liên bang về tỉ lệ này.
Thông tín viên Thomas Harms tường trình từ Houston:
« Ít nhất 22% dân cư không có bảo hiểm y tế. Chắc chắn con số này còn gia tăng kể từ tháng Ba, và từ khi mà ngành công nghiệp dầu mỏ tiến hành sa thải hàng loạt. Ông David Persse, phụ trách các khuyến nghị y tế tại cơ quan Y Tế thành phố Houston, giải thích
‘‘Nếu quý vị không có bảo hiểm, quý vị và những người thân càng nên mang khẩu trang và tôn trọng quy định về giãn cách. Bởi vì, nếu như quý vị không có bảo hiểm, thì chắc chắn quý vị sẽ không muốn bị nhiễm virus, và phải nhập viện. Đa số người bị nhiễm là những người không có nguồn thu nhập, họ không thể tự cho phép nghỉ làm. Hơn nữa họ phải sống chung nhiều thế hệ : bố mẹ, ông bà, con cháu cùng chung sống trong một nhà. Đối với những người này, rất khó mà tự bảo vệ’’.
Những người lao động không có bảo hiểm y tế này có mặt ở khắp mọi nơi. Bà Vivian Ho, giáo sư Đại học Rice, cho biết cụ thể : ‘‘Trên thực tế, đó là những người lao động trên tuyến đầu. Họ làm việc trong các siêu thị, trong nhiều cơ sở điều trị, họ làm các công việc dọn dẹp, họ làm việc trong các nhà dưỡng lão, trong các xưởng chế biến thịt…’’.
Nếu như họ sống bên ngoài bang Texas, thì khoảng một triệu người trong số họ đã có thể được hưởng trợ giúp y tế của các bang nơi họ sống. Vị giáo sư này cho biết thêm : ‘’Bang Texas đã quyết định không mở rộng chương trình Medicad cho những người trưởng thành, không bị tàn tật, trong lúc lẽ ra họ có thể được hưởng tại một số bang khác’’.
Nhiều điểm xét nghiệm virus corona miễn phí được lập ra, nhưng bị quá tải. Nhiều người xếp hàng cả ngày mà vẫn không đến lượt được xét nghiệm ».
Vụ dẫn độ CFO của Huawei:
Hầu hết người dân Canada ủng hộ
Bình luậnNguyễn Minh
Cuộc thăm dò ý kiến do Angus Reid thực hiện, cho thấy trong số 1.488 người tham gia khảo sát, có 93% số người cho rằng không thể tin tưởng Trung Quốc trong việc bảo vệ nhân quyền.
Một cuộc thăm dò ý kiến người dân Canada mới đây cho thấy 72% người Canada ủng hộ toà án Canada tiếp tục vụ án dẫn độ CFO của Huawei Mạnh Vãn Châu, thay vì đề xuất Thủ tướng Canada can thiệp thả bà Mạnh để đổi lại việc thả 2 công dân Canada là Michael Spavor và Michael Kovrig hiện đang bị giam giữ tại Trung Quốc.
Tuần trước, 19 cựu bộ trưởng, các nghị sĩ và nhà ngoại giao Canada đã ký vào một bức thư ngỏ nhằm kêu gọi chính phủ liên bang can thiệp vào vụ án dẫn độ bà Mạnh để đổi lấy việc 2 công dân Canada được thả. Hai công dân này được cho là bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ vô căn cứ từ tháng 12/2018 và sau đó bị buộc tội gián điệp vào ngày 19/6/2020.
Tuy nhiên tại một cuộc họp báo ngày 25/6, Thủ tướng Justin Trudeau đã bác bỏ đề xuất trên, nói rằng một động thái như vậy có thể gây nguy hiểm cho người Canada ở nước ngoài.
Phần lớn người dân Canada ủng hộ lập trường này của Thủ tướng Trudeau. Cuộc thăm dò cho thấy không chỉ 2/3 số người Canada nói rằng Toà án cần tiếp tục thực hiện vụ án, mà 81% số người cho rằng Canada nên tẩy chay hàng hóa Trung Quốc để trả đũa việc Bắc Kinh bắt giam 2 công dân Canada.
Ngày 24/6, Bắc Kinh mới lên tiếng phủ nhận mối liên hệ trực tiếp giữa vụ bắt giữ bà Mạnh với việc bắt giữ 2 công dân Canada, khi một quan chức Trung Quốc thừa nhận can thiệp của Ottawa trong vụ án bà Mạnh có thể “mở ra cách để giải quyết vấn đề”.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 24/6, phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã trích dẫn những bình luận củavợ ông Kovrig trên truyền thông rằng Bộ trưởng Tư pháp Canada có quyền dừng vụ án dẫn độ “vào bất cứ lúc nào”.
Trong bức thư ngỏ [ngày 23/6] gửi tới Tổng thống Trudeau,, cũng đưa ra lập luận tương tự về tính hợp pháp của Ottawa đối với việc can thiệp vào vụ án của bà Mạnh. Bức thư này đã bị chỉ trích nặng nề vì đề xuất trong thư đồng nghĩa với việc tiếp tay cho kiểu “ngoại giao con tin” của Trung Quốc và đặt ra một tiền lệ nguy hiểm, đó là: khuất phục trước các yêu cầu của Bắc Kinh.
Cuộc thăm dò ý kiến cũng cho thấy hầu hết người Canada cho rằng chính phủ Canada đối đãi với chính quyền Trung Quốc quá mềm mỏng. Khoảng 50% số người tham gia cuộc thăm dò không đồng ý với nhận định rằng chính phủ đã xử lý tốt căng thẳng với chính quyền Trung Quốc.
Bà Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Vancouver vào ngày 1/12/2018, theo đề nghị của Hoa Kỳ, do liên quan đến gian lận ngân hàng và vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Chín ngày sau đó, 2 công dân Canada là Kovrig và Spavor bị chính quyền Trung Quốc bắt giam.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/vu-dan-do-cfo-cua-huawei-hau-het-nguoi-dan-canada-ung-ho-49190.html
Venezuela trục xuất đại sứ của Liên Hiệp Châu Âu
Thu Hằng
Ngày 29/06/2020, tổng thống Venezuela Nicolas Maduro gia hạn 72 tiếng cho đại diện ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu tại Caracas để rời khỏi Venezuela. Quyết định được đưa ra nhằm đáp trả loạt biện pháp trừng phạt được Liên Hiệp châu Âu thông qua cùng ngày nhắm vào 11 quan chức Venezuela.
Trong một bài diễn văn, tổng thống Nicolas Maduro tỏ ra phẫn nộ về quyết định của Bruxelles : « Họ là ai mà dám áp đặt đe dọa ! ». Bà Isabel Brilhante Pedrosa, đại diện ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu, có 72 tiếng và Caracas « sẽ cung cấp một chuyến bay » vì hiện tại Venezuela ngừng mọi chuyến bay thương mại vì lý do dịch Covid-19.
Trên mạng Twitter ngày 30/06, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, ông Josep Borrell đã lên án quyết định của chính quyền Maduro và thông báo sẽ có « biện pháp tương xứng ». Theo ông Borrel, chỉ có giải pháp do hai phe đối lập ở Venezuela thảo luận mới giúp quốc gia Nam Mỹ này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay.
Để đáp trả, Liên Hiệp Châu Âu, thông qua lời phát ngôn viên cơ quan ngoại giao Virginie Battu-Henriksson trong buổi họp báo hôm nay, cho biết đã cho triệu mời nữ đại sứ Venezuela Claudia Salerno. Bà Battu-Henriksson còn cho biết thêm đại sứ Venezuela có nguy cơ bị « trục xuất » căn cứ theo điều khoản số 9 của Hiệp ước Vienna.
Trước đó, Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định trừng phạt 11 quan chức Venezuela có liên quan đến các hoạt động chống phe đối lập, trong đó có ông Luis Parra, người từng tìm cách lật ông Juan Guaido khỏi chức chủ tịch Hạ Viện. Ông Juan Guiado được khoảng 50 quốc gia công nhận là tổng thống lâm thời của Venezuela.
6 tháng sau khi dịch bùng phát,
WHO mới cử chuyên gia tới Trung Quốc điều tra
6 tháng sau khi dịch bùng phát, WHO mới cử chuyên gia tới Trung Quốc điều tra
Bình luậnNguyễn Sơn • 10:19, 30/06/20• 881 lượt xem
Đến bây giờ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới gửi một đội chuyên gia tới Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của dịch Covid-19.
Tại cuộc họp báo ngày 29/6, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo WHO sẽ cử một nhóm chuyên gia đến Trung Quốc vào tuần tới để điều tra về nguồn gốc của virus corona chủng mới gây ra đại dịch COVID-19.
“Chúng ta có thể chiến đấu với con virus này tốt hơn khi chúng ta biết mọi thứ về nó, bao gồm cách thức khởi phát”, ông Tedros nói.
Nhà lãnh đạo WHO cho biết với việc cử một nhóm chuyên gia tới Trung Quốc, “chúng tôi hi vọng rằng điều đó sẽ giúp hiểu được con virus đã bắt đầu như thế nào”.
Tuy nhiên, ông Tedros không công bố thành phần nhóm chuyên gia được cử tới Trung Quốc cũng như nhiệm vụ cụ thể của họ.
Chính phủ Mỹ đã kêu gọi mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus corona chủng mới gây dịch Covid-19. Sau đó 194 nước đã ủng hộ lời kêu gọi về việc điều tra độc lập nguồn gốc Covid-19.
Từ đầu tháng 5 vừa qua, WHO đã gây sức ép buộc Trung Quốc mời các chuyên gia của tổ chức y tế này tới giúp điều tra nguồn gốc của virus corona chủng mới, theo hãng tin AFP.
Tại cuộc họp báo trên, WHO cũng cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 đến nay vẫn còn chưa kết thúc và rằng “điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”. Theo thống kê mới nhất, thế giới đã ghi nhận hơn 10 triệu bệnh nhân nhiễm dịch và hơn 500.000 người tử vong.
“Tất cả chúng ta đều muốn dịch bệnh này kết thúc và muốn tiếp tục cuộc sống của chúng ta. Nhưng có một thực tế khắc nghiệt là dịch bệnh này thậm chí không sắp kết thúc. Hầu hết mọi người vẫn dễ bị nhiễm và con virus vẫn có nhiều khoảng trống để di chuyển”, ông Tedros nói.
Hôm 10/5, truyền thông nước Đức đăng tin cơ quan tình báo nước này đã phát hiện WHO giúp Trung Quốc che giấu dịch viêm phổi Vũ Hán. Cụ thể, ông Tập Cận Bình đích thân yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới trì hoãn việc thông tin cho thế giới về sự bùng phát dịch corona tại Trung Quốc.
Mặt khác, một cuộc điều tra độc lập do WHO dẫn đầu gần như không có được mức độ tín nhiệm cao. Theo CNN đưa tin, cuộc điều tra do WHO đứng đầu khó có thể thể trấn an các tổ chức lên tiếng chỉ trích ĐCSTQ và tổ chức này, vì cuộc điều tra không có “tính khách quan và công bằng” trong khi các quan chức cấp cao của WHO quá “thân thiết” với chính quyền Bắc Kinh.
WHO cảnh báo dịch Covid-19 ‘gia tăng’
và ‘còn lâu mới chấm dứt’
Thu Hằng
Dịch Covid-19 trên thế giới vừa vượt qua hai ngưỡng biểu tượng : hơn nửa triệu người thiệt mạng và hơn 10 triệu ca nhiễm. Ngày 29/06/2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cảnh báo dịch virus corona tiếp tục « gia tăng » và « còn lâu mới chấm dứt ».
Tình hình vẫn nghiêm trọng ở châu Mỹ và dường như có chiều hướng tái bùng phát ở Trung Quốc, trong khi các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn có hàng chục ca nhiễm mới hàng ngày. Theo thống kê của AFP từ những nguồn chính thức, số ca tử vong vì Covid-19 trên khắp thế giới đã tăng gấp đôi trong chưa đầy hai tháng (250.000 tính đến ngày 05/05) và thêm 50.000 ca được ghi nhận trong 10 ngày gần đây.
Thế nhưng, theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, « điều tồi tệ nhất mới sắp tới », đặc biệt trong « một thế giới bị chia rẽ » và « thiếu đoàn kết quốc gia và tương ái toàn cầu ». Ông tiếp tục kêu gọi các chính phủ và công dân áp dụng những « giải pháp đơn giản » để « cứu mạng người », gồm « xét nghiệp, tầm soát và cách ly người bị nhiễm ».
AFP nhắc lại virus corona xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, vào khoảng tháng 12/2019. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết Tổ Chức Y Tế Thế Giới sẽ cử một phái đoàn đến Trung Quốc vào tuần tới để xác định nguồn gốc của virus với hy vọng « hiểu được virus đã bắt đầu như thế nào và những việc có thể làm trong lai để sẵn sàng đối phó ».
Trong khi Mỹ đang đối phó với nguy cơ dịch Covid-19 tái bùng phát, tình hình tại Liên Hiệp Châu Âu tạm lắng dịu. Biên giới bên ngoài của khối Schengen theo dự kiến sẽ được mở trở lại từ ngày 01/07. Bruxelles chuẩn bị công bố danh sách khoảng 15 nước được nhập vào châu Âu trở lại : Mỹ không nằm trong danh sách lần này.
Virus corona và những tranh cãi khoa học
gây bão trên thế giới
Thụy My
Nguồn gốc con virus corona, hiệu quả của phương thức Raoult, vai trò của nicotine và thanh hao hoa vàng (Artemisia annua). Đó là bốn chủ đề tranh cãi gây chia rẽ trong cộng đồng khoa học, được Les Echos ngày 29/06/2020 tổng hợp.
1/ Virus corona chủng mới xuất phát từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc ?
Liệu con virus được đặt tên là SARS-CoV-2 đã được tạo ra hoặc chọn lọc ra trong phòng thí nghiệm ? Một bài báo ngày 26/01 trên Washington Times đã khuấy động dư luận khi đưa ra giả thiết này. Theo
đó các nhà nghiên cứu của Viện vi trùng học Vũ Hán, nơi lưu giữ một số virus thuộc loại nguy hiểm nhất thế giới, đã cố tình chuyển đổi gien một con virus corona có ở loài dơi, để có thể lây nhiễm sang người một cách hiệu quả.
Vụ này còn trở thành vấn đề ngoại giao khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi đầu tháng Năm khẳng định đang có trong tay « một số bằng chứng đáng kể » là virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán nói trên. Sau đó tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ đánh thuế trừng phạt, cáo buộc Trung Quốc là nguyên nhân vụ « sát nhân hàng loạt trên toàn thế giới ».
Đọc thêm: Virus corona : « Batwowan » và những bí mật phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán
Nhà nghiên cứu Vincent Maréchal thuộc Trung tâm miễn dịch và bệnh nhiễm của trường đại học Sorbonne cho biết : « Không có một yếu tố khoa học nào xác nhận giả thiết có việc chọn lọc trong phòng thí nghiệm từ các nguồn virus có sẵn ». Ngược lại, ngày càng có nhiều biện luận nghiêng về phía xuất xứ tự nhiên, trong đó có sự thiếu vắng các dấu hiệu virus SARS-CoV-2 được gắn các đoạn gien khác vào. Trong khi đó, virus này được hàng trăm phòng thí nghiệm giải mã. Cộng đồng khoa học cho rằng nếu có sự thao túng thì đã được nhận ra.
Ngoài ra, dòng virus corona có tiếng là rất khó đổi mã di truyền. Đó là các virus ARN, mà kỹ thuật chuyển đổi gien vẫn chưa hoàn thiện. Nhiều công trình nghiên cứu thiên về khả năng xuất xứ tự nhiên. Một báo cáo ngày 08/06 chẳng hạn, cho thấy cấu trúc một protein chính để nhân lên của SARS-CoV-2 rất giống với một loại virus corona trên loài dơi.
Như vậy giả thiết việc con virus này truyền sang người từ chợ động vật hoang dã Vũ Hán là đáng tin cậy. Ông Vincent Maréchal kết luận : « Sự tình cờ trong chọn lọc tự nhiên đã giúp cho con virus vượt qua rào cản giống loài, thông qua những vật trung chuyển như con tê tê ».
2/ Cây thanh hao hoa vàng, phép lạ chống Covid-19 ?
Từ tháng Ba, tổng thống Madagascar, Andy Rajoelina đã quảng bá cho phương thuốc thảo dược này. Madagascar là nước chủ yếu trên thế giới sản xuất thanh hao hoa vàng, các hãng dược chiết xuất từ cây này một hoạt chất được công nhận là hiệu quả để chống bệnh sốt rét. Thanh hao hoa vàng phổ biến đến nỗi thuốc sắc từ chúng, Covid Organics, do Viện nghiên cứu ứng dụng quốc gia sản xuất, đã được phân phối rộng rãi ở châu Phi, chủ yếu cho dân nghèo.
Một số người cho rằng thảo dược này có hiệu quả : tỉ lệ lây nhiễm tại các nước châu Phi thấp. Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngay từ năm 2019 đã phản đối việc sử dụng thanh hao hoa vàng dù dưới dạng trà dược thảo hay dạng bột, vì chưa chắc có lợi.
Trong thông cáo ngày 20/06, Viện hàn lâm y học nhận xét « thiếu dữ liệu về các phân tử trong thanh hao hoa vàng khô do Madagascar sản xuất », và « không có các nghiên cứu chứng minh tính chất kháng virus », đồng thời khuyến cáo không sử dụng trà thảo dược từ loại cây này.
Đọc thêm: Thiếu văn minh với loài vật, Trung Quốc khó bước lên hàng đại cường
Tuy vậy, việc nghiên cứu vẫn được tiến hành. Ngày 08/04, viện trưởng Viện Max-Planck de Potsdam của Đức, ông Peter Seeberger, loan báo hợp tác với công ty Mỹ ArtemiLife và các nhà nghiên cứu Đan Mạch để thử nghiệm tinh chất thanh hao hoa vàng.
Theo ông, virus gây bệnh Covid-19 cùng loài với virus corona gây dịch SARS, mà thanh hao hoa vàng tỏ ra hiệu quả với SARS, nên tinh chất loại cây này cần được hợp tác quốc tế thử nghiệm để chống virus corona chủng mới. Nhiều tờ báo cho biết nhóm nghiên cứu có thể loan báo tinh chất này hiệu quả với Covid-19 trong phòng thí nghiệm. Nhưng dù điều này là đúng, vẫn phải thử nghiệm lâm sàng trên người để xác nhận.
3/ Tỉ lệ tử vong ở Marseille thấp hơn Paris gấp năm lần ?
Sự khác biệt lớn về tỉ lệ tử vong, đặc biệt là tại Marseille so với các vùng khác của nước Pháp, được phe ủng hộ cách chữa trị bằng chloroquine theo « phương pháp Raoul » nhấn mạnh. Vị giáo sư nổi tiếng ở Marseille phối hợp giữa hydroxychloroquine với kháng sinh azitromycine và chất kẽm.
Truyền thông đưa tin rộng rãi về con số do cơ quan y tế công của Pháp đưa ra vào cuối tháng Năm : số tử vong trung bình trên 1.000 người dân tại Pháp (không kể các viện dưỡng lão) là 270. Tỉ lệ này ở Paris là 740, vùng Haut-de-Seine là 607, nhưng ở Marseille chỉ có 147, trong khi ba vùng này có các tính chất dịch tễ như nhau.
Đọc thêm: Chloroquine để trị Covid-19 : GS Raoult, thiên tài hay tiên tri giả ?
Có nhiều giải thích cho sự khác biệt này. Những người ủng hộ giáo sư Didier Raoult coi đó là bằng chứng cho phương thức phối hợp ba loại thuốc. Họ nhấn mạnh, nếu sử dụng ngay từ khi mới xuất hiệu các triệu chứng đầu tiên, thì tỉ lệ tử vong trên 1.000 người chỉ là 16.
Số khác cho rằng đó là nhờ hiệu quả của chiến dịch xét nghiệm. Từ tháng Ba, viện nghiên cứu của giáo sư Raoult đã tổ chức xét nghiệm đến 3.000 cuộc/ngày. Vào lúc cao điểm dịch giữa tháng Tư, có 2,5% dân số Marseille đã được xét nghiệm, trở thành thành phố « được xét nghiệm nhiều nhất thế giới », theo ông Didier Raoult. Trong khi đó, các phòng thí nghiệm vùng Bas-Rhin, một trong những vùng bị virus hoành hành nhiều nhất, chỉ làm có 265 xét nghiệm một tuần.
Ngoài ra, số liệu tử vong được công bố theo vùng chứ không theo cấp hành chính thấp hơn. Đối với Paris, cũng tương đương cấp vùng, thì không có vấn đề gì. Ngược lại với Marseille thì phải phối hợp các nguồn, và tỉ lệ công bố chỉ mang tính ước lượng. So sánh với vùng Bouches-du-Rhône (mà Marseille là thủ phủ), thì tỉ lệ tử vong của thủ đô nước Pháp rốt cuộc « chỉ » cao hơn 3,3 lần. Khác biệt còn do các vùng không cùng ảnh hưởng cùng một thời điểm và theo cùng một cách thức.
4/ Chất nicotine bảo vệ bệnh nhân virus corona dạng nặng ?
Đó là một nghịch lý đã khiến các nhà nghiên cứu phải nhanh chóng lưu tâm : tại Trung Quốc, tỉ lệ người nghiện thuốc lá trong số người dương tính với Covid là 12,6%, chỉ bằng phân nửa số người nghiện thuốc trên toàn quốc (28%). Quan sát này được The New England Journal of Medicine công bố vào cuối tháng Ba và tiếp theo là nhiều báo khác.
Đọc thêm: Từ virus đến nguyên tử, mối liên hệ nguy hiểm giữa Pháp và Trung Quốc
Tại Pháp, cơ quan quản lý các bệnh viện Paris xác nhận hiện tượng này, với tỉ lệ 8,5% người hút thuốc lá trong số các bệnh nhân bị nhiễm, trong khi người nghiện thuốc chiếm 25,4% dân số. Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học tỏ ra thận trọng trước nhận định thuốc lá đóng vai trò bảo vệ bệnh nhân Covid-19.
Trước hết là tuổi của những người nhập viện : đa số bệnh nhân bị Covid-19 thể nặng đều trên 65 tuổi, trong khi càng lớn tuổi người ta càng hút thuốc ít hơn. Tại Pháp chẳng hạn, người trên 65 tuổi hút thuốc 2,5 lần ít hơn so với dân số tính chung.
Một lý do khác là các tiêu chí không rõ ràng. Một số nghiên cứu xếp những người hút dưới 30 gói thuốc một năm như là người không hút thuốc, và đa số không quan tâm đến thuốc lá điện tử, trong khi loại này làm giảm khả năng miễn dịch. Trong một phân tích vào tháng Năm về quan hệ giữa việc hút thuốc lá, chất nicotine và Covid-19, cơ quan y tế công của Pháp tỏ ra thận trọng : « Trong giai đoạn này, tác động được cho là bảo vệ của chất nicotine chỉ mới là giả thuyết ».
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn bắt tay vào việc để khai thác hướng này, với giả thiết về mặt sinh lý, nicotine có thể làm cho virus khó xâm nhập vào phổi hơn. Ý tưởng này không phải là huyễn hoặc : virus corona chủng mới tấn công vào tế bào bằng cách bám vào các thụ cảm ACE2 của tế bào phổi. Trong khi các công trình được công bố năm 2018 đã kết luận rằng người nghiện thuốc có ít thụ cảm này hơn. Tuy nhiên, từ đó đến nay lại có những nghiên cứu khẳng định ngược lại. Do đó, chưa có gì là chắc chắn.
Mỹ không có tên trong ‘danh sách an toàn’
để nhập cảnh EU
Hoa Kỳ không có tên trên danh sách gọi là ‘an toàn’ để được thực hiện các chuyến du hành ‘không thiết yếu’ tới thăm các nước thuộc Liên hiệp Châu Âu.
Khối EU gồm 27 nước dự kiến sẽ phê chuẩn quyết định cho phép du khách từ 14 nước ở ngoài khối, được nhập cảnh nhằm mục đích giải trí hay làm ăn.
Theo các nhà ngoại giao, các nước có tên trong danh sách ‘an toàn’ sơ khởi của EU gồm có: Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.
Như Hoa Kỳ, Nga và Brazil không nằm trong danh sách an toàn đó.
Công dân cũa những nước có tên trong danh sách an toàn sẽ được bay tới EU khi khối này mở cửa trở lại vào ngày 1/7.
Cuộc biểu quyết trong nội bộ EU nhằm mục đích hỗ trợ ngành du lịch và các điểm đến của EU, đặc biệt tại các nước ở miền Nam Châu Âu từng bị dịch Covid-19 hoành hành dữ dội trước đây.
Trung Quốc là nước có tiềm năng được chấp nhận cho nhập cảnh, với điều kiện nước này phải mở cửa cho công dân trong khối đón khách du lịch đến từ EU. Bởi vì một trong những tiêu chí mới để EU cho phép công dân nhập cảnh là nước liên hệ cũng phải mở cửa cho công dân của các nước EU.
VNExpress cho biết Việt Nam cùng 39 nước khác không được nhắc đến trong danh sách dự thảo các nước được bay tới EU ngày 29/6/2020, cũng vì lý do đó.
Tin Reuters nói rằng danh sách này còn phải được thông qua bởi đa số đã định các nước EU, có nghĩa là 15 nước EU đại diện cho 65% dân số trong khối.
4 nhà ngoại giao EU nói họ dự kiến danh sách sơ khởi sẽ thỏa đáng các điều kiện này và sẽ được thông qua.
Danh sách an toàn được coi như một khuyến nghị đối với các nước thành viên EU, có nghĩa là họ chắc chắn sẽ không cho phép công dân các nước không có tên trong danh sách được nhập cảnh, nhưng vẫn có thể áp dụng một số hạn chế đối với công dân của 14 nước có tên trong danh sách được phê chuẩn.
Các nỗ lực của EU để mở cửa lại biên giới trong nội bộ khối, đặc biệt trong 26 nước thuộc khu vực Schengen, trước đây không phải qua chốt kiểm soát ở biên giới, gần đây đã trở nên phức tạp hơn trong bối cảnh nhiều nước áp dụng các biện pháp hạn chế đối với một số khách tới thăm dựa trên những tiêu chí riêng.
Hy lạp đói hỏi khách đến từ một số nước EU phải xét nghiệm virus Covid-19, và phải cách ly cho tới khi có kết quả. Các điều kiện đó áp dụng với nhiều nước kể cả Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha.
Cộng hòa Séc không cho phép khách đến từ Bổ Đào Nha và Thụy điển nhập cảnh.
Cư dân Anh quốc có thể du hành tới nhiều nước EU, mặc dù khách du hành để giải trí hay mục đích không thiết yếu khác phải tự cách ly trong 14 ngày.
https://www.voatiengviet.com/a/my-khong-co-ten-trong-danh-sach-an-toan-de-nhap-canh-eu/5483297.html
Khi người Á và thiểu số khác
nằm cùng hạng mục da đen
“‘Đừng lo lắng, bạn sẽ làm tốt vì bạn là BAME,’ ‘BAME là xu hướng mới.’ “
Nicole Miners, 24 tuổi, lần đầu tiên nghe thấy thuật ngữ BAME – viết tắt chữ cái đầu trong tiếng Anh của black, Asian and minority ethnic (người da đen, châu Á và sắc tộc thiểu số) – là lúc cô học ở trường kịch.
“Là một diễn viên người Anh gốc Đông Á, đây là điều thực sự làm tôi khó chịu”, cô nói.
Một người ‘BAME’ có nghĩa là người Châu Á, và bản thân đó là một thuật ngữ rất rộng. Nó có nghĩa là ‘Nam Á’, ‘Đông Á’, ‘Đông Nam Á’, ‘Ấn Độ’, ‘Pakistan’, ‘Trung Quốc’, ‘Thái’, ‘Việt’? vân vân…
“Điều đó khiến mọi người lầm tưởng rằng tất cả những người không phải là người Anh da trắng sẽ rơi vào thuật ngữ ‘BAME’. Và trên hết, vì tôi là con lai nên thậm chí tôi thấy còn khó hiểu hơn.”
Cụm từ viết tắt, “Bame” – đã trở nên được nhiều người chú ý sau khi có các cuộc biểu tình ‘Black Lives Matter’ tại nhiều nơi trên thế giới và một báo cáo về nguồn gốc của những người có nguy cơ tử vong cao hơn với Covid-19.
Làm thế nào để tranh luận với người phân biệt chủng tộc
Người Mỹ gốc Việt trước cơn lốc chống phân biệt chủng tộc
Sinh viên Tosin Attah, 20 tuổi, đến từ West Midlands, lần đầu tiên nghe thấy thuật ngữ này tại trường đại học ở London.
“Đây là một thuật ngữ của người da trắng, họ làm điều đó để họ không phải nói từ “đen”, bởi vì họ cảm thấy kỳ cục khi nói từ đen vì một số lý do nào đó.
“Tôi cảm thấy như ‘BAME’ chỉ là thuật ngữ an toàn của họ để họ không bị coi là có thái độ phân biệt chủng tộc.”
Giáo sư Ted Cantle, giám đốc quỹ thiện nguyện Belong, nói rằng nguồn gốc của thuật ngữ này có từ những năm 60 và 70 khi mọi người nhắc đến ‘cộng đồng đen’.
“Nhưng, dần dần, mọi người nói là cộng đồng châu Á không được đại diện “nên nó trở thành” đen và Á”.
“Sau đó, người ta cũng nói rằng còn có các nhóm sắc tộc thiểu số khác ở Anh. Vì vậy, nó trở thành ‘BME, black and minority ethnic [đen và sắc tộc thiểu số]. Nhưng không phải tất cả các nhóm dân tộc thiểu số đó đều là người da đen. Vì vậy, nó trở thành’ BAME ‘. “
Ông nói mặc dù, về bề ngoài, thuật ngữ “không bao gồm nhiều nhóm thiểu số lại với nhau”, nhưng trên thực tế lại không phải vậy.
“Chúng tôi thường thấy rằng một tổ chức cụ thể sẽ không thực sự tập trung vào nhóm BAME rộng đó. Họ sẽ cố gắng chia nhỏ ra.
“Vì vậy, nếu đó là một trường học chẳng hạn, xác định những đứa trẻ đặc biệt nào cần hỗ trợ, họ sẽ nhìn vào người da đen Caribbe, có thể là cộng đồng Trung Quốc hoặc Đông Âu nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ đầu tiên.
“Nói cách khác, họ sẽ nhắm mục tiêu vào các nhu cầu cụ thể.”
Nhưng việc sử dụng thuật ngữ này không phải lúc nào cũng được cảm nhận bởi những người được gọi với cái nhãn mác đó.
“Tôi ghét thuật ngữ ‘BAME’, ‘người da màu’, tất cả những nhãn mác này,” diễn viên hài Eshaan Akbar, 35 tuổi, nói.
“Trải nghiệm của tôi khi là một người Anh là một nửa người Bangladesh và một nửa người Pakistan rất khác với một người đàn ông da đen người Anh hoặc bất kỳ người châu Á nào khác.”
Sử dụng “BAME” là sai lệch, ông nói, và đó một cách để chính quyền không phải đối phó với các cá nhân từ một cộng đồng.
“Trong đại dịch, tất cả những gì tôi có thể nghe trên đài báo là ‘Cộng đồng BAME’ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh tật, nhưng điều này không đúng.
“Trong cuộc biểu tình Black Lives Matter, ‘BAME’ lại xuất hiện.
“Nhưng nhiều người châu Á Hồi giáo cảm thấy rằng các vấn đề xảy ra trong cộng đồng của họ đã bị phớt lờ.
“Điều duy nhất tôi biết chúng tôi chắc chắn có điểm chung với những người khác trong nhóm ‘BAME’ là tất cả chúng tôi đều có thức ăn thực sự ngon.”
Rapper Virgil Hawkins từ London nói rằng người da đen phải đối mặt với những khó khăn riêng mà những người thiểu số khác có thể không bị, chẳng hạn như định kiến rằng đàn ông da đen thì có cảm giác “đe dọa”.
Pamela Bisson, CEO của Weirdos and Creatives Production thì cho biết thuật ngữ BAME đã được đưa vào một ô để đánh dấu ở nơi làm việc.
Nhưng “nó sẽ không cứu vãn hoặc thay đổi được thái độ kỳ thị về các nền văn hóa khác nhau”.
Bà nói rằng bà đã sửng sốt với thái độ của Bộ trưởng Y tế Matt Hancock, khi bà hỏi có bao nhiêu người da đen trong nội các, và câu trả lời là: ‘Chúng tôi có sự đa dạng về tư duy.’
“Thật sốc khi nghe điều này. Nó cho thấy thuật ngữ ‘BAME’, được tạo ra bởi chính phủ, vẫn chưa được thấu hiểu.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53236971
Từ Biển Đông đến COVID-19:
Dân biểu Anh kêu gọi chính phủ
chống lại những sai phạm của Trung Quốc
Minh Hòa
Các nghị sĩ Anh Quốc kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson phải hành động để chống lại những sai phạm của chính quyền Trung Quốc, trong hàng loạt vấn đề, như Biển Đông, dịch viêm phổi COVID-19, và mới đây nhất là các báo cáo phơi bày tình trạng vi phạm nhân quyền ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Hãng tin Yahoo News UK đã trích dẫn nhiều tuyên bố bất bình của các nghị sỹ, được đưa ra trong một cuộc họp ở Hạ viện Anh Quốc hôm thứ Hai (29/6), sau khi hãng tin AP công bố một báo cáo điều tra cho biết chính quyền Trung Quốc đang áp đặt các biện pháp hà khắc để cắt giảm tỷ lệ sinh của người Duy Ngô Nhĩ cũng như các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi khác.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Tự do Alistair Carmichael nói rằng các hành động của chính phủ Trung Quốc “gợi nhớ về nạn diệt chủng”.
Ông Carmichael cũng đề cập đến các báo cáo khác về tình trạng thu hoạch nội tạng cưỡng bức của chính quyền Trung Quốc, trong đó những thường dân vô tội bị giết để lấy nội tạng.
Yahoo News trích lời Nghị sỹ Carmichael nói: “Những vụ việc này nếu xảy ra riêng biệt thì đã rất khủng khiếp, nhưng tất nhiên chúng tôi biết chúng không phải là các sự cố đơn lẻ. Chúng là một phần trong cách đối xử [của chính quyền Trung Quốc] mà chúng ta đã thấy trong những năm gần đây. Nào là các trại tập trung, nào là các báo cáo về việc mổ cướp nội tạng”.
Các báo cáo điều tra trước đó cho biết nạn nhân chủ yếu của của hoạt động thu hoạch nội tạng là các học viên Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn được tự do tập luyện ở Anh Quốc và nhiều quốc gia khác, nhưng bị đàn áp đẫm máu ở Trung Quốc từ năm 1999 đến nay.
Các nhà quan sát lo ngại nhóm dân tộc Duy Ngô Nhĩ có nguy cơ trở thành ngân hàng nội tạng sống tiếp theo ở Trung Quốc, sau khi có thông tin cho biết chính quyền nước này đã tống giam hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trại tập trung ở Tân Cương.
Trong cuộc họp tại Hạ viện Anh hôm thứ Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Nigel Adams tán đồng với Nghị sỹ Carmichael: “Ông ấy đã đúng khi đề cập đến việc mổ cướp nội tạng, tôi biết các thành viên [Nghị viện] quan ngại như thế nào về cáo buộc này. Chúng tôi nhìn nhận rất nghiêm túc về những cáo buộc này”.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith, người đề xuất tổ chức cuộc họp, bình luận rằng những vấn đề này khiến Vương quốc Anh “không thể tiếp tục kinh doanh như bình thường” với Trung Quốc. Nghị sỹ Smith nói: “Thế giới muốn giao dịch với Trung Quốc nhưng không thể tiếp tục kinh doanh như bình thường trong khi các hoạt động trắng trợn này vẫn tiếp diễn”.
Nghị sỹ Smith nêu hàng loạt vi phạm của Bắc Kinh đồng thời đặt vấn đề rằng Anh Quốc cần phải thoát khỏi những ảnh hưởng từ Trung Quốc. Ông nói: “Với hồ sơ đáng sợ của chính phủ Trung Quốc về nhân quyền, cuộc tấn công của họ nhắm vào các quyền tự do ở Hồng Kông, hành vi bắt nạt của họ trong các cuộc tranh chấp biên giới từ Biển Đông đến Ấn Độ, việc họ vi phạm trắng trợn trật tự dựa trên luật pháp và thị trường tự do, việc họ tuyên bố chậm trễ về COVID-19,… giờ đây liệu chính phủ có bắt đầu đánh giá nội bộ về sự phụ thuộc của Anh Quốc đối với Trung Quốc nhằm cắt giảm đáng kể sự phụ thuộc này hay không?”
Bộ trưởng Ngoại giao Adams cho biết Vương quốc Anh sẽ tiếp tục bày tỏ quan ngại trực tiếp đối với Trung Quốc và “việc gì cần chúng ta can thiệp thì chúng ta sẽ can thiệp”.
Tòa án xét xử Trung Quốc (China Tribunal), một tòa án độc lập ở Luân Đôn, hồi tháng 6 năm ngoái đã đưa ra phán quyết khẳng định chính quyền Trung Quốc là một “chính quyền tội phạm” khi thực hiện thu hoạch nội tạng từ những người vô tội.
Chủ tọa của Tòa án là một nhân vật danh tiếng mà các hãng truyền thông đề cập một cách tôn kính là Ngài (Sir) Geoffrey Nice QC, luật sư cố vấn của Nữ hoàng Anh, và là người từng chủ trì vụ xét xử cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ngài Nice phát biểu khi công bố phán quyết hôm 17/6/2019: “Các bác sĩ đã giết hại những người vô tội chỉ vì họ sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đối với trường hợp của những người tập Pháp Luân Công, những người luyện tập các bài tập và thiền định lành mạnh nhưng lại bị nhìn nhận là nguy hiểm đối với lợi ích và mục tiêu của chính quyền toàn trị ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Bà Anne Hidalgo tái đắc cử chức Thị Trưởng Paris
Nhà xã hội học Anne Hidalgo giành được nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là thị trưởng Paris vào hôm Chủ nhật (28 tháng 6), theo kết quả sơ khởi cho thấy bà giành được hơn 50% phiếu bầu trên toàn thủ đô của Pháp.
Chiến thắng của bà Hidalgo sẽ gây bất lợi cho tổng thống Emmanuel Macron, người nuôi hy vọng lấy lòng thủ đô chỉ một năm trước. Tỷ lệ cử tri đi bầu ở mức 34.67% vào lúc 5:00 chiều (15:00GMT), so với khoảng 52.36% trong cuộc bầu cử thành phố cuối cùng vào năm 2014.
Một năm trước, ông Macron hy vọng các cuộc bầu cử địa phương sẽ giúp ổn định đảng trung dung non trẻ của ông tại các thị trấn và thành phố trên khắp nước Pháp, bao gồm cả Paris, trước một nỗ lực tái tranh cử dự kiến vào năm 2022. Nhưng gần đây hơn, các phụ tá tổng thống tỏ ý xem nhẹ các kỳ vọng. 35,000 thị trưởng của Pháp đặt ra chính sách về các vấn đề từ quy hoạch đô thị đến giáo dục và môi trường.
Dù các yếu tố địa phương thường thúc đẩy các lựa chọn của cử tri, nhưng chúng cũng cung cấp cho cử tri một cơ hội để hỗ trợ hoặc trừng phạt một tổng thống đang trong nhiệm kỳ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ba-anne-hidalgo-tai-dac-cu-chuc-thi-truong-paris/
Pháp miễn phí nhiều bảo tàng mùa hè 2020
Tuấn Thảo
Theo thông lệ tại Pháp, mỗi Chủ nhật đầu tháng là ngày mà khách có thể tham quan miễn phí các viện bảo tàng. Trong thời hậu phong tỏa, nước Pháp đang từng bước nối lại với các sinh hoạt văn hóa. Nhằm khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương cũng như du khách đến từ các vùng khác, khá nhiều viện bảo tàng Pháp mở cửa miễn phí trong suốt mùa hè 2020.
Một số bảo tàng đã bắt đầu áp dụng ngoại lệ này kể từ giữa tháng 06/2020, khi nước Pháp dỡ bỏ các quy định ràng buộc đối với đa số các cơ sở văn hóa. Trong thời gian đầu, các chi phí liên quan đến việc mở lại các bảo tàng sẽ do các hội đồng cấp vùng đảm bảo. Thông qua các biện pháp hỗ trợ văn hóa, giới chuyên ngành thật ra hy vọng làm sống lại các hoạt động nói chung, kể cả kinh tế và du lịch tại các vùng miền.
Tại Pháp, các chương trình sinh hoạt miễn phí thường là một yếu tố quan trọng thúc đẩy du khách chọn địa điểm tham quan. Trường hợp nổi bật là thành phố Rennes với chương trình văn hóa miễn phí vào mỗi mùa hạ, khi Nghị viện vùng Bretagne được thắp sáng bằng công nghệ video mapping.
Nhưng làm thế nào để thu hút du khách trở lại viếng thăm các viện bảo tàng sau hơn hai tháng phong tỏa ? Cho vào cửa miễn phí là một trong những giải pháp được chọn lựa, nhưng bên cạnh đó các viện bảo tàng còn phải nỗ lực đầu tư vào nội dung, cách dàn dựng hay sắp đặt. Nói cách khác, vào cửa không trả tiền, nhưng chương tình triển lãm vẫn phải đặc sắc, hấp dẫn.
Tại Paris và các tỉnh lân cận, có Viện bảo tàng Monnaie, chuyên trưng bày các bộ sưu tập huy chương và đồng tiền kim loại, các tác phẩm quý hiếm của Viện bảo tàng tôn giáo trong khuôn viên Tòa giám mục Évreux, hay là ghé thăm vườn Tao đàn của Viện bảo tàng Albert Kahn vừa được mở lại, sau hơn hai năm trùng tu.
Ở vùng Nord-Pas de Calais, chi nhánh bảo tàng Louvre ở thành phố Lens cũng hoàn toàn miễn phí với cuộc triển lãm theo chuyên đề ‘‘Soleil Noir’’ (Hắc Nhật). Thông qua biểu tượng Mặt trời đen, cuộc triển lãm đối chiếu nhãn quan của các nghệ sĩ xưa xung quanh sự biến đổi sắc thể trong các tác phẩm của Vassily Kandinsky, Gustave Courbet hay của Pierre Soulages.
Tại vùng Oise, bảo tàng thời Trung Cổ Crépy en Valois, noi gương lâu đài Rambouillet, lần đầu tiên cho công chúng xem toàn bộ sưu tập cung tên và các tác phẩm nghệ thuật chuyên về săn bắn. Thành phố Metz cũng giới thiệu trọn bộ sưu tập của Bảo tàng lịch sử và nghệ thuật ở La Cour d’Or, trong suốt hai tháng hè 2020.
Theo lời ông giám đốc Philippe Brunella, mục tiêu của ban quản lý là quảng bá hình ảnh của Viện bảo tàng Metz sau một giai đoạn khó khăn, việc cho vào cửa miễn phí tạo điều kiện cho khách tham quan xem đi xem lại nhiều lần các bộ sưu tập của viện bảo tàng tùy theo sở thích hay nhu cầu.
Trong năm 2019, Viện bảo tàng lịch sử và nghệ thuật La Cour d’Or đã thu hút gần 60.000 lượt khách tham quan đến xem nhiều bảo vật thời Trung Cổ có từ thế kỷ thứ 7, các thánh tích thời hoàng đế Charlemagne thế kỷ thứ 9, và các pho tượng tôn giáo thời vua Louis XI, còn được mệnh danh là ‘‘vua Louis mộ đạo’’.
Để thu hút du khách trở lại vào mùa hè năm 2020, Hội đồng thành phố Bordeaux cũng đã quyết định cho khách vào cửa miễn phí tại 6 viện bảo tàng quan trọng nhất thành phố, trong đó có Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Nghệ thuật Trang trí, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, Bảo tàng vùng Aquitaine ….. Ngược lại, không gian triển lãm Hồ Ánh Sáng Bassins de Lumières cũng như Cité du Vin (Thành phố Rượu vang) vẫn bán vé vào cửa kể từ đâu tháng 7 trở đi.
Đối với chuyên ngành vãn hóa, đây cũng là dịp để giới thiệu với người dân địa phương, các di sản kiến trúc lịch sử ngay tại nơi mà họ đang sống, nhất là vào lúc du khách nước ngoài vẫn chưa trở lại, trong khi cư dân địa phương chưa chắc gì có cơ hội đi chơi xa vào mùa hè năm nay. Thành phố Besançon nối bước Rennes mở chương trình sinh hoạt miễn phí cho tới ngày 31/08. Một số tỉnh thành còn đi xa hơn nữa, như Limoges, cho vào cửa bảo tàng miễn phí cho tới ngày 01/10/2020.
Hay là trường hợp của Hội đồng vùng Tarn, đã quyết định mở cửa miễn phí tất cả các viện bảo tàng trực thuộc quyền quản lý cấp vùng, từ đây cho tới ngày 20/09 tức là Ngày Di sản châu Âu. Trong số các di sản quan trọng trong vùng, có lâu đài Cayla được xây vào thế kỷ 15, bảo tàng nghệ thuật nằm giữa vùng ruộng nho Gaillac, bảo tàng hầm mỏ nằm cách trung tâm thành phố Albi vài cây số.
Theo bà Carine Laborie, trưởng ban quản lý các viện bảo tàng vùng Tarn, thông thường giá vé tham quan các di sản văn hóa này không cao cho lắm, việc cho vào cửa miễn phí trong thời gian đầu chủ yếu nhằm hỗ trợ ngành du lịch trong vùng. Kể từ lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, khách tham quan chủ yếu là
dân địa phương hay đến từ các vùng lân cận. Dùng những biện pháp hấp dẫn (giảm giá các dịch vụ hay miễn thu phí các sinh hoạt) là một cách để phát triển nguồn khách du lịch gần, thay vì chủ yếu nhắm đối tượng du khách nước ngoài hay là khách đến từ thật xa.
Về điểm này, Marseille là thành phố đã đi xa hơn cả. Hầu hết các viện bảo tàng lớn trong thành phố đều trở nên miễn phí từ đây cho tới cuối năm 2020. Trong số này, có Viện bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Nghệ thuật nguyên thủy châu Phi, châu Mỹ và Châu Đại Dương, Bảo tàng Lịch sử Nghệ thuật cũng như Bảo tàng khảo cổ vùng Địa Trung Hải. Điều cần lưu ý tại tất cả các bảo tàng nói trên là hầu hết các bộ sưu tập thường trực được xem miễn phí, đổi lại các cuộc triển lãm theo chuyên đề vẫn duy trì việc bán vé vào cửa.
Pháp – Đức thể hiện đoàn kết
tái thiết kinh tế châu Âu hậu Covid-19
Thu Hằng
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đón tiếp tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 29/06/2020 tại văn phòng chính phủ Đức ở Meseberg, gần thủ đô Berlin. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi áp dụng các biện pháp phong tỏa chống dịch Covid-19.
Buổi họp song phương, diễn ra chỉ hai ngày trước khi Đức đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu, còn nhằm thể hiện tình đoàn kết, bắt đầu từ kế hoạch tái thiết của Ủy Ban Châu Âu nhằm đối phó với hậu quả của dịch virus corona. Kế hoạch này bắt nguồn từ ý tưởng của hai nước.
Thông tín viên RFI Pascal Thibaut tổng kết cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo :
“Chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra được một giải pháp, dù con đường còn dài” ». Thủ tướng Đức Angela Merkel, cũng như vị khách mời Emmanuel Macron mong rằng cuộc họp thượng đỉnh châu Âu trong hai ngày 17 và 18/07 cho phép đạt được một thỏa hiệp về kế hoạch tái thiết 750 tỉ euro do Ủy Ban Châu Âu đề xuất và về ngân sách trong trung hạn của Liên Hiệp Châu Âu.
Tổng thống Pháp, cũng như thủ tướng Đức, muốn trấn an các nước được cho là vẫn « dè dặt », như Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển và Áo, rằng họ cũng được lợi nếu đạt được thỏa thuận.
Ông Emmanuel Macron từng cho rằng những nước đó không có lợi khi cản trở kế hoạch tái thiết và nhấn mạnh rằng họ cũng hưởng lợi từ thị trường chung. Nguyên thủ Pháp dường như không muốn đi sâu về gói tài chính được đưa ra.
Bà Angela Merkel, người sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu từ ngày 01/07, vẫn trung thành với truyền thống đàm phán của bà, cho rằng một số thay đổi trong kế hoạch của Ủy Ban Châu Âu sẽ giúp thuyết phục được những nước do dự.
Tuy nhiên, thủ tướng Đức nêu rõ quỹ tái thiết, dù nếu có được sửa đổi, sẽ nhằm trợ giúp những nước bị dịch Covid-19 tác động nặng nề nhất về kinh tế. Bà Angela Merkel cũng nêu rõ là cũng không tổn hại gì khi ngân sách trong kế hoạch tái thiết được các nước thụ hưởng sử dụng để cải cách. Về điểm này, có thể thấy là một hướng giải pháp đang được phác họa : những nước « chần chừ » nay nhấn mạnh đến điều kiện trợ giúp.
Chuyện gì đang xảy ra
giữa Nga, Hoa Kỳ và Afghanistan?
Jonathan MarcusPhóng viên về Quốc phòng và Ngoại giao, Lithuania
Chúng ta phải nghĩ sao về những bài báo xuất hiện trong vài ngày qua rằng nhân viên tình báo quân đội Nga đã trả tiền cho chiến binh Taliban để giết lính Mỹ và có thể các binh lính phương Tây khác?
Những báo cáo này đúng sai thế nào? Những điều bị cáo buộc có thể được chứng minh? Và ý nghĩa thực sự của chúng là gì?
Trước hết, tất cả các bên chính liên quan đều phủ nhận điều này. Chính phủ Nga bác bỏ câu chuyện này ngay lập tức. Taliban cũng vậy.
Và Tổng thống Mỹ Donald Trump thì kịch liệt phủ nhận mọi kiến thức về vấn đề này – với các nguồn tin từ Nhà Trắng nói với báo chí Hoa Kỳ rằng chủ đề này không bao giờ được chuyển đến mức cao tới bàn làm việc của tổng thống hoặc phó tổng thống, vì không có sự đồng thuận trong cộng đồng tình báo về tính xác thực của báo cáo.
Nga phủ nhận trả tiền cho chiến binh Taliban giết binh lính Mỹ
Taliban sẽ làm gì sau khi ký thỏa thuận với Mỹ?
Thỏa thuận Mỹ – Taliban: Mỹ có thể rút dần quân khỏi Afghanistan
Thủ lĩnh phiến quân bị tiêu diệt khi Mỹ và Taliban tìm kiếm thỏa thuận chung
Tuy nhiên, các cơ quan báo chí nghiêm túc của Mỹ đăng tải một loạt các bài tường trình, trích dẫn nhiều nguồn khác nhau, về một đánh giá tình báo rằng các điệp viên Nga đã cung cấp tiền thưởng cho Taliban để tiêu diệt quân đội Mỹ hoặc quân đội liên minh đã có từ tháng Ba; số lượng tiền mặt đáng kể đã bị tịch thu trong các cuộc tấn công của Hoa Kỳ; và rằng một số nhân viên Hoa Kỳ thực ra có thể đã bị giết chết.
Các nguồn tin này cũng chỉ ra rằng đánh giá tình báo nói trên thực sự đã được thông báo ở mức cao nhất, gồm cả việc được đề cập đến trong cuộc họp giao ban tình báo hàng ngày của tổng thống.
Giới phê bình ông Trump – không chỉ là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden – đã nắm bắt các bài báo này để làm nổi bật một lần nữa quan điểm của họ rằng ông Trump không ủng hộ lợi ích của Mỹ.
Nhưng có lẽ thú vị hơn, ngay cả một số thành viên đảng Cộng hòa quan trọng cũng đang đặt câu hỏi – Dân biểu Liz Cheney của tiểu bang Utah nêu câu hỏi không thể tránh khỏi là ai biết về đánh giá này và họ đã biết điều đó khi nào?
Trả miếng?
Nhưng tại sao Nga lại muốn thúc đẩy hành động như vậy? Có khả năng, điều này có nhiều động cơ.
Nga duy trì liên kết chặt chẽ với Taliban vì lý do chính đáng. Moscow thấy sự can dự của Hoa Kỳ vào Afghanistan đang giảm đi. Nga quan tâm sâu sắc về sự trỗi dậy của chủ nghĩa cơ bản Hồi giáo trong khu vực lan rộng theo hướng nước này. Và Nga thấy Taliban là một thành phần có tiềm năng chống lại điều này.
Moscow được cho là đã hỗ trợ các nhà lãnh đạo chủ chốt của Taliban bằng vũ khí và tiền bạc. Và trong khi Moscow duy trì liên kết với chính phủ Afghanistan và theo nghĩa rộng, ủng hộ thỏa thuận hòa bình giả định Afghanistan, nó cũng đang có chính sách đi hàng hai rất hiệu quả, vì lo sợ về bất ổn của Afghanistan trong tương lai.
Nhưng Nga còn đang tiến hành một cuộc chiến “xám” hoặc cuộc chiến âm thầm chống lại phương Tây. Cuộc chiến này được thực hiện qua nhiều mặt: tấn công mạng; chiến dịch đưa tin giả; can thiệp vào bầu cử; tài trợ cho những kẻ cực đoan ở các nước phương Tây và v.v…
Đôi khi, điều này thậm chí còn dẫn đến những hành động trực tiếp: ví dụ việc sử dụng độc dược thần kinh để ám sát một cựu sĩ quan tình báo Nga ở Salisbury của Anh và một cuộc tấn công toàn diện của các nhà thầu quân sự Nga vào căn cứ Mỹ ở Syria ,trong đó các cuộc không kích của Mỹ được báo cáo đã giết chết một số người Nga đáng kể.
Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã thông minh ra từ mọi sự phẫn nộ nhận thức được kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Tất nhiên, chính sự ủng hộ của Hoa Kỳ với các máy bay chiến đấu bất thường ở Afghanistan đã góp phần buộc Moscow phải rút khỏi Afghanistan trong thập niên 1980.
Và có những ý kiến cho rằng một số người trong hệ thống lãnh đạo của Nga có thể không phản đối việc trả miếng người Mỹ cho cả những thất bại trong quá khứ và gần đây.
Sự mơ hồ
Sự kiện này cũng chiếu ánh sáng rõ ràng vào hiện trạng của mối quan hệ Mỹ-Nga. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Moscow đang chịu một loại bệnh tâm thần phân liệt.
Một mặt, Mỹ cảnh giác với sự hiện đại hóa hạt nhân của Nga và nghi ngờ các kế hoạch rộng lớn hơn của Nga ở Trung Đông và các nơi khác; nhưng mặt khác, chính quyền này chấp nhận một cách kỳ lạ sự bác bỏ của Nga, ví dụ liên quan đến cáo buộc xâm nhập vào chiến dịch bầu cử của Hoa Kỳ.
Phần lớn sự mơ hồ này liên quan đến chính Tổng thống Trump, người mà nhiều người cho là khá ngưỡng mộ các nhà lãnh đạo độc tài, mạnh mẽ.
Và vì thế, việc xử lý báo cáo tình báo này đưa ra một ánh sáng khác về toàn bộ quá trình chính sách đối ngoại của chính quyền Trump.
Điều này sẽ tăng thêm sức nặng cho những chỉ trích Trump từ cả phe Dân chủ và những người Cộng hòa cứng rắn hơn, như cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, những người lập luận theo cách khác nhau rằng không có định hướng chiến lược, không có tư duy tham gia và không có sự lãnh đạo từ đỉnh.
Đây là một câu chuyện tế nhị và nó sẽ không nhanh biến mất. Nếu thậm chí chuyện này chỉ đúng một phần, và bất kỳ cái chết nào của người Mỹ có thể được quy cho việc trả tiền thưởng của người Nga, thì nó sẽ đánh dấu một điểm thấp mới trong quan hệ Nga – Mỹ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Việc chuyện này xuất hiện giữa chiến dịch tái tranh cử mà ông Trump đang phải đối phó với mức ủng hộ đang bị sút giảm nặng nề giữa đại dịch Covid-19 và các cuộc biểu tình của Black Lives Matter khiến nó thêm phần quan trọng.
Vì ở đây có một yếu tố mà bạn bè và kẻ thù của Washington cùng phải quan tâm: Rất có thể Tổng thống Trump sẽ thất bại trong việc tái tranh cử. Ngoài các tác động y tế, xã hội và kinh tế mạnh mẽ của đại dịch, có rất nhiều điều đang xảy ra.
Nga và Trung Quốc đang tìm cách khẳng định mình là cường quốc trong khu vực, mặc dù tham vọng của Bắc Kinh có thể tiến xa hơn. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang xem xét việc sáp nhập lãnh thổ ở Bờ Tây.
Chính phủ Anh đang tìm cách nhận ra lợi ích của Brexit và đổi thương hiệu cho chính sách đối ngoại của mình dưới biểu ngữ “Toàn cầu Anh”.
Trong vài tháng tới, kế hoạch của tất cả các diễn viên này sẽ phải tính đến việc sẽ có hai chính quyền Hoa Kỳ: một chính quyền hiện tại và một chính quyền khác có thể sẽ tiếp quản vào tháng Giêng.
Và một chính quyền của Biden có nhiều khả năng sẽ tố cáo Nga hơn nếu câu chuyện tiền thưởng Afghanistan cuối cùng được chứng minh là sự thật.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53230930
Tại sao tình hình dịch Covid-19 ở Nga
lại xảy ra sự đảo ngược bất ngờ?
Thiện Lành
Tian Yun, cộng tác viên cho tờ The Epoch Times đã có bài phân tích về việc tại sao ban đầu nước Nga có rất ít người nhiễm virus Vũ Hán, nhưng sau đó số người nhiễm bệnh lại tăng lên và đến nay số người nhiễm Covid-19 ở Nga đã cao thứ 3 thế giới. Sau đây là phần chuyển ngữ sang tiếng Việt bài viết của bà đăng trên tờ The Epoch Times.
Hai quan chức cấp cao của Nga là Thủ tướng Mikhail Mishustin và Bộ trưởng Văn hóa Olga Ljubimova cũng đã cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán. Sự phát triển đại dịch ở Nga có phần bất ngờ. Điều gì đã gây ra sự gia tăng mạnh mẽ các ca nhiễm Covid-19 ở Nga?
Nga đã áp dụng các biện pháp nhanh chóng và quyết đoán khi bắt đầu đại dịch. Vào ngày 31/1, Nga đã đóng 16 cửa khẩu biên giới với Trung Quốc và ngừng cấp thị thực điện tử cho Trung Quốc đại lục. Chính quyền Nga cũng đã dừng hoàn toàn các chuyến tàu đi và đến Trung Quốc và Triều Tiên. Các hãng hàng không lớn bị đình chỉ hoặc giảm đáng kể các chuyến bay giữa Trung Quốc và Nga.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã từng mô tả các biện pháp kiểm soát đại dịch ở Nga nhằm cô lập khỏi Trung Quốc là thuộc dạng nghiêm ngặt nhất. Chính nhờ động thái nghiêm ngặt này, tính đến ngày 16/3, trên toàn nước Nga, chỉ có ít hơn 100 ca nhiễm được xác định.
Tuy nhiên, thời gian tốt đẹp không kéo dài. Sau một thời gian cô lập khỏi Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Nga bắt đầu khôi phục mối quan hệ với chính quyền nước này, ca ngợi Trung Quốc và ủng hộ hợp tác. Kể từ đó, số lượng các ca nhiễm Covid-19 tại Nga đã tăng lên nhanh chóng, và có một sự gia tăng mạnh trong tháng Tư. Đầu tháng 5, hơn 10.000 ca nhiễm Covid-19 đã được báo cáo mỗi ngày trong mười ngày liên tiếp.
Tôi nghĩ rằng chính lập trường ủng hộ chính quyền Trung Quốc của Nga đã khiến cho hệ thống phòng thủ Covid-19 của họ bị sụp đổ.
Thái độ của Nga trong việc kiểm soát đại dịch viêm phổi Vũ Hán
Tổng thống Putin đã có ba cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi virus Vũ Hán bắt đầu lan rộng ra bên ngoài Trung Quốc. Cả Văn phòng Tổng thống Nga và Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc đều đưa tin về ba cuộc trò chuyện này.
Cuộc điện thoại đầu tiên vào ngày 19/3 thực sự là một cuộc liên lạc chậm trễ giữa hai nước, vì ông Tập đã nói chuyện với hơn một chục nhà lãnh đạo các nước trước cuộc trò chuyện với ông Putin. Hành động nhanh chóng của Nga trong việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc, cũng như thể hiện thái độ lạnh lùng với nước này, có thể là lý do thực sự cho sự chậm trễ.
Nói về cuộc điện đàm ngày 19/3 giữa hai vị lãnh đạo, Tân Hoa Xã tuyên bố trong một thông cáo báo chí rằng, ông Putin đánh giá cao những nỗ lực của Trung Quốc trong việc chống lại đại dịch Covid-19, nói rằng Trung Quốc là một “ví dụ điển hình” cho cộng đồng quốc tế về phòng chống dịch bệnh. Nga hy vọng sẽ tiếp tục mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau với Trung Quốc trong việc chống lại đại dịch, đồng thời, hy vọng mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Trung Quốc sẽ trở nên sâu sắc hơn.
Về phía Nga, nói về cuộc điện đàm ngày 19/3, thông báo bằng tiếng Anh từ trang web chính thức của Văn phòng Tổng thống Nga tuyên bố: “Phía Nga đánh giá cao kết quả đạt được của lãnh đạo Trung Quốc và người dân Trung Quốc trong việc chống lại sự lây lan của căn bệnh này”.
Vào ngày 16/4, ông Tập và ông Putin đã có cuộc điện đàm lần thứ hai. Tân Hoa Xã đưa tin, trong cuộc điện đàm, ông Putin nói rằng một số người đã cố gắng “bôi nhọ” Trung Quốc khi nói về nguồn gốc của virus, và “Nga sẵn sàng tiếp tục tăng cường trao đổi, hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực như việc chống lại đại dịch”.
Nói về cuộc điện đàm lần 2, văn phòng Tổng thống Nga cho biết: “Hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại mối đe dọa toàn cầu này là bằng chứng rõ ràng hơn về bản chất đặc biệt của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga – Trung. Hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực này…. Vladimir Putin ca ngợi những hành động nhất quán và hiệu quả nhằm ổn định tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng việc cáo buộc Trung Quốc chậm trễ trong việc tiết lộ thông tin cho thế giới về sự lây nhiễm nguy hiểm này là phản tác dụng”.
Vào ngày 8/5, ông Tập đã chúc mừng ông Putin nhân kỷ niệm 75 năm (ngày 9/5) chiến thắng “cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại” của liên bang Xô Viết. Tân Hoa Xã đưa tin rằng, ông Putin đã đề cập về việc có “một số lực lượng đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch. Nga phản đối hành vi của họ và sẽ đứng vững với Trung Quốc”. Tuy nhiên, không thấy có tuyên bố như vậy từ Văn phòng Tổng thống Nga.
Mặc dù hai bên khác nhau trong tuyên bố của họ về nội dung ba cuộc điện đàm, nhưng lập trường của ông Putin chắc chắn đã giúp chính quyền Trung Quốc trong giai đoạn khó khăn. Hiện tại, trong số các quốc gia có ảnh hưởng, ông là nhà lãnh đạo duy nhất công khai lên tiếng phản đối Hoa Kỳ đã “đổ lỗi” cho sự hoành hành của dịch bệnh trên toàn thế giới là do chính quyền Trung Quốc bưng bít thông tin. Khi chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với sự lên án của toàn thế giới, sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ Nga có ý nghĩa rất lớn.
Hãy nhìn vào dòng thời gian. Đại dịch Covid-19 ở Nga trở nên tồi tệ từ cuối tháng 3, trùng với lời khen ngợi và ủng hộ của ông Putin đối với chính quyền Trung Quốc. Đây có lẽ không phải là chuyện ngẫu nhiên.
Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga
Bộ trưởng Ngoại giao của các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) đã tổ chức một hội nghị trực tuyến vào ngày 28/4 để bàn cách chống dịch Covid-19. Bộ Ngoại giao Nga đã công bố các tuyên bố và câu trả lời cho các câu hỏi đến từ truyền thông của Bộ trưởng, ông Sergey Viktorovich Lavrov.
Nói về vai trò của WHO, ông Lavrov cho biết: “Chúng tôi cho rằng WHO là một tổ chức cực kỳ quan trọng, hiện đã trở thành một nền tảng tuyệt vời để thu thập thông tin và sự kiện từ nhiều quốc gia khác nhau….Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ WHO bất kể các quốc gia khác có thể có những ý kiến về các hoạt động của WHO”.
Ông cho biết: “Theo đánh giá của chính phủ Nga về sự tương tác giữa Nga và Trung Quốc trong việc chống lại virus corona, chúng tôi tin rằng việc này xứng đáng được đánh giá cao. Ngay từ đầu, chính phủ Nga đã hỗ trợ cho thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc và tôi hy vọng Chính phủ Nga đã đóng góp cho Trung Quốc vượt qua mối đe dọa này khá nhanh. Bây giờ Bắc Kinh đang giúp tất cả mọi người, kể cả nước Nga trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus này”.
Ai cũng biết rằng WHO đã hành động như một con rối của chính quyền Trung Quốc trong việc xử lý đại dịch toàn cầu. Đóng vai trò là con rối cho Bắc Kinh, WHO đã gây ra sự chậm trễ nghiêm trọng trong phòng chống đại dịch trên toàn cầu. Tuy nhiên, ông Lavrov đã nói rất nhiều về WHO và ca ngợi sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga. Tuyên bố của ông là một sự thừa nhận mạnh mẽ về mối quan hệ thân thiết giữa Nga và Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Nga đã tích cực tạo mối quan hệ thân thiết với phương Tây và để ĐCSTQ sang một bên. Cho đến cuối năm 1992, Trung Quốc và Nga đã khôi phục các tương tác ngoại giao và thương mại thông thường.
Khi ông Putin lên nắm quyền vào năm 2001, Nga và Trung Quốc đã ký “Hiệp ước hữu nghị Trung – Nga năm 2001”, nhằm thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng. Đến năm 2010, hai nước đã xác nhận họ đã tiến tới “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, các tương tác giữa Bắc Kinh và Moscow trở nên thường xuyên hơn. Vào tháng 7/2017, hải quân Trung Quốc và Nga đã tổ chức cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên ở biển Baltic. Vào tháng 9/2018, lần đầu tiên Trung Quốc tham gia cuộc tập trận quân sự hàng năm của Nga có tên mã là “Phương Đông 2018” (Vostok-18). Những hành động này đã thu hút sự chú ý của thế giới.
Kết luận
Trong những năm gần đây, về bề mặt, Nga tỏ thái độ không mấy thân thiết với Bắc Kinh, nhưng về cơ bản, chính phủ Nga vẫn duy trì mối quan hệ đối tác chặt chẽ với ĐCSTQ. Moscow thường đứng về phía ĐCSTQ trong các vấn đề liên quan đến nhân quyền và không bảo vệ công lý. Ví như, mấy năm gần đây, các quan chức Nga đã kiềm chế và cản trở các hoạt động của các học viên Pháp Luân Công tại Nga. Đồng thời, Nga đã đưa ra một lựa chọn rất không khôn ngoan trong việc ủng hộ chính quyền Trung Quốc về xử lý đại dịch.
Bắc Kinh thường khoe khoang về sự tin cậy lẫn nhau, sự hợp tác và giá trị chiến lược giữa Trung Quốc và Nga. Trên thực tế, mối quan hệ này được thúc đẩy bởi những lợi ích vô đạo đức và lệch khỏi các giá trị phổ quát, mờ ám và xấu xa. Đối với bất kỳ chính phủ nào, có mối quan hệ tốt với ĐCSTQ sẽ chỉ mang lại những rắc rối vô tận. Sự đảo ngược bất ngờ về tình hình dịch bệnh ở Nga đã chứng minh cho điều đó.
Bài viết được đăng trên trang The Epoch Times ngày 16/6, thể hiện quan điểm riêng của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
Iran ban lệnh bắt giữ Tổng thống Trump,
đặc phái viên Hoa Kỳ nói: ‘Mánh khóe tuyên truyền’
Vào ngày 29/6, đối với sự kiện quân đội Hoa Kỳ đã giết chết chỉ huy hàng đầu Qassem Soleimani của Iran, nước này đã ban lệnh bắt giữ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cùng 35 người khác. Việc này đang dấy lên sự chú ý. Ông Brian Hook, đặc phái viên Hoa Kỳ phụ trách về các vấn đề Iran, đã đáp trả rằng đây là thủ thuật tuyên truyền của Iran.
Chính quyền Iran đã ban hành lệnh bắt giữ, đồng thời cũng yêu cầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) hỗ trợ bắt giữ Tổng thống Donald Trump và những người khác.
Tại Riyadh, thủ đô của Ả-rập Xê-út, đặc phái viên Hoa Kỳ về các vấn đề Iran – ông Hook, cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Ả-rập Xê-út đã nói: “Đánh giá của chúng tôi là Interpol sẽ không can thiệp và sẽ không đưa ra lệnh truy nã đỏ vì sự việc mang tính chính trị”.
Ông Hook nói rằng động thái của Iran dựa trên bản chất chính trị và không liên quan gì đến an ninh quốc gia, hòa bình quốc tế hay thúc đẩy sự ổn định … “Đây là một chiến thuật tuyên truyền của Iran và sẽ không ai coi trọng điều đó”.
Theo hãng tin AP đưa tin, sau khi nhận được yêu cầu của Iran, Interpol đã tổ chức một cuộc họp ủy viên. Sau đó, Interpol đã trả lời rằng họ sẽ không xem xét yêu cầu của Iran vì các nguyên tắc chỉ đạo của tổ chức cấm mọi hoạt động hoặc can thiệp có mang tính chính trị.
Vào ngày 3/1, Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc không kích bằng máy bay không người lái tại sân bay quốc tế Iraq Baghdad và giết chết nhân vật cấp cao số 2 của Iran, tướng Soleimani. Chính quyền Iran đã đe dọa sẽ trả đũa.
Washington cáo buộc Soleimani lên kế hoạch cho một loạt các cuộc tấn công vào quân đội Mỹ ở Iraq. Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, ông O’Brien nói sau khi tiêu diệt Soleimani rằng, hành động có tính quyết định của Tổng thống Trump khi hạ lệnh tiêu diệt Soleimani là để bảo vệ người Mỹ và ngăn chặn
đổ máu thêm. Đây là một hành động phòng vệ. Nếu không có bất kỳ hành động nào, người Mỹ sẽ đối mặt với nguy hiểm lớn hơn.
Theo lời giải thích của ông O’Brien, trước khi bị tiêu diệt, ông Soleimani đã từ Damascus ở Syria đến Iraq, và có kế hoạch tiến hành nhiều cuộc tấn công ở đó vào quân đội và các nhà ngoại giao Mỹ. Do đó, cuộc không kích này nhằm mục đích phá tan các cuộc tấn công do Soleimani lên kế hoạch.
Ông O’Brien cho biết Soleimani đã tấn công người Mỹ trong một thời gian dài. Ít nhất 600 người Mỹ đã bị sát hại bởi các thiết bị nổ cài đặt; rất nhiều người Mỹ bị thương và mất tay, chân. Tất cả là do các hành động của Soleimani lên kế hoạch.
Minh Thanh
Theo Epoch Times
Nhật phản đối
Nam Hàn tham gia cuộc họp mở rộng của nhóm G7
Tin Tokyo, Nhật Bản – Theo bản tin từ Bloomberg, chính phủ Nhật vào thứ Hai, 29 tháng 6, đã phản đối kế hoạch của Tổng Thống Trump, vốn định mời Nam Hàn tham gia hội nghị mở rộng của nhóm các nước G7 trong năm nay. Tokyo đã nói với Hoa Kỳ rằng nước này phản đối sự tham gia của Nam Hàn, do các khác biệt chính sách liên quan đến Trung Cộng và Bắc Hàn. Ngoài ra, Nhật cũng muốn duy trì vị thế là nước châu Á duy nhất trong nhóm G7.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga, nói trước các phóng viên rằng việc duy trì hiện trạng của G7 là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, ông Suga cũng thêm rằng, việc sắp xếp cuộc họp G7 sắp tới sẽ tùy thuộc vào Hoa Kỳ, nước chủ trì hội nghị năm nay.
Tổ chức G7 lâu nay vẫn thường mời các nước khác cùng dự hội nghị của nhóm với tư cách khách mời. Quan hệ giữa Nhật và Nam Hàn đã giảm xuống mức thấp nhất trong những năm gần đây, do các tranh chấp liên quan đến thời Nhật đô hộ bán đảo Triều Tiên từ 1910 đến 1945.
Vào tháng 5 vừa qua, Tổng Thống Trump cho biết ông đang cân nhắc mời Nga, Nam Hàn, Úc, và Ấn Độ, tham gia hội nghị G7 mở rộng cùng 7 nước thành viên, vì cho rằng cách thiết lập hiện nay của tổ chức đã lạc hậu.
Tổng Thống Trump nói hội nghị có thể diễn ra vào tuần lễ trước hoặc sau kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, vốn dự kiến tổ chức qua mạng từ ngày 15 đến 30 tháng 9. Một số nước đã phản đối việc mời Nga tham dự hội nghị G7, do Nga đã bị tẩy chay sau vụ sát nhập bán đảo Crimea năm 2014. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/nhat-phan-doi-nam-han-tham-gia-cuoc-hop-mo-rong-cua-nhom-g7/
Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh
được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức
Sáng thứ Ba, tin từ Bắc Kinh bắt đầu được báo: Trung Quốc đã duyệt luật an ninh mới ở Hong Kong.
Luật này hình sự hóa bất kỳ hành động ly khai, lật đổ, khủng bố hoặc thông đồng với các lực lượng nước ngoài.
Và chỉ sau ít phút, tác động của nó được thấy rõ. Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hong Kong bắt đầu bỏ cuộc vì lo sợ luật mới cũng như sự trừng phạt mà luật này cho phép.
Sau đây là một số phản ứng của các nhà hoạt động, các chính phủ nước ngoài và các nhóm vận động.
Joshua Wong
Tổng thư ký và sáng lập viên của nhóm ủng hộ dân chủ Demoisto, và nhân vật chủ chốt trong phong trào Dù vàng 2014
“[Luật này] đánh dấu sự chấm hết cho Hong Kong mà thế giới từng biết trước đây, ” Wong nói, sau khi tuyên bố anh sẽ rời Demosisto.
“Từ nay trở đi, Hong Kong bước vào kỷ nguyên mới của sự ngự trị của khủng bố, cũng như thời Khủng bố Trắng của Đài Loan, với những phiên xét xử độc đoán, nhà tù đen tối, phiên tòa bí mật, tự thú cưỡng ép, báo chí bị kiểm soát, và kiểm duyệt chính trị.
“Với quyền lực lớn và đạo luật không được viết rõ ràng, thành phố này sẽ trở thành nơi hoạt động của công an chìm. Người biểu tình Hong Kong giờ đây phải đối mặt với khả năng rất lớn là bị dẫn độ sang các tòa Trung Quốc để xét xử và chịu án chung thân.”
Nathan Law
Chủ tịch sáng lập của Demosisto, cựu lãnh đạo sinh viên
Trên Facebook, anh Law nói luật này đánh dấu sự khởi đầu của một “cuộc cách mạng văn hóa đổ máu”.
Tuy nhiên, mặt dù bỏ Demosisto, anh nói anh sẽ gtieeps tục đấu tranh cho dân chủ “với tư cách cá nhân”.
Anh viết thêm trên Twitter: “Hãy mạnh mẽ, các bạn của tôi. Người Hong Kong sẽ không bỏ cuộc.”
Vài giờ sau khi Nathan Law, Joshua Wong và một số người khác rời Demosisto, nhóm này thông báo họ sẽ giải thể hẳn. “Chúng ta sẽ gặp lại nhau,” nhóm này viết.
Mặt trận Quốc gia Hong Kong
Tổ chức ủng hộ độc lập
Chỉ ít phút sau khi luật được thông qua, tổ chức này viết trên Twitter rằng họ sẽ giải thể ở Hong Kong, nhưng sẽ tiếp tục hoạt động ở nước ngoài. Tổ chức này được cho là có chi nhánh ở Đài Loan và Anh quốc.
Người phát ngôn của tổ chức ở Hong Kong, Baggio Leung – người từng là nghị viên trong một thời gian ngắn hồi 2016 – cũng sẽ rời đi.
Nhưng tổ chức nói việc họ ngưng hoạt động ở Hong Kong không có nghĩa cuộc đấu tranh đã kết thúc. “Hôm nay không phải là điểm cuối cùng,” họ nói.
Ân xá Quốc tế
“Từ nay, Trung Quốc sẽ có quyền áp đặt luật của họ với bất kỳ nghi phạm nào họ chọn,” Joshua Rosenzweig, người đứng đầu đội Ân xá Quốc tế Trung Quốc nói.
“Việc chính quyền Trung Quốc thông qua luật này dù người dân Hong Kong không được xem nói lên nhiều điều về ý định của họ.
“Mục tiêu của họ là điều hành Hong Kong bằng nỗi sợ từ thời điểm này trở đi.”
Chính quyền Đài Loan
“Động thái này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do, nhân quyền và ổn định của Hong Kong,” người phát ngôn của nội các Evian Ting nói. Chính phủ Đài Loan cảnh báo công dân họ về rủi ro lớn hơn khi đi Hong Kong.
“Chính phủ Đài Loan kịch liệt lên án [động thái này] và tái khẳng định sự ủng hộ cho người dân Hong Kong trong lúc họ nỗ lực cho dân chủ và tự do.”
Carrie Lam
Đặc khu trưởng Hong Kong, phát biểu trước khi luật được thông qua.
“Chúng ta không cần phải lo lắng,” bà Lam nói hồi tháng Năm.
“Trong 23 năm qua, mỗi khi mọi người lo lắng về quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt và biểu tình ở Hong Kong, Hong Kong lại chứng tỏ chúng ta vẫn tôn trọng và gìn giữ những giá trị đó.
“Những giá trị cốt lõi về pháp quyền, sự độc lập của tư pháp, những quyền và sự tự do khác nhau mà người dân được hưởng, sẽ tiếp tục ở Hong Kong,” bà nói thêm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53234048
Trung Quốc
thông qua luật an ninh quốc gia Hong Kong
Trung Quốc đã thông qua đạo luật an ninh gây tranh cãi mang lại cho họ quyền lực mới đối với Hong Kong, làm sâu sắc thêm mối quan ngại về các quyền tự do của thành phố này.
Tháng trước Trung Quốc tuyên bố sẽ áp đặt luật an ninh quốc gia, trong đó hình sự hóa bất kỳ hành động ly khai, lật đổ, khủng bố hoặc thông đồng với các lực lượng nước ngoài.
Động thái này được đưa ra sau các cuộc biểu tình dần dà trở nên bạo động vào năm ngoái – nổ ra do một đạo luật khác – trở thành một phong trào dân chủ.
TQ phong tỏa 400.000 người sau khi virus tăng đột biến
Kiểm duyệt của Trung Quốc bóp nghẹt báo chí Hong Kong thế nào?
7 cách truyền thông TQ khống chế tin tức về Hong Kong
Giới chỉ trích lo ngại luật mới có thể là mối đe dọa lớn hơn đối với bản sắc của Hong Kong.
Họ cảnh báo luật này sẽ làm suy yếu nền độc lập tư pháp của Hong Kong và phá hủy các quyền tự do của thành phố, vốn không tồn tại ở Trung Quốc đại lục.
Hong Kong được Anh trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997, nhưng với một thỏa thuận duy nhất về đảm bảo các quyền tự do nhất định.
Dự luật an ninh quốc gia đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình ở Hong Kong và thu hút sự lên án quốc tế kể từ khi được Bắc Kinh công bố vào tháng Năm.
Nhưng Trung Quốc nói rằng luật này cần thiết để xử lý các hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài – đồng thời bác bỏ những lời chỉ trích mà họ gọ là can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Luật an ninh đã được thông qua nhanh chóng để có hiệu lực trước thứ Tư, đánh dấu kỷ niệm ngày Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc. Ngày này thường được đánh dấu bằng các cuộc biểu tình chính trị quy mô lớn.
Luật an ninh quốc gia đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc nhất trí thông qua vào sáng thứ Ba và dự kiến sẽ được bổ sung vào Luật cơ bản của Hong Kong cuối ngày 30/6.
Một trong những nhà hoạt động nổi tiếng nhất của Hong Kong, Joshua Wong, đã phản ứng bằng cách nói rằng anh sẽ rời khỏi đảng ủng hộ dân chủ Demosisto mà anh hiện là thủ lĩnh.
Các nhà hoạt độn Nathan Law và Agnes Chow cũng nói sẽ rời khỏi đảng này.
Luật an ninh quốc gia là gì?
Trung Quốc chưa chính thức xác nhận luật an ninh quốc gia đã được thông qua, và văn bản của dự luật cũng chưa được công khai, nhưng một số chi tiết đã được tiết lộ.
Luật này quy định tội hình sự đối với bất kỳ hành động ly khai, lật đổ chính quyền trung ương, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các lực lượng bên ngoài.
Một văn phòng an ninh quốc gia mới ở Hong Kong sẽ giải quyết các trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia, nhưng cũng sẽ có các quyền hạn khác như giám sát giáo dục về an ninh quốc gia trong các trường học ở Hong Kong.
Chính phủ Hong Kong sẽ được yêu cầu thực hiện hầu hết các biện pháp cưỡng chế theo luật mới, nhưng Bắc Kinh sẽ có thể bác bỏ chính quyền Hong Kong trong một số trường hợp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53230916
Trung Quốc tự tin đủ sức đối phó với Mỹ
ở biên giới Ấn Độ và Biển Đông
Minh Anh
Biên giới Ấn – Trung căng thẳng, Biển Đông dậy sóng vì những tranh chấp lãnh hải. Ở những nơi này đều thấp thoáng nguy cơ xung đột Mỹ – Trung. Báo mạng EurAsian Times ngày 29/06/2020 đặt câu hỏi : Liệu Bắc Kinh có sẵn sàng đối mặt với Hoa Kỳ tại Biển Đông và biên giới Ấn – Trung hay không ?
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang làm cho tình hình ở châu Á thêm nóng bỏng. Tại Biển Đông, ngay sau khi ASEAN khẳng định UNCLOS là cơ sở để giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, Bắc Kinh ra thông báo tổ chức tập trận trong năm ngày từ 01-05/07 ở quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, Hoa Kỳ lần đầu tiên điều ba hàng không mẫu hạm đến tập trận cũng tại khu vực Biển Đông trong những ngày qua.
Xa hơn một chút ở Nam Á, cuộc đàm phán nhằm hạ nhiệt căng thẳng ở biên giới Ấn – Trung trên dãy Himalaya sau vụ đụng độ đẫm máu giữa quân đội hai bên hôm 15/06 đang bước vào vòng thứ ba. Trong khi chờ đợi, cả hai bên ồ ạt gởi quân tăng viện đến biên giới. Trung Quốc thông báo điều chiến đấu cơ Su-30 và oanh tạc cơ H-6. Để đáp trả, Ấn Độ cho triển khai dàn tên lửa phòng không Akash trên khu vực Ladakh.
Trong cuộc xung đột biên giới Ấn – Trung này lại thấp thoáng bóng dáng Mỹ. Giới chuyên gia Trung Quốc khẳng định những chuyển động này của Ấn Độ diễn ra ngay sau tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cho rằng Hoa Kỳ sẽ giảm bớt quân số ở Đức và điều sang triển khai tại những nơi khác nhằm « đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc nhắm vào Ấn Độ và các nước Đông Nam Á ».
Từ những quan sát trên, Bắc Kinh cho rằng Washington chỉ dùng New Dehli như một quân bài chiến lược để chống Trung Quốc khi kích động phe chủ nghĩa dân tộc. Giới quân sự Trung Quốc không loại trừ khả năng Hoa Kỳ dùng chiến thuật gởi lực lượng đến hỗ trợ Ấn Độ và chống các đội quân Trung Quốc ở Biển Đông, sao cho New Dehli có thể tiếp tục gia tăng các cuộc giao tranh và kềm chân Trung Quốc ở biên giới.
Đây sẽ là một sự ảo tưởng nếu tin vào một kịch bản như thế, giới chuyên gia Trung Quốc cảnh báo. The EurAsian Times dẫn lời ông Wei Dongxu, chuyên gia quân sự, khẳng định Hoa Kỳ chỉ sẽ lợi dụng tình thế để kềm chế Trung Quốc và sẽ chẳng bao giờ chốt quân ở biên giới Ấn Độ.
Chiến lược vây hãm Trung Quốc này của Mỹ được cho là quá kém. Bất chấp các căng thẳng biên giới Ấn – Trung và những cuộc đối đầu ở Biển Đông, nguy cơ xảy ra một cuộc chiến toàn diện là rất thấp. Thế nên, các chuyên gia quân sự Trung Quốc khi trả lời báo mạng EurAsian Times tỏ vẻ tự tin về khả năng có thể đối đầu với Mỹ trên tất cả các mặt trận nhờ vào các chiến lược răn đe của quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Chỉ có điều, chưa có lúc nào tinh thần bài Trung Quốc trên thế giới mạnh mẽ như lúc này kể từ vụ đàn áp đẫm máu phong trào Thiên An Môn năm 1989. Sau việc để đại dịch Covid-19 bùng phát lan rộng ra khắp thế giới, chính sách ngoại giao hung hăng, những hành động gây hấn ở biên giới với Ấn Độ và nhất là thái độ quyết đoán độc chiếm Biển Đông càng làm cho tinh thần bài Trung Quốc càng lớn.
Điển hình là lần đầu tiên, ASEAN đưa ra một lập trường cứng rắn về các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông khi khẳng định UNCLOS là cơ sở để giải quyết các bất đồng. Câu hỏi đặt ra : Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một liên minh quân sự Ấn Độ và Hoa Kỳ thật sự được hình thành ? Với giới chuyên gia Trung Quốc, đây có lẽ sẽ là một cơn ác mộng chiến lược cho Bắc Kinh.
Người TQ có lẽ chưa đọc ‘Đắc nhân tâm’
Đó là nhận xét của nhà nghiên cứu Mark Beeson về Trung Quốc, đăng trên tạp chí Interpreter của Viện Lowy (Úc).
“Cách đây gần một thế kỷ, Dale Carnegie đã đạt được danh tiếng thế giới với cuốn sách Đắc nhân tâm. Tôi không rõ nó đã được dịch sang tiếng Trung chưa, nhưng tôi đoán Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa bao giờ đọc nó. Có lẽ ông ấy nên đọc. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc hiện đang dạy thế giới một bài học lớn trong việc làm thế nào để người khác xa lánh và báo động ngay cả những người không sinh ra để thù địch với Cộng hòa Nhân dân (Trung Hoa)”, ông Beeson viết.
Theo tác giả, có thể khó tin và khó nhớ, nhưng chỉ mười năm trước, chúng ta đều nói về sự nổi lên đáng ngạc nhiên và hiệu quả của cái goik là “sự gây hấn quyến rũ” từ Trung Quốc. Giới tinh hoa hoạch định chính sách của Trung Quốc đã thể hiện sự khéo léo và tinh tế bất ngờ, đặc biệt là liên quan đến Đông Nam Á, khu vực đang lo lắng liệu sự trỗi dậy bất ngờ của Trung Quốc là mối đe dọa hay cơ hội.
Đó chính xác là tình trạng khó xử tương tự của các chính phủ Úc trong thập kỷ qua. Hậu quả đang lộ diện: Trung Quốc trong chế độ mới quyết đoán, hung hăng hơn rõ ràng là một mối nguy hiểm, theo nhiều nhà bình luận chiến lược của Úc. “Và chúng ta phải hành động tương ứng”, ông Beeson viết.
Không thể biết nội dung các cuộc thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách cấp cao ở Bắc Kinh, người ta chỉ có thể đoán đây không phải là kết quả mà họ hy vọng khi họ quyết định ngừng “thao quang dưỡng hối” (náu mình chờ thời) như nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình từng khuyên. Có lẽ tất cả họ đã đọc về tác động được cho là bình định và hạn chế của sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và cho rằng các nước như Úc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận sự tổn thương và hành xử phù hợp.
Nhưng nếu một quốc gia phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc như Úc có thể cưỡng lại, thì phần còn lại của thế giới, những nơi không phụ thuộc, có thể như vậy nếu họ tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập Cận Bình? Hiện nay có rất nhiều thảo luận về sự nguy hiểm của bẫy nợ và chủ nghĩa thực dân mới cũng như về những lợi ích của cơ sở hạ tầng.
Có lẽ ở Trung Quốc khá thiếu vắng các cuộc tranh luận nội bộ và khiến các nhà hoạch định chính sách của họ đánh giá thấp tầm quan trọng của họ ở nơi khác, đặc biệt là những nước thể chế hoàn toàn khác biệt. Kết quả là, Trung Quốc ngày càng yêu thích dùng quyền lực hơn là thuyết phục, thích quả quyết hơn là cam đoan. Tác động đang trở nên rõ ràng xung quanh khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Thật vậy, các hành động của Trung Quốc đang đẩy Ấn Độ vào vòng tay của Mỹ.
Có lẽ một trong những hậu quả của những thời kỳ đặc biệt rắc rối là các cường quốc cho rằng sức mạnh mềm có rất ít giá trị. Đánh giá từ hành động, có thể thấy ông Trump rõ ràng tin tưởng vào điều đó. Nhưng nhiều người trong chúng ta đã bắt đầu nghĩ rằng Trung Quốc là một chủ thể chính sách đối ngoại
ngày càng gắn bó và tinh vi, nhận ra tầm quan trọng của việc vun đắp quan hệ quốc tế. Thật vậy, Trung Quốc nổi tiếng là không khoan dung ở trong nước, nhưng giới tinh hoa kinh doanh trên khắp thế giới có thể ngẩng cao đầu và kiếm được nhiều tiền.
Ngay cả những nhà bình luận bảo thủ, những người lập luận rằng các nhà tư tưởng chiến lược của Trung Quốc đang chơi một trò chơi dài được thiết kế để đạt đến đỉnh cao thống trị toàn cầu, cũng có vẻ không còn tự tin trong những ngày này. Ngược lại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đã phung phí sức mạnh mềm hạn chế và khó giành được, vì những lý do vẫn còn khá bí ẩn.
Một trong những lời khuyên vượt thời gian của Dale Carnegie về cách giành chiếm lòng tin của bè bạn là thừa nhận bạn sai nếu bạn bỏ cuộc.
Có lẽ đó là lý do tại sao cuốn sách của ông không phải là cuốn sách bán chạy nhất ở vùng đất mà sự mất mặt dường như còn quan trọng hơn cả sự mất ảnh hưởng.
http://biendong.net/bien-dong/35537-nguoi-tq-co-le-chua-doc-dac-nhan-tam.html
Tìm thấy chủng virus cúm
‘có khả năng gây đại dịch’ ở Trung Quốc
Michelle RobertsBTV Y tế, BBC News online
Một chủng cúm mới có khả năng trở thành đại dịch đã được các nhà khoa học phát hiện ở Trung Quốc.
Chủng cúm này mới xuất hiện gần đây và được thấy ở lợn, nhưng có thể lây sang người, các nhà khoa học nói.
Họ lo ngại chủng này có thể biến dạng thêm và lây lan dễ dàng từ người sang người, và gây ra một đại dịch toàn cầu.
Mặc dù hiện nay chủng cúm này không phải là vấn đề ngay lập tức, nhưng nó có “tất cả các đặc tính” của một virus có khả năng thích nghi cao để lây sang người, và cần được theo dõi chặt chẽ.
Vì đây là virus mới, con người có thể có rất ít hoặc không có miễn dịch với chủng cúm này.
Các nhà khoa học viết trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences rằng các biện pháp kiểm soát virus này ở lợn, và việc theo dõi sát sao người lao động trong ngành chăn nuôi lợn cần được thực hiện nhanh chóng.
Mối đe dọa đại dịch
Một chủng cúm mới độc hại nằm trong số những đe dọa dịch bệnh hàng đầu mà các chuyên gia trông đợi, ngay cả trong lúc thế giới đang nỗ lực chống chọi với đại dịch virus corona hiện nay.
Đại dịch cúm cuối cùng mà thế giới gặp – dịch cúm heo năm 2009 – đã không gây chết người như lo ngại ban đầu, chủ yếu vì nhiều người cao tuổi đã có sự miễn dịch nhất định với nó, có lẽ vì nó tương tự như các loại virus cúm khác đã lây truyền trong những năm trước.
Virus đó, với tên gọi A/H1N1pdm09, hiện giờ được bao gồm trong vaccine cúm hàng năm để bảo vệ người dân.
Chủng cúm mới được phát hiện ở Trung Quốc cũng tương tự như cúm heo 2009, nhưng có một số thay đổi.
Cho tới giờ, nó không là một mối đe dọa lớn, nhưng GS Kin-Chow Chang và đồng nghiệp, những người đã nghiên cứu nó, cho rằng cần phải để mắt đến virus này
Virus corona: Đại dịch là gì?
Chúng ta có cần lo lắng lắm không?
Virus mới này, mà các nhà nghiên cứu gọi là G4 EA H1N1, có thể phát triển và nhân bản trong tế bào lớp màng trong đường hô hấp của người.
Họ tìm thấy bằng chứng có lây lan gần đây ở những người làm việc trong các lò giết mổ và ngành chăn nuôi lợn ở Trung Quốc khi họ xem xét số liệu từ 2011 đến 2018.
Vaccine cúm hiện nay có vẻ như không có sức bảo vệ trước loại virus này, mặc dù vaccine có thể được thay đổi nếu cần thiết.
GS Kin-Chow Chang, người làm việc tại Đại học Nottingham, Anh Quốc nói với BBC:
“Hiện giờ chúng ta đang bị phân tán với virus corona và đúng là phải như vậy. Nhưng chúng ta không được lơ là với các loại virus mới nguy hiểm.”
Mặc dù virus này không phải là mối lo ngay lập tức, ông nói: “Chúng ta không nên phớt lờ nó.”
Trên lý thuyết, một đại dịch cúm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng đại dịch cúm vẫn là chuyện hiếm. Đại dịch chỉ xảy ra nếu một chủng virus mới xuất hiện có thể dễ dàng lây lan từ người sang người.
Mặc dù các loại virus thay đổi liên tục – cũng là lý do vì sao vaccine ngừa cúm cần được thay đổi thường xuyên để theo kịp – chúng thường không gây ra đại dịch.
GS James Wood, Trưởng khoa Thú y tại Đại học Cambridge, nói nghiên cứu là “một lời nhắc nhở” rằng chúng ta luôn có nguy cơ gặp các mầm bệnh mới xuất hiện, và rằng vật nuôi, những loài chúng ta có tiếp xúc nhiều hơn động vật hoang dã, có thể là nguồn cho những đại dịch virus quan trọng.
Một người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới nói: “Chúng ta biết các virus cúm heo giống như cúm gà đang lưu hành trong các đàn lợn ở châu Á và đôi khi có thể lây sang người. Hai lần mỗi năm trong các cuộc họp về vaccine ngừa cúm, tất cả các thông tin về các loại virus được xem xét và việc cần phòng ngừa một ứng cử viên virus được bàn thảo. Chúng tôi sẽ đọc kỹ nghiên cứu này để tìm hiểu xem có gì mới.
“[Báo cáo] này cũng nhấn mạnh chúng ta không được sơ hở với bệnh cúm; chúng ta cần cảnh giác và tiếp tục theo dõi ngay cả trong đại dịch Covid-19.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53234054
TQ bị nghi triệt sản người Duy Ngô Nhĩ
Một nghiên cứu cáo buộc Trung Quốc triệt sản một số phụ nữ Duy Ngô Nhĩ để giảm dân số, khiến nhiều nghị sĩ quốc tế kêu gọi LHQ điều tra.
Theo báo cáo của nhà nhân chủng học người Đức Adrian Zenz được viện nghiên cứu và phân tích Jamestown Foundation có trụ sở tại Washington công bố hôm 29/6, nhiều phụ nữ Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác đang bị dọa đưa vào trại cải tạo nếu từ chối phá thai do sinh con vượt kế hoạch. Báo cáo dựa trên sự kết hợp dữ liệu chính thức, tài liệu chính sách và các cuộc phỏng vấn với phụ nữ dân tộc thiểu số ở Tân Cương.
Báo cáo chỉ ra rằng những phụ nữ sinh một con, ít hơn giới hạn hợp pháp hai con, đã bị đặt vòng tránh thai ngoài ý muốn. Một số phụ nữ nói rằng họ bị ép phẫu thuật triệt sản.
Những người từng bị đưa vào các trại cải tạo cho biết họ bị tiêm thuốc làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt, hoặc gây chảy máu bất thường, tương ứng với tác dụng của thuốc tránh thai. Các tài liệu của chính phủ do Zenz nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc khu vực nông thôn ở Tân Cương thường xuyên bị quan chức y tế địa phương bắt kiểm tra phụ khoa và thử thai hai tháng một lần.
Zenz nhận thấy mức tăng dân số ở các khu vực của Tân Cương, nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số, giảm xuống dưới mức trung bình so với các khu vực chủ yếu là người Hán trong các năm 2017 và 2018, một năm sau khi tỷ lệ triệt sản trong khu vực vượt qua tỷ lệ trung bình quốc gia.
Trung Quốc dường như đang sử dụng biện pháp tránh thai cưỡng chế ở Tân Cương như một phần của “kế hoạch lớn hơn về thống trị chủng tộc”, Zenz viết trong báo cáo. “Những phát hiện này làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng về việc liệu các chính sách của Bắc Kinh tại Tân Cương có thể bị coi là chiến dịch diệt chủng về nhân khẩu học” theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, Zenz cho hay.
Zenz là một nhà nhân chủng học và là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trị an tại các khu vực dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Ông nổi tiếng với các công trình nghiên cứu về trại cải tạo ở Tân Cương.
Theo một cuộc điều tra của AP dựa trên thống kê của chính phủ, tài liệu nhà nước và các cuộc phỏng vấn với 30 người từng ở trại cải tạo, thành viên gia đình và quản lý trong trại, dù phụ nữ từng lên tiếng về kiểm soát sinh đẻ bắt buộc ở Tân Cương, thực tế cho thấy hoạt động này được triển khai rộng khắp và có hệ thống hơn rất nhiều. Chính quyền thường xuyên cho hàng trăm nghìn phụ nữ thiểu số thử thai, triệt sản và thậm chí phá thai. Ngay cả khi việc sử dụng vòng tránh thai và triệt sản đã giảm trên toàn quốc, con số vẫn tăng mạnh ở Tân Cương.
Bộ Ngoại giao Mỹ gọi chiến dịch này “gợi nhớ lại sự ngược đãi thành viên các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo trong suốt thế kỷ 20”. “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức những hành vi khủng khiếp này và yêu cầu tất cả quốc gia cùng với Mỹ kêu gọi chấm dứt những hành vi phi nhân tính này”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay.
Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC), một nhóm các nghị sĩ Bắc Mỹ, châu Âu và Australia, cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ thúc đẩy điều tra pháp lý về việc “liệu có tội ác chống lại loài người hay nạn diệt chủng đã diễn ra” ở Tân Cương hay không. IPAC cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra độc lập về tình hình nhân quyền ở Tân Cương.
Anh nói nghiên cứu của Zen tăng thêm “mối lo ngại của chúng tôi về tình hình nhân quyền ở Tân Cương”. “Tất nhiên chúng tôi sẽ xem xét rất cẩn thận báo cáo này”, quan chức ngoại giao Nigel Adams nói trước quốc hội.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các cáo buộc là “vô căn cứ” và mang “động cơ ngầm”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chỉ trích truyền thông “thêu dệt thông tin sai lệch về các vấn đề liên quan đến Tân Cương”, khẳng định tình hình ở Tân Cương là “hòa hợp và ổn định”.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung ở Tân Cương. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở là “trung tâm đào tạo nghề” và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Tuyên bố trên không thuyết phục các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/6 ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, trong đó kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương, gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc. Luật cũng kêu gọi các công ty Mỹ hoạt động tại Tân Cương đảm bảo không sử dụng nhân sự là “các lao động cưỡng bức”.
http://biendong.net/bien-dong/35539-tq-bi-nghi-triet-san-nguoi-duy-ngo-nhi.html
Làm đập Tam Hiệp vì cuồng ngạo nước lớn,
Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt?
Lục Du
Mưa lũ lớn liên tục xảy ra tại Trung Quốc thời gian qua khiến đập Tam Hiệp đứng trước nguy cơ bị vỡ. Câu hỏi về sự an toàn và tác dụng của con đập lớn nhất thế giới lại một lần nữa được đặt ra. Người ta cho rằng vì cuồng ngạo, Bắc Kinh đã quyết làm Tam Hiệp bất chấp cảnh báo về hậu quả, và họ đang phải trả giá vì điều này.
Epoch Times cho hay, các nhà khoa học đã cảnh báo về lỗ hổng cấu trúc của Đập Tam Hiệp ngay từ khi nó mới được đề xuất xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ trước. Mặc dù vậy, Bắc Kinh vẫn cho thực hiện dự án vì tin rằng nó sẽ đem lại lợi ích kinh tế và hình ảnh sự vĩ đại cho họ.
Khi những cơn mưa xối xả quét qua nhiều tỉnh ở Trung Quốc, một chuyên gia thủy văn cảnh báo rằng Đập Tam Hiệp có thể bị vỡ dưới áp lực nước gia tăng, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người sống gần con đập.
Lũ lụt lan rộng đã ảnh hưởng đến ít nhất 11,2 triệu người tại 26 tỉnh và thành phố của Trung Quốc ở khắp miền trung và miền nam của nước này kể từ khi mưa lớn bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng Sáu. Hơn 9.300 ngôi nhà đã bị phá hủy và 171.000 ngôi nhà khác bị hư hại nặng. Thiệt hại tài chính đã vượt quá 24,1 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,4 tỷ USD), theo con số thống kê của chính quyền địa phương.
Nếu đập Tam Hiệp không thể chống chọi thì hạ lưu sông Dương Tử, nơi có dân cư trù mật, sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng, một cư dân tên Liu ở quận Qijiang, phía tây nam thành phố Trùng Khánh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Áp lực từ hai đầu
Tam Hiệp được xây dựng với mục tiêu điều hòa dòng chảy của sông Dương Tử và tạo ra năng lượng sạch, tuy nhiên, theo Epoch Times, dự án khổng lồ trị giá 180 tỷ nhân dân tệ (tương đương 25,4 tỷ USD) đã bị ảnh hưởng bởi tham nhũng và cái giá phải trả cho việc tàn phá môi trường. Việc di dời hơn 1 triệu người để lấy mặt bằng phục vụ dự án Tam Hiệp cũng đã khiến người dân bất bình.
“Dù cho Tam Hiệp có thể đóng vai trò ngăn chặn lũ lụt trong tình hình hiện tại hay không, hay chính quyền đã lừa dối người dân [về tác dụng của con đập] ngay từ đầu, thì câu trả lời đã khá rõ trong suốt những năm qua”, ông Wang Weiluo, một nhà thủy văn học Trung Quốc đang cư trú ở Đức, nói với Epoch Times.
Sông Dương Tử chảy qua 11 tỉnh và khu vực ở miền trung và miền tây Trung Quốc, bao gồm Tây Tạng, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Bắc và Thượng Hải. Ông Wang cho biết, nhiều khu vực thuộc lưu vực Dương Tử nằm thấp hơn mặt nước của đập vì thế sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp trong tình huống xấu xảy ra.
Hôm 23/6, Fan Xiao, một kỹ sư cao cấp của Cục Khai thác Tài nguyên Khoáng sản Tứ Xuyên nói với Epoch Times rằng cấp trên quán triệt ông rằng “không được trả lời phỏng vấn truyền thông nước ngoài” về đập Tam Hiệp.
Tuy nhiên, ông Fan đã viết nhiều báo cáo về các vấn đề xung quanh đập Tam Hiệp. Trong một bài báo vào năm 2004, ông viết về vấn đề an toàn hồ chứa của đập, đề cập tới tình huống động đất và sạt lở
Trong một bài viết khác vào năm 2016, ông đã đặt câu hỏi về khả năng giảm thiểu lũ lụt của đập sau khi lưu ý về cái giá phải trả cho việc phá hủy môi trường sống để xây đập.
Ông Wang cho biết, có mâu thuẫn lớn giữa đầu phía trên và đầu phía dưới của đập Tam Hiệp. Phía trên Tam Hiệp muốn xả nước khi có mưa lớn, trong khi đó, phía dưới không thể đối phó được trong trường hợp có thêm nước lũ.
Tam Hiệp chịu sức ép từ cả hai đầu, ông Wang nói. Hiện tại, hồ chứa của đập này đang giữ mực nước thấp hơn chuẩn để đảm bảo an toàn cho nó.
Lỗi hệ thống
Các báo cáo về Tam Hiệp trên các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc trong những năm qua cho thấy xu hướng giảm dần niềm tin về tính an toàn cũng như tác dụng của con đập.
Năm 2003, một bài viết trên Tân Hoa Xã nói rằng đập Tam Hiệp có thể chịu được các trận lụt trong 10.000 năm, nhưng vào năm 2007, con số này đã được giảm xuống 1000 năm, sau đó là 100 năm vào năm 2008, và vào năm 2010 một MC của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) trích dẫn tài liệu của Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang, nơi giám sát trực tiếp dòng chảy sông Dương Tử, nói rằng người dân không thể đặt hết hy vọng vào đập Tam Hiệp.
Tính toàn vẹn về cấu trúc của con đập đã gây ra cuộc tranh luận rộng rãi vào năm ngoái sau khi hình ảnh vệ tinh cho thấy đập Tam Hiệp rõ ràng đã bị cong, làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể bị vỡ.
Mặc dù công ty điều hành đập Tam Hiệp bác bỏ những lo ngại trên bằng cách chỉ ra những điểm không chính xác tiềm ẩn trong hình ảnh vệ tinh của Google, nhưng sau đó, họ thừa nhận trong một bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội rằng con đập đã dịch chuyển 1,05 inch so với trước, tuy nhiên trấn an người dân rằng sự dịch chuyển này nằm trong biên độ cho phép.
Các nhà chức trách cho biết họ đang xả nước lũ tại khoảng 980 hồ chứa nước dọc theo sông Dương Tử, trong khi, trên bề mặt, họ tỏ ra do dự đối với việc thực hiện quyết định xả nước bên trong đập Tam Hiệp, cho dù mực nước trong hồ đã vượt quá 2 mét so với chuẩn an toàn. Mặc dù vậy, cư dân mạng gần đây đã chia sẻ một video cáo buộc chính quyền đã bí mật xả nước đập mà không thông báo trước, đe dọa hoàn cảnh sống của người dân.
Ông Wang đang kêu gọi những người sống gần đập Tam Hiệp chuẩn bị các phương án để tự bảo vệ mình trong trường hợp xấu. Ông nói rằng “Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu trách nhiệm về việc đập vỡ, và mọi cái chết chỉ là một con số” đối với chế độ này.
Ông Chen, một người dân ở tỉnh Tứ Xuyên, lo lắng rằng một điều gì đó thảm khốc hơn có thể xảy ra với Trung Quốc trong tương lai vì sai lầm trong quản lý của chính quyền.
“Chính phủ đã biến [đập] này thành một dự án trình diễn”, ông Wang nói với NTD. “Sau những hậu quả tai hại, người dân luôn là đối tượng lãnh hậu quả”.
TQ trước nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp!
Nỗi lo vỡ đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử của Trung Quốc đang gây hoang mang lớn không chỉ đối với người dân nước này mà nó loang nhanh như một cơn lũ, khiến các nước chung quanh không thể “bình chân như vại”.
Cuối cùng thì Bắc Kinh cũng buộc phải công bố hôm 29-6, thừa nhận đập Tam Hiệp đã xả lũ lần đầu trong năm nay. Và đáng lo ngại hơn, một đợt lũ mới đang tràn về lưu vực đập Tam Hiệp ( có diện tích khoảng 1 triệu km2).
Trước đó, hôm 27/6, một đoạn video xuất hiện cho thấy lũ lụt kinh hoàng đã xảy ra tại TP Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Người dân ở đây đổ dồn sự nghi ngờ rằng, đập Tam Hiệp đã mở cửa xả lũ, bởi Nghi Xương nằm kề dưới đập Tam Hiệp.
Mặc dù truyền thông Trung Quốc loan tin các con đập Tam Hiệp, Gezhouba, Xiluodu và Xiangjiaba đang tập trung “sản xuất điện”. Song một số trang tin Hồng Kông cho rằng đập Tam Hiệp chỉ xả lũ khẩn cấp để ngăn conđập khổng lồ được ví như “Vạn lí trường thành thứ hai” khỏi bị phá hủy.
Từ lâu đập Tam Hiệp đã bị nghi vấn về độ an toàn do quy mô quá lớn và các yếu tố kĩ thuật không đáp ứng. Năm 2019, khi xuất hiện ảnh Google Maps người dân Trung Quốc rất hoảng loạn khi thấy đập Tam Hiệp dường như bị biến dạng. Lúc này Thời báo Hoàn Cầu đã dẫn lời chuyên gia Trung Quốc để trấn an dư luận. Ông Quách Tấn, một chuyên gia tại Viện cơ học công trình thuộc Cục Địa chấn Trung
Quốc nói: “Đập Tam Hiệp là một dự án tuyệt đối an toàn, có thể tồn tại lên tới 1.000 năm. Ngoài trọng lực Trái đất, không có ngoại lực nào, dù là lũ lụt hay động đất, có thể làm con đập biến dạng”.
Về nguy cơ vỡ đập có thể thấy từ sông Dương Tử. Đây là dòng sông luôn có dòng nước lớn từ thượng nguồn và các nhánh sông ở giữa, dẫn đến lũ lụt dễ dàng xảy ra, nhất là vào mùa mưa. Đã vậy sông Dương Tử không có hồ lớn ở giữa và ởtrên để trữ lũ, dòng sông lại quanh co, hiểm trở .
Những ngày qua, do lượng mưa lớn bất thường ở trung và thượng lưu sông Dương Tử, khiến cho lưu lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp không ngừng tăng. Việc mở hai cửa xả là nhằm xả lũ. Để cứu đập, người ta bất chấp mối đe dọa lũ sẽ dìm hàng triệu người dân trong lũ siết. Vào lúc 8 giờ sáng 29/6, 34 máy phát điện của đập Tam Hiệp đã hoạt động gần hết công suất. Trước đó, vào lúc 14 giờ chiều 28-6, dòng chảy của hồ chứa Tam Hiệp đạt 40.000 m3/giây, gấp đôi ngày trước đó.
Theo dự báo,trong các ngày 1 và 2/7, sẽ có mưa vừa đến mưa lớn gần các nhánh ở thượng lưu sông Dương Tử. Sau đó mưa lớn và mưa bão cục bộ có thể xảy ra ở thượng nguồn sông Gia Lăng và sông Hán. Theo đó, hồ chứa Tam Hiệp có thể hứng chịu đợt lụt mới từ đầu đến khoảnggiữa tháng 7. Thật là “họa vô đơn chí”, thành phố Vũ Hán ở hạ lưu đập Dương Tử còn chưa hoàn hồn trong “trận lũ dịch Covid-19”có khả năng lạibị trận lũ cứu đập Tam Hiệp tấn công.
Theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA), hôm 30/6, mưa lớn ở miền Nam và Tây Nam Trung Quốc đang gia tăng, bắt đầu từ 8 giờ sáng 30/6 đến 8 giờ sáng 1/7. Đây là ngày thứ 29 liên tiếp Trung Quốc mưa lớn xảy ra trên cả nước. Mưa lũ đã ảnh hưởng tới 26 khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc và gần 14 triệu người. Hiện lưu vực sông Trường Giang đã bước vào mùa lũ chính và đây là một giai đoạn quan trọng để kiểm soát lũ.
Tính từ hôm 20/6, domưa lớn ở nhiều khu vực trung lưu và hạ lưu Trường Giang đã dẫn tới nước lũ vượt mức cảnh báo trên 58 con sông ở 12 tỉnh thành gồm Trùng Khánh, Tứ Xuyên và Quý Châu.Các khu vực dọc hai bờ Trường Giang và các nhánh của con sông này thường chịu cảnh lũ lụt vào mùa hè ở Trung Quốc.
Nếu mưa lũ tiếp tục diễn ra trong nhiều ngày tới, đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ, như Nhật báo Kinh tế Hong Kong bình luận. Những nghi vấn về con đập này sẽ còn cồn lên dài dài.
Hậu quả của lối làm bừa phán ẩu ở Trung Quốc một lần nữa lại thấy rõ qua việc xả lũ đập Tam Hiệp vô cùng nguy hiểm này. Tính mạng người dân các khu vực lân cận đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Thế nhưng Bắc Kinh luôn tìm cách ém nhẹm những thông tin bất lợi. Và trong khi thông tin trong nước đang mù mịt, họ thường tán phát sự chú ý của dư luận trong nước ra bên ngoài. Chẳng hạn là tung ra những luận điệu sai trái: “nguy cơ” Trung Quốc đang bị tấn công trên Biển Đông (!)
http://biendong.net/dam-luan/35544-tq-truoc-nguy-co-vo-dap-tam-hiep.html
Đập Tam Hiệp lần đầu xả lũ: lo ngại khả năng vỡ đập
Truyền thông Trung Quốc chính thức lên tiếng đập Tam Hiệp đã tiến hành đợt xả lũ đầu tiên trong năm nay vào ngày 29-6, giữa bối cảnh có nhiều lo ngại về khả năng vỡ đập.
Tam Hiệp – đập thủy điện lớn nhất thế giới nằm chặn sông Trường Giang ở Trung Quốc – đã trở thành trung tâm của sự chú ý trong những ngày gần đây, khi tình trạng ngập lụt được ghi nhận tại nhiều nơi nằm ở hạ nguồn của con đập này.
Thử thách năng lực chống lũ
Đập Tam Hiệp được xây với 3 mục đích chính là sản xuất điện, kiểm soát lũ và hỗ trợ giao thông đường thủy. Nhật báo Kinh tế Hong Kong ngày 29-6 bình luận: “Mưa lớn ở miền nam không ngừng, thử thách năng lực chống lũ của đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang”.
Giới quan sát thời gian qua đã đặt nghi vấn liệu lũ lụt những ngày qua ở các địa phương nằm gần đập Tam Hiệp có liên quan tới việc con đập này xả lũ hay không. Đến chiều 29-6, Hãng tin Tân Hoa xã đưa tin: “Đập Tam Hiệp tiến hành đợt xả lũ đầu tiên trong năm nay”.
Theo Tân Hoa xã, do ảnh hưởng của mưa lớn ở khu vực trung và thượng lưu sông Trường Giang, lượng nước đi vào hồ chứa Tam Hiệp không ngừng tăng. Để giải phóng một lượng nước có khả năng gây lũ lụt trong tương lai, sáng 29-6 đập Tam Hiệp đã mở cống xả nước.
Trong khi hầu như tờ báo chính thống Trung Quốc đại lục nào những ngày qua đều không đăng các bài viết đặt nghi vấn về sự an toàn của đập Tam Hiệp, truyền thông Đài Loan, Hong Kong và nhiều người dùng mạng xã hội nước ngoài lại hoài nghi về năng lực của con đập trong mùa lũ năm nay.
Chẳng hạn, báo Taiwan News cho biết chuyên gia thủy lợi Trung Quốc Vương Duy Lạc, hiện sống ở Đức, đã đặt nghi vấn về sự an toàn của công trình này và cảnh báo con đập có thể vỡ bất kỳ lúc nào.
Đây không phải lần đầu tiên đập Tam Hiệp bị đặt vào vòng nghi vấn về độ an toàn. Năm 2019, sau khi xuất hiện ảnh Google Maps cho thấy đập Tam Hiệp dường như bị biến dạng, Thời báo Hoàn Cầu đã dẫn lời chuyên gia Trung Quốc bác bỏ tin đồn.
Lúc đó, tờ báo này dẫn lời ông Quách Tấn, nghiên cứu viên tại Viện cơ học công trình thuộc Cục Địa chấn Trung Quốc: “Đập Tam Hiệp là một dự án tuyệt đối an toàn, có thể tồn tại lên tới 1.000 năm. Ngoài trọng lực Trái đất, không có ngoại lực nào, dù là lũ lụt hay động đất, có thể làm con đập biến dạng”.
Ông Quách lưu ý thực tế tất cả con đập đều trải qua quá trình biến dạng nhất định hằng ngày do lực hấp dẫn của Trái đất, miễn là biến dạng nằm trong phạm vi đã tính toán thì mọi thứ đều an toàn.
Với một công trình lớn như đập Tam Hiệp và được xem là niềm tự hào về tiến bộ kỹ thuật của Trung Quốc, bất kỳ vấn đề gì với con đập đều có thể gây bất an cho người dân nước này. Do đó cả báo chí và giới chuyên gia tại Trung Quốc thời gian qua luôn phản bác những thông tin vừa mơ hồ vừa gây bất lợi từ bên ngoài.
Mưa lũ kéo dài
Trong bối cảnh nhiều nghi vấn xung quanh đập Tam Hiệp dấy lên, tình trạng mưa lũ vẫn tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc. Ngày 29-6, Đài Khí tượng trung ương Trung Quốc đã phát cảnh báo mưa to màu xanh (thấp nhất trên thang 4 màu) và đây là ngày thứ 28 liên tục đài này phát các cảnh báo mưa to ở Trung Quốc. Cảnh báo cho thấy trong hai ngày 29 và 30-6, mưa lớn vẫn tiếp tục diễn ra tại 11 tỉnh như Chiết Giang, An Huy và Hồ Bắc.
Một vài trong số những tỉnh này sẽ có lượng mưa lên tới 70mm mỗi giờ, đi kèm là gió mạnh và sấm chớp. Trung tâm cũng khuyên chính quyền các địa phương chú ý đề phòng ngập lụt, sạt lở và ngừng các hoạt động ngoài trời tại những khu vực nguy hiểm.
Trong tuần này, mưa lớn được dự báo sẽ tấn công nhiều khu vực ven biển phía đông Trung Quốc sau khi gây ngập lụt cho nhiều nơi ở tây nam nước này, khiến nhà cửa và các điểm du lịch ngập trong nước, buộc sơ tán khoảng 744.000 người.
Bộ Quản lý khẩn cấp Trung Quốc cho biết mưa lũ năm nay ở Trung Quốc đến nay đã ảnh hưởng tới 26 khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc và gần 14 triệu người. Hiện lưu vực sông Trường Giang đã bước vào mùa lũ chính và đây là một giai đoạn quan trọng để kiểm soát lũ.
Kể từ hôm 20-6, mưa lớn ở nhiều khu vực trung lưu và hạ lưu Trường Giang đã dẫn tới nước lũ vượt mức cảnh báo trên 58 con sông ở 12 tỉnh thành gồm Trùng Khánh, Tứ Xuyên và Quý Châu.
Các khu vực dọc hai bờ Trường Giang và các nhánh của con sông này thường chịu cảnh lũ lụt vào mùa hè ở Trung Quốc. Chính quyền đã hứa hẹn sẽ giảm thiểu thiệt hại do lũ tại nhiều khu vực, trong đó có thành phố Vũ Hán nằm bên bờ con sông và là nơi vốn đã chịu ảnh hưởng nặng do COVID-19.
Nếu mưa lũ tiếp tục diễn ra trong nhiều ngày tới, năng lực của con đập sẽ bị thách thức như trang Nhật báo Kinh tế Hong Kong bình luận. Và có lẽ những nghi vấn về con đập này sẽ còn tiếp tục.
Ý tưởng trăm năm
Ý tưởng xây dựng đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang đã có từ cách đây cả trăm năm. Năm 1918, nhà lãnh đạo Tôn Trung Sơn đã đề xuất xây dựng con đập này. Sau đó, nhiều chuyên gia tiến hành khảo sát và lên kế hoạch xây đập. Tuy nhiên, vì những lý do lịch sử và thiếu nguồn lực, con đập vẫn chỉ là một giấc mơ xa xôi.
Trước khi đập Tam Hiệp được xây dựng, người dân sống ở vùng trung lưu và hạ lưu Trường Giang đã chịu thiệt hại nghiêm trọng cả về người và của do lũ lụt. Chỉ năm 1931, lũ lụt đã phá hủy 333.000ha đất trồng trọt và cướp đi sinh mạng của 145.000 người.
Đến năm 1992, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua dự án và đến năm 2006, việc xây dựng con đập cao 185m này hoàn thành.
http://biendong.net/bien-dong/35542-dap-tam-hiep-lan-dau-xa-lu-lo-ngai-kha-nang-vo-dap.html
Những con số lột tả sự thật khủng khiếp
về đập Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc là công trình gây nhiều tranh cãi không chỉ ở nước này mà cả trong khu vực và trên thế giới.
Vì sao đập Tam Hiệp lại thu hút sự chú ý của dư luận khắp nơi như vậy? Tạp chí Interesting Engineering nêu một số thực tế về công trình siêu khủng này:
Quy mô khổng lồ
Mặc dù một số người tuyên bố đập Tam Hiệp có thể quan sát từ vũ trụ nhưng thực tế không phải như vậy. Tuy nhiên, phải thừa nhận quy mô của công trình rất lớn, và hiện nó vẫn là con đập thủy điện lớn nhất thế giới.
Được làm bằng thép và bê tông, đập Tam Hiệp dài hơn 2,3km và cao 183m.
Các kỹ sư cần đến 510.000 tấn thép để xây đập. Để so sánh, với lượng thép khổng lồ này, người ta có thể xây được 60 tháp Eiffel (của Pháp).
Ba mục đích chính
Dù đập Tam Hiệp nhận được nhiều ý kiến tiêu cực nhưng phải thừa nhận công trình thủy điện này cũng có một số lợi ích nổi bật.
Đập được thiết kế phục vụ 3 mục đích chính: kiểm soát lũ lụt, sản xuất điện và cải thiện giao thông. Một số người tin rằng, mục đích sau cùng là lợi ích lớn nhất mà con đập mang lại.
Cơn khát điện
Đập Tam Hiệp cung cấp năng lượng cho hàng triệu người, sử dụng 34 máy phát cực lớn. Nó tương đương với một nhà máy điện đốt 25 triệu tấn dầu thô hoặc 50 triệu tấn than.
Trì hoãn ngay từ khi khởi công
Kể từ khi được thông báo xây dựng năm 1994, con đập gây nhiều tranh cãi và nhiều lần bị trì hoãn.
Ban đầu, đập được dự kiến hoàn thành vào năm 2008, nhưng tình trạng đội chi phí, quan ngại về môi trường, nạn tham nhũng và vấn đề tái định cư khiến dự án bị chậm, đôi lúc tạm dừng. Với nhiều người địa phương, công trình khổng lồ ngày gây hại nhiều hơn mang lại lợi ích.
Ô nhiễm nước
Một trong những tranh cãi nóng bỏng nhất là mức độ thiệt hại mà đập Tam Hiệp gây ra cho môi trường.
Theo nhiều ước tính, 70% lượng nước ngọt của Trung Quốc bị ô nhiễm và con đập càng làm cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn.
Đập được xây trên đỉnh của các cơ sở xử lý chất thải cũ cùng hoạt động khai mỏ. Mỗi năm, khoảng 265 triệu gallon nước thải thô bị lắng xuống dòng Dương Tử.
Cuộc di cư khổng lồ
Khi dự án được xây dựng, 1,2 triệu người đã buộc phải tái định cư hoặc tìm nơi ở mới. Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc vẫn đang di dời người dân ra khỏi khu vực, và dự kiến sẽ chuyển đi thêm hàng trăm nghìn người nữa những năm tới đây.
Kiểm soát lũ
Lũ lụt theo mùa lâu nay vẫn là nỗi sợ của nhiều người dân sinh sống dọc bờ Dương Tử. Đây là con sông dài thứ 3 trên thế giới, ngoằn ngoèo uốn lượn 6.357km khắp châu Á.
Đập Tam Hiệp giúp điều tiết nước sông, góp phần bảo vệ hàng triệu ngôi nhà và sinh mạng ở hạ lưu cùng các thành phố trọng yếu sát cạnh như Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải.
Hồ chứa mà đập tạo ra có diện tích bề mặt hơn 1000km2. Công trình thậm chí được cho là có khả năng làm chậm vòng quay của Trái đất, vì khối lượng nước dự trữ trong hồ vô cùng lớn.
Sản xuất điện
Đập Tam Hiệp sản xuất lượng điện nhiều gấp 11 lần so với đập thủy điện Hoover của Mỹ, với công suất lên đến 22.500MW.
Tác động môi trường
Khu vực xung quanh đập Tam Hiệp là nơi cư trú và sinh sống của 6.400 loài thực vật, 300 loài cá và hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn.
Công trình thủy điện này không chỉ ảnh hưởng đến những loài kể trên mà còn tác động tiêu cực đến môi sinh của chúng.
Tình trạng xói mòn của hồ chứa đã gây ra nhiều trận lở đất. Đập lớn đến mức đã tạo ra một vi khí hậu đe dọa hệ sinh thái của khu vực.
Chi phí khủng
Ước tính, tổng chi phí xây dựng đập vào khoảng 25 tỷ USD nhưng một số ý kiến chỉ ra con số này phải lên đến 37 tỷ USD.
Dự án đã gặp nhiều trở ngại vì vốn quá lớn, chưa kể hàng trăm thị trấn và làng mạc bị biến mất.
http://biendong.net/bien-dong/35536-nhung-con-so-lot-ta-su-that-khung-khiep-ve-dap-tam-hiep.html
Dân hậu du Tam Hiệp lên án
chính quyền âm thầm xả nước ở thượng nguồn
Vũ Dương
Thành phố Nghi Xương ngập trong biển nước, người dân nói mấy chục năm nay chưa từng gặp trận lũ lớn như thế này, dù mưa không lớn hơn những năm trước là mấy.
Miền nam Trung Quốc mưa lũ hoành hành, gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở cả thượng nguồn và hạ nguồn đập Tam Hiệp, thượng nguồn Trùng Khánh xảy ra lũ lụt, thành phố Nghi Xương của tỉnh Hồ Bắc ở hạ nguồn đập Tam Hiệp ngày 27/6 cũng bị mưa lũ tấn công, xuất hiện ngập úng nghiêm trọng. Người dân địa phương chỉ ra rằng mấy chục năm nay chưa từng gặp phải trận lũ lớn như vậy, và nghi rằng tất cả là do đập Tam Hiệp xả lũ gây nên.
Ông Trương, người dân sống ở thành phố Nghi Xương nói với phóng viên rằng: “Trời mưa năm nào cũng có, mà mưa năm nay cũng không lớn hơn những năm trước là mấy. Chúng tôi đều cảm thấy mưa không lớn mà sao lại bị ngập nặng đến vậy. Chúng tôi đoán rằng có phải là do đập Tam Hiệp xả lũ, khiến cho bề mặt nước sông dâng cao, bởi thành phố Nghi Xương nằm cạnh sông Dương Tử, lượng nước ở cống thoát nước có thể không thoát nước kịp. Về cơ bản tôi rất nghi ngờ”.
Ông Trương chỉ ra rằng thành phố Nghi Xương chỉ cách đập Tam Hiệp hơn 20 km. Đây là thành phố đầu tiên ở hạ nguồn của đập Tam Hiệp. Ngày trước mưa nhiều nhất thì cũng chỉ ngập hơn nửa mét. Lần này lại ngập đến hơn một mét, thật sự rất đáng sợ. “Chúng tôi sống hơn 40 năm ở đây, có lẽ đây là lần ngập úng tồi tệ nhất”.
Ông nói rằng, thông thường mà nói, mỗi khi xuất hiện mưa lũ nghiêm trọng người dân đều sẽ nhận được tin nhắn cảnh cáo, nhưng lần này người dân không được cảnh báo trước, cũng không nhận được tin nhắn hay bất kỳ thông báo nào, “chính là không nhận được thông tin nào về vấn đề này”, “có những người căn bản là trở tay không kịp”.
Ông lo lắng, “Dù đập có xả lũ, thì cũng đừng xả vội như vậy, hãy thông báo cho người dân biết trước một tiếng”. Tuy nhiên, các đơn vị liên quan đã không thông báo, và người dân cũng không có được nguồn thông tin nào. Mùa mưa lũ cũng mới bắt đầu, ông rất lo lắng không biết sau này sẽ thế nào.
Xe cộ bị ngập trong nước, nước ngập đến hai phần ba căn nhà
Ông Trương nói rằng ông không thể ra ngoài trong hai ngày này. Mọi người đều ở im trong nhà hết, chứ không dám đi ra ngoài. Ngay cả ga xe lửa Nghi Xương ở thế đất cao cũng bị ngập. “Đó là ga lớn nhất – ga Đông, cách bờ sông hơn chục km, mặt đất còn khá cao, phía trên lại là một con dốc lớn. Thế mà chỗ đó đều bị ngập hết cả, những nơi khác chỉ cần nghĩ cũng thôi cũng đủ biết thế nào rồi”.
Mẹ của ông Trương sống gần đập Cát Châu, mấy hôm nay mẹ ông bị ốm. Ông muốn sang thăm mẹ lắm, nhưng cũng không sang được. “Tôi đi thăm mẹ tôi, thì thấy hai bên đường đều bị ngập nước hết cả. Con đường chính trên đường quốc lộ đều bị ngập, nước khá cao, không cách nào lái xe được, chỗ mẹ tôi ở hôm qua xe cũng không chạy được, tất cả xe vận tải đều ngập trong nước”.“Em trai tôi hôm qua đã lái xe lội ngược dòng mà đi, đi được một đoạn cũng phải quay về, nước quá sâu mà”. Ông nói rằng lũ lụt chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả thị trường. “Siêu thị đều đã đóng cửa vì bị ngập”, “trên đường toàn nước là nước, rất khó để mua thức ăn”.
Ông nói rằng những video được quay và đăng trên mạng, tất cả chúng đều là thật cả, “Có những ngôi nhà bị ngập đến hai phần ba, mực nước cao hơn 1 mét là có, xe hơi đều nổi lềnh bềnh”. “Nhiều người đã không đi làm, hôm qua đều ở nhà cả, không sao đi được”.
Chính quyền không hỗ trợ, người dân chỉ có thể tự cứu lấy mình
Ông còn nhìn thấy có người đã rơi xuống cống thoát nước, “chính ở thành phố Nghi Xương, ngày hôm qua, dòng lũ đã đánh bật nắp của cống thoát nước, rồi vô tình có người đi ngang qua, rơi xuống cống. Liệu người đó có được ai cứu thoát hay không, cái này tôi không biết”.
“Còn có rất nhiều ga ra tầng hầm bị nước tràn vào, không biết có ai ở trong đó hay không, thống kê của bên phía chính quyền cũng không có thông tin gì về phương diện này, chỉ có thể đợi nước rút mới kiểm tra lại”.
Ông nói rằng bên phía chính quyền trước thì không cảnh báo, sau khi ngập lụt cũng không thấy đứng ra cứu viện, “Thật sự không thấy cảnh sát vũ trang và lực lượng cứu trợ thảm họa đâu cả, người dân phải làm sao đây, cái đó cũng không biết được, chỉ có thể dựa vào chính mình thôi”.
Tổn thất về xe cộ cũng khó ước tính được, “rất nhiều xe đều đã bị ngập, hết cách, chỉ có thể tự mình tìm cách, tự mình tìm người đến kéo, nhờ mọi người dùng dây thừng kéo xe lên”.
Người dân lo lắng tình cảnh xả lũ không báo trước vẫn tiếp diễn trong tương lai
Ông Đàm, một công dân của thành phố Nghi Xương, tin rằng một trận mưa lũ đã làm nổi rõ chỗ yếu kém của các công trình công cộng. “Mưa liên tục trong 5, 6 giờ đồng hồ, hệ thống thoát nước đã không xả lũ được nữa, trước đây lúc thi công đưa ra tiêu chuẩn quá thấp, nước một khi nhiều lên thì không thoát được nữa”.
Ông Đàm nói rằng có nơi cũng đã bị mất điện, “Có rất nhiều xe đều đã bị ngập, cũng không biết bên phía công ty bảo hiểm có bồi thường hay không”.
Sáng nay (28/6), mặc dù trời mưa nhỏ, nhưng ông Trương vẫn chưa hết lo lắng trong tâm, “Không dám ra ngoài, sợ rằng một khi đi ra ngoài, chẳng may chiếc xe bị nước cuốn trôi, khi đó sợ rằng người ở trong xe cũng không cách nào ra ngoài được”.
Sau khi trải qua trận lụt lớn này, ông Trương lo lắng rằng đập Tam Hiệp vẫn sẽ xả lũ không báo trước, “Thượng nguồn xả nước quá mau lẹ, người dân không kịp chuẩn bị, chỉ e trở tay không kịp”.
Theo Liu Yi, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch
Cảnh báo thời tiết hiếm thấy ở Trung Quốc:
Mưa to liên tục trong 28 ngày
Triệu Hằng
Từ ngày 2/6 đến sáng ngày 29/6, Đài quan sát Khí tượng Trung ương đã đưa ra cảnh báo mưa bão 28 ngày liên tiếp, đây là hiện tượng hiếm gặp trong những năm gần đây, theo trang tin Trung Quốc jmradio hôm 29/6.
Mưa lớn và ngập lụt đang ảnh hưởng nhiều khu vực ở Trung Quốc như tỉnh Hồ Bắc (nơi có đập thủy điện Tam Hiệp), An Huy, Tứ Xuyên, Hồ Nam, thành phố Trùng Khánh…Trong khoảng thời gian 28 ngày nêu trên, có tổng cộng 80 cảnh báo mưa bão, tính đến ngày 28/6.
Theo Nhật báo Guangming ngày 29/6, các chuyên gia Cục Khí tượng Trung Quốc dự báo rằng sau trận mưa lớn vào cuối tháng 6, các khu vực Giang Hán, Hoàng Hoài, Giang Hoài và Giang Nam sẽ có một đợt mưa lớn nữa từ ngày 2/7 trở đi. Điều này cho thấy Trung Quốc đã bước sang mùa lũ toàn diện. Lưu vực sông Dương Tử đã gặp phải mưa lớn trên diện rộng, mực nước sông hồ tăng nhanh, một số sông có mực nước đã vượt quá cảnh báo lũ và một số nhánh sông mực nước đã vượt qua mốc lũ lụt lịch sử.
Theo dõi tại Đài quan sát Khí tượng Trung ương cho thấy, từ ngày 28/6 đến ngày 30/6, do ảnh hưởng của lốc xoáy Giang Hoài, đã có những trận mưa lớn ở phía đông Giang Hán, phía nam Hoàng Hoài, phía nam Giang Hoài và phía bắc Giang Nam.
Theo Đài khí tượng, từ ngày 2/7, sẽ có một quá trình mưa lớn từ lưu vực Tứ Xuyên đến giữa và hạ lưu sông Dương Tử.
Theo trang tin CNHNB, thống kê mới nhất của Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc cho thấy, kể từ tháng 6, thảm họa lũ lụt ở miền nam nước này đã gây ra 12,16 triệu tai nạn tại 13 tỉnh (khu tự trị và đô thị) bao gồm Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên và Giang Tây, 78 người chết và 722.000 người buộc phải khẩn cấp di dời, hơn 8.000 ngôi nhà bị sập và 97.000 ngôi nhà bị hư hại ở các mức độ khác nhau, thiệt hại kinh tế trực tiếp là 25,7 tỷ nhân dân tệ (3,6 tỷ USD).
Lũ lụt và lở đất ở miền Nam Trung Quốc đã khiến hàng trăm nghìn người phải rời đi và hàng chục người chết hoặc mất tích. Thời tiết xấu đã tàn phá các khu du lịch nổi tiếng vốn đã gánh chịu thiệt hại do những hạn chế đi lại trong dịch virus corona.
Trung Cộng hạn chế Visa đối với
các viên chức Hoa Kỳ can thiệp vấn đề Hong Kong
Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào thứ Hai, 29 tháng 6, Bắc Kinh đã công bố lệnh giới hạn visa đối với các viên chức Hoa Kỳ bị cho là cư xử tồi tệ trong vấn đề Hong Kong, trong bối cảnh Trung Cộng chuẩn bị ban hành đạo luật an ninh quốc gia mới để kiểm soát đặc khu này. Tuyên bố của Trung Cộng là hành động đáp trả điều mà nước này gọi là sự can thiệp của Hoa Kỳ vào nội bộ Hong Kong.
Vào vài ngày trước, Washington cũng ra lệnh hạn chế visa đối với các viên chức Trung Cộng bị cho là phá hoại quyền tự trị của Hong Kong. Hiện tại, chính quyền Hong Kong đang chuẩn bị thực hiện các trách nhiệm mới được yêu cầu trong luật an ninh quốc gia, bao gồm cả việc bổ nhiệm một phó giám đốc cảnh sát mới để lãnh đạo đơn vị thi hành luật này. Đơn vị mới có thể có khoảng 200 nhân viên, tập trung vào việc thu thập tin tình báo và thi hành luật an ninh.
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Cộng dự kiến sẽ kết thúc tranh luận vào thứ Ba và sau đó phê thuẩn đạo luật mới, vốn cấm mọi hành động ly khai, lật đổ, khủng bố, và thông đồng với lực lượng nước ngoài gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Đạo luật dự kiến sẽ được ban hành ngay ngày kế tiếp là ngày 1 tháng 7, cũng là dịp kỷ niệm 23 năm ngày Hong Kong được Anh quốc trả về Trung Cộng.
Cảnh sát Hong Kong đã ra lệnh cấm tuần hành vào ngày 1 tháng 7, và đe dọa sẽ bắt giữ những người biểu tình phản đối đạo luật. Tuy vậy, một số nhà hoạt động dân chủ tại Hong Kong nói rằng họ sẽ vẫn tuần hành như thông lệ hàng năm, bất chấp mệnh lệnh của cảnh sát. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-han-che-visa-doi-voi-cac-vien-chuc-hoa-ky-can-thiep-van-de-hong-kong/
Covid-19 lan rộng tại Bắc Kinh,
nửa triệu dân bị phong tỏa như Vũ Hán
An Hòa
Dịch bệnh tại Bắc Kinh đã lan rộng ra các tỉnh lân cận. Mấy ngày gần đây, Hạt Xiong’an, thuộc huyện An Tân, quận Hà Bắc, cách Bắc Kinh khoảng 150km, tuyên bố phong toả toàn quận. Biện pháp phong tỏa giống với ở Vũ Hán, điều này cho thấy dịch bệnh nơi đây đang rất nghiêm trọng, theo NTDTV.
Theo thông báo địa phương, kể từ ngày 27/6, tất cả các thôn làng, khu vực, toà nhà hoàn toàn bị quản và phong toả. Tất cả người và phương tiện bên ngoài thôn làng (tiểu khu, tòa nhà) không ai được phép ra vào. 500.000 cư dân không có trường hợp nào ngoại lệ, hạn chế tối đa đi ra ngoài.
Hàng ngày, mỗi hộ gia đình chỉ có thể cử một thành viên ra ngoài bằng thẻ truy cập, mua thực phẩm hoặc thuốc, đăng ký ra vào (bằng mã quét) và đo thân nhiệt. Các nhân viên khác không được phép ra ngoài trừ bệnh nhân và nhân viên phòng dịch.
Các phương tiện truyền thông chính thức của chính quyền đã báo cáo có khoảng 12 trường hợp nhiễm virus được tìm thấy ở quận này, trong đó 11 trường hợp có liên quan đến nơi phát bệnh mới, nhưng giới quan sát hoài nghi về tính chân thực của các số liệu thông báo chính thức này.
Chiều ngày 28/6, tại cuộc họp báo Công tác phòng chống dịch bệnh thành phố Bắc Kinh, người phát ngôn của chính quyền thành phố Bắc Kinh Từ Hoà Kiến đã cho biết, từ 0h00 đến 24h00 ngày 27 tháng 6, Bắc Kinh mới báo cáo có 14 trường hợp được xác định nhiễm bệnh tại địa phương và 1 trường hợp nghi ngờ, 3 trường hợp đã nhiễm không triệu chứng.
Người phát ngôn này thông báo, kể từ ngày 11/6, tổng cộng có 311 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh tại địa phương và có 311 trường hợp nhập viện đã được báo cáo, 26 trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng vẫn đang được theo dõi.
Đối với việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, giới quan sát tin rằng số lượng lây nhiễm thực tế cao hơn nhiều so với dữ liệu chính thức.
Tình hình dịch bệnh Bắc Kinh rất nghiêm trọng, theo các báo cáo, ngày 26/6, cư dân mạng đã đăng tải một văn bản bí mật được cho là từ trong nội bộ Đảng, tiết lộ rằng, tính từ 4 giờ ngày 26, Bắc Kinh chuẩn đoán có 25,212 người nhiễm bệnh, 2.321 người chết. Dịch bùng phát ở Bắc Kinh vào đúng thời gian diễn ra lưỡng hội. Báo cáo mật đề cập, con số này chỉ chiếm khoảng 70% số liệu thực ở Bắc Kinh, bởi vì người tiết lộ văn bản mật không thể lấy được dữ liệu từ tất cả các bệnh viện. Hơn nữa số ca lây nhiễm của nhân viên ở một số bộ phận đặc biệt thì ngay cả các cơ quan y tế cũng khó thu thập được
Ngoài ra, văn bản mật còn kiến nghị người dân Bắc Kinh rời thành phố càng sớm càng tốt, nếu không rời đi, thì hãy dự trữ thực phẩm, không đi ra ngoài trong vài tháng tới, …
Văn bản mật còn dự đoán rằng nhiều thảm họa khác nhau trong cả nước sẽ bắt đầu từ ngày đông chí, đến ngày hạ chí sẽ khởi phát, sau đó sẽ gia tăng cấp độ. Dịch bệnh thảm khốc thực sự sẽ bùng phát vào mùa thu tới.
Cựu sĩ quan quân đội kêu gọi
TQ chuẩn bị cho xung đột vũ trang với Ấn Độ
Nhiều cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc đang thúc giục nước này chuẩn bị cho xung đột vũ trang với Ấn Độ trong bối cảnh leo thang tranh chấp biên giới.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi gia tăng kể từ vụ xô xát chết người diễn ra hai tuần trước tại thung lũng Galwan, giữa Ladakh do Ấn Độ kiểm soát và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát.
Quân đội Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong cuộc đối đầu tay đôi với binh lính Trung Quốc. Cả hai quốc gia cáo buộc lẫn nhau phá vỡ cam kết.
Theo SCMP, một số thành viên đã nghỉ hưu của quân đội Trung Quốc đang kêu gọi Bắc Kinh chuẩn bị cho khả năng leo thang hơn nữa, bao gồm tăng sức mạnh cho quân đội tiền tuyến và triển khai vũ khí công nghệ cao như súng laser ra biên giới.
Qiao Liang, tướng quân đội và nhà lý luận quân sự đã về hưu, nói rằng trong khi khả năng xảy ra chiến tranh giữa hai nước còn thấp, Trung Quốc cần chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang.
“Chúng ta không nên đánh giá cao phản ứng của Ấn Độ nhưng cũng không được mất cảnh giác”, ông Qiao đăng trên tài khoản WeChat.
Trung Quốc phải “nắm thế chủ động” trong trường hợp xung đột quân sự nghiêm trọng hơn dọc biên giới, ông Qiao nói, nhấn mạnh rằng một chiến thắng sẽ biểu dương sức mạnh của Trung Quốc trước Hoa Kỳ và lực lượng ủng hộ độc lập tại Đài Loan.
Wang Yunfei, chuyên gia hải quân Trung Quốc và là sĩ quan về hưu, cho biết Bắc Kinh nên tăng cường hỗ trợ cho binh sĩ tiền tuyến, như trao cho họ quyền chống lại cuộc xâm nhập mà không cần thông qua cấp cao hơn.
Theo ông Wang, quân đội Ấn Độ đã nhiều lần vượt biên giới và phá hủy cơ sở quân sự của Trung Quốc. Nếu điều đó xảy ra, phía Trung Quốc nên sử dụng biện pháp mạnh mẽ hơn để tiêu diệt phe đối lập, ông Wang phát biểu trên bài báo được đăng lại bởi tạp chí Ordnance Industry Science Technology, chuyên về công nghệ và công nghiệp quốc phòng.
Ông Wang cũng đề xuất Trung Quốc triển khai các vũ khí không chết người như súng laser, hơi cay và lựu đạn gây choáng.
Về phía Ấn Độ, cơ quan truyền thông nước này cho biết quân đội đã ủy quyền cho các chỉ huy nơi chiến trường sử dụng súng trong các trường hợp “bất thường” dọc theo đường kiểm soát thực tế (LAC) – vốn được xem là biên giới Trung – Ấn.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã tăng cường ngân sách cho lực lượng vũ trang để chi cho đạn dược.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng Trung Quốc đã tập trung một số lượng lớn binh sĩ và vũ khí dọc theo LAC – điều này vi phạm thỏa thuận song phương và Ấn Độ có nhiệm vụ triển khai phản công.
Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Vikram Misri cho biết Bắc Kinh cần nhận ra trách nhiệm của mình trong việc leo thang căng thẳng trong khu vực. Ông Misri nói với hãng tin PTI của Ấn Độ là việc xem xét cẩn trọng mối quan hệ Trung – Ấn sẽ phát triển theo chiều hướng nào hoàn toàn là trách nhiệm của Trung Quốc.
Trung Quốc bất ngờ
đòi chủ quyền khu bảo tồn của Bhutan
Bình luậnNguyễn Sơn
Các chuyên gia quốc tế rất ngạc nhiên khi Trung Quốc tuyên bố khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng của Bhutan là vùng lãnh thổ tranh chấp.
Tại Hội nghị trực tuyến lần thứ 58 của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) để ra quyết định tài trợ cho các dự án môi trường trên toàn thế giới, Trung Quốc phản đối tài trợ cho một dự án cho Khu bảo tồn Động vật hoang dã Sakteng ở Bhutan, đồng thời nói rằng đó là lãnh thổ đang có “tranh chấp”.
Ban thư ký GEF bác bỏ luận điểm của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng nằm trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của Bhutan.
Tại cuộc họp, đại diện cho Bhutan nêu quan điểm: “Bhutan hoàn toàn bác bỏ yêu sách của thành viên Trung Quốc tại Hội đồng. Khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng là lãnh thổ không thể tách rời, có chủ quyền của Bhutan. Trong các cuộc thảo luận về ranh giới giữa Bhutan và Trung Quốc không hề đề cập đây là khu vực tranh chấp”.
Trên thực thế, từ trước tới nay chưa có vụ tranh chấp nào đối với khu bảo tồn này, dù ranh giới giữa Bhutan và Trung Quốc vẫn chưa được phân định.
Tuy nhiên, trong suốt buổi họp, đại diện Trung Quốc liên tục nhấn mạnh cần viết thêm vào phần chú thích của phiên làm việc rằng “Trung Quốc phản đối dự án này vì lý do dự án nằm trong khu vực tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc”.
Ban thư ký GEF tuyên bố phần chú thích sẽ chỉ ghi lại thực tế rằng, Trung Quốc phản đối dự án và lý do sẽ được ghi lại trong phần các vấn đề thảo luận nổi bật.
Hầu hết các thành viên hội đồng GEF ủng hộ quan điểm của Bhutan và phê chuẩn dự thảo, bất chấp sự phản đối của đại diện Trung Quốc.
Đại diện từ Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives và Sri Lanka yêu cầu các quan điểm của Bhutan phải được phản ánh như sau: “Bhutan hoàn toàn bác bỏ yêu sách của Thành viên Hội đồng Trung Quốc. Khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng là một nơi không thể tách rời và có chủ quyền lãnh thổ của Bhutan và không có điểm nào trong các cuộc thảo luận về ranh giới giữa Bhutan và Trung Quốc có đặc điểm là một khu vực tranh chấp.”
Phần lớn các thành viên hội đồng GEF ủng hộ quan điểm của Bhutan và dự thảo Tóm tắt của Chủ tịch đã được hội đồng phê chuẩn, bất chấp sự phản đối của đại diện Trung Quốc. Chương trình Làm việc được thông qua, bản tóm tắt dự thảo của Chủ tịch có ghi chú “Trung Quốc phản đối và không tham gia quyết định của Hội đồng về dự án này”.
Sau đó, Bhutan đã gửi công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, tuyên bố khu bảo tồn là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Bhutan và chưa từng tranh chấp với bất kỳ nước nào. Bhutan kêu gọi Hội đồng GEF loại bỏ tất cả tài liệu tham khảo về yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc.
Trên thực tế, việc tự đặt ra một khu vực tranh chấp mới là “quân bài” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc thường thực hiện với các nước láng giềng trong khu vực.
https://www.ntdvn.com/the-gioi/trung-quoc-bat-ngo-doi-chu-quyen-khu-bao-ton-cua-bhutan-49427.html
Philippines: Cảnh sát ‘bắn nhầm’
4 binh lính quân đội đang làm nhiệm vụ
Minh Hòa
4 binh sỹ quân đội Philippines, trong đó có 2 sỹ quan, đã bị cảnh sát bắn chết trong khi đang dò tìm vị trí của một kẻ đánh bom tự sát ở miền nam Philippines, theo hãng tin AFP.
Thông tin từ phía quân đội cho biết, 4 quân nhân tình báo, trong đó có một thiếu tá và một đại úy, đang tìm cách xác định vị trí của một kẻ đánh bom tự sát người nước ngoài, có khả năng liên quan đến phiến quân Abu Sayyaf ở Philippines. Họ đang di chuyển trên xe thì bị cảnh sát giữ lại kiểm tra ở trạm kiểm soát ở Jolo.
Nhóm quân nhân tự nhận mình là cảnh sát, sau đó rời đi nhưng bị một xe cảnh sát bám theo. Khi phát hiện họ đang bị theo dõi, những người lính dừng xe, và một sỹ quan bước ra khỏi xe với 2 tay giơ lên cao, ngụ ý rằng anh không có ý định thù địch.
Nhưng các cảnh sát đã nổ súng và giết chết 4 người lính vì những lý do không giải thích được, theo mô tả của một sĩ quan quân đội có hiểu biết về tình hình. Người này đề nghị được giấu tên vì bản chất nhạy cảm của vụ việc. Khi cảnh sát rời đi, các sĩ quan quân đội khác đã đến và thấy đồng nghiệp của họ đã tử vong.
Tuy nhiên, phía cảnh sát lại kể một câu chuyện khác. Báo cáo nói rằng cảnh sát Jolo đang tuần tra với sự tham gia của các nhân viên chống ma túy, thì phát hiện ra chiếc xe có “bốn người đàn ông có vũ trang”, nên đã chặn xe họ lại. Cảnh sát yêu cầu 4 người lái xe tới đồn cảnh sát Jolo để “xác minh”, nhưng “những người này đã bỏ trốn”.
Cảnh sát đuổi theo 4 người, và những kẻ bỏ chạy đã chĩa súng về phía cảnh sát, khiến họ phải nổ súng để phòng thủ, dẫn đến cái chết của “4 nghi phạm”.
Chỉ huy quân sự khu vực, Trung tướng Cirilito Sobejana cho biết ông đã yêu cầu Cục Điều tra Quốc gia Philippines điều tra vụ nổ súng và những mâu thuẫn có liên quan.
“Dù là lý do gì đi nữa, họ đã bị cảnh sát bắn”, ông Sobejana nói với các phóng viên. “Chúng tôi đang cho điều tra vụ việc”.
Tình trạng cảnh sát chống ma túy bắn chết nghi phạm là điều phổ biến tại Philippines kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nhậm chức vào năm 2016. Ông Duterte phát động chiến dịch càn quét các tay buôn và những người nghiện ma túy, trong đó ông cho phép cảnh sát giết chết nghi phạm mà không cần xét xử.
Chính quyền công bố có hơn 5.000 nghi phạm ma túy bị giết, tính đến tháng 1 năm 2019. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền và các hãng tin ước tính con số này phải hơn 12.000 người.
Philippines lại bị
tổ chức quốc tế lên án vì bạo lực cảnh sát
Từ năm 2016 đến 2019, ít nhất có 122 trẻ em đã bị sát hại trong cuộc chiến chống ma túy ở Philippines, do tổng thống Rodrigo Duterte phát động. Phần lớn là nạn nhân của lực lượng an ninh. Chắc chắn con số trên vẫn còn thấp so với thực tế. Trên đây là những chi tiết trong báo cáo do Tổ chức Thế giới chống Tra tấn trình bày trước hiệp hội các thông tín viên tại Liên Hiệp Quốc ngày 29/06/2020.
Thông tín viên RFI tại Genève Jérémie Lanche tường trình :
Một bản báo cáo ghê sợ làm lạnh sống lưng.Theo Tổ chức Thế giới chống Tra tấn, trẻ em không chỉ là nạn nhân liên lụy của cuộc chiến bài trừ ma túy ở Philippines, mà còn là đối tượng trực tiếp bị lực lượng an ninh nhắm tới. Đôi lúc bởi vì chúng là người thế thân cho một thành viên trong gia đình đang bị cảnh sát truy tìm, cũng có khi chúng là nhân chứng của một vụ hành quyết không qua xét xử.
Giám đốc của tổ chức phi chính phủ này, ông Gerald Staberock, yêu cầu Liên Hiệp Quốc cử ủy ban điều tra đến thực địa.
Ông nói : « Chúng tôi muốn Hội Đồng Nhân Quyền có thái độ. Đã 4 năm nay chúng ta thấy những vụ giết người như vậy hoành hành. Chúng ta không thể để những vi phạm nhân quyền trở nên bình thường. Nhất là khi có liên quan đến trẻ em. Đó cũng là bằng chứng cho thấy không còn một giới hạn nào đối với bạo lực ở Philippines ».
Trong số 27 nghìn vụ hành quyết được tổ chức quốc tế trên thống kê thì duy nhất có một vụ cảnh sát bị khởi tố. Trong đa số các trường hợp, gia đình các nạn nhân không muốn nói ra vì sợ bị trả thù.
Theo tổ chức phi chính phủ này thì ở Philippines bao trùm không khí sợ hãi: «Có nhiều chiến dịch chồng chéo nhau : Chiến dịch chống ma túy và chiến dịch chống khủng bố. Luật mới về chống khủng bố tạo môi trường thuận lợi cho hành vi tra tấn, đặc biệt là luật cho phép giam giữ tùy tiện trong 2 tuần. Bộ luật coi như cho phép toàn quyền tra tấn ».
Đại dịch Covid-19 càng làm cho vấn đề nhân quyền ở Philippines thêm tồi tệ. Tổng thống Duterte đã kêu gọi lực lượng giữ gìn trật tự bắn bỏ tất cả những ai phá lệnh phong tỏa được áp đặt cho dân chúng
Ấn Độ chặn hàng chục ứng dụng TQ
Ấn Độ cấm 59 ứng dụng di động, đa số của Trung Quốc, như TikTok, WeChat… giữa lúc xung đột ở biên giới hai nước đang căng thẳng.
Ngày 29/6, Bộ Công nghệ Ấn Độ tuyên bố các ứng dụng bị chặn vì “gây tổn hại tới chủ quyền, an ninh của Ấn Độ”. Google và Apple được yêu cầu gỡ ứng dụng có mặt trong danh sách khỏi App Store và Play Store ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới.
Lệnh cấm được đánh giá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công ty Internet Trung Quốc như Bytedance, bởi họ đang đặt cược lớn vào Ấn Độ – một trong những thị trường về dịch vụ số lớn nhất hiện nay.
Bytedance, có trụ sở tại Bắc Kinh, đã lên kế hoạch đầu tư một tỷ USD để mở trung tâm dữ liệu và thực hiện các cuộc tuyển dụng lớn tại Ấn Độ. Số lượt tải ứng dụng TikTok tại nước này đạt 611 triệu, chiếm 30,3%, theo ước tính của công ty phân tích Sensor Tower hồi tháng 4.
Trong số những ứng dụng bị chặn còn có WeChat của Tencent, UC Browser của Alibaba và hai ứng dụng của Xiaomi. Tuần trước, các biển hiệu của Xiaomi tại Ấn Độ được dán đè lên bằng dòng chữ “Made in India”. Hành động này vấp phải chỉ trích gay gắt từ cộng đồng người dùng Ấn Độ.
Google cho biết vẫn đang đợi lệnh từ chính phủ Ấn Độ, trong khi Apple chưa trả lời.
Xung đột chính trị giữa hai nước đang khiến thương mại tắc nghẽn và hàng hóa Trung Quốc bị tẩy chay tại Ấn Độ. Liên minh các thương nhân Ấn Độ, nhóm đại diện cho khoảng 70 triệu nhà bán lẻ, cho biết thành viên của họ sẽ “nói không” với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, dù biết sẽ chịu thiệt hại.
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Ấn Độ, trong đó có lĩnh vực thiết bị di động. 80% smartphone được bán tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới là sản phẩm Trung Quốc, chủ yếu của Xiaomi và Oppo. Hiện Oppo cũng có nhà máy lắp ráp smartphone ở đây.
http://biendong.net/bien-dong/35541-an-do-chan-hang-chuc-ung-dung-tq.html
‘Vụ tấn công Sở Giao dịch Chứng khoán Pakistan
là nhằm vào TQ’
Nhóm ly khai Quân Giải phóng Balochistan (BLA) khẳng định vụ tấn công Sở Giao dịch Chứng khoán Pakistan là “một cuộc tấn công vào các lợi ích kinh tế của Trung Quốc.”
Nhân viên an ninh bên ngoài Sở Giao dịch Chứng khoán Pakistan sau vụ tấn công. (Nguồn: AP)
Theo AFP, nhóm ly khai Quân Giải phóng Balochistan (BLA), tổ chức đã tấn công Sở Giao dịch Chứng khoán Pakistan ở thành phố Karachi hôm 29/6, tuyên bố mục tiêu của hành động này là nhằm vào các lợi ích của Trung Quốc.
Trong thư điện tử gửi hãng thông tấn AFP, BLA khẳng định hành động trên không chỉ nhằm vào “nền kinh tế của Pakistan” mà còn là “một cuộc tấn công vào các lợi ích kinh tế của Trung Quốc nhằm đáp trả những kế hoạch bóc lột của Trung Quốc ở Balochistan.”
BLA từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc bóc lột Balochistan, địa phương rộng lớn nhất trong 4 tỉnh thuộc khu vực Tây Nam của Pakistan.
Nhóm này cho rằng các dự án được Bắc Kinh hỗ trợ đã khai thác một cách bất công các nguồn tài nguyên khoáng sản và hydrocarbon của khu vực này.
Pakistan đã liên tục ngả về phía Bắc Kinh để đổi lấy các khoản đầu tư và cho vay, trong đó Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) trị giá 54 tỷ USD bị giới phê bình phương Tây cho là về lâu dài sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho Bắc Kinh.
BLA đã nhiều lần tấn công các dự án cơ sở hạ tầng và công nhân Trung Quốc ở Pakistan trong những năm gần đây, trong đó có vụ tấn công lãnh sự quán Trung Quốc tại Karachi năm 2018 khiến 4 người thiệt mạng.