Tin khắp nơi – 30/04/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 30/04/2018

Cây sồi non Macron trồng ở Nhà Trắng biến mất

Cây sồi được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tặng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã biến mất khỏi bãi cỏ của Tòa Bạch Ốc.

Hai tổng thống đã trồng cây non này, được đánh từ vùng đất của một chiến trường trong Thế chiến Thứ nhất ở Đông Bắc nước Pháp, hồi tuần trước.

Trump và Macron: Có thể có thỏa thuận Iran mới

Macron ‘thuyết phục Trump không rút quân khỏi Syria’

Quốc hội Pháp thông qua luật di trú khắt khe

Ông Macron nói cây này sẽ là lời nhắc nhở về “những mối liên hệ gắn bó chúng ta với nhau”.

Nhưng một phóng viên ảnh Reuters hôm thứ Bảy 28/4 đã chụp được tấm hình cho thấy chỉ còn một mảng cỏ màu vàng ở nơi cây non đã được trồng.

Đại sứ Pháp tại Mỹ sau đó đã viết trên Twitter rằng cây non đang qua kiểm dịch thực vật.

Cây này là một giống sồi của châu Âu, được lấy từ vùng đất nơi diễn ra trận Belleau Wood vào mùa hè năm 1918.

Gần 2000 lính Mỹ đã chết trong trận chiến ở Đông Bắc Paris này.

Tuy nhiên, chỉ sau bốn ngày được trồng cây sồi non đã biến mất.

Không lý do chính thức nào được đưa ra, và các đồn đoán về số phận của cây non bắt đầu xuất hiện trên mạng.

Hãng truyền thanh Pháp Franceinfo trích dẫn trang web làm vườn gerbaud.com, nói rằng giống sồi này tốt hơn nếu được trồng vào mùa thu, để có thời gian cho rễ mọc sâu “để đối phó với hạn hán vào mùa hè năm sau”.

Tổng thống Pháp tạo dấu ấn thế nào?

TT Pháp: ‘Có bằng chứng Syria dùng vũ khí hóa học’

Bầu cử Tổng thống Pháp: Những điều đáng chú ý

“Cây sồi có thể được trồng lại vào tháng Mười”, Franceinfo suy đoán.

Sau đó, Đại sứ Pháp Gerard Araud cho biết cây non đã được đưa vào khu vực kiểm dịch thực vật.

Ông Araud cũng tìm cách xoa dịu những ý kiến lo ngại cây sồi quả thực đã được trồng hay không.

Ông giải thích rằng rễ cây đã được bọc trong nhựa.

Trang web của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ giải thích rằng cây từ nước ngoài “được đưa vào để trồng (phát tán) cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước ngoài” trước khi mang vào nước Mỹ.

Món quà của Tổng thống Macron nhanh chóng trở thành tin giật gân trên mạng, và hình ảnh hai người đàn ông xúc đất lên cây non nhanh chóng trở thành meme (hình ảnh hài hước).

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43948162

 

Bộ trưởng Ngoại giao TQ thăm Bình Nhưỡng tuần này

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Bắc Hàn từ 2-3/5 sau các cuộc đàm phán lịch sử giữa hai miền Triều Tiên hôm 27/4.

Trung Quốc là đồng minh kinh tế duy nhất của Bắc Hàn, nhưng đây là chuyến thăm cấp cao nhất của nước này trong nhiều năm.

Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn diễn ra ‘ba, bốn tuần tới’

Bắc Hàn ‘ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân’

Bãi thử hạt nhân Bắc Hàn ‘đóng cửa vào tháng 5’

Truyền thông Bắc Hàn ca ngợi ‘cuộc gặp gỡ lịch sử’

Theo Bắc Kinh, chuyến thăm của ông Vương Nghị vào thứ Tư và thứ Năm (2-3/5) được thực hiện theo lời mời của Bình Nhưỡng.

Vào tháng Ba, ông Kim có chuyến thăm bất ngờ đến Bắc Kinh để hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình. Đây là chuyến công tác quốc tế đầu tiên kể từ khi ông Kim nhậm chức, nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng.

Cuộc đàm phán lịch sử liên Triều

Hôm thứ Sáu, lãnh đạo Bắc Hàn và Nam Hàn đã đạt được thỏa thuận chung “chấm dứt hoàn toàn các hành vi thù địch” và cùng hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Ông Kim và ông Moon cho biết họ cũng sẽ theo đuổi các cuộc đàm phán với Mỹ và Trung Quốc để chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, kết thúc vào năm 1953 với một thỏa thuận ngừng bắn, nhưng không phải hiệp ước hòa bình chính thức.

Hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Sáu cũng nhằm chuẩn bị cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa ông Kim và ông Trump.

Kỷ nguyên mới, múi giờ mới?

Trong số các tuyên bố hôm thứ Sáu, Bình Nhưỡng cho biết sẽ thay đổi múi giờ cho cùng múi giờ với miền Nam “như là một bước thực tế đầu tiên cho hòa giải và đoàn kết dân tộc”.

Giờ miền Bắc hiện tại – chậm 30 phút so với miền Nam – được thiết lập vào năm 2015 để đánh dấu kỷ niệm 70 năm giải phóng Triều Tiên khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai.

Theo truyền thông Bắc Hàn, ông Kim cho biết “cảm giác đau lòng” khi thấy đồng hồ hiển thị thời gian khác nhau trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Hôm thứ Hai 30/4, Nam Hàn cho biết họ sẽ dỡ bỏ hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền tại biên giới với Bắc Hàn.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43945829

 

Vì sao Bộ trưởng nội vụ Slovakia từ chức?

Bộ trưởng Nội vụ kiêm Phó Thủ tướng Slovakia Robert Kalinak, người có chuyến thăm Việt Nam để bàn về “hợp tác chống tội phạm và dẫn độ”, từng là nhân vật trọng yếu trong chính phủ Robert Fico.

Tất cả xảy ra trong tháng Ba vừa qua, liên quan đến vụ giết một nhà báo trẻ, Jan Kuciak và vị hôn thê của ông, Martina Kusnirova tại nhà riêng.

Anh: Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd từ chức

Nghi ngờ Trịnh Xuân Thanh ‘bị đưa sang Slovakia’

Thứ trưởng Tài chính Nhật từ chức vì cáo buộc quấy rối tình dục

Tin về vụ giết người đã khiến hàng vạn dân Slovakia xuống đường biểu tình, và dẫn tới chỗ cả ông Kalinak và sau đó là thủ tướng Fico, phải từ chức.

Chuyên trách an ninh và cảnh sát

Sinh năm 1971, ông Robert Kalinak là chính trị gia trẻ, ngôi sao lên liên tục các chức vụ trong chính trường Slovakia, quốc gia 5,4 triệu dân thuộc EU.

Từng là luật sư và cũng là một doanh nhân, ông là người đồng sáng lập đảng Smer, có nguồn gốc liên quan đến một nhánh của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc cũ.

Năm 2002, khi mới 31 tuổi, Robert Kalinak đã nắm chức chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Slovakia, giám sát cả quân đội và công an, tình báo.

Năm 2006, ông lần đầu giữ chức phó thủ tướng kiêm bộ trưởng nội vụ và tiếp tục nắm giữ hai chức này trong nhiệm kỳ 2012-2016, và từ 2016 đến khi bị mất chức tháng qua.

Hồi tháng 3/2017, trong chuyến thăm Việt Nam ông Kalinak nói với Bộ trưởng Công an Tô Lâm của Việt Nam rằng Slovakia sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các dự án y tế và kỹ thuật của ngành công an.

Cụ thể, theo báo Sspectator.sme.sk, Slovakia sẽ cho các nhân viên công an Việt Nam bị thương khi làm nhiệm vụ sang điều trị tại các sở y tế của Slovakia.

Ngoài ra, nước Trung Âu này cũng sẵn sàng huấn luyện cảnh sát cho Việt Nam tại trung tâm của họ ở Lest.

Trong giai đoạn tại vị, ông Kalinak đã hoạt động tích cực trong lĩnh vực bảo vệ biên giới EU và đưa công dân các nước khác, gồm Việt Nam, về hồi hương nếu vi phạm pháp luật nước sở tại.

Hiện chưa rõ các thỏa thuận của chính phủ Việt Nam với nội các Slovakia thời Robert Fico và Robert Kalinak ký kết sẽ được triển khai ra sao.

Khủng hoảng lớn nhất từ 1989

Đảng Most-Hid trong liên minh cầm quyền Slovakia đã yêu cầu ông Kalinak từ chức với lý do ông là người phụ trách ngành công an, nhưng lại bị coi là ‘cản trở’ cho quá trình điều tra vụ giết Jan Kuciak và hôn thê.

Các nhà quan sát chính trị Slovakia tin rằng cái chết của ông Jan Kuciak “rất nhiều khả năng có liên quan đến liên hệ giữa các nhân vật thân tín của Robert Fico và băng đảng ‘Ndrangheta từ Ý.

Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức

Myanmar: Tổng thống Htin Kyaw từ chức

Phó giám đốc FBI từ chức

Theo nhà báo Daniel Boffey viết trên trang The Guardian ở Anh hôm 12/03/2018 thì:

“Kalinak là bộ trưởng thứ nhì của Đảng Smer phải từ chức vì các vấn đề xung quanh vụ sát nhân.

Trước đó, bộ trưởng văn hóa Marek Maďarič đã từ chức sau khi nói ông không thể chấp nhận được việc có nhà báo bị bắn chết trong nhiệm kỳ của ông.”

Hiện nay, một nhóm nhà báo quốc tế đã vào cuộc để điều tra tiếp tục những gì Jan Kuciak chưa hoàn tất, tờ báo Anh cho hay.

Chừng 40 nghìn người biểu tình tại Bratislava chỉ trong một ngày thứ Sáu đòi chính phủ Robert Fico từ chức.

Phong trào biểu tình này thể hiện sự thất vọng với chính phủ của ông Fico sau khi niềm tin rằng nội các của ông ta “có quyết tâm chống tham nhũng” đã không còn nữa.

Sau khi Robert Fico và Robert Kalinak đều đã từ chức, các báo châu Âu cho hay hai người này đều dùng căn hộ hạng sang của một doanh nhân, Ladislav Basternak.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Kalinak bị yêu cầu từ chức vì các nghi vấn làm ăn.

Theo Reuters (30/06/2016) đưa tin ông Kalinak khi đó đã bị dư luận yêu cầu phải xuống vì quan hệ làm ăn bất động sản với ông Basternak.

Công ty của ông Basternak bị điều tra vì “lừa đảo và trốn thuế”.

Bộ trưởng Kalinak thừa nhận ông mua 17% cổ phần trong một công ty của ông Ladislav Basternak nhưng bác bỏ đó là việc làm sai trái.

Thủ tướng Pakistan từ chức sau khi bị tòa bãi nhiệm

Mỹ: Cố vấn an ninh Flynn từ chức

Mugabe ‘chống lại những lời kêu gọi từ chức’

Được biết trong tháng 3/2018, công tố viên cao cấp Vasil Spirko đã ra đưa ra cáo trạng nhắm vào cựu Bộ trưởng Nội vụ kiêm Phó Thủ tướng Robert Kalinak, Cảnh sát trưởng quốc gia Tibor Gaspar, Giám đốc Cơ quan Điều tra Tội phạm (NAKA), Peter Hrasko cùng Giám đốc Ban Chống tham nhũng thuộc NAKA, Robert Krajmer.

Giới điều tra tin rằng các băng đảng Ý đã dùng hóa đơn khống để chiếm đoạt hàng triệu euro từ ngân quỹ EU hỗ trợ dân nghèo tại Slovakia.

Báo chí châu Âu nói cuộc khủng hoảng liên quan đến các nhân vật chính trị này là “lớn nhất ở Slovakia” kể từ Cách mạng Nhung cuối thập niên 1980 ở Tiệp Khắc.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43949249

 

Nổ ở Afghanistan, 5 nhà báo và 16 dân thiệt mạng

Hai vụ nổ ở thủ đô Kabul của Afghanistan khiến ít nhất 21 người thiệt mạng, trong đó có nhiếp ảnh gia hàng đầu của AFP và bốn nhà báo khác.

Một kẻ tấn công đi xe máy gây ra vụ nổ đầu tiên vào sáng thứ Hai 30/4 tại quận Shashdarak của Kabul.

Khoảng 15 phút sau, sau khi các phóng viên có mặt tại hiện trường vụ nổ thứ nhất, vụ nổ thứ hai xảy ra.

AFP cho biết nhiếp ảnh gia Shah Marai thiệt mạng.

Hãng tin này cho biết vụ nổ thứ hai cố ý nhắm vào nhóm các nhà báo.

Mỹ: NRA ‘không ủng hộ bất kỳ lệnh cấm súng’

Kim Jong-un ‘đau xót’ về vụ khách TQ thiệt mạng

Đánh bom tại Kabul: Ít nhất 80 người thiệt mạng

Quận Shashdarak có bộ quốc phòng, cơ quan tình báo và trụ sở của Nato.

Hàng chục người khác bị thương.

Chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công, nhưng việc đánh bom ở thủ đô Afghanistan không phải là không phổ biến.

Đầu tháng Tư, một vụ đánh bom tự sát của nhóm nhà nước Hồi giáo vào một điểm đăng ký bỏ phiếu giết chết khoảng 60 người và làm bị thương 119 người.

Cả IS và Taliban vẫn hoạt động tại Afghanistan, trong đó chỉ có 30% dưới sự kiểm soát của chính phủ, theo nghiên cứu của BBC được công bố đầu năm nay.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43945830

 

Tổng thống Nigeria sẽ gặp TT Trump tại Washington

Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari sẽ trở thành lãnh đạo châu Phi đầu tiên được Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp khi ông đến Washington để đàm phán.

Họ dự kiến sẽ thảo luận các mối quan tâm chung về kinh tế và an ninh.

Nhưng nhiều người cũng sẽ theo dõi sát sao các cuộc đàm phán này sau khi ông Trump bị cáo buộc sử dụng từ “hố phân” để mô tả các quốc gia châu Phi.

Trump và Buhari sẽ thảo luận những gì?

Hai nhà lãnh đạo có thể sẽ bỏ lại vụ bê bối sau lưng để tập trung vào các vấn đề cấp bách hơn, phóng viên Mayeni Jones của BBC tại Nigeria bình luận.

Tại Nigeria, Tổng thống Buhari phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, bao gồm cuộc nổi dậy kéo dài chín năm của phiến quân Boko Haram ở phía đông bắc, và ngày càng không an toàn trong vành đai giữa.

Vì vậy, chống khủng bố là một ưu tiên cho cả hai chính quyền.

Liên minh châu Phi: Trump phải xin lỗi

Mỹ ‘hoan nghênh VN chủ động ở Châu Á–TBD’

Mỹ: Nhiều hãng cắt quan hệ với hiệp hội súng trường

Mỹ: Hỏi quốc tịch khi điều tra dân số gây tranh cãi

Nhà Trắng đã bán 12 máy bay phản lực trị giá 496 triệu USD (Nigeria) cho Nigeria để giúp chống lại Boko Haram.

Tại Washington, ông Trump và ông Buhari cũng sẽ thảo luận tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Ông Buhari, người đang dự tính tái tranh cử vào năm 2019, dự kiến sẽ nhấn mạnh rằng ông cam kết dân chủ mặc dù tệ nạn tham nhũng tràn lan và quản trị kém ở nước Tây Phi.

Sau các cuộc đàm phán, lãnh đạo Nigeria sẽ gặp gỡ các công ty chuyên về nông nghiệp.

Các quan chức cao cấp Nigeria cũng sẽ thảo luận một số dự án với lãnh đạo các công ty vận tải lớn của Mỹ.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43945828

 

Anh: Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd từ chức

Bộ trưởng Nội vụ Anh nói rằng bà “không chủ ý lừa dối” các nghị sĩ về các mục tiêu loại bỏ những người nhập cư bất hợp pháp.

Bà Rudd, người dự kiến ra trình bày trước Hạ viện Anh hôm 30/4, chịu áp lực từ chức vì vụ bê bối Windrush.

Bà phải đối mặt với những lời chỉ trích Bộ trưởng Nội vụ quanh mục tiêu trục xuất dân nhập cư bất hợp pháp.

Anh Quốc ‘cần có hành động ở Syria’

London có thêm vụ người Nga ‘chết khó hiểu’

Án tù chung thân vụ giết phụ nữ Việt ở Anh

Anh sẽ dùng lại hộ chiếu xanh dương sẫm

Người phụ trách nội vụ của đảng đối lập, Diane Abbott, người đã nhiều lần kêu gọi bà Rudd từ chức, bình luận rằng bà đã “làm điều đúng đắn”.

Bà Abbott nói thêm rằng “đầu mối của cuộc khủng hoảng này” – ám chỉ bà Theresa May – phải ra trước Hạ viện Anh giải thích về việc “liệu bà ấy có biết bà Amber Rudd lừa dối Quốc hội và công chúng tuần trước hay không”.

Hôm 29/4, tờ Guardian công bố nguyên văn bức thư mà họ đã tường thuật nội dung hồi tuần trước, trong đó bà Rudd đã đặt ra mục tiêu “đầy tham vọng” về việc trục xuất thêm 10% người nhập cư bất hợp pháp “trong vài năm tới.”

Bà Rudd gọi điện cho Thủ tướng May đêm 29/4 để báo về quyết định ra đi trong bối cảnh phe đối lập gia tăng áp lực để bà từ chức.

Anh: Tiết lộ mua bán bằng giả gây sốc

Đơn vị vũ khí hóa học tới Salisbury vì vụ Skripal

London: Bắt nghi can thứ hai vụ đánh bom khủng bố

Wikileaks: CIA có công cụ rình mò qua TV

Biên tập viên chính trị BBC Laura Kuenssberg phân tích:

Đây là một sự từ chức không thể tránh khỏi? Chắc chắn đã có điều gì đó không khớp giữa những gì bà ấy nói với các nghị sĩ hồi tuần trước và bằng chứng được đưa ra.

Lần này đảng Bảo thủ đang cố gắng giữ lại bà ấy. Nhưng có lẽ một phần của vấn đề cũng là bà không nhất thiết phải đồng quan điểm với người tiền nhiệm về vấn đề nhập cư.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43939425

 

Trump đề nghị gặp Kim

tại Nhà Hòa Bình ở biên giới hai miền

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 30/4 đề nghị tổ chức họp thượng đỉnh với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tại Nhà Hòa Bình ở ranh giới giữa hai miền Nam-Bắc bán đảo Triều Tiên, giữa lúc các chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh đang tiếp tục được xúc tiến.

Ông Trump đặt câu hỏi trên Twitter:

“Nhiều nước đang được cứu xét cho cuộc GẶP, nhưng liệu Nhà Hòa Bình/ Nhà Tự do ở biên giới giữa Nam, Bắc Triều Tiên, có phải là một địa điểm mang tính đại diện hơn, quan trọng và bền vững hơn so với một nước thứ ba?”

Dự kiến ông Trump sẽ gặp ông Kim trong vài tuần tới. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm tuần trước rằng ông đang cân nhắc 5 địa điểm cho cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh tụ Triều Tiên, mặc dù ông nhiều lần nói rằng cuộc gặp gỡ ấy có thể sẽ không diễn ra.

Nhà Hòa Bình nằm trong khu phi quân sự (DMZ) được canh gác cẩn mật tại ranh giới giữa hai nước. Đó là địa điểm đã đón tiếp ông Kim trong cuộc gặp lịch sử với Tổng Thống Nam Triều Tiên Moon Jae-in hồi tuần trước.

Những địa điểm khác được nhắc tới như có thể là nơi diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Mỹ-Triều gồm nhiều quốc gia thứ ba như Singapore, nhưng các giới chức Mỹ không chắc ông Kim sẽ chịu đi xa.

Tuần trước lãnh đạo hai miền Nam-Bắc Triều Tiên gặp nhau và cam kết chấm dứt thù nghịch để làm việc, hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-de-nghi-gap-kim-tai-nha-hoa-binh-o-bien-gioi-hai-mien/4371141.html

 

Mỹ: Triều Tiên phải

phi hạt nhân hóa một cách ‘không thể đảo ngược’

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm Chủ nhật cho biết ông đã nói với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un rằng ông ta sẽ phải đồng ý thực hiện các bước “không thể đảo ngược” để chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân trong bất kỳ thỏa thuận nào với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Pompeo phát biểu trên chương trình tin tức đài ABC: “Chúng tôi sử dụng từ “không thể đảo ngược” với dụng ý nhất định”, ông nói thêm:”Chúng tôi sẽ đòi hỏi các bước có thể chứng minh rằng sẽ đạt được phi hạt nhân hóa.”

Đây là những bình luận chi tiết nhất của ông Pompeo về các cuộc thảo luận của ông tại Bình Nhưỡng với ông Kim vào cuối tuần Lễ Phục sinh vừa rồi để chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh tụ Bắc Triều Tiên và Tổng thống Trump.

Nguyên giám đốc CIA Pompeo vừa tuyên thệ nhậm chức để trở thành nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ hôm thứ Năm. Ông mô tả cuộc gặp gỡ với ông Kim là “mang lại kết quả” và ông rời Bình Nhưỡng với niềm tin là đang có một “cơ hội thực sự” để lãnh tụ Triều Tiên và ông Trump đạt thỏa thuận.

Ông Kim cho biết là ông sẵn sàng thảo luận về đòi hỏi của ông Trump “và sẽ đưa ra một lộ đồ sẽ giúp hai bên thực hiện mục tiêu đó”, ông Pompeo nói.

Đánh giá đó của ông Pompeo có thể làm tăng thêm hy vọng về một bước đột phá sẽ mang lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên tiếp theo sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa ông Kim với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tuần trước, nơi hai nhà lãnh đạo tuyên bố sẽ thực hiện “phi hạt nhân hòa hoàn toàn”.

Trong khi Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ đóng cửa địa điểm thử hạt nhân vào tháng tới, hai ông Kim và Moon không phác họa những biện pháp cụ thể để đạt tới mục tiêu đó.

Ông Pompeo khẳng định rõ rằng Tổng thống Trump sẽ yêu cầu ông Kim cam kết với các bước vừa kể, và hứa rằng Hoa Kỳ cũng sẽ thực hiện các hành động tương hợp, tuy nhiên ông không cung cấp thêm chi tiết nào khác về các hành động cụ thể của phía Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS, Cố vấn an ninh quốc gia mới của ông Trump, John Bolton, nói ông Kim có thể có những ý kiến “cụ thể và thực thụ” về việc từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân,” và Mỹ nên lắng nghe ông.”

Nhưng ông Bolton và ông Pompeo cảnh báo rằng trong quá khứ Triều Tiên đã nhiều lần không thực thi những cam kết đã đưa ra. Ông Bolton nói việc Triều Tiên gần đây không mang vũ khí ra khoe và không thử nghiệm tên lửa “có thể là một dấu hiệu tích cực” hoặc một dấu hiệu cho thấy các chương trình ấy đã đạt những bước tiến lớn khiến việc thử nghiệm không còn cần thiết nữa.

Ông Pompeo nói về phía Hoa Kỳ cũng sẽ phải có hành động tương xứng với các bước của Triều Tiên, tuy nhiên ông không cung cấp chi tiết nào khác.

Ông Pompeo nói hai nước sẽ phải hành động chứ không thể chỉ nói xuông. Ông nhắc lại rằng ông Trump sẽ tiếp tục “chiến dịch tăng áp lực”, đe dọa sẽ dùng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với nước Triều Tiên nghèo khó cho tới khi nào ông Kim đóng cửa chương trình vũ khí hạt nhân của ông.

Ông Pompeo cho biết là thừa lệnh ông Trump, ông đã nói chuyện với ông Kim về việc phóng thích 3 công dân Mỹ bị Bắc Triều Tiên bắt giữ. Ông không cho biết kết quả của yêu cầu đó.

Ông Bolton nói Bắc Triều Tiên “nên xem xét yêu cầu đó một cách nghiêm túc”, vì đó là điều mà tổng thống Trump rất quan tâm”, và thả 3 người Mỹ “thể hiện sự thành thực của Triều Tiên.”

Theo Reuters, các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ cho rằng nhờ chiến lược của ông Trump mà ông Kim giờ đang sẵn sàng đàm phán. Nhưng họ cảnh báo rằng đàm phán có thể tan vỡ, và trong tình huống đó, Hoa Kỳ sẽ rơi vào một cuộc xung đột với Triều Tiên.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham nói trên đài truyền hình Fox: “Chúng ta đang tiến gần tới một thỏa thuận hòa bình lịch sử, nhưng cùng lúc, chúng ta cũng đang rất gần với chiến tranh”. “Bởi vì nếu Triều Tiên không thành thực với ông Trump, nếu ông Kim Jong Un gặp Tổng thống Trump để rồi trở lại với cách cư xử trước đây, thì chúng ta sẽ bước vào con đường chiến tranh.”

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa James Lankford, một thành viên của Ủy ban tình báo Thượng viện, chỉ trích việc ông Trump mô tả lãnh tụ họ Kim là “đáng tôn trọng” trên Twitter tuần trước.

“Tôi sẽ không bao giờ dùng danh từ đó để mô tả Kim Jong Un,” nghị sĩ Lankford nói với CNN. Ông Kim “là một nhà độc tài tàn bạo đã hành quyết công khai bất cứ ai có ý kiến bất đồng với ông ta. Ông ta đã bỏ đói người dân của chính nước mình để giúp những thành phần ăn trên ngồi trốc.

https://www.voatiengviet.com/a/my-trieu-tien-phai-phi-hat-nhan-hoa-mot-cach-khong-the-dao-nguoc/4370597.html

 

TT Hàn Quốc: TT Trump

đáng được trao giải Nobel Hòa bình

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump xứng đáng được trao giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực chấm dứt thù địch với Bắc Triều Tiên.

Một giới chức của Dinh Ngói Xanh nói với truyền thông báo chí rằng Tổng thống Moon phát biểu trong cuộc họp với các bộ trưởng cấp cao rằng “Tổng thống Trump xứng đáng được trao giải Nobel Hòa bình. Điều chúng ta cần chính là hòa bình.”

Ông Moon và lãnh tụ Kim Jong Un trong cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên sau hơn một thập niên hôm thứ Sáu vừa rồi đã cam kết chấm dứt thù địch giữa hai nước Triều Tiên và cùng làm việc với nhau để “giải trừ hạt nhân hoàn toàn” trên Bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Trump đang chuẩn bị họp thượng đỉnh với ông Kim. Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng cuộc họp sẽ diễn ra trong ba hay bốn tuần nữa.

Giới chức Dinh Ngói Xanh cho biết rằng nội dung chính của cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim sắp tới sẽ là những nội dung trong cuộc nói chuyện riêng của của ông Moon và ông Kim hôm thứ Sáu ở biên giới hai nước.

Hồi tháng 1, ông Moon nói rằng “Tổng thống Trump xứng đáng được ghi công cho nỗ lực mang lại các cuộc họp liên Triều. Kết quả đó có được một phần có thể do các lệnh chế tài và áp lực của quốc tế do Mỹ dẫn đầu.”

Tổng thống Moon đề xuất giải Nobel Hòa bình để đáp lại một thông điệp của bà Lee Hee-ho, quả phụ của cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung, chúc mừng rằng ông Moon xứng đáng được trao giải Nobel Hòa bình.

Ông Moon đáp lại rằng Tổng thống Trump xứng đáng được trao giải thưởng hòa bình cao quý đó.

Cố Tổng thống Kim Dae-jung, người lập ra chính sách Ánh dương theo chủ trương hoà hợp với Bắc Triều Tiên, được trao giải Nobel Hòa bình năm 2000 sau những nỗ lực đưa đến cuộc họp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên với cố lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Il.

Trong cuộc họp hôm thứ Hai 30/4, Tổng thống Moon đề xướng thực hiện một cuộc nghiên cứu chung về các dự án kinh tế của Bắc Triều Tiên mà không vi phạm các lệnh chế tài quốc tế đang áp dụng đối với miền bắc.

Giới chức Dinh Ngói Xanh trích lời Tổng thống Moon nói rằng: “Cuộc nghiên cứu sẽ khuyến khích các chương trình không liên quan đến các lệnh chế tài, đồng thời tìm hiểu những khả năng hai miền Triều Tiên có thể cùng hợp tác thực hiện khi các lệnh chế tài được bãi bỏ trong tương lai.”

Chính quyền của Tổng thống Trump đã dẫn đầu chiến dịch quốc tế trừng phạt nghiêm khắc Bắc Triều Tiên vì nước phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm Chủ nhật nói rằng Tổng thống Trump sẽ tiếp tục áp lực của các lệnh chế tài cho đến khi nào chế độ Kim Jong Un từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Giới chức Dinh Ngói Xanh cho biết Tổng thống Trump trong cuộc điện đàm với Tổng thống Moon hôm thứ Bảy đã bày tỏ vui mừng về việc hai nhà lãnh đạo của hai miền Triều Tiên tái khẳng định mục tiêu phi hạt nhân hoá hoàn toàn trong cuộc gặp thượng đỉnh.

Tòa Bạch Ốc nói rằng Tổng thống Trump và ông Moon “nhấn mạnh rằng một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào điều kiện giải trừ hạt nhân hoàn toàn, kiểm chứng được và không đảo ngược được.”

Một cố vấn cấp cao của Tổng thống Moon nói với hãng tin Reuters hồi tuần trước rằng chính phủ Hàn Quốc đã chuẩn bị một “lộ đồ toàn diện” được chia sẻ với Hoa Kỳ trước cuộc họp của Tổng thống Trump với ông Kim.

Hàn Quốc tin tưởng Bắc Triều Tiên hơn sau thượng đỉnh

Sự lạc quan tin tưởng ở Hàn Quốc về Bắc Triều Tiên đã tăng cao sau cảm giác phấn khởi về cuộc họp thượng đỉnh hồi tuần trước, khi hai nhà lãnh đạo tuyên bố chấm dứt thù địch và cùng hướng đến giải trừ hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.

Một cuộc thăm dò hôm thứ Sáu – ngày diễn ra cuộc họp thượng đỉnh – cho thấy 64,7% tin rằng Bình Nhưỡng sẽ giải trừ hạt nhân và giữ lấy hòa bình. Trước cuộc họp, chỉ có 14,7% tin vào điều đó.

Thị trường Chứng khoán Nam Triều Tiên tăng hôm thứ Hai, trong đó có việc cổ phiếu của các công ty xây dựng, các nhà chế tạo tàu lửa và sản xuất sắt thép tăng vì hy vọng vào các dự án kinh tế chung với miền Bắc.

Thượng đỉnh kế tiếp

Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Moon sau thượng đỉnh tăng đến 70% — mức cao nhất tính từ giữa tháng 1.

Tuy nhiên, tuyên bố chung hôm thứ Sáu để lại nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp, nhất là “giải trừ hạt nhân” thực sự có ý nghĩa gì và cách thức như thế nào. Nhiều hy vọng đang trông chờ vào cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim sắp tới.

Các hoạt động ngoại giao đang tất bật diễn ra trước thượng đỉnh Kim-Trump. Trung Quốc, đồng minh lớn nhất của Bình Nhưỡng, cho hay sẽ cử Ngoại trưởng Vương Nghị sang Bắc Triều Tiên thứ Tư và thứ Năm tuần này.

Cuối tuần vừa qua, giám đốc tình báo của Hàn Quốc đã sang Tokyo họp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Thôi phóng thanh tuyên truyền

Trong một bước nhỏ hướng tới hoà giải, Hàn Quốc hôm thứ Hai cho hay sẽ tháo dỡ hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền dọc biên giới, trong khi đó Bắc Triều Tiên nói sẽ đổi giờ của nước họ lại cho cùng giờ với Hàn Quốc.

Truyền thông nhà nước cho hay Bình Nhưỡng sẽ lùi giờ của họ lại 30 phút để có cùng giờ với Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày 5/5.

Hãng thông tấn KCNA nói rằng quyết định được đưa ra sau khi lãnh tụ Kim cảm thấy “đau lòng” khi nhìn hai chiếc đồng hồ treo ở phòng họp thượng đỉnh chỉ hai giờ khác nhau.

Giờ của miền Bắc được đặt ra vào năm 2015 để đánh dấu 70 năm Triều Tiên được giải phóng khỏi ách độ hộ của quân phiệt Nhật sau Thế chiến thứ II. Hàn Quốc và Nhật Bản có cùng múi giờ, trước giờ quốc tế GMT chín tiếng.

Dinh Ngói Xanh cho hay ông Kim cũng nói với ông Moon tại thượng đỉnh rằng ông sẽ mời các chuyên gia và phóng viên báo chí của Mỹ và Hàn Quốc đến chứng kiến khi nước ông vô hiệu hoá địa điểm thử hạt nhân Punggye-ri.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-han-quoc-noi-tt-trump-dang-duoc-trao-giai-nobel-hoa-binh/4370557.html

 

Hơn 1000 người Mỹ ‘bị bắt nhầm’

Ít nhất 1.480 công dân Mỹ bị bắt nhầm trong các chiến dịch bắt giữ di dân trái phép và vi phạm pháp luật kể từ năm 2012, theo Los Angeles Times.

Tờ Independent của Anh dẫn lại cuộc điều tra của tờ báo có trụ sở ở tiểu bang California, Mỹ, nói rằng trong khoảng thời gian đó, hàng trăm công dân Mỹ đã bị buộc phải chứng minh nhân thân của mình trước tòa án về di dân, và bị tạm giữ nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, dù chính sách của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE), vốn thực hiện các vụ bắt giữ di dân, yêu cầu phải xem xét về luật pháp trong vòng 48 giờ khi ai đó tuyên bố là công dân Mỹ khi bị tạm giữ.

Mỹ trục xuất người gốc Việt, Việt Nam nói gì?

Theo Los Angeles Times, ICE cho biết họ thực hiện 100 nghìn vụ bắt giữ một năm.

Tờ báo này đưa tin rằng các vụ bắt giữ sai trái phần lớn là do sử dụng dữ liệu thiếu chính xác và thiếu hoàn thiện, cũng như do các cuộc điều tra thiếu chặt chẽ.

Một phát ngôn viên của ICE được trích lời nói rằng họ chỉ tiến hành bắt giữ nếu có lý do để làm vậy.

Người phát ngôn này cũng cho biết rằng cơ quan của mình dựa vào cả dữ liệu điện tử và trên giấy để xác định người cần bị bắt, đồng thời “hết sức nghiêm túc xem xét bất kỳ tuyên bố nào về việc một cá nhân bị giữ là công dân Mỹ”.

Cuộc điều tra của Los Angeles Times về thời kỳ bao gồm nhiều năm dưới chính quyền của Tổng thống Obama, được thực hiện trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Trump mạnh tay với các di dân trái phép và vi phạm pháp luật ở Mỹ, theo Independent.

Theo ICE, tới tháng 12 năm ngoái, có 8.600 người gốc Việt ở Mỹ trong diện có thể bị trục xuất, trong đó “7.821 người phạm tội hình sự”.

Tin cho hay, phần lớn những người này là thường trú nhân hợp pháp và chưa có quốc tịch Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/hon-1000-nguoi-my-bi-bat-nham-ke-tu-nam-2012/4369861.html

 

ASEAN ‘xích lại gần hơn’ với Trung Quốc và Ấn Độ

Thủ tướng Singapore hôm 28/4 nói rằng các quốc gia Đông Nam Á sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với “các cường quốc mới” như Trung Quốc và Ấn Độ nhằm chống lại áp lực bảo hộ và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, theo AP.

Phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia thành viên, Thủ tướng Lý Hiển Long nói rằng sự tăng trưởng kinh tế của khu vực đang bị đe dọa vì hiện trạng chống thương mại tự do ở nhiều nước.

Ông nói thêm rằng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gần đây đặc biệt đáng lo ngại.

Cả hai nước tính áp đặt thuế lên hàng hóa mỗi nước trị giá tới 50 tỷ đôla. Tổng thống Trump còn tính áp đặt thêm lên 100 tỷ đôla hàng hóa của nữa của Trung Quốc, theo AP.

“Cân bằng chiến lược toàn cầu đang dịch chuyển. Chuyện đó cũng xảy ra ở khu vực”, ông Lý nói.

“Các cường quốc mới như Trung Quốc và Ấn Độ đang gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng. Điều này mở ra các cơ hội mới cho các nước thành viên ASEAN trong khi chúng ta mở rộng hợp tác với họ”.

Nhà lãnh đạo Singapore cũng nói thêm rằng khối Đông Nam Á đang đối mặt với các vấn đề trong khu vực như nhóm Nhà nước Hồi giáo, an ninh mạng và việc tăng cường cộng đồng kinh tế.

Trong một tuyên bố ra hôm 28/4, các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh tới sự cần thiết phải duy trì hòa bình ở Biển Đông.

Họ cũng hoan nghênh cuộc họp thượng đỉnh giữa Bắc Hàn và Hàn Quốc, coi đó là bước đầu tiên tiến tới giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.

Tin cho hay, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Singapore tham dự cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN.

https://www.voatiengviet.com/a/asean-xich-lai-gan-hon-voi-trung-quoc-va-an-do/4369735.html

 

Trung Quốc lo ngại bị gạt ra ngoài

đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên

Thanh Hà

Quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng càng nồng ấm, thượng đỉnh Donald Trump- Kim Jong Un càng cận kề, Trung Quốc càng tăng tốc các hoạt động ngoại giao để giữ vai trò trung tâm trên hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Giới quan sát tại Bắc Kinh lo ngại trước khả năngTrung Quốc “bị loại” khỏi tiến trình hòa đàm trên bán đảo Triều Tiên.

Trong suốt thời gian từ 2003 đến 2009 Bắc Kinh đóng vai trò trọng yếu trong các vòng hòa đàm sáu bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên, Trung Quốc không ngừng kêu gọi Hoa Kỳ đối thoại trực tiếp với chế độ Bình Nhưỡng. Nhưng khi tổng thống Donald Trump thông báo sẽ họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un trong những tuần lễ sắp tới, và khi mà hai nguyên thủ Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ra tuyên bố chung cam kết “sẽ kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên”, dường như bài toán của Bắc Kinh trở nên phức tạp hơn. Dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy là Trung Quốc đang tăng tốc các hoạt động ngoại giao để duy trì ảnh hưởng với Bình Nhưỡng.

Lo ngại đầu tiên của Bắc Kinh liên quan đến mối quan hệ trong tương lai giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trong ấn bản ngày 29/04/2018 trích dẫn một nguồn tin ngoại giao từ Seoul nêu lên khả năng Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đang có kế hoạch từng bước “pha loãng” ảnh hưởng của Trung Quốc.

Theo một nhà phân tích khác của Trung Quốc được báo chí Paris trích dẫn hồi tháng 3 năm nay, Bắc Kinh vẫn biết rằng chế độ Kim Jong Un không thể tồn tại nếu không có được một điểm tựa vững chắc là Trung Quốc. Bằng chứng rõ rệt nhất là trước khi dự thượng đỉnh Liên Triều ở Bàn Môn Điếm, lãnh tụ Bắc Triều Tiên đã sang tận Bắc Kinh hội kiến với ông Tập Cận Bình. Có điều, Trung Quốc dường như không còn tự tin về ảnh hưởng của mình với ê kíp lãnh đạo hiện thời ở Bình Nhưỡng.

Một tiếng nói khác là nhà nghiên cứu Trương Liên Quý (Zhang Liangui), thuộc Trường Đảng Bắc Kinh cũng e rằng Trung Quốc sẽ bị gạt ra ngoài tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, bởi vì theo nhà quan sát này, bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng quan niệm rằng trên hồ sơ nóng bỏng này, Bình Nhưỡng và Washington cần mở kênh đối thoại trực tiếp. Giờ đây, khi kịch bản đó xảy ra Trung Quốc lại bị hụt hẫng.

Một nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc, giáo sư Thẩm Chí Hoa (Shen Zhihua) trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây trên đài phát thanh Hoa Kỳ, đã trực tiếp nêu lên kịch bản ảnh hưởng của Bắc Kinh bị thu hẹp nhất là một khi mà tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã trực tiếp đối thoại với nhau.

Đôi bên có thể đạt tới một thỏa thuận theo kiểu như là Washington công nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí nguyên tử nhưng đổi lại thì Bình Nhưỡng tử bỏ các chương trình tên lửa tầm trung và tầm xa, có thể đe dọa tới an ninh của bản thân Hoa Kỳ.

Trong khi đó, điều mà Trung Quốc muốn đạt được là bán đảo Triều Tiên không còn vũ khí hạt nhân, tức là Mỹ cũng sẽ rút ô dù hạt nhân đang được dùng để bảo vệ các đồng minh của Washington trong khu vực đông bắc Á. Trước mắt, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump là ông John Bolton đã bác bỏ kịch bản này.

Do vậy, chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội ở Liêu Ninh, ông Lục Siêu (Lu Chao) cho rằng, trong mọi trường hợp, Trung Quốc phải là một trong những tác nhân chính trong tiến trình đàm phán về Bắc Triều Tiên.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180430-trung-quoc-lo-ngai-bi-gat-ra-ngoai-dam-phan-hat-nhan-bac-trieu-tien

 

Tổng thống Pháp công du Úc

với trọng tâm hợp tác an ninh quốc phòng

Trọng Nghĩa

Vừa từ Mỹ trở về sau một chuyến công du cấp Nhà Nước, tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 30/04/2018, đã vội lên đường đến vùng châu Đại Dương, công du nước Úc, trước khi ghé thăm vùng lãnh thổ Pháp Nouvelle-Calédonie, tức là Tân Đảo. Chuyến thăm Úc của ông Macron từ ngày 1 đến 03/05/2018 rất được chú ý vì đây mới là lần thứ hai mà một tổng thống Pháp thăm Úc, sau ông François Hollande cách đây 4 năm.

Theo phủ tổng thống Pháp, sự kiện ông Macron đi thăm Úc ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ chứng tỏ tầm mức quan trọng của quan hệ Paris-Canberra. Mục tiêu của ông Macron là nâng cao quan hệ đối tác chiến lược Pháp-Úc.

Là tổng thống Pháp đầu tiên thăm Úc trong khuôn khổ thuần túy song phương – ông Hollande năm 2014 đã tranh thủ công du Úc sau khi dự thượng đỉnh G-20 tại Brisbane – ông Macron sẽ thảo luận với thủ tướng Úc Malcolm Turnbull về hợp tác quốc phòng, an ninh trong khu vực, và kinh tế.

Vế quốc phòng nổi bật lên sau khi Pháp giành được vào năm 2016, hợp đồng đóng cho Australia 12 tàu ngầm hiện đại lớp Barracuda trị giá 34 tỷ euro.

Bên cạnh đó, Paris cũng muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Canberra trong việc củng cố trục Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhằm đưa ra được những giải pháp chung, đối phó với các thách thức về mặt an ninh cũng như khí hậu trong toàn khu vực.

Theo phủ tổng thống Pháp, vào thứ Tư 02/05, trước các giới chức quân đội Pháp và Úc tại căn cứ Garden Island ở thành phố Sydney ông Macron sẽ có tham luận về « Trục Ấn Độ-Thái Bình Dương và vai trò của quan hệ đối tác Pháp-Úc trong việc củng cố trục đó ».

Sau khi chuyến thăm Úc, ông Macron sẽ đến Nouvelle-Calédonie, tức Tân Đảo, vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp tại châu Đại Dương. Chuyến thị sát của tổng thống Pháp diễn ra vào lúc vùng lãnh thổ này sắp bỏ phiếu vào tháng 11 năm nay về việc muốn độc lập hay tiếp tục là lãnh thổ tự trị thuộc Pháp.

http://vi.rfi.fr/phap/20180430-tong-thong-phap-cong-du-uc-voi-trong-tam-hop-tac-an-ninh-quoc-phong

 

Syria: Israel bị tố cáo nã tên lửa

vào căn cứ lực lượng thân Iran

Trọng Nghĩa

Quân đội Syria vào hôm 29/04/2018 loan báo : « Kẻ thù » đã nã tên lửa vào nhiều căn cứ quân sự tại các tỉnh Hama và Aleppo, và tố cáo một hành vi « xâm lược » mới. Chính quyền Damas không nói rõ kẻ thù là ai, nhưng tổ chức phi chính phủ Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria hôm nay (30/04) cho rằng có rất nhiều khả năng Israel là tác giả chiến dịch tấn công.

Trong một bản tin, đài truyền hình Syria xác định rằng những cuộc tấn công diễn ra lúc 22 giờ 30 tối, nhắm vào các căn cứ quân sự ở Hama và Aleppo.

Theo một nguồn tin thân cận với phe đối lập Syria, một căn cứ bị trúng tên lửa có tên là Lữ Đoàn 47, nằm ở gần thành phố Hama và được biết là một trung tâm tuyển mộ của lực lượng võ trang hệ phái Shi-ai được Iran hỗ trợ, và đang chiến đấu bên cạnh quân của tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Một nguồn tin thân cận với các cơ quan tình báo, hiện đang theo sát tình hình Syria, cho biết cuộc tấn công dường như đã đánh trúng trung tâm chỉ huy của lực lượng dân quân được Iran ủng hộ, khiến cho hàng chục người chết và bị thương.

Theo Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, tên lửa bắn trúng một kho đạn đã khiến ít nhất 26 người thiệt mạng. Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Rami Abdel Rahmane, giám đốc tổ chức này nói rõ là đại đa số người chết là người Iran, số còn lại là 4 người Syria và các chiến binh ngoại quốc. Theo ông, căn cứ vào các mục tiêu bị tấn công, tác giả chiến dịch rất có thể là Israel.

Phía Israel dĩ nhiên là đã phủ nhận vai trò của họ, nhưng hồi đầu tháng Tư, Nhà Nước Do Thái đã bất ngờ mở cuộc không kích vào một căn cứ không quân Syria, mang tên là Tiyas, hay T.4, ở một địa điểm nằm giữa các thành phố Homs và Palmyra ở miền trung Syria.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần đây đã khẳng định sẽ tiếp tục đánh vào thế lực của Iran tại Syria.

Trong bối cảnh đó, quân chính phủ Syria đang siết chặt vòng vây quanh một trại tị nạn Palestine ở phía nam Damas, đang do lực lượng nổi dậy kiểm soát. Đây là trại Yarmouk, có 160.000 người tị nạn Palestine, nhưng là nơi được cho là chứa chấp đến 2000 tay súng của phe nổi dậy, từ nhóm Tahrir al Sham, cho đến Daech.

Ngoài ra, lực lượng Damas cũng đã tạm thời giành quyền kiểm soát 4 ngôi làng tại tỉnh Deir Ezzor từ Lực Lượng Dân Chủ Syria FDS được Mỹ hậu thuẫn sau các trận giao tranh hôm qua. Tuy nhiên, theo AFP, các chiến binh người Kurdistan thuộc FDS sau đó đã phản công và tái chiếm 4 ngôi làng này.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180430-syria-israel-bi-to-cao-na-ten-lua-vao-can-cu-luc-luong-than-iran

 

Pháp, Đức, Anh ủng hộ

‘‘thỏa thuận mới’’ về hạt nhân Iran

Trọng Thành

Trước viễn cảnh Washington liên tục đe dọa xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, ba cường quốc Pháp, Đức, Anh tái khẳng định đây là con đường tốt nhất để ngăn chặn tham vọng vũ khí nguyên tử của Teheran, đồng thời đề xuất một hiệp định mới để đáp ứng các lo ngại của Hoa Kỳ.

Ngày hôm qua, Chủ Nhật 29/04/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Anh Theresa May đã có cuộc điện đàm về nhiều hồ sơ quốc tế lớn, trong đó hạt nhân Iran là một chủ đề trọng tâm. AFP, dẫn lại thông cáo của Phủ tổng thống Pháp, nhấn mạnh là thỏa thuận hiện nay với Iran, vốn chỉ đạt được sau rất nhiều nỗ lực ngoại giao, cần phải được duy trì.

Theo điện Elysée, nhóm E3 (tức Pháp, Đức và Anh) đang có « một nỗ lực kép » trong vấn đề này, cùng với Hoa Kỳ. Đó là một mặt, tiếp tục thuyết phục Hoa Kỳ ở lại trong thỏa thuận hiện có, mặt khác, cần « chuẩn bị ngay từ bây giờ », « một thỏa thuận khung rộng hơn, bao gồm cả giai đoạn 2025 (tức sau khi thỏa thuận 2015 hết hiệu lực), cũng như các lo ngại của Hoa Kỳ và Liên Âu về chương trình đạn đạo của Iran và các xung đột ở Trung Đông ».

Cho đến nay, quan điểm của chính quyền Trump là sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran kể từ ngày 12/05 tới, nếu thỏa thuận này không được sửa đổi, theo hướng cứng rắn hơn với Teheran.

Iran kiên quyết không đàm phán lại

Về phía Iran, sau cuộc điện đàm với tổng thống Pháp, ngày hôm qua, tổng thống Iran Hassan Rohani tái khẳng định Teheran kiên quyết không chấp nhận đàm phán lại thỏa thuận 2015. Thông tín viên Siavosh Ghazi tường trình từ Teheran :

« Teheran « dứt khoát không thương lượng về thỏa thuận hạt nhân hay bất cứ chủ đề nào khác được đưa ra mượn cớ thỏa thuận này », tổng thống Iran Hassan Rohani tuyên bố như trên trong một cuộc điện đàm với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron. Nguyên thủ Iran nói thêm là sau năm 2025, Iran « không chấp nhận bất cứ một ràng buộc nào bên ngoài những cam kết đã có » thể theo luật pháp quốc tế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người có quan điểm phản đối dữ dội thỏa thuận hạt nhân, được ký kết giữa Teheran và các cường quốc hồi tháng 7/2015, vào ngày 12/05 tới, sẽ phải thông báo có quyết định rút khỏi thỏa thuận này hay không. Rút khỏi thỏa thuận có nghĩa là Washington tái áp dụng các trừng phạt đơn phương với Iran, tạm thời đình chỉ từ khi thỏa thuận có hiệu lực.

Hồi tuần trước, trong chuyến công du Hoa Kỳ cấp Nhà nước, tổng thống Macron đã đưa ra một loạt đề nghị với đồng nhiệm Mỹ nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân. Emmanuel Macron đề xuất một thỏa thuận mới, để gia tăng các ràng buộc đối với chương trình hạt nhân Iran, sau cái mốc 2025, nhưng đồng thời cũng đối với cả chương trình hỏa tiễn đạn đạo của Teheran và vai trò của Iran, bị lên án là « gây bất ổn » trong khu vực.

Về phần mình, trong những ngày gần đây, chính quyền Iran bác bỏ mọi đàm phán mới về các vấn đề này và mọi giới hạn trong tương lai đối với chương trình hạt nhân ».

Tân lãnh đạo ngoại giao Mỹ lên án Iran « tham vọng thống trị Trung Đông »

Tân ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong chuyến công du Trung Đông, hôm qua, 29/04, cho biết đã có một số tiến bộ trong đàm phán với các đối tác châu Âu về thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng khẳng định là « còn nhiều việc phải làm ». Trọng tâm của chuyến công du Trung Đông của ông Mike Pompeo lần này là tái khẳng định sự hậu thuẫn của Washington đối với hai đồng minh trụ cột Israel và Ả Rập Xê Út, hai đối thủ khu vực của Iran. Tại Tel Aviv, lãnh đạo ngoại giao Mỹ lên án « tham vọng thống trị Trung Đông » của Iran.

http://vi.rfi.fr/phap/20180430-phap-duc-anh-ung-ho-thoa-thuan-hat-nhan-iran-nhung-de-xuat-%E2%80%98%E2%80%98hiep-dinh-moi%E2%80%99%E2%80%99

 

Hòa giải liên Triều :

Bình Nhưỡng sắp áp dụng múi giờ giống Seoul

Trọng Nghĩa

Tiến trình hòa giải Nam-Bắc Triều Tiên tiếp tục có những bước đi cụ thể ngay sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử Moon Jae In – Kim Jong Un vào tuần trước. Ngày 30/04/2018, Bắc Triều Tiên xác nhận sẽ thay đổi múi giờ của mình vào ngày 05/05 tới đây và áp dụng giờ của Seoul. Về phía Hàn Quốc, bộ Quốc Phòng nước này loan báo kế hoạch tháo gỡ kể từ ngày 01/05, hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền dọc theo biên giới.

Theo ghi nhận của thông tín viên RFI Frédéric Ojardias tại Seoul, Bắc Triều Tiên như vậy đã bắt đầu thực hiện một trong những biện pháp hòa giải được chính lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đề xuất tại Hội Nghị Thượng Đỉnh với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 27/04 vừa qua.

“Hai nước Triều Tiên quả là đã điều chỉnh lại giờ giấc, hiểu đúng theo nghĩa đen : Kể từ ngày mùng 5 tháng 5, Bắc Triều Tiên sẽ cho đồng hồ chạy nhanh thêm 30 phút để phù hợp với giờ Seoul. Theo tin báo chí, tại hội nghị thượng đỉnh thứ Sáu tuần trước, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố rằng ông cảm thấy “buồn” khi hai miền lại có giờ khác nhau.

Nguyên nhân của sự khác biệt lại xuất phát từ Bình Nhưỡng. Vào năm 2015, nhân kỷ niệm lần thứ 70 ngày giải phóng khỏi ách đô hộ của Nhật Bản, Bắc Triều Tiên đã quyết định cho lùi múi giờ của mình để khỏi trùng với giờ của Tokyo, cho dù đó là múi giờ quốc tế.

Cũng trong khuôn khổ những biện pháp hòa giải cụ thể, hai miền Nam-Bắc đã tắt các loa phóng thanh đặt dọc theo biên giới để phát đi những lời tuyên truyền chống nhau trước đây. Một cư dân vùng biên giới đã vui mừng nói với báo chí : “Lần đầu tiên từ rất lâu, chúng tôi đã có được một đêm yên tĩnh”.

Uy tín của tổng thống Moon Jae In, người đã bảo vệ ý tưởng hòa giải Nam-Bắc nhân chiến dịch tranh cử năm 2017, đã tăng vọt lên đỉnh cao ngất ngưởng: 85,7% ý kiến ​​thuận lợi sau hội nghị thượng đỉnh, và 88,4% số người được hỏi ủng hộ “Bản Tuyên Bố Bàn Môn Điếm” ký kết hôm thứ Sáu 27/04.

Cho dù vậy, dư luận vẫn thận trọng. Các nhà phân tích Hàn Quốc đã nêu bật việc Bắc Triều Tiên chỉ mới đồng ý tháo dỡ một địa điểm thử hạt nhân mà họ không cần nữa, trong lúc thái độ thành thực của họ vẫn chưa được chứng minh.

Nhật báo Joongang cho rằng: “Chúng ta không nên lầm tưởng chiến dịch quyến rũ của Kim Jong Un với sự thay đổi… Chúng ta không nên quá lạc quan. Trái tim của chúng ta có thể nóng, nhưng đầu của chúng ta phải lạnh.”

Hàn Quốc gỡ loa phóng thanh, ngưng rải truyền đơn

Dẫu sao thì chính quyền Hàn Quốc vẫn tiếp tục các cử chỉ hòa giải cụ thể. Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc thông báo, quân đội nước này sẽ tiến hành việc dỡ bỏ dàn loa phóng thanh dọc biên giới bắt đầu từ ngày 01/05, nhằm “hiện thực hóa” thỏa thuận đạt được giữa các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, theo đó hai bên nhất trí chấm dứt “mọi hành động thù địch”.

Ngoài việc loại bỏ hệ thống loa phóng thanh, Hàn Quốc cũng sẽ ngưng các chiến dịch thả truyền đơn dọc đường ranh giới quân sự.

Trong địa hạt kinh tế, Hàn Quốc cũng đang cân nhắc việc lập văn phòng liên lạc tại thành phố Kaesong ở biên giới hai miền vào tháng 5 tới đây. Nếu mọi sự tiến triển thuận lợi, thì văn phòng này có thể mở cửa vào tháng Sáu.

Việc thành lập văn phòng liên lạc thường trực chung cũng đã được lãnh đạo hai bên nhất trí tại cuộc gặp thượng đỉnh ngày 27/04 vừa qua, và nêu rõ trong Tuyên Bố Chung Bàn Môn Điếm.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180430-hoa-giai-lien-trieu-binh-nhuong-sap-ap-dung-mui-gio-giong-seoul

 

Người Hàn Quốc nghĩ gì

về viễn cảnh thống nhất Triều Tiên ?

Cùng bước chân qua giới tuyến hai miền Nam – Bắc Triều Tiên, những cái bắt tay, ôm hôn nồng nhiệt, nụ cười rạng rỡ, lãnh đạo hại miền Kim Jong Un và Moon Jae In đang viết nên trang sử mới của bán đảo Triều Tiên, mở ra hy vọng về một nước Triều Tiên thống nhất.

Người trong cuộc ở Hàn Quốc nghĩ gì về khả năng thống nhất đất nước ? Hãng tin AFP và Reuters có các cuộc khảo sát ý kiến dư luận về chủ đề này nhân các biến chuyển ngoạn mục đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên.

Không ít người trong giới chính trị bảo thủ ở Hàn Quốc đã nghĩ đến mô hình thống nhất nước Đức. Tuy nhiên, 65 năm sau khi kết thúc cuộc chiến phân chia bán đảo Triều Tiên thành hai miền thù nghịch nhau, không hề có một hiệp ước hòa bình nào được ký để bình thường hóa quan quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên.

Hoàn cảnh của Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc không giống với trường hợp của nước Đức. Nhưng rõ ràng, tiến trình hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên hiện nay được lãnh đạo hai nước thúc đẩy tích cực từ vài tháng qua đang đem lại cho hai miền những điều kiện thuận lợi nhất từ trước tới nay để tiến tới thống nhất đất nước.

Khát vọng thống nhất đã bị đẩy đi quá xa

Theo Reuters, với không ít người Hàn Quốc, giả thuyết về một cuộc thống nhất đất nước đã lùi xa tới mức mà giờ đây đã trở thành phi hiện thực. Nhiều thập kỷ khiêu khích, đe dọa quân sự cùng với chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của miền Bắc đã làm hố ngăn cách hai miền quá lớn.

Chưa tính đến chuyện Kim Jong Un và chế độ Cộng sản độc tài của ông ta sẽ có thể thích nghi thế nào với một nước Triều Tiên thống nhất, người dân miền Nam nhận thấy Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, sẽ mất nhiều hơn là được so với một Bắc Triều Tiên đói khổ.

Theo một báo cáo hàng năm của Đại học Quốc gia Seoul, tỷ lệ người Hàn Quốc ủng hộ việc thống nhất đất nước đã giảm từ năm 2007, năm cũng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều giữa lãnh đạo miền Bắc Kim Jong Il và tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun. Năm ngoái, 53,8% người dân miền Nam được hỏi coi việc thống nhất là « cần thiết », trong khi năm 2007 tỷ lệ này là 63%.

Một thăm dò dư luận do Hội đồng Tư vấn Thống nhất của Hàn Quốc thực hiện mỗi quý một lần, vừa công bố hồi tháng 3 cho biết : 50,3% người được hỏi cho rằng giải trừ hạt nhân phải là vấn đề ưu tiên của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều. Trong khi đó 36,8% cho rằng ưu tiên là giảm căng thẳng quân sự. Vấn đề thống nhất rất ít được nhắc đến hay đưa lên hàng đầu.

Thống nhất đất nước mỗi thế hệ một cách nhìn

Theo ghi nhận của hãng tin AFP, cái nhìn về chế độ độc tài miền Bắc và viễn ảnh thống nhất đất nước trong xã hội dân chủ như Hàn Quốc rất chia rẽ nhau đặc biệt giữa các thế hệ.

Hãng tin Pháp đã phỏng vấn với 3 người Hàn Quốc, tiêu biểu cho 3 thế hệ.

Người đầu tiên thuộc thế hệ đã trải qua cuộc chiến tranh phân chia Nam – Bắc. Đó là ông Lew Je Bong, 84 tuổi, giáo viên Anh ngữ nghỉ hưu.

Trong cuộc chiến tranh 1950-1953, ông Lew khi đó còn là một thiếu niên. Ông còn nhớ đã cùng gia đình phiêu bạt khắp đất nước để trú thân sau khi Bình Nhưỡng đưa quân chiếm miền Nam. Ông vẫn tỏ ra dè chừng với ý định của miền Bắc và nhắc nhở rằng miền Nam không được để bị mắc bẫy.

Theo ông, Bình Nhưỡng là kẻ « nói dối giỏi nhất thế giới ». Seoul phải biết rút ra bài học về những lời hứa hão của miền Bắc trong quá khứ. Ông nói : « Họ (Bắc Triều Tiên) sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân và nếu họ không làm như vậy thì có gì để đàm phán ».

Với chính sách « Vầng thái dương », cựu tổng thống Kim Dae Jung đã củng cố quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, đã viện trợ nhân đạo khá nhiều cho miền Bắc. Vài năm sau đó, Bình Nhưỡng vẫn tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Ông Lew nói « Chúng tôi đã cho họ hơn 10 nghìn tỷ won (7,6 tỷ euro). Nhưng họ dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và dùng nó để đe dọa chúng tôi ».

Cũng như nhiều người ở thế hệ của ông, an ninh quốc gia phải là ưu tiên số 1. Ông tin tưởng chắc chắn đồng minh Mỹ sẽ không bao giờ để Bắc Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc.

Hy vọng của một doanh nhân

Người thứ hai được AFP phỏng vấn là ông Lee Jeong Jin, 52 tuổi, một doanh nhân. Ông đã khóc vì vui sướng khi cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều diễn ra.

Doanh nhân này thuộc thế hệ những sinh viên đại học ở những năm 1980, đã tham gia phong trào đấu tranh mạnh mẽ vì nền dân chủ và chống chế độ độc tài Park Chung Hye cũng như chống Mỹ.

Ông Lee đã có thời gian làm giám đốc cho công ty Hàn Quốc Korea Telecom trong tổ hợp công nghiệp liên Triều Kaesong, giờ đã bị đóng cửa. Khi đó, hàng ngày ông làm việc bên những người Bắc Triều Tiên. Ông nói : « Tôi nhận thấy chúng tôi có thể nhanh chóng đi tới hòa hợp, trở thành một quốc gia phồn thịnh ».

Ông Lee là người lạc quan về tiến trình xích lại gần nhau hiện nay giữa hai miền : « Chúng tôi là một dân tộc. Chúng tôi bị chia cắt từ 70 năm qua. Việc hai miền sẵn sàng thảo luận về hòa bình và vượt lên trên những khác biệt là một bước tiến lớn », ông Lee khẳng định.

Theo ông, một nước Triều Tiên thống nhất sẽ trở nên mạnh hơn rất nhiều. Ông Lee giải thích : « Nếu dân số của chúng tôi lên 100 triệu, chúng tôi sẽ có một nền kinh tế mạnh chống trọi được với những biến động bên ngoài ».

Tất nhiên doanh nhân này không hy vọng có được sự thay đổi tức khắc khi mà hai miền đã trải qua bao nhiêu thập kỷ đối đầu nhau.

Giới trẻ thờ ơ và thấy « không cần thiết »

Người thứ ba được hỏi thuộc giới trẻ, Choi Won Yong. Ca sĩ hip hop, 19 tuổi này tỏ ra không quan tâm đến sự kiện cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều vừa rồi.

Choi Won Yong cho biết có đọc thấy một lần nhưng không biết gì lắm về sự kiện. Theo anh, đó chỉ là cuộc nói chuyện bình thường giữa hai miền Nam- Bắc Triều Tiên mà thôi, đâu có gì quan trọng.

AFP nhận định, giới trẻ Hàn Quốc lớn lên trong một xã hội tự do, dân chủ có đời sống văn hóa sống động phong phú. Họ chỉ biết đến Bắc Triều Tiên có trang bị vũ khí hạt nhân và có dịp là đe dọa đất nước họ. Một bộ phận thanh niên Hàn Quốc thì lo nhiều đến phí tổn nếu diễn ra thống nhất đất nước. Một số khác thì lại lo thống nhất sẽ khiến công ăn việc làm của họ sẽ khó khăn hơn.

Theo một thăm dò dư luận do Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc thực hiện thì 7/10 người ở độ tuổi 20 phản đối thống nhất đất nước.

Trở lại với ca sĩ hip hop nói ở trên. Choi Won Yong cho biết : « Tôi không thấy thống nhất là cần thiết. Hình ảnh của Bắc Triều Tiên không tốt, nổi tiếng là một đất nước độc tài chuyên quyền ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180430-nguoi-han-quoc-nghi-gi-ve-vien-canh-thong-nhat-trieu-tien