Tin khắp nơi – 30/10/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 30/10/2020

Bầu cử Mỹ 2020: Trump và Biden đấu tay đôi ở bang chiến địa Florida

Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden đã tổ chức các cuộc đấu tay đôi ở tiểu bang đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử là Florida.

Ông Biden nói với người ủng hộ: “Các bạn nắm quyền. Nếu Florida thành màu xanh [Đảng Dân chủ], cuộc bầu cử kết thúc”

Ăn mừng những con số kinh tế tăng vọt, ông Trump, đảng viên Đảng Cộng hòa, nói về đối thủ của mình: “Ông ấy sẽ nhốt bạn lại.”

Bầu cử 2020: Cuộc tranh cử sinh tồn của Nước Mỹ

Hai ông Trump và Biden ai có triển vọng thắng?

Chỉ còn năm ngày nữa là đến ngày bầu cử, ông Biden đã dẫn đầu vững chắc trên toàn quốc trong các cuộc thăm dò dư luận.

Nhưng lợi thế của ông có vẻ ít được đảm bảo hơn ở các bang chiến địa, chẳng hạn như Florida, nơi sẽ quyết định cuối cùng ai sẽ vào Nhà Trắng.

Hơn 81 triệu người đã bỏ phiếu, 52 triệu người trong số đó bỏ phiếu qua đường bưu điện, lập kỷ lục tỷ lệ cử tri đi bầu cử cao nhất trong hơn một thế kỷ qua ở Mỹ.

Trump cảnh báo về suy thoái dưới thời Biden “lóng ngóng”

Tại cuộc mít tinh hôm thứ Năm ở Tampa, ông Trump đã tiết lộ về dự báo liên bang mới rằng nền kinh tế Mỹ đã phục hồi với tốc độ chưa từng có 33,1% hàng năm trong quý gần nhất, sau mức giảm kỷ lục 31% trong ba tháng trước đó do virus corona.

Florida là một nơi buộc phải thắng của Trump và một cuộc thăm dò quan trọng cho thấy ông Trump chỉ kém Biden 1.4 điểm, cho thấy một cuộc rượt đuổi sát nút.

Tại một cuộc mít tinh ngoài trời kéo dài 100 phút, ông Trump nói với hàng nghìn người, trong đó có nhiều người chen chúc nhau mà không đeo khẩu trang rằng: “Kế hoạch của Joe Biden là phong tỏa trừng phạt. Hắn ta sẽ nhốt bạn lại”.

“Hãy nhìn xem, chúng ta được so sánh với châu Âu,” tổng thống lưu ý. “‘Đức đang làm rất tốt, Pháp đang làm rất tốt, mọi người đang làm rất tốt.” Không, họ đang làm không tốt. “

Bầu cử Mỹ: Một số bạn trẻ gốc Việt không hề thờ ơ

Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump

Khi nhấn mạnh người châu Âu là đồng minh, ông tiếp tục nói: “Số ca nhiễm đang tăng đột biến, họ đang đóng cửa, họ đang phong tỏa.

“Tôi không đồng ý với điều đó vì chúng ta sẽ không bao giờ đóng cửa nữa. Chúng ta đã đóng cửa, chúng ta đã hiểu về căn bệnh này và giờ chúng ta đang mở lại để kinh doanh.”

Tổng thống được Đệ nhất phu nhân Melania Trump giới thiệu, một sự việc hiếm hoi trong chiến dịch tranh cử này. Bà đã nhận được sự tán thưởng lớn nhất khi phát biểu: “Chúng ta là một đất nước của hy vọng, không phải đất nước của sợ hãi và yếu nhược, và chúng ta có một nhà lãnh đạo thể hiện điều đó mỗi ngày.”

Ông Trump dự kiến ​​sẽ đến một bang quan trọng khác như Bắc Carolina, vào tối thứ Năm, nhưng sự kiện đó ở Fayetteville đã bị hủy vì thời tiết xấu từ cơn bão nhiệt đới Zeta trong khu vực.

Theo báo cáo, cơn bão đã làm gián đoạn việc bỏ phiếu sớm ở một chiến trường bầu cử khác, Georgia, gây tình trạng cắt điện ở một số khu vực bầu cử và làm đổ cây khiến các điểm bỏ phiếu di động bị chặn.

Ông Trump – người đã mở đầu tháng này bằng việc nhập viện vì virus corona – đang thăm 10 bang trong tuần cuối cùng của chiến dịch và sẽ tổ chức 11 cuộc mít tinh trong hai ngày cuối cùng, một quan chức vận động chiến dịch cho biết.

Frank Snepp: ‘Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ’

Bầu cử Mỹ: Pompeo đột ngột thăm VN ‘vì Trump’?

Tổng thống hy vọng rằng các phương tiện truyền thông đưa tin về các cuộc mít tinh của ông sẽ lấp chỗ cho sự thâm hụt trong chi tiêu quảng cáo, do quỹ vận động tranh cử của ông hiện bị hạn chế.

Chỉ riêng tại Florida, theo công ti thống kê số liệu quảng cáo trực tuyến Kantar / CMAG, ông Biden và các đồng minh đã chi tiền mạnh gấp 3 lần Trump

Nhưng trong một sự ủng hộ đầy tiềm năng cho ông Trump, vào thứ Năm, ông đã giành được một đồng thuận hiếm hoi từ một người nổi tiếng người Mỹ gốc Phi, rapper Lil Wayne, người dường như hậu thuẫn cho ông.

Biden: Trump đã ‘bỏ cuộc’

Trong lần xuất hiện dài 23 phút, ông Biden đã phát biểu tại một cuộc mít tinh dạng ngồi trong xe tại một trường cao đẳng ở Hạt Broward, phía bắc Miami, vào thứ Năm.

“Tôi bỏ lỡ cơ hội để đi xung quanh và bắt tay với tất cả các bạn, nhưng chúng tôi đã quyết định cách đây ít lâu rằng chúng tôi sẽ cố gắng có tinh thần trách nhiệm,” ông nói.

Ông cảm ơn những người tham dự, nhiều người trong số họ đã ngồi trong xe của mình để tránh sự lây lan Covid-19, vì họ đã đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.

Ông Biden gạt bỏ cuộc mít tinh của ông Trump ở phía bên kia tiểu ban, cho đó là một sự kiện “siêu lây nhiễm”.

Ông nói: “Donald Trump đã từ bỏ cuộc trước đại dịch virus corona. Hoa Kỳ hiện đang chứng kiến ​​một tỷ lệ lây nhiễm kỷ lục, và gần chín triệu ca nhiễm được xác nhận.

Ông Biden hối thúc ban hành lệnh đeo khẩu trang toàn quốc, nhấn mạnh rằng: “Đây không phải là một tuyên bố chính trị, mà là một trách nhiệm ái quốc, vì Chúa!”.

Đảng Dân chủ cho biết ông Biden sẽ không đóng cửa đất nước nếu trở thành tổng thống, dù ông không loại trừ điều đó trong cuộc tranh luận tổng thống cử vào tuần trước.

Ông Biden mô tả đối thủ của mình là “một người biết rằng cách duy nhất để giành chiến thắng là khi ông ta chia rẽ chúng ta về chủng tộc, quốc tịch, nguồn gốc quê nhà, giới tính”.

Ông nói thêm: “Nghe này, mọi người đều biết Donald Trump là ai. Chúng ta phải cho hắn thấy chúng ta là ai.”

TT Trump vẫn có khả năng thắng cử ra sao?

Mạng xã hội có thực sự có thành kiến với đảng Cộng hòa?

Ông Biden cũng thuyết phục trực tiếp tới các cử tri gốc Tây Ban Nha, khi các cuộc thăm dò cho thấy ông Trump đang có lợi với người Latinh, một khối bỏ phiếu quan trọng ở Florida và các bang chiến địa khác như Nevada.

“Tổng thống Trump không thể thúc đẩy dân chủ và nhân quyền cho người dân Cuba hay người dân Venezuela, vì vấn đề đó, khi ông ấy đã ca ngợi rất nhiều người chuyên quyền trên khắp thế giới”, ông Biden nói.

Ông Trump nhanh chóng đáp trả trên Twitter, nói rằng: “Các đối thủ của chúng tôi muốn biến Mỹ thành Cộng sản Cuba hoặc Xã hội chủ nghĩa Venezuela”.

Vào thứ Sáu, hai đối thủ sẽ tổ chức một trận mít tinh ‘so găng’ khác, lần này là ở Minnesota. Đây là một trong số ít các bang miền Trung Tây đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton vào năm 2016 và tổng thống hy vọng sẽ lật ngược tình thế trong lần này.

Ông Biden cũng sẽ vận động tranh cử ở Wisconsin và Iowa vào thứ Sáu. Vào thứ Bảy, ông sẽ tổ chức một cuộc mít tinh chung ở Michigan với cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người đã chọn ông Biden làm phó tổng thống trong nhiệm kỳ của mình.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54743723

Bầu cử tổng thống Mỹ: Trump, Biden chạy đua nước rút

Thanh Hà

Bốn ngày trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, hai ứng viên gần như không rời nhau nửa bước. Hôm 30/10/2020, Joe Biden và Donald Trump cùng vận động tại bang Wisconsin, phía bắc. Trước đó hai ứng cử viên đã cùng vận động tại bang Florida. Diễn đàn của đôi bên chỉ cách nhau có 20 phút lái xe.

Lịch vận động của hai ứng viên Trump và Biden đều dày đặc từ nay cho đến thứ Ba, mùng 03/11/2020. Chủ nhân Nhà Trắng vận động cử tri tại các bang Michigan, Wisconsin và Minnesota nội trong ngày hôm nay. Cũng ngày hôm nay, ứng viên đảng Dân Chủ, ông Joe Biden, đến các bang Iowa, Minnesota và sẽ đọc diễn văn tại Milwaukee, thủ phủ Wisconsin.

Hôm qua, hai ứng cử viên đã cùng vận động tại bang Florida. Diễn đàn của đôi bên chỉ cách nhau có 20 phút lái xe. GDP của Mỹ tăng lên trở lại hơn 33 % trong quý 3, sau khi đã sụt giảm 34 % vào mùa xuân vừa qua, cho phép tổng thống Trump khoe khoang thành tích kinh tế. Trong lúc đối thủ của ông, là Joe Biden, một lần nữa lại tấn công chủ nhân Nhà Trắng trên vế y tế. Theo đại học Johns Hokins, trong 24 giờ qua, tại Hoa Kỳ đã có thêm hơn 90.000 ca nhiễm Covid-19 và có thêm 1.021 người chết vì virus corona.

Cũng chính vì đại dịch mà số cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm, phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác trong những ngày qua. Thông tín viên Thomas Harms tại Houston tường thuật :

« Tám phòng phiếu hoạt động liên tục trong 36 giờ qua, cho đến phút chót của đợt bỏ phiếu sớm. Cuộc bầu cử lần này huy động được rất đông đảo người tham dự. Tại phòng phiếu nơi chúng tôi có mặt, cử tri tấp nập cho đến tận nửa đêm. Chắc chắn là tỷ lệ tham gia kỳ này phải là một kỷ lục. Như vậy là số cử tri đi bầu tại Houston đã vượt  hơn nhiều so với toàn bộ người tham gia cuộc bỏ phiếu ở thành phố này hồi năm 2016. Phải nói là đảng Dân Chủ điều hành thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người đi bỏ phiếu sớm. Nhiều hộp thư được dựng lên để khuyến khích bỏ phiếu qua bưu điện. Mọi người đến đây phải đeo khẩu trang. Người ta cũng có thể bỏ phiếu mà không phải bước ra khỏi xe… Nhưng  bên đảng Cộng Hòa phản đối tất cả những điểm này, họ đâm đơn kiện và đã thắng kiện. Cuộc chiến còn lại của đảng này là tìm cách thuyết phục tư pháp không công nhận tính chính đáng của hàng trăm ngàn lá phiếu, do những cử tri bầu từ trong xe hơi của mình. Tuy nhiên về điểm này, đảng Cộng Hòa ít có khả năng được toại nguyện.

Đảng Dân Chủ đã triệu được bà Kamala Harris đến Houston vào tối nay.  Đây là một dấu hiệu, bởi từ hàng chục năm nay, ứng cử viên của đảng Dân Chủ không bao giờ nỗ lực vận động cử tri vào phút chót ở bang Texas. Tuy nhiên lần này, họ nghĩ là họ có cơ may giành được thắng lợi. Đây là một kịch bản mà bên đảng Cộng Hòa cũng bắt đầu nghĩ tới. Và nếu điều này xảy ra, thì sẽ là một sự kiện chưa từng thấy kể từ 44 năm nay. Dân biểu Dan Patrick, đại diện cho khu ngoại ô phía bắc thành phố và cũng là phó thống đốc Texas tuyên bố, nếu bên Dân Chủ thắng cuộc, thì đây là một thắng lợi mà họ đã đánh cắp được của bên đảng Cộng Hòa ».

Bầu cử Mỹ 2020: Tranh cử tại các ”bang chiến trường” 

quyết liệt hơn năm 2016

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201030-bau-cu-my-2020-biden-trump-nuoc-rut

Phạm Trần|Trọng Thành

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020 diễn ra căng thẳng cho đến các ngày chót, đặc biệt là tại các bang « chiến trường », khác hẳn với cuộc tranh cử 2016. Từ Washington, ngày 29/10/2020, nhà báo Phạm Trần trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Việt.

RFI : Xin ông cho biết tại sao trong bầu cử tổng thống Mỹ, các bang gọi là « bang chiến trường » lại có ý nghĩa rất quan trọng ?

Nhà báo Phạm Trần : Điều thứ nhất là trong lịch sử tranh cử, bầu cử tổng thống, thì bao giờ những bang gọi là « bang chiến trường », tiếng Mỹ gọi là Battleground states hay swing states, tức là ở đó các công dân ở đó, cử tri có thể thay đổi quan điểm bất cứ lúc, kể cả vào giờ chót, kể cả ngay tại phòng phiếu.

RFI : Vào thời điểm hiện tại các bang nào được coi là bang chiến trường chính ? 

Nhà báo Phạm Trần : Cũng như các năm trước, mà đặc biệt là năm nay, người ta nêu ra 8 bang Arizona, Florida, Georgia, Michigan, Minnesota, North Carolina, Pensylvannia, Wisconsin.Tôi cũng xin nhấn mạnh là 8 bang này là các bang mà ông Donald Trump đã thắng cử hoặc là sát nút với bà Clinton trong

cuộc bỏ phiếu 2016. Điều đáng chú ý khác là trong số 538 phiếu của cử tri đoàn trên toàn quốc nước Mỹ, riêng 8 bang mà tôi gọi là các bang tranh chấp gay gắt là đã chiếm tới 127 ghế rồi. Tầm mức quan trọng của 8 bang này là do như vậy.

RFI : Danh sách các bang này là cố định hay thay đổi tùy theo từng thời kỳ ?

Nhà báo Phạm Trần : Nếu so với danh sách của 2016 thì không có chênh lệch bao nhiêu. Ngược lại, người ta có thể thêm vào các bang trước đây vốn 100% nghiêng về phía Cộng Hòa, thì năm nay lại có vẻ nghiêng về phía Dân Chủ. Tỉ dụ như bang Texas, từ muôn đời là Cộng Hòa, bao giờ cũng bỏ phiếu cho Cộng Hòa, năm nay thì khác. Theo các cuộc thăm dò dư luận, ông Joe Biden có nhiều cơ hội lật ngược thế cờ. Tỉ dụ như một bang khác là Alamaba, miền nam nước Mỹ. Khi nói về miền nam, thì 80% đến 100% ủng hộ đảng Cộng Hòa trong suốt chiều dài lịch sử của nước Mỹ.

Ohio cũng bấp bênh cho ông Trump lắm. Ohio năm nay có thể nghiêng về Dân Chủ. Một lý do là vì ông cựu thống đốc đảng Cộng Hòa, John Kasich, công khai tuyên bố ủng hộ ông Joe Biden, ứng viên đảng Dân Chủ. Ông cựu thống đốc đó nói 4 năm cầm quyền của ông Donald Trump đã làm hại uy tín cho nước Mỹ, và làm sụt giảm uy tín của đảng Cộng Hòa, so với các tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa tiền nhiệm. Điều này khiến tâm lý của người dân thay đổi. Năm 2016, số cử tri người da đen đi bầu có vẻ không có được đoàn kết, không có được đông đảo. Ngược lại, năm nay 2020, người ta ghi danh đi bầu cử đông hơn. Những yếu tố tôi vừa nói về tâm lý đó hay thực tế về tình trạng dân cư, hay sự thay đổi của người cử tri đã biến Ohio thành bang tranh chấp.  

RFI : Có nhiều người chỉ trích hệ thống bầu cử theo kiểu « đại cử tri ». Trong hệ thống này, việc tranh cử lại chỉ tập trung vào một số bang « chiến trường », có nghĩa là mọi việc đã an bài tại tất cả các bang còn lại. Như vậy, nhiều người cho rằng phải cải tổ hệ thống không có tính dân chủ thực sự này. Nhưng cũng có quan điểm ngược lại, đó là dân chủ không phải là một hệ thống áp đặt từ trên xuống, mà là một quá trình. Tưởng tượng nước Mỹ theo phổ thông đầu phiếu, mỗi phiếu bầu có giá trị ngang nhau, thì có thể nói thể chế liên bang không còn ý nghĩa nữa, quyền lực của các bang giảm đi rõ ràng. Ông nghĩ sao về các quan điểm này ?

Nhà báo Phạm Trần : Mỗi một nước đều có những truyền thống chính trị xã hội riêng. Chuyện của nước Mỹ theo hệ thống cử tri đoàn, đó là truyền thống của nước Mỹ. Vì những khó khăn phức tạp của việc thay đổi chỉ một điều trong Hiến pháp. Ngoại trừ việc một đảng nắm quyền tổng thống, nắm quyền tuyệt đối đại đa số tại Quốc Hội, thì may ra mới có thể hội đủ được các điều kiện cơ bản để thay đổi điều luật trong Hiến pháp, quy định về cử tri đoàn.

Có những nước bây giờ như Nhật Bản, theo hệ thống quân chủ, nhưng bầu cử tự do. Dân chúng bầu cử tự do, nhưng theo truyền thống riêng của họ. Mỗi một quốc gia có một truyền thống riêng. Người dân ở những nước như Hoa Kỳ không muốn thay đổi, bởi hệ thống chính trị của nước Mỹ bao gồm cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Mỗi cấp chính quyền có các quyền hạn được ấn định một cách riêng rẽ trong Hiến pháp. Quyền tự do dân chủ của người dân Mỹ thể hiện ở cả chính quyền trung ương, cũng như chính quyền của mỗi bang. Ngay cả chính quyền của mỗi quận, huyện của nước Mỹ họ cũng độc lập chứ không phải là họ cứ theo cái lệnh của trung ương. Tòa Bạch Ốc không được can thiệp vào luật lệ của mỗi bang. Đấy là nền tảng của các giá trị dân chủ của Mỹ.

RFI : Những yếu tố nào đáng lo ngại nhất đối với hai phe, có thể mang lại các thay đổi bất ngờ tại các bang chiến trường hiện nay ?  

Nhà báo Phạm Trần : Điều lo ngại nhất của bên đảng Dân Chủ là cử tri ít đi bỏ phiếu. Họ lấy cái kinh nghiệm đau thương của 2016, để nói với nhau là không nên lạc quan một cách quá đáng. Không nên nghĩ rằng chúng ta đã thắng theo các thăm dò dư luận, thì như vậy, chúng ta sẽ thắng tổng thống. Bên phía Cộng Hòa cũng như thế. Thành ra hai bên đều có sự dè dặt. Và có sự đắn đo hết sức cụ thể ở chỗ, phải đi vận động, phải nắm được khối cử tri của mình. Vì vậy, trong những ngày sau cùng, trong 72 giờ qua, ông Joe Biden và ông Donald Trump đều tập trung đi đến các bang chiến trường. Có nơi họ đi tới hai ba địa điểm, trong một ngày. Đây là chuyện không hề có trong năm 2016.  

Có hai điều tôi muốn nhấn mạnh thêm. Thật sự là đã có sự đe dọa với cử tri. Tỉ dụ như FBI đang mở điều tra để tìm ra manh mối phát xuất những email, thư nặc danh, gửi đến cho cử tri ở ít nhất là hai bang chiến trường, Arizona và Florida. Những thư nặc danh đó, những cú điện thoại bí mật đó yêu cầu đi bỏ phiếu cho ông Donald Trump. Người cho rằng thư nặc danh, đe dọa đó đến từ những phe cực đoan ở nước Mỹ. Mức độ gây khủng hoảng như thế nào hiện mình chưa biết được.

Bên cạnh đó, còn một chuyện nữa chưa bao giờ xảy ra. Đó là một số khối cực đoan theo quan điểm da trắng thượng đẳng, võ trang, nói rằng sẽ cử người đến các phòng phiếu quan trọng, để quan sát. Ông Donald Trump cũng muốn cổ võ cho những nhóm đó. Trong khi đó, đã có một phong trào của người da đen, tập bắn súng, mua vũ khí, chụp hình phổ biến lên internet, giống như các nhóm da trắng thượng đẳng. Tôi e ngại, nếu cuộc bầu cử không được kiểm soát một cách gắt gao, thì rất có thể gây ra những xáo trộn, có thể gây ra những cuộc xung đột mà không ai muốn thấy trong nền dân chủ của nước Mỹ. Rất có thể một vài chỗ xảy ra những vụ xích mích, bắn nhau, hay phá hoại bầu cử, cướp phòng phiếu, hay cướp thùng phiếu chẳng hạn. Tình trạng này, tôi chưa bao giờ thấy tại Mỹ.

RFI : Xin ông cho biết nhận định chung của ông về các thăm dò dư luận ở các bang chiến trường.

Nhà báo Phạm Trần : Những cuộc thăm dò dư luận năm nay 2020, mình không biết các hãng thăm dò đó có hỏi tới những người cử tri được gọi là « thầm lặng ». Thật sự ra, khối cử tri thầm lặng đó, hầu hết là da trắng. Mà đó là khối cử tri vững vàng ủng hộ ông Donald Trump. Các thăm dò năm nay vẫn cho rằng những khối cử tri vẫn đứng về phía ông Trump. Hơn nữa ông Trump lại bảo vệ được các thành phần da trắng trẻ tuổi, lao động, không có bằng cấp đại học, ở các vùng kỹ nghệ, ở các vùng thôn quê. Những thành phần đó đã chống lại bà Clinton năm 2016, đem thắng lợi cho ông Donald Trump. Năm nay, người ta thấy rằng thăm dò dư luận trong nhóm người trẻ lao động, không có bằng cấp đại học, người da trắng, thì ông Trump vẫn giữ vững lá phiếu cơ sở của ông ấy. Từ bài học 2016, mình cũng không thể biết chắc diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử ngày 03/11 sẽ như thế nào. Chỉ biết rằng, trong khi dư luận đã nghiêng về phía ông Joe Biden, nhưng người ta cũng phải dè chừng, phải rất thận trọng, đừng coi thường sức mạnh của ông Donald Trump trong khối cử tri cật ruột. Mà khối cử tri cật ruột đó, họ ít nói, họ không nói, họ không đi bầu cử sớm. Các cuộc thăm dò dư luận ở Mỹ, trong thời gian vừa rồi, trong lúc tổng cộng 70 triệu người Mỹ đã đi bầu sớm rồi, thì những người Cộng Hòa cho biết họ chỉ quyết định lá phiếu tại phòng phiếu vào ngày mùng 3 tháng 11 tới mà thôi. Vì vậy các hãng thăm dò dư luận, cũng như các nhà bình luận, các chuyên viên về bầu cử đều thấy rằng, rất có thể ông Donald Trump sẽ lật ngược thế cờ, như ông ấy đã lật ngược thế cờ năm 2016. Cuộc bầu cử năm nay, càng sát ngày bầu cử, không khí càng gay gắt, càng khó đoán được ai sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.

RFI : Xin cảm ơn nhà báo Phạm Trần.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201030-bau-cu-tong-thong-my-2020-pham-tran

Chính quyền Trump nhận 2 tin vui

về kinh tế về trước bầu cử

Hải Lam

GDP của Hoa Kỳ trong quý III tăng kỷ lục 33,1%. Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ hàng tuần giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm 29/10 cho biết, GDP trong quý 3/2020 gần gấp đôi so với mức 16,7% được ghi nhận vào năm 1950 sau Thế chiến II.

Cũng trong hôm 29/10, Bộ Lao động Hoa Kỳ cho biết, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tiếp tục giảm trong những tuần gần đây và xuống mức thấp nhất vào tuần trước kể từ tháng 3.

Trong tuần từ 18/10 – 24/10, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp là 751.000 người, giảm 40.000 người so với trước đó một tuần, đánh dấu lần đầu tiên giảm xuống dưới 800.000 người kể từ tháng 3 năm nay.

Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ Eugene Scalia hôm 29/10 cho biết: “Kể từ khi tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh điểm vào hồi tháng 4 cho đến nay, chúng tôi đã có thêm gần 11,5 triệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm gần 7 điểm phần trăm”. Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ để chống lại dịch bệnh, phát triển vắc-xin và giúp đỡ những người thất nghiệp, điều này sẽ giúp chúng tôi xây dựng lại nền kinh tế ở mức độ chưa từng có”.

GDP quý 3 tăng trưởng kỷ lục và số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh là thành tích mới nhất của chính quyền Trump trước cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 3/11.

Hôm thứ Năm (29/10), Tổng thống Trump đã viết trên Twitter: “Số liệu GDP vừa được công bố. thành tích lớn nhất và tốt nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta… Năm sau sẽ còn tốt đẹp hơn! Nhưng Joe Biden ngái ngủ và các biện pháp tăng thuế chưa từng có mà ông ấy thực hiện sẽ xóa bỏ tất cả những điều này…”.

“Số lượng đơn xin thất nghiệp hàng tuần vừa đạt mức thấp nhất trong vòng 7 tháng!”, Tổng thống Mỹ Trump cho biết trong một tweet khác.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trump-nhan-2-tin-vui-ve-kinh-te-ve-truoc-bau-cu.html

Hơn 80 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu sớm,

thiết lập kỷ lục mới

Tin từ Washington –Theo một cuộc kiểm phiếu của Dự án Bầu cử Hoa Kỳ tại Đại học Florida vào hôm thứ Năm (29 tháng 10), hơn 80 triệu cử tri Hoa kỳ đã đi bỏ phiếu, tạo tiền đề cho một cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ có tỷ lệ cử tri bầu cử cao nhất trong hơn một thế kỷ qua.

Số cử tri bỏ phiếu hiện tại đã chiếm hơn 58% tổng số cử tri đi bầu năm 2016, cho thấy sự quan tâm lớn của người dân Hoa Kỳ đến cuộc bỏ phiếu năm nay. Trong bối cảnh dịch coronavirus, rất nhiều cử tri đã bỏ phiếu qua bưu điện hoặc tại các địa điểm bỏ phiếu sớm trực tiếp.

Tổng thống Trump đã tụt lại phía sau ông Biden trong các cuộc thăm dò dư luận toàn quốc vì hầu hết các cử tri cho biết họ không tán thành với cách chính quyền tổng thống Trump giải quyết dịch COVID-19. Hiện tại số ca nhiễm coronavirus trong ngày ở Hoa Kỳ tiếp tục đạt kỷ lục trước ngày bầu cử 3/11.

Đảng Dân chủ đã dẫn trước đáng kể ở cuộc bỏ phiếu sớm do gửi phiếu bầu qua bưu điện. Cách thức bầu cử này bị Tổng thống Trump chỉ trích là dễ bị gian lận rộng rãi, khiến cử tri đảng Cộng Hòa do dự. Các chuyên gia đã dự đoán tỷ lệ cử tri đi bầu sẽ dễ dàng vượt qua con số 138 triệu cử tri đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Chỉ có 47 triệu phiếu bầu sớm trước Ngày bầu cử vào năm 2016. Theo dữ kiện được 20 tiểu bang thông báo, có 18.2 triệu đảng viên Dân chủ bỏ phiếu so với 11.5 triệu đảng viên Cộng hòa và 8.8 triệu cử tri bỏ phiếu không theo đảng phái nào. Dữ kiện không cho biết các cử tri bỏ phiếu cho ai. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hon-80-trieu-cu-tri-da-di-bo-phieu-som-thiet-lap-ky-luc-moi/

Ông Biden: Vụ rò rỉ email của con trai

là một ‘chiến dịch bôi nhọ’

Hôm 25/10, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ Joe Biden một lần nữa trả lời các báo cáo gần đây về các giao dịch kinh doanh của con trai Hunter ở Trung Quốc, Ukraine và các quốc gia khác, và khẳng định rằng chúng là một phần của “chiến dịch bôi nhọ” nhằm làm hỏng cơ hội đắc cử của ông.

Ông Biden cho biết các báo cáo dựa trên những email và các bức ảnh được lấy từ một ổ cứng máy tính xách tay được cho là thuộc về con trai ông đều nằm trong một chiến dịch tung tin sai lệch của Nga.

Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe và Dân biểu Jim Jordan (Cộng Hoà-Ohio), thành viên Đảng Cộng Hòa hàng đầu trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện, đều tuyên bố rằng các email và các báo cáo không phải là thông tin sai lệch.

“Từ những gì tôi đã đọc và biết, cộng đồng tình báo đã cảnh báo Tổng thống rằng ông Giuliani đang bị người Nga cung cấp thông tin sai lệch”, ông Biden nói với chương trình “60 Minutes” của CBS News, khi nhắc đến ông Rudy Giuliani, luật sư của Tổng thống Trump.

Đầu tháng này, ông Giuliani đã công bố thông tin được tìm thấy trong ổ cứng cho tờ New York Post. Tờ báo này cho biết ông Hunter Biden có thể đã cố gắng sắp xếp một cuộc gặp giữa một quan chức của công ty khí đốt Burisma Holdings ở Ukraine với cha anh ta [Joe Biden] khi ông còn là Phó Tổng thống. Hunter Biden là thành viên trong hội đồng quản trị của công ty này. Chiến dịch của ông Joe Biden đã phủ nhận cuộc gặp gỡ đó.

“Chúng ta cũng biết rằng Putin đang rất nỗ lực truyền bá thông tin sai lệch về Joe Biden. Và vì thế khi bạn kết nối Nga, Giuliani, [và] Tổng thống lại với nhau — thì nó chính là điều đó. Đó là một chiến dịch bôi nhọ, bởi vì ông ta chẳng có điều gì hay ho để nói cả,” ông Biden nói.

Ông Biden đã không cho biết liệu những email này hoặc các tài liệu khác trong máy tính xách tay có xác thực hay không. Chiến dịch tranh cử của ông và các đồng minh Đảng Dân Chủ khác đã không phản bác lại chúng.

Hôm 25/10, chiến dịch của ông Biden nói với đài Fox News rằng ông Biden “chưa bao giờ có cuộc gặp” với giám đốc điều hành công ty Burisma Vadym Pozharskyi vào tháng 4/2015 tại Washington. Email được cho là của Pozharskyi gửi cho Hunter Biden có đoạn, “Hunter thân mến, cảm ơn anh đã mời tôi đến thủ đô Washington và có cơ hội được gặp cha anh và dành [đúng như nguyên văn] một chút thời gian với nhau. Đó thực sự [đúng như nguyên văn] là một vinh dự và niềm hân hạnh,” theo The Post.

Cựu Phó Tổng thống đã nhiều lần khẳng định rằng ông không biết bất cứ điều gì về các giao dịch kinh doanh của con trai mình. Trong khi đó, cuối tuần qua, ông Biden lại nói rằng ông đang “chạy đua chống lại Donald Trump, chứ không phải các con của ông ấy”. Đây là nỗ lực của ông Biden nhằm ám chỉ hoạt động kinh doanh của ông Hunter Biden không liên quan đến ông. Tuy nhiên, các nhà phê bình bảo thủ đã khẳng định rằng các email và hình ảnh được cho là của ông Hunter có thể được sử dụng để tống tiền

hoặc gây tổn hại cho ông Biden nếu ông ta đắc cử tổng thống, và gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm ẩn.

Trong cuộc tranh luận cuối cùng hôm 22/10, TT Trump đã nêu ra các email, nói rằng ông Biden và gia đình ông, bao gồm cả con trai và em trai Robert của ông, đã thu lợi từ tên tuổi và ảnh hưởng của ông khi ông còn tại vị.

Tony Bobulinski, người có tên và email xuất hiện trong danh sách người nhận của một email giữa gia đình Biden và những người khác, nói với The Epoch Times rằng công ty năng lượng Trung Quốc CEFC và gia đình Biden đã có một thỏa thuận. Ông Bobulinski cho biết ông đã nhận được một bản sao của email do tờ The Post công bố vào tuần trước, trong đó ghi chi tiết các gói thanh toán được đề xuất và cổ phần vốn chủ sở hữu. Ông Hunter Biden và các cộng sự đã mời ông tham gia vào thoả thuận với tư cách là  Giám đốc điều hành của SinoHawk LLC, một doanh nghiệp được tạo ra để chính thức hóa quan hệ đối tác đầu tư giữa gia đình Biden và CEFC. Ông Bobulinski nói thêm rằng gia đình [Biden] đã giới thiệu ông với ông Joe Biden và cùng thảo luận về các kế hoạch hợp tác với một công ty năng lượng của Trung Quốc.

Tuần trước, Thượng nghị sĩ Ron Johnson (Cộng Hòa-Wisconsin), người đứng đầu Ủy ban An ninh Nội địa của Thượng viện, cho biết kho email là chân thực.

“Những gì tôi có thể nói về tất cả những nguồn đó, chúng tôi đang tiếp tục làm việc cẩn trọng để thẩm định và xác minh tính trung thực của những email đó. Và cho đến nay, chúng tôi không tìm thấy điều gì có thể phản bác lại chúng. Tất cả những gì chúng tôi tìm thấy là xác minh và xác nhận tính xác thực của chúng,” ông Johnson nói với The Epoch Times.

The Epoch Times hiện không xác thực được các email và các tài liệu đó một cách độc lập.

Jack Phillips

Cẩm An biên dịch

https://etviet.com/us/ong-biden-vu-ro-ri-email-cua-con-trai-la-mot-chien-dich-boi-nho.html

Bầu cử Mỹ: Chính sách Trung Quốc của tổng thống Trump

 sẽ tiếp nối như thế nào?

Đại Nghĩa

Mục lục bài viết          

Thái độ bất ngờ ở Bắc Kinh

Sống lại sức mạnh Mỹ

Sức ép và biến động khiến chính quyền Trung Quốc bộc lộ bản chất

Tương lai châu Á sau bầu cử Mỹ

Trong khi nhiều người trong giới chính trị, truyền thông, kinh doanh tại Mỹ và trên thế giới… còn đang bị ru ngủ, hoặc ngậm miệng ăn tiền và đôi khi bị đe dọa bởi chính quyền Trung Quốc, thì tổng thống Donald Trump xuất hiện.

Ngày 28/10/2020, Nikkei Asia đăng tải  bài bình luận của Richard McGregor, thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Lowy ở Sydney.

Thái độ bất ngờ ở Bắc Kinh

Vào giữa năm 2018, ngay khi tổng thống Donald Trump đang khởi động những bước đi đầu tiên của mình trong cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc, tôi đã đến Bắc Kinh để cố gắng nắm bắt quan điểm chính trị của đất nước này nhìn nhận Tổng thống Mỹ như thế nào.

Tháng 5 năm đó, TT Trump đã công bố hàng chục tỷ đô la thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Ngay sau đó, với việc Bắc Kinh vẫn đang cố gắng đáp trả, Tổng thống Mỹ đã công bố một loạt thuế nhập khẩu mới.

Trước công chúng, Bắc Kinh đã tỏ ra mạnh mẽ trong việc đáp trả. Bộ Thương mại Trung Quốc công bố mức thuế tương xứng đối với hàng nhập khẩu của Mỹ và tuyên bố rằng Trung Quốc “hoàn toàn không sợ một cuộc chiến thương mại.”

Trong các bộ có quyền lực và các tổ chức tư vấn trọng yếu của Trung Quốc, tôi đã nghĩ chắc chắn rằng sẽ có sự coi thường của giới thượng lưu đối với tổng thống Trump và chiến thuật cứng rắn của ông đang thịnh hành ở Washington sẽ được phản chiếu ở Bắc Kinh.

Nhưng thay vì khinh thường, điều ngược lại đã xảy ra. Trước sự ngạc nhiên của tôi, các quan chức và học giả hoặc sợ hãi hoặc ngưỡng mộ tổng thống Hoa Kỳ. Trong khi các nhà phê bình của ông ở phương

Tây không tìm thấy gì ngoài sự hoài nghi và hỗn loạn ở tổng thống Trump, thì nhiều quan chức và học giả ở Trung Quốc lại nhìn thấy tính toán chiến lược và thiên tài chiến thuật của ông.

Ngoài sự tỏ ra trước công chúng, thái độ cá nhân của người Trung Quốc tỏ ra kém tự tin hơn, dường như bị mất thăng bằng bởi sức ép kép về thuế quan và các chiến thuật đối đầu không giới  hạn của tổng thống Trump.

Các quan chức và học giả đã từng hay tự tin, những người trước đây thường bác bỏ quan điểm của Hoa Kỳ với kiểu nhún vai quá đà này, có vẻ bối rối và đôi khi lo sợ.

Trong nhiều cuộc trò chuyện, các quan chức và học giả rất cần những hiểu biết sâu sắc về cách xử lý của TT Trump và cách đưa ra động thái tiếp theo của ông. Nhưng nếu các cố vấn thân cận nhất của TT Trump không biết ông ấy có thể làm gì tiếp theo, thì bất kỳ ai khác cũng không thể biết.

Ngày càng có nhiều người chỉ trích ở Trung Quốc về sự cai trị ngày càng phi tự do của Chủ tịch Tập Cận Bình. Họ vui mừng trước cách Tổng thống Mỹ, hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào của ông, đã có thể làm chao đảo giới lãnh đạo Trung Quốc.

Sống lại sức mạnh Mỹ

Ở Washington, cứng rắn với Trung Quốc đã trở thành một trong số ít lập trường thống nhất của lưỡng đảng trong một chính thể bị chia rẽ sâu sắc.

Sự kết thúc của nhiệm kỳ đầu tiên cũng có thể che khuất những bài học thực tế quý giá mà thời đại TT Trump mang lại, về cách Mỹ có thể đẩy lùi Trung Quốc để kiểm tra sự thay đổi không ngừng của hiện trạng mà Trung Quốc đã theo đuổi thành công từ những năm 1990.

Các động thái thuế quan từ giữa năm 2018 đại diện cho một thời điểm mà tổng thống Trump là một biểu tượng – ít nhất là ở Trung Quốc – về một thứ mà thế giới đã từng rất quen thuộc: một nước Mỹ hùng mạnh với khả năng ra lệnh cho các đối thủ.

Mark Leonard, nhà bình luận người Anh đến Bắc Kinh vào giữa năm 2018, đã viết trên The Financial Times vào khoảng thời gian này rằng, người Trung Quốc mô tả TT Trump là “nhà chiến thuật bậc thầy, tập trung áp lực vào một vấn đề tại một thời điểm và điều tiết các nhượng bộ như ông ấy muốn.

“Nhưng họ cũng xem ông ấy là một chiến lược gia, sẵn sàng tuyên bố đình chiến trong từng lĩnh vực khi không còn nhượng bộ nữa, và sau đó bắt đầu lại với một mặt trận mới.”

Khả năng của tổng thống Trump trong việc sắp xếp các vấn đề với lợi thế của Mỹ – trong chính sách đối ngoại đã nhận được lời khen ngợi từ một trong những cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của Hillary Clinton và hiện là của Joe Biden, Jake Sullivan.

“Tôi nghĩ rằng Donald Trump đã làm rung chuyển mọi thứ ở một mức độ nhất định, liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ đã tạo thêm không gian cho một tính toán nghiêm túc mà đã phải làm từ lâu rồi”, Sullivan nói trong một Viện Lowy gần đây.

Các chiến thuật đối đầu của tổng thống Trump cũng được chào đón một cách lặng lẽ ở Nhật Bản, mặc dù nó tập trung vào các vấn đề an ninh quốc gia hơn là thương mại. Trong số những người hâm mộ TT Donald Trump có các cố vấn chính sách đối ngoại của Thủ tướng Shinzo Abe, những người thường thất vọng về cách tiếp cận mang tính tập thể của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Một quan chức cấp cao giấu tên của Nhật Bản, viết trên tạp chí The American Interest năm nay rằng:

“Đối với các nước đang chịu sức ép của Trung Quốc, đường lối cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc quan trọng hơn bất kỳ khía cạnh nào khác trong chính sách của Hoa Kỳ.

“Giới tinh hoa châu Á, ở Đài Bắc, Manila, Hà Nội và New Delhi, ngày càng tính toán rằng, cách tiếp cận không thể đoán trước của ông Donald Trump là tốt hơn so với nguy cơ Hoa Kỳ quay trở lại ca ngợi Trung Quốc là ‘bên liên quan có trách nhiệm’.”

Toshihiro Nakayama, giáo sư về chính trị Mỹ tại Đại học Keio ở Tokyo, trả lời: “Thực tế là lập trường của Obama đã cứng rắn hơn trong suốt hai nhiệm kỳ của mình”.

Tuy nhiên, các cố vấn của Obama thừa nhận một cách cá nhân rằng, tổng thống Trump đã đưa ra một lời nhắc nhở về sức mạnh của Mỹ, khi quyết định xoay chuyển sức nặng của mình – điều mà họ đã không làm.

Đôi khi, chính quyền Trump đã sử dụng vũ lực để đạt được đường lối ngoại giao đối với Trung Quốc với những kết quả đáng kể. Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Huawei là một điển hình.

Một năm trước, chiến dịch của Washington nhằm ngăn chặn các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển, áp dụng tiêu chuẩn dịch vụ 5G của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc dường như đã thất bại.

Mỹ thậm chí còn gặp khó khăn trong việc thuyết phục Anh, đối tác tình báo thân thiết và lâu đời nhất của Washington, đồng ý đẩy Huawei ra khỏi vị trí ưu việt trong mạng viễn thông Anh.

Nhiều tháng sau, chiến dịch toàn lực do ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lãnh đạo đã có kết quả. Vương quốc Anh cũng như phần lớn châu Âu, Nhật Bản, Úc, Canada, Singapore và New Zealand, trong số các quốc gia khác, đều đã chọn các nhà cung cấp không phải của Huawei.

Khi đó, chiến dịch của Huawei là một lời nhắc nhở về sức mạnh của Mỹ vẫn còn đáng gờm như thế nào. Áp lực lên công ty Trung Quốc ngày càng gia tăng do Mỹ hạn chế bán công nghệ cho nó.

Bất kỳ nhận định nào về di sản Trung Quốc của tổng thống Trump và thách thức đối mặt với người kế nhiệm, đều phải tính đến hành vi của Bắc Kinh, cùng với sự nổi lên của Tập Cận Bình như một lực lượng chính trị toàn cầu.

Sức ép và biến động khiến chính quyền Trung Quốc bộc lộ bản chất

Chính sách ngoại giao “chiến binh sói” của Bắc Kinh đã mở ra kiểu định vị hiếu chiến của Trung Quốc vốn từ lâu đã trở thành đặc điểm của các tương tác khép kín với các nhà ngoại giao nước này.

Sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, và sức mạnh của chính ông Tập, đã khuyến khích Bắc Kinh thúc đẩy mạnh mẽ hơn trên nhiều mặt, bao gồm cả ở Đài Loan và ở Biển Đông.

Chad Sbragia, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, cho biết vào tháng 9, sau khi công bố báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc về quân đội Trung Quốc: “Người Trung Quốc có khát vọng trở thành cường quốc bằng mọi biện pháp về sức mạnh quốc gia toàn diện hoặc tổng hợp mà có thể đo lường.

Nhưng COVID-19 đã cho thấy ngoại giao Trung Quốc có khả năng không giới hạn, để không chỉ xa lánh thế giới phát triển mà cả các đối tác tiềm năng trong khu vực.

Việc Trung Quốc tích cực che đậy nguồn gốc của COVID-19 và phản ứng dữ dội của nó trước bất kỳ lời chỉ trích nào trên mặt trận đó đều là một thảm họa, cũng như “ngoại giao mặt nạ” thô bỉ sau đó.

Trung Quốc hiện đang cố gắng khôi phục ngoại giao, tập trung vào Đông Nam Á. Bắc Kinh đã hứa với Indonesia, quốc gia đông dân nhất khu vực sau Trung Quốc, rằng nước này sẽ là một trong những nước đầu tiên tiêm vắc-xin khi họ có.

Tương lai châu Á sau bầu cử Mỹ

Trong nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump, các đồng minh của Mỹ trong khu vực châu Á đã tăng cường sức mạnh quân sự. Đối thủ cạnh tranh nhất quán nhất của Trung Quốc ở châu Á trong những năm gần đây là Nhật Bản, và ở Thái Bình Dương là Australia.

Nhưng các đồng minh của Mỹ trong khu vực cũng sẽ lo lắng trước bất kỳ cuộc bổ nhiệm nào vào các vị trí ngoại giao cấp cao trong bất kỳ chính quyền nào của Biden.

Mối quan tâm của họ bao gồm cả bản thân Biden. Bất chấp nhiều năm là thượng nghị sĩ trong Ủy ban Đối ngoại. Robert Gates, Giám đốc Lầu Năm Góc dưới thời George W. Bush và Barack Obama, viết trong hồi ký của mình rằng Biden đã “sai lầm trong hầu hết các chính sách đối ngoại lớn và các vấn đề an ninh quốc gia trong bốn thập kỷ qua.”

Trong chính quyền Obama, vào những thời điểm khác nhau, Tokyo đã chỉ trích rất nhiều đối với cả Biden và Susan Rice, cựu cố vấn an ninh quốc gia, người có thể có một vị trí cấp cao nếu tổng thống Trump bị đánh bại.

Cả Biden và Rice tại một thời điểm, đều chấp nhận khái niệm của Bắc Kinh về kỷ nguyên mới trong “quan hệ cường quốc”, mà Tokyo coi như một loại khái niệm “G-2”, sẽ loại trừ các đồng minh như họ để ủng hộ thỏa thuận Mỹ-Trung.

Cuối cùng, bỏ phong cách chính trị sang một bên, tổng thống Trump có thể chứng tỏ là người có khả năng tiên tri khi đặt câu hỏi về vai trò của Washington sau chiến tranh ở châu Á.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bau-cu-my-chinh-sach-trung-quoc-cua-tong-thong-trump-se-tiep-noi-nhu-the-nao.html

Mỹ: Phong trào BLM muốn thúc đẩy

bạo lực khi ngày bầu cử cận kề

Lục Du

Nhóm người Black Lives Matter (BLM) và Antifa đã liên tiếp thực hiện các cuộc biểu tình ở Philadelphia ngay sau khi một người đàn ông da đen tử nạn trong lúc giao tranh với cảnh sát. Những dữ kiện cho thấy họ muốn đẩy mạnh các hành vi bạo lực ở thành phố thuộc bang chiến địa Pennsylvania trong bối cảnh ngày bầu cử tổng thống cận kề, theo The BL.

Hình ảnh những người biểu tình cánh tả lặp lại những lời hô hào bạo lực với cảnh sát xuất hiện liên tiếp sau khi nhà chức trách bắn một người da đen có tên Walter Wallace Jr vào thứ Hai (26/10) trong khi thúc giục người này bỏ dao xuống.

Phóng viên Elijah Schaffer của Blaze TV đã quay được những hình ảnh bạo lực của những người BLM và Antifa, mặc dù anh đã phải dừng ghi hình khi người biểu tình sấn tới.

“Mọi thành phố, mọi thị trấn, hãy đốt đồn cảnh sát thành tro”, những người biểu tình BLM hô vang, trong khi một phụ nữ có biểu hiện giống với người thuộc tổ chức Antifa ra hiệu cho phóng viên không được phép ghi hình.

Sau vụ việc Wallace, các cuộc bạo động và cướp bóc của người biểu tình BLM và Antifa đã trở nên gay gắt hơn. Vào tối thứ Ba (27/10), Schaffer ước tính có khoảng 400 người trong số họ tham gia các cuộc biểu tình.

Theo chi nhánh Philadelphia của NBC News, hơn 30 sĩ quan cảnh sát đã bị thương trong cuộc bạo loạn hôm thứ Hai và một trung sĩ cuối cùng đã được chuyển đến bệnh viện sau khi người này bị một chiếc xe tải cố tình đâm.

Hôm thứ Tư (28/10), Tổng thống Trump đã lên tiếng phản đối các sự kiện ở Philadelphia, nói rằng chính phủ liên bang đang điều tra cái chết của Wallace, đồng thời lên án các cuộc bạo động của nhóm người BLM và Antifa.

“Những gì tôi đang chứng kiến thật khủng khiếp và, thành thật mà nói, thị trưởng hoặc bất kỳ ai đó cho phép mọi người bạo loạn, cướp bóc và không ngăn chặn họ cũng đúng là một điều khủng khiếp”, Tổng thống Trump nói.

Ông Trump cũng đổ lỗi cho các bang đang được lãnh đạo bởi người thuộc đảng Dân chủ gây ra bạo loạn, nói rằng không có điều tương tự ở các bang của đảng Cộng hòa, cho rằng ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden là người yếu kém trong xử lý vấn đề tội phạm.

Mặc dù không cổ xúy bạo lực, nhưng ông Biden bày tỏ sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình của nhóm BLM và Antifa. “Tôi nghĩ rằng việc có thể phản đối là hoàn toàn chính đáng, hoàn toàn hợp lý”, cựu thống dưới thời Obama nói.

Một trong số các hành vi của nhóm BLM và Antifa bị lên án mạnh mẽ đó là việc họ thiêu rụi một nhà thờ Baptist của người gốc Việt ở Philadelphia mà không đưa ra lý do.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-phong-trao-blm-muon-thuc-day-bao-luc-khi-ngay-bau-cu-can-ke.html

Liệu có thể tin được các cuộc thăm dò

bầu cử tổng thống Mỹ năm nay?

Các cuộc thăm dò cử tri cho thấy ửng cử viên tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ Joe Biden có thể giành chiến thắng và trở thành ông chủ của Nhà Trắng.

Nhưng sau những gì diễn ra với ứng cử viên Hillary Clinton cũng của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2016, nhiều người đặt câu hỏi liệu có thể tin được các cuộc khảo sát, thăm dò lần này hay không.

Trong nhiều tháng, các nhà hoạt động và quan chức của đảng Dân chủ đã và đang nói với những người ủng hộ ông Joe Biden rằng câu trả lời duy nhất cho câu hỏi “Có tin được kết quả thăm dò không?” là đi bỏ phiếu cho ông Biden và thuyết phục người khác làm điều tương tự.

Đảng Cộng hòa cũng thúc giục những người ủng hộ đi bỏ phiếu. Hàng chục triệu người của cả hai đảng đã đi bầu sớm, đạt con số kỷ lục. Những người còn lại sẽ đi bầu vào ngày 3/11.

Một bài báo của The Guardian cho biết các cuộc thăm dò vào cuối năm 2020 cho thấy tình hình của ông Biden khả quan hơn so với bà Clinton vào thời điểm cuối cuộc tranh cử năm 2016.

Theo The Guardian, năm nay, trên đồ thị, đường màu xanh đại diện cho tỉ lệ cử tri ủng hộ ông Biden luôn luôn ở trên cao, chạy song song bên dưới là đường màu đỏ đại diện cho mức độ ủng hộ ông Trump, Tổng thống Mỹ đương nhiệm và là ứng cử viên của đảng Cộng hòa, nhắm đến nhiệm kỳ thứ hai.

Hai đường này luôn luôn cách nhau khoảng 8 điểm phần trăm trong cả năm 2020 và không bao giờ cắt nhau, The Guardian lưu ý.

Trướccuộc bầu cử năm 2016, kết quả trung bình từ khảo sát cử tri cho thấy hai đường đồ thị của ông Trump và bà Clinton, 2 ứng cứ viên khi đó, cứ một hai tháng lại cắt nhau, cho đến điểm cuối cùng thể hiện rằng bà Clinton có ưu thế 3 điểm phần trăm. Trên thực tế, tính theo số phiếu phổ thông, bà thắng với chênh lệch là 2 điểm phần trăm.

Năm nay, The Guardian đưa tin là ông Biden có lợi thế hơn 7,5 điểm phần trăm so với ông Trump, căn cứ vào tính toán của Real Clear Politics; hoặc 9 điểm, theo New York Times/Upshot; và 9 điểm, theo FiveThirtyEight. Như vậy, mức chênh lệch cao gấp 2 hoặc 3 lần so với mức của bà Clinton.

Tại các bang chiến trường quan trọng, kết quả thăm dò cho thấy mức lợi thế của ông Biden cũng cao hơn so với mức của bà Clinton, vẫn theo The Guardian.

Có 3 bang chiến trường đáng chú ý mà ông Trump đã thắng bà Clinton với tỉ lệ chênh lệch sít sao hồi năm 2016 là Wisconsin (ông Trump hơn 0,7%), Michigan (Trump +0,3) và Pennsylvania (Trump +0.7).

Giờ đây, mục Upshot của New York Times – chuyên phân tích về chính trị, chính sách và đời sống –so sánh các cuộc khảo sát năm nay với hồi năm 2016, và đặt giả định rằng ngay cả khi các tính toán của năm nay cũng sai như năm 2016, thì có thể rút ra các dự báo gì.

Theo Upshot, ở thời điểm hiện tại, ông Biden được dự báo dẫn trước ông Trump ở Wisconsin 10 điểm phần trăm; nhưng nếu khảo sát bị sai như năm 2016, thì mức chênh giảm xuống còn 4 điểm; ở Michigan là 8 điểm (hoặc 4 điểm, nếu sai); và ở Pennsylvania là 6 điểm (1 điểm, nếu sai).

Như vậy, ngay cả khi các cuộc thăm dò, khảo sát năm nay cũng sai như năm 2016, ông Biden được dự báo vẫn dẫn trước ông Trump ở 3 bang then chốt, Upshot đưa ra nhận định, được The Guardian dẫn lại.

Trang FiveThirtyEight, chuyên dự báo về bầu cử, đưa ra viễn cảnh tốt đẹp hơn dành cho ông Biden so với bà Clinton. Ở Wisconsin, con số tăng từ 5,3 điểm phần trăm hồi năm 2016 lên 8 điểm phần trăm năm nay, ở Michigan từ 4,2 điểm lên 8,1 điểm, và ở Pennsylvania từ 3,7 điểm lên 5,1 điểm.

Trang Real Clear Politics cũng đưa ra tính toán cho thấy mức dẫn trước của ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ có thay đổi so với năm 2016.

Ở Michigan, ông Biden dẫn trước ông Trump 8,2 điểm, cao hơn mức 3,4 điểm mà bà Clinton từng dẫn trước ông Trump cách đây 4 năm; và ở Pennsylvania, lợi thế của ông Biden là 3,5 điểm so với mức 1,9 điểm mà bà Clinton từng có.

Tuy nhiên, trong tính toán của mình, trang Real Clear Politics cho thấy lợi thế của ông Biden ở Wisconsin hiện là 6,4 điểm, giảm chút xíu so với mức 6,5 điểm của bà Clinton năm 2016.

Con số của Real Clear Politics về Wisconsin thật đáng chú ý, cho thấy không phải là ông Biden luôn luôn có mức dẫn trước cao hơn so với thời bà Clinton. Và trường hợp ngoại lệ này cũng cảnh báo rằng ông Trump vẫn có một cửa thắng, dựa vào những cử tri trung thành đi bầu với số lượng đông đảo.

Nhưng theo The Guardian, số lượng cử tri trung thành với ông Trump đang giảm ở nhóm người cao niên, phụ nữ da trắng không có bằng đại học và người da trắng nói chung. Ngược lại, dường như ông Trump đã thu hút thêm người ủng hộ là các cử tri da đen hoặc gốc Mỹ Latinh, đặc biệt là nam giới.

Trên trang The Atlantic, tác giả Derek Thompson chỉ ra những khác biệt của các thăm dò, khảo sát năm 2016 so với năm nay.

Thứ nhất, các khảo sát năm 2016 mắc sai sót lớn về dân số học khi lấy mẫu không đủ về những cử tri không có bằng đại học. Năm nay, những người làm khảo sát rút kinh nghiệm, không bỏ sót những người ủng hộ ông Trump và không có bằng đại học, ông Thompson viết trên The Atlantic.

Thứ hai, một số lượng lớn những cử tri dao động đã quyết định bỏ phiếu cho ông Trump vào giờ chót hồi năm 2016. Năm nay, hầu hết những cử tri như vậy đều đã đưa ra quyết định, vẫn ông Thompson viết. Ông là cây viết chuyên về kinh tế, công nghệ và truyền thông của The Atlantic.

Thứ ba, theo ông Thompson, đã có cái gọi là “Sự bất ngờ tháng 10” hồi năm 2016. Năm nay, tình hình không có gì đặc biệt. Vào ngày 28/10/2016, Giám đốc FBI khi đó, ông Comey, gửi thư lên Quốc hội Mỹ về cuộc điều tra nhằm vào tài khoản email cá nhân của bà Clinton.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC năm 2017, bà Clinton khẳng định bức thư của ông Comey đã làm bà thua trong cuộc bầu cử năm 2016.

Thứ tư, những cuộc khảo sát hồi năm 2016 cho thấy đảng Dân chủ mất đi sự ủng hộ ở nhiều quận hạt vào giờ chót, một phần trong đó có liên quan đến chuyện bà Clinton chỉ có một vài chuyến thăm ít ỏi đến 2 bang chiến trường là Wisonsin và Michigan. Năm nay, các khảo sát được theo dõi chặt chẽ và cho thấy sự ủng hộ cho ông Biden không hề yếu đi.

Cuối cùng, năm 2020 có đại dịch toàn cầu mà năm 2016 đã không có. Cây viết Thompson cho rằng Tổng thống Trump bị nhiễm virus corona chủng mới không lâu sau cuộc tranh luận tranh cử tổng thống được xem là không có lợi cho ông lại càng giúp cho ông Biden vượt lên trên.

Thêm nữa, số ca nhiễm tăng lên vào mùa thu làm cho công chúng chú ý trở lại vào tình hình dịch bệnh, trong khi lâu nay họ vẫn tin rằng ông Trump đối phó không tốt với dịch, ông Thompson đưa ra ý kiến trên The Atlantic.

Sự khác biệt quan trọng nhất giữa 2016 và 2020 không phải là chuyện phương pháp khảo sát, thăm dò thế nào, hay các ứng cử viên khác nhau ra sao, mà là: 4 năm trước, ông Trump tranh cử với những lời hứa hẹn tốt đẹp, còn năm nay ông tranh cử với những kết quả đã đạt được hoặc những việc chưa làm được, vì vậy, cử tri giờ đây nhìn ông với con mắt khác.

Có tới 150 triệu người sẽ đi bầu năm nay và ít nhất một nửa số cử tri đó đã đi bỏ phiếu rồi. Các cuộc khảo sát, thăm dò có mức độ chính xác đến đâu, chỉ đến khi có kết quả bầu cử chúng ta mới biết được.

https://www.voatiengviet.com/a/lieu-co-the-tin-duoc-cac-cuoc-tham-do-bau-cu-tong-thong-my-nam-nay/5641695.html

Bầu cử Mỹ: Ông Mike Pompeo đột ngột thăm VN

để gửi thông điệp ‘chống Trung Quốc’?

Có nhận định rằng ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo ‘bề ngoài’ là để đánh dấu 25 năm quan hệ Mỹ-Việt nhưng thực ra là để củng cố thông điệp chống Trung Quốc của chính quyền Trump.

Chuyến thăm Việt Nam được bổ sung vào phút chót, khi ngoại trưởng Mỹ kết thúc lịch trình thăm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia.

Việt Nam thông báo chuyến thăm hai ngày 29-30/10 của ông Pompeo vào sát nút, hôm 28/10, khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đưa tên Việt Nam vào lịch trình công tác của ông.

Thực chất chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo?

Việt Nam và Mỹ ký 7 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ đôla

VN không thể là ‘đồng minh quân sự’ của Mỹ?

Mãi tới hôm 29/10, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đăng thông cáo cho hay chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo là nhằm “ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập”. Hai bên sẽ kỷ niệm 25 năm ngoại giao và cùng bàn thảo các vấn đề Biển Đông, Mekong và các mối quan tâm chung khác.

Trên Twitter, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tweet trưa 30/10: “Hân hạnh được tiếp Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tại Hà Nội để cùng nhau kỷ niệm 25 năm ngoại giao Việt-Mỹ. Tôi tự tin rằng quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong thời gian tới. Quyết tâm và hành động chung vì lợi ích chung chắc chắn sẽ đưa chúng ta tiến xa.”

Ông Mike Pompeo cũng tweet: “Thật tuyệt vời khi trở lại Hà Nội kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ…”

Vì sao lại có chuyến thăm ‘đường đột’ này?

Sứ mệnh ‘nhấn mạnh thái độ chống Trung Quốc’ của chính quyền Trump

ABCNews viết rằng trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử Mỹ chỉ còn ba ngày nữa là diễn ra, việc ông Pompeo đến thăm Việt Nam ‘bề ngoài’ là để đánh dấu 25 năm quan hệ Mỹ-Việt.

Nhưng đó là chuyến thăm để gói lại tua công tác ‘chống Trung Quốc’ của ông Pompeo ở châu Á.

Nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ dễ hay khó, mấu chốt chỗ nào?

Việt Nam bất ngờ loan báo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Hà Nội

“Chúng tôi vô cùng tôn trọng người dân Việt Nam và chủ quyền của đất nước các bạn,” ông Pompeo nói với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Trong các bình luận ngắn gọn mà các phóng viên nghe được, cả ông Pompeo và ông Phúc đều không nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng việc Pompeo sử dụng từ “chủ quyền” đã trở thành quy tắc ám chỉ sự phản đối sự xâm lấn của Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Á.

Khi thăm Ấn Độ, Sri Lanka, và Maldives và Indonesia, ông Pompeo được kỳ vọng sẽ làm nổi bật thái độ chống Trung Quốc của chính quyền Trump, cách nước này xử lý đại dịch virus corona, hồ sơ nhân quyền và sự hiếu chiến với các nước láng giềng nhỏ hơn.

Đây là những vấn đề được Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh khi tìm cách đánh bại đối thủ Joe Biden trong cuộc tranh cử ngày 3/11. Trump đã tìm cách chỉ ra Biden yếu thế trước Trung Quốc, và liên tục đặt câu hỏi về mối liên hệ bị cáo buộc giữa con trai của Biden là Hunter với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Là một nước có nhiều lo ngại về các chính sách của Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam đã được ‘bổ sung muộn’ trong lộ trình của Pompeo.

South China Morning Post viết rằng chuyến thăm Việt Nam được ‘thêm vào phút chót’ là để củng cố các thông điệp ngoại giao của ông Pompeo tại bốn nước nói trên.

Ngay trước chuyến thăm, ông Pompeo nói “sẽ thảo luận về việc làm thế nào các quốc gia tự do có thể làm việc cùng nhau để ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc”.

“Pompeo hẳn đã nhận thức được rằng Joe Biden có thể sẽ là tổng thống tiếp theo, và ông ấy phải để lại một di sản nào đó, chẳng hạn như Mỹ đã không bỏ rơi ASEAN và đặc biệt là Việt Nam”, Eduardo Araral, chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung và Việt Nam tại Singapore, nhận định trên South China Morning Post.

Xu Liping, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng chuyến công du của ông Pompeo là nhằm “củng cố di sản của Trump trong chính sách đối ngoại” với trọng tâm là chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

“Việt Nam, với tư cách là chủ tịch ASEAN năm nay, rất quan trọng đối với Pompeo và Mỹ sẽ không từ bỏ cơ hội như vậy để nói lên quan điểm của mình trước Hội nghị cấp cao Đông Á và hàng loạt cuộc họp do ASEAN tổ chức vào tháng tới,” ông Xu Lipingnói.

Chuyến công du ‘chống Trung Quốc’

Trong một tuyên bố đưa ra trước khi ông Pompeo đến Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công kích Trung Quốc vì đã từ bỏ các cam kết hợp tác với các nước Mekong khác và vì đã tích cực theo đuổi các tuyên bố chủ quyền đáng ngờ ở Biển Đông, ABCNews viết.

“Các hành động ác ý và gây bất ổn của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong, bao gồm cả thao túng sông Mekong, ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu người sống phụ thuộc vào dòng sông để kiếm sống,” theo tuyên bố.

“Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ -Thái Bình Dương trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế”. Tuyên bố này cũng lưu ý rằng đầu năm nay, Pompeo đã bác bỏ gần như hoàn toàn tất cả các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Ông Pompeo đến Việt Nam từ Indonesia, nơi ông khen ngợi lãnh đạo nước này đã đẩy lùi cái mà ông gọi là ‘tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông’, và phản đối Bắc Kinh đã đối xử thô bạo với người dân tộc thiểu số theo tôn giáo, gọi Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất cho tương lai của tự do tôn giáo”.

Tại Maldives, Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ sẽ lần đầu tiên mở đại sứ quán ở đây, một động thái phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của Hoa Kỳ về việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và cái mà ông gọi là ‘hành vi đe dọa và vô luật’ ở Ấn Độ- Thái Bình Dương.

Tại Sri Lanka, Pompeo đã cáo buộc Trung Quốc là ‘kẻ săn mồi’ ở các nước nhỏ hơn bằng cách bóc lột họ qua các khoản vay và các dự án phát triển nhằm mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn những người nhận.

Ngay trước khi cuộc họp tại New Delhi bắt đầu, chính quyền Trump báo cho Quốc hội Mỹ kế hoạch bán hệ thống tên lửa Harpoon trị giá 2,37 triệu đôla cho Đài Loan.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54729128

Đối thoại quân sự cấp cao Mỹ- Trung

Thanh Hà

Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc tiết lộ lãnh đạo quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp qua cầu truyền hình trong hai ngày 28 và 29/10/2020. Cuộc họp diễn ra vào lúc căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh leo thang vì tình hình Biển Đông.

Theo lời ông Ngô Kiên (Wu Qian) được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, cuộc trao đổi lần này giữa các giới chức quân sự cao cấp của hai nước diễn ra trong bối cảnh bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Mark Esper, cùng với ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, công du châu Á. Hai bộ trưởng Mỹ nói trên kêu gọi các đồng minh châu Á của Hoa Kỳ đối mặt với mối thách thức an ninh mà Trung Quốc đang đặt ra.

Vẫn theo quan chức Trung Quốc nói trên, phía Mỹ đã bác bỏ tin được các phương tiện truyền thông loan tải, theo đó Washington đang có kế hoạch dùng máy bay không người lái MQ-9 để tấn công các đảo và bãi đá ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông. Kế hoạch này được cho là sẽ được duy trì, kể cả trong trường hợp tổng thống Donald Trump thất cử.

Điều đáng chú ý được Reuters nêu bật là, nếu như phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Ngô Kiên, khẳng định lãnh đạo Lầu Năm Góc, Mark Esper trực tiếp tham dự cuộc họp qua cầu truyền hình nói trên, đồng thời xác nhận là Mỹ không có ý định « tạo ra khủng hoảng quân sự với Trung Quốc », bộ Quốc Phòng Mỹ không xác nhận những tin trên và cũng không đả động đến sự hiện diện của ông Esper trong cuộc trao đổi lần này. Vẫn Lầu Năm Góc cho rằng cuộc họp trong hai ngày 28 và 29/10/2020 là cơ hội đối thoại nhằm « tránh và giải quyết khủng hoảng, giảm thiểu nguy cơ phải sử dụng vũ lực ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201030-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-c%E1%BA%A5p-cao-m%E1%BB%B9-trung

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi chính phủ Hồng Kông

trả tự do cho nhà hoạt động sinh viên

Vũ Dương

Cảnh sát Hồng Kông gần đây đã bắt giữ ba nhà hoạt động sinh viên Hồng Kông với lý do vi phạm Luật An ninh Quốc gia. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (29/10) đã lên án mạnh mẽ việc này và thúc giục chính quyền Hồng Kông trả tự do ngay lập tức cho ba nhà hoạt động này, theo CNA.

Hôm thứ Ba (27/10), cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ ba nhà hoạt động sinh viên Chung Hàn Lâm (Tony Chung), Hà Hân Nặc (Yanni Ho) và Trần Vị Hiền (William Chen), cả ba đều là cựu thành viên của phong trào sinh viên, với cáo buộc vi phạm Luật An ninh Quốc gia đặc khu Hồng Kông.

Chung Hàn Lâm, 19 tuổi, đã ra hầu tòa vào sáng ngày 29/10 và bị buộc tội ly khai, rửa tiền và âm mưu xuất bản các ấn phẩm mang tính kích động. Đơn xin bảo lãnh tại ngoại của anh cũng bị từ chối.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm qua (29/10) đã lên án mạnh mẽ việc chính quyền Hồng Kông bắt giữ ba nhà hoạt động dân chủ sinh viên và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những người hiện đang bị giam giữ.

Ông Pompeo nói rằng chính phủ Hồng Kông nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh, tiếp tục bịt miệng những bất đồng chính kiến, trấn áp dư luận và sử dụng cảnh sát cho các mục đích chính trị.

Ông Pompeo chỉ trích Bắc Kinh vi phạm “Tuyên bố chung Trung-Anh” được ban hành năm 1984. Bắc Kinh cũng kết hợp với người đại diện của họ ở Hồng Kông nhằm phá hủy quyền tự trị và tôn trọng nhân quyền của Hồng Kông, trong đó có quyền biểu tình ôn hòa và tự do ngôn luận. Ông nhắc lại rằng Hoa Kỳ sẽ luôn sát cánh cùng người dân Hồng Kông.

Thời gian gần đây, ông Mike Pompeo nhiều lần lên án Bắc Kinh và chính phủ Hồng Kông. Khi phát biểu qua video tại Lễ trao giải thưởng Tự do John S. McCain hôm 13/10, ông cũng lên tiếng thay cho 12 người Hồng Kông dùng thuyền đào thoát đến Đài Loan vào tháng 8 nhưng không may bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.

Ngoại trưởng Mỹ khi đó nói rằng 12 người này không phạm tội nào cả. “Họ chỉ tin rằng họ xứng đáng được tự do và mỗi người đều có quyền lợi không ai có thể xâm phạm được”, ông Pompeo nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-keu-goi-chinh-phu-hong-kong-tra-tu-do-cho-nha-hoat-dong-sinh-vien.html

Chính quyền Trump chỉ định tổ chức thân ĐCSTQ

 là phái bộ nước ngoài

Quý Khải

Chính quyền Trump đã chỉ định một tổ chức tuyên truyền có liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoạt động tại Hoa Kỳ là cơ quan đại diện nước ngoài của Trung Quốc. Theo đó, tổ chức này phải đăng ký danh sách kê khai nhân sự, tài sản và các yêu cầu khác như thể nó là một thực thể ngoại giao của Trung Quốc trên đất Mỹ, theo The BL.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 28 tháng 10 đã giáng một đòn mạnh vào Hiệp hội Quốc gia Thống nhất Hòa bình Trung Quốc (NACPU), một tổ chức do Cục Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD) Trung Quốc kiểm soát.

Theo một tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, hiệp hội đã được UFWD sử dụng để “thúc đẩy tuyên truyền và ảnh hưởng xấu của CHND Trung Hoa”.

Mặt trận Thống nhất là cánh tay của ĐCSTQ chịu trách nhiệm “phối hợp và vô hiệu hóa các mối đe dọa đối với sự cai trị của Đảng cũng như truyền bá ảnh hưởng và tuyên truyền của nó ra nước ngoài,” ông Pompeo mô tả.

Ông Pompeo nói rằng mục đích của quyết định này là “vạch trần tổ chức này và làm rõ [cho mọi người biết] rằng thông điệp của họ đến từ Bắc Kinh.”

Theo báo cáo của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung (USCC), NACPU ủng hộ các yêu sách của ĐCSTQ đối với Đài Loan, hòn đảo có chính phủ được bầu cử dân cử, quân đội, tiền tệ độc lập cùng các đặc điểm khác của một quốc gia có chủ quyền. ĐCSTQ thậm chí đã đe dọa sẽ xâm lược Đài Loan bằng quân sự để đạt được cái gọi là “tái thống nhất”.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Pompeo cũng thông báo rằng chính quyền Trump đã hủy bỏ thỏa thuận năm 2011 với ĐCSTQ cho phép thành lập một diễn đàn hợp tác giữa các thống đốc của cả hai quốc gia.

Bộ Ngoại giao thông báo rằng sau khi ký kết biên bản ghi nhớ, Hiệp hội Bằng hữu với các Quốc gia Nước ngoài của Nhân dân Trung Quốc (CPAFFC), “một tổ chức có trụ sở tại Bắc Kinh được giao nhiệm vụ hợp tác với các chính phủ địa phương, đã tìm cách gây ảnh hưởng trực tiếp và ác ý đến các nhà lãnh đạo cấp nhà nước và cấp địa phương để thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu của CHND Trung Hoa”.

Trong gần 4 năm vận hành, chính quyền Trump đã nhiều lần tiếp xúc với các điệp viên bí mật và các tổ chức tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên đất Mỹ.

 Gần đây nhất là ngày Bộ Ngoại giao đưa ra tuyên bố, FBI đã thông báo về việc bắt giữ và truy tố tám cá nhân được ĐCSTQ thuê để truy tìm công dân Mỹ, đồng thời thông qua các thủ đoạn đe dọa và sách nhiễu, cố gắng đưa họ về Trung Quốc để truy tố.

Ngoài ra, chính quyền Trump đã đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston vì dính líu đến hoạt động đánh cắp tài sản trí tuệ từ các công ty năng lượng Mỹ. Hai công dân Trung Quốc đã bị truy tố vì làm việc cho Sở An ninh Quảng Đông âm mưu đánh cắp bí mật thương mại, trong số các tội danh liên bang khác.

Ngoài ra, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng vào năm 2019, trong đó cấm các cơ sở học thuật nhận tài trợ của Bộ Quốc phòng cho các chương trình ngôn ngữ nếu họ duy trì mối quan hệ với các Viện Khổng Tử gây tranh cãi.

Các Viện Khổng Tử là trung tâm nghiên cứu hợp tác với các trường đại học trên khắp thế giới dưới chiêu bài quảng bá ngôn ngữ Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc, tuy nhiên, họ được coi là công cụ “quyền lực mềm” để cải thiện hình ảnh của ĐCSTQ ở nước ngoài.

Trên thực tế, họ đã được chính phủ Hoa Kỳ mô tả là “một thực thể thúc đẩy chiến dịch tuyên truyền và gây ảnh hưởng xấu trên toàn cầu của Bắc Kinh đối với các cấp họ từ tiểu học đến đại học ở Mỹ”.

Đó là lý do tại sao ông Pompeo cho rằng 75 Viện Khổng Tử đang hoạt động ở Hoa Kỳ nên đóng cửa trước cuối năm nay.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trump-chi-dinh-to-chuc-than-dcstq-la-phai-bo-nuoc-ngoai.html

Hoa Kỳ thúc đẩy thỏa thuận

bán 50 máy bay phản lực F-35

cho Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Năm (29/10), các nguồn tin cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo với Quốc hội rằng họ thông qua việc bán 50 máy bay phản lực F-35 của Lockheed Martin cho Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trong một thỏa thuận có thể trị giá 10 tỷ mỹ kim, và có khả năng thiết lập một cuộc đối đầu với các nhà lập pháp về thỏa thuận này.

Vào tháng 9, Reuters cho biết Hoa Kỳ và UAE mong muốn có một bức thư thỏa thuận cho các máy bay phản lực F-35 trước kỷ niệm Ngày Quốc khánh UAE vào ngày 2 tháng 12. Các ủy ban Đối ngoại của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ, với các thành viên chỉ trích vai trò của UAE đối với những cái chết của dân thường ở Yemen, có quyền xem xét và ngăn chặn việc bán vũ khí theo một tiến trình xem xét không chính thức.

Israel ban đầu tỏ ra dè dặt trước giao dịch tiềm năng này, nhưng ngừng phản đối vào tuần trước sau khi Hoa Kỳ bảo đảm rằng ưu thế quân sự của Israel sẽ được duy trì. Mọi giao dịch đều phải đáp ứng một thỏa thuận lâu dài với Israel rằng các vũ khí của Hoa Kỳ được bán trong khu vực không được làm suy yếu “lợi thế quân sự về chất lượng” của Israel, bảo đảm vũ khí Hoa Kỳ cung cấp cho Israel có “năng lực vượt trội” so với những vũ khí được bán cho các nước láng giềng. Đại diện Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, xác nhận rằng một thông báo không chính thức được gửi tới Quốc hội vào hôm thứ Năm (29/10). (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-thuc-day-thoa-thuan-ban-50-may-bay-phan-luc-f-35-cho-tieu-vuong-quoc-arab-thong-nhat/

BS Fauci: ‘Vắc-xin Covid-19 đầu tiên có thể

được phân phối cuối tháng 12 hay đầu năm tới’

Nếu tất cả mọi sự đều suôn sẻ thì những liều vắc-xin Covid-19 an toàn và hữu hiệu đầu tiên có thể được phân phối cho một số người Mỹ nằm trong nhóm gặp nguy cơ cao vào cuối tháng 12 hay đầu tháng 1 năm tới, Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm hàng đầu Hoa Kỳ, nói hôm 29/10.

Dựa trên những dự phóng hiện nay của các công ty dẫn đầu nỗ lực phát triển vắc-xin, công ty Moderna và công ty Pfizer, người Mỹ sẽ được thông tin “vào khoảng tháng 12 sắp tới liệu chúng ta có một vắc-xin an toàn và hữu hiệu hay không,” Bác sĩ Fauci, Giám đốc Viện Bệnh Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia, nói trong một cuộc đối thoại trực tuyến trên Twitter và Facebook.

“Cuộc thẩm định sơ khởi đầu tiên xem xét kết quả thử nghiệm sẽ diễn ra, chúng tôi hy vọng là trong vài tuần tới,” ông nói.

Cả hai công ty đã bắt đầu giai đoạn cuối thử nghiệm lâm sàng vào cuối tháng 7, với hàng chục ngàn người tham gia mỗi lần thử nghiệm.

Trước đó trong ngày thứ Năm, công ty Moderna nói công ty đang trên đà để có thể cung cấp các dữ liệu tạm thời từ cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối quy mô lớn trong tháng tới.

Công ty Pfizer, vốn trước đó dự kiến sẽ loan báo các dữ liệu tạm thời trong tháng 10, bây giờ khó có thể công bố dữ liệu trước tháng 11 và có thể là sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11.

Sau đó các dữ liệu cần được tái thẩm định bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia và Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ-CDC. Các cơ quan này sau đó sẽ đưa ra đề xuất về những ai sẽ nhận những liều vắc-xin đầu tiên, nếu các cuộc thử nghiệm được chứng minh là thành công.

Bác sĩ Fauci nói rằng nói một cách thực tế, các liều vắc-xin đầu tiên có phần chắc sẽ được phân phối cho những cá nhân được coi là có nhu cầu cao nhất “có thể vào cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1.”

Nhưng ngay cả khi đã có một vắc-xin hữu hiệu chống virus, Bác sĩ Fauci nói sẽ vẫn cần một thời gian để sinh hoạt có thể được coi phục hồi dần về mức bình thường trong lúc khả năng miễn nhiễm nhờ vắc-xin kích hoạt sẽ tăng lên dần cả ở cấp quốc gia và toàn cầu. Ông Fauci nói có phần chắc sinh hoạt sẽ không trở lại bình thường ít nhất là “cho tới trước cuối năm 2021.”

https://www.voatiengviet.com/a/faici-vacxin-covid-dau-tien-co-the-duoc-phan-phoi-cuoi-thang-12-hay-dau-nam-toi/5641969.html

Em trai ông Biden từ chối trả lời câu hỏi

về các thương vụ kinh doanh của gia đình

Quý Khải

Em trai của ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden – Jim Biden – đã từ chối trả lời câu hỏi sau khi được phóng viên Fox News tiếp cận bên ngoài dinh thự của ông này ở Maryland. Phóng viên Fox News đã hỏi ông về những cáo buộc xoay quanh các giao dịch ở nước ngoài với Ukraine và Trung Quốc của các thành viên gia đình Biden, theo The Epoch Times.

Theo Fox News, phóng viên đã nhìn thấy Jim Biden ở bên ngoài một ngôi nhà ở Bờ Đông và hỏi ông này rằng tại sao ông lại muốn anh trai mình (Joe Biden) tham gia vào “thỏa thuận với Trung Quốc” mà ông cũng là một thành viên trong đó.

“Tại sao ông và Hunter Biden muốn Joe Biden gặp Tony Bobulinski?” phóng viên Fox News hỏi Jim Biden. Tony Bobulinski là đối tác kinh doanh cũ của con trai Joe Biden, Hunter Biden.

“Anh đừng làm phiền tôi nữa”, Jim Biden phản hồi. Một số nguồn tin xác nhận với Fox News rằng người này thực sự là anh trai của Joe Biden.

Bobulinski, Giám đốc điều hành của một liên doanh cũ giữa Jim Biden, Hunter Biden, và vị tỷ phú sáng lập tập đoàn năng lượng có liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc và hai đối tác khác, gần đây đã đưa ra các tuyên bố và tài liệu cho thấy ông này và các đối tác kinh doanh cũ khác đã lợi dụng mối quan hệ của họ với gia đình vị cựu phó tổng thống.

Trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Tucker Carlson trên đài Fox News hôm 27 tháng 10, Bobulinski tuyên bố rằng Joe Biden và gia đình Biden chịu tổn hại do các giao dịch kinh doanh với những người và công ty có móc nối với chế độ Trung Quốc.

Về phần mình, Joe Biden tuyên bố ông không có liên quan gì đến các giao dịch kinh doanh của con trai, đồng thời gọi những tiết lộ của Bobulinski là một phần trong chiến dịch bôi nhọ nhằm làm mất uy tín của ông trước Ngày bầu cử.

“Như Chris Wallace đã nói trên truyền hình về những hành vi bôi nhọ này, ‘Phó Tổng thống Biden đã công bố các tờ khai thuế của mình – không giống như Tổng thống Trump – và không có dấu hiệu nào cho thấy ông ấy đã từng nhận được bất kỳ khoản tiền nào từ bất kỳ ai trong các giao dịch kinh doanh này’”, Andrew Bates – phát ngôn viên chiến dịch Biden – nói trong một tuyên bố với Fox News.

Ông Bates nói thêm rằng Biden “thậm chí chưa bao giờ cân nhắc việc can dự vào việc kinh doanh của gia đình ông ấy, cũng như bất kỳ công việc kinh doanh nào ở nước ngoài của người trong gia đình”, nhấn mạnh rằng “ông ấy chưa bao giờ nắm giữ cổ phần trong bất kỳ thỏa thuận kinh doanh nào như vậy, đồng thời không có thành viên gia đình hoặc bất kỳ người nào khác từng nắm giữ cổ phần ở bất kỳ công ty nào cho ông Joe”.

Trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Carlson, ông Bobulinski đã bác bỏ tuyên bố rằng Joe Biden không hề hay biết hoặc không có can dự nào đến các giao dịch kinh doanh của gia đình ông. Ông mô tả hai cuộc gặp trực tiếp của chính ông với Joe Biden, mà theo ông chỉ được thiết lập do Bobulinski đang đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành của SinoHawk LLC, liên doanh giữa nhà Biden và người sáng lập CEFC China Energy, Diệp Giản Minh.

Một chuỗi các tin nhắn văn bản do Bobulinski cung cấp cho thấy rằng Joe Biden có thể đã trực tiếp tham gia vào việc điều hành công việc kinh doanh bằng cách phủ quyết yêu cầu cá nhân của Bobulinski về việc nắm quyền kiểm soát nhiều hơn đối với SinoHawk.

Tên của Joe Biden không xuất hiện trong bất kỳ hồ sơ công ty nào được Bobulinski tiết lộ; Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của gia đình Biden dường như là một trong những nhân tố quan trọng đối với tỷ phú Diệp trong thương vụ kinh doanh giữa hai phía.

Bobulinski nói với Carlson rằng ông ấy đã đưa ra những vấn đề tiềm ẩn trong việc hợp tác với Diệp và CEFC trong trường hợp Joe Biden quyết định tranh cử cho chức vụ cao nhất.

Bobulinski cho biết động lực khiến ông công khai ra mặt để nói về vấn đề này là do những tuyên bố sai lệch về ông và gia đình ông được đưa ra bởi phía Đảng Dân chủ, những người đã bọc lót cho Biden sau khi một số câu chuyện được tờ New York Post tiết lộ dựa trên các email lấy từ máy tính xách tay của Hunter Biden.

“Những gì tôi đang vạch ra là sự thật. Tôi biết đó là sự thật bởi vì tôi đã trải qua nó,” Bobulinski viết trong một tuyên bố với The Epoch Times. “Tôi là Giám đốc điều hành của Sinohawk Holdings, một liên doanh hợp tác giữa Trung Quốc hoạt động thông qua CEFC/Chủ tịch Diệp Giản Minh và gia đình Biden. Tôi đã được James Gilliar và Hunter Biden đưa vào công ty để làm Giám đốc điều hành”.

“Chỗ đề cập đến ‘The Big Guy (Ông Lớn)’ trong email đề ngày 13 tháng 5 năm 2017 được công bố trên thực tế chính làm ám chỉ Joe Biden. Một cá nhân tên ‘Jim’ được đề cập trong email chính là Jim Biden, em trai của Joe”, ông Bobulinski viết.

https://www.dkn.tv/the-gioi/em-trai-ong-biden-tu-choi-tra-loi-cau-hoi-ve-cac-thuong-vu-kinh-doanh-cua-gia-dinh.html

FBI điều tra cáo buộc Hunter Biden rửa tiền

Hải Lam

Một quan chức Bộ Tư pháp (DOJ) hôm thứ Năm (29/10) xác nhận rằng Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã mở cuộc điều tra hình sự đối với Hunter Biden và các cộng sự của anh ta vào năm 2019 về các cáo buộc rửa tiền, theo phóng viên James Rosen của Sinclair.

Theo ông Rosen, hành động rửa tiền của Hunter Biden, con trai ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, vẫn đang tiếp diễn.

Trước đó, DOJ đã xác nhận với Breitbart News và các kênh truyền thông khác rằng FBI đã sở hữu máy tính xách tay với ổ cứng chứa hàng nghìn email của Hunter Biden thảo luận về các giao dịch kinh doanh quốc tế của mình.

Theo bài báo gần đây của Breitbart, Hunter Biden bị cáo buộc là luật sư riêng cho chủ tịch của một công ty năng lượng lớn của Trung Quốc trong một thỏa thuận mua 14% cổ phần một công ty dầu khí nhà nước Nga Rosneft, điều này sẽ cho phép Rosneft trốn tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Thỏa thuận này cuối cùng đã không thành công khi công ty năng lượng Trung Quốc bị Bắc Kinh và các nước khác điều tra.

Cựu đối tác kinh doanh của Hunter Biden, Tony Bobulinski, đã tố cáo Hunter Biden dính líu đến các giao dịch nước ngoài trong cuộc phỏng vấn với Fox News vào tối thứ Ba (27/10).

Ông Bobulinski cũng nói rằng 5 triệu USD từ công ty Trung Quốc dùng để tài trợ cho công ty của ông đã được chuyển đến một tài khoản do Hunter Biden kiểm soát. Ông trích dẫn một bài báo gần đây của Thượng viện đề cập đến việc Hunter Biden đã chuyển số tiền đó cho công ty của riêng mình để lấy “phí tư vấn”.

Trước đó, trong một cuộc họp báo diễn ra ngày trước cuộc tranh luận tổng thống vào tối 22/10 (giờ Mỹ) ông Bobulinski đã cho các phóng viên xem ba chiếc điện thoại, nói rằng chúng là bằng chứng sẽ được cung cấp cho FBI.

Tony Bobulinski, cựu cộng sự kinh doanh của Hunter Biden, giơ điện thoại trong khi nói chuyện với các nhà báo trước cuộc tranh luận tổng thống hôm 22/10 (ảnh: Reuters).

Tony Bobulinski hôm 29/10 cho biết nội dung của những chiếc điện thoại đó đã được FBI xem xét. Ông nói với trang Sinclair rằng cuộc phỏng vấn giữa ông và FBI đã diễn ra tại Washington vào ngày 23/10/2020 trong khoảng 5 giờ, và mong muốn sẽ được FBI tiếp tục phỏng vấn.

Bobulinski cho biết FBI coi ông là một “nhân chứng quan trọng” và cuộc phỏng vấn của ông với các các quan chức FBI “rất hợp tác, đi sâu vào tất cả các sự kiện”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/fbi-dieu-tra-cao-buoc-hunter-biden-rua-tien.html

Covid-19: Liên Âu huy động 220 triệu euro

để phân tán bệnh nhân

Thanh Hà

Ngày 29/10/2020 chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen thông báo một kế hoạch nhằm giảm thiểu áp lực tại các bệnh viện của các nước thành viên, bị quá tải vì làn sóng thứ nhì của dịch Covid-19. Ngân sách dành cho mức chi tiêu phụ trội này dự trù lên tới 220 triệu euro.

Vào lúc ngày càng có nhiều thành viên Liên Âu phải áp dụng trở lại các biện pháp phong tỏa, nhằm ngăn chận đà lây lan của virus corona, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu kêu gọi các nước thành viên chia sẻ thông tin và dữ liệu y tế.

Trung tâm phòng chống và ngăn ngừa dịch tễ của Liên Âu có trách nhiệm thu thập các thông tin cần thiết, tăng cường khả năng phản ứng nhanh, tăng cường các ứng dụng cho phép phát hiện các nguồn lây nhiễm. Một thông báo khác rất được chờ đợi, đó là một khi có thuốc vac-xin chống Covid-19, tất cả các quốc gia trong Liên Âu đều được phân phối bình đẳng như nhau tùy theo tình hình.

Đức hôm 29/10/2020 ghi nhận thêm 18.000 ca nhiễm mới. Ngay cả tại Hy Lạp, vốn bị nhẹ hơn các thành viên khác trong Liên Âu, kể từ hôm qua, thành phố lớn thứ nhì là Thessalonique cũng đã bị đặt trong tình trạng báo động đỏ. Trong bốn ngày đầu tuần, số ca dương tính với virus corona đã tăng lên gấp đôi.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201030-covid-19-li%C3%AAn-%C3%A2u-huy-%C4%91%E1%BB%99ng-220-tri%E1%BB%87u-euro-%C4%91%E1%BB%83-chuy%E1%BB%83n-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-qu%C3%A1-t%E1%BA%A3i

Chống khủng bố và dịch bệnh:

Nước Pháp kẹt giữa hai cuộc chiến

Anh Vũ

Đang ngổn ngang với nỗi lo khủng hoảng dịch Covid-19 không kiểm soát nổi và kinh tế có nguy cơ sụp đổ, chính phủ Pháp lại phải đối mặt với khủng bố Hồi Giáo xảy ra tại Nice, vụ tấn công thứ 3 trong vòng chưa đầy 2 tháng. Nước Pháp làm gì để có thể đương đầu cùng lúc với thách thức kép chưa từng có?

Hôm qua, 29/10/2020, ngay sau ngày tổng thống Emmanuel Macron lên truyền hình, thông báo phong tỏa trở lại toàn quốc để đối phó với dịch Covid -19, đã trở nên không kiểm soát nổi và giữa lúc thủ tướng Jean Castex đang trình Quốc Hội kế hoạch xử lý khủng hoảng y tế, thì tại Nice, thành phố miền nam nước Pháp xảy ra vụ khủng bố man rợ bằng dao, ngay tại một nhà thờ Công Giáo, làm 3 người chết. 

Vụ tấn công với cách thức hành động tương tự với vụ sát hại thầy giáo Samuel Paty trong tỉnh Yvelines cách đây chưa đầy 2 tuần. Từ đầu tháng 9, sau khi tuần báo trào phúng Charlie Hebdo đăng lại các tranh biếm họa nhà tiên tri Mohamet của người Hồi Giáo, nước Pháp lại trở thành mục tiêu của khủng bố, mở đầu là vụ tấn công cũng bằng dao ngày 25/09 ngay cạnh trụ sở cũ của tòa soạn Charlie Hebdo làm 2 người bị thương nặng. Tổ chức Al Qaida gần đây thường xuyên kêu gọi tấn công nước Pháp. Từ đầu năm đến nay, an ninh Pháp đã phá vỡ ít nhất 6 âm mưu tấn công khủng bố của Hồi Giáo cực đoan.

Chính phủ của tổng thống Macron cùng lúc phải đương đầu với hai tình trạng khẩn cấp: An ninh quốc gia và sức khỏe người dân. Trong lúc đó làn sóng dịch Covid thứ 2 bùng lên dữ dội hơn dự báo, khiến chính phủ liên tục bị động và lúng túng chưa biết xử lý làm sao, để khống chế được dịch có hiệu quả, mà vẫn giữ cho kinh tế không bị sụp đổ. Chưa hết, khủng hoảng ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy Pháp đến tình thế đối đầu với thế giới Hồi Giáo, lợi ích của Pháp bị đe dọa, từ khi tổng thống Emmanuel tuyên bố quyết tâm bảo vệ giá trị tự do ngôn luận mà nước Pháp theo đuổi.

Chính phủ phải đối mặt với những sự kiện chưa từng thấy, liên tiếp xảy đến. Ông Emmanuel Macron không còn là “tổng thống của các cải cách mà là tổng thống của khủng hoảng thường trực”, như nhận xét của Frédéric Dabi, phó tổng giám đốc viện thăm dò dư luận Pháp Ifop, được báo Les Echos trích dẫn.

Đây là lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ 2, nước Pháp cùng lúc phải đối mặt với thách thức đe dọa an ninh và tính mạng người dân. Cùng với kéo dài tình trạng khẩn cấp y tế và phong tỏa toàn quốc, giờ là báo động nguy cơ khủng bố ở mức cao nhất, tình trạng mới chỉ được ban bố, sau các loạt khủng bố kinh hoàng hồi đầu và cuối năm 2015. Tuy nhiên, dư luận nhận thấy biện pháp của chính phủ dường như vẫn chạy theo sau sự kiện, nửa vời, khó có thể mang lại cảm giác yên tâm trong xã hội.

Ở trong nước, các đảng phái chính trị đối lập, thay vì đề xuất xây dựng, đã thi nhau chỉ trích cách thức xử lý khủng hoảng dịch, cũng như các biện pháp chống khủng bố khiến lòng tin của dân chúng vào chính phủ của tổng thống Macron đang suy giảm nghiêm trọng. Đoàn kết quốc gia để vượt qua thách thức giờ là thứ xa xỉ với chính quyền của ông Emmanuel Macron.

Là mục tiêu thường xuyên của khủng bố Hồi Giáo cực đoan từ nhiều năm nay, Pháp vẫn luôn bị động và lúng túng trong cuộc chiến chống khủng bố ở trong nước. Sau cơn sốc của vụ khủng bố tại Nice ngày hôm qua, dư luận Pháp lên tiếng đòi chính phủ phải hành động với phương tiện mạnh hơn, hiệu quả hơn để bảo vệ an ninh cho dân, không chỉ là những giải pháp tình thế hay những phát ngôn thể hiện quyết tâm chính trị. Nhiều tiếng nói đòi chính phủ phải khẩn cấp cải cách, siết chặt hơn nữa hệ thống luật pháp.

Với đại dịch virus corona, tổng thống Emmanuel Macron từng tuyên bố cần phải học cách “sống chung với virus”, có điều chắc chắn là với cuộc chiến chống khủng bố, sách lược này là không thể được.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201030-phap-khung-bo-dich-benh-hai-cuoc-chien

Tấn công bằng dao ở Nice:

Pháp nâng báo động khủng bố lên cấp cao nhất

Trọng Nghĩa

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào hôm nay 30/10/2020 đã triệu tập một cuộc họp của Hội Đồng Quốc Phòng, một hôm sau vụ tấn công bằng dao do một phẩn tử Hồi Giáo cực đoan tiến hành tại một nhà thờ Công Giáo ở thành phố Nice, miền nam nước Pháp, sát hại ba người, trước khi bị bắt. Vụ việc đã đặt nước Pháp trong tình trạng báo đông khủng bố cao nhất.

Ngay sau vụ khủng bố, tổng thống Pháp đã đến tận nơi để xem xét tình hình, trong lúc thủ tướng Jean Castex đã loan báo quyết định nâng kế hoạch chống khủng bố Vigipirate lên mức cao nhất là “Khẩn cấp chống khủng bố”. 

Theo kết quả điều tra sơ bộ, kẻ sát nhân là một thanh niên 21 tuổi người Tunisia, mới từ Ý sang Pháp. Thủ phạm vụ tấn công đã bị cảnh sát vô hiệu hóa, sau khi đâm và giết một người đàn ông và hai phụ nữ trong nhà thờ Đức Bà ở Nice, vào sáng hôm qua. Bị thương nặng, kẻ sát nhân này đã được đưa vào bệnh viện.

Cuộc điều tra sơ khởi đã cho phép bắt giữ một nghi can 47 tuổi, bị tình nghi có liên hệ với kẻ tấn công, trong một vụ đã được chính tổng thống Pháp gọi là một vụ “khủng bố của Hồi Giáo cưc đoan”. Theo công tố viên đặc trách khủng bố, gần nơi bắt được thủ phạm, các nhà điều tra tìm thấy một quyển kinh Koran, hai chiếc điện thoại và hung khí giết người, “một con dao dài 30 cm với lưỡi dao dài 17 cm“.

Vụ khủng bố gây bàng hoàng. Đặc phái viên RFI Stéphane Burgatt đã đến Nhà Thờ Sainte Réparade ở Nice để tìm hiểu thêm về phản ứng của người dân:

“Súng tự động trên tay, cả một hàng rào cảnh sát đứng canh giữ ngay cửa vào ngôi nhà thờ nằm khuất trong khu đi bộ của khu phố cổ thành phố Nice. Cha Michel Angela phụ trách nhà thờ kiên quyết dành một buổi cầu nguyện cho các nạn nhân vụ khủng bố.

Bên trong giáo đường, có khoảng 20 tín đồ đang cầu nguyện. Họ có vẻ rất lo âu, vì đều nhớ lại vụ khủng bố kinh hoàng ngày 14/07/2016, khi một kẻ khủng bố lái xe tải đâm vào khách bộ hành đông đảo trên con đường ven biển nổi tiếng của thành phố. Đối với nhiều người, đây là một vết thương chưa lành.

Do việc phải mở rộng pham vị bảo đảm an ninh quanh các nhà thờ, do tình trạng giới nghiêm và lệnh phong tỏa chống Covid-19 đã được ban hành, nhiều giáo dân đã không thể vào nhà thờ dự lễ cầu nguyện, như mong muốn.

Tuy nhiên, một số người đã cố đến gần giáo đường, đặt vài bó bông và cây nến để tưởng nhớ các nạn nhân.”

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201030-phap-bao-dong-khung-bo-cao-nhat

Covid-19: Pháp phong tỏa lần 2,

với các điều kiện giảm nhẹ

Trọng Nghĩa

Nước Pháp vào hôm nay 30/10/2020 đã bắt đầu sinh hoạt chậm hẳn lại, với lệnh tái phong tỏa toàn quốc, bắt đầu có hiệu lực từ 0 giờ. Điểm đặc biệt của lần phong tỏa thứ hai là tính chất nhẹ nhàng hơn lần trước. Các điều kiện cụ thể của đợt phong tỏa đã được thủ tướng Pháp Jean Castex thông báo vào hôm qua.

Trong một cuộc họp báo chiều hôm qua, thủ tướng Pháp khẳng định, để kềm hãm đà lây lan của dịch bệnh, “không có giải pháp nào khác” ngoài việc phong tỏa. Ông Jean Castex xác nhận trở lại là thời hạn phong tỏa sẽ kéo dài “ít nhất” đến ngày 01/12, theo những quy định khác với đợt một, hồi tháng Ba và tháng Tư vừa qua, dựa trên những kinh nghiệm đã được rút ra.

Điểm khác quan trọng nhất so với đợt một là các trường, từ trung học đến nhà trẻ, đều mở cửa đón học sinh, còn các trường đại học đều phải áp dụng hình thức học trực tuyến.

Do việc các trường tiểu học mở cửa, một quy định mới đã được đưa vào: việc bắt buộc đeo khẩu trang được áp dụng cả cho trẻ em, từ 6 tuổi trở lên, chứ không từ 11 tuổi cho đến nay.

Điểm khác thứ hai là các viện dưỡng lão vẫn được mở cửa đón người nhà đến thăm.

Điểm khác biệt thứ ba là nhiều cơ sở kinh tế, cơ quan hành chánh thiết yếu vẫn hoạt động, chẳng hạn như các cửa hàng lương thực, các siêu thị… Chính quyền tuy nhiên, đã đề nghị sử dụng tối đa hình thức làm việc từ xa, không còn “tùy ý”, mà đã trở thành “bắt buộc” khi điều kiện cho phép.

Sự khác biệt giữa hai đợt phong tỏa đã được thấy rõ ràng vào sáng nay. Tại trung tâm thủ đô Paris chẳng hạn, vẫn có đông người và xe cộ qua lại, cho dù đã ít đi so với bình thường, nhưng hoàn toàn không phải là hoang vắng như vào mùa xuân vừa qua.

Trong khi chờ đợi biện pháp phong tỏa có hiệu lực, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục tác hại.

Vào hôm qua, trên toàn nước Pháp, vẫn còn có thêm gần 50.000 ca nhiễm mới được ghi nhận trong 24 giờ. Số tử vong vì Covid vẫn cao, với 250 người thiệt mạng trong bệnh viện trong vòng một ngày, đưa tổng số người chết vì dịch bệnh tại Pháp vượt ngưỡng 36.000 ca.

Lượng bệnh nhân phải điều trị trong các khoa chăm sóc đặc biệt vẫn tăng, với tổng số 3.147 người. Đây là số liệu khiến chính quyền Pháp lo lắng nhất, trong bối cảnh số giường chăm sóc đặc biệt tại Pháp chỉ khoảng 5.800.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201030-covid-19-ph%C3%A1p-phong-t%E1%BB%8Fa-l%E1%BA%A7n-2-v%E1%BB%9Bi-c%C3%A1c-%C4%91i%E1%BB%81u-ki%E1%BB%87n-gi%E1%BA%A3m-nh%E1%BA%B9

Bầu cử tổng thống Mỹ và những điều lạ lùng

theo cái nhìn của người dân Pháp

Thùy Dương

Chỉ còn có vài ngày nữa là đến ngày 03/11/2020, ngày nước Mỹ chính thức bỏ phiếu bầu tổng thống. Kỳ bầu cử tổng thống Mỹ có thu hút báo chí, công luận Pháp hay không ? Nhìn từ nước Pháp, bầu cử tổng thống Mỹ có gì đặc biệt ?

Khi hai ứng viên Mỹ bước vào giai đoạn nước rút thì tại Pháp lại xảy ra rất nhiều chuyện, nhất là vụ khủng bố Hồi Giáo chặt đầu một thầy giáo sử – địa vì cho học trò xem ảnh biếm họa đấng tiên tri Mohamet trong giờ học về quyền tự do ngôn luận, khiến dư luận Pháp rúng động, trong khi đó dịch bệnh Covid-19 trong những ngày qua bùng lên dữ dội vượt tầm kiểm soát khiến tổng thống Macron phải ban hành lệnh giới nghiêm rồi sau đó là lệnh tái phong tỏa đất nước. Tình hình trong nước phức tạp như vậy nhưng báo chí Pháp vẫn dành nhiều chỗ cho kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.

Thực ra, bầu cử tổng thống Mỹ là một trong những đề tài được báo chí, truyền thông Pháp đặc biệt quan tâm khai thác từ nhiều tháng trước nay. Không chỉ nói về quy định, thể thức bầu cử, chiến dịch vận động tranh cử của các ứng viên, các cuộc tranh luận trên truyền hình, rất nhiều câu chuyện bên lề thú vị cũng được truyền thông Pháp đề cập đến, chẳng hạn tại sao ngày chính thức bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ luôn

diễn ra vào ngày 03/11, tại sao voi đại diện cho đảng Cộng Hòa còn lừa là biểu tượng của đảng Dân Chủ, hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện, bỏ phiếu sớm …

Có thể nói là « nhất cử nhất động » trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ đều được truyền thông Pháp theo dõi sát sao, dù là báo giấy hay phát thanh, truyền hình, báo chí thiên tả hay thiên hữu … Năm nay, chưa có kết quả khảo sát về việc người Pháp có quan tâm đến bầu cử Mỹ không, nhưng hồi năm 2016, tuần báo Le Point cho biết theo một cuộc khảo sát Odoxa công bố trên báo Le Parisien, có đến 64% người Pháp quan tâm đến bầu cử tổng thống Mỹ. Bà Céline Bracq, tổng giám đốc Odoxa giải thích 84% người Pháp cho rằng bầu cử tổng thống Mỹ quan trọng đối với thế giới và 63% nghĩ rằng kỳ bầu cử tổng thống Mỹ quan trọng với nước Pháp.

Bầu cử Pháp – Mỹ khác nhau thế nào ?

Vì thể thức bầu cử ở hai nước có nhiều nét khác nhau, nên mỗi lần đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, truyền thông Pháp lại có những chương trình giải thích « Bầu cử Mỹ diễn ra như thế nào ? », chẳng hạn trên đài France Télévision ngày 29/09, nhà báo Raphael Godet khái quát cho người dân Pháp hiểu về vài nét đặc biệt của kỳ bầu cử tổng thống Mỹ :

« Trái ngược với người Pháp, người Mỹ không trực tiếp bầu cho một ứng cử viên. Họ bầu ra những người được gọi là « đại cử tri ». Có tổng cộng 538 đại cử tri, và chính những người này lựa chọn chủ nhân tương lai của Nhà Trắng. Số đại cử tri thay đổi từ bang này sang bang khác tùy theo quy mô và dân số của bang. Chẳng hạn các bang Montana và Wyoming chỉ có 3 đại cử tri, trong khi đó Texas có 38 và California có 55 đại cử tri. Một ứng viên tổng thống muốn đắc cử phải có đa số tuyệt đối phiếu đại cử tri, tức là ít nhất 270 phiếu trên tổng số 538 phiếu đại cử tri.

Ở mỗi bang, ứng viên của đảng nào có nhiều phiếu nhất thì có được toàn bộ phiếu đại cử tri của bang đó. Chẳng hạn, nếu ứng viên đảng Dân Chủ ở bang Florida về đầu thì họ thu được toàn bộ 29 phiếu đại cử tri. Trên thực tế, cuộc đua vào Nhà Trắng diễn ra ở khoảng chục bang, đây là những địa phương mà cử tri ngả từ phe này sang phe kia tùy theo từng kỳ bầu cử. Đó là những bang được gọi là swing states, chẳng hạn như các bang Florida hay Wisconsin. Những bang này nắm giữ chìa khóa kết quả chung cuộc. »

Tại sao dân Mỹ không trực tiếp bầu tổng thống ?

Bầu cử tổng thống không phải là chỉ bầu tổng thống cũng là nét khác biệt lớn của kỳ bầu cử Mỹ. Thế nhưng, phiếu đại cử tri có lẽ là một trong những điều người Pháp cảm thấy khó hiểu nhất vì bầu cử tổng thống tại Pháp là bầu cử trực tiếp, theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Việt, nhà báo Nguyễn Văn Huy, Paris nhấn mạnh :

« Trong suốt thời gian qua, người Pháp vẫn không bao giờ có thể hiểu được thể thức bầu cử tổng thống ở nước Mỹ. Bên châu Âu thì rất giản dị, bầu của tổng thống thì chỉ bầu tổng thống mà thôi, không có chung với các bầu cử khác. Hoặc bầu Quốc Hội thì chỉ có bầu Quốc Hội thôi, không có bầu các nhân vật lãnh đạo địa phương hay các nhân vật chính trị. Trong lúc đó bên Mỹ lại khác. Khi bầu cử tổng thống Mỹ thì trong đó có kèm theo cả nhân vật trong lưỡng viện Quốc Hội, thành ra danh sách bầu của họ cũng rất dài dòng, khó hiểu. Nhưng đặc biệt điều người châu Âu và người Pháp không hiểu được là tại sao khi dân chúng ủng hộ một nhân vật chính trị nào đó thì phải qua một người đại diện của họ, rồi người đó mới bầu tổng thống.

Người Pháp thấy rằng theo lối đại cử tri ở đây là có điều không bình thường. Hơn một trăm, gần hai trăm năm qua, xã hội Mỹ đã tiến bộ nhiều nhưng họ vẫn giữ lối bầu cử ngày xưa. Người Pháp nghĩ tại sao nước Mỹ không chịu cải tổ để có cuộc bầu cử bình thường. Chẳng hạn một người được 50-60% dân số ủng hộ thì phải được tương đương 50-60% số phiếu ủng hộ, nhưng đằng này … Nhất là sau cuộc bầu cử 2016, người Pháp rất ngạc nhiên là bà Hilary Clinton mặc dù có sự ủng hộ của cử tri, tức là của dân chúng, cao hơn Donald Trump nhưng mà theo kết quả bầu cử thì lại là Donald Trump thắng ».

Vận động tranh cử sao mà phải hình thức thế ?

Về chiến dịch vận động tranh cử, nhất là chiến dịch của ứng viên Donald Trump, nhiều người dân Pháp cho rằng quá chú trọng đến hình thức thể hiện và tốn kém. Về điểm này, nhà báo Nguyễn Văn Huy cho biết thêm : « Cử tri Pháp và Mỹ ủng hộ cử tri của mình thì giống nhau, họ đều có sự đam mê, họ ủng hộ hết mình, nói thẳng ra sự ủng hộ các nhân vật chính trị thì rất cuồng nhiệt. Điểm này thì người Pháp và người Mỹ giống nhau. Nhưng khác nhau là ở chỗ người Pháp họ ủng hộ ứng viên không theo kiểu hình thức màu mè, ồn ào. Nhưng dù sao, tổng thống Donald Trump cũng là người trong lĩnh vực truyền thông nên ông ồn ào, nhạc um xùm, tạo hình ảnh để gây tiếng vang như một người nghệ sĩ trên sân khấu.

Nhưng người Pháp quan niệm rằng dù sao ông cũng làm chính trị, là một lãnh đạo quốc gia thì phải thể hiện theo cách của người lãnh đạo quốc gia chứ không phải theo cách người nghệ sĩ trước sân khấu. Khác biệt nằm ở chỗ đó, chứ sự cuồng nhiệt của người ủng hộ ứng cử viên hai nước là giống nhau, họ sẵn sàng hy sinh thì giờ công sức để hy vọng ứng viên của mình thắng cử ».

Người Pháp nghĩ gì về Donald Trump ?

Liên quan đến cuộc đối đầu của hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden năm nay, người Pháp ngả về bên nào hơn ? Theo một cuộc thăm dò ý kiến YouGov thực hiện cho trang mạng L’Internaute, 69% số người được hỏi cho rằng Donald Trump là một vị tổng thống tệ hại, thậm chí 61% muốn ông Trump bị truất phế trước khi hết nhiệm kỳ. Trả lời câu hỏi « Quý vị muốn Donald Trump hay Joe Biden thắng cử hơn ? », 52% muốn chiến thắng thuộc về Joe Biden, chỉ có 10% ủng hộ ứng viên đảng Cộng Hòa, 19% không muốn Trump hay Biden đắc cử và 19% không đưa ra ý kiến. Nhưng nếu chỉ được chọn giữa Trump hoặc Biden, 84% người Pháp ủng hộ ứng viên Biden của đảng Dân Chủ, chỉ có 16% « bỏ phiếu » cho ông Trump.

Thực ra, không phải bây giờ mà trong mấy năm qua, năm nào cũng có những cuộc thăm dò ý kiến dân Pháp về tổng thống Mỹ Donald Trump và lần nào cũng vậy người Pháp đều có cái nhìn không mấy thiện cảm về tổng thống Mỹ Donald Trump. Chẳng hạn, theo một cuộc thăm Viện Elabe thực hiện cho đài truyền hình BFMTV hồi giữa năm 2019, 75% người Pháp có cái nhìn không mấy tốt đẹp về nguyên thủ Mỹ Trump. Chỉ có 25% công chức cao cấp và 16% những người thuộc các tầng lớp trung lưu và bình dân có cái nhìn tích cực về Donald Trump.

Trước đó 1 năm, theo một cuộc khảo sát của Viện Ifop, 77% người Pháp coi chính quyền Obama là đáng tin cậy, nhưng chỉ có 44% nhận định chính quyền Trump đáng tin và chỉ có 17% dân Pháp đánh giá cao tổng thống Trump. Cũng theo khảo sát của Ifop, nước Mỹ vẫn được dân Pháp coi là « bạn » trong lĩnh vực an ninh và đấu tranh chống khủng bố, hoặc là đồng minh để đối phó với Trung Quốc và Nga. Nhưng về kinh tế thì có đến 78% cho rằng Mỹ là một đối thủ của Pháp.

Trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Việt, nhà báo Nguyễn Văn Huy giải thích : « Lúc đầu khi Donald Trump đắc cử, thì người Pháp nghĩ là nhân vật mới này có thể đem lại sinh khí mới cho Pháp, nhất là về xuất nhập khẩu hoặc quan hệ hai nước tích cực hơn nhưng sau khi quan sát họ thấy đây là vị tổng thống bảo thủ, muốn co cụm lại và đặt châu Âu như một đối thủ kinh tế và nhất là vì Pháp cũng có nền kinh tế tương đối phát triển và có những hàng hóa được người Mỹ ưa chuộng. Ông Trump muốn đánh thuế cao để bình thường hóa nhập siêu. Vì thế, người Pháp rất bất mãn.

Và họ thấy ông Trump không phải là người họ tin tưởng, và người Pháp nói đây là người không có văn hóa lãnh đạo quốc gia, không có tầm vóc của một người lãnh đạo của cường quốc số một thế giới qua cách nói chuyện, đối xử. Pháp mặc dầu là nhỏ hơn so với Mỹ, nhưng họ đánh giá quan trọng cái tư cách, kiến thức văn hóa, cách cư xử của một nhân vật lãnh đạo. Khi một vị tổng thống cứ dùng những lời thô tục, không thể hiện sự trung thực, hôm nay nói ừ mai lại nói không, thì người ta không thể tin tưởng là Donald Trump có giữ lời hay không, nhất là Donald Trump coi Pháp là đối thủ.

Mặc dù chính sách của Mỹ thì họ vẫn ủng hộ, dù sao thì cũng phải bảo vệ châu Âu trước sự đe dọa của Nga và Trung Quốc, nhưng về mặt cá nhân con người thì người ta không đánh giá cao nhân vật Donald Trump. »

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20201030-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB%81u-l%E1%BA%A1-l%C3%B9ng-theo-c%C3%A1i-nh%C3%ACn-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-ph%C3%A1p

Tây Ban Nha áp dụng tình trạng khẩn cấp

 trong sáu tháng để đối phó với đại dịch

Tin từ MADRID, Tây Ban Nha – Tây Ban Nha sẽ được đặt trong tình trạng khẩn cấp cho đến đầu tháng 5 2021, tạo cơ sở pháp lý để các khu vực quyết định lệnh giới nghiêm và hạn chế du lịch nhằm cố gắng ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Tây Ban Nha là một trong những điểm nóng COVID-19 tồi tệ nhất của châu Âu, với hơn 3 triệu ca lây nhiễm.

Phản ứng của họ đối với đại dịch thường bị cản trở bởi những tranh cãi chính trị, nhưng lần này chính phủ cố gắng thu thập đủ số phiếu để nghị viện ủng hộ việc gia hạn một sắc lệnh ban đầu kéo dài hai tuần cho đến ngày 9 tháng 5. Tuy nhiên, một số người lo sợ về hậu quả ở một đất nước đang trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc nội chiến cuối những năm 1930.

Chính phủ cho biết tình trạng khẩn cấp và những hạn chế về khả năng di chuyển kèm theo trên khắp Tây Ban Nha là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều đó sẽ không phải là dấu chấm hết cho sự bất định đối với nhiều người Tây Ban Nha, vì chính phủ đang để cho từng khu vực tự quyết định các biện pháp của họ, tạo ra một loạt các hạn chế trên toàn quốc.

Trong khi Madrid chỉ muốn cấm đi lại trong và ngoài lãnh thổ vào cuối tuần ngày lễ ngân hàng. Catalonia vào hôm thứ Năm cùng nhiều khu vực cấm ra vào lãnh thổ của họ trong ít nhất 15 ngày. Các viên chức Catalan cho biết các biện pháp mới, bao gồm đóng cửa các rạp chiếu phim và nhà hát và gia hạn lệnh đóng cửa các quán bar và nhà hàng, là cần thiết để bảo đảm các bệnh viện có thể đối phó với đại dịch. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tay-ban-nha-ap-dung-tinh-trang-khan-cap-trong-sau-thang-de-doi-pho-voi-dai-dich/

Thủ Tướng Ba Lan kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình

 “để bảo vệ người già khỏi coronavirus”

Tin từ WARSAW, Ba Lan – Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki kêu gọi các nhà hoạt động vì quyền phá thai vào hôm thứ Năm ngừng các cuộc biểu tình hàng loạt, đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ làm gia tăng các ca nhiễm coronavirus và đe dọa người già.

Hàng chục nghìn người chủ yếu là thanh niên tụ tập trên khắp Ba Lan kể từ khi phán quyết của tòa án cấp cao nhất vào tuần trước, đưa ra lệnh cấm gần như hoàn toàn đối với việc phá thai ở quốc gia đa phần Công giáo. Các cuộc biểu tình phát triển thành một làn sóng phẫn nộ đối với đảng Pháp luật và Công lý (PiS) theo chủ nghĩa dân tộc của ông Morawiecki, với những người biểu tình đổ lỗi cho đảng này và Nhà thờ Công giáo La Mã hùng mạnh về quyết định của Tòa án Hiến pháp.

Số ca nhiễm coronavirus gia tăng mạnh mẽ ở Ba Lan trong những tuần qua, và vào hôm thứ Năm, tổng số ca bệnh lên đến 300,000, tăng gấp ba lần trong vòng chưa đầy một tháng. Một kỷ lục hàng ngày hơn 20,000 ca được ghi nhận.

Phần lớn những người biểu tình đeo khẩu trang kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào hôm thứ Năm tuần trước, nhưng các cuộc tụ tập này trái với các quy định hạn chế trong đại dịch, giới hạn số người được phép gặp mặt là năm.

Ông Morawiecki bỏ qua các câu hỏi về việc liệu chính phủ của ông có xem xét luật có thể làm giảm tác động từ phán quyết của tòa án hay không. Tòa án phán quyết rằng phá thai do dị tật thai nhi, chiếm phần lớn các vụ phá thai được thực hiện hợp pháp ở Ba Lan, là không được cho phép theo hiến pháp. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-ba-lan-keu-goi-cham-dut-cac-cuoc-bieu-tinh-de-bao-ve-nguoi-gia-khoi-coronavirus/

Chính phủ Nhật Bản loại bỏ Trung Cộng

khỏi chuỗi cung ứng máy bay không người lái

Tin từ TOKYO, Nhật Bản – Theo sáu nguồn tin trong cuộc của chính phủ và đảng cầm quyền, Nhật Bản có thể ngăn chặn Trung Cộng cung cấp máy bay không người lái cho chính phủ của họ để bảo vệ thông tin nhạy cảm, như một phần của một nỗ lực chung nhằm tăng cường an ninh quốc gia.

Những nguồn tin này cho biết mối quan tâm chính tập trung vào kỹ thuật thông tin, chuỗi cung ứng, an ninh mạng và sở hữu trí tuệ – những mối lo cũng đang gia tăng bên ngoài Nhật Bản. Nhưng Nhật Bản phải cân bằng những mối lo đó – đặc biệt là việc Bắc Kinh ngày càng thúc đẩy xuất cảng các kỹ thuật nhạy cảm như máy bay không người lái thương mại và camera an ninh – với sự phụ thuộc kinh tế nghiêm trọng vào Trung Cộng. Họ cũng phải điều hướng các vùng biển ngày càng biến động giữa Trung Cộng và đồng minh thân cận nhất của Nhật Bản, Hoa Kỳ, quốc vốn mâu thuẫn với Bắc Kinh về nhiều vấn đề, bao gồm cả kỹ thuật.

Bộ Quốc phòng Nhật có hàng trăm máy bay không người lái, bao gồm một số do các công ty Trung Cộng sản xuất; lực lượng tuần duyên có khoảng 30 chiếc, và hầu hết là của Trung Cộng. Cả hai đều cho biết họ không sử dụng máy bay không người lái của Trung Cộng cho các vấn đề liên quan đến an ninh. Các cơ quan chính phủ khác cũng sử dụng các máy bay không người lái này.

Chính sách mới cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu có cần phải thay thế tất cả máy bay này hay không, nhưng các máy bay không người lái mới, được sử dụng cho các công việc nhạy cảm như điều tra tội phạm, công việc cơ sở hạ tầng và cấp cứu khẩn cấp, sẽ phải được bảo mật chống rò rỉ dữ kiện và trải qua các quy trình kiểm tra chặt chẽ hơn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/chinh-phu-nhat-ban-loai-bo-trung-cong-khoi-chuoi-cung-ung-may-bay-khong-nguoi-lai/

Đài Loan phản ứng ra sao

khi Trung Quốc tuyên chiến ở eo biển?

Thời gian gần đây, tình hình eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng và cuộc chiến tranh xuyên eo biển giữa Đại Lục và Đài Bắc có thể bùng phát. Trung Quốc dường như đang muốn sử dụng Đài Loan để thoát khỏi khủng hoảng tứ bề, nhưng nếu thất bại, Bắc Kinh sẽ trả giá ra sao?

Ngày 24/10, Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Đài Loan (Taiwan Center for International Strategic Studies) và Hiệp hội Chiến lược Quốc tế Đài Loan (Taiwan International Studies Association) đã công bố kết quả thăm dò dân ý mới nhất về “An ninh eo biển Đài Loan”. Nếu chính quyền Trung Quốc chủ động tấn công Đài Loan, 77,6% người Đài Loan sẵn sàng chiến đấu vì Đài Loan.

Ông Thái Đinh Quý (Tsay Ting-kuei), Chủ tịch sáng lập Đảng Đài Loan Tự do (Free Taiwan Party) vào ngày 25/10 đã đặt ra câu hỏi: “Sau chiến tranh, liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có còn sống sót không?”.

Thái Đinh Quý: Nếu Đài Loan và Trung Quốc gây chiến với nhau, Tập Cận Bình khó bảo toàn mạng sống

Sanli News đưa tin, trong cuộc thăm dò, nếu Đài Loan tuyên bố độc lập và dẫn khởi chiến tranh ở eo biển Đài Loan, 66% số người dân Đài Loan được hỏi sẽ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Đài Loan; còn nếu nhà cầm quyền Trung Quốc chủ động tấn công Đài Loan, 77,6% người Đài Loan sẵn sàng chiến đấu vì Đài Loan.

Đáp lại cuộc thăm dò mới nhất này, ông Lý Lai Hy (Lee Lai-hsi), cựu Chủ tịch Hiệp hội Công chức Quốc gia, thông qua bài đăng trên Facebook đã yêu cầu mọi người suy nghĩ kỹ trước khi trả lời: “Những người tự giác biết được ra trận ắt sẽ mất mạng nhưng vẫn quyết tâm thì mới đủ tư cách tham gia chiến tranh! Những người có thể chấp nhận con mình hi sinh bi tráng mới đủ tư cách để nói về việc tham chiến!”.

Theo ông Lý, đây không phải là cuộc ngoại xâm mà là cuộc nội chiến điển hình. Đối với Trung Quốc, đó sẽ là một cuộc thánh chiến vì sự nghiệp thống nhất dân tộc. “Còn với Đài Loan, đó có phải là một cuộc thánh chiến xây dựng quốc gia độc lập không? Nếu có, thì đây nhất định là trận đại chiến trên vùng đất khô cằn, đánh đến chỉ còn một binh một tốt; nếu không, thì những con số hiển thị (trong cuộc thăm dò) thực sự có bao nhiêu người sẽ ra trận? Có thể không hoài nghi về điều này hay sao?”.

Ông Lý cũng yêu cầu những người trẻ tuổi phải suy nghĩ sâu sắc: “Chiến đấu vì ai trong cuộc chiến xuyên eo biển này? Tại sao bạn lại chiến đấu? Bạn có tự ý thức rằng mình sẽ mất mạng hay không?”.

Cuối cùng ông Lý Lai Hy lại hỏi, chiến đấu vì độc lập của Đài Loan dù chỉ còn một binh một tốt, như vậy vẫn còn có thể độc lập sao? Nếu Đài Loan độc lập, bạn vẫn ở đó chứ? Nếu Đài Loan độc lập, ai sẽ là người nắm quyền? Đài Loan sẽ còn lại những gì? Các bạn có cơ hội phát triển không? Bạn có nguyện ý bắt đầu lại mọi thứ hay không? Bạn sẽ có một cơ hội chứ? “Chiến đấu cho ai? Tại sao chiến đấu? Sau chiến tranh, bạn sẽ làm được gì? Còn lại được gì? Hãy suy nghĩ lại trước khi nói với người thân và bạn bè rằng bạn sẵn sàng ra chiến trường, được không?”.

Vào sáng ngày 25/10, ông Thái Đinh Quý cũng đã phản hồi bài đăng của ông Lý Lai Hy trên Facebook.

Từ đầu, ông Thái đã tuyên bố rằng “những người Trung Quốc đang mắc kẹt ở Đài Loan không cách nào hiểu rằng người Đài Loan sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Đài Loan”. Về vấn đề sau cuộc chiến Đài Loan “sẽ còn lại những gì”, ông Thái cho biết: “Sau cuộc chiến, tất nhiên phần còn lại của Đài Loan sẽ là của người dân Đài Loan”. Ông còn nhấn mạnh: “Sẽ không ai nói vào ngày 25/10, Đài Loan đã bị nhóm người tị nạn Trung Quốc giành lại”.

Vì trước khi chiến tranh, tất cả những người Trung Quốc đang mắc kẹt ở Đài Loan có thể tháo chạy đều đã đi lưu vong. Tuy nhiên, ông cho biết bản thân rất tò mò, nếu Trung Quốc bắt đầu cuộc nội chiến, “liệu Tập Cận Bình có sống sót sau chiến tranh không? Liệu ông ấy có sống sót trong vòng vây đấu đá nội bộ không?”.

Đường Tịnh Viễn: Tập Cận Bình có hai mục tiêu cần đạt được

Tuy nhiên, nhà bình luận thời sự Đường Tịnh Viễn (Tang Jingyuan) cho rằng, ông Tập Cận Bình sẽ tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ năm vào cuối tháng 10, liên quan đến hai mục tiêu chính của ông là: giải quyết tính hợp pháp liên quan đến quyền lực trọn đời của ông Tập trong các luật và quy định của Đảng, đồng thời thông qua Kế hoạch Kinh tế 5 năm lần thứ 14.

Nếu ông Tập Cận Bình muốn đạt được hai mục tiêu này thì ông phải nghiêm túc đảm bảo rằng toàn bộ tình hình chính trị đã đạt đến trạng thái cực kỳ ổn định; đặc biệt là trong bối cảnh cộng đồng quốc tế ngày càng ly khai Trung Quốc, môi trường ngoại giao ngày càng hiểm ác, chiến tranh eo biển Đài Loan v.v., nếu không, ông Tập Cận Bình sẽ tự mình làm rối loạn kế hoạch của chính mình. Do đó, trong ít nhất 5 năm ở hoàn cảnh bình thường, Tập Cận Bình khó có thể xâm lược Đài Loan.

Nhưng vì sao ông Tập muốn lấy Đài Loan làm “bia đỡ đạn”?

Theo nhà bình luận quân sự Thẩm Châu (Shen Zhou), Bắc Kinh hiện đang đối mặt với nguy cơ tứ bề và chiến tranh tiềm ẩn, eo biển Đài Loan là nơi duy nhất giúp Bắc Kinh chuyển hướng chú ý của dư luận. Cụ thể, Bắc Kinh thường xuyên cho máy bay quân sự quấy nhiễu ở khu vực eo biển Đài Loan, tiến hành các cuộc tập trận quân sự, nhằm che đậy tình thế tiến thoái lưỡng nan trước những rắc rối cả ở trong và ngoài Đại Lục.

Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một tỉnh lẻ ly khai của mình, thường xuyên tuyên bố đe dọa tấn công Đài Loan chỉ trong vòng một trận chiến. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc thực sự phát động chiến tranh ở eo biển Đài Loan, khả năng cao là quân đội Trung Quốc sẽ thua ngay trong cuộc tấn công đó. Quân đội Mỹ sẽ mở một cuộc phản công toàn diện, và cuộc chiến tranh sẽ sớm kết thúc. Một khi kế hoạch thôn tính Đài Loan của chính quyền Bắc Kinh bị phá sản, chế độ ĐCSTQ có thể kết thúc.

Ông Thẩm Châu nói rằng, động thái phô trương của Bắc Kinh ở eo biển Đài Loan có nhiều khả năng là mâu thuẫn nội bộ về quyền thống trị. Nó cũng là dạng phản ánh khác cho cuộc đấu đá nội bộ khốc liệt trong Trung Nam Hải.

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập đã nắm giữ trong tay quyền lực lớn chưa từng có. Bắt đầu từ năm 2020, sau khi Bắc Kinh che giấu dịch bệnh khiến virus Vũ Hán lây lan khắp toàn cầu, ĐCSTQ lợi dụng dịch bệnh khiêu khích khắp nơi và liên tục cử máy bay quân sự cùng tàu chiến đến Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm “diễu võ giương oai”. Tuy nhiên, Trung Quốc vướng phải nhiều vấn đề xã hội như: suy thoái môi trường, dân số giảm, đồng thời Trung Quốc đang dần mất đi sự ủng hộ trên toàn cầu. Ông Tập Cận Bình biết rất rõ rằng nếu thất bại, ông có thể mất tất cả, bao gồm quyền lực, tự do, tài sản và tính mạng.

Theo Secret China

Hàn Mai biên dịch

https://etviet.com/chuyen-de/dai-loan-phan-ung-ra-sao-khi-trung-quoc-tuyen-chien-o-eo-bien.html

Tony Chung: Nhà hoạt động sinh viên Hong Kong

bị buộc tội theo luật mới

Nhà hoạt động 19 tuổi này bị buộc tội theo luật an ninh quốc gia mới, chỉ vài ngày sau khi bị bắt và giam giữ ngay bên ngoài lãnh sự quán Mỹ.

Tony Chung được cho là đã lên kế hoạch vào lãnh sự quán Mỹ và xin tị nạn.

Tony Chung có thể phải đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội ly khai, âm mưu xuất bản nội dung kích động và rửa tiền.

Hong Kong lại có biểu tình và bắt giữ

Nhiều cư dân Hong Kong sẵn sàng qua Anh sinh sống

Hong Kong: Những vụ bắt bớ đầu tiên khi luật an ninh có hiệu lực

Chung, người thứ hai bị buộc tội theo luật này, đã bị tòa từ chối bảo lãnh.

Đạo luật gây tranh cãi do Trung Quốc áp đặt lên Hong Kong hồi tháng Sáu, khiến việc trừng phạt những người biểu tình trở nên dễ dàng hơn và giảm quyền tự chủ của thành phố.

Luật này có phạm vi rộng, trao cho Bắc Kinh những quyền hạn rộng lớn mà trước đây họ chưa từng có, nhằm đưa dân Hong Kong vào khuôn phép.

Giới chỉ trích cho rằng luật này làm xói mòn nền độc lập tư pháp của thành phố cùng các quyền như tự do ngôn luận, đồng thời gây sợ hãi và bất an ở Hong Kong.

Hoa Kỳ, nước dưới thời chính quyền Trump có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc, đã chỉ trích vụ bắt giữ.

“Việc sử dụng Đơn vị An ninh Quốc gia của Lực lượng Cảnh sát Hong Kong để giam giữ một thiếu niên trong một quán cà phê là đáng trách,” một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Mỹ cho biết.

Joshua Rosenzweig, người phụ trách nhóm Trung Quốc của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói rằng chính quyền Trung Quốc đã thực hiện một “vụ bắt giữ có động cơ chính trị”, là một phần của “cuộc tấn công tăng cường vào nhân quyền ở Hong Kong”.

Chúng ta biết gì về việc giam giữ Tony Chung?

Theo South China Morning Post, Chung bị tạm giữ vào sáng thứ Ba tại một quán cà phê đối diện lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Nhóm hoạt động Friends of Hong Kong có trụ sở tại Anh cho biết Tony Chung đã lên kế hoạch vào lãnh sự quán và tỵ nạn. Video quay từ gần lãnh sự quán cho thấy anh bị cảnh sát mặc thường phục khiêng đi.

Tony Chung, cựu thành viên của nhóm ủng hộ độc lập Studentlocalism, trước đây nói rằng cuộc sống theo luật mới hạn chế hơn đối với anh và các nhà hoạt động khác.

Tony Chung nói với BBC Tiếng Trung trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng anh ấy cảm thấy mình không thể nói chuyện hoặc hành động một cách tự do, và luôn phải “lo lắng về những lằn ranh đỏ”.

Nhưng anh cũng cho biết các nhà hoạt động vẫn chưa từ bỏ chiến đấu và rằng “vào đúng thời điểm, chúng tôi sẽ lại ra mặt để phản đối”.

“Đúng, chúng tôi thua vào lúc này. Nhưng con đường dẫn đến dân chủ luôn kéo dài.”

Anh sẽ bị giam giữ cho đến khi ra tòa vào ngày 7/1 năm sau.

Luật an ninh mới của Hong Kong quy định gì?

Luật an ninh quốc gia của Hong Kong được Bắc Kinh áp đặt vào tháng 6 sau nhiều tháng biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm ngoái chống lại dự luật dẫn độ.

Luật mới quy định việc ly khai, lật đổ chính quyền trung ương, khủng bố hoặc cấu kết với các lực lượng nước ngoài có thể bị phạt tù đến chung thân.

Vào tháng Bảy, một số người đã bị bắt theo luật mới, trong đó có một người đàn ông mang cờ “Hong Kong Độc lập”.

Những người chỉ trích nói rằng luật an ninh mới đã chấm dứt các quyền tự do được Bắc Kinh đảm bảo trong 50 năm sau khi nhận lại Hong Kong từ Anh năm 1997, nhưng Trung Quốc cho biết họ sẽ trả lại sự ổn định cho thành phố.

Sau khi luật an ninh được thông qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông sẽ trao cho ba triệu cư dân Hong Kông cơ hội định cư tại Vương quốc Anh và cuối cùng là nộp đơn xin nhập quốc tịch.

Trung Quốc chỉ trích đề xuất này, nói rằng họ sẽ có các biện pháp đối phó với Anh nếu nước này cấp quyền cư trú cho dân Hong Kong.

Chỉ khi bạn ngồi xuống và tự hỏi bản thân, “Thực ra Tony Chung đã làm được những gì?” thì bạn mới nhận ra luật an ninh mới ở Hong Kong hà khắc như thế nào.

Trong số các cáo buộc Tony Chung, có cáo buộc rằng anh đã đăng trên mạng xã hội những bài ủng hộ độc lập cho Hong Kong.

Theo Joshua Rosenzweig, người phụ trách nhóm Trung Quốc của Tổ chức Ân xá Quốc tế, “một nhà hoạt động sinh viên ôn hòa đã bị buộc tội và bắt giam chỉ vì chính quyền không đồng ý với quan điểm của anh ấy”.

Hãy xem xét điều này theo cách khác. Tony Chung 19 tuổi. Bạn bày tỏ quan điểm gì khi bạn 19 tuổi? Những người khác bày tỏ ý kiến gì? Bạn có nên bị đe dọa tù chung thân vì họ không?

Chỉ trong vòng vài tháng, phe ủng hộ Bắc Kinh ở Hong Kong đã lợi dụng luật an ninh quốc gia mới để làm xói mòn quyền tự do ngôn luận từng được ca tụng của thành phố cảng. Đó là gì nếu không phải là một thảm họa đối với đại đa số người dân đã bỏ phiếu cho nhóm ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử địa phương gần đây nhất.

Luật mới đáng sợ, nhưng bây giờ mọi người đang nhìn thấy một thực tế: các nhân viên an ninh của chính phủ bắt giữ các nhà hoạt động thanh thiếu niên từ các quán cà phê và mang họ đi có lẽ trong suốt phần đời còn lại của họ. Ở Hong Kong, thực tế bàng hoàng về chế độ pháp lý mới đang trở nên rõ ràng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54729127

Đảng Cộng Sản Trung Quốc lên kế hoạch

xây dựng một “quân đội hiện đại” vào năm 2027

Trọng Nghĩa

Hội Nghị Toàn Thể Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bế mạc ngày hôm qua, 29/10/2020, với tuyên bố khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ không để cho các áp lực bên ngoài cản trở mục tiêu trở thành cường quốc. Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, đặc biệt trong hội nghị lần này, Bắc Kinh đã đề ra một mục tiêu mới là biến Giải Phóng Quân Nhân Dân Trung Quốc thành một lực lượng quân sự hiện đại vào năm 2027.

Một thông cáo công bố sau hội nghị xác nhận là giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thảo luận về hai văn kiện: Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 và Các mục tiêu phát triển cho năm 2035.

Trong số các mục tiêu phát triển, có việc xây dựng một quân đội hoàn toàn hiện đại vào năm 2027, đánh dấu 100 năm ngày thành lập Quân Đội Trung Quốc.

Theo chuyên gia phân tích quân sự Hồng Kông Tống Trung Bình (Song Zhongping), mục tiêu nói trên có thể được hiểu là “đưa Quân Đội Trung Quốc thành lực lượng hiện đại hàng đầu thế giới, có thể sánh ngang với quân đội Mỹ”.

Phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Tianda tại Hồng Kông đã ghi nhận sự kiện, lần đầu tiên giới lãnh đạo Bắc Kinh đưa việc xây dựng quân đội vào các mục tiêu phát triển, một động thái chủ yếu nhằm vào việc “ngăn chặn sự can thiệp của quân đội Mỹ xung quanh eo biển Đài Loan một cách hiệu quả”.

PUBLICITÉ

Ngoài lãnh vực quân sự, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt ra hai mục tiêu lớn là biến Trung Quốc thành một “xã hội thịnh vượng về mọi mặt” vào năm 2021, nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng, cũng như biến Trung Quốc thành một “quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại” vào năm 2049, tức là nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập CHND Trung Hoa.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201030-trung-quoc-quan-doi-hien-dai-2027

Từ Thảm sát Thiên An Môn đến Pháp Luân Công,

Bắc Kinh giấu tội như thế nào?

Tâm Tuệ

Những ngày gần đây, công chúng và giới truyền thông toàn thế giới một lần nữa nhìn lại vụ thảm sát kinh hoàng trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, hay còn gọi là sự kiện Lục Tứ.

Rạng sáng ngày 4/6, hàng trăm ngàn binh lính Trung Quốc đã tiến vào Quảng trường Thiên An Môn để đàn áp cuộc biểu tình vì dân chủ của sinh viên và trí thức.

Quân đội nã súng vào những người biểu tình tay không tấc sắt, nghiền nát họ bằng xe tăng, thu gom xác bằng xe ủi và phóng hỏa phi tang. Hơn 10.000 người đã thiệt mạng trong đêm đẫm máu đó, theo ước tính của Khối Xô viết và tình báo Anh, Mỹ.

Sự kiện gây chấn động thế giới và khiến các nhà quan sát phương Tây tưởng chừng sẽ phá vỡ mọi giới hạn chịu đựng của người dân, đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền vào tình thế nguy hiểm.

Tuy nhiên, trái với mọi dự đoán, ĐCSTQ vẫn dễ dàng che giấu bàn tay vấy máu, rũ bỏ mọi trách nhiệm và tiếp tục củng cố quyền lực của mình.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên và duy nhất ĐCSTQ có thể tắm máu người dân nhưng vẫn an nhiên tự tại.

Giết người theo chu kỳ 10 năm

Theo lời ông David Kilgour, nguyên Quốc vụ khanh Canada – ứng viên giải Nobel Hòa bình, cứ khoảng 10 năm, ĐCSTQ lại đàn áp một nhóm người.

“Tôi nghĩ chủ yếu là để gieo rắc nỗi sợ hãi cho phần đông dân chúng”, ông Kilgour phát biểu tại diễn đàn TEDxMünchen 2015.

Ông cho biết, trong giai đoạn từ năm 1950-1989, ĐCSTQ đã tiến hành tới 3 chiến dịch đàn áp: Chiến dịch Đại Nhảy Vọt đã làm khoảng 40 triệu người chết đói; cuộc Cách mạng Văn hóa diễn ra từ năm 1966 đến 1976 giết thêm 2 triệu người nữa; và thảm sát Thiên An Môn 1989 đã khiến hơn 10.000 người dân vô tội chết oan.

Và đúng 10 năm sau sự kiện Thiên An Môn, một cuộc thảm sát mới đã bắt đầu và tiếp diễn đến ngày nay. Nạn nhân có thể bị tra tấn đến chết hoặc bị giết để lấy nội tạng, chỉ vì họ tập luyện môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được ưa chuộng tại nhiều quốc gia: Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp.

“Những lợi ích về thể chất và tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp khiến môn này phổ biến tới 114 quốc gia với hơn 100 triệu người theo tập”, trích bản Tuyên bố của thành phố North Bay, Canada nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.

Tháng 6 năm 2016, truyền thông quốc tế “dậy sóng” khi các nhà điều tra quốc tế công bố báo cáo cho thấy chính quyền Trung Quốc điều hành mạng lưới giết hại và mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở đại lục.

Tuy nhiên, cũng như mọi cuộc đàn áp trong quá khứ, ít người biết đến sự thật và vai trò của ĐCSTQ trong cuộc thảm sát thời hiện đại này.

Vì sao ĐCSTQ lại có thể che giấu tội ác hết lần này đến lần khác?

Một điểm chung cho mọi cuộc đàn áp của ĐCSTQ là chúng đều đi kèm với chiến dịch tuyên truyền vu khống, hăm dọa để người dân phục tùng vì khiếp sợ, và kiểm duyệt thông tin.

Tuyên truyền vu khống

Những gì ĐCSTQ đã làm trong các vụ thảm sát là che giấu và dối trá về những gì đã xảy ra, theo nhà sử học Jonathan Mirsky, cũng là một nhân chứng trong sự kiện Lục Tứ (4/6/1989).

Ông nói với đài truyền hình NTD: “Những gì ĐCSTQ đã làm trong vụ Thiên An Môn, cũng như mọi hành động bạo lực của họ bắt đầu vào năm 1949 chống lại địa chủ, sau đó là phong trào chống cánh hữu vào cuối những năm 1950, kế đến là nạn đói năm 59-61, sau đó là Cách mạng Văn hóa, họ đều che giấu và dối trá về những gì đã xảy ra. Đó cũng là điều họ đang làm với Thiên An Môn”.

Ông Mirsky cho biết, sau vụ thảm sát Lục Tứ, ĐCSTQ tuyên truyền rằng những người biểu tình ở Thiên An Môn là những tên tội phạm, những kẻ phản cách mạng tấn công và giết hại nhiều cảnh sát và binh sỹ.

“Vì vậy, nếu có phát súng nào thì đó hoàn toàn là để bảo vệ người dân bị tấn công bởi các phần tử phản cách mạng. Đó là lời nói dối trắng trợn!”, ông Mirsky cho biết.

Theo ông David Matas, luật sư nhân quyền – ứng viên giải Nobel Hòa bình, ĐCSTQ luôn dựng lên những kẻ thù như vậy, nhưng họ không chỉ dán nhãn cho ai hay nhóm nào đó là kẻ thù, mà còn phát động những chiến dịch tuyên truyền.

Ông cũng cho biết ĐCSTQ áp dụng chính thủ đoạn này để biện minh cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông phát biểu tại Hội nghị Bàn tròn 2017: “Họ bôi nhọ, chà đạp nhân phẩm, và cô lập những người này, khiến ít người thực sự nhận biết được điều gì đang diễn ra. Họ sẽ nói: ‘Pháp Luân Công là kẻ thù. Học viên Pháp Luân Công không phải là người, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì đối với họ’”.

Từ khiếp sợ đến phục tùng

Những giá trị đạo đức và niềm tin về nhân quả báo ứng của người Trung Quốc đã bị chôn vùi qua các cuộc vận động chính trị liên miên. Thay vào đó là nỗi sợ hãi, sự phục tùng và cố ý làm ngơ trước cái ác.

Cô Anastasia Lin, Hoa hậu Thế giới Canada năm 2015 và 2016, mô tả nỗi sợ này tại Hội nghị Bàn tròn 2017: “Ngày nay, khi tôi nói chuyện với thế hệ cha tôi, tôi vẫn cảm nhận được nỗi sợ, nỗi ám ảnh mà họ đã trải qua”.

Cô cho biết: “Cách mạng Văn hóa là thảm kịch lớn trong lịch sử Trung Quốc. ĐCSTQ muốn phá hoại văn hóa truyền thống. Cái mà họ hủy hoại là bản tính con người, vốn là yếu tố tạo nên xã hội, là nền tảng của xã hội chúng ta… lòng tốt giữa người với người”.

Cô Lin nói: “Thế hệ của cha tôi lớn lên trong thời Cách mạng Văn hóa, họ chứng kiến cảnh người thân, bạn bè bị đem ra sỉ nhục giữa nơi công cộng. Cái cảnh ấy luôn tồn tại trong ký ức của họ, vì thế, người Trung Quốc đành phải học cách cúi đầu và dối lòng mình”.

Kiểm duyệt thông tin

Bên cạnh đó là hoạt động kiểm duyệt internet gắt gao nhằm đảm bảo người dân không biết đến thông tin bên ngoài những lời tuyên truyền.

Là người sinh ra và lớn lên trong suốt 13 năm đầu đời ở Trung Quốc, Hoa hậu Anastasia Lin cũng một thời không biết gì ngoài những lời tuyên truyền của ĐCSTQ.

Mãi đến khi sang Canada, cô mới được biết những sự thật kinh hoàng về vụ thảm sát Thiên An Môn, cũng như hành vi đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

“Khi biết được những điều này, tôi mới nhận ra mình đã bị lừa mị cả cuộc đời”, cô Lin chia sẻ tại Diễn đàn Tự do Oslo.

Tẩy não toàn dân

Toàn bộ những thủ đoạn trên của ĐCSTQ đã có tác dụng tẩy não toàn dân về mọi tội ác mà chính quyền đã gây ra trong suốt quá trình lịch sử.

Nhà báo Louisa Lim gọi Trung Quốc là “Cộng hòa Nhân dân Lãng quên”, khi người dân chủ động xóa nhòa ký ức về vụ thảm sát Thiên An Môn mà chính quyền muốn tẩy não.

“Họ đồng loạt chọn cách im lặng, người ta làm thế vì cảm thấy rằng họ phải trả giá rất đắt nếu ghi nhớ sự kiện ngày 4/6”, cô Lim nói.

Trùm phát xít Hitler từng tuyên bố: “Nếu nói dối đủ lớn và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”.

Chính quyền Trung Quốc đã áp dụng triệt để lý thuyết này và đã thành công trong các cuộc thảm sát nhân dân. Kết quả là nhiều người tin theo những lời tuyên truyền, nhắm mắt làm ngơ hoặc thậm chí không nhận thức được tội ác đang diễn ra.

Tương tự như Đức Quốc Xã tuyên truyền bôi nhọ người Do Thái để lấy cớ cho cuộc diệt chủng thời Thế chiến thứ II, ĐCSTQ đang áp dụng chiến thuật nói dối để biện minh cho diệt chủng thời hiện đại đối với các học viên Pháp Luân Công.

Ông Edward McMillan-Scott, Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (2004-2014): “Pháp Luân Công với chính quyền Trung Quốc ngày nay cũng tương tự như người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã trong Thế chiến. Chúng ta đều cần phải lưu tâm đến việc này, và có cái nhìn mới về Trung Quốc”.

Mưu tính bức hại toàn cầu

Hoạt động tàn sát của ĐCSTQ sẽ tiếp tục diễn ra và mở rộng ra phạm vi toàn cầu, theo nhận định của luật sư nhân quyền David Matas.

Ông cho biết tại Hội nghị Bàn tròn 2017: “Cầm quyền là một nhóm giết người hàng loạt. Đó là lịch sử của ĐCSTQ – lịch sử giết người hàng loạt trong khi kẻ giết người vẫn tại vị, nên nó cứ tiếp diễn, trừ phi có hành động để chấm dứt sự việc này”.

Ông cảnh báo về mưu đồ của ĐCSTQ trong việc mở rộng quyền lực trên khắp thế giới: “Một trong những cách nó thay đổi là mở rộng ra toàn cầu, mưu tính bức hại trên toàn cầu. Ý tôi là có rất nhiều chế độ khủng bố, nhưng Trung Quốc là một dạng đặc biệt ở chỗ sự bức hại của nó lan đến mọi nơi”.

Đã đến lúc người dân thế giới cần nhận ra rằng đây không chỉ là vấn đề của người Trung Quốc ở Trung Quốc, mà là vấn đề toàn cầu, liên quan đến người dân thuộc mọi sắc tộc, mọi quốc gia, theo ông John Nania, Tổng biên tập của America Daily Media, Inc, Hoa Kỳ.

Trung Dung

https://www.dkn.tv/the-gioi/dau-an-tuan-qua-chinh-quyen-trung-quoc-ru-bo-trach-nhiem-ve-moi-cuoc-tham-sat-nhu-the-nao.html

Tập Cận Bình thực hiện chu kỳ thay đổi nhân sự mới

trước hội nghị Đảng Cộng sản

Do phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 26/10 nên việc sắp xếp lại bộ máy chính trị cũng đã diễn ra trong tháng này.

Phiên họp toàn thể này là một cuộc họp kín giữa các quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc. Bắc Kinh thường giữ bí mật thông tin chi tiết cho đến sau khi cuộc họp kết thúc.

Hôm 20/10, người đứng đầu Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật báo, hai cơ quan ngôn luận hàng đầu của Trung Quốc, đã bị thay thế, theo các báo cáo của truyền thông Trung Quốc.

Ông He Ping, 63 tuổi, được bổ nhiệm làm người đứng đầu của Tân Hoa xã, kiêm Bí thư Đảng ủy và Tổng biên tập của hãng thông tấn này. Ông He đã gắn bó với cơ quan này vài năm và đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau, như là thành viên trong nhóm lãnh đạo Đảng, Phó chủ tịch và Phó Tổng biên tập điều hành.

Ông Tuo Zhen, 61 tuổi, là người đứng đầu mới của Nhân dân Nhật báo và hiện vẫn là Tổng biên tập của tờ báo này kể từ năm 2018. Ông Tuo từng là Tổng biên tập của hãng truyền thông nhà nước Economic Daily, Phó giám đốc của Tân Hoa xã, Giám đốc Sở Tuyên truyền tỉnh Quảng Đông, và Phó trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương.

Ông Tuo có bề dày thành tích về việc thực hiện các chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ và đảm bảo các phương tiện truyền thông đều tuân theo đường lối của Đảng. Tháng 1/2013, trong nhiệm kỳ làm Giám đốc Sở Tuyên truyền tỉnh Quảng Đông, ông Tuo đã thay đổi lời chúc mừng năm mới trên tờ Tuần báo Phương Nam của Trung Quốc từ “Giấc mơ Trung Hoa, Giấc mơ Hiến pháp” thành “Chúng ta đang tiến gần đến giấc mơ của chúng ta hơn bao giờ hết”.

Đáp lại, hơn 50 cựu biên tập viên và phóng viên của tờ Tuần báo Phương Nam đã đưa ra một bức thư ngỏ, cáo buộc ông Tuo đã “sửa đổi không cần thiết” (một lời chỉ trích ngầm về việc vi phạm quyền tự do báo chí), đồng thời yêu cầu ông ta phải nhận lỗi và từ chức.

Nhiều người ủng hộ cũng tập trung bên ngoài trụ sở của Tuần báo Phương Nam ở Quảng Đông.

Sau vụ việc đó, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Đông tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dư luận hơn và tổ chức lại việc quản lý tờ báo này.

Tờ South China Morning Post có trụ sở tại Hồng Kông đã gọi vụ việc đó là “vụ bê bối chính trị lớn đầu tiên của năm 2013”.

Tuy nhiên, ông Tuo không phải chịu trách nhiệm về vụ bê bối này. Thay vào đó, ông ta được thăng chức lên làm Phó trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương vào tháng 6/2015. Và tháng 4/2018, ông ta được bổ nhiệm làm Tổng biên tập tờ Nhân dân nhật báo.

Theo nhiều báo cáo của các hãng truyền thông phương Tây bao gồm cả BBC, sự thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp chính trị của ông Tuo là do quyết định đàn áp tờ Tuần báo Phương Nam của ông ta.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, trong ba tuần đầu tiên của tháng 10, 6 Phó bí thư cấp tỉnh đã nhậm chức. Các quan chức mới này bao gồm Lan Tianli ở vùng Quảng Tây; Hu Henghua ở tỉnh Thiểm Tây; Wang Ruilian ở tỉnh Hồ Bắc; Chen Gang ở tỉnh Hà Bắc; và Yu Shaoliang ở thành phố Thượng Hải.

Theo một báo cáo của cổng thông tin Trung Quốc Duowei News, những quan chức này chỉ là “những quan chức hạng ba” của địa phương trong cơ cấu quyền lực của Trung Quốc và “họ không phải nhân sự chủ chốt”. Tuy nhiên, họ sẽ rất phù hợp với chính quyền tương lai của ông Tập, báo cáo đó cho biết.

Những diễn biến mới nhất cho thấy ĐCSTQ đã nhanh chóng sắp xếp lại nhân sự để chuẩn bị thành lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XX, theo hãng thông tấn Ming Pao có trụ sở tại Hồng Kông.

Frank Yue

Cẩm An biên dịch

https://etviet.com/china/tap-can-binh-thuc-hien-chu-ky-thay-doi-nhan-su-moi-truoc-hoi-nghi-dang-cong-san.html

Trung Quốc: Hà Nam và Thượng Hải tái bùng phát dịch bệnh

Vũ Dương

Sau sự bùng phát của virus viêm phổi Vũ Hán ở Tân Cương, Trung Quốc, mới đây tỉnh Hà Nam và thành phố Thượng Hải cũng lan truyền thông tin về dịch bệnh. Trước đó, có chuyên gian Trung Quốc cho biết virus đã biến đổi với khả năng lây nhiễm cao, tạo thành áp lực lớn hơn cho công tác phòng chống dịch, theo SOH.

Vài ngày trước, dịch bệnh bùng phát mạnh ở Tân Cương. Chính quyền địa phương cho hay, 4.746.500 người ở thành phố Kashgar đã hoàn thành xét nghiệm axit nucleic, 183 người trong đó có kết quả dương tính.

Sau dịch bệnh bùng phát ở Tân Cương, chính quyền tỉnh Hà Nam hôm qua (29/10)  thông báo rằng một người đàn ông ở thị trấn Bộc Dương có kết quả dương tính sau 19 ngày nhập cảnh. Báo cáo nói rằng người đàn ông tiếp tục bị cách ly sau khi trở lại quê nhà. Nhưng có kênh truyền thông tiết lộ rằng sự thật lại không phải như vậy, người đàn ông đã đi ngoài hát karaoke và khiến những người tiếp xúc gần cũng bị cách ly, song chính quyền đã cố tình che giấu.

Ngoài ra, một trận dịch cũng đã lan rộng ở Thượng Hải. Theo thông tin trên nhóm WeChat ở Trung Quốc, một hộ dân bị cách ly ở đường Hoa Mộc, Phố Đông, Thượng Hải đã mời một thợ sửa ống nước đến nhà, khiến dịch bệnh lan rộng, 5 người đã cho kết quả xét nghiệm dương tính, hơn 30 hộ gia đình đã bị cách ly.

Một cư dân trong cộng đồng tiết lộ với thời báo Epoch Times rằng công tác phòng chống dịch tại địa phương đã được nâng cấp. “Trước đây không còn cần thiết phải đeo khẩu trang và đo nhiệt độ cơ thể nữa. Bây giờ bắt buộc phải thực hiện, cảm giác trở về thời điểm ban đầu khi dịch bệnh bùng phát vậy”.

Một phụ nữ Thượng Hải khác tiết lộ: “Các bác sĩ trong phòng điều trị của bệnh viện Thị Bắc được trang bị đầy đủ kính bảo hộ, khẩu trang và quần áo bảo hộ”.

Một người dân Thượng Hải khác tiết lộ rằng nhiệt kế hồng ngoại đã được thêm vào trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu ai không đủ tiêu chuẩn buộc phải xuống xe. Đây là biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt.

Trước đó (26/10), ông Trương Bá Lễ (Zhang Boli), viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và Hiệu trưởng Đại học Trung y Thiên Tân, cảnh báo rằng không nên lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh tại thời điểm thu đông, mọi người cần nhận thức đầy đủ về tính phức tạp của dịch bệnh.

Ông cũng chỉ ra rằng virus đã đột biến, khả năng lây nhiễm cao hơn nhưng độc tính lại giảm, biểu hiện là các ca nhiễm không triệu chứng ngày càng nhiều, sẽ gây áp lực lớn hơn cho công tác phòng chống.

Ông tin rằng đợt dịch thứ hai trên toàn cầu đã đến và mức độ nghiêm trọng đã vượt quá mùa xuân năm nay.

Ông Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong), Giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cũng tuyên bố vào tháng 9 rằng “80% người bệnh là không triệu chứng, điều này rất đáng sợ” và tin rằng “đợt bùng phát thứ hai là không thể tránh khỏi”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-ha-nam-va-thuong-hai-tai-bung-phat-dich-benh.html

Vương Kỳ Sơn và Chu Dung Cơ lộ diện,

phe thân Mỹ nội bộ ĐCSTQ đang thắng thế?

Vũ Dương

Phiên họp toàn thể lần thứ Năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 diễn ra tại Bắc Kinh từ 26-29/10, Phó Chủ tịch ĐCSTQ Vương Kỳ Sơn và cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ gần đây đã xuất hiện theo những cách thức khác nhau, cho thấy rằng trong mối quan hệ căng thẳng Mỹ – Trung, phe thân Mỹ đã tạm thời chiếm thế thượng phong, theo bài viết trên trang Vision Times.

Theo các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, Phiên họp toàn thể lần thứ Năm của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ diễn ra tại Bắc Kinh từ 26-19/10. Bắc Kinh đã nâng cao mức độ an ninh, khách sạn Kinh Tây (Jingxi) nơi diễn ra phiên họp thậm chí còn được cảnh giới nghiêm ngặt hơn.

Vương Kỳ Sơn và Chu Dung Cơ lộ diện trước, phe thân Mỹ chiếm thượng phong? 

Truyền thông Đài Loan “Thời báo Tự do” hôm thứ Hai (26/10) đưa một bản tin nhận định đấu đá quyền lực của giới chức lãnh đạo ĐCSTQ có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Bài viết cho rằng các dấu hiệu khác nhau trước phiên họp cho thấy ĐCSTQ đang có một cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt.

Bài viết cho hay, do Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tư từng công bố 1 người chết, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Năm quan tâm hơn đến vấn đề có người kế nhiệm hay không và liệu ông Tập Cận Bình có chuyển từ Tổng Bí thư thành “Chủ tịch Đảng” hay không, đây là vấn đề được quan tâm đặc biệt.

Từ đầu năm đến nay, đã có thông tin ông Vương Kỳ Sơn, Phó Chủ tịch ĐCSTQ, đã bị ghẻ lạnh, thân tín của ông bị xử lý từng người một, được coi là dấu hiệu trở mặt của ông Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, vào ngày 23/10, Vương Kỳ Sơn đã tham dự lễ kỷ niệm 70 năm “kháng Mỹ viện Triều” cùng các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ. Hôm sau (ngày 24/10), ông Vương Kỳ Sơn đã dùng phương thức phát biểu trực tuyến để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Bến Thượng Hải lần thứ hai được tổ chức tại Thượng Hải.

Ngoài ra, vào ngày 23/10, sinh nhật lần thứ 92 của cựu Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ Chu Dung Cơ, một bức ảnh chụp ông mặc áo choàng đỏ mừng sinh nhật tại bệnh viện đã được lan truyền trên mạng.

Truyền thông Đài Loan đưa tin rằng cuộc bầu cử hiện tại ở Hoa Kỳ đang trong giai đoạn hừng hực khí thế. Ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden, người được cho là đang dẫn đầu trước đó đã bị “núng thế” sau vụ bê bối ổ cứng máy tính của con trai ông ta, Hunter Biden. 

Đây không chỉ là vụ bê bối tình dục và tài chính đơn thuần của Hunter Biden, mà còn liên hệ đến lượng lớn các nhân vật lớn của Đảng Dân chủ, gồm cả ông Joe Biden đều đang phát tài lớn ở Trung Quốc, và họ càng bị tình nghi có “thỏa thuận” với nhà lãnh đạo ĐCSTQ hiện nay Tập Cận Bình, hình thành mối quan hệ Mỹ – Trung “xảo quyệt” hơn phía sau cánh gà của chính trường Mỹ.

Bài viết dẫn lời ông Trần Phá Không (Chen Pokong), phân tích rằng Tập Cận Bình thuộc phe chống Mỹ, trong khi nhóm người như ông Vương Kỳ Sơn được xếp vào phe thân Mỹ. Ông Vương Kỳ Sơn và Chu Dung Cơ xuất hiện trước Phiên họp toàn thể lần thứ Năm, cho thấy phe thân Mỹ trong phe phản Tập tạm thời chiếm được ưu thế.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nội bộ ĐCSTQ chia thành nhiều phe cánh

Liên quan đến việc phân chia phe cánh theo thái độ của Trung Nam Hải đối với Hoa Kỳ, tin tức tương tự đã được truyền ra khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn leo thang sau Hội nghị Bắc Đới Hà vào năm ngoái.

Nhiều hãng truyền thông hải ngoại khi đó đã đăng tải bài viết trên các kênh truyền thông “Mặt trận xanh lam” của Đài Loan tại Hoa Kỳ, nói rằng một quan chức ở Trung Nam Hải đã chỉ ra rằng, giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ cũng có sự chia rẽ nghiêm trọng trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, là nhân tố chính khiến các cuộc đàm phán thương mại gián đoạn trước đó. 

Nguồn tin chỉ ra rằng, ĐCSTQ hiện đang xoay vòng trong cuộc chiến thương mại, là vì phe đế sư (phe cánh ông Vương Hộ Ninh), phe nguyên lão (nhóm người thuộc phe cánh cựu  Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân) cho rằng việc ký kết thỏa thuận thương mại “nhục nước mất chủ quyền” sẽ làm suy yếu nền tảng cầm quyền của ĐCSTQ. Những người thuộc phe thực dụng mà đại diện là ông Lý Khắc Cường, Uông Dương, và Lưu Hạc nhận thức rõ về tình hình kinh tế tồi tệ hiện nay và biết rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ nếu cứ tiếp tục thì hậu họa khôn lường. Ông Tập Cận Bình hiện giờ cũng khó quyết định.

Nhân sĩ thạo tin này cho hay, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều gửi tài sản con cái của họ ở Hoa Kỳ. Nếu Mỹ – Trung xảy ra chiến tranh nóng, sự an toàn cá nhân và tài sản của họ đều sẽ không được đảm bảo. Từ góc độ này mà nói, có thể đoán được rằng, giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ hoàn toàn không muốn phát động chiến tranh nóng với Hoa Kỳ.

Bài báo cũng phân tích rằng, khi đó Bắc Kinh đã chủ động “xuống nước” với Mỹ, có lẽ do kinh tế Trung Quốc đang trong khủng hoảng nên Bắc Kinh không dám chọc giận Tổng thống Trump, người sẵn sàng xuống đòn nặng bất cứ lúc nào, nên khi đó “phe thực dụng” trong đảng đang ở thế thượng phong.

https://www.dkn.tv/the-gioi/vuong-ky-son-va-chu-dung-co-lo-dien-phe-than-my-noi-bo-dcstq-dang-thang-the.html

Những ‘con quỷ đội lốt người’

trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ tỉnh Sơn Đông, TQ

Thanh Ngọc

Mục lục bài viết          

Tội ác kinh hoàng trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ số 2 tỉnh Sơn Đông

Câu chuyện thương tâm về cô Trần Chấn Ba

Các lính canh đã lén lút bỏ thuốc vào lượng thức ăn ít ỏi của tôi

Các lính canh đã cấm tôi tắm rửa trong thời gian dài

Các lính canh ra lệnh cho tôi phải lao động nặng bất chấp việc tôi bị tàn tật

Địa ngục trần gian

Khi cầm trên tay một món hàng giá rẻ xuất xứ Trung Quốc, rất có thể bạn đang chạm tới phần nổi của một tảng băng tội ác chìm khuất phía sau.

Từ lâu, dư luận thế giới đã biết đến việc lạm dụng lao động tù nhân được chế độ ĐCSTQ bảo hộ nhằm tạo ra những mặt hàng giá rẻ có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên, ít nhiều người ta vẫn cho rằng “tù nhân” là những tội phạm có việc làm sai trái, và giọng điệu “lao động gột rửa tội lỗi” của chính quyền Bắc Kinh đã lấp liếm đi tính chất tà ác của những trại lao động cưỡng bức này. Sự thực là, rất nhiều người bị giam giữ trong các trại cưỡng bức lao động ở Trung Quốc là những công dân lương thiện, như các học viên Pháp Luân Công, tín đồ Công giáo, người Duy Ngô Nhĩ. Họ bị tước đoạt tự do chỉ vì tư tưởng của họ không phù hợp với lý luận của ĐCSTQ.

Tội ác kinh hoàng trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ số 2 tỉnh Sơn Đông

Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, Trại Lao động Cưỡng bức Nữ số 2 tỉnh Sơn Đông đã trở thành một nơi chuyên giam giữ các học viên Pháp Luân Công. Báo cáo từ Minh Huệ Net cho biết có hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công bị giam trong 7 khu của trại lao động vào năm 2001. Các lính canh của trại lao động đã được huấn luyện để tra tấn, lừa gạt và tẩy não các học viên bằng các thủ đoạn đen tối và ác độc. Kết quả là, một số học viên đã bị bức hại đến chết, trong đó nhiều người trở nên tàn tật, rối loạn tinh thần và bị mắc bệnh nặng.

Pháp Luân Công là một môn khí công Phật gia tu luyện cả thân lẫn tâm dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Tân Hoa Xã, tờ báo chính thức của ĐCSTQ tuyên bố: “Thực tế, cái gọi là nguyên tắc ‘Chân, Thiện và Nhẫn’ được giảng bởi ông Lý Hồng Chí [người sáng lập Pháp Luân Công] chẳng có gì chung với sự phát triển văn hóa và đạo đức xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang cố gắng đạt được”. Bởi lẽ đó,

các học viên Pháp Luân Công tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ số 2 tỉnh Sơn Đông bị buộc phải tham gia các phiên tẩy não nhằm ép buộc họ từ bỏ đức tin, hoặc lao động không công từ 5:30 sáng đến 21:30 tối.

Đôi khi, họ phải làm thêm giờ đến quá nửa đêm, thậm chí đến 2:00 sáng, họ buộc phải ngồi trên những chiếc ghế đẩu nhỏ liên tục trừ thời gian ăn cơm, đi vệ sinh hoặc làm những công việc lao động mà bắt buộc phải đứng.

Các học viên từ chối từ bỏ đức tin bị tra tấn bằng nhiều cách thức khác nhau, chẳng hạn như cấm ngủ trong thời gian dài đến hơn 40 ngày, biệt giam, còng tay, sốc điện bằng dùi cui, hạn chế sử dụng nhà vệ sinh và tắm rửa, đứng trong thời gian dài, ngồi xổm hoặc úp mặt vào tường, bị treo lên hoặc bị trói chặt.

Câu chuyện thương tâm về cô Trần Chấn Ba

Cô Trần Chấn Ba (SN 1962, Kế toán viên Công ty hạt giống Jinhua, tỉnh Sơn Đông) từng bị giam giữ bất hợp pháp tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ số 2 tỉnh Sơn Đông một năm rưỡi. Cô bị chính quyền ĐCSTQ bắt cóc vào ngày 25 tháng 12 năm 2008 trong lúc đang phát tờ rơi về Pháp Luân Công. Trong những nỗ lực để “chuyển hóa” cô Ba, các viên chức trại lao động đã tra tấn tinh thần và thể xác cô đến tàn tật. Sau đây là trích đoạn từ tự thuật của cô Trần Chấn Ba trên Minh Huệ Net:

Các lính canh đã lén lút bỏ thuốc vào lượng thức ăn ít ỏi của tôi

Trong hai tháng bị tra tấn tàn bạo ba lần, và bị còng tay vào một cửa sổ trong bảy ngày, các viên chức trại đã cung cấp một lượng thức ăn ít ỏi mà chỉ đủ duy trì cho tôi sống qua ngày. Hầu như mọi ngày họ chỉ cho tôi một bữa ăn, nhưng thỉnh thoảng tôi bị bỏ đói trong nhiều ngày. Khi bánh bao và vài cọng rau được chuyển đến nhà vệ sinh hoặc nơi tôi bị giam, những người giám sát (các tù nhân được giao nhiệm vụ trông chừng tôi) chỉ cho tôi một miếng bánh nhỏ, và họ ăn rau.

Tôi chỉ còn da bọc xương trước khi bị còng tay vào một cửa sổ. Tôi cảm thấy rằng họ đã thêm một vài thứ lạ vào thức ăn của tôi vì tay chân tôi chuyển thành màu xanh, hai môi tôi bị sưng lên, và đầu tôi quay cuồng sau mỗi lần tôi ăn gì đó. Toàn thân tôi bị sưng tấy chỉ trong một đêm. Tôi cảm thấy như mình sắp chết. Tôi nói với tù nhân Vương Phó Cầm rằng các lính canh chắc chắn có ý đồ muốn đầu độc cho tôi chết.

Sự nghi ngờ của tôi đã được xác nhận không lâu sau đó. Một lần tôi yêu cầu được ăn bánh xoắn bột (một loại bột chiên kiểu Trung Quốc), ngay sau khi ăn vào, tôi cảm thấy bị tê liệt, sưng tấy, và mất hết sức. Mặt, hai bàn tay, và chân của tôi trở nên thâm tím sau nhiều ngày. Tôi cảm thấy hai môi, lỗ mũi cũng bị sưng, và khó thở. Đôi chân bị sưng tấy của tôi không thể xỏ dép. Người chung xà lim với tôi là Lưu Hải Lan, một người phạm tội trộm cắp bị kết án, đã ăn hai cái bánh xoắn của tôi và cũng bị tình trạng tương tự.

Các lính canh đã cấm tôi tắm rửa trong thời gian dài

Tôi bị cấm tắm rửa trong 117 ngày, từ ngày tôi bị bắt là 25 tháng 12 năm 2008 đến khi kết thúc lần thứ hai bị đánh đập tàn bạo vào ngày 19 tháng 4 năm 2009. Người tôi rất hôi và bẩn.

Một ngày vào tháng 6 năm 2009, (phó trại) Triệu Lệ Lệ đột nhiên đồng ý cho tôi tắm rửa và ra lệnh cho Vương Thiến mang nửa chậu nước đến. Nhưng trước khi tôi có cơ hội lau chùi thân thể, Từ Kính tuyên bố rằng thời gian đã hết. Cô ta đá vào chậu làm nước văng tung tóe khắp phòng.

Khi lần đánh đập thứ ba kết thúc vào giữa tháng 8 năm 2009, Triệu Lệ Lệ nói rằng tôi có thể gội đầu. Tù nhân Tiết Liên Hỉ đã mang đến một nửa chậu nước, chỉ để cho Từ Kính hất đổ. Đêm thứ hai Từ Kính chỉ cung cấp đủ nước để tôi lau chùi phần trên thân thể.

Trong một năm rưỡi bị giam, họ không bao giờ cho tôi tắm rửa trong nhà vệ sinh hay nhà tắm, cũng không cho phép tôi giặt quần áo bẩn. Quần lót của tôi rất dơ trong những lần có kinh nguyệt. Tôi không có sự lựa chọn nào ngoài việc đổi quần lót với những người đã được thả ra. Tù nhân Hầu Bảo Cầm đã đổi quần dài của cô với tôi khi một người giám sát ra ngoài trong chốc lát. Khi tôi cởi quần dài ra, lớp da rơi ra khỏi chân tôi hình thành một lớp dày trên sàn nhà.

Một ngày mùa đông năm 2009, khi tù nhân và người giám sát Trương Hiểu Lệ đang ngủ, tôi vặn vòi nước để gội đầu. Âm thanh đã đánh thức cô ta dậy, và cô ta đã tố cáo tôi với Hạ Lệ. Khi quay trở trở lại, cô ấy đã tắt vòi nước khi tóc tôi vẫn còn đầy xà phòng.

Khi tôi yêu cầu được gội đầu vào ngày trước khi được thả ra, Hạ Lệ lúc đầu đã từ chối nhưng đã thay đổi ý định khi máy quay phim của cô ta đã sẵn sàng. Hóa ra cô ta và Tống Mẫn đã bí mật quay phim khi tôi đang gội đầu. Tôi nhấn một tay ở đáy chậu để làm điểm tựa, và dùng tay kia để xoa tóc. Thỉnh thoảng tôi xoa đầu bằng cả hai tay.

Sau khi trở về nhà và bị tàn tật, chồng tôi đã nộp một đơn khiếu nại đến Cục giáo dục lao động cưỡng bức tỉnh Sơn Đông, sau đó họ đã gửi một đội điều tra đến trại lao động. Sau năm ngày ở đó, đội đã đi

đến kết luận rằng tôi không bao giờ bị đánh đập, và tôi không bị tàn tật. Bằng chứng họ dùng để chứng minh cho kết quả điều tra là cuộn phim bí mật ghi hình tôi khi tôi đang gội đầu bằng cả hai tay.

Các lính canh ra lệnh cho tôi phải lao động nặng bất chấp việc tôi bị tàn tật

Khi tôi đến trại lao động vào tháng 1 năm 2009, mọi người phải thức dậy vào lúc 5 giờ 30 phút sáng và chỉ có ba phút để rửa mặt và đánh răng. Thông thường chúng tôi làm việc 16 giờ mỗi ngày, chỉ với năm phút ăn trưa và hai phút đi vệ sinh. Thỉnh thoảng chúng tôi phải thức cả đêm để hoàn thành công việc đúng thời hạn. Thời khóa biểu này không thay đổi đến tận tháng 10 năm 2009 khi có đợt thanh tra trại. Nhưng lịch làm việc mới với 8 giờ chỉ kéo dài một vài ngày. Ngay sau khi thanh tra rời đi, chúng tôi phải làm việc 12 giờ một ngày. Khối lượng công việc nặng nhọc như vậy dẫn đến chấn thương lưng cho những người lớn tuổi, và làm biến dạng ngón tay của những người trẻ hơn. Từ lúc chúng tôi làm việc trên những sản phẩm điện tử có chứa chất độc, hơn hai phần ba số người bị ngứa da với những chỗ sưng đỏ. Chung Ngọc Hoa, một trong những tù nhân bị hen suyễn, thở rất khó khăn, và mặt của cô bị sưng tấy.

Sau lần thứ hai bị tra tấn tàn bạo, xương sống, xương sườn, đốt sống thắt lưng của tôi đã bị thương. Xương sống của tôi đã bị trật ra so với đầu của tôi nữa, luôn bị lệch sang trái. Răng của tôi cũng không thẳng hàng, và rất khó cho tôi nhai và nuốt. Tôi đặt một cuộn giấy vệ sinh giữa vai và đầu để nâng đầu. Hầu như trong một năm, đầu tôi bị nghiêng như thế cho đến khi tôi phải nằm xuống và không thể đứng dậy.

Lính canh vẫn cho người giám sát tôi khi tôi bị liệt nửa người. Họ đánh tôi khi tôi từ chối lao động nặng. Vì tay trái của tôi mất cảm giác và không làm việc được, tôi phải giữ sợi chỉ trong răng trong khi dùng tay phải để làm việc. Khi tôi không hoàn thành công việc, chắc chắn họ sẽ buộc tôi thức khuya để hoàn thành nhiệm vụ. Sau hai tháng đau khổ đến kiệt sức như vậy, tất cả xương của tôi đều đau, và tôi thường xuyên bị bất tỉnh. Lúc đầu, tôi di chuyển xung quanh bằng cách dựa vào một cái ghế nhỏ. Sau đó hai người phải khiêng tôi đi xung quanh. Cuối cùng tôi hoàn toàn không thể di chuyển và nằm trên một tấm bảng gỗ trong năm tháng. Lúc được thả ra, Hạ Lệ, Lý Tú Vân và hai lính canh khác đã bọc tôi vào một cái chăn và mang tôi ra khỏi trại lao động.

Địa ngục trần gian

Cô Trần Chấn Ba cho rằng lý do cô không bị chết trong trại lao động là vì việc cô bị tra tấn đã được phơi bày trên Minh Huệ Net nhiều lần cũng như áp lực từ phía gia đình cô, trong đó có người thân ở hải ngoại đang làm trong những tổ chức quốc tế nổi tiếng. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như cô Ba.

Ông Âu Tư Văn (SN 1943), nhân viên đã nghỉ hưu của nhà máy cơ khí quân đội Phong Lôi thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu, đã bị tra tấn đến chết trong Trại cưỡng bức lao động Trung Bát, tỉnh Quý Châu.

Ông Trương Khánh Quân (SN 1949) bị tra tấn đến chết trong Trại lao động cưỡng bức Ẩm Mã Hà ở Cửu Đài, tỉnh Cát Lâm.

Bà Hầu Hữu Phương (SN 1955), giảng viên trường trung học Tây Pha, tỉnh Cam Túc, bị bức hại đến chết trong Trại cưỡng bức lao động Bình An Đài, tỉnh Cam Túc. Xương tay, chân bà đều bị gãy, và bà bị xuất huyết nội rất nặng.

Đó chỉ là vài trong số các trường hợp bị tra tấn và bức hại đến chết được báo cáo trên Minh Huệ Net. Các trại lao động cưỡng bức đã gây ra bao tội ác kinh hoàng cho đến tận năm 2013 khi hệ thống này bị giải thể ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành công nghiệp lao động cưỡng bức vẫn tồn tại. Ông Uông Chí Viễn, Giám đốc Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc Bức hại Pháp Luân Công (WOIPF) cho biết trên tờ The Epoch Times rằng, các trại lao động cưỡng bức này chỉ đơn giản là đổi tên và sáp nhập vào hệ thống nhà tù, như thể “bình mới rượu cũ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhung-con-quy-doi-lot-nguoi-trong-trai-lao-dong-cuong-buc-nu-tinh-son-dong-tq.html

‘Trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ’

trong giới quan trường Trung Quốc

Triệu Hằng

Theo Vision Times, trong hai thập kỷ qua, trong chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã rộ lên trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ. Các quan chức chính phủ hết lần này đến lần khác tiết lộ những vụ bê bối phẫu thuật thẩm mỹ xa xỉ của những tham quan. Có bài báo cho rằng cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ này thực chất là do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân khởi xướng.

Các phương tiện truyền thông hải ngoại gần đây đã đăng một bài báo nói rằng, sau năm 2000, Giang Trạch Dân đã đi đầu, lấy thân làm mẫu, sau đó trên làm dưới theo. Chi phí công quỹ dành cho phẫu thuật thẩm mỹ của các cán bộ cấp cao và vợ hoặc chồng của họ đã nhanh chóng chiếm hơn 70% chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, và Quốc vụ viện phải ra quy định hạn chế.

Bài báo trích dẫn một bản tin trong số ra tháng 5/2002 tạp chí Tranh Minh của Hồng Kông cho biết rằng dịch vụ chăm sóc y tế công cộng ở Trung Quốc đại lục thực hiện một hệ thống phân cấp nghiêm ngặt. Người dân bình thường trả tiền cho việc nhổ răng bằng chi phí công, trong khi trồng răng bằng chi phí riêng, nhưng các quan chức cấp cao trả tiền cho phẫu thuật thẩm mỹ với chi phí công, tức là họ trả tiền từ túi của người dân thường.

Các dịch vụ làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ và chăm sóc sức khỏe của các quan chức cấp cao này bao gồm làn da khuôn mặt, “đường rãnh” trên trán, nếp nhăn đuôi mắt, đốm đồi mồi trên mặt và tay, chỉnh sửa lông mày, cân nặng (giảm cân), rụng tóc, sụp mí, v.v…

Theo bài báo, cơn sốt làm đẹp và phẫu thuật thẩm mỹ trong chính quyền ĐCSTQ là do chính Giang Trạch Dân khởi xướng.

Người ta nói rằng Giang Trạch Dân bị chứng rụng tóc cộng với quá trình lão hóa nên tóc trên đỉnh đầu càng ngày càng mỏng. Đầu năm nay, Giang Trạch Dân đã trồng tóc giả ở cả bên trái và bên phải của đầu, đồng thời thực hiện thẩm mỹ khuôn mặt. Có thể là do da bị kéo căng quá mức khi xóa nếp nhăn trên mặt nên mặt dù bóng nhẫy nhưng căng quá, phải cố gắng lắm mới khép miệng lại được.

Giang Trạch Dân hiện được trang bị hai nhân viên phục vụ chăm sóc sức khỏe và chải chuốt để duy trì thân hình và tư thế như một người bình thường. Được biết, hai y tá này đều tốt nghiệp Đại học Quân y năm 1991, chuyên ngành điều dưỡng, từng được cử sang Pháp, Anh, Thụy Sĩ học tập rồi về nước.

Theo báo cáo, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ và vợ hoặc chồng của họ đã chi hơn 70% chi phí chăm sóc y tế được tài trợ công khai cho phẫu thuật thẩm mỹ và làm đẹp. Theo báo cáo thống kê của cơ quan Giám sát, Văn phòng Kiểm toán Quốc gia và Bộ Y tế vào giữa tháng 3/2002, cho thấy phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe chiếm hơn 65% chi phí y tế công hàng năm của cán bộ cấp tỉnh và cấp sở.

Hiện, có hơn 2.100 cán bộ cấp cao và vợ hoặc chồng của họ được hưởng chăm sóc y tế cấp tỉnh và cấp bộ, với chi tiêu công là 420 triệu nhân dân tệ, bình quân 200.000 Nhân dân tệ (khoảng 640 triệu VNĐ) mỗi người. Trong số đó, chi phí phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và ngoại hình chiếm hơn 75%.

Hơn 180 người được hưởng mức khám chữa bệnh cao nhất từ ​​cấp phó thủ tướng trở lên, trong đó có vợ hoặc chồng của các cố lãnh đạo đảng, chính phủ và quân đội. Việc phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của những người này chiếm hơn 80% chi phí y tế công của họ.

Xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ và các liệu pháp làm đẹp được tài trợ công khai cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đang nhanh chóng mở rộng, và Quốc vụ viện đã phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để kiểm soát điều này. Những năm gần đây, trong chiến dịch chống tham nhũng, các quan chức thường xuyên bị phanh phui những vụ bê bối về phẫu thuật thẩm mỹ.

Báo chí đưa tin rằng Lưu Quang Minh, cựu nữ giám đốc cục thuế ở An Sơn, đã chi 5 triệu Nhân dân tệ (khoảng 17 tỷ VNĐ) để phẫu thuật thẩm mỹ.

Giám đốc Lưu tham lam, giàu có và yêu cái đẹp này đã hàng chục lần đến các thẩm mỹ viện nổi tiếng quốc tế ở Hàn Quốc, Úc và Hồng Kông để cắt, nâng, hút, làm đầy và thêu xăm chân mày, mắt, mũi, môi và mặt. Cằm, ngực, mông, ngón tay và ngón chân đều làm hết. Chỉ riêng phẫu thuật thẩm mỹ mông đã có giá 500.000 Nhân dân tệ. Nghe nói, cuối cùng Giám đốc Lưu đã chỉnh ra được “cái mông đẹp nhất vùng An Sơn”.

Trang “Đông phương Kim báo” (JINBW.com.cn) cho rằng Lưu Quang Minh chỉnh sửa sắc đẹp “nhằm dụ dỗ các quan chức cấp cao hơn bằng sắc vóc”, số tiền chi tiêu là bất hợp pháp.

Tiến sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình của Đại học Y khoa Công đoàn Bắc Kinh Trần Hoán Nhiên (Chen Huanran) cho biết rằng, phẫu thuật thẩm mỹ cho các quan chức chủ yếu là các danh mục chống lão hóa cơ bản, chẳng hạn như bọng mắt, xóa nếp nhăn. Các nữ công chức tăng thêm một vài dịch vụ tạo hình cơ thể như hút mỡ bụng. “So với các nghệ sĩ thì các quan chức, không phân biệt giới tính, không có nhiều yêu cầu về tính nghệ thuật và sáng tạo trong phẫu thuật thẩm mỹ.”

Bài báo dẫn lời người được gọi là Lương Đan (Liang Dan), làm việc tại một cơ quan nhà nước của một huyện nào đó ở Trùng Khánh, tiết lộ rằng các đồng nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ trong đơn vị chủ yếu làm các dịch vụ như độn mũi, cắt mí mắt, và tiêm axit hyaluronic vào cằm.

Một người khác được gọi là Vu Tiên (Yu Xian), một công chức phụ trách phê duyệt các vấn đề về văn hóa, giáo dục và y tế tại một quận thuộc thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, cho biết xung quanh cô có rất nhiều đồng nghiệp sử dụng axit hyaluronic. Trong số hơn 40 đồng nghiệp nữ, chỉ có ba, bốn người “động dao kéo” cắt mí mắt.

Đỗ Hiểu Dương (Du Xiaoyang), cựu phó Bí thư thành ủy kiêm hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Trùng Khánh, bị kết án 16 năm tù về tội “tham ô, hối lộ và tự ý phân chia tài sản nhà nước cho các cá nhân”.

Bà Đỗ Hiểu Dương bị cáo buộc là thường xuyên vung tiền phẫu thuật thẩm mỹ, tự lừa mình dối người, cảm thấy hiu hiu tự đắc khi có người khen mình là “người đẹp dáng chuẩn”, tận hưởng cảm giác ảo rằng mình luôn trẻ trung xinh đẹp. Tuy nhiên, “bởi vì gương mặt được điêu khắc quá đà, khiến gương mặt đơ cứng khó thể hiện được cảm xúc buồn bã”, vậy nên sau khi ngã ngựa, trông bà ta “khóc cũng như cười”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/giang-trach-dan-dung-dau-trao-luu-phau-thuat-tham-my-cua-quan-chuc-trung-quoc.html

Gần 70% doanh nghiệp ngoại sẽ rời Trung Quốc

Tâm Thanh

Trong những năm gần đây, có nhiều công ty nước ngoài đã tăng tốc rút khỏi Trung Quốc, chẳng hạn như Philips, Samsung, Nokia, Epson, Sony, Seagate, Omron, Citizen.

Ngay cả Dongdian, một nhà sản xuất Trung Quốc cũng đã đóng cửa nhà máy tại nội địa để chuyển dây chuyền sang Việt Nam, Ấn Độ và một số khu vực khác. Kể từ khi căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung leo thang, xu hướng tách rời giữa hai cường quốc đã trở nên không thể đảo ngược. Theo khảo sát mới nhất của ngân hàng Standard Chartered, khoảng 70% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hoặc đang có ý định chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, theo Sound of Hope.

Cụ thể, theo kết quả cuộc khảo sát năm 2020 của Tập đoàn Standard Chartered ở Khu vực Vịnh Lớn ở Đại lục, một khu vực gồm Quảng Đông-Hồng Kong-Macau, 43% công ty được khảo sát đang xem xét chuyển dịch năng lực sản xuất ra khỏi đại lục do mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, đi kèm một sự chia cắt không thể đảo ngược giữa hai quốc gia trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán. Ngoài ra, gần 25% công ty được khảo sát cũng đang xem xét việc tái chuyển dịch vì nhiều lý do. Như vậy, tổng cộng có gần 70% công ty được khảo sát đang xem xét chuyển năng lực sản xuất ra khỏi đại lục.

Theo quan sát của ngân hàng Standard Chartered, quyết định này chủ yếu nhằm thoát khỏi chiến lược chuỗi cung ứng tập trung quá mức vào một thị trường đơn lẻ trong quá khứ. Dưới tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán, thật rất khó để thích ứng với môi trường toàn cầu đang thay đổi chóng mặt từng ngày. Các công ty đang phải xem xét lại bố cục chuỗi cung ứng của mình. Ngoài việc cắt giảm chi phí, cũng cần ngăn chặn cuộc khủng hoảng đứt gãy chuỗi cung ứng tiềm tàng.

Theo khảo sát, Việt Nam hiện là điểm đến phổ biến nhất trong việc tái phân bổ dây chuyền sản xuất, chủ yếu do năng lực sản xuất đa dạng và lợi thế lao động ở nước này.

Trước đó vào ngày 25 tháng 10, Chủ tịch kinh doanh hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers của Mỹ Tim Ryan đã tuyên bố rằng, bất kể kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 là như thế nào, các công ty Mỹ vẫn sẽ tiếp tục chuyển dịch chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc đại lục.    Và vì thế , các nước Đông Nam Á, Mexico và Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi từ điều này.

PricewaterhouseCoopers đã phỏng vấn 578 giám đốc điều hành công ty Mỹ và phát hiện ra rằng trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, việc các công ty Hoa Kỳ rút chuỗi cung ứng khỏi đại lục đã trở thành tâm điểm của giới kinh doanh; đặc biệt sau khi dịch bệnh bùng phát, tầm quan trọng của vấn đề rủi ro chuỗi cung ứng lại chỉ tăng không giảm, thậm chí lại còn thăng cấp lên rất cao.

Ngay từ năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu các công ty Mỹ “ngay lập tức bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế cho Trung Quốc” và sau khi dịch bệnh bùng phát, ông một lần nữa kêu gọi “chúng ta cần mang ngành sản xuất trở lại Hoa Kỳ”.

Các cấp chính phủ của Nhật Bản, Đài Loan, Đức và Úc cũng đi theo Hoa Kỳ và đã công khai kêu gọi các công ty trong nước tìm kiếm cơ hội bên ngoài thị trường Trung Quốc.

Stanley Black & Decker đóng cửa nhà máy Thâm Quyến

Hôm thứ Tư (28/10), một thông báo về việc giải thể công ty TNHH sản xuất Stanley Black & Decker (Thâm Quyến) đã lan truyền trên nền tảng WeChat, thêm một ví dụ mới về việc dòng vốn nước ngoài rút khỏi Trung Quốc

Stanley Black & Decker Shenzhen là một công ty sản xuất hàng công nghiệp nằm trong danh sách Fortune 500 của Hoa Kỳ, hoàn toàn thuộc sở hữu Hoa Kỳ đầu tư vào Thâm Quyến, Trung Quốc.

Ngày 12/9, kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Stanley Black & Decker, với tư cách là một doanh nghiệp tiêu chuẩn ở Thâm Quyến, đã nhận được một báo cáo chuyên đề “Tiêu điểm mới của Quảng Đông” của Kênh Khoa học và Giáo dục Kinh tế Quảng Đông.

Ngay từ năm 1995, trụ sở chính của Black & Decker đã đi đầu trong việc thành lập cơ sở sản xuất Châu Á tại khu công nghiệp Tô Châu, Trung Quốc – Singapore. Cùng năm, Black & Decker cùng với Chiaphua Industries Limited Hồng Kông hợp vốn thành lập công ty liên doanh tại Sa Tỉnh, Thâm Quyến, Trung Quốc.

Trong 15 năm đầu tiên gia nhập vào thị trường Trung Quốc, Stanley Black & Decker đã liên tục đầu tư, sáp nhập và mua lại. Công ty đã thành lập các cơ sở sản xuất, trung tâm mua sắm và cơ sở R&D quy mô lớn ở Thâm Quyến, Tô Châu, Thượng Hải, Thanh Đảo và những nơi khác với hơn 10 nhà máy và hơn 20 công ty.

Năm 2007, nhà máy giai đoạn 1 của Công ty TNHH sản xuất Black & Decker (Tô Châu) được đưa vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng mở rộng cho các sản phẩm tiêu dùng gia đình. Trong năm nay, Black & Decker đã sản xuất hơn 15 triệu sản phẩm tại Tô Châu và giá trị sản lượng hàng năm vượt quá 400 triệu đô la Mỹ.

Cũng trong năm đó, nhà máy liên doanh Chiaphua Industries Limited và Black & Decker ở Sa Tỉnh, Thâm Quyến được trang bị 71 dây chuyền lắp ráp, với sản lượng hàng năm là 15 triệu bộ dụng cụ điện và 8 triệu bộ phụ kiện, với giá trị xuất khẩu hàng năm là 200 triệu đô la Mỹ, đứng thứ 35 trong số các công ty xuất khẩu của Thâm Quyến.Tuy nhiên, giống như nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, với sự ra đời luật lao động mới của Trung Quốc, Stanley Black & Decker đột nhiên phát hiện ra rằng, môi trường kinh doanh trước đây đã biến mất không còn dấu tích.

Trong mắt những công nhân lớn tuổi, Black & Decker là một nhà máy tốt có danh tiếng, lương cao, đãi ngộ tốt. Đối với người lao động bình thường mà nói, việc ‘cơm – áo – gạo – tiền’ mưu sinh được trôi chảy là niềm mơ ước của họ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với phúc lợi đãi ngộ tốt như các doanh nghiệp do Mỹ đầu tư thì nhân viên đình công và gây phiền hà, dẫn đến hiện tượng tiền xấu trục xuất tiền tốt trong ngành sản xuất của Trung Quốc vô cùng phổ biến.

https://www.dkn.tv/the-gioi/gan-70-doanh-nghiep-ngoai-se-roi-trung-quoc.html

Trung Quốc: ‘Mỹ chớ biến mình thành

nơi trú ẩn an toàn cho tội phạm và tài sản phi pháp’

Trung Quốc hôm 30/10 nói rằng Hoa Kỳ không nên trở thành nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ tội phạm Trung Quốc và tài sản bất hợp pháp của họ, đồng thời bác bỏ rằng 5 người bị bắt giữ tại Hoa Kỳ về tội âm mưu ép buộc một gia đình Trung Quốc trở về nước là các nhân viên thi hành công lực Trung Quốc.

Trong tuần này, nhà chức trách Mỹ khởi tố 8 người về tội thông đồng hoạt động gián điệp cho một chính quyền nước ngoài, tố cáo các đương sự làm việc cho Trung Quốc trong một chiến dịch gửi thư đe dọa và dùng kính hồng ngoại để theo dõi và ép một gia đình Trung Quốc trở về nước để bị truy tố hình sự.

Trung Quốc từ nhiều năm nay đã tìm cách thu hồi những tài sản mà họ cho là bị đánh cắp và đưa ra nước ngoài trong khuôn khổ một chiến dịch chống tham nhũng. Bắc Kinh cũng mưu tìm sự hợp tác của quốc tế để truy lùng các quan chức tham nhũng từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình khởi sự chiến dịch chống tham nhũng cách đây gần một thập kỷ.

5 người bị khởi tố tại Hoa Kỳ, trong đó có một thám tử tư người Mỹ, bị bắt hôm thứ Tư 28/10 tại New Jersey, New York và California, trong khi 3 người còn lại được tin là đang ở Trung Quốc, các giới chức Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

Tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói Hoa Kỳ nên ngưng những “lời vu cáo và bôi nhọ các nỗ lực của Trung Quốc để truy lùng những kẻ tội phạm và thu hồi tiền bạc, tài sản đã bị đánh cắp.”

“Chúng tôi hồi thúc Hoa Kỳ gánh vác trách nhiệm quốc tế và cam kết của họ, ngưng che đậy tài sản phi pháp của những kẻ tội phạm, đừng để Hoa Kỳ trở thành nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ tội phạm và tài sản phi pháp của họ.”

Ông Uông khẳng định những người bị bắt giữ tại Hoa Kỳ không phải là nhân viên thi hành công lực Trung Quốc, và ông bác bỏ những cáo buộc đối với họ là toàn “lời đồn đại và bôi nhọ”.

Năm 2014, Trung Quốc phát động một chiến dịch có sự tham gia của nhiều cơ quan bộ ngành được biết đến dưới tên “Lưới Trời”, nhằm ép buộc những kẻ đào tẩu về nước để bị truy tố hình sự.

Hoa Kỳ không có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc, và đòi hỏi bất cứ ai làm việc theo lệnh một chính phủ nước ngoài phải đăng ký và thông báo cho văn phòng Bộ trưởng Tư pháp.

https://www.voatiengviet.com/a/tq-my-cho-bien-thanh-noi-tru-an-an-toan-cho-toi-pham-/5641714.html

Sinh viên Thái Lan tẩy chay

lễ phát bằng do Vua Rama X chủ trì

Một số sinh viên có cảm tình với những người biểu tình tẩy chay các buổi lễ phát bằng tốt nghiệp do Vua Maha Vajiralongkorn chủ trì trong một động thái thể hiện sự phẫn nộ đối với hoàng gia Thái Lan, giữa những lời kêu gọi ngày càng lớn tiếng, đòi cải cách chế độ quân chủ.

Các buổi lễ trong đó nhà vua đích thân trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên, là một biến cố quan trọng trong cuộc đời của sinh viên tốt nghiệp và gia đình họ, với hình ảnh chụp lại thời khắc này được trưng bày trang trọng tại tư gia của nhiều gia đình Thái Lan.

Nhưng các cuộc biểu tình từ trung tuần tháng Bảy năm nay đã mở đường cho những lời chỉ trích công khai nhắm tới hoàng gia Thái Lan, kêu gọi hạn chế quyền hành của nhà vua, thách thức một đề tài cấm kỵ từ lâu, và ‘luật phạm thượng’, cấm chỉ trích, xúc phạm nhà vua và gia đình hoàng gia, mà nếu vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm.

Anh Suppanat Kingkaew, 23 tuổi, nói anh tẩy chay các buổi lễ phát bằng tổ chức trong 2 ngày thứ Sáu 30/10 và thứ Bảy 31/10 tại Đại học Thammasat, từ lâu vẫn được coi là cái nôi của phong trào cấp tiến, và cũng là hiện trường nơi xảy ra vụ thảm sát những người biểu tình thân dân chủ dưới tay các lực lượng bảo hoàng của nhà nước Thái Lan vào năm 1976.

Anh Suppanat nói với Reuters:

“Bất cứ điều gì để cho hội trường trông thật vắng người,” Suppanat nói, “Đây là một thông điệp gián tiếp rằng một số chúng tôi không hài lòng với nền quân chủ và chúng tôi muốn thấy có thay đổi.”

Đại học Thammasat không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Hoàng gia cũng không bình luận, như đã không lên tiếng từ khi các cuộc biểu tình bùng nổ vào giữa tháng Bảy.

Những người biểu tình thoạt tiên kêu gọi một hiến pháp mới, và đòi Thủ Tướng Prayuth Chan-ông Chan-ocha từ chức, nhưng sau đó thay đổi và bao gồm đòi hỏi hạn chế quyền hạn của nhà vua.

Hiện không rõ có bao nhiêu sinh viên tham gia phong trào tẩy chay. Hình ảnh từ bên trong hội trường cho thấy cứ hai ghế mới có 1 người ngồi vì biện pháp giãn cách xã hội để tránh lây lan virus Covid-19.

Nhà vua nói rằng sinh viên phải sử dụng kiến thức và khả năng của mình để tôn vinh và phục vụ đất nước.

Papangkorn Asavapanichakul, 24 tuổi, là một trong những sinh viên tham gia lễ phát bằng tốt nghiệp.

“Tôi muốn có tấm ảnh. Đây là một sự kiện chỉ xảy ra một lần trong đời,” anh nói.

Các lễ phát bằng tốt nghiệp do nhà vua chủ trì khởi sự trước khi nền quân chủ chuyên chế chấm dứt vào năm 1932, tại một thời điểm khi mà hoàng gia Thái Lan tìm cách củng cố quan hệ với giới trung lưu ngày càng phát triển mạnh.

Các lễ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên trở nên quan trọng hơn dưới triều của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej, nhà vua đã bỏ ra nhiều thập niên để củng cố uy tín của nền quân chủ, mà theo hiến pháp hiện hành, phải được tôn vinh.

Những người biểu tình nói rằng phải hạn chế những quyền hạn của Vua Maha Vajiralongkorn, và lật ngược những thay đổi đã trao cho ông quyền kiểm soát cá nhân đối với một số đơn vị quân đội và tài sản của hoàng gia.

Họ muốn Thủ Tướng Chan-ocha từ chức, tố cáo ông là có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử năm 2019, điều mà ông bác bỏ.

Một số sinh viên dự định tham gia lễ phát bằng nói rằng áp lục của gia đình đã ảnh hưởng tới quyết định của họ.

“Mẹ tôi muốn tôi tham gia,” một sinh viên 24 tuổi tự xưng là ‘Japan’ nói. “Thành thực mà nói, tôi không muốn tham gia.”

https://www.voatiengviet.com/a/sinh-vien-thai-lan-tay-chay-le-phat-bang-do-vua-rama-x-chu-tri/5642334.html

Indonesia, quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới,

chia buồn về vụ khủng bố tại Pháp

Thanh Hà

Trái với lời lẽ đầy hận thù của cựu thủ tướng Malaysia, đại sứ Indonesia tại Paris ngay hôm 29/10/2020 đã gửi lời chia buồn đến các nạn nhân loạt khủng bố tại Pháp. Còn tại thủ đô Jakarta, tổ chức Hồi giáo lớn nhất trên toàn quốc kêu gọi giảm thiểu căng thẳng. Thủ đô Indonesia từng là mục tiêu tấn công của khủng bố Hồi giáo cực đoan trong những năm gần đây.

Thông tín viên đài RFI trong khu vực, Gabrielle Maréchaux cho biết :

 « Nahdlatul Ulama là một cái tên xa lạ đối với công luận ở bên ngoài lãnh thổ Indonesia. Tuy nhiên đây là một tổ chức Hồi giáo với khoảng gần 100 triệu thành viên. Nổi tiếng là một tổ chức với những giáo huấn về cùng chung sống và suy ngẫm, điều đó đã được chứng minh trong những ngày qua. Tuy lãnh đạo của tổ chức Hồi giáo này có phát biểu rằng những bức tranh biếm họa nhạo báng Mohamed có thể mang tính xúc phạm đối với giáo lý Hồi giáo, nhưng điểm chính trong thông điệp của ông là kêu gọi các tín đồ « tránh để bị lôi cuốn vào những xúc cảm » và nên tránh theo gót « những người sử dụng đạo Hồi và tranh biếm họa nhà Tiên Tri như một vũ khí chính trị ».

Vị lãnh đạo tôn giáo này thừa nhận là tổng thống Pháp Emmanuel Macron không hẳn hoàn toàn sai khi khẳng định rằng thế giới Hồi giáo đang lâm vào khủng hoảng, nhưng đồng thời cả thế giới đang bị chia rẽ vì những lý tưởng khác nhau.

 Vị giáo chức này kết luận để đấu tranh chống tình trạng đó, ông mong muốn có « cương lĩnh đối thoại trên cơ sở trung thực để xây dựng một đồng thuận về những giá trị văn minh chung ». 

Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo trong chuyến công du Jakarta đã hoan nghênh đề xuất này, nhưng sau đó, ông kêu gọi Indonesia bày tỏ lập trường về số phận của những người Hồi giáo đang bị truy bức tại Trung Quốc và Miến Điện ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201030-indonesia-qu%E1%BB%91c-gia-h%E1%BB%93i-gi%C3%A1o-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-chia-bu%E1%BB%93n-v%E1%BB%81-v%E1%BB%A5-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p

Theo cựu thủ tướng Malaysia,

người Hồi giáo ”có quyền trừng phạt người Pháp”

Anh Vũ

Theo Reuters, hôm qua, 29/10/2020, ngay sau khi vụ khủng bố tại Nice, miền nam nước Pháp vừa xảy ra được ít giờ, cựu thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, đã đưa tuyên bố trên mạng xã hội, vì báng bổ người Hồi giáo, tôn giáo của họ, gây phẫn nộ, “người Hồi giáo có quyền trừng phạt người Pháp”

Cựu thủ tướng Malaysia, 95 tuổi, vừa rời khỏi quyền lực hồi đầu năm nay, hôm qua đã đưa lên twitter những dòng bình luận liên quan đến các vụ khủng bố Hồi giáo tại Pháp như sau: “Người Hồi giáo có quyền nổi giận và giết hàng triệu người Pháp vì những vụ thảm sát trong quá khứ. Nhưng nhìn chung, người Hồi giáo không áp dụng luật ăn miếng trả miếng, nên không làm việc đó”. Cựu lãnh đạo Malaysia giải thích thêm: “Vì các vị báng bổ người Hồi giáo, tôn giáo của họ, gây phẫn nộ, người Hồi giáo có quyền trừng phạt người Pháp”.

Dẫn ra vụ khủng bố chặt đầu giáo viên người Pháp Samuel Paty, hôm 16/10, vì giảng giải cho học sinh về bức biếm họa nhà tiên tri Mohamet, cựu thủ tướng Malaysia tỏ ý không đồng tình với hành động khủng bố đó, nhưng khẳng định tự do ngôn luận không có nghĩa là “lăng mạ người khác”.

Dưới sức ép của chính quyền Pháp, cuối cùng Twitter đã rút các bình luận trên của cựu thủ tướng Malaysia khỏi mạng xã hội này, vì lý do nội dung cổ vũ bạo lực.

Trong lễ tưởng niệm  thầy giáo Sử – Địa Samuel Paty bị khủng bố Hồi Giáo cực đoan chặt đầu tại Conflans Saint Honorine (tỉnh Yvelines), tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố, bảo vệ tự do

ngôn luận, nước Pháp sẽ không từ bỏ quyền vẽ tranh biếm họa. Những phát biểu của lãnh đạo Pháp sau đó đã gây lên một làn sóng phản ứng dữ dội ở nhiều nước Hồi giáo, với các cuộc biểu tình và tẩy chay hàng hóa Pháp.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201030-malaysia-phap-hoi-giao-cuc-doan