Tin khắp nơi – 28/08/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 28/08/2018

TNS McCain đã ra đi nhưng hiềm khích

với TT Trump vẫn chưa dứt

Sau hai ngày hầu như im lặng, dưới áp lực của công luận, Tổng thống Trump đã miễn cưỡng công khai thừa nhận “những sự đóng góp của Thượng nghị sĩ John McCain cho đất nước”, và ra lệnh treo cờ rũ trở lại ở Toà Bạch Ốc.

Bản tin của AP sáng ngày 28/8 viết rằng trong khi gần như cả nước tưởng nhớ Thượng nghị sĩ McCain như một anh hùng thời chiến, một Thượng nghị sĩ phục vụ lâu năm và từng được Đảng Cộng hoà chọn làm ứng cử viên Tổng thống, ông Trump hình như vẫn mang nặng trong lòng nhiều ác cảm đối với người quá cố. Những sự xung khắc về phong cách và chính sách giữa nghị sĩ McCain và Tổng thống Trump đã không chấm dứt sau khi ông McCain lâm bệnh, và ngay cả sau khi ông qua đời.

AP nói rằng thái độ miễn cưỡng của ông Trump, không muốn tham gia tưởng niệm vị nghị sĩ quá cố bị coi là “vụng về” và “gây bối rối”, ngay cả dựa trên tiêu chuẩn của một nhà lãnh đạo vẫn thừa nhận rằng ông không hành xử như một vị Tổng thống tiêu biểu.

Vụ việc này nêu bật bản năng của Tổng thống Trump, vốn luôn giữ trong lòng những hiềm khích cá nhân, bất chấp các hệ quả chính trị.

Trước tuyên bố chiều thứ Hai 27/8, bình luận duy nhất của Tổng thống Trump trước sự ra đi của Thượng nghị sĩ McCain là một dòng tweet ngắn -gọi là “cho có lệ”, tải lên hôm thứ Bảy.

Sự thiếu vắng một tuyên bố chính thức, cùng với việc những lá cờ tại Toà Bạch Ốc chỉ được treo rũ trong một thời gian rất ngắn, đã bị các đảng viên Đảng Cộng hoà và các tổ chức cựu chiến binh, cũng như các thành viên Đảng Dân chủ đả kích dữ dội.

Khi rốt cuộc Tổng thống Trump ra một tuyên bố bằng văn bản, ông Trump cũng tỏ ra “tiết kiệm” những lời ca tụng dành cho vị nghị sĩ đã phục vụ 6 nhiệm kỳ tại quốc hội.

Tuyên bố của Tổng thống Trump viết: “Bất chấp những khác biệt quan điểm giữa chúng tôi về chính sách và các vấn đề chính trị, tôi tôn trọng sự đóng góp của Thượng nghị sĩ McCain đối với đất nước chúng ta.”

“Bất chấp những khác biệt quan điểm giữa chúng tôi về chính sách và các vấn đề chính trị, tôi tôn trọng sự đóng góp của Thượng nghị sĩ McCain đối với đất nước chúng ta.”

Tuyên bố của Tổng thống Trump, dưới sức ép của công luận

Sau đó, tại một buổi dạ tiệc chào đón các lãnh đạo phái Phúc Âm vẫn ủng hộ ông, Tổng thống Trump nói: “Chúng ta gửi những lời thành tâm chia buồn và cầu nguyện tới gia đình McCain, và lấy làm cảm kích về tất cả những gì mà Thượng nghị sĩ John McCain đã làm cho đất nước chúng ta.”

Trước đó trong ngày, Tổng thống Trump giữ nguyên vẻ mặt lạnh lùng, không nói một lời nào khi các nhà báo nhiều lần mời ông bình luận về di sản do Thượng nghị sĩ McCain để lại.

Tổng thống Trump thường xuyên công khai tỏ thái độ bực dọc, chỉ trích ông McCain đã biều quyết chống nỗ lực của ông nhằm hủy bỏ Obamacare, luật chăm sóc y tế do Tổng Thống Obama đề xướng.

Trong vòng riêng tư, ông Trump than phiền rằng động thái đó chứng tỏ ông McCain không biết ơn về việc đã được ông hậu thuẫn trong cuộc bầu cử năm 2016, khi TNS McCain phải ra tái tranh cử.

Về phần ông, TNS McCain mạnh mẽ chỉ trích cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Helsinki, nói rằng “đó là một trong những ‘thành tích’ tồi tệ nhất của một Tổng thống Mỹ trong lịch sử ‘còn nhớ được’ của Hoa Kỳ.”

Trong bối cảnh đó, vị trí của lá quốc kỳ Mỹ tại Toà Bạch Ốc mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Quốc kỳ của Hoa Kỳ được treo rũ một thời gian ngắn- qua cuối tuần rồi, đã được giương cao như bình thường trở lại từ sáng thứ Hai 27/8 giữa lúc cờ vẫn được treo rũ tại trụ sở quốc hội và các công ốc khác.

Không lâu sau khi Tổng thống Trump ra tuyên bố bằng văn bản, quốc kỳ Mỹ lại được hạ xuống vị trí cờ rũ, nhưng chỉ sau khi những lời than phiền được tung ra tới tấp từ cả cánh tả lẫn cánh hữu, và từ một nhóm mà Tổng thống Trump chắc chắn không muốn làm phật lòng.

“Thay mặt cho 2 triệu cựu chiến binh thuộc Liên đoàn, tôi kêu gọi Tổng thống hãy ra tuyên bố chính thức với lời lẽ phù hợp ghi nhận sự ra đi của TNS John McCain và sự đóng góp của ông cho đất nước; tôi yêu cầu lá quốc kỳ của tổ quốc phải được treo rũ cho tới khi nghị sĩ McCain được chôn cất.”

Ông Denise Rohan, lãnh đạo Tổ chức Liên đoàn Cựu chiến binh Mỹ

Ông Denise Rohan, lãnh đạo của Tổ chức Liên đoàn cựu chiến binh Mỹ (The American Legion), gửi cho Tổng thống Trump một văn bản trong đó có đoạn viết:

“Thay mặt cho 2 triệu cựu chiến binh thuộc Liên đoàn cựu chiến binh Mỹ, tôi kêu gọi Tổng thống hãy ra một tuyên bố chính thức với lời lẽ phù hợp ghi nhận sự ra đi của Thượng nghị sĩ John McCain và di sản cũng như sự đóng góp của ông cho đất nước chúng ta; tôi cũng yêu cầu lá quốc kỳ của tổ quốc phải được treo rũ cho tới khi nghị sĩ McCain được mai táng.”

Trong khi tuyên bố mà Tổng thống Trump đưa ra tìm cách xoa dịu tranh cãi, những sự kiện tưởng niệm cuộc đời và di sản của Thượng nghị sĩ John McCain kéo dài trong tuần lễ sắp tới sẽ mang lại những thời khắc “gây bối rối” khác. Các cựu Tổng thống Mỹ sẽ ngỏ lời tại tang lễ của Thượng nghị sĩ John McCain vào ngày thứ Bảy, nhưng gia đình của người quá cố nêu rõ rằng họ không muốn Tổng thống Trump có mặt.

Ông Trump nói ông đã yêu cầu Phó Tổng thống Mike Pence lên tiếng tại buổi lễ vinh danh ông McCain tại điện Capitol vào ngày thứ Sáu, và cho biết các giới chức khác của chính phủ ông sẽ dự các buổi lễ tưởng niệm. Tổng thống Trump còn cho biết ông đã phê chuẩn yêu cầu của gia đình McCain dùng phương tiện của quân đội để vận chuyển di hài Thượng nghị sĩ McCain tới Học viện Hải quân Hoa Kỳ ờ thành phố Annapolis, bang Maryland.

Cái chết không ngăn Thượng nghị sĩ McCain để lại một thông điệp cuối cùng liên quan tới Tổng thống Trump. Trong bức thư tuyệt mệnh gửi đến các công dân Mỹ, Thượng nghị sĩ McCain dường như phản bác -lần cuối cùng các lập trường chính trị của Tổng thống Trump, nói rằng:

“Chúng ta làm suy yếu sự vĩ đại của đất nước khi chúng ta lẫn lộn lòng yêu nước với những xung đột phe phái đã gieo rắc mầm mống hận thù và bạo động trên khắp các ngỏ ngách của thế giới.”

Thượng nghị sĩ Cộng hòa James Inhofe quy lỗi một phần cho Thượng nghị sĩ John McCain về những sự hiềm khích với Tổng thống Trump, nói rằng “Ông McCain rất thẳng thừng khi ông không đồng ý với Tổng thống về một số vấn đề, và không ‘quá lịch sự’ về những bất đồng đó.”

Một người bạn của ông Trump, CEO của Newsmax Chris Ruddy nói: “Tôi nghĩ là hãy còn nhiều ác cảm giữa cả hai bên.”

Vài tuần trước, Tổng thống Trump ký thành luật một dự luật quốc phòng để vinh danh Thượng nghị sĩ John McCain, nhưng không hề nhắc đến tên ông.

https://www.voatiengviet.com/a/mccain-da-ra-di-nhung-hiem-khich-voi-trump-van-chua-dut/4547363.html

 

Mỹ-Mexico thỏa thuận

các điều khoản NAFTA mới

Hoa Kỳ và Mexico hôm thứ Hai ngày 27/8 đã đồng ý chỉnh sửa lại toàn bộ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khiến áp lực dồn lên Canada, nước còn lại vẫn chưa đồng ý về những điều khoản thỏa thuận.

Hiện tại Ottawa vẫn chưa đồng ý những điều khoản về thương mại ô tô và các vấn đề khác của NAFTA.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống sắp mãn nhiệm của Mexico Enrique Pena Nieto nói rằng các cuộc đàm phán với Canada sẽ bắt đầu ngay lập tức mặc dù ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế lên xe hơi nhập khẩu từ Canada nếu như thỏa thuận ba bên không đạt được.

“Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng cách dễ nhất chúng tôi có thể làm là đánh thuế xe hơi của họ nhập vào Mỹ. Đó là một số tiền lớn và quá trình đàm phán cũng đơn giản. Nó có thể chấm dứt trong vòng một ngày và chúng tôi có được rất nhiều tiền vào ngày hôm sau,” ông Trump nói.

Các cuộc đàm phán giữa ba đối tác thương mại đã kéo dài hơn một năm và lời đe dọa lặp đi lặp lại của ông Trump rằng ông sẽ vứt bỏ thỏa thuận hồi năm 1994 đã gây căng thẳng cho các thị trường tài chính, khiến đồng peso Mexico và đồng đô la Canada bị áp lực.

Các quan chức Mỹ cho biết họ hy vọng Canada sẽ đồng ý các điều khoản thỏa thuận trước thứ Sáu ngày 31/8. Khi đó Nhà Trắng dự định sẽ thông báo cho Quốc hội rằng Tổng thống Trump sẽ đặt bút ký trong vòng 90 ngày. Sau đó Quốc hội cần phải phê chuẩn.

“Vẫn còn những vấn đề với Canada nhưng tôi nghĩ rằng chúng sẽ nhanh chóng được giải quyết,” một quan chức thương mại cấp cao nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

Nếu các cuộc thương thảo với Canada không hoàn tất vào cuối tuần này, ông Trump có kế hoạch sẽ thông báo cho Quốc hội rằng ông đã đạt thỏa thuận với Mexico, nhưng vẫn để ngỏ khả năng đàm phán với Canada, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói với các phóng viên hôm 27/8.

Một số thành viên Cộng hòa trong Quốc hội gọi thỏa thuận với Mexico là một bước tiến tích cực nhưng Canada cần phải tham gia vào thỏa thuận mới này để tránh gây tổn hại cho công ăn việc làm của người Mỹ.

“Hàng triệu việc làm ở Texas tùy thuộc vào thỏa thuận NAFTA được cập nhật, và điều quan trọng là chúng ta phải làm cho đúng,” Thượng nghị sỹ John Cornyn, nhân vật Cộng hòa thứ hai ở Thượng viện, nói.

Dân biểu Cộng hòa Kevin Brady, chủ tịch của Ủy ban Tài chính và Thuế khóa của Hạ viện, đã kêu gọi Canada nhanh chóng quay trở lại bàn đàm phán ‘với mục tiêu chốt lại một thỏa thuận hiện đại, suôn sẻ giữa ba bên’.

Canada dự định sẽ tiếp tục đàm phán, nhưng chỉ ký thỏa thuận mới nào tốt cho đất nước, phát ngôn nhân của Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cho biết. Ông Trump nói ông sẽ mau chóng bàn bạc với Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Giao thương giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada lên tới 1.000 tỷ đô la mỗi năm. Thông báo về thỏa thuận Mỹ-Mexico đã khiến các thị trường tài chính bật dậy.

Thủ tướng hôm 26/8 Trudeau đã nói chuyện với Tổng thống Pena Nieto và hai ông chia sẻ cam kết kết thúc thành công quá trình đàm phán NAFTA cho cả ba bên, văn phòng thủ tướng Trudeau cho biết.

Chính quyền Trump cho biết thỏa thuận này sẽ cải thiện các điều khoản lao động. Các cuộc thỏa thuận Mỹ-Mexico tập trung vào soạn thảo các quy tắc mới cho ngành công nghiệp ô tô mà ông Trump đặt ở trung tâm của nỗ lực của ông nhằm viết lại thỏa thuận mà ông liên tục gọi là ‘thảm họa’ cho công ăn việc làm của người Mỹ.

Thỏa thuận này sẽ yêu cầu 75% phụ tùng xe hơi phải được sản xuất ở khu vực NAFTA, tăng lên so với mức hiện tại là 62,5%, một quan chức thương mại Mỹ cho biết. Ngoài ra, thỏa thuận cũng yêu cầu từ 40 cho đến 45% phụ tùng ô tô phải được các công nhân có thu nhập ít hơn 16 đô la một giờ sản xuất.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-mexico-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-c%C3%A1c-%C4%91i%E1%BB%81u-kho%E1%BA%A3n-nafta-m%E1%BB%9Bi/4546546.html

 

Canada: Phe Bảo Thủ

Định Siết Luật Du Lịch Sinh Con

OTTAWA  –    Sinh con trong thời gian du lịch để lấy quốc tịch sở tại là ý định phổ thông của người Hoa từ 1 thời gian – hiện tượng này có thể đuợc nhận thấy rõ tại tỉnh bang British Columbia của Canada. Nên, nhân dịp họp đại hội tại Halifax, đảng Bảo Thủ đã biểu quyết thông qua hôm Thứ Bảy 1 đề luật ngưng quốc tịch của đối tượng mà cha và mẹ không là công dân hay thuờng trú nhân. Thông cáo từ đại hội của đảng đối lập này khuyến khích chính quyền Ottawa hủy bỏ hoàn toàn quốc tịch của thành phần kể trên.

Lãnh tụ Jagmeet Singh của đảng tả khuynh New Democratic (NDP) mô tả sáng kiến của đảng Bảo Thủ là “chia rẽ và hiềm khích” hơn cả định hướng chính sách của TT Trump.

Nghị quyết không ràng buộc của đảng Bảo Thủ nhận được hậu thuẫn của 1 số dân cử như dân biểu Alice Siu-Ping Chan Wong của thành phố Richmond thuộc tỉnh bang British Columbia, là trung tâm của du lịch sinh con lấy quốc tịch với người Hoa. Năm 2016, chính dân biểu Wong (sinh quán Hong Kong) bảo trợ 1 biện pháp chấm dứt du lịch sinh con và bị đảng Liberal cầm quyền bác bỏ – nhưng không phải tất cả dảng viên Liberal tán đồng.

Hồ sơ ghi : mẹ của hài nhi chào đời tại Richmond trong tài khoá 2017-2018 gồm 22.1% là người Hoa. Con số của toàn quốc Canada không đuợc biết.

https://vietbao.com/p122a284857/canada-phe-bao-thu-dinh-siet-luat-du-lich-sinh-con

 

Giáo hoàng ‘không nói lời nào’

về cáo buộc che giấu lạm dụng tình dục

Đức Giáo hoàng Francis hôm Chủ nhật ngày 26/8 nói rằng Ngài sẽ không phản hồi lời cáo buộc động trời của một cựu chức sắc hàng đầu của Vatican rằng Ngài đã bao che các cáo buộc lạm dụng tình dục.

Ngài nói với dụng ý bác bỏ rằng nếu mọi người đọc lá thư tố cáo đó thì tự thân sẽ hiểu.

Đức Giáo hoàng Francis đưa ra lời phát biểu này trước các phóng viên trên máy bay bay từ Dublin trở về Rome. Ngài nói rằng sẽ ‘không nói một từ nào’ về tập tài liệu dài 11 trang này vốn kêu gọi Ngài thoái vị. Ngài kêu gọi các nhà báo hãy đọc kỹ lưỡng tập tài liệu đó và hãy tự mình phán xét xem nó có đáng tin hay không.

Lá thư của Tổng giám mục Carlo Maria Vigano, cựu khâm sứ Vatican ở Washington, đã cáo buộc Giáo hoàng Francis là đã biết về những cáo buộc một hồng y Mỹ có tên tuổi đã lạm dụng tình dục trong nhiều năm. Đây là đòn tấn công chưa từng có tiền lệ của một người bên trong Giáo hội nhằm vào Đức Giáo hoàng.

“Tôi đã đọc thư đó sáng nay. Tôi đã đọc nó và tôi sẽ nói thành thật rằng tôi phải nói điều này với quý vị (các nhà báo) và tất cả những ai quan tâm: hãy đọc nó thật kỹ và tự mình đưa ra phán xét,” Ngài nói.

“Tôi sẽ không nói một từ nào về nó. Tôi nghĩ rằng lá thư này tự nó đã nói hết và quý vị có đủ năng lực báo chí để đưa ra kết luận của riêng mình,” Ngài nói.

Tổng giám mục Vigano đã tung quả bom này ra cho các cơ quan truyền thông bảo thủ của Giáo hội Thiên chúa giáo La mã trong khi Đức Giáo hoàng Francis đang có chuyến tông du Ireland vốn bị bao trùm bởi những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của Giáo hội ở Ireland cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

Trong thư, ông cáo buộc một danh sách dài các quan chức trước đây và đương nhiệm của Tòa thánh Vatican cũng như Giáo hội Mỹ đã bao che cho các vụ xâm phạm tình dục của Hồng y Theodore McCarrick, tổng giám mục về hưu của Washington D.C.

Ông McCarrick, 88 tuổi, đã từ chức hồi tháng trước trong nỗi hổ thẹn và đã bị tước bỏ các danh hiệu sau khi có cáo buộc rằng ông đã lạm dụng một thiếu niên cách nay 50 năm và đã ép buộc những chủng sinh nam nằm chung giường với ông.

Sử dụng giọng điệu hết sức thẳng thừng, Tổng giám mục Vigano nói rằng các hành vi che đậy của Giáo hội giống như ‘âm mưu ém nhẹm không khác chi những gì xảy ra ở các tổ chức mafia’.

“Giáo hoàng Francis đã nhiều lần yêu cầu Giáo hội phải minh bạch tối đa,” Vigano, người trước đây đã từng chỉ trích Giáo hoàng, viết.

“Trong thời khắc cực kỳ sống còn này đối với Giáo hội Hoàn vũ, trong thời khắc cực kỳ hệ trọng của ông ấy đối với Giáo hội Hoàn vũ, ông ấy nên thừa nhận những sai lầm của mình và, để tuân theo nguyên tắc tuyệt đối không khoan nhượng, Giáo hoàng Francis nên là người đầu tiên phải làm gương cho các hồng y và giám mục đã giấu diếm các vụ xâm hại của McCarrick và phải từ chức cùng với tất cả bọn họ,” ông Vigano viết.

https://www.voatiengviet.com/a/gi%C3%A1o-ho%C3%A0ng-kh%C3%B4ng-n%C3%B3i-l%E1%BB%9Di-n%C3%A0o-v%E1%BB%81-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-che-gi%E1%BA%A5u-l%E1%BA%A1m-d%E1%BB%A5ng-t%C3%ACnh-d%E1%BB%A5c/4546549.html

 

Tuyên bố mới của giáo hoàng

về đồng tính gây nhiều tranh cãi

Thanh Phương

Các tổ chức của người đồng tính tại Pháp hôm qua, 27/08/2018, đã bày tỏ sự bất bình sau tuyên bố của giáo hoàng Phanxicô về việc dùng tâm thần học đối với các trẻ em đồng tính.

Hôm Chủ Nhật vừa qua, khi giáo hoàng Phanxicô từ Ireland trở về sau một chuyến tông du, trên máy bay, một phóng viên đã đặt câu hỏi với giáo hoàng là ngài sẽ nói gì với những bố mẹ phát hiện con mình có xu hướng đồng tính. Giáo hoàng Phanxicô đã trả lời như sau : “Khi xu hướng đó được thể hiện ngay từ nhỏ, có rất nhiều điều mà tâm thần học có thể làm được, để xem tình trạng của các em như thế nào”.

Tuyên bố nói trên của giáo hoàng cho thấy đồng tính vẫn là vấn đề rất nhạy cảm trong Giáo hội, như tường trình của thông tín viên Eric Sénanque từ Vatican :

“Cách đây 5 năm, khi từ Brazil trở về, giáo hoàng Phanxicô đã từng gây ra một cuộc cách mạng nhỏ với câu nói nổi tiếng “ Tôi là ai mà có quyền phán xét?”, khi ngài nói về những người đồng tính, vốn cảm thấy bị Giáo hội gạt sang bên lề.

Nhưng sau những tuyên bố mới đây về “tâm thần học”, vị giáo hoàng người Achentina đã khiến thông điệp của ngài trở nên rối rắm, không ai hiểu giáo hoàng thật sự muốn nói điều gì. Tranh cãi mới này cho thấy là vấn đề đồng tính vẫn gây nhiều bối rối cho Giáo hội.

Việc gắn liền tâm thần học với đồng tính khiến người ta nhớ đến thế kỷ 19, thời kỳ mà mọi người nghĩ rằng cần phải “chữa trị” những người có xu hướng đồng tính, tức là một quan niệm rất xa lạ với thời nay.

Trên vấn đề đồng tính, Giáo hội vẫn có những tín hiệu mâu thuẫn: Tại Dublin, trong khuôn khổ cuộc gặp các gia đình, do Vatican tổ chức tuần trước, một tu sĩ Dòng Tên người Mỹ lần đầu tiên đã nói đến việc đón tiếp những người đồng tính, nhưng trong khi đó một chức sắc của Giáo hội lại một lần nữa lên án “giới vận động hậu trường đồng tính” ở Vatican.

Cũng cần phải nhắc đến hai Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình được tổ chức tại Roma năm 2014 và 2015, khi vấn đề đón nhận những cặp đồng tính đã gây tranh cãi kịch liệt giữa các đại biểu. Trong Giáo hội vẫn có nhiều lập trường khác biệt. Ví dụ như các chức sắc châu Phi thì không ngần ngại lên án đồng tính như là một hình thức “thực dân hóa về ý thức hệ”, cụm từ mà một số thành phần bảo thủ ở châu Âu cũng sử dụng.

Tóm lại, Giáo hội vẫn gặp khó khăn khi đụng đến vấn đề này và tuyên bố rối rắm của giáo hoàng Phanxicô đã không giúp làm sáng tỏ hơn.”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180828-tuyen-bo-moi-cua-giao-hoang-ve-dong-tinh-gay-nhieu-tranh-cai

 

LHQ: Tội Diệt Chủng 5 Tướng Miến Điện

GENEVA  –    Đoàn điều tra của LHQ loan báo : 1 số Tướng lãnh của quân đội Myamar thực hiện các vụ giết chóc và cưỡng hiếp quy mô có ý định diệt chủng với người thiểu số Rohingya – Tuớng tư lệnh và 5 Tướng khác sẽ bị truy tố.

1 phúc trình xác nhận chính quyền dân sự với lãnh tụ Aung San Suu Kyi là cố vấn cho phép kỳ thị và tội ác chiến tranh tiếp diễn, hủy tang chứng, là dự phần gây tội ác.

Phúc trình 20 trang cho hay có đủ bằng chứng để điều tra để đưa những kẻ có trách nhiệm ra toà.

Chính quyền Naypidaw (đã đuợc cung cấp 1 bản sao của phúc trình) chưa bình luận – phóng viên liên lạc với Tướng phát ngôn viên Tun Tun Nyi đuợc trả lời “Không thể bình luận tức khắc”. Đại diện của cố vấn Suu Kyi không thể tiếp cận để hỏi.

2 phóng viên khám phá các vụ tàn sát và cưỡng hiếp bị bắt hồi Tháng 12, đang bị giam và sẽ bị xét xử về tội phạm luật về bí mật quốc gia (hay Official Secrets Act).

https://vietbao.com/p122a284856/lhq-toi-diet-chung-5-tuong-mien-dien

 

Biểu tình rầm rộ

sau vụ một người Đức bị đâm chết

Thụy My

Thêm hai cuộc biểu tình nữa đã diễn ra tối qua 27/08/2018 tại Chemnitz thuộc bang Sachsen, sau vụ một người Đức 35 tuổi bị hai người tị nạn đâm chết. Các phe cực hữu và cánh tả đều xuống đường tại thành phố thuộc Đông Đức cũ, nơi phe cực hữu đã giành được 27% số phiếu trong cuộc bầu cử gần đây.

Từ Berlin, thông tín viên Nathalie Versieux cho biết thêm chi tiết :

« Một bên là những người đầu cạo trọc, chào kiểu Hitler và rất nhiều biểu ngữ phản đối nhập cư ồ ạt. Bên kia là các nhà hoạt động cánh tả phản đối phe tân phát-xít. Quảng trường Karl Marx với bức tượng khổng lồ của triết gia Đức – một trong những công dân nổi tiếng nhất của thành phố – gần như bị tách làm đôi bởi một hàng rào cảnh sát đông đảo.

Vào đầu buổi tối hôm qua, các kênh truyền hình ước tính có khoảng 2.000 người biểu tình, còn cảnh sát mô tả tình hình căng thẳng sau vụ một người Đức 35 tuổi bị hai người tị nạn Syria và Irak sát hại. Các hung thủ đã bị tạm giam.

Cảnh sát Chemnitz trên Twitter cho biết : « Cả hai bên đều ném pháo vào nhau, nhiều người bị thương đã được đưa đến bệnh viện ». Một nhóm phát-xít mới hung hăng nhất bị cảnh sát bao vây, nhóm này xuống đường theo lời kêu gọi của phong trào bài Hồi giáo Perida khởi phát trong vùng từ năm 2014 ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180828-bieu-tinh-ram-ro-sau-vu-1-nguoi-duc-bi-dam-chet

 

Bất ổn nổ ra ở Chemnitz

tức Karl Marx Stadt thời Đông Đức

Các nhóm biểu tình cực hữu và chống Nazi đụng độ ở Chemnitz tức thành phố Karl Marx thời Đông Đức cũ sau vụ một người Đức bị đâm chết.

Cảnh sát cho hay sau hai ngày biểu tình và ‘phản biểu tình’ ném gạch vào nhau hôm Chủ Nhật và thứ Hai tuần này, một số người đã bị thương.

Lo lắng đang lan toả trong công đồng người Việt trên toàn nước Đức, theo nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từ Berlin.

Hình ảnh truyền đi từ Đức cho thấy hàng nghìn ủng hộ viên phe cực hữu Đức biểu tình bên tượng Karl Marx ở Chemnitz, vùng thuộc Đông Đức cũ.

Đối lại, chỉ không xa họ vài mét là các nhóm chống chủ nghĩa phát-xít, lên án phân biệt chủng tộc.

Thành phố Đức được người TQ yêu mến

Ozil rời tuyển Đức vì ‘bị phân biệt chủng tộc’

Bầu cử Đức: thay đổi chính trị chưa từng thấy

Thời sinh viên nhiệt tình đốt sách

Thành phố thuộc Đông Đức cũ chứng kiến hai ngày biểu tình liên tiếp của các nhóm bài ngoại sau vụ một người đàn ông Đức bị đâm chết.

Cảnh sát đã bắt một người Syria và một người Iraq bị nghi “giết người”.

Chiều thứ Hai, ủng hộ viên của một đội bóng đá địa phương và những thanh niên phe hữu hô khẩu hiệu bài ngoại đã tụ tập ở quảng trường trung tâm Chemnitz, nơi có tượng Marx.

Điều đặc biệt, gợi nhớ lại thời Đông Đức, là khẩu hiểu của các nhóm thanh thiếu niên cực hữu.

Họ hô to “Chúng tôi là nhân dân”, một khẩu hiệu của phe dân chủ phản đối chính quyền Đông Đức thời xã hội chủ nghĩa, nhưng với hàm ý khác.

‘Người Việt cần phải thay đổi cách nghĩ’

Bình luận của ông Lê Mạnh Hùng, nhà báo tự do từ Berlin:

“Bạo lực chết người xảy ra ở Chemnitz, phong trào cực hữu bài ngoại, muốn xua đuổi người ngoại quốc đang được mùa.

Họ thậm chí có mặt trong cả Quốc hội Đức, kiểu chào Đức Quốc Xã diễn ra ngay dưới chân tượng Karl Marx, làm chính phủ Đức và các chính trị gia Đức lúng túng…

Bạn bè của tôi ở Chemnitz đang nhắc nhau hạn chế ra đường trong những ngày này. Lo lắng đang lan toả trong cộng đồng người Việt trên toàn nước Đức.

Còn chưa đủ để người Việt chúng ta giật mình? Còn có gì quan trọng hơn là chính cuộc sống, tương của chúng ta ở Đức sẽ bị đe doạ?

Người Việt cần phải thay đổi cách nghĩ, cần phải làm một điều gì chứ? “

Đừng biến cộng đồng người Việt trở thành một vấn đề đối với nước Đức. thành một ốc đảo khép kín với nhiều điều khó hiểu đối với người Đức

Cần hội nhập sâu vào xã hội Đức, hoà đồng với dân bản địa, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Đức.

Hãy nỗ lực chia sẻ những khó khăn của nước Đức trong các vẫn đề: người nhập cư, môi trường, nạn phân biệt chủng tộc, những địa phương, những người gặp nạn bởi thiên tai…

Hãy có mặt, tham gia càng nhiều càng tốt trong các diễn đàn chính trị, văn hoá, thể thao…của Đức

Tham gia đông đảo các cuộc mít tinh, tuần hành vì hoà bình, chống chiến tranh, chống nạn kỳ thị chủng tộc được tổ chức rộng khắp trên nước Đức khá thường xuyên. Làm ngơ trước những vấn đề của nước Đức, một ngày nào đó chính chúng ta sẽ bị lãnh đủ.

Ông Lê Mạnh Hùng cũng cho hay:

“Nếu chỉ chờ đợi người Đức mang tương lai tốt đẹp đến cho mình, e rằng một ngày nào đó chính chúng ta sẽ bị bất ngờ lớn. Hơn ai hết chính số lượng khá lớn các cựu sinh viên, nghiên cứu sinh người Việt Nam từng du học ở Đức, thông thạo tiếng Đức, hiểu văn hoá Đức là những người càng cần tích cực đứng ra giúp đỡ, hướng dẫn cộng đồng trong mảng này. Chẳng có ai là người không bị liên quan trong tình hình đang căng thẳng ở Đức hiện nay đâu.”

Các nhóm tự phát và đảng chính trị

Thủ tướng Angela Merkel đã lên án những nhóm “tự cảnh giác” thiên hữu ở Chemnitz.

Báo chí Đức cho hay một số nhóm thiên hữu tự tổ chức thành các đội “tuần tra” ở các khu vực có người nhập cư sinh sống.

Một số trang của người Việt tại Đức cũng đã chia sẻ ý kiến lo ngại về làn sóng cực hữu bài ngoại tại Đức, nhất là vùng phía Đông nước này.

Có ý kiến nhắc lại vụ bạo loạn ở Rostock vào năm 1992 khi một số nhóm cánh hữu đã châm lửa đốt một ngôi nhà tập thể nơi người Việt Nam sinh sống.

Tình hình ngày nay đã khác nhưng sự lo ngại chung về xu hướng bài ngoại đã đặt ra câu hỏi trong chính người Việt Nam tại Đức rằng họ có “hội nhập” đủ vào xã hội Đức hay chưa.

Theo bình luận của BBC News bản tiếng Anh hôm 28/08 thì vấn đề người nhập cư đang trở thành rất “gai góc” tại Đức và bị chính trị hóa.

Năm 2015, bà Merkel đồng ý nhận vào chừng 1,3 triệu người nhập cư và tỵ nạn không giấy tờ, đa số từ các nước Trung Đông như Syria, Iraq.

Nhưng Angela Merkel và các đồng minh chính trị đã bị cử tri Đức “trừng phạt” trong cuộc bầu cử toàn quốc năm ngoái.

Đảng bài ngoại Alternative fur Deutchland (AfD) lần đầu đã vào Nghị viện Liên bang với 12,6% phiếu, và được 90 ghế.

Chemnitz nằm ở vùng Saxony (Sachsen), nơi cả đảng AfD và phong trào dân tộc chủ nghĩa mang tên Pegida đều đang lên rất mạnh, theo BBC News.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45329760

 

Nga tập trận lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua

Tuần tới, Nga sẽ tổ chức các cuộc tập trận với Trung Quốc và Mông Cổ, được mô tả là cuộc tập trận lớn nhất trong gần bốn thập kỷ qua, hãng tin Reuters trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết hôm 28/8.

Cuộc tập trận có tên gọi là Vostok-2018 (Đông-2018), sẽ diễn ra tại các khu quân sự miền trung và miền đông của Nga với sự tham gia của gần 300.000 binh sĩ, hơn 1.000 máy bay quân sự, hai hạm đội hải quân, và tất cả các đơn vị không quân của Nga, ông Shoigu nói trong một tuyên bố.

Các cuộc diễn tập sẽ diễn ra tại thời điểm căng thẳng cao giữa các nước phương Tây và Nga.

Khối NATO cho biết họ đã tăng cường lực lượng ở Đông Âu để ngăn chặn các hành động quân sự tiềm tàng của Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraina vào Nga vào năm 2014 và ủng hộ những người nổi dậy thân Nga ở miền đông Ukraina.

Cuộc tập trận Vostok-2018 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/9.

Ông Shoigu cho biết đây sẽ là cuộc tập trận lớn nhất kể từ cuộc tập trận Zapad-81 (Tây-81) vào năm 1981 dưới thời Liên Xô.

Ông Shoigu nói với các phóng viên: “Ở một số mặt, cuộc tập trận này sẽ lặp lại các nội dung của cuộc tập trận Zapad-81, nhưng ở một số mặt khác, cuộc tập trận này có quy mô sẽ lớn hơn.”

Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các đơn vị quân đội Trung Quốc và Mông Cổ cũng sẽ tham gia cuộc tập trận này.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-tap-tran-lon-nhat-trong-gan-4-thap-ky-qua/4547383.html

 

Bộ trưởng Môi Trường Pháp Nicolas Hulot

bất ngờ thông báo từ chức

Thanh Phương

Hôm nay, 28/08/2018, bộ trưởng bộ Chuyển Đổi Sinh Thái (Môi Trường) của Pháp Nicolas Hulot bất ngờ thông báo từ chức, với lý do là ông đã không đạt được những tiến bộ đáng kể về môi trường.

Ông Hulot, 62 tuổi, thông báo từ chức khi trả lời phỏng vấn trực tiếp trên đài phát thanh France Inter. Bộ trưởng từ nhiệm nói thêm là ông đã không báo trước cả tổng thống Emmanuel Macro lẫn thủ tướng Edouard Philippe về quyết định từ chức, chỉ vì sợ hai người này, như những lần trước, sẽ lại thuyết phục ông không rời chính phủ.

Trong nhiều năm, các chính phủ liên tiếp cả tả lẫn hữu đều đã cố lôi kéo ông tham gia, nhưng ông Hulot, một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng, vẫn từ chối. Cho nên, khi ông nhận lời làm bộ trưởng Môi Trường trong chính phủ của tổng thống Macron vào tháng 5/2017, nhiều người đã hy vọng là chính phủ mới sẽ đạt nhiều bước tiến về môi trường.

Trong thời gian làm bộ trưởng, ông Nicolas Hulot đã thu được một số thành công đáng kể, như việc hủy dự án xây sân bay mới Notre-Dame-des-Landes ở miền tây nước Pháp, một dự án mà giới bảo vệ môi trường đã cực lực phản đối. Nhưng ông Hulot cũng đã nhiều lần thất vọng hoặc phải chấp nhận những thỏa hiệp. Chẳng hạn như ông đã phải chấp nhận đình hoãn mục tiêu giảm tỷ trọng điện hạt nhân xuống còn 50% sản lượng điện vào năm 2050, hoặc đã phải chấp nhận cho hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Canada có hiệu lực tạm thời.

Khi thông báo từ chức sáng nay, ông Hulot thổ lộ rằng trong chính phủ của tổng thống Emmanuel Macron, ông cảm thấy như chỉ có mình ông là nỗ lực thúc đẩy bảo vệ môi trường. Nói chung, theo ông Hulot, chính phủ đã không dành ưu tiên cho các hồ sơ lớn về môi trường.

Vụ từ chức của ông Hulot là một vố đau cho tổng thống Emmanuel Macron, vì xảy ra trong bối cảnh uy tín của nguyên thủ Pháp đang sụt giảm mạnh, đặc biệt là do tai tiếng Benalla (một cộng sự viên thân tín của ông Macron có hành vi bạo lực với người biểu tình). Phe đối lập, từ đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa, cho đến đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất, đã không bỏ lỡ dịp này để đả kích tổng thống Macron.

http://vi.rfi.fr/phap/20180828-bo-truong-moi-truong-phap-nicolas-hulot-thong-bao-tu-chuc

 

Pháp : Những ngôi nhà lạ mắt bên bờ sông Seine

Tuấn Thảo

Lần đầu tiên được nhìn thấy Ngôi nhà Ấn Độ, khách tham quan cứ ngỡ là người ta đang dựng cảnh quay cho một bộ phim của Bollywood. Thật ra, Ngôi nhà Ấn Độ này đã được xây cất cách đây đúng 140 năm, nhân kỳ Triển lãm Toàn cầu tổ chức ở Paris vào năm 1878.

Tọa lạc bên bờ sông Seine, ngay ở lối vào công viên Bécon, gần Toà thị chính Courbevoie, ngoại ô Paris, Ngôi nhà Ấn Độ có thể được thấy từ xa nhờ các mái vòm cung nhọn mạ vàng. Khi trời đẹp có nhiều nắng, mái nhà lại càng lấp lánh lung linh ánh sáng. Ngoài nhà Ấn Độ, còn có thêm một ngôi nhà thứ nhì với lối kiến trúc khác thường, không giống như các dãy phố xung quanh.

Lối kiến trúc bên ngoài cũng như cách thiết kế bên trong Ngôi nhà Ấn Độ hầu như đều được làm bằng gỗ, với nhiều họa tiết và đường viền chạm trổ khá tỉ mỉ, nhất là các tấm bảng ở khung cửa sổ hay trên trần nhà. Mặt tiền của toà nhà với nhiều cửa kính cho thấy lối thiết kế thật ra không thuần chất Ấn Độ mà lại được kết hợp với nhiều ảnh hưởng từ vương quốc Anh.

Ngôi nhà Ấn Độ (tên nguyên gốc là Pavillon des Indes Britanniques) do kiến trúc sư Caspar Purdon Clarke thực hiện theo yêu cầu của quốc vương Edward VII (thời bấy giờ ngài còn là Thái tử). Ngôi nhà này đại diện cho Ấn Độ và các thuộc địa Anh đã thu hút 16 triệu khách tham quan khi được trưng bày trên quảng trường Champs de Mars, nhân kỳ Triển lãm Toàn cầu tổ chức ở Paris vào năm 1878.

Sau ngày bế mạc Triễn lãm Toàn cầu, Ngôi nhà Ấn Độ đã bị tháo gỡ, một phần bị hư hỏng nặng do trời mưa bão, các tấm bảng gỗ không được cất giữ trong kho lưu trữ, phần còn lại được bán lại cho nhà qúy tộc George Stirbei (từng là ngoại trưởng Rumani tại Pháp). Ngôi nhà Ấn Độ trở thành một phần dinh thự của dòng họ này (Stirbei & Gould) và chủ yếu được dùng như là một xưởng vẽ, do hai cô con gái nuôi của ông Stirbei đều là họa sĩ.

Kể từ năm 1951 trở đi, Ngôi nhà Ấn Độ thuộc quyền sở hữu của thành phố Courbevoie, khu vực ở phía sau toà nhà là một xưởng nghệ thuật dành cho các tài năng mới, đa số là sinh viên của Trường Mỹ thuật Paris. Các nghệ sĩ mầm non được mời đến đây làm việc và sáng tác trong vòng gần hai năm mà không phải lo tiền nhà. Bên cạnh đó, Ngôi nhà Ấn Độ còn hoạt động như một phòng triển lãm theo chuyên đề, chủ yếu là các tài liệu lưu trữ liên quan đến nguồn gốc lịch sử và công việc bảo tồn Pavillon des Indes từ năm 1878 cho tới nay. Do là nơi làm việc dành cho giới nghệ sĩ, Ngôi nhà Ấn Độ chỉ tiếp đón khách tham quan nào có đăng ký trước với ban quản lý.

Ghé thăm Ngôi nhà Ấn Độ cũng là dịp để viếng thăm công viên Bécon, do nằm trên ngọn đồi, nên công viên này như thể có hai tầng : tầng phía dưới có nhiều bãi cỏ để tắm nắng hay tổ chức pic-nic, bên cạnh những con lộ nhỏ dành cho người chạy bộ hay đi xe đạp, với nhiều lối đi ra tận các chiếc cầu bên bờ sông Seine.

Còn tầng trên có vườn chơi với bãi cát, xích đu, chòi gỗ dành cho trẻ em, ở nhiều góc vườn có nhiều không gian thoáng mát yên tĩnh, với những quán nước bán thức giải khát, những hàng ghế dưới bóng cây dành cho người thích đọc sách. Từ các lan can rộng thênh thang, khách tham quan có thể nhìn ra phía bờ sông Seine, ẩn hiện sau những vòm cây xanh.

Nếu như Ngôi nhà Ấn Độ nằm ở góc phía đông công viên, thì ở phía tây, khách tham quan sẽ tìm thấy Viện bảo tàng Roybet Fould, tuy nhỏ nhưng lại có khá nhiều tác phẩm của Jean Baptiste Carpeaux. Sinh trưởng tại Valenciennes (1827-1875), nghệ sĩ Carpeaux nổi tiếng nhờ các bức tranh và nhất là các tác phẩm điêu khắc dưới thời hoàng đế Napoléon Đệ Tam. Dinh thự của ông ngày xưa tọa lạc giữa công viên Bécon, điều đó giải thích vì sao Bảo tàng Roybet Fould dành nhiều gian triển lãm cho tác phẩm của nhà điêu khắc này.

Đáng ngạc nhiên hơn nữa, là Ngôi nhà làm bằng toàn gỗ thông ở phía sau viện bảo tàng. Hỏi ra mới biết đó là Ngôi nhà Bắc Âu đại diện cho hai quốc gia Thụy Điển và Na Uy, cũng nhân kỳ Hội chợ Triển lãm Toàn cầu tổ chức ở Paris năm 1878. Do kiến trúc sư Henrik Trapp-Meyer (1833-1910) thiết kế, toàn bộ ngôi nhà đã được thực hiện theo đúng truyền thống các ngôi nhà miền núi của Na Uy.

Được xây tại vùng Bắc Âu với các chất liệu hoàn toàn tự nhiên, Ngôi nhà này đã được chở bằng thuyền sang Pháp, toàn bộ các bảng gỗ được lắp ráp lại ở thủ đô Paris. Tuy không bắt mắt bằng Ngôi nhà Ấn Độ, nhưng lối kiến trúc của Ngôi nhà Bắc Âu, dù có bị che khuất sau những rặng cây xanh, lại tạo được sự quyến rũ hấp dẫn, nhờ nét duyên thầm kín tiềm ẩn.

http://vi.rfi.fr/phap/20180828-phap-nhung-ngoi-nha-la-mat-ben-bo-song-seine

 

Iran nói đã ‘kiểm soát hoàn toàn eo biển Hormuz’

Một tướng lĩnh hàng đầu của Hải quân Iran hôm thứ Hai ngày 27/8 đã nói rằng nước ông đã kiểm soát hoàn toàn Eo biển Hormuz, tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới với 1/3 lượng dầu vận chuyển bằng đường biển của thế giới đi qua mỗi ngày.

Tướng Alireza Tangsiri, tư lệnh Vệ binh Cách mạng Iran, cho biết Iran đã kiểm soát hoàn toàn Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz ở cửa ngõ dẫn vào Vịnh, hãng tin Reuters cho biết.

Eo biển này, nơi hẹp nhất có chiều rộng 21 dặm, là tuyến đường biển duy nhất mà các nước xuất khẩu dầu lớn nhất trên thế giới vận chuyển dầu ra ngoài đến Ấn Độ Dương.

Eo biển Hormuz là nơi mà phần lớn dầu của Ả Rập Saudi phải đi qua, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Ả Rập Saudi đã xây dựng các đường ống để tránh qua eo biển nhưng đa phần dầu thô được vận chuyển bằng đường biển. Điều đó có nghĩa rằng bất cứ hành động nào của Iran phong tỏa tuyến đường này sẽ tác động đến người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Một phúc trình của cơ quan này hồi năm 2012 cho biết trong trường hợp eo biển Hormuz bị phong tỏa, cho dù chỉ là tạm thời, có thể sẽ dẫn đến giá nhiên liệu tăng đáng kể.

Kể từ đầu tháng Tám, Iran đã bắt đầu tập trận ở quy mô lớn ở Eo biển Hormuz với sự tham gia của hơn 50 tàu thuyền quân sự cỡnhỏ để diễn tập chiến dịch đổ ra ồ ạt vốn có thể đóng lại tuyến đường hàng hải trọng yếu này. Trong chỗ hẹp nhất chỉ có 21 dặm đó thì mỗi chiều lưu thông của tàu bè rộng hai dặm.

Cuộc diễn tập này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi một thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran và lãnh đạo hai nước đã có những lời lẽ nảy lửa nhằm vào nhau.

Iran thường đưa tàu nhỏ ra hoạt động ở eo biển Hormuz và vùng biển lân cận và đã đe dọa đóng tuyến đường hàng hải nhộn nhịp này. Trong những tuần vừa qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani một lần nữa đã lặp lại lời đe dọa trên khi nói rằng nếu các lệnh trừng phạt của Mỹ đe dọa xuất khẩu dầu thô của Iran thì phần xuất khẩu còn lại của khu vực Trung Đông cũng sẽ bị đe dọa.

Tuy nhiên nếu Iran thật sự thực hiện lời đe dọa của họ là phong tỏa tuyến đường biển này thì Hoa Kỳ sẽ có phản ứng tức thì.

“Hoa Kỳ và các đối tác của chúng tôi cung cấp và thúc đẩy an ninh và ổn định ở khu vực mỗi ngày,” phát ngôn nhân Chloe Morgan của Bộ chỉ huy Trung tâm của Hải quân Mỹ phát biểu trong một thông cáo gửi đến Fox News hôm thứ Hai ngày 27/8. “Chúng tôi cùng nhau đảm bảo quyền tự do lưu thông và dòng chảy thương mại tự do ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.”

Tướng Joseph Votel, người đứng đầu Bộ chỉ huy Trung tâm của Mỹ, hồi đầu tháng nói rằng Iran đang thể hiện sức mạnh quân sự của họ và có khả năng cài bom và các tàu chứa chất nổ ở tuyến hải lộ này cũng như có thể triển khai tên lửa và radar dọc theo bờ biển của họ. Ông nói rằng Mỹ và các nước đồng minh thường xuyên diễn tập ứng phó với khả năng đó và đã sẵn sàng đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển này.

“Chúng tôi ý thức những gì đang diễn ra và chúng tôi luôn sẵn sàng bảo vệ mình,” ông nói với các phóng viên.

Ông Jim Jones, cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Barack Obama, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng rằng Hải quân Iran nên bị ‘quét sạch’ nếu họ có hành động phong tỏa tuyến đường hàng hải.

“Nếu họ làm điều gì đó ở Eo biển Hormuz thì tôi sẽ muốn thấy hải quân của họ biến mất,” ông nói.

https://www.voatiengviet.com/a/iran-n%C3%B3i-%C4%91%C3%A3-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-ho%C3%A0n-to%C3%A0n-eo-bi%E1%BB%83n-hormuz-/4546544.html

 

Tổng thống Rohani, nhân vật bung xung

trong cuộc đấu đá chính trị nội bộ Iran

Minh Anh

Mỹ tái áp dụng trừng phạt, kinh tế Iran điêu đứng, người dân bất bình. Do vậy, cần phải tìm ra kẻ bung xung, hứng chịu trách nhiệm về tình trạng này. Tổng thống Hassan Rohani là đối tượng « hoàn hảo » trong cuộc đấu đá nội bộ trên chính trường Iran hiện nay. Và kịch bản này đang từng bước được thực hiện.

Ngày 26/08/2018, Nghị Viện Iran quyết định bãi chức bộ trưởng Kinh Tế – Tài Chính, Massoud Karbassian. Đầu tháng Tám, bộ trưởng Lao động cũng đã bị Nghị Viện bãi nhiệm.

Như vậy, chỉ trong vòng có vài tuần, ông Rohani đã bị mất đi hai nhân vật thân cận là bộ trưởng Kinh Tế – Tài chính và bộ trưởng Lao Động. Một người thân cận khác là bộ trưởng Công nghiệp – Giao thông có nguy cơ chịu chung số phận như hai đồng nhiệm trước.

Chưa có lúc nào vị thế của tổng thống Iran lại bị lung lay mạnh như lúc này. Sự kiện chưa từng thấy, hôm nay 28/8, ông Rohani phải ra điều trần trước Nghị Viện. Nguyên thủ Iran bị chỉ trích quản lý kinh tế yếu kém : đồng tiền bị mất giá thê thảm, nạn thất nghiệp, tham nhũng… Ngoài xã hội, người dân xuống đường rầm rộ, phản đối tổng thống thất hứa, không cởi mở xã hội dân sự và đời sống kinh tế ngày càng khó khăn.

Tổng thống Rohani giờ như trong tình thế « tứ bề thọ địch ». Trên đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI, chuyên gia Vincent Eiffling, Trung tâm Nghiên cứu Khủng hoảng và Xung đột Quốc tế, trường đại học Công giáo Louvain, tại Bỉ, cho rằng chính quyết định của tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tái lập các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran đã đẩy ông Rohani vào tình thế khó khăn như hiện nay.

« Cuộc đọ sức luôn luôn diễn ra giữa một bên là phe cải tổ, hay đúng hơn là phe ôn hòa, với biểu tượng là tổng thống Rohani và bên kia là phe bảo thủ trong chế độ, nhất là về vấn đề hạt nhân Iran. Cụ thể là Cộng Hòa Hồi Giáo Iran cần phải có chính sách ra sao ? Tổng thống Rohani thiên về việc bình thường hóa quan hệ với phương Tây. Ngược lại, phe bảo thủ đã lo ngại và vẫn luôn luôn lo ngại là việc bình thường hóa này sẽ đe dọa chế độ, thậm chí đe dọa sự sống còn của Cộng Hòa Hồi Giáo Iran.

Donald Trump đã tạo cớ cho phe bảo thủ Iran củng cố lập luận của mình. Do vậy, ông Rohani rơi vào tình thế bị kìm kẹp, trên đe dưới búa, giữa một bên là Donald Trump, được coi là biểu tượng của búa và bên kia là phe bảo thủ, có thể coi là đe. »

Giờ đây, nền kinh tế bị suy sụp. Những chính khách cấp tiến và một bộ phận dân chúng, những người đã từng đưa ông Rohani lên nắm quyền vào năm 2013, bắt đầu mất dần hy vọng. Trong bối cảnh đó, các phe phái tại Iran tập trung chĩa mũi dùi vào tổng thống Rohani. Chuyên gia Vincent Eiffling giải thích :

« Thực ra, Hassan Rohani bị coi là một nhân vật bung xung hoàn hảo. Ông chủ trương một đuờng lối mới trên chính trường Iran nhưng chủ trương này không thành vì chính sách đối nội và đối ngoại của Iran gắn bó chặt chẽ với nhau. Vả lại, có nhiều lý do khác giải thích sự thất bại của chủ trương này. Cần phải có giải thích, cần phải tìm ra một người để quy trách nhiệm và hứng chịu các chỉ trích, phê phán của người dân, của giới tinh hoa, của giới chính trị gia, tôn giáo và quân sự trong vụ này. Do vậy, Hassan Rohani trở thành kẻ bung xung.

Ngoài ra, tại Quốc Hội Iran, trong những tháng gần đây, đã có hiện tượng trở cờ. Một số dân biểu đã đắc cử dưới danh nghĩa chính trị gia ôn hòa. Giờ đây, họ lại đứng về phe bảo thủ trong các cuộc bỏ phiếu chống lại Hassan Rohani và phe cánh của ông. »

Theo như nhận định của nhà báo phân tích chính trị Fereshteh Sadeghi, làm việc tại Teheran, được AFP trích dẫn : « Ông (Rohani) không thể làm được gì. Ông bị trói tay rồi. Giờ đây, tất cả các phe phái tập trung vào thời điểm 2021 ». Đó là năm Iran bầu cử tổng thống.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180828-tong-thong-rohani-nhan-vat-bung-xung-trong-cuoc-dau-da-chinh-tri-noi-bo-iran-ok

 

Châu Á cần 240 nghìn phi công trong 20 năm tới

Nếu bạn cần tìm việc, bạn có thể xem xét huấn luyện lại để trở thành phi công cho các hãng hàng không và chuyển tới Trung Quốc.

Hãng Boeing dự đoán khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ cần một số lượng lớn các phi công, kỹ thuật viên và nhân viên tổ bay trong hai thập kỷ tới.

Kinh tế của khu vực này phát triển mạnh, mang lại sự giàu có và khả năng đi lại ngày càng tăng, dẫn tới nhu cầu cần 240.000 phi công và 317.000 thành viên tổ bay vào năm 2037.

Pháp-Việt ký nhiều hợp đồng hàng tỷ USD

Hàng không Tre Việt sẽ bay tháng Mười?

Vietnam Airlines vẫn bay thẳng Mỹ dù thua lỗ

Cục Hàng không VN phạt Vietjet 44 triệu

Trung Quốc nói riêng sẽ cần một nửa số nhân lực đó.

Dự đoán này gây áp lực lên một ngành công nghiệp vốn đã gặp khó khăn vì tình trạng thiếu phi công và tốc độ đào tạo chậm.

Các phi công già hơn sẽ nghỉ hưu trong 10 năm tới và ngày càng có nhu cầu cao cho các ngành dịch vụ hàng không, chẳng hạn như du lịch trực thang hay phi cơ riêng hạng sang.

Boeing ước tính Trung Quốc sẽ cần 128.500 phi công, Đông Nam Á cần 48.000 và Nam Á 42.750 phi công.

Dự đoán của Boeing được dùng để đặt kế hoạch cho các đơn giao hàng máy bay mới. Không có gì ngạc nhiên khi Châu Á Thái Bình Dương cũng dẫn đầu về nhu cầu cho máy bay mới trên toàn cầu.

Hãng hàng không và quốc phòng khổng lồ Mỹ cũng dự đoán rằng 40% máy bay chở khách mới sẽ được giao cho các hãng hàng không châu Á Thái Bình Dương trong những năm tới.

Thắt dây an toàn

Boeing có một chương trình đào tạo phi công trong thời gian ngắn những chương trình của hãng không đủ đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của ngành hàng không.

“Nhu cầu phi công trong khu vực vẫn tiếp tục cao, và chúng tôi trông đợi điều này sẽ tiếp diễn trong vài năm tới,” ông Keith Cooper, phó chủ tịch Dịch vụ Huấn luyện thuộc Dịnh vụ Toàn cầu của Boeing cho biết.

Các nhà phân tích cảnh báo tình hình thiếu phi công sẽ ảnh hưởng sự phát triển của ngành hàng không.

Nếu không có phi công, máy bay nằm im một chỗ. Yêu cầu được trả lương cao hơn của phi công cũng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hãng hàng không.

Hàng không Mỹ phải bỏ tên Đài Loan vì sợ TQ

Hàng không Nhật và Hàn ‘cũng thấy tên lửa’

Hàng không Mỹ vẫn chưa bỏ tên Đài Loan trước 9/8

‘Mạng lưới phức tạp’

Ở các quốc gia nơi có những nghiệp đoàn mạnh, như Anh và Pháp, yêu sách tăng lương và phúc lợi của phi công đã từng gây ra các đợt đình công gây tê liệt.

Ngành hàng không cũng phải đối mặt với nhiều thăng trầm khác do các cuộc chiến thương mại.

Giám đốc Boeing ông Dennis Muilenburg cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại ngày một gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm tăng giá thành sản xuất máy bay.

“Hàng không phát triển mạnh trên cơ sở thương mại tự do và mở,” ông Muilenburg nói.

“Chúng tôi lo ngại [chiến tranh thương mại Mỹ – Trung] có thể ảnh hưởng giá thành của chuỗi cung ứng – nhưng các chuỗi cung ứng này chảy cả hai chiều [giữa Trung Quốc và Mỹ], đó là một mạng lưới phức tạp trên toàn thế giới.”

Hàng không từ Việt Nam

Việt Nam cũng là thị trường hàng không phát triển mạnh và các công ty hàng không nước này cũng vươn ra khu vực.

Hồi tháng 3/2018 nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phúc Trọng, hãng hàng không VietJet của Việt Nam và Tập đoàn Safran – CFM của Pháp đã ký biên bản ghi nhớ về cung cấp động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho máy bay của hãng trị giá 6,5 tỷ USD, theo báo chí Việt Nam.

Tập đoàn GECAS của Pháp cùng thời gian đã ký hợp đồng leasing để VietJet nhận về sáu Airbus 321 loại mới, theo thông tin từ VietJet.

Vẫn về hàng không, Air France KLM hôm 26/03 cũng ký hợp đồng trị giá 500 triệu USD với Vietnam Airlines để bảo dưỡng máy bay cho phía Việt Nam.

Gần đây, Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) của tập đoàn FLC dự kiến sẽ khai thác 37 đường băng nội địa bắt đầu từ tháng 10 này.

Nhu cầu tuyển phi công từ Việt Nam hiện vẫn cao và thu nhập của nghề này được cho là cao gấp nhiều lần các nghề ‘mặt đất’.

Báo Dân Trí hồi tháng 5/2018 trích số liệu từ Tổng công ty Hàng không Vietnam Airlines cho hay năm 2016, tiền lương bình quân cho phi công của hãng lên tới 115,3 triệu đồng/tháng và vẫn đang tăng.

“Thực tế, con số này chỉ là mức lương trung bình…nên các bạn cũng đừng quá ngạc nhiên khi có những phi công thu nhập hàng tháng 200 – 300 triệu VND”, tờ báo này viết.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-45331633

 

Bắc Hàn gởi thư cảnh báo đàm phán

phi nguyên tử với Hoa Kỳ có nguy cơ sụp đổ

Bắc Hàn- Vào hôm Thứ Ba 28 tháng 8, CNN dẫn lời các nguồn tin thông thạo cho biết một chức Bắc Hàn đã gửi 1 bức thư đến Hoa Kỳ, theo đó cảnh báo rằng tiến trình đàm phán về nguyên tử đang bị đe dọa và có nguy cơ sẽ sụp đổ 1 lần nữa.

Theo CNN, bức thư được gửi trực tiếp tới Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, và cho biết chính phủ của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un cảm thấy rằng quá trình đàm phán không có tiến triển. Lý do là vì Hoa Kỳ vẫn chưa sẵn sàng đáp ứng những kỳ vọng của Bắc Hàn trong việc thúc đẩy ký kết hiệp ước hòa bình.

Hôm 27 tháng 8, tổng thống Trump đã hủy bỏ chuyến công du Bắc Hàn của ông Pompeo, sau khi nhận được một lá thư đầy  hiếu chiến từ một viên chức cao cấp của Bắc Hàn. Theo CNN, bức thư được ông Kim Yong Chol – cựu giám đốc cơ quan tình báo Bắc Hàn gởi đi. Khi tuyên bố hủy bỏ chuyến đi của ông Pompeo, lần đầu tiên ông Trump đã thừa nhận rằng nỗ lực của ông trong việc thuyết phục Bắc Hàn phi nguyên tử hóa đã bị đình trệ kể từ hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6.

Trước đó, hôm 26 tháng 8, truyền thông nhà nước Bắc Hàn cáo buộc Hoa Kỳ “hai mặt” và đang “ấp ủ một âm mưu tội phạm”, nhưng không đề cập đến chuyến viếng thăm của ông Pompeo.

Nhận xét về bức thư của Bắc Hàn, phát ngôn viên của Tổng thống Nam Hàn cho biết ông không có ý kiến bình luận về tính xác thực của lá thư, nhưng thừa nhận rằng các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng đã rơi vào bế tắc. Điều này thúc đẩy Nam Hàn phải thực hiện một hội nghị thượng đỉnh liên Triều tiếp theo, nhằm gỡ rối căng thẳng. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/bac-han-goi-thu-canh-bao-dam-phan-phi-nguyen-tu-voi-hoa-ky-co-nguy-co-sup-do/

 

Nhật: ‘Bắc Hàn là đe dọa nghiêm trọng

và cấp bách nhất’

Bộ Quốc phòng Nhật coi Bắc Hàn là ‘mối đe dọa nghiêm trọng và cấp bách nhất’, đồng thời quan ngại ý đồ giành lại quyền lực của Nga và khả năng quân sự ngày càng tăng của TQ.

Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Nhật, công bố hôm 27/8, cho hay Bắc Hàn vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh của Nhật Bản dù đã ngưng thử nghiệm tên lửa đạn đạo, và dù ông Kim Jong-un đã hứa phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, theo The South China Morning Post.

“Hoạt động quân sự của Bắc Hàn đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng và cấp bách nhất mà quốc gia chúng ta phải đối mặt”, báo cáo của Bộ Quốc phòng Nhật viết.

Các mối lo ngại khác liên quan đến sự bành trướng của Trung Quốc và tham vọng quyền lực của Nga vẽ nên bức tranh của một Nhật Bản bị bao vây bởi các kẻ thù đầy tiềm năng ở Đông Á.

Đánh giá an ninh mới nhất cũng được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột hủy bỏ chuyến công du lần thứ tư của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Bình Nhưỡng trong tuần này như là một phần trong nỗ lực mới thúc đẩy Bắc Hàn từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Trump và Kim ở Singapore vào tháng Sáu.

Bắc Hàn thả du khách Nhật vì ‘nhân đạo’

Đài Bắc muốn tăng trao đổi quân sự với Mỹ

Bắc Hàn lại ‘triển khai tên lửa mới’

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nói từ cuộc họp ở Singapore rằng đất nước của ông sẽ không thay đổi lập trường quân sự của mình đối với người hàng xóm hiếu chiến cho đến khi thấy các bước cụ thể, không thể đảo ngược và có thể xác minh đối với việc Bắc Hàn giải trừ vũ khí.

Báo cáo cũng lưu ý rằng Bắc Hàn đã tiến hành ba cuộc thử nghiệm hạt nhân và bắn 40 tên lửa đạn đạo kể từ đầu năm 2016, một số đã vượt qua lãnh thổ Nhật Bản.

Nhật Bản cho biết tháng trước nước này có kế hoạch mua hai trạm theo dõi radar phòng không của Aegis Ashore từ Hoa Kỳ để tăng cường khả năng chống lại các tên lửa của Bắc Hàn. Thiết bị này, sẽ được triển khai cùng với hệ thống tên lửa đánh chặn, cũng có thể chống trả lại bất cứ mối đe dọa tiềm ẩn nào từ Trung Quốc từ năm 2023 trở đi.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45327108

 

Máy bay dân dụng Trung Quốc

đáp khẩn xuống Thẩm Quyến

Một máy bay dân dụng Trung Quốc với 166 hành khách trên khoang đã đáp khẩn xuống phi trường Thẩm Quyến với chỉ có hai bánh trong ngày thứ Ba 28/8, sau khi phi công bỏ ý định đáp xuống phi trường Macau trước đó và kêu cứu, theo các giới chức hàng không cho biết.

Trong một thông báo trên trang web của mình, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết chuyến bay cất cánh từ Bắc Kinh và do Hãng Hàng Không Capital (Capital Air) điều hành. Capital Air là một chi nhánh của Hãng Hàng Không Hải Nam.

Tin Reuters trích dẫn Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho hay phi hành đoàn còn báo cáo một lỗi kỹ thuật trong các động cơ của chiếc Airbus A320.

Trong một dòng chia sẻ trên trang mạng Weibo- tương đương với trang Twitter, Capital Airlines nói họ nghi rằng chuyến bay đã gặp gió lớn trong khi tìm cách đáp xuống phi trường Macau, và phi hành đoàn kết luận rằng các bánh xe của phi cơ có thể đã bị hỏng. Hãng Hàng Không này cho biết là có 157 hành khách và 9 người trong phi hành đoàn.

Phi trường Thẩm Quyến nằm cách Macau khoảng 40 km về hướng đông bắc. Phi trường này đã đóng cửa 1 trong các phi đạo của họ trong 3 giờ đồng hồ để dọn đường cho vụ đáp máy bay khẩn.

https://www.voatiengviet.com/a/may-bay-dan-dung-trung-quoc-dap-khan-xuong-tham-quy%E1%BB%81n/4547495.html

 

TQ: Hoả Tiễn Phóng Qua Điện Từ Đầu Tiên

BEIJING  –   Khoa học gia Trung Cộng đang pjhát triển hoả tiễn bắn từ dàn phóng điện từ đầu tiên trên thế giới – truyền thông nhà nước đưa tin : hoả tiễn này là 1 loại trọng pháo tầm bắn 150 kilomét, là tiện dụng với chiến trường đồi núi như Tây Tạng hay tại các biên giới trong vùng Himalaya.

Cao nguyên Tây Tạng chiếm 26% của toàn bộ lãnh thổ kiểm soát bởi Beijing. Các chi tiết về vũ khí đang phát triển chưa được biết – nhưng, khoa học gia dẫn đầu chương trình nghiên cứu là Han Junli xác nhận với báo quốc doanh Science and Technology Daily rằng đã có tiến bộ đáng kể.

Hoả tiễn đang phát triển phóng bằng điện từ, là kỹ thuật tương tự tiếp sức chiến đấu cơ cất cánh từ hàng không mẫu hạm.

Chuyên gia Zhou Chenming (đặt văn phòng tại Beijing) nói : sức phóng điện từ giúp hoả tiễn giữ ổn định đường bay, làm tăng khả năng chính xác.

https://vietbao.com/p122a284858/tq-hoa-tien-phong-qua-dien-tu-dau-tien

 

Tập Cận Bình trấn an

về « Một vành đai, một con đường »

Thụy My

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua 27/08/2018 trong hội nghị sơ kết 5 năm « Một vành đai, một con đường » tại Bắc Kinh đã khẳng định sáng kiến này không nhằm tạo ra một « Câu lạc bộ Trung Quốc », đồng thời kêu gọi cân bằng về thương mại với các quốc gia đối tác. Tuyên bố của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh thủ tướng Malaysia vừa hủy bỏ dự án nhiều tỉ đô la với Trung Quốc vào tuần trước.

Ông Tập Cận Bình cho rằng : « Một vành đai, một con đường là sáng kiến hợp tác kinh tế, chứ không phải là một liên minh địa chính trị hay quân sự. Đó là một tiến trình mở rộng, chứ không phải nhằm lập ra một quỹ đạo riêng hay một Câu lạc bộ Trung Quốc ».

Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư trên 60 tỉ đô la vào các nước dọc theo « Con đường tơ lụa mới » này. Ông Tập nhấn mạnh trao đổi thương mại với các nước liên quan đã đạt 734 tỉ đô la, tạo ra hơn 200.000 việc làm. Chủ tịch Trung Quốc cho rằng khái niệm tổng thể đã hoàn tất, nay cần đi vào cụ thể và tập trung cho các dự án chất lượng cao. Ông cũng kêu gọi nỗ lực tạo cân bằng về thương mại với các nước tham gia, và tăng cường dự báo rủi ro.

Cách đây đúng một tuần, thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trong chuyến công du Bắc Kinh đã hủy bỏ ba dự án cơ sở hạ tầng trị giá 22 tỉ đô la do Trung Quốc đầu tư, gồm một tuyến đường sắt, hai đường ống dẫn khí đốt, với lý do sẽ không trả nổi nợ. Ông Mahathir cũng tố cáo « chủ nghĩa thực dân mới », tuy không gọi thẳng tên Trung Quốc.

Chuyên gia Bàng Trung Anh (Pang Zhongying), trường đại học Hải Dương Trung Quốc cho rằng : « Bắc Kinh đang phải đối phó với những thách thức to lớn, trước các phản ứng của cộng đồng quốc tế ». Theo ông, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang và sự do dự của các nước quan trọng như Malaysia và Pakistan về sáng kiến này, khiến Trung Quốc phải chỉnh đốn lại kế hoạch.

Giáo sư Moon Heung Ho, giáo sư trường đại học Hanyang ở Seoul nhận định : « Bắc Kinh đã thất bại trong chính sách ngoại giao với lân bang, do các nước láng giềng đang lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc ». Theo ông, Trung Quốc cần cố gắng xây dựng lại lòng tin trong khu vực.

Cuộc hội thảo do phó thủ tướng Hàn Chính (Han Zheng) chủ trì, với sự tham dự của các nhân vật quan trọng khác như ngoại trưởng Vương Nghị, các ủy viên Bộ Chính trị Lưu Hạc (Liu He), Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua), Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), bộ trưởng Tài Chính Tiêu Tiệp (Xiao Jie).

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180828-tap-can-binh-tran-an-ve-%C2%AB-mot-vanh-dai-mot-con-duong-%C2%BB

 

Trung Quốc dùng vũ khí du lịch

ép đảo Palau ở TBD bỏ Đài Loan

Mai Vân

Là một trong số vỏn vẹn 17 nước trên thế giới còn duy trì quan hệ với Đài Loan, đảo quốc Palau tí hon ở miền nam Thái Bình Dương hiện đang phải chịu sức ép nặng nề của Trung Quốc, muốn nước nhỏ bé này đoạn giao với Đài Bắc để lâp quan hệ với Bắc Kinh.

Nhằm buộc Palau đi theo mình, Trung Quốc đã không ngần ngại sử dụng đến vũ khí du lịch. Trong một phóng sự đăng tải ngày 19/08/2018, hãng tin Anh Reuters đã nêu bật sức tàn phá của thứ vũ khí này đối với nền kinh tế Palau, nhưng cũng ghi nhận các cố gắng của chính quyền Palau đương nhiệm nhằm kháng lại áp lực từ Bắc Kinh

Phóng sự của Reuters trước hết tóm tắt tình hình của đảo quốc Palau, trong hàng tựa : « Khách sạn trống rỗng, du thuyền ở không – đó là điều xẩy ra khi một đảo Thái Bình Dương làm Trung Quốc tức giận ».

Tình trạng khách sạn trống vắng, du thuyền đậu bến, công ty du lịch đóng cửa cho thấy vết rạn nứt ngày càng lớn tại đảo quốc rất nhỏ này ở vùng Thái Bình Dương, hiện đang bị kẹt trong cuộc chiến ngoại giao giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Vào năm ngoái Bắc Kinh đã cấm du khách Trung Quốc đến đảo thần tiên này, với lý do đó là một nơi đến bất hợp pháp vì không có quy chế ngoại giao với Trung Quốc.

Theo lời các quan chức chính quyền cũng như doanh nhân tại đảo, trong bối cảnh Trung Quốc càng lúc càng mở rộng ảnh hưởng ở vùng Thái Bình Dương, Palau nằm trong số ít ỏi đồng minh còn lại của Đài Loan và đang bị sức ép để đi theo Trung Quốc.

Theo lời ông Jeffrey Barabe, chủ nhân khách sạn Palau Central Hotel và Palau Carolines Resort ở Koror, « Hiện đang có tranh luận về việc Trung Quốc sử dụng du lịch làm vũ khí. Một số người tin là đô la từng được Trung Quốc cho phép đổ vào, giờ đây đang bị rút đi, để buộc Palau thiết lập quan hệ ngoại giao ».

Ở khu phố thương mại trung tâm của thành phố Koror, dấu vết của việc Trung Quốc rút đi rất rõ : Khách sạn, nhà hàng trống rỗng, công ty du lịch đóng cửa, còn thuyền chở khách du lịch đến đảo Rock Islands của Palau thì thả neo nhàn rỗi ở bến cảng như nói trên.

Trước lúc Bắc Kinh ra lệnh cấm, du khách Trung Quốc chiếm một nửa khách du lịch đến Palau. Trong số 122.000 du khách đến đảo quốc này vào năm 2017, thì có tới 55.000 người đến từ Trung Quốc và 9.000 đến từ Đài Loan, theo số liệu chính thức của Palau.

Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đã đổ xô đến Palau, mua cơ sở, xây dựng khách sạn, mở cửa hàng kinh doanh, chiếm lĩnh những khu địa ốc rộng lớn ở ven biển.

Tình trạng suy sụp từ khi lệnh cấm du lịch được ban hành nghiêm trọng đến nỗi mà hãng hàng không giá hạ Palau Pacific Airways hồi tháng Bảy vừa qua đã thông báo việc chấm dứt các chuyến bay đến Trung Quốc kể từ cuối tháng 8 này.

Theo hãng hàng không do Đài Loan kiểm soát, thì Trung Quốc đã nỗ lực giảm bớt, thậm chí chận đứng luồng du khách đến Palau, khiến cho họ mất đi 50% khách hàng kể từ khi lệnh cấm của Trung Quốc có hiệu lực.

Khi được hỏi rằng việc nêu Palau là một điểm đến du lịch bất hợp pháp phải chăng là cách để gây sức ép, buộc đảo quốc này từ bỏ Đài Loan, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã không trả lời thẳng, mà chỉ cho rằng quan hệ của Bắc Kinh với những nước khác nằm trong khuôn khổ nguyên tắc “một nước Trung Hoa“.

« Nguyên tắc một nước Trung Hoa là tiền đề và cơ sở chính trị để Trung Quốc duy trì và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới ». Đây là nội dung thông cáo gởi Reuters, nhưng không đã động đến Palau.

Bộ Ngoại Giao Đài Loan cho rằng Trung Quốc trong hai năm qua đã cám dỗ 4 nước rời bỏ Đài Loan để đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc bằng những khoản đầu tư và trợ giúp hậu hĩnh.

Không chỉ Palau, năm 2017, Trung Quốc đã từng sử dụng vũ khí du lịch để đối phó với Hàn Quốc trong hồ sơ lá chắn chống tên lửa THAAD của Mỹ đặt tại Hàn Quốc.

Trả lời hãng Reuters, tổng thống Palau Tommy Remengesau Jr. cho biết là đã không có thông báo chính thức của Trung Quốc về việc hạn chế du lịch.

Theo ông Remengesau: « Ai cũng biết là Trung Quốc muốn Palau và các đồng minh ngoại giao của Đài Loan đi theo Trung Quốc, nhưng đối với Palau, chính sách một nước Trung Hoa không phải một lựa chọn ».

Ông Remengesau, người sẽ mãn nhiệm tổng thống vào tháng Giêng 2021, giải thích là Palau hoan nghênh đầu tư và du lịch của Trung Quốc nhưng các nguyên tắc và lý tưởng dân chủ của chính quyền ông có cùng hướng với Đài Loan.

Theo Reuters, Palau đã có kế hoạch thích nghi với quyết định cấm du lịch của Trung Quốc bằng cách tập trung trên diện du khách chịu tiêu xài nhiều hơn, thay vì nhắm vào du lịch quần chúng, vốn đã tác hại đến môi trường của đảo.

Một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Palau là hồ nước mặn Jellyfish Lake đã phải đóng cửa sau khi lượng sứa trong hồ bị tụt giảm đáng kể vì có quá đông người xuống bơi.

Theo tổng thống Palau, « trong thực tế, số lượng du khách lớn không đồng nghĩa với thu nhập cao đối với Palau. Và chúng tôi quyết định tìm chất lượng hơn là số lượng. »

Năm 2015, tổng thống Palau đã tuyên bố là phần lớn vùng biển của Palau là khu bảo tồn biển, với diện tích tương đương với bang California, Hoa Kỳ.

Trung Quốc muốn tranh giành ảnh hưởng với Mỹ

Các cựu viên chức chính phủ Palau cho biết là Bắc Kinh đã ra sức củng cố ảnh hưởng của họ trong khu vực trước khi thỏa thuận tài trợ của Mỹ – Compact Funding Agreements – ký kết với Liên Hiệp ba đảo quốc Micronesia, Marshall và Palau hết hạn năm 2023 và 2024.

Mỹ cung cấp khoảng 200 triệu đô la hàng năm và chịu trách nhiệm về phòng thủ cho 3 quốc gia trên. Cả ba nước đó đều có ghế ở Liên Hiệp Quốc.

Trả lời hãng Reuters, một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ cho là Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là những đối thủ tìm cách loại trừ nhau ở trong khu vực. Tuy nhiên, Mỹ rất quan ngại về nguy cơ các nước không thể trả được số nợ đã vay của Trung Quốc, cũng như điều kiện về môi trường, xã hội hoặc lao động thường xuất hiện trong các dự án mà Trung Quốc tài trợ.

Một báo cáo về an ninh vào tháng Sáu của Ủy ban Kinh tế và An Ninh Mỹ- Trung (U.S.-China Economic and Security Review Commission) nhận định rằng Bắc Kinh đã gia tăng hoạt động kinh tế ở Thái Bình Dương để thực hiện các mục tiêu ưu tiên về ngoại giao và chiến lược – kể cả việc giảm thiểu sự hiện diện của Đài Loan trên trường quốc tế – tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển lực lượng Hải Quân viễn dương.

Một bộ phận chính khách Palau bị Trung Quốc cám dỗ

Theo một số cựu viên chức chính quyền Micronesia, Bắc Kinh muốn đưa Con Đường Tơ Lụa Mới đến Palau và có thể cung cấp một nguồn đầu tư lớn khi thỏa thuận Compact ký với Mỹ hết hạn.

Phải nói là tiền của Trung Quốc rất hấp dẫn, chính khách Palau bị cám dỗ.

Cựu tổng thống Palau Johnson Toribiong cho là « Trung Quốc đã có đề nghị và lẽ ra chúng tôi phải tìm cách thu hút các nhà đầu tư và đó sẽ là sự kiện lớn trong quan hệ Palau – Trung Quốc. »

Theo ông Toribiong, tổng thống mãn nhiệm năm 2013, Palau không nên tự cô lập mình: « Tôi thích Đài Loan. Nhưng ngay người Đài Loan giờ cũng thich Trung Quốc. Doanh nhân đều thích Trung Quốc. Họ không màng về hậu quả chính trị mà chỉ nghĩ về kinh tế ».

Riêng tổng thống đương nhiệm Remengesau giải thích là Palau chưa có trao đổi chính thức nào với Trung Quốc về tài trợ sau khi thỏa thuận với Mỹ hết hạn, nhưng nội bộ chính quyền thì đã có thảo luận về vấn đề này.

Tuy nhiên giới quan sát không mấy lạc quan cho các nước chạy theo chính sách chiêu dụ của Trung Quốc.

Các đảo quốc bị Trung Quốc nhòm ngó thường cùng chịu chung số phận con nợ bị sập bẫy, tiến thoái vô cùng gian nan như Sri Lanka chẳng hạn. Ngoài nợ, Trung Quốc còn sử dụng một vũ khí sắc bén là du lịch, đối với những nơi mà Bắc Kinh muốn thâu tóm nhưng còn ở ngoài vòng kiểm soát, chưa sập bẫy nợ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180828-trung-quoc-dung-vu-khi-du-lich-ep-dao-palau-o-tbd-bo-dai-loan-ok

 

Thái Lan bắt giữ

nhiều lao động nước ngoài bất hợp pháp

Thái Lan đã bắt giữ hàng trăm lao động nước ngoài bất hợp pháp trong tháng 8, trong đó có hơn 60 người Việt Nam.

Truyền thông Thái Lan loan tin vừa nói hôm 28 tháng 8 năm 2018.

Cụ thể theo lời ông Anurak Tossarat, Cục trưởng Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động Thái Lan, trong tháng 8 đã có 1.162 lao động nước ngoài làm việc trái phép bị bắt giữ và 204 chủ lao động bị truy tố sau chiến dịch kiểm tra gần 50.000 lao động nước ngoài.

Các lao động bị bắt bao gồm 63 người Việt Nam, 103 người Lào, 287 người Campuchia, 668 người Myanmar và 41 người từ các nước khác.

Theo ông Anurak, trong số 1.162 lao động bị bắt giữ, có 612 người bị cáo buộc lao động không giấy phép chính thức.

Trước đó, ông Adul Sangsingkeo, Bộ trưởng Lao động Thái Lan từng khẳng định rằng, tất cả lao động nước ngoài làm việc trái phép tại Thái Lan, đến từ tất cả các quốc gia sẽ bị phạt và trục xuất.

Biện pháp mạnh tay của Thái Lan đối với lao động bất hợp pháp đến xứ này được thông báo được thực hiện kể từ đầu tháng 7 vừa qua. Những người bị bắt phải nộp phạt từ 5 ngàn đến 50 ngàn Bath Thái Lan, tương đương 35 triệu đồng Việt Nam; và bị cấm không được xin cấp phép làm việc tại Xứ Chùa Vàng làm việc trong vòng hai năm.

Cho đến nay theo thống kê không chính thức thì có chừng từ 30 ngàn đến 50 ngàn người Việt đang lao động bất hợp pháp tại Thái Lan. Đa phần đến từ những tỉnh bắc Trung Bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Những người này chủ yếu làm các ngành nghề không được Thái Lan mở rộng cho lao động nước ngoài gồm may mặc, phục vụ nhà hàng, bán hàng rong.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/thailand-has-arrested-hundreds-of-illegal-foreign-workers-08282018082903.html

 

Campuchia đặc xá 14 nhà bất đồng chính kiến

Hôm thứ Ba (28/8), Campuchia đã trả tự do cho 14 nhà bất đồng chính kiến thuộc đảng đối lập. Động thái này của chính quyền Hun Sen được cho là nhằm mục đích xoa dịu việc quốc tế chỉ trích cuộc tổng tuyển cử gây tranh cãi diễn ra vào tháng trước.

Các nhà bất đồng chính kiến đã được phóng thích khỏi nhà tù Prey Sar, thủ đô Phnom Penh sau khi nhận được lệnh ân xá của Quốc Vương Norodom Sihamoni. Họ là các thành viên hoặc là người ủng hộ Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đã bị giải tán.

Năm 2014, những tù nhân chính trị này bị kết án từ 7 năm tới 20 năm tù giam.

Lệnh ân xá được công bố sau khi các nhà bất đồng chính kiến xin lỗi về hành động của họ.

Việc bắt giam và kết án 14 thành viên của Đảng Cứu Quốc Campuchia, đảng bị Tòa án Tối cao giải thể vào năm ngoái, là nhằm dọn đường cho Đảng cầm quyền của ông Hun Sen giành chiến thắng cả 125 ghế ở nghị viện trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua.

Mặc dù hôm 17/8, ông Hun Sen là người đệ trình danh sách các tù nhân để Quốc Vương Norodom Sihamoni ký lệnh ân xá, nhưng truyền thông nước ngoài đánh giá đây chỉ là động thái xoa dịu sự chỉ trích của quốc tế đối với Thủ tướng Campuchia, theo Phnom Penh Post.

Hãng tin Reuters trích lời người phát ngôn chính phủ Phay Siphan nói rằng việc đặc xá này là một hành động “nhân đạo” của ông Hun Sen, chứ không phải để đáp lại sự chỉ trích của quốc tế.

Giới phê bình cho rằng các thành viên và người ủng hộ CNRP bị kết án là do động cơ chính trị.

https://www.voatiengviet.com/a/campuchia-dac-xa-14-nha-bat-dong-chinh-kien/4547285.html