Tin khắp nơi – 28/03/2020
Hoa Kỳ chuẩn bị đàn áp
nguồn cung cấp chip toàn cầu cho Huawei
Các viên chức cao cấp trong chính quyền tổng thống Trump đồng ý với các biện pháp mới nhằm hạn chế nguồn cung cấp chip toàn cầu cho Công ty Huawei Technologies của Trung Cộng, khi Tòa Bạch Ốc tăng cường chỉ trích Trung Cộng về coronavirus.
Hành động này diễn ra khi mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng căng thẳng hơn, với cả hai bên khẩu chiến về việc ai chịu trách nhiệm cho sự lây lan của căn bệnh và một cuộc đối đầu ăn miếng trả miếng về việc trục xuất các ký giả từ cả hai quốc gia.
Theo thay đổi được đề nghị, các công ty nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Hoa Kỳ sẽ được yêu cầu phải có giấy phép của Hoa Kỳ trước khi cung cấp một số chip nhất định cho Huawei. Công ty viễn thông Trung Cộng bị đưa vào danh sách đen hồi năm ngoái, hạn chế các nhà cung cấp của công ty.
Một trong các nguồn tin cho biết việc thay đổi luật này nhằm mục đích kiềm chế doanh số bán chip cho Huawei từ công ty Taiwan Semiconductor Manufacturing, một nhà sản xuất chip lớn cho đơn vị HiSilicon của Huawei, cũng như nhà sản xuất hợp đồng lớn nhất thế giới.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Trump, người dường như phản đối đề nghị này vào tháng trước, có ký thông qua việc thay đổi luật hay không. Nhưng nếu được hoàn tất, thay đổi này có thể giáng một đòn mạnh vào Huawei và TSMC, đồng thời làm tổn thương cả các công ty Hoa Kỳ.
Một nguồn tin trong cuộc cho biết chính phủ Hoa Kỳ nỗ lực rất nhiều để bảo đảm các tác động đến ngành công nghiệp của Hoa Kỳ sẽ ở mức tối thiểu. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-chuan-bi-dan-ap-nguon-cung-cap-chip-toan-cau-cho-huawei/
Ngoại trưởng Mỹ:
TQ gây đe dọa tới sức khỏe người dân thế giới
Ngoại trưởng Mike Pompeo cáo buộc Trung Quốc đã gây ra mối đe dọa to lớn tới sức khỏe và cuộc sống người dân thế giới, với minh chứng là sự bùng phát dịch Covid-19.
Theo Guardian, bộ trưởng Ngoại giao các nước G7 đã nhóm họp trực tuyến hôm 25/3, tập trung vào sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bất đồng giữa quan chức các nước đã xảy ra, với việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo muốn sử dụng tên gọi “virus Vũ Hán”, nhằm buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm phát tán đại dịch.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra mối đe dọa to lớn căn bản tới sức khỏe và cuộc sống của chúng ta, sự bùng phát của virus Vũ Hán là minh chứng rõ ràng”, Ngoại trưởng Pompeo cho biết.
Tuy nhiên, các thành viên khác của nhóm G7 từ chối sử dụng cách gọi “virus Vũ Hán” tại tuyên bố chung, trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu đang lao đao vì đại dịch và phải tiếp nhận viện trợ y tế từ Trung Quốc, đồng thời Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng khuyến nghị không sử dụng cách gọi nêu trên để tránh gây tâm lý kỳ thị.
Khi được hỏi về bất đồng với các đối tác liên quan tới tên gọi “virus Vũ Hán”, Ngoại trưởng Pompeo không trả lời thẳng vào vấn đề, tuy nhiên cũng không bác bỏ việc tồn tại bất đồng.
“Tôi luôn nghĩ về những cuộc họp này, câu trả lời đúng đắn là bảo đảm chúng ta phát đi cùng một thông điệp. Tôi tự tin rằng khi các bạn nghe phát biểu của 6 bộ trưởng còn lại, các bạn sẽ thấy họ có nhận thức chung về điều chúng ta đang bàn bạc ở đây”, ông Pompeo nói.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần sử dụng tên gọi “virus Trung Quốc” khi nhắc tới đại dịch Covid-19. Dù ông Trump đã không sử dụng cụm từ này trong một số phát ngôn gần đây nhất, Washington cho thấy vẫn đang nỗ lực nhấn mạnh trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để virus corona lây lan ra toàn cầu.
Chuyên gia Mỹ: Phải chấm dứt sự phụ thuộc đầy rủi ro
của Mỹ vào vật tư y tế Trung Quốc
Duy Nghĩa
Bà Adriana Cohen, nhà bình luận truyền hình Mỹ nổi tiếng, cho rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã cho thấy sự phụ thuộc đầy rủi ro của Mỹ vào thuốc và vật tư y tế của Trung Quốc, phải chấm dứt.
Theo bà Cohen, đại dịch viêm phổi Vũ Hán, vốn đang phá vụn nền kinh tế Mỹ, khiến cuộc sống gặp nguy hiểm và làm hỏng toàn bộ cách sống của người dân Mỹ, “sẽ đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh rằng chính phủ Mỹ phải ngừng phụ thuộc vào Trung Quốc và các quốc gia nước ngoài khác, để mua thuốc, vật tư y tế hoặc bất kỳ sản phẩm của chuỗi cung ứng nào hoặc thành phẩm cần thiết cho sự sống còn của chúng ta”.
Bà Cohen cho rằng đó cũng là vấn đề an ninh quốc gia. Nếu các thành viên của quân đội Mỹ và những người hỗ trợ các lực lượng quân đội Mỹ không được tiếp cận với thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), thuốc cứu người và các nhu yếu phẩm khác trong đại dịch – và kết quả là không chống nổi nó, thì “chúng ta
đặt an ninh quốc gia của mình trước nguy cơ từ những đối thủ nước ngoài, những kẻ có thể lợi dụng tình hình”.
Theo bà Cohen, ông Rosemary Gibson, một cố vấn cấp cao về các vấn đề chăm sóc sức khỏe tại Viện nghiên cứu Đạo đức sinh học Hasting Center, và là đồng tác giả của cuốn sách “China Rx: Exposing the Risks of America’s Dependence on China for Medicine” [Tạm dịch: “Trung Quốc Rx: Phơi bày những rủi ro về sự phụ thuộc của Mỹ đối với y học Trung Quốc”], đã cảnh báo các nhà lập pháp năm ngoái rằng: “Thuốc có thể được sử dụng như một vũ khí chiến tranh chống lại Mỹ”.
Về vấn đề này, hãng truyền thông Politico cũng cảnh báo, rằng “nguồn cung cấp có thể bị giữ lại. Thuốc có thể được sản xuất với các chất gây ô nhiễm gây chết người hoặc được bán mà không có bất kỳ loại thuốc thực sự nào trong đó, khiến chúng không hiệu quả”.
Bà Cohen cho rằng không có gì bí mật khi nói rằng Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc đến mức nguy hiểm về một loạt các loại thuốc như thuốc kháng sinh, ibuprofen, penicillin và acetaminophen.
Trong một bức thư gửi Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar và FDA vào năm ngoái, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Chuck Grassley, lưu ý: “80% các thành phần dược phẩm thiết thực là được sản xuất ở nước ngoài, phần lớn ở Trung Quốc và Ấn Độ, tuy nhiên, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) chỉ kiểm tra 1/5 cơ sở sản xuất thuốc cho con người, đã đăng ký ở nước ngoài vào năm ngoái”.
Cảnh báo về những rủi ro liên quan đến sản xuất dược phẩm của nước ngoài, Thượng nghị sĩ Grassley, đại diện cho tiểu bang Iowa này, tuyên bố: “Tôi khuyến khích các hoạt động thể hiện của chính quyền, bao gồm việc kiểm tra không báo trước tại các cơ sở sản xuất nước ngoài để xác định xem họ có đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn dược phẩm cần thiết hay không, duy trì, xét nghiệm và bảo vệ chống hàng giả”.
Bà Cohen nhận định: “Xét bối cảnh chúng ta biết rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự khởi đầu COVID-19, và việc xử lý và che đậy sau đó của họ, gây ra tác hại không thể khắc phục được đối với Mỹ, Châu Âu và toàn cầu, đây có phải là đối tượng mà chúng ta muốn họ kiểm soát chuỗi cung ứng y tế quan trọng của chúng ta hay không? Tuyệt đối không”.
Theo bà Cohen, người dân Mỹ cũng không muốn phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nước ngoài nào khác về các loại thuốc hoặc thiết bị y tế, có khả năng cứu sống người như khẩu trang, găng tay, máy thở hoặc các sản phẩm quan trọng khác.
“Điều này bao gồm Ấn Độ, khi chính phủ của họ vừa tuyên bố cấm xuất khẩu hydroxychloroquine, một loại thuốc sốt rét, mà chúng ta được cho là nó có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh nhân bị mắc virus corona”, bà Cohen lưu ý.
Cuối cùng bà Cohen kêu gọi “Chính quyền Trump và Nghị viện phải đặt ưu tiên hàng đầu, làm việc cùng với khu vực tư nhân, để tăng cường mạnh mẽ sản xuất thuốc ở trong nước. Tương lai của đất nước này đang bị đe dọa, và đơn giản là không có thời gian để lãng phí”.
Theo Fox News
Duy Nghĩa dịch và biên tập
Nga giúp Mỹ chống COVID-19: Phép thử ‘ông lớn’
Moscow không tính toán nhưng lại bị đặt trong hoàn cảnh muốn gỡ trừng phạt kinh tế, liệu Mỹ có mở lòng với Nga?
Giữa đại dịch COVID-19 hoành hành, người Nga dường như đã sẵn sàng dang tay “cứu thế giới”. Moscow là một trong số các quốc gia nhiệt tình giúp đỡ các quốc gia khác đối phó với đại dịch toàn cầu mà không tư lợi xem họ có được nhận lại điều gì hay không.
Điều này càng được thể hiện rõ hơn khi Đại sứ liên bang Nga tại Washington Anatoly Antonov mới đây đã bày tỏ về việc Nga sẵn sàng giúp đỡ Mỹ chống lại đại dịch COVID-19 giống như việc nước này đã từng đề nghị hỗ trợ Mỹ dập tắt đám cháy rừng tại California.
Mỹ chưa có phản hồi trước sự giúp đỡ nhiệt thành của Nga – đối tượng luôn bị Mỹ gán các “tội lớn” như can thiệp bầu cử Mỹ, gây chiến tranh ở miền Đông Ukraine, đe dọa an ninh năng lượng châu Âu…
Lựa chọn của Mỹ sẽ là gì? Từ chối sự giúp đỡ hay nhận hỗ trợ của Nga và luôn canh cánh về việc có nên gỡ bỏ trừng phạt Nga hay không.
Điều này đã được ông Antonov hóa giải. Đại sứ Antonov đã “dạm trước” rằng, Moscow thực sự muốn giúp đỡ và mong Mỹ từ bỏ “tư duy khối” (tư duy từ thời Chiến tranh Lạnh giữa liên minh NATO và xã hội chủ nghĩa).
Như vậy, Moscow có thể giúp đỡ Mỹ như những người nhìn thấy nhau trong hoạn nạn. Người Nga sẵn sàng đến Mỹ với thiện chí, nhiệt thành.
Số lượng người nhiễm virus corona thấp ở Nga cho thấy những biện pháp hiệu quả mà chính quyền Nga đã thực hiện và do đó, họ sẵn sàng chia sẻ những gì đang có cho đối tác Mỹ không tính đếm các lợi ích nhận được.
Giờ đây, với việc hỗ trợ Mỹ chống lại dịch COVID-19, Nga đồng thời cũng gửi đi một phép thử với người Mỹ – người có thể ảnh hưởng đến quan điểm của cả châu Âu.
Như người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từng thông báo về việc Nga giúp đỡ Ý trong đại dịch COVID-19 không mang tham vọng để châu Âu gỡ trừng phạt Nga.
Khi đó, ông Peskov đã nói rằng, việc gỡ bỏ trừng phạt Nga cũng cần thiết nhưng Moscow không hành động để làm điều đó trước. Dẫu sao thì người quyết định không ở châu Âu mà ở Washington. Phản ứng của “người anh cả của châu Âu” có thể sẽ làm thay đổi thực sự về vị thế của Nga sau đại dịch.
Chỉ cần một cái gật đầu của Mỹ có thể sẽ giúp thay đổi cái nhìn của cả châu Âu về Nga, vừa nhận viện trợ vừa trừng phạt kinh tế, hay từ chối Nga và duy trì “tư duy khối”.
Sự đồng ý của Mỹ với Nga cũng có thể sẽ khiến Moscow bận rộn hơn trong việc sử dụng nguồn lực của mình để “cứu thế giới”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33771-nga-giup-my-chong-covid-19-phep-thu-ong-lon.html
Quan hệ Mỹ – Triều Tiên: Lạt mềm buộc chặt
Giữa lúc đại dịch covid-19 căng thẳng tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump lại “ngoại giao thư tín” với nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên. Lý giải thực chất động thái này ra sao? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Nếu không phải hiện tại, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp covid-19 do chủng mới của virus corona gây ra hoành hành trên khắp thế giới thì sự việc chắc chắn sẽ được giới truyền thông xoay vần hàng đầu. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump lại gửi thư cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bị covid-19 làm cho chìm nghỉm trong ngút ngàn tin tức về dịch bệnh trên khắp thế giới.
Chuyện chính trị an ninh thế giới thua chuyện dịch virus corona về tính thời sự. Có lẽ chính vì thế mà cái gọi là “ngoại giao thư tín” giữa ông Trump và ông Kim Jong-un vào thời điểm hiện tại có phần gây bất ngờ.
Trì hoãn, câu giờ
Ngay thời dịch bệnh covid-19 chưa bùng phát chứ chưa nói đến lây lan sang tận Mỹ, tiến trình đối thoại hoà bình giữa Mỹ và Triều Tiên đã chững lại gần như hoàn toàn. Có hai lý do giải thích thực trạng này. Thứ nhất, ông Trump phải dành ưu tiên chính sách cho những chuyện khác, cụ thể là cho những hồ sơ
động chạm trực tiếp đến cơ may tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Mỹ. Thứ hai, cả Mỹ lẫn Triều Tiên đều bế tắc ý tưởng giúp hai bên thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại của tiến trình kia.
Vì thế, cho dù biết rõ Triều Tiên rất sốt ruột, ông Trump vẫn không có sự lựa chọn nào khác ngoài cách tiếp tục tranh thủ cá nhân ông Kim Jong-un để mối quan hệ giữa hai bên không xấu thêm, tiến trình đàm phán hoà bình được duy trì chứ không bị đồ vỡ hay bị đảo ngược. Cũng có thể nói là ông Trump chủ trương câu giờ.
Dịch bệnh hiện tại càng buộc ông Trump phải trì hoãn giải quyết những vấn đề trong thời gian từ nay đến ngày bầu cử tổng thống ở Mỹ không thể giải quyết được. Dịch bệnh này hiện là thách thức lớn nhất đối với cơ may tái đắc cử tổng thống của ông Trump. Chỉ cần nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh này và vực dậy lại nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở Mỹ thì cho dù chưa giải quyết được vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và Iran, chưa xử lý được các mối bất hoà và xung khắc với Trung Quốc, chưa kiềm chế được ảnh hưởng và vai trò của Nga ở Syria và khu vực vùng Vịnh, thậm chí cả cho dù chưa rút được binh lính Mỹ ra khỏi Afghanistan, Syria và Iraq, ông Trump vẫn có cơ may tái đắc cử thực tế hơn tất cả mọi ứng cử viên tổng thống ở Mỹ.
Lạt mềm buộc chặt
Ông Trump biết không thể hoà được với Iran nhưng có thể hoà được với Triều Tiên. Lại gặp ông Kim Jong-un nữa thì chưa thể, thậm chí không thể, bởi gặp thì dễ nhưng để cuộc gặp thành công thì lại rất khó, nếu như không muốn nói là không thể. Bởi vậy, “ngoại giao thư tín” thích hợp và hứa hẹn hiệu quả hơn cả.
Cũng vì thế mà thời gian qua, phía Mỹ không thể hiện phản ứng mạnh mẽ đáng kể gì khi Triều Tiên liên tục phóng vật thể bay và tập trận. Phía Mỹ chủ ý không kích thích thái độ bực mình và tâm trạng mất dần sự kiên nhẫn của phía Triều Tiên. Cũng chính vì thế mà ông Trump lại sử dụng chiêu thức “lạt mềm buộc chặt” với bức thư gửi ông Kim Jong-un.
Đề cao mối quan hệ cá nhân với ông Kim Jong-un, đưa ra một vài ý tưởng nào đấy về thúc đẩy quan hệ song phương, mời chào hợp tác và trợ giúp Triều Tiên ứng phó dịch bệnh, pha trộn xa gần chút cảnh báo và răn đe với cái bánh vẽ về triển vọng tương sáng của quan hệ song phương – nội dung chính của bức thư của ông Trump đại loại như thế. Nó rất chung chung và được cấu trúc như mô thức đã thấy từ lâu nay trong “ngoại giao thư tín” giữa hai bên.
Chỉ như thế thôi thì nó làm sao khai thông mở lối được cho tiến trình đàm phán hoà bình giữa hai nước thoát ra khỏi tình trạng bế tắc lâu nay. Nhưng nó lại có tác dụng ràng buộc ông Kim Jong-un vào việc duy trì mối quan hệ cá nhân với ông Trump và vì thế không thể làm đảo ngược tiến trình kia trong thời gian tới.
Triều Tiên chờ đợi gì?
Khi cho rằng hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp để Triều Tiên và Mỹ có thể cùng nhau tạo nên bước chuyển cơ bản mới trong quan hệ song phương, phía Triều Tiên chắc cũng nhận biết rằng, từ nay tới thời điểm cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ không thể làm nên bước chuyển ấy, vì hai lý do nêu trên và còn cả vì Triều Tiên muốn chờ đợi kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử.
Việc Triều Tiên tuy có động thái này hay động tác nọ nhưng về cơ bản chưa đến mức buộc Mỹ phải thể hiện thái độ cứng rắn hay hành động đáp trả xem ra cũng còn hàm ý bên này thiên về dự đoán rằng ông Trump sẽ tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống tới – cho nên phải giữ cầu quan hệ và giữ các con chủ bài cho cuộc chơi với Mỹ sau bầu cử và dịch bệnh.
http://biendong.net/dam-luan/33770-quan-he-my-trieu-tien-lat-mem-buoc-chat.html
Các viên chức Hoa Kỳ yêu cầu trục xuất các điệp viên
Trung Cộng bị tình nghi tại các cơ quan truyền thông
Tin từ WASHINGTON, DC – Khi Trung Cộng tiến hành trục xuất gần như tất cả các nhà báo Hoa Kỳ từ ba tờ báo lớn của Mỹ, các viên chức của chính quyền tổng thống Trump tăng cường thảo luận về việc có nên trục xuất nhân viên của các cơ quan truyền thông Trung Cộng hay không.
Theo tin từ NYTIMES, hành động này đang được xem xét bởi vì một số viên chức Hoa Kỳ muốn trả đũa Trung Cộng, trong một cuộc xung đột mới xoay quanh các cơ quan truyền thông và đang được thúc đẩy bởi mâu thuẫn của hai bên về đại dịch coronavirus. Kể từ khi virus bắt đầu lan rộng khắp Hoa Kỳ, Washington và Bắc Kinh tiến hành một cuộc chiến thông tin toàn cầu về sự bùng phát. Tổng thống Trump và các phụ tá của ông đang cố gắng bắt Trung Cộng chịu trách nhiệm, vì các viên chức của Đảng Cộng sản che đậy sự nguy hiểm của virus vào thời điểm ban đầu khi virus được phát hiện lần đầu tiên. Tuy nhiên, tổng thống Trump cũng bị chỉ trích vì thiếu chuẫn bị đối phó đại dịch. Một số viên chức tình báo Hoa Kỳ nỗ lực trong nhiều năm để trục xuất nhân viên của các tổ chức truyền thông Trung Cộng, những người mà họ cho rằng chủ yếu nộp báo cáo tình báo.
Các viên chức hiện đang nhận thấy cơ hội để thúc đẩy nỗ lực này sau khi Bắc Kinh đột ngột tuyên bố rằng họ sẽ trục xuất gần như tất cả các công dân Hoa Kỳ đang đưa tin từ Trung Cộng cho tờ New York Times, The Washington Post và The Wall Street Journal.
Mộc Miên
Hoa Kỳ hủy tập trận quân sự
với Philippines vì coronavirus
Tin từ MANILA, Philippine – Quân đội Hoa Kỳ hủy các cuộc tập trận quy mô lớn liên quan đến hàng ngàn binh sĩ ở Philippines vào tháng 5 do đại dịch coronavirus. Theo tin từ AFP, các cuộc tập trận, theo dự tính sẽ được tổ chức tại Philippines vào ngày 4 đến 15/5, thường có sự tham gia của hàng ngàn binh sĩ từ hai đồng minh lâu đời và một đội quân nhỏ hơn từ Úc. Hoa Kỳ hiện có số ca nhiễm bệnh được xác nhận lớn nhất trên thế giới, trong khi Philippines, với việc thử nghiệm còn hạn chế, báo cáo khoảng 700 trường hợp. Vào hôm thứ Sáu (27/3), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết trong số những người có kết quả xét nghiệm dương tính có Tổng tư lệnh quân đội Felimon Santos của Philippines. Các binh sĩ Hoa Kỳ tham gia Balikatan thường đến từ các căn cứ của họ ở Nhật Bản và Nam Hàn, cả hai nước đều bị virus tấn công mạnh.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-huy-tap-tran-quan-su-voi-philippines-vi-coronavirus/
Virus corona: Trump ký thành luật
gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ
Tổng thống Trump đã ký gói kích thích tài chính lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, trị giá 2 ngàn tỷ đô la, khi đất nước này vật lộn với đại dịch coronavirus.
Hạ viện đã thông qua dự luật liên đảng hai ngày sau khi Thượng viện tranh luận về các điều khoản.
Hôm thứ Tư, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên mức cao kỷ lục 3,3 triệu người.
Covid-19: Có nhiều ca bệnh mới, TQ đóng cửa với người ngoài
Vì sao một số nước đề nghị đeo khẩu trang, số khác thì không?
Virus corona: “Xin người ngoài bao dung và người đang cách ly hãy có ý thức”.
Hoa Kỳ đã xác nhận có nhiều ca nhiễm virus corona nhất trên thế giới, hơn 100.000.
Không có nhà lập pháp dân chủ nào được mời tham dự lễ ký kết lịch sử, được tổ chức tại Nhà Trắng, mặc dù tổng thống cảm ơn cả hai bên “đã nhóm lại, bỏ qua một bên sự khác biệt và đặt nước Mỹ trên hết”.
Ông Trump cho biết gói này “lớn gấp đôi” so với bất kỳ gói cứu trợ nào trước đó.
“Nó sẽ cung cấp cứu trợ khẩn cấp cho gia đình, người lao động và các doanh nghiệp trên đất nước chúng ta,” ông nói.
Ngay trước khi ký thành luật, ông Trump đã viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA), cho phép tổng thống có quyền buộc các ngành công nghiệp tư nhân tạo ra các vật phẩm cần thiết cho quốc phòng.
Ông Trump cho biết lệnh này sẽ buộc General Motors (GM) sản xuất máy thở hiện đang rất cần thiết cho chính phủ liên bang.
Trước đó một ngày, ông Trump đã tweet rằng GM đã hứa sẽ “cung cấp cho chúng ta 40.000 máy thở,” rất nhanh “.
“Bây giờ họ nói rằng nó sẽ chỉ còn 6.000, vào cuối tháng Tư, và họ muốn đô la”, ông nói, đe dọa sử dụng Đạo luật DPA.
Trong lễ ký kết dự luật, tổng thống nói rằng “nguồn cung cấp [y tế] khổng lồ” sẽ đến sớm, và và rằng: “Chúng ta đã có kết quả tuyệt vời về mọi thứ chúng ta đang nói đến.”
Trước đó vào thứ Sáu, Thống đốc New York Andrew Cuomo đã công bố tám bệnh viện dã chiến để đáp ứng sự gia tăng số ca nhiễm.
Ông cho hay 519 người ở New York đã chết – nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Mỹ – và có 44.635 ca nhiễm.
Điều gì đã xảy ra trong Quốc hội?
Đảng Dân chủ và Cộng hòa đã phê chuẩn gói kích thích kinh tế thông qua bỏ phiếu bằng miệng vào thứ Sáu sau cuộc tranh luận kéo dài ba giờ.
Các thành viên của Hạ viện đã sẵn sàng tiến hành bỏ phiếu tại nhà nhưng bị buộc phải quay lại Washington vào phút cuối sau khi một đại diện của đảng Cộng hòa từ Kentucky yêu cầu tối thiểu một nửa số đại biểu của Hạ viện phải có mặt.
Thomas Massie – người phản đối gói kích cầu, cho rằng nó bao gồm quá nhiều chi tiêu – cũng tìm cách trì hoãn việc thông qua bằng cách yêu cầu một cuộc bỏ phiếu chính thức, chứ không phải bằng miệng, nhưng đã bị phủ quyết.
Ông Trump đã trút cơn thịnh nộ lên ông Massie trên Twitter, gọi ông là “ông lớn hạng ba” và yêu cầu ông phải bị loại khỏi đảng Cộng hòa.
Có gì trong gói cứu trợ?
Luật mới cho phép chi trả trực tiếp cho các cá nhân và công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Gói này cũng cung cấp 1.200 đô la cho mỗi người Mỹ kiếm được ít hơn 75.000 đô la mỗi năm và 500 đô la mỗi trẻ em.
Nó cũng cung cấp tiền trực tiếp cho các tiểu bang và củng cố chương trình trợ cấp thất nghiệp.
Theo luật, trợ cấp thất nghiệp sẽ được mở rộng cho những người thường thì không được hưởng,chẳng hạn như người làm việc tự do và người lao động thời vụ.
Dự luật cũng cung cấp các khoản vay và giảm thuế cho các công ty phải đối mặt với việc kinh doanh lụn bại, vì cứ bốn người Mỹ thì có một người được lệnh ở nhà và chỉ đi ra ngoài khi có nhu cầu thiết yếu.
Các nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim, khách sạn và phòng tập thể dục trên khắp Hoa Kỳ đã bị đóng cửa trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của virus.
Các hãng xe đã tạm dừng sản xuất và hàng không đã giảm đáng kể.
Điều gì đang xảy ra ở Mỹ?
Với gần 1.500 cả tử vong, số người chết ở Mỹ vẫn thấp hơn so với ở Ý và Trung Quốc. Nhưng có những điểm nóng virus ở New York, New Orleans và Detroit.
Ông Cuomo cho biết trong bất kỳ trường hợp “kịch bản thực tế” nào về những người bị bệnh nặng do virus này, hệ thống chăm sóc sức khỏe của New York sẽ bị quá tải.
Ông nói rằng nhà nước đã thiếu hụt “nghiêm trọng” về số lượng máy thở.
Nhu cầu về máy thở cũng tăng gấp đôi ở bang miền nam Louisiana. Thống đốc John Bel Edwards cho biết New Orleans sẽ hết máy thở vào ngày 2/4 và có thể hết giường bệnh vào ngày 7/4 nếu số ca nhiễm mới không giảm.
Nhân viên y tế trên cả nước cũng đang báo cáo tình trạng thiếu trang thiết bị bảo hộ cá nhân.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52074317
Mỹ lấy ở đâu 2.000 tỷ USD
cho gói cứu trợ lớn nhất lịch sử?
8,3 tỷ USD, rồi đến 750 tỷ USD, và giờ đây là gần 2.000 tỷ USD. Giá trị các gói cứu trợ kinh tế Mỹ do thiệt hại từ dịch Covid-19 cứ tiếp tục tăng.
Ngay cả những nghị sĩ cả phía Dân chủ lẫn Cộng hòa mà trước đây luôn chủ trương “tằn tiện” trong chi tiêu công thì nay không ngần ngại “gật đầu” đổ thật nhiều tiền để hạn chế thiệt hại kinh tế do đại dịch.
Gói cứu trợ kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD, lớn nhất lịch sử Mỹ, vừa được hai đảng đồng thuận vào rạng sáng 25/3 (giờ Mỹ), hơn một thập kỷ sau gói kích thích khổng lồ trị giá 831 tỷ USD dưới thời Tổng thống Obama để vực dậy nước Mỹ sau khủng hoảng tài chính.
Khi ấy đã có nhiều tranh luận liệu Mỹ có đủ tiền chi trả khoản tiền khổng lồ như vậy hay không, nhưng giờ đây, khi dịch bệnh buộc 1/3 dân số Mỹ sống dưới lệnh phong tỏa, các nhà làm chính sách dường như không còn quan tâm đến chi phí, Washington Post bình luận.
Làm thế nào để Mỹ “lo liệu” được khoản tiền 2.000 tỷ USD? Câu trả lời là đi vay.
Chỉ cần Quốc hội cho phép, Bộ Tài chính Mỹ có thể phát hành bao nhiêu trái phiếu cũng được, nhằm chi trả cho các khoản chi của chính phủ.
Bộ Tài chính Mỹ bán trái phiếu cho các nhà đầu tư – chính phủ nước ngoài, ngân hàng, quỹ đầu tư, hay bất cứ ai muốn một khoản đầu tư an toàn. Và trái phiếu chính phủ Mỹ thuộc loại an toàn nhất trong các loại chứng khoán, vì chính phủ Mỹ luôn có thể in tiền trả lại gốc.
Tính đến nay, nợ của chính quyền liên bang Mỹ (loại trừ các khoản nợ do cơ quan an sinh xã hội nắm giữ) vào khoảng 79% GDP hàng năm – một mức nợ rất cao, nhưng chưa phải kỷ lục. Sau Thế chiến II, nợ chính phủ ở Mỹ lên tới 100% GDP.
Nhưng báo Washington Post đặt ra câu hỏi, liệu các nhà đầu tư có sẵn sàng mua trái phiếu chính phủ Mỹ – đồng nghĩa với việc cho chính phủ Mỹ vay tiền – đến bao giờ?
Một số nước như Nhật Bản vẫn “trụ vững” với mức nợ công cao ngất ngưởng trong nhiều năm, trong khi một số nước khác như Hy Lạp và Ireland đã gặp phải khủng hoảng tài chính vì vay quá nhiều.
Ít ai cho rằng Mỹ nên ngừng chi tiền chống dịch vì lo ngại rủi ro nợ công. Dịch bệnh vẫn là mối đe dọa ngay trước mắt. Và qua thời gian, khi kinh tế hồi phục, gánh nặng nợ nần sẽ giảm nhờ tăng trưởng kinh tế, tăng thuế và giảm chi tiêu công.
Nhưng từ trước khi dịch Covid-19 tràn đến Mỹ, chính phủ đã dự tính năm 2020 sẽ có thâm hụt ngân sách lớn, và tiền chi ra sẽ nhiều hơn thu vào tới 1.000 tỷ USD. Gói cứu trợ mới đây, kèm theo một đợt suy thoái do dịch bệnh, có thể khiến con số đó tăng gấp đôi.
“Mỹ đang đặt cược lớn vào việc tiếp tục nhận được lòng tin của giới đầu tư toàn cầu”, Washington Post bình luận.
Dịch corona: Hơn 80% dân Mỹ
sẽ nhận được tiền trợ cấp của chính phủ
Đại đa số dân Mỹ sắp được chính phủ gửi ngân phiếu hay chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng, với gói cứu nguy kinh tế trị giá 2,2 ngàn tỷ đô la vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành chiều ngày 27/3 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở y tế, và giúp dân chúng vượt qua khó khăn trong đại dịch COVID-19.
Gói tài trợ sẽ cấp 1.200 đô la cho những người có thu nhập hằng năm dưới 75.000 đô, cộng thêm 500 đô la cho mỗi đứa con. Những người có lợi tức trên 75.000 đô la/năm cũng sẽ nhận được tiền hỗ trợ nếu hội đủ một số điều kiện. Phần đông sẽ nhận được tiền vào tháng Tư qua hình thức chuyển khoản trực tiếp vào ngân hàng. Những người nhận ngân phiếu gửi qua đường bưu điện có thể sẽ chờ lâu hơn.
Người nào đủ điều kiện nhận tiền?
Các cá nhân có thu nhập dưới 75.000 đô la/năm sẽ đủ điều kiện nhận được ngân phiếu tài trợ 1.200 đô la. Người có thu nhập lên tới 99.000 đô/năm thì nhận được số tiền ít hơn (trên mức thu nhập 75.000 đô, cứ 100 đô thu nhập thì bị giảm đi 5 đô tài trợ).
Vợ chồng khai thuế chung được lãnh 2.400 đô la nếu tổng thu nhập được điều chỉnh theo các khoản chiết khấu cho phép của họ dưới 150.000 đô la một năm. Những cặp vợ chồng thu nhập tới 198.000 đô la một năm thì số tiền tài trợ sẽ giảm bớt theo tỷ lệ. Các cặp vợ chồng cũng nhận được 500 đô la cho những đứa con dưới 17 tuổi.
Những người khai thuế dưới dạng “chủ hộ gia đình” (thường là cha hay mẹ sống một mình với con) đủ điều kiện nhận 1.200 đô la nếu lợi tức dưới 112.500 đô la một năm. Nếu thu nhập lên tới 136.500 đô la một năm thì số tiền tài trợ nhận được sẽ giảm xuống theo tỷ lệ. Diện này cũng được nhận thêm 500 đô la cho mỗi đứa con dưới 17 tuổi.
Làm sao tiền đến được tận tay?
Những người ở Mỹ đã khai thuế năm 2019 thì Sở thuế Liên bang IRS sẽ dùng những tin tức ngân hàng trực tiếp trên tờ khai thuế năm 2019 để gởi tiền vào tài khoản ngân hàng của họ. Nếu ai không cung cấp cho IRS những chi tiết về tài khoản ngân hàng hoặc đã đóng tài khoản thì IRS sẽ gởi ngân phiếu cho họ.
Những người chưa khai thuế năm 2019, IRS sẽ dựa vào thông tin khai thuế năm 2018 để quyết định và tiến hành việc gửi tiền.
Khi nào tiền sẽ đến?
Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin đặt mục tiêu gửi ra những tấm ngân phiếu đầu tiên trong tuần lễ đầu tháng Tư. Nhiều chuyên gia nói đây là thời khóa biểu nhiều tham vọng và có thể bị đẩy lùi vào cuối tháng 4. Lần cuối cùng chính phủ Mỹ thực hiện điều tương tự là vào năm 2008, tiền được gởi cho dân hàng loạt và phải mất khoảng 8 tuần để những người cuối cùng nhận được ngân phiếu.
Những người đang nhận tiền an sinh xã hội thì sao?
Những người đang nhận tiền an sinh xã hội đủ điều kiện nhận trợ cấp virus corona với điều kiện tổng lợi tức của họ không vượt quá giới hạn. Những người Mỹ lợi tức thấp được hưởng tiền an sinh xã hội không cần phải khai thuế. Chừng nào họ còn nhận mẫu đơn SSA-1099 (tuyên bố lợi tức An sinh Xã hội) thì chính phủ Liên bang sẽ có thể gởi tiền cho họ theo cách thức mà họ thường nhận trợ cấp An sinh Xã hội. Những người về hưu và những người khuyết tật đều đủ điều kiện nhận được tiền trợ cấp đặc biệt vì dịch bệnh corona lần này.
Bao nhiêu người Mỹ sẽ nhận được các khoản tiền này?
Có khoảng 125 triệu người sẽ nhận được ngân phiếu, hay khoảng 83% những người khai thuế, theo Kyle Pomerlo, một chuyên gia về thuế tại Viện Doanh nghiệp Mỹ.
Ai sẽ không nhận được tiền?
Những người không nhận được tiền là những người giàu, những người không phải thường trú nhân (tức là người nước ngoài không có thẻ xanh) và những ai được khai là người phụ thuộc trong hồ sơ khai thuế của người khác.
Sẽ có khoản hỗ trợ nào khác?
Có thể có. Tổng thống Trump nói ông sẵn sàng cho một đợt chi trả mới, nhưng chỉ khi nào nền kinh tế vẫn còn yếu sau mùa xuân và phải cần một lần thúc đẩy kinh tế nữa.
Tiền này có bị đóng thuế hay không?
Không, không bị đóng thuế. Tuy nhiên có một điều cần để ý là về phương diện kỹ thuật, lợi tức năm 2020 của một cá nhân là điều để biết họ có đủ điều kiện để nhận tiền hay không. Nhưng vì chưa ai biết được lợi tức năm 2020 của mình ra sao nên chính phủ sử dụng tờ khai thuế năm 2019 và 2018 để biết được ai đủ điều kiện. Có thể có người phải trả lại toàn phần hoặc một phần tiền hỗ trợ nhận được nếu lợi tức trong tờ khai thuế năm 2020 lớn hơn nhiều so với năm 2019 hay 2018. Khả năng này không lớn, và số tiền phải hoàn lại trước ngày 15/4/2021.
Điều gì xảy ra cho những người kiếm được nhiều tiền trong năm 2018 và 2019 nhưng hiện thất nghiệp?
Đó là tình huống khó khăn. Tiếc thay những người này không đủ điều kiện nhận ngay 1.200 đô la. Họ sẽ nhận được tiền khi khai thuế 2020 vào năm tới. Bộ Tài chánh có thể lập một chương trình để những người này có thể nhận được tiền hỗ trợ sớm hơn, nhưng chưa có chi tiết cụ thể được loan báo.
(Nguồn: The Washington Post)
Số ca COVID-19 ở Mỹ vượt quá 100.000,
bác sĩ kêu cứu vì quá tải
Tổng số ca nhiễm virus corona được biết đến ở Mỹ đã vượt quá 100.000 người, với hơn 1.600 người chết, trong khi các bác sĩ và y tá gồng mình đối phó với tình trạng thiếu thốn vật tư y tế.
Các nhân viên y tế ở Mỹ trực chiến với đại dịch ngày thứ Sáu khẩn cầu cung cấp thêm thiết bị và đồ bảo hộ để điều trị số lượng bệnh nhân tăng vọt mà đang đẩy các bệnh viện đến chỗ quá tải tại các điểm nóng virus như Thành phố New York, New Orleans và Detroit.
“Chúng tôi đang sợ,” Bác sĩ Arabia Mollete của Bệnh viện và Trung tâm Y tế Đại học Brookdale ở Quận Brooklyn của Thành phố New York nói với Reuters. “Chúng tôi đang cố gắng chiến đấu vì tính mạng của những người khác, nhưng chúng tôi cũng chiến đấu vì tính mạng của chúng tôi nữa, vì chúng tôi cũng có nguy cơ phơi nhiễm cao nhất.”
Các bác sĩ đặc biệt lo ngại về tình trạng thiếu máy thở, vốn rất cần cho những người mắc bệnh COVID-19., một bệnh đường hô hấp giống như viêm phổi gây ra bởi chủng virus corona mới lây lan mạnh.
Các bệnh viện cũng báo động về tình trạng khan hiếm thuốc, bình oxy và nhân viên được đào tạo.
Số ca nhiễm virus được xác nhận ở Mỹ đã tăng khoảng 18.000 ca vào ngày thứ Sáu, mức tăng cao nhất trong một ngày, lên hơn 103.000 ca. Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm virus corona kể từ khi số ca được biết đến ở Mỹ vượt qua Trung Quốc và Ý vào ngày thứ Năm.
Với ít nhất 1.634 người thiệt mạng kể từ tối ngày thứ Sáu – cũng là mức tăng kỉ lục hàng ngày – Mỹ đứng thứ sáu thế giới về số người chết vì đại dịch, theo những số liệu chính thức mà Reuters kiểm đếm.
Trong khi tình trạng thiếu thốn nguồn vật tư y tế xảy ra trên khắp cả nước, các bác sĩ và y tá tuyệt vọng buộc phải tái sử dụng một số đồ bảo hộ hoặc phải giấu khẩu trang N-95 để không bị lấy cắp.
Bác sĩ Alexander Salerno của Hiệp hội Y khoa Salerno ở phía bắc bang New Jersey nói với Reuters ông phải thông qua một “người môi giới” trực tuyến để trả 17.000 đôla mua khẩu trang và các thiết bị bảo hộ khác có giá khoảng 2.500 đôla và nhận hàng tại một nhà kho bỏ hoang.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày thứ Sáu đã viện dẫn quyền lực khẩn cấp bắt buộc hãng General Motors bắt đầu chế tạo máy thở sau khi ông cáo buộc nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ lãng phí thời gian trong các cuộc đàm phán.
Trước đây, ông đã kháng cự những lời kêu gọi ông viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, một đạo luật thời Chiến tranh Triều Tiên cho tổng thống quyền lực mua thiết bị ồ ạt trong các trường hợp khẩn cấp quốc gia.
Các cửa hàng tạp hóa dựng tấm chắn
giữa lúc đại dịch coronavirus bùng phát
Tin từ Quincy, Massachusetts – Các cửa hàng tạp hóa trên khắp Hoa Kỳ đang lắp đặt các tấm chắn nhựa bảo vệ ở quầy thanh toán, để hạn chế nhân viên thu ngân và người mua hàng lây nhiễm coronavirus cho nhau. Hôm thứ Năm (26/03/2020) tại một siêu thị Stop & Shop tại thành phố Quincy, khách hàng trả tiền cho thu ngân viên giữa tấm chắn trong suốt ngăn cách hai bên. Đối với hầu hết mọi người, coronavirus gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình như sốt và ho, và sẽ hết sau hai đến ba tuần.
Đối với một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và những người có vấn đề về sức khỏe tiềm tàng, nó có thể gây ra bệnh nặng hơn, bao gồm viêm phổi hoặc tử vong. Các cửa hàng tạp hóa Giant Eagle ở Ohio, cũng như chuỗi siêu thị Walmart và Kroger, cũng sẽ lắp tấm chắn nhựa trong suốt cho hơn 2,700 cửa hàng trong vài tuần tới. Hôm thứ Tư (25/03/2020) chuỗi siêu thị Publix cho hay tất cả 1,200 địa điểm của họ sẽ lắp vách ngăn tại quầy tính tiền, bàn dịch vụ khách hàng và nhà thuốc trong vòng hai tuần. Lượng khách của các cửa hàng tạp hóa tăng vọt khi chính quyền kêu gọi người dân chỉ ra khỏi nhà cho nhu cầu thiết yếu, khiến họ ở nhà và nấu ăn ở nhà nhiều hơn. Các cửa hàng đã vô cùng bận rộn và buộc phải đóng cửa sớm hơn để cho nhân viên có thêm thời gian dọn dẹp, và bổ sung hàng trên các kệ trống.
Một số cửa hàng đã thông báo nhân viên của họ bị nhiễm COVID-19. Tuần này, Publix thông báo rằng một nhân viên của họ ở Cumming, Georgia, đã cho xét nghiệm dương tính.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cac-cua-hang-tap-hoa-dung-tam-chan-giua-luc-dai-dich-coronavirus-bung-phat/
23 thủy thủ trên hàng không mẫu hạm
USS Theodore Roosevelt
có kết quả dương tính với coronavirus
Vào hôm thứ năm (26 tháng 3), các viên chức Hoa Kỳ cho biết, ít nhất 23 thủy thủ trên hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt bị nhiễm coronavirus. Trước đó, hôm thứ ba (24/3), các viên chức tiết lộ chỉ có 3 trường hợp nhiễm COVID-19 trên tàu. Sự gia tăng số lượng các ca nhiễm khiến Hải quân Hoa Kỳ ra lệnh dừng hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt ở đảo Guam, để tất cả 5,000 thủy thủ có thể được kiểm tra mức độ lây nhiễm với virus.
Các viên chức quốc phòng đang khá lo lắng vì không gian chật hẹp trong hàng không mẫu hạm có khả năng khiến các thủy thủ đoàn lây nhiễm bệnh nhiều hơn. Theo ABC News đưa tin, Đô đốc Mike Gilday cho biết, Hải quân Hoa Kỳ nhận thức được sự nghiêm trọng của tình hình, và đang làm việc nhanh chóng để xác định và cách ly các trường hợp dương tính, đồng thời ngăn chặn sự lây lan của virus trên chiến hạm. Ông cho biết thêm, hiện không có thủy thủ nào phải nhập viện hoặc bị bệnh nặng. Ông Thomas Modly, quyền thư ký Hải quân Hoa Kỳ cho hay, nhóm y tế trên tàu USS Theodore Roosevelt đang thực hiện kiểm tra cho các thủy thủy theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. Hôm thứ ba tuần này, ông Gilday trả lời các phóng viên rằng, không rõ các thủy thủ có bị nhiễm coronavirus sau chuyến thăm của hàng không mẫu hạm này đến Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu tháng 3/2020 hay không. Sau khi rời khỏi Đà Nẳng, 15 ngày sau, 3 thủy thủ đầu tiên trên tàu đã có kết quả dương tính.
Mộc Miên
4 người chết và hơn 130 người ốm
trên du thuyền Zaandam, các hành khách kêu cứu
Hải Lam
Công ty du lịch Holland America Line hôm 27/3 cho biết, 4 hành khách đã tử vong trên du thuyền MS Zaandam và hơn 130 người khác có triệu chứng giống cúm, ít nhất hai người nhiễm virus Vũ Hán.
Du thuyền MS Zaandam vừa kết thúc hành trình qua Nam Mỹ và đang cố gắng quá cảnh ở kênh đào Panama để tới thành phố Fort Lauderdale, bang Florida, Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Panama không cho phép du thuyền cập cảng vì lo ngại dịch bệnh, khiến các hành khách và thuỷ thủ đoàn không biết khi nào được về nước. Trên tàu có 1.234 hành khách, 586 thành viên thuỷ thủ đoàn, 4 bác sĩ và 4 y tá.
MS Zaandam rời Argentina hôm 7/3 và dự kiến kết thúc hành trình ở San Antonio, Chile vào ngày 21/3. Tuy nhiên, tất cả các cảng trên tuyến đường Nam Mỹ của MS Zaandam đều từ chối tiếp nhận du thuyền.
Khoảng 53 hành khách và 85 thuỷ thủ có triệu chứng như cúm. Nhân viên của tàu hôm 27/3 cho biết, một hành khách đã chết vài ngày trước đó, sau đó có thêm hai người chết hôm 26/3 và một người khác mới chết đêm qua, theo một bản ghi âm mà Reuters nghe được. Cả 4 trường hợp tử vong đều là người cao tuổi. Các hành khách cho biết đây là lần đầu tiên họ được thông báo về các ca tử vong trên con tàu dài 238 mét.
Ông Chris Joiner, 59 tuổi, một người đã về hưu đến từ thành phố Ottawa, tỉnh Ontario, Canada nói với Reuters rằng chuyến du lịch đã biến thành cơn ác mộng.
Ông lo lắng ông cùng người vợ, bà Anna, cũng 59 tuổi, sẽ phải ở lại tàu trong một thời gian vô định vì bà bị ho, sau khi nhà điều hành tàu cho biết họ sẽ sớm chuyển những hành khách khỏe mạnh sang Rotterdam, tàu chị em của MS Zaandam, đang ở trong vùng biển Panama.
“Chúng tôi đang bị cô lập. Chúng tôi bị mắc kẹt trên con tàu này. Tôi đoán rằng, chúng tôi không thể đi đâu vì chúng tôi không được khỏe mạnh”, ông Joiner nói. Ông chụp ảnh trong cabin với một tờ giấy
viết thông điệp: “Xin hãy cứu chúng tôi”, hy vọng thu hút được sự chú ý của giới truyền thông và chính phủ Canada.
Vợ chồng ông Chris Joiner, du khách Canada, cầm thông điệp kêu cứu khi mắc kẹt trên du thuyền MS Zaandam hôm 27/3 (ảnh chụp màn hình Reuters).
Một hành khách tên là Rae, cho biết ông và những người khác đã thông báo cho chính phủ Anh về tình trạng khó khăn của họ qua email. Ông cho biết có 229 du khách người Anh trên tàu. Ngoài ra, có những vị khách người Mỹ, Canada, Úc, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, New Zealand.
“Thật khủng khiếp khi chưa có kế hoạch nào được đưa ra cho các du khách và có những người Anh trên tàu cần sự giúp đỡ”, bà Hayley Johnson viết trên Twitter. Người ông 90 tuổi và người bà 75 tuổi của bà Johnson đang ở trên tàu. Bà Johnson bày tỏ sự lo lắng cho người bà bị tiểu đường tuýp 1.
Theo Reuters
Hải Lam dịch và biên tập
Mỹ buộc tội Tổng thống Venezuela ‘khủng bố ma túy’
Thiện Lan
Chính phủ Mỹ hôm 26/3 đã truy tố Tổng thống Nicolas Maduro và một số quan chức hàng đầu của Venezuela với tội danh “khủng bố ma túy”.
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr đưa ra cáo buộc hình sự đối với ông Maduro, vốn trước đó đã đối mặt với các biện pháp trừng phạt và là mục tiêu trong chiến dịch của Mỹ nhằm đẩy ông ra khỏi vị thế quyền lực.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã treo tiền thưởng lên tới 15 triệu USD cho bất cứ ai có thể cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt giữ và kết tội ông Maduro.
Ông Barr tố cáo ông Maduro và các cộng sự thông đồng với nhóm FARC “để làm ngập nước Mỹ bằng cocaine”. FARC là nhóm du kích cánh tả tự xưng là ‘Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia’ và bị Hoa Kỳ coi là một tổ chức khủng bố.
Vào hôm 27/3, các đặc vụ của Cơ quan phòng chống ma túy Hoa Kỳ (DEA) đã bay trở về từ Colombia với tướng đã nghỉ hưu của Venezuela là Cliver Alcala. Theo thông tin từ 3 người nói với Reuters, ông Alcala đã tự thú và chờ sự dẫn độ và bay đến White Plains, New York từ thành phố cảng Barranquilla của Colombia, nơi ông này đang sống. Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã treo phần thưởng lên tới 10 triệu USD cho thông tin dẫn đến vụ bắt giữ Alcala
Nhà Trắng, phát ngôn viên của DEA, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cảnh sát quốc gia Colombia đều từ chối bình luận về việc ông Alcala tự thú.
Trong bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc Alcala và các quan chức hàng đầu khác đã nhận hối lộ từ FARC để đổi lấy lối đi an toàn cho các lô hàng cocaine được gửi qua Venezuela.
Alcala đã nghỉ hưu từ lực lượng vũ trang Venezuela khi ông Maduro lên nắm quyền tổng thống vào năm 2013. Alcala sau đó trốn sang Colombia và từ đó công khai lên tiếng chống lại Maduro và ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Venezuela, ông Juan Guaido.
Bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ là hành động hiếm hoi của Mỹ nhằm chống lại một nguyên thủ quốc gia nước ngoài đang tại chức, đánh dấu một bước leo thang nghiêm trọng chống lại ông Maduro, người đã nắm quyền tại Venezuela từ năm 2013.
Hoa Kỳ và hàng chục nước khác đã công nhận lãnh tụ đối lập Juan Guaido là Tổng thống lâm thời và là nhà lãnh đạo chính của Venezuela, nhưng ông Maduro vẫn duy trì quyền lực, nhờ được sự hậu thuẫn của quân đội Venezuela, cũng như của Nga, Trung Quốc và Cuba.
Theo Reuters
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-buoc-toi-tong-thong-venezuela-khung-bo-ma-tuy.html
G7 rạn nứt vì cách gọi “virus Trung Quốc”
Trong khi Mỹ muốn đưa cụm từ “virus Vũ Hán” vào tuyên bố chung của nhóm G7, các thành viên còn lại không ủng hộ cách gọi này.
Các ngoại trưởng nhóm G7 đã không thể đưa ra một tuyên bố chung sau một cuộc họp video vào ngày 25/3 vì Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo muốn tuyên bố chung đề cập đến Covid-19 bằng cách gọi “virus Vũ Hán”, hãng tin Der Spiegel của Đức và CNN cho hay. Một dự thảo tuyên bố chung do Mỹ đưa ra cũng đổ lỗi cho Trung Quốc khiến dịch bệnh lây lan toàn cầu. Mỹ hiện giữ vai trò chủ tịch G7 gồm 7 nước (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản và Canada) nên được phép soạn dự thảo tuyên bố chung.
Tuy nhiên, dự thảo tuyên bố chung này của phía Mỹ không nhận được sự ủng hộ của đại diện các nước thành viên. Một nhà ngoại giao châu Âu nói: “Điều mà Bộ Ngoại giao Mỹ gợi ý là lằn ranh đỏ. Chúng tôi không đồng tình với cách gọi như vậy với virus này”.
Do bất đồng về cách gọi virus gây dịch Covid-19, các ngoại trưởng G7 đã không thể đưa ra tuyên bố chung sau cuộc họp hôm qua, dẫn đến việc một số quốc gia thành viên đã đưa ra tuyên bố riêng.
Một tuyên bố của chính phủ Pháp đã đề cập đến đại dịch bệnh đang lây lan ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay là “đại dịch Covid-19”.
Trả lời câu hỏi của truyền thông về việc liệu có chuyện Mỹ đề xuất gọi virus gây bệnh Covid-19 là “virus Vũ Hán”, Ngoại trưởng Pompeo không phủ nhận. Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói: “Tôi luôn nghĩ về những cuộc họp này, câu trả lời đúng đắn là bảo đảm chúng ta phát đi cùng một thông điệp. Tôi tin rằng khi quý vị nghe phát biểu của 6 bộ trưởng còn lại, các bạn sẽ thấy họ có nhận thức chung về điều chúng ta đang bàn bạc ở đây”.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và một số quan chức khác của Mỹ cũng sử dụng cách gọi “virus Trung Quốc”. Tuy nhiên, Tổng thống Trump hôm qua cho biết, ông sẽ ngừng cách gọi này. “Mọi người đều biết nó (virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19) xuất phát từ Trung Quốc, nhưng tôi quyết định chúng ta không nên làm lớn chuyện thêm nữa”, ông Trump trả lời phỏng vấn Fox News ngày 25/3. Trong tuyên bố chung của Tổng thống Trump với các lãnh đạo khác của G7 sau cuộc họp ngày 16/3 cũng không đề cập đến cách gọi “virus Trung Quốc”.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019 và đến nay đã lan ra gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Covid-19 khiến hơn 430.000 người mắc bệnh, hơn 20.000 người tử vong. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn mới đây nói rằng, mặc dù Trung Quốc ghi nhận ca bệnh đầu tiên, song virus gây bệnh Covid-19 có thể bắt nguồn từ một nơi khác.
Giới chức Mỹ và Trung Quốc nhiều lần “khẩu chiến” về nguồn gốc của virus gây bệnh Covid-19. Trong khi Washington đổ lỗi cho Bắc Kinh không minh bạch khiến thế giới chậm trễ 2 tháng ứng phó, một phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc tuần trước ủng hộ giả thuyết cho rằng quân đội Mỹ đưa virus SARS-CoV-2 vào cuối năm ngoái.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33767-g7-ran-nut-vi-cach-goi-virus-trung-quoc.html
Hơn 594.000 người trên thế giới nhiễm virus Vũ Hán,
27.000 người tử vong
Hải Lam
Theo cập nhật của worldometer lúc 7h16 ngày 28/3 (giờ Việt Nam), dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 199 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 594.377 ca nhiễm, trong đó 27.250 người đã tử vong.
Hiện Mỹ đang là ổ dịch lớn nhất thế giới với 102.464 ca nhiễm (tăng 17.029) và 1.607 ca tử vong (tăng 312). Theo AFP, New York là tâm dịch của nước Mỹ, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước và hơn 500 ca tử vong.
Ý đã vượt Trung Quốc trở thành vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới. Nước này ghi nhận thêm 5.909 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên 86.498. Nước này cũng báo cáo 919 trường hợp tử vong mới, con số cao nhất kể từ dịch bùng phát vào 21/2, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 9.134. Reuters cho hay, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh tại Ý là Lombardy, với khoảng 5.402 ca tử vong trong số khoảng 37.298 người nhiễm virus.
Ông Silvio Brusaferro, người đứng đầu Viện y tế quốc gia Ý hôm 27/3 nói với các phóng viên rằng, dịch bệnh ở Ý vẫn chưa đến đỉnh điểm. Các quan chức cảnh báo lệnh phong tỏa có thể được gia hạn sau ngày 3/4.
Tây Ban Nha ghi nhận số người nhiễm virus Vũ Hán và chết tăng kỷ lục trong 24 giờ, lên lần lượt 65.719 (tăng 7.933) và 5.138 (tăng 773). Nước này hiện là ổ dịch lớn thứ hai ở châu Âu và thứ tư thế giới. Tỷ lệ tử vong ở Tây Ban Nha đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Ý.
Theo AFP, số ca tử vong và nhiễm bệnh tại Tây Ban Nha tăng lên đáng kể sau khi nước này đẩy mạnh việc xét nghiệm trên cả nước và đặt mua hàng triệu bộ xét nghiệm mới trên toàn thế giới. Tây Ban Nha ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc hôm 14/3 để ngăn dịch, dự kiến kéo dài ít nhất tới ngày 11/4.
Đức hiện ghi nhận 50.871 ca nhiễm (tăng 6.933) và 351 ca tử vong (tăng 84). Tỷ lệ tử vong tại nước này ở mức thấp, chỉ khoảng 0,68% dù Đức hiện là vùng dịch lớn thứ 3 châu Âu và thứ 5 trên thế giới.
Số ca nhiễm và tử vong tại Pháp, vùng dịch lớn thứ 4 châu Âu, lần lượt là 32.964 (tăng 3.809) và 1.995 (tăng 299). Reuters đưa tin, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe thông báo chính phủ đã quyết định gia hạn phong tỏa đất nước trong vòng hai tuần, kéo dài cho đến ngày 15/4.
Ổ dịch lớn thứ 5 ở khu vực châu Âu là Thụy Sĩ, với 12.928 ca nhiễm (tăng 1.117) và 231 ca tử vong (tăng 39). Bang Ticino, giáp biên giới Ý, là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, với tỷ lệ 470 trường hợp nhiễm trong 100.000 dân. Reuters cho biết, chính phủ Thụy Sĩ hôm 27/3 cho biết nước này đã mở kho dự trữ dược phẩm, phân phối thuốc giảm đau và hạ sốt.
Anh ghi nhận thêm 2.885 ca nhiễm và 181 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên lần lượt là 14.543 và 759. Reuters đưa tin, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đã nhiễm virus Vũ Hán. Tại Anh, các bệnh nhân trong độ tuổi từ 29 đến 98, đa phần có vấn đề sức khỏe từ trước, giới chức y tế cho biết.
Iran là vùng dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc đại lục, với 32.332 người nhiễm (tăng 2.926) và 2.378 ca tử vong (tăng 144).
Trung Quốc và Hàn Quốc chưa công bố số liệu trong ngày hôm qua.
Tại Đông Nam Á, vùng dịch lớn nhất khu vực vẫn là Malaysia với 2.161 ca nhiễm (tăng 130) và 26 ca tử vong (tăng 3). Theo Reuters, Malaysia ngày 27/3 đã công bố “gói kích cầu kinh tế lấy con người làm trung tâm”, trị giá 250 tỷ ringgit (58,28 tỷ USD) nhằm hạn chế tác động về kinh tế do dịch bệnh gây ra.
Thái Lan hiện có 1.136 ca nhiễm, cao số 2 tại khu vực, trong đó 5 người đã tử vong. Cũng theo Reuters, chính phủ Thái Lan hôm 27/3 đã ra lệnh đóng cửa nhiều địa điểm công cộng và doanh nghiệp hơn trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán, và kéo dài lệnh đóng cửa cho đến cuối tháng 4.
Indonesia là nước báo cáo số ca tử vong cao nhất khu vực với 87 người chết trong tổng số 1.046 người nhiễm. Reuters cho biết, hệ thống y tế Indonesia nguy cơ sụp đổ khi các ca nhiễm tăng vọt.
Philippines ghi nhận 803 ca nhiễm và 54 ca tử vong. Theo AFP, nhiều bệnh viện ở nước này quá tải và các bác sĩ thiếu đồ bảo hộ. Reuters cho biết, cựu Bộ trưởng Y tế Philippines Esperanza Cabral cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh được báo cáo có lẽ chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, do nước này đến nay mới xét nghiệm hơn 2.100 trường hợp.
Singapore hiện ghi nhận 732 ca nhiễm và 2 ca tử vong.
Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca nhiễm virus Vũ Hán mới vào sáng 28/3, nâng tổng số ca bệnh lên 169, nhưng worldometer chưa cập nhật số liệu mới này.
Virus Vũ Hán theo ‘Con đường tơ lụa mới
của Trung Quốc’ lan ra khắp thế giới
Triệu Hằng
Cách đây gần 750 năm, nhà thám hiểm người Ý Marco Polo đã thực hiện một chuyến du hành từ Venice vượt biển Địa Trung Hải, băng đường bộ xuyên Ba Tư [Iran ngày nay] và Trung Á đến thăm triều đình của vị Khả Hãn Mông Cổ Hốt Tất Liệt, cháu nội của người sáng lập vương triều nhà Nguyên Thành Cát Tư Hãn.
Người Mông Cổ phát triển thương mại theo Con đường Tơ lụa ngay trong thời Trung cổ đã trải dài thế giới từ Trung Quốc tới Ý, cho đến khi đại dịch cái chết đen (dịch hạch) theo chính tuyến đường này quét sạch một nửa dân số thế giới.
Tất nhiên, còn quá sớm để đưa ra những dự đoán thảm khốc như vậy về đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Nhưng một sự trùng lặp đáng kinh ngạc giữa con đường lan truyền virus Vũ Hán của ngày nay với con đường đã xuất hiện trong những năm 1300.
Dịch hạch Cái chết đen theo Con đường tơ lụa tới châu Âu
Căn bệnh dịch hạch Cái chết đen từ thế kỷ 14 được cho là cũng bắt nguồn từ tỉnh Hồ Bắc (Hubei), Trung Quốc, với vật chủ lây truyền virus là loài marmot. Tỉnh Hà Bắc (Hebei) của Trung Quốc là nơi chịu thiệt hại nặng do dịch bệnh này, chết 5 triệu dân trong những năm 1330.
Đi về phía Tây thông qua các thương nhân và các đoàn lữ hành Con đường Tơ lụa, bệnh dịch phải mất vài năm để tới Ba Tư, nơi đây nó đã giết chết Vua Abu Said cũng như một nửa dân số. Vào năm 1347, Cái chết đen vào châu Âu thông qua cảng Genoa của Ý.
Bây giờ hãy so sánh điều đó với những gì chúng ta nhìn thấy ngày nay với COVID-19. Lần này, nguồn gốc của bệnh độc được cho là từ tê tê hoặc dơi thay vì marmot. Virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc.
Virus Vũ Hán đã lan tới Iran và hiện đã lây nhiễm cho hàng chục ngàn người và làm chết hơn 2.000 người Iran, thậm chí các quan chức y tế và các lãnh đạo chính quyền Iran đã nhiễm bệnh hoặc tử vong.
Bên cạnh Iran, đợt bùng phát tồi tệ tiếp theo là ở Ý, kể từ 300 ca nhiễm đến nay đã có hơn 80.000 người nhiễm và hơn 9.000 người mất mạng vì virus Vũ Hán.
Dịch bệnh đang lây lan khắp châu Âu giống như dịch hạch Cái chết đen đã xảy ra cách đây nhiều thế kỷ.
Iran và Ý, mỏ neo trong ‘Vành đai – Con đường’ của ĐCSTQ
Có lẽ, không ngẫu nhiên mà trong hai thập niên qua, Trung Quốc là nơi bắt nguồn của SARS, khủng hoảng dịch tả heo châu Phi, và bây giờ là virus corona mà Tổ chức Y tế Thế giới đặt tên là COVID-19 như thể tránh đi cái nơi bắt nguồn của virus là Vũ Hán.
Chúng ta cũng không nên ngạc nhiên khi Iran và Ý nổi lên, một lần nữa, là điểm mốc cho đại dịch viêm phổi lan rộng.
Iran và Ý có điểm chung gì trong ngày nay?. Đó chính là hai mỏ neo chính của cái gọi là “Sáng kiến Vành đai – Con đường” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng được gọi là “Con đường tơ lụa mới” của thế kỷ 21.
Gần đây tại Bắc Kinh, tôi đã giảng cho một nhóm sinh viên trường kinh doanh đến từ Torino, trường đại học có liên kết chặt chẽ với Trung Quốc. Các sinh viên tốt nghiệp chương trình này thường kiếm được việc làm ở Alibaba, ICBC, và các công ty lớn khác của Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện của họ tại Ý. Khi tôi gọi các sinh viên là “Marco Polos thời hiện đại”, họ gật gù tán thành. Có phải họ cũng là thương nhân của Cái chết đen kiểu mới?.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng thế giới chưa sẵn sàng cho một đại dịch khác. Nhiều hệ thống y tế công cộng thiếu trang thiết bị và không thể áp dụng các quy trình kiểm dịch và thực hành vệ sinh cần thiết để hạn chế sự lây lan của căn bệnh. Tuy nhiên chúng ta đang học hỏi nhanh chóng, và cơ hội sống sót vẫn còn rất cao.
Singapore từ một đất nước bị nhiễm trùng nhiều nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc đã xuất viện gần như hầu hết các bệnh nhân bị lây nhiễm của họ. Cư dân quốc đảo này vẫn cảnh giác nhưng cuộc sống đã trở lại bình thường.
Các xã hội khác có thể học hỏi từ Singapore, và áp dụng kỷ luật cần thiết để tránh sự đổ vỡ hàng loạt. Không giống bảy thế kỷ trước, giờ đây, chúng ta có các phương pháp điều trị và công nghệ y khoa tinh vi giúp việc kiểm dịch khả thi hơn.
Ngay khi thế giới tiếp tục giải quyết cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán, hậu quả địa chính trị và kinh tế đang hình thành rõ nét. Các công ty sẽ đẩy nhanh việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, hạn chế việc chỉ đặt sản xuất ở thị trường Trung Quốc. Các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đã thực hiện điều này trong hơn một thập niên, Toyota đã chuyển sản xuất sang Thái Lan và Indonesia. Samsung đã làm điều tương tự cho điện thoại thông minh của mình, hầu hết trong số đó hiện sản xuất ở Việt Nam.
Châm ngôn mới là: “Đừng đến quá gần hoặc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc”.
Bài học tương tự áp dụng cho ngoại giao. Thay vì xem Trung Quốc đang trên con đường thống trị lục địa Á-Âu, các nước láng giềng của Trung Quốc đang dần thoát khỏi cái bóng của nó. Nhật Bản đang đạt được niềm tin quốc gia, Ấn Độ đang mua sắm quân sự và mới đây đã tiếp đón Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm, nhằm tái khẳng định cam kết của các nước đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Các quốc gia này, cũng như các nước châu Âu, đang giúp các quốc gia châu Á yếu hơn
đứng lên bảo vệ đất nước của họ, tránh các bẫy nợ và tìm giải pháp thay thế cho hệ thống viễn thông Huawei 5G.
Mặc dù người Trung Quốc từng là nạn nhân của Mông Cổ, nhưng Trung Quốc thời hiện đại được ví như đế chế Mông Cổ bành trướng. Giống như dịch bệnh Cái chết đen đã tàn phá Mông Cổ và phá vỡ sự kìm kẹp của đế chế này ở lục địa Á – Âu, đại dịch viêm phổi Vũ Hán cũng khuyến khích các quốc gia chư hầu của Trung Quốc tìm kiếm các đối tác khác trên trường địa chính trị.
Châu Á đã không chỉ bị thống trị bởi một cường quốc duy nhất kể từ thời Mông Cổ, và vị trí đó trong lịch sử dường như vẫn nguyên vẹn.
Xây dựng nhiều con đường kết nối hơn có thể ban đầu sẽ tạo ra nhiều con đường cho mầm bệnh lây lan, nhưng nó cũng cho phép chúng ta đi vòng để tránh các rắc rối nếu và khi chúng nảy sinh.
Kết nối nhiều hơn rốt cuộc cũng có nghĩa là khả năng hồi phục nhiều hơn. Cho một Con đường Tơ lụa mới tồn tại, nó sẽ cần nhiều con đường chứ không chỉ một con đường.
Theo bài viết của Parag Khanna đăng trên Wired ngày 28/2
Triệu Hằng dịch và biên tập
Virus corona: WHO khuyến cáo
không nên tự uống thuốc chloroquine
Thanh Phương
Hôm qua, 28/03/2020, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) Tedros Adhanom Ghebreyesus khuyến cáo là không nên sử dụng các phương pháp điều trị mà chưa có kết quả thử nghiệm chắc chắn, đặc biệt là thuốc chống sốt rét chloroquine, mà nhiều bệnh nhân Covid-19 và những người có nguy cơ nhiễm bệnh ở nhiều nước đang đổ xô đi mua.
Không trực tiếp nêu tên thuốc chống sốt rét, lãnh đạo WHO khuyến cáo các quốc gia và các bệnh nhân không nên sử dụng những loại thuốc này để chống dịch Covid-19.
Ông Tedros nhấn mạnh: “Trong lịch sử y khoa, đã có nhiều ví dụ về những phương thuốc mà trên lý thuyết hoặc trong phòng thí nghiệm đạt kết quả rất tốt, nhưng lại không có hiệu quả đối với người hoặc trái lại nguy hiểm đối với người. Chúng ta phải chờ kết quả thử nghiệm chắc chắn. Không thể đốt cháy giai đoạn.”
Hiện giờ, thuốc chloroquine đang được thử nghiệm lâm sàng tại khoảng 50 quốc gia, để xác định xem đây là phải là thuốc hiệu nghiệm trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19 hay không.
Tổng giám đốc WHO còn nhấn mạnh đến nguy cơ khan hiếm thuốc chống sốt rét, nếu có quá nhiều người mua loại thuốc này.
“Mối đe dọa cấp thời”
Trong cuộc họp báo hôm qua, tổng giám đốc WHO cũng cảnh báo là tình trạng thiếu các thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế trên toàn thế giới là “một mối đe dọa cấp thời” trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Ngỏ lời với lãnh đạo các nước thuộc nhóm G20, vừa họp thượng đỉnh hôm thứ Năm vừa qua, ông Tedros kêu gọi họ huy động “sức mạnh về công nghiệp và về sáng chế” để sản xuất và phân phân phối các thiết bị cần thiết để đối phó với dịch bệnh.
Virus corona : Liên Hiệp Quốc báo động
nguy cơ thảm cảnh của châu Phi do dịch bệnh
Thanh Hà
Trả lời đài phát thanh RFI và truyền hình France 24 của Pháp ngày 27/03/2020, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres báo động : dịch Covid-19 sẽ cướp đi mạng sống của “hàng triệu người tại châu Phi”. Cộng đồng quốc tế cần huy động “3.000 tỷ đô la” để hỗ trợ các nước nghèo đối mặt với virus corona.
Hiện tại châu Phi thông báo gần 3.500 ca nhiễm và 94 trường hợp tử vong, nhưng theo Trung Tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Bệnh Dịch của Liên Hiệp Châu Phi, virus corona đang “lan nhanh” tại châu lục này.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc một mặt kêu gọi 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới nhanh chóng tìm ra vác-xin và các phương pháp trị liệu, mặt khác hỗ trợ châu Phi và các nước chậm phát triển. Cụ thể hơn là cung cấp kít xét nghiệm, trang thiết bị y tế cho các quốc gia này.
Vẫn theo ông Antonio Guterres, đây phải là một “ưu tiên” của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực chống dịch Covid-19. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lo ngại là nếu không kịp thời ngăn chận, virus có nguy cơ biến đổi và “khi đó các nghiên cứu mà thế giới đang tiến hành có thể sẽ hoài công“.
Sau cùng lãnh đạo Liên Hiệp Quốc nhìn nhận việc kêu gọi đình chiến trong tất cả các cuộc xung đột trên thế giới để đối phó với virus corona đã được một vài quốc gia (như Yemen, một bộ phận tại Syria và kể cả tại Libya, Cameroun và Philippines) chấp thuận về mặt nguyên tắc, nhưng “cam kết là một chuyện, biến cam kết thành hành động lại là một chuyện khác“
Nước Anh chờ dịch lên đỉnh
với ba lãnh đạo chống virus corona cùng dương tính
Nguyễn GiangBBC News Tiếng Việt
Tin Thủ tướng Anh Boris Johnson nhiễm virus corona là ‘news’ hàng đầu trên tất cả các phương tiện truyền thông Anh Quốc từ trưa thứ Sáu 27/03.
Dù nhiều nhân vật cao cấp ở Anh, gồm Thái tử Charles đã dính Covid-19, tin thủ tướng mắc virus vẫn gây choáng cho cả nước.
Điều đáng chú ý là ông Johnson và Bộ trưởng Y tế Matt Hancock (sinh năm 1978) hay cùng nhau chủ trì họp báo truyền hình trực tuyến hàng ngày lúc 5 giờ chiều về cuộc chiến chống Covid-19 của Anh.
Cạnh họ thường có Giám đốc Y tế England, giáo sư Chris Whitty, nhà tư vấn hàng đầu cho chính phủ Anh chống dịch bệnh.
Đến chiều thứ Sáu thì rõ ra là hai ông Johnson và Hancock bị dương tính, còn giáo sư, bác sĩ Whitty “có triệu chứng” và sẽ tự cách ly bảy ngày.
Virus corona: ‘Đâu phải tại Trung Quốc’
Virus corona: Châu Âu học được gì từ châu Á?
Boris ‘bất cẩn’ bị chê trách
Tờ HuffPost viết: “Ba nhân vật lãnh đạo công tác chống virus corona của Anh bị đánh gục chỉ trong một ngày”.
Tựa đề đó không làm vẻ tự tin của ông Johnson giảm đi khi ông lên Twitter nhắn gửi người dân về tình trạng của mình.
Có vẻ ông tự quay video từ phòng riêng nên hình rất là ‘amateur’, trần nhà nhiều hơn đầu trong khuôn hình.
Boris Johnson vẫn tỏ ra không sợ gì như thường lệ, và tỏ quyết tâm chiến thắng dịch bệnh.
Nhưng người ta cũng hỏi ngay có phải thái độ bất cẩn ngạo nghễ (nonchalant) của thủ tướng Anh khiến ông ta dính virus.
Chưa kể không thể loại trừ khả năng ông Jonson đã làm lây lan dịch bệnh, dù chính ông luôn nhắc người dân tuân thủ các nguyên tắc giãn cách giao tiếp, rửa tay…
Báo Anh nhắc lại hồi dịch nổ ra, ông Boris Johnson còn thăm bệnh viện, bắt tay một số bệnh nhân virus corona.
Tuần trước ông vẫn trả lời chất vấn trong quốc hội, và tờ The Guardian “khoanh vùng” ra ít nhất 10 người trong nội các, và nghị viện đã thường xuyên gặp ông.
Khi ra họp báo, thường Boris Johnson đứng ở bục có micro riêng, cách hai quan chức chính quyền và ngành y tế Anh 2 mét mỗi bên.
Thật là hình ảnh tiêu chuẩn cho ‘social distancing’ – giãn cách giao tiếp.
Mục tiêu của Anh Quốc, như ông Boris Johnson nhắc đi nhắc lại trên truyền hình, là ‘Stay home, Protect NHS, Save lives’ – Ở trong nhà, Bảo vệ Hệ thống Y tế công và Cứu mạng sống.
Virus corona: Anh Quốc cứu trợ doanh nghiệp và người lao động ra sao?
Virus corona: Đi đâu và làm gì giữa thời loạn lạc?
Nhưng một số báo Anh lại tìm ra tấm hình ông Boris Johnson, cùng ba bốn vị sau khi trả lời báo chí đã đi sát nhau và trao đổi gì đó sôi nổi khi xuống cầu thang.
Ôi thôi, tấm gương ‘nói và làm’ hết sáng choang như tuyên truyền.
Boris Johnson nay tự cách ly trong phòng riêng, cơm sẽ có người mang vào để ở cửa và rút lui ra khoảng cách an toàn, để ông ăn.
Thật may là người phụ nữ trẻ của đời ông, Carrie Symonds, đang có mang, hiện sống ở nơi khác.
Thế nhưng mọi nhân viên của Phủ đầu rồng ở số 10 Downing Street đã phải tuân theo quy định của y tế, tức là cách ly, kiểm tra sức khoẻ gấp.
Trong họp báo chiều thứ Sáu, Bộ trưởng Michael Gove chủ trì đã bị hỏi ngay là nếu thủ tướng Boris Johnson (55 tuổi) không làm việc được thì ai sẽ thay thế.
Người giữ quyền phó thủ tướng nay là Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab (sinh năm 1974), sẽ thay ông Johnson nếu cần.
Nếu Bộ trưởng Ngoại giao Raab cũng nghỉ vì virus thì ai thay?
Chính phủ Anh chưa có câu trả lời mà cố nhấn mạnh rằng các vị lãnh đạo đang tự cách ly “đều không có triệu chứng nghiêm trọng, vẫn làm việc”.
Điều này không làm niềm tin vào họ tăng lên một inch nào cả.
Trước mắt thì ai cũng đành thông cảm cho ông Boris Johnson và chia sẻ quan điểm của ông rằng chống dịch virus giống như cuộc chiến chống kẻ thù vô hình, ai cũng có thể trúng đạn.
Nhưng Anh Quốc mùa chống Covid-19 , với hơn một tuần sau lệnh phong tỏa mềm Boris tung ra có gì khác lạ?
Virus corona: Chuyện gì đang xảy ra ở Anh Quốc?
Virus corona: Mạng xã hội tranh cãi về ‘Việt Kiều’ và ‘nước nào giỏi hơn’
Xin kể từ góc độ cá nhân.
Chính phủ yêu cầu làm việc từ nhà nếu có thể nên tôi đã tuân thủ. Working from Home, hay WFH thành khẩu hiệu, thành tiếu lâm, thành meme, GIF bà con chia sẻ qua các chat app liên tục. Cũng vui.
Mỗi ngày người ta được ra ngoài một lần, đi dạo, thể dục, tối đa là hai người, hoặc “chỉ các thành viên gia đình với nhau” – chỗ này tranh cãi mạnh, các báo đua nhau giải thích.
Ra công viên, đi trên vỉa hè thì ‘alright’, nhưng tránh dừng lại tụ tập, tán chuyện.
Công viên Hesketh cách nhà tôi 50 mét có một vườn hoa, sân chơi trẻ em, câu lạc bộ bowling, sân tennis và sân chơi cricket khá rộng.
Nay thì cả bowling và tennis đều nghỉ, sân chơi trẻ em còn khóa lại để không ai vào.
Riêng sân cricket – một trong những cơ sở thể thao lâu đời nhất ở Anh, với trận Kent gặp Surrey diễn ra năm 1709 – thì dọn cột, bảng điểm đi để thành bãi cỏ cho mọi người đi dạo.
Hai vợ chồng tôi sáng nào cũng ra đó đi hai vòng, gặp hàng xóm láng giềng chỉ vẫy chào từ xa để giữ khoảng cách đúng luật – social distancing.
Khổ nỗi bọn chó của bạn bè, xóng giềng không biết luật nên cứ thấy người quen là lao tới.
Hôm qua, chú Ronnie, chó shih-tzu của nhà Sharon cứ kéo dây của chủ để chạy đến chân tôi khi chúng tôi đứng cách nhau tới 4-5 mét để chào hỏi, nói chuyện chớp nhoáng trong công viên.
Ronnie từng được gửi ở nhà tôi khi vợ chồng Sharon lên Leicester dự đám cưới.
Chỉ một ngày ở với ‘bác Giang’ mà nó đã biết khẩu lệnh tiếng Việt ‘ngồi, đi, ăn’ nhưng nay thì đành đứng cách xa ngước mắt nhìn, rất thương.
Nói thể để thấy người dân dần dần quen với lệnh ‘giãn cách giao tiếp’.
Tiếc là Boris đã chủ quan, không làm được như dân thường chúng tôi.
Xa nhau lại quý nhau hơn
Thời buổi lạ kỳ, người dân Anh tránh nhau như lại hóa ra thân nhau hơn.
Một mặt ai cũng lịch sự tránh lối để không va vào nhau, và người quen cũng đứng xa quá hai mét để trao đổi nhanh.
Mặt khác, người ta cởi mở hơn, không cần hỏi cũng muốn chia sẻ, thông cảm.
Bà hàng xóm đối diện nhà tôi nướng bánh butter cookies, nhắn tin và mang sang để vào trong porch cho bọn trẻ con.
Vợ tôi có làm bánh tráng pancake tặng lại cho hai vợ chồng bà, vẫn qua hình thức ‘distanced delivery’: để thức ăn ở cửa, bấm chuông rồ̀i về.
Virus corona: Việt Nam đã nhận định “được và đúng” về tính nguy cấp
Virus corona: ‘VN chưa nên cho điều trị tại nhà lúc này, nhưng cần tính đến’
Cô Charlotte cách hai số nhà ngồi trong xe đỗ cạnh nhà, hạ cửa sổ nói chuyện với chúng tôi khá lâu khi bọn tôi đi dạo về.
Nào chuyện trường học – cả hai vợ chồng cô là giáo viên nay đã tạm nghỉ – nào chuyện đặt mua thịt bò loại rumsteak ở đâu. Cô chia sẻ số Whatsapp của một tiệm thịt tư nhân (private butcher, chắc mở ngay trong chuồng bò ở nông trại nào đó), loại bán cho dân, không cung cấp cho siêu thị, không có cả trang web, chắc là hoạt động từ trước thời có Internet. Tôi tra Google Map thì thấy địa chỉ tồn tại bí hiểm đâu đó ở Kent Downs, cách nhà phải 30 miles, ở vùng nhiều đồng cỏ, rừng cây.
Không khí ‘mua hàng bí mật’ có vẻ hồi hộp như thời chiến.
Xin nhắc lại, năm 1940, Winston Churchill đã có mật lệnh (Official Secrets Act) để dân Anh rút lên các vùng núi lập chiến khu nếu Đức đổ bộ thành công.
Người Anh cũng đã sẵn sàng trồng rau, nuôi bò trong các trại bí mật ở Scotland, Wales, West country, nếu vùng đô thị Đông Nam bị Đức chiếm, để rồi từ “bưng biền” đánh ra giành lại tổ quốc.
Thật may là khi đó, Không quân Luftwaffe của tay bụng bự phù phiếm Hermann Goering đã thất bại không diệt được Royal Air Force nên Operation Sea Lion của Hitler chiếm đảo Anh bất thành.
Tuy thế, Kent là nơi diễn ra không chiến Battle of Britain, hứng chịu mưa bom Blitzkrieg vì ở tuyến đầu bảo vệ London trước không quân phát-xít Đức từ Pháp bay sang.
Ngay trong công viên gần nhà tôi vẫn còn khối đá (memorial stone) khắc dòng chữ tưởng niệm phi công Trevor Oldfied bị Đức bắn rơi, tử nạn ngày 27/09 năm 1940.
Trung đoàn Royal East Kent Regiment (the Buffs) còn có thành tích lớn, đẩy lui một sư đoàn Nhật trong trận Kohima ở vùng núi Miến Điện năm 1944, khiế̃n Đế quốc Nhật phải bỏ mộng chiếm Ấn Độ.
Nếu ngày nay, chỉ vì con virus từ Vũ Hán mà dân Anh phải trống cấy, bán hàng chợ đen ‘bí mật’ thì quả lạ chuyện không thể tin nổi.
Nhưng cá nhân tôi tin là chống virus corona chỉ giống như chiến tranh ở một vài điểm.
Đầu tiên là vấn đề tâm lý
Khi gặp khủng hoảng chung, quần thể người đã có sẵn bản năng sinh tồn, và tình đồng bào, đồng loại để vượt khó. Người ta dễ nghe lời chính phủ hơn, bỏ qua các khác biệt thường ngày.
Không ai thấy khó chịu với message “Ở trong nhà, bảo vệ y tế, cứu người” không hỏi mà hiện lên trong tin nhắn của các nhà mạng.
Truyền hình quốc gia cũng có luôn cái logo mang khẩu hiệu đó ở góc trái màn hình.
Hơn nửa triệu dân Anh đã hưởng ứng kêu gọi của chính phủ, đăng ký làm tình nguyện viên giúp hệ thống y tế và trợ cấp xã hội, đông gấp đôi nhà nước cần là 250 nghìn người.
Họ sẽ lo việc chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men đến các cụ già sống độc thân, hoặc trợ giúp
Tối thứ Năm, đúng giờ hẹn 20:00 giờ cả phố ra cửa vỗ tay cảm ơn y bác sĩ của Hệ thống Y tế Công Anh Quốc (National Health Service – NHS).
Lần đầu tiên tôi thấy các bà các cô cùng phố trình làng 100% trong bộ đồ ở nhà, chao ôi là ‘homely’, các ông thì quần ngắn, dép lê, bọn trẻ có đứa đeo headphone, chắc chưa dứt phim trên Netflix….
Sau hai phút ai lại vào nhà nấy, lặng lẽ.
Lý do thứ hai khiến chống dịch giống đánh giặc là khi cơ thể quốc gia bị tấn công, bị va đập nên làm lộ ra các vết nứt về tổ chức, về bất công xã hội.
Chiến tranh có người ra tiền tuyến, có người ấm chỗ ở nhà, khẩu phần ăn cũng có hơn có kém.
Nay người ta hỏi tại sao thủ tướng Boris Johnson và bộ trưởng Matt Hancock được làm xét nghiệm “chen hàng” trước dân và trước cả các nhân viên y tế của hệ thống NHS?
Vì cho đến nay, vô số người có triệu chứng gọi đến số 111 chỉ được khuyên ngồi nhà, tự cách ly, còn bệnh viện không có chỗ làm xét nghiệm.
Mặt khác, như SkyNews hỏi, phải chăng nên bỏ sự đóng kịch “bình đẳng” để xét nghiệm toàn bộ chính phủ Anh, nhằm làm rõ ai khoẻ, ai bệnh khi quốc gia cần người điều hành, giúp dân yên tâm hơn?
Giống thời chiến, câu hỏi về người lãnh đạo, tính cách, phẩm chất của họ trong cuộc khủng hoảng luôn là quan trọng nhất.
Còn lại thì đây không phải là chiến tranh.
Nói đến tình hình ở Anh với số tử vong vì Covid-19 tăng chóng mặt, một tờ báo viết đây là “a badly managed epidemic” – ‘trận dịch bị xử lý tệ’.
Tôi không có chuyên môn y tế cộng đồng nên không dám bình luận thêm.
Nhưng quan sát về tác động xã hội của vụ virus này thì thấy có nhiều điều thú vị.
WFH – working from home: nghe thì hay nhưng để làm tốt, người ta cần tăng trao đổi thông tin rất nhiều.
Vì để nhân viên làm việc từ nhà thì phải trông cậy nhiều vào tính tự giác của họ.
Ngược lại, làm từ nhà, từ xa cũng bộc lộ ra sự vô dụng của nhiều cơ chế chỉ huy, quản lý.
Đã có các giám đốc công ty bị trầm cảm vì thấy hụt hẫng, mất đi quyền giám sát tận mặt.
Họp hành trong văn phòng lâu nay hóa ra chỉ tốn mặt bằng, điện nước. Nay chuyển tất cả lên mạng vẫn không hề thấy chất lượng giảm đi.
Nhiều lãnh đạo bỗng lộ ra là chẳng làm gì cụ thể, chỉ hô hào chung chung, đọc email, tái chế thông điệp từ trên xuống, thêm bớt cho có phần của mình.
Nhiều dịch vụ, kể cả một số nội dung tin bài của báo chí, hóa ra chỉ là thừa thãi, ‘có thì vui’ (nice to have) nhưng bỏ đi cũng chẳng làm sao, không ai lưu luyến.
Bội thực thông tin, hàng hóa, ẩm thực đều không tốt, không cần thiết.
Có mặt hàng ta tưởng là ‘không có thì chết’ hoàn toàn có thể loại khỏi menu.
Tóm lại, con virus này xem ra có sức mạnh thanh lọc thế giới loài người rất ghê gớm.
Điều chỉnh lại lối sống
Lenin từng viết “Có những thập niên trôi qua không xảy ra điều gì, và có những tuần mấy thập niên cùng xảy đến.” (There are decades when nothing happens, and there are weeks where decades happen).
Đây có lẽ là thời khắc như vậy.
Xét cho cùng ở Anh, Mỹ, hay ở Việt Nam, Trung Quốc thì cũng giống nhau ở điểm này.
Các tín điều, chuẩn mực cũ về xã hội, về kinh tế, về quan hệ bỗng nhiễm Covid và lên cơn sốt hết cả.
Đọng lại, điều tôi thấy cần nhất là sự chia sẻ, là tình bạn, là sự quan tâm của gia đình.
Một buổi chiều tối, tôi và gần 10 bạn Việt Nam ở London nối mạng video, gọi là ‘online pub’ uống bia ‘từ xa’.
Tất cả đều là dân ‘professionals’, hoặc làm doanh nghiệp, công ty, thành đạt và hiểu biết.
Thông tin từ các bạn chia sẻ từ công ty, ngành nghề của mình vẽ ra bức tranh nhiều lo ngại về những điều nhan chóng làm thay đổi cuộc sống ở Anh tới chóng mặt chỉ chưa đầy một tuần qua..
Nỗi lo chung là không rõ cuộc khủng hoảng này kéo dài đến đâu.
Sau Tây Ban Nha, Ý, cơn bão đang ập đến Anh.
Cái giá bảo vệ nền kinh tế Anh là thâm hụt ngân sách quốc gia lên mức kỷ lục: 200 tỷ bảng trong năm tài khóa 2020-21, theo tính toán mới nhất của Carl Emmerson và Isabel Stockton vừa công bố.
Trên thị trường tài chính, Anh sẽ phải vay thêm 177 tỷ bảng (217 tỷ USD) để chống virus corona.
Khoản nợ bằng 8% thu nhập quốc dân này sẽ là gánh nặng đè lên vai tất cả người đóng thuế như chúng tôi vào những năm tới.
Tới thời điểm này, cuộc tranh cãi nước nào xử lý giỏi hơn đã trở nên vô nghĩa.
Ngoài chuyện đau buồn hàng ngày về số tử vong nhảy nhanh thì thực tế là nước nào cũng đang rất khó khăn.
Nghĩ tới Việt Nam, tôi lo rằng đến cả các nền kinh tế Phương Tây hàng đầu thế giới mà còn liêu xiêu thì những nước nghèo hơn sẽ gặp nguy cơ chìm đắm, loạn lạc nếu dịch kéo dài.
Vấn đề là sự sống còn của loài người và năng lực tái thiết sau dịch, là tính sáng tạo, khả năng xây dựng ra mô hình xã hội mới, cách làm ăn, sinh hoạt mới.
Ngoài công viên, nắng vẫn vàng rực và hoa anh đào vẫn cứ nở với sắc trắng, hồng miên man.
Trời đẹp lạ kỳ vì bắt đầu vào xuân.
Có phải thiên nhiên đang trêu ngươi chúng ta?
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52077116
Virus corona:
Pháp kéo dài lệnh phong tỏa thêm hai tuần
Thanh Phương
Đúng như mọi người chờ đợi, hôm qua, 27/03/2020, thủ tướng Edouard Philippe đã thông báo quyết định kéo dài lệnh phong tỏa ở Pháp thêm hai tuần, tức là đến ngày 15/04, để cố kềm chế đà lây lan của dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra.
Từ điện Elysée, thủ tướng Philippe tuyên bố : « Chúng ta chỉ mới ở giai đoạn đầu của làn sóng dịch bệnh. Làn sóng này đã nhấn chìm vùng Grand Est từ nhiều ngày qua, và đang đổ đến vùng Ile-de-France ( vùng Paris ) và vùng Haut-de-France ( miền bắc nước Pháp) ». Cho nên chính phủ buộc phải kéo dài lệnh phong tỏa thêm hai tuần, kể từ thứ 3 tuần tới. Thủ tướng Pháp không loại trừ khả năng lệnh phong tỏa này sẽ được triển hạn lần nữa nếu tình hình dịch bệnh bắt buộc như thế.
Dịch Covid-19 tiếp tục tăng nhanh
Theo các số liệu chính thức được công bố tối hôm qua, 27/03/2020, chỉ tính riêng trong các bệnh viện, số ca tử vong tại Pháp đã lên đến 1.995, tức là tăng gần 300 người trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Con số thống kê nói trên chưa tính đến các ca tử vong tại nhà và trong các viện dưỡng lão, nơi mà người ta vẫn chưa biết đích xác có bao nhiêu người chết. Một ca tử vong đã đặc biệt gây sốc, đó là một thiếu nữ 16 tuổi ở vùng ngoại ô Paris, được thông báo hôm thứ năm vừa qua.
Tổng số người bị lây nhiễm tại Pháp tính đến tối qua đã lên tới 32.964 người, nhưng con số trên thực tế chắc chắn cao hơn nhiều vì hiện nay chỉ có bệnh nhân có nguy cơ cao mới được xét nghiệm. Số bệnh nhân nặng phải nằm trong phòng hồi sức vẫn tăng mạnh, thêm 412 người, nâng tổng số ca bệnh nặng lên 3.787.
Đẩy nhanh việc di tản bệnh nhân
Nước Pháp tiếp tục giải tỏa áp lực lên các bệnh viện đã quá tải tại những vùng bị dịch nặng nhất Trong cuối tuần này, việc di tản bệnh nhân Covid-19 từ vùng Grand Est, miền đông nước Pháp, đến vùng Nouvelle-Aquitaine, miền tây nam, được đẩy nhanh, với khoảng 40 bệnh nhân sẽ được chuyển bệnh viện.
Ngay cả tại vùng Paris, tình hình ngày càng nghiêm trọng: Trong số 1.500 giường bệnh có trang bị để chăm sóc các bệnh nhân nặng, hiện đã có 1.300 giường có người bệnh. Ở một số nơi như Seine-Saint-Denis, các bệnh viện đã quá tải. Trong cuối tuần này, khoảng 15 bệnh nhân nặng ở vùng Paris sẽ được chuyển đến các bệnh viện ở vùng Centre-Val de Loire, miền trung nước Pháp.
Cầu không vận Pháp-Trung
Pháp và Trung Quốc đang chuẩn bị khởi động cầu không vận giữa hai nước để vận chuyển tổng cộng 600 triệu khẩu trang bảo hộ y tế cũng như các máy trợ thở.
Theo tờ Le Monde, một chiếc máy bay vận tải ngày mai sẽ cất cánh từ Trung Quốc chở theo 10 triệu khẩu trang về Pháp. Cầu hàng không này sẽ kéo dài khoảng 14 tuần, tùy theo tốc độ sản xuất tại Trung Quốc.
Covid-19:Nạn bạo hành trong gia đình gia tăng
vì lệnh phong tỏa
Thanh Hà
Lệnh phong tỏa tại Pháp trong mục đích chống dịch Covid-19 kèm theo một hậu quả trước mắt : nạn bạo hành trong gia đình gia tăng kể từ hôm 17/03/2020. Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận ở Đức, Ý, Tây Ban Nha… và cả ở Trung Quốc.
Phát biểu trên đài truyền hình France2 hôm 26/03/2020, bộ trưởng Nội Vụ Pháp, Christophe Castaner cho biết kể từ khi chính phủ ban hành lệnh phong tỏa, trong một tuần lễ, số lần hiến binh phải can thiệp tăng 32 %. Tỷ lệ này là 36 % tại khu vực thủ đô Paris.
Bộ Nội Vụ Pháp đề xuất một số biện pháp cho phép nạn nhân cầu cứu. Một trong những giải pháp có thể là nạn nhân chạy trốn ra hiệu thuốc kêu cứu. Thậm chí nếu hung thủ đi kèm, nên dùng mật mã để nhờ nhân viên nhà thuốc báo động với cảnh sát.
Bộ trưởng Nội Vụ Pháp nhấn mạnh cảnh sát, hiến binh sẽ “can thiệt khẩn cấp” và việc chấm ngăn gừa các vụ bạo hành trong gia đình là “một ưu tiên”.
Pháp không là một trường hợp ngoại lệ. Từ Đức đến Ý hay Tây Ban Nha … nhiều hiệp hội báo động, trước tình cảnh mái nhà không phải là nơi an toàn đối với phụ nữ và trẻ em bị bạo hành.
Ngay cả tại Trung Quốc, hiệp hội bảo vệ nữ quyền Weiping tại Bắc Kinh cho biết “số trường hợp phụ nữ bị chồng, hay cha đánh đập đã tăng gấp ba lần so với bình thường” trong thời gian mọi người bị giam lỏng trong nhà.
Virus corona: Hơn 900 người chết một ngày ở Ý
Ý ghi nhận 919 ca tử vong trong 24 giờ qua, ngày chết chóc nhất trong vụ dịch virus corona ở nước này.
Có nghĩa tổng cộng đã có 9.134 người đã chết vì virus ở Ý.
.Virus corona: Cô gái ở Anh 21 tuổi, không có vấn đề sức khỏe, qua đời
Covid-19: Có nhiều ca bệnh mới, TQ đóng cửa với người ngoài
Liệu Trump vẫn muốn nới lỏng sinh hoạt ở Mỹ?
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng “sự thiếu hụt mãn tính toàn cầu” trang thiết bị bảo hộ là một trong những “mối đe dọa khẩn cấp nhất” đối với khả năng cứu sống người bệnh.
Ý là nước bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Âu. Hầu như mọi nơi đã bị đóng cửa và mọi người được yêu cầu ở nhà.
Trước đó vào thứ Sáu, các nhà chức trách đã cảnh báo rằng lệnh phong tỏa này có thể sẽ được kéo dài qua 3/4.
Thông tin mới nhất từ Ý?
Khu vực phía bắc Bologna, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở nước này, đã chứng kiến số ca tử vong tăng đột biến. Việc này xảy ra sau khi đã có chiều hướng giảm vào thứ Năm làm dấy lên hi vọng sự bùng phát ở đó có thể đã lên đến đỉnh điểm.
Có 5.959 ca nhiễm mới trên toàn quốc – tăng ít hơn một chút so với hôm thứ Năm. Đã có tổng cộng gần 86.500 ca nhiễm được xác nhận trong nước.
Mọi người cũng lo sợ về sự gia tăng các ca nhiễm ở khu vực miền nam nghèo hơn.
Hôm thứ Năm, Vincenzo De Luca, chủ tịch Campania, Naples, cho biết chính quyền trung ương đã không cung cấp máy thở và các thiết bị cứu sinh khác.
“Tại thời điểm này, có triển vọng thực sự rằng bi kịch của Bologna sắp trở thành bi kịch của miền nam,” ông nói.
Cùng ngày, Thủ tướng Giuseppe Conte cho biết toàn bộ châu Âu sẽ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Ông hứa sẽ có gói kích cầu thứ hai cho Ý trị giá ít nhất 25 tỷ euro.
Phân tích của Mark Lowen
Phóng viên BBC tại Rome
Mỗi ngày là một cuộc vật lộn với người Ý để thấm thía thảm kịch này. Cứ như thể đất nước đang mất dần dân số của một ngôi làng. Đã có 541 trường hợp tử vong chỉ trong Bologna trong 24 giờ qua. Thật kinh hoàng.
Mặc dù khó có thể nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, nhưng có cơ sở cho việc này: tỷ lệ nhiễm mới đang giảm. Nhưng hơn hai tuần kể từ khi toàn nước Ý bị phong tỏa, sự cải thiện này chậm và không đồng đều. Và tin tức khủng khiếp cứ đến: 46 bác sĩ đã chết kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.
Điều rõ ràng là các biện pháp cấm có thể được kéo dài thêm – có thể trong nhiều tháng, hội đồng y tế quốc gia nói. Điều đó sẽ gây ra sự lo lắng không chỉ ở đây, nơi lệnh phong tỏa đang đè bẹp nền kinh tế Ý, mà trên khắp thế giới, nơi những lệnh cấm ở Ý là hình mẫu cho nhiều quốc gia khác.
Ý đã đi trước hầu hết các nước châu Âu một hoặc hai tuần – cả về sự tiến triển của virus và việc phong tỏa. Vì vậy, những gì xảy ra ở đây sẽ được theo dõi chặt chẽ ở nơi khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52074316
Hàn Quốc điều máy bay chiến đấu
đối phó với máy bay TQ
Hàn Quốc phát hiện máy bay quân sự Trung Quốc từ trước khi máy bay này tiến vào Vùng nhận dạng phòng không và điều động máy bay chiến đấu đối phó.
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết, sáng 25/3, một máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay vào Vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc (KADIZ) phía Đông Nam đảo Jeju trong vòng 35 phút.
Máy bay này được phỏng đoán là máy bay trinh sát Y-9, bắt đầu tiến vào Vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc phía Đông Nam đảo Jeju vào 10h06.
Máy bay này rời khỏi Vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc vào 10h23, tiếp tục bay vào Vùng nhận dạng phòng không Nhật Bản (JADIZ), rồi lại quay lại Vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc vào 11h40 và rời đi vào 11h58, tổng thời gian bay trong Vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc là 35 phút.
Quân đội Hàn Quốc đã phát hiện máy bay quân sự của Trung Quốc từ trước khi máy bay này tiến vào Vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc, và điều động máy bay chiến đấu để đối phó.
Trước khi máy bay này tiến vào Vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc, quân đội đã liên lạc với phía Trung Quốc qua đường dây nóng Hàn-Trung, và phía Trung Quốc trả lời đây là một hoạt động quân sự thông thường.
http://biendong.net/bi-n-nong/33752-han-quoc-dieu-may-bay-chien-dau-doi-pho-voi-may-bay-tq.html
Nghiên cứu bước đầu của Đài Loan:
Trà có thể ức chế sinh trưởng của virus corona
Hương Thảo
Nghiên cứu gần đây của đội ngũ Đông y thuộc Bệnh viện Trường Canh Gia Nghĩa (Chiayi Chang Gung Memorial Hospital) bước đầu cho thấy chất “Theaflavin” trong lá trà thuần chủng Đài Loan có thể ngăn chặn sự phát triển của virus Vũ Hán.
Giáo sư Ngô Thanh Nguyên (Wu Ching-yuan), chủ nhiệm khoa Đông y của Bệnh viện Trường Canh Gia Nghĩa, cho biết, chất Theaflavin chiết xuất từ trà Đài Loan được trồng tại địa phương có thể là chất ức chế virus corona vốn dựa trên một loại protease để sao chép.
Trong số các loại trà khác nhau ở Đài Loan, trà lên men có chứa nhiều theaflavin hơn, ông cho biết.
Các phát hiện được Tạp chí Virus Y học công bố vào ngày 22/3. Ông Ngô nhấn mạnh rằng báo cáo này dựa trên các nghiên cứu sắp xếp phân tử.
“Vẫn còn phải xem cần thiết bao nhiêu theaflavin để tạo ra các tác dụng ức chế. Tuy nhiên, nghiên cứu đã mở ra cánh cửa để nghiên cứu y học thêm về chủ đề này”, ông Ngô nói.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng theaflavin có thể được neo trong một protease nhất định xúc tác cho sự sao chép của RNA của virus, do đó làm giảm kích hoạt phân giải protein. Remdesivir, một loại thuốc hiện đang được sử dụng ở Hoa Kỳ để điều trị một số bệnh nhân coronavirus, liên quan đến cùng một protease, ông Ngô nói.
Phát biểu tại phiên họp lập pháp vào sáng thứ Tư (25 /3), Bộ trưởng Hội đồng Nông nghiệp Trần Cát Trọng cho biết viện nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ sẽ vui lòng hỗ trợ bệnh viện trong việc khám phá chủ đề này.
Nhóm nghiên cứu đã sàng lọc hơn 80 hợp chất dược liệu truyền thống của Trung Quốc trước khi chốt vào theaflavin. Là một trong những bác sĩ bị cách ly trong vụ dịch SARS trên đảo năm 2003, ông Ngô cho biết kết quả này dựa trên hơn một thập kỷ nghiên cứu về cấu trúc virus.
Trưởng nhóm nghiên cứu tại bệnh viện trung tâm Đài Loan mong muốn được nghiên cứu thêm về hiệu quả này của trà.
Theo Taiwan News
Hương Thảo dịch và biên tập
Chiến dịch trợ giúp của TQ sau đó thì chia rẽ EU
Quan chức EU cảnh báo về âm mưu chia rẽ nội bộ và thông tin sai lệch đằng sau các động thái viện trợ thiết bị y tế hào phóng của Trung Quốc.
Quan chức đứng đầu cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng cảnh báo nguy cơ đằng sau chiến lược “chính trị hào phóng” của Trung Quốc, trong bối cảnh việc Bắc Kinh đẩy mạnh trợ giúp y tế cho một số quốc gia châu Âu chống dịch đang tạo ra tâm lý ngờ vực, theo SCMP.
Trung Quốc hào phóng với EU?
Với thông điệp mạnh mẽ hiếm có, Cao ủy EU về Đối ngoại và An ninh Josep Borrell kêu gọi các nước châu Âu sẵn sàng đối mặt với tác động từ “cuộc chiến ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu”, ám chỉ việc Trung Quốc đang đẩy mạnh thông điệp đằng sau hoạt động cứu trợ cho châu Âu thời gian qua.
Trong khi Bắc Kinh gọi chiến dịch gửi hàng triệu khẩu trang tới châu Âu là minh chứng cho đoàn kết và tình bạn, ông Borrell cảnh báo những mục tiêu địa chính trị đằng sau sự hào phóng này.
“Có một cuộc chiến trên toàn cầu đang diễn ra, trong đó thời điểm đóng vai trò tối quan trọng. Trung Quốc đang quyết liệt đẩy thông điệp rằng, không giống như Mỹ, họ là đối tác có trách nhiệm và đáng tin cậy”, ông Borrell nói.
http://biendong.net/dam-luan/33761-chien-dich-tro-giup-cua-tq-sau-do-thi-chia-re-eu.html
Rò rỉ số lượng tro cốt tại Vũ Hán,
nghi vấn số ca tử vong cao gấp 20 lần công bố
Bình luậnMinh Thanh
Virus Vũ Hán đã lan rộng đến mọi quốc gia trên thế giới. Gần đây, Vũ Hán rộ lên thông tin rằng 7 nhà tang lễ lớn ở thành phố mỗi ngày đã phát 3500 hộp tro cốt cho gia đình của người quá cố, vượt xa con số tử vong 2.531 người do chính quyền công bố. Một số cư dân Vũ Hán tiết lộ thông tin rằng các phóng viên CCTV giữa đêm vào trong nhà tang lễ để phỏng vấn đã bị bắt.
7 nhà tang lễ phát 3.500 hộp tro mỗi ngày
Đài Á Châu Tự do đưa tin rằng bắt đầu từ ngày 23/3, mỗi nhà tang lễ ở Vũ Hán đã phân phát 500 hộp tro cốt cho gia đình của người quá cố mỗi ngày.
Ở Vũ Hán có 7 nhà tang lễ lớn, và một số cư dân mạng ước tính rằng tổng cộng sẽ có 3.500 hộp tro cốt được phát mỗi ngày. Từ ngày 23/3 đến tiết Thanh Minh ngày 5/4 tổng cộng có 12 ngày. Vậy tổng cộng sẽ phát đi 42.000 hộp tro.
Theo Caixin.com, chỉ riêng tại nhà tang lễ Hán Khẩu trong 2 ngày đã có 5.000 hộp tro cốt đưa tới đây, gấp đôi số ca tử vong do chính quyền Trung Quốc công bố.
Theo thống kê, hiện có 8 nhà tang lễ ở Vũ Hán, bao gồm nhà tang lễ Hán Khẩu, Vũ Xương, Thanh Sơn, Thái Điện, Hoàng Bi, Tân Châu, Giang Hạ (nhóm 7 nhà tang lễ người Hán) và 1 nhà tang lễ người Hồi giáo.
Do đó, người dân càng tin chắc rằng con số tử vong chính quyền công bố cách xa con số thực tế và họ đưa ra nhiều cách ước tính số người đã chết.
Ông Trương, một cư dân Vũ Hán, nói với Đài Á Châu Tự do vào ngày 27/3 rằng: “Số liệu (chính thức của chính quyền) chắc chắn không khớp với số lượng tro cốt, bởi vì mỗi cộng đồng và mỗi khu phố đều khác nhau. Hán Khẩu, Vũ Xương và còn các nhà hỏa táng xung quanh nữa, chắc chắn không chỉ dừng ở mấy con số đó. Lò hỏa táng hoạt động 24 giờ không ngừng, làm sao chỉ có vài người chết được. Từ thứ Hai (23/3), bắt đầu việc phân phát tro và an táng, lại xây dựng nghĩa trang”.
Từ số lượng tro cốt, ước tính có 42.000 người chết
Một số cư dân Vũ Hán cho biết kể từ ngày 23/3, Nhà tang lễ Vũ Xương ở Vũ Hán, Hồ Bắc đã tiếp nhận người nhà của người quá cố tới nhận tro cốt, và họ đều được miễn phí trong quá trình nhận tro cốt. Nhà tang lễ tuyên bố rằng họ sẽ cố gắng phân phát 500 hộp tro mỗi ngày và cố gắng hết sức để phân phát chúng trước Tiết thanh minh.
Một số cư dân mạng đã ước tính rằng 7 nhà tang lễ ở Vũ Hán sẽ phát tổng cộng 3.500 hộp tro cốt mỗi ngày. Từ ngày 23/3 đến Tiết Thanh Minh ngày 5/4 tổng cộng 12 ngày, sẽ phất tổng 42.000 hộp tro.
Dựa trên công suất hoạt động nhà hỏa táng, ước tính số người chết là 46.800
Nếu tính dựa trên số lượng hỏa táng thi thể, tại 7 nhà tang lễ ở Vũ Hán có 84 lò hỏa táng, giả sử rằng 65 lò có thể hoạt động bình thường, mỗi lò hỏa táng thi thể trong 1 giờ, nếu hoạt động 24 giờ thì có thể hoảng táng được 1.560 thi thể mỗi ngày. Trừ đi khoảng 200 người chết bình thường mỗi ngày. Vậy, số người chết tính trong 30 ngày là 46.800.
Ông Mao, cư dân Hồ Bắc đặt câu hỏi liệu chính quyền “cố ý vô tình” tiết lộ một số dữ liệu thực tế để khiến người dân từ từ chấp nhận thực tế.
Ông Mao nói: “Theo tính toán qua 7 nhà tang lễ ở Vũ Hán, có hơn 40.000 người chết. Theo ước tính một thành phố có dân số khoảng 10 triệu người, có một số người làchết bình thường, nhưng công bố này đã khiến xã hội rất lo ngại. Chính quyền có phải cố ý vô tình đưa ra một ít dữ liệu thật, để người dân dần chấp nhận thực tế này”.
Vũ Hán từng đưa tin đã xử lý 28.000 thi thể lúc cao điểm
Theo một người tiếp cận với Sở Nội vụ tỉnh Hồ Bắc ở Vũ Hán tiết lộ với Đài Á Châu Tự do rằng nhiều bệnh nhân đã chết trước khi họ được chẩn đoán hoặc tiến hành thủ tục chẩn đoán theo đúng lượt, bao gồm cả những ca tử vong tại nhà, trên đường và trong phòng đăng ký khám. Vì thế xuất hiện hai bộ dữ liệu: từ phía người dân và phía chính phủ.
Người giấu tên này cho biết số người chết vì virus Vũ Hán rất nhạy cảm, chính quyền thành phố Vũ Hán đã gửi báo cáo với chính quyền tỉnh hồi đầu tháng này. Trong đó cho biết, trong tháng xảy ra dịch bệnh tồi tệ nhất, nhà tang lễ ở Vũ Hán đã xử lý khoảng 28.000 xác chết. Ông cho biết: “Bởi vì mỗi phòng tang lễ báo cáo dữ liệu thi thể bị thiêu hai lần một ngày vào sáng và trưa, không thể báo cáo tổng thể. Vì thế, mỗi nhà hỏa táng chỉ biết dữ liệu thi thể đã hỏa táng của mình, mà không biết tình huống tại các nhà hỏa táng khác”.
Phóng viên CCTV bị bắt tại nhà tang lễ vào giữa đêm
Một cư dân của Vũ Hán tên là Trần Diệu Huy (Chen Yaohui) đã tiếp xúc với các nhân viên của nhà tang lễ. Ông nói với Đài Á Châu Tự do rằng vào thời điểm đó, các nhà tang lễ trên khắp đất nước đã cử người đến hỗ trợ Vũ Hán và gửi các lò đốt di động để hỗ trợ cho việc thiêu hủy: “Nghĩa trang Bát Bảo Sơn của Bắc Kinh cũng đã cử người đến hỗ trợ Vũ Hán và đốt xác cả ngày lẫn đêm. Phóng viên họ Lý đã đến nhà tang lễ Hán Khẩu vào giữa đêm và hỏi chi phí mang một thi thể là bao nhiêu, ngày hôm sau anh ta đã bị công an bắt giữ”.
Theo dữ liệu chính thức của Trung Quốc, cho đến nay có 2.531 người tử vong ở Vũ Hán, nhưng số lượng hộp tro cốt phát ra tại địa phương nghi ngờ là sẽ tiết lộ sự thật. Giả dụ 8 nhà tang lễ phát số lượng tro cốt giống nhau thì số ca tử vong vì virus Vũ Hán sợ rằng sẽ vượt quá 50.000, đây là con số cao gấp 20 lần con số mà chính quyền công bố. (Trang web thống kê tỉnh Hồ Bắc của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc không thể kết nối được để tra tìm số ca tử vong cùng kỳ vào năm 2019).
ĐCSTQ che giấu dữ liệu bệnh dịch khiến virus lây lan trên toàn cầu
Nhiều dư luận quốc tế cho rằng chính là vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu dịch bệnh làm cho nhiều quốc gia không có nhận thức đầy đủ về virus Vũ Hán khiến nó hoành hành khắp toàn cầu.
Ông Mao, cư dân Hồ Bắc nói: “Vấn đề quốc gia và hình thái ý thức quốc gia phải được đặt sang một bên. Chúng ta là cùng là con người sống trong cộng đồng. Đối mặt với thảm họa, mọi chính phủ đều có nghĩa vụ công khai, công bằng và công chính dữ liệu, để mọi quốc gia chú ý và đưa ra kế hoạch phản ứng. Hiện tại ĐCSTQ đang gây hiểu lầm cho toàn nhân loại”.
ĐCSTQ đã khiến Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác tức giận vì che giấu dữ liệu dịch bệnh. Ngày 26/3, đại sứ Hoa Kỳ tại Anh Woody Johnson nói rằng vì ĐCSTQ che giấu thông tin về sự bùng phát của virus Vũ Hán, dịch bệnh mới có thể lan sang các nước khác và gây hại cho toàn thế giới. Cùng ngày, Tổng thống Trump nói rằng thật khó để phân biệt dữ liệu thật và giả về các ca nhiễm do Bắc Kinh công bố. Ông Trump trước đây đã nói rằng Bắc Kinh nên cảnh báo thế giới ngay khi dịch bùng phát ở Trung Quốc.
Để trốn tránh trách nhiệm, gần đây ĐCSTQ đã đổ trách nhiệm cho Hoa Kỳ và Ý, chụp mũ rằng quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán, khiến phía Hoa Kỳ mạnh mẽ lên tiếng bác bỏ. Truyền thông chính thức của ĐCSTQ lợi dụng phát biểu của chuyên gia y tế Ý Remuzzi để đổ lỗi cho Ý. Nhưng ông Remuzzi liên tục làm rõ với truyền thông Ý rằng virus này là của Trung Quốc (ĐCSTQ).
Minh Thanh
Theo Epoch Times
Các nhà máy Trung Quốc mở cửa trở lại
nhưng buộc phải ngừng hoạt động
vì virus đã phá hủy thương mại toàn cầu
Bình luậnThanh Hương
Nhiều nhà máy Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau đợt nghỉ lễ dài kỷ lục, nhưng tình hình kinh doanh vẫn rất ảm đạm khi hàng loạt đơn hàng từ các khách hàng nước ngoài liên tiếp bị hủy do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng tại các quốc gia này…
Shi Xiaomin, người đã từng xuất khẩu hàng ngàn bộ vest và áo khoác blazer sang Hàn Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ, đã may mắn hơn rất nhiều chủ các nhà máy Trung Quốc khác.
Khi nhà máy của ông nằm ở thành phố Ôn Châu phía đông Trung Quốc mở cửa trở lại vào tháng trước sau thời gian ngừng hoạt động kéo dài do sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán, chính quyền địa phương đã gửi một chiếc xe buýt đến một tỉnh gần đó để đưa trở lại hơn 20 công nhân của ông đang bị mắc kẹt. Những nhân viên có xe hơi thì tình nguyện đi đón đồng nghiệp của mình.
Tuy nhiên, sự lạc quan của ông Shi chẳng bao lâu đã bị dập tắt.
Trong tuần qua, công ty của ông đã tới tấp nhận được các yêu cầu hủy đơn hàng hoặc trì hoãn các chuyến hàng từ những khách hàng châu Âu và Hoa Kỳ.
Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc đã ban bố các lệnh hạn chế đi lại rất nghiêm khắc và đình chỉ hoạt động các nhà máy để hạn chế sự lây lan của virus, siết chặt nguồn cung lao động và khiến các nhà xuất khẩu rất khó thực hiện được đơn hàng.
Giờ đây, điều ngược lại đang diễn ra – các đơn đặt hàng ở nước ngoài đang bị hủy bỏ khi đại dịch tàn phá nền kinh tế của các nước là đối tác thương mại của Trung Quốc.
Ông Thomas Gatley, nhà phân tích cao cấp tại hãng nghiên cứu Gavekal Dragonomics, cho biết: “Sự kiện ngừng hoạt động kinh tế chưa từng có tiền lệ trên khắp châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều thị trường mới nổi chắc chắn sẽ gây ra sự thu hẹp đáng kể trong xuất khẩu của Trung Quốc, có thể giảm khoảng 20-45% so cùng kỳ năm trước trong quý hai này”.
Ông Shi cho biết nhà cung cấp vải của ông tại Ý đã phải ngừng hoạt động vào ngày 22/3, có nghĩa là công ty ông sẽ không có nguyên liệu mới từ tháng Năm. Kho dự trữ vải của ông chỉ có thể cầm cự được cho đến cuối tháng Tư.
Ông Shi cho biết công ty sẽ sản xuất chậm lại và có thể sẽ phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh nếu tình hình không được cải thiện.
Ông cũng nói với những người lao động trên 50 tuổi ở tỉnh Hồ Bắc vẫn chưa quay trở lại làm việc, rằng họ hãy tìm việc làm ở nơi khác.
“Chúng tôi biết năm nay rất tệ và năm tới sẽ tốt hơn, nhưng câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu nhà máy có thể cầm cự cho tới năm sau?”, ông Shi nói.
Xuất khẩu sụt giảm
Ban đầu, các nhà kinh tế đã dự đoán sự phục hồi hình chữ V cho nền kinh tế Trung Quốc, tương tự như đã thấy sau đại dịch SARS năm 2003. Tuy nhiên các nhà phân tích đã cắt giảm dự báo của họ xuống mức chưa từng thấy kể từ khi Cách mạng Văn hóa kết thúc năm 1976.
Xuất khẩu ròng của Trung Quốc đóng góp tới 11% tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vào năm ngoái.
“Các đơn đặt hàng ở nước ngoài cuối cùng mà chúng tôi nhận được là cho tháng Tư”, theo ông Zhu Hongping, chủ tịch của công ty Hàng Châu Hongli Food, một nhà cung cấp thực phẩm nấu sẵn cho các nhà hàng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.
Thông thường, vào thời điểm này trong năm, các đơn đặt hàng có thể kéo dài đến tháng 6 và tháng 7, ông Zhu nói, cũng cho biết thêm ông có thể sẽ phải tạm ngừng sản xuất trong vòng ba tháng.
Ngay cả khi có đơn đặt hàng, các nhà xuất khẩu vẫn lo lắng về việc các quốc gia thay đổi lệnh cấm liên tục để hạn chế sự lây lan của virus.
Yi-Cheng Sung, quản lý một nhà máy sản xuất cọ trang điểm và phụ kiện ở Thâm Quyến, cho biết: “Ngay cả khi chúng tôi hoàn thành sản phẩm, chúng tôi cũng không biết được rằng các nước mà chúng tôi chuyển hàng tới có sắp bị phong tỏa hay không”.
Vào thứ Ba, Securities Times đã báo cáo rằng Good Will Watch Case Making, nhà cung cấp cho thương hiệu đồng hồ Fossil của Hoa Kỳ, sẽ cho hơn 600 công nhân nghỉ việc trong ít nhất ba tháng.
Thất nghiệp
Khu vực sản xuất của Trung Quốc, chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội và hơn 20% việc làm, đã phải chịu đựng nhiều khó khăn từ cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Việc sa thải nhiều hơn sẽ là mối lo ngại cho Đảng Cộng sản cầm quyền và mục tiêu gắn kết xã hội và ổn định kinh tế của nó, đặc biệt là trong năm nay khi Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng gấp đôi GDP và thu nhập khả dụng so với một thập kỷ trước.
Tỷ lệ thất nghiệp tại vùng thành thị Trung Quốc đã đạt 6,2% trong tháng 2, tăng một điểm phần trăm từ cuối năm 2019, và đây cũng là mức cao kỷ lục kể từ khi cục thống kê bắt đầu công bố dữ liệu vào đầu năm 2018.
Dan Wang, một nhà phân tích của Đơn vị Tình báo Kinh tế (EIU), cho biết tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng thêm 5 điểm phần trăm trong năm nay, tương ứng với thêm 22 triệu người thất nghiệp ở thành thị, trên mức ước tính 5 triệu việc làm bị mất trong tháng 1 và tháng 2.
103 triệu người lao động khác có thể bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm lương từ 30% đến 50%, Wang nói.
Một nhân viên bán hàng 23 tuổi tại một nhà máy sản xuất gương ở Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang cho biết các khách hàng Mỹ đã hủy hơn 500.000 đô la đơn hàng vào thứ Bảy.
Hơn 1000 công nhân ở một số nhà máy đã bị tạm thời cho nghỉ trong khi những người khác thì được nghỉ nhiều ngày hơn mỗi tuần, người bán hàng nói, từ chối nêu tên.
“Tôi nghĩ rằng công ty sẽ bắt đầu sa thải người sớm thôi”, anh cho biết.
Thanh Hương
Theo Reuters
Xung đột lớn tại Hồ Bắc, Giang Tây;
hàng nghìn người biểu tình, xe cảnh sát bị lật đổ
Bình luậnMinh Thanh
Do dịch viêm phổi Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa tỉnh Hồ Bắc 2 tháng, gần đây lệnh phong tỏa đang dần được gỡ bỏ. Nhưng vào ngày 27/3, người dân Hồ Bắc đã bị Giang Tây chặn lại khi họ cố gắng vào Cửu Giang, Giang Tây qua cầu ở sông Dương Tử. Một cuộc xung đột đã nổ ra giữa công an hai tỉnh, hàng ngàn cảnh sát đặc nhiệm được điều thêm tới hiện trường cùng người dân cũng tham gia vào cuộc hỗn chiến, và xe cảnh sát của Cửu Giang đã bị lật.
Gần đây, phần lớn các thành phố của tỉnh Hồ Bắc gỡ bỏ lệnh phong tỏa, theo yêu cầu của Trung ương khôi phục trở lại trật tự sản xuất và cuộc sống bình thường. Những người dân Hồ Bắc khỏe mạnh được cấp “mã xanh” có thể được ra khỏi địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các tỉnh khác vẫn chưa hủy bỏ lệnh phòng chống dịch đối với tỉnh Hồ Bắc.
Huyện Hoàng Mai, thành phố Hoàng Cương ở biên giới tỉnh Hồ Bắc cách thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây chỉ một con sông Dương Tử. Vì Hoàng Mai không có ga tàu, nên nếu người dân địa phương muốn quay lại làm việc, họ phải đi qua Đại Kiều, Dương Tử, Cửu Giang đến ga tàu Cửu Giang để bắt xe.
Vào sáng sớm, sau khi trạm kiểm soát giao thông được gỡ bỏ tại huyện Hoàng Mai, cảnh sát thành phố Cửu Giang đã đưa trạm kiểm soát lên đầu cầu sông Dương Tử để đuổi các xe và người dân từ Hoàng Mai vào. Điều này khiến người dân nghi ngờ hành vi “vượt cấp thi hành luật”. Sau khi xảy ra xung đột giữa cảnh sát 2 tỉnh trên cầu, cảnh sát của Hoàng Mai đã bị cảnh sát Cửu Giang đưa lên xe, đã khiến cho người dân Hồ Bắc bất mãn. Hàng ngàn người dân đã phát động biểu tình. Đoạn video cho thấy nhiều xe cảnh sát trên cầu đã bị lật.
Cô Hứa đến từ thị trấn Tiểu Trì, huyện Hoàng Mai trao đổi với báo Epoch Times rằng vụ việc bắt đầu xảy ra từ tối 26/3. “Đêm qua lúc 0 giờ bên này(Hồ Bắc) đã gỡ trạm kiểm soát, phía Giang Tây lại đưa ra một thông báo cho biết vẫn giữ trạm thu phí. 8h sáng hôm nay, cảnh sát Cửu Giang chạy đến Hồ Bắc để thiết lập trạm. Cảnh sát Hồ Bắc nghi vấn tại sao cảnh sát Cửu Giang đến Hồ Bắc lập trạm kiểm soát trong khi cả nước đều đã gỡ trạm. Không ngờ là họ còn đánh một cảnh sát họ Lỗ, và đánh 2 cảnh sát nữa”.
Cô Hứa nói rằng cảnh sát Cửu Giang đến có sự chuẩn bị trước, cảnh sát Hồ Bắc không đề phòng nên chỉ có vài cảnh sát đứng ra giải thích. Nhưng cảnh sát Cửu Giang không quan tâm mà ra tay đánh luôn.
Sau đó, Hồ Bắc cũng phái rất nhiều cảnh sát, “lúc đầu có 40-50 người, đến buổi chiều rất nhiều cảnh sát nữa tới, và cảnh sát phía Cửu Giang cũng đông nghịt”.
Cô Hứa cho biết rất nhiều khách ở Hồ Bắc muốn đi tàu tới tỉnh khác làm việc, có nhiều người là tiễn người nhà đi, về sau khi biết sự việc đã rất tức giận, tự phát tới đầu cầu, có hơn 10.000 người tại hiện trường.
Khi tiếp nhận phỏng vấn, cô Hứa vừa trở về từ hiện trường nói: “Có hai nhóm người nữa đã tới (20-30 người) đều là người dân. Tôi vội vã đi phía sau, tới khi chân tôi bị ướt, tôi quay trở về”.
Cô Hứa nói rằng tất cả Đội Thanh tra Trung ương Hồ Bắc, Sở Công an tỉnh, tỉnh trưởng, Thị trưởng thành phố Hoàng Cương và thị trưởng của huyện Hoàng Mai đều ở đây và họ đều đang làm nhiệm vụ.
Đoạn video trực tiếp cho thấy huyện trưởng và các quan chức khác của huyện Hoàng Mai, Hồ Bắc, đã vội vã đến hiện trường và cố gắng thuyết phục những người dân đang tức giận. Phía Giang Tây đã cử cảnh sát phong tỏa cầu ở sông Dương Tử.
Đài Á Châu Tự do dẫn lời ông Lý, một người dân địa phương, tiết lộ mặc dù trên danh nghĩa là Hồ Bắc và Giang Tây đã dỡ bỏ lệnh cấm, nhưng thực tế, hai nơi vẫn tiếp tục cách ly như cũ. Ông cho rằng ngay cả khi các yêu cầu trên được nới lỏng, các quan chức cơ sở có thể vẫn không dám làm.
Ông Lý nói: Chính sách là một chuyện, và chấp hành là một chuyện khác. Các đồng nghiệp nói rằng chiếc xe số 17 đã đi qua. Trên thực tế, tình hình giao thông vẫn không có xe đi lại. Đây mới là sự thực.
Văn kiện báo cáo từ công an Giang Tây tiết lộ rằng ít nhất năm nhân viên cảnh sát công an Giang Tây đã bị thương và phải nhập viện trong cuộc xung đột này. Bộ đàm, các công cụ thực thi pháp luật, xe cảnh sát… của Công an Giang Tây đã bị hư hỏng hoặc bị cướp. Nhưng cho đến nay, không có số liệu cụ thể về thương tích của cảnh sát và người dân ở Hồ Bắc.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, mặc dù người Trung Quốc luôn hô hào Vũ Hán cố lên, Hồ Bắc cố lên nhưng người dân Hồ Bắc đã bị phân biệt đối xử trên cả nước. Hiện giờ khi đã gỡ phong tỏa, sự phân biệt đối xử này vẫn không giảm. Điều này khiến cô Hứa và nhiều người dân Hồ Bắc khác không hài lòng.
“Họ chặn là người dân Hồ Bắc. Thấy người Hồ Bắc chúng tôi là họ không cho qua, chúng tôi đi mà không được phép đi. Chỗ chúng tôi giờ đã gỡ phong tỏa rồi, quay trở lại làm đều cần thẻ xanh chứng nhận sức khỏe. Nhưng ở phía Giang Tây dù bạn có thẻ xanh họ cũng không cho qua. Họ thấy thẻ xanh Hồ Bắc, thấy người Hồ Bắc là không cho qua”.
Cô Hứa nói rằng khi chúng tôi ra ngoài cái là bị cách ly, sau này cứ ra ngoài thì bị ức hiếp. Chỗ chúng tôi có hơn một chục người làm việc ở bên ngoài tỉnh, khi nghe nói đến Hồ Bắc, lập tức không ai muốn nhận.
Về việc tại sao người dân giận dữ đập xe cảnh sát, cô Hứa nói rằng: Bây giờ người dân không có tiền. Họ đã không làm gì trong hai tháng, ăn cũng cần phải có tiền, ở cũng cần tiền. Không giống như họ ăn đồ trong kho sẵn. Người dân một ngày không làm thì không có ăn, người dân phải đi ra ngoài kiếm tiền, ngồi không ở nhà không được, miệng ăn núi lở.
Minh Thanh
Theo Epoch Times
Chuẩn bị đóng cửa đất nước? Bắc Kinh đình chỉ
người nước ngoài nhập cảnh kể từ ngày 28/3
Bình luậnMinh Thanh
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng bắt đầu từ ngày 28/3 sẽ ngừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài có thị thực và giấy phép cư trú tại Trung Quốc. Phía Trung Quốc tuyên bố rằng đây là biện pháp bất đắc dĩ tạm thời, và nhấn mạnh rằng mọi người vẫn có thể nộp đơn xin thị thực tại các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài trong trường hợp cần thiết.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch viêm phổi Vũ Hán và đã liên tiếp đưa ra các chính sách nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch. Hôm qua (ngày 26/3), chính phủ Trung Quốc một lần nữa đưa ra biện pháp ứng phó mới.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc dừng nhập cảnh đối với người nước ngoài từ ngày 28/3
Theo tin từ Liberty Times và CNA, ngay khi dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng khắp thế giới, nhiều quốc gia đã thực thi các biện pháp ứng phó, như việc bắt đầu điều tra nguồn gốc của virus, và “phơi bày” cách thức mà chính quyền Trung Quốc che đậy thông tin khiến nhiều quốc gia phải chịu thảm họa dịch bệnh. Tuy
nhiên, chính phủ Bắc Kinh tuyên bố rằng dịch bệnh ở trong nước đang chậm lại, số ca chẩn đoán nhiễm virus đã về 0, và muốn ngăn chặn việc ‘nhập khẩu’ bệnh từ nước ngoài vào nên đã đưa ra các biện pháp mới.
Đêm ngày 26/3, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố bắt đầu từ 0 giờ ngày 28/3, sẽ tạm thời ngừng nhập cảnh vào Trung Quốc đối với người nước ngoài có thị thực và giấy phép cư trú ở Trung Quốc còn hạn. Đồng thời cũng ngừng nhập cảnh với các thị thực tại các bến cảng, miễn thị thực quá cảnh và miễn thị thực nhập cảnh vào khu vực đặc biệt.
Theo tin từ The Paper, thông báo về việc “tạm thời ngừng nhập cảnh với người nước ngoài có thị thực và giấy phép cư trú hợp lệ ở Trung Quốc”, được Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Cơ quan di cư quốc gia Trung Quốc cùng công bố sau 11 giờ tối ngày 26/3. Thông báo đề cập rằng do sự lây lan nhanh chóng của virus Corona Vũ Hán, phía Trung Quốc đã quyết định tạm thời dừng nhập cảnh đối với người nước ngoài vào Trung Quốc từ 0 giờ ngày 28/3.
Theo thông báo, Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp sau đây từ ngày 28/3:
Tạm thời đình chỉ nhập cảnh vào Trung Quốc đối với người nước ngoài có thị thực và giấy phép cư trú hợp lệ.
Tạm thời đình chỉ nhập cảnh vào Trung Quốc đối với người nước ngoài có thẻ thương mại du lịch APEC.
Đình chỉ visa bến cảng; miễn thị thực quá cảnh; miễn thị thực du lịch Thượng Hải; miễn thị thực nhập cảnh Hải Nam; miễn thị thực 144 giờ đối với người nước ngoài, tổ chức, đoàn thể từ khu vực Hong Kong và Macau vào Quảng Đông; miễn thị thực 24/72/144 giờ đối với nhóm du khách ASEAN…
Phạm vi không chịu ảnh hưởng của quy định này: Thị thực ngoại giao, công vụ, thiết đãi và visa loại C vẫn có thể nhập cảnh vào Trung Quốc.
Người nước ngoài có thể nộp đơn xin thị thực tại các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài, ví dụ, khi họ đến Trung Quốc để tham gia vào các hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và các hoạt động nhân đạo khẩn cấp.
Thông báo cũng nhấn mạnh rằng đây là một biện pháp bất đắc dĩ tạm thời mà chính quyền Trung Quốc phải thực hiện để “ứng phó với dịch bệnh hiện nay và đã tham khảo cách làm của nhiều quốc gia”. Phía Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc chặt chẽ với tất cả các bên, và cho biết sẽ thực hiện tốt việc trao đổi thông tin giữa các nhân viên Trung Quốc và nước ngoài trong tình hình hiện tại. Đồng thời, các biện pháp trên sẽ được điều chỉnh tùy theo tình hình dịch bệnh, và phía Trung Quốc sẽ đưa ra thông báo riêng.
Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh rằng để ngăn chặn virus Corona Vũ Hán từ nước ngoài đổ về, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc đã đưa ra một thông báo vào tối ngày 26/3, yêu cầu các tuyến bay quốc tế của các công ty hàng không Trung Quốc đều chỉ giữ một chuyến bay đối với mỗi quốc gia; đối với các công ty hàng không nước ngoài bay đến Trung Quốc thì chỉ được mỗi hãng một tuyến, và đều cắt giảm xuống một chuyến/một tuần.
Chính phủ Mỹ phản kích khi chính quyền Trung Quốc không chịu trách nhiệm về tình hình dịch bệnh
Mặc dù Trung Quốc liên tục đưa ra thông tin rằng dịch bệnh ở trong nước đã thuyên giảm, và chính quyền nước này đang ra sức ngăn chặn làn sóng dịch bệnh bên ngoài đổ vào trong nước, sự nghi ngờ của cộng đồng quốc tế về virus Corona Vũ Hán ở Trung Quốc không hề giảm. Nhiều quan chức, lãnh đạo chính phủ các nước đã liên tiếp chỉ trích Trung Quốc vì đã nói dối về tình hình dịch bệnh và các thông tin liên quan. Gần đây, chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng liên tiếp tiến hành các cuộc tấn công ngoại giao xung quanh vấn đề virus Corona Vũ Hán.
Đối với sự lây lan của virus này trên toàn cầu, và với việc Trung Quốc luôn trốn tránh trách nhiệm, có ý đồ đẩy nguồn gốc của virus sang cho Hoa Kỳ và Ý, Hoa Kỳ đã nhiều lần chỉ trích chính quyền Bắc Kinh không nên che giấu thông tin về virus Corona Vũ Hán, cũng như không được “tung tin đồn” sai sự thật.
Minh Thanh
-Theo secretchina
Nghi vấn về nguồn nội tạng đối với
ca cấy ghép phổi cho bệnh nhân
nhiễm virus Corona Vũ Hán ở Trung Quốc
Bình luậnThu Hà
Trong khi cố gắng thể hiện sự tiến bộ trong cuộc chiến chống lại virus, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại “ngẫu nhiên” đề cập đến chủ đề thu hoạch nội tạng. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã báo cáo ca ghép phổi thành công của một bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán vào ngày 29/2.
“Ca ghép phổi đầu tiên trên thế giới cho bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán đã thắng lợi ở Trung Quốc”, tờ Global Times vui mừng đưa tin, kèm theo các bản tin tiếng Anh trên Xinhuanet, tờ China Daily, và một số kênh khác của chính phủ Trung Quốc. Trong các thông tin được cung cấp về ca phẫu thuật, bệnh án của bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật… có một sự thật đã vô tình phơi bày sự tàn bạo của ĐCSTQ.
“Lá phổi được một bệnh nhân không phải là người dân địa phương hiến tặng sau khi người này chết não, và được vận chuyển đến Vô Tích bằng đường sắt cao tốc trong bảy giờ đồng hồ”, tờ Global Times cho biết.
Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được một người hiến phổi bị chết não có tất cả các đặc điểm phù hợp, chẳng hạn như nhóm máu và loại mô nhanh đến như vậy, để phục vụ kịp thời cho việc thực hiện ca cấy ghép đối với bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán?
Và thực sự có phải người hiến tạng bị chết não?
‘Cấy ghép theo yêu cầu’ chỉ có thể là ở Trung Quốc
Đối với nhiều ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc hiện nay, nếu không muốn nói là hầu hết, các nội tạng đều được thu hoạch từ người hiến tạng còn sống và không tự nguyện. Họ là những người bị cấm thực hành đức tin của mình, như các học viên Pháp Luân Công và nhóm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Các nhà điều tra đã lưu ý rằng tốc độ cung ứng nội tạng cấy ghép ở Trung Quốc là nhanh bất thường và chưa từng có trong các hệ thống cấy ghép thông thường. Theo nguồn tin từ endtransplantabuse.org, cho biết:
“Tại các quốc gia có hệ thống y tế cộng đồng tân tiến và hệ thống hiến tạng có tổ chức, bệnh nhân thường phải chờ đợi nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm để được cấy ghép. Trong nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, việc cho tặng các bộ phận cơ thể là điều cấm kỵ, và hệ thống hiến tạng ở đất nước này vẫn chưa đạt hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân cấy ghép lại có thể tìm thấy các bộ phận phù hợp theo yêu cầu. Điều này cho thấy rằng đã có sẵn số lượng lớn các nguồn nội tạng để sẵn sàng cung cấp cho bệnh nhân phù hợp”.
EndTransplantAbuse.org là bản cập nhật của hai cuốn sách điều tra viết về thu hoạch nội tạng: cuốn Thu hoạch đẫm máu của hai tác giả David Kilgour và David Matas; và cuốn “Kẻ đồ tể” của tác giả Ethan Gutmann.
Toà án Trung Quốc – một tòa án độc lập được thành lập để xét xử tội ác mổ cướp nội tạng trên cơ thể các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, đã tổ chức các phiên điều trần chứng cứ tại London vào năm 2018 và 2019. Báo cáo cuối cùng của Hội đồng xét xử, được phát hành vào ngày 1/3/2020, đã viết rằng một trong số những phát hiện của Tòa là “thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã xảy ra nhiều lần và tại nhiều nơi ở Trung Quốc trong khoảng thời gian ít nhất là 20 năm, và điều đó vẫn đang tiếp tục ở hiện tại”.
Tòa án đã quan sát về cách thức cung ứng nội tạng cho bệnh nhân cụ thể một cách nhanh chóng ở Trung Quốc, Tòa tuyên bố:
“Ngay cả ở các quốc gia có chương trình cấy ghép lâu đời và được công bố rộng rãi, nói chung, thời gian chờ đợi ghép tạng có thể là vài tháng hoặc nhiều năm. Ví dụ, thời gian chờ đợi trung bình để ghép gan ở Anh là 135 ngày đối với người trưởng thành. Đối với các ca ghép tim, thời gian chờ đợi là nhiều tháng hoặc nhiều năm. Đối với các ca ghép phổi, thời gian chờ đợi thậm chí còn lâu hơn”.
Từ đầu năm 2006, The Epoch Times đã đăng nhiều bài viết về hành động mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ. Vào năm 2012, phóng viên Matthew Robertson của The Epoch Times đã được trao giải thưởng quốc gia của Hiệp hội Nhà báo Chuyên nghiệp cho một loạt bài báo của ông về nạn mổ cướp nội tạng này.
Robertson, hiện đang làm luận án tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Úc ở Canberra, đã cung cấp các bằng chứng về tội ác cướp mổ nội tạng cho Tòa án Trung Quốc. Gần đây, Robertson cũng đã đóng góp một báo cáo cho Tổ chức tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, với tiêu đề “Mua bán nội tạng và Giết người ngoài vòng pháp luật tại Trung Quốc: Đánh giá bằng chứng”.
Câu hỏi lớn cần được đặt ra: Ai là người hiến tạng?
Toà án Trung Quốc cho biết phần lớn nạn nhân của nạn mổ cướp nội tạng này là các học viên Pháp Luân Công.
“Mổ cướp nội tạng từ lâu đã tồn tại ở Trung Quốc. Thực sự, các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân chính của tội ác này”, tòa tuyên bố.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện cổ xưa ở Trung Quốc theo nguyên lý đạo đức Chân-Thiện-Nhẫn, kết hợp với việc luyện tập các bài công pháp. Môn tu luyện này đã phát triển rất nhanh, đến năm 1999, ở Trung Quốc đã có hơn 100 triệu học viên theo học. Tháng 7/1999, ĐCSTQ bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công một cách có hệ thống, với các hành động phi pháp như là: bắt giữ, tra tấn, tuyên truyền phỉ báng, gây tổn thất tài chính, bức hại và giết chết vô số học viên.
Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết được danh tính của người hiến phổi “bị chết não” cho bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán vào ngày 29/2/2020. Nhưng chúng ta có thể suy luận về người hiến tạng đó, dựa trên thời gian thực tế chờ đợi ghép tạng ở các quốc gia có hệ thống hiến tạng tốt nhất thế giới; dựa trên các bằng chứng tích lũy cho thấy rằng, việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm còn sống vẫn đang xảy ra ở Trung Quốc với số lượng lớn; và dựa trên rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng hầu hết nguồn tạng cấy ghép ở Trung Quốc đều từ học viên Pháp Luân Công.
The Epoch Times đề cập đến coronavirus chủng mới, nguyên nhân gây ra bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán, là virus ĐCSTQ, vì sự che giấu và quản lý sai lầm của ĐCSTQ đã cho phép dịch bệnh lan truyền rộng khắp Trung Quốc và cuối cùng tạo ra đại dịch toàn cầu.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Thu Hà
Theo The Epoch Times
Truyền thông Trung Quốc đặt câu hỏi
về số lượng tử vong tại Vũ Hán vì virus corona
Hương Thảo
Theo Taiwan News ngày 27/3, truyền thông Trung Quốc đã bắt đầu đặt câu hỏi về con số tử vong chính thức vì virus corona tại thành phố Vũ Hán khi một nhà xác địa phương mang ra gấp đôi số lượng bình đựng tro cốt các nạn nhân được hỏa táng, theo báo cáo hôm thứ Sáu (27/3).
Theo dữ liệu từ chính quyền trung ương Trung Quốc, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc đã báo cáo 50.006 trường hợp nhiễm virus corona (COVID-19), bao gồm 2.535 trường hợp tử vong trong hai tháng tính đến ngày 26/3, CNA đưa tin.
Tuy nhiên, gần đây, một nhà xác địa phương được ghi nhận đã chuẩn bị trao 5.000 chiếc bình tro cốt các nạn nhân tử vong vì virus này chỉ trong hai ngày, theo truyền thông Trung Quốc. Vào ngày 23/3, chính quyền cho phép công chúng đến nhận lại hài cốt của thân nhân họ. Báo chí cho biết những người đến nhận xếp hàng dài 200 mét tại nhà tang lễ Hán Khẩu ở Vũ Hán.
Những cảnh tương tự xuất hiện ở các nhà hỏa táng khác. Các bài báo cho biết có một tài xế lái xe tải chở 2.500 chiếc bình tro cốt. Tại một gian phòng ở một nhà tang lễ có bảy ngăn đựng bình tro cốt, mỗi ngăn chứa 500 chiếc bình.
Các bài báo khác nói rằng trong giai đoạn trước ngày Lễ Tảo mộ vào tuần tới, những chiếc bình được trao trả với tốc độ 500 bình mỗi ngày tại một trong tám nhà tang lễ của thành phố, như vậy khả năng đã có khoảng 40.000 người tử vong, thay vì con số chính thức 2.535.
Một báo cáo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trích dẫn nguồn tin từ một người dân địa phương nói rằng chính quyền Trung Quốc đã trả cho các gia đình 3.000 nhân dân tệ (423 đô la Mỹ) như một khoản hối lộ nếu họ chôn cất người thân của họ trước kỳ nghỉ.
Theo Matthew Strong, Taiwan News, ngày 27/03/2020
Hương Thảo dịch và biên tập
Bộ phim giành giải thưởng quốc tế
về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc
Hương Thảo
Một bộ phim tài liệu từng đoạt giải thưởng quốc tế về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc hiện có thể được xem trực tuyến miễn phí. Nhóm phát triển tại Swoop Films đã sẵn sàng để trình chiếu bộ phim có tiêu đề “Hard to Believe” (Điều khó tin), như một cách đối phó với đại dịch virus corona mới đang lan rộng khắp thế giới. Virus corona hiện đang được Vision Times gọi là virus ĐCSTQ do sự che đậy và tham nhũng của ĐCSTQ đã tạo ra cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay.
Bạn có thể xem phim “Hard to Believe” ở đây:
“Trong những thời điểm khó khăn này, chúng ta càng ngày càng đánh giá cao tầm quan trọng của thông tin chuẩn xác. Nhưng chúng ta luôn không thể nhận được điều đó từ Trung Quốc,” theo một tuyên bố trực tuyến từ Swoop Films.
“Các nhà báo nước ngoài đã bị trục xuất khỏi Trung Quốc, khiến chúng tôi phải suy đoán chính xác những gì đất nước này che giấu. Các nguồn tin chân thực của Trung Quốc đang đưa ra một bức tranh rất khác với tuyên truyền chính thức của chính phủ,” tuyên bố nói.
“Chúng tôi đã thấy chính quyền đó xấu xa đến mức độ nào. Chúng tôi đã đang điều tra tất cả những coi thường nghiêm trọng sự tôn nghiêm của cuộc sống con người trong nhiều năm của chính quyền Trung Quốc,” tuyên bố nói thêm.
“Ngày nay, khi tất cả chúng ta đều cảm thấy thất vọng bởi ĐCSTQ đã khiến virus này lây lan toàn cầu, chúng tôi trân trọng cung cấp bộ phim tài liệu từng đoạt giải thưởng của chúng tôi, có tiêu đề “Điều khó tin”, để mọi người cùng xem và chia sẻ.”
Được trình chiếu lần đầu tiên vào năm 2015, bộ phim tài liệu dài 56 phút được trình chiếu tại các liên hoan phim quốc tế và được phát trên PBS. Sau đó, bộ phim đã được trình chiếu trên các nền tảng kỹ thuật số có thu phí. Cốt lõi của bộ phim tập trung vào sự thiếu chú ý của truyền thông đối với việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc kể từ khi những báo cáo nghiêm túc đầu tiên xuất hiện vào năm 2006.
“Đây là một tội ác mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn giấu kín bằng mọi giá. Đó là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc tại sao ĐCSTQ không cho phép cộng đồng y tế quốc tế giúp ngăn chặn sự lây lan của virus corona,” các nhà làm phim nói.
Đạo diễn Ken Stone, người nhận giải thưởng Emmy cho bộ phim “Hard to Believe – Điều khó tin”, cho biết đến tận năm 2015, ông thậm chí còn chưa nghe nói về thuật ngữ “thu hoạch nội tạng sống” trước khi quá trình làm phim bắt đầu.
“Tôi đã khá hoài nghi khi lần đầu tiên được tiếp cận để làm một bộ phim tài liệu”, ông Stone nói trong một tuyên bố. “Khi tôi nhìn thấy tất cả các thông tin về các cáo buộc rằng tù nhân lương tâm đã bị giết để thu hoạch nội tạng cấy ghép cho kẻ khác, tôi nhận ra rằng tôi đã biết đến một bí ẩn giết người khủng khiếp: Hàng trăm ngàn vụ giết người như vậy có thể đã được thực hiện, nhưng điều bí ẩn khủng khiếp này rất ít người được biết”, ông nói.
“Tội ác chưa từng có”
Các nhà sản xuất của Hard to Believe cho biết thông tin từ bộ phim đã được sử dụng làm bằng chứng trong Tòa án xét xử Trung Quốc China Tribunal gần đây mà điều tra các cáo buộc thu hoạch nội tạng của chính quyền Trung Quốc. Dựa trên một cuộc điều tra kéo dài một năm, phán quyết của tòa án cho thấy các tuyên bố này là đúng.
“Tội ác thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã được phép diễn ra trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc ở quy mô đáng kể, và các học viên Pháp Luân Công đã là một – và có lẽ là nguồn cung cấp nội tạng chính,” cựu công tố viên tội phạm chiến tranh quốc tế Sir Geoffrey Nice QC tuyên bố ở London vào ngày 17/6/2019 khi ông đưa ra phán quyết của tòa án.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện dựa trên thiền định và các bài tập nhẹ nhàng, đồng thời hành xử tuân theo ba nguyên tắc chính: Chân, Thiện, Nhẫn. Pháp Luân Công bắt đầu được truyền ra ở miền Bắc Trung Quốc vào đầu những năm 1990. Là một môn dễ học và miễn phí, Pháp Luân Công đã nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc và vượt ra ngoài biên giới. Do đố kỵ vì sự phổ biến của môn tu luyện này, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào năm 1999.
Toà án nói rằng những người Duy Ngô Nhĩ cũng có nguy cơ bị thu hoạch nội tạng. “Gần đây, cuộc đàn áp và xét nghiệm y tế đối với hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, một bằng chứng về việc thu hoạch nội tạng đối với nhóm người này đang nổi lên,” Tòa án tuyên bố.
Toà án kết luận rằng việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức vẫn tiếp tục tới ngày nay. “Tòa án lưu ý rằng việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức là tội ác không gì có thể so sánh được – thậm chí với giết người hàng loạt đã xảy ra trong thế kỷ trước”.
Năm 2016, Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc đã công bố một báo cáo dài 700 trang vào giữa năm 2016, cho thấy mức độ thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc. Báo cáo ước tính rằng 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng được thực hiện hàng năm tại Trung Quốc. Trong số các bằng chứng được sử dụng để tính toán những con số này là dữ liệu từ doanh thu của bệnh viện, số lượng cấy ghép, tỷ lệ sử dụng giường, nhân viên phẫu thuật, chương trình đào tạo và tài trợ của nhà nước. Báo cáo được viết bởi các nhà nghiên cứu Canada, cựu nghị sĩ David Kilgour, luật sư nhân quyền David Matas, và nhà báo điều tra Ethan Gutmann, những người nổi bật trong Hard to Bel tin và là người đưa ra bằng chứng tại tòa án.
Báo cáo ngắn về tòa án China Tribunal có trong clip dưới đây:
Theo Vision Times
Hương Thảo dịch và biên tập
Bắc Kinh tiếp tục đàn áp người có đức tin
bằng các biện pháp phòng chống dịch
Lục Du
Lợi dụng các biện pháp phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm, lập danh sách thành viên của các nhóm tôn giáo với mục đích bắt giữ, kiểm soát và đàn áp.
Các chuyên gia nói với Bitter Winter rằng, việc chính quyền Trung Quốc kiểm soát người dân bằng công nghệ đã gia tăng trong thời gian diễn ra dịch viêm phổi Vũ Hán, đây là một chỉ dấu cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng cái cớ bảo vệ sức khỏe người dân để tăng tốc thu thập dữ liệu cá nhân thông qua nhận dạng khuôn mặt và các phương tiện khác, trong đó thành viên của các nhóm tín ngưỡng là một trong những mục tiêu chính.
Theo thông tin mà Bitter Winter nhận được, trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, ĐCSTQ vẫn không dừng việc bắt giữ các thành viên của Giáo hội Thiên chúa toàn năng (CAG), ít nhất 100 thành viên của nhóm tôn giáo này ở các tỉnh Tứ Xuyên, Phúc Kiến và Sơn Đông đã bị cầm tù kể từ tháng Một.
Theo ghi nhận trong một báo cáo năm 2018 của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, “Trong giai đoạn 2014-2018, việc theo dõi, bắt giữ và đàn áp của ĐCSTQ đã khiến ít nhất 500.000 người Cơ Đốc của CAG phải rời bỏ nhà cửa của họ, và hàng trăm ngàn gia đình đã bị ly tán”.
“Tôi trốn dưới gầm giường mỗi khi các quan chức đến kiểm tra một ngôi nhà nào đó”, một nữ thành viên CAG đang trốn chạy sự truy lùng của chính quyền Trung Quốc nói với Bitter Winter.
Nữ thành viên của CAG này đã bị đưa vào danh sách truy nã của chính phủ trong thời gian Bắc Kinh triển khai một chiến dịch toàn quốc mà họ cho rằng cần thực hiện “để dọn dẹp tội phạm băng đảng và xua đuổi tà ác”. Chính quyền Trung Quốc đã treo giải thưởng trị giá khoảng từ 700 tới 1.400 USD cho những ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ nữ thành viên này.
Các sĩ quan cảnh sát tại một trạm kiểm soát ở Ga Đông Hàng Châu hướng dẫn hành khách sử dụng điện thoại di động để quét mã số sức khỏe (ảnh: Bitter Winter).
Buộc phải rời bỏ nhà cửa để trốn tránh cuộc đàn áp, nhiều thành viên của các nhóm tôn giáo đã phải tìm nơi ẩn náu trong các nhà trọ thuê cách xa nơi ở cũ của mình. Khi chính quyền lấy cớ phòng chống dịch để đẩy mạnh các biện pháp giám sát và thu thập thông tin người dân trong vài tháng qua, tình trạng vốn khốn khổ của những thành viên bị truy nã càng trở nên trầm trọng hơn. Một lượng lớn nhân viên đã được phái tới từng nhà dân kiểm tra để buộc người dân phải ở trong nhà để tránh nhiễm hoặc lây truyền dịch bệnh, điều này dẫn tới việc các thành viên đang chạy trốn rất dễ bị bắt.
Một nhân viên làm việc cho chính quyền ở tỉnh Sơn Đông tiết lộ rằng cấp trên đã ra lệnh cho anh ta hồi đầu tháng Hai rằng cần điều tra những người thuê nhà không phải là người địa phương, đặc biệt phải chú ý tới các thành viên của CAG hay các học viên Pháp Luân Công.
Một nam thành viên CAG ở tỉnh Hà Bắc đã bị kiểm tra bởi một nhóm phòng chống dịch, bao gồm đại diện của chính quyền địa phương, nhân viên y tế và công an. Anh đã bị bắt, bị thẩm vấn và tra tấn. Sau khi bị bịt miệng, anh đã bị một công an đánh bằng đốc lịch để bàn, một nhân viên an ninh khác giẫm lên chân và dùng gậy sắt vụt vào bắp chân của anh, chưa dừng lại, một công an khác đã tấn công anh bằng dùi cui điện.
Một nhân viên của một đội phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán nói với Bitter Winter rằng, chính quyền địa phương nơi anh ta làm việc đã phạt một người dân số tiền trị giá 700 USD vì người này cho người đang bị truy lùng thuê nhà. Chính quyền treo thưởng số tiền tương đương 280 USD cho những ai cung cấp thông tin về các trường hợp cho thuê nhà như vậy.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn ra ở Trung Quốc, người dân khi vào hoặc rời khỏi cộng đồng, trung tâm mua sắm, văn phòng và các địa điểm công cộng khác đều được yêu cầu quét mã sức khỏe trên điện thoại hoặc điền vào các biểu mẫu lấy thông tin. Các hiệu thuốc và cửa hàng đều yêu cầu người mua phải khai báo tên thật trước khi thực hiện các giao dịch. Những biện pháp giám sát này làm tăng thêm những thách thức mà những người không chung niềm tin với ĐCSTQ phải đối mặt trên đường chạy trốn sự đàn áp của chính quyền.
Các trạm kiểm soát đã được thiết lập tại các lối vào cộng đồng dân cư và bệnh viện ở thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông, yêu cầu người dân quét mã số sức khỏe (ảnh: Bitter Winter).
Theo Bitter Winter
Lục Du dịch và biên tập