Tin khắp nơi – 28/02/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 28/02/2017

Mỹ-Hàn ‘phải gánh chịu mọi hậu quả từ THAAD’

Trung Quốc ngày 27/2 khuyến cáo việc triển khai hệ thống phòng thủ phi đạn tân tiến của Mỹ tại Hàn Quốc rằng chớ có gây phương hại cho các lợi ích an ninh của Bắc Kinh.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường lệ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng nói việc bố trí hệ thống THAAD do Mỹ-Hàn khởi xướng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng chiến lược khu vực và các lợi ích an ninh chiến lược của các nước trong vùng kể cả Trung Quốc. Vẫn theo lời ông, hành động này không có lợi cho việc duy trì bảo vệ an ninh, hòa bình bán đảo Triều Tiên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh hiểu các quan ngại an ninh hợp lý của các bên nhưng không nên để một nước phải chịu thiệt vì an ninh của một nước khác.

Ông Cảnh nói Trung Quốc lấy làm tiếc rằng các nước cứ phớt lờ các quan ngại an ninh của Bắc Kinh. “Trung Quốc cực lực phản đối và hết sức bất bình,” ông nhấn mạnh.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh và Mỹ-Hàn sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả.

http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-my-han-se-phai-ganh-chiu-moi-hau-qua-tu-thaad/3742116.html

 

Tổng thống Trump sẽ phác họa

các ưu tiên dự chi ngân sách trước Quốc hội tối thứ Ba

Tổng thống Donald Trump sẽ phát biểu trước phiên họp chung của hai viện Quốc hội và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ chiếu tối hôm nay, thứ Ba 28/2. Đây sẽ là bài phát biểu quan trọng đầu tiên của ông kể từ khi ông nhậm chức tổng thống hồi tháng trước. Ông Trump theo trông đợi sẽ nói về các ưu tiên dự chi ngân sách cho năm tới, trong đó sẽ tăng mạnh cho chi tiêu quốc phòng và giảm mạnh các chương trình viện trợ nước ngoài và chi tiêu nội địa. Từ thủ đô Washington, thông tín viên Jim Malone của đài VOA tường trình:

Tổng thống Trump đã nói sơ lược phát biểu của ông sẽ đọc trước Quốc hội trong cuộc họp với các thống đốc bang tại Tòa Bạch Ốc.

“Kế hoạch ngân sách này được lập theo hứa hẹn của tôi là sẽ tập trung vào mục tiêu bảo vệ an toàn cho nhân dân Mỹ, không để khủng bố lọt vào, không để tội phạm lọt vào, và tống giam những kẻ vi phạm bạo động, và trục xuất tất cả bọn chúng.”

Phân tích gia John Fortier của Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng nói ngoài việc tăng ngân sách quốc phòng và giảm chi tiêu cho các chương trình nội địa, các nhà lập pháp cũng hy vọng sẽ nghe tổng thống nói về vấn đề cải tổ thuế và chăm sóc sức khỏe.

“Nhưng tổng thống và Quốc hội do Ðảng Cộng hòa chiếm đa số nhìn chung đồng ý với việc bãi bỏ Obamacare, giảm thuế và sửa đổi luật lệ về an ninh biên giới. Và đó là những vấn đề sẽ gắn kết các đồng nghiệp Cộng hòa với nhau.”

Phe Dân chủ trông có vẻ ở trong tư thế sẽ chống lại nhiều sáng kiến của Tổng thống Trump.

Tân chủ tịch Ðảng Dân chủ, ông Tom Perez, cựu Bộ trưởng Lao động, nói:

“Ông Donald Trump, ông không vì nước Mỹ. Ông Donald Trump, chúng tôi sẽ không cho phép những giá trị đó gây chia rẽ nước Mỹ và đó là những gì chúng tôi sẽ thống nhất hành động trong đảng của chúng tôi, theo những giá trị của chúng tôi.”

Tại nhiều cuộc họp cử tri của các nghị sĩ trong mấy ngày gần đây cho thấy nhiều nỗi tức giận về ông Trump và nhiều người lo sợ về những thay đổi trong chính sách chăm sóc sức khỏe, như trong cuộc họp do Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh tụ khối Cộng hòa ở Thượng viện, chủ trì.

“Các cựu chiến binh bị bệnh! Các cựu chiến binh cần được chăm sóc sức khỏe và họ không nhận được những gì họ cần.”

Tổng thống Trump trông có vẻ sẵn sàng giao chiến, không chỉ với bên Dân chủ mà với cả truyền thông báo chí.

“Chúng ta phải chiến đấu, các bạn à, chúng ta phải chiến đấu chống truyền thông báo chí. Họ rất tinh khôn, họ rất xảo quyệt, và họ rất bất lương.”

Một số đảng viên Cộng hòa cho rằng việc tấn công truyền thông là một hành động gây mất tập trung không cần thiết. Nhưng như nhận xét của chiến lược gia Ðảng Cộng hòa John Feehery, thì đó cũng là một phần của tính khí khó đoán của Tổng thống Trump.

“Ông ấy tỏ ra khó đoán có chủ đích. Đó là toàn bộ chiến lược của ông, và đó là một sự khác biệt lớn so với hầu hết các tổng thống thực sự tỏ ra có thể đoán trước. Và điều đó đảo lộn tất cả những thói quen trước đó và khiến có giới lãnh đạo trong Quốc hội phải mất một thời gian để nghiệm ra cách đối phó.”

Tổng thống Trump cũng có thể sẽ dùng bài phát biểu trước Quốc hội để trấn an cử tri sau sự khởi đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông thỉnh thoảng có hỗn loạn, và để vực lại tỉ lệ ủng hộ ông vốn đang ở mức thấp đối với một tân tổng thống.

http://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-se-phat-hoa-cac-uu-tien-du-chi-ngan-sach-truoc-quoc-hoi-toi-thu-ba/3743567.html

 

Ông Dương Khiết Trì gặp Tổng thống Trump

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người vẫn chỉ trích Trung Quốc trong các vấn đề từ thương mại đến Biển Đông đã có cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên với một thành viên giới lãnh đạo Trung Quốc hôm 27/2. Tòa Bạch Ốc cho biết đây là cơ hội để trao đổi về các lợi ích an ninh chung và về khả năng của cuộc gặp giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã gặp Tổng thống Trump trong chốc lát sau khi họp với tân Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, H.R. McMaster; cố vấn cấp cao đồng thời là con rể Tổng thống Trump Jared Kushner; và chiến lược gia trưởng của Tòa Bạch Ốc Steve Bannon.

Một quan chức cấp cao của Tòa Bạch Ốc cho biết nội dung thảo luận bao gồm hợp tác song phương và khả năng sắp xếp một cuộc gặp giữa Tổng thống Trump với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng chưa đề ra ngày cụ thể.

Dương Khiết Trì là lãnh đạo cao cấp đầu tiên của Trung Quốc thăm chính thức Hoa Kỳ kể từ khi Tổng thống Trump nhận chức hôm 20/1.

Chuyến thăm của ông Dương tiếp sau cuộc điện đàm giữa ông với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson tuần vừa rồi, trong đó 2 bên khẳng định tầm quan trọng trong mối quan hệ xây dựng Hoa Kỳ- Trung Quốc.

Chuyến thăm là bước đi mới nhất giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới trong nỗ lực tái lập mối quan hệ ấm nồng sau khởi đầu chông gai từ chiến thắng bầu cử của Tổng thống Trump.

http://www.voatiengviet.com/a/ong-duong-khiet-tri-gap-tong-thong-trump/3743017.html

 

Trump nói Obama đứng sau biểu tình và rò rỉ an ninh

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông tin rằng ông Barack Obama đứng sau các cuộc biểu tình chống các nhà lập pháp đảng Cộng hòa, và các vụ rò rỉ tin tức an ninh quốc gia.

Ông cho hãng Fox News hay: “Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama đứng đằng sau [các vụ này] vì những người ủng hộ ông ta chắc chắn đứng đằng sau chúng”. Ông nói thêm: “Tôi cũng nghĩ rằng đó chỉ là chính trị mà thôi.”

Ông Trump không đưa ra bằng chứng nào cho những lời tuyên bố của mình. Người tiền nhiệm của ông ở Nhà Trắng chưa có bình luận gì.

Ông Trump cũng nói về các kế hoạch ngân sách của mình cũng như các vấn đề khác.

Sau đây là tóm tắt những điều ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn dàn trải với chương trình Fox & Friends:

Ông tự cho mình điểm ‘C’ về đưa các thông điệp của mình cho công chúng, nhưng điểm ‘A’ cho thành tích và ‘A+’ cho nỗ lực

Kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng thêm 54 tỷ USD của ông sẽ được chi trả nhờ “một nền kinh tế tăng tốc’.

Ông sẽ là “kẻ đạo đức giả” nếu ông tham dự Tiệc Phóng viên Nhà Trắng sau khi đã nói nhiều về “tin giả”.

Cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump được phát vài tiếng trước khi ông có bài phát biểu đầu tiên tại kỳ họp chung của Thượng viện. Trong bài phát biểu này, ông Trump sẽ giải thích thêm chi tiết về kế hoạch cắt giảm chi tiêu và đẩy mạnh nền kinh tế.

Ông còn được hỏi về các cuộc biểu tình mà một số chính trị gia Cộng hòa phải đối mặt khi họ gặp mặt dân cử trên toàn nước Mỹ, chứ không phải biểu tình phản đối lệnh cấm người dân một số nước Hồi giáo vào Mỹ như các hãng tin đã đưa trước đây.

Ông nói ông chắc chắn rằng những người ủng hộ Obama đứng sau các cuộc biểu tình này cũng như rò rỉ các nguồn tin từ Nhà Trắng. “Về chuyện ông ấy đứng đằng sau các vụ đó, đấy là chính trị. Và chuyện này có thể sẽ còn tiếp tục,” ông nói.

Ông được yêu cầu cho biết thêm chi tiết ông sẽ lấy tiền ở đâu để trả cho khoản tăng chi tiêu quân sự 10% mà ông đề nghị cho năm 2008. Cắt giảm chi tiêu ở các lĩnh vực khác có lẽ là không đủ để trả cho khoản tăng chi phí quân sự này.

Ông Trump nói ông sẽ dùng “đúng đồng tiền bát gạo” khi mua các thiết bị quân sự và sẽ yêu cầu các nước có sử dụng quân đội Mỹ “bù lại bằng hình thức nào đó”.

Nhưng ông nói mục tiêu chính của ông là phát triển nền kinh tế.

“Chi phí quân sự của chúng ta có lẽ là chỉ trên 1% GDP một chút nhưng nếu tôi đưa con số đó lên được 3% hay hơn nữa, chúng ta sẽ có một cuộc chơi hoàn toàn khác,” ông nói trên chương trình này.

Phân tích của Anthony Zurcher, Phóng viên Bắc Mỹ của BBC News

Giữ cả hai cam kết đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử – tăng cường quân sự và bảo vệ phúc lợi – sẽ đặt vị tổng thống vào thế khó.

Nếu ông Trump muốn tăng ngân sách quốc phòng thêm 54 tỷ USD mà không làm tăng thâm hụt ngân sách, khoản tiền này sẽ phải được tìm từ nơi khác – và các khoản chi tiêu bắt buộc về phúc lợi và trả lãi suất các khoản nợ đã chiếm tới gần 70% ngân sách của Mỹ.

Một số nguồn tin cho rằng Cơ quan Bảo vệ Môi trường sẽ chịu cắt giảm mạnh, nhưng toàn bộ ngân sách hàng năm của cơ quan này cũng chỉ có hơn 8 tỷ USD – chỉ là muối bỏ bể.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng được cho là một nguồn cắt giảm để tìm nguồn tiền cần thiết, và ngân sách 50 tỷ USD hàng năm (kể cả 22 tỷ USD viện trợ trực tiếp) khiến bộ này là một mục tiêu hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, phần lớn tiền viện trợ nhân đạo được chi cho các nỗ lực tái thiết ở Afghanistan và chữa bệnh Aids ở các nước châu Phi vùng cận Sahara nên khó mà cắt được. Một khoản khác cũng khó cắt được là khoản hỗ trợ quân sự, chủ yếu là 3,1 tỷ USD hàng năm cho Israel.

Có lý do tại sao chính quyền Trump tuyên bố tăng ngân sách quân sự trước khi nói rõ tiền sẽ từ đâu ra. Chi tiêu thì dễ mà cắt giảm thì khó.

Nhà Trắng gửi dự thảo ngân sách năm 2018 của ông Trump (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10) đến các cơ quan liên bang hôm thứ Hai.

Các cơ quan sẽ xem xét dự thảo và đề nghị sửa đổi khi Nhà Trắng chuẩn bị đàm phán với Thượng viện.

Thượng viện, hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát, phải phê chuẩn các khoản chi tiêu của liên bang.

Dự thảo của ông Trump được cho là sẽ gặp phản đối của các nghị sĩ Dân chủ và một số nghị sĩ Cộng hòa vì kế hoạch cắt giảm một số chương trình trong nước Mỹ.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39115403

 

Phái đoàn Bắc Hàn đến Malaysia đòi thi thể

Một phái đoàn cấp cao Bắc Triều Tiên hôm thứ Ba (28/2) đã đến Kuala Lumpur để đòi thi thể người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Kim Jong Un. Ông Kim Jong Nam là nạn nhân của một vụ ám sát bằng chất độc thần kinh mà nhiều người nghi ngờ do Bắc Triều Tiên dàn dựng.

Ông Kim Jong Nam bị giết hôm 13/2 tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur ở Malaysia. Thi thể của ông đã trở thành trọng tâm của cuộc chiến ngoại giao nảy lửa giữa Bắc Triều Tiên và Malaysia. Bắc Triều Tiên thậm chí còn phản đối việc các nhà điều tra giảo nghiệm tử thi nạn nhân, trong khi phía Malaysia nhất quyết không giao trả thi thể ông Kim nếu không nhận được mẫu DNA và xác nhận từ người thân.

Trong phái đoàn Bắc Triều Tiên đến Malaysia có ông Ri Tong Il, cựu Phó đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc. Ông Ri cho các nhà báo ở bên ngoài tòa đại sứ Bắc Triều Tiên hôm thứ Ba biết các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên đến Malaysia để thu hồi thi thể ông Kim và yêu cầu phóng thích công dân Bắc Triều Tiên bị Malaysia bắt giữ trong vụ án này. Ông nói phái đoàn Bình Nhưỡng cũng muốn “phát triển mối quan hệ hữu nghị” giữa Bắc Triều Tiên và Malaysia.

Các giới chức Malaysia khẳng định nạn nhân của vụ tấn công là ông Kim Jong Nam. Nhưng Bắc Triều Tiên chỉ xác nhận ông là một công dân Bắc Triều Tiên mang hộ chiếu ngoại giao tên Kim Chol.

Bộ trưởng Y tế Malaysia Subramaniam Sathasivam cho biết nước này sẽ tiếp tục kiên định lập trường là thi thể nạn nhân phải được xác định bởi các giám định y khoa như DNA và các biện pháp khác trước khi được trao trả. Ông cho biết việc trao trả thi thể cho người thân sẽ được thực hiện khi công tác xác nhận hoàn tất.

Khi được hỏi liệu Malaysia có thể giữ thi thể của ông Kim tại nhà xác bao lâu, Bộ trưởng Y tế Malaysia trả lời “chúng tôi có thể giữ lâu tới chừng nào chúng tôi muốn”.

Trong khi đó, cảnh sát Malaysia nói thi thể của ông Kim cuối cùng sẽ được trao trả cho đại sứ quán Bắc Triều Tiên nếu không người thân trong gia đình ông Kim đến nhận.

http://www.voatiengviet.com/a/phai-doan-bac-trieu-tien-den-malaysia-doi-thi-the-kim-jong-nam/3743350.html

 

Một chỉ huy cấp cao Taliban bị tiêu diệt

Sau mấy lần có tin nói là đã bị hạ sát trước đây, một chỉ huy cấp cao của Taliban đã thực sự bị giết chết trong một cuộc không kích ở miền bắc Afghanistan, các giới chức của nhóm chiến binh xác nhận tin này hôm thứ Hai.

Mullah Abdul Salam Akhund, chỉ huy của lực lượng Taliban ở Kunduz, là một trong ba phần tử Taliban bị hạ sát trong một cuộc tấn công hồi cuối tuần bằng máy bay không người lái, một giới chức cấp cao của Taliban giấu tên tại tỉnh này cho Reuters biết.

“Cách đây vài ngày, ông ấy đang trong một cuộc hành trình và dừng lại một ngôi nhà tại thị trấn Dashte Archi khi máy bay không người lái oanh tạc”.

Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid đã xác nhận cái chết của Akhund.

Một phát ngôn viên quân đội Hoa Kỳ cho biết chiến đấu cơ của Mỹ đã tiến hành một cuộc không kích ở Kunduz hôm Chủ nhật, nhưng “chưa xác nhận kết quả”.

Vụ không kích đã giết chết Akhund và 8 thành viên Taliban khác, theo lời ông Sher Aziz Kamawal, chỉ huy cấp cao của cảnh sát ở miền bắc Afghanistan.

Akhund là người giám sát các cuộc tấn công mà chỉ trong một thời gian ngắn đã giúp Taliban chiếm thành phố Kunduz vào năm 2015. Trước đó, các giới chức Afghanistan đã nhiều lần báo cáo viên chỉ huy này đã bị hạ sát. Tuy nhiên lần này, cái chết rõ ràng của Akhund đã được các giới chức hàng đầu Taliban xác nhận, trong đó có một chỉ huy ở tỉnh Khost ở miền đông.

http://www.voatiengviet.com/a/mot-chi-huy-cap-cap-taliban-bi-tieu-diet/3742568.html

 

TQ diễu hành ‘chống khủng bố’ tại Tân Cương

Giới chức Trung Quốc vừa tổ chức diễu hành ‘chống khủng bố’ rầm rộ, với sự tham dự của binh lính có vũ trang trên toàn vùng Tân Cương, một động thái rõ ràng là nhằm phô trương sức mạnh.

Hơn 10 ngàn lính tập trung tại thủ phủ Urumqi hôm thứ Hai, và một số sau đó được gửi tới các thành phố khác để có hoạt động diễu hành tương tự.

Tân Cương vốn có lịch sử bạo động, và giới chức đổ lỗi cho các tay súng Hồi giáo và những thành phần ly khai về tình trạng này.

Các nhóm nhân quyền nói rằng người dân địa phương phải đối diện với sự đàn áp từ chính quyền.

Truyền thông nhà nước mô tả các cuộc diễu hành là “cuộc tập hợp chống khủng bố và cương quyết giữ gìn ổn định”, và công bố các tấm ảnh cùng các đoạn video cho thấy cảnh sát có vũ trang và quân đội tập trung bên ngoài trung tâm hội nghị Urumqi.

Có các đoàn xe tăng, xe quân sự và máy bay đi kèm.

“Hãy chôn vùi xác chết của những kẻ khủng bố và các nhóm khủng bố vào cuộc chiến biển người,” Bí thư Đảng Cộng sản của Tân Cương Trần Toàn Quốc được truyền thông nhà nước dẫn lời, nói trước đám đông.

Chừng 1.500 cảnh sát có vũ trang được gửi tới các thành phố như Hotan, Kashgar và Aksu, nơi các cuộc tuần hành tương tự cũng diễn ra trong hôm thứ Hai.

Tân Cương, nơi có đa số dân là cộng đồng thiểu số người Uighur Hồi giáo, đã từng xảy ra các cuộc tấn công và đụng độ lớn với cảnh sát trong những năm gần đây.

Giới chức nói các vụ tấn công là do các tay súng Uighur tiến hành, với sự hỗ trợ của các nhóm khủng bố nước ngoài, và đã ra các đợt trấn áp, tăng cường hiện diện an ninh ở nhiều thành phố.

Chính quyền Trung Quốc kiểm soát chặt việc tường thuật, đưa tin trong khu vực, khiến các phóng viên khó vào kiểm chứng các tuyên bố của giới chức.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39109932

 

Anh còn hàng trăm hầm chống bom hạt nhân

Câu chuyện một hầm chống bom nguyên tử ở Wiltshire bị biến thành điểm trồng cần sa cũng gợi lại một thời kỳ người Anh sống trong lo sợ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Theo nhà báo Helen Whitehouse trong một bài mới, viết giữa tháng 2/2017 khi có tin Nga và Mỹ đều muốn tăng cường kho vũ khí nguyên tử, thì Anh còn ít nhất vài trăm căn hầm to chống được bom nguyên tử.

Chỉ cần sửa sang lại một chút là các hầm di sản của Chiến tranh Lạnh có thể tái sử dụng nếu cần.

Trước mắt, một số vùng tại Anh như York tổ chức tour thăm hầm (York Cold War Bunker) để thu tiền cho du khách, theo trang của Quỹ quản lý di sản Anh, English Heritage.

Họ cũng bán sách về hầm trú bom ở York, với giá trên mạng chỉ có hai bảng Anh.

Trang web này giới thiệu:

“Hiện vật rùng mình và hiện đại nhất của Quỹ English Heritage, hầm trú ẩn York lật lại lịch sử bí mật của Anh thời Chiến tranh Lạnh. Hãy vào qua cánh cửa chống sức nổ và tìm hiểu thêm về mặt đặc biệt của di sản xứ York.”

Hãy vào qua cánh cửa chống sức nổ và tìm hiểu thêm về mặt đặc biệt của di sản xứ York.English Heritage

Người Việt bị bắt ở trại cần sa Anh

Số vài trăm hầm thực ra là đã giảm đi từ thời Thế Chiến 2, khi mà các hầm chống bom loại bình thường hoặc chống tên lửa V-1, V-2 do Luftwaffe của Đức ném xuống, có thể lên tới hàng vạn.

Thời ấy, theo lệnh của Thủ tướng Winston Churchill, cứ cách một khu dân cư chừng 12-20 mét là người ta phải có một hầm chống bom hoặc hố cá nhân có nắp sắt để trú ẩn khi có bom đạn. Tại London, các ga điện ngầm và hệ thống đường hầm xe lửa một thời được cải tạo thành hầm chống bom tấn.

Hầm trú ẩn được một tháng

Nhưng xây hầm chống bom hạt nhân lại cần một thứ công nghệ khác.

Thời Thế Chiến 2 người dân nghe tiếng còi báo động thì chạy vào ẩn náu vào các hầm nhỏ và đợi cuộc tấn công bằng bom của phát-xít Đức qua đi thì lại đi chui ra.

Nhưng sang Chiến tranh Lạnh, viễn cảnh của vụ nổ nguyên tử khiến cả một vùng bị nhiễm phóng xạ khiến người ta phải có cách xây hầm và chuẩn bị hậu cần hoàn toàn khác.

Dù sống thế nào sau mưa bom hạt nhân là điều chưa ai có thể nghĩa tới nhưng Anh Quốc vẫn cứ chuẩn bị cho những giờ đen tối đó.

Ước tính từ cuối thập niên 1950 cho đến khi Liên Xô tan rã năm 1991, chính quyền Anh đã cho xây 1500 hầm trú ẩn đề phòng bị tấn công từ phía Đông.

Quy định của chính quyền là trong vòng 10 dặm là phải có một căn hầm.

Mỗi căn hầm cần bốn nhân viên lo việc xử lý thông tin, hậu cần.

Không ít người đã xung phong làm nhiệm vụ quản trị các căn hầm đó, theo nguyên tắc tự nguyện, tựa như công tác của dân quân tự vệ.

Các hầm to như ở Burlington, Wiltshire, có sức chứa 100 nghìn người và có thể đi vào đi ra bằng xe tải to.

Trong trường hợp chiến tranh, người dân có thể vào đó ở tới 30 ngày nhờ lượng nước uống, lương thực thực phẩm tích trữ sẵn trong đó.

Tường các hầm chống bom nguyên tử được xây bằng các lớp gạch, bê-tông, ba lớp nhựa đường để ngăn nước thấm vào, và thêm một mét đất.

Cửa hầm được trang bị khóa ngăn bụi để phòng chất phóng xạ tràn vào.

Hiển nhiên, con số hầm không thể nào đủ cho đa số người dân mà chỉ để giúp cho các vùng trở thành mục tiêu tấn công.

Sau Chiến tranh Lạnh, nhiều hầm trú bom hạt nhân được chuyển cho quân đội hoặc đổi mục tiêu cho các hoạt động khác.

Vẫn theo nhà báo Helen Whitehouse thì đến đầu năm 2017 hiện vẫn còn hàng trăm hầm trên toàn nước Anh sẵn sàng đem vào sử dụng khi có biến.

Nhưng giới chức Anh cũng cảnh báo các căn hầm cũ không thể chịu nổi sức công phá của tên lửa hạt nhân bắn thẳng vào (direct hit) mà chỉ bảo vệ người dân khỏi sức ép của vụ nổ cách không xa.

http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-39120516

 

Malaysia ‘truy tố Đoàn Thị Hương

và nghi phạm Indonesia ngày 1/3′

Hai nữ nghi phạm trong vụ Kim Jong-nam sẽ bị truy tố tội giết người hôm 1/3, Tổng chưởng lý Malaysia cho biết.

Ông Mohamed Apandi Ali, người cũng là Trưởng Công tố Malaysia, cho biết nghi phạm Đoàn Thị Hương, công dân Việt Nam, và Siti Aisyah, người Indonesia sẽ bị truy tố hôm 1/3 và sẽ đối mặt với án tử hình nếu bị tuyên là có tội.

Hai nghi phạm khác trong vụ này, một người Malaysia được tại ngoại hầu tra và một người Bắc Hàn đang bị giam.

Khi được hỏi liệu nghi phạm Bắc Hàn có bị truy tố, ông Apandi nói điều đó phụ thuộc vào kết quả điều tra.

Cơ quan tình báo Nam Hàn tin rằng bốn người đàn ông Bắc Hàn bị nghi là có liên quan tới cái chết của ông Kim Jong-nam là điệp viên.

Người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn bị đầu độc tại sân bay Kuala Lumpur, cảnh sát Malaysia nói.

Bốn trong số bảy nghi phạm mà Malaysia nêu tên làm viêc cho Bộ An ninh Quốc gia của Bắc Hàn, các quan chức tình báo tại Seoul nói với các dân biểu.

Chất độc giết Kim Jong-nam là gì?

Ai có thể đứng sau vụ ám sát Kim Jong-nam?

Kim Jong-nam: câu hỏi chưa có giải đáp

Ông Kim tử vong hồi hai tuần trước, sau khi bị hai người phụ nữ áp sát tại sảnh làm thủ tục bay.

Hai người này nói họ tưởng họ đang tham dự vào một chương trình truyền hình thực tế.

Ông Kim bị bôi một lượng lớn chất độc thần kinh VX và đã tử vong một cách đau đớn trong vòng 15-20 phút, Bộ trưởng Y tế Malaysia nói hôm Chủ Nhật.

Cảnh sát Malaysia đã bắt giữ một người đàn ông Bắc Hàn tên là Ri Jong Chol vài ngày sau vụ sát hại.

Sáu người Bắc Hàn khác đã bị nêu danh là nghi phạm hoặc bị truy nã liên quan tới cái chết của ông Kim.

Bốn người trong số họ đã bay khỏi Kuala Lumpur ngay sau vụ tấn công ông Kim, trở về Bình Nhưỡng bằng ngả đi lắt léo không qua Trung Quốc.

Hai người Bắc Hàn khác bị giới chức Malaysia nêu danh, gồm một quan chức cao cấp tại Đại sứ quán Bắc Hàn ở Kuala Lumpur và một nhân viên hãng hàng không quốc gia Bắc Hàn, Air Koryo.

Hôm 19/2, Nam Hàn nói họ tin rằng chế độ Bắc Hàn đứng sau cái chết của ông Kim, nhưng giới chức Malaysia không cáo buộc Bình Nhưỡng đã thực hiện vụ giết người này.

Bắc Hàn nói Malaysia phải chịu trách nhiệm về cái chết của một trong các công dân Bắc Hàn, và đang tìm cách chính trị hóa chuyện gửi trả thi thể nạn nhân.

Tuy nhiên hiện dường như đang có nỗ lực hàn gắn quan hệ từ phía Bắc Hàn. Thứ Ba 28/2, Bình Nhưỡng đã cử một phái đoàn tới Kuala Lumpur.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39105487

 

Người thừa kế Samsung, Lee Jae-yong,

sẽ bị truy tố tội hối lộ

Người có lẽ sẽ thừa kế tập đoàn Samsung, ông Lee Jae-yong, sẽ bị chính thức truy tố vì một loạt các tội trong đó có tội hối lộ và biển thủ, các công tố viên cho biết.

Vụ này liên quan tới vụ bê bối khiến Tổng thống Nam Hàn, bà Park Geun-hye, bị buộc tội.

Văn phòng Công tố đặc biệt của Nam hàn tuyên bố các cáo trạng với ông Lee Jae-yong, cùng với lãnh đạo điều hành khác của tập đoàn này.

Ba trong số bốn người này đã từ chức hôm thứ Ba sau khi tuyên bố được đưa ra.

Tập đoàn Samsung cũng cho biết đã giải thể văn phòng chiến lược tập đoàn, một đơn vị điều phối các bộ phận khác nhau của tập đoàn khổng lồ này.

Samsung bị cáo buộc đã đóng góp thiện nguyện cho các tổ chức phi lợi nhuận do bà Choi Soon-sil điều hành để đổi lấy các ưu ái của chính phủ. Bà là một người bạn của bà Park.

Ông Lee Jae-yong đã bị bắt giữ trước đó trong tháng khi các công tố viên chuẩn bị việc truy tố.

Bị cáo buộc những gì?

Các công tố viên cáo buộc ông Lee đã hiến 41 tỷ won (tương đương $36 triệu) cho các tổ chức có liên hệ với bà Choi. Họ cáo giác nó được thực hiện để được chính phủ ủng hộ cho một tái cơ cấu lớn của Samsung giúp chuyển giao lãnh đạo được âm thấm và có lợi cho ông Lee, người sẽ thay thế người cha ốm yếu của ông, ông Lee Kun-hee, ở vị trí Chủ tịch tập đoàn.

Việc sáp nhập gây tranh cãi này cần ủng hộ trợ từ quỹ hưu trí quốc gia – và cáo giác nói rằng sự ủng hộ này có được là đổi lại cho các khoản tiền cống hiến đó.

Hồi tháng 12, tại một cuộc điều trần của Quốc hội, hãng Samsung thú nhận đã đưa tổng cộng 20,4 tỷ won cho hai tổ chức nhưng bác bỏ cáo buộc là để được ưu tiên.

Ông Lee cũng khẳng định công ty đã biếu một con ngựa và tiền bạc để giúp cho sự nghiệp đua ngựa của con gái bà Choi, cô Chung Yoo-ra, điều ông nói là nay ông lấy làm tiếc.

Bê bối chính trị nào?

Vụ này xoay quanh quan hệ giữa Tổng thống Park với bà Choi và khiến có các cáo giác về các hoạt động gây ảnh hưởng cũng như rò rỉ các thông tin mật.

Bà Choi là một người bạn từ nhiều năm nay của gia đình. Cha của bà Choi có quan hệ thân thiết với cha bà Park, người cũng là Tổng thống Nam Hàn vào những năm 1970.

Ngoài những khoản tiền hiến tặng, bà Choi cáo buộc dùng quan hệ bạn bè với bà Park để can thiệp vào chính trường.

Nay bà sẽ bị ra tòa vì các các trạng khác nhau, bao gồm lạm dụng giới chức trách, xúi bẩy và tìm cách gian lận. Bà bác bỏ đã làm gì sai trái.

Quốc hội bỏ phiếu hồi tháng 12 buộc tội Tổng thống Park. Vụ xét xử bà nay sẽ được Tòa hiến phá xử lý. Trong khi đó bà bị tước bỏ các quyền của Tổng thống.

Điều này có nghĩa gì với Samsung?

Ông Lee hiện là Phó Chủ tịch hãng Samsung Electronics. Nhưng kể từ khi cha ông, ông Lee Kun-hee, bị trụy tim hồi năm 2014, ông được nghiễm nhiên xem là người đứng đầu toàn bộ tập đoàn Samsung Group.

Bất kể kết quả thế nào một phiên xử sẽ là một đòn giáng lớn đối với tập đoàn này. Việc ông bị bắt giữ không chỉ ảnh hưởng tới sản xuất ngắn hạn mà còn có thể có những hệ lụy dài hạn.

Samsung là một trong những hãng điện tử lớn nhất thế giới và khi người đứng đầu một công ty phát triển được là nhờ hình ảnh thương hiệu của mình, nay lại bị dính líu vào một vụ bê bối thì nó sẽ là một điều vô cùng đáng xấu hổ.

Hồi giữa tháng Hai, khi ông Lee mới bị bắt giữ, hãng này nói rằng họ sẽ làm hết sức mình “để bảo đảm rằng sự thật sẽ được bộc lộ trong các phiên xử tại tòa trong tương lai”, mặc dù họ vẫn bác bỏ là không làm gì sai trái.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39115854

 

Trump muốn tăng chi tiêu quốc phòng thêm 54 tỷ USD

Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách tăng chi tiêu quốc phòng thêm 10% trong dự thảo ngân sách năm 2018.

Kế hoạch chi tiết là tăng chi tiêu quốc phòng thêm 54 tỷ đôla nhưng đồng thời cắt giảm khoản tiền tương đương ở những nơi khác, gồm viện trợ nước ngoài.

Tổng thống đã tham khảo ý kiến ​​các cơ quan chính phủ về kế hoạch này và sẽ trình dự thảo ngân sách trước Quốc hội tháng 5/2017.

Từ đây đến thời điểm đó, ông cần xác định những cơ quan có thể sẽ bị cắt giảm ngân sách.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain cho biết ngân sách quốc phòng 603 tỷ đôla – được quan chức Nhà Trắng vạch ra – sẽ không đủ.

Ứng viên lãnh đạo Hải quân Mỹ rút lui

Nhà Trắng cấm một số đài báo dự họp báo

Tại cuộc họp với các thống đốc bang sáng 27/2, ông Trump nói: “Chúng ta sẽ làm nhiều hơn với số tiền chi ra ít hơn, đồng thời khiến chính phủ trở nên tinh gọn và có trách nhiệm.”

Tổng thống, người từng tuyên bố sẽ tăng chi tiêu quân sự và duy trì các chương trình phúc lợi xã hội trong chiến dịch tranh cử, cho biết ngân sách sẽ tập trung vào “quân sự, an ninh, phát triển kinh tế”.

‘Chi thì dễ…’

“Nó sẽ bao gồm khoản tăng lớn cho chi tiêu quốc phòng để tái thiết quân đội đang suy yếu trong thời điểm mà chúng ta cần lực lượng này hùng mạnh nhất,” ông nói.

Chi tiêu quân sự của Mỹ sụt giảm những năm gần đây do cuộc chiến ngân sách tại Quốc hội dẫn đến đóng băng chi tiêu quốc phòng.

Đề xuất của ông Trump sẽ đưa nước Mỹ gần hơn với chi tiêu quốc phòng trong thời chiến.

Ông cũng cho biết sẽ chi “lớn” cho cơ sở hạ tầng như đường xá và đường ray.

Anthony Zurcher, phóng viên BBC tại Bắc Mỹ, phân tích:

“Việc giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử – đẩy mạnh quốc phòng và các chương trình phúc lợi – sẽ đưa tổng thống vào thế khó.

Nếu muốn tăng ngân sách quốc phòng thêm 54 tỷ đôla mà không thêm vào thâm hụt, khoản này sẽ phải đến từ nơi nào đó.

Theo dự báo, Cơ quan Bảo vệ Môi trường đang đối mặt với việc bị cắt mạnh ngân sách trong lúc ngân sách hàng năm của tổ chức này chỉ hơn 8 tỷ đôla – quả là giọt nước trong biển cả.

Bộ Ngoại giao cũng có khả năng bị cắt giảm ngân sách, và ngân sách 50 tỷ đôla hàng năm của họ khiến họ dễ bị để ý đến hơn.

Lý do chính khiến chính quyền Trump công bố khoản tăng chi tiêu quốc phòng trước khi tiết lộ khoản tiền đó từ đâu ra: Chi thì dễ, cắt mới khó.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39103053

 

Truyền thông Trung Quốc kêu gọi trả đũa Lotte

Hôm nay, truyền thông Trung Quốc đồng loạt phổ biến những bài bình luận với nội dung đòi hỏi chính phủ Bắc Kinh phải có biện pháp cứng rắn với tập đoàn thương mại Lotte group của Nam Hàn, sau khi tập đoàn này đồng ý nhượng đất để chính phủ Seoul dựng hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD.

Bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo viết rằng Bắc Kinh phải rút giấy phép, không cho tập đoàn Lotte Group hoạt động ở Trung Quốc, kêu gọi mọi người tẩy chay hàng hóa do Nam Hàn sản xuất.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo, tiếng nói chính thức của Đảng Cộng Sản, thì cho rằng đã đến lúc đảng, nhà nước và chính phủ phải tính đến chuyện cắt đứt quan hệ với Seoul, nếu Nam Hàn nhất quyết dựng hệ thống phòng thủ THAAD.

Mặc dù Nam Hàn và Hoa Kỳ nhấn mạnh hệ thống THAAD chỉ được dùng để bảo vệ an ninh cho bán đảo Triều Tiên trước nguy cơ Bắc Hàn có thể sử dụng phi đạn để tấn công miền Nam, tuy nhiên, theo quan điểm của Bắc Kinh, Washington dùng hệ thống này để theo dõi hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Bắc Kinh còn nói là hệ thống phòng thủ THAAD sẽ bị Bắc Hàn xem là một bằng chứng gây hấn, khiến tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên bất ổn hơn.

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/china-threats-skorea-lotte-02282017112127.html

 

Pháp : Nhà trồng rau người Nhật bán dưa 70 € một quả

Tuấn Thảo

Ngành ẩm thực Pháp nhận được sự đóng góp của nhiều tài năng đến từ Nhật Bản : trong số các tên tuổi quan trọng nhất có các nhà đầu bếp nổi tiếng như Nobu Matsuhita, Kei Koyabashi hay là Akihiro Horikoshi (chủ quán La table d’Aki), Masayuki Shibuya (chủ quán Clandestino). Được đào tạo ở Nhật hay ở Pháp, điểm chung là họ vẫn giữ được cốt cách Phù Tang hầu nâng các món ăn lên hàng nghệ thuật.

Nhà đầu bếp Nobu Matsuhita (66 tuổi) hiện điều hành nhà hàng chính của khách sạn 5 sao Royal Monceau vừa mới được tân trang, thực đơn mới của nhà hàng có món tủ (signature dish) nổi tiếng của ông : món cá tươi ướp chanh và hành hương. Một gương mặt khác trẻ tuổi hơn là Kei Koyabashi, chủ quán Restaurant Kei, vừa mới giành lấy hai sao theo quyển sách hướng dẫn Michelin bìa đỏ. Anh từng được đào tạo với hai nhà đầu bếp Jean-François Piège và Christophe Moret : trong số các đầu bếp Nhật hành nghề ở Paris, có lẽ ít có ai nấu các món Pháp, nhất là các món cá chiên hay cá hấp ngon bằng anh.

Gương mặt người Nhật thứ ba đáng ngạc nhiên nhất do ông có một chỗ đứng riêng biệt trong làng ẩm thực đó là Asafumi Yamashita. Ông nổi tiếng tại Pháp nhờ cái tài trồng rau quả : các loại thơm ngon, tươi sạch và đôi khi quý hiếm. Điều đó khiến cho rau quả do bàn tay ông trồng trở thành sản phẩm ‘‘thời thượng’’, thuộc vào hàng đắt nhất Paris : cao gấp 5 lần so với giá thông thường rau dền 25€ một kí lô, khoai lang có thể lên tới 50€, giá một quả dưa melon duy nhất lại bằng 70€ ……

Năm nay đã ngoài 60 tuổi, ông định cư tại vùng ngoại ô Paris (vùng Yvelines) từ năm 1989. Sau một thời gian hoạt động trong ngành thể thao : thời thanh niên ông là võ sĩ quyền anh, rồi sau đó ông dạy đánh golf. Đến khi giải nghệ về hưu, ông ban đầu trồng ‘‘bồn tài’’ (bonsai) để bán làm cây kiểng, rồi ngẫu nhiên ông chuyển qua trồng rau quả vì nhà ông có sân vườn khá rộng, cho dù như ông nói gia đình ông không phải là nhà nông và bản thân ông không hề có kinh nghiệm trong nghề trồng rau hay trồng cây ăn trái …..

Trên một mãnh vườn rộng hơn 3.000 mét vuông, Asafumi Yamashita trồng khoảng 50 loại rau quả khác nhau, ông chọn giống từ Nhật Bản chẳng hạn như cải trắng kabu giòn như quả táo, có vị ngòn ngọt ở đầu môi rồi một chút vị nồng cay như hạt cải : mỗi tuần ông chỉ trồng được khoảng 120 củ cải trắng như vậy : ít nhưng mà chất lượng, đầy đủ tính bổ dưỡng.

Theo lời nhà đầu bếp Eric Briffard, chủ nhà hàng chính của khách sạn George V (hai sao Michelin) : các loại rau quả này thuộc vào hàng ngon nhất Paris : Asafumi Yamashita không có nhiều đất trồng trọt, nhưng ông lại có nhiều thời gian : dù đắt khách nhưng ông không muống tăng thêm năng suất cũng như khối lượng sản xuất, có lẽ cũng vì thế mà cà chua ông trồng có màu sắc của hồng đào, khoai lang khi luộc chín có mùi hương rất thanh, màu sắc trong sáng chứ không có sắc đục ….. chưa kể đến các loại củ dền, cà tím, dưa leo, bông cải, bắp xu, cải trắng daikon, cà rốt sắc huyết dụ kyoto, hay bí đao kabocha …..

Hiện giờ chỉ có 6 nhà đầu bếp Pháp mua rau quả của ông Asafumi Yamashita : không hơn không kém. Các tên tuổi này đều toàn là những nhà sành nấu ăn nhiều sao : Pierre Gagnaire (Hôtel Balzac), Laurent Delabre (La Tour d’Argent) Sylvain Sendra (Itinéraires) hay là Pascal Barbot và William Ledeuil. Họ được xem như là những thành viên may mắn được kết nạp vào một câu lạc bộ khép kín, cho dù nhà đầu bếp Yannick Alléno đã ngưng làm việc với ông Asafumi Yamashita khi đánh giá rằng rau của ông bán với giá quá đắt.

Bản thân ông Asafumi Yamashita từng thú thật là ông dành nhiều thời gian chăm sóc vườn rau, còn nhiều hơn cả là cho gia đình. Ông nói là ông thương các giống cây ông trồng như thương con trong nhà : sáng chiều chăm sóc kỹ lưỡng, tối khuya nuôi nấng chu đáo. Có lẽ cũng vì thế mà ông ít gả con cho ai !!!!

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170228-phap-nha-trong-rau-nguoi-nhat

 

Thổ Nhĩ Kỳ xử tập thể 330 nghi phạm của vụ đảo chính

Thu Hằng

Thổ Nhĩ Kỳ mở phiên tòa tập thể đầu tiên ngày 28/02/2017 tại Ankara để xét xử những người được cho là tham gia vào vụ đảo chính hụt hồi mùa hè 2016. Tổng cộng có hơn 1200 người bị cáo buộc tích cực hợp tác vào âm mưu đảo chính trong đêm 15 rạng sáng 16/07/2016.

Theo thông tín viên RFI Alexandre Billette tại Istambul, phiên tòa đầu tiên mới chỉ xét xử 330 người, nhưng cho thấy số người bị kết tội nhiều như thế nào.

« Số nghi phạm nhiều đến nỗi một phòng xét xử khổng lồ đã được xây để phục vụ cho dịp này trên khu đất của một nhà tù gần thủ đô Ankara. Phòng xét xử rộng 12.500 mét vuông và có thể chứa đến 700 bị cáo và 500 luật sư. 

Hôm nay (28/02), mới « chỉ » có 330 người được đưa ra xét xử. Bị cáo buộc tham gia vào âm mưu đảo chính, 330 người này là những quân nhân, sĩ quan thuộc lữ đoàn pháo binh và nhiều sinh viên thuộc một học viện quân sự. Rất nhiều người trong số họ có thể bị lĩnh án vài trăm năm tù.

Đợt xét xử còn kéo dài suốt tháng Ba, hàng chục phiên tòa đã tổ chức hay sắp được tiến hành trong vài tuần tới. Riêng các vụ xét xử những người được cho là đầu não của vụ đảo chính hụt sẽ được tiến hành từ nay đến cuối tháng Sáu. Chính quyền của tổng thống Erdogan hy vọng giáo sĩ Fethullah Gülen, người bị Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính, sẽ được dẫn độ từ Mỹ và có thể xét xử ông tại Thổ Nhĩ Kỳ ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170228-tho-nhi-ky-xet-xu-330-nghi-pham-dau-tien-cua-vu-dao-chinh

 

LHQ : Chính quyền Miến Điện thảm sát sắc dân Rohingya

Thu Hằng

Cố vấn Nhà nước, ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi rơi vào tình cảnh khó xử trước bản báo cáo về nhân quyền tại đất nước của bà. Bản báo cáo do đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc Yanghee Lee công bố ngày 27/02/2017 sau bốn ngày gặp gỡ và nói chuyện với vài chục người tị nạn thuộc sắc dân thiểu số Hồi Giáo Rohingya bị truy bức và buộc phải trốn sang Bangladesh. Theo đặc sứ của Liên Hiệp Quốc, quy mô và tính chất dã man các vụ bạo lực mà người Rohingya phải chịu « lớn hơn » nhiều những gì mà bà hình dung trước đó.

Từ Rangoon, thông tín viên RFI Rémy Favre tường trình :

« Toàn những bằng chứng « kinh hoàng » đối với đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc : Rất nhiều người bị trói chặt trong chính ngôi nhà của họ bị đốt cháy, những đứa trẻ bị thiêu sống, các gia đình bị đốt thành than, người lớn thì bị cắt cổ hay những vụ hãm hiếp tập thể… 

Khoảng 70.000 người Rohingya theo Hồi Giáo đã phải bỏ trốn khỏi phía tây Miến Điện trong vòng 5 tháng gần đây. Từ tháng 10/2016, quân đội Miến Điện tiến hành « chiến dịch an ninh » tại khu vực hẻo lánh này để truy tìm thủ phạm tấn công vào các đồn biên phòng. Nhưng thực ra, theo đặc sứ Liên Hiệp Quốc, toàn bộ sắc dân Rohingya « bị trừng phạt tập thể ».

Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần lên án các vụ vi phạm nhân quyền ở vùng này, nhưng chính phủ Miến Điện luôn cực lực bác bỏ những bản báo cáo đó. Trên thực địa, lực lượng quân đội và cảnh sát được triển khai tại phía tây Miến Điện, tuân lệnh người đứng đầu quân đội… chứ không phải chính phủ. Ngược lại, bà Aung San Suu Kyi và đội ngũ điều hành bộ Ngoại Giao và Thông Tin, những bộ được cho là chịu trách nhiệm thông tin về cuộc khủng hoảng này, lại chỉ đưa ra thông cáo được tóm gọn trong từ « bác bỏ » hoàn toàn những sự kiện trên. 

Thế nhưng, chứng cứ mà Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ cùng với báo chí thu thập được đều giống nhau và là những bằng chứng không chối cãi được đối với chính quyền Miến Điện ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170228-lhq-chinh-quyen-mien-dien-tham-sat-sac-dan-rohingya

 

« Gây sự » với Paris, tổng thống Mỹ bị phản đòn

« Paris không còn là Paris nữa » : Trích lời « một ông bạn » tên Jim, một cái tên khá phổ biến tại Mỹ, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 24/02/2017 đã lại quay sang công kích Pháp, Thụy Điển và châu Âu nói chung về chính sách nhập cư bị ông cho là quá lỏng lẻo, mở cửa cho khủng bố vào hoành hành, khiến cho du khách chạy mất.

Đề tài những vụ khủng bố gần đây tại Pháp vẫn thường được ông Trump sử dụng để biện minh cho chính sách thắt chặt nhập cư mà ông chủ trương, nhưng lần này tổng thống Mỹ lại nói dông dài khác thường về Paris, thủ đô nước Pháp.

Tại hội nghị thường niên của giới bảo thủ Mỹ CPAC (Conservative Political Action Conference) gần Washington, khi nói về tầm quan trọng của an ninh biên giới Mỹ, ông Trump đã không ngần ngại nêu bật Pháp và châu Âu thành những ví dụ phản diện, chỉ trích cách thức các quốc gia châu Âu đối phó với những vụ khủng bố của Hồi Giáo cực đoan.

Ông Trump lặp đi lặp lại : « Hãy nhìn những gì đang xảy ra ở châu Âu đi… Hãy nhìn những gì đã xảy ra ở Pháp đi ! Hãy nhìn Nice và Paris đi ».

Và ông Trump đã kể với đám đông một câu chuyện về một người bạn tên Jim của ông, rất mê Paris, và trong nhiều năm trời, mùa hè nào ông ta cũng ghé Paris cùng với vợ con.

Ông Trump kể tiếp : « Lâu rồi tôi mới gặp ông ấy và tôi hỏi « Này Jim, Paris lúc này thế nào ? Và ông ấy trả lời « Paris ư ? Tôi không còn đến đó nữa. Paris không còn là Paris nữa ».

Đạo lý của câu chuyện, theo ông Trump, là không nên được phép để xảy ra tại Hoa Kỳ những gì đang diễn ra ở Paris. Dù không nêu đích danh, nhưng ông Trump ngụ ý rằng các vụ khủng bố ở Nice và Paris trong nhiều năm qua có lẽ đã làm cho các thành phố này không còn an toàn.

Và ông trở lại với nhân vật tên Jim : « Từ bốn, năm, năm nay ông ấy đã không đến Paris, điều mà trước đây ông ấy không bỏ lỡ dù phải trả bất cứ giá nào. Thế mà ngày nay, ông ấy thậm chí không còn nghĩ đên việc qua đó nữa ».

Không nên xem thường đồng minh !

Phản ứng của Pháp rất tức thời trước những lời lẽ thiếu thiện cảm đó.

Trước lời đả kích đích danh của vị tổng thống mang tên Donald, trùng tên với chú vịt Donald, một nhân vật trong truyện tranh Walt Disney, Paris đã phản pháo một cách mạnh mẽ, nhưng rất ý nhị và lịch sự, dùng đến một nhân vật tiêu biểu cũng của Disney : Chú chuột Mickey !

Chỉ vài tiếng đồng hồ sau phát biểu của tổng thống Mỹ, thị trưởng Paris, bà Anne Hidalgo, đã sử dụng ngay « vũ khí » quen thuộc của ông Trump là twitter để phản pháo.

Bà đã gởi ngay cho ông Trump và « người bạn Jim » của ông, một tấm ảnh bà chụp chung tại tháp Eiffel với hai người hóa trang thành chú chuột Mickey và nàng chuột Minnie, 2 nhân vật nổi tiếng của Walt Disney, kèm theo lời nhắn : « Ở tháp Eiffel chúng tôi đang kỷ niệm sự năng động và tinh thần cởi mở của Paris cùng với Mickey và Minnie ».

Và như để chứng minh rằng tổng thống Mỹ đã nói năng vô căn cứ, một tin nhắn thứ hai của bà Hidalgo trên mạng Twitter nêu bật : « Lượng khách du lịch Mỹ đặt chỗ để đến Paris đã tăng 30% so với năm 2016 ».

Sau bà thị trưởng Paris, đến lượt tổng thống Pháp nhập cuộc : Hôm 25/02, ông François Hollande đã nhân dịp ghé thăm Hội Chợ Triển Lãm Nông Nghiệp Paris để cho rằng lẽ ra tổng thống Mỹ nên thể hiện thái đô ủng hộ các đồng minh, hơn là chê bai.

Đối với ông Hollande « Việc biểu lộ thái độ coi thường, dù là nhỏ nhất, đối với một quốc gia đồng minh không hay chút nào cả ». Ông khẳng định : «Tôi sẽ không làm thế với Mỹ và tôi yêu cầu tổng thống Mỹ cũng không làm thế với Pháp ».

Tổng thống Pháp mỉa mai : « Tôi không muốn đưa ra so sánh nhưng ở đây – tức là ở Pháp – vũ khí không được phép lưu hành, không có những người lấy súng bắn vào đám đông… »

François Hollande cũng không quên nhắc lại rằng gần đây, khi tiếp xúc với ông qua điện thoại, ông Donald Trump từng nói lên « tất cả tình yêu của mình đối với Paris và Pháp, ông yêu nước Pháp, và không có đất nước xinh đẹp hơn Pháp ».

Dĩ nhiên là câu chuyện của Donald Trump và người bạn tên Jim đã được cư dân trên mạng khai thác triệt để với những lời bình luận mỉa mai, thậm chí dữ dội. Ấn bản Pháp của tờ báo Mỹ Huffington Post ngày 24/02 đã ghi nhận một số phản ứng trên Twitter.

« Trump kể một câu chuyện buồn về người bạn giàu có tên Jim của ông, đã không thể qua Paris chơi vì ông ấy sợ những người rám nắng ».

« Khó mà tin được Jim, người bạn của Trump, tôi mới đây đã đến Paris và chuyến đi tuyệt diệu ».

Có người còn công bố thông báo của đại sứ quán Mỹ tại Pháp cho biết là Paris rất an toàn để tự hỏi « Chà, tôi đoán rằng Jim, người bạn của Trump phải có nhiều thông tin hơn cả sứ quán Mỹ tại Pháp ».

Cách tổng thống Mỹ mượn danh « người bạn tên Jim » cũng đã bị châm biếm. Một người đã nêu bật mâu thuẫn trong hai câu nói của ông Donald Trump : « Đừng tin vào các nguồn tin nặc danh » và « Người bạn tên Jim của tôi nói rằng Paris là một địa ngục khủng khiếp ».

Việc nói mơ hồ đến « người bạn tên Jim », một cái tên phổ biến chẳng khác gì với việc trích dẫn một nguồn tin nặc danh. Một tin nhắn Twitter đã tự hỏi « Liệu có một phóng viên dũng cảm nào dám lần lượt gọi cho tất cả những người mang tên Jim cho đến khi tìm ra được « người bạn » tên Jim của ông Trump hay không ? »

Thụy Điển bực dọc

Đây không phải là lần đầu tiên tân chủ nhân Nhà Trắng bị tố cáo là có những tuyên bố vô căn cứ và tiêu cực về một nước châu Âu. Trước Paris và nước Pháp, Thụy Điển cũng từng là nạn nhân của Donald Trump.

Ngày 18/02, cũng trước một đám đông tại bang Florida, tổng thống Mỹ đã không ngần ngại nêu ví dụ Thụy Điển như là một nơi thường bị khủng bố : « Hãy nhìn vào những gì … đã xảy ra ở Thụy Điển đêm qua đi ! Là Thụy Điển đấy, các bạn có tin không! Họ tiếp nhận số lượng lớn (người nhập cư) nên đang gặp những vấn đề mà họ không bao giờ nghĩ có thể xảy ra ».

Có điều là khi kiểm chứng lại, thì không hề có một vụ tấn công khủng bố nào xảy ra tại Thụy Điển trong thời điểm ông Trump nêu lên, và tuyên bố của tổng thống Mỹ đã lập tức bị chỉ trích là thất thiệt, điều mà một hôm sau ông buộc phải thừa nhận, giải thích rằng ông chỉ dựa theo một phóng sự về Thụy Điển trên kênh truyền hình Fox News, nổi tiếng là bênh vực ông Trump.

Thế nhưng trong hồ sơ Thụy Điển, đạo đức nghề nghiệp của đài Fox News đang có vấn đề. Trong một chương trình nói về tình trạng người nhập cư ở Thụy Điển, đài này đã phỏng vấn một người được giới thiệu là « Cố vấn về quốc phòng và an ninh quốc gia Thụy Điển » tên là Nils Bildt, đã bênh vực các tuyên bố của ông Trump theo đó số lượng các vụ tội phạm mà hung thủ là người nhập cư ở Thụy Điển đã tăng lên đáng kể.

Vấn đề là người mang tên Nils Bildt đó không hề là cố vấn cho chính quyền Thụy Điển, thậm chí chức vụ « Cố vấn về quốc phòng và an ninh quốc gia Thụy Điển » cũng không hề có thực, tên Nils Bildt cũng là tên giả.

Báo chí Mỹ và Thụy Điển đã điều tra phát hiện ra người này hiện là một nhà phân tích an ninh đang làm việc tại Mỹ, đã đổi tên thành Bildt vào năm 2003, năm 2014 từng bị kết án một năm tù tại Mỹ về tội bạo hành. Điểm quan trọng tuy nhiên là chính nhân vật này đã cho biết rằng cái chức thật kêu mà đài Fox News gán cho ông không phải là do ông nói ra mà do đài này tự chọn.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170228-%E2%80%98gay-su%E2%80%99-voi-paris-tong-thong-my-bi-phan-don

 

Hungary

xây bức tường biên giới thứ hai để ngăn người tị nạn

Thùy Dương

Một phát ngôn viên của chính phủ Hungary, hôm qua 27/02, thông báo, nhà chức trách nước này đã bắt đầu cho dựng một hàng rào dây thép gai giữa biên giới miền nam Hungary với Serbia để ngăn làn sóng di dân và người tị nạn tràn vào Hungary.

Hãng tin Reuters cho biết là nhiều cây cột đã được dựng lên tại khu vực biên giới ở Kelebia và các nguyên vật liệu cũng đang được chở đến. Bức tường dự kiến sẽ được hoàn thành từ nay đến cuối mùa xuân.

Theo chính quyền của thủ tướng Victor Orban, lực lượng an ninh tuần tra mỗi ngày đã bắt giữ được hàng ngàn di dân từ Serbia vượt biên giới sang Hungary và đã trục xuất những người này trở lại Serbia.

Hàng rào dây thép gai đầu tiên đã được Hungary dựng lên dọc biên giới vào năm 2015 để chặn hàng trăm ngàn di dân và người tị nạn, phần lớn là từ Syria. Tuy nhiên, nhà chức trách Hungary cho rằng phải có thêm một lớp hàng rào dây thép gai thứ hai nữa thì mới có  hiệu quả trong việc giữ di dân trong khi xử lý hồ sơ xin tị nạn của họ.

Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch chỉ trích việc chính phủ Hungary xây thêm bức tường biên giới thứ hai để dựng lên một không gian như một khu giam cầm di dân và người xin ti nạn và việc trục xuất những người đã vượt biên giới trở lại Serbia là « quá đáng, vô ích và tàn bạo ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170228-hungary-xay-buc-tuong-thu-hai-tai-bien-gioi-voi-serbia-de-ngan-di-dan-va-nguoi-ti-n

 

Tổng thống Mỹ

nghiên cứu đề xuất tăng cường chống khủng bố

Thu Hằng

Ngày 27/02/2017, Nhà Trắng đã nhận được các đề xuất của bộ Quốc Phòng tăng cường cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo – Daech, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc chiến diễn ra từ hai năm nay.

Bản kế hoạch do bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis soạn thảo được các quan chức chủ đạo của chính quyền Mỹ thảo luận. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không nêu rõ nội dung bản báo cáo trên và cũng không nhắc đến lộ trình đưa ra các quyết định.

Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ Jeff Davis chỉ cho báo giới biết đó là một tài liệu ấn định khuôn khổ cuộc thảo luận sắp tới, với mục đích thắng nhanh tổ chức thánh chiến Daech. Những đề xuất trên có ý nghĩa rộng hơn, không chỉ mang tính quân sự và không chỉ liên quan đến Irak và Syria.

Trong số các đề xuất, Washington có thể tăng số lượng cố vấn quân sự Mỹ tại Syria và Irak, thậm chí cho phép lính Mỹ trực tiếp tham chiến chống Daech. Trong khi đó, người tiền nhiệm Barack Obama phản đối lựa chọn này. Tuy nhiên, Obama vẫn gửi hơn 5.000 lính Mỹ đến Irak để huấn luyện và cố vấn cho lực lượng quân sự nước này. Còn tại Syria chỉ có khoảng 500 cố vấn Mỹ.

Trong đợt vận động tranh cử tổng thống Mỹ, nhà tỉ phú Donald Trump không ngừng chỉ trích diễn biến chậm chạp trong cuộc chiến chống Daech ở Irak và Syria. Ngày 28/01/2017, chỉ tám ngày sau khi nhậm chức, tân tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho bộ Quốc Phòng trong vòng 30 ngày chuẩn bị một kế hoạch mới nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống Daech.

Play Video

Chính quyền Donald Trump từng hy vọng vào quá trình sưởi ấm quan hệ với Matxcơva, một nhân tố chủ đạo trong cuộc xung đột tại Syria, để tìm ra được giải pháp về các vấn đề chính trị liên quan đến Syria thời hậu Daech. Dường như quá trình cải thiện quan hệ Nga-Mỹ không được thuận buồm xuôi gió cho lắm và tổng thống Donald Trump vẫn chưa lên kế hoạch gặp đồng nhiệm Nga Vladimir Putin.

Theo AFP, các quyết định về Daech mà Donald Trump chuẩn bị đưa ra cũng là một bài trắc nghiệm về mối quan hệ giữa tổng thống Mỹ và bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170228-tong-thong-trump-nghien-cuu-de-xuat-tang-cuong-chong-daech

 

Bắc Triều Tiên xử tử 5 quan chức an ninh

Thu Hằng

Bắc Triều Tiên đã xử tử bằng súng phòng không 5 quan chức an ninh cao cấp vì đã lập báo cáo giả khiến Kim Jong Un bực tức. Thông tin trên được cơ quan tình báo Hàn Quốc đưa ra ngày 27/02/2017.

Hãng tin AP trích tuyên bố trên với báo chí của nghị sĩ Lee Cheol Woo, một trong những người tham dự cuộc họp kín với Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia Hàn Quốc (NIS). Tuy nhiên, nghị sĩ này cho biết NIS không nêu rõ những bản báo cáo giả này liên quan đến vấn đề gì và làm thế nào tình báo Hàn Quốc có được thông tin trên.

Trước đó, cũng Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia Hàn Quốc cho biết bộ trưởng An Ninh Quốc Gia Bắc Triều Tiên, Kim Won Hong, từng là một người thân cận của Kim Jong Un, đã bị xử bắn bằng súng phòng không vào tháng 01/2017, vì bị cáo buộc tham nhũng, lạm quyền và tra tấn.

Về quan hệ với Trung Quốc, thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên, Ri Kil Song, đến Bắc Kinh ngày 28/02 theo lời mời của ngoại trưởng Vương Nghị. Đây là chuyến công du cấp cao nhất kể từ tháng 06/2016 và diễn ra chỉ 10 ngày sau khi Trung Quốc thông báo ngừng nhập than của Bắc Triều Tiên đến hết cuối năm 2017 nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170228-bac-trieu-tien-xu-tu-5-quan-chuc-an-ninh

 

Doanh nghiệp Pháp trước thách thức an ninh mạng

Thanh Hà

Một nửa các doanh nghiệp Pháp dễ là mục tiêu tấn công của các nhóm tin tặc. Rủi ro cyber-risk chưa được đánh giá đúng mức trong lúc mà các hình thức phá hoại trên mạng ngày càng tinh vi.

Theo báo cáo đầu năm 2017 của Câu Lạc Bộ Chuyên Gia về An Toàn Thông Tin và Kỹ Thuật Số CESIN -bao gồm hầu hết các tập đoàn tham gia chỉ số chứng khoán CAC40 của Pháp- 84 % các thành viên đều cho biết ý định tăng cường khả năng đối phó với các vụ tấn công tin học và chỉ có 52 % những người được hỏi tin tưởng vào khả năng phòng thủ của công ty mình trước những hình thức tội phạm cyber khác nhau. 55 % các doanh nghiệp Pháp dự trù tăng ngân sách và 44 % báo trước sẽ tuyển dụng thêm nhân viên để tăng cường an ninh mạng trong năm nay.

Theo các thống kê chính thức số lượng các vụ tấn công tin học nhắm vào các doanh nghiệp Pháp trong năm vừa qua tăng thêm 46 % so với hồi năm 2015. Đáng quan ngại hơn cả là có tới gần 80 % các hãng xưởng đã là nạn nhân của các toán hacker và trung bình, phải mất từ 1 đến 6 tiếng sau, các công ty mới phát hiện là hệ thống tin học của họ bị thâm nhập và thường thì phải mất từ 3 đến 21 ngày để khắc phục hậu quả.

Rủi ro gắn liền với những vật dụng được kết nối vào mạng

Trước khi đi xa hơn, xin được hỏi khái niệm rủi ro – an toàn thông tin mạng bao hàm những gì ? Chuyên gia Sébastien Heon, giảng dậy về an toàn thông tin trên mạng tại đại học Paris 7 trả lời :

“ Có nhiều loại rủi ro. Nhìn chung người ta gắn liền các vụ tấn công tin học với việc sử dụng những vật dụng được kết nối vào mạng. Rủi ro cơ bản nhất và được báo chí chú ý đến nhiều nhất, là hành vi đánh cắp thông tin cá nhân, thường xuyên xảy ra tại Hoa Kỳ. Kế tới là những vụ tấn công với mục đích đánh cắp tiền bạc của tư nhân, hay doanh nghiệp và kể cả của các cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó phải kể tới những vụ hacker đột nhập vào các máy chủ tìm kiếm thông tin mật, ăn cắp bí mật của các hãng sản xuất.

Đôi khi những vụ cyberattack dẫn tới những hậu quả tai hại cho khu vực sản xuất, chẳng hạn như kinh nghiệm đau thương của một nhà máy thép bên Đức hồi năm 2014. Hãng này đã phải ngưng hoạt động trong nhiều ngày sau khi một đội ngũ tin tặc chiếm đoạt được phần mềm quản lý dây chuyền sản xuất, làm hư hại nhiều trang thiết bị của công ty. Trước đó nữa, hồi năm 2010 nhiều lò ly tâm của Iran cũng bị virus Stuxnet tấn công ”.

Chính quyền Teheran khi đó trích dẫn nhiều chuyên gia phương Tây cho biết Stuxnet là một loại “sâu tin học” do Mỹ và Israel tạo ra. 60 % được dùng vào mục tiêu tấn công các hệ thống máy điện toán của Iran, phần còn lại chĩa về phía Ấn Độ, Indonesia hay Pakistan.

Các hình thức tấn công ngày càng tinh vi 

Một trong những đặc điểm của các vụ cyberattack là rất khó tìm dấu vết của thủ phạm như phân tích trên đài RFI Pháp ngữ của chuyên gia về quản trị an ninh mạng, bà Gisèle Zelou :

“ Rất khó để định nghĩa về tội phạm và điều này lại càng khó hơn trong thế giới ảo. Có những vụ tấn công cyber xuất phát từ cấp nhà nước, hoặc nhắm vào các cơ quan chính thức của một quốc gia. Mọi người còn nhớ vụ bộ Kinh Tế Pháp bị tấn công hồi năm 2011. Mười ngàn máy điện toán của bộ bị nhiễm virus, và phần lớn máy bị đột nhập đều hàm chứa những hồ sơ nhạy cảm để chuẩn bị cho thượng đỉnh G20.

Bên cạnh đó là những vụ gian lận để làm tiền nạn nhân, chẳng hạn như trường hợp các hãng sản xuất bị lừa, thanh toán hóa đơn giả mà không biết. Gần đây các hãng Pháp đã đặt biệt đề cao cảnh giác, bởi vì các vụ lừa đảo ngày càng nhiều, các chiến dịch tấn công ngày càng tinh vi, các tổ chức tội phạm thì không chừa một con mồi nào. Các hãng dù lớn hay bé cũng dễ dàng trở thành mục tiêu, thậm chí là đôi khi họ bị tấn công vài lần trong một tuần lễ trước khi phát hiện ra vấn đề ”.

Công nghệ kỹ thuật số càng phát triển, rủi ro cyber-risk lại càng cao. Theo giới chuyên gia, 54 % rủi ro xuất phát từ việc sử dụng máy tính cá nhân ; tỷ lệ đó tăng lên thành 96 % với bất kỳ một công cụ kết nối nào vào mạng

Còn thiếu phương tiện trong việc phòng chống cyberattack

Nghiên cứu hồi mùa thu 2016 của hãng bảo hiểm Lloyd’s chỉ ra rằng, 9 hãng trên 10 tại châu Âu từng bị tấn công trên mạng. Tỷ lệ các công ty của Anh, Mỹ hay Đức trong tầm ngắm của các toán tin tặc đều vượt quá ngưỡng 50 %, căn cứ vào báo cáo của hãng bảo hiểm Hiscox thực hiện trên 3.000 doanh nghiệp tại các quốc gia nói trên. Vấn đề đặt ra theo giới trong ngành là tới nay, phần lớn các công ty chưa ý thức được là phải bảo vệ các dữ liệu và thông tin như thế nào. Hầu hết các hãng được hỏi đều cho rằng, họ không được trang bị đầy đủ vũ khí để tự vệ cho dù thiệt hại có khi lên tới hàng chục triệu euro hay đô la.

Chuyên gia Sébastien Heon, giảng dậy về an toàn thông tin trên mạng tại đại học Paris 7 đơn cử những trường hợp cụ thể và đôi khi mức độ nghiêm trọng vượt ngoài phạm trù của một doanh nghiệp bình thường :

“ Có nhiều công ty vô hình chung trở thành mục tiêu tấn công của các nhóm tin tặc chẳng qua chỉ vì những tính toán địa chính trị của các các bên. Tiêu biểu nhất là vụ tập đoàn giải trí Sony Pictures của Mỹ- hồi tháng 11/2014 bị tin tặc đột nhập chỉ vì hãng này nằm trên ván cờ giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên. Sony Pictures là một hãng phim tư nhân, sản xuất bộ phim The Interview chế nhạo lãnh đạo Bình Nhưỡng.

Khi đang chuẩn bị cho công bố bộ phim nói trên bị nhóm tin tặc tự xưng là Guardian of Peace và được cho là của Bắc Triều Tiên, đòi hãng phim Sony không được trình làng The Interview, bằng không sẽ tiết lộ thông tin “nhậy cảm” của công ty. Vụ hacker đó gây thiệt hại hàng chục triệu cho Sony Pictures và đích thân thổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã lấy làm tiếc là hãng phim Mỹ phải nhượng bộ một ổ tin tặc Bắc Triều Tiên ”.

Trong cuộc thăm dò thực hiện vào tháng 10/2016 dựa trên 200 hãng Pháp, cơ quan tư vấn Denjean&Associés cho thấy mới chỉ có chưa đầy 40 % cho rằng, an ninh mạng là một vấn đề «nghiêm trọng » hoặc « rất nghiêm trọng ».

77 % chậm trễ trong việc đánh giá mức độ rủi ro đối với sự sống còn của công ty. Vào lúc mà tỷ lệ tội phạm trên mạng tăng 50 % một năm, thì vẫn có tới ¾ các doanh nghiệp Pháp cho rằng, các vụ tấn công trên mạng chỉ tăng tối đa từ 10 đến 25 % một năm.

Về điểm này bà Gisèle Zelou, chuyên gia quản trị rủi ro trên mạng lưu ý :

“ Về số lượng, các vụ tội phạm tin học không ngừng gia tăng và đấy chính là khó khăn đang đặt ra cho các doanh nghiệp. Mục tiêu sau cùng của các tổ chức tội phạm trên mạng có thể mang ý nghĩa địa chính trị, nhưng cũng có khi chỉ đơn thuần là những vụ cướp bóc. Người ta có thể cướp tiền, hay đắnh cắp thông tin, hay cũng có khi là một hành động trả thù của nhân viên trong chính hãng bị tấn công.

Có một điều chắc chắn là với máy tính điện tử, với các phương tiện làm việc ngày nay, gần như tất cả các thông tin, những dữ liệu, được tập trung vào một chỗ. Thâm nhập được vào kho tàng đó thì người ta nắm giữ được tất cả tin tức liên quan đến một công ty, tức là làm chủ được những gì quý giá nhất của một cơ quan. Hơn nữa, lấy trộm thông tin kiểu này vừa nhanh, vừa kín đáo.

Vấn đề của các hãng xưởng, là họ chưa ý thức đúng mức, chưa bảo vệ một cách xứng đáng những thông tin nhạy cảm và mang tính chiến lược đó ”.

Hậu quả khó lường và con đường rộng thênh thang cho ngành cybersecurity

Như ghi nhận của chuyên gia Sébastien Heon, giảng dậy về an toàn thông tin mạng tại đại học Paris 7 hậu quả của các vụ tin tặc rất khó lường :

“ Có nhiều hậu quả kèm theo chứ, và những vụ tấn công tin học có thể đem lại tác động trực tiếp, thí dụ như là khi phá hoại dây chuyền sản xuất của một nhà máy – như trường hợp của tập đoàn thép ở Đức chúng ta đã đề cập đến bên trên, hay là trong trường hợp các lò ly tâm của nhà máy điện hạt nhân Iran bị phá hoại. 

Trong một số ca khác, hậu quả có thể chỉ là gián tiếp. Tôi muốn nói tới vụ dây chuyền phân phối Target của Mỹ : cuối năm 2013, một phần ba dân Hoa Kỳ bị tác động chỉ vì họ là khách hàng của Target, 40 triệu dữ liệu ngân hàng và 70 triệu thông tin cá nhân bị đánh cắp. Trong trường hợp này nạn nhân vụ cyberattack là khách hàng của Target. Nhưng hậu quả kèm theo là Target phải bồi thường cho khách hàng và uy tín của dây chuyền phân phối này bị sứt mẻ. 

Nạn nhân không nhất thiết là những công ty, mà có thể là những người sử dụng một dịch vụ nào đó, hay là người tiêu dùng, là thân chủ của các ngân hàng … Đương nhiên là sau mỗi đợt tấn công như vậy, các hãng xưởng phải rà soát lại toàn bộ hệ thống bảo mật, chính sách phát triển và kể cả những mục tiêu chiến lược. Các tập đoàn quốc phòng và sản xuất vũ khí là những mục tiêu đặc biệt được các nhóm tin tặc chiếu cố ” .

Chính vì vậy mà lĩnh vực an ninh mạng cybersecurity đang tuyển dụng nhân viên hơn bao giờ hết. Các trường đại học từ hơn một chục năm nay đua nhau mở các khóa đào tạo « chuyên gia về an ninh mạng », trong đó có cả việc lập ra các đội ngũ « hacker mũ trắng », một dạng cảnh sát mạng, để đột nhập và phá vỡ các đường dây tội phạm của các toán « hacker mũ đen ». Đại học Limoges miền trung nước Pháp cho biết 80 % sinh viên mỗi khóa được tuyển dụng ngay từ khi còn đang thực tập trước khi tốt nghiệp.

http://vi.rfi.fr/phap/20170228-doanh-nghiep-phap-truoc-thach-thuc-an-ninh-mang