Tin khắp nơi – 28/10/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 28/10/2020

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 và một số “kỷ lục” – Thu Hằng

03/11/2020 là ngày chính thức bỏ phiếu bầu tổng thống thứ 46 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ý định bỏ phiếu cho hai ứng viên Cộng Hòa và Dân Chủ rất sát sao, nên rất khó đoán được kết quả. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là bầu cử năm 2020 có nhiều « kỷ lục », RFI

1. Kỷ lục bỏ phiếu sớm – Kỷ lục cử tri tham gia bầu cử

Đến ngày 27/10/2020, khoảng 70 triệu cử tri Mỹ đã đi bầu trước, tương đương với khoảng 50% tổng số cử tri bỏ phiếu năm 2016. Bản thân đương kim tổng thống cũng đi bỏ phiếu trước và cho biết đã bầu « cho một gã tên là Trump » ngày 24/10 tại một phòng phiếu ở West Palm Beach, bang Florida.

Đại dịch Covid-19 là lý do chính thúc đẩy cử tri Mỹ, đặc biệt là người cao tuổi, đi bỏ phiếu sớm vì muốn tránh đám đông trong ngày bầu cử chính thức 03/11. Số cử tri Dân Chủ đi bỏ phiếu trước cao gấp đôi so với cử tri Cộng Hòa ở nhiều bang then chốt (thông tin về xu hướng chính trị được phép công bố ở những bang này). Báo New York Times ngày 12/10 ghi nhận cử tri tại bang Georgia « nhiệt tình, đã có mặt đông đảo trước các phòng phiếu » ; « trước cả bình minh, cử tri xếp hàng dài, tôn trọng biện pháp giãn cách xã hội, và nhiều người phải chờ tận 8 tiếng để được bỏ phiếu ».

Số cử tri Mỹ ở nước ngoài gửi phiếu bầu sớm qua đường bưu điện cũng có xu hướng tăng do lo ngại dịch Covid-19 tác động đến vận chuyển thư tín. Đến trung tuần tháng 10, gần 700.000 phiếu bầu được tải xuống từ trang web của chương trình liên bang hỗ trợ bỏ phiếu ở nước ngoài, theo một phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Mỹ. Trong cuộc bầu cử năm 2016, chỉ có 616.477 cử tri thực thi quyền công dân, chiếm khoảng 23% trong số 2,8 triệu cử tri có quyền bỏ phiếu trên tổng số 4,8 triệu công dân Mỹ sống ở nước ngoài, theo trang News-24.fr ngày 20/10.

Dựa vào số liệu do cơ quan phụ trách bầu cử ở các bang cung cấp, nhiều nhà phân tích thiên về khả năng tỉ lệ cử tri tham gia bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ đạt mức kỷ lục. Ngoài ra, còn có hai yếu tố khác khiến nhiều cơ quan thăm dò dư luận cho rằng người dân Mỹ quan tâm đặc biệt đến kỳ bầu cử tổng thống lần này. Thứ nhất là một phần tư trong số 500.000 người đã bỏ phiếu qua đường bưu điện tại bang Bắc Corolina đã không đi bầu năm 2016. Thứ hai, cuộc bầu cử Quốc Hội giữa kỳ năm 2018 đã thu hút cử tri Mỹ đông chưa từng có kể từ một thế kỷ qua.

Thanh niên dưới 30 tuổi chiếm hơn 20% cử tri Hoa Kỳ, nhưng ít quan tâm đến bầu cử, có thể đi bỏ phiếu kỷ lục trong cuộc bầu cử 2020. Ngày 23/10, hãng tin Pháp AFP trích một thăm dò của đại học Harvard, cho thấy 63% cử tri Mỹ từ 18 đến 29 tuổi có ý định đi bầu tổng thống năm 2020, cao hơn 47% năm 2016. Trong số này, 60% ủng hộ ứng viên đảng Dân Chủ, trong khi chỉ có 49% ủng hộ bà Hillary Clinton cách đây 4 năm. Nếu tham gia đông đảo, họ có thể giúp ứng viên đảng Dân Chủ giành chiến thắng ở một số bang chủ đạo như Pennylvania, Michigan hay Arizona.

Hố sâu chia rẽ cử tri Hoa Kỳ cũng là một lý do thúc đẩy họ đi bỏ phiếu. « Cả hai đảng đều cho rằng thách thức của cuộc bầu cử lần này rất lớn và họ nhiệt tình đi bỏ phiếu, không chỉ bầu ra tổng thống, mà còn để kiểm soát Thượng Viện » (hiện do đảng Cộng Hòa chiếm đa số), theo đánh giá của giáo sư Khoa học Chính trị Matt Levendusky, đại học Pennsylvania, được báo Les Echos (24/10) trích dẫn.

2. Hoa Kỳ bị chia rẽ sâu sắc vì những giá trị riêng của mỗi đảng

Đến mỗi kỳ bầu cử, bản đồ Hoa Kỳ được chia rõ rệt thành hai mầu « đỏ » (đảng Cộng Hòa) và « xanh dương » (đảng Dân Chủ). Theo kết quả thăm dò được đăng ngày 16/10, do AP và Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề công NORC (NORC Center for Public Affairs Research) thực hiện, 85% cử tri ghi danh cho rằng người Mỹ bị chia rẽ sâu sắc vì những giá trị của họ ; chỉ có 15% cho rằng nền dân chủ Mỹ vẫn rất ổn hoặc cực ổn. Vẫn theo cuộc thăm dò trên, 65% (trong đó có 1/4 là cử tri ủng hộ tổng thống đương nhiệm) khẳng định sự chia rẽ này có lẽ sẽ thêm trầm trọng trong trường hợp ông Trump tái đắc cử.

Chương trình Cap Amériques (15/10) của đài France 24 nhận định cử tri của mỗi đảng ngày càng có khuynh hướng cực đoan hóa trong ý tưởng của họ. Có khoảng 10 chủ đề khiến hai bên không thể « nhìn mặt nhau » : nhập cư, bảo hiểm, đặc biệt là về quyền phá thai. Ngoài ra, một số chủ đề mâu thuẫn khác, được nêu trong thăm dò của AP, gồm an toàn cho bản thân trong giai đoạn đại dịch (60% cử tri Dân Chủ lo gia đình có người bị nhiễm Covid-19, phía đảng Cộng Hòa là 20% và hơn một nửa cử tri Cộng Hòa không lo về Covid-19), giá trị của sự đa dạng và sức khỏe của nền dân chủ Mỹ.

3. Joe Biden quyên được số tiền kỷ lục trong hai tháng 08-09/2020

Chiến dịch vận động tranh cử của hai ứng viên tổng thống Mỹ 2020, cũng như cho cuộc bầu cử bán phần Quốc Hội, có thể lập kỷ lục 11 tỉ đô la, gần gấp đôi số tiền 6,5 tỉ đô la cho các cuộc bầu cử năm 2016 : Tổng chi của đảng Dân Chủ chiếm 54%, đảng Cộng Hòa là 39% và 7% còn lại là của các « ứng viên nhỏ ».

Số tiền gây quỹ hàng tháng của ứng viên đảng Dân Chủ đã lập kỷ lục mới : 383 triệu đô la cho tháng 09/2020, phá vỡ mức 365,4 triệu đô la vào tháng 08 và bỏ xa mức cao nhất 200 triệu đô la của ông Barack Obama vào tháng 09/2008. Kỷ lục này có được là nhờ số tiền quyên góp ồ ạt sau cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên và sự kiện thẩm phán Tòa Án Tối Cáo Ruth Bader Ginsburg qua đời. Phía đương kim tổng thống nhận được 247,8 triệu đô la vào tháng 09/2020.

Phụ nữ quyên góp nhiều hơn (gần 1,7 tỉ đô la thay vì 1 tỉ đô la vào năm 2016). Số « người quyên góp ít », dưới 200 đô la, cũng đông hơn, chiếm 22% tổng số tiền quyên góp, so với 14% vào năm 2016.

Ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden cũng là người chi mạnh tay nhất cho các chiến dịch quảng cáo. Về phía chủ nhân Nhà Trắng, ông Donald Trump muốn đích thân đến vận động tại các bang chủ chốt (Iowa, Ohio, Minnesota, Wisconsin và Pennsylvania), đầu tư quảng cáo trên truyền hình ở các bang miền nam (Sun Belt), như Florida, Georgia nhưng giảm ngân sách ở những bang thành trì của đảng Cộng Hòa vì « quảng cáo trên truyền hình ở những bang mà chúng tôi sẽ thắng thì chẳng có ý nghĩa gì cả », theo nhận định với AFP của bà Samantha Zager, một phát ngôn viên của đội ngũ vận động tranh cử của tổng thống Trump.

4. Người dân Mỹ đổ xô đi mua súng

Người dân Mỹ lập kho vũ khí, đạn dược do lo ngại thay đổi sau ngày bầu cử tổng thống Mỹ. Số đơn yêu cầu kiểm tra lý lịch người mua vũ khí (bắt buộc đối với các cửa hàng bán vũ khí) đã đạt con số kỷ lục 3,9 triệu vào tháng 06/2020, trong khi mức trung bình trong năm 2019 là 2,3 triệu đơn. Các nhà sản xuất thậm chí không thể cung ứng đủ nhu cầu, ngày càng lớn từ tháng 02/2020, khiến xảy ra tình trạng khan hiếm và giá bán tăng vọt.

Theo một chủ cửa hàng bán vũ khí, trả lời AFP, người mua ở đủ loại tuổi, từ 18 đến 80, sống ở nông thôn hay thành thị, từ tài xế xe chở rác đến nhân viên văn phòng. Có ba lý do giải thích cho nhu cầu vũ trang này : lo ngại về nguy cơ bùng phát tình trạng tội phạm vì dịch Covid-19, tình trạng bạo động trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và nguy cơ thay đổi về sở hữu vũ khí sau cuộc bầu cử tổng thống nếu tân chủ nhân Nhà Trắng thuộc đảng Dân Chủ. Năm 2016, hai tháng trước cuộc bầu cử tổng thống giữa Donald Trump và Hillary Clinton, số vũ khí bán ra đã tăng 17-18% so với cùng kỳ năm 2015.

(Tổng hợp từ AFP, France 24, LCI, Les Echos, News-24, Huffington Post)

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201028-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-2020-v%C3%A0-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c

Hơn 70 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm,

dự đoán số cử tri đạt mức kỷ lục

Hải Lam

Hơn 70 triệu người Mỹ đã đi bầu cử tổng thống sớm, bằng khoảng một nửa tổng số phiếu được kiểm năm 2016, khi ngày bầu cử chính thức 3/11 chỉ còn một tuần.

Theo dữ liệu từ Dự án Bầu cử Mỹ của Đại học Florida, tính đến 22h30 ngày 27/10 (giờ miền Tây nước Mỹ), số phiếu bầu qua thư đã thu được là 47.111.923, số phiếu bầu trực tiếp là 23.310.462.

Texas hiện là bang có số phiếu bầu được bỏ sớm nhiều nhất, gần 8 triệu phiếu, gần bằng 90% tổng số phiếu bầu tại bang này trong kỳ bầu cử 4 năm trước.

Các bang Bắc Carolina, Georgia, New Mexico và Montana, số người đi bầu cử sớm đã gần bằng 75% tổng số cử tri bỏ phiếu năm 2016. Tiếp đến là các bang Washington, Florida và Tennessee, số phiếu được bỏ sớm chiếm khoảng 70% tổng số cử tri của mỗi bang tham gia bầu cử lần trước.

Ông Michael McDonald, phó giáo sư Đại học Florida, điều hành Dự án Bầu cử, hôm 25/10 nhận định: “Với tốc độ bỏ phiếu sớm như hiện nay, thì một số bang nhất định số lượng phiếu bầu được bỏ sớm có thể vượt qua cả tổng số phiếu bầu của mỗi bang đó trong năm 2016”.

Theo Epoch Times, một số lượng kỷ lục người Mỹ sẽ bỏ phiếu qua đường bưu điện trong năm nay, một phần vì lo ngại về đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán, và một phần vì nhiều bang cho rằng hình thức này là phù hợp và thuận tiện hơn.

Trong số những người đã bỏ phiếu sớm bằng hình thức trực tiếp, hơn 3 triệu là cử tri đảng Cộng hòa, khoảng 2,7 triệu là cử tri đảng Dân chủ và khoảng 1,5 triệu là những người độc lập, theo số liệu của 10 bang có thống kê về đăng ký cử tri theo đảng phái.

Việc nhiều người Mỹ đi bỏ phiếu sớm khiến giới chuyên gia dự đoán cuộc bầu cử năm nay sẽ thu hút khoảng 150 triệu người đi bầu, mức cao chưa từng thấy, chiếm 65% tổng số cử tri hợp lệ, tỷ lệ cao nhất trong hơn 100 năm qua.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hon-70-trieu-nguoi-my-bo-phieu-som-du-doan-so-cu-tri-dat-muc-ky-luc.html

Tăng vọt lượng cử tri bỏ phiếu sớm muốn thay đổi

lá phiếu của họ sau vụ bê bối Biden

Đại Nghĩa

Rất nhiều cử tri dường như bỏ phiếu sớm cho Biden muốn thay đổi phiếu bài.

Loạt “ảnh và video sex” của Hunter Biden, con trai ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, với các nhân vật được cho là gái mại dâm đã lan truyền rộng rãi trên mạng vào hôm Chủ nhật (25/10). Ngay lập tức, ở khoảng 10 tiểu bang Mỹ, một trong những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên Google là “Liệu có thể thay đổi phiếu bầu hay không? (Can you change your vote?)”, liên kết với cụm từ tìm kiếm “Hunter Biden”, theo số liệu của Google Xu hướng (Google Trends).

Trước đó, đã có hơn 58,5 triệu người đi bỏ phiếu sớm, theo The BL.

Theo hồ sơ được kiểm tra bởi The Gateway Pundit, mặc dù Google Xu hướng không cung cấp số lượng tìm kiếm chính xác nhưng nó xếp hạng các cụm từ tìm kiếm trên thang điểm từ 1 đến 100 dựa trên số lượng tìm kiếm trên mức trung bình, và sự gia tăng theo cấp số nhân của cụm “Can you change your vote?” có thể được thống kê lại, ngay cả ở bang “chiến địa” Pennsylvania.

Khi được phân đoạn theo khu vực, có thể thấy rằng 3 bang Utah, Idaho và Pennsylvania lần lượt có nhiều lượt tìm kiếm nhất, tiếp theo là các bang New Mexico, Michigan, Arizona, Missouri, Nevada, Minnesota và Wisconsin.

Cùng thời điểm các hồ sơ của Hunter Biden lan tỏa  mạnh mẽ trên mạng, bắt nguồn từ chiếc máy tính xách tay mờ ám được cho là của chính Hunter, nhiều email bổ sung cũng được xuất bản với bằng chứng chỉ ra các hành vi tham nhũng của gia đình cựu phó tổng thống Joe Biden.

“Hunter Biden China (Hunter Biden Trung Quốc)” là một trong những cụm từ tìm kiếm khác trở nên phổ biến vào cuối tuần.

Theo kênh Shore News Network, cụm từ tìm kiếm “Can you change your vote?” cũng đã trở nên phổ biến trong vòng 24 giờ sau cuộc tranh luận tổng thống thứ 2. Song song với sự gia tăng đó, các tìm kiếm về “ngành công nghiệp dầu mỏ” cũng tăng vọt sau khi Biden cho biết ông sẽ loại bỏ ngành công nghiệp dầu mỏ. Thông báo này có lẽ đã có tác động tiêu cực đến các cử tri, và nhiều người dường như đang cân nhắc việc thay đổi lá phiếu của họ.

Google Xu hướng cũng cho thấy rằng những người tìm kiếm thông tin về Joe Biden cũng tìm kiếm các cụm từ như “Bobulinski”, “chống fracking”, “đối tác kinh doanh”, “ngành dầu mỏ”, “kẻ săn mồi siêu cấp” và “tăng thuế”. Tất cả những chủ đề này trong những ngày gần đây càng làm hoen ố hình ảnh của ứng cử viên tổng thống Joe Biden.

Vậy, liệu có thể thay đổi phiếu bầu hay không?

Mối quan tâm lớn nhất đến từ Arizona, Tennessee và Virginia, tất cả các bang này – giống như hầu hết các bang khác ở Mỹ – chỉ cho phép cử tri bầu 1 lần duy nhất, theo New York Post.

Nhưng “ở một số tiểu bang, bạn đã gửi lá phiếu của mình đi rồi, nhưng nếu đổi ý thì vẫn có thể gửi lại lá phiếu mới”, Matthew Weil, giám đốc Dự án Bầu cử tại Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng, nói với tờ Newsy

Điều đó bao gồm cả New York, ít nhất là đối với những người gửi thư trong một cuộc bỏ phiếu vắng mặt.

“Luật Bầu cử cho phép thay đổi lá phiếu,” Ban bầu cử của bang New York cho biết .

“Ngay cả khi bạn đã bỏ phiếu qua thư, bạn vẫn có thể đến điểm bỏ phiếu và bỏ phiếu trực tiếp”, quy tắc bầu cử nêu rõ.

“Ban Bầu cử được yêu cầu kiểm tra sổ phiếu trước khi bỏ phiếu vắng mặt. Nếu cử tri đến địa điểm bỏ phiếu vào Ngày bầu cử hoặc trong thời gian bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu trực tiếp, thì lá phiếu vắng mặt sẽ được bỏ sang một bên và không được tính”.

Những người thay đổi ý định sau khi bỏ phiếu qua thư cũng có thể đến Hội đồng Bầu cử Quận để yêu cầu một lá phiếu mới thay thế lá phiếu đầu tiên, và lá phiếu mới nhất sẽ được kiểm đếm và có hiệu lực.

Nhưng những người đã bỏ phiếu sớm không có cơ hội tương tự thứ hai. Người phát ngôn Hội đồng bầu cử nói với tờ The New York Post rằng: “Khi bạn đã bỏ phiếu tại một chiếc máy, vậy là xong. Bạn bỏ một phiếu bầu và công việc hoàn tất”.

Bốn bang Michigan, Minnesota, Washington và Wisconsin đều có luật bầu cử rõ ràng cho phép người dân thay đổi ý kiến ​​sau khi bỏ phiếu lần đầu tiên – những người ở Bang Wisconsin thậm chí có ba cơ hội đổi phiếu bầu.

Trong một bản cập nhật gần đây, Ủy ban Bầu cử Wisconsin cũng lưu ý rằng “rất nhiều cử tri” đã liên hệ với nhau để tìm hiểu xem họ có thể hủy lá phiếu vắng mặt ban đầu của mình như thế nào.

“Một cử tri, cho dù bỏ phiếu vắng mặt tại văn phòng bầu cử hay qua đường bưu điện, hoặc tại địa điểm bỏ phiếu, có thể nhận được tối đa ba lá phiếu (hai lá phiếu đầu tiên bị hủy),” ủy ban lưu ý, đồng thời cho biết rằng “đây đã là luật ở Wisconsin trong nhiều năm qua”.

Bang Michigan cũng có các quy tắc rõ ràng cho phép thay thế lá phiếu gửi qua thư sớm ban đầu.

“Nếu một cử tri đã bỏ phiếu vắng mặt và muốn thay đổi lá phiếu của họ… một cử tri có thể làm điều đó bằng cách gửi yêu cầu bằng văn bản đến thư ký thành phố hoặc thị trấn của họ”, luật tiểu bang quy định.

Các cử tri bang Minnesota cũng có cơ hội – tuy rằng sẽ không còn nếu đến giờ mới tính đến chuyện thay đổi lá phiếu vì đã khá muộn.

Văn phòng Ngoại trưởng bang Minnesota Steve Simon cho biết: “Bạn có thể yêu cầu hủy bỏ lá phiếu của mình hạn chót là hai tuần làm việc trước Ngày Bầu cử. Tuy nhiên, nếu họ liên hệ với văn phòng bầu cử trước đó, họ có thể gửi một lá phiếu mới qua đường bưu điện hoặc trực tiếp bỏ phiếu vào Ngày Bầu cử.

Weil, Giám đốc Dự án Bầu cử, cho biết, bang Washington cũng cho phép cử tri “hủy bỏ phiếu bầu bất kỳ lúc nào trước Ngày Bầu cử”, và bang sẽ không kiểm đếm bất kỳ phiếu bầu nào được gửi qua thư cho đến khi kết thúc bỏ phiếu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tang-vot-luong-cu-tri-bo-phieu-som-muon-thay-doi-la-phieu-cua-ho-sau-vu-be-boi-biden.html

Bầu cử Mỹ : Obama đả kích

tổng thống Trump về Covid-19

Thanh Hà

Trong khi chỉ còn một tuần nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, cựu tổng thống Barack Obama hôm qua, 27/10/2020, đã lại tham gia mít tinh ủng hộ ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden tại Orlando, bang Florida, một trong những bang có vai trò chủ chốt trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tại đây, ông Obama đả kích tổng thống Donald Trump về cách đối phó với dịch Covid-19.

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salves tường trình :

« Đó là một cuộc mít tinh theo kiểu drive-in trong thời virus corona. Ông Barack Obama phát biểu trước những người ủng hộ ngồi trong xe. Thay vì vỗ tay, họ bóp còi inh ỏi mỗi lần Obama đả kích tổng thống Donald Trump và chỉ trích một cách châm biếm cách xử lý đại dịch của chủ nhân Nhà Trắng. 

Ông Obama nói : Hôm nọ, ở một cuộc mít tinh, ông Trump nói là mọi người chú ý quá nhiều đến Covid. Có vẻ như ông ấy ghen tức vì báo chí đưa tin quá nhiều về Covid. Trong khi chính ông ấy đã biến Nhà Trắng thành một ổ dịch !.

Lời đả kích này là chưa từng có tại một quốc gia mà theo thông lệ, một cựu tổng thống không bao giờ chỉ trích người kế nhiệm. Nhưng sau khi đã nhẫn nhục chịu đựng những tấn công của Donald Trump trong suốt gần 4 năm, đến lượt mình, trong những ngày cuối của chiến dịch tranh cử, Barack Obama phá vỡ truyền thống một cách vui vẻ :

« Khi người ta hỏi ông Trump là lẽ ra ông có thể làm khác đi, quý vị có biết ông ấy trả lời thế nào ? Chẳng khác bao nhiêu. Chẳng khác bao nhiêu à ? Có thể là lẽ ra ông ấy đừng khuyên người ta uống nước tẩy Javel để trị Covid! ».

Cuộc mít tinh được truyền trực tiếp trên các đài truyền hình chuyên về thông tin thời sự, kể cả trên đài Fox News rất thân Trump. Tổng thống Donald Trump chắc là cũng đang xem, cho nên ông đã tỏ thái độ giận dữ trực tiếp trên mạng Twitter. Đây là cuộc mít tinh thứ ba của Barack Obama để hỗ trợ cho cựu phó tổng thống của ông. Mục tiêu không phải là thu hút thêm cử tri, mà là huy động cử tri của phe Dân Chủ. Ông Obama hô hào : Phải đi bầu, đừng lười biếng như năm 2016, để đánh bại Donald Trump ».

Trump bực mình về Covid-19

Hôm qua, tại bang Wisconsin, cũng là một bang có vai trò chủ chốt, tổng thống Donald Trump đã tỏ thái độ bực bội khi thấy dịch Covid-19 vẫn là đề tài bao trùm chiến dịch tranh cử. Trước đó, tại bang Michigan, một bang cũng có tính chất quyết định, ông Trump đã tuyên bố là ngày 3/11 tới, cử tri sẽ chọn lựa « giữa một bên là kế hoạch của chúng ta để giết chết virus và bên kia là kế hoạch của Biden giết chết giấc mơ Mỹ ».

Đối thủ của ông, Joe Biden, hôm qua chỉ đi vận động ở bang Georgia, một bang theo xu hướng bảo thủ, mà cho tới gần đây không ai nghĩ là một tổng thống Cộng Hòa có thể bị đánh bại. Tại đây, ứng cử viên Dân Chủ nhắc lại : « Hơn 225 ngàn người Mỹ đã chết vì Covid-19 » và « hàng triệu người đang thất nghiệp, không nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201028-bau-cu-my-2020-obama-dan-chu-joe-biden

15 tuyên bố sai về TT Trump

trong bài phát biểu của Obama

Hải Lam

Cựu Tổng thống Barack Obama hôm 24/10 đã có bài phát biểu tại Florida để vận động tranh cử cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, trong đó ông đã nêu ra ít nhất 15 tuyên bố sai lầm về Tổng thống Donald Trump.

Dưới đây là những tuyên bố sai của Obama mà trang Breitbart tổng hợp:

1. “Ông ta không có kế hoạch” ứng phó virus viêm phổi Vũ Hán. Obama đề cập đến cuộc tranh luận tổng thống vào thứ Năm (22/10). Tuy nhiên, trên thực tế, Tổng thống Trump có nêu, ông đề cập cụ thể đến Chiến dịch Warp Speed, kế hoạch phát triển và phân phối vắc-xin virus Vũ Hán một cách nhanh chóng.

2. Trump không trả lời phóng viên Leslie Stahl trong chương trình 60 Minutes khi bà ấy hỏi: “Ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ thứ hai của ông là gì?”. Trên thực tế, Tổng thống Trump đã trả lời: “Ưu tiên của tôi hiện tại là để đất nước trở lại bình thường, trở về như trước đây, để nền kinh tế phát triển, có thêm nhiều công việc và mọi người đều hạnh phúc. Và đó là những điều mà chúng ta sẽ đạt được và chúng ta đang hướng tới”.

3. “Ông ta thậm chí không thừa nhận rằng đó là vấn đề” (đề cập đến dịch viêm phổi Vũ Hán). Điều này không đúng. Tổng thống Trump thậm chí còn nói về virus viêm phổi Vũ Hán trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang, mà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã xé toang tài liệu vào lúc kết thúc.

4. “Mỹ đã tạo thêm 1,5 triệu việc làm trong năm cuối của chính quyền Obama-Biden, nhiều so với ba năm đầu của chính quyền Trump-Pence”. Obama dường như nói rằng trong năm 2016, nhiều việc làm được tạo ra hơn so với 3 năm: 2017, 2018 và 2019 cộng lại. Điều này là không đúng. Các báo cáo mới vào đầu năm nay cho thấy năm 2016 có nhiều việc làm được tạo ra hơn một chút so với bất kỳ một năm

nào sau đó. Tuy nhiên, dữ liệu được điều chỉnh theo từng quãng thời gian từ Cục Thống kê Lao động cho thấy, trong 3 năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, nhiều người có việc làm hơn so với năm cuối cùng của Obama. Ngoài ra, ông Trump còn phải đối mặt với một thách thức khác. Tạo thêm việc làm trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi được cho là dễ dàng hơn so với tạo thêm việc làm trong giai đoạn phục hồi tám năm. Sự phục hồi dưới thời Obama-Biden là chậm nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai.

5. Tỷ lệ thất nghiệp của người da đen giảm xuống, nhưng “không phải vì hành động của Donald Trump”. Tổng thống Trump đã đưa ra một số chính sách trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp của người da đen, đặc biệt là việc thực thi nhập cư. Một bài báo năm 2007 của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia đã chỉ ra: “nhập cư có những hệ quả sâu rộng hơn, chứ không chỉ là làm giảm tiền lương và giảm tỷ lệ việc làm của nam giới người Mỹ gốc Phi có tay nghề thấp: những tác động của việc này cũng dường như đẩy một số công nhân có nguy cơ trở thành tội phạm và sau đó phải vào tù”. Sự tập trung của ông Trump vào năng lực sản xuất trong nước cũng được cho là có vai trò nhất định.

6. “Nhóm người duy nhất thực sự khá giả hơn cách đây 4 năm là những tỷ phú được Trump cắt giảm thuế”. Một cuộc thăm dò của Gallup gần đây cho thấy 56% số cử tri cho biết họ khá giả hơn so với 4 năm trước, và đây là mức cao kỷ lục. Trên thực tế, phần lớn người Mỹ đã được cắt giảm thuế từ luật thuế năm 2017 của ông Trump.

7. “Ông ấy hầu như không trả thuế thu nhập”. Trên thực tế, Tổng thống Trump đã trả hàng chục triệu USD tiền thuế, mặc dù lỗ trong một số năm.

8. Trump có “tài khoản ngân hàng bí mật ở Trung Quốc”. Chuỗi khách sạn ông Trump đã sử dụng tài khoản ngân hàng hợp pháp để nộp thuế ở Trung Quốc khi thực hiện các giao dịch được cấp phép. Đây không phải là một tài khoản cá nhân và tài khoản này đã được báo cáo là không hoạt động trong 5 năm.

9. “Năm đầu tiên ở Nhà Trắng, ông ấy chỉ trả 750 USD tiền thuế thu nhập liên bang”. Thực tế, ông Trump đã trả hơn 7 triệu USD tiền thuế vào năm 2017, nhưng sử dụng khoản tín dụng thuế từ một năm trước đó để thanh toán. Ngoài ra, ông Trump đã quyên góp toàn bộ tiền lương Tổng thống của cho chính phủ.

10. Trump không có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ “cho những người đã mắc bệnh từ trước”. Tuy nhiên, Tổng thống đã liên tục cam kết sẽ cung cấp bảo hiểm y tế cho nhóm người này. Ông đã ban hành đạo luật vào tháng 9, hướng tới việc bảo vệ quyền lợi cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh nền.

11. “Trump nói: Chúng tôi hy vọng Tòa án Tối cao tước bảo hiểm y tế của mọi người”. Ông Trump chưa từng nói điều đó. Tổng thống Trump nói ông hy vọng Tòa án tối cao sẽ chấm dứt Obamacare (“Tôi hy vọng rằng họ sẽ kết thúc nó”), và mong muốn thay thế điều này bằng một kế hoạch tốt hơn.

12. Trump “tăng chi phí” trong Obamacare. Trên thực tế, phí bảo hiểm Obamacare đã giảm xuống dưới thời Tổng thống Trump.

13. “Joe Biden sẽ không bao giờ gọi những người đàn ông và phụ nữ trong quân đội của chúng ta là những kẻ dễ bị lừa và thất bại”. Tuy nhiên, Biden đã từng gọi quân đội Hoa Kỳ là “lũ khốn ngu ngốc”. Sau đó, ông Biden tuyên bố rằng ông đã nói đùa.

14. Trump “đe dọa bỏ tù những người chỉ chỉ trích ông ta”. Điều này dường như chưa từng xảy ra. Ông Trump từng đe dọa bỏ tù một phóng viên sau khi người này bất chấp quy định không được chụp ảnh một bức thư mật từ Jim Kong Un. Chính quyền Obama từng cố gắng truy tố nhà báo James Risen của New York Times.

15. Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đang “cho phép những kẻ gây ô nhiễm được tự do thải chất độc vô hạn vào không khí và nước của chúng ta”. Rõ ràng là không đúng sự thật. Obama đã thực hiện một số cuộc tấn công khác vào các thành viên Nội các của Tổng thống Trump theo cùng một cách.

https://www.dkn.tv/the-gioi/15-tuyen-bo-sai-ve-tt-trump-trong-bai-phat-bieu-cua-obama.html

Một phần lớn người ủng hộ TT Trump

là cử tri Đảng Dân chủ và trung lập

Tâm Thanh

Mọi người đều nghĩ rằng, những người hâm mộ nhiệt thành của Tổng thống Trump chắc hẳn cũng là những người ủng hộ Đảng Cộng hòa, nhưng thực tế không phải vậy.

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 3/11, Tổng thống Trump đã liên tục tổ chức các cuộc vận động tranh cử trên khắp nước Mỹ. Ngay cả khi bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán chưa

kết thúc, mọi cuộc mít-tinh của Tổng thống Trump vẫn thu hút đông đúc người tham gia, điều này cho thấy sức hút của Tổng thống Trump quả thực không bình thường.

Theo báo cáo mới nhất, phần lớn những người hâm mộ Tổng thống Trump là những người trước đây đã không bỏ phiếu cho ông. Thậm chí trong đó có một tỷ lệ đáng kể người của Đảng Dân chủ. Nền tảng cử tri của Tổng thống Trump đã được mở rộng đến mức chưa từng thấy trước đây.

Theo dữ liệu được chia sẻ từ chủ tịch Đảng Cộng hòa Ronna McDaniel trên Twitter, nền tảng cử tri của Tổng thống Trump đang mở rộng và giờ đây nó không chỉ giới hạn ở những người thuộc Đảng Cộng hòa hoặc những cử tri đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vào năm 2016.

Hôm thứ Hai (26/10), Tổng thống Trump đã tổ chức 3 cuộc mít-tinh ở Pennsylvania, trong cuộc mít-tinh thứ 3 ở Martinsburg, có 11.593 người đăng ký tham gia, trong đó có 14,1% người không thuộc đảng Cộng hòa và 21,6% người không bỏ phiếu cho Tổng thống Trump trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016.

Tại cuộc mít-tinh thứ 2 ở Lititz, Pennsylvania, có 18.894 người đã tham dự cuộc họp, trong đó 22,2% người không thuộc Đảng Cộng hòa và 20,8% không bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vào năm 2016.

Trong cuộc mít-tinh đầu tiên ở Allentown, Pennsylvania, có 13.331 người tham dự, trong đó 23,8% người không thuộc Đảng Cộng hòa và 21,9% người không bỏ phiếu cho Tổng thống Trump trong năm 2016.

McDaniel cũng cho biết trong tweet của mình: “Joe Biden đã tổ chức một sự kiện số 0 ngày hôm nay, nhưng đồng thời Tổng thống Trump lại đang truyền cảm hứng cho tất cả những người ủng hộ ở Pennsylvania!”

Hôm Chủ nhật (26/10), cuộc mít-tinh của Tổng thống Trump ở Manchester, New Hampshire, có sự tham gia của 13.263 người, 44,8% trong số họ không phải là thành viên Đảng Cộng hòa và 20,4% người không bỏ phiếu cho Tổng thống Trump năm 2016.

McDaniel cho biết trong một tweet rằng, những người ủng hộ Tổng thống Trump đã sẵn sàng biến New Hampshire thành một bang đỏ của đảng Cộng hòa.

Ngoài ra, cuộc mít-tinh của Tổng thống Trump được tổ chức tại Janesville, Wisconsin vào ngày 17/10, có 13.850 người tham gia, 47,5% người trong số đó không thuộc Đảng Cộng hòa.

Tại cuộc mít-tinh của Tổng thống Trump ở Des Moines, lowa vào ngày 14/10, có 10.134 người tham gia, có 29,4% người trong số đó là thành viên của Đảng Dân chủ.

Còn nữa, cuộc mít-tinh vận động tranh cử quy mô lớn đầu tiên được tổ chức tại Florida vào ngày 12/10 sau khi Tổng thống Trump hồi phục do nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán. Trong đó, có 24,4% người đã không bỏ phiếu cho Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử năm 2016, 31,8% người không thuộc Đảng Cộng hòa và 16,3% nói rõ rằng họ là thành viên của Đảng Dân chủ.

Trước cuộc bầu cử vào ngày 3/11, Tổng thống Trump cũng sẽ tổ chức các cuộc mít-tinh lớn ở Ohio, Michigan, Wisconsin, Nebraska, Arizona và Florida.

Todd Starnes đăng một dòng tweet đặt ra câu hỏi liệu có nên tin các cuộc điều tra của giới truyền thông khi lúc nào cũng nói ông Trump đang thua trong khi những cuộc vận động tranh cử của ông lại luôn quy tụ đám đông khổng lồ như thế này.

Jim Hoft đăng một dòng tweet cho biết cuộc vận động tranh cử của ông Joe Biden có 38 vòng tròn của những người ủng hộ và giới truyền thông vẫn mô tả hình ảnh tốt đẹp về buổi nói chuyện.

https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-phan-lon-nguoi-ham-mo-tt-trump-la-cu-tri-dang-dan-chu-va-trung-lap.html

92% bản tin tiêu cực, 3 kênh truyền hình lớn của Mỹ

tấn công ông Trump

Tâm Thanh

Các bản tin buổi tối trên ABC, NBC và CBS tiêu cực hơn đáng kể khi đề cập đến Tổng thống Trump so với ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden, theo một nghiên cứu mới.

Theo một nghiên cứu gần đây, 3 kênh truyền hình lớn của Mỹ là ABC (American Broadcasting Company), NBC (National Broadcasting Company) và CBS (Columbia Broadcasting System) có 92% báo cáo tiêu cực về Tổng thống Trump trong bản tin buổi tối của họ, cao hơn nhiều so với ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden chỉ có 34%.

Điều này cho thấy các kênh tin tức cánh tả này đang nỗ lực hết sức để chống lại Tổng thống Trump, hơn nữa có thái độ thù địch hơn so với 4 năm trước.

Trung tâm nghiên cứu Truyền thông (MRC) đã phân tích “Bản tin đêm của NBC” (NBC Nightly News), “Tin tức thế giới tối nay” (World News Tonight) của ABC và “Tin tức buổi tối” (Evening News) của CBS từ ngày 29/7 đến ngày 20/10, đồng thời kiểm tra cách họ báo cáo về Tổng thống Trump và ứng cử viên Tổng thống Biden.

Giám đốc nghiên cứu của MRC, Rich Noyes viết trong báo cáo nghiên cứu: “Rõ ràng là các kênh truyền hình này đang cố gắng hết sức để chống lại và chỉ trích Tổng thống Trump, thay vì đưa tin một cách bình đẳng về các chiến dịch tranh cử của cả hai bên”.

Nghiên cứu này cho thấy Tổng thống Trump đã nhận được 839 phút báo cáo, trong đó 92,4% báo cáo là tiêu cực, so với Biden chỉ có 269 phút báo cáo với 34% báo cáo được coi là tiêu cực.

Noyes viết: “Nếu những tin tức báo cáo về Tổng thống Trump như những cơn ác mộng, thì hình ảnh truyền thông của ông Biden có thể là ‘một giấc mơ trở thành sự thật’ đối với một ứng cử viên tổng thống, đặc biệt là những người được đề cử dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận. Trong số 91 nhận xét đánh giá, ông Biden được lợi từ 60 đánh giá tích cực và chỉ 31 đánh giá tiêu cực. Tổng đánh giá tích cực trong tin tức đạt tới 66%”.

Lùi lại xa hơn trong quá khứ, MRC nhận thấy rằng, từ ngày 20/1/2017 Tổng thống Trump nhậm chức đến ngày 20/10/2020, cả 3 kênh truyền hình khổng lồ này đã dùng 90,5% thời gian để đưa tin tiêu cực về Tổng thống Trump.

Noyes cho biết: “Mặc dù chủ đề phát sóng đã chuyển từ cuộc điều tra ‘Trump thông đồng với Nga’ sang Ukraine và vụ luận tội Tổng thống, sau đó lại chuyển hướng tới đại dịch viêm phổi Vũ Hán năm nay, sự thù địch của những kênh truyền thông tin tức này vẫn như cũ, không hề thay đổi”.

Trong cùng thời gian năm 2016, MRC cũng nghiên cứu cách 3 kênh tin tức lớn đối xử với Tổng Thống Trump và đối thủ của ông khi đó – ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Noyes viết: “So với Hillary Clinton, Tổng thống Trump có nhiều hơn 32% bình luận tiêu cực, còn Joe Biden có ít hơn 65% bình luận tiêu cực. Trong cùng khoảng thời gian năm 2016, tỷ lệ báo cáo tiêu cực của Tổng thống Trump là 91%, năm 2020 là 92% và tỷ lệ báo cáo tin tức tích cực nói chung của Joe Biden cao hơn nhiều so với Hillary Clinton”.

Trong nghiên cứu của MRC, không có phân tích về đánh giá đảng phái và trung lập đối với Tổng thống Trump và ông Biden.

https://www.dkn.tv/the-gioi/92-ban-tin-tieu-cuc-3-kenh-truyen-hinh-lon-cua-my-tan-cong-ong-trump.html

WSJ nói sét phải đánh 2 lần ông Trump mới thắng,

Trời ứng nghiệm cho hẳn 3 lần

Phụng Minh

Hôm 20/10, tờ Wall Street Journal đã đăng một bài báo bình luận mỉa mai của Jason L. Riley rằng: “Sét sẽ phải đánh 2 lần để Trump giành chiến thắng”. Tuy nhiên, ngay sau khi bài viết này được đăng tải, tòa tháp Trump ở Chicago đã bị sét đánh không chỉ 2 mà tận 3 lần. Có người bình luận, ông Trời cho thêm như khẳng định chắc chắn ông Trump sẽ thắng.

Ngày 20/10, tờ Wall Street Journal (WSJ) đăng bài viết bình luận chế giễu rằng ông Trump muốn thắng cử, trừ phi sét đánh 2 lần ở cùng một nơi. Ý rằng việc tương tự như năm 2016, khi ông Trump luôn bị tụt lại trong các cuộc thăm dò mà vẫn đánh bại bà Hillary Clinton là điều khó có thể xảy ra lần nữa.

Bài bình luận của WSJ liên tưởng đến tình hình bầu cử 4 năm trước của ông Trump, và chỉ ra rằng mặc dù hiện tại vẫn còn nhiều ẩn số, nhưng ông Trump muốn “vô tình đắc cử” như năm 2016, thỉ họa may chỉ khi sét đánh 2 lần vào cùng một chỗ, phải có kỳ tích xuất hiện thì mới được.

Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau khi bài viết được đăng tải, vào lúc 2h14 phút sáng ngày 22/10, tòa tháp Trump ở Chicago đã bị sét đánh 3 lần liên tiếp. Điều này như gián tiếp đã ứng nghiệm “lời tiên tri” của WSJ.

ABC News đã tweet thông tin về việc tòa tháp Trump bị sét đánh. Nhiều người sử dụng mạng đã liên kết bình luận của WSJ với sự cố sét đánh và nói rằng: “Chúa thật vui tính! 2 lần thôi nhìn chưa đủ, lại thêm cho 1 lần nữa”. Các cư dân mạng ở Đài Loan thì đưa ra bình luận: “Thật tuyệt! Có phải Thiên Lôi là thành viên Đảng Cộng Hòa không?”, “Ông Trump được bầu là theo ý muốn của ông Trời”, “Ông Trump là người được chọn”, “Thiên Lôi đã bày tỏ ý kiến của mình”, “Ông Trump được an bài rồi”…

Các cuộc thăm dò trong suốt thời gian tranh cử đều cho thấy, ông Biden đang dẫn trước ông Trump. Chuyên gia thăm dò ý kiến Frank Luntz nói với người dẫn chương trình Bret Baier trên Fox News vào

tối thứ Năm (22/10) rằng, nếu Tổng thống Trump chiến thắng vào ngày 3/11, điều đó chứng tỏ các cuộc thăm dò trên toàn quốc lại lần nữa sai lầm toàn bộ và ngành thăm dò của ông ấy sẽ lập tức chấm dứt.

Tuy nhiên, theo cuộc thăm dò mới nhất từ ​​Đại học New Hampshire (UNH), hơn 60% người ủng hộ ông Trump đã không công khai xu hướng chính trị của họ. Mặc dù vậy, 70% người hâm mộ ông Trump nói rằng, những người họ quen biết cũng ủng hộ Trump.

Chiến dịch tranh cử Trump cũng có các cuộc thăm dò riêng của mình và nó cho thấy rõ ràng xu thế thắng lợi. Bản thân ông Trump cũng tiết lộ với công chúng vào ngày 19/10 rằng, ông ngày càng chắc chắn mình sẽ tái đắc cử.

Thêm vào đó, việc tờ New York Post phanh phui “vụ bê bối ổ cứng của Hunter Biden” vẫn đang tiếp tục “lên men”, ngày càng có nhiều tài liệu gây sốc đang chờ được công bố. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cử tri và khiến họ có thể thay đổi quyết định cuối cùng của mình.

https://www.dkn.tv/the-gioi/wsj-noi-set-phai-danh-2-lan-ong-trump-moi-thang-troi-ung-nghiem-cho-han-3-lan.html

Người Mỹ muốn đổi phiếu bầu

sau tranh luận tổng thống lần hai

Lục Du

Theo dữ liệu trên Google Trends, ngày càng có nhiều người Mỹ tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi rằng họ có thể thay đổi phiếu bầu của mình hay không sau khi đã có tới 60 triệu cư tri bỏ phiếu trước ngày bầu cử chính thức.

Từ khóa “tôi có thể thay đổi phiếu bầu của mình không” trên Google đạt đỉnh điểm vào sáng thứ Ba (27/10), 5 ngày sau cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng và sau khi công chúng có thêm bằng chứng về mối quan hệ khuất tất của gia đình Joe Biden với chính quyền Trung Quốc.

Nhiều bang ở Hoa Kỳ không cho phép người dân thay đổi phiếu bầu, tuy nhiên vẫn có một số bang cho phép cử tri làm điều này.

Hôm thứ Ba, Tổng thống Trump đã đăng một tweet khuyến khích cử tri hãy thay đổi phiếu bầu của mình, vì ông tin rằng sau cuộc tranh luận cuối cùng với Biden, cử tri đã nhìn ra ông mới là lựa chọn thực sự của họ.

“Xu hướng mạnh mẽ (trên Google) bắt đầu ngay sau cuộc tranh luận thứ hai là TÔI CÓ THỂ THAY ĐỔI PHIẾU CỦA TÔI KHÔNG? Nó cho thấy họ muốn thay đổi để bầu cho tôi. Câu trả lời ở hầu hết các tiểu bang là CÓ. Hãy làm đi. Kỳ bầu cử quan trọng nhất của cuộc đời bạn!”, ông Trump viết.

“Bạn biết đấy, bạn đã nghe điều quan trọng nhất trên Google là:‘ Làm cách nào để thay đổi phiếu bầu của mình? ’Bạn có biết không? Làm cách nào để thay đổi phiếu bầu của tôi? Một cái gì đó như hashtag — Bạn có nghe về nó chứ? Hashtag: ‘Làm cách nào để tôi thay đổi phiếu bầu của mình?’ Họ theo dõi cuộc tranh luận”, ông Trump nói vào thứ Hai trong một cuộc vận động tranh cử.

Breibart hôm thứ Hai đưa tin, theo một khảo sát của Insider Advantage / Center for American Greatness, ông Trump đã dẫn điểm ông Biden tại bang chiến địa Pennsylvania sau cuộc tranh biện cuối cùng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-my-muon-doi-phieu-bau-sau-tranh-luan-tong-thong-lan-hai.html

Bầu cử Mỹ: Tổng thống tiếp theo

phải đối mặt với thách thức Đài Loan

Rupert Wingfield-Hayes

Liệu Trung Quốc có đang chuẩn bị xâm lược Đài Loan? Đây là một câu hỏi nóng được tranh luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn Trung Quốc hiện nay. Và đây cũng là một trong những quan tâm địa chính trị hàng đầu cho vị Tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo.

Tình hình nóng lên hôm 13 tháng Mười khi Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm căn cứ hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) ở tỉnh Quảng Đông và dặn các binh lính hãy “chuẩn bị cho chiến tranh”.

Sau đó, một số tờ báo chạy tít ngụ ý nói Trung Quốc sắp xâm lược Đài Loan.

Nhưng sự thật không phải như vậy. Tuy nhiên, có nhiều lý do các chuyên gia về Trung Quốc đang gấp rút bàn thảo về tương lai của Đài Loan.

Trung Quốc và Hoa Kỳ từ lâu đã đối nghịch nhau về Đài Loan. Bắc Kinh khăng khăng rằng hòn đảo có số dân 23 triệu người thuộc về “lãnh thổ không thể xâm phạm” của Trung Quốc.

Washington cho rằng bất kỳ giải pháp nào cũng phải được thực hiện một cách hòa bình.

Trong nhiều thập kỷ, sự bất đồng bế tắc vẫn tiếp tục. Cho tới bây giờ.

Tập Cận Bình tính đến di sản của mình

Có vài lý do tình hình nguyên trạng hiện không thể tiếp tục được. Đầu tiên là ông Tập Cận Bình.

“Tập Cận Bình muốn lấy lại Đài Loan,” GS Steve Tsang, giám đốc về viện Trung Quốc thuộc Học viện Nghiên cứu Á Đông và Châu Phi London bình luận. “Và Tập Cận Bình muốn lấy lại Đài Loan trước khi ông ta trao quyền lực cho người nào lên nắm quyền tiếp theo.”

Oriana Skylar Mastro, một chuyên gia quân sự Trung Quốc ở Đại học Standord, nói bà nghe thấy hồi chuông cảnh tỉnh về Đài Loan khi ông Tập Cận Bình xóa bỏ thời hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước hồi 2018, trên thực tế cho phép ông làm chủ tịch trọn đời.

“Bỗng nhiên mọi điều ông ta nói về Đài Loan mang một ý nghĩa mới,” bà nói. “Thời hạn mà trước đó ông nói ông muốn giải quyết vấn đề Đài Loan giờ đây gắn liền với tính chính danh và nhiệm kỳ lãnh đạo của ông ta. “

GS Tsang nói ông Tập Cận Bình tự cho rằng mình là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, với một sứ mệnh là hoàn thành điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đi trước, trong đó có Mao Trạch Đông, không làm được.

“Đặng Tiểu Bình không thể lấy lại được Đài Loan,” vị giáo sư giải thích. “Thậm chí Chủ tịch Mao cũng không lấy được Đài Loan. Và nếu Tập Cận Bình lấy được Đài Loan, ông ta không những vĩ đại hơn Đặng Tiểu Bình, mà cả Mao Trạch Đông.”

Ông Tập Cận Bình đã phát biểu công khai rằng việc thống nhất Đài Loan là “một yêu cầu không tránh khỏi cho sự hồi sinh vĩ đại của người dân Trung Quốc.” Thời gian để hoàn thành công cuộc “hồi sinh vĩ đại” này là 2019, kỷ niệm 100 năm cách mạng cộng sản. Như vậy là còn 30 năm nữa.

Nhưng cũng có lý do để cho rằng ông Tập muốn hành động trước thời hạn đó.

Mỹ chuẩn thuận bán vũ khí cho Đài Loan

Đài Bắc chặn chiến đấu cơ TQ bay quanh Đài Loan

Thành viên nội các Mỹ thăm Đài Loan, khiến TQ tức giận

Sức mạnh quân sự ngày một lớn của Trung Quốc

Điều đầu tiên là Trung Quốc có thể sớm có khả năng quân sự để đánh bại Hoa Kỳ trong một cuộc chiến về Đài Loan.

“Trong 20 năm qua, câu hỏi lớn mà nhiều người đặt ra là, liệu Hoa Kỳ có bảo vệ các đồng minh và đối tác không?” bà Mastro, chuyên gia quân sự ở Stanford nói. “Đó là câu hỏi về quyết tâm. Liệu Hoa Kỳ có hỗ trợ Đài Loan? Nhưng khi quân đội Trung Quốc trở nên tiên tiến hơn, câu hỏi này đã chuyển từ liệu Mỹ sẽ sang liệu Mỹ có thể bảo vệ Đài Loan không?”

Sự chuyển mình của quân đội Trung Quốc từ một lực lượng “nhân dân” có kỹ thuật thấp thành một quân đội kỹ thuật cao đã diễn ra nhanh hơn dự đoán của nhiều người.

Tốc độ và quy mô thay đổi được thấy rõ trong lễ duyệt binh lớn kỷ niệm 70 năm quốc khánh tại Bắc Kinh hôm 1 tháng Mười năm ngoái.

Trong số các xe thiết giáp, pháo binh và bệ phóng tên lửa quen thuộc, có một số hệ thống vũ khí mới rất ấn tượng, trong đó có máy bay tàng hình và drone tàng hình, và cái gọi là “xe truợt siêu thanh”. Những hệ thống mới này được thiết kế để tấn công các nhóm hàng không mẫu hạm chiến đấu, nếu họ muốn can thiệp để bảo vệ Đài Loan.

Hạm đội trưởng James E.Fanell là giám đốc của Cơ quan tình báo Hải quân Hoa Kỳ cho hạm đội Hoa Kỳ Thái Bình Dương cho tới khi ông nghỉ hưu năm 2015.

“Tôi nêu đặc điểm của giai đoạn mà tôi gọi là thập kỷ đáng lo ngại,” ông nói với tôi từ công việc mới của ông tại Trung tâm Chính sách An ninh Geneva, “và đó là từ 2020 đến 2030, mà theo tôi là giai đoạn nguy hiểm nhất. Cả cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch Tập Cận Bình đều ra lệnh cho PLA phải có khả năng chiến đấu với quân đội Đài Loan vào năm 2020.

“Thế nên, trong suốt 20 năm qua họ đã ra lệnh để xây dựng khả năng và tiềm lực để mở một cuộc tấn công quân sự chống lại Đài Loan.”

‘Thất bại’ của Mỹ ở Biển Đông

Trung Quốc cũng đang dần thử thách quyết tâm của Hoa Kỳ ở Biển Đông, xem thử Trung Quốc có thể tiến xa tới mức nào trước khi Hoa Kỳ đáp trả trước những đe dọa lên các nước đồng minh.

Theo Hạm đội trưởng Fanell, Hoa Kỳ đã liên tục thất bại trước những phép thử đó, cho phép Trung Quốc kiểm soát Bãi cạn Scarborough ngoài khơi Philippines năm 2012, sau đó không có hành động gì để ngăn cản Trung Quốc xây dựng một loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông.

“Điều đã xảy ra với Bãi cạn Scarborough từ tháng Tư tới tháng Sáu 2012 là thất bại về chính sách đối ngoại lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ khi các máy bay trực thăng của Mỹ cất cánh từ nóc tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn năm 1975,” ông nói.

“Nó là một thảm họa và nó thực sự có tác động xấu đến uy tín của Mỹ ở châu Á khi chúng ta không làm gì để bảo vệ Philippines.”

Với Trung Quốc, lấy lại Đài Loan không chỉ có ý nghĩa lấy lại “lãnh thổ đã mất”. Việc kiểm soát được hòn đảo này sẽ cho phép Bắc Kinh có được cái mà Tướng Douglas MacArthur từng gọi là “một hàng không mẫu hạm không thể chìm ở Thái Bình Dương.” Bà Mastro cho rằng chiến thắng của Trung Quốc với Đài Loan sẽ hoàn toàn vẽ lại bản đồ chiến lược của châu Á.

“Nêu Trung Quốc có cuộc chiến với Đài Loan và chiến thắng, họ sẽ không những thống nhất với Đài Loan, mà về cơ bản, điều đó sẽ chấm dứt vai trò của Hoa Kỳ nhưng một lãnh đạo ở châu Á như chúng ta từng biết,” bà giải thích. “Vì thế, từ quan điểm của Trung Quốc, có rất nhiều lợi thế.”

Ở Washington, hiện có sự công nhận ở cả hai đảng rằng đe dọa của Trung Quốc với Đài Loan ngày một lớn. Trong một chỉ dấu rõ ràng cho Trung Quốc, chính quyền ông Trump đã phê duyệt việc bán hàng tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan, trong đó lần đầu tiên có tên lửa không đối đất tiên tiến.

Rủi ro khi tính nhầm khả năng của quân đội Mỹ

Nhưng hiện chưa rõ Hoa Kỳ sẽ làm gì nếu Đài Loan bị tấn công. Hạm đội trưởng Fanell nói sẽ là sai lầm khi tính sai khả năng của quân đội Mỹ.

GS Tsang cho rằng cũng có bài học cho ông Tập từ các cuộc chiến trong quá khứ. Hoa Kỳ, dù muộn, cũng đã hỗ trợ Hàn Quốc, và Kuwait. Ông nói Trung Quốc không nên đánh giá thấp quyết tâm của quân đội Mỹ khi họ bị khiêu khích.

“Tinh thần của quân đội Hoa Kỳ là của một đội quân sẽ đánh, đánh và đánh,” ông giải thích. “Nếu Trung Quốc xét đến điều đó, tôi nghĩ có lẽ họ có thể sẽ thận trọng hơn trong tính toán của mình và rủi ro tính toán nhầm sẽ được giảm.”

Nếu bạn cộng thêm sự tức giận và nghi ngờ về Covid-19 vào các vấn đề chiến tranh thương mại, điều tra Huawei, việc hai nước đóng cửa lãnh sự quán của nhau và trục xuất nhà báo, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang ở mức tệ nhất kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn hồi 1989.

Hiện đang có kêu gọi vị tổng thống tiếp theo của Mỹ từ cả hai phía rằng Mỹ nên từ bỏ quan điểm thù hằn và quay lại đàm phán với Trung Quốc. Nhưng những người tôi nói chuyện với đều nhất trí rằng đàm phán theo kiểu cũ đã thất bại.

Họ nói vị tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo phải tìm được cách đàm phán mới, trung thực hơn, thẳng thắn hơn và rõ ràng hơn nhiều về trách nhiệm và ý định của mình đối với các đồng minh châu Á, trong đó có Đài Loan.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54719727

Điều tra: 600 tổ chức của ĐCSTQ

 đang cố gắng can thiệp bầu cử Hoa Kỳ

Tâm Thanh

Mặc dù quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xấu đi, nhưng truyền thông Mỹ chỉ ra rằng, vẫn còn một số lượng đáng kể các tổ chức của Mỹ vẫn không ngừng duy trì quan hệ mật thiết với chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị và thậm chí cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử của Hoa Kỳ.

Một lượng lớn các tổ chức Mặt trận Thống nhất ở Hoa Kỳ có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ

Sau 4 tháng điều tra, hãng truyền thông Mỹ Newsweek xác định rằng, ĐCSTQ vẫn duy trì ít nhất 600 tổ chức Mặt trận thống nhất có liên quan đến Trung Quốc trên khắp nước Mỹ. Các tổ chức này thông qua các hoạt động tụ họp định kỳ để phát biểu và bày tỏ quan điểm nhất quán với hệ tư tưởng của ĐCSTQ. Từ đó thiết lập cái nhìn tích cực của các thành viên đối với chính phủ ĐCSTQ.

Ngoài ra, một số nhân viên của nhóm này bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động gián điệp ở Hoa Kỳ, hỗ trợ chính phủ ĐCSTQ giành được quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ và xâm nhập vào các phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ để hình thành một môi trường thông tin thân Trung Quốc.

Theo Ryan Fedasiuk, nhân viên trung tâm An ninh và Công nghệ tại Đại học Georgetown, năm 2019, tổng ngân sách của ĐCSTQ dành cho mặt trận thống nhất vượt quá 2,6 tỷ đô la Mỹ.

Ông ước tính rằng, gần 600 triệu đô la trong số này đặc biệt được dành cho công việc hướng đến cộng đồng người Hoa ở nước ngoài và người nước ngoài, tổng ngân sách dự tính vượt quá ngân sách của bộ ngoại giao ĐCSTQ.

Theo Newsweek, các tổ chức Mặt trận Thống nhất tại Hoa Kỳ có quan hệ mật thiết với đại sứ quán và chính quyền ĐCSTQ, bao gồm 83 hiệp hội đồng hương di dân Trung Quốc, 10 “Trung tâm hỗ trợ Trung Quốc”, 32 hội thương mại, 70 hiệp hội chuyên gia người Hoa tại Hoa Kỳ, 13 hãng truyền thông thân Trung Quốc, 38 hiệp hội thúc đẩy “thống nhất hòa bình” của Trung Quốc và Đài Loan, 5 tổ chức hữu nghị Trung-Mỹ, 129 tổ chức giáo dục và văn hóa, và 265 hiệp hội học giả du học Trung Quốc liên quan đến 300.000 sinh viên Trung Quốc.

Nhiều tổ chức công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ có lịch sử một thời gian nhất định và quy mô đáng kể, thời gian thành lập có thể từ hơn 20 năm về trước, một số tổ chức công khai quảng cáo các chính sách của chính phủ ĐCSTQ và thực hiện các nhiệm vụ của ĐCSTQ ở nước ngoài.

Ví dụ, tổ chức phi lợi nhuận của giới tinh hoa Trung Quốc (C100), có trụ sở chính tại New York, được thành lập cách đây gần 30 năm với sự giúp đỡ của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, chủ tịch đương nhiệm là Wang Heng của hội ái hữu Hải ngoại Nam Kinh.

Năm 2018, Wang Heng đã tha thiết đề xuất các dự án trọng điểm như sáng kiến ​​Vành đai và Con đường ở Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn với China Daily, ông cho biết: “C100 hiện có thể tham gia tích cực vào nhiều lĩnh vực, bao gồm sáng kiến ​​’Vành đai, con đường’”.

Ông nói rằng, ông Tập Cận Bình mô tả câu lạc bộ là một “tổ chức thân thiện”. Câu lạc bộ C100 cũng được chỉ định để tổ chức các cuộc gặp gỡ với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.

Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết trong một bài phát biểu tại Viện Hudson vào mùa hè năm nay rằng, cứ 10 giờ thì họ lại tiến hành một cuộc điều tra liên quan đến Trung Quốc. Trong số gần 5.000 vụ phản gián ở Hoa Kỳ, gần một nửa có liên quan đến ĐCSTQ.

Alex Joske, một nhà nghiên cứu về chính trị Trung Quốc tại Viện chính sách chiến lược Úc cho rằng, ĐCSTQ đã thiết lập một “mạng lưới do ĐCSTQ và các cơ quan nhà nước xây dựng để ảnh hưởng đến các tổ chức phi đảng phái” ở nước ngoài.

Trong một thời gian dài, ĐCSTQ đã sử dụng cái gọi là “tình yêu nước” trong cộng đồng người Hoa tại hải ngoại để thuyết phục họ phục vụ cho ĐCSTQ.

Theo Yaqiu Wang, một nhà phân tích của tổ chức theo dõi Nhân quyền, mặc dù một số người Trung Quốc chỉ vì tìm kiếm cảm giác thân thuộc hoặc cơ hội kinh doanh mà tham gia, nhưng các tổ chức Mặt trận Thống nhất vẫn tích cực hợp tác với Đại sứ quán và các Lãnh sự quán Trung Quốc. Ngược lại, hệ thống ngoại giao của ĐCSTQ lại thông qua các mặt trận thống nhất này để thiết lập kết nối với các cộng đồng người Hoa địa phương.

Ngoài 600 tổ chức Mặt trận Thống nhất ra, vẫn còn một số lượng đáng kể các tổ chức của Hoa Kỳ có thể nhận được tài trợ từ chính quyền Bắc Kinh, điều này sẽ khiến các tổ chức này giúp ĐCSTQ mở rộng ảnh hưởng.

Tích cực can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ

Newsweek cho hay, khi chiến dịch tranh cử Tổng thống vẫn đang tiếp tục diễn ra, các tổ chức của Hoa Kỳ có liên quan với ĐCSTQ dường như đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm cố gắng tạo ra tác động ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sắp tới.

Theo báo cáo, khoảng 20 nhà phân tích, quan chức chính phủ và các chuyên gia Trung Quốc cũng như Hoa Kỳ khác đã chỉ ra rằng, các thực thể do ĐCSTQ kiểm soát và các thực thể khác có liên hệ với Bắc Kinh đang sử dụng nhiều phương thức, thông qua nhiều đường giây ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương ở Hoa Kỳ để nỗ lực tạo điều kiện và kết nối nhằm thúc đẩy các lợi ích và nguyện vọng chính trị, cũng như kinh tế của ĐCSTQ.

Dean Boyd, giám đốc truyền thông của Trung tâm phản gián và an ninh Hoa Kỳ nói với Newsweek: “Sự thâm nhập của ĐCSTQ chưa bao giờ dừng lại và nó không tồn tại độc lập. Bây giờ đang là giai đoạn bầu cử”, ông nói, “Tư pháp, tiểu bang và cục điều tra liên bang FBI đang thanh trừ các tầng lớp đang ẩn núp trong các tổ chức và hoạt động này”.

John Garnaut, phóng viên cấp cao của Fairfax Group tại Bắc Kinh nói rằng, cách tiếp cận mặt trận thống nhất của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ khác với Liên Xô trước đây. Đó là “thay đổi hoặc lật đổ Hoa Kỳ từ bên trong”, để thâm nhập vào các quan điểm có lợi cho ĐCSTQ.

Anna Puglisi, một nhà nghiên cứu cấp cao tại trung tâm An ninh và Công nghệ tại Đại học Georgetown và là một cựu nhân viên phản gián của các nước Đông Á cho biết: Những hoạt động của Mặt trận Thống

nhất của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ đầy tham vọng và có tổ chức. Trước đó, “chúng tôi không hề nghĩ đến những lĩnh vực như sự xâm nhập của mặt trận thống của ĐCSTQ”.

Các quan chức tình báo Hoa Kỳ cho rằng, kể từ năm nay, Bắc Kinh đã gia tăng những ngôn luận tiêu cực chống lại chính quyền Trump, thảo luận về vấn đề dịch bệnh Hoa Kỳ (tránh không nói nguồn gốc sớm nhất của dịch bệnh tại Hoa Kỳ) và các báo cáo tiêu cực về tuyên bố và hành động của Tòa Bạch Ốc về luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông, TikTok và quan hệ với Đài Loan.

Tháng 8 năm nay, William R. Evanina, giám đốc trung tâm Phản gián và An ninh của Chính phủ Hoa Kỳ, đã đề cập trong một tuyên bố rằng, dựa trên kết quả điều tra các chiều hướng của ĐCSTQ, “Chúng tôi nghĩ rằng, hy vọng của ĐCSTQ là Tổng thống Trump sẽ không tái đắc cử”.

Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo thuộc Nhân dân nhật báo của ĐCSTQ, cũng đã nói rõ trước đó rằng, Trung Quốc ủng hộ ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden và tuyên bố mối quan hệ của họ với ông Biden sẽ được xử lý tốt hơn so với chính quyền Trump.

Những hành vi của các nhà chức trách Bắc Kinh có thể là do sau khi Tổng thống Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Mỹ đã tăng cường điều tra về các hoạt động mua bán không công bằng, sự xâm nhập và các vấn đề gián điệp công nghệ của ĐCSTQ, khiến toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ rơi vào cuộc khủng hoảng ĐCSTQ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dieu-tra-600-to-chuc-cua-dcstq-dang-co-gang-can-thiep-bau-cu-hoa-ky.html

Ngoại trưởng Mỹ tới Sri Lanka, chỉ trích Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 28/10 đặt chân tới Sri Lanka và tại đây, ông đã chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo Reuters.

Tin cho hay, ông Pompeo tới Sri Lanka sau khi thăm Ấn Độ trong chuyến công du bốn nước nhằm củng cố đồng minh để chống lại sự gia tăng ảnh hưởng về quân sự cũng như chính trị của Trung Quốc tại khu vực trong những năm gần đây.

“Từ các thỏa thuận xấu, sự vi phạm chủ quyền và vô luật trên đất liền và trên biển, chúng ta thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc là kẻ săn mồi, trong khi Hoa Kỳ hành động khác, như một người bạn và một đối tác”, ông Pompeo nói tại một cuộc họp báo được truyền hình tại thủ đô Colombo.

Khác với Ấn Độ, quốc gia hiện đối đầu quân sự với Trung Quốc trên biên giới và là chặng dừng chân đầu tiên của ông Pompeo, Sri Lanka là một đồng minh thân cận của Bắc Kinh, theo Reuters.

Hãng này nói rằng Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đôla vào các cảng biển và đường cao tốc ở Sri Lanka trong một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường, một dự án Hoa Kỳ coi là nhằm đẩy các nước nhỏ hơn vào cảnh nợ nần.

Theo Reuters, Ngoại trưởng Dinesh Gunawardena nói rằng Sri Lanka muốn hòa bình và quan hệ tốt với tất cả các nước.

“Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục quan hệ với Hoa Kỳ và các nước khác”, Ngoại trưởng Gunawardena nói.

https://www.voatiengviet.com/a/ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%9Bi-sri-lanka-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-trung-qu%E1%BB%91c/5638819.html

New York thêm California

vào danh sách khuyến cáo du lịch

Vào hôm thứ ba (27 tháng 10), Thống đốc New York đã kêu gọi người dân tránh những chuyến du lịch không cần thiết đến Massachusetts và đã thêm California vào danh sách khuyến cáo du lịch của tiểu bang. Người dân đến từ những tiểu bang thuộc danh sách này sẽ phải tự cách ly 14 ngày khi đặt chân đến New York.

Chỉ có bảy tiểu bang, bao gồm cả New York, đã báo cáo trung bình ít hơn 10 ca nhiễm mới trên 100,000 cư dân trong bảy ngày qua. Phần còn lại của Hoa Kỳ vượt quá ngưỡng đó và đủ điều kiện để được đưa vào danh sách khuyến cáo du lịch của New York. Massachusetts là tiểu bang láng giềng mới nhất của New York vượt ngưỡng nói trên, cùng với New Jersey, Connecticut và Pennsylvania.

Số ca nhiễm mới trên 100,000 cư dân của Massachusetts đã đạt 15.1. Nhưng New York không thêm các tiểu bang lân cận vào danh sách khuyến cáo du lịch chính thức của họ. Thống đốc Andrew Cuomo thay vào đó kêu gọi người dân New York tránh đi du lịch đến các tiểu bang lân cận trong khoảng thời gian này, và nói rằng việc thực thi các quy tắc kiểm dịch là không thực tế vì tính chất liên kết của khu vực.

Theo bảng thống kê trực tuyến của tiểu bang, New York có trung bình 8.9 ca nhiễm mới trên 100,000 cư dân trong 7 ngày qua. Vào thứ hai, tiểu bang này đã báo cáo gần 2,000 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm mới lên 38,600 trong tháng này. Vào tháng 9, New York có 24,500 ca nhiễm được xác nhận, và tổng số ca nhiễm vào tháng 8 là 19,700. (BBT)

https://www.sbtn.tv/new-york-them-california-vao-danh-sach-khuyen-cao-du-lich/

Tổng Thống Trump thừa nhận sẽ không có thỏa thuận

về gói hỗ trợ kinh tế trước ngày bầu cử

Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ ba (ngày 27 tháng 10), Tổng thống Trump thừa nhận một thỏa thuận về gói hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh đại dịch coronavirus sẽ không thể hoàn thành trước ngày bầu cử 3 tháng 11.

Trước khi rời Tòa Bạch Ốc để tiếp tục vận động tranh cử, Tổng thống Trump tuyên bố rằng “Sau cuộc bầu cử, người dân sẽ nhận được gói hỗ trợ tốt nhất từng có.” Tổng thống Trump và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã đổ lỗi lẫn nhau cho sự bế tắc về thỏa thuận để đi đến một gói hỗ trợ kinh tế trị giá khoảng 2 nghìn tỷ mỹ kim để giúp người dân vượt qua đại dịch. Ông nói rằng bà Pelosi chỉ mong cứu giúp những tiểu bang và thành phố Dân chủ “đầy rẫy tội phạm và được cai quản lý.”

Để đáp trả, bà Pelosi nhắc đến tuyên bố của Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mark Meadows vào chủ nhật (ngày 25 tháng 10), khi ông nói rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ không kiểm soát đại dịch. Bà Pelosi đã dẫn dắt Hạ viện thông qua dự luật hỗ trợ coronavirus trị giá 3 nghìn tỷ mỹ kim vào tháng 5, nhưng Thượng viện cộng hòa lại lưỡng lự trước quyết định đưa ra một dự luật lớn khác. Họ đã thúc đẩy một dự luật có giá trị nhỏ hơn nhiều, nhưng không thành công.

Tòa Bạch Ốc cho biết hỗ trợ cho các chính quyền tiểu bang và địa phương là điểm  trong các cuộc đàm phán, trong khi đảng Dân chủ cũng viện dẫn việc thiếu kế hoạch xét nghiệm coronavirus quốc gia.

Theo phân tích của Reuters, số ca nhiễm coronavirus đang gia tăng trở lại ở Hoa Kỳ và 36 trong số 50 tiểu bang đã chứng kiến sự gia tăng trong ít nhất hai tuần liên tiếp. Số người chết cũng tăng hơn gấp đôi ở bảy tiểu bang. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-thua-nhan-se-khong-co-thoa-thuan-ve-goi-ho-tro-kinh-te-truoc-ngay-bau-cu/

El Paso ban hành lệnh giới nghiêm

khi số trường hợp nhiễm COVID tăng đột biến

Số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến ở El Paso, tiểu bang Texas đã khiến các viên chức thành phố ra lệnh giới nghiêm đối tại thành phố này.

Thẩm phán Ricardo Samaniego của quận El Paso cho biết trong một cuộc họp báo hôm Chủ nhật (25 tháng 10) rằng lệnh giới nghiêm đã được áp dụng vào 10 giờ tối đến 5 giờ sáng để giảm việc di chuyển trong cộng đồng.

Trong hai tuần tới, người dân được yêu cầu ở nhà trừ khi đến nơi làm việc hoặc tới các dịch vụ thiết yếu. Ông Samaniego nói chỉ một người được phép vào các dịch vụ thiết yếu và các hoạt động vào ngày lễ Halloween không được phép diễn ra.

Người vi phạm sẽ bị phạt 250 Mỹ kim vì không đeo khẩu trang và 500 Mỹ kim cho bất kỳ hành động vi phạm lệnh giới nghiêm nào khác. Theo dữ kiện từ Bộ Y tế Tiểu bang Texas, quận El Paso có số ca dương tính cao thứ năm trong tiểu bang với hơn 39,000 ca. Ông Samaniego cho biết các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở tất cả bệnh viện trong khu vực đang bị tràn ngập. Một lượng lớn bệnh nhân đang phải được vận chuyển bằng phi cơ đến các thành phố khác để điều trị.

Thống đốc Texas Greg Abbott cho biết Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn và Hội nghị El Paso đang được xây dựng thành một bệnh viện dã chiến với 100 giường bệnh. Trung tâm Y tế Đại học El Paso đang dựng lều bên ngoài để điều trị cho bệnh nhân. (BBT)

https://www.sbtn.tv/el-paso-ban-hanh-lenh-gioi-nghiem-khi-so-truong-hop-nhiem-covid-tang-dot-bien/

Truyền thông Mỹ lo âu đánh mất

con gà đẻ trứng vàng Donald Trump

Thanh Hà

Các đài truyền hình và báo chí Hoa Kỳ dù có khuynh hướng bài Donald Trump chưa chắc sẽ mở rượu ăn mừng trong trường hợp tổng thống đương nhiệm phải rời Nhà Trắng sau cuộc bầu cử ngày 03/11/2020. Sự xuất hiện trên bầu trời chính trị của chính khách ngoại hạng này đã làm giàu cho không ít các cơ quan truyền thông Mỹ.

Trump từ trước khi đắc cử hồi 2016 đã là một chủ đề “ăn khách”. Một khi bước vào Nhà Trắng, sức thu hút của tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 lại càng lớn. Những tranh cãi khốc liệt giữa phe bênh và chống đối Donald Trump khiến dân Mỹ ráo riết chạy đua tìm kiếm thông tin để củng cố thêm cho quan điểm của chính mình.

Những đòn tấn công trực tiếp của tổng thống Mỹ nhắm vào báo giới, những phát biểu lúc thì thô bạo như khi ông tấn công các đối thủ chính trị, lúc lại đến nực cười như khi lên tiếng về các biện pháp chống virus corona của chủ nhân Nhà Trắng đã biến toàn cảnh chính trị Hoa Kỳ thành một sân khấu thường trực với những vở tuồng gay cấn và đầy rẫy những hồi kết bất ngờ.

Từ cuộc điều tra kéo dài về nghi vấn Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 ủng hộ Donald Trump, cho đến những tiết lộ về khoản đóng thuế ít ỏi đến ngạc nhiên của nhà tỷ phú địa ốc luôn khoe khoang làm ăn rất thành đạt hay thủ tục luận tội đòi truất phế tổng thống Trump… đều là những truyện dài nhiều tập đã bắt công luận Mỹ phải theo dõi.

Nhờ thế mà số khán giả theo dõi các chương trình truyền hình đã tăng lên đáng kể, số độc giả ghi tên mua báo giấy và báo mạng cũng đã được thổi phồng lên nhờ “hiệu ứng” Donald Trump. Tiền quảng cáo đổ vào các cơ quan truyền thông này qua đó đã tăng theo.

Trong quý đầu 2017, tức chỉ vài tháng sau khi tổng thống Donald Trump nhậm chức, báo New York Times vốn có uy tín trong hàng ngũ đảng Dân Chủ và một số thành phần ôn hòa bên đảng Cộng Hòa đã chinh phục được thêm hơn 300.000 độc giả. Gần đây hơn, chỉ cần tờ The Atlantic tiết lộ lời lẽ không hay của tổng thống Trump đối với những người lính tử trận cũng đủ để có thêm 20.000 độc giả đặt mua tờ báo này.

Đúng một tuần lễ trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, không ít cơ quan truyền thông Mỹ lo rằng trong trường hợp đắc cử, Joe Biden sẽ là một chính trị gia “mờ nhạt” nếu không muốn nói là “nhạt nhẽo” hơn nhiều so với ông Trump. Michael Wolff tác giả cuốn sách bán đắt như tôm tươi mang tựa đề Lửa và Cuồng Nộ Bên Trong Nhà Trắng của Trump (Fire and Fury : Inside the Trump White House) dự báo quan tâm của công luận với báo chí sẽ chứng kiến “một sự sụp đổ tai hại” khi không còn một Donald Trump ồn ào. Chính sự “ồn ào” đó của Donald Trump bồi đắp cho sự thành công vượt bực của làng báo Mỹ trong những năm qua.

Dù vậy một số nhà quan sát khác cho rằng, thứ nhất, ngay cả trong trường hợp thất cử lần này, chưa hẳn ông Trump sẽ lùi vào bóng tối. Bởi những thủ tục tố tụng nhắm vào vị tổng thống Mỹ thứ 45 này vẫn chưa tới hồi kết và Trump vẫn “chưa hết các màn trình diễn”. Trong trường hợp Donald Trump vẫn là con gà đẻ trứng vàng của truyền thông Hoa Kỳ.

Kế tới như Michael Wolff ghi nhận, có Trump hay không, những vấn đề nghiêm trọng vẫn tồn tại chẳng hạn như là hiện tượng những lời lẽ thóa mạ, hận thù trên mạng vẫn tồn đọng, tin vịt vẫn được lan truyền trên các mạng xã hội và vẫn được rất nhiều người lắng nghe. Nhà quan sát người Mỹ này tin rằng “một thế giới trong thời kỳ hậu Donald Trump sẽ càng lúc càng phân hóa, vẫn sẽ tiếp tục có những khủng hoảng và tai tiếng mà truyền thông sẽ không bỏ lỡ cơ hội để khai thác” và làm giàu.

Sau cùng, hiện tượng truyền thông bị lơ là có thể là có nhưng sẽ ở những cấp độ khác nhau. Một tờ báo càng chuyên sâu về tình hình chính trị Mỹ rủi ro mất “độc giả” lại càng lớn trong thời kỳ hậu Donald Trump. Một người trong ngành báo chí Hoa Kỳ được tờ báo Pháp Les Echos trích dẫn cho biết báo New York Times trong thời gian qua đã thành công vượt bực nhờ thâu phục được một nửa nước Mỹ có tinh thần bài Trump. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là tờ báo uy tín này đã đánh mất nửa còn lại trong số các độc giả Hoa Kỳ.

Hy vọng còn lại với New York Times, là hiện tượng độc giả bùng phát trong những năm vừa qua xuất phát từ khát vọng tìm kiếm thông tin đáng tin cậy của một phần công luận Mỹ và thành công đó không liên quan gì đến “hiệu ứng” Donald Trump.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201028-bau-cu-my-truyen-thong-trump

Biểu tình ở New York sau vụ cảnh sát

bắn chết người ở Philadelphia

Cảnh sát New York bắt ít nhất 30 người trong khi hàng trăm người biểu tình đổ ra đường phố ở Brooklyn cuối ngày 27/10, sau vụ cảnh sát bắn chết một người đàn ông da đen mang theo dao ở Philadelphia, theo Reuters.

“Khoảng 30 người bị bắt”, một phát ngôn viên của cảnh sát New York nói với Reuters qua điện thoại, nhưng không cho biết lý do các vụ bắt giữ này.

Người phát ngôn này nói thêm rằng một cảnh sát bị thương tích trong cuộc biểu tình vào ban đêm nhưng “không bị đe dọa tới tính mạng”.

Cảnh sát cũng cho biết rằng một số xe tuần tra của họ bị phá hỏng và một số thùng rác bị đốt cháy trong các cuộc biểu tình.

Theo NBC News, một chiếc xe ôtô tìm cách đâm vào một đám đông nhân viên cảnh sát ở Brooklyn.

Sự việc ở New York xảy ra sau khi cảnh sát ở Philadelphia hôm 26/10 bắn chết ông Walter Wallace, 27 tuổi, mà người thân nói rằng bị suy sụp tinh thần khi đương đầu với lực lượng chức năng.

Vụ việc tiếp theo nhiều tháng biểu tình chống phân biệt chủng tộc khắp Hoa Kỳ sau khi ông George Floyd, một người gốc Phi, tử vong vì bị một cảnh sát Minneapolis quỳ gối lên cổ trong gần 9 phút.

Các cuộc biểu tình đôi khi trở nên bạo lực diễn ra với mục đích đạt được bình đẳng về sắc tộc và phản đối sự tàn bạo của cảnh sát.

https://www.voatiengviet.com/a/bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%E1%BB%9F-new-york-sau-v%E1%BB%A5-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-b%E1%BA%AFn-ch%E1%BA%BFt-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%E1%BB%9F-philadelphia-/5638692.html

Mỹ cắt giảm số người tị nạn xuống mức thấp kỷ lục

Chính quyền của TT Trump cắt giảm số người tị nạn được phép tới tái định cư ở Mỹ xuống 15 nghìn, mức thấp nhất trong lịch sử của chương trình tị nạn thời hiện đại của Mỹ, theo Reuters.

Theo hãng tin này, ông Trump nói rằng mức trần cho năm tài khóa 2021, vốn bắt đầu tháng này, bao gồm 6 nghìn chỗ chưa được sử dụng từ năm ngoái “vì đại dịch COVID-19”.

Reuters dẫn lời những người chỉ trích nói rằng ông Trump đã từ bỏ vị thế lâu nay của Mỹ là bến đỗ an toàn cho những người bị đàn áp và rằng việc cắt giảm số người tị nạn sẽ làm suy yếu các mục tiêu đối ngoại khác.

Hãng tin này cho biết rằng đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử ngày 3/11, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đã cam kết nâng số người tị nạn tới Mỹ lên 125 nghìn người một năm nếu ông thắng cử.

Theo kế hoạch năm 2021 của chính quyền Tổng thống Trump, 5 nghìn chỗ dành cho người tị nạn đối mặt với tình trạng đàn áp tôn giáo; 4 nghìn cho người tị nạn từ Iraq đã giúp Hoa Kỳ và 1 nghìn cho người tị nạn từ El Salvador, Guatemala và Honduras. 5 nghìn chỗ còn lại cho các nước khác, theo Reuters.

Vì mối nguy khủng bố, kế hoạch trên cấm người tị nạn từ Somalia, Syria và Yemen, trừ các trường hợp gây “lo ngại nhân đạo đặc biệt”, theo Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%E1%BA%AFt-gi%E1%BA%A3m-s%E1%BB%91-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-t%E1%BB%8B-n%E1%BA%A1n-xu%E1%BB%91ng-m%E1%BB%A9c-th%E1%BA%A5p-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c/5638894.html

Chính trị gia đối lập Venezuela sẽ thúc đẩy

sự lên án toàn cầu đối với Tổng Thống Maduro

Tin từ MADRID, Tây Ban Nha – Vào hôm thứ Ba (27/10), chính trị gia đối lập người Venezuela Leopoldo Lopez cho biết ông sẽ sử dụng quyền tự do mới giành được ở Tây Ban Nha để thuyết phục nhiều quốc gia lên án chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro là độc tài và ủng hộ sự thay đổi dân chủ.

Ông Lopez đến Madrid vào hôm Chủ nhật sau khi dành một năm qua tại dinh thự của đại sứ Tây Ban Nha ở Venezuela để trốn khỏi lệnh quản thúc tại gia. Ông gặp gỡ Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez trước đó vào hôm thứ Ba và tuyên bố rằng ông Sanchez ủng hộ mục tiêu của ông, nhưng nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa được thuyết phục.

Đảng Xã hội của ông Sanchez chỉ tuyên bố trong một bài đăng trên Twitter rằng họ ủng hộ một giải pháp ôn hòa, chính trị ở Venezuela. Ông cho biết ông sẵn sàng đi “bất cứ nơi nào cần đến để thúc đẩy” nỗ lực của phe đối lập cho các cuộc bầu cử tổng thống tự do, đưa những người chịu trách nhiệm về các

vi phạm nhân quyền ra trước công lý quốc tế và giảm bớt sự đau khổ của người dân Venezuela trong một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Ông Lopez từ chối cho biết cách ông rời khỏi Venezuela để tránh tiết lộ những người giúp đỡ ông và để duy trì các con đường thoát hiểm cho những người có thể vẫn cần đến chúng. Ông Lopez bị bỏ tù vào năm 2014 vì dẫn đầu các cuộc biểu tình bạo lực chống lại ông Maduro, và bị quản thúc tại gia vào năm 2017. Tại Caracas, ông là cố vấn cho lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido, người đầu năm ngoái viện dẫn hiến pháp để đảm nhận nhiệm kỳ tổng thống lâm thời và bắt đầu một chiến dịch để lật đổ ông Maduro. (BBT)

https://www.sbtn.tv/chinh-tri-gia-doi-lap-venezuela-se-thuc-day-su-len-an-toan-cau-doi-voi-tong-thong-maduro/

Châu Âu, Mỹ chật vật đối phó đà tăng COVID trở lại

Ngày 27/10, các chính phủ Châu Âu ban hành những hạn chế mới trong nỗ lực chế ngự COVID đang gia tăng nhanh chóng và cung cấp các phương thức để giúp doanh nghiệp sống còn trong đại dịch.

Các nhà lãnh đạo thế giới đối mặt với nhiệm vụ ngày càng khó khăn là kìm hãm dịch bệnh trong khi giữ nền kinh tế không suy sụp và hy vọng vào vaccine chưa chứng tỏ thành công.

“Chúng ta đang đối mặt với dịch bệnh gia tăng theo cấp số nhân,” Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier nói trong một hội nghị kinh tế trực tuyến Đức-Pháp tại Berlin. “Tại Đức con số lây nhiễm mới tăng từ 70 đến 75% so với tuần trước.”

Mỹ, Nga, Pháp, Thụy Điển, Ba Lan và những nước khác ghi nhận con số lây nhiễm kỷ lục trong những ngày gần đây vào lúc Bắc Bán Cầu đang bước vào mùa đông và mọi quan hệ xã hội trong không gian kín với nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Hơn 43,4 triệu người lây nhiễm virus corona trên toàn thế giới và 1.158.056 người chết, theo số liệu của Reuters. Mỹ đứng đầu con số lây nhiễm và tử vong.

Hàng trăm người biểu tình đổ ra đường phố nước Ý ngày 26/10 để biểu lộ sự giận giữ đối với vòng hạn chế mới nhất, trong đó có việc đóng cửa sớm các quán rượu và tiệm ăn. Một số cuộc biểu tình tại một số thành phố trở nên bạo động.

Tại thủ đô tài chánh Milan, Ý, những người trẻ ném bom xăng vào cảnh sát và cảnh sát đáp trả bằng lựu đạn cay. Tại Turin gần đó, các cửa hàng sang trọng bị đập vỡ cửa kính và một số bị cướp phá, khiến cho 10 người bạo loạn bị bắt.

Tại Pháp, Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin cảnh báo đất nước chuẩn bị cho “những quyết định khó khăn” sau khi một số hạn chế nghiêm ngặt hiện áp dụng tại Châu Âu thất bại trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Chính phủ Czech sẽ yêu cầu các nhà lập pháp gia hạn quyền lực khẩn cấp cho đến ngày 3/12, Thủ tướng Andrej Babis loan báo hôm 27/10 trong lúc chính phủ nỗ lực chặn đứng một trong những đà tăng lây nhiễm mạnh mẽ nhất tại Châu Âu.

Cho tới nay có ít nhất 8,54 triệu ca lây nhiễm và 251.000 người chết vì virus corona được báo cáo tại Châu Âu, theo dữ liệu của Reuters. Lục địa này ghi nhận 230.892 ca hôm 26/10, số cao kỷ lục.

Nga báo cáo 1,55 triệu ca nhiễm COVID, đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Nhà chức trách ra lệnh cho dân chúng mang khẩu trang tại một số nơi công cộng và yêu cầu các chính quyền địa phương cứu xét đóng cửa các quán rượu và tiệm ăn trong đêm.

Các ca lây nhiễm mới tại Bỉ, trong số những nước chịu tác hại nặng nề nhất Châu Âu, vượt trên 18.000 hôm 20/10, gia tăng gần gấp 10 lần điểm cao của đợt đại dịch mùa xuân.

Ngay cả nước Đức, được ca ngợi rộng rãi về đáp ứng thoạt tiên với đại dịch, cũng có dấu hiệu lo ngại vào ngày 27/10 về lây nhiễm gia tăng. Bộ trưởng kinh tế Altmaier nói nước Đức chắc chắn sẽ lên tới 20.000 ca một ngày vào cuối tuần này.

La Rioja, vùng sản xuất rượu vang của Tây Ban Nha ra lệnh đóng cửa tiệm ăn và quán rượu tại hai thị trấn lớn nhất trong 1 tháng. Một lệnh giới nghiêm trên toàn quốc đã được áp dụng kể từ ngày 25/10.

Thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm và đồng đô la Mỹ xuống dốc hôm 27/10 khi các nhà đầu tư chật vật vì đại dịch COVID tăng và không chắc chắn về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.

Tại Mỹ, con số bệnh nhân COVID-19 nhập viện tăng cao trong 2 tháng, làm căng thẳng hệ thống y tế tại một số tiểu bang. Số tử vong tại Mỹ dẫn dầu thế giới với hơn 225.300 người.

Illinois xuất hiện như một điểm nóng trong những tuần lễ gần đây, báo cáo hơn 31.000 ca mới trong 7 ngày qua, nhiều ca mới hơn bất cứ tiểu bang nào khác trừ Texas.

Những tiểu bang khác rút lại kế hoạch tái mở cửa để ngăn chặn virus lây lan vào lúc thời tiết lạnh đang đến trên toàn quốc.

Ngày 26/10, Thống đốc Idaho loan báo những cuộc tập họp trong không gian kín hơn 50 người bị cấm.

Thành phố El Paso, Texas, cũng đối mặt với những ca gia tăng làm các bệnh viện địa phương quá tải và các giới chức phải thiết lập những cơ sở thay thế để giúp giải tỏa các trung tâm y tế.

Pennsylvania một tiểu bang chiến trường tranh chấp nóng bỏng trong cuộc bầu cử tuần tới, ngày 27/10 báo cáo kỷ lục về những ca virus corona mới.

Trong khi đó một cuộc nghiên cứu của Trường đại học Hoàng gia London phát hiện mức kháng thể chống COVID suy giảm nhanh chóng trong dân số Anh hồi mùa hè, cho thấy sự bảo vệ sau lây nhiễm có thể không kéo dài. Các bệnh nhân bình phục cũng có thể bị suy não, các nhà nghiên cứu cảnh báo.

https://www.voatiengviet.com/a/ch%C3%A2u-%C3%A2u-m%E1%BB%B9-ch%E1%BA%ADt-v%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-%C4%91%C3%A0-t%C4%83ng-covid-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i/5638439.html

BT ký thỏa thuận 5G với Ericsson để loại bỏ Huawei

Leo Kelion

BT, Tập đoàn viễn thông Anh, đã ký một thỏa thuận sử dụng ăng-ten vô tuyến 5G, trạm chính và các thiết bị khác của Ericsson để nâng cấp mạng di động EE của mình.

BT cho biết họ dự kiến 50% tổng lưu lượng 5G sẽ được truyền qua bộ kit của công ty Thụy Điển.

Động thái này sẽ giúp hãng loại bỏ Huawei mà không hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp thiết bị mạng truy cập vô tuyến (Ran) khác là Nokia.

Động thái này diễn ra theo sau lệnh cấm của chính phủ Anh đối với các sản phẩm của công ty Huawei của Trung Quốc.

Các bộ trưởng Anh vào tháng Bảy đã thông báo rằng tất cả các nhà cung cấp dịch vụ di động của Vương quốc Anh phải ngừng mua thiết bị hạ tầng viễn thông Huawei 5G mới sau ngày 31 tháng 12 và cũng phải loại bỏ bất kỳ thiết bị 5G nào của họ đã mua trước ngày đó vào năm 2027.

Tuyên bố về mạng 5G của Viettel gây ngạc nhiên

Huawei: Anh ra giải pháp ‘dung hòa sức ép Mỹ – Trung Quốc’

Đây là kết quả của các lệnh trừng phạt do Washington áp đặt, theo đó chính phủ Mỹ tuyên bố Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia – một cáo buộc mà hãng này phủ nhận.

BT hiện đang trong quá trình sử dụng các sản phẩm của Ericsson để thay thế thiết bị của Huawei trong “lõi” vận hành – tức là các bộ phận nhạy cảm nhất trong mạng của họ định tuyến dữ liệu và cuộc gọi thoại qua các máy chủ để truyền đến đúng điểm đến.

Huawei đã công bố một báo cáo vào hôm thứ Tư tuyên bố lệnh cấm sản phẩm của họ ở Anh có thể khiến mất đi hàng nghìn việc làm và mất đi lợi ích kinh tế hàng tỷ bảng Anh do việc triển khai 5G mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-54721344

Covid-19 : Pháp có thể phong tỏa trở lại

Thanh Phương

Vào tối nay, 28/10/2020, lúc 20 giờ, tổng thống Emmanuel Macron sẽ lên đài truyền hình để thông báo với dân Pháp những biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn chận đà lây lan của dịch Covid-19, thậm chí phong tỏa toàn quốc trở lại trong 4 tuần.

Các biện pháp nói trên, mà chính phủ nhìn nhận là sẽ « mất lòng dân », đã được quyết định vào buổi sáng trong cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng, diễn ra trước cuộc họp Hội đồng bộ trưởng hàng tuần. Ngay từ hôm qua, thủ tướng Jean Castex đã cho rằng các biện pháp mới là « cần thiết » để phòng chống virus corona. Trên mạng Twitter, ông Castex cho biết ông sẽ đệ trình các biện pháp đó lên Quốc Hội ngày mai.

Nhiều kịch bản đã được nêu lên, từ việc ban hành lệnh giới nghiêm chặt chẽ hơn (hiện là từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng đối với 2/3 dân Pháp), cho đến việc phong tỏa toàn quốc trở lại trong một tháng. Nhưng lệnh phong tỏa mới có thể sẽ không nghiêm ngặt bằng lệnh phong tỏa vào mùa xuân năm nay, tức là các trường học và các cửa hàng siêu thị vẫn được mở cửa, như Ailen đang làm.

Ngay từ thứ Hai, chủ tịch tổ chức của giới chủ MEDEF, Geoffroy Roux de Bézieux đã cảnh báo là nếu phong tỏa trở lại giống như vào tháng 3, kinh tế Pháp sẽ sụp đổ, sẽ sụt giảm ít nhất là 10%.

Theo các số liệu do cơ quan Y tế Công cộng Pháp công bố hôm qua, trong vòng 24 giờ đã có thêm 33.417 ca nhiễm Covid-19, thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục hơn 50.000 của hôm Chủ nhật. Nhưng con số ca tử vong lại lên đến 523 người, cao hơn 226 ca so với ngày hôm trước. Còn số bệnh nhân Covid-19 phải được đưa vào phòng hồi sức thì vẫn tiếp tục tăng, hôm qua đã lên đến 2.900 người, tức là chiếm phân nửa tổng số 5.800 giường bệnh trong các khoa hồi sức trên toàn nước Pháp.

Hôm qua, phát ngôn viên chính phủ Gabriel Attal đã cảnh báo là nếu không có hành động kiên quyết, trong vòng 15 ngày nữa, số bệnh nhân trong các khoa hồi sức cao bằng mức đỉnh của mùa xuân vừa qua. Trước đó, hôm thứ Hai, bác sĩ Jean-François Delfraissy, chủ tịch Hội đồng Khoa học cố vấn cho chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 đã bày tỏ lo ngại là làn sóng dịch thứ hai sẽ mạnh hơn làn sóng thứ nhất.

Đức cũng siết chặt các biện pháp

Nước Đức hiện cũng đang dự trù các biện pháp mới nghiêm ngặt hơn để ngăn chận làn sóng dịch Covid-19 thứ hai : đóng cửa trong 1 tháng các quán bar, nhà hàng, cơ sở thể thao và văn hóa. Đó là những đề nghị của chính phủ Angela Merkel sẽ được đưa ra thảo luận với lãnh đạo các vùng hôm nay.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201028-phap-covid-19-tai-phong-toa

Pháp – Thổ : Ankara phản ứng kịch liệt

 với tranh biếm họa Erdogan của tuần báo Pháp

Anh Vũ

Trong số báo ra ngày 28/10/2020, tuần báo trào phúng Pháp Charlie Hebdo đăng bức tranh biếm họa tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ngay lập tức Ankara đã phản ứng gay gắt, lên án tờ báo Pháp « kỳ thị văn hóa ».

Ông Fahrettin Altun, cố vấn báo chí của tổng thống Erdogan, viết trên Twitter rằng Thổ Nhĩ Kỳ lên án hành động của tuần báo Pháp là kỳ thị văn hóa và gây thù hận và coi đó là kết quả của chương trình chống đạo Hồi của tổng thống Emmanuel Macron.

Bộ phận báo chí của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã ra thông cáo bằng tiếng Pháp cho biết Ankara sẽ có hành động về tư pháp cũng như ngoại giao để đáp trả vụ đăng tranh biếm họa này.

Charlie Hebdo là tuần báo trào phúng đã từng nhiều lần đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed của người Hồi giáo. Năm 2015, tòa báo đã bị khủng bố Hồi giáo tấn công sát hại 12 nhà báo.

Tranh biếm họa của tuần báo đã được đưa lên mạng internet từ tối 27/10, cho thấy ông Erdogan mặc áo T-shirt và quần lót đang uống bia và vén váy một phụ nữ chùm mặt.

Phản ứng với những phát biểu của ông Emmanuel Macron về vấn đề tự do báo chí có liên quan đến Hồi giáo, tổng thống Erdogan đã sỉ vả tổng thống Pháp có vấn đề tâm thần. Những phát ngôn như vậy gây sự cố ngoại giao lớn giữa hai nước vốn đã căng thẳng thời gian gần đây.

Căng thẳng giữa Paris và Ankara giờ lan ra rộng, không ngoại trừ cả trong thể thao. Tối 28/10, trong khuôn khổ giải đấu Champions League của bóng đá châu Âu. Câu lạc bộ Pháp, Paris Saint-Germain tới làm khách trên sân của câu lạc bô Thổ Nhĩ Kỳ Basaksehir tại Istanbul. Trận đấu diễn ra không khán giả vì dịch Covid-19, nhưng ngay từ khi chưa bắt đầu, đã có dấu hiệu căng thẳng dấy lên trên mạng xã hội, trong người hâm mộ bóng đá ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông tín viên RFI tại Istanbul Anne Andlauer tường trình :

“Khi ông Recep Tayyip Erdogan kêu gọi tẩy chay tất cả các hàng hóa Pháp, nhiều người hâm mộ bóng đá ở Thổ Nhĩ Kỳ đã nghĩ ngay đến trận bóng giữa câu lạc bộ Basaksehir và Paris Saint-Germain.

Một số người còn đưa lên mạng xã hội những dòng thông điệp có nội dung mập mờ giữa tếu táo và nghiêm túc. « Tôi tẩy chay nước Pháp và đặt cược vào Basaksehir », một người mê cá cược tung lên Twitter. Một cư dân mạng khác của Thổ Nhĩ Kỳ thì đề xuất : « Tẩy chay sản phẩm Pháp phải bắt đầu với Basaksehir. Mong rằng câu lạc bộ này từ chối trận đấu với Paris Saint-Germain ». Một người khác, có vẻ như không ủng hộ câu lạc bộ của thành phố Istanbul thì hài hước : « Câu lạc bộ Basaksehir phải từ chối bàn thắng của Paris Saint-Germain ».

Ý thức được không khí căng thẳng giữa hai nước, lãnh đạo đội Basaksehir muốn trấn an Paris Saint-Germain trước trận đấu. Chủ tịch câu lạc bộ của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Goksel Gumusdag nói : « Paris Saint-Germain và ông Nasser là những người bạn ». Nasser Al-Khelaifi người Qatar là chủ tịch của câu lạc bộ Paris Saint-Germain”. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201028-ph%C3%A1p-th%E1%BB%95-ankara-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-tranh-bi%E1%BA%BFm-h%E1%BB%8Da-erdogan-c%E1%BB%A7a-tu%E1%BA%A7n-b%C3%A1o-ph%C3%A1p

Ba Lan : Lãnh đạo đảng cầm quyền lên án

các cuộc biểu tình đòi quyền phá thai

Thanh Phương

Hôm qua, 27/10/2020, ông Jaroslaw Kaczinski, lãnh đạo đảng Pháp luật và Công lý, cầm quyền ở Ba Lan theo xu hướng cực kỳ bảo thủ, đã lên án những người biểu tình đòi quyền phá thai cho phụ nữ là « phá hoại đất nước ».

Tuyên bố này chắc chắc sẽ không làm dịu căng thẳng ở Ba Lan, vào lúc đang có tổng đình công trên toàn quốc và những người biểu tình đưa ra những yêu sách khác.

Từ Vacxava, thông tín viên Sarah Bakaloglou tường trình :

Tập hợp trước Quốc Hội Ba Lan, Anja và Claudia thuộc thế hệ lớn tuổi trong số những người biểu tình đòi quyền phá thai cho phụ nữ. Nhưng hai người bạn này vui mừng vì thấy phong trào phản kháng của những năm trước không giống gì với phong trào năm nay.

Claudia nói : « Vào năm 2016, tôi chưa thấy có nhiều người trẻ xuống đường như thế. Thật là khác hẳn ! Chúng ta đang ở vào thời điểm là giới trẻ đã quá chán cái chính phủ này ». Về phần Anja, cô nói : « Sẽ không có ai xoa dịu họ được, dù là linh mục, cảnh sát hay chính phủ. Giới trẻ nhìn thấy rõ những điều sai trái ».

Đòi quyền phá thai là khởi điểm của phong trào, nhưng nay các yêu sách của những người biểu tình đi xa hơn : phục hồi sự độc lập của ngành tư pháp, chấm dứt ảnh hưởng của Giáo hội đối với chính trị.

Đại diện cho phong trào đình công của phụ nữ, Klementyna Suchanow, thổ lộ : « Chúng tôi muốn tổ chức một kiểu hội đồng mà trong đó các chuyên gia, đại diện chính quyền, các nhà hoạt động và những người biểu tình ngồi lại với nhau để thảo luận về phương cách tổ chức lại đất nước. Ai cũng đòi chính phủ này phải từ chức ».

Sau cuộc tổng đình công toàn quốc hôm nay, các cuộc biểu tình lớn sẽ lại được tổ chức ở thủ đô Ba Lan thứ Sáu tuần này.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201028-ba-lan-bieu-tinh-luat-han-che-pha-thai

Azerbaijan tiến gần mục tiêu cô lập Thượng Karabakh

Anh Vũ

Xung đột tại Thượng Karabakh đang vào giai đoạn quyết định. Quân đội Azerbaijan trên đà thắng lợi tiếp tục tiến sâu hơn vào vùng đất ly khai từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Sau một tháng giao tranh từng ngày, Azerbaijan đang tiến gần mục tiêu cuối cùng, kiểm soát hành lang Latchine để có thể cô lập toàn bộ khu vực Thượng Karabakh mà phần lớn dân cư là người Armenia.

Thông tín viên RFI Regis Genté tại Erevan gửi về bài tường trình ::

Đây sẽ là một trận chiến quyết định. Từ một tuần nay, quân đội Azerbaijan đã giành được sườn phía nam Thượng Karabakh, toàn bộ thung lũng nằm dọc bên con sông Araxe làm biên giới với Iran.

Pháo binh kết hợp với hàng chục máy bay tấn công không người lái đã giúp Baku liên tiếp giành thắng lợi. Tấn công các vùng núi, phần chủ chốt của lãnh thổ Karabakh là một việc hoàn toàn khác.

Đó là lý do để quân đội Azerbaijan chọn đánh ngược từ các huyện phía nam lên vành đai Latchine. Hiện đây là conđường huyết mạch duy nhất để Armenia tiếp viện quân và vũ khí cho Thượng Karabakh.

Một tuyến đường khác nối Armenia với Karabakh, chạy qua huyện Kelbadjar, đã không còn sử dụng được vì bị pháo binh và không quân Azerbaijan phá hủy.

Xung đột dường như đang tiến gần đến đoạn kết. Đó là khi Azerbaijan cô lập phần đất Karabagh của Armenia và bao vây phong tỏa toàn bộ tỉnh ly khai này.

Nhưng chưa có gì kết thúc. Phía Armenia vẫn quyết tâm không để mất hành lang Lachine và tiếp sau đó là thành phố Chouchi, nơi đã được tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev ấn định là điểm ưu tiên hàng đầu cho quân đội.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201028-thuong-karabakh-azerbaijan-armenia-xung-dot

Qatar xin lỗi vụ bắt buộc khám phụ khoa

tại sân bay Doha

Anh Vũ

Sau khi bắt buộc khám phụ khoa nhiều phụ nữ bị nghi đã bỏ rơi một trẻ sơ sinh tại sân bay Doha, hôm nay 28/10/2020, chính quyền Qatar đã chính thức xin lỗi, lấy làm tiếc vì « việc làm đã vi phạm quyền tự do cá nhân ».

Chính phủ Qatar đã nhận sai lầm về việc buộc nhiều phụ nữ khám phụ khoa tại sân bay Doha, sau khi phát hiện một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Ngày 28/10, trang thông tin của chính phủ Qatar đăng thông cáo viết : « Cho dù mục đích của các kiểm tra được quyết định khẩn cấp để là nhằm ngăn chặn thủ phạm của tội ác kinh hoàng này chạy trốn, Nhà nước Qatar lấy làm tiếc về việc làm vi phạm quyền tự do cá nhân của hành khách ».

Hôm 2/10, sau khi phát hiện một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong nhà vệ sinh của nhà ga, các nhân viên của sân bay Doha đã buộc hành khách trên chuyến bay đi Sidney (Úc) phải xuống máy bay, buộc nhiều phụ nữ phải kiểm tra phụ khoa để xác định người vừa sinh con.  

Sau đó, chính quyền Úc cho biết đã được báo nhiều chuyến bay khác cũng bị liên lụy vụ việc này. Sự cố trên đã gây tranh cãi ngoại giao giữa Canberra và Doha. Úc phản đối gay gắt vì các kiều dân của họ bị đối xử như vậy.

Ngoại trưởng Úc, bà Marise Payne, ngày 28/10 nói trước Quốc Hội là có nhiều phụ nữ ở trên « 10 máy bay » đã bị cưỡng chế kiểm tra phụ khoa. Bà  Payne cho biết thêm, 18 phụ nữ trong đó có 13 công dân Úc, liên quan đến vụ việc hy hữu này.

Các giới chức Úc còn cho biết Canberra  sẽ hợp tác với các nước để cùng bày tỏ quan ngại về hành vi lạm dụng trên của chính quyền Qatar.

Vụ việc bê bối này có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quốc gia vùng Vịnh đang cố gắng chăm chút hình ảnh chuẩn bị đón Cúp Bóng đá Thế giới 2022. Những năm gần đây, Qatar đã không tiếc tiền đầu tư vào truyền thông, văn hóa thể thao để nâng cao uy tín quốc tế.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201028-qatar-uc-su-co-hang-khong

Đài Loan cám ơn Mỹ vì hỗ trợ quốc đảo gói vũ khí mới

Lục Du

Đài Bắc hôm thứ Ba (27/10) đã cảm ơn Washington về đề xuất bán gói vũ khí mới cho Đài Loan giúp quốc đảo tăng cường khả năng quốc phòng, theo Taipei Times.

“Chính phủ Đài Loan cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ đã một lần nữa cung cấp các vũ khí phòng thủ quan trọng sau thông báo về gói vũ khí gồm ba phần bán [cho Đài Loan] vào tuần trước”, phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Đài Loan Trương Đôn Hàm cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba.

“Việc mua bán này một lần nữa cho thấy hành động cụ thể của chính phủ Hoa Kỳ nhằm thực hiện các cam kết an ninh theo ‘sáu đảm bảo’ và Đạo luật Quan hệ Đài Loan, đồng thời chứng tỏ rằng chính phủ Hoa Kỳ coi việc hỗ trợ Đài Loan tăng cường năng lực tự vệ của chúng tôi là một vấn đề rất quan trọng”, ông Trương nói.

Đối mặt với chủ nghĩa bành trướng và khiêu khích quân sự của chính quyền Trung Quốc, Đài Loan sẽ hiện đại hóa hơn nữa khả năng quốc phòng và nâng cấp khả năng tác chiến phi đối xứng, nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, Tuyên bố cho biết.

Gói vũ khí mới nhất mà Mỹ muốn bán cho Đài Loan bao gồm tới 100 Hệ thống Phòng thủ Bờ biển Harpoon và các thiết bị liên quan với chi phí ước tính là 2,37 tỷ USD, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Lầu Năm Góc cho biết trong một thông cáo báo chí.

Ngoài ra gói vũ khí mới còn có 400 tên lửa phóng từ bề mặt RGM-84L-4 Harpoon Block II, bốn tên lửa tập trận RTM-84L-4 Harpoon Block II, 411 container, 100 đơn vị vận chuyển bệ phóng Hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon, 25 xe tải radar và các dịch vụ hậu cần liên quan và hỗ trợ khác, tuyên bố cho hay.

Gói vũ khí mà chính phủ Mỹ đề xuất lên Nghị viện xem xét sẽ cải thiện khả năng của bên nhận qua đó gia tăng khả năng đối phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai, khi nó cung cấp một giải pháp linh hoạt để tăng cường khả năng phòng thủ trên mặt đất và trên không cho Đài Loan, tuyên bố cho biết thêm.

Mỹ đã bình thường hóa việc bán vũ khí của mình cho Đài Loan và đã xem xét các yêu cầu mua vũ khí của Đài Loan, thay vì giữ lại và phê duyệt các đề xuất tích lũy cùng một lúc, Nghị sĩ đảng Dân Tiến Vương Định Vũ viết trên Facebook.

Ông Vương cho biết thêm, vũ khí mà Mỹ cung cấp có khả năng tác chiến tầm xa và chính xác, có thể được tích hợp với các hệ thống vũ khí hiện có của Đài Loan.

Sau khi Washington vào tuần trước thông báo về đề xuất bán thêm vũ khí cho Đài Loan, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm thứ Hai tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhà sản xuất vũ khí Lockheed Martin Corp, Raytheon Technologies Corp và các công ty khác của Mỹ có liên quan đến hợp đồng mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan.

Trong khi đó, Uông Văn Bân, một phát ngôn viên khác Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đe dọa rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện “các biện pháp cần thiết” để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia nếu Mỹ không từ bỏ kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-cam-on-my-vi-quyet-dinh-ban-goi-vu-khi-moi.html

Thủ tướng Đài Loan: Tập Cận Bình chớ mong

lấy ‘chiến tranh’ dọa người Đài Loan

Vũ Dương

Trước những lời lẽ mang tính đe dọa của ông Tập Cận Bình, Thủ tướng Đài Loan nói, người dân Đài Loan không bao giờ muốn phát sinh mâu thuẫn với nước khác, chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi cũng không muốn người khác mang “chiến tranh” ra đe dọa chúng tôi, theo SOH.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình tại Lễ kỷ niệm 70 năm ” Kháng Mỹ viện Triều” (Kháng chiến chống Mỹ, viện trợ Triều Tiên) cử hành vài ngày trước đã đặc biệt nhấn mạnh, rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ thế lực nào xâm phạm và chia cắt lãnh thổ của tổ quốc, nếu không sẽ “đánh phủ đầu” thế lực đó.

Trong bối cảnh tình hình căng thẳng của Bắc Kinh với xã hội quốc tế ngày càng leo thang, những lời lẽ này của ông Tập được cho là đang ám chỉ Hoa Kỳ, Hồng Kông và Đài Loan.

Trước những lời lẽ mang tính đe dọa của ông Tập Cận Bình, Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương hôm Chủ nhật (ngày 25/10) đã trả lời truyền thông rằng: “Chúng tôi không bao giờ xung đột với mọi người, nhưng quyết tâm bảo vệ quê hương của chúng tôi cũng nhất định vô cùng kiên định. Chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng cũng đừng vì vậy mà nghĩ rằng có thể mang ‘chiến tranh’ ra để đe dọa người dân Đài Loan chúng tôi”.

Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương nói rằng Tổng thống Thái Anh Văn khi đọc diễn văn trong ngày Quốc khánh 10/10 năm nay đã đặc biệt trích dẫn một đoạn trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Liên Hợp Quốc: “Trung Quốc không bao giờ muốn làm bá chủ thế giới. Trung Quốc sẽ không mở rộng, không mưu cầu phạm vi ảnh hưởng”. Tổng thống Thái đã hy vọng rằng ông Tập Cận Bình sẽ có thể nói được làm được.

Ông Tô Trinh Xương cũng cho biết vào hôm 25/10 khi đến địa khu Tam Hiệp ở Đài Bắc để kỷ niệm 120 năm thành lập Nông hội: “Trong 120 năm kể từ khi Nông hội thành lập đến nay, chính phủ đã sát cánh cùng nông dân, mưu cầu phúc lợi cho những người nông dân; để phát triển vùng đất này, mọi người có thể tưởng tượng chúng tôi đã vất vả đến thế nào”.

“Người dân Đài Loan đã bao đời nay luôn kiên định trong việc gìn giữ quê hương, giữ vững tự do dân chủ, làm chủ vùng đất này. Người dân Đài Loan không bao giờ muốn phát sinh mâu thuẫn với người khác, chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi cũng không muốn người khác lấy chiến tranh ra để đe dọa người dân Đài Loan chúng tôi”.

Có kênh truyền thông hỏi về việc cựu Tổng thống Mã Anh Cửu chỉ trích Đảng Dân Tiến, ông Mã muốn gộp ngày Tái Độc Lập 25/10 của Đài Loan với “Nguyên tắc Một Trung Quốc” của ĐCSTQ lại với nhau và yêu cầu mọi người phải đọc nhiều hơn lịch sử cận đại để có tiêu chuẩn so sánh. Ông Tô Trinh Xương trả lời rằng trước nhiều ý kiến ​​khác nhau của xã hội Đài Loan, trong một đất nước dân chủ như Đài Loan, mọi người đều có thể tự do bày tỏ các ý kiến khác nhau. Nhưng với tư cách là cựu Tổng thống Đài Loan, khi nói bất cứ điều gì thì tốt nhất nên lấy lợi ích của Đài Loan để cân nhắc trước tiên.

Ông Tô Trinh Xương chỉ ra rằng khi dịch bệnh mới bùng phát ở Đài Loan, khẩu trang trong nước rõ ràng là không đủ, nhưng ông Mã Anh Cửu lại lớn tiếng chê trách chính phủ bất tài, trong khi chủ trương gửi khẩu trang đến Trung Quốc. Ông Tô Trinh Xương hy vọng rằng ông Mã Anh Cửu lắng nghe dân ý của đại đa số người dân Đài Loan và quan tâm hơn đến lịch sử cũng như tình cảm của người dân dành cho mảnh đất này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-dai-loan-tap-can-binh-cho-mong-lay-chien-tranh-doa-nguoi-dai-loan.html

Trung Cộng sẽ trừng phạt các công ty Hoa Kỳ

tham gia bán vũ khí cho Đài Loan

Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào hôm thứ hai (26 tháng 10), tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ông Zhao Lijian, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng cho biết, quốc gia này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Hoa Kỳ tham gia vào việc Washington bán vũ khí cho Đài Loan.

Theo đó, 3 công ty Lockheed Martin, Boeing Defense và Raytheon sẽ bị trừng phạt. Tuy nhiên, ông không cho biết những lệnh trừng phạt trên sẽ dẫn đến những hậu quả gì. Vào tuần trước, Ngũ Giác Đài cho hay, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã thông qua việc bán 3 hệ thống vũ khí tiềm năng cho Đài Loan, bao gồm cảm biến, hỏa tiễn và pháo với tổng giá trị có thể lên đến 1.8 tỷ Mỹ kim.

Theo tờ Bloomberg đưa tin, ông Zhao cho biết, Trung Cộng lên án mạnh mẽ việc bán vũ khí cho Đài Loan. Do vậy, để bảo vệ lợi ích quốc gia, Trung Cộng quyết định thực hiện các biện pháp cần thiết và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Hoa Kỳ trên, cũng như những cá nhân và công ty có hành động không tốt trong quá trình bán vũ khí.

Trước đây, Trung Cộng đã từng trừng phạt các công ty Hoa Kỳ, trong đó có hãng Lockheed Martin vì bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng không rõ họ đã thực hiện dưới hình thức nào. Chính quyền tổng thống Trump đã tăng cường hỗ trợ Đài Loan thông qua việc bán vũ khí và thực hiện các chuyến thăm của các viên chức cao cấp, làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. (BBBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-se-trung-phat-cac-cong-ty-hoa-ky-tham-gia-ban-vu-khi-cho-dai-loan/

Người Duy Ngô Nhĩ : Các nghị sĩ Mỹ

đòi tuyên bố Trung Quốc phạm tội “diệt chủng”

Anh Vũ

Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ thuộc hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa hôm qua, 27/10/2020, đã trình một nghị quyết đề nghị tuyên bố Trung Quốc là thủ phạm nạn « diệt chủng » người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Các thượng nghị sĩ Mỹ nêu rõ trong văn kiện là « chiến dịch trấn áp của Trung Quốc nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và Kirghzstan, cũng như nhiều nhóm sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo khác trong vùng tự trị Tân Cương là phạm « tội diệt chủng ». Ngay lập tức, ngày 28/10, Bắc Kinh đã lên tiếng phản ứng gay gắt, lên án các cáo buộc của nhóm nghị sĩ Mỹ  là « dối trá nhằm chống Trung Quốc, vì động cơ chính trị… ».

Thượng nghị sĩ John Cornyn, đại diện cho nhóm các nghị sĩ nói trên cho biết đây là văn bản ghi nhận tội ác để làm cơ sở buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những « hành động tày đình » của mình.

Còn thượng nghị sĩ Dân Chủ Jeff Merkley cho rằng văn kiện chỉ cho thấy Hoa Kỳ « không thể im lặng ». Việc Trung Quốc truy bức người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm sắc tộc  thiểu số theo Hồi giáo khác  như : « Giám sát, bỏ tù, tra tấn và đưa vào trại cải tạo, đơn giản đó là tội diệt chủng », ông Merkle, giải thích thêm.

Tuy nhiên, ít có khả năng nghị quyết trên được nhanh chóng thông qua vì Thượng Viện Mỹ hiện đang trong kỳ nghỉ cho đến tận sau ngày bầu cử tổng thống 03/11.

Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, gần đây khẳng định có hơn một triêu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại tập trung ở Tân Cương. Bắc Kinh vẫn phủ nhận con số trên nhưng thừa nhận chỉ có các trung tâm đào tạo nghề, nhằm giúp người Duy Ngô Nhĩ có việc làm, không bị khủng bố Hồi Giáo lôi kéo.

Chính quyền Mỹ vẫn khẳng định và lên án các hành động trấn áp sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ nhưng vẫn ngại sử dụng từ « diệt chủng ». Theo công ước Liên Hiệp Quốc, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ ngăn chặn và trừng phạt tội diệt chủng. Gần đây khi đề cập đến tình hình Tân Cương, cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng, Robert O’Brian, đã nhận định chiến dịch trấn áp người Duy Ngô Nhĩ ở

Tân Cương là gần với tội « diệt chủng ». Ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ Joe Biden thì nói thẳng đó là tội diệt chủng và hứa sẽ kiên quyết với Bắc Kinh nếu đắc cử tổng thống Mỹ.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201028-my-len-an-trung-quoc-diet-chung-duy-ngo-nhi

Sắp ngã ngựa, Phó chủ tịch TQ Vương Kỳ Sơn ‘hồi sinh’

 nhờ vụ bê bối nhà Biden, theo chuyên gia

Vũ Dương

Lần hợp tác trở lại này của hai ông Tập – Vương không biết sẽ được bao lâu, nhưng nói chung, chiến trường chính của sự kiện ổ cứng là ở Bắc Mỹ, nhưng chiến trường phụ là ở Bắc Kinh, theo bài viết trên NTDTV.

Cách đây không lâu, Đổng Hồng, cựu Thứ trưởng Tổ tuần tra Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cánh tay đắc lực của ông Vương Kỳ Sơn ngã ngựa và bị điều tra. Trước đó không lâu, ông Nhậm Chí Cường – người bạn thân lâu năm của ông Vương Kỳ Sơn bị kết án 18 năm tù. Những vụ việc này được cho là dấu hiệu quan trọng cho thấy ông Vương Kỳ Sơn đã thất thế.

Tuy nhiên, vào ngày 19/10, ông Vương Kỳ Sơn đã xuất hiện công khai tại hội triển lãm tưởng niệm 70 năm “kháng Mỹ viện Triều”. Ngày 24/10, ông Vương Kỳ Sơn xuất hiện tại Hội nghị thượng đỉnh tài chính Bến Thượng Hải. Vương Kỳ Sơn đã sống lại, tại sao vậy? Bởi sự kiện ổ cứng của con trai ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden.

Sự thay đổi trong vấn đề này rất có thể bắt đầu từ việc ông Tập Cận Bình đột ngột rời Thâm Quyến sau khi tham dự Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến ngày 14/10, khi mà chuyến công du miền nam của ông Tập vẫn chưa kết thúc. Tại thời điểm đó, có ba đồn đoán trên phương tiện truyền thông liên quan đến việc ông Tập Cận Bình vội vàng rời Thâm Quyến về lại Bắc Kinh.

Thứ nhất là Tập Cận Bình bị ho liên tục trong lúc đọc bài phát biểu tại buổi lễ, dấy lên nghi ngờ rằng ông có thể đã dính viêm phổi Vũ Hán; thứ hai là tình hình dịch bệnh ở miền bắc cần sự chỉ huy của ông Tập Cận Bình; thứ ba là Phiên họp toàn thể lần thứ Năm của ĐCSTQ phát sinh biến cố.

Về ba đồn đoán này, ông Triệu Bồi, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, hôm qua (27/7) trong tiết mục truyền hình của đài truyền hình NTDTV đã khẳng định rằng,

Nguyên nhân thật sự khiến Tập Cận Bình vội vàng quay về Bắc Kinh, Vương Kỳ Sơn bất ngờ sống lại, vào thời điểm đó, sự kiện lớn có thể ảnh hưởng đến chính trường Trung Quốc là vụ bê bối ổ cứng của Hunter Biden được tờ “New York Post” đưa tin vào lúc 5 giờ sáng cũng đúng vào ngày 14/10.

Xâu chuỗi toàn bộ sự việc này lại với nhau, lúc 5 giờ chiều ngày 14/10, ông Tập Cận Bình mau chóng trở về Bắc Kinh để xử lý vụ bê bối ổ cứng sau khi nhận được thông tin trên tờ New York Post, khiến ông Tập Cận Bình phải một lần nữa phải trọng dụng ông Vương Kỳ Sơn. Vậy nên, ông Vương Kỳ Sơn đã sống lại và bắt đầu xuất hiện công khai trên các phương tiện truyền thông, thậm chí Thường vụ Bộ Chính trị đã tổ chức cuộc họp kéo dài mấy ngày liền chính là vì con trai của ông Joe Biden và Vương Kỳ Sơn.

Tại sao nhất định phải dùng đến ông Vương Kỳ Sơn trong vụ việc này? Mọi người thử nghĩ xem, ông Vương Kỳ Sơn đang giữ chức vụ gì? Phó chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức năng của ông ta là gì? Thống nhất Mặt trận, tức là người quản lý đặc vụ ở hải ngoại, đây là nguyên nhân đầu tiên.

Nguyên nhân thứ hai là truyền thông nước ngoài đã liên kết vụ bê bối ổ cứng của Hunter Biden với ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn. Ví dụ, trong bức ảnh của ông Diệp Giản Minh (Ye Jianming) – người có quan hệ với con trai của ông Joe Biden, trong ổ cứng đó chính là có bức ảnh chụp chung với ông Tập Cận Bình.

Trên thực tế là ông Diệp Giản Minh đã bị bắt vào năm 2018, hơn nữa còn do chính ông  Tập Cận Bình hạ lệnh bắt giữ. Nói từ tầng quan hệ này, Ông Diệp Giản Minh hẳn là quân cờ được bố trí bởi những người lãnh đạo cấp phó quốc gia như ông Tăng Khánh Hồng, Lệnh Kế Hoạch.

Dẫu là Giang Trạch Dân hay Tăng Khánh Hồng phanh phui vụ bê bối của con trai ông Joe  Biden, vốn được xem là bí mật hàng đầu của Mặt trận Thống nhất ĐCSTQ, ngay trước thềm bầu cử Hoa Kỳ, điều đó chứng minh rằng ông Tập Cận Bình còn lâu mới làm chủ được toàn bộ nguồn tài nguyên gián điệp của phe cánh ông Giang Trạch Dân. Xuất phát từ lợi ích chung, ông Tập Cận Bình một lần nữa buộc phải hợp tác với ông Vương Kỳ Sơn.

Mặc dù ông Vương Kỳ Sơn đã sống lại, có điều Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn vẫn là có mâu thuẫn, nếu không thì Đổng Hồng đã không ngã ngựa. Lần hợp tác trở lại này của hai ông Tập – Vương không

biết sẽ được bao lâu, nhưng nói chung, chiến trường chính của sự kiện ổ cứng là ở Bắc Mỹ, nhưng chiến trường phụ là ở Bắc Kinh. Ủy ban Thường vụ đã có cuộc họp kéo dài 4 ngày liền, chính là vì ảnh hưởng của ổ cứng.

Ông Vương Kỳ Sơn sống lại để xử lý mối quan hệ Trung-Mỹ, hệ thống Mặt trận Thống nhất và thậm chí là các Hệ thống gián điệp khác sắp đứng trước một làn sóng thanh trừng mới.

https://www.dkn.tv/the-gioi/sap-nga-ngua-pho-chu-tich-tq-vuong-ky-son-hoi-sinh-nho-vu-be-boi-nha-biden-theo-chuyen-gia.html

Trung Quốc: Muốn giữ đền? Phải thờ Mao Trạch Đông

Hải Lam

Khi Bắc Kinh vẫn tiếp tục các cuộc đàn áp tôn giáo trên cả nước, chỉ những đền chùa tôn thờ Mao Chủ tịch mới không bị đóng cửa hay phá dỡ.

Một người dân huyện Tân Dã, thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, nói với trang Bitter Winter rằng, tất cả các ngôi đền đã bị đóng cửa trong thời gian phong toả vì virus Vũ Hán, ngoại trừ ngôi đền thờ Mao Trạch Đông. “Những dòng người liên tục đến bái lạy Mao Trạch Đông. Chính phủ chưa bao giờ hạn chế hoặc đóng cửa ngôi đền”, người dân này nói.

Vào tháng 7, trước khi mở cửa trở lại các địa điểm tôn giáo do lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, Phòng phụ trách các vấn đề tôn giáo của huyện không chỉ yêu cầu thực hiện các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về phòng chống dịch bệnh mà còn ra lệnh huỷ bỏ sách tôn giáo và đồ thắp hương khỏi các ngôi đền.

Vào tháng 8, một ngôi đền của Đạo giáo đã bị chính quyền kiểm tra 3 lần. Để mở cửa lại, các quan chức đã ra lệnh đốt kinh sách và đuổi một ni cô sống trong khuôn viên chùa. Ngôi đền vẫn đóng cửa ngay cả khi mọi yêu cầu đã được thực hiện.

Đền La Hán ở huyện Tân Thái, thành phố Trú Mã Điếm của Hà Nam chật kín người ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Mặc dù ngôi đền không có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, tài sản và đăng ký địa điểm hoạt động tôn giáo, nhưng mọi người vẫn có thể đến thăm ngôi đền nhờ bức tranh treo tường Mao Trạch Đông.

“Chỉ những ngôi đền có tượng Mao Trạch Đông mới được phép mở cửa,” một người dân huyện Tân Thái nói.

Người đứng đầu một đền thờ ở huyện Chá Thành, thành phố Thương Khâu, Hà Nam giải thích rằng địa điểm của ông được phép mở cửa trong thời gian đại dịch vì nơi đây có tượng Mao Trạch Đông. “Ngôi đền của chúng tôi không có bất kỳ giấy tờ nào, nhưng chính phủ không cấm. Nhiều người đến đây thờ phượng trong thời gian dịch bệnh, và sẽ còn nhiều người hơn nữa đến”, người quản lý ngôi đền nói.

Một ngôi đền khác ở huyện Chá Thành có các tác phẩm điêu khắc của Mao Trạch Đông và mười thống chế Quân đội Giải phóng Nhân dân. Người quản lý ngôi đền này nói họ chưa bao giờ nhận được thông báo đóng cửa từ chính phủ.

Nhiều ngôi chùa tôn giáo dân gian trong quận đã đặt hàng tượng Mao Trạch Đông để tránh việc phá dỡ.

“Nếu một ngôi đền không thờ Mao Chủ tịch, nhà nước sẽ không cho phép người dân vào trong đó”, một người dân huyện Chá Thành nói. “Ngay sau khi bức tượng của ông ấy xuất hiện, ngôi đền sẽ không bị đóng cửa”.

“Các quan chức chính phủ không phá hủy các ngôi đền có tượng Mao Trạch Đông,” một người quản lý ngôi đền trong khu vực khẳng định.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-muon-giu-den-phai-tho-mao-trach-dong.html

Bắc Kinh bị nghi ngờ tiếp tục lừa dối

về dịch Covid đang diễn ra ở Tân Cương

Lục Du

Những dữ kiện về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán ở Tân Cương, Trung Quốc, cho thấy nó nghiêm trọng hơn rất nhiều những gì mà giới chức địa phương và truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin.

Theo Epoch Times, sau khi một trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán duy nhất được phát hiện ở vùng Tân Cương, các nhà chức trách đã tiến hành các biện pháp khắc nghiệt để kiểm tra tất cả 4,75 triệu cư dân của thành phố Kashgar trong vòng hai ngày.

Việc chính quyền cho thử nghiệm Covid nhanh trên phạm vi rộng đã khiến một số nhà phê bình tự hỏi liệu các quan chức Tân Cương có đang cung cấp thông tin trung thực về đợt bùng phát dịch mới nhất hay không.

Vào ngày 27/10, nhà chức trách Kashgar tuyên bố rằng có tổng cộng 183 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán đã được phát hiện trong đợt xét nghiệm. Tất cả họ đều liên quan tới ca nhiễm bệnh đầu tiên ở quận Shufu, nơi phát hiện một thiếu nữ 17 tuổi mắc Covid trong quá trình xét nghiệm định kỳ.

Các quan chức địa phương đã liên hệ các trường hợp nhiễm bệnh mới với một xưởng may ở ngoại ô Kashgar, nơi cha mẹ của ca nhiễm đầu tiên làm việc.

Theo nhà chức trách, bệnh nhân nữ tuổi teen không tiếp xúc với bất kỳ người mắc Covid nào được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm virus Vũ Hán, kể cả với những người có dấu hiệu sốt.

“Chính quyền nợ công chúng một lời giải thích thích đáng: làm thế nào mà cô gái 17 tuổi này lại nhiễm virus?”, Sean Lin, cựu giám đốc phòng thí nghiệm của nhánh bệnh virus tại Viện nghiên cứu quân đội Walter Reed, Hoa Kỳ, nêu quan điểm.

Một nguồn tin của Epoch Times tại Tân Cương tiết lộ, chính quyền đã ép những người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh sử dụng một loại thuốc mà họ tin rằng sẽ có tác dụng phòng chống virus Vũ Hán.

Tin tức về đợt bùng phát mới nhất ở Tân Cương được công khai sau khi người dân địa phương ở Kashgar báo động về việc chuyến bay bị hủy đột ngột và lối vào đường cao tốc bị đóng cửa. Những thông tin này đã được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc.

Cùng ngày, cảnh sát địa phương đưa lên mạng xã hội một bài đăng yêu cầu công chúng “không tin cũng như không lan truyền tin đồn”, ông Rishit, người phát ngôn của Hội người Duy Ngô Nhĩ Thế giới có trụ sở tại Munich (Đức), cho hay. Tuy nhiên, cảnh sát đã nhanh chóng xóa bài đăng trong vòng vài giờ mà không có lời giải thích, khiến cư dân mạng hoang mang.

“ĐCSTQ đã che đậy mọi thứ ngay từ đầu và họ chỉ tiết lộ dữ liệu khi không thể che giấu được, [họ làm điều đó] như bóp kem đánh răng ra khỏi ống”, Ông Rishit nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Không ai tin tưởng vào các thông báo chính thức [của chính quyền Trung Quốc]”.

Nhà bình luận các vấn đề Trung Quốc Wu Te ví cách chia sẻ thông tin dịch bệnh nhỏ giọt của Bắc Kinh giống như việc “mở nắp nồi áp suất cao”. Các nhà chức trách chỉ công bố dữ liệu về virus Vũ Hán sau khi công chúng lo lắng và đặt câu hỏi về đợt bùng phát mới nhất, ông nói.

“Tình hình thực sự chắc chắn tồi tệ hơn những gì chính quyền địa phương đã nói. Họ không thể giữ nó dưới nắp [nồi áp suất] được nữa”, ông nói.

Kashgar là một trong số những nơi ở Tân Cương có các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác. Rishit bày tỏ lo ngại đối với những tù nhân, những người sẽ dễ bị tổn thương nếu dịch bùng phát bên trong cánh cửa nhà tù.

Chính quyền Kashgar đã đóng cửa các lớp học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở cho đến ngày 30/10. Trong khi đó, Bệnh viện Union ở quận Shufu nói với NTD rằng họ đã trở thành một trung tâm cách ly được chỉ định và không còn tiếp nhận bệnh nhân.

“Bạn cần gọi cho giám đốc bệnh viện để hỏi về vấn đề này [sự bùng phát dịch Covid”, một quan chức chính quyền nói qua điện thoại.

Trong khi Bệnh viện Nhân dân, cũng ở quận Shufu, vẫn đang tiếp nhận bệnh nhân, một khách sạn gần nơi này cho biết cư dân địa phương đã bị yêu cầu không ra khỏi khu sinh sống của họ.

Nhiều thành phố và khu vực của Trung Quốc đã áp dụng quy tắc cách ly hai tuần đối với những du khách đến từ Kashgar.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-bi-nghi-ngo-tiep-tuc-lua-doi-ve-dich-covid-dang-dien-ra-o-tan-cuong.html

Thủ Tướng Thái Lan Prayuth

bác bỏ những lời kêu gọi từ chức

Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Vào hôm thứ Ba (27/10), thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha bác bỏ lời kêu gọi từ chức của các đảng đối lập tại một phiên họp quốc hội mà ông triệu tập để thảo luận về nhiều tháng biểu tình yêu cầu ông từ chức và cải cách chế độ quân chủ quyền lực.

Các cuộc biểu tình thu hút hàng chục nghìn người xuống đường kể từ giữa tháng 7 là thách thức lớn nhất trong nhiều năm đối với một thể chế lâu nay do các quân nhân thân cận với Cung điện Hoàng gia thống trị. Cung điện của Vua Maha Vajiralongkorn không đưa ra bình luận nào kể từ khi các cuộc biểu tình bùng nổ, đập tan sự cấm kỵ về việc chỉ trích chế độ quân chủ.

Các thành viên đối lập của nghị viện yêu cầu ông Prayuth ngừng núp sau những tuyên bố trung thành với chế độ quân chủ và từ chức. Những người chỉ trích ông tuyên bố rằng ông dàn xếp các cuộc bầu cử hồi năm ngoái để giữ vững quyền lực mà ông chiếm giữ vào năm 2014. Ông tuyên bố rằng cuộc bỏ phiếu diễn ra một cách công bằng.

Một trong những nhà lãnh đạo cuộc biểu tình, Tattep “Ford” Ruangprapaikitseree, cho rằng phiên họp nghị viện này là “vô ích”. Một số nhà lãnh đạo cao cấp  nhất nằm trong số hàng chục người bị bắt trong tháng này, trong một cuộc đàn áp theo các biện pháp khẩn cấp kéo dài một tuần bị đình chỉ sau khi chúng kích động các cuộc biểu tình lớn hơn. Sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa bảo hoàng cho đến nay vẫn nhỏ hơn nhiều so với những người biểu tình chống chính phủ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-thai-lan-prayuth-bac-bo-nhung-loi-keu-goi-tu-chuc/

Thái Lan: Hàng nghìn người áo vàng

diễu hành ở Bangkok ủng hộ Quốc vương

Vũ Dương

Hôm qua (ngày 27/10), hàng nghìn người thuộc phái bảo hoàng áo vàng Thái Lan (yellow-shirted Thai royalists) đã tuần hành trên đường phố Bangkok, thủ đô Thái Lan bày tỏ sự ủng hộ đến Quốc vương Maha Vajiralongkorn, theo RTI.

Các cuộc biểu tình ở Thái Lan do thanh niên và sinh viên lãnh đạo đã dần mở rộng quy mô kể từ tháng 7 đến nay. Người biểu tình yêu cầu Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha từ chức, cải cách hoàng gia và sửa đổi hiến pháp.

Tuy nhiên, Thái Lan vẫn còn nhiều người ủng hộ hoàng gia, bất chấp lực lượng to lớn của những biểu tình phản đối chính phủ, thỉnh thoảng họ vẫn lên tiếng ủng hộ hoàng gia.

Ông Thatchapan Boriphet, 57 tuổi, nói với các phóng viên tại điểm tập trung của những người áo vàng ở Công viên Lumphini (Lumphini Park), trung tâm thành phố Bangkok: “Chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ và động viên tới Quốc vương. Mặc dù tôi vẫn trung lập về mặt chính trị, nhưng khi hoàng gia bị xâm phạm, tôi không thể ngồi đó đứng nhìn”.

Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng người biểu tình ủng hộ hoàng gia là tương đối nhỏ so với hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn người biểu tình phản đối chính phủ.

Nhóm người biểu tình phản đối chính phủ cáo buộc nhà vua Thái Lan can thiệp quá sâu vào chính trị. Hôm thứ Hai (26/10), một lượng lớn những người biểu tình đã tuần hành đến Đại sứ quán Đức tại Thái Lan gửi đơn yêu cầu chính phủ Đức hỗ trợ điều tra Quốc vương Thái Lan có xử lý các công việc của Thái Lan trong thời gian khi còn ở Đức hay không. Chính quyền Berlin cũng bày tỏ không hài lòng với việc nhà vua Thái Lan sinh sống ở Đức trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, hoàng gia Thái Lan chưa bao giờ lên tiếng bình luận trên các phương tiện truyền thông, vậy nên kể từ sau các cuộc biểu tình phản đối chính phủ kể từ hồi tháng 7 đến nay, hoàng gia Thái Lan trước sau vẫn chưa bày tỏ quan điểm của mình về các cuộc biểu tình.

Reuters cho hay, quốc vương Thái Lan hiện đang ở Thái Lan.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thai-lan-hang-nghin-nguoi-ao-vang-dieu-hanh-o-bangkok-ung-ho-quoc-vuong.html

Ấn Độ và Hoa Kỳ

đạt thỏa thuận về chia sẻ dữ liệu vệ tinh

Mai Vân

Ngày 27/10/2020, Đối Thoại 2+2 cấp bộ trưởng lần thứ ba giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ đã mở ra tại New Delhi, với sự tham dự của ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper về phía Mỹ, và hai đồng nhiệm Subrahmanyam Jaishankar và Rajnath Singh phía Ấn Độ. Ngay trước khi cuộc họp khai mạc, bộ Quốc Phòng Ấn Độ cho biết New Delhi đã đạt được một thỏa thuận quân sự với Washington về việc chia sẻ dữ liệu vệ tinh rất nhạy cảm.

Trong cuộc gặp riêng diễn ra trước buổi họp 2+2, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Ấn đã thảo luận thêm về Thỏa Thuận hợp tác về không gian địa lý BECA, cho phép chia sẻ công nghệ quân sự cao cấp, bản đồ không gian địa lý và dữ liệu vệ tinh nhạy cảm giữa quân đội hai nước. Công cuộc hợp tác này sẽ giúp Ấn Độ nâng cao khả năng hoạt động chính xác của tên lửa và máy bay không người lái, qua đó tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quân sự song phương.

Theo hãng tin Anh Reuters, một nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết là Thỏa Thuận BECA cũng sẽ cho phép Hoa Kỳ cung cấp các thiết bị hỗ trợ định vị và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến trên các máy bay do Mỹ cung cấp cho Ấn Độ. Từ năm 2007 đến nay, các công ty Mỹ đã bán cho Ấn Độ hơn 21 tỷ đô la vũ khí.

Trong một thông cáo, bộ Quốc Phòng Ấn Độ xác nhận là Thỏa Thuận BECA sẽ được hai bên ký kết trong ngày 27/10.

Cũng trong lãnh vực hợp tác quân sự, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đã hoan nghênh việc Úc sẽ tham gia các cuộc tập trận Hải Quân chung vào tháng tới với Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản ngoài khơi Vịnh Bengal.

Việc Ấn Độ mời Úc tham gia cuộc tập trận là một chuyển biến quan trọng, vì New Delhi cho đến gần đây vẫn tránh mở rộng cuộc tập trận song phương với Mỹ cho nước khác tham gia, trong bối cảnh Trung Quốc luôn phản đối các cuộc tập trận đa phương.

Về phần mình, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo một lần nữa đã cho rằng Ấn Độ và Hoa Kỳ phải tập trung đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phát biểu trước khi vào phòng họp hôm nay, ông Pompeo khẳng định rằng Đối Thoại 2+2 là dịp để hai « nền dân chủ lớn » là Mỹ và Ấn xích lại gần nhau hơn, và hai bên « chắc chắn còn nhiều việc phải làm ».

Về nội dung mà các bộ trưởng sẽ thảo luận, ông Pompeo cho biết : « Hôm nay chúng ta có rất nhiều điều để thảo luận: Sự hợp tác của chúng ta để đối phó với đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán, để đối đầu với các mối đe dọa của đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với an ninh và tự do, nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong toàn khu vực. »

Sau Ấn Độ, ông Pompeo sẽ đến Sri Lanka và Maldives, hai nước vùng Ấn Độ Dương từng được Trung Quốc cho vay để xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng khác nhau, một hành động bị cáo buộc là giăng bẫy nợ.

Vào tuần trước, một quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề Nam Á và Trung Á trong bộ Ngoại Giao Mỹ đã nhấn mạnh rằng Sri Lanka cần phải quyết tâm bảo đảm sự độc lập kinh tế đối với Trung Quốc.

Trung Quốc, qua lời đại sứ của họ tại thủ đô Sri Lanka, hôm nay đã lên tiếng đả kích chuyến thăm của ông Pompeo, cho rằng Mỹ không nên « bắt nạt » Sri Lanka.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201027-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-v%C3%A0-hoa-k%E1%BB%B3-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-chia-s%E1%BA%BB-d%E1%BB%AF-li%E1%BB%87u-v%E1%BB%87-tinh