Tin khắp nơi – 27/07/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 27/07/2019

Mỹ-Guatemala ký thỏa thuận về người tị nạn

Hoa Kỳ và Guatemala ngày 26/7 ký thỏa thuận về ‘đệ tam quốc gia an toàn’ chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế lên quốc gia Trung Mỹ này nếu không chịu ký.

Theo một quy định mới của chính quyền Trump, di dân đổ về biên giới Mỹ-Mexico để xin vào Mỹ tị nạn sẽ không đủ điều kiện được duyệt xét nếu không nộp đơn xin tị nạn tại các quốc gia dọc theo cuộc hành trình của họ và không bị các nước đó từ chối.

Để áp dụng kế hoạch này, Mỹ cần các nước như Guatemala hay Mexico ký kết thỏa thuận nhận người tị nạn.

Tổng thống Guatemala, Jimmy Morales, định ký thỏa thuận với ông Trump tuần trước nhưng Tòa Hiến pháp của Guatemala phán quyết rằng ôn Morales không thể ký mà không được sự đồng ý từ Quốc hội vốn đang trong kỳ nghỉ hè.

Đáp lại, hôm 23/7, Tổng thống Trump đã lên Twitter dọa đánh thuế, thu phí kiều hối đối với Guatemala.

https://www.voatiengviet.com/a/my-guatemala-ky-thoa-thuan-ve-nguoi-ti-nan-/5017255.html

 

Mỹ Đánh TC Gần Mất Thở

Vi Anh

Với chiến thuật tiên hạ thủ vi cường, đánh trường kỳ, đánh đa diện của Mỹ, Trung Cộng đã thấm đòn, hụt hơi, gần mất thở.

Phát triển và tăng trưởng kinh tế là lý do cầm quyền của TC sau khi chủ nghĩa CS đã thất bại rõ ràng với sự sụp đổ của Liên xô và các chế độ CS ở Đông Âu. TC phải chuyển hệ tư duy, đổi sang kinh tế thị trường điều mà lãnh đạo TC Đặng Tiểu Bình ví von nói mèo trắng mèo đen con nào bắt chuột được cũng tốt. Nhờ thế và Âu Mỹ  trợ giúp TC trổi dậy thành đệ nhị siêu cường kinh tế.

Nhưng tới triều đại Tâp cận Bình, Ông muốn TC vươn lên thành đệ nhứt siêu cường thế giới. Ông chống Mỹ để giành ngôi vị này của Mỹ. Nhưng lực bất tòng tâm. Ông phải đương đầu với TT Trump thứ 45 của Mỹ, là một tỷ phú nhiều kinh nghiệm đàm phán, đấu đá, chống Chủ Nghĩa Xã Hội hết mình. Chánh quyền Trump đánh TC nhiều mặt, và lâu dài. TC vốn là anh khổng lồ chân đất, một dân vô sản mới ‘đổi đời’ sang trưởng giả học làm sang nên bản tánh ích kỷ, vị kỷ. Do vậy nên khi bị Mỹ đánh gần hụt hơi, mất thở không có nước nào tiếp dưỡng khí, đút ống thở, hay làm hô hấp nhân tạo cho TC.

Nếu TC suy bại kinh tế, sụp độ kinh tế  thì TC không thể tồn tại, trước một đại khủng hoảng về kinh tế, chánh trị, xã hội là con đường dẫn tới một cuộc nổi dậy của người dân Trung Quốc. Những con số nổi bật trên bảng nhưng dấu hiệu sống  trên đầu giường bịnh trong phòng cấp cứu của TC đang yếu dần biến thành dấu hiệu báo tử.

GDP hay tổng sản lượng gộp của TC liên tục giảm từ quý này sang quý nọ, chỉ còn 6,2% theo thống kê quý 2 năm 2019.  Một cuộc mất máu, giảm dưỡng khí trầm trọng, tâm can tỳ phế thận của TC liệt bại hết cách, hết thuốc chữa trị, nặng nhứt từ 1992  tới giò kể cả so với thời điểm khủng hoảng 2009.

Đối ngoại, phong trào «di tản» của hàng loạt công ty quốc tế, của giới đầu tư quốc tế bỏ TC chạy lấy người sang các nước lân cận ngày càng tăng. Đối nội hàng ngàn công ty Trung Quốc đã phá sản. Vô kế khả thi, hết thuốc chữa, căn bịnh đã di căn khắp châu thân TC, đi sâu vào tâm, can, tì, phế, thận của người khổng lồ chân đất sét. Căn bịnh đang tiến dần tới hố sâu ghê gớm là một cuộc đại khủng khoảng.Trời cũng không cứu ‘ nị’ được nói theo kiểu bình dân của người dân Việt Nam, có 1000 năm tiền cừu hậu hận với quân Tàu và 40 năm gần đây TC cướp gần hết biển đảo của quốc gia dân tộc VN.

Không phải chỉ có các nước Á châu Thái Binh Dương như VN trù mạt TC, mà Bắc Mỹ, Tây Âu cũng đã và đang ngày càng tăng gia áp lực đẩy mạnh, nhanh qui trình TC suy bại, suy vong của TC. TC không thể làm chậm lại, chớ đừng nói quay ngược lại.

Đài RFA của Pháp có điểm tin 3 tờ báo Pháp Les Echos, La Croix, Le Figaro  về qui trình suy bại không thể đảo ngược của TC.  Cả ba báo Pháp Les Echos, La Croix, Le Figaro đều đi cùng một tựa bài: “Đấu sức với Mỹ, kinh tế Trung Quốc trượt phanh.” Đại ý. Theo Le Figaro, Bắc Kinh không có giải pháp khả thi. Biện pháp kích cầu của TC đều thất bại. Để hỗ trợ đầu tư năm nay  TC bơm vào thị

trường 300 tỷ đô la, năm ngoái 80 tỷ, cuối tháng 7 này TC còn tung thêm nữa vì TC sợ nhất là bạo loạn xã hội do nạn thất nghiệp gia tăng không ngừng.

Chính chiến tranh thương mại do Mỹ đánh TC đã gây ra nông nỗi cho TC. Vi chiến tranh ấy nợ  của TC chiếm đến 250 % tổng sản lượng nội địa..

Cùng quan điểm, nhật báo kinh tế Les Echos tiên đoán kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tăng trưởng trước ba cú «sốc» cùng lúc: công nghệ, tài chính và thương chiến. Do vậy, các biện pháp mới thúc đẩy tăng trưởng sẽ càng ngày càng ít hiệu quả.

Phong trào doanh nghiệp  của TQ cũng như của ngoại quốc sản xuất kinh doanh ở TQ «di tản» ra khỏi TQ tác động đến nhiều lĩnh vực. Les Echos kể ra một danh sách các tập đoàn có danh tiếng, từ xe hơi đến sản phẩm tiêu dùng đại chúng chạy qua Đài Loan và Đông Nam Á. Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh, Đài Loan là những vùng đất lành để các công ty này đến làm ăn lại..

Indonesia đã tiên liệu gió đổi chiều, tổng thống Joko Widodo thông báo hai quyết định song hành: cải cách hạ tầng giao thông và đơn giản hóa luật lao động để thu hút đầu tư.

Trong khi đó, nhật báo Công giáo La Croix cho biết duy nhất kinh tế Pháp, do ít đầu tư vào Hoa lục, nên không bị tác động mạnh như kinh tế Đức.

Còn tơ báo thiên tả Libération của Pháp dành 5 trang để tả cảnh nghèo khổ Hoa Vi trước cơn chấn động và Hoa Vi, con chim đàu đàn viên thông của TC đi vào đường hầm: Ế ẩm, doanh số giảm, nhưng tập đoàn điện thoại Trung Quốc chuẩn bị phản công với hệ thống khai thác độc lập Harmony. Các kỹ sư Trung Quốc được lệnh phải nhanh chóng hoàn thiện Harmony trong bối cảnh Hoa Vi được dự báo sẽ mất từ 40% đến 60% thị phần quốc tế từ nay đến cuối năm.

TC bí quá, chính Chủ Tich Tập cận Bình để một bên vấn đề mặt mủi, gặp lại TT Trump bên lề hội nghị G20 ở Nhựt,  xin Mỹ mở lại thương thuyết vào ngày 09/07/2019 để tìm cách giải quyết xung khắc trong quan hệ thương mại. Nhưng điều được gọi là nỗ lực đàm phán chỉ mới là một cuộc điện đàm giữa đại diện Thương Mại và bộ trưởng Tài Chính Mỹ với hai đồng sự Trung Quốc.

Để tạo điều kiện mở lại đàm phán, tổng thống Mỹ tạm ngưng thực thi lời đe dọa tăng áp thuế 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc, cũng như giảm nhẹ lệnh cấm một số linh kiện của Hoa Vi. Nhưng Mỹ vẫn giữ y những thuế  Mỹ đã áp trước lên các mặt hàng của TC nhập vào Mỹ. Bù lai TC mua lại nông phảm của Mỹ với số lượng lớn. Mục tiêu chanh đi tới của Hoa Kỳ là buộc Trung Quốc cải cách sâu rộng chính sách thương mại, tôn trọng tài sản trí tuệ của đối tác, chấm dứt tình trạng ép buộc chuyển giao công nghệ và tài trợ bất chính, theo nhận định của Reuters. Mà nêu TC làm vây là coi như phế võ công của TC.

Có nhiều dấu chỉ TC xin đàm phán là để câu giờ. Chính TT Trump đã lên tiếng tỏ ra thất vọng về lời hứa của Chủ Tịch Tâp Cận Bình sẽ mua nông phẩm Mỹ./.(VA)

https://vietbao.com/p123a296898/my-danh-tc-gan-mat-tho

 

Pháp: Mặt trận mới

trong chiến tranh thương mại của Mỹ

Thanh Hà

Tổng thống Trump ngày 26/07/2019 lên án Pháp đánh thuế các tập đoàn công nghệ kỹ thuật số của Mỹ, gọi đấy là một hành động “dại dột” (foolishness) của đồng nhiệm Macron. Để trả đũa, Washington dọa tăng thuế nhập khẩu đánh vào rượu Pháp bán sang Hoa Kỳ.

Thông tín viên Thomas Harms từ Houston cho biết thêm chi tiết:

Qua tin nhắn Twitter, Donald Trump trước hết chỉ trích sự “dại dột” của Emmanuel Macron qua quyết định đánh thuế các tập đoàn công nghệ kỹ thuật số của Mỹ.

Tổng thống Hoa Kỳ dọa trả đũa với lời lẽ như sau “Tôi luôn nói rằng rượu Mỹ ngon hơn rượu Pháp”. Là người không bao giờ uống rượu, lời bình phẩm của Donald Trump đáng hoài nghi.

Dù vậy, ông biết rất rõ ngành sản xuất rượu của Mỹ. Donald Trump liên tục ca ngợi ruộng nho của con trai ông là Eric Trump ở Virginia. Tháng trước, nhiều nhà sản xuất tại California than phiền với chủ nhân Nhà Trắng về thuế đánh vào rượu Mỹ bán sang Pháp. Mức thuế này cao hơn so với thuế của Hoa Kỳ đánh vào những chai rượu Pháp bán sang Hoa Kỳ. Tổng thống Trump đã đáp lại là ông sẽ có hành động để điều chỉnh bất công này.

Chính quyền Washington vẫn đang nghiên cứu về tính khả thi của biện pháp trả đũa nói trên. Tuy nhiên, nếu được áp dụng, đây sẽ không chỉ là một biện pháp mang tính tượng trưng. Năm ngoái Pháp xuất khẩu 9 tỷ euro rượu và một phần ba trong số đó được bán sang Hoa Kỳ.

http://vi.rfi.fr/phap/20190727-phap-mat-tran-moi-trong-chien-tranh-thuong-mai-cua-my

 

Tòa tối cao Hoa Kỳ

cho phép tài trợ tường biên giới của Trump

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ nói rằng Tổng thống Donald Trump có thể sử dụng 2,5 tỷ đô la quỹ Lầu năm góc để xây một phần của bức tường biên giới phía nam.

Tòa án phán quyết với tỷ lệ 5-4 để chặn phán quyết của một thẩm phán liên bang ở California, cấm tổng thống chi tiền cho bức tường.

Bức tường, chia rẽ Mỹ và Mexico, là một trong những lời hứa lớn nhất của ông Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2016.

Ý tưởng này bị phe Dân chủ phản đối quyết liệt.

Ông Trump đi thăm biên giới để gây áp lực xây tường

Nhóm Facebook của tuần tra biên giới Mỹ bị điều tra

Biên phòng Mỹ: Sáu trẻ nhập cư tử vong trong tám tháng

Quyết định của Tòa án Tối cao có nghĩa là số tiền này sẽ được sử dụng cho các dự án xây tường ở California, Arizona và New Mexico.

Tòa án ở California đã lập luận rằng Quốc hội chưa thông qua một cách cụ thể về khoản tiền để xây dựng bức tường.

Trong một dòng tweet, ông Trump mô tả phán quyết này là một “chiến thắng lớn”.

Hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ và Guatemala đã ký một thỏa thuận, theo đó những người di cư từ Honduras và El Salvador đi qua Guatemala sẽ bị yêu cầu dừng lại và xin tị nạn ở đó trước, thay vì tiếp tục và cố gắng vào Hoa Kỳ.

Phản ứng về phán quyết

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, nói: “Tối nay, phán quyết của Tòa án tối cao cho phép Donald Trump ăn cắp tiền của quân đội để chi tiêu cho một bức tường biên giới một cách lãng phí, không hiệu quả, vốn đã bị Quốc hội bác bỏ là vô cùng thiếu sót. “

Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) tuyên bố sẽ tìm kiếm một quyết định cấp tốc từ Tòa phúc thẩm Khu vực Chín “để ngăn chặn thiệt hại không thể đảo ngược và sắp xảy ra từ việc xây bức tường biên giới của Trump”.

Gloria Smith, một luật sư của nhóm môi trường Câu lạc bộ Sierra, đã kiện để chặn quỹ này nói: “Quyết định hôm nay cho phép chuyển tiền của quân đội cho xây dựng tường biên giới sẽ ngăn chặn và phá hủy các cộng đồng, vùng đất công cộng và vùng biển ở California, New Mexico và Arizona. “

Ông Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào đầu năm nay, nói rằng ông cần 6,7 tỷ đô la để xây dựng bức tường vì nó là một vấn đề an ninh quốc gia. Tuy nhiên con số này là muối bỏ biển so với ước tính 23 tỷ USD chi phí cho một bức tường dài 3.200km ở biên giới.

Đảng Dân chủ nói quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp của ông Trump vượt quá quyền hạn của ông theo hiến pháp Hoa Kỳ.

Khoảng 20 tiểu bang, cùng với các nhóm bao gồm Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) đã đệ đơn kiện để cố gắng và ngăn chặn tổng thống sử dụng tuyên bố khẩn cấp để thông qua Quốc hội.

Các nhóm môi trường cũng đã vận động chống lại việc xây dựng bức tường tuyên bố rằng nó có thể có tác động tiêu cực đến động vật hoang dã.

Hồi tháng Hai, Quốc hội đã phê duyệt 1,38 tỷ đô la cho việc xây dựng “hàng rào dành cho người đi bộ ” dọc theo Thung lũng Rio Grande ở Texas ít hơn nhiều so với những ông Trump muốn.

Hạ viện cũng đang có nhiều động thái pháp lý để ngăn chặn việc lấy tài trợ tiếp theo cho dự án tường.

Điều gì đang xảy ra ở biên giới bây giờ?

Theo nhà chức trách Mỹ, số vụ bắt giữ biên giới đã giảm 28% trong tháng 6.

Sự sụt giảm này theo sau lượng bắt giữ kỷ lục giữa các trạm biên giới vào tháng Năm – mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Tình trạng di cư sụt giảm vào mùa hè, nhưng tháng sáu này cho thấy ​​sự sụt giảm mạnh hơn so với các năm trước.

Chính quyền Trump tuyên bố mức giảm này là do các chính sách mới với Mexico nhằm hạn chế di cư.

Dự án Người di cư Mất tích của Liên Hợp Quốc báo cáo rằng đã có 170 người di cư chết hoặc mất tích ở biên giới Mỹ-Mexico trong năm 2019 – bao gồm 13 trẻ em.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49123442

 

Chủ tịch UB Đối ngoại Hạ viện Mỹ

 lên án TQ, ủng hộ VN về Biển Đông

Dân biểu Eliot L. Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, hôm 26/7 ra tuyên bố về việc Trung Quốc “can thiệp vào vùng biển do Việt Nam kiểm soát”, trong đó ông “lên án Trung Quốc” và bày tỏ ủng hộ Việt Nam.

Mở đầu tuyên bố của mình, ông Engel cho rằng sự hung hăng của Trung Quốc gần đây ở Biển Đông là “một minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai xem thường luật pháp quốc tế”.

Vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ khẳng định là chiểu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các hành động của Trung Quốc “cấu thành sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)”.

Bên cạnh đó, ông Engel cũng lưu ý rằng điều quan trọng không kém là hành vi của Trung Quốc “đe dọa lợi ích của các công ty Hoa Kỳ hoạt động trong khu vực”.

Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác trong khu vực của chúng ta để lên án sự hung hăng này … Tôi kêu gọi Trung Quốc rút ngay lập tức tất cả các tàu khỏi lãnh hải của các nước láng giềng và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel

Tin tức của các báo đài khác nhau trong tuần qua cho biết các tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc hoạt động ở Bãi Tư Chính thuộc vùng EEZ của Việt Nam. Về phần mình, Việt Nam nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút các tàu đó ra, song Trung Quốc bỏ ngoài tai lời yêu cầu này.

Trước diễn biến như vậy, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel bình luận trong tuyên bố của mình rằng động thái quấy rối hiện nay của Trung Quốc là “mối đe dọa đối với Việt Nam”, đồng thời cũng là bằng chứng cho thấy Trung Quốc “sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng”.

Ông Engel nhấn mạnh thêm rằng những sự cố như thế này chứng tỏ Trung Quốc “ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế”.

Vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đưa ra thông điệp rõ ràng trong phần cuối tuyên bố: “Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác trong khu vực của chúng ta để lên án sự hung hăng này”. Vị dân biểu Mỹ đưa ra lời kêu gọi Trung Quốc “rút ngay lập tức tất cả các tàu khỏi lãnh hải của các nước láng giềng và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này”.

Ông Engel cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế “phải tiếp tục duy trì trật tự dựa trên các quy định, và duy trì luật pháp quốc tế”.

https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-ub-doi-ngoai-ha-vien-my-len-an-tq-ung-ho-vn-ve-bien-dong/5017768.html

 

Nghị Sĩ McConnell Ngăn Trở Luật An Ninh Bầu Cử

WASHINGTON   –   Sau cuộc điều trần của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, trưởng khối đa số CH Thượng Viện là nghị sĩ Mitch McConnell ngăn trở cuộc vận động luật an ninh bầu cử.

Cùng ngày Thứ Tư 24/07, nghị sĩ Cindy Hyde-Snith, cùng đảng CH, cũng ngăn trở 1 loạt đề luật về an ninh bầu cử. Trong cuộc điều trần tại Hạ Viện, công tố viên Mueller xác nhận : hoạt động quấy rối bầu cử từ Nga vẫn tiếp diễn.

Lý lẽ của ông McConnell mô tả đề luật của các nghị sĩ DC là bè phái, trong khi chính quyền Trump làm đủ mọi việc cần thiết để bảo vệ tuyển cử an toàn và trung thực.

CBS đưa tin: ủy ban tình báo Thượng Viện công bố 1 phúc trình chỉ ra các điểm dễ bị tổn thương trong tiến trình tuyển cử, gồm hệ thống máy bỏ phiếu không dùng giấy không có kỹ thuật dự phòng, và thủ tục ghi danh cử tri thiếu an ninh. Về phần đảng DC, nghị sĩ Chuck Schumer tuyên bố: thẩm định của công tố viên Mueller là tiếng kèn báo động lưu ý mọi giới về tín nhiệm của các cuộc bẩu cử bị đe dọa.

Riêng TT Trump luôn gọi cuộc điều tra “hồ sơ Nga” là tuồng săn tìm phù thủy. Sau cuộc điều trần của ông Mueller, ông Trump xác quyết “Không có gì biện hộ cho trò chơi giả hình và lố bịch như thế”.

Mặt khác, cố vấn Kelleyanne Conway nhắc tới cựu TT Obama, là người biết Nga quấy rối nhưng không lên tiếng. Vì theo bà, ông Obama tin rằng người thắng cử TT là đối thủ của ứng viên Trump.

https://vietbao.com/a296936/nghi-si-mcconnell-ngan-tro-luat-an-ninh-bau-cu

 

TT Maduro đề nghị

QĐ Colombia ‘bất tuân lệnh’ chống phá Venezuela

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm thứ Năm 25/7 kêu gọi quân đội Colombia “bất tuân lệnh” phá hoại hòa bình của Venezuela. Đây là dấu hiệu mới nhất về mối quan hệ xấu đi giữa hai nước láng giềng Nam Mỹ.

Ông Maduro thường gọi Tổng thống Colombia Ivan Duque là tay sai của Hoa Kỳ và cáo buộc ông Duque có mưu đồ lật đổ ông Maduro. Ông Duque nói ông Maduro cho phép các nhóm phiến quân cánh tả Colombia được nương náu, đồng thời cáo buộc ông Maduro cung cấp vũ khí cho lãnh đạo của nhóm nổi dậy Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN).

“Hỡi các lực lượng vũ trang Colombia, chúng ta hãy đoàn kết thành một lực lượng quân sự duy nhất theo tinh thần của tổ quốc vĩ đại là đoàn kết hai dân tộc chúng ta trong hòa bình, từ chối các căn cứ quân sự ngoại bang ở Colombia, từ chối kế hoạch xâm lược quân sự nhằm vào Venezuela”, ông Maduro phát biểu trên truyền hình nhà nước.

“Hỡi các lực lượng vũ trang Colombia, những người hàng ngày nhận lệnh lập âm mưu chống lại hòa bình của Venezuela: Hãy bất tuân các mệnh lệnh phá hoại hòa bình của Venezuela”, ông nói thêm.

Ông Maduro, người theo đường lối xã hội chủ nghĩa, đã cắt quan hệ ngoại giao với Bogota vào tháng 2, sau khi Hoa Kỳ thất bại trong nỗ lực đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Venezuela qua biên giới Colombia.

https://www.voatiengviet.com/a/maduron-de-nghi-quan-doi-colombia-bat-tuan-lenh/5016875.html

 

Mưa đá và đất lở gây xáo trộn

cuộc đua xe đạp Tour de France 2019

Thanh Hà

Hai ngày trước khi về đến đích, hôm 26/07/2019 vận động viên Pháp để mất chiếc Áo Vàng sau gần hai tuần lễ áp đảo vòng đua. Lộ trình của chặng thứ 19 và 20 bị rút ngắn lại vì mưa đá, đất lở và bão trên dãy núi Alpes.

Chặng đua thứ 20 hôm nay 27/07/2019 bị rút ngắn lại còn vỏn vẹn 59 cây số thay vì 130 km. Đoàn đua khởi hành từ Alberville đến Val Thorens. Giờ khởi hành bị trễ mất một tiếng đồng hồ so với dự kiến ban đầu. Lý do “thời tiết xấu, mưa lớn làm sạt lở đất”. Từ chiều qua, những thác bùn tràn lên trục lộ mà Tour de France sẽ phải đi qua. Cơ quan khí tượng không loại trừ khả năng, chiều nay mưa lũ trên dãy núi Alpes tiếp diễn.

Ngay từ chiều qua, nhiều bất ngờ đã xảy ra trong chặng thứ 19 cuộc đua năm nay. Khi các tay đua bắt đầu đổ dốc từ trên đỉnh Iseran, ở độ cao 2770 mét, với tốc độ trung bình 70 cây số giờ, thì ban tổ chức được thông báo đường bị ngập vì mưa đá và nước lũ, một dòng thác sâu 50 cm tràn ngập con lộ mà đoàn đua sẽ đi qua, đe dọa đến an toàn của tất cả các tay đua. Lập tức vòng đua bị gián đoạn. Các tay đua phải dừng lại 20 cây số trước đích đến.

Khi đó tay đua người Colombia, Egan Bernal đang dẫn đầu, hơn Áo Vàng người Pháp Julian Alaphilippe đến hơn hai phút. Nhờ vậy trong bảng xếp hạng toàn cuộc đua, Bernal về trước Alaphilippe 45 giây. 45 giây không là bao nhưng là đường núi, Alaphilippe khó lòng qua mặt được vận động viên Colombia mới 22 tuổi này. Giấc mơ Áo Vàng về tay một tay đua Pháp năm nay gần như tan vỡ.

Chặng thứ 19 Tour de France năm nay còn bị thêm một bất ngờ nữa là tay đua Pháp Thibaut Pinot đang đứng hạng 5 và có triển vọng là một trong ba vận động viên về đầu vòng đua năm nay đã phải bỏ cuộc vì bị thương ở đùi.

Đối với môn đua xe đạp, đỉnh Iseran trên dãy núi Alpes là một cái “dớp” : trong hơn 100 năm Tour de France, hiếm khi nào lộ trình đi qua đây. Nhưng năm 1996 cũng chính nơi này, đoàn đua đã không thể đi qua, bởi bất ngờ vào giữa tháng 7 nắng nóng, tuyết rơi trên đỉnh Iseran.

http://vi.rfi.fr/phap/20190727-mua-da-va-dat-lo-gay-xao-tron-cuoc-dua-xe-dap-tour-de-france-2019

 

Anh trừng phạt hãng truyền thông Nga RT

về vụ Skripal

Thanh Hà

Ngày 26/07/2019 cơ quan đặc trách về truyền thông của Anh Ofcom xử phạt hệ thống truyền hình RT – hậu thân của Russia Today, 225.000 bảng Anh. RT bị cáo buộc thiếu công minh khi xử lý thông tin về cựu điệp viên Nga Serguei Skripal và con gái bị đầu độc hồi năm 2018. Matxcơva trả đũa, đòi phạt lại các hãng tin Anh hoạt động tại Nga.

Thông tín viên Muriel Delcroix từ Luân Đôn cho biết :

Theo điều tra của Ofcom, đài truyền hình RT- trước đây là Russia Today, được điện Kremlin tài trợ, đã 7 lần vi phạm đạo đức trong ngành truyền thông của Anh. Những vụ vi phạm đó được ghi nhận qua các chương trình được chiếu trong thời gian từ tháng Ba đến tháng Tư 2018, nghĩa là chỉ vài tuần sau vụ Serguei Skripal và con gái bị đầu độc bằng chất Novitchok.

Chính quyền Anh đã quy trách nhiệm cho Nga trong vụ này. Tới nay Matxcơva vẫn bác bỏ cáo buộc nói trên. Thế nhưng các xướng ngôn viên của RT đã nhiều lần tỏ ra hoài nghi về trách nhiệm của điện Kremlin với vụ đầu độc hai cha con ông Skripal. Ngoài ra Ofcom còn cáo buộc RT thiếu chuyên nghiệp khi đưa tin về xung đột tại Syria.

Nga cho rằng quyết định trừng phạt RT là một “hành động kiểm duyệt trực tiếp”. Matxcơva lập tức trả đũa bằng cách cho mở điều tra nhắm vào ban tiếng Nga của đài BBC. Cuộc đọ sức kéo dài giữa Anh Quốc và Nga rộ lên trở lại. RT cho rằng lệnh phạt của Anh là “bất công” và số tiền phạt là quá đáng.

Thực ra Ofcom có thể còn phạt RT mạnh tay hơn nữa, và thậm chí là rút lại giấy phép tác nghiệp của RT trên vương quốc Anh. Thế nhưng với vỏn vẹn 330.000 khán giả hàng tuần, đây là một con số quá thấp, Ofcom chọn giải pháp bắt RT nộp phạt và kèm theo điều kiện là phải thông báo trên đài về cáo buộc của Anh là RT không công minh, một vố đau đối với uy tín của đài truyền hình Nga này.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190727-nganh-truyen-thong-tam-diem-vu-dau-doc-cuu-diep-vien-nga-skripal

 

Cuộc đối đầu của 4 ‘ông lớn’ không quân

trên biển Nhật Bản

Vụ nổ súng bắn cảnh cáo của tiêm kích Hàn Quốc với máy bay Nga hôm 23/7 dẫn tới cuộc “đấu khẩu” giữa các ông lớn ở Đông Bắc Á.

Vùng biển nằm giữa Hàn Quốc và Nhật Bản từng là tâm điểm chú ý của thế giới năm 2017, khi đây là nơi các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên rơi xuống trong các vụ phóng thử liên tiếp. Nhưng gần hai năm qua, khi Triều Tiên chấm dứt các vụ phóng tên lửa tầm xa cũng như thử hạt nhân, biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông) trở nên yên bình, cho đến khi tiếng súng nổ ra vào sáng 23/7.

Tiêm kích Hàn Quốc lần đầu tiên khai hỏa hàng trăm phát đạn để cảnh cáo một máy bay Nga bị cáo buộc tiến vào không phận của nước này trên nhóm đảo Dokdo/Takeshima tranh chấp với Nhật Bản. Đây là cuộc đối đầu chưa từng có trên vùng biển này, khi nó chứng kiến sự tham gia của máy bay quân sự từ 4 “ông lớn” trong khu vực gồm Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mọi chuyện bắt đầu từ chuyến tuần tra chung của oanh tạc cơ Tu-95 và máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga cùng máy bay ném bom H-6K Trung Quốc vào sáng 23/7 dọc hành trình từ biển Hoa Đông tới biển Nhật Bản. Đây là một phần trong nỗ lực tăng cường quan hệ quốc phòng được lãnh đạo Nga và Trung Quốc thỏa thuận gần đây.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hai chiếc H-6K Trung Quốc cùng hai máy bay Tu-95 Nga bay qua Vùng Nhận dạng Phòng không của nước này (KADIZ) lúc 6h44. Đến 8h40, cả bốn oanh tạc cơ cùng nhau bay trong KADIZ suốt 24 phút.

KADIZ được Hàn Quốc tuyên bố thiết lập năm 1950 và điều chỉnh vào năm 2013, nhằm yêu cầu các máy bay tiến vào khu vực phải thông báo danh tính, địa điểm và hành trình bay. Tuy nhiên, đây không phải là không phận của Hàn Quốc và máy bay các nước đều có quyền hoạt động trên KADIZ.

Đến 9h09, máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga bất ngờ tiến vào khu vực 12 hải lý trên nhóm đảo Dokdo/Takeshima do Hàn Quốc kiểm soát. Hàn Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo này và khẳng định vùng trời phía trên nhóm đảo là không phận của mình.

Tiêm kích F-15K và KF-16 Hàn Quốc đã bắn vài phát đạn pháo 20 mm, khiến máy bay Nga rời đi. Tuy nhiên, đến 9h33, chiếc A-50 lại tiến vào khu vực này một lần nữa, buộc chiến đấu cơ Hàn Quốc tiếp tục bắn cảnh cáo. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho hay các tiêm kích F-15K

và KF-16 đã phải khai hỏa hơn 300 phát đạn pháo 20 mm và mồi bẫy nhiệt để xua đuổi oanh tạc cơ Nga.

Điện Kremlin phủ nhận việc máy bay xâm phạm không phận Hàn Quốc, tuyên bố các phi cơ diễn tập theo kế hoạch trên vùng biển quốc tế. Moskva cáo buộc phi đội F-15K và KF-16 có hành động “không chuyên nghiệp” như cắt ngang đường bay phi cơ Nga, phủ nhận thông tin tiêm kích Hàn Quốc nã pháo cảnh cáo và cho rằng các chiến đấu cơ chỉ thả mồi bẫy nhiệt.

Hành trình bay của nhóm oanh tạc cơ Nga – Trung cũng thu hút sự chú ý của Nhật, quốc gia tuyên bố vùng trời trên nhóm đảo Dokdo/Takeshima là không phận của mình. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã triển khai tiêm kích để theo dõi máy bay Nga.

Vụ nổ súng của tiêm kích Hàn Quốc may mắn đã không dẫn đến sự cố đáng tiếc nào, khi các oanh tạc cơ Nga – Trung và tiêm kích Hàn – Nhật đều trở về căn cứ an toàn. Tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa 4 “ông lớn” sau đó tiếp diễn trên mặt trận ngoại giao.

Tokyo phản đối việc máy bay Nga tiến vào khu vực, đồng thời bày tỏ sự bất bình với việc tiêm kích Hàn Quốc nổ súng trên vùng biển tranh chấp.

Trong khi đó, Trung Quốc nhấn mạnh vùng ADIZ Hàn Quốc không được công nhận là một phần không phận nước này, do đó máy bay nước khác có quyền tự do di chuyển. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Hàn Quốc “nên cẩn thận khi sử dụng từ ‘xâm phạm'”.

Giám đốc An ninh Quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong cho biết đã gửi thông điệp cảnh báo tới Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev, nhấn mạnh Seoul sẽ có “biện pháp mạnh mẽ hơn” nếu Moskva lặp lại hành động tương tự.

Bộ Ngoại giao và Hội đồng Tham mưu trưởng Hàn Quốc cũng bày tỏ sự phản đối với Trung Quốc bằng cách triệu tập đại sứ và tùy viên quốc phòng nước này. Đáp lại, Nga đã triệu tập tùy viên quân sự Hàn Quốc để phản đối các hành động “nguy hiểm và phi pháp” của các tiêm kích Hàn Quốc.

Nguyên nhân dẫn tới cuộc đối đầu chưa được làm rõ, nhưng giới chuyên gia cho rằng chuyến tuần tra có thể giúp Nga thu thập tin tức tình báo thông qua hoạt động triển khai máy bay đánh chặn của Hàn Quốc và Nhật Bản. “Nhiệm vụ này sẽ giúp họ xây dựng bản đồ chi tiết về mạng lưới phòng không quốc gia của Hàn Quốc”, Peter Layton, nhà phân tích tại Viện Griffith Asia ở Australia, nhận xét.

“Bắn cảnh cáo trên không là hành động cực kỳ nghiêm trọng và rất, rất hiếm khi xảy ra. Việc tiêm kích Hàn Quốc khai hỏa cho thấy họ coi đây là động thái cố ý xâm phạm”, Carl Schuster, cựu giám đốc trung tâm Tình báo Liên hợp thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, nhận xét.

Schuster tỏ ý khó hiểu khi máy bay Nga quay lại sau khi bị cảnh cáo lần đầu. “Xâm nhập không phận tới mức bị bắn cảnh cáo thường là kết quả của hành động cố ý bay vào khu vực đó”, Schuster nói thêm.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dave Eastburn cho biết Mỹ đang “phối hợp chặt chẽ” với Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như duy trì giám sát tình hình trong lúc hai nước này liên hệ với Nga và Trung Quốc qua kênh ngoại giao. Washington cũng tái khẳng định cam kết phòng thủ với các đồng minh Đông Á.

Dù khu vực Đông Á đã chứng kiến hàng loạt tranh chấp lãnh thổ suốt nhiều năm qua, Nga và Hàn Quốc hiếm khi xảy ra xung đột. Lãnh đạo hai nước từng ca ngợi quan hệ song phương nồng ấm tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản cuối tháng 6. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng gọi Hàn Quốc là “một trong những đối tác then chốt” ở châu Á.

http://biendong.net/bi-n-nong/29496-cuoc-doi-dau-cua-4-ong-lon-khong-quan-tren-bien-nhat-ban.html

 

Hàn Quốc bắn cảnh báo:

TQ lên tiếng nóng, Nga nhắc nhở

Nga và Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra chung trên vùng ADIZ tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

RT ngày 23/7 tiếp tục đăng tải các thông tin được dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga liên quan đến vụ việc Hàn Quốc tố 2 máy bay ném bom Tu-95M của Nga và máy bay ném bom Xian H-6 của Trung Quốc xâm phạm vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) và không phận của nước này, buộc lực lượng Không quân Hàn Quốc phải bắn cảnh cáo.

Theo đó, máy bay ném bom chiến lược của Nga và Trung Quốc ngày 23/7 đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra chung lần đầu tiên trên Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông.

Moscow khẳng định tất cả các hành động của máy bay Nga đều tuân thủ các quy tắc và quy định quốc tế.

Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, hai máy bay Tu-95M và máy bay ném bom Xian H-6 của Trung Quốc đã thực hiện tuần tra trên tuyến đường được lên kế hoạch trước trên Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông “theo đúng luật pháp quốc tế”.

Seoul tuyên bố máy bay ném bom vi phạm ADIZ của họ nhưng Moscow khẳng định cáo buộc này không được hỗ trợ bởi bất kỳ quy tắc quốc tế nào và không có không phận của nước thứ ba nào bị vi phạm trong cuộc tuần tra chung lần đầu tiên với Trung Quốc.

Phía Nga cũng bác bỏ các thông tin từ Hàn Quốc cho rằng họ đã buộc phải bắn cảnh cáo 360 phát đạn cảnh cáo, trong đó có 10 quả mồi bẫy nhiệt và 80 viên đạn pháo khi thấy máy bay Nga “liên tiếp xâm phạm”. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định đây chỉ là những quả pháo sáng.

“Đây không phải nỗ lực can thiệp bất thành đầu tiên của các phi công Hàn Quốc đối với các chuyến bay của không quân Nga tại khu vực trung lập trên Biển Nhật Bản” – Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Moscow cũng khẳng định máy bay của họ di chuyển cách nhóm đảo Dokdo/Takeshima hơn 25 km. Nhóm đảo này hiện do Hàn Quốc kiểm soát, nhưng là tâm điểm tranh chấp lãnh thổ giữa Seoul và Tokyo trong nhiều năm qua.

Máy bay Nga và Trung Quốc bay trên vùng tranh chấp ADIZ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chính thức lên tiếng, cho biết vùng ADIZ trên không thuộc không phận của Hàn Quốc và mọi quốc gia đều được tự do di chuyển ở đây.

Bộ này cũng cảnh báo Hàn Quốc “nên cẩn thận khi sử dụng từ xâm phạm”.

Chung Eui-yong, quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, hôm nay đã gửi thông điệp cảnh báo tới Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev.

“Chúng tôi đang nghiêm túc xem xét sự cố. Nếu hành động tương tự lặp lại, Hàn Quốc sẽ thực hiện những biện pháp mạnh mẽ hơn”, phát ngôn viên Nhà Xanh Ko Min-jung dẫn lời ông Chung cho biết.

Bộ Ngoại giao và Hội đồng Tham mưu trưởng Hàn Quốc (JCS) cũng bày tỏ sự phản đối với Trung Quốc bằng cách triệu tập đại sứ và tùy viên quốc phòng nước này.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết đây là lần đầu tiên máy bay Nga xâm phạm không phận dù trước đó các chiến đấu cơ của nước này từng nhiều lần bay vào ADIZ.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 23/7 cho biết, 3 máy bay quân sự Nga, bao gồm 2 oanh tạc cơ Tu-95 và 1 máy bay cảnh báo sớm A-50, ban đầu tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của nước này ở ngoài khơi bờ biển phía đông, sau đó một trong các phi cơ đã xâm phạm không phận Hàn Quốc.

Tiêm kích Hàn Quốc đã bắn vài phát đạn cảnh cáo, khiến máy bay Nga rời đi, nhưng 20 phút sau nó quay lại và tiến vào không phận Hàn Quốc lần nữa, buộc nước này phải tiếp tục bắn cảnh cáo.

Một quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tiết lộ ba phi cơ Nga đi vào vùng ADIZ cùng hai máy bay quân sự Trung Quốc, nhưng chưa rõ đây có phải hoạt động có chủ ý từ phía Moskva và Bắc Kinh hay không.

Trước khi xuất hiện cùng nhóm phi cơ Nga, các máy bay Trung Quốc đã xâm nhập vùng ADIZ của Hàn Quốc ở ngoài khơi bờ biển phía tây nam, động thái thỉnh thoảng diễn ra trong những năm gần đây.

Không cố ý?

Yue Gang, một tướng quân đội Trung Quốc về hưu đánh giá, tranh chấp trên sẽ dẫn tới nhiều sự cố hơn nữa giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc và Hàn Quốc.

“Trung Quốc có các nhiệm vụ ở vùng Biển Hoa Đông và Biển Nhật Bản. Máy bay Trung Quốc sẽ bay qua ADIZ khi thực thi các nhiệm vụ của mình, nhưng gần như chắc chắn sẽ không có đối đầu giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. ADIZ không phải là không phận” – ông Yue Gang nhận xét.

Vị này cho rằng, việc cả máy bay Nga và Trung Quốc cùng xuất hiện tại ADIZ Hàn Quốc trong sáng ngày 23/7 chỉ là một sự tình cờ chứ không phải là sắp đặt trước.

Nhà quan sát quân sự Zhou Cheming tại Bắc Kinh cũng ủng hộ quan điểm này. Sự kiện trên là một “tai nạn” xảy ra trong quá trình diễn tập trong không phận quốc tế của không quân Nga và Trung Quốc.

“Tình trạng một phi cơ bay chệch hướng diễn ra khá thường xuyên” – ông Zhou Cheming nhận xét.

Còn nhà bình luận các vấn đề quân sự Ni Lexiong cho rằng, Bắc Kinh đang đẩy mạnh hoạt động giám sát các động thái của Mỹ tại Biển Hoa Đông.

“Đó cũng là một thông điệp gửi tới Hàn Quốc, một đồng minh của Mỹ rằng, chúng tôi ở đây, vì vậy đừng tới gần Mỹ quá, đặc biệt là trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung” –  chuyên gia Lexiong kết luận.

http://biendong.net/bi-n-nong/29480-han-quoc-ban-canh-bao-tq-len-tieng-nong-nga-nhac-nho.html

 

Hong Kong:

Cảnh sát bắn hơi cay giải tán biểu tình

Cảnh sát Hong Kong bắn hơi cay vào một cuộc biểu tình không có phép với hàng ngàn người tham gia.

Người biểu tình đã đi qua quận Yuen Long phía bắc và lên án vụ tấn công vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ do những người bịt mặt có mang gậy xảy ra vào tuần trước.

Người biểu tình cáo buộc cảnh sát nhắm mắt làm ngơ và thông đồng với những người tấn công nhưng cảnh sát phủ nhận cáo buộc này.

Hàng chục người đàn ông mặc áo thun trắng đeo khẩu trang, trang bị gậy gộc xông vào một nhà ga MTR ở quận Yuen Long, Hong Kong, đêm 21/7.

Các đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những người đàn ông mặc áo thun trắng tấn công dữ dội người trên sân ga và cả bên trong các toa tàu.

Tình hình ở Hong Kong vẫn rất căng thẳng sau một loạt các cuộc đối đầu giữa các nhà hoạt động và cảnh sát trong các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp.

Cảnh sát vào cuối ngày 19/7 đã thu giữ một lô chất nổ tự chế và vũ khí trong một tòa nhà ở quận Tsuen Wan. Ba người đã bị bắt liên quan đến vụ này.

Không rõ liệu những chất nổ bị phát hiện có liên quan đến cuộc biểu tình hôm 21/7 hay không.

Hong Kong đã chứng kiến bảy tuần biểu tình chống chính phủ và ủng hộ dân chủ.

Các cuộc biểu tình được châm ngòi bởi một dự luật gây tranh cãi mở đường cho khả năng dẫn độ sang Trung Quốc đại lục.

Chính phủ đã tạm dừng dự luật này – nhưng những người biểu tình hiện cũng đang yêu cầu điều tra về bạo lực của cảnh sát, đòi cải cách dân chủ và lãnh đạo Hong Kong là bà Carrie Lam phải từ chức.

Trung Quốc hôm thứ Tư cảnh báo rằng quân đội có quyền vãn hồi trật tự tại Hong Kong nếu như chính quyền địa phương có yêu cầu.

Lời cảnh báo được đưa ra vào lúc chính phủ Trung Quốc công bố chiến lược quốc phòng mới, trong đó cáo buộc Hoa Kỳ là làm xói mòn sự ổn định toàn cầu, và xác định chủ nghĩa ly khai chính là mối đe dọa an ninh trực tiếp đối với Trung Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49138947

 

Các hãng hàng không khuyến cáo hành khách

về cuộc biểu tình tại sân bay Hong Kong

AFP đưa tin ngày 26 tháng 7 cho biết hàng ngàn người biểu tình Hong Kong đã tập trung tại sân bay Hong Kong, giơ cao biểu ngữ cảnh báo đến du khách về những gì đang diễn ra tại đặc khu hành chính này.

Hàng ngàn người Hong Kong trong đó có các tiếp viên hàng không đã phát tờ rơi cho các hành khách tại sân bay và giải thích với họ về việc phản đối dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc với khẩu hiệu “Hong Kong tự do”. Đây cũng được coi là hành động gây áp lực thêm cho giới lãnh đạo chính quyền Hong Kong và Trung Quốc sau 7 tuần diễn ra các cuộc biểu tình ôn hòa xen lẫn bạo lực.

Cuộc biểu tình diễn ra trong không khí ôn hòa và không có báo cáo về bất cứ trường hợp trì hoãn chuyến bay nào đến sân bay quốc tế Hong Kong. Mặc dù trước đó một ngày các hãng hàng không đã cảnh báo với hành khách của họ về cuộc biểu tình sẽ chắc chắn diễn ra trong ngày 26/7.

Cụ thể, trong ngày 25/7 Vietnam Airlines và Jetstar Pacific đã khuyến cáo hành khách đến sân bay sớm hơn 3 tiếng do lo ngại cuộc biểu tình có thể gây tình trạng ùn tắc tại sân bay. Đồng thời hai hãng này cũng khuyên hành khách nên sử dụng dịch vụ làm thủ tục ngoài sân bay tại ga Hong Kong và Kowloon thuộc hệ thống tàu điện MTR của Hong Kong.

Theo nguồn tin của Financial Times, Bộ ngọai giao Singapore và Văn phòng ngoại giao UK cũng đã cảnh báo đến mọi người về cuộc biểu tình tại sân bay có thể ảnh hưởng đến hành trình của các chuyến bay đến và đi từ sân bay quốc tế Hong Kong, trong ngày 25/7.

Trên mạng xã hội, Hiệp hội tiếp viên hàng không của hãng Cathay Pacific kêu gọi các thành viên của họ “đứng lên vì nhân quyền”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/airlines-warns-its-passengers-about-protests-rally-in-hongkong-07262019121748.html

 

Hồng Kông: Đại diện Bắc Kinh

bị phát hiện xúi dân đuổi biểu tình

Một số người mặc áo trắng, đeo khẩu trang tấn công người biểu tình ở một nhà ga Hồng Kồng, ngày 21/07/2019.Courtesy of Stand News/Social Media via REUTERS

Người biểu tình Hồng Kông lại tập hợp về quận Nguyên Lãng vào hôm nay 27/07/2019 để phản đối điều được coi là sự thông đồng giữa cảnh sát và các nhóm côn đồ đã tấn công dã man vào những người xuống đường tại ga Nguyên Lãng hôm Chủ Nhật 21/07 vừa qua.

Về vụ tấn công này, hãng tin Anh Reuters vào hôm nay tiết lộ một sự kiện đáng ngờ: Một tuần lễ trước vụ tấn công của các nhóm côn đồ áo trắng, một quan chức đại diện Bắc Kinh tại Hồng Kông đã thúc giục cư dân xua đuổi người biểu tình ra khỏi địa phương của họ.

Hãng tin Anh đã có được một đoạn video thu vào ngày 11/07 nhưng cho đến nay chưa công bố, cho thấy ông Lí Kế Di (Li Jiyi) một quan chức cao cấp của Văn Phòng Liên Lạc tại Hồng Kông của chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra lời kêu gọi nhân một buổi liên hoan với hàng trăm người dân thuộc vùng Tân Giới (New Territories), miền nông thôn Hồng Kông, nơi có quận Nguyên Lãng.

Khi đề cập đến phong trào biểu tình ngày càng dâng cao, ông Lí Kế Di đã cực lực đả kích những người xuống đường và kêu gọi cư dân tại chỗ là phải bảo vệ các thị trấn của họ ở quận Nguyên Lãng và xua đuổi những người đấu tranh chống chính quyền ra khỏi địa phương.

Câu nói của quan chức đại diện Bắc Kinh này “Chúng ta sẽ không cho phép họ đến Nguyên Lãng để gây rối” đã được cử tọa vỗ tay tán thưởng.

Nhân vật này còn nói thêm “Cho dù có một nhóm biểu tình đã thuần thục việc ném gạch đá và thanh sắt (vào người khác), chúng ta vẫn có một nhóm cư dân Nguyên Lãng kiên trì và dung cảm duy trì hòa bình xã hội và bảo vệ nhà cửa của mình”.

Bữa tiệc liên hoan còn có sự tham gia của ông Viên Gia Nặc (Enoch Yuan), quan chức chính quyền Hồng Kông phụ trách Nguyên Lãng và nhiều lãnh đạo quận huyện nông thôn khác ở Hồng Kông.

Một tuần lễ sau lời kêu gọi này, thành phần côn đồ đã tấn công dữ dội vào nhiều người đến biểu tình ở Nguyên Lãng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190727-hong-kong-dai-dien-bac-kinh-bi-phat-hien-xui-dan-duoi-bieu-tinh

 

TQ khai trương tàu mới:

 Biển Đông sẽ tiếp tục nóng lên?

Trung Quốc vừa tổ chức giao nhận một tàu khảo cứu đại dương qui mô mà Bắc Kinh nói là dạng tàu “kỷ nguyên mới” về thám hiểm hàng hải, Tân Hoa Xã đưa tin.

Tàu 4600 tấn này tiếp sức đáng kể cho Bắc Kinh trong nỗ lực khuynh đảo ở khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông, theo giới quan sát.

Bản tin dựa trên hình ảnh từ Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm thứ Bảy 27/07 nói với tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ và tầm hoạt động khoảng 14.000 hải lý, tàu Da Yang Hao (Đại Dương Hiệu) có khả năng tiến hành thăm dò tài nguyên tầng sâu ở bất kỳ đại dương nào trên thế giới.

Bản tin nói con tàu Đại Dương Hiệu cũng đại diện cho “đỉnh cao” của công nghệ khảo sát đại dương của Trung Quốc.

“Việc bàn giao tàu đánh dấu kỷ nguyên mới về năng lực thăm dò và nghiên cứu tài nguyên biển của Trung Quốc và [sẽ giúp] duy trì lợi ích của quốc gia trên khu vực biển quốc tế,” Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lại truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Bắc Kinh liên tục xây dựng đội tàu thám hiểm đại dương của mình như một phần trong lập trường ngày càng quyết đoán ở Biển Đông, và các nhà quan sát cho rằng tàu Đại Dương Hiệu có thể được triển khai đến vùng biển đang có tranh chấp.

Collin Koh từ Viện Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, được SCMP dẫn lời nói rằng nếu tàu được điều đến Biển Đông thì sẽ tăng cường sự hiện diện trên biển của Bắc Kinh trong khu vực, nhưng sự hiện diện này mới là “một phần của câu chuyện”.

Bãi Tư Chính: TQ ‘đẩy vấn đề’ tinh vi hơn

“Đối đầu” giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông

Bình luận chuyện báo VN ‘im’ về vụ bãi Tư Chính

“Nhìn chung thì tàu không chỉ làm nhiệm vụ khảo sát mà là tàu nghiên cứu hải dương học. Tàu thường vượt quá nhiệm vụ khảo sát và cũng có các phòng thí nghiệm trên tàu để nghiên cứu khoa học biển,” ông Koh nói.

“Nếu được triển khai đến Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam), con tàu giúp thể hiện sự hiện diện hàng hải của Trung Quốc. Nhưng ngoài ra việc thu thập thông tin và dữ liệu hải dương quan trọng của tàu sẽ giúp Trung Quốc tăng cường hiểu biết về vùng biển, và điều này sẽ giúp tối ưu hóa phạm vi hoạt động dân sự và quân sự – tựu chung là giúp Trung Quốc khẳng định về các tuyên bố chủ quyền của mình”.

Kể từ đầu tháng Bảy, Trung Quốc và Việt Nam đã và đang “đối đầu căng thẳng” tại bãi Tư Chính ở Biển Đông (trong tiếng Anh gọi là Vanguard Bank).

Vào tuần này Hà Nội nói đã thực hiện các hình thức “giao thiệp ngoại giao phù hợp”, trao công hàm phản đối và yêu cầu tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc “rút ngay khỏi vùng biển của Việt Nam”.

Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gọi sự việc này là ‘nghiêm trọng’ và nói “Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.”

“Việt Nam coi hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,” người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam được dẫn lời nói thêm.

Bill Hayton, học giả và cũng là phóng viên BBC, người vừa dự Hội thảo về Biển Đông tại Washington DC của trung tâm CSIS, nói với BBC rằng Trung Quốc, qua vụ Tư Chính, muốn “phủ quyết quyền thăm dò, khai thác dầu khí của các nước ASEAN”.

Ông Hayton cũng tin rằng Bắc Kinh muốn “trừng phạt” Việt Nam vì đã bắt đầu công tác thăm dò thương mại”ở vùng mà TQ cho là thuộc ‘đường chữ U’ Bắc Kinh nêu ra.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49139728

 

TQ nói Mỹ vu cáo, liệu có người tin?

Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và bị Mỹ chỉ trích, thế nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng đó là ‘vu cáo’.

Phản ứng trước những chỉ trích của Mỹ về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng “đó là lời vu cáo đối với những nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và kiểm soát phù hợp các bất đồng”.

“Các quốc gia và người dân trong khu vực sẽ không tin lời nói của họ” – Hãng tin Reuters dẫn lời ông Cảnh Sảng nói tại một cuộc họp báo hôm 23-7 ở Bắc Kinh, cho rằng những bình luận trước đó của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và Ngoại trưởng Pompeo là vô căn cứ.

Ông Sảng còn cáo buộc Mỹ và những thế lực bên ngoài khác đang gây rắc rối ở Biển Đông, thúc giục “Mỹ ngừng ngay các hành vi vô trách nhiệm và tôn trọng các nỗ lực giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại và hợp tác vì hòa bình và ổn định ở Nam Trung Hoa (Biển Đông) của Trung Quốc và các quốc gia ASEAN”.

Trước đó, Mỹ đã liên tiếp lên án hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc.

Ông John Bolton nổ phát pháo đầu tiên ngày 20-7: “Tôn trọng chủ quyền và tự do hàng hải là nguyên tắc cơ bản trong tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà Mỹ và các nước ASEAN cùng chia sẻ. Các hoạt động mang tính cưỡng ép của Trung Quốc nhắm vào những người hàng xóm Đông Nam Á sẽ phản tác dụng, đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực”.

Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các thói bắt nạt nước khác và kiềm chế, tránh các hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn khu vực.

“Các hoạt động khiêu khích và lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí của bên liên quan (ở Biển Đông – PV) đã đe dọa an ninh năng lượng khu vực và phá hoại một thị trường năng lượng tự do, rộng mở ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

Khoan bình luận về lời vu cáo của ông Cảnh Sảng đối với Mỹ, nhưng trong tuyên bố ngày 17-7, ông yêu cầu “Việt Nam nghiêm túc tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc” đối với khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở phía nam Biển Đông được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 công nhận thì đó là lời vu cáo trắng trợn và vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế.

Như vậy, rõ ràng ông Cảnh Sảng là người không đáng tin. Vậy ai tin lời vu cáo của ông ấy đối với Mỹ?

http://biendong.net/goc-nhin-moi/29486-tq-noi-my-vu-cao-lieu-co-nguoi-tin.html

 

TQ nói gì khi Mỹ trừng phạt công ty năng lượng?

Công ty Trung Quốc bị tố mua dầu Iran, đón lệnh trừng phạt Mỹ, Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ.

Tân Hoa xã ngày 23/7 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 23/7 phản đối mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với một công ty năng lượng Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm các biện pháp trừng phạt đối với ngành dầu mỏ Iran.

Bà Hoa nhấn mạnh rằng, Mỹ đã bỏ qua các quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên và tự ý áp dụng các biện pháp trừng phạt. Những động thái của Mỹ là đi ngược lại các xu hướng kết nối và hợp tác trên toàn cầu.

“Chúng tôi rất mong muốn Mỹ sửa chữa ngay các hành vi sai trái trong khi Trung Quốc sẽ bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp của mình” – Tân Hoa xã dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh.

Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ thực thi các biện pháp trừng phạt đơn phương, các hành động bắt nạt của Mỹ về việc áp đặt trừng phạt một cách tùy tiện đối với các công ty Trung Quốc theo luật pháp của Mỹ.

Bà Oánh tuyên bố Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích hợp pháp của công ty và bảo lưu quyền hành động tiếp theo.

Tuyên bố được cho là phản pháo những cáo buộc trước đây của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty Trung Quốc Chu Hải Zhenrong và người đứng đầu công ty này là Youmin Li vì cố tình tham gia vào một giao dịch quan trọng để mua dầu thô từ Iran.

Công ty Chu Hải Zhenrong và ông Li sẽ bị cấm tham gia vào các giao dịch ngoại hối, ngân hàng hoặc tài sản thuộc thẩm quyền của Mỹ, theo các quy tắc của Mỹ chi phối các lệnh trừng phạt của Iran. Bất kỳ giao dịch nào liên quan đến tài sản của công ty này sẽ bị cấm tại Mỹ và ông Li sẽ bị cấm vào Mỹ theo danh sách đen của Bộ Tài chính Mỹ.

Chu Hải Zhenrong, được thành lập năm 1994, là một trong bốn nhà nhập khẩu dầu thô lớn của Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc là một trong những người mua dầu lớn nhất của Iran. Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu 29,27 triệu tấn dầu thô từ Iran. Công ty Chu Hải Zhenrong chiếm hơn 60% thương mại của Trung Quốc với Iran.

Năm 2012, chính quyền Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chặn công ty nhận giấy phép xuất khẩu của Mỹ, nhận tài trợ từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ hoặc bất kỳ khoản vay nào trên 10 triệu USD từ các tổ chức tài chính Mỹ.

Trước đó, Chu Hải Zhenrong cho biết họ sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Iran và các lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến nó vì họ có ít hoạt động kinh doanh với bất kỳ công ty nào của Mỹ, China News đưa tin.

Chu Hải Zhenrong là công ty dầu khí đầu tiên của Trung Quốc phải đối mặt với hình phạt kể từ khi chính quyền Trump tuyên bố vào tháng Tư rằng họ sẽ ngừng miễn trừ một số quốc gia được mua dầu của Iran.

Động thái mới nhất của Mỹ được đánh giá sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới các căng thẳng giữa Mỹ- Trung, Mỹ- Iran.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/29479-tq-noi-gi-khi-my-trung-phat-cong-ty-nang-luong.html

 

Chuyên gia Thái:

TQ chưa thành tâm trong hợp tác Mekong

Tương tự câu chuyện Biển Đông, những tuyên bố của Trung Quốc trong vấn đề khai thác sông Mekong bị cộng đồng quốc tế chỉ trích là không chân thành, chỉ được cái hoa mỹ trong ngôn từ nhưng lại thiếu thực chất.

Bài viết của ông Niwat Roykaew, đồng sáng lập tổ chức bảo tồn Chiang Khong (Thái Lan) và Mạng lưới người Thái thuộc 8 tỉnh Mekong, đăng trên báo Bangkok Post, Tuổi Trẻ Online:

Cách đây 2 tuần, báo Bangkok Post có đăng phát biểu của ông Yang Yang – người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan – giải thích làm cách nào Trung Quốc thúc đẩy hợp tác quản lý nguồn nước trên sông Mekong “vì lợi ích của người dân trong khu vực”.

Tôi, và tất cả thành viên của Mạng lưới người Thái thuộc 8 tỉnh Mekong, không đồng ý với phát ngôn đó. Người dân Mekong đã chia sẻ với nhau nguồn nước và các tài nguyên liên quan trong nhiều thế hệ, từ đánh cá, trồng trọt, giao thông đường thủy, nước sinh hoạt…

Vậy mà, chúng ta đã và đang chứng kiến những thay đổi lớn trong hệ sinh thái sông Mekong trong 20 năm qua. Các sáng kiến phát triển Mekong, bao gồm việc xây dựng hàng loạt đập thủy điện quy mô lớn, đã ảnh hưởng tiêu cực đến dòng sông và tài nguyên của nó.

Dù người ta có thêm những mỹ từ như “xanh”, “bền vững” vào tên các dự án (nào là “Đường sắt xanh”, “Sáng kiến Lan Thương – Mekong xanh”…), thực tế là những dự án “xanh” này đang hủy diệt và làm tổn hại đến sự trù phú của Mekong – dòng sông giữ vai trò quan trọng trong kinh tế và văn hóa Đông Nam Á từ ngàn xưa.

Hãy nhìn vào 10 con đập trên sông Lan Thương – khu vực thượng nguồn Mekong trên đất Trung Quốc. Người phát ngôn Yang Yang tuyên bố, bằng cách kiểm soát lượng nước chảy xuống hạ nguồn, hệ thống đập Lan Thương “giúp giảm tổn thất kinh tế và tạo điều kiện giao thông thủy thuận tiện hơn cho các cộng đồng ven sông”.

Xin đừng nhầm lẫn: cư dân Mekong không hưởng lợi gì từ các đập nước Lan Thương. Trước khi chúng xuất hiện, nước sông Mekong lên xuống theo mùa, giúp phân bổ, phục hồi và phát triển các nguồn tài nguyên như cá, nước, phù sa…

Nhưng thủy điện Lan Thương đã thay đổi tất cả. Sông Mekong không còn lên xuống theo mùa hoặc thời tiết, thay vào đó nó lệ thuộc vào việc khi nào các đập thủy điện Lan Thương xả nước. Hậu quả là sự thay đổi bất thường về mực nước và các tác động nghiêm trọng đi kèm như chúng ta thấy.

Gần đây, các nỗ lực hồi sinh dự án nổ mìn khơi dòng Mekong ở miền bắc Thái Lan bỗng “sống lại” dù chính phủ Thái đã ngưng nó cách đây 15 năm do các quan ngại về an ninh quốc gia và môi trường.

Nhà ngoại giao Trung Quốc nói dự án sẽ tạo điều kiện giao thông thuận tiện và “xanh” hơn cho dân địa phương. Nhưng có ai cần đâu, tàu ghe đã tự do đi lại quanh năm ở đây. Cũng giống mấy cái đập, “sáng kiến” này chỉ nhằm giúp tàu thuyền lớn từ Trung Quốc di chuyển trong mùa khô, tăng lợi nhuận thương mại cho họ.

Yang Yang nói: “Trung Quốc chú ý nhiều đến mối quan tâm và nhu cầu của các quốc gia hạ nguồn, bao gồm việc chia sẻ dữ liệu thủy văn và điều phối hợp tác”. Chia sẻ là quan trọng, nhưng nó chưa đồng nghĩa với việc giải quyết các bức bối của cư dân hạ nguồn, cũng như tác động môi trường đối với hệ sinh thái Mekong.

Tuyên bố “Chúng ta uống nước từ cùng một dòng sông” (của Trung Quốc) không đảm bảo duy trì một mối quan hệ hợp tác và hiểu lẫn nhau. Chung sống hòa bình chỉ có thể đạt được thông qua sự tôn trọng lẫn nhau, đối thoại chân thành và hợp tác giữa các nước Mekong và người dân địa phương.

Nếu Trung Quốc thành tâm trong việc biến Lan Thương – Mekong thành con sông của “hữu nghị, hợp tác và phồn thịnh”, ưu tiên lớn nhất là lắng nghe tiếng nói của người dân, những người chung sống với sông Mekong và lệ thuộc vào nguồn tài nguyên của nó.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/29487-chuyen-gia-thai-tq-chua-thanh-tam-trong-hop-tac-mekong.html