Tin khắp nơi – 27/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 27/07/2017

Sân bay Mỹ thắt chặt soi chiếu đồ điện tử

Cục An ninh Vận tải Hoa Kỳ (TSA) sắp tăng cường các biện pháp an ninh với yêu cầu là bất kỳ thiết bị điện tử nào lớn hơn điện thoại di động mang theo hành lý xách tay đều phải được kiểm tra riêng tại các sân bay Mỹ.

TSA thông báo hôm 26/7 rằng các nhân viên an ninh sẽ yêu cầu hành khách lấy tất cả các thiết bị lớn ra khỏi hành lý của họ và tự đặt chúng vào khay, tương tự như việc soi chiếu máy tính xách tay của hầu hết hành khách.

TSA cho hay lý do của động thái này là “có sự gia tăng về nguy cơ an ninh hàng không”. Thay đổi này sẽ không áp dụng với các luồng hành khách đã kiểm tra trước (PreCheck).

Nguy cơ những kẻ khủng bố giấu chất nổ trong máy tính xách tay đã khiến Bộ An ninh Nội địa Mỹ hồi tháng 3 ban hành lệnh cấm các thiết bị điện tử lớn hơn điện thoại di động trong hành lý xách tay trên các chuyến bay trực tiếp đến Mỹ của 9 hãng hàng không tại 10 sân bay ở Trung Đông. Những hạn chế này đã được dỡ bỏ vì tất cả các hãng đó đều đã thắt chặt việc soi chiếu.

Bộ trưởng Nội an John Kelly sau đó đã thông báo thắt chặt an ninh hơn đối với tất cả 180 hãng hàng không bay trực tiếp đến Hoa Kỳ từ 280 sân bay trên toàn thế giới. Các biện pháp có hiệu lực từ ngày 19/7 áp dụng cho 325.000 hành khách trên 2.000 chuyến bay hàng ngày.

https://www.voatiengviet.com/a/san-bay-my-that-chat-soi-chieu-do-dien-tu/3961452.html

 

TQ bắt 18 người của giáo phái ‘giết Rồng Đỏ’

Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt 18 người bị nghi là thành viên một giáo phái chống Đảng Cộng sản và coi Chúa Giê Su là phụ nữ.

Tân Hoa Xã nói tổ chức ‘Toàn Năng Thần Giáo Hội’ là một giáo phái ra đời từ thập niên 1990, với các tín đồ tin rằng Giê Su phục sinh để trở thành một phụ nữ Trung Hoa.

Có tên tiếng Anh là ‘Church of Almighty God’, họ bị cho là đã đánh chết một phụ nữ tại tiệm McDonald ở tỉnh Sơn Đông năm 2014.

Nạn nhân là một phụ nữ 35 tuổi từ chối không gia nhập giáo phái, theo tòa án Trung Quốc.

Mỹ thông qua hai dự luật về tự do tôn giáo

TQ: Hồng Vệ Binh kiểu mới – SV yêu nước

5 người chết ở Tân Cương, Trung Quốc

Đức Giáo hoàng tiếp Chủ tịch Việt Nam

Sau vụ việc đó, một số thành viên giáo phái đã bị bắt và hai người trong số họ bị chính quyền Trung Quốc xử tử.

Giáo phái này từ chối không hồi đáp yêu cầu của BBC và hướng dẫn BBC đến trang web của họ đặt ở Hoa Kỳ.

Trang này đăng tải những lời kể mà họ nói là của các nhân chứng bị công an Trung Quốc tra tấn.

Giáo phái này còn có các tên khác như ‘Đông Phương Thiểm Điện’ (Tia Chớp Phương Đông), và Quốc Độ Phúc Âm Giáo hội.

Họ gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc là ‘Rồng Đỏ’ thuộc về tà phái.

Giết Rồng Đỏ

Giáo hội Thượng đế Toàn năng này do một cựu giáo viên, ông Triệu Duy Sơn lập ra 25 năm trước và quảng bá nội dung chống cộng sản.

Theo báo Telegraph ở Anh, đây là một giáo phái cực đoan (radical cult) và nói đã có “hàng triệu tín đồ”.

Ông Triệu Duy Sơn cũng là người duy nhất liên hệ với bà Dương Hướng Bân (Yang Xiangbin), người mà tín đồ giáo phái tin rằng Nữ Chúa Ki Tô (female Christ) đã tái thế.

Nhưng bài trên trang Telegraph nói bà Dương là nhân tình của ông Triệu.

Cũng có tin nói hai người này đã sang sống ở Hoa Kỳ bằng hộ chiếu giả.

Giáo phái này có tín đồ ở Mỹ, châu Âu, Malaysia và Hàn Quốc.

Bài của Malcolm Moore trên The Telegraph từ Bắc Kinh hồi tháng 2/2015 nói các tài liệu bằng tiếng Anh giới thiệu lời ông Triệu nói những người “được chọn” cần hy sinh thân mình để tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc mà họ gọi là Đại Xích Long (Rồng Đỏ).

Ai giết được các đảng viên cộng sản thì “linh hồn của Rồng Đỏ sẽ không còn chế ngự” họ nữa, theo tài liệu mà nhà báo Anh xem được.

Chính quyền Trung Quốc đã bắt ít nhất 1000 thành viên giáo phái này, tính đến tháng 8/2014.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40744826

 

Anh chấm dứt đi lại tự do với EU tháng 3/2019

Quốc vụ khanh chuyên trách về Nhập cư của Anh, Brandon Lewis nói quyền tự do đi lại giữa Anh và Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ chấm dứt khi Anh rời EU.

Một quy chế nhập cư mới sẽ được áp dụng vào mùa xuân năm 2019.

Ông Lewis cũng nói chính phủ Anh đang triển khai một bản báo cáo đánh giá chi tiết về hệ lụy của quá trình rời EU (Brexit) đối với người nhập cư từ EU ở Anh.

Báo cáo này dự kiến được hoàn thành vào tháng 9/2018, chỉ sáu tháng trước khi Anh chính thức rời khỏi EU, dự kiến vào ngày cuối cùng của tháng 3/2019.

Brexit: Anh cần ít nhất 3 năm ‘chuyển tiếp’

Hiệp hội các nhà công nghiệp Anh (CBI), nói tương lai người nhập cư EU tại Anh là vấn đề “khẩn cấp”, trong giai đoạn chuyển tiếp từ tháng Ba năm 2019 và sau đó.

Các bộ trưởng nói sẽ tham vấn bao quát để lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, hội đoàn và các trường đại học.

Người nhập cư là một trong những vấn đề trung tâm trong Chiến dịch vận động Trưng cầu dân ý Anh rời EU vào năm ngoái.

Các bộ trưởng đã hứa sẽ ‘giành lại quyền kiểm soát’ biên giới nước Anh khi đàm phán trong thương vụ Brexit.

Đạo luật về nhập cư, vốn đưa ra phương pháp tiếp cận của chính phủ, đã được cho vào bài phát biểu của Nữ Hoàng.

Trả lời phỏng vấn BBC Radio 4, ông Brandon Lewis nói chính phủ Anh sẽ có kế hoạch quản lý nhập cư sau Brexit.

Chi tiết sẽ được đưa ra trong Sách Trắng ấn hành vào cuối năm nay. Và dự luật nhập cư sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2018.

Brexit: Anh Quốc đồng ý cho 3 triệu dân EU ở lại

Thủ tướng Anh ký thư kích hoạt Brexit

Lãnh đạo EU kêu gọi đoàn kết

Như vậy, nhờ có đạo luật nhập cư mới mà Anh có thể thích nghi dần dần trước khi thời hạn Brexit kết thúc.

Điều này nghĩa là việc đi lại tự do Anh và EU sẽ không được áp dụng sau đó, và một hệ thống nhập cư mới sẽ được áp dụng vào mùa xuân năm 2019.

Ông Lewis cũng nhấn mạnh, Cương lĩnh tranh cử của Đảng báo thủ ủng hộ việc giảm lượng người nhập cư từ con số hiện tại là 248.000 xuống vài chục nghìn mỗi năm.

Bộ Nội vụ Anh nói hội đồng tư vấn để xem xét việc phân bổ người nhập cự EU tại nước Anh.

Ngoài ra lĩnh vực nào cần được hỗ trợ nhất, vai trò của người làm công tạm thời hay theo mùa vụ.

Cơ hội và thách thức

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, bà Amber Rudd khẳng định: “Chúng tôi sẽ đảm báo tiếp tục thu hút người EU có lời cho nước Anh về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa.

“Đồng thời, hệ thống nhập cư mới giúp chúng tôi kiểm soát được lượng người đến Anh, và trấn an người dân về số lượng trần người nhập cư ở mức bền vững,” vẫn theo lời bà Rudd.

Phát biểu khi đang thăm Sydney, Úc, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói ông không biết đã có bản báo cáo đang được triển khai, nhưng vấn đề nhập cư là “cốt lỗi cho sức mạnh và sự năng động của nền kinh tế”, nhưng “vẫn có thể kiểm soát được”.

Phát ngôn viên của đảng Lao động đối lập, bà Diane Abbott, chuyên trách về nội vụ nói:

“Có quá nhiều tranh cãi và sự không rõ ràng về vấn đề nhập cư, chính vì vậy một bản báo cáo thực sự khách quan và chi tiết là một điều cần thiết.”

Vạn sự khởi đầu nan

Người phát ngôn của Đảng Dân chủ Tự do cũng thuộc phe đối lập ở Anh, ông Ed Davey thì bày tỏ lo ngại là động thái này sẽ “không thể trấn an những bệnh viện hiện đang có nhiều y tá người châu Âu bỏ đi, hoặc những công ty đang không tìm được ứng viên tuyển dụng”.

Ngành Y tế Anh (NHS), các doanh nghiệp và các trường đại học có nhiều người từ EU hiện đang cần câu trả lời ngay bây giờ, chứ không phải trong 14 tháng nữa,” ông Davey nói thêm.

Hiệp hội các nhà công nghiệp Anh (CBI) nói đây chỉ là bước khởi đầu và hệ thống hải quan mới giữa Anh và EU khi được áp dụng phải đảm bảo lợi ích của nghiệp đoàn và lòng tin của dân chúng.

Tổ chức này cũng kêu gọi chính phủ có phản hồi nhanh chóng về danh nghĩa của những công dân EU hiện đang sống ở nước Anh.

Gần đây, Chính phủ Anh quốc đồng ý rằng cần có một thời kỳ chuyển tiếp sau tháng 3/2019 để nước Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu.

Bộ trưởng Thương mại Quốc tế, Liam Fox còn nói một thời gian 24-25 tháng không phải là một vấn đề lớn tính từ tháng 3/2019.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ giai đoạn chuyển tiếp này chỉ nhằm phục vụ cho các thỏa thuận thương mại, hay có đề cập cả đến quy chế di dân và nhập cư giữa Anh với EU.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40740233

 

Mỹ chế tài 13 quan chức Venezuela

Chính phủ Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp chế tài đối với 13 quan chức cấp cao của Venezuela như một áp lực lên Tổng thống Nicolás Maduro trước cuộc bỏ phiếu lập quốc hội mới.

Các biện pháp bao gồm đóng băng tài sản tại Hoa Kỳ của những người này và ngăn các công ty Hoa Kỳ làm ăn với họ.

Trong danh sách bị chế tài có bộ trưởng nội vụ và người đứng đầu quân đội Venezuela.

Biểu tình Venezuela: Phụ nữ phản đối Maduro

Venezuela: Nguy cơ bạo lực bùng phát

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ “hành động mạnh mẽ” nếu ông Maduro tiến hành cuộc bỏ phiếu dự kiến hôm 30/7.

“Những tên đế quốc Mỹ nghĩ họ là ai vậy?” ông Maduro nói hôm 26/7. “Họ lãnh đạo thế giới à?”

Ông cũng nói là các biện pháp chế tài do Mỹ đưa ra là “bất hợp pháp, xấc xược và chưa có tiền lệ”.

Cuộc bỏ phiếu theo hoạch định nhằm chọn 545 thành viên Quốc hội mới có quyền viết lại Hiến pháp, nhằm làm đối trọng với Quốc hội đang do phe đối lập kiểm soát.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40701925

 

Anh và Úc thúc giục TQ

có hành động hơn về vấn đề Bắc Hàn

Anh Quốc và Australia vào ngày 27 tháng 7 thúc giục Trung Quốc cần hành động thêm trong việc thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ chương trình nguyên tử và tên lửa.

Bộ trưởng quốc phòng Anh, Michael Fallon, phát biểu trước báo giới tại Sydney rằng ảnh hưởng quốc tế đi liền với trách nhiệm nên đã đến lúc Bắc Kinh phải sử dụng tầm ảnh hưởng của nước này đối với chế độ Bình Nhưỡng yêu cầu chấm dứt các chương trình thủ đắc vũ khí nguyên tử. Còn bộ trưởng ngoại giao Australia Julie Bishop thì cho rằng nay là lúc quan trọng hơn trước để các quốc gia có cùng nhận định tìm ra căn cứ chung trong việc hổ trợ trật tự thế giới trên căn bản luật pháp.

Vào đầu tháng này, Bắc Hàn cho biết đã tiến hành vụ thử nghiệp hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa đầu tiên mà theo giới chuyên gia có thể bắn đến vùng Alaska. Trước đó, Bắc Hàn từng có cảnh báo Australia có thể là mục tiêu tấn công của Bình Nhưỡng.

Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác tỏ ra mất kiên nhẫn đối với Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Bắc Hàn, vì Bắc Kinh không hành động đủ để kiềm chế chủ tịch Kim Jong- Un trong tham vọng hạt nhân. Trung Quốc thì cho rằng nước này không thể nắm chìa khóa cho việc giải quyết vấn đề khủng hoảng hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/britain-and-australia-urge-china-to-do-more-on-north-korea-threat-07272017111847.html

 

Cảnh sát Trung Quốc bắt 67 người biểu tình

Cảnh sát Bắc Kinh vừa bắt giữ 67 người liên quan đến Quỹ đầu tư “Kindness Exchange”, có trụ sở ở Thẩm Quyến, hoạt động theo mô hình đa cấp, sau khi hàng trăm thành viên đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chính phủ điều tra quỹ đầu tư của họ.

Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy hình ảnh hàng trăm người vào hôm thứ Hai, ngày 24 tháng bảy cầm cờ và biểu ngữ biểu tình tại Thủ đô Bắc Kinh, yêu cầu chính quyền chấm dứt việc điều tra đối với Quỹ đầu tư “Kindness Exchange”.

Nhiều thành viên của Quỹ đầu tư lên tiếng đây là một tổ chức hoạt động nhân đạo hợp pháp. Trong khi đó, một số thành viên khác tỏ ra lo lắng vì người sáng lập Quỹ đầu tư này bị bắt trong thời gian gần đây.

Cuộc biểu tình hôm thứ Hai đã nhanh chóng bị dập tắt vì theo thông báo của Văn phòng An Ninh Công Cộng Bắc Kinh đăng tải ngày 26 tháng bảy đây là một cuộc “tập hợp bất hợp pháp” của các thành viên trong một nhóm kích động.

An ninh ở Bắc Kinh được thắt chặt trong những tuần gần đây do Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng Cộng Sản vào cuối năm nay.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-police-detain-ponzi-scheme-suspects-after-rare-protest-07272017105831.html

 

Chính phủ các nước Phương Tây cảnh báo

không nên đến miền nam Philippines

Chính phủ các nước Phương Tây cảnh báo công dân nước họ không nên đi du lịch đến miền Nam Philippines vào thời điểm hiện nay nhằm trách bị các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan tấn công, hoặc bắt cóc.

Đó là phản ứng mới nhất của các nước Canada, Anh, và Australia, sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ra lệnh gia hạn thiết quân luật tại miền nam nước này cho đến cuối năm.

Các chính phủ phương Tây không những cảnh báo công dân mình không đi đến các miền quê, mà cũng phải cẩn thận ở những thành phố lớn như Davao, thủ phủ của đảo Mindanao. Tại đây đã có một vụ nổ bom làm chết 15 người trong năm nay.

Chính phủ Anh còn nói là tại thủ đô Manila cũng không an toàn, còn Hoa Kỳ cho biết là có thể bọn khủng bố đang dự tính bắt cóc các du khách ngoại quốc tại các đảo Cebu, Palawan trong năm nay.

Miền Nam Philippines với đảo lớn Mindanao chiếm khoảng một phần ba diện tích toàn quốc và có đa số dân chúng theo đạo Hồi.

Từ lâu Midanao là nơi chứng kiến các cuộc nổi dậy của phiến quân Hồi giáo đòi độc lập, và gần đây, một số tổ chức Hồi giáo tại đây đã thề nguyện trung thành với Nhà nước khủng bố Hồi giáo ISIS tại Trung Đông.

Vào tháng 5 năm nay quân ISIS Philippines đã tấn công thành phố Marawi tại Mindanao, và cuộc phản công của quân chính phủ đến nay vẫn chưa đạt được thắng lợi. Cuộc chiến này đã làm thiệt mạng hơn 600 người của cả hai phe và dân thường.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/avoid-southern-philippines-western-governments-warn-07272017104508.html

 

Hoa Kỳ sẵn sàng tấn công hạt nhân

nhắm vào Trung Quốc

Đô đốc Scott Swift, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hôm 27 tháng 7 nói ông sẽ tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào Trung Quốc vào tuần tới được Tổng thống Donald Trump ra lệnh. Ông đồng thời cũng cảnh báo quân đội phải luôn trung thành với tổng tư lệnh.

Đô đốc Scott Swift đưa ra câu tuyên bố này để trả lời câu hỏi mang tính lý thuyết tại một hội thảo ở trường Đại học Quốc gia Australia. Buổi hội thảo được tổ chức sau cuộc diễn tập chung giữa Mỹ và Australia ngoài khơi nước này kéo dài 30 ngày và vừa kết thúc hôm 25 tháng 7. Tàu của Trung Quốc đã đến khu vực này để thu thập tin tức tình báo về cuộc tập trận.

PHát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương cho biết tuyên bố của Đô đốc Scott Swift được cho là đẻ khẳng định nguyên tắc về sự quản lý dân sự đối với quân đội.

Tham gia cuộc tập trận mang tên Talisma Saber có 36 tàu chiến bao gồm cả tàu sân bay US Ronald Reagan, 220 máy bay và 33,000 quân lính. Tàu cảu Hải quân Trung Quốc đã theo dõi cuộc tập trận ngay trong vùng 200 hải lý thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Australia.

Đô đốc Scott Swift cho biết Trung Quốc cũng đã cho một tàu đến thu thập thông tin tình báo về cuộc tập trận đa quốc gia của Mỹ hồi năm 2014 ở khu vực đặc quyền kinh tế của Mỹ ở Hawaii.

Theo Công ước về luật biển của Liên Hợp quốc (UNCLOS), Trung Quốc có quyền có vào khu vực đặc quyền kinh tế của Mỹ vì lý do quân sự.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-navy-ready-launch-nuke-strike-at-china-if-ordered-by-the-president-trump-07272017101257.html

 

Lập pháp Mỹ

đạt thỏa thuận về trừng phạt Nga, Iran, Bắc Hàn

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ vừa đạt thoả thuận mở đường cho một đạo luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Dự luật sẽ được chuyển đến Tổng thống Donald Trump để phê chuẩn.

Thượng nghị sĩ Bob Corker đã ra tuyên bố về thỏa thuận vào tối 26/7.

Dự luật cũng chứa đựng một điều khoản cho phép quốc hội Mỹ được thực hiện một quy trình rút ngắn để bác bỏ bất kỳ động thái nào mà tổng thống thực hiện để chấm dứt các biện pháp trừng phạt.

Tòa Bạch Ốc đã bày tỏ sự ủng hộ. Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc Sarah Huckabee Sanders nói với các phóng viên hôm 24/7:

“Tổng thống rất ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia này và muốn đảm bảo rằng những biện pháp đó vẫn được duy trì, nhưng đồng thời ông cũng muốn đảm bảo rằng chúng ta có được những thỏa thuận tốt. Hai điều đó đều rất quan trọng đối với tổng thống”.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 26/7 nói Moscow có thể sẽ trả đũa Hoa Kỳ nếu các biện pháp trừng phạt được áp đặt.

Theo truyền thông nhà nước Nga, ông Ryabkov cảnh báo các biện pháp trừng phạt mới sẽ tác động xấu đến bất cứ cơ hội nào về cải thiện quan hệ giữa Moscow và Washington. Ông cũng tuyên bố rằng Nga trước đó đã cảnh báo với chính quyền của ông Trump rằng Nga sẽ đáp trả nếu các nhà lập pháp Mỹ thông qua dự luật này.

https://www.voatiengviet.com/a/lap-phap-my-dat-thoa-thuan-ve-trung-phat-nga-iran-bac-han/3961434.html

 

Người nhập cư Mỹ khi còn nhỏ hy vọng vào dự luật Hạ viện

Hai thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ đã giới thiệu một dự luật cho phép những di dân không có giấy tờ hợp lệ nhưng đã nhập cư vào Hoa Kỳ khi còn trẻ sẽ có cơ hội trở thành thường trú nhân.

Dân biểu đảng Dân chủ Lucille Roybal-Allard và dân biểu đảng Cộng hòa Ileana Ros-Lehtinen hôm thứ Tư 26/7 tuyên bố một dự luật bảo vệ nhóm người được gọi là DREAMers bằng cách cho họ một lộ trình để có quốc tịch Hoa Kỳ.

Dự luật này phản ánh nỗ lực lưỡng đảng được Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ Dick Durbin và Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham giới thiệu ở Thượng viện vào tuần trước.

Dân biểu Roybal-Allard nói: “Đạo luật DREAM là một đạo luật tiến bộ nhất, và hướng đến bảo vệ DREAMers – những cá nhân đã xây dựng cuộc sống của họ ở Hoa Kỳ và xem quốc gia này là quê hương.”

Dân biểu Ros-Lehtinen cho biết, trọng tâm của dự luật là “giữ những người tốt nhất và tài năng nhất ở lại đất nước của chúng ta và cùng vun đắp cho quê hương mình” và dự luật cũng trợ giúp cho những người lâu nay sống trong nỗi sợ bị trục xuất.

Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Hoa Kỳ đã thiết lập một chương trình gọi là Luật hoãn Hành động đối với những người nhập cư lúc còn nhỏ, còn gọi là DACA, trong đó cho phép người nhập cư nộp đơn xin tạm không bị trục xuất và cho phép họ làm việc một cách hợp pháp. Hơn 750.000 người hiện đang đăng ký theo diện DACA, nhưng không bao gồm một lộ trình cho phép nhập quốc tịch.

Dự luật mới này bao gồm các yêu cầu về kiểm tra lý lịch, chứng minh thông thạo tiếng Anh, tốt nghiệp trung học, và theo đuổi nền giáo dục đại học, có tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc có việc làm ít nhất ba năm.

Dự luật này được giới thiệu vào thời điểm DACA đang phải đối mặt với những thách thức pháp lý tiềm ẩn.

Một nhóm gồm 10 viên chức đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ khởi kiện chính quyền Trump nếu không hủy bỏ luật DACA trước ngày 5/9.

Đầu tháng này, Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly nói với các thành viên của nhóm Quan tâm đến người gốc Tây Ban Nha của Quốc hội trong một cuộc họp kín rằng trong khi ông đích thân hỗ trợ Luật DACA, ông không nghĩ rằng luật này sẽ phải chịu đựng một thách thức pháp lý.

Tổng thống Trump lên nắm quyền với chính sách tăng cường thắt chặt biên giới quốc gia và hứa hẹn ngay lập tức chấm dứt Luật DACA, nhưng kể từ đó ông nói ưu tiên của ông về việc thực thi nhập cư sẽ là nhắm mục tiêu những người đã phạm tội.

Thượng nghị sĩ Durbin cho biết trong tuyên bố nói rằng ông và Thượng nghị sĩ Graham khi giới thiệu dự luật này đã “tích cực vận động Tòa Bạch Ốc … cố gắng để tìm một tiếng nói chung.”

Thượng nghị sĩ Graham nói: “Những đứa trẻ theo diện DACA sẽ bước ra khỏi bóng tối theo lời mời của chính phủ. Chúng tôi sẽ không rút tấm thảm lót đường cho họ.”

https://www.voatiengviet.com/a/ha-vien-ra-du-luat-voi-hy-vong-cho-nguoi-nhap-cu-vao-my-khi-con-nho-lam-thuong-tru-nhan/3961407.html

 

Bộ trưởng Tư pháp có cơ hội xoa dịu ông Trump

Tòa Bạch Ốc cho thấy Bộ trưởng Sessions có thể xoa dịu tổng thống bằng cách ra lệnh cho Bộ Tư pháp điều tra những những rò rỉ thông tin trong chính phủ đã khiến ông Trump khó chịu và mất ăn mất ngủ.

Bộ Trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions dường như không có ý định từ chức khi đối mặt với những biểu hiện thất vọng của Tổng thống Donald Trump. Thông tín viên VOA Steve Herman có thêm chi tiết từ Tòa Bạch Ốc.

Tổng thống Trump đang tiếp tục gây sức ép lên ông Jeff Sessions, khi ông viết trên Twitter rằng tại sao bộ trưởng tư pháp vẫn chưa thay quyền giám đốc Cục Tình báo Liên bang (FBI), vợ của người này có nhận một khoản quyên góp lớn cho vận động tranh cử từ các đảng viên Dân chủ.

Tổng thống thoạt đầu đã chỉ trích Bộ trưởng Sessions vì ông đã tự rút ra khỏi nhiệm vụ giám sát cuộc điều tra của Bộ Tư pháp về việc Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Trong cuộc họp báo vào Thứ Tư 26/7 của Tòa Bạch Ốc, các phóng viên đã gạn hỏi lý do tại sao tổng thống không yêu cầu ông Sessions từ chức hoặc sa thải ông?

Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Sarah Huckabee Sanders trả lời:

“Qúy vị có thể thất vọng với ai đó nhưng vẫn muốn họ tiếp tục làm việc.”

Theo Thượng nghị sĩ Dick Durbin, một thành viên đảng Dân chủ, cách mà ông Trump đang đối xử với ông bộ trưởng bộ tư pháp, người đứng đầu việc thực thi pháp luật quốc gia – như vậy là tàn bạo và không cần thiết, và “không phản ánh đúng tầm của tổng thống.”

Thượng nghị sĩ Dick Durbin nói:

“Ông Sessions đã giơ đầu chịu báng cho tổng thống, nay tổng thống lại muốn trảm ông ấy. Cách làm đó làm sao khuyến khích được lòng tôi trung của những người phục tùng ông ở mọi cấp.”

Cũng có những lo ngại ngày càng gia tăng giữa các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa.

Thượng nghị sĩ Orrin Hatch, thành viên đảng Cộng hòa, đại diện bang Utah nói:

“Tôi hy vọng rằng tổng thống sẽ đánh giá lại và nhận ra rằng ông Sessions là một người rất tốt, làm việc đâu vào đấy, và tổng thống nên giữ ông ấy ở lại chức vụ mà cho đến nay ông làm rất tốt.”

Một thượng nghị sĩ khác của đảng Cộng hòa cảnh báo về những hậu quả xảy ra nếu ông Sessions, cũng là một cựu thượng nghị sĩ Mỹ, bị buộc phải rời khỏi công việc của mình.

Thượng nghị sĩ John Kennedy, đại diện bang Louisiana cho biết:

“Nếu, vì bất cứ lý do nào, Bộ trưởng Sessions quyết định không phục vụ nữa, tôi không biết Thượng viện có thể chuẩn thuận cho một người thay thế ngay bây giờ không – không có bộ trưởng tư pháp. Tình trạng chia rẽ quá cao, chúng tôi không muốn điều đó ngày vào lúc này.”

Tòa Bạch Ốc cho thấy ông Sessions có thể giành lại sự ưu ái của của tổng thống bằng cách ra lệnh cho Bộ Tư pháp điều tra những chỗ rò rỉ thông tin của chính phủ đã khiến cho ông Trump khó chịu và mất ăn mất ngủ

https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-tu-phap-co-co-hoi-xoa-diu-ong-trump/3961219.html

 

Trump cấm người chuyển giới tính phục vụ trong quân đội

Tổng thống Donald Trump nói rằng quân đội Mỹ sẽ không còn cho phép những người chuyển giới tính phục vụ trong bất kỳ vị trí nào, đảo ngược chính sách của cựu Tổng thống Barack Obama được loan báo cách đây một năm.

Trong một loạt những phát biểu đăng trên Twitter, ông Trump nói rằng “sau khi tham vấn các tướng lĩnh và các chuyên gia quân sự,” ông sẽ chấm dứt việc nhận người chuyển giới tính vào lực lượng vũ trang của đất nước.

“Quân đội chúng ta phải tập trung vào thắng lợi mang tính quyết định và áp đảo và không thể bị đè nặng bởi những chi phí y tế hết sức to lớn và sự gián đoạn liên quan tới những người chuyển giới tính trong quân đội. Cảm ơn,” ông Trump viết.

Nhóm nghiên cứu của tổ chức Rand Corporation ước tính có 4.000 nhân viên trong quân đội Mỹ là người chuyển giới tính, nhưng ông Trump không nói điều gì sẽ xảy ra đối với họ.

Các quan chức quốc phòng cho biết có tới 250 quân nhân khác được cho là đang trong giai đoạn chuyển sang giới tính mà họ mong muốn.

Quyết định của ông Trump về quân nhân chuyển giới tính được đưa ra một ngày trước hạn chót để quân đội cập nhật các quy định y tế để đáp ứng nhu cầu của những người này.

Nhưng Ngũ Giác Đài dường như bất ngờ với loan báo của ông Trump. Bộ Quốc phòng nói họ đang chuyển tất cả các câu hỏi về sự thay đổi chính sách sang Tòa Bạch Ốc. Ngũ Giác Đài nói rằng họ sẽ “tiếp tục làm việc chặt chẽ với Tòa Bạch Ốc để làm rõ chỉ dẫn mới của Tổng tư lệnh” và sau đó báo cáo cho các quan chức quân sự.

Hành động của ông Trump ngay lập tức khơi lên đả kích từ một tổ chức hàng đầu ủng hộ quyền của người chuyển giới tính và các nhà lập pháp ủng hộ sự thay đổi chính sách này hồi năm ngoái.

Chủ tịch tổ chức Chiến dịch Nhân quyền Chad Griffin nói, “Tôi biết các quân nhân chuyển giới tính và các cựu chiến binh đã làm nhiều điều để phục vụ đất nước của họ còn hơn là @realdonaldtrump từng làm suốt cuộc đời của ông ta.”

Một nhà lập pháp cao cấp của Đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ John McCain, từng tù binh chiến tranh ở Việt Nam trong những năm 1960, khiển trách ông Trump về loan báo trên Twitter và nói rằng loan báo của ông Trump không rõ ràng.

“Bộ Quốc phòng đã quyết định cho phép các cá nhân chuyển giới tính hiện đang phục vụ được ở lại trong quân đội và họ đang phục vụ, và nhiều người đang phục vụ một cách vinh dự ngày hôm nay,” ông McCain nói. “Bất kỳ người Mỹ nào đáp ứng được các tiêu chuẩn về y tế và tính sẵn sàng chiến đấu hiện thời đều nên được phép tiếp tục phục vụ.”

Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Jeanne Shaheen của bang New Hampshire, nói trong một dòng tweet: “Hàng ngàn quân nhân chuyển giới tính đang bảo vệ đất nước của chúng ta, họ là những người yêu nước và nên được ca ngợi chứ không phải bị kỳ thị bởi Tổng thống Trump.”

Vào tháng 6 năm 2016, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter nói rằng Ngũ Giác Đài trong khoảng thời gian một năm sẽ chấm dứt điều mà ông nói là những chính sách kỳ thị đối với người chuyển giới tính, bắt đầu với việc loại bỏ một quy định nói rằng người chuyển giới tính có thể buộc giải ngũ ngoài ý muốn.

Ông Carter, khi loan báo quyết định này, nói ông “tin tưởng rằng chúng ta có lý do để ngày hôm nay tự hào về ý nghĩa của việc này đối với quân đội của chúng ta bởi vì đó là điều đúng đắn để làm, và đó là một bước nữa để bảo đảm rằng chúng ta tiếp tục tuyển mộ và thu nhận những người hội đủ điều kiện nhất – và những người tốt là yếu tố quan trọng cho quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới. Quân đội của chúng ta, và quốc gia mà họ bảo vệ, sẽ hùng mạnh hơn.”

Trước loan báo của ông Trump, bộ trưởng quốc phòng của ông, Jim Mattis, nói rằng Ngũ Giác Đài sẽ trì hoãn lệnh của ông Carter đến hết năm 2017 để duyệt xét tác động của sự thay đổi này.

“Kể từ khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, tôi đã nhấn mạnh rằng Bộ Quốc phòng phải đo lường từng quyết định chính sách dựa trên một tiêu chuẩn thiết yếu: Quyết định này có ảnh hưởng đến tính sẵn sàng và khả năng sát thương của lực lượng hay không? Nói cách khác, quyết định ảnh hưởng như thế nào đến khả năng của quân đội Mỹ bảo vệ quốc gia? Đó là chính là tiêu chuẩn mà dựa trên đó tôi đưa ra chỉ dẫn về cách thức xúc tiến trong việc cho những cá nhân chuyển giới tính nhập ngũ.”

https://www.voatiengviet.com/a/trump-cam-nguoi-chuyen-gioi-tinh-phuc-vu-trong-quan-doi/3960523.html

 

Thượng viện biểu quyết dự luật bỏ Obamacare

Thượng viện Hoa Kỳ do phe Cộng hòa lãnh đạo hôm nay 26/7 đang biểu quyết một dự luật hủy bỏ luật chăm sóc y tế mang dấu ấn của cựu Tổng thống Barack Obama, một ngày sau khi viện lập pháp này bác bỏ một dự luật toàn diện nhằm sửa đổi đạo luật.

Dự luật mới sẽ bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc y tế Giá phải chăng Obamacare, vốn đã cung cấp bảo hiểm y tế cho hàng triệu người Mỹ, nhưng sẽ không cung cấp ra một luật thay thế. Một số thượng nghị sĩ Cộng hòa lo ngại rằng bãi bỏ mà không có luật thay thế sẽ dẫn đến việc nhiều người Mỹ mất bảo hiểm y tế. Quan điểm này dường như không giành được đủ sự ủng hộ.

Thượng viện hy vọng sẽ có một cuộc bỏ phiếu cuối cùng trong tuần này về một dự luật chăm sóc y tế. Các nhà lãnh đạo Cộng hòa ở Thượng viện cũng xem xét một dự luật “xén mỏng” cắt bớt một số điều khoản chính yếu trong luật hiện hành như những hình phạt đối với những người không có bảo hiểm và các doanh nghiệp không cung cấp bảo hiểm y tế cho nhân viên.

Các nhà lập pháp hôm thứ Ba đã bác bỏ một dự luật do Lãnh đạo Khối đa số ở Thượng viện Mitch McConnell soạn thảo nhằm chấm dứt việc mở rộng Medicaid, chương trình cung cấp bảo hiểm y tế cho người Mỹ nghèo, cắt giảm những trợ cấp giúp người có thu nhập thấp mua bảo hiểm y tế tư nhân và loại bỏ các hình phạt về thuế đối với những người không mua bảo hiểm y tế.

Cuộc biểu quyết đêm thứ Ba là cuộc biểu quyết đầu tiên trong số nhiều cuộc biểu quyết sẽ được tiến hành trong nỗ lực kéo dài nhiều năm của Đảng Cộng hòa nhằm bãi bỏ và thay thế Obamacare.

Quyết định của Thượng viện mở phiên tranh luận được đưa ra sau khi ông McConnell trong tháng rồi cố gắng thông qua hai phiên bản khác nhau của dự luật, nhưng bất thành.

https://www.voatiengviet.com/a/thuong-vien-sap-bieu-quyet-du-luat-bo-obamacare-/3960354.html

 

Thượng viện

tiếp tục bác dự luật bãi bỏ phần lớn Obamacare

Một ngày sau khi bật đèn xanh khởi động tranh luận về vấn đề chăm sóc y tế ở Mỹ, Thượng viện hôm thứ Tư lại bác bỏ một kế hoạch khác nhằm bãi bỏ luật chăm sóc y tế mang dấu ấn của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, bất chấp áp lực từ Nhà Trắng.

Chín thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa cùng tất cả các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ cuối ngày thứ Tư biểu quyết bác bỏ một kế hoạch mà các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa soạn thảo sau những cánh cửa đóng kín nhằm bãi bỏ Obamacare và thay thế bằng một hệ thống thu nhỏ vai trò của chính phủ liên bang trong lĩnh vực chăm sóc y tế.

Hôm thứ Tư, viện lập pháp này biểu quyết với tỉ lệ 55-45 để đánh bại một dự luật mà có thể chấm dứt Obamacare nhưng không thay thế nó ngay tức thì mà lùi lại tới một thời điểm nào đó trong tương lai.
Các nhà lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện thừa nhận rằng họ không biết kế hoạch chăm sóc y tế

nào, nếu có, có thể đạt được sự ủng hộ lớn, và dành thời gian tranh luận để các thành viên đưa ra những dự luật có thể được xem xét nhanh chóng trong những đợt biểu quyết nhanh.

Nếu cả viện không thống nhất về bất cứ một kế hoạch chăm sóc y tế nào, Lãnh đạo Khối đa số Thượng viện Mitch McConnell sẽ buộc phải đưa ra một cuộc biểu quyết bãi bỏ một phần Obamacare mà trong đó loại bỏ một số điều khoản ít được ưa chuộng nhất: thuế đối với thiết bị y tế và quy định buộc người Mỹ phải mua bảo hiểm y tế nếu không phải nộp phạt.

Việc thông qua dự luật bãi bỏ một phần Obamacare, được gọi là “xén mỏng,” sẽ thiết lập các cuộc đàm phán giữa các thành viên của Thượng viện và Hạ viện để đưa ra một dự luật cuối cùng. Các nghị sị Đảng Dân chủ lưu ý rằng Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát đã thông qua một dự luật bãi bỏ toàn phần Obamacare và các cuộc đàm phán lưỡng viện có phần chắc sẽ đưa tới một sản phẩm tương tự như luật mà Thượng viện đã bác bỏ hoặc là đình trệ toàn bộ.

https://www.voatiengviet.com/a/thuong-vien-tiep-tuc-bac-du-luat-bai-bo-phan-lon-obamacare/3960512.html

 

Nhà Trắng: Foxconn sẽ mang 3.000 việc làm tới Wisconsin

Các quan chức cao cấp của Nhà Trắng cho hay Foxconn, một công ty sản xuất lớn, sẽ mang 3.000 công ăn việc làm tới bang Wisconsin ở phía bắc của Mỹ và sản xuất những tấm LCD tại nhà máy mới này. Đây là cấu phần chính trong máy tính, ti vi và bảng điều khiển xe hơi.

Các quan chức chính quyền Trump cho biết những nỗ lực của họ trong việc cắt giảm các quy định, cải cách thuế và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng đã khuyến khích công ty này đầu tư một khoản trị giá 10 tỉ đôla.

Họ nói thỏa thuận này đạt được sau nhiều tháng đàm phán, bao gồm các cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Terry Gou của Foxconn, chính thức được biết đến với tên Tập đoàn Kỹ thuật Công nghệ Hồng Hải đặt trụ sở tại Đài Loan.

Các báo cáo được đăng tải nói rằng nhà máy này có thể đặt ở phía đông nam của bang, nằm trong khu vực giữa thành phố Milwaukee và thành phố Chicago. Những báo cáo này cũng nói rằng một số bang đã cố gắng lôi kéo công ty đến lãnh thổ của họ.

Các quan chức Nhà Trắng cho biết lực lượng lao động có thể tăng lên 13.000 người.

https://www.voatiengviet.com/a/nha-trang-foxconn-se-mang-3000-viec-lam-toi-wisconsin/3960505.html

 

Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson bác tin từ nhiệm

“Tôi sẽ chẳng đi đâu cả”, Tillerson nói với các phóng viên tại Bộ Ngoại giao. Khi được hỏi ông sẽ tiếp tục ở lại trên cương vị của mình bao lâu nữa, ông Tillerson mỉm cười nói rằng: “Cho tới khi nào Tổng thống còn cần đến tôi”.

Đáp câu hỏi về mối quan hệ của ông với Tổng thống Donald Trump, Tillerson chỉ nói là “Tốt đẹp cả”.

Đồn đoán liên quan đến vị trí của Tillerson trong nội các của Tổng thống Trump xuất hiện sau nhiều ngày Tổng thống công khai chỉ trích Bộ trưởng Bộ Tư pháp Jeff Sessions.

Ông Trump nói rằng Bộ trưởng Sessions đã quá yếu đuối trong cuộc điều tra liên quan đến ứng cử viên Tổng thống đối thủ của ông Trump bên Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.

Đầu tuần này, Tổng thống Trump mô tả Bộ trưởng Sessions đang bị ‘bủa vây.’

https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-ngoai-giao-rex-tillerson-bac-tin-tu-nhiem/3960481.html

 

Nhân viên IT của Đảng Dân chủbị bắt

trong khi tìm cách rời Mỹ

Một trợ lý cao cấp về công nghệ cho các nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ đã bị bắt hôm thứ Hai tại một sân bay ở Washington trong khi tìm cách rời khỏi Mỹ để đi Pakistan.

Imran Awan, trợ lý công nghệ thông tin (IT) từng làm việc cho cựu Chủ tịch Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc, Debbie Wasserman Schultz, và một số nghị sĩ Dân chủ khác trong Quốc hội, bị bắt về các cáo buộc gian lận liên quan đến một khoản vay nhà mà ông nhận được.

Awan và vợ, Hina Alvi, cũng là trợ lý IT cho các nghị sĩ Dân chủ, đã yêu cầu và nhận được một khoản vay mua nhà từ Liên minh Tín dụng Liên bang Quốc hội (CFCU) với giá 165.000 đôla và nói rằng họ sẽ cư trú trong căn nhà này, theo lệnh bắt giữ Awan. Đôi vợ chồng không cư trú trong nhà, nhưng thay vào đó lại cho người khác thuê, vi phạm thỏa thuận cho vay.

Trong vòng một tuần sau khi nhận khoản tiền vào ngày 12 tháng 1 năm 2017, Alvi yêu cầu một mẫu đơn chuyển khoản ngân hàng từ chi nhánh CFCU nằm trong Tòa nhà Quốc hội với số tiền 283.000 đôla để gửi tới hai người họ hàng ở Faisalabad, Pakistan.

Hồ sơ ngân hàng cho thấy 165.000 trong số 283.000 đôla chuyển về Pakistan là đến từ khoản vay nhà bất chính.

Awan mua vé máy bay rời Washington đến Pakistan vào tối thứ Hai, nhưng đã bị các nhân viên liên bang bắt tại sân bay trước khi lên máy bay.

Awan tuyên bố không có tội với cáo buộc gian lận ngân hàng vào ngày thứ Ba trong một phiên tòa truy tố ở tòa án liên bang tại thủ đô Washington. Ông ta đã được thả ra nhưng bị buộc phải giao nộp tất cả hộ chiếu và mang theo một thiết bị theo dõi GPS.

Vào tháng 3, một nhóm các nghị sĩ Dân chủ ở Hạ viện đã sa thải Awan và Alvi sau khi họ bị cáo buộc trộm thiết bị công nghệ thông tin từ các thành viên quốc hội và có thể đã làm lộ thông tin về Hạ viện lên mạng. Hai người này đã bị cấm truy cập mạng máy tính của Hạ viện kể từ đầu tháng Hai.

Mặc dù bị điều tra và bị cấm truy cập mạng máy tính ở Hạ viện, bà Wasserman Schultz vẫn trả lương cho Awan cho tới ngày thứ Ba, khi ông ta bị sa thải.

https://www.voatiengviet.com/a/nhan-vien-it-cua-dang-danchu-bi-bat-trong-khi-tim-cach-roi-my/3960472.html

 

Hình ảnh vệ tinh cho thấy

căn cứ quân sự kiên cố của Trung Quốc ở nước ngoài

Những hình ảnh vệ tinh mới về căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc cho thấy nó lớn hơn và an ninh hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Hai hình ảnh được cung cấp bởi Stratfor Worldview và Allsource Analysis cho thấy căn cứ ở Djibouti, nằm ở vị trí nút thắt chiến lược thuộc vùng Sừng Châu Phi, được phòng thủ kiên cố với ba lớp an ninh và có khoảng 23.000 mét vuông không gian dưới lòng đất, theo phân tích cung cấp bởi Stratfor, một công ty chuyên về tình báo địa chính trị đặt ở Mỹ.

“Hình thức xây dựng này phù hợp với những tập tục được biết tới của Trung Quốc trong việc củng cố các căn cứ quân sự của họ. Các cấu trúc ngầm cho phép hoạt động diễn ra mà không bị quan sát, cũng như cung cấp sự bảo vệ cho xe và những cơ sở thiết yếu đối với sứ mệnh của Trung Quốc ở Djibouti,” Strafor nói trong một phân tích có hình ảnh đi kèm.

Trung Quốc phái binh sĩ đến căn cứ này hồi đầu tháng này. Mỹ, Pháp và Nhật Bản cũng có các căn cứ quân sự thường trực ở đó, nhưng không được phòng thủ kiên cố như của Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc quảng bá rằng căn cứ này là một cách để Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mang lại hòa bình và an ninh cho khu vực bằng cách cung cấp phương tiện thực hiện các hoạt động chống hải tặc và hỗ trợ nhân đạo. Tuy nhiên, hình ảnh chụp ngày 4 tháng 7 cho thấy người Trung Quốc vẫn chưa bắt đầu xây dựng các bến tàu, điều mà Stratfor gọi là đáng chú ý vì mục đích nói trên của căn cứ.

Các nhà phân tích nói rằng căn cứ này là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm thiết lập một lực lượng hải quân toàn cầu thực sự có khả năng thực hiện các hoạt động trên khắp thế giới – điều được gọi là “hải quân xanh” – mặc dù truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phản bác gợi ý rằng Bắc Kinh sẽ biểu dương sức mạnh toàn cầu.

Việc xây dựng căn cứ cũng cho thấy nó sẽ được sử dụng nhiều hơn mục đích hải quân, theo phân tích.

Đường băng và nhà chứa máy bay của nó dường như đủ lớn để chứa các loại máy bay trực thăng, nhưng không phải máy bay có cánh cố định như máy bay không người lái hoặc máy bay chiến đấu. Bổ sung những thứ đó sẽ cho phép căn cứ có khả năng trên không.

https://www.voatiengviet.com/a/hinh-anh-ve-tinh-cho-thay-can-cu-quan-su-kien-co-cua-trung-quoc-o-nuoc-ngoai/3960503.html

 

Đập thủy điện trên sông Mekong sẽ thoái trào?

Ngọc Lễ

Thời kỳ Lào ồ ạt cho xây các đập thủy điện trên sông Mekong khó có thể kéo dài trước những diễn biến mới trên thị trường năng lượng tái tạo, các nhà nghiên cứu tại một viên nghiên cứu hàng đầu của Mỹ nhận định.

Các đập thủy điện của Lào trên dòng chính của sông Mekong như đập Xayaburi lâu nay vẫn bị chính phủ Việt Nam phản đối mạnh mẽ do những tác động tiêu cực đối với sinh kế, môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy thoái của thủy điện ở Lào bao gồm giá thành của năng lượng tái tạo ngày càng giảm, nhận thức của người dân Lào về những tác hại môi trường ngày một nâng cao trong khi Lào sẽ gặp nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường năng lượng khu vực. Đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại Viện Stimson, một viện nghiên cứu chiến lược ở thủ đô Washington DC (Mỹ), đưa ra tại buổi thảo luận về những xu hướng mới trong thị trường năng lượng tiểu vùng sông Mekong hôm 25/7.

“Đã đến lúc tạm dừng các dự án đập thủy điện để tính tới các xu hướng mới trong ngành năng lượng,” ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Viện Stimson nói trong buổi thảo luận. Ông Eyler chỉ dùng chữ “tạm dừng” chứ không phải “chấm dứt hẳn”.

Ông Eyler cùng đồng nghiệp của ông ở Viện Stimson, bà Courtney Weatherby, vừa trở về từ một chuyến đi thực tế đến Lào và các nước Đông Nam Á để chuẩn bị cho một bản báo cáo nhan đề “Lá thư từ Mekong – Sự thay đổi trong ngành công nghiệp năng lượng: Những xu hướng mới trong ngành năng lượng của tiểu vùng sông Mekong”.

“Lào không còn suy tính sẽ xây dựng đập thủy điện kế tiếp ở đâu nữa. Nhà chức trách của Lào đã bắt đầu đưa các đập thủy điện ra khỏi bản đồ (hoạch định chiến lược năng lượng) và thay bằng các dự án điện mặt trời hay điện gió,” ông Eyler cho biết về những gì mà ông rút ra sau chuyến đi.

Bà Weatherby nói rằng mặc dù hiện tại thủy điện và nhiệt điện vẫn đang chi phối ngành công nghiệp năng lượng của Lào nhưng quốc gia này vẫn không có kế hoạch toàn diện về phát triển ngành năng lượng.

“Nhiều dự án (thủy điện) vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Đợi đến khi nghiên cứu xong thì lúc đó giá năng lượng mặt trời đã trở nên rất rẻ rồi,” bà Weatherby phân tích, “Do đó không có lý gì để tiếp tục triển khai các dự án đập thủy điện khi mà nó đã mất tính cạnh tranh.”

Nhận định này cũng được ông Eyler chia sẻ. Ông nói rằng phải mất từ 7 đến 10 năm để hoàn thành một đập thủy điện và khi đó thì nhiều khả năng nó không còn sinh lợi nữa, với tốc độ phát triển của năng lượng tái tạo như hiện nay.

Báo cáo của Viện Stimson cho biết giá thành của năng lượng tái tạo đang giảm với một tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự kiến. Chỉ tính riêng trong hai năm 2015-2016, giá năng lượng mặt trời đã giảm 13% và giá năng lượng gió đã giảm 10,75%.

Lào lâu nay vẫn xem xuất khẩu điện là nguồn thu nhập chính. Sự phát triển nhanh chóng của thủy điện ở nước này xuất phát từ nhu cầu xuất khẩu điện chứ không phải nhu cầu sử dụng trong nước. Thái Lan là khách hàng chính mua điện của Lào và cũng là những nhà đầu tư lớn vào các công trình thủy điện ở nước này. Giá thành của thủy điện và lợi nhuận nó đem lại là yếu tố chính chi phối quyết định của các nhà đầu tư khi tham gia vào các đập thủy điện Lào. Nói cách khác, Lào phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà đầu tư nước ngoài vốn rất nhạy cảm với chuyện lời lỗ trong kế hoạch xây các đập thủy điện.

Một yếu tố nữa cũng sẽ dẫn đến sự suy thoái của các đập thủy điện là ý thức của người dân về bảo vệ môi trường ngày càng nâng cao, các nhà nghiên cứu nói.

“Người dân Lào hiểu rõ những nguy cơ của các dự án nhiệt điện và thủy điện nên họ ngày càng có nhiều cuộc phản đối,” bà Weatherby nói và cho biết biến đổi khí hậu dù chưa trở thành một vấn đề chính trị ở Lào nhưng đã là một nhân tố phải tính đến khi quy hoạch các đập thủy điện.

Hơn nữa, thị trường năng lượng ngày càng tiến triển theo hướng không có lợi cho tham vọng của Lào trở thành “Nguồn điện của khu vực” (Battery of Southeast Asia), theo các nhà nghiên cứu. Miến Điện và Campuchia đang nổi lên trở thành những nhà cung cấp điện cho khu vực với tiềm năng lớn, cạnh tranh mạnh mẽ với Lào. Trong khi đó, với sự phát triển ồ ạt của các dự án thủy điện ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc hiện đã dư thừa điện và được dự đoán sẽ trở thành một quốc gia xuất khẩu điện.

“Chỉ cần phân nửa số dự án được đề xuất ở Miến Điện đi vào hoạt động thì nước này cũng đã dư thừa điện rồi. Trong khi đó, Campuchia có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Campuchia hy vọng sẽ trở thành trung tâm năng lượng mặt trời của khu vực đông nam Á,” bà Weatherby nhận định.

“Các cuộc tiếp xúc của chúng tôi với các nhà hoạch định chính sách, các nhà phát triển dự án, các nhà đầu tư, các nhà khoa học và các nhóm dân sự xã hội đã cho thấy các nguy cơ chính trị và chi phí kinh tế ngày càng tăng của việc phát triển năng lượng truyền thống. Giờ đây sự chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và những diễn biến mới trong thị trường năng lượng khu vực đang thay đổi bức tranh năng lượng toàn cầu một cách nhanh chóng,” báo cáo của Viện Stimson cho biết.

Tuy nhiên, báo cáo này cũng nhận định rằng các nước trong khu vực không có sự thích nghi nhanh chóng với thay đổi này. Báo cáo viết: “Ít chính phủ trong lưu vực sông Mekong đang xem xét nghiêm túc những cơ hội mới trong lĩnh vực năng lượng. Các kế hoạch năng lượng quốc gia tiếp tục xoay quanh các mô hình truyền thống với các dự án nhiệt điện và thủy điện quy mô và tập trung”.

“Đa số các nhà hoạch định (chiến lược năng lượng) trong khu vực vẫn cho rằng giá thành năng lượng gió và mặt trời sẽ không thay đổi đáng kể trong những năm tới,” báo cáo nhận định.

Trao đổi với VOA Việt ngữ bên lề cuộc hội thảo, ông Brian Eyler nói rằng mặc dù những thay đổi trên thị trường năng lượng vẫn chưa được phản ánh trong chiến lược và chính sách năng lượng trong khu vực, nhưng ông tin rằng điều đó sẽ sớm xảy ra và ông đã chứng kiến sự thay đổi đó ở Campuchia.

Đối với Lào, ông Eyler cho biết “Chính phủ Lào vẫn đang xếp hàng để xây dựng các đập thủy điện và tạo điều kiện thuận lợi để các đập thủy điện ra đời” cho nên muốn có sự thay đổi trong chính sách thì cần phải có “sự tái cấu trúc trong ngành năng lượng của Lào”. Nếu không, với sự phụ thuộc lớn vào thủy điện, khó có khả năng Lào chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.

Nếu Thái Lan (khách hàng mua điện lớn của Lào) nghiêm túc xem xét chuyển hướng sang năng lượng tái tạo và chú trọng vào hiệu quả năng lượng thì họ sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Lào trong các dự án đập thủy điện của họ, ông Eyler cho biết.

Hiện nay, Lào đã bắt đầu quan tâm đến năng lượng tái tạo và Lào có tiềm năng lớn về năng lượng gió và năng lượng mặt trời, ông nói thêm. Vẫn theo lời ông, Lào đã xây dựng một nhà máy điện tái tạo công suất 600MW ở miền Nam và sản lượng điện này sẽ được xuất sang Thái Lan, Việt Nam cũng như tiêu dùng trong nước.

“Điều này cho thấy các dự án phát triển thủy điện đang chậm lại,” ông nói. “Khi mà những quả ngọt của các dự án thủy điện lớn và có sinh lời về mặt kinh tế đã được gặt hái thì ít có khả năng Lào sẽ xây dựng các đập thủy điện mới,” Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Viện Stimson dự báo.

https://www.voatiengviet.com/a/dap-thuy-dien-tren-song-mekong-se-thoai-trao/3960497.html

 

Nghi vấn thông đồng với Nga :

Quốc Hội Mỹ gia tăng áp lực lên chính quyền Trump

Phạm TrầnThanh Hà

Trong tuần, ba nhân vật thân tín nhất của tổng thống Mỹ là Jared Kushner, con trai trưởng Donald Trump Jr và cựu giám đốc ban vận động tranh cử của ông Trump là Paul Manafort bị Quốc Hội chất vấn trong các phiên họp kín.

Còn phải đợi thêm một vài ngày nữa nội dung các cuộc điều trần của con trai trưởng, con rể và cố vấn thân cận của ông Donald Trump trước Quốc Hội mới được công bố. Sau Hạ Viện, đến lượt Thượng Viện hôm 26/07/2017 đồng ý về việc gia tăng các biện pháp trừng phạt nhắm vào nước Nga. Các sự kiện trên cho thấy bên lập pháp đang gia tăng áp lực lên tổng thống Trump về chính sách với Matxcơva. Theo phân tích của nhà báo Phạm Trần từ Washington, bản thân tổng thống Trump và chính quyền đang trải qua một tuần lễ quyết định.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170727-nghi-van-thong-dong-voi-nga-quoc-hoi-my-gia-tang-ap-luc-len-chinh-quyen-trump

 

Trung Quốc phong tỏa một vùng lớn ở Hoàng Hải

để tập trận

Thụy My

Đài CNN dẫn nguồn tin từ báo chí Hoa lục cho biết, hải quân Trung Quốc đã phong tỏa một vùng biển lớn ở Hoàng Hải để tập trận quy mô lớn trong hai ngày 26 và 27/07/2017.

Theo tờ Weihai Evening Post của chính quyền Uy Hải (Weihai), tàu bè bị cấm đi vào vùng biển có diện tích khoảng 40.000 km2 ngoài khơi thành phố Thanh Đảo. Cuộc tập trận diễn ra ngay trước dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Giải Phóng Quân Trung Quốc 1/8.

Bắc Kinh dự định tổ chức một số hoạt động kỷ niệm, nhưng tháng trước quân đội Trung Quốc hết sức bận rộn. Một hải đội Trung Quốc đã đến châu Âu để tham gia tập trận tại Biển Baltic với Nga, bắt đầu từ tuần rồi. Trước đó, Bắc Kinh cũng đã gởi quân đến căn cứ đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài là Djibouti, thuộc vùng Sừng Châu Phi. Cuối tháng Sáu, hải quân Trung Quốc khánh thành khu trục hạm hiện đại nhất từ trước đến nay. Và hiện nay quân Trung Quốc đang nghênh chiến với Ấn Độ tại biên giới Bhutan.

Cho dù vẫn thường tập trận vào mùa hè, nhưng các hoạt động của quân đội Trung Quốc gần đây cho thấy Bắc Kinh đang hướng đến việc triển khai hải quân trên khắp thế giới. Hoàn Cầu Thời Báo cho biết lực lượng hải quân chuyên hoạt động ngoài khơi xa « đang trong giai đoạn phát triển », nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường hải quân để có được sức mạnh ngang hàng với Hoa Kỳ.

CNN trích dẫn bài xã luận của tờ báo nổi tiếng hung hăng của Bắc Kinh : « Nếu các tàu chiến Trung Quốc luôn có thể thu hút sự chú ý của các đồng minh Hoa Kỳ, khi các chiến hạm Mỹ lại gây rối ở Biển Đông, thì Trung Quốc có thể phản ứng một cách tự tin hơn (…) Có lẽ đã đến lúc phải thay đổi cách đáp trả, và bắt đầu gây rắc rối cho Mỹ ».

Trong khi đó, trang web chính thức của quân đội Trung Quốc đăng một bài viết của Tân Hoa Xã, cho rằng các thế lực nước ngoài cần phải « uống một viên thuốc đắng » trước các cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc, như đang diễn ra ở Biển Baltic.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170727-trung-quoc-phong-toa-mot-vung-bien-lon-o-hoang-hai-de-tap-tran

 

Cải cách tư pháp: Ba Lan phẫn nộ vì châu Âu dọa trừng phạt

Dự luật cải tổ trao quyền gần như vô hạn định cho chính phủ kiểm soát tư pháp tiếp tục gây căng thẳng giữa Ba Lan và Liên Hiệp Châu Âu. Ngày 26/07/2017, Vacxava phản ứng mạnh mẽ ngay sau khi Ủy Ban Châu Âu dọa sử dụng hình phạt nghiêm khắc nhất với Ba Lan.

Bruxelles cho rằng dự luật cải tổ ngành tư pháp của Ba Lan đi ngược lại với những nguyên tắc cơ bản của hiệp ước chung châu Âu và Vacxava có một tháng để trình bày với Bruxelles về tình trạng Nhà nước pháp quyền tại quốc gia này.

Thông tín viên đài RFI Damien Simonart từ Vacxava tường trình :

Bộ trưởng Tư Pháp và cũng là người đứng đầu cơ quan công tố của Ba Lan đã có những lời lẽ nặng nề nhất chỉ trích thái độ của châu Âu đối với các cải cách tư pháp của đảng cầm quyền Luật Pháp và Công Lý- Pis nhằm kiểm soát gần như toàn bộ các thẩm phán.

Ông Zbigniew Ziobro yêu cầu phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Frans Timmermans chấm dứt phát biểu với những lời lẽ kiêu căng và ngạo mạn xem thường Ba Lan và nhân dân nước này. Bộ trưởng Tư Pháp Ziobro nói thêm là cần phải tôn trọng Ba Lan và Vacxava đòi hỏi phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu và các đồng nghiệp của ông phải tôn trọng điều đó. Zbigniew Ziobro giải thích : tư pháp là một trong những mắt xích yếu kém nhất trong xã hội Ba Lan. Đảng cầm quyền Pis có bổn phận cải tổ hệ thống đó.

Phát ngôn viên phủ thủ tướng Ba Lan Rafal Bochenek trước đó cũng cảnh báo là Vacxava sẽ không chấp nhận để các quan chức của Liên Hiệp Châu Âu bắt bí. Vẫn theo nhân vật này, tất cả mọi dự luật đang được Quốc Hội Ba Lan soạn thảo đều phù hợp với Hiến Pháp và nguyên tắc dân chủ. Phát ngôn viên phủ thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh : những cáo buộc của ông Timmermans là bất công. Chỉ có thứ trưởng Ngoại Giao Ba Lan, Konrad Szymanski tỏ ra từ tốn hơn khi trấn an Bruxelles là Vacxava sẽ trả lời Bruxelles một cách cụ thể vào thời điểm cần thiết.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170727-ba-lan-phan-no-truoc-kha-nang-bi-lien-hiep-chau-au-trung-phat

 

Đình công toàn quốc ở Venezuela sang ngày thứ hai

Phe đối lập ở Venezuela hôm thứ Năm 27/7 tiếp tục cuộc đình công toàn quốc sang ngày thứ hai và cũng là ngày cuối, gây áp lực buộc Tổng thống Nicolas Maduro hủy bỏ một cuộc bỏ phiếu sắp tới nhằm thành lập quốc hội mới.

Hôm thứ Tư 26/7 hàng triệu người lao động không đi làm việc, các sơ sở thương mại đóng cửa, đường phố và đường cao tốc vắng tanh. Một số người biểu tình ném chướng ngại vật ra đường, cản trở người đi làm, dẫn đến các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh, khiến ít nhất một người chết.

Tổng thống Maduro đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc bỏ phiếu vào Chủ nhật, ngày 30/7, để thành lập một quốc hội nhằm khôi phục lại trật tự ở Venezuela, nơi mà từ tháng 4 cho đến nay có hơn 100 người bị giết trong các cuộc đụng độ bạo lực diễn ra hàng ngày giữa người biểu tình và lực lượng an ninh.

Các nhà lãnh đạo phe đối lập nói rằng ông Maduro dự định sẽ thâu tóm nhiều quyền hành hơn một khi quốc hội mới ủng hộ ông được thành lập.

Hôm thứ Tư, ông Leopoldo López, một thủ lãnh phe đối lập, đã kêu gọi người dân Venezuelans tiếp tục các cuộc biểu tình trên đường phố một cách ôn hòa và khuyên quân đội phớt lờ lệnh của chính phủ, không trấn áp các nhà hoạt động.

Một cuộc biểu tình dự kiến diễn ra vào thứ Sáu 28/7 kéo dài 48 tiếng đồng hồ tại thủ đô Caracas.

Trong khi đó, Mỹ tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới đối với 13 cá nhân liên quan đến chính phủ Venezuela và công ty dầu mỏ quốc gia, trong nỗ lực nhằm gây áp lực lên tổng thống Maduro.

Một quan chức cao cấp của tổng thống Trump cho biết các cá nhân bị trừng phạt bao gồm các quan chức cấp cao và cựu quan chức liên quan đến chế độ Maduro, bao gồm hai bộ trưởng nội các, giám đốc cuộc bầu cử quốc gia, phó chủ tịch tài chính của công ty dầu khí quốc doanh PDVSA và quân đội nước này, các cảnh sát trưởng, và nhiều người khác.

Trong một thông cáo kèm theo tuyên bố trừng phạt, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết có thể có thêm các lệnh trừng phạt nữa được áp dụng sau cuộc đầu phiếu mà ông Maduro kêu gọi sẽ diễn ra vào Chủ nhật 30/7: “Bất cứ ai được bầu vào Quốc hội mới phải nhận thấy vai trò của họ trong việc phá hoại tiến trình dân chủ ở Venezuela, và sẽ là đối tượng có thể bị Mỹ trừng phạt.”

https://www.voatiengviet.com/a/dinh-cong-toan-quoc-o-venezuela-sang-ngay-thu-hai/3961462.html