Tin khắp nơi – 27/05/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 27/05/2018

Lệnh trừng phạt của Mỹ với Venezuela ‘vẫn tiếp tục’

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói các lệnh trừng phạt vẫn tiếp tục có hiệu lực với Venezuela dù nước này phóng thích một tù nhân Mỹ và vợ ông này.

Joshua Holt và vợ là người Venezuela, Thamy Candelo, đến Hoa Kỳ cùng với Thượng nghị sĩ Bob Corker, người giúp thương lượng việc thả họ.

Ông Holt sau đó gặp Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng.

Ông Holt và vợ ông bị giam hai năm tại Venezuela vì tội giấu vũ khí.

Venezuela: Maduro thắng nhiệm kỳ hai

Mỹ đóng băng tài sản tổng thống Venezuela

Venezuela: Trump cảnh báo Maduro

Venezuela: Đảng cầm quyền thắng cử, đối lập lên án

“Tôi rất vui vì Josh Holt bây giờ đã trở về với gia đình – nơi ông ấy thuộc về”, ông Pence viết trên Twitter. “Tuy vậy, các lệnh trừng phạt tiếp tục cho đến khi dân chủ tái lập ở Venezuela.”

Vợ chồng ông Holt bị giam vào năm 2016 trong lúc bà Candelo chờ lấy thị thực Hoa Kỳ, và bị cáo buộc giấu vũ khí.

Ông Corker đã có cuộc gặp Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro hôm 25/5.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chia sẻ bức ảnh chụp ông với vợ chồng ông Holt sau khi họ được thả và nói thêm: “Chúng tôi đang trên đường về nhà”.

Venezuela: Cấm đối lập tranh cử năm 2018

Venezuela: Trump cảnh báo Maduro

Biểu tình Venezuela: Phụ nữ phản đối Maduro

Sau đó, ông viết trên Twitter rằng họ đã đến Mỹ và được cha mẹ ông Holt chào đón.

Phát ngôn viên của ông Maduro cho biết việc trả tự do cho vợ chồng ông Holt là “chỉ dấu” nhằm cải thiện đối thoại giữa Venezuela và Mỹ.

Ông Maduro tái đắc cử nhiệm kỳ sáu năm hồi tuần trước, nhưng Washington đã từ chối công nhận kết quả. Cuộc bầu cử bị phe đối lập tẩy chay và cáo buộc gian lận phiếu.

Trước đó, Hoa Kỳ cáo buộc Venezuela dùng ông Holt như lợi điểm để thương lượng về việc gỡ bỏ chính sách trừng phạt của Washington đối với nước này.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44269736

 

Trung Quốc: ‘phí chia tay’ cho người yêu cũ

Kerry AllenBBC Monitoring

Hồi đầu tháng Năm, cảnh sát ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc nhận một cuộc gọi từ một nhân viên quầy bar nói anh ta tìm thấy một chiếc vali đáng ngờ.

Trong vali có hai triệu nhân dân tệ tiền mặt (khoảng 314.000 USD) – một khoản tiền lớn, có thể làm đổi đời ai đó.

Cảnh sát đã tìm được chủ nhân của vali này, và cho biết anh ta đã hẹn gặp với bạn gái cũ ở quầy bar.

Còn khoản tiền mặt? Đó là “phí chia tay”, một xu hướng mới trong chuyện hẹn hò ở Trung Quốc.

Giới trẻ Trung Quốc ‘ngại hôn nhân và sinh con’

Những trái tim lẻ loi và hành trình tìm tình yêu

Giá của tình yêu thực sự?

Ai cũng biết có người yêu là tốn kém, từ chuyện chi tiền mua đồ ăn đồ uống lúc mới quen, cho đến mua quà và các kỳ nghỉ khi đã thắm thiết.

Trong những năm gần đây ở Trung Quốc, với các đôi vừa chia tay, gặp nhau để trao lại kỷ vật cũ là không đủ, và các khoản phí chia tay đã ra đời như một hình thức bồi thường nếu hai người đã có quan hệ lâu dài.

Mặc dù khoản phí này không bắt buộc theo luật, nó cũng hơi giống việc một bên chi cho bên kia khoản bồi thường ly dị.

Ai chấm dứt mối quan hệ sẽ phải trả khoản phí cho bên kia. Họ quyết định trả bao nhiêu tiền dựa trên khoảng thời gian, nỗ lực và tiền bạc họ đã đầu tư vào mối quan hệ đó.

Một số người có đầu óc thực tế sẽ xem lại khoản tiền mà người yêu đã chi cho họ trong thời gian yêu nhau, còn những người khác thì quyết định dựa trên mức độ tổn thương tình cảm.

Phí chia tay thường là do đàn ông trả – do họ cảm thấy tội lỗi hay để xoa dịu nỗi buồn của người yêu cũ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phụ nữ chấp nhận trả phí chia tay, vì theo truyền thống, đàn ông Trung Quốc thường trả tiền khi đi ăn và mua quà cho phụ nữ.

Ván cờ với Trung Quốc bên dòng Mekong

Phi cơ TQ tập đáp xuống mẫu hạm vào ban đêm

Có người cho rằng đây là một hiện tượng của cuộc sống đô thị do ảnh hưởng của chủ nghĩa tiêu dùng.

Nhưng những người khác cho rằng đây là ảnh hưởng của những thời kỳ trước – khi phụ nữ Trung Quốc phụ thuộc vào đàn ông về kinh tế nhiều hơn. Quan điểm của người Trung Quốc về chuyện yêu đương thường là rất thực tế và hướng tới hôn nhân. Vì thế khoản phí này nhằm giúp cho các bên cay đắng đỡ tổn thương về tình cảm, và giúp họ dứt tình với người yêu cũ.

Phí chia tay đặc biệt giúp các phụ nữ lớn tuổi hơn, những người cảm thấy họ đã mất cơ hội họ từng có thời trẻ để xây dựng sự nghiệp hay gặp “ý trung nhân”.

Nhiều trường hợp phí chia tay được báo chí Trung Quốc đưa tin, từ những vụ tưởng chừng như vô hại đến những vụ phức tạp phải ra tòa.

Có những trường hợp làm mọi người thích thú bàn tán, như một vụ hồi tháng Tư, khi một phụ nữ gửi cho người yêu cũ một danh sách liệt kê tất cả các nhà hàng và khách sạn họ đã từng đến. Cô gái này còn công phu tìm hiểu người yêu cũ đã chi bao nhiêu tiền, và muốn bồi thường cho anh khoản mà cô cho là cô nợ anh.

Hồi tháng Một, vụ phí chia tay ở thành phố Ninh Ba liên quan đến một người đàn ông đòi bạn gái bồi thường sau khi cô bỏ anh vì hói đầu.

Có những trường hợp khác nghiêm trọng hơn. Hồi tháng 11/2014, một người đàn ông ở tỉnh Tứ Xuyên đòi bồi thường từ bạn gái sau khi phát hiện ra cô quan hệ với nhiều người khác.

Họ đều đã có gia đình nhưng đã hẹn hò được 5 năm và ông này thường cho bạn gái tiền mua quần áo. Sau khi cô gái nhiều lần từ chối trả “thuế chia tay”, ông ta tới nhà cô và tạt axit vào gia đình cô.

Ông ta bị bắt vì nghi ngờ ngộ sát, nhưng ông cãi rằng ông đã không có hành động này nếu hai bên chia tay sòng phẳng.

‘Đồ chơi của đàn ông?’

Trong vụ để vali tiền ở quán bar tại Hàng Châu, tờ Hoàn cầu Thời báo đưa tin người phụ nữ cho rằng khoản này “còn thiếu vào triệu [NDT]”.

“Tôi không lấy tiền, và bỏ đi. Tôi bảo anh ta đến mà lấy lại tiền. Vậy thôi,” tờ báo này dẫn lời cô.

Tuy nhiên, cô không biết là bạn trai cũ đã rời khỏi quán bar. Cả hai người sau đó đến báo ở đồn cảnh sát mong tìm lại được tiền.

Chiếc vali tiền được trả lại cho người đàn ông. Nhưng anh vẫn không rõ liệu khoản tiền anh muốn đưa cho bạn gái cũ có đủ hay không.

Anh chàng mới ở độ tuổi 20 nói: “Hai triệu NDT có phải là khoản lớn không nhỉ?”

Cư dân mạng Sina Weibo phản ứng ngay, với một người bình luận: “Hai triệu là mua được một cái nhà tử tế ở Hàng Châu rồi.”

Đá Subi sẽ là căn cứ lớn của TQ ở Trường Sa?

Sao khiêu dâm Nhật dạy một thế hệ TQ về sex

Một người khác thì viết: “Vì sao cứ phải có tiền mới chia tay?” trong khi một người đặt câu hỏi về tính độc lập của cô gái: “Cô này tự coi mình như thế nào? Là một sản phẩm hay đồ chơi của đàn ông à?”

Nhiều người dùng mạng xã hội nói những khoản phí như vậy gây sức ép cho đàn ông Trung Quốc, đặc biệt là vì sự mất cân bằng giới nổi tiếng ở nước này.

“Vì sao đàn ông luôn phải đưa phụ nữ tiền và hàng hóa? Đàn ông và phụ nữ không phải bình đẳng sao?” một người bình luận.

Có người đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa tình yêu và tiền bạc, và liệu tập quán này gây thêm sức ép cho người nghèo ở Trung Quốc muốn tìm bạn đời.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44271066

 

Kim ‘quyết tâm’ về thượng đỉnh với Trump

Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un “có mong muốn không đổi” rằng hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore phải diễn ra, thông tấn của Bình Nhưỡng nói.

Ông Trump đã hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh hôm 24/5 với lý do Bắc Hàn cho thấy “sự thù địch”, nhưng rồi ông thay đổi quyết định sau các thông điệp mang tính hòa giải từ Bình Nhưỡng.

Cuối ngày 26/5, ông lại nói hội nghị hôm 12/6 “không thay đổi”.

Lãnh đạo Nam-Bắc Hàn bất ngờ họp thượng đỉnh

Trump: Thượng đỉnh với Kim có thể bị trì hoãn

Trump rút khỏi cuộc gặp thượng đỉnh với Bắc Hàn

Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn diễn ra ‘ba, bốn tuần tới’

Lãnh đạo Bắc Hàn và Nam Hàn cũng đồng ý “gặp gỡ thường xuyên”, thông tấn xã KCNA của Bắc Hàn nói thêm.

Thông tin này được đưa ra sau cuộc hội đàm bất ngờ giữa ông Kim và Moon Jae-in vào hôm 26/5.

Phát ngôn viên của Tổng thống Moon cho biết đã có một cuộc trao đổi “thẳng thắn” về quan điểm trong hai giờ hội phán giữa hai nhà lãnh đạo.

Cuộc gặp thứ hai của họ diễn ra tại khu phi quân sự giữa hai nước. Đây dường như là nỗ lực để đưa hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn trở lại đúng hướng.

Vẫn còn hy vọng cho hội nghị Trump-Kim

Năm địa điểm hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim có thể diễn ra

Mỹ tính rút quân ở Nam Hàn, TQ sang thăm Bắc Hàn

Bắc Hàn ‘ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân’

“Hai nhà lãnh đạo chia sẻ ý kiến ​​rằng họ sẽ gặp nhau thường xuyên trong tương lai để đẩy nhanh các cuộc đối thoại và thể hiện nỗ lực chung cho việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên,” KCNA cho hay.

Bản tin viết rằng ông Kim Jong-un đã cảm ơn ông Moon Jae-in vì “có nhiều nỗ lực” sắp xếp hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim tại Singapore và “bày tỏ mong muốn không đổi” rằng sự kiện này sẽ diễn ra.

Bản tin nói thêm rằng ông Kim và ông Moon đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao hơn nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Nhà Trắng xác nhận hôm 26/5 rằng một nhóm giới chức tiền trạm sẽ khởi hành đi Singapore vào cuối tuần này theo dự kiến ​​ban đầu, để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44269735

 

Một giáo viên dũng cảm ngăn chặn một vụ nổ súng

tại trường cấp hai ở Indiana

Noblesville, Indiana – Lại thêm một vụ nổ súng ở trường học đã xảy ra hôm 25/05. Rất may, một giáo viên dạy môn khoa học đã kịp thời ngăn chặn một nam học sinh được trang bị bằng hai khẩu súng lục, tại một trường cấp hai ở vùng ngoại ô thành phố Indianapolis vào sáng Thứ Sáu 25/05.

Một học sinh cho biết em chứng kiến thầy giáo Jason Seaman chạy tới chỗ tay súng, đẩy tên này ngã nhào xuống đất sau khi cậu ta bắn nhiều phát đạn vào một lớp học. Em học sinh này nói thêm tất cả các bạn cùng lớp đều nấp vào phía sau bàn học, giữa lúc đó, thầy Seaman hét to “gọi cho 911 và rời khỏi tòa nhà nhanh lên”. Thầy giáo Seaman đã dũng cảm ngăn chặn tay súng trước khi những điều tồi tệ hơn có thể xảy ra.

Cảnh sát cho biết sự việc xảy ra tại trường trung học cấp hai Noblesville West, vào khoảng 9 giờ sáng hôm 25/05, nhưng không cho biết nguyên nhân vụ nổ súng.

Nhà trường cho biết hiện nay tay súng đang bị giam giữ trong nhà tù của cảnh sát, và một học sinh 13 tuổi đang nằm trong bệnh viện vì bị thương nhẹ. Riêng thầy Seaman, cũng là huấn luyện viên môn football của đội tuyển nhà trường, bị trúng ba phát đạn cả thảy: một vào bụng, một vào bên hông và một vào cánh tay. Thầy được cộng đồng Noblesville khen ngợi là “người anh hùng dũng cảm,” vì đặt tính mạng của thầy vào giữa các em học sinh và những viên đạn oan nghiệt.

Trong một tuyên bố mà thầy nhờ một người bạn trao lại cho giới báo chí, thầy muốn cộng đồng Noblesville biết rằng mặc dù thầy bị thương, nhưng thầy làm tốt công việc của mình, đó là bảo vệ tính mạng của các em học sinh. Thầy cảm ơn sự ủng hộ của các em, và khẳng định các em là nguồn động lực mạnh mẽ cho công việc dạy học của thầy. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/mot-giao-vien-dung-cam-ngan-chan-mot-vu-no-sung-tai-truong-cap-hai-o-indiana/

 

Quan chức Mỹ vượt lằn ranh quân sự, sang Bắc Hàn

Các quan chức Mỹ hôm 27/5 vượt lằn ranh phân chia hai miền Triều Tiên ở khu phi quân sự để sang Bắc Hàn đàm phán nhằm chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Reuters dẫn lại tờ Washington Post đưa tin như vậy. Tờ báo của Mỹ trích một nguồn thạo tin cho biết rằng ông Sung Kim, cựu đại sứ Mỹ ở Hàn Quốc và là người từng đàm phán về hạt nhân với Bắc Hàn, dẫn đầu phái đoàn Mỹ.

Ông đã cùng với bà Allison Hooker, chuyên gia về Bắc Hàn trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, vượt lằn ranh quân sự sang Bắc Hàn để đàm phán với Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son Hui.

Tin cho hay, các cuộc gặp dự kiến sẽ tiếp tục vào ngày 28/5 và 29/5, với trọng tâm là chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.

Trước diễn biến trên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết rằng nguyên thủ Bắc Hàn Kim Jong Un tái khẳng định cam kết tham dự cuộc họp đã định với Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như việc phi hạt nhân hóa “toàn diện” bán đảo Triều Tiên.

Trong cuộc gặp bất ngờ hôm 26/5, ông Moon và lãnh đạo Bắc Hàn cùng cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ và Bắc Hàn phải được tổ chức, theo Reuters.

Vài ngày trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hủy cuộc họp lịch sử sự kiến diễn ra ngày 12/6 ở Singapore, nhưng sau đó lại ra chỉ dấu cho thấy nó vẫn có thể diễn ra.

https://www.voatiengviet.com/a/quan-ch%E1%BB%A9c-m%E1%BB%B9-v%C6%B0%E1%BB%A3t-l%E1%BA%B1n-ranh-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-sang-b%E1%BA%AFc-h%C3%A0n/4411938.html

 

Tổng thống Putin ‘dự định’ rút lui năm 2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin mới tuyên bố rằng ông sẽ tôn trọng hiến pháp Nga, theo đó cấm cầm quyền hai nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp.

Reuters nói rằng điều đó đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo này sẽ rời nhiệm sở vào năm 2024 khi nhiệm kỳ hiện thời kết thúc.

Hãng tin này cho biết rằng ông Putin từng rời chức tổng thống năm 2008 sau khi nắm quyền hai nhiệm kỳ liên tiếp, và sau khi làm thủ tướng, ông lại quay lại làm tổng thống, một bước đi Reuters nói rằng chính trị gia kỳ cựu này hoàn toàn có thể thực hiện lần nữa mà không vi phạm luật lệ.

“Tôi luôn tuân thủ hiến pháp của Liên bang Nga”, ông Putin tuyên bố hôm 25/5 tại một diễn đàn kinh tế ở St Petersburg.

“Hiến pháp viết rõ rằng không một ai có thể nắm hai nhiệm kỳ liên tiếp… Tôi dự định tuân thủ điều này”.

Hồi tháng Ba, ông Putin dễ dàng tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống sáu năm nữa tới 2024, và khi đó, ông sẽ 71 tuổi.

Như vậy, ông sẽ cầm quyền 1/4 thế kỷ, trở thành một trong các nhà lãnh đạo lâu năm nhất của Điện Kremlin, chỉ sau nhà độc tài thời Xô Viết Josef Stalin, theo Reuters.

Dù bị phương Tây chỉ trích, nhiều người cho rằng cựu nhân viên tình báo nhà nước KGB 65 tuổi đã bảo vệ các quyền lợi của nước Nga trong một thế giới họ cho là đầy thù nghịch.

Những người trung thành với nhà lãnh đạo Nga nói rằng kết quả trên cho thấy sự đúng đắn của quan điểm cứng rắn của ông Putin đối với phương Tây, theo Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-putin-d%E1%BB%B1-%C4%91%E1%BB%8Bnh-r%C3%BAt-lui-n%C4%83m-2024/4411870.html

 

Đảng Cộng sản Iraq bị tấn công

Hai quả bom tự chế đã được ném vào trụ sở của Đảng Cộng sản Iraq, tổ chức thuộc liên minh với giáo sĩ Moqtada al-Sadr mới giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội.

Reuters dẫn lời một quan chức đảng và các nguồn tin an ninh nói rằng thiết bị nổ rơi xuống vườn trong khuôn viên tòa nhà của tổ chức này ở Baghdad hôm 25/5, nhưng không gây thương tích nào.

Ông Jassim Helfi, một thành viên cấp cao trong Đảng Cộng sản Iraq, nói rằng vụ việc là thông điệp của những ai chống lại lời kêu gọi cải tổ ở Iraq của liên minh, vốn cam kết sẽ chấm dứt tham nhũng và sự can dự của nước ngoài vào công việc nội bộ của Iraq.

Liên minh của ông Sadr đã giành chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử với cam kết mang lại dịch vụ tốt hơn đồng thời tận dụng sự bất mãn ngày càng gia tăng của công chúng về Iran.

Bản thân vị giáo sĩ không thể trở thành thủ thướng vì ông không tranh cử, nhưng thắng lợi của liên minh đã giúp ông có tiếng nói lớn hơn trong cuộc đàm phán để hình thành tân chính phủ, theo Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-iraq-b%E1%BB%8B-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng/4411896.html

 

Châu Phi đòi châu Âu trả những báu vật

bị đánh cắp thời thuộc địa

Thu Hằng

Ba vật tổ (totem) nửa hình người, nửa hình động vật của vương quốc Dahomey được trưng bày chính giữa bảo tàng Branly ở Paris. Ngai vàng, cửa gỗ chạm khắc, vương trượng… có khoảng « 4.500 đến 6.000 đồ vật quý giá đang được bảo quản tại Pháp ».

Với chính quyền Benin, những kho báu này bị đánh cắp trong giai đoạn thuộc địa và yêu cầu Pháp hoàn trả. Không chỉ riêng Pháp, từ bảo tàng Anh ở Luân Đôn đến bảo tàng Tervuren ở Bruxelles, rất nhiều bộ sưu tập của châu Âu chứa đầy tác phẩm nghệ thuật « thuộc địa »được thu thập trong điều kiện không rõ ràng.

Vào thời kỳ đó, quân nhân, các nhà nhân chủng học, dân tộc học hay các nhà truyền giáo đi dọc ngang các nước bị chiếm đóng và mang về nước đồ vật kỷ niệm thường là qua trao đổi, mua bán, nhưng đôi khi cũng do cướp bóc. Thậm chí, cựu bộ trưởng Văn Hóa Pháp André Malraux, từng bị kết án tại Cam Bốt trong những năm 1920 vì tìm cách lấy các phù điêu chạm nổi ở một ngôi đền Khmer.

Châu Phi chảy máu đồ cổ

« Châu Phi bị chảy máu đồ cổ trong giai đoạn thuộc địa, thậm chí là sau đó vì nạn buôn bán lậu », theo giải thích của ông El Hadji Malick Ndiaye, quản thủ bảo tàng nghệ thuật châu Phi ở Dakar.

Thực vậy, hơn 90% đồ vật cổ quan trọng của châu Phi vùng Nam Sahara nằm ngoài châu lục. Từ hơn 40 năm nay, Unesco ủng hộ cuộc chiến của các nước châu Phi cũng như nhiều nước khác đòi lại tài sản văn hóa bị « biến mất » trong thời kỳ thuộc địa.

Nigeria vô vọng chờ Anh hoàn lại nhiều bức tượng bằng đồng, bị quân đội Anh đánh cắp vào cuối thế kỷ XIX tại điện Benin City và hiện đuợc trưng bày tại Luân Đôn hoặc Berlin. Bảo tàng Bristish Museum chỉ đề xuất cho Nigeria hoặc Ethiopia mượn các tác phẩm bị đánh cắp trong cuộc viễn chinh năm 1868 nhưng từ chối hoàn lại.

Nhiều bảo tàng tại Đức đang phân tích nguồn gốc của vài nghìn tác phẩm thu thập từ thời thuộc địa khi Đức xuất hiện ở Cameroun, Togo hay Tanzania.

Lời yêu cầu Pháp hoàn lại những tác phẩm bị đánh cắp của Benin cũng bị Paris lạnh lùng bác bỏ vào cuối năm 2016. Nhiều nước châu Phi khác cũng gặp phải tình trạng này, trừ một vài trường hợp hiếm hoi như bảo tàng dân tộc học Berlin đã trả lại cho Zimbabwe một tượng chim quý giá.

Một số nhà lãnh đạo châu Phi hy vọng vào lời phát biểu trang trọng « hoàn lại di sản châu Phi cho châu Phi » được tổng thống Pháp trịnh trọng phát biểu vào cuối tháng 11/2017 tại Ouagadougou (Burkina Faso).

Theo đánh giá của nhà sử học Pascal Blanchard, tổng thống « Macron cam kết với các nước châu Phi sẽ thay đổi chính sách được các viện bảo tàng Pháp theo đuổi từ 50 năm nay : đó là tìm mọi cơ sở pháp lý để tránh hoàn trả ». Nói một cách khác, tổng thống Pháp « làm các nhà phụ trách bảo tàng châu Âu lo sợ ».

Tuy nhiên, theo hai chuyên gia được tổng thống Macron giao nhiệm vụ thực hiện lời hứa, rất nhiều khó khăn về kỹ thuật và pháp lý vẫn tồn đọng, như điều kiện bảo quản và đảm bảo an ninh trong các bảo tàng châu Phi không thích hợp, nhân viên kỹ thuật cần được đào tạo thêm…

Chính vì vậy, « sẽ có nhiều chương trình hợp tác để đảm bảo rằng các viện bảo tàng châu Phi sẵn sàng tiếp nhận những tác phẩm được hoàn trả », theo thông báo của ông Lazarre Eloundou, trợ lý giám đốc lĩnh vực Di sản của Unesco. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một hội thảo về chủ đề này vào ngày 01/06/2018.

http://vi.rfi.fr/phap/20180527-chau-phi-yeu-cau-chau-au-tra-nhung-bau-vat-bi-danh-cap-thoi-thuoc-dia

 

Albani : Tố cáo bộ trưởng bao che tội phạm,

dân đòi thủ tướng từ chức

11 cảnh sát Albani và một phóng viên bị thương trong cuộc xuống đường của hàng ngàn người tại thủ đô Tirana hôm 26/05/2018. Người biểu tình tố cáo bộ trưởng Nội Vụ che chở cho người em trai, một trùm buôn lậu ma túy.

Theo AFP từ Albani, thủ đô Tirana ngày 26/05/2018 chứng kiến một cuộc đọ sức giữa dân chúng và chính phủ. Đáp lời kêu gọi của đảng Dân Chủ, đối lập, hàng ngàn người đã xuống đường đòi thủ tướng Edi Rama thuộc đảng Xã Hội và bộ trưởng bộ nội vụ Fatmir Xhafaj từ chức. Đoàn biểu tinh tuần hành từ trụ sở chính phủ đi đến bộ Nội Vụ ném trứng, pháo khói cay và gạch đá vào hai cơ quan nhà nước.

Cảnh sát huy động một lực lượng hùng hậu ngăn chận đoàn biểu tình tiến gần bộ Nội Vụ đưa đến xô xát nghiêm trọng.

Theo AFP, đối lập Albani tố cáo bộ trưởng bộ Nội Vụ « bao che » cho người em trai là Agron Xhafaj cho đến những ngày gần đây, mặc dù bị tư pháp Ý xử khiếm diện 7 năm tù vì tội buôn ma túy. Bị tuyên án vào năm 2012, cho đến tháng 5 vừa qua, Agron Xhafaj mới sang Ý thọ án.

Đáp lại những lời cáo buộc này, bộ trưởng nội vụ Albani tuyên bố sẽ từ chức nếu chứng cớ đối lập đưa ra, được xác nhận một cách « khoa học ». Chứng cớ đó là một đoạn băng ghi âm một người được cho là Agron Xhafaj đang trao đổi với một băng buôn bán ma túy.

Lãnh tụ đối lập Lulzim Basha lên án « thủ tướng Edi Rama móc ngoặc với xã hội đen », cho biết sẽ tiếp tục xuống đường. Thủ tướng Albani tố ngược đối lập « tiếp tay với mafia » đánh phá bộ trưởng Nội Vụ Fatmir Xhafaj, đang cùng với các đối tác châu Âu « cải tổ tư pháp » trong nỗ lực đàm phán gia nhập Liên Âu.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180527-albani-to-cao-bo-truong-bao-che-toi-pham-dan-doi-thu-tuong-tu-chuc

Bầu cử tổng thống Colombia

Lần đầu tiên từ khi tái lập hòa bình, 36 triệu cử tri Colombia được kêu gọi bầu lại tổng thống. Ai trong số 6 ứng cử viên sẽ kế nhiệm ông Juan Manuel Santos và vực dậy đất nước sau khi Bogota đã khép lại 50 năm xung đột với Lực Lượng Võ Trang Cánh Mạng Colombia FARC ?

Hiệp định hòa bình được ký kết hồi tháng 11/2016 với tổ chức FARC gây chia rẽ trong công luận Colombia. Đặc phái viên đài RFI Véronique Gaymard từ thủ đô Bogota tường trình :

“Tầm mức quan trọng của cuộc bầu cử lần này là, từ rất lâu nay, đây là lần đầu tiên cử tri có thể chọn giữa một bên là cánh hữu có đường lối cứng rắn của ông Ivan Duque, người được cựu tổng thống Uribe ủng hộ, và bên kia là ứng cử viên của cánh tả Gustavo Petro. Nhưng ở giữa hai thái cực này còn có nhiều ứng viên có trọng lượng. Bên cánh hữu thì có ông German Vargas Lleras, Sergio Farjado thuộc cánh trung và Umberto de la Calle thuộc đảng Tự Do.

Colombia hiện đang bị chia rẽ. Ứng cử viên có nhiều triển vọng hiện nay Ivan Duque hứa xét lại thỏa thuận hòa bình với nhóm FARC. Bên cánh tả, một cách rất ngoạn mục, ông Gustavo Petro đã gây bất ngờ, thu hẹp khoảng cách với ông Ivan Duque bởi ứng cử viên Petro đang làm dấy lên hy vọng trong hàng ngũ cử tri đã quá mệt mỏi với tầng lớp lãnh đạo bảo thủ, bị cáo buộc tham ô và độc tài.

Cần nói tới một ứng cử viên tổng thống thứ sáu là cựu thượng nghị sĩ Jorge Antonio Trujillo. Ông này hoàn toàn vắng bóng trong các cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống.

Trên lá phiếu, cử tri cũng có thể chọn bỏ phiếu trắng với hai ô khác hẳn nhau, một của phong trào cấp tiến và một thuộc về một phong trào truyền thống hơn.

Tổng thống Colombia mãn nhiệm bảo đảm rằng, cuộc bầu cử lần này được minh bạch và an toàn nhất từ trước tới nay. Phát biểu trên đài truyền hình một ngày trước cuộc bỏ phiếu vòng 1, Juan Manuel Santos kêu gọi cử tri tự do bày tỏ chính kiến”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180527-bau-cu-tong-thong-colombia

 

Đức : Căng thẳng tại Berlin

trước cuộc biểu tình bênh và chống đảng cựu hữu

Chính phủ Đức huy động hơn hai ngàn cảnh sát bảo vệ an ninh cho cuộc tuần hành chiều ngày 27/05/2018 tại Berlin, giữa một bên là khoảng 5.000 cảm tình viên của đảng cực hữu AfD và bên kia là 20.000 người bài các phong trào dân túy, chống người nhập cư.

Tường thuật của thông tín viên đài RFI Nathalie Versieux từ thủ đô Berlin.

Đảng AfD ban đầu thông báo 10.000 người tham gia cuộc tuần hành mang tên ‘Vì tương lai của nước Đức’. Các cảm tình viên và đảng viên của phong trào cực hữu này trên toàn quốc tập hợp về Berlin để, xin trích ‘tính sổ với đường lối vô trách nhiệm’ của chính phủ trong việc tiếp nhận người tị nạn. Cho dù huy động nhiều xe ca để đưa người biểu tình từ mọi nơi đến Berlin tham dự cuộc biểu dương lực lượng chiều này, nhưng AfD dường như không thuyết phục được mấy ai. Đảng này thậm chí còn đề nghị bồi hoàn 50 euro cho những ai tham gia biểu tình chiều nay. AfD sau cùng đã phải hạ dự báo về số người tham dự.

Ngược lại bên phía những người biểu tình chống AfD, khả năng huy động có vẻ khá cao. Số này cho biết là sẽ có 13 cuộc tập hợp khác nhau trên đường phố Berlin. Cuộc tuần hành quan trọng nhất do 70 câu lạc bộ nhạc điện tử techno của thành phố đứng ra tổ chức và dự trù có tới 15.000 người hưởng ứng.

AfD đã bất ngờ chen chân được vào Hạ Viện Đức trong cuộc bầu cử Quốc Hội hồi tháng 9/2017 nhưng rồi từ đó đến nay, trong các thăm dò dư luận tỷ lệ ủng hộ và cả vai trò của đảng này trên sân khấu chính trị của Đức vẫn dậm chân tại chỗ”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180527-duc-cang-thang-tai-berlin-truoc-cuoc-bieu-tinh-benh-va-chong-dang-cuu-huu

 

Thượng đỉnh liênTriều : Bình Nhưỡng « quyết tâm »

phi hạt nhân hóa và gặp Trump

Tú Anh

Ngày 27/05/2018, đích thân tổng thống Hàn Quốc công bố kết quả cuộc họp thượng đỉnh «đột xuất » Hàn-Triều tại Bàn Môn Điếm một hôm trước đó. Tổng thống Moon Jae In cho biết ông Kim Jong Un vẫn không rõ là có nên tin hay không vào lời hứa của chính quyền Mỹ bình thường hóa quan hệ và bảo đảm an toàn cho chế độ chính trị của Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, trong cuộc họp đột xuất này, lãnh đạo miền bắc khẳng định « quyết tâm » giải trừ hạt nhân, không đối đầu trực tiếp với Mỹ và chuẩn bị cho thượng đỉnh, dự kiến vào ngày 12 tháng 6, thành công.

Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias phân tích biến chuyển này :

Hai nước Hàn-Triều đã thành công trong nỗ lực gọi là « thượng đỉnh không chuẩn bị trước ». Hai nhà lãnh đạo Moon Jae In và Kim Jong Un đã vực dậy vai trò chính yếu của ngoại giao và nhờ đó mà thượng đỉnh Mỹ-Triều, từng được dự kiến vào ngày 12 tháng 6 tới đây tại Singapore, có vẻ sẽ được chuẩn bị tiếp. Đây là biến chuyển bất ngờ mới nhất liên quan đến tình hình bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc còn tuyên bố thêm ông nghĩ rằng thượng đỉnh ngày 12 tháng 6 sẽ thành công. Cũng theo tổng thống Moon Jae In, ông Kim Jong Un « một lần nữa biểu lộ quyết tâm sắt thép phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo » nhưng vẫn còn nghi ngờ, không biết phía Mỹ có thực tâm chấm dứt chính sách « thù nghịch » và bảo đảm an toàn cho chế độ miền Bắc hay không ?

Sau thượng đỉnh liên Triều hôm 26/05/2018, do chính Kim Jong Un đề xuất để cứu thượng đỉnh Mỹ-Triều, giờ đây đến lượt Washington và Bình Nhưỡng phải thảo luận với nhau, xác nhận quyết tâm thật sự của đôi bên, theo như phân tích của tổng thống Hàn Quốc.

Sự kiện tổng thống Moon Jae In, ngay tức khắc, nhận lời mời của chủ tịch Kim Jong Un là một chuyện rất đặc biệt : lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh liên Triều được chuẩn bị trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Tốc độ nhanh chóng này chứng tỏ Hàn Quốc muốn giữ thế chủ động, bắt buộc đồng minh Hoa Kỳ phải tiếp tục con đường đối thoại với Bắc Triều Tiên.

KCNA cũng « xác định quyết tâm »

Theo Yonhap của Hàn Quốc, thông tin về thượng đỉnh liên Triều cũng được Bình Nhưỡng công bố. Hãng thông tấn chính thức KCNA cho biết lãnh đạo Kim Jong Un đã  « cám ơn nỗ lực của tổng thống Moon Jae In » đóng góp cho thượng đỉnh Mỹ-Triều và « bày tỏ quyết tâm tham dự thượng đỉnh ».

Đây là lần đầu Bình Nhưỡng công khai xác nhận sẽ có thượng đỉnh 12 tháng 6 tại Singapore và biểu lộ ý chí tham gia.

Một số thỏa thuận khác cũng được KCNA lược thuật như là bộ trưởng Quốc Phòng Hàn-Triều sẽ gặp nhau vào ngày 01/06/2018 và sau đó là các cuộc thảo luận cho các gia đình ly tán được tao ngộ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180527-thuong-dinh-han-trieu-kim-%C2%AB-quyet-tam-%C2%BB-phi-hat-nhan-hoa-va-gap-trump

 

Nhật-Nga tìm giải pháp

cho tranh chấp về quần đảo Kuril

Thu Hằng

Tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ngày 26/05/2018, đã thảo luận tại điện Kremlin về một « thỏa thuận hòa bình » giữa hai nước, chưa bao giờ được ký kết do bất đồng về quần đảo Kuril. Tuy nhiên, tổng thống Nga nêu rõ nên « kiên nhẫn ».

Trong cuộc họp báo chung, tổng thống Nga nhấn mạnh « điều quan trọng là tiếp tục kiên nhẫn tìm ra một giải pháp thỏa mãn được cả lợi ích của Nga và Nhật Bản, đồng thời được người dân hai nước chấp nhận ».

Về phần mình, thủ tướng Nhật Bản cho rằng giải quyết tranh chấp có từ hơn 70 năm nay là vấn đề « khó khăn » nhưng ông tỏ ra hy vọng sớm « chấm dứt được vấn đề này ». Kể từ khi Thế Chiến II chấm dứt, Tokyo và Matxcơva chưa ký hiệp định hòa bình vì tranh chấp ở quần đảo Kuril, thuộc vùng Sakhalin của Nga nhưng Nhật Bản đòi chủ quyền.

Hai nước đã thực hiện rất nhiều dự án nhằm cải thiện hợp tác song phương về quần đảo đang bị tranh chấp. Tổng thống Putin khẳng định « sẽ tạo điều kiện cho công dân Nhật thăm quần đảo Kuril ».

Tổng thống Nga đánh giá cao « cơ hội đàm phán chi tiết về quan hệ song phương và hợp tác chính trị » với thủ tướng Nhật Bản tại Kremlin. Ông Shinzo Abe là khách mời danh dự tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế được tổ chức tại Saint-Petersburg.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180527-nhat-nga-tim-giai-phap-cho-tranh-chap-ve-quan-dao-kuril