Tin khắp nơi – 27/02/2018
Vì sao hàng chục đại học Anh đình công?
Giảng viên ở trên 60 đại học ở Anh Quốc đã đình công vì tranh chấp quỹ hưu giảng viên và nhân viên, trong cuộc đấu tranh lớn bắt đầu từ 23/02/2018.
Cùng lúc, chừng 115 nghìn sinh viên từ 43 trường đã ký đơn ủng hộ đình công nhưng muốn được hoàn phần tiền học phí cho các tuần không ai giảng dạy.
Đó là số liệu từ trang vận động xã hội Change.org, được một giảng viên đại học Leeds, giáo sư Chris Forde nêu ra.
Việt Nam: Chiếc xe đò mang tên Đại học
Trường đại học TQ là ‘pháo đài’ của Đảng Cộng sản?
Cần đặt tiến sĩ vào đúng chỗ là Khoa học
Hiện chưa rõ các ban giám hiệu sẽ giải quyết việc đòi tiền bồi hoàn học phí ra sao.
Sinh viên tại Anh (không kể Scotland) phải đóng trên 9200 bảng học phí một năm.
Nhưng học phí của sinh viên ngoài EU, gồm không ít người từ Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc là cao hơn.
Phản đối quỹ hưu kiểu mới
Cho đến ngày 26/02, có thêm giảng viên và nhân viên tại bốn đại học Anh gia nhập phong trào đình công để phản đối cắt giảm quỹ hưu.
Theo nghiệp đoàn University and College Union cho biết vào hôm 26/02, có 61 trường đã đình công.
Tiến sỹ VN ‘đủ số chỉ thiếu chất’
‘Nhiều người không phục về cách phong GS ở VN’
Giáo dục tại nhà qua ví dụ nước Anh
Giảng viên và nhân viên các đại học đình công nói tính chung bình, chế độ hưu mới sẽ làm thiệt thòi cho mỗi người 10 nghìn bảng một năm tiền.
Nhưng các ban quản trị đại học nói quỹ hưu nay đã thiếu hơn 6 tỷ bảng, và cần cải cách gấp để cứu tiền hưu.
Các ban quản trị đề nghị chuyển từ quỹ hưu cứng sang dạng dao động theo đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Trong đợt đấu tranh đầu tiên bắt đầu một tháng đình công, giảng viên và nhân viên 57 trường đại học trên toàn quốc đã rời giảng đường vào các ngày 22 và 23/02 ở Anh.
Khủng hoảng hệ thống đại học Anh còn trở nên nghiêm trọng hơn sau khi một số hiệu trưởng (vice-chancellor) bị cho là nhận lương quá cao.
Không ít người nhận lương hàng năm trên 100 trăm nghìn bảng, tới gần nửa triệu bảng trong khi học phí thu vào cao không làm cải thiện điều kiện giảng dạy.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43215547
TQ đánh tập đoàn Anbang: tiếp theo là ai?
Simon AtkinsonPhóng viên kinh doanh châu Á
Các hãng hàng không, câu lạc bộ bóng đá, khách sạn và trường quay: Những tập đoàn lớn nhất của Trung Quốc thâu tóm nhiều cơ sở khắp nơi trên thế giới, trong đó có các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khá sexy.
Mặc dù phát triển lên mức khổng lồ và có những khoản vay lớn, các tập đoàn này được coi là không thể chạm vào được do những mối quan hệ chính trị.
Đó là chuyện xảy ra cho đến giữa năm ngoái, khi Bắc Kinh bất ngờ quan tâm đến những “người khổng lồ” này sau một thời gian tăng trưởng tưởng như không có giới hạn.
Trung Quốc: Cháu rể ông Đặng Tiểu Bình bị truy tố
Lãnh đạo Việt-Trung uống trà bàn ‘định hướng lớn’
‘Tư tưởng Tập Cận Bình’ ghi vào Điều lệ Đảng?
Trung Quốc muốn lập ‘Đường Tơ Lụa trên Băng’
Và tuần trước đã có hành động cụ thể. Bắc Kinh đánh vào một trong những tập đoàn này – thâu tóm quản lý của Anbang, gã khổng lồ về tài chính và bảo hiểm, và truy tố người đứng đầu tập đoàn này.
Theo các nhà phân tích, điều này có thể là chỉ dấu những can thiệp của nhà nước Trung Quốc sẽ tiếp diễn.
Tiếp theo có thể đến ai?
Động thái chống lại Anbang được Economist Intelligence Unit (EIU), thuộc Tập đoàn Economist, gọi là “phát súng cảnh báo”.
Nhưng đây chỉ là một trong các doanh nghiệp được biết đến với cái tên “tê giác xám” – những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nổi cộm trong nền kinh tế, thường bị lờ đi, cho đến khi chúng bắt đầu lao nhanh và đạp lên tất cả.
Doanh nghiệp tiếp theo “trong làn đạn” của Bắc Kinh có lẽ sẽ là HNA, được mô tả là tập đoàn lớn nhất mà có lẽ bạn từng biết.
Đầu tư khoảng 40 tỷ USD trong ba năm qua, HNA khác Anbang ở chỗ tập đoàn này chủ yếu mua những “doanh nghiệp thật” hơn là những định chế tài chính phức tạp.
Tập đoàn này sở hữu Hàng không Hainan, công ty dịch vụ sân bay Swissport, hãng cung cấp đồ ăn trên máy bay Gate Gourmet, có cổ phần lớn trong Deutsche Bank, 25% cổ phần của tập đoàn khách sạn Hilton, và sở hữu Carlson Hotels, hãng điều hàng chuỗi khách sạn Radisson.
Mặc dù không có tin nào cho rằng tập đoàn HNA đang gặp khó khăn tài chính, hãy trông đợi Bắc Kinh gây sức ép lên HNA để bán “hầu hết nếu không phải tất cả cổ phần trong ngành tài chính,” theo ông Micheal Hirson, nhà phân tích của Eurasia Group.
Hồi đầu tháng này, HNA thông báo hãng đã giảm cổ phần trong Deutsche Bank từ 9,9% xuống 9,2%.
Mặc dù hầu hết các nhà đầu tư của Anbang là cá nhân đầu tư tiền vào những thứ như chính sách bảo hiểm, những mạnh thường quân tài chính của HNA chủ yếu là các tổ chức.
Một mặt, điều này có nghĩa sự sụp đổ của tập đoàn này sẽ ít nhạy cảm về mặt chính trị hơn rất nhiều. Những người dân thường chẳng mấy khi thương cảm khi các công ty tài chính khổng lồ bị ảnh hưởng.
Nhưng các chuyên gia của Eurasia Group, hãng tư vấn về rủi ro chính trị, nói chúng ta không thể trông đợi một biện pháp quá mạnh tay từ phía chính phủ Trung Quốc.
“Bắc Kinh không muốn bắt những người mua trái phiếu phải chịu lỗ nặng, vì nó sẽ khiến các doanh nghiệp nhà nước khác phải trả giá cao hơn để có được nguồn vốn từ bên ngoài,” ông Hirson nói.
Những vụ đổ bể doanh nghiệp lớn còn mang theo rủi ro về chính trị.
HNA chưa có bình luận gì. Nhưng trả lời BBC hồi năm ngoái, giám đốc Adam Tan lạc quan về các kế hoạch của Bắc Kinh nhằm thắt chặt khoản đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Ông dự đoán HNA vẫn nhận được sự ủng hộ từ các ngân hàng Trung Quốc, và có thể trông cậy vào các ngân hàng quốc tế nữa vì sự hiện diện lớn của tập đoàn này bên ngoài Trung Quốc.
Có lẽ ngày nay ông khó mà lạc quan được như vậy.
Còn Dalian Wanda thì sao?
Trong số tất cả các tập đoàn Trung Quốc bị ‘đánh’, Dalian Wanda có tên tuổi nổi nhất ở nước ngoài, một phần vì những lĩnh vực mà công ty này đầu tư vào.
Dưới quyền điều hành của Wang Jianlin, một trong những người giàu nhất Trung Quốc, công ty này phát triển thành doanh nghiệp phát triển bất động sản lớn nhất nước này.
Và Dalian Wanda còn đầu tư ra nước ngoài, đáng kể nhất là ở Hollywood – quản lý chuỗi rạp chiếu phim AMC cũng như hãng phim Legendary Entertainment, hãng đồng sản xuất những bộ phim bom tấn như Godzilla hay The Dark Knight Rises (Kỵ sỹ bóng đêm trỗi dậy).
Nhưng ông Wang, từng được coi là nhân vật được Bắc Kinh sủng ái, đã thất sủng với chính quyền, và những ngân hàng cho vay được chỉ đạo ngừng ủng hộ ông.
Sau khi có cảnh báo, ông Wang mau chóng bán nhiều công ty kinh doanh, trong đó có các công viên giải trí và khách sạn trong một thương vụ bất động sản thuộc loại lớn nhất của Trung Quốc. Tập đoàn của ông tập trung vào kinh doanh rạp chiếu bóng và khu mua sắm.
Trước đó, Dalian Wanda rút khỏi một gói thầu trị giá 1 tỷ USD cho hãng Dick Clark Productions, chủ của giải thưởng và hãng TV Golden Globe nổi tiếng. Chính sách kiểm soát đầu tư nước ngoài của Trung Quốc được cho là lý do của việc này.
Ông Hirson của Eurasia Group mô tả vụ bán tháo các tài sản này là “động thái hung hăng” để “làm giảm rủi ro”.
Ông nói thêm, đây là “một quyết định đau đớn cho ông Wang nhưng là quyết định giờ đây ta thấy là rất khôn ngoan”.
Còn tập đoàn nào có thể bị “đánh” nữa?
Tập đoàn lớn được chú ý tới vào giữa 2017 là Fosun.
Fosun đầu tư vào câu lạc bộ bóng đá Anh Wolverhampton Wanderers, tập đoàn giải trí Club Med, hãng lữ hành Thomas Cook và đoàn xiếc giải trí Cirque de Soleil.
Và không như các tập đoàn khác, Fosun vẫn tiếp tục đầu tư ở nước ngoài.
Mới tuần trước, tập đoàn này nói họ vừa hoàn tất một thương vụ để trở thành nhà đầu tư có cổ phần chính của Lanvin, nhãn hiệu thời trang cao cấp lâu đời nhất của Pháp. Tuy thế, khoản đầu tư khoảng 120 triệu USD trong thương vụ này là tương đối nhỏ so với các khoản đầu tư khác của Fosun.
Cả Wanda và Fosun đều “có vẻ như có nền móng chính trị chắc chắn hơn,” theo ông Hirson.
Nhưng điều này có nghĩa gì cho đầu tư hải ngoại của Trung Quốc?
Việc nhà nước thắt chặt quản lý nhắm tới các tập đoàn lớn đầu tư vào rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
Hầu hết các doanh nghiệp khác vẫn có thể tiếp tục đầu tư.
Nhưng mức đầu tư nước ngoài đã giảm so với thời kỳ cao điểm của năm 2015 và 2016.
Số các thương vụ mua bán của Trung Quốc ở Mỹ và Châu Âu giảm gần 25% năm 2017 so với năm trước, theo số liệu của Dealogic.
Và thái độ phản đối đầu tư Trung Quốc ở Mỹ của chính quyền Trump – như đã thấy khi một số thương vụ lớn sụp đổ – có nghĩa rằng xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục.
Mới tuần này, Đức nói nước này sẽ theo dõi sát sau khi Geely của Trung Quốc mua gần 10% cổ phần của Daimler, chủ của hãng Mercedes-Benz.
Vì sao Anbang bị nhắm vào?
Tập đoàn Anbang nổi tiếng có chiến lược thâu tóm mạnh ở nước ngoài, trong đó có khách sạn Waldorf Astoria ở New York.
Nhưng các nhà chức trách Trung Quốc đang tiến hành kiểm soát chặt ngành tài chính để tránh rủi ro và tình trạng vay quá mức.
Người đứng đầu tập đoàn, ông Wu Xiaohui, người bị giới chức bắt giữ hồi tháng 6/2017, sẽ bị truy tố vì “án kinh tế”.
Các nhà phân tích của Eurasia Group mô tả sự việc này “vừa là hạ bệ vừa là cứu”.
“Động thái của Bắc Kinh phản ánh chính sách nhắm vào các tập đoàn lớn của Chủ tịch Tập Cận Bình – trừng phạt các hoạt động sai trái của các lãnh đạo công ty đồng thời gửi đi một thông điệp trấn an tới thị trường,” ông Michael Hirson bình luận.
Trung Quốc đã có thể chọn cách quốc hữu hóa Anbang (chẳng hạn, như khi chính phủ Anh quốc hữu hóa ngân hàng Royal Bank of Scotland trong khủng hoảng ngân hàng năm 2008).
Hoặc Trung Quốc có thể bán lại Anbang cho một công ty khác.
Nhưng thay vào đó, Bắc Kinh đặt Anbang dưới sự quản lý của cơ quan điều tiết trong vòng một năm.
Điều này, theo ông Hirson, là một biện pháp “khá minh bạch và thân thiện với nhà đầu tư”, cho phép các cơ quan điều tiết thanh lý tài sản của Anbang và thu hồi vốn mà vẫn giữ cho hãng này khỏi quyền sở hữu của nhà nước.
http://www.bbc.com/vietnamese/business-43210918
Trung Quốc tăng kiểm duyệt sau đề nghị sửa hiến pháp
Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đề nghị bỏ điều khoản giới hạn thời gian cầm quyền của chủ tịch nước ở mức hai nhiệm kỳ 5 năm trong hiến pháp.
Việc này nhằm để ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai năm 2023.
Động thái nói trên gây tranh cãi khuấy động mạng xã hội Trung Quốc và khiến chính phủ đẩy kiểm duyệt trực tuyến lên hết mức.
TQ: Tập Cận Bình sẽ ‘làm tiếp’ sau 2023?
Tập Cận Bình: ‘TQ đã bước vào thời đại mới’
Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập
TQ mua ‘quán bia ông Tập từng thăm’
Một số cụm từ bất ngờ bị kiểm duyệt gắt gao trên mạng Sina Weibo từ hôm 25/2.
Theo website giám sát kiểm duyệt China Digital Times và Free Weibo, các cụm từ bị kiểm duyệt gồm:
Tôi không đồng ý
di cư
di trú
tái cử
Nhiệm kỳ
sửa đổi hiến pháp
điều khoản hiến pháp
tuyên bố mình là hoàng đế
Winnie the Pooh
Trung Quốc Mộng làm Giang Trạch Dân ngủ gật?
Tập Cận Bình ‘dẫn đầu và ở lại còn lâu’
Tập Cận Bình thành ‘hạt nhân của Đảng’
Những gì đang xảy ra?
Truyền thống giới hạn thời gian giữ chức chủ tịch nước trong 10 năm bắt đầu từ những năm 1990, khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình tìm cách tránh tình trạng hỗn loạn đã diễn ra trong thời kỳ Mao và những năm tiếp theo.
Từ khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, ông cho thấy sẵn sàng viết luật theo ý mình.
Bạn sẽ dẫn Chủ tịch Tập Cận Bình tới đâu ở Hong Kong?
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát quan ngại trước viễn cảnh ông Tập trở thành “hoàng đế vĩnh viễn”, và những người chỉ trích cảnh báo động thái này có thể khiến Trung Quốc bước lùi một thế kỷ.
Trung Quốc sử dụng hàng triệu người chuyên theo dõi và kiểm duyệt hoạt động của công dân nước họ trên Internet. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi các bài mang tính chỉ trích bị chặn. Một trong số đó là bài “Phải mất hơn 100 năm để lật đổ chủ nghĩa đế quốc, và 40 năm cải cách và mở cửa, chúng ta không thể trở lại với chế độ phong kiến.” – Blogger có nick ‘Jianyuan Shunshui’.
Dịp này, các thông tin về Viên Thế Khải, đại thần cuối thời nhà Thanh và là Đại Tổng thống thứ hai của Trung Hoa Dân Quốc cũng bị chặn khi một blogger có nick Zhang Chaoyang viết:
“Đêm qua, giấc mơ phục hồi chế độ phong kiến của Viên Thế Khải đã trở lại trên quê hương.”
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43193990
Anh ra hay ở liên minh thuế quan với EU?
Lãnh đạo đảng Lao Động Jeremy Corbyn nói ông muốn Anh Quốc sau Brexit vẫn ở trong một liên minh thuế quan ‘vĩnh viễn’ với EU.
Phát biểu tại Coventry để làm rõ quan điểm của Lao Động, đảng đối lập lớn nhất hiện nay trong Quốc hội Anh, ông Corbyn nói kế hoạch ông nêu ra là để đảm bảo không cần đặt lại trạm biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland.
Ông cũng nói ở lại trong liên minh thuế quan (customs union) với EU sẽ giúp cho hàng hóa lưu chuyển bình thường, không bị gián đoạn bởi thuế nhập và xuất.
Lãnh đạo EU phản ứng về Brexit
Thoả thuận thương mại với Mỹ ‘quan trọng sau Brexit’
Các báo Anh nói tuyên bố quan trọng và rõ ràng nhất của lãnh đạo đảng đối lập Anh từ trước tới nay là “cú giáng” vào chiến lược Brexit của thủ tướng Theresa May.
Trước đó, chính phủ của bà May nêu ra viễn kiến rằng sau Brexit, Anh sẽ ra khỏi thị trường chung EU và liên minh thuế quan với EU.
Đảng Bảo Thủ của bà May gọi tuyên bố của ông Jeremy Corbyn là “nỗ lực đùa với tương lai của chính trị đất nước”.
Ông Corbyn khẳng định lại trong ngày 26/02 khi trả lời phỏng vấn BBC rằng diễn văn tại Coventry của ông nhằm “xác định rõ” quan điểm của phe Lao Động.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh, ông Boris Johnson, người có quan điểm cứng rắn về Brexit, cho rằng phát biểu của ông Corbyn là cách “gương cờ trắng” đầu hàng EU.
Cuộc tranh luận về tiến trình Brexit, đưa Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu, liên tục chiếm các mặt báo Anh và gây chia rẽ trong xã hội.
Anh Quốc và hai mặt đối nghịch của Brexit
Khi công dân kiện thủ tướng thắng lợi
Cameron nói gì về Brexit và Trump thắng cử?
Theo kết quả bàn thảo với EU, Anh Quốc sẽ ra khỏi EU từ ngàu cuối cùng của tháng 3/2019 nhưng cần một thời gian chuyển tiếp mà London muốn là hai năm.
EU thì cho rằng đến 31/12/2020, tức là 21 tháng sau ngày chính thức xảy ra Brexit, Anh Quốc phải ra khỏi khối này hoàn toàn.
Tuy thế, có ý kiến nói quan điểm của ông Corbyn và chính phủ Anh cũng không quá xa nhau.
Phát biểu của ông Jeremy Corbyn tại Coventry gây chú ý lớn vì đảng Lao Động có sự ủng hộ về vấn đề liên minh thuế quan của cả phái Brexit mềm dẻo trong đảng Bảo Thủ đang cầm quyền.
Hợp sức lại, họ có khả năng chặn hoặc điều chỉnh kết quả các cuộc bỏ phiếu về Brexit trong Quốc hội Anh.
Vấn đề là Anh nếu ở lại một liên minh thuế quan thì điều quan trọng cho tự do lưu thông hàng hóa sẽ tùy vào hình thức vận hành của cơ chế thuế sẽ là thế nào và liệu Anh có được ký kết các thỏa thuận quan thuế khác với bên thứ hai hay không.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43204603
Mạng xã hội theo ý thức hệ gì?
Rohan Silva, cựu cố vấn cho Thủ tướng David Cameron của Anh (nhiệm kỳ 2010-16), cho rằng Silicon Valley cũng có ý thức hệ xã hội và chính trị riêng.
Ông cho rằng giới công nghệ đằng sau các đại công ty lập ra Facebook, Twitter, Uber, đều mộng tưởng về một xã hội siêu tự do theo chủ nghĩa libertarianism.
Nhưng nay, các vấn đề t̀ồi tệ của mạng xã hội đem lại khiến họ cần phải nghĩ lại về một cơ chế điều chỉnh nền tảng “tự do vô giới hạn” mà các công nghệ này tạo ra.
Trong bài viết ‘We can plug Silicon Valley’s moral void’ đăng trên The Sunday Times (25/02/2018), ông Silva cho rằng các ‘đại gia’ công nghệ mạng là tín đồ của triết học về xã hội lý tưởng, hoàn hảo (utopia).
Họ tin vào cuộc cách mạng – ở đây là công nghệ – sẽ tạo ra xã hội hoàn hảo, tự do, không bị hạn chế bởi nghèo đói, bất hạnh.
Trích Fred Turner trong cuốn ‘From Counterculture to Cyberculture’, Silva nói thế hệ thanh niên Phương Tây nổi loạn, hippie nay sinh ra các ý tưởng công nghệ ‘tự do tới mức cực đoan’.
Thế giới hiện đại gây ảnh hưởng não người ra sao?
Tạo ảnh hưởng trên mạng xã hội để kiếm tiền có dễ?
Càng dùng mạng xã hội càng tuyệt vọng?
Việt Nam và tham vọng ‘có Facebook’ nội địa
Họ muốn thoát khỏi mọi ràng buộc từ các chính phủ, mọi kiểm soát từ bên trên, và các công ty ở vùng Bờ Tây nước Mỹ đã thấm nhuần ý thức hệ này khi tạo ra các sản phẩm kỹ thuật số.
“Điều trớ trêu là các ý tưởng hippie nay được đem vào áp dụng bởi những doanh nghiệp giàu mạnh nhất hành tinh.”
Các mạng xã hội hoạt động xuyên biên giới, không bị ai kiểm soát tưởng như đem lại bình quyền, và khả năng chia sẻ thông tin vô hạn.
Nhưng Rohan Silva nói các mạng xã hội cũng trở thành nơi tìm ra cách chế bom, hoặc tung ra những lời lẽ hận thù, hoặc bắt nạt người khác.
Bên cạnh đó thì tranh ảnh khiêu dâm có thể được trẻ em dùng máy tính hay điện thoại thông minh xem bất cứ lúc nào.
Nhưng dù vậy, các đại công ty kiểm soát công nghệ mạng vẫn rất e ngại việc kiểm soát, theo Rohan Silva.
Ông trích dẫn lại triết gia gốc Áo, Karl Popper để cho rằng niềm tin vào một ‘xã hội lý tưởng’ là vấn đề lớn của khoa học chính trị.
Vì sao ta nghiện tin nhắn, Facebook?
WeChat nói không ‘lưu nội dung’ trao đổi
Startup VN tiếc thương người ‘có ảnh hưởng lớn’
Facebook ‘giúp TQ công cụ kiểm duyệt’
Sau khi sang New Zealand sống để trốn phát-xít, Popper viết sách về hai chủ nghĩa mộng tưởng về xã hội tuyệt hảo: phát-xít và cộng sản.
Cả hai đều mặc định rằng con người có thể tạo ra xã hội hoàn hảo, điều Popper cho là không thể, và vì thế hai mô hình này đều gây hại khủng khiếp cho thế giới.
Nhắc lại triết học của Karl Popper, Rohan Silva nói ngày nay chúng ta phải cẩn thận về viễn kiến đầy nguy hiểm của chủ nghĩa công nghệ tuyệt hảo.
Silva cho rằng cần áp dụng triết lý về tự do nhưng có cơ chế điều chỉnh, kiểm soát của Anh Quốc, từ Edmund Burke tới John Stuard Mill, từ Isaiah Berlin tới Karl Popper.
Đó là tự do cần được đề cao nhưng xã hội và chính quyền cũng có vai trò hạn chế các mặt trái của mạng xã hội.
Hai viễn kiến trái ngược nhau
Càng về gần đây, giới quan sát càng nhận thấy có hai viễn kiến về mạng xã hội trái ngược nhau.
Một bên là tự do tối đa của Silicon Valley, và một bên là Vạn lý Tường lửa của Trung Quốc.
Máy chủ của Facebook đặt ở đâu?
Càng dùng mạng xã hội càng tuyệt vọng?
TQ: Luật mới tăng kiểm soát dữ liệu mạng
Tiếng hót mùa đông của Đỗ Nam Trăm
Chia sẻ Facebook tiết lộ gì về bạn?
Truyền thông mạng xã hội Phương Tây, được thúc đẩy bởi công nghệ máy tính bảng, và điện thoại thông minh, đang tác động sâu rộng vào cuộc sống con người.
Melissa Hogenboom viết trên BBC Future rằng các số liệu cho thấy trẻ em độ tuổi 11-15 ở Anh dành khoảng 6-8 tiếng mỗi ngày trước màn hình.
Đó là không tính thời gian dành cho bài tập về nhà.
Chưa nói về ảnh hưởng của nội dung, chỉ riêng việc dùng mạng đang tạo ảnh hưởng tiêu cực tới giấc ngủ – sức khỏe tinh thần của con người.
Các vấn đề an toàn trên mạng, quyền riêng tư cũng đang được nêu ra.
Còn Trung Quốc đã chủ trương dùng mạng xã hội để thống nhất tư duy của người dùng về theo một đường lối do nhà nước chỉ đạo.
Hệ thống tín chỉ xã hội cho phép các đại công ty mạng của Trung Quốc tuân theo yêu cầu của Đảng Cộng sản, để đánh giá hàng trăm triệu công dân.
Mọi hành vi của họ trên truyền thông mạng sẽ được cho điểm.
Nếu ai “vi phạm” hoặc bị “tín dụng thấp” có thể bị khoá mọi tài khoản, dẫn đến chỗ không thể hoạt động được.
Ví dụ bạn sẽ không thẻ mua vé tàu hay làm thủ tục lên máy bay được vì “hồ sơ cá nhân” trên mạng bao trùm từ thân nhân, hạnh kiểm đến túi tiền, toàn bộ bị khóa.
Nặng hơn thì công dân bị “điểm kém” và tái phạm có thể bị bắt.
Google sắp mở trung tâm AI tại TQ
TQ tăng kiểm duyệt sau đề nghị sửa hiến pháp
Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập
Giải mã chiến thuật ba bước của Trung Quốc
Các công ty Trung Quốc, và không lâu sau là công ty nước ngoài vào hoạt động ở Trung Quốc, cũng sẽ cần tuân thủ hệ thống tín chỉ này.
Mirjam Meissner từ Mercator Institute for China Studies viết trên trang ChinaFile rằng hệ thống tín chỉ này của Trung Quốc sẽ có mục tiêu “lèo lái” của thị trường kinh tế và sẽ có tác động sâu rộng đến kinh tế thế giới, một khi nó hoàn tất.
Trung Quốc không chỉ chặn các mạng Phương Tây mà còn xuất khẩu công nghệ và cách kiểm soát mạng truyền thông xã hội ra châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Vào thời điểm ‘cuộc chiến chưa ngã ngũ’ này, các mạng Phương Tây hiện cũng đang rất cần sự lãnh đạo trong kỷ nguyên kỹ thuật số, theo Rohan Silva.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43201348
Trung Quốc duy trì biện pháp tạm giữ nghi phạm
bị chỉ trích
Giới chức Trung Quốc hôm thứ ba ngày 27/2 lên tiếng bảo vệ biện pháp tạm giữ của Ủy ban Giám sát Quốc gia đối với những nghi phạm bị ủy ban này điều tra.
Ủy ban Giám sát Quốc gia là cơ quan có quyền điều tra tất cả mọi nhân viên của nhà nước.
Ủy ban này đã bị chỉ trích vì không bảo vệ quyền lợi của người tình nghi trong quá trình điều tra. Ủy ban này sử dụng biện pháp gây tranh cãi là tạm giữ nằm ngoài hệ thống luật hình sự đang tồn tại của Trung Quốc.
Ông Zhang Shuofu, người đứng đầu ủy ban Giám sát ở Bắc Kinh, một trong 3 văn phòng được thành lập năm 2017 trước khi Ủy ban Giám sát Quốc gia thành hình, hôm 27 tháng 2 lên tiếng bảo vệ việc áp dụng biện pháp tạm giữ nghi phạm, gọi đây là một bước đi cần thiết độc đáo để đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói với phóng viên rằng các tội lớn có liên quan đến quan chức không đơn giản như các tội thông thường và việc điều tra cũng không thể giống như với điều tra tội thông thường. Đó là lý do vì sao Trung ương đảng đã thông qua biện pháp này.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố thay đổi hệ thống cũ thường gọi là shuanggui bằng hệ thống tạm giữ mới. Theo cách cũ shuanggui, những đảng viên sẽ phải có mặt tại các địa điểm thẩm vấn theo địa chỉ và thời gian được các nhân viên điều tra sắp đặt.
Các nhóm nhân quyền cho rằng biện pháp cũ mà Trung Quốc áp dụng đã sử dụng các nơi thẩm vấn nằm ngoài hệ thống mà không có giám sát để tránh sử dụng tra tấn và bức cung.
Một số nhà hoạt động cho rằng biện pháp mới được Trung Quốc đưa ra thực chất chỉ là sự mở rộng biện pháp cũ dưới một vỏ bọc mới có tính pháp lý.
Người dân Trung Quốc phản đối
việc gia hạn nhiệm kỳ cho Tập Cận Bình
Một nhà bình luận chính trị và một người kinh doanh nổi tiếng ở Trung Quốc vừa viết thư ngỏ gửi quốc hội nước này, yêu cầu bỏ kế hoạch cho phép gia hạn thời gian tại nhiệm của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong một tuyên bố đưa ra vào hôm thứ hai ngày 26/2 trên wechat, Li Datong, cựu biên tập viên tờ báo nhà nước là Nhật báo thanh niên Trung Quốc (China Youth) viết rằng việc bỏ giới hạn tại nhiệm sẽ gây mầm mống cho bất ổn.
Ông Li nói với hãng tin AP rằng nếu không có giới hạn nhiệm kỳ cho chức vụ lãnh đạo cao nhất nước thì Trung Quốc sẽ quay trở lại thời kỳ có vua cai trị. Ông cũng nói thế hệ của ông đã sống qua giai đoạn của Mao Trạch Đông và thời kỳ đó đã qua, tại sao Trung Quốc lại quay trở lại giai đoạn đó?
Bà Wang Ying, một nhà kinh doanh nổi tiếng Trung Quốc cũng viết trên wechat rằng đề nghị của đảng nhằm gia hạn thêm thời hạn tại chức của lãnh đạo là sự phản bội và đi ngược dòng.
Bà Wang Ying viết rằng bà biết chính phủ dám làm mọi thứ và tiếng nói của người dân bình thường chắc chắn là không có tác dụng. Nhưng bà là một công dân Trung Quốc, và bà cũng không có ý định rời bỏ đất nước mình.
Nhà xã hội học Li Yinhe cũng viết trên mạng rằng kế hoạch bỏ giới hạn nhiệm kỳ là không khả thi và sẽ đưa Trung Quốc trở lại thời kỳ của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên thông điệp này của nhà xã hội học trên mạng đã bị xóa bỏ nhanh chóng do kiểm duyệt.
Có nhiều khả năng quốc hội Trung Quốc sẽ thông qua đề nghị thay đổi hiến pháp trong kỳ họp hàng năm vào đầu tháng 3, cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình ở tại chức hơn hai nhiệm kỳ.
Theo hiến pháp 1982 của Trung Quốc, Chủ tịch nước chỉ được giữ chức không quá 2 nhiệm kỳ là 10 năm.
Tòa án Campuchia
ra lệnh phong toả trụ sở của phe đối lập
Tòa án Campuchia hôm thứ ba đã ra lệnh phong toả trụ sở chính của đảng Cứu quốc Campuchia CNRP, trong khi chờ đợi đảng này bồi thường thiệt hại cho những lời phỉ báng dành cho Thủ tướng Hun Sen. Hãng tin Reuters loan tin hôm 27 tháng 2.
Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, tòa án thành phố Phnom Penh đã buộc tội ông Sam Rainsy, thủ lĩnh phe đối lập đã phạm tội phỉ báng ông Hun Sen và ra lệnh cho ông này phải bồi thường thiệt hại 1 triệu USD.
Theo tòa, ông Sam Rainsy đã vu cáo Thủ tướng Hun Sen chi 1 triệu USD cho một nhà hoạt động chính trị để người này chia rẽ đảng CNRP dẫn tới việc đảng này đã được giải thể vào năm ngoái theo yêu cầu của chính phủ.
Ông Rainsy cũng bị kết tội phỉ báng trong một vụ kiện độc lập và được yêu cầu bồi thường thiệt hại 62.500 đô la cho Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin, thuộc Đảng cầm quyền CPP của Hun Sen.
Ông Sam Rainsy hiện sống lưu vong ở Pháp từ năm 2015 để tránh án tù, đã không trả lời yêu cầu của Reuters về bình luận trên.
Philippinies sẵn sàng cho UN điều tra
nhưng yêu cầu thay đặc ủy
Philippines sẵn sàng cho phép Liên Hiệp quốc điều tra về những cáo buộc vi phạm nhân quyền trong cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte, miễn là người phụ trách điều tra không phải là đặc ủy hiện thời.
Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque nói như vậy hôm 27/2.
Ông Harry Roque nói Philippines sẵn sàng chào đón một điều tra của Liên Hiệp Quốc với một đặc ủy đáng tin cậy, công bằng và khách quan, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra này. Ông Roque nói thêm, đặc ủy hiện tại là bà Agnes Callamard, không đáp ứng được các tiêu chí này.
Trước đó, đã có hơn 30 nước phương Tây kêu gọi Philippines cho phép chuyên gia của Liên Hiệp Quốc là bà Agnes Callamard vào Philippines điều tra cáo buộc về việc giết người trong chiến dịch trấn áp ma túy kéo dài 19 tháng qua của chính phủ khiến hơn 4000 người thiệt mạng.
Bà Callamard là một chuyên gia trong lĩnh vực điều tra giết người trái pháp luật và bắt giữ người tùy tiện.
Tòa Hình sự Quốc tế ở the Hague hồi đầu tháng này đã bắt đầu tiến hành điều tra ban đầu đối với những khiếu nại, cáo buộc Tổng thống Duterte và 11 quan chức khác phạm tội chống lại loài người.
Tổng thống Duterte đã lên tiếng nói ông chấp nhận điều tra này.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc có thể bị tù 30 năm
Cựu Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye có thể sẽ bị các công tố viên nước này đề nghị một án tù 30 năm. Hãng tin Reuters loan tin này trong ngày 27 tháng Hai 2018.
Trong khi đó, bên ngoài tòa án tại Seoul, những người ủng hộ bà Park bất chấp mùa đông lạnh giá, biểu tình đòi trả tự do cho bà.
Bà Park năm nay 66 tuổi bị bắt giữ và truy tố từ tháng Ba năm 2017, về tội nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực, để cho một số doanh nhân lũng đoạn.
Một người bạn thân của bà Park là bà Choi Soon-sil có thể bị các công tố viên đề nghị mức án 20 năm tù giam cũng vì tội nhận hối lộ. Các công tố viên nói rằng bà Park đã để cho bà Choi lợi dụng quan hệ bạn bè để lũng đoạn có lợi cho hai tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc là hãng điện tử Samsung và chuỗi cửa hàng bán lẻ Lotte.
Ngoài ra bà Park còn có thể bị phạt một số tiền lên đến 127 triệu đô la Mỹ.
Bà Park nói rằng bà không làm điều gì sai, còn luật sư của bà thì nói rằng bà Park đã làm việc vô cùng vất vả để lãnh đạo đất nước Hàn Quốc.
Bản án dự định sẽ được tuyên vào ngày 6 tháng Tư. Đây là một vụ án chính trị kinh tế làm lung lay những quan hệ rất chằng chịt lâu nay giữa giới lãnh đạo chính trị và các chaebol, tức là các tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Hàn Quốc.
Đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên
bất ngờ từ chức
Ông Joseph Yun, Đặc phái viên về chính sách Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, từ nhiệm trong tuần này.
Trong một tuyên bố hôm thứ Hai 27/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert nói rằng ông Yun sẽ từ chức bắt đầu vào thứ Sáu 2/3 vì lý do cá nhân và Ngoại Trưởng Rex Tillerson đã “chấp nhận một cách miễn cưỡng” quyết định cho Yun từ chức.
Ngoài nhiệm vụ làm đặc phái viên về chính sách Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Yun, với 32 năm kinh nghiệm ngoại giao, còn là Phó trợ lý Ngoại trưởng phụ trách bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.
Ông Yun quyết định từ nhiệm giữa lúc có dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có thể sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Washington về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và các chương trình tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Ông Yun đã tích cực tiếp xúc trực tiếp với Triều Tiên, cũng như tổ chức các cuộc đối thoại thường kỳ với các nhà ngoại giao Triều Tiên ở LHQ.
Việc từ nhiệm bất ngờ của ông Yun tạo thêm chỗ khuyết trong đội ngũ nhân sự ngoại giao Hoa Kỳ dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump sau 13 tháng kể từ ngày nhậm chức. Cho tới nay Tổng thống Trump vẫn chưa chính thức bổ nhiệm đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, và một số vị trí ngoại giao quan trọng khác vẫn bỏ trống.
Triều Tiên ngỏ ý đàm phán,
Mỹ nghi ngờ, Hàn Quốc nóng lòng
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tiếp tục các nỗ lực đưa Triều Tiên và Hoa Kỳ vào bàn đàm phán để giải quyết tình trạng bế tắt trên Bán đảo Triều Tiên vì tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, bất chấp thái độ thờ ơ từ cả Washington lẫn Bình Nhưỡng, và ngày càng có nhiều ngại từ trong nước.
Hôm thứ Hai 26/2, Triều Tiên ngỏ ý sẵn lòng đàm phán với Hoa Kỳ, nhưng không nêu rõ liệu Bình Nhưỡng có muốn bàn đến việc chấm dứt chương trình hạt nhân hay không. Ông Kim Yong Chol, người dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên đến dự lễ bế mạc Thế vận hội Mùa Đông PyeongChang bày tỏ ủng hộ cho việc đàm phán. Ông Kim trước đó bị cáo buộc là chủ mưu cuộc tấn công bằng ngư lôi của Triều Tiên đánh chìm một tàu chiến của Hàn Quốc vào năm 2010 làm 46 thủy thủ thiệt mạng.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Hai 26/2 tỏ ra nghi ngờ ngỏ ý bất ngờ muốn đối thoại của Triều Tiên. Ông nói rằng: “Chúng ta sẽ chờ xem điều gì xảy ra” và rằng “các điều kiện phù hợp” phải được đáp ứng trước khi bước vào cuộc đàm phán.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm thứ Ba 27/2 cho biết họ đang cố gắng giải quyết những lo ngại của Washington.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kyu-duk nói: “Chính phủ của chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực thuyết phục Triều Tiên nhanh chóng đáp ứng các điều kiện cho cuộc đàm phán, đồng thời liên lạc chặt chẽ và hội ý với Hoa Kỳ về định hướng tương tai cho chính sách ngoại giao để quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.”
Các nhà phê bình chỉ trích Tổng thống Moon lo ngại rằng Bình Nhưỡng đang hợp tác với Seoul nhằm chia rẽ Hoa Kỳ, một đồng minh thân cận của Hàn Quốc, và làm suy yếu vai trò hỗ trợ quốc tế đối với các biện pháp chế tài, trong khi Bình Nhưỡng không phải nhượng bộ gì đáng kể để chấm dứt chương trình hạt nhân.
Báo Hàn Quốc hôm thứ Ba 27/2 khuyến cáo Tổng thống Moon phải cảnh giác khi tiếp cận Triều Tiên. Tờ Korea Herald nói: “Phải phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, nhưng Hàn Quốc không nên vội vã hối thúc đàm phán” trước khi Triều Tiên cam kết đầy đủ.
Nếu không có tiến bộ ngoại giao, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên có thể sẽ sớm gia tăng trở lại. Trong vài tháng gần đây Triều Tiên không tiến hành bất kỳ cuộc thử tên lửa hoặc hạt nhân nào. Hoa Kỳ và Hàn Quốc cũng hoãn các cuộc tập trận chung trong thời gian diễn ra Thế vận hội. Nhưng các cuộc tập trận này dự kiến sẽ được nối lại vào tháng 4. Hôm thứ Ba 27/2, KCNA, cơ quan thông tấn chính thức của Triều Tiên nói: “Nếu Hoa Kỳ tiếp tục các cuộc tập trận chung, chúng tôi sẽ kiên quyết đáp trả.”
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-ngo-y-dam-phan-my-nghi-ngo-han-quoc-nong-long/4272384.html
Mỹ dọa đơn phương hành động với Iran
Hoa Kỳ hôm 26/2 đe dọa sẽ hành động đơn phương đối với Iran, sau khi Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết của phương Tây, trong đó yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án Tehran vì đã không ngăn chặn vũ khí của mình rơi vào tay của nhóm chiến binh Houthi của Yemen.
“Nếu Nga tiếp tục bao che cho Iran thì Mỹ và các đối tác của chúng tôi cần phải tự hành động. Nếu chúng tôi không nhận được hành động của hội đồng thì chúng tôi phải tự hành động”, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley nói với các phóng viên trong chuyến thăm thủ đô Tegucigalpa của Honduras.
Bà Haley không cho biết cụ thể hành động đó là gì.
Theo Reuters, sự phủ quyết của Nga là một thất bại đối với Hoa Kỳ vì nước này nhiều tháng qua vận động để Iran bị quy trách nhiệm tại Liên Hiệp Quốc, trong khi đồng thời đe dọa sẽ rút khỏi một thỏa thuận của các cường quốc năm 2015 nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran nếu “các lỗ hổng thảm họa” trong thỏa thuận này không được hàn gắn.
Tổng thống Donald Trump tháng trước cảnh báo các đồng minh châu Âu rằng tới giữa tháng Năm, họ phải cam kết làm việc với Washington để sửa đổi thỏa thuận này.
Anh đã thảo nghị quyết thất bại trên của Liên Hiệp Quốc sau khi tham vấn Mỹ và Pháp, theo Reuters.
Văn bản dự thảo ban đầu muốn đưa vào lời lên án Iran vì đã vi phạm lệnh cấm vận vũ khí đối với các thủ lĩnh Houthi cũng như một cam kết của hội đồng phải có hành động đối với chuyện đó.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-doa-don-phuong-hanh-dong-doi-voi-iran/4272322.html
Thượng viện Mỹ ra luật trừng phạt Campuchia
Một đạo luật mới từ Thượng viện Mỹ sẽ đưa tới các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhất đối với Campuchia trong nhiều chục năm nay.
Đạo luật với tên gọi tắt là CARI đề ra các điều kiện đối với những sự hỗ trợ dành cho Phnompenh, thêm nhiều giới chức Campuchia bị cấm visa sang Mỹ. Luật cũng đính kèm việc phong tòa tài sản và phản đối các khoản cho vay, các khoản hỗ trợ mới từ các định chế tài chính quốc tế dành cho Campuchia, đồng thời cũng cấm xóa nợ cho nước này.
Luật của lưỡng đảng trong Thượng viện Hoa Kỳ được giới thiệu trong tháng này.
“Đạo luật CARI Act phù hợp với sự ủng hộ lâu dài mà Hoa Kỳ dành cho nền dân chủ và nhân quyền ở Campuchia kể từ sau các cuộc bầu cử do Liên hiệp quốc tài trợ vào năm 1993,” trợ lý chính sách đối ngoại của Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, ông Tim Rieser, cho VOA biết.
Ông cho biết điều này sẽ chứng tỏ rõ ràng rằng các chính sách đàn áp của đảng cầm quyền Campuchia không có lợi cho sự phát triển của nước này.
“Ngày nay, Campuchia lại là một nhà nước độc đảng như trước Hiệp định Hòa bình Paris 1991. Đây không phải là điều mà người dân Campuchia biểu quyết trong các cuộc bầu cử từ 1993 tới nay,” ông Rieser nói.
Đạo luật CARI yêu cầu chính phủ Campuchia tôn trọng quyền và nghĩa vụ trong Hiến pháp, kể cả việc phục hồi quyền dân sự và chính trị của đảng đối lập mang tên Đảng Cứu nguy Dân tộc, các tổ chức xã hội dân sự và truyền thông, và phóng thích tất cả tù nhân lương tâm.
Lệnh cấm visa bao gồm các giới chức chính phủ, quân sự, cảnh sát, và tư pháp. Thân nhân trực hệ với các đối tượng này cũng bị ảnh hưởng.
Bộ Ngoại giao phải trình báo cáo về các biện pháp trừng phạt cũng như danh sách các giới chức bị cấm cho các ủy ban trong Quốc hội.
Lệnh cấm sẽ duy trì hiệu lực cho tới khi Bộ Ngoại giao Mỹ xác định và báo cáo Quốc hội rằng bầu cử công bằng, tự do diễn ra ở Campuchia, bao gồm sự tham gia toàn diện và không bị cản trở của Đảng Cứu Nguy Dân tộc và các thành viên của đảng, theo đạo luật CARI.
Các biện pháp chế tài chỉ được dỡ bỏ khi Ngoại trưởng Mỹ xác nhận rằng Campuchia củng cố ổn định và an ninh khu vực, đặc biệt trong các tranh chấp Biển Đông.
Đây là luật trừng phạt nặng tay nhất nhắm vào Campuchia kể từ năm 1997, lúc Mỹ cắt viện trợ cho nước này sau khi ông Hun Sen lật đổ ông Norodom Ranariddh, đồng Thủ tướng, trong một cuộc đảo chính đẫm máu.
Kể từ năm 1993, Campuchia đã nhận hàng tỷ đô la viện trợ quốc tế và các khoản vay từ các định chế quốc tế giúp phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, Bắc Kinh đã tăng cường các khoản vay và viện trợ cho Campuchia, làm suy yếu ảnh hưởng của phương Tây đối với quốc gia nghèo khó ở Đông Nam Á này.
https://www.voatiengviet.com/a/thuong-vien-my-ra-luat-trung-phat-campuchia-/4271628.html
Trump sẽ họp với Quốc hội về luật súng ống
Tổng thống Mỹ Donald Trump lên lịch họp với các nhà lập pháp của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vào ngày 28/2 để thảo luận về luật súng ống sau vụ thảm sát hàng loạt ở Florida khiến 17 người thiệt mạng hôm 14/2, theo tin Tòa Bạch Ốc.
“Tổng thống định họp vào ngày thứ tư với các thành viên Quốc hội…để thảo luật các luật lệ khác nhau và những gì có thể làm để hướng tới phía trước,” phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders phát biểu tại cuộc họp báo.
Bà Sanders cho biết Tổng thống sẽ ủng hộ luật cấm các thiết bị bump stock, vốn được dùng để chuyển đổi những khẩu súng bán tự động thành súng bắn nhanh như súng tự động, nếu một sự điều chỉnh hành chính bất thành.
Theo Reuters
https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-se-hop-voi-quoc-hoi-ve-luat-sung-ong-/4271625.html
Tập đoàn Trump sung công quỹ lợi nhuận
Tập đoàn Trump ngày 26/2 loan báo đã tuân thủ cam kết của Tổng thống Donald Trump, hiến tặng lợi nhuận thu được từ chi tiêu của các chính phủ nước ngoài tại các khách sạn thuộc tập đoàn Trump cho Bộ Tài chính, nhưng không tiết lộ khoản tiền đó là bao nhiêu.
Các tổ chức giám sát nói việc không công bố chi tiết cụ thể là một ví dụ nữa của những bí mật xung quanh các cam kết của ông Trump rằng sẽ tách bạch rạch ròi chính quyền Trump với đế chế kinh doanh của Trump.
Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Trump cho AP biết khoản hiến tặng được thực hiện hôm 22/2 bao gồm lợi nhuận thu được trong khoảng thời gian từ 20/1/17 tới 31/12/17, nhưng từ chối tiết lộ các con số cụ thể.
Bộ Tài chính cho biết có nhận được tiền hiến tặng nhưng cũng không cho biết cụ thể bao nhiêu.
Theo AP
https://www.voatiengviet.com/a/tap-doan-trump-sung-cong-quy-loi-nhuan-/4271624.html
Giá đôla tăng trước buổi điều trần
của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang
Đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng trong phiên giao dịch trồi sụt ngày đầu tuần trước hàng loạt sự kiện kinh tế Mỹ trong tuần này, trong đó có buổi điều trần của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, được xem là có thể xác định liệu đồng bạc xanh có thể phục hồi từ mức thấp nhất trong ba năm qua hay không, theo Reuters.
Triển vọng Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên cao hơn lãi suất mà thị trường đã áp dụng trước đó đã giúp đẩy giá đồng đôla lên trong vài tuần gần đây.
Những lo ngại về lạm phát tăng sau một thời gian dài thị trường đứng giá đã làm tăng khả năng FED có thể thắt chặt tiền tệ hơn nữa trong năm nay và năm kế tiếp. Dự kiến này đã làm tăng lãi suất trái phiếu và đồng đôla.
Kể từ khi tỉ giá đôla rớt chạm đáy suốt ba năm, cách nay hơn một tuần, đồng tiền của Mỹ đã tăng 1,4%, và tăng gần 1,0% trong tháng Hai, sau khi giảm hơn 3% vào tháng Giêng.
Tâm điểm của tuần này là buổi điều trần đầu tiên trước Quốc hội của ông Powell.
Ông Powell sẽ giải trình báo cáo giữa năm của ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ và kinh tế vào ngày thứ Ba trước Ủy ban Tài chính của Hạ viện Hoa Kỳ.
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi báo cáo của ông Powell xem có bất kỳ chỉ dấu nào về việc ngân hàng trung ương muốn tăng lãi suất nhanh hơn để đối phó với lạm phát.
Chỉ số đồng đôla hiện tăng 0.1%, ở mức 89,964.
Tuần này là tuần có nhiều dữ liệu lớn của Mỹ về lòng tin của người tiêu dùng, phục hồi tăng trưởng trong quý 4, sản xuất, thu nhập và chi tiêu cá nhân.
Giới phân tích nói các nhà đầu tư thận trọng trong việc đưa ra quyết định trong tuần này vì các sự kiện chính trị ở châu Âu.
Người Ý đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc gia vào Chủ nhật, trong khi các đảng chính trị hàng đầu ở Đức sẽ quyết định về một thỏa thuận liên minh có thể bảo đảm cho bà Angela Merkel giữ chức vụ Thủ tướng vào ngày thứ Tư.
Số liệu lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu vào cuối tuần này tiếp tục gây căng thẳng đối với giao dịch đồng euro.
Phát biểu trước Quốc hội châu Âu hôm thứ Hai, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi đánh giá một cách lạc quan về nền kinh tế khu vực đồng euro. Tuy nhiên, ông nói lạm phát vẫn chưa cho thấy dấu hiệu thuyết phục của sự thay đổi tăng bền vững.
Vào cuối buổi giao dịch sáng thứ Hai, đồng euro có thay đổi chút ít so với đồng đôla ở mức 1,2292 đôla.
Đồng đôla cũng không đổi so với đồng yen ở mức 106,90 yên.
Tòa tối cao Mỹbác bỏ kháng cáo
về di dân của ông Trump
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hôm 26/2 đã bác bỏ một kháng cáo của Tổng thống Donald Trump, theo đó tòa án yêu cầu chính quyền của ông phải duy trì việc bảo vệ hàng trăm ngàn người nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ khi còn nhỏ, còn được gọi là Dreamers, theo hãng tin Reuters.
Các thẩm phán liên bang hôm 26/2, cũng như một thẩm phán trước đó vào hôm 9/1, đã từ chối bản kháng cáo của chính quyền Tổng thống Trump, mà theo đó ông muốn hủy bỏ chương trình bảo vệ những người nhập cư Dreamers được cựu tổng thống Barack Obama cho thực thi vào năm 2012.
Theo chính sách của chính quyền TT Trump, việc bảo vệ các Dreamer sẽ chấm dứt vào đầu tháng Ba này.
Trong một phán quyết ngắn gọn, các thẩm phán tòa tối cao không giải thích lý do, nhưng nói rằng kháng cáo của chính quyền Tổng thống “đã bị bác bỏ mà không có bất kỳ thành kiến nào.” Họ kỳ vọng rằng tòa phúc thẩm sẽ sớm ra quyết định về vụ này.”
Theo Chương trình Hoãn trục xuất đối với các di dân đến Mỹ khi còn nhỏ (DACA), có khoảng 700.000 thanh thiếu niên, chủ yếu là người gốc Mỹ Latin, không bị trục xuất và được cấp giấy phép làm việc trong hai năm, sau đó họ được nộp đơn lại. Tổng cộng có khoảng 1,8 triệu người đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình này, chiếm phần lớn trong số hơn 11 triệu người nhập cư đang sinh sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.
Tháng 9 năm ngoái, ông Trump đã ký lệnh hành pháp chấm dứt DACA, nhưng để cho Quốc hội có thời gian đến ngày 5/3 để xem xét vấn đề này.
https://www.voatiengviet.com/a/toa-toi-cao-my-bac-bo-khang-cao-ve-di-dan-cua-ong-trump/4271083.html
Thái Lan sẽ tổng tuyển cử trước tháng 2 năm 2019
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm thứ Ba 27/2 cho biết cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra “không muộn hơn” tháng 2 năm 2019.
Kể từ cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ dân sự năm 2014 mà, chính quyền quân sự Thái Lan đã nhiều lần hứa rồi lại hoãn cuộc tổng tuyển cử. Lần gần nhất chính phủ ấn định bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 11, nhưng hồi tháng trước, cơ quan lập pháp do quân đội bổ nhiệm đã thay đổi luật bầu cử, nên đành phải dời ngày bầu cử.
Thủ tướng Prayuth, người đang chịu áp lực ngày càng lớn cả ở trong và ngoài nước về việc đưa Thái Lan ở lại chính phủ dân sự, nói với các phóng viên ở thủ đô Bangkok hôm 27/2: “Bây giờ tôi sẽ trả lời một cách rõ ràng, một cuộc bầu cử sẽ diễn ra không muộn hơn tháng 2 năm 2019.”
Trong vài tuần gần đây, hàng trăm người đã kéo đến thủ đô Bangkok để hối thúc chính phủ quân sự không trì hoãn việc bầu cử. Đây là cuộc biểu tình phản đối chính phủ quân sự lớn nhất kể từ năm 2014.
Theo ông Phongthep Thepkanjana, cựu Phó Thủ tướng và là thành viên cao cấp của đảng Pheu Thai, phe đối lập đại diện cho gia đình ông Shinawatra, nói rằng việc trì hoãn cuộc bầu cử gần đây nhất đã đánh mất đi niềm tin của người dân.
Người dân Thái bị chia cắt giữa phe ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và em gái Yingluck, và tầng lớp thượng lưu ở thủ đô Bangkok.
Vào tháng Giêng, quốc hội Thái Lan đã gia hạn thêm 90 ngày để bắt đầu áp dụng luật bầu cử mới. Dự luật đưa ra các quy tắc cho các cuộc bầu cử ở Hạ viện và là một trong bốn bộ luật phải có hiệu lực trước khi tiến hành bầu cử.
Các nhà chỉ trích nói rằng ông Prayuth muốn trì hoãn cuộc bầu cử để đảm bảo rằng quân đội có quyền nắm giữ một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị ở Thái Lan.
Vào tháng 5/2014, ông Prayuth dẫn đầu cuộc đảo chính, sau nhiều tháng xảy ra các cuộc phản kháng trên đường phố nhằm lật đổ chính phủ của bà Yingluck. Cả ông Thaksin và bà Yingluck đều phải sống lưu vong sau khi chạy trốn án tù vì những các buộc tham nhũng.
https://www.voatiengviet.com/a/thai-lan-se-tong-tuyen-cu-truoc-thang-2na8am-2019/4272399.html
Ảrập Xêút tái cơ cấu quân đội
Ảrập Xêút đã thay một số sĩ quan quân đội hàng đầu trong một đợt thay đổi nhân sự, theo đó chú trọng tới thế hệ trẻ và phụ nữ, trong một động thái củng cố quyền lực của Thái tử Mohammed bin Salman.
Theo Reuters, trong thông báo tái cơ cấu hôm 26/2, tổng tham mưu trưởng quân đội, người đứng đầu không quân, bộ binh và một số quan chức cấp cao của Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng đã bị bãi nhiệm.
Bà Tamadur bint Youssef al-Ramah trở thành Thứ trưởng Bộ Lao động, một vị trí cấp cao hiếm hoi đối với phụ nữ tại vương quốc rất bảo thủ này.
Thái tử 32 tuổi, hiện còn làm bộ trưởng quốc phòng và được coi là người kế vị kế tiếp, cam kết cải tổ nhằm đưa Ảrập Xêút khỏi phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, tạo công ăn việc làm và cởi mở hơn lối sống ẩn dật của người dân nước này.
Theo Reuters, kể từ khi nổi lên ba năm trước, ông Mohammed bin Salman còn loại bỏ một số đối thủ có khả năng lên kế vị ngai vàng.
Các thay đổi nhân sự trên đã được Quốc vương Salman chuẩn thuận và được công bố trên truyền thông nhà nước.
Reuters đưa tin rằng không có lý do nào được đưa ra để giải thích cho động thái này.
https://www.voatiengviet.com/a/arap-xeut-tai-co-cau-quan-doi/4272394.html
Châu Âu lạnh bất thường
Lần đầu tiên trong 6 năm, thành phố Rome và những tượng đài nổi tiếng bị phủ tuyết sáng ngày 26/2 vì các đợt gió băng giá từ Siberia quét qua Châu Âu.
Tuyết chỉ dày khoảng vài centimét nhưng cũng đủ gây phiền toái.
Cơ quan bảo vệ dân sự Ý điều động quân đội tới khai quang các con phố bị tắc nghẽn vì tuyết và kêu gọi các tình nguyện viên giúp hành khách bị kẹt tại các trạm xe điện.
Chỉ một đường băng hoạt động tại phi trường chính của Rome, trong khi phi trường thứ nhì phải đóng cửa suốt đêm để công nhân dọn sạch đường băng cho những chuyến bay ngày 26/2.
Tại miền bắc và miền trung Ý, bão tuyết cũng gây gián đoạn các phương tiện chuyển vận công cộng. Giới hữu trách ra lệnh đóng cửa các trường công, nhiều trường tư cũng đóng cửa theo.
Trong khi đó, nhiệt độ tại thủ đô nước Nga tụt xuống dù sắp sửa bước sang mùa xuân.
Văn phòng Khí tượng Thủy văn cho hay tại Moscow, nhiệt độ đêm qua sụt xuống gần âm 20 độ C, mức lạnh nhất trong mùa đông này.
Dự báo nhiệt độ sẽ xuống thấp bất thường vào đầu tháng 3. Đầu tháng này, Moscow vừa hứng chịu một đợt tuyết kỷ lục.
https://www.voatiengviet.com/a/chau-au-lanh-bat-thuong-/4271633.html
Nga ra lệnh ‘ngừng bắn nhân đạo thường nhật’ tại Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/2 ra lệnh ‘ngừng bắn nhân đạo thường nhật’ trong các cuộc không kích của Moscow nhắm vào phe nổi dậy ở Syria. Khung thời gian 5 giờ đồng hồ này cho phép thường dân trốn chạy các vụ đụng độ gần Damascus.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu cho hay kể từ ngày 27/2, lệnh lệnh ‘ngừng bắn nhân đạo thường nhật’ sẽ có hiệu lực từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều mỗi ngày, với mục tiêu tránh thương vong nơi thường dân. Vẫn theo lời ông, hành lang nhân đạo được mở ra để thường dân có thể chạy lánh nạn khỏi thành phố và rằng các tờ rơi đang được phân phát với các thông tin cụ thể.
Lệnh của Tổng thống Putin được đưa ra 2 ngày sau khởi điểm 30 ngày ngưng bắn trên khắp Syria vốn được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhất loạt yêu cầu.
Giao tranh tiếp diễn ở đông Ghouta bên ngoài thủ đô Damascus, hơn 30 người thiệt mạng hôm 26/2 giữa lúc các chiến dịch không kích và dội bom tái diễn.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-ra-lenh-ngung-ban-nhan-dao-thuong-nhat-tai-syria-/4271620.html
Pháp: Lâu đài Fontainebleau thêm hấp dẫn nhờ Napoléon
Nhắc tới các lâu đài trên đất Pháp, du khách thường nghĩ đến ngay cung điện Versailles cực kỳ nổi tiếng, còn ở vùng sông Loire có Chenonceaux, Chambord, Chinon ….. Thế nhưng người ta lại ít nhắc tới Fontainebleau mặc dù lâu đài này chỉ cách Paris có 60km. Điều mà ít ai để ý tới chính là cái dấu ấn quan trọng do hoàng đế Napoléon để lại tại lâu đài này.
Xét về mặt lịch sử, Fontainebleau là một trong những lâu đài cổ kính, gắn liền với các dòng dõi vua chúa Pháp từ lâu đời, cho nên được xem là ‘‘dinh thự của hoàng gia’’ theo đúng nghĩa của từ. Vào năm 1268, tức cách đây 750 năm, Philippe le Bel là người lên ngôi vua đầu tiên sinh ra tại nơi này. Sau đó đã có 36 đời vua sinh sống tại chỗ từ François Đệ Nhất cho tới Henri IV hay là vua Louis XV. Trong vòng 8 thế kỷ, lâu đài Fontainebleau được truyền nối từ đời này qua đời nọ, cho dù trong một số giai đoạn lịch sử, cung điện này đã thiếu sự chăm sóc, bảo tồn.
Hình dáng của lâu đài Fontainebleau lưu lại cho tới tận ngày nay có lối kiến trúc Phục Hưng thời vua François Đệ Nhất (1494-1547), tiêu biểu qua các đài vọng lâu và cầu thang hình vành móng ngựa (kiệt tác của Jean Androuet du Cerceau được xây vào năm 1632). Lâu đài Fontainebleau đã lưu lại dấu ấn lịch sử của nhiều triều đại vua chúa, nhưng sâu đậm nhất vẫn là dấu ấn của hoàng đế Napoléon Đệ Nhất.
Trong thời kỳ Cách mạng Pháp kéo dài trong một thập niên (1789-1799), cung điện Fontainebleau có nhiều chỗ bị hư hỏng đập phá, đồ đạc bị đánh cắp, bàn ghế bị mang đi nơi khác. Vào năm 1804, hoàng đế Napoléon đã khôi phục vị thế của Fontainebleau, tân trang cung điện, trùng tu công viên, đồ đạc nguyên gốc rải rác ở nhiều nơi được đem về lại một chỗ nhờ giới sưu tầm. Quan trọng không kém, thư phòng cũng như phòng ngủ của Napoléon đã được trang trí theo phong cách Empire (Đế Chế).
Theo đề xướng của hai kiến trúc sư Charles Percier và Pierre Fontaine, lối trang trí nội thất này đã phát triển mạnh dưới thời Napoléon, rất dễ nhận ra nhờ các họa tiết gợi hứng từ thời cổ đại Hy La, cành cọ hay vòng nguyệt quế của ‘‘hoàng đế César’’, bàn ghế đồ đạc thường có đường nét vuông vức cân đối, đôi khi đồ sộ bề thế hầu khẳng định quyền thế, chỉ có các bức rèm nhung, gấm vóc lụa là mới đem lại nét đối trọng mềm mại .
Tại lâu đài Fontainebleau, ngoài việc tuân theo lối trang trí Empire, các gian phòng của hoàng đế được giữ nguyên y hệt như thời Napoléon Đệ Nhất còn sống. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều du khách nước ngoài đặc biệt quan tâm tới giai đoạn này, như thể đối với họ, Fontainebleau đi đôi với Napoléon tương tự như Versailles gắn liền với (Vua Mặt Trời) Louis XIV.
Theo ông Jean François Hebert, giám đốc lâu đài Fontainebleau, kể từ khi ban điều hành tập trung giới thiệu bộ sưu tập cổ vật thời Napoléon Đệ Nhất, số lượng khách thăm viếng đã gia tăng đều đặn. Hiện giờ, mỗi năm Fontainebleau thu hút nửa triệu lượt du khách, ban giám đốc hy vọng nhân lên gấp đôi từ 500.000 lên đến một triệu khách trong 5 năm tới (trong khi có từ 4 tới 5 triệu du khách thăm Versailles hàng năm).
Được xếp vào hàng Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1981, lâu đài Fontainebleau đã nhận được thêm trợ cấp của chính phủ Pháp, 10 triệu euro trong vòng 10 năm. Tuy nhiên mức vốn này vẫn chưa đủ cho kế hoạch trùng tu, Fontainebleau buộc phải huy động vốn tài trợ đến từ giới tư nhân và các công ty mạnh thường quân. Khá nhiều các cuộc triển lãm tại Fontainebleau đều xoay quanh thời kỳ Napoléon, vì một lần nữa hình ảnh của hoàng đế Pháp giúp cho lâu đài tạo thêm sức cuốn hút đối với du khách nước ngoài.
Chính tại lâu đài này, hoàng đế Napoléon Đệ Nhất vào năm 1814 đã tuyên bố thoái vị, bắt đàu cuộc sống lưu đày trên đảo Elba (Ý). Sự kiện này được mô tả lại qua bức tranh của Antoine Alphone Montfort, khi Napoléon bịn rịn xúc động ngỏ lời từ biệt đội vệ binh hoàng gia tụ tập ngoài sân, trước bậc thềm lâu đài. Vì thế cho nên một trong những dự án quan trọng nhất vẫn là kế hoạch trùng tu thềm thang vành móng ngựa, dự trù cho giai đoạn 2018-2019. Một thời điểm có nhiều ý nghĩa vì năm 2019 đánh dấu 250 năm ngày sinh của hoàng đế Napoléon.
http://vi.rfi.fr/van-hoa/20180227-lau-dai-fontainebleau-them-hap-dan-nho-napoleon
Đức : Thủ tướng Merkel sắp có chính phủ mới
sau 5 tháng khủng hoảng
Ngày 26/02/2018, đảng của thủ tướng Đức Angela Merkel đã thông qua với tỉ lệ áp đảo thỏa thuận liên minh với đảng Xã Hội-Dân Chủ. Kết quả này giúp thủ tướng Merkel tạm thở phào nhẽ nhõm trước cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 5 tháng, chưa từng có ở Đức.
Chính phủ Merkel tương lai giờ chỉ còn phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu của thành viên đảng Dân Chủ-Xã Hội (SPD) diễn ra ngày 04/03, trong khi các cơ sở của đảng này đang bị chia rẽ. Còn nội bộ đảng bảo thủ của thủ tướng Đức tỏ ra thận trọng trong những lời chỉ trích nhân kỳ đại hội.
Thông tín viên RFI Pascal Thibaut giải thích thêm từ Berlin :
« Những lời chỉ trích trọng nội bộ đảng Liên minh Dân Chủ-Thiên Chúa Giáo (CDU) ư ? Một thủ tướng đang bị mất tín nhiệm trong đảng ? Nhiều thành viên của đảng CDU cho rằng bà Angela Merkel đã hy sinh chương trình của đảng vì sự nghiệp chính trị của bà nhằm đạt được sự ủng hộ của đảng Xã Hội-Dân Chủ ?
Một lần nữa, đảng CDU lại chơi trò « Vụ án kỳ lạ của bác sĩ Jekyll và ông Hyde » với hội nghị bất thường cùng với tỉ lệ áp đảo gần như theo kiểu Bắc Triều Tiên. Hơn 97% đại biểu đã thông qua thỏa thuận liên minh ký với đảng SPD.
Để xoa dịu trước những lời chỉ trích, bà Merkel đã giới thiệu danh sách dàn bộ trưởng tương lai được trẻ hóa và có cả chính trị gia đối lập nổi tiếng nhất của bà. Tại hội nghị, bà chủ tịch đảng CDU đã nhấn mạnh đến các giá trị truyền thống của đảng này như an ninh, gia đình hoặc tài chính công đã được quản lý tốt.
Và tân tổng thư ký của đảng, bà Annegret Kramp-Karrenbauer, rất được lòng dân, có thể là người kế nghiệp bà Angela Merkel, đã được hoan hô nhiệt liệt. Bà Annegret Kramp-Karrenbauer phát biểu : « Nói người nào đó làm việc này hay việc kia không còn đủ nữa, mà phải xông pha giải quyết vấn đề. Và câu trả lời chỉ còn có thể là : Tôi có thể, tôi muốn và tôi sẽ làm. Chính vì vậy, tôi sẵn sàng phục vụ đảng ».
Một đảng đã tỏ ra sẵn sàng khi bầu bà Annegret Kramp-Karrenbauer làm tổng thư ký với 99% số phiếu. Một tỉ lệ chưa từng có kể từ khi chức tổng thư ký tồn tại ở đảng CDU ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180227-duc-thu-tuong-merkel-sap-co-chinh-phu-moi-sau-5-thang-khung-hoang
Tổng thống Pháp Macron sẽ thăm Hoa Kỳ trong tháng Tư
Hôm qua, 26/02/2018, điện Elysée xác nhận là tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến viếng thăm cấp Nhà nước ở Hoa Kỳ từ ngày 23 đến 25/04 tới. Thông cáo của phủ tổng thống Pháp nhấn mạnh, đây sẽ là chuyến viếng thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một lãnh đạo ngoại quốc ở Hoa Kỳ, kể từ khi ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ.
Vào tháng Giêng vừa qua, tổng thống Trump đã quyết định mời tổng thống Macron đến Nhà Trắng, sau khi ông được tiếp đón trọng thể tại Paris nhân Quốc Khánh Pháp 14/07 năm ngoái và được mời dự lễ diễu binh truyền thống của quân đội Pháp. Ông Trump đã quyết định tiếp đón tổng thống Pháp trong một chuyến viếng thăm cấp Nhà nước, tức là với những nghi thức tiếp đón cao nhất dành cho một lãnh đạo nước ngoài tại Mỹ, bao gồm cả một lễ đón tiếp long trọng tại Nhà Trắng.
Thông cáo của điện Elysée nhấn mạnh, lời mời của tổng thống Trump phản ánh “mối quan hệ lịch sử sâu sắc giữa hai nước vừa là bạn, vừa là đồng minh, và cũng phản ánh mối quan hệ vững chắc giữa hai vị tổng thống”.
Điện Elysée cho biết đang chuẩn bị chương trình cho chuyến viếng thăm cấp Nhà nước của tổng thống Macron, bao gồm một buổi họp tại Nhà Trắng, một cuộc họp báo chung, một buổi dạ tiệc cấp Nhà nước và nhiều nghi lễ khác.
Đã gặp nhau nhiều lần kể từ khi nhậm chức, tổng thống Macron và tổng thống Trump vẫn có quan hệ rất tốt, cho dù hai nhà lãnh đạo Pháp-Mỹ có nhiều bất đồng, đặc biệt là về hồ sơ khí hậu. Ông Macron đã chỉ trích việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, nhưng hy vọng là ông Trump sẽ đổi ý trong những tháng tới hoặc những năm tới.
Khi gặp lại nhau vào tháng 09/2017 tại Liên Hiệp Quốc, tổng thống Trump đã không ngớt lời ca ngợi vị tổng thống trẻ của Pháp, thua ông đến 31 tuổi.
http://vi.rfi.fr/phap/20180227-tong-thong-phap-macron-se-tham-hoa-ky-trong-thang-4
Trung Quốc cải tổ ngành ngoại giao nhằm đối phó với Mỹ
Hãng tin Reuters hôm nay, 27/02/2018, trích dẫn nhiều nguồn tin thông thạo, cho biết là Trung Quốc đang có kế hoạch cải tổ nhân sự cấp cao của ngành ngoại giao nhân kỳ họp thường niên của Quốc Hội Trung Quốc trong tháng 3 này. Trọng tâm của cuộc cải tổ là để đối phó với chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn có thái độ ngày càng nghi kỵ với Bắc Kinh.
Các nguồn tin nói trên, bao gồm cả các nhà ngoại giao ngoại quốc, cho hãng tin Reuters biết rằng ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), một nhân vật rất thân cận với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rất có thể sẽ được bổ nhiệm làm phó chủ tịch chuyên trách về quan hệ Bắc Kinh – Washington. Mọi chuyện liên quan đến vấn đề này, ông Vương Kỳ Sơn sẽ báo cáo trực tiếp cho ông Tập Cận Bình.
Là người đặc trách chiến dịch chống tham nhũng do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động, ông Vương Kỳ Sơn, năm nay 69 tuổi, lẽ ra đã đến tuổi phải về hưu đối với một lãnh đạo cao cấp. Nhưng ông Tập Cận Bình buộc phải giữ lại một chính trị gia kỳ cựu như vậy, nhất là vì bản thân ông Vương Kỳ Sơn đã có kinh nghiệm làm việc với Hoa Kỳ, do khi còn là phó thủ tướng, ông vẫn tham gia đàm phán kinh tế thường niên với phái đoàn Mỹ. Ngoài ra, ông Vương Kỳ Sơn nói tiếng Anh rất giỏi và cũng đã từng là đại sứ Trung Quốc tại Washington.
Cũng trong khuôn khổ kế hoạch sắp xếp lại nhân sự cấp cao của ngành ngoại giao Trung Quốc, đương kim ngoại trưởng Vương Nghị ( Wang Yi ) rất có thể sẽ thay thế ông Dương Khiết Trì ( Yang Jiechi ) trong chức vụ Ủy viên Quốc vụ đặc trách ngoại giao, tức là nhân vật nắm quyền cao nhất về ngoại giao ở Trung Quốc, cao hơn ngoại trưởng.
Theo một nhà ngoại giao phương Tây được hãng tin Reuters trích dẫn, ông Vương Nghị được tặng thưởng chức Ủy viên Quốc vụ vì trong những năm qua ông đã nỗ lực bảo vệ lập trường của Trung Quốc trên trong các hồ sơ nóng, như tranh chấp Biển Đông.
Theo các nguồn tin nói trên, thậm chí có thể là ông Vương Nghị sẽ vẫn giữ nguyên chiếc ghế ngoại trưởng. Đây là một điều hiếm thấy, nhưng không phải là không có tiền lệ ở Trung Quốc: Đương kim bộ trưởng Quốc Phòng Thường Vạn Toàn ( Chang Wanquan ) hiện cũng là một Ủy viên Quốc vụ.
Cũng có khả năng là ông Tống Đào ( Song Tao ), trưởng ban Đối ngoại Đảng Cộng Sản Trung Quốc, sẽ lên làm ngoại trưởng. Ông Tống Đào là một nhà ngoại giao từng làm việc ở Ấn Độ và Philippines, rất thông thạo tiếng Anh.
Tuy sẽ không còn làm Ủy viên Quốc vụ nhưng ông Dương Khiết Trì, vừa được vào Bộ Chính Trị tháng 10 năm ngoái, có thể được chuyển sang làm phó thủ tướng đặc trách ngoại giao hoặc làm phó chủ tịch Quốc Hội và như vậy là trong chức vụ mới này ông sẽ làm việc trực tiếp với Quốc Hội Mỹ.
Hiện giờ, các cơ quan có liên quan đến việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao của Trung Quốc chưa trả lời về các thông tin nói trên. Nhưng nếu đúng theo kế hoạch cải tổ như vậy, Trung Quốc sẽ có đến 3 nhà ngoại giao cao cấp với nhiệm vụ chính là đối phó với Hoa Kỳ, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng cho dù tổng thống Trump đã đi thăm Trung Quốc tháng 11 năm ngoái. Các căng thẳng chủ yếu là trong lĩnh vực thương mại, do ông Trump đòi phải có quan hệ cân bằng hơn với Trung Quốc, vì hiện nay, Hoa Kỳ vẫn bị thâm thủng rất nhiều trong trao đổi mậu dịch giữa hai nước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180227-trung-quoc-cai-to-nganh-ngoai-giao-nham-doi-pho-voi-my
Tướng Bắc Triều Tiên kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc
Hôm nay, 27/02/2018, tướng Kim Yong Chol, một quan chức cao cấp của Bắc Triều Tiên, đã kết thúc chuyến viếng thăm Hàn Quốc nhân lễ bế mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang kết thúc Chủ nhật vừa qua.
Là người đặc trách quan hệ quốc tế trong Đảng Lao Động Triều Tiên, tướng Kim Yong Chol sáng nay đã gặp lãnh đạo cơ quan tình báo Hàn Quốc Suh Hoon và bộ trưởng bộ Thống Nhất Cho Myoung Gyon. Theo thông cáo của bộ này, hai bên đã đồng ý sẽ tiếp tục các nỗ lực chung để cải thiện quan hệ song phương và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Khi tiếp viên tướng Bắc Triều Tiên hôm qua, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã kêu gọi Bình Nhưỡng nhanh chóng mở đối thoại với Washington. Tướng Kim Yong Chol đã tuyên bố là Bắc Triều Tiên sẵn sàng thảo luận với Hoa Kỳ. Theo một thông cáo của Seoul, phái đoàn của Bình Nhưỡng đã đồng ý là “đàm phán liên Triều và quan hệ giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ phải được cải thiện cùng một lúc”.
Nhưng Nhà Trắng hôm qua nhắc lại yêu cầu của chính quyền Mỹ là trước khi đối thoại, Bình Nhưỡng phải thi hành những biện pháp cụ thể theo hướng phi hạt nhân hóa. Hôm thứ Sáu tuần trước, tổng thống Donald Trump đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới nhằm buộc Bắc Triều Tiên chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Hôm qua, tổng thống Moon Jae In đã kêu gọi Washington lẫn Bình Nhưỡng phải hạ thấp những điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc đối thoại giữa hai bên.
Thế Vận Hội kỳ này là dịp để hai miền Triều Tiên xích lại gần nhau, với cao điểm là việc em gái của lãnh đạo Kim Jong Un, cô Kim Yo Jong, đến dự lễ khai mạc. Đây là lần đầu tiên một thành viên của gia đình lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng đặt chân lên miền Nam kể từ khi chấm dứt chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180227-tuong-bac-trieu-tien-ket-thuc-chuyen-tham-han-quoc