Tin khắp nơi – 26/09/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 26/09/2019

Mỹ thúc đẩy Đạo luật về dân chủ Hong Kong,

TQ tức giận

Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong năm 2019 được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua hôm 25/9, tạo tiền đề cho các cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội trong các tuần tới, theo SCMP.

Đạo luật này của Mỹ đưa ra nhằm hỗ trợ các quyền tự do dân chủ ở Hong Kong bằng cách gia tăng áp lực lên chính quyền Trung Quốc – điều mà Trung Quốc cho là “can thiệp vào nội bộ” của nước này.

“Việc được thông qua ở hai ủy ban là bước tiến lớn,” ông Jeff Sagnip, giám đốc chính sách cho ông Chris Smith, Nghị sĩ đảng Cộng hòa giới thiệu dự luật ra Hạ viện, nói.

Diễn đàn LHQ: Trump công kích trực diện chính phủ TQ

Biểu tình Hong Kong: Cờ Trung Quốc bị giẫm đạp

TQ tăng cường an ninh, kiểm duyệt trước lễ Quốc Khánh

Ông Smith nói thêm rằng, một cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện có thể sẽ diễn ra trong tháng Mười.

Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong đóng vai trò sửa đổi Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ – Hong Kong năm 1992, nhằm bảo đảm rằng, các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các liên hệ khác của Mỹ với Hong Kong không bị ảnh hưởng sau khi thành phố này được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997.

Nếu được thông qua, Đạo luật này sẽ yêu cầu Hoa Kỳ trừng phạt các quan chức Trung Quốc bị cho là chịu trách nhiệm cho việc “phá hoại các quyền tự do cơ bản ở Hong Kong”.

“Mỗi lần chúng tôi thúc đảy để thông qua dự luật này thì lại có phản đối từ các nhà ngoại giao, chuyên gia, các chủ tịch ủy ban và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hong Kong,” ông Chris Smith, Nghị sỹ đảng Cộng hòa ở New Jersey, nói.

“Tuy nhiên, lần này thì khác. Tình hình ở Hong Kong đã rất khác, và nhiều người ngày càng nhận thức được rằng, đã rất trễ để có một Hong Kong tự do và tự trị.”

“Quốc hội Mỹ đang gửi một tuyên bố của lưỡng đảng và hai viện, ủng hộ những người biểu tình dân chủ ở Hong Kong trong khi nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh cần thực hiện các cam kết với thế giới và nhân dân Hong Kong trong tuyên bố Trung – Anh,” ông Smith nói thêm.

Tuyên bố Trung-Anh, vốn được hai nước ký vào năm 1984, bảo đảm rằng Hong Kong sẽ được duy trì quyền tự trị cao trong 50 năm sau khi được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997.

Vài giờ trước khi hai ủy ban đối ngoại Mỹ bỏ phiếu tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng, hiệp định năm 1984 không nên được sử dụng như một cái cớ để can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong.

Hôm 26/9, trang Xinhua của Trung Quốc cho hay, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc Ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ thông qua “cái gọi là Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong năm 2019, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ ngừng can thiệp vào các vấn đề Hong Kong.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng nói rằng “Đạo luật này hoàn toàn nhầm lẫn giữa đúng và sai, bất chấp sự thật, ủng hộ trơ tráo những kẻ bạo lực cực đoan ở Hong Kong và can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.”

“Tốc độ mà các dự luật đã được các ủy ban thông qua cho thấy cam kết của các nhà lãnh đạo trong Quốc hội Mỹ đối với Hong Kong và sự hỗ trợ ngày càng tăng từ các thành viên Quốc hội Mỹ ở cả hai đảng,” ông Samuel Chu, giám đốc điều hành của Hội đồng Dân chủ Hong Kong có trụ sở tại Washington, cho biết trong một thông cáo.

“Chúng tôi hy vọng rằng Chủ tịch Hạ viện [Nancy] Pelosi và nhà lãnh đạo nhóm đa số tại Thượng viện [Mitch] McConnell sẽ giữ áp lực đối với chính phủ Trung Quốc và Hong Kong bằng cách nhanh chóng lên lịch bỏ phiếu cho Đạo luật này khi Quốc hội họp trở lại,” ông Chu nói thêm.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49835144

 

Diễn tập Mỹ – ASEAN ở Biển Đông nói lên điều gì?

Trong khuôn khổ “Thỏa thuận giữa các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN và Mỹ năm 2018” từ ngày 2 đến ngày 7/9 vừa qua, Mỹ và 10 nước thành viên của ASEAN đã tiến hành cuộc diễn tập hải quân chung đầu tiên với sự tham gia của tám tàu chiến, bốn máy bay và lực lượng gồm hơn một nghìn quân nhân. Cuộc diễn tập được tiến hành giữa lúc Trung Quốc liên tiếp có các hành động gây hấn với các nước láng giềng ven Biển Đông, đặc biệt là xâm lấn khu vực bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và đe dọa, uy hiếp các hoạt động hợp tác dầu khí lâu năm của Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc tìm cách “chặn họng” các nước, yêu cầu giải quyết nội bộ, không quốc tế hóa vấn đề.

Việt Nam đã cử một tàu tham gia cuộc diễn tập. Việc tham gia của Việt Nam là điều bình thường bởi lẽ Việt Nam là thành viên có vai trò quan trọng trong ASEAN. Điều đáng nói là trước đây Việt Nam tỏ ra thận trọng khi tham gia vào các cuộc diễn tập như thế này, song lần này Việt Nam tỏ ra tích cực chủ động hơn, tàu chiến của Việt Nam là 1 trong 8 chiếc tàu tham gia cuộc diễn tập và thể hiện khá chuyên nghiệp theo như đánh giá củaChuẩn đô đốc Murray Joe Tynch.

Một số nhà phân tích cho rằng chính Trung Quốc đã thôi thúc Việt Nam phải tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động đa phương ở Biển Đông, bao gồm cuộc diễn tập chung ASEAN – Mỹ lần đầu tiên này, bởi lẽ nếu Việt Nam một mình chống chọi với Trung Quốc thì sẽ bị những người cầm quyền ở Bắc Kinh “bóp nát”.

Các nhà phân tích còn cho rằng việc Trung Quốc cho nhóm tàu Hải Dương 08 liên tục xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính từ đầu tháng 7/2019 là nhằm “bào mòn ý chí và quyết tâm” của Việt Nam trong đấu tranh với Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc khó lòng mà thực hiện được mưu đồ này bởi ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Trung Quốc nhằm vào Việt Nam ở thời điểm này vì Trung Quốc cho rằng Việt Nam là “cứng đầu, cứng cổ” nhất trong số các nước ven Biển Đông. Nếu quy phục được Việt Nam thì các nước khác sẽ phải đi theo quỹ đạo của Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc muốn “dằn mặt” Việt Nam không được quốc tế hóa vấn đề Biển Đông tại các cuộc họp trong khuôn khổ ASEAN năm 2020 khi Việt Nam làm chủ tịch ASEAN. Tuy nhiên, việc làm của Trung Quốc có thể phản tác dụng; hành động gây hấn leo thang của Trung Quốc có thể đẩy Việt Nam xích lại gần Mỹ hơn. Việc Việt Nam chủ động cùng các nước ASEAN triển khai diễn tập ASEAN – Mỹ vừa qua cũng cho thấy điều này.

Trước việc hành động gây hấn của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam diễn ra liên tục từ đầu tháng 7/2019 đến nay và ngày càng leo thang (có lúc nhóm tàu Hải Dương 08 vào cách bờ biển của Việt Nam chỉ hơn 50 hải lý), Việt Nam phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ hợp tác đa phương ở Biển Đông và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế là lẽ đương nhiên.

Mặc dù, Hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc diễn tập, các chuyến cập cảng và giao tiếp với nhiều nước ở Đông Nam Á trong những năm qua, song Cuộc diễn tập chung ASEAN – Mỹ ở Biển Đông lần đầu tiên khá thành công này là một bước tiến mới trong hợp tác giữa Mỹ và các nước ASEAN, thể hiện xu hướng gia tăng hợp tác đa phương ở BiểnĐông. Những hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình ổn định, tự do an toàn hàng hải ở Biển Đông và là yếu tố quan trọng ngăn chặn những hành động gây hấn, bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trả lời báo giới liên quan đến diễn tập chung ASEAN – Mỹ lần đầu tiên ở Biển Đông, bà Andrea L. Thompson – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế nhấn mạnh, “Mỹ phối hợp với các đối tác và đồng minh nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải và quyền tự do

đi lại ở khu vực đó (Biển Đông). Mỹ phối hợp song phương cũng như đa phương nhằm quy trách nhiệm cho Trung Quốc”; khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với các đồng minh và đối tác để“bảo vệ lẽ phải cũng như quyền tự do hàng hải”.

Cuộc diễn tập chung ASEAN – Mỹ cho thấy rõ một điều rằng, chính những hành động xâm lấn, bắt nạt các nước nhỏ ven Biển Đông của Trung Quốc đã tạo cơ hội để Mỹ tăng cường hợp tác song phương với các nước ven Biển Đông nói riêng và hợp tác đa phương Mỹ – ASEAN ở Biển Đông nói chung.

Diễn tập chung ASEAN – Mỹ càng có ý nghĩa hơn với sự tham gia của cả 10 nước ASEAN với tư cách một khối thống nhất, bao gồm cả Lào là nước không có biển. Một điều rất đặc biệt là mặc dù quân đội Myanmar nằm trong diện trừng phạt của Mỹ nhưngMyanmar cũng cử tàu khu trục UMS Kyan Sittha tham gia đợt diễn tập này. Đây còn là một dấu ấn quan trọng bác bỏ yêu sách ngang ngược của Bắc Kinh trong đàm phán COC với các nước ASEAN khi họ đòi bất kỳ các cuộc tập trận quân sự giữa ASEAN với “các nước ngoài khu vực” đều phải có ý kiến của Bắc Kinh.

Trong khi Trung Quốc tìm mọi cách loại bỏ Mỹ và các nước ngoài khu vực ra khỏi Biển Đông và không muốn nhìn thấy các đợt diễn tập giữa ASEAN với “các quốc gia ngoài khu vực”, nhất là với Mỹ thì cuộc diễn tập chung ASEAN – Mỹ lần đầu tiên này là câu trả lời rõ ràng nhất với Bắc Kinh rằng ASEAN có tính độc lập không chịu sự khống chế hay sự lệ thuộc vào Bắc Kinh mà là một khối thống nhất mong muốn phát huy vai trò trung tâm trong việc duy trì hòa bình ổn định và tự do, an ninh an toàn hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế. Động thái mới này sẽ giúp cho ASEAN nâng cao vị thế của mình trong đàm phán COC thời gian tới.

Với sự khởi đầu thuận lợi, tin rằng diễn tập chung ASEAN – Mỹ ở Biển Đông sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong tương lai để duy trì một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông, đồng thời mở đường cho các diễn biến đa phương khác ở Biển Đông, chẳng hạn như ASEAN có thể tiến hành diễn tập chung với các đối tác khác như Ấn Độ, Úc, Nhật và các nước Châu Âu như Anh, Pháp…, thậm chí diễn tập chung giữa ASEAN với cả 4 nước trong “Bộ tứ” Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ trong khuôn khổ thúc đẩy chiến lược Ấn Độ dương – Thái Bình Dương tự do rộng mở.

Xem ra những hành động gây hấn ngày càng leo thang của Bắc Kinh ở Biển Đông đang tạo điều kiện cho nhóm “Bộ tứ” triển khai chiến lược Ấn Độ dương – Thái Bình dương tự do, rộng mở.

http://biendong.net/bien-dong/30570-dien-tap-my-asean-o-bien-dong-noi-len-dieu-gi.html

 

Tổng thống Trump cấm

các viên chức cao cấp của Iran đến Hoa Kỳ

Tin từ Liên Hiệp Quốc – Vào hôm thứ Tư (25/9), Tòa Bạch Ốc cho biết tổng thống Trump thực hiện các bước để cấm các viên chức cao cấp của Iran và gia đình trực tiếp của họ vào Hoa Kỳ.

Tuyên bố này lặp lại cáo buộc của Hoa Kỳ rằng Iran đang tài trợ cho khủng bố, tự ý bắt giữ công dân Hoa Kỳ, đe dọa các nước láng giềng và thực hiện các cuộc tấn công mạng.

Cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Iran bắt đầu từ năm ngoái, khi Trump rút khỏi thỏa thuận nguyên tử Iran năm 2015 với các cường quốc, và tái áp dụng các biện pháp trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Iran. Tổng thống Trump muốn rút khỏi thỏa thuận để tiếp tục kiềm chế chương trình nguyên tử, tạm dừng việc phát triển hỏa tiễn đạn đạo, và chấm dứt sự hỗ trợ của của Iran cho các lực lượng ủy nhiệm ở Trung Đông.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani vừa tuyên bố tại LHQ rằng Hoa Kỳ sẽ phải “trả giá nhiều hơn” nếu họ muốn có một thỏa thuận rộng hơn, đồng thời từ chối họp với tổng thống Hoa Kỳ vào thời điểm hiện tại. Cả hai vị lãnh đạo này đều ở New York để dự cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Tổng thống Donald Trump hiện theo đuổi chính sách “áp lực tối đa” đối với Iran để cố gắng buộc Tehran thay đổi chính sách của họ. Một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tiếp tục “gia tăng áp lực lên chế độ Iran cho đến khi họ từ bỏ việc vi phạm thỏa thuận”.(Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-cam-cac-vien-chuc-cao-cap-cua-iran-den-hoa-ky/

 

Tổng thống Trump cấm các viên chức Venezuela

đến Hoa Kỳ, tăng cường ủng hộ phe đối lập

Tin từ NEW YORK – Vào hôm thứ Tư (25/9), tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump củng cố sự ủng hộ của ông đối với chính trị gia đối lập Juan Guaido của Venezuela, ca ngợi các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh, tăng cường viện trợ, và cấm các thành viên của chính phủ Tổng thống Nicolas Maduro đến Hoa Kỳ.

Trong một cuộc họp bên lề đại hội thường niên Liên Hiệp Quốc, tổng thống Trump thông báo với các tổng thống Nam Mỹ đang công nhận ông Guaido rằng họ là một phần của một “liên minh lịch sử”. Trong hơn tám tháng, họ cố gắng lật đổ ông Maduro, người chịu trách nhiệm cho một cuộc sụp đổ kinh tế nghiêm trọng và bị buộc tội tham nhũng, vi phạm nhân quyền và gian lận cuộc bầu cử tổng thống năm 2018.

Hành động này bác bỏ những ý kiến cho rằng cam kết của Hoa Kỳ đối với Venezuela đang dần suy yếu. Nhưng hiện nay, vẫn chưa rõ phía Washington vẫn còn những phương án nào khác. Phái đoàn đối lập Venezuela đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để tìm kiếm một bước đột phá trong cuộc đấu tranh quyền lực kéo dài tám tháng với ông Maduro. Họ tập trung hơn vào việc yêu cầu Liên minh châu Âu xử phạt các viên chức của ông Maduro với tài sản được tích trữ ở các nước châu Âu.

Nhiều chính trị gia nghi ngờ sự thành công của các lệnh cấm vận của tổng thống Trump đối với những quốc gia như Venezuela, Bắc Hàn, Syria. Với sự hậu thuẫn của Nga, Trung Cộng, các chế độ độc tài này cho đến nay vẫn đứng vững. Khác với các vị tổng thống Cộng Hòa tiền nhiệm, tổng thống Trump vẫn né tránh các cuộc chiến tranh, mà chỉ can thiệp bằng cách cấm vận kinh t. Hàng loạt các chính sách ngoại giao của tổng thống Trump tại Syria, Bắc Hàn, Afghanistan, Venezuela cho đến ngay vẫn không nhất quán và không đạt kết quả nào rõ rệt. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-cam-cac-vien-chuc-venezuela-den-hoa-ky-tang-cuong-ung-ho-phe-doi-lap/

 

Bản ghi điện đàm cho thấy

 ông Trump hối thúc điều tra về Biden

Chính quyền Trump vừa công bố chi tiết về cuộc điện đàm vào tháng Bảy, vốn dẫn đến cuộc điều tra luận tội với tổng thống.

Hạ viện Mỹ chính thức mở cuộc điều tra luận tội ông Trump

Luận tội một tổng thống có dễ không?

Theo các bản ghi, rã băng từ cuộc điện đàm, ông Trump đã gây áp lực với Tổng thống Ukraine để ông này điều tra các cáo buộc tham nhũng liên quan đến con trai của ông Joe Biden, người có thể là sẽ là một đối thủ chính trị nặng ‎của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.

Thoạt đầu, một người đã cáo giác về cuộc điện đàm này.

Luận tội Trump: “Có hay không một thỏa thuận có qua có lại?”

Đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump tìm kiếm sự giúp đỡ của nước ngoài để bôi nhọ đối thủ chính trị của mình.

Theo hiến pháp Hoa Kỳ, một tổng thống có thể bị luận tội vì “phản quốc, hối lộ, hoặc các tội đại hình và tội tiểu hình” – một thủ tục có thể dẫn đến bãi nhiệm.

Hồi tháng Bảy, ông Trump đã tạm hoãn viện trợ quân sự cho Ukraine, nhưng ông nhấn mạnh rằng, hành động này không phải để gây áp lực lên chính phủ mới ở Kiev.

Trump: “Cách dựng lên cuộc gọi đó, đó sẽ là cuộc gọi từ địa ngục.”

Ông Trump nói gì trong cuộc điện đàm?

Trong cuộc điện đàm diễn ra hôm 25/7, vừa được Nhà trắng công bố, ông Trump đã thảo luận với người đồng cấp Ukraine mới được bầu, ông Volodymyr Zelensky, về quyết định hồi năm 2016 liên quan đến chuyện sa thải công tố viên Viktor Shokin.

Ông Trump, như những gì được trích dẫn trong bản ghi cuộc gọi này, nói: “Tôi nghe nói là các ông có một công tố viên rất giỏi nhưng ông ấy đã bị cho thôi việc và điều đó là không công bằng. Rất nhiều người đang bàn tán về chuyện này, về cách mà các ông loại bỏ một công tố viên rất giỏi của mình và rằng trong nội bộ các ông có những kẻ rất xấu.”

Ông nói tiếp: “Một điểm nữa là có rất nhiều điều tiếng về con trai của Biden, rằng Biden đã ngăn chặn vụ tố tụng [con trai của Biden] và rất nhiều người muốn tìm hiểu điều đó. Bởi vậy nếu ông có thể làm điều gì đó với Bộ trưởng Tư pháp của chúng tôi, điều đó sẽ thật tuyệt.

“Biden đã đi khắp nơi khoe khoang rằng, ông ấy đã chặn đứng vụ tố tụng nên nếu ông có thể xem xét… Chuyện đó nghe thật kinh khủng với tôi”.

Ông Zelensky trả lời rằng: “Chúng tôi sẽ lo chuyện đó và chúng tôi sẽ điều tra về vụ này.”

Ông Zelensky cũng nói rằng, ông từng ở tại tòa tháp Trump ở thành phố New York trong chuyến thăm Mỹ trước đó.

Trong cuộc gọi, Tổng thống Mỹ cũng đề nghị ông Zelensky làm việc với Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr, cũng như với luật sư cá nhân của ông Trump là Rudolph Giuliani, để xem xét vấn đề, theo bản rã băng.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm 25/7 cho biết rằng, ông Trump đã không nói chuyện với Bộ trưởng Tư pháp về vấn đề Ukraine điều tra ông Biden và ông Barr cũng đã không liên lạc với phía Ukraine.

Ông Joe Biden bị chỉ trích chuyện gì?

Ông Trump và các đồng minh phe bảo thủ của ông đã tập trung công kích việc ông Biden, với tư cách Phó Tổng thống Mỹ hồi năm 2016, đã vận động Ukraine để sa thải ông Shokin.

“Ông ấy đã vi phạm nhiều điều khoản của Hiến pháp” – các công dân Mỹ phản ứng trước vụ luận tội Trump

Văn phòng của ông Shokin đã mở một cuộc điều tra về Burisma, một công ty khí tự nhiên mà con trai của ông Biden, ông Hunter Biden, là thành viên hội đồng quản trị.

Các quan chức phương Tây khác cũng kêu gọi sa thải ông Shokin vì cho rằng ông này không kiên quyết trong chống tham nhũng.

Hồi năm ngoái, ông Biden từng phát biểu trong một sự kiện về chính sách đối ngoại, liên quan đến việc ông dọa sẽ rút lại khoản viện trợ một tỷ đô la cho Ukraine, trừ khi ông Shokin bị cách chức.

Cho đến nay, chưa bằng chứng nào được đưa ra liên quan đến những cáo buộc về hành động sai trái của cha con ông Biden.

Diễn tiến vụ việc

18 tháng 7 – Tổng thống Trump ra lệnh tạm hoãn khoản viện trợ quân sự 400 triệu đô la cho Ukraine, theo tường thuật của truyền thông Hoa Kỳ

25 tháng 7 – Tổng thống Trump nói chuyện với nhà lãnh đạo Ukraine trong cuộc điện thoại kéo dài 30 phút

Ngày 9 tháng 9 – Quốc hội nhận được khiếu nại của người tố giác về cuộc gọi trên, nhưng bị chính quyền Trump chặn không cho xem

11 tháng 9 – Viện trợ quân sự cho Ukraine được cấp lại

23 tháng 9 – Ông Trump xác nhận ông từ chối viện trợ Ukraine, nói rằng đó là do lo ngại về “tham nhũng”

24 tháng 9 – Ông Trump nói rằng viện trợ đã bị giữ lại để các nước khác sẽ trả nhiều tiền hơn

Bối cảnh cuộc điện đàm

Ông Trump đã hứa rằng, “bản ghi hoàn chỉnh, được giải mật đầy đủ và chưa được công bố” của cuộc gọi ngày 25/7 sẽ được công bố.

Tuy nhiên, các chi tiết được Nhà Trắng tiết lộ vào sáng 25/9 là những bản ghi cuộc điện đàm được các quan chức Mỹ nghe lại.

Cuộc gọi tháng Bảy xảy ra vài ngày sau khi ông Trump chỉ đạo chính phủ Mỹ giữ lại khoảng 391 triệu đô la viện trợ quân sự cho Ukraine.

Trong bản ghi tóm tắt cuộc gọi, ông Trump không đưa ra một yêu cầu “có qua có lại” nào rõ ràng, về viện trợ quân sự của Mỹ với việc Ukraine điều tra về ông Biden.

Nhưng ông Trump nhấn mạnh tầm quan trọng của hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ, trước khi thúc ép ông Zelensky hành động đối với ứng cử viên Dân chủ.

“Tôi sẽ nói rằng, chúng tôi làm rất nhiều cho Ukraine,” ông Trump nói trong cuộc điện đàm.

Tham chiếu đến ‘CrowdStrike’

Một trong những đoạn khó hiểu nhất trong cuộc điện đàm là đoạn ông Trump đề cập đến một “máy chủ” và CrowdStrike – một công ty an ninh mạng.

Cụ thể là ông yêu cầu ông Zelensky “giúp chúng tôi” và nói thêm rằng: “Tôi muốn ông tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với toàn bộ tình huống này với Ukraine, họ nói CrowdStrike … Tôi đoán ông có một trong những người bạn giàu có… Máy chủ, họ nói Ukraine có nó.”

CrowdStrike là công ty an ninh mạng được Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC) thuê để điều tra vụ tấn công vào máy chủ email của đảng này hồi năm 2016.

Vụ tấn công đó dẫn đến việc rò rỉ nhiều email, vốn gây khó cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton khi đó.

CrowdStrike đã xác định hai nhóm nghi ngờ có liên hệ với Nga là thủ phạm của vụ tấn công.

Ông Trump trước đây từng đặt câu hỏi, tại sao DNC không yêu cầu FBI điều tra, thay vì CrowdStrike.

Tổng thống Mỹ nói với hãng tin Associated Press vào tháng 4/2017 rằng, ông đã “nghe nói” CrowdStrike “thuộc sở hữu của một người Ukraine giàu có”.

Trong cuộc gọi điện thoại với ông Zelensky, ông Trump dường như đề cập đến việc máy chủ DNC được lưu trữ đâu đó tại Ukraine.

Phản ứng của ông Trump

Sáng 25/9, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, ông Trump gọi vụ điều tra luận tội này là “cuộc săn phù thủy vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”.

“Cách dựng lên cuộc gọi đó, đó sẽ là cuộc gọi từ địa ngục,” ông Trump nói.

“Hóa ra là một cuộc gọi không có gì cả.”

Trao đổi với ông Trump tại sự kiện trên, ông Zelensky nói với các phóng viên rằng: “Quý vị nghe rằng, chúng tôi có, tôi nghĩ, một cuộc gọi điện đàm tốt đẹp.

“Đó là bình thường. Chúng tôi nói về rất nhiều thứ, vì vậy tôi nghĩ, quý vị đọc nó, [và thấy] rằng không ai thúc ép gì tôi cả.”

“Nói cách khác, không có sức ép”, ông Trump xen vào.

Nhưng Adam Schiff, đảng Dân chủ California, Chủ tịch Ủy ban Dân chủ của Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ, nói với các phóng viên rằng, cuộc gọi điện thoại cho thấy “một cuộc tống tiền kinh điển, theo kiểu như mafia, với một nhà lãnh đạo nước ngoài”.

Điều gì đang xảy ra với cuộc điều tra luận tội?

Đảng Dân chủ đã chính thức mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump về hành động của ông này.

Một cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện để luận tội tổng thống có thể kích hoạt một phiên xét xử tại Thượng viện về việc có nên bãi nhiệm ông Trump hay không.

Nhà lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng, ông Trump “vi phạm pháp luật” và gọi hành động của ông là “vi phạm trách nhiệm lập hiến của mình”.

Bà nhấn mạnh: “Không ai có thể đứng trên luật pháp.”

Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói ‘muốn thấy ông Trump vào tù’

Số người Mỹ đòi luận tội ông Trump tăng

Liệu ông Trump có bị luận tội?

Tranh cãi nảy sinh thế nào?

Tranh cãi về luận tội được châm ngòi từ tháng Tám năm nay, bởi một nhân vật trong ngành tình báo. Người này đã đệ đơn khiếu nại về cuộc điện thoại của Tổng thống Trump với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.

Luật liên bang yêu cầu những khiếu nại như vậy phải công khai trước Quốc hội, nhưng chính quyền Trump cho đến nay vẫn từ chối làm vậy.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nói rằng, người tố giác đã nghe thông tin từ “các quan chức Nhà Trắng” và không được nghe trực tiếp cuộc gọi.

Người phát ngôn của bộ này, Kerri Kupec, cho biết hôm 25/9 rằng, họ đã xem xét một bản ghi của cuộc điện đàm và xác định “không có vi phạm về tài trợ tranh cử và không cần phải thực hiện thêm hành động nào nữa”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49835374

 

Hạ Viện công bố bản tố giác tống thống Trump

mời nước ngoài can thiệp nội bộ Hoa Kỳ

Tin từ Washington DC. – Hạ viện Hoa Kỳ vừa công bố bản khiếu nại bí mật tố giác Tổng thống Donald Trump đã lạm dụng quyền lực, mời gọi sự can thiệp từ nước ngoài trong cuộc bầu cử vào năm tới của Hoa Kỳ. Sau đó, tòa Bạch Ốc đã cố gắng giữ kín các thông tin này.

Tài liệu dài 9 trang được phát hành hôm Thứ Năm 26/09 trước buổi điều trần của quyền giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Joseph Maguire tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Bản khiếu nại tố giác một phần liên quan đến cuộc điện đàm vào tháng Bảy giữa Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensk. Trong buổi điện đàm đó, tổng thống Trump đã thúc đẩy Zelenskiy điều tra đối thủ chính trị Dân chủ Joe Biden.

Người tố giác nặc danh nói rằng mặc dù không có mặt trong cuộc gọi, nhiều viên chức của Tòa Bạch Ốc cùng chia sẻ các chi tiết giống nhau của buổi điện đàm.  Các viên chức này nói với người tố giác rằng, đây không phải là lần đầu tiên trong chính quyền tổng thống Trump đưa các văn bản này vào trong hệ thống an ninh mã hóa, chỉ để nhằm mục đích bảo vệ sự nhạy cảm về mặt chính trị, chứ không phải để bảo vệ thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Người tố giác bí mật đã gửi đơn khiếu nại tới ông Michael Atkinson, tổng thanh tra tình báo của chính phủ Hoa Kỳ, vào tháng 8. Nhưng quyền giám đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia, ông Maguire sau đó đã chặn việc đưa đơn khiếu nại lên Quốc hội, trích dẫn các vấn đề về đặc quyền của tổng thống, và nói rằng khiếu nại không đưa ra những vấn đề khẩn cấp. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/ha-vien-cong-bo-ban-to-giac-tong-thong-trump-moi-nuoc-ngoai-can-thiep-noi-bo-hoa-ky/

 

Tổng thống Trump đã yêu cầu

tổng thống Ukraine giúp điều tra gia đình Biden

Tin Washington DC – Vào Thứ Tư, 25 tháng 9, Bộ Tư Pháp đã công bố bản ghi chép cuộc điện đàm giữa Tổng Thống Donald Trump và Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy diễn ra ngày 25 tháng 7.

Theo đó, ông Trump đã nói với ông Zelenskiy rằng có rất nhiều người muốn biết về các hoạt động của gia đình cựu Phó Tổng Thống Joe Biden tại Ukraine, và yêu cầu ông Zelenskiy liên lạc với luật sư của ông Trump là ông Rudy Giuliani, và Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr.

Cuộc trò chuyện này đã khiến một nhân viên tố cáo rằng Tổng Thống Trump có thể đã phạm pháp khi yêu cầu nước ngoài hỗ trợ đối phó một đối thủ chính trị.

Tuy nhiên, Bộ Tư Pháp kết luận rằng dựa trên các bằng chứng hiện có, các công tố viên không thể coi đây là một vụ vi phạm luật tài chính tranh cử. Theo quy định, để bị coi là phạm luật, chủ đề thảo luận phải có giá trị định lượng được theo một cách nào đó, và các viên chức Bộ Tư Pháp không tìm thấy điều này trong cuộc điện đàm.

Tuy vậy, nội dung cuộc điện đàm cũng vẫn chứng thực câu chuyện đang khiến Hạ Viện đòi luận tội Tổng Thống Trump: tổng thống Hoa Kỳ đã yêu cầu tổng thống Ukraine giúp tìm lợi thế chính trị để chống lại đối thủ tiềm năng trong cuộc bầu cử 2020.

Hiện không ai biết danh tính người nhân viên tố cáo tổng thống, nhưng Tòa Bạch Ốc từng nói rằng việc tố cáo này mang tính đảng phái. Một viên chức Bộ Tư Pháp vào thứ Tư cũng xác nhận tổng thanh tra của cộng đồng tình báo đã phát hiện một số dấu hiệu cho thấy người tố cáo thiên vị chính trị, nghiêng về một đối thủ của tổng thống. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-da-yeu-cau-tong-thong-ukraine-giup-dieu-tra-gia-dinh-biden/

 

Donald Trump, nếu bị luận tội thì diễn tiến sẽ ra sao?

Đảng Dân chủ vừa quyết định mở cuộc điều tra để xem Tổng thống Donald Trump có nên bị luận tội do liên hệ của ông với Ukraine về cựu phó tổng thống Joe Biden.

Trong suốt cuộc điều tra kéo dài nhiều năm về sự dính líu của Nga vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016, nhiều người đã kêu gọi luận tội ông Trump, nhưng lần này, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã đi xa hơn, và thành lập một ủy ban để xem xét vấn đề này.

Hạ viện Mỹ chính thức mở cuộc điều tra luận tội ông Trump

Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói ‘muốn thấy ông Trump vào tù’

Số người Mỹ đòi luận tội ông Trump tăng

Giới học giả pháp lý cho rằng, các vị tổng thống không thể bị truy tố khi còn tại chức, vì vậy cách duy nhất để bãi nhiệm họ là luận tội.

Nhưng việc luận tội một tổng thống phải qua những tiến trình nào? Và chính xác ai đã bị luận tội trong quá khứ? Câu trả lời có thế làm bạn ngạc nhiên…

Luận tội là gì?

Trong bối cảnh này, “luận tội” có nghĩa là buộc tội tổng thống trước Quốc hội, điều này sẽ tạo cơ sở cho một phiên tòa.

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định là một tổng thống “sẽ bị bãi nhiệm khi bị luận tội và kết án các tội phản quốc, hối lộ, hoặc các trọng tội hay tội nhẹ khác”.

Tiến trình luận tội khởi đầu tại Hạ viện. Bất cứ thành viên nào của viện cũng có thể đưa ra đề nghị luận tội nếu họ nghi ngờ là tổng thống phạm tội phản quốc, hối lộ, hoặc các trọng tội hay tội nhẹ khác.Hạ viện sẽ xét những cáo buộc được đưa ra. Sau đó sẽ có cuộc bỏ phiếu. Nếu đa số đơn giản (51%) ủng hộ việc luận tội, tiến trình luận tội sẽ được đưa lên Thượng viện.

Một phiên tòa luận tội sẽ diễn ra tại Thượng viện.

Thượng viện đòi hỏi phải có 2/3 số phiếu ủng hộ thì tổng thống mới bị bãi nhiệm. Và cột mốc này chưa bao giờ đạt được trong lịch sử nước Mỹ.

Ai đã thực sự bị luận tội?

Mặc dù nhiều tổng thống phải trải qua tiến trình này, nhưng chỉ có hai tổng thống thực sự đã bị luận tội.

Gần đây nhất, Bill Clinton – tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ – bị luận tội với lý do khai man trước một bồi thẩm đoàn và cản trở công lý, sau khi ông nói dối về bản chất mối quan hệ của mình với Monica Lewinsky, và sau đó bị cáo buộc là đã yêu cầu Lewinsky nói dối về quan hệ đó.

Hạ viện bỏ phiếu 228 thuận 206 phiếu chống ủng hộ luận tội Tổng thống Clinton cho cáo buộc thứ nhất, và 221 phiếu thuận 212 phiếu chống cho cáo buộc thứ hai.

Cần lưu ý rằng, tại thời điểm tháng 12 năm 1998, tỷ lệ tán thành của ông Clinton với tư cách tổng thống là 72%.

Tuy nhiên, khi phiên tòa đến Thượng viện năm 1999, nó đã thất bại trong việc đạt được số phiếu hai phần ba cần thiết để bãi nhiệm tổng thống.

Một bài phân tích BBC đưa ra vào thời điểm đó ghi nhận “trong sự háo hức muốn hạ bệ tổng thống, họ không bao giờ dừng lại để nghĩ xem liệu những cáo buộc đó có thể được chứng minh vượt quá sự nghi ngờ hợp lý hay không”.

Vị tổng thống thứ hai bị luận tội là ai? (Không phải Richard Nixon).

Trên thực tế, vị tổng thống thứ hai bị luận tội là Andrew Johnson, người đã phục vụ bốn năm kể từ năm 1865. Ông là tổng thống thứ 17 của Mỹ.

Ông bị Hạ viện bỏ phiếu luận tội năm 1868. Cuộc bỏ phiếu diễn ra chỉ 11 ngày sau khi ông sa thải Edwin Stanton, Bộ trưởng Quốc phòng – một người không đồng ý với chính sách của ông.

Sự tương đồng giữa việc ông Edwin Stanton bị sa thải và việc giám đốc FBI James Comey – một người không đồng ý với ông Trump bị sa thải – đã được báo chí Mỹ lưu ý.

Tuy nhiên, không giống như ông Clinton, tổng thống Andrew Johnson thoát bãi nhiệm trong gang tấc: con số 2/3 phiếu thuận thiếu một phiếu duy nhất, nhờ một số đảng viên Cộng hòa.

Sau đó, thượng nghị sĩ tiểu bang Iowa James Grimes giải thích: “Tôi không thể đồng ý với việc phá hủy chuyển động hài hòa của Hiến pháp với mục đích loại bỏ một tổng thống không thể chấp nhận được”.

Ông Trump có thể bị luận tội không?

Phân tích của Anthony Zurcher, BBC News, Washington

Trong nhiều tháng nay, các nhà lãnh đạo Dân chủ tại Hạ viện đã chơi một trò chơi ngữ nghĩa. Họ muốn cả giới ủng hộ và phản đối một cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump cùng nghĩ rằng họ đang được những gì mình muốn.

Chiến lược này cho thấy quan ngại của Nancy Pelosi và một số người khác rằng việc chọn con đường luận tội sẽ khiến các thành viên đảng Dân chủ ôn hòa có nguy cơ phải đối mặt với cuộc chiến tái tranh cử khó khăn năm 2020.

Tính toán đó dường như đã thay đổi, sau những hồi trống dồn dập của tiết lộ mới về liên hệ của ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Bây giờ ngay cả các chính trị gia trước đó đang lưỡng lự cũng lên tiếng ủng hộ thủ tục luận tội.

Con đập đã vỡ. Thần đèn đã thoát ra ngoài. Bạn chọn ẩn dụ nào cũng được. Thực tế đơn giản là bà Pelosi – một thẩm phán sắc sảo về tâm trạng chính trị trong tập thể của mình – đã chuyển quyết định từ chống lại việc luận tội sang – ít nhất là – cởi mở với việc này.

Con đường phía trước không biết sẽ ra sao.

Chính quyền Trump có thể không hỗ trợ và chỉ cung cấp cho Quốc hội một số thông tin mà họ yêu cầu. Các cuộc trưng cầu dân ý có thể cho thấy diễn biến chính trị mới nhất đang gây thiệt hại cho bên này hay bên kia, khiến những quyết tâm chính trị sụp đổ. Hoặc, cả hai bên có thể đào sâu vào một trận chiến dài, mệt mỏi có thể kéo vào những ngày đen tối nhất của mùa Đông.

Giả sử bị luận tội, liệu Trump có bị cách chức?

Đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện, do đó, ông Trump sẽ không bị cách chức trừ khi các thành viên của chính đảng ông phản ông.

Đại đa số những người Cộng hòa vẫn trung thành với Trump.

Tất nhiên, có những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý, như Thượng nghị sĩ Mitt Romney, người có tiếng nói đơn độc trong số các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa kêu gọi sự minh bạch của Nhà Trắng liên quan đến các liên hệ của ông Trump với Ukraine.

Nhưng có vẻ như ông Trump sẽ ở lại Nhà Trắng, nhờ sự hậu thuẫn mạnh mẽ trong đảng Cộng hòa.

Trong vòng công chúng rộng hơn, tổng thống vẫn không được ưa chuộng lắm nhưng tỷ số mong muốn luận tội là thấp.

Một cuộc thăm dò của Đại học Monmouth được thực hiện trong tháng này – trước khi câu chuyện Ukraine xảy ra – cho thấy, 35% người Mỹ cảm thấy ông Trump nên bị luận tội.

Cuối cùng – tổng thống Nixon đã làm gì để tránh bị luận tội?

Ông đã làm những gì mà mọi người hiểu biết làm khi họ biết ‘thủy triều’ đã chống lại họ. Ông từ chức.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49821540

 

Trump nên ‘lắng nghe các nhà khoa học’

 về biến đổi khí hậu

Tổng thống Mỹ Donald Trump nên đáp ứng thông điệp của giới trẻ về biến đổi khí hậu là ‘lắng nghe lời khuyên của các nhà khoa học’ để có những thay đổi trong chính sách nhằm đưa nước Mỹ trở lại mục tiêu chung của thế giới là cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, một số người Mỹ gốc Việt chia sẻ cảm nhận nhân phong trào xuống đường của giới trẻ toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Tổng thống Trump hôm 24/9 đã có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhưng trong đó ông không đề cập gì đến mục tiêu cắt giảm khí thải mặc dù kỳ họp Liên Hiệp Quốc năm nay tập trung vào chủ đề đối phó với biến đổi khí hậu.

Cũng tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, nhà hoạt động môi trường 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg đã có bài phát biểu nảy lửa mà trong đó cô gay gắt chỉ trích các nhà lãnh đạo quốc tế là ‘đánh cắp tuổi thơ và ước mơ của thế hệ trẻ bằng những ngôn từ rỗng tuếch’.

Trước đó vài ngày, giới trẻ khắp thế giới, trong đó có ở Mỹ, dưới sự dẫn đầu của Greta Thunberg đã có cuộc biểu dương rầm rộ ở nhiều thành phố lớn cuối tuần trước để kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới phải có hành động khẩn cấp về khí hậu để đảm bảo tương lai của thế hệ trẻ.

Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) thì để khí hậu Trái đất không tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ trước khi phát triển công nghiệp, thì con người cần phải giảm 45% lượng phát thải carbon trước năm 2030 và đến năm 2050 lượng phát thải này phải về mức 0.

Tổng thống Trump sau khi lên nắm quyền đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ký kết, qua đó rút ra khỏi các cam kết về cắt giảm khí carbon mà ông Trump cho rằng khiến Mỹ trả giá quá lớn về kinh tế.

Hành động này đã khiến Mỹ trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới không tham gia vào Hiệp định Paris. Bản thân ông Trump, vốn chủ trương mở rộng khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, gọi biến đổi khí hậu là ‘trò lường gạt’.

‘Khí hậu rất thất thường’

Trao đổi với VOA, cô Phan Thùy Lan ở Hạt Fairfax, tiểu bang Virginia, nói cô tin biến đổi khí hậu là có thật.

“Có người cho rằng từ xưa đến giờ Trái đất đã có những lần biến đổi khí hậu như vậy. Nhưng trong thời gian gần đây thì Trái đất biến đổi nhanh hơn bình thường,” cô giải thích. “Đó là do hoạt động sản xuất, đô thị hóa của con người nên biến đổi khí hậu nhanh hơn bình thường.”

Cô nói rằng bản thân cô đã chứng kiến khí hậu biến đổi thất thường trong thời gian gần đây.

“Thời tiết mấy năm gần đây rất bất thường, nóng bất thường, lạnh bất thường. Mùa hè năm nay rất nóng. Bão lụt rất nhiều,” cô nói.

“Nếu năm 2019 đã như vậy thì khoảng vài chục năm sau nữa thì mình sẽ nhìn thấy những hậu quả của biến đổi khí hậu.”

Cô Lan nói cô đồng ý với thông điệp của Greta Thunberg tại Liên Hiệp Quốc và nói rằng nhiều quốc gia ‘quan tâm đến đồng tiền nhiều hơn là coi trọng thiên nhiên’.

“Kinh tế là lợi ích trước mắt trong khi hậu quả môi trường là lâu dài,” cô phân tích. “Nếu một đất nước không coi trọng môi trường thì hậu quả sẽ làm cho con người sống trong xã hội dễ bị bệnh hơn, thở bầu không khí ít trong lành hơn.”

“Điều đó tai hại hơn nhiều những đồng tiền mình có ngày hôm nay,” cô nói.

Tuy nhiên, cô Lan thừa nhận cái giá về kinh tế ‘là rất lớn’ nếu thực hiện các mục tiêu về môi trường, và cô cho rằng ‘hậu quả về môi trường lớn hơn’ nên ‘cái giá phải trả cao hơn’.

“Nếu xảy ra giông bão, sập trường học thì cũng phải trả giá vậy,” cô lập luận.

‘Đừng tiêu thụ quá nhiều’

Về chính sách môi trường của chính quyền Trump, cô Lan nói rằng chính quyền ‘có những nhu cầu khác hơn ngoài vấn đề môi trường’ và rằng cô hy vọng chính quyền sẽ để ý đến những bằng chứng, những hậu quả để quan tâm đến môi trường nhiều hơn.

Cô đề xuất chính quyền nên chi tiền cho các khoa học gia để nghiên cứu các giải pháp giảm phát thải carbon.

Về hành động cá nhân, cô kêu gọi mọi người ‘đừng tiêu thụ quá nhiều những gì mình không cần’.

“Nếu có thể thì nên dùng xe chạy bằng năng lượng tái sinh hay sử dụng năng lượng mặt trời trong sinh hoạt. Nên giảm bớt đi xe, chuyển sang đi chung xe hay đi quá giang xe người khác,” cô nói.

Theo lời cô thì việc chuyển sang năng lượng mặt trời không tốn kém vì ở nơi cô ở thuộc bang Virginia những hộ gia đình nào chuyển sang lắp tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được chính quyền tài trợ một phần và về lâu dài họ tiết kiệm được chi phí trả tiền điện.

“Chính phủ nên giúp người dân trang trải một phần chi phí chuyển đổi sang xe điện,” cô nói và cho biết bang California ‘giảm thuế cho những ai đổi từ xe chạy xăng sang xe chạy điện’.

Cô đồng ý với việc giảm ăn thịt để giảm phát thải carbon (chăn nuôi là một trong những ngành công nghiệp thải khí CO2 và methane nhiều nhất) và cho rằng điều này ‘vừa tốt cho môi trường vừa tốt cho sức khỏe’.

Mục tiêu tăng nhiệt độ không quá 1,5 độ C là ‘có thể đạt được’ nếu ‘tất cả những nước trên thế giới đều chung sức chung lòng’, cô nói.

‘Không nên ích kỷ’

Cũng cùng ý kiến với cô Lan, ông Nguyễn Lê Chí Thiện Thành, một chủ hãng vận tải hành khách ở Quận Cam, tiểu bang California, nói ông hoàn toàn ủng hộ hành động của nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg.

“Tôi nghĩ một đứa nhỏ 16 tuổi còn biết được ảnh hưởng của tình trạng nóng lên toàn cầu mà tại sao người lớn chúng ta không ý thức được. Nếu vậy thì chúng ta thua những đứa nhỏ,” ông nói.

“Lời quở trách của Greta Thunberg (trước Liên Hiệp Quốc) là cái tát vào các lãnh đạo thế giới chỉ lo cho cái ghế của họ mà không nghĩ đến tương lai,” ông nói thêm.

Ông Thành nói rằng ông không đồng ý với chính sách môi trường của Tổng thống Trump vì ‘đi ngược lại xu thế của thế giới.

Ông cho rằng chính quyền Trump ‘nên lắng nghe những nhà khoa học về biến đổi khí hậu’ để làm giảm carbon phát thải vào khí quyển.

“Tôi ủng hộ các nhà khoa học chứ không ủng hộ làm sao giảm tiền này tiền kia.”

Khi được hỏi về thiệt hại kinh tế nếu đi theo các chính sách khắt khe về môi trường, ông Thành lập luận: “Nếu anh giàu có nhưng bị ung thư thì có xài hết đống tiền đó không?”

Ông Thành, vốn là một di dân đến từ tình Cà Mau của Việt Nam, nói ông rút kinh nghiệm từ việc ở Việt Nam ‘rất nhiều người thờ ơ không nghĩ đến việc lâu dài thành ra đất nước mới đến ngày hôm nay’.

“Hồi nhỏ ở Việt Nam tôi đi xe chạy dầu, khói đen thoát ra mà mình ngồi ở trên xe còn thấy khó chịu,” ông kể. “Mình hiểu được nếu ai cũng vậy (cũng vì tiết kiệm mà chạy xe nhả khói đen) thì cuộc sống mình bị hạn chế, rồi bị ung thư này kia.”

“Nếu ai cũng thờ ơ, ích kỷ, ai cũng lo cho bản thân mình thì một ngày nào đó thế giới sẽ lụi tàn,” ông lập luận.

“Nếu ai cũng như đứa trẻ 16 tuổi thì sẽ làm được (đẩy lùi biến đổi khí hậu). Ngược lại có những người cho rằng trong 30 năm nữa thì mình đã chết rồi (nên không cần phải lo) thì đó là sự ích kỷ, không nghĩ đến thế hệ mai sau, đến tương lai con cháu mình.”

‘Cần khắt khe về phát thải’

Ông Thành nói ông rất lo cho tương lai của quê hương ông ở tỉnh Cà Mau, Việt Nam, trước tình trạng nước biển dâng vốn đe dọa nhấn chìm cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, và lên án ‘chính phủ Việt Nam chỉ lo cho tiền túi của họ chứ không lo đến môi trường’.

Cũng giống như cô Lan, ông Thành nhận thấy rằng khí hậu ở bang California trong thời gian qua ‘rất khác thường’.

“Vừa rồi mùa hè nhưng lại có những ngày lạnh vốn là điều chưa bao giờ xảy ra,” ông cho biết.

Ông nói ông ủng hộ những quy định khắt khe của tiểu bang California về lượng khí thải của xe cộ và mặc dù những quy định này có gây phiền phức cho hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của mình.

“Bang California rất khắt khe trong các chuẩn mực về môi trường,” ông nói và cho biết ngoài đăng ký xe thì mỗi năm ông phải đi báo cáo về mức độ ô nhiễm của đội xe của ông.

“Đó là để bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người nữa,” ông giải thích lý do vì sao ông ủng hộ quy định khắt khe về môi trường. “Ở Mỹ tân tiến họ làm được những điều đó thì tại sao mình không tuân thủ, trong khi ở Việt Nam họ không làm được.”

Khi được hỏi việc quan tâm đến môi trường có làm chi phí kinh doanh đội lên hay không, ông nói nếu đầu tư cho đội xe tốt thân thiện với môi trường thì ông ‘sẽ tăng giá lên’.

“Khách hàng họ cũng hiểu vì giá xe chạy xăng khác, chạy dầu diesel khác, chạy bằng điện khác. Nói chung tiền nào của đó,” ông giải thích. “Nếu ai cũng có ý thức (về môi trường) thì mình sẽ sống được.”

Về sự liên hệ giữa vấn đề môi trường và lá phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ vào năm 2020, ông Thành nói “Mình phải thực tế một chút. Nếu Tổng thống Trump thay đổi (chính sách môi trường) là điều đáng mừng,” ông nói. “Nhưng bây giờ quan trọng nhất là chính sách đối với Trung Quốc.”

“Nếu ông Trump làm được cả hai thì tôi rất mừng. Nhưng nếu vì chuyện kia (chính sách môi trường) mà tôi không ủng hộ ông Trump thì không công bằng.”

“Hy vọng ông Trump lắng nghe cô bé Thụy Điển thì tôi ủng hộ ông hai tay hai chân,” ông Thành nói them.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-n%C3%AAn-l%E1%BA%AFng-nghe-c%C3%A1c-nh%C3%A0-khoa-h%E1%BB%8Dc-v%E1%BB%81-bi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%95i-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu/5098792.html

 

Tổng thống Venezuela Maduro công du Nga

 tìm hậu thuẫn

Trọng Nghĩa

Tổng thống Venezuela đã được đồng nhiệm Nga đón tiếp vào hôm qua, 25/09/2019, tại điện Kremlin. Vào lúc Venezuela lâm vào khủng hoảng kinh tế chính trị nghiêm trọng, lại phải chịu trừng phạt quốc tế và cấm vận dầu hỏa, ông Maduro đến Matxcơva để tìm hậu thuẫn mạnh từ phía đồng minh Nga.

Thông tín viên RFI tại Matxcơva, Étienne Bouche, cho biết thêm chi tiết :

Đứng trước một cuộc khủng hoảng về tính chính đáng, tổng thống Venezuela, vào hôm qua, trên mạng xã hội, đã muốn cho thấy sự gần gũi với đồng nhiệm Nga.

Tiếp đón ông Maduro ở điện Kremlin, tổng thống Nga Putin cũng đã xác nhận lại hậu thuẫn của ông : Nga ủng hộ tất cả các định chế chính đáng ở Venezuela.

Tuy nhiên, ông Putin cũng nhấn mạnh là đối thoại với đối lập là điều cần thiết : Từ chối đối thoại đối với chúng tôi là điều phi lý, có hại cho đất nước và nguy hiểm cho cuộc sống sung túc của người dân.

Hậu thuẫn của Nga đối với Venezuela không chỉ đơn thuần là chính trị, mà còn là trợ giúp nhân đạo về lương thực thực phẩm. Còn hợp tác quân sự, theo điện Kremlin, được thể hiện trước hết qua cam kết của Nga bảo trì thiết bị mà Venezuela đã có.

Hai bên cũng nêu lên khả năng đối tác về năng lượng và y tế. Trong một động thái mang tính biểu tượng, trong tháng 9 này, văn phòng Châu Âu của tập đoàn dầu khí Venezuela PDVSA đã được chuyển từ Lisboa qua Matxcơva.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190926-tong-thong-venezuela-maduro-cong-du-nga-tim-hau-thuan

 

Nhận 7.000 USD đổi lấy cuộc sống trong đất liền:

Lời đề nghị đáng kinh ngạc của TQ

bị người dân nước nghèo từ chối thẳng thừng

Các cư dân trên đảo đã từ chối đề nghị này bởi họ nghi ngờ số tiền của Trung Quốc sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào.

Lời đề nghị đáng kinh ngạc

Hơn một năm trước, người dân El Salvador đã nhận được lời đề nghị hết sức kinh ngạc: Mỗi hộ gia đình sống ở Isla Perico – một hòn đảo xa xôi hẻo lánh của El Salvador sẽ nhận được 7.000 USD để chuyển vào đất liền sinh sống.

Động thái này nhằm thực hiện kế hoạch của Trung Quốc: Biến vùng đất nghèo khó ở Trung Mỹ thành trung tâm sản xuất và thương mại quốc tế, theo The New York Times (Mỹ-NYT). Tuy nhiên, các cư dân trên đảo đã từ chối đề nghị này bởi họ nghi ngờ số tiền của Trung Quốc sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào.

“Chúng tôi có thể đi đâu cơ chứ?”, bà Mercedes Hernández bế một đứa trẻ một tuổi và nói. “Chúng tôi có cuộc sống riêng ở đây”.

Trong những tháng sau đó, 38 hộ dân trên đảo vô hình trung bị cuốn vào cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Bắc Kinh và Washington. Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc giành được chỗ đứng chiến lược ở “ngay trước cửa nhà” – tức quốc gia nghèo Trung Mỹ này.

Các quan chức Mỹ ở El Salvador đã phát động một cuộc tấn công, nhằm ngăn chặn nỗ lực giành ảnh hưởng của Bắc Kinh và coi Bắc Kinh là một đối tác thiếu tin cậy với nhiều động cơ phía sau.

Theo NYT, trong thập kỷ qua, Mỹ đã luôn lo ngại việc Trung Quốc gây ảnh hưởng tới phần lớn châu Mỹ Latinh thông qua mạng lưới cho vay và thương mại ngày càng tăng.

Khi Trung Quốc nổi lên như một đối tác tương lai của El Salvador, nhiều nhà phê bình cho rằng, những lệnh cấm của chính sách về nhập cư của Tổng thống Donald Trump ngược lại dường như đang hỗ trợ Trung Quốc. Nhưng theo NYT, sau đó, Mỹ đã thay đổi chiến lược.

Trong các cuộc phỏng vấn, gặp gỡ các nhà lãnh đạo và bài viết trên truyền thông, các quan chức Mỹ đã nhiều lần chỉ trích ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước đang phát triển. Đại sứ Mỹ từng ám chỉ rằng Trung Quốc có thể đang tìm cách thiết lập một căn cứ quân sự ở El Salvador.

“Thỏa thuận giữa Trung Quốc và El Salvador luôn được tiến hành thảo luận kín giữa một nhóm cá nhân nhỏ, không có sự tham gia của công chúng hoặc đại diện nào trong các lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng bởi các thỏa thuận này”, bà Jean Manes, người vừa kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ Mỹ tại El Salvador chỉ trích.

Bà cũng nói rằng Trung Quốc “hiếm khi quan tâm đến triển vọng kinh tế dài hạn hoặc tác động môi trường đối với các nước đang phát triển khi Bắc Kinh thúc đẩy các kế hoạch của mình.

Với những cảnh báo từ Mỹ và sự phản đối của cư dân Isla Perico, các kế hoạch của Trung Quốc đã bị đình trệ – ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Cơ quan lập pháp El Salvador đã đình chỉ một dự luật của Trung Quốc.

Đại sứ Trung Quốc tại El Salvador Âu Tiễn Hồng, liên tục từ chối yêu cầu phỏng vấn của NYT, đại sứ quán cũng không trả lời các câu hỏi qua e-mail. Trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, bà Âu Tiễn Hồng chỉ trích những cảnh báo của Washington là “vô trách nhiệm và vô căn cứ”.

Trung Quốc đã tìm kiếm một tuyến đường thương mại khác đến Kênh đào Panama và tăng cường ảnh hưởng thương mại trong khu vực, một thỏa thuận cho phép Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy kế hoạch của mình.

Một số quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại về các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào ít nhất 60 dự án cảng ở Mỹ Latinh bởi theo họ các đặc khu này sẽ tạo cho Trung Quốc một lợi ích giá trị để mở rộng sức mạnh quân sự và tình báo ở các khu vực gần Washington.

Sự hoài nghi chưa thể dập tắt

Đối với El Salvador, thỏa thuận đi kèm với sự đánh đổi đáng kể và để lại một số câu hỏi chưa được giải đáp.

Trung Quốc đã yêu cầu thuê một khu đất có diện tích 1.076 dặm vuông trong vòng 100 năm – chiếm 13% diện tích của El Salvador – và đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc phải được miễn thuế trong vòng 30 năm.

Các chi tiết về cấu trúc tài chính không được tiết lộ công khai khiến nhiều người dân El Salvador lo ngại rằng, đất nước của họ có nguy cơ phải chịu sức ép kinh tế từ Bắc Kinh trong nhiều thế hệ.

Tuy nhiên, Mỹ đã bắt đầu ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng El Salvador vào mùa hè năm ngoái dù Washington đã tụt lại phía sau rất xa, theo NYT.

Trước đó, chính quyền Washington đã đình chỉ các dự án viện trợ ở El Salvador, Honduras và Guatemala, trong khi Đại sứ Trung Quốc Âu Tiễn Hồng cho biết, Bắc Kinh đã ký 13 thỏa thuận hợp tác về cơ sở hạ tầng, đầu tư, công nghệ, giáo dục, văn hóa và du lịch với El Salvador.

“Hợp tác giữa Trung Quốc và El Salvador không phải là một ‘cái bẫy nợ’, mà là ‘miếng bánh vì lợi ích của hai dân tộc'”, bà này nói trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã.

Đầu tháng 7/2018, Tổng thống El Salvador khi đó, ông Sánchez Cerén, đã đệ trình một dự luật lên quốc hội, yêu cầu thiết lập một khung pháp lý cho đặc khu kinh tế bao gồm 26 thành phố thuộc bờ biển phía Đông Nam.

Tuy nhiên, theo NYT, đây là dự luận được điều chỉnh theo kế hoạch mà Trung Quốc đã âm thầm thúc đẩy trong nhiều tháng, bao gồm điều khoản chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Đến tháng 8 năm ngoái, trong một phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Sánchez Cerén tuyên bố chấm dứt quan hệ với Đài Loan, thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Ông kỳ vọng một kỷ nguyên mới sẽ mang lại lợi ích và những cơ hội lớn chưa từng có cho El Salvador.

Các ngân hàng Trung Quốc hiện là nhà cho vay chính ở Mỹ Latinh, cung cấp khoản vay hơn 140 tỷ USD từ năm 2005 đến 2018.

Thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribê đã tăng vọt từ 17 tỷ USD năm 2002 lên gần 306 tỷ USD trong năm 2018.

Báo Mỹ cho hay, măm 2009, Trung Quốc thể hiện ý định mở rộng đầu tư và thương mại ở Mỹ Latinh – khu vực rất giàu hàng hóa và rất cần nâng cấp cơ sở hạ tầng. Chính quyền Tổng thống Barack Obama khi đó không có nhiều biện pháp để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ở khu vực này.

Ngay sau khi ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016, Trung Quốc đã ban hành một kế hoạch chính sách mới đối với khu vực Mỹ Latinh, cho thấy một tầm nhìn tham vọng hơn.

Kế hoạch mới này thể hiện mong muốn thiết lập liên minh quân sự với các nước Mỹ Latinh và cho thấy Trung Quốc muốn trở thành lực lượng dẫn đầu trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và an ninh mạng, NYT cho biết, Bắc Kinh đang rất nỗ lực để hoàn thành kế hoạch này.

Theo đó, Trung Quốc bắt đầu giải ngân gói viện trợ 150 triệu USD. Động thái ban đầu bao gồm việc mua 10 xe tải cho nhà máy nước San Salvador và tặng 15.000 máy tính xách tay cho các trường công lập.

Ana Guadalupe, một cư dân 56 tuổi ở quận Santa Fe, thủ đô San Salvador cho biết, hệ thống cấp nước địa phương liên tục gặp trục trặc và thiếu tin cậy cho đến khi những chiếc xe tải mới bắt đầu giao nước vào mỗi thứ Ba và thứ Bảy.

“Có rất nhiều nơi không có nước”, cô nói vào một buổi chiều gần đây khi các công nhân của nhà máy nước sử dụng một vòi lớn phân phát nước từ một chiếc xe tải được gắn cờ Trung Quốc. “Nếu không có nước, chúng tôi không thể sống được”.

Sara Cruz, một giáo viên tin học tại trường Francisco Morazan, cho biết học sinh của cô đã cải thiện nhận thức kể từ khi nhận được những chiếc máy tính xách tay mới từ Trung Quốc.

“Trước đây, những thứ sản xuất tại Trung Quốc được coi là kém chất lượng và bị coi thường”, cô nói những chiếc máy tính xách tay mới đã thay đổi suy nghĩ của cô. “Trước đây, chúng tôi chỉ có thể dạy lý thuyết thay vì thực hành”.

Tuy nhiên, những động thái này không đủ niềm tin để xóa bỏ những nghi ngờ của El Salvador, trái lại sự hoài nghi càng gia tăng khi Mỹ cáo buộc những dự án cảng biển của Trung Quốc là kết quả của các cuộc đàm phán bí mật.

NYT cho biết, mặc dù Trung Quốc tỏ ra rất thiện chí với những khoản tài trợ vào các dự án hào nhoáng nhưng quốc hội El Salvador chưa thể thông qua dự luật đặc khu kinh tế bởi thái độ thận trọng của các nghị sĩ trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 2 vừa qua.

Vào tháng 8 năm ngoái, các nhà lập pháp El Salvador đã thông qua dự luật cấm bán đảo cho người nước ngoài, một phản ứng đáp trả luồng thông tin cho rằng các doanh nhân Trung Quốc đang nỗ lực giành mua đảo Isla Perico và một hòn đảo gần đó.

Trong khi đó, ngay trước khi nhậm chức vào ngày 1/6, tân Tổng thống Nayib Bukele đã tiết lộ rằng ông không có hứng thú với các dự án lớn của Trung Quốc mặc dù ông cam kết sẽ tạo thêm nhiều việc làm và thu hút đầu tư cho người dân địa phương.

Ông cho rằng, người Trung Quốc đến với những dự án không khả thi và sau khi họ rời đi thì quốc gia bản địa phải chịu khoản nợ lớn khó trả và chịu sức ép về kinh tế từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, El Salvador cần nhận ra vị thế của Trung Quốc trên toàn cầu. Phát biểu của ông được đưa ra sau vài tuần lên nắm quyền.

Một số quan chức Mỹ lo ngại, trong tương lai, các hệ thống đường bộ, đường sắt và cảng biển trong khu vực do Trung Quốc xây dựng sẽ hấp dẫn El Salvador và các nước láng giềng.

“Với thiện chí của mỗi bên, mối quan hệ Trung Quốc-El Salvador sẽ biến từ một cây bụi thành một cây xanh tươi tốt”, bà Đại sứ Trung Quốc viết trong một bài bình luận được đăng tải trên một tờ báo địa phương. “Hợp tác song phương sẽ thơm ngon và hấp dẫn như cà phê Salvador, sẽ ngọt ngào và quyến rũ như đường của quốc gia xinh đẹp này”.

http://biendong.net/doc-bao-viet/30575-nhan-7000-usd-doi-lay-cuoc-song-trong-dat-lien-loi-de-nghi-dang-kinh-ngac-cua-tq-bi-nguoi-dan-nuoc-ngheo-tu-choi-thang-thung.html

 

EU trừng phạt thêm 7 quan chức Venezuela

Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với thêm bảy giới chức nữa của chính quyền của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Ba nhà ngoại giao EU cho biết các lệnh trừng phạt sẽ bắt đầu hiệu lực từ thứ Sáu 27/9 đối với bảy quan chức Venezuela vì có liên quan đến tra tấn.

Các nhà lãnh đạo phe đối lập Venezuela thất vọng với quyết định này của EU, vì họ mong muốn EU phải hành động mạnh hơn nữa đối với chính quyền của ông Maduro.

Đây là lần đầu tiên sau gần một năm, EU mở rộng các lệnh cấm du hành và đóng băng tài sản của các quan chức thân cận với ông Maduro. Thay vì mở rộng các biện pháp trừng phạt mạnh hơn, EU tìm cách cùng với Na Uy và các nước Mỹ Latinh giúp điều giải các cuộc đàm phán hòa bình cho Venezuela.

Không có thêm thông tin chi tiết về quyết định mới này, nhưng một nguồn tin ngoại giao cho biết bảy quan chức Venezuela được xem là có liên quan tới vụ bắt cóc tư lệnh hải quân Venezuela Rafael Acosta, người sau đó đã chết trong nhà giam quân đội hồi tháng 6. Thân nhân của ông Acosta nói rằng ông bị tra tấn đến chết.

https://www.voatiengviet.com/a/eu-trung-phat-them-7-quan-chua-venezuela/5099789.html

 

Pháp : Cựu tổng thống Jacques Chirac qua đời

Thanh Hà

Cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac qua đời sáng ngày 26/09/2019 hưởng thọ 86 tuổi. Tin trên được gia đình ông Chirac cho AFP biết. Thượng Viện và Hạ Viện Pháp lập tức dành một phút mặc niệm. Tòa thị chính Paris treo cờ rủ.

Sức khỏe của cựu tổng thống Chirac sa sút nhiều trong thời gian gần đây và ông không còn xuất hiện trước công chúng.

Kể từ khi mãn nhiệm tổng thống vào năm 2007, ông Chirac, vốn đã bị tai biến mạch máu não vào tháng 09/2005, đã nhiều lần nhập viện, do sức khỏe bị suy yếu nhiều. Tinh thần của ông cũng đã suy sụp rất nhiều sau cái chết cô con gái cả Laurence Chirac hồi tháng 4/2016.

Cựu tổng thống Jacques Chirac sinh ngày 29/11/1932 tại Paris. Tốt nghiệp Trường Hành chính Quốc gia (ENA), ông Chirac chỉ làm công chức vài năm rồi lao vào sự nghiệp chính trị ngay từ năm 1965, với bước đầu tiên là đắc cử nghị viên địa phương ở Corrèze, quê của ông. Ở cấp địa phương, ông Chirac đã từng làm thị trưởng Paris suốt từ năm 1977 đến năm 1995.

Sau khi giữ nhiều chức bộ trưởng dưới thời tổng thống Georges Pompidou, ông Chirac đã làm thủ tướng dưới thời tổng thống cánh hữu Valéry Giscard d’Estaing (1974 đến 1976) và dưới thời tổng thống cánh tả François Mitterrand (từ 1986 đến 1988). Cuộc chung sống tả-hữu đầu tiên này đã diễn ra rất căng thẳng, nhất là thủ tướng Chirac sau đó đã ra tranh cử tổng thống với ông Mitterand (1981 và 1988) nhưng đều thất bại.

Mãi đến tháng 05/1995, ông Chirac mới đắc cử tổng thống và đến năm 2002, ông tái đắc cử tổng thống ở vòng hai với 82,2%, do dân Pháp lúc đó dồn phiếu cho ông để ngăn ứng cử viên cực hữu Jean-Marie Le Pen lên nắm quyền.

Với tư cách cựu tổng thống Pháp, ông Chirac là thành viên của Hội Đồng Bảo Hiến, nhưng đến tháng 03/2011, vì lý do sức khoẻ và cũng vì gặp rắc rối với pháp luật, ông rút ra khỏi Hội Đồng này.

Trên chính trường nước Pháp, ông Jacques Chirac là người sáng lập đảng cánh hữu RPR (Tập hợp vì nền Cộng hòa), sau đó đổi tên thành UMP (Liên minh vì một phong trào nhân dân).

http://vi.rfi.fr/phap/20190926-phap-cuu-tong-thong-jaques-chirac-qua-doi

 

Báo Pháp : Ba “đòn bẩy” chính để bảo vệ khí hậu

Thùy Dương

Tuần lễ Quốc tế hành động vì khí hậu kéo dài từ ngày 20 đến ngày 27/09/2019, với mục tiêu kêu gọi chính quyền các nước hành động tích cực và hiệu quả nhằm chống nạn biến đổi khí hậu, chống hiện tượng Trái đất nóng dần lên, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ đa dạng sinh thái …, nhiều sự kiện, hoạt động diễn ra khắp nơi trên thế giới trong suốt tuần lễ đặc biệt chưa từng có này.

Ngày 23/09/2019, Liên Hiệp Quốc khai mạc Thượng đỉnh đặc biệt về khí hậu. Ngày 24/09, tại Thượng đỉnh về các mục tiêu phát triển bền vững, lãnh đạo các nước thảo luận về các tiến bộ đã đạt được nhằm hướng tới 169 mục tiêu cụ thể thuộc 17 nhóm mục tiêu phát triển bền vững của Agenda 2030 – Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hiệp Quốc.

Dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nguy cơ hạn hán và lũ lụt do biến đổi khí hậu, hệ sinh thái bị đe dọa … Thế giới đang sống trong nguy hiểm, mất cân bằng, hậu quả của lối sống, phương thức phát triển không bền vững, từ sản xuất tới tiêu dùng …

Các mục tiêu chống biến đổi khí hậu đã được xác định, hiện giờ điều khẩn thiết là thế giới, từ các công dân cho đến chính quyền các nước, phải biến lời nói thành hành động cụ thể. Báo công giáo La Croix số ra ngày 23/09/2019 nhấn mạnh đến ba “đòn bẩy” thiết yếu để bảo vệ khí hậu : giảm tiêu thụ năng lượng, điều chỉnh thói quen ăn uống và thay đổi phương thức giao thông vận chuyển.

Giảm tiêu thụ năng lượng

Nhu cầu năng lượng của thế giới ngày càng cao và tốc độ sử dụng cũng tăng theo đà tăng trưởng kinh tế. Ngành năng lượng là lĩnh vực phát thải hơn 1/3 tổng lượng khí CO2, cao hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác. “Thủ phạm chính” thì ai cũng biết: than đá, với hai nước tiêu thụ nhiều nhất toàn cầu là Ấn Độ và Trung Quốc. Theo Cơ quan năng lượng quốc tế AIE, than đá là nguồn nhiên liệu chính để sản xuất điện: 40% tổng lượng toàn thế giới. 2/3 số nhà máy nhiệt điện than nằm ở châu Á.

Về các biện pháp thay thế, chúng ta có khí ga, dồi dào và không đắt, nhưng vẫn phát thải CO2 cho dù là ít hơn hai lần so với điện than. Ngoài ra, còn có năng lượng nguyên tử, quá trình sản xuất điện hạt nhân không phải là nguồn xả thải khí các-bon nhưng lại đặt ra nhiều vấn đề khác. Còn các nguồn năng lượng có thể tái tạo hiện chiếm hơn ¼ tổng lượng điện toàn cầu. Chi phí sản xuất năng lượng tái tạo đã giảm nhiều trong những năm qua, chẳng hạn giá các tấm pin năng lượng mặt trời đã giảm còn 1/10 sau 10 năm, nhưng việc ngưng tài trợ cho điện mặt trời tại một số nước đã góp phần kìm hãm sự phát triển của loại năng lượng này.

Tại châu Âu, lượng khí các bon phát thải từ hoạt động sản xuất điện đã giảm (-1,3% trong năm 2018), chủ yếu do Đức giảm điện than và các nước tăng sản xuất các loại năng lượng có thể tái tạo.

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng đất đai tốt hơn sẽ đóng vai trò quyết định để chống biến đổi khí hậu. Ủy ban Eat-Lancet, quy tụ 37 nhà khoa học thuộc 16 quốc gia, chuyên nghiên cứu về chế độ ăn uống và phát triển bền vững, thậm chí còn khẳng định là để bảo đảm môi trường khí hậu được gìn

giữ lâu bền thì không có đòn bẩy nào tốt hơn là thay đổi thói quen ăn uống. Theo GIEC, nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về khí hậu, thì lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác rừng và các hoạt động khác sử dụng đất đai thải ra chiếm tới 28% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do hoạt động của con người gây ra.

Nhiều người cứ nghĩ rằng các nhà máy nhiệt điện than hay phương thức di chuyển bằng máy bay mới là nguồn xả thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất, nhưng cách thức, thói quen ăn uống của con người trong những thập kỷ gần đây mới là nguyên nhân chính đặt ra những thách thức về khí hậu. Trước tiên, đó là vì phương thức sản xuất nông nghiệp thông thường thải ra rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí oxit nitơ do việc sử dụng phân đạm tổng hợp gây ra. Hoạt động chăn nuôi bò thì lại xả thải nhiều khí methane.

Ngoài ra, việc đất đai bị khai thác quá nhiều, bị suy thoái đã làm giảm khả năng lưu giữ khí các bon. Và việc rừng, vốn được coi là “giếng hút các-bon” vô cùng quý giá, bị phá để lấy đất trồng đậu tương phục vụ chăn nuôi hoặc trồng cọ để chế biến dầu cọ phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm chế biến sẵn, cũng góp phần thu hẹp, “xóa sổ” các “giếng hút các-bon”.

Ủy ban Eat-Lancet cho rằng cần khẩn cấp thay đổi triệt để thói quen ăn uống trên toàn cầu, nhất là trong bối cảnh sức ép dân số ngày càng tăng. Cũng như GIEC, nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về khí hậu, các nhà nghiên cứu của Ủy ban Eat-Lancet khuyến cáo tăng khẩu phần rau, hoa quả, các loại đậu và giảm mạnh khẩu phần thịt, cụ thể là mỗi ngày ăn 200-600g rau, 100-300g hoa quả, tối đa 28g thịt (bò, cừu non, lợn) và tối đa 58g thịt gà, thêm vào đó là các chế phẩm từ sữa và ngũ cốc.

GIEC cũng lưu ý tới việc hiện nay 1/3 lượng thực phẩm sản xuất ra đang bị lãng phí hay mất đi, có nghĩa là rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính được thải ra mà nhiều người vẫn không có đủ thức ăn. Ngoài ra, liên quan đến thực phẩm sạch “bio”, các chuyên gia khuyến khích mua thực phẩm bio được thu hoạch, chế biến ngay tại địa phương để hạn chế việc chuyên chở hàng xóa đi xa, vốn cũng là nguồn xả khí gây hiệu ứng nhà kính.

Thay đổi phương thức giao thông vận chuyển

Máy bay thải khí CO2 nhiều hơn 1.500 lần so với tàu hỏa. Chính vì thế mà từ vài tháng nay, tại Thụy Điển có phong trào “Flygskam”. Cảm thấy xấu hổ, tội lỗi khi di chuyển bằng máy bay, người dân đất nước Bắc Âu kêu gọi mỗi người chủ động giảm đi máy bay. Hiện giờ, giao thông hàng không mới chỉ thải ra 2% tổng lượng khí CO2 toàn cầu, nhưng theo dự báo, đến năm 2037, số lượng các chuyến bay tăng gấp đôi, và lượng các-bon phát thải ra môi trường cũng tăng nhiều gấp 2 lần.

Giao thông là một trong những lĩnh vực mà lượng khí phát thải không ngừng tăng, +16% trong giai đoạn 1990-2015. Theo số liệu được công bố tại thượng đỉnh One Planet, hiện giờ 15% lượng khí CO2 thải ra là từ lĩnh vực giao thông vận chuyển. Tại châu Âu, tỉ lệ này còn cao hơn, chiếm tới 25% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, trong đó 70% là do giao thông đường bộ gây ra. Armateurs de France, tổ chức tập hợp các doanh nghiệp hàng hải cho biết giao thông vận tải đường biển xả thải 2,3% các khí hâm nóng Trái đất.

Thay đổi phương thức chuyên chở không phải là điều đơn giản. Ngay từ năm 2011, Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định từ nay đến năm 2050 sẽ giảm 60% lượng khí CO2 phát thải trong ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên, tổ chức Greenpeace nhận định để đạt được mục tiêu trên, Liên Âu phải từ bỏ các xe chạy bằng xăng, diesel và hybride trước năm 2028.

José Viegas, cựu tổng giám đốc của tổ chức liên chính phủ có tên gọi là FIT – Diễn đàn quốc tế về giao thông, cảnh báo là tính trên quy mô toàn cầu, các chính sách hiện có và các chính sách dự kiến để giảm phát thải khí các bon trong lĩnh vực giao thông vận tải sẽ không đủ để đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu của quốc tế. Vẫn theo ông Viegas, từ nay đến năm 2050, công nghệ có thể góp phần giúp các phương tiện chuyên chở giảm 70% lượng CO2 phát thải ra môi trường, phần còn lại phải do con người thay đổi thói quen. Tổ chức hàng hải quốc tế đề nghị các tàu giảm tốc độ để giảm tiêu thụ nhiên liệu và giảm thải khí các-bon.

Liên quan đến giao thông đường bộ, hiệp hội Mạng lưới hành động vì khí hậu thì khuyến cáo mọi người từ bỏ các phương tiện cơ giới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, cải thiện công nghệ để các loại xe tiêu tốn ít nhiên liệu hơn, cũng như quy hoạch lại không gian sống để hạn chế mở rộng các đô thị và nhu cầu di chuyển của người dân. Kinh tế gia Guillaume Pitron thì nhấn mạnh cần xem xét lại thói quen đi lại và ưu tiên các phương tiện giao thông công cộng cũng như phương thức làm việc từ xa.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190926-bao-phap-ba-don-bay-chinh-de-bao-ve-khi-hau

 

Brexit : Thủ tướng Anh vẫn kiên quyết

rời châu Âu đúng hạn

Mai Vân

Sau phán quyết của Tòa Án Tối Cao, xem quyết định đình chỉ Nghị Viện là bất hợp pháp, các dân biểu Anh đã trở lại làm việc vào hôm qua, 25/09/2019, và một loạt bộ trưởng chính phủ đã phải ra trả lời chất vấn các nghị sĩ. Thủ tướng Boris Johnson, cấp tốc từ New York, trở về là người cuối cùng đối mặt với một nghị viện sôi bỏng.

Thông tín viên RFI tại Luân Đôn, Béatrice Leveillé, tường thuật :

“Boris Johnson không hề nhượng bộ hay tiếc nuối. Ông không từ chức, không xin lỗi và thách thức các nghị sĩ khi khuyến khích họ đưa ra kiến nghị bất tín nhiệm.

Trước đó bộ trưởng Tư Pháp đã chỉ trích các nghị sĩ đối lập là hèn hạ và còn nói thêm « Nghị Viện này chết rồi ».

Một nữ nghị sĩ Công Đảng, thân cận với Joe Cox, nữ nghị sĩ bị ám sát năm 2016 vì vận động cho châu Âu, rất bất bình phản bác lại : Tình hình trở nên độc hại, lời nói của thủ tướng thì thô bạo và chính phủ của ông thì rối loạn ».

Một nghị sĩ khác cũng lên giọng : Tôi không sợ bầu cử. Tôi sợ bị thương hay bị giết và đả kích ông Boris Johnson là đã đi quá trớn khi cho rằng việc tưởng niệm tốt nhất đối với bà Joe Cox là chấp nhận Brexit.

Nhiều nghị sĩ đã yêu cầu thủ tướng ăn nói từ tốn hơn, vì lời lẽ như thế chỉ gây thêm hận thù. Nhiều nghị sĩ kể cả chủ tịch Hạ Viện John Bercow thường bị dọa giết vì bảo vệ quan điểm ngược lại với chính quyền.

Thủ tướng Johnson cho rằng những lời tố cáo đó chỉ là điều bịa đặt. Tuy nhiên ông cũng đang trong tình thế nguy hiểm, ông có thể bị tù nếu ông không tôn trọng luật gọi là Benn Act.

Đó là một đạo luật mà Nghị Viện thông qua để buộc ông yêu cầu gia hạn điều khoản 50, nếu không tìm được thỏa thuận với 27 nước Liên Âu trước cuộc họp thượng đỉnh châu Âu ngày 19 tháng 10.”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190926-brexit-thu-tuong-anh-lai-to-y-kien-quyet-roi-chau-au-dung-han

 

Tổng thống Ukraine bất ngờ khi Hoa Kỳ

công bố nội dung điện đàm với tổng thống Trump

Tin từ KIEV, Ukraine – Vào hôm Thứ Tư (25/9), tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết, ông nghĩ rằng chỉ có phía của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong cuộc điện đàm hồi tháng Bảy của họ.

Theo một bản tóm tắt của cuộc điện đàm quan trọng do chính quyền Trump vừa công bố hôm 25/09, tổng thống Donald Trump yêu cầu ông Zelenskiy điều tra một đối thủ chính trị, cựu Phó Tổng thống Dân chủ Joe Biden, với sự hỗ trợ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và luật sư cá nhân của mình.

Khi phát biểu trước truyền thông trong một cuộc họp ngắn ở New York được truyền hình ở Ukraine, ông Zelenskiy cho biết cá nhân ông nghĩ rằng đôi khi những cuộc điện đàm giữa các tổng thống của các quốc gia độc lập không nên được công bố. Ông Zelenskiy nói không biết rõ thông tin chi tiết về một cuộc điều tra nhằm vào con trai của ông Biden. Ông muốn công tố viên mới của ông điều tra tất cả các vụ án.

Việc công bố nội dung buổi điện đàm làm cho tổng thống Zelensky gặp nhiều khó khăn, vì trong cuộc điện đàm ông đã than phiền về một số các quốc gia láng giềng. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-ukraine-bat-ngo-khi-hoa-ky-cong-bo-noi-dung-dien-dam-voi-tong-thong-trump/

 

Tổng thống Ukraina trong thế khó xử

 với các lãnh đạo phương Tây

Thanh Hà

Ukraina bất ngờ trở thành tâm điểm trên chính trường Mỹ. Chỉ một cuộc điện đàm trong 30 phút với Donald Trump hôm 25/07/2019 cũng đủ để một chính trị gia không chuyên nghiệp như ông Volodymyr Zelensky gây xôn xao chính trường tại một nền dân chủ phương Tây và khiến giới ngoại giao mất ăn mất ngủ.

Truyền thông quốc tế từ đầu tuần chỉ tập trung vào lời “nhờ vả” của nguyên thủ Mỹ với đồng nhiệm Ukraina. Trong lúc các nhà ngoại giao phương Tây chú ý đến hồ sơ nhậy cảm hơn : quan hệ giữa Kiev với hai điểm tựa tại châu Âu là Pháp và Đức để giải quyết khủng hoảng với Nga và vị thế của chính quyền Zelensky khi đàm phán với Putin về khủng hoảng kéo dài giữa Kiev và Matxcơva.

Đắc cử tổng thống Ukraina vào tháng 4/2019 và chính thức lên lãnh đạo một quốc gia từng là chư hầu của Liên Xô, nghệ sĩ hài Volodymyr Zelensky không có một chút kinh nghiệm chính trị nào, khó có thể hình dung ra kịch bản một cuộc điện đàm xã giao với lãnh đạo Nhà Trắng đang gây nên giông tố trên chính trường Mỹ. Lời “nhờ vả” của Donald Trump, để Kiev cho mở điều tra về con trai cựu phó tổng thống Biden, lại trở thành vũ khí để hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa chinh phục Nhà Trắng.

Ông Zelensky cũng khó có thể ngờ rằng từng lời nói trong cuộc trao đổi hôm 25/07/2019 với tổng thống Hoa Kỳ sẽ được mang ra mổ xẻ và gây ra “rất nhiều những tác động liên đới” về ngoại giao và chiến lược đối với bản thân Ukraina.

Khi Ukraina đương đầu với nước láng giềng sát cạnh là Nga, các nước phương Tây luôn đứng về phía Kiev. Mỹ cấp một khoản viện trợ quân sự cho chính quyền Ukraina. Còn Pháp, Đức, hai đối tác chính trong tiến trình đàm phán để giải quyết xung đột ở miền đông Ukraina, là nhịp cầu để Ukraina nói chuyện với điện Kremlin trong rất nhiều các hồ sơ, kể cả việc làm hạ nhiệt ở eo biển Kerch, cửa ngõ ra Hắc Hải…

Thế nhưng, trong vỏn vẹn 30 phút điệm đàm với Donald Trump, tổng thống Zelensky đã vụng về phụ họa theo đồng nhiệm Mỹ khi chủ nhân Nhà Trắng chỉ trích châu Âu. Donald Trump một mặt đề cao vai trò của Mỹ, mặt khác gièm pha các nước châu Âu, đặc biệt là Đức. Ông nói Mỹ làm rất nhiều cho Ukraina, châu Âu nên tích cực hơn nữa. “Đức nói thì nhiều nhưng gần như không làm gì hết để giúp đỡ Ukraina”. Nguyên thủ Mỹ chĩa mũi dùi tấn công vào thủ tướng Đức, Angela Merkel. Và thế là tổng thống Ukraina hùa theo, đồng ý với Donald Trump, ” không chỉ 100 % mà đến cả 1000 %”.

Nhà chính trị gia non tay Volodymyr Zelensky tâm sự với nguyên thủ Mỹ là ông đã gặp và nói chuyện với bà Merkel, cũng như là với tổng thống Pháp Macron. Kiev đã kêu gọi Paris và Berlin “can thiệp nhiều hơn nữa”, đặc biệt là cần gia tăng trừng phạt Nga vì Matxcơva đã thôn tính bán đảo Crimée và yểm trợ phe nổi dậy ở miền đông Ukraina. Không phải có vì muốn phỉnh Donald Trump hay không mà tổng thống Zelensky lại nói thêm : ông rất biết ơn nước Mỹ, vì “về mặt kỹ thuật, Hoa Kỳ là đối tác của Ukraina, quan trọng hơn cả so với châu Âu”.

Theo quan điểm của giám đốc Viện Chính Trị Học Quốc Tế tại Kiev, Evguen Magda, tài liệu về nội dung cuộc điện đàm Trump-Zelensky cho thấy, tổng thống Ukraina “không hề biết một chút gì về ngoại giao hay về luật pháp quốc tế”. Cựu đại sứ Markian Loubkivsky, từng cố vấn cho cựu thủ tướng Ioulia Timochenko, tự hỏi Kiev giờ đây sẽ ăn nói thế nào với Pháp và Đức, đặc biệt là trong bối cảnh, tháng 8 vừa qua, trước khi tổ chức thượng đỉnh G7, tổng thống Emmanuel Macron đã mời tổng thống Nga Vladimir Putin đến khu nghỉ mát ở miền nam nước Pháp để thuyết phục chủ nhân điện Kremlin nối lại đàm phán bốn bên. Lần cuối cùng, Nga, Ukraina cùng với Pháp và Đức cùng ngồi vào bàn thảo luận vãn hồi hòa bình tại miền đông Ukraina là năm 2016.

Về đối nội, vụ tai tiếng về nội dung trao đổi qua điện thoại với tổng thống Trump cũng đặt ông Zelensky vào thế khó xử không kém, vì trong cuộc điện đàm đó, khi tổng thống Ukraina ngỏ lời muốn mua hệ thống phóng tên lửa Javelin của Mỹ thì tổng thống Trump kèm theo điều kiện nhờ vả ông Zelensky.

Vừa tham gia chính trường, tổng thống Volodymyr Zelensky có không ít đối thủ. Những người này chắc chắn không bỏ lỡ cơ hội để tấn công ông. Còn với công luận trong nước, đây là bài toán trắc nghiệm cho uy tín của một vị tổng thống được bầu lên nhờ hứa hẹn chấm dứt nạn tham nhũng và hối mại quyền thế để trục lợi.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190926-tong-thong-ukraina-trong-the-kho-xu-voi-cac-lanh-dao-phuong-tay

 

Tại LHQ, Iran tái khẳng định

không đối thoại nếu Mỹ chưa bỏ cấm vận

Mai Vân

Phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào hôm qua, 25/09/2019, tổng thống Iran Rohani đã dứt khoát cho biết là ông sẽ không gặp tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này ở New York, chừng nào mà Mỹ chưa bãi bỏ cấm vận.

Ông Rohani đã nói thẳng: « Chúng tôi không thể tin tưởng vào đề nghị đàm phán đến từ những người đang giết chết người dân Iran », hàm ý nói đến những biện pháp trừng phạt của Mỹ bị Iran xem là « khủng bố kinh tế ».

Tổng thống Iran nói rõ thêm : « Nhân danh nước tôi, tôi thông báo câu trả lời là « không » cho bất kỳ đề nghị đàm phán nào trong lúc mà lệnh trừng phạt vẫn được áp đặt. Chính quyền và nhân dân Iran đã không lay chuyển trước những đòn trừng phạt nặng nề nhất suốt 18 tháng qua, chúng tôi không bao giờ đàm phán với một kẻ thù muốn khuất phục Iran bằng sự nghèo túng, sức ép và trừng phạt. »

Tổng thống Rohani còn quy trách nhiệm cho tổng thống Mỹ là đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân trong lúc mà Iran vẫn tôn trọng các cam kết. Ông nhấn mạnh là « tính kiên nhẫn của chúng tôi có hạn ».

Như vậy là ông Rohani chấm dứt sự hồi hộp chờ đợi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Iran sau bao cuộc vận động ngoại giao, chẳng hạn của tổng thống Pháp trong mấy ngày qua. Một cuộc gặp mặt tay đôi được cho là có khả năng làm « hạ nhiệt » vùng Vịnh.

Tuy nhiên, nếu tổng thống Mỹ, trong Thượng Đỉnh G7 cuối tháng 8 tại Biarritz, cho biết sẵn sàng gặp đồng nhiệm Iran, thì vào hôm thứ Ba, 24/09, ông đã gạt bỏ khả năng gặp mặt như thế và đã đe dọa trừng phạt thêm Iran.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, vào hôm qua, đã bắt tay vào việc ngay, thông báo trừng phạt những tập đoàn Trung Quốc « chở dầu hỏa từ Iran, vi phạm cấm vận của Mỹ ».

Ông cảnh báo : « Chúng tôi nói với Trung Quốc và tất cả các quốc gia, rằng nên biết là chúng tôi sẽ trừng phạt tất cả các hành vi vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào từng hoạt động ».

Không chỉ có Mỹ, các nước Pháp, Anh và Đức vào hôm thứ Ba, cũng cứng giọng với Iran, quy trách nhiệm cho quốc gia về cuộc tấn công cơ sở dầu hỏa của Ả Rập Xê Út hồi trung tuần tháng 9 này.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190926-iran-dong-cua-doi-thoai-voi-my-tai-lien-hiep-quoc

 

Nam Hàn có thể đình chỉ miễn visa

cho sổ thông hành ngoại giao và công vụ Việt Nam

Tin từ Seoul, ngày 26/9/2019: Theo Thoibao.de, Chính phủ Nam Hàn có thể đình chỉ việc miễn chiếu khán cho người Việt Nam mang sổ thông hành ngoại giao và công vụ sau vụ bê bối liên quan đến chuyến viếng thăm cấp cao của Việt Nam đến Seoul vào tháng 12 năm 2018.

Trong vụ bê bối mà báo chí Nam Hàn vừa khui ra trong ngày 20/9, có 9 thành viên của một phái đoàn thuộc quốc hội cộng sản Việt Nam đã trốn ở lại Nam Hàn trong chuyến viếng thăm của chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào đầu tháng 12 năm ngoái.

Cảnh sát đã bắt giữ một người trong số 9 người, một người khác ra trình diện, còn lại 7 người vẫn ở đâu đó trên đất Nam Hàn. Việt Nam và Nam Hàn đã ký hiệp định về miễn trừ chiếu khán cho người mang giấy thông hành ngoại giao và công vụ, nhưng hiệp định này có thể sẽ bị phía Seoul đình chỉ trong thời gian tới nếu chính phủ hai nước không đạt được nhân nhượng.

Sau khi báo chí Nam Hàn đưa tin, ông Nguyễn Hạnh Phúc, chánh văn phòng kiêm tổng thư ký của quốc hội cộng sản Việt Nam đã công bố rằng 9 người trốn ở lại không thuộc phái đoàn của bà Ngân, mà chỉ là những người đi nhờ chuyên cơ của Vietnam Airlines.

Nhiều blogger cho rằng việc lợi dụng chuyến viếng thăm của viên chức nhà nước rồi trốn ở lại nước ngoài không xa lạ ở Việt Nam. Những người tổ chức các chuyến đi này phải chịu trách nhiệm chính, vì họ chính là người nhận tiền hối lộ để sắp xếp cho những người đi để tìm cách ở lại nước ngoài.

Thoibao.de cũng nhắc lại Đức đã đơn phương đình chỉ hiệp định tương tự với Việt Nam, sau vụ mật vụ Hà Nội đến tận Berlin để bắt cóc cựu viên chức cao cấp Trịnh Xuân Thanh, người khi đó đã nộp hồ sơ xin tỵ nạn chính trị ở Đức.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/nam-han-co-the-dinh-chi-mien-visa-cho-so-thong-hanh-ngoai-giao-va-cong-vu-viet-nam/

 

Hàng chục người biểu tình ở Hồng Kông

xuất hiện trước tòa với tội danh bạo loạn

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Tư (25/9), hàng chục người biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông xuất hiện tại tòa với tội danh bạo loạn, và các tội danh khác về các vụ đụng độ bạo lực cách đây hai tháng gần văn phòng đại diện chính của Trung Cộng.

Vào ngày 28 tháng 7, cảnh sát đụng độ với hàng ngàn người biểu tình ở thuộc địa cũ của Anh Quốc, khi cảnh sát tìm cách bảo vệ Văn phòng Liên lạc Hồng Kông, một biểu tượng cho sự cai trị của Trung Cộng. Các sĩ quan sử dụng hơi cay, đạn cao su. Các nhà hoạt động đa phần trẻ tuổi đội mũ cứng và mặt nạ phòng độc tháo dỡ các biển báo đường phố và hàng rào để tạo rào chắn tạm thời nhằm làm chậm bước tiến của cảnh sát.

Vào hôm thứ Tư (25/9), tòa án hoãn phiên tòa cho đến ngày 19 tháng 11, sau khi các công tố viên cho biết họ cần thêm thời gian để nghiên cứu lượng video dài 35 giờ, bao gồm cảnh quay từ cảnh sát, trực tuyến và camera quan sát. 44 bị cáo đã được đóng tiền thế chân tại ngoại.

Tình trạng bạo lực ảnh hưởng nhiều khu vực của Hồng Kông vào những thời điểm khác nhau trong ba tháng qua. Nhưng cuộc sống nơi đây vẫn diễn ra như bình thường trong phần lớn thời gian. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hang-chuc-nguoi-bieu-tinh-o-hong-kong-xuat-hien-truoc-toa-voi-toi-danh-bao-loan/

 

Lãnh đạo Hong Kong đối thoại với công chúng,

an ninh tăng cường

Nhiều người biểu tình Hong Kong hôm 26/9 hô khẩu hiệu bên ngoài một sân vận động, nơi nhà lãnh đạo Carrie Lam tổ chức một cuộc gặp mặt công chúng nhằm làm dịu tình hình căng thẳng vì biểu tình ở đặc khu, theo AP.

Cuộc đối thoại với 150 người tham dự, vốn được lựa chọn ngẫu nhiên từ 20 nghìn người nộp đơn tham gia, là cuộc gặp mặt công chúng đầu tiên kể từ khi các cuộc biểu tình rầm rộ bắt đầu hồi tháng Sáu để phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.

Tin cho hay, an ninh đã được tăng cường nghiêm ngặt tại sân vận động Queen Elizabeth ở Wan Chai.

XEM THÊM:

Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ về dự luật Hong Kong

Trong cuộc gặp, theo AP, bà Lam bày tỏ hy vọng rằng cuộc đối thoại kéo dài 2 tiếng sẽ giúp mang lại sự thay đổi vì một Hong Kong tốt đẹp hơn.

Bà nói thêm rằng đây là cuộc trao đổi đầu tiên trong một loạt các cuộc đối thoại nhằm tiến tới hòa giải.

Những người chỉ trích cho rằng cuộc đối thoại này chỉ là một màn kịch chính trị để xoa dịu người biểu tình trước khi các cuộc tuần hành lớn dự kiến diễn ra vào cuối tuần này, trước khi Trung Quốc ăn mừng Quốc khánh vào ngày 1/10.

https://www.voatiengviet.com/a/l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-hong-kong-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-v%E1%BB%9Bi-c%C3%B4ng-ch%C3%BAng-an-ninh-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng/5099600.html

 

TQ liên tiếp dành lời khó nghe

cho Ngoại trưởng Mỹ, căng thẳng 2 nước dâng cao

Trong một dịp hiếm hoi, cả hai người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc đều lên tiếng phản đối Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bằng những lời lẽ rất nặng nề. Điều này cho thấy quan hệ ngoại giao giữa 2 nước đang trong giai đoạn rất căng thẳng.

Ông Cảnh Sảng ám chỉ Ngoại trưởng Mỹ phỉ báng, bôi nhọ chính sách của Trung Quốc

Trong một dịp hiếm hoi, cả hai người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc đều lên tiếng phản đối Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bằng những lời lẽ rất nặng nề. Điều này cho thấy quan hệ ngoại giao giữa 2 nước đang trong giai đoạn rất căng thẳng.

Như đã đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa đưa ra tuyên bố trong một cuộc họp vào Chủ nhật 22.9 với các bộ trưởng ngoại giao của Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan bên lề Đại hội đồng thường niên của Liên hợp quốc. Ông kêu gọi các quốc gia Trung Á nên từ chối yêu cầu của Trung Quốc trong việc buộc hồi hương các người dân thiểu số về Trung Quốc, nơi mà ông cho rằng họ phải đối mặt với sự đàn áp.

Ông Pompeo nói rằng việc Bắc Kinh bắt giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở miền tây Trung Quốc không liên quan gì đến chống khủng bố, như Trung Quốc tuyên bố. Thay vào đó, Ngoại trưởng Mỹ coi đây một nỗ lực nhằm xóa bỏ các nền văn hóa và các tôn giáo của người thiểu số.

Vấn đề Tân Cương vốn rất nhạy cảm với Trung Quốc nên sau phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ, câu chuyện đã được đem chất vấn với Bắc Kinh. Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm qua 23.9, phóng viên đặt câu hỏi: “Vào ngày 22.9, Bộ trưởng Pompeo đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến Tân Cương khi gặp gỡ các bộ trưởng ngoại giao Trung Á. Ông nói rằng những gì Trung Quốc đã làm ở Tân Cương không phải là chống khủng bố và kêu gọi tất cả các nước khước từ yêu cầu của Trung Quốc trong việc hồi hương người Duy Ngô Nhĩ. Nhận xét của ngài là gì?”

Ông Cảnh Sảng – người đại diện Bộ ngoại giao Trung Quốc buổi họp báo hôm qua trả lời: “Bất chấp sự thật, một chính trị gia nào đó ở Mỹ đã cố gắng bôi nhọ và phỉ báng chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương hết lần này đến lần khác trong một nỗ lực thô bạo can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Điều đó tiết lộ đầy đủ tiêu chuẩn kép mà Mỹ áp dụng trong chống khủng bố. Trung Quốc rất bất và kiên quyết phản đối điều đó.

Các vấn đề Tân Cương hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Không nước ngoài nào có quyền can thiệp. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành sách trắng cách đây không lâu, cung cấp một thông tin đầy đủ về các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề ở Tân Cương. Các biện pháp này về bản chất không khác gì các biện pháp chống khủng bố và phòng ngừa chủ nghĩa cực đoan được thực hiện bởi nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ.

Thực tế có thể chứng minh rằng các biện pháp này đã tạo ra kết quả có thể kiểm chứng. Tân Cương bây giờ đang hưởng thụ sự ổn định xã hội, sụ chuyển mình kinh tế và sự hòa hợp lành mạnh giữa các dân tộc. Đã không thấy cuộc tấn công khủng bố nào trong ba năm qua. Người dân của tất cả các dân tộc ở đó ủng hộ các biện pháp của chính phủ để chống khủng bố và bảo vệ sự ổn định.

Người dân từ nhiều quốc gia đã đến thăm Tân Cương để biết thêm về các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề. Nhiều người trong số họ đã nhận xét tích cực về công việc của chính phủ Trung Quốc trong việc đấu tranh và ngăn chặn khủng bố theo luật pháp. Họ tin rằng kinh nghiệm thành công của Tân Cương là đáng để học hỏi. Điều này không thể bị từ chối hoặc xóa sạch bởi một vài từ của một cá nhân nào đó ở Mỹ.

Thay vì đánh lừa thế giới, những lời dối trá của các chính trị gia Mỹ sẽ chỉ tiết lộ thêm ý định chính trị mờ ám của họ. Chúng tôi khuyên các cá nhân có liên quan ở Mỹ loại bỏ tiêu chuẩn kép trong chống khủng bố, ngừng đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về Tân Cương và phớt lờ các lực lượng khủng bố bạo lực của Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan và kiềm chế không ủng hộ bất kỳ lực lượng ly khai nào chống Trung Quốc để sau cùng là tránh gây tổn hại lợi ích cho chính nước Mỹ”.

Cách trả lời của ông Cảnh Sảng – vụ phó vụ thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có vẻ chưa đầy đủ, chưa thể hiện đúng tâm ý nên sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc có tiếp tuyên bố từ bà Vụ trưởng Hoa Xuân Oánh. Trước câu hỏi tương tự: “Vào ngày 22.9, sau cuộc gặp với các bộ trưởng ngoại giao Trung Á, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng chiến dịch đàn áp của Trung Quốc tại Tân Cương không phải là chống khủng bố, mà là về nỗ lực xóa bỏ đức tin và văn hoá Hồi giáo của

người dân tại đây. Ngoài ra, Mỹ sẽ chú ý đến cuộc khủng hoảng nhân quyền ở Tân Cương?”, bà Hoa trả lời:

“Nhận xét của một số quan chức Mỹ là những lời vu khống thuần túy hàm ý coi thường sự thật.

Trong gần hai thập kỷ, chủ nghĩa khủng bố bạo lực đã tàn phá Tân Cương. Ở mức tồi tệ nhất, trung bình có một cuộc tấn công mỗi ngày. Cuộc sống vô tội đã bị mất, bao gồm cả những người thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Kể từ khi một loạt các biện pháp chống khủng bố và phòng ngừa chống cực đoan được thực hiện, chẳng hạn như phát triển các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề, Tân Cương đã không thấy một cuộc tấn công khủng bố bạo lực nào trong ba năm liên tiếp.

Quyền sinh hoạt và phát triển của gần 25 triệu cư dân của tất cả các nhóm dân tộc trong khu vực đã được đảm bảo một cách hiệu quả nhất. Những biện pháp này cũng đã nhận được chứng thực và sự ủng hộ từ người dân của tất cả các dân tộc ở Tân Cương. Đây là một thực tế cơ bản mà không ai có thể phủ nhận. Bất kỳ người nước ngoài nào đã đến Tân Cương sẽ nhận ra và khẳng định điều này.

Chúng tôi kêu gọi các quan chức Mỹ có liên quan phải đối mặt với sự thật một cách trung thực, đề cao sự khách quan và công bằng ở mức tối thiểu, không áp dụng tiêu chuẩn kép về vấn đề chống khủng bố và không lấy đó làm lý do để tấn công Trung Quốc một cách vô lý”.

Thực ra, Tân Cương là vấn đề nhạy cảm nhưng không mới với Trung Quốc. Hồi đầu tháng 7, đã có 22 nước (trong đó có cả Canada, Nhật, Úc, New Zeland rồi các quốc gia châu Âu như Đức, Anh, Pháp…) liên danh gửi thư lên Cao ủy nhân quyền của Liên Hợp Quốc đòi hỏi Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp và nghĩa vụ của họ với quốc tế và ngăn chặn việc giam giữ tùy tiện người Duy Ngô Nhĩ cũng như người thuộc cộng đồng Hồi giáo, dân tộc thiểu số khác và tạo điều kiện tự do tôn giáo. Phản ứng khi đó của Trung Quốc khá nhẹ nhàng khi bà Hoa Xuân Oánh giải thích từ tốn chứ không chỉ trích nặng nề.

Trung Quốc khi ấy cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều nước (ban đầu là 37 sau lên 50) về vấn đề Tân Cương trong đó có Tajikistan và Turkmenistan là 2 nước Hồi giáo gần Tân Cương.

Nhưng lúc này, Mỹ nhảy vào cuộc sau khi đứng ngoài vụ vận động hồi đầu tháng 7 và Mỹ tỏ ra cao tay khi triệu tập, kêu gọi với các nước Trung Á. Chỉ cần các nước Trung Á thay đổi thái độ thì thế giới sẽ nhìn Tân Cương ở góc độ khác.

Sau những gì đang xảy ra ở Hồng Kông mà Trung Quốc đã khẳng định do các quan chức Mỹ đứng đằng sau thao túng thì Bắc Kinh tiếp tục bày tỏ thái độ giận dữ khi Washington có những bước tiếp cận đột phá ở vấn đề Tân Cương. Vấn đề nhạy cảm ở Tân Cương khi Mỹ đề cập đúng là có sức ảnh hưởng lớn khiến Trung Quốc lo ngại hơn nhiều so với việc 22 nước chỉ trích hồi mùa hè.

Nhưng điều đáng lo ngại hơn là những lời qua tiếng lại giữa Bộ ngoại giao Mỹ – Trung thời gian qua phản ánh sự căng thẳng không thể kiềm chế giữa hai nước. Điều này phủ bóng đen lớn lên vòng đàm phán thương mại thứ 13 của Washington và Bắc Kinh vào tháng 10 tới đây.

http://biendong.net/diem-tin/30573-tq-lien-tiep-danh-loi-kho-nghe-cho-ngoai-truong-my-cang-thang-2-nuoc-dang-cao.html

 

TQ đối mặt với những khó khăn chồng chất từ

bên trong lẫn bên ngoài, ông Tập đang phải chịu đựng

thời gian khó khăn nhất kể từ khi lãnh đạo đất nước!

Khắp vành đai công nghiệp phía Nam Trung Quốc, tầng lớp lao động đang phải chịu đựng nhiều áp lực, từ những chủ cửa hàng ở Thâm Quyến và tiểu thương bán thịt lợn Nam Ninh cho đến công nhân nhà máy ở Đông Quan. Và chính ông Tập Cận Bình cũng vậy.

Cuộc chiến thương mại dai dẳng với Mỹ, những cuộc biểu tình ở Hồng Kông, giá thực phẩm tăng vọt và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong nhiều thập kỷ là một trong những vấn đề mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Nhân dân Trung Hoa. Thoạt nhìn, mọi thứ dường như vẫn ổn: các con phố đều được dọn dẹp sạch sẽ, an ninh thắt chặt hơn trước ngày lễ 1/10, khi đó ông Tập sẽ chủ trì một buổi diễu hành quân sự và có bài phát biểu quan trọng.

Dẫu vậy, những gì đang thực sự diễn ra lại không đáng mừng đến vậy, đặc biệt là khu vực phía Nam Trung Quốc trải dài từ biên giới đến vùng Đồng bằng Châu Giang. Đông Quan đang phải chịu sự thay

đổi do thuế quan của Mỹ, trong đó có Thâm Quyến – quê hương của nhiều “kỳ lân” công nghệ. Và ngay bên kia là những cuộc biểu tình kéo dài ở Hồng Kông, cùng Nam Ninh – nơi bắt đầu hứng chịu cảnh khủng hoảng thịt lợn khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành.

Dennis Wilder, cựu giám đốc cấp cao về vấn đề châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nhận định: “Ông Tập đang phải đối mặt với vô số vấn đề không mấy thuận lợi ở cả trong và ngoài nước. Bất kỳ vấn đề nào ở đây cũng có thể trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện. Do đó, trong khi nắm chắc quyền lực trong tay, nhưng ông ấy cũng không thể vui mừng khi theo dõi cuộc diễu hành ở sự kiện lớn sắp tới.”

Khủng hoảng thịt lợn

Trong các cuộc phỏng vấn với hơn 50 người tại 3 thành phố phía nam Trung Quốc hồi tháng này, hầu hết trong số đó đều chia sẻ nỗi lo về chi phí sinh hoạt. Trước đây, nhiều người nói về sự khó khăn ngày càng lớn dần mỗi ngày, trong khi phải tránh việc bị kỷ luật công khai. Và giờ đây, có lẽ không điều gì khiến họ trăn trở hơn là tình trạng giá thịt lợn tăng vọt.

Tại khu chợ bán đồ tươi Weizilu tại Nam Ninh – thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây, các biện pháp kiểm soát được đưa ra để kìm hãm tình trạng giá tăng vọt đồng nghĩa với việc các tiểu thương đang chịu lỗ khi tiếp tục buôn bán. Khu chợ này là một trong 10 nơi phải áp dụng những biện pháp hạn chế khẩn cấp vào hồi đầu tháng, lệnh giới hạn vẫn là số lượng thịt được bán và với mức giá như thế nào.

Một tiểu thương họ Huang chia sẻ: “Những chủ cửa hàng không hài lòng với chính sách này, nhưng nó lại rất tốt cho người mua.” Huang ước tính chị đã lỗ khoảng 200 tệ (28 USD) cho mỗi con lợn. Chị cho biết các nhà cung cấp cũng được thông báo rằng các khoản trợ cấp sắp đến tay các tiểu thương, nhưng đến giờ vẫn chưa có ai nhận được.

Sự bùng phát của dịch tả lợn đã khiến người tiêu dùng Trung Quốc rơi vào tình cảnh hoang mang, đẩy mạnh giá thịt lợn lên gần 50% trong t

http://biendong.net/doc-bao-viet/30574-tq-doi-mat-voi-nhung-kho-khan-chong-chat-tu-ben-trong-lan-ben-ngoai-ong-tap-dang-phai-chiu-dung-thoi-gian-kho-khan-nhat-ke-tu-khi-lanh-dao-dat-nuoc.html

 

Vụ tấn công nhà máy dầu của Saudi Arabia:

TQ lộ điểm yếu về nguồn cung năng lượng

Vụ tấn công cách đây hơn 1 tuần nhằm vào cơ sở dầu lửa trọng yếu của Saudi Arabia đã khiến thị trường năng lượng toàn cầu rung chuyển, đẩy giá dầu tăng vọt.

Sau đó ít ngày, giá dầu đã “hạ nhiệt” nhờ tuyên bố của Saudi Arabia rằng phần sản lượng dầu mất mát trong vụ tấn công sẽ sớm được khôi phục. Tuy nhiên, theo trang CNN Business, vụ tấn công đã làm lộ ra một điểm yếu của Trung Quốc. Đó là mức độ dễ tổn thương của nước này trước sự gián đoạn nguồn cung dầu từ bên ngoài.

“Thế khó” của Trung Quốc

Là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất giới, Trung Quốc có sự phụ thuộc lớn vào nguồn cung dầu từ các quốc gia khác. Trong những năm qua, Trung Quốc đã cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc này, nhưng nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và thương chiến với Mỹ đã đặt Trung Quốc vào “thế khó”. Hiện nay, mức nhập khẩu dầu từ Saudi Arabia của Trung Quốc đang cao nhất trong nhiều năm.

Trung Quốc vốn nhập khẩu dầu chủ yếu từ Nga, Iran, Saudi Arabia và Mỹ. Tuy nhiên, nước này đã buộc phải cắt giảm nhập khẩu dầu từ ít nhất hai quốc gia trong số này.

Trong nửa đầu 2019, nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm 76% do cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nước. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Iran cũng giảm mạnh do lệnh trừng phạt mà chính quyền Tổng thống Donald Trump áp lên Iran.

Vì vậy, Trung Quốc phải tăng nhập khẩu dầu của Saudi Arabia để bù lại. Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã trở thành nước cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc trong những tháng gần đây, chiếm tỷ trọng 18% trong nhập khẩu dầu của Trung Quốc trong năm nay từ mức chỉ 14% trong năm 2018. Đây là lần đầu tiên trong hơn 5 năm Saudi Arabia vượt qua Nga về cung cấp dầu cho Trung Quốc, theo một báo cáo của công ty dữ liệu tài chính Refinitiv.

Bởi vậy, Trung Quốc không thể không lo lắng khi vụ tấn công mới đây khiến sản lượng dầu hàng ngày của Saudi Arabia giảm một nửa.

“Chúng tôi rất lo ngại về ảnh hưởng tiềm năng của vụ tấn công đối với nguồn cung dầu quốc tế và sự ổn định giá dầu”, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói tại một cuộc họp báo vào hôm thứ Ba.

Chính phủ Trung Quốc liên tục nhấn mạnh sự cần thiết phải đa dạng hóa nguồn năng lượng.

“Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là đảm bảo an ninh năng lượng”, ông Zhang Jianhua, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, nói trong một tuyên bố đăng trên website Chính phủ nước này vào tháng 8. “Làm thế nào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế-xã hội luôn là vấn dedf só 1 cho phát triển năng lượng của chúng ta”.

Năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu gần 70% lượng dầu mà nước này tiêu thụ, theo một báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp xăng dầu Trung Quốc. Báo cáo cho rằng con số này sẽ tăng lên mức 72% trong 2019.

Những nỗ lực xoay sở

Theo báo cáo trên, theo đà phát triển của nền kinh tế, Trung Quôc sẽ cần thêm dầu, nhưng sản lượng dầu trong nước không đáp ứng kịp và những nỗ lực xây dựng dự trữ dầu lửa chiến lược cũng không đạt mục tiêu đề ra.

Năm ngoái, sản lượng dầu thô của Trung Quốc giảm 1,3%, còn 189 triệu tấn, đánh dấu năm giảm thứ ba liên tiếp. Mức sản lượng này bằng chưa đầy số 648 triệu tấn dầu mà Trung Quốc tiêu thụ trong 2018.

“Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong 2019”, báo cáo viết.

Tại một cuộc họp báo hôm thứ Sáu, ông Zhang – Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc – nói rằng Bắc Kinh sẽ nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu. Ông nói Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng đầu tư và hỗ trợ hoạt động thăm dò dầu khí để tăng sản lượng dầu trong nước.

Theo ông Zhang, những cố gắng như vậy sẽ giúp sản lượng dầu thô của Trung Quốc tăng nhẹ lên mức 191 triệu tấn trong năm nay và 200 triệu tấn vào năm 2022.

Trung Quốc không công bố số liệu về dự trữ dầu chiến lược. Tuy nhiên, vào cuối năm 2017, cơ quan thống kê của Trung Quốc cho biết nước này đã thiết lập được 9 điểm dự trữ dầu trên toàn quốc, với tổng công suất dự trữ 37,7 triệu tấn. Dựa trên mức tiêu thụ dầu của Trung Quốc trong 2018, lượng dầu dự trữ như vậy chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong khoảng 3 tuần.

Năm 2008, Trung Quốc đặt mục tiêu sở hữu dự trữ dầu thô khoảng 85 triệu tấn vào năm 2020, ngang với Dự trữ Dầu lửa Chiến lược (SPR) của Mỹ – dự trữ dầu lớn nhất thế giới hiện nay.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 cho 2016-2020, Chính phủ Trung Quốc nêu mục tiêu tự đáp ứng 80% nhu cầu năng lượng vào năm 2020.

Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất một Chiến lược An ninh năng lượng mới, kêu gọi đa dạng hóa nguồn nhập khẩu năng lượng, tăng cường quan hệ với các nước sản xuất dầu khí lớn, đẩy mạnh phát triển năng lượng thay thế, và khuyến khích sáng tạo công nghệ về năng lượng hạt nhân và ô tô chạy điện.

Tuy nhiên, trong một bài báo đăng hồi tháng 6, ông Lin Boqiang – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế năng lượng thuộc Đại học Hạ Môn, nói rằng Trung Quốc gặp khó trong việc giảm phụ thuộc vào dầu lửa vì ngành giao thông khổng lồ của nước này chiếm 70% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu.

Theo ông Lin, cách hiệu quả nhất để Trung Quốc tăng cường an ninh năng lượng là đẩy mạnh sự phát triển của xe chạy điện, đường sắt cao tốc và những hệ thống giao thông hiệu quả hơn.

Áp lực lạm phát

Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang cùng lúc đối mặt nhiều khó khăn, gồm thương chiến với Mỹ, tăng trưởng giảm tốc, và khủng hoảng thịt lợn đẩy lạm phát tăng. Biến động giá dầu thế giới có thể khiến những khó khăn này thêm phần trầm trọng.

Giá dầu tăng có thể đẩy lạm phát lên cao hơn, dẫn tới các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc không còn nhiều dư địa để ứng phó với sự giảm tốc của nền kinh tế. Áp lực lạm phát tăng sẽ khiến Trung Quốc ngần ngại với việc cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng, bởi lãi suất giảm sẽ khiến lạm phát leo thang.

Trong tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 2,8%, chủ yếu do giá thịt lợn tăng vì dịch tả lợn châu Phi khiến nước này mất khoảng 1/3 đàn lợn trong vòng 1 năm qua.

Hôm thứ Tư tuần trước, Trung Quốc tăng giá bán lẻ xăng và dầu diesel thêm 125 Nhân dân tệ (17,6 USD) mỗi tấn.

Một tuyên bố của Ủy ban Phát triển và cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC), cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cấp cao nhất của nước này, nói rằng việc tăng giá bán lẻ xăng dầu là do “những thay đổi gần đây của giá dầu quốc tế”.

http://biendong.net/doc-bao-viet/30572-vu-tan-cong-nha-may-dau-cua-saudi-arabia-tq-lo-diem-yeu-ve-nguon-cung-nang-luong.html

 

Thất bại ngoại giao của TQ

trong vấn đề “Biển Đông của Nam Á”

Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương còn đang có nhiều điểm nóng bị “bỏ quên”, tại sao Trung Quốc lại chọn vấn đề Jammu-Kashmir để đưa ra Hội đồng Bảo an LHQ?

Biển Đông của Đông Nam Á

Có thể gọi vấn đề Kashmir là “Biển Đông của Nam Á” bởi vì sự phức tạp của nó không kém gì vấn đề Biển Đông.

Khu vực Jammu-Kashmir có diện tích khoảng 222.000 km2 bao gồm Thung lũng Kashmir có đa số dân Hồi giáo, vùng Jammu có đa số dân Hindu giáo và khu vực Ladakh có đa số dân Phật giáo.

Năm 1947 khi Ấn Độ và Pakistan được Anh trao trả độc lập, Quốc vương Jammu-Kashmir người Hindu có 3 lựa chọn: theo Pakistan, Ấn Độ hoặc trở thành một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, do các cuộc tấn công của các lực lượng Hồi giáo từ Pakistan nhằm xâm chiếm Jammu-Kashmir bằng vũ lực, Quốc vương Jammu-Kashmir đã quyết định ký thỏa thuận gia nhập khu vực này vào Liên bang Ấn Độ.

Ấn Độ lập tức đưa quân vào Jammu-Kashmir, dẫn đến cuộc xung đột quân sự lần thứ nhất giữa Ấn Độ và Pakistan cho đến năm 1949, khi LHQ can thiệp, buộc hai bên chấp dứt xung đột và kiểm soát ngừng bắn trên đường Line of Control (LOC) phân chia khu vực chiếm đóng của hai nước tại Jammu-Kashmir. Ấn Độ kiểm soát 2/3 bao gồm Jammu, Kashmir và khu vực Ladakh, trong khi Pakistan kiểm soát 1/3 bao gồm các khu vực Azad Kashmir và Gilgit-Baltistan ở phía Tây Kashmir.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, tranh chấp giữa hai nước vẫn không chấm dứt mà thậm chí còn xảy ra xung đột vũ trang qui mô lớn giữa hai bên 3 lần nữa vào các năm 1965, 1971 và 1999.

Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền đối với cả khu vực Jammu-Kashmir. Lập trường của Pakistan là hai bên phải thực hiện Nghị quyết 1172 của Hội đồng Bảo an LHQ năm 1949 về việc tổ chức trưng cầu dân ý với hy vọng đa số người Hồi giáo tại đây sẽ bỏ phiếu sáp nhập Jammu-Kashmir vào Pakistan.

Trong khi đó, Ấn Độ cho rằng Jammu-Kashmir đã được sáp nhập vào Ấn Độ một cách hợp pháp bởi một thỏa thuận với Quốc vương Jammu-Kashmir năm 1947; Nghị quyết HĐBA 1172 cũng yêu cầu 2 nước đối thoại giải quyết các vấn đề bất đồng. Hơn nữa, Pakistan đã đồng ý giải quyết song phương theo Thỏa thuận Shimla năm 1972.

Tranh chấp khu vực này càng trở nên phức tạp, khi đây cũng là khu vực đã từng có tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Trung Quốc không công nhận đường McMahon phân định ranh giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc do Anh và Tây Tạng ký thỏa thuận giữa trước đây. Do vậy, Trung Quốc không chấp nhận đường McMahon ở phía bắc Aksai Chin thuộc khu vực Ladakh. Năm 1954 Trung Quốc bí mật xây dựng con đường quốc lộ chiến lược Karakoram nối liền Tân Cương với Tây Tạng, trong đó, một đoạn chạy qua vùng Ladakh của Ấn Độ chia cắt 37.000 km2 của khu vực Aksai-chin khỏi Ladakh.

Ấn Độ lập tức phản đối và dẫn đễn cuộc chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc năm 1962, mà kết quả là Trung Quốc vẫn chiếm giữ khu vực Aksai-chin cho đến nay.

Tháng 3/1963, trước sức ép của Trung Quốc, Pakistan đã phải ký Hiệp định nhượng cho Trung Quốc 5.000 km2 lãnh thổ thuộc bang Jammu và Kashmir. Với khu vực này, Trung Quốc và Pakistan có chung biên giới và đây cũng là nơi tuyến đường Karakorum trước đây và Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) của Trung Quốc hiện nay chạy qua.

Cho đến nay Chính phủ Ấn Độ vẫn phản đối Hiệp định trên và không thừa nhận tính pháp lý của nó.

Ấn Độ đi trước một bước

Tranh chấp Jammu-Kashmir như vậy đã tồn tại hơn 70 năm và gần đây lại nổi lên thành điểm nóng, khi Chính phủ Ấn Độ ngày 5/8/2019 quyết định hủy bỏ qui chế tự trị của bang Jammu-Kashmir theo điều khoản 370 Hiến pháp và thành lập 2 vùng lãnh thổ trực thuộc trung ương là Jammu-Kashmir và Ladakh.

Khi Jammu-Kashmir gia nhập Ấn Độ năm 1947, Chính phủ Ấn Độ bổ sung điều khoản 370 vào Hiến pháp chấp nhận cho Jammu-Kashmir có qui chế tự trị rộng rãi hơn so với các bang khác của Ấn Độ. Nhưng với việc hủy bỏ điều khoản này, bang Jammu-Kashmir cùng với qui chế tự trị đặc biệt của nó không còn nữa, thay vào đó là 2 vùng lãnh thổ độc lập trực thuộc Liên bang, do Chính phủ Liên bang trực tiếp quản lý (Ấn Độ hiện có 7 vùng lãnh thổ như vậy).

Theo tuyên bố của chính phủ Ấn Độ việc hủy bỏ này là vấn đề nội bộ của Ấn Độ nhằm đưa khu vực Jammu-Kashmir hội nhập hoàn toàn vào Liên bang Ấn Độ, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị của khu vực này.

Ấn Độ cho rằng quyền tự trị quá rộng rãi của bang Jammu-Kashmir đã bị lạm dụng, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của những cộng đồng thiểu số khác tại Jammu-Kashmir, đồng thời cản trở khả năng kiểm soát cũng như những kế hoạch phát triển của trung ương đối với vùng này.

Với đa số là người Hồi giáo, các xu hướng ly khai, đòi độc lập hoặc sáp nhập khu vực này với Pakistan chưa bao giờ chấm dứt kể từ năm 1947. Đặc biệt, kể từ 1989, phong trào ly khai vũ trang bạo động nổi lên, được tiếp sức bởi các nhóm khủng bố có căn cứ tại Pakistan, làm cho tình hình Jammu-Kashmir, càng trở nên mất ổn định và khó kiểm soát.

Sau mọi nỗ lực hòa giải cũng như các biện pháp quân sự nhằm ổn định tình hình không mang lại kết quả, Chính phủ Ấn Độ đã đi đến quyết định phải hủy bỏ qui chế tự trị của bang Jammu-Kashmir.

Về mặt quốc tế, Ấn Độ hủy bỏ qui chế tự trị của Jammu-Kashmir và biến khu vực này thành lãnh thổ trực thuộc liên bang cũng là nhằm khẳng định chủ quyền và quyền kiểm soát đối với khu vực đang còn tranh chấp với Pakistan và Trung Quốc.

Ấn Độ muốn truyền đi một thông điệp mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế là: Jammu-Kashmir đã chính thức hòa nhập với Ấn Độ, thu hẹp tranh chấp với Pakistan và Trung Quốc và do vậy không cần can thiệp của quốc tế. Ấn Độ cũng dường như đang chuẩn bị cho lập trường cứng rắn hơn trong đàm phán biên giới vòng 23 với Trung Quốc vào cuối năm nay.

Về mặt chiến lược, Chính phủ Thủ tướng Modi cũng có thể tính toán củng cố chủ quyền ở Jammu-Kashmir nhằm đi trước một bước, đối phó với tình hình quốc tế và khu vực đang xấu đi, nhất là việc Trung Quốc tỏ ra hiếu chiến hơn trong vấn đề biên giới lãnh thổ.

Ấn Độ cũng chuẩn bị đối phó với tình huống nếu Mỹ kết thúc đàm phán với Taliban và rút quân khỏi Afganistan, các lực lượng khủng bố Hồi giáo sẽ chuyển hoạt động tới khu vục Kashmir.

Thất bại của Trung Quốc

Việc Ấn Độ hủy bỏ điều khoản 370 Hiến pháp đã khiến Pakistan lập tức lên tiếng phản đối, quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao, triệu hồi Đại sứ tại New Delhi và trục xuất Đại sứ Ấn Độ tại Islamabad, đình chỉ thương mại, đường sắt và cấm chiếu phim Ấn Độ, yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn cấp và dọa sẽ cắt đứt mọi đường hàng không giữa hai nước và đưa vấn đề ra Tòa án công lý quốc tế.

Pakistan cũng đưa quân áp sát đường LOC, tạo ra sự căng thẳng quân sự với Ấn Độ. Pakistan phản ứng dữ dội có thể là do việc Ấn Độ biến khu vực này thành lãnh thổ trực thuộc Liên bang đã làm thu hẹp cơ hội của Pakistan muốn quốc tế hóa để giải quyết vấn đề Jammu-Kashmir.

Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối việc sáp nhập Jammu-Kashmir vào lãnh thổ Ấn Độ, coi đây là hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc, không thể chấp nhận, và rằng Trung Quốc ủng hộ Pakistan bảo vệ quyền chính đáng của mình.

Ấn Độ lập tức lên tiếng bác bỏ ý kiến của Trung Quốc và khẳng định đây là vấn đề nội bộ và mong các nước khác cùng tôn trọng. Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishanka khi đi thăm Trung Quốc từ 11-13/8/2019 cũng nói việc Ấn Độ bỏ điều 370 không ảnh hưởng gì tới Đường kiểm soát thực tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Ladakh.

Tuy nhiên, Trung Quốc và Pakistan vẫn đề nghị họp Hội đồng Bảo an LHQ khẩn cấp.

Cuộc họp kín của HĐBA diễn ra vào ngày 16/8/2019, nhưng không ra được một nghị quyết nào, mà chỉ có một thông báo khuyên hai nước Ấn Độ và Pakistan kiềm chế và giải quyết song phương trực tiếp các bất đồng.

Đây rõ ràng là một thất bại ngoại giao của Trung Quốc và Pakistan. Hai nước đã không thể thực hiện được ý đồ quốc tế hóa vấn đề Jammu-Kashmir, đồng thời cũng cho thấy sự cô lập của cả hai nước trên trường quốc tế.

Ngược lại, đây là một thắng lợi của Ấn Độ về mặt đối nội cũng  như đối ngoại, phản ánh sự tự tin của Thủ tướng Modi khi bước vào nhiệm kỳ 2 và vị thế ngày càng cao của Ấn Độ trên  trường quốc tế.

Nhiều nước như Bangladesh, Maldives, Sri Lanka, Thái Lan đã ủng hộ Ấn Độ, coi việc chuyển đổi qui chế của bang Jammu-Kashmir là vấn đề nội bộ của Ấn Độ. Một số nước khác như Nga, Iran, Malaisia chỉ kêu gọi hai bên kiềm chế, giải quyết song phương. Mỹ cũng ủng hộ Ấn Độ và Pakistan giải quyết

song phương, trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị làm trung gian giải quyết tranh chấp giữa hai nước.

Vấn đề Kashmir như trên đã nói liên quan tới tranh chấp giữa Ấn Độ với Pakistan và Ấn Độ với Trung Quốc. Đây là những nước có vũ khí hạt nhân mà nếu xảy ra xung đột không được kiểm soát thì để lại những hậu quả khôn lường. Do vậy, đây là vấn đề thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Nhưng vấn đề nóng lên và được đưa ra Hội đồng Bảo an cũng còn là do ý đồ của Pakistan và Trung Quốc muốn quốc tế hóa, nhằm hạ thấp vị thế của Ấn Độ.

Tuy nhiên, dư luận cũng có thể đặt câu hỏi là hiện nay trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương không chỉ có vấn đề Kashmir mà còn đang có nhiều điểm nóng khác đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, như vấn đề Biển Đông, tại sao không đưa ra Hội đồng Bảo an LHQ?

Những hành động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc làm thay đổi nguyên trạng, quân sự hóa Biển Đông, đe dọa lợi ích tự do hàng hải, hàng không, thương mại của tất cả các nước trên thế giới và nhất là những hành động gần đây của Trung Quốc ngăn cản Việt Nam khai thác dầu khí hợp pháp trong vùng  đặc quyền kinh tế của mình rõ ràng là rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến xung đột, de dọa hòa bình ổn định ở Biển Đông, là vấn đề rất đáng được thảo luận tại Hội đồng Bảo an LHQ.

http://biendong.net/bi-n-nong/30571-that-bai-ngoai-giao-cua-tq-trong-van-de-bien-dong-cua-nam-a.html

 

Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ về dự luật Hong Kong

Trung Quốc hôm 26/9 đã phản ứng đầy giận dữ, sau khi một dự luật mới ủng hộ các quyền dân chủ ở Hong Kong đã qua được hai ủy ban về đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện Mỹ, theo Newsweek.

Tin cho hay, Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả bất kỳ hành động nào đe dọa tới các quyền lợi của Trung Quốc.

Hôm 25/9, Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong 2019 đã qua được Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.

Theo Newsweek, dự luật này nhiều khả năng sẽ được Hạ viện và Thượng viện Mỹ đưa ra biểu quyết vào những tuần tới.

XEM THÊM:

Khách giảm vì biểu tình, các hãng yêu cầu Hong Kong miễn lệ phí sân bay

Nếu được thông qua, dự luật cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Hong Kong và Trung Quốc làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong.

Theo South China Morning Post, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng, nói rằng dự luật này là một nỗ lực “can thiệp bừa bãi vào công việc nội bộ của Trung Quốc” và cho thấy “ý định thâm độc của một số người trong quốc hội Mỹ nhằm khống chế sự phát triển của Trung Quốc”.

“Trung Quốc đã mạnh mẽ đáp trả bất kỳ hành động nào của Mỹ nhằm gây tổn hại tới các quyền lợi của Trung Quốc”, ông Cảnh nói.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-d%E1%BB%8Da-%C4%91%C3%A1p-tr%E1%BA%A3-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%81-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-hong-kong/5099477.html

 

Trung Quốc sắp hạ thủy tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn

Thanh Phương

Theo trang mạng Forbes ngày 24/09/2019, chiến hạm đổ bộ tấn công cỡ lớn của Trung Quốc, Type – 075, trọng tải 35.000, sắp sửa được hạ thủy từ một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải, nâng cao hơn nữa khả năng chiến đấu của hải quân nước này, đặc biệt là tại Biển Đông và đối với Đài Loan.

Sở hữu loại tàu có tên gọi theo thuật ngữ quân sự là Tàu đổ bộ chở trực thăng (Landing Helicopter Dock) được coi là một bước mới trong việc phát triển nhanh chóng khả năng của hải quân Trung Quốc, bổ sung cho các hàng không mẫu hạm, khu trục hạm phòng không và tàu ngầm không người lái.

Loại tàu này còn đặc biệt quan trọng đối với Bắc Kinh, vì Trung Quốc đang muốn áp đặt chủ quyền trên phần lớn Biển Đông và vẫn không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan với Hoa lục. Ấy là chưa kể nước này đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản. Trong nhiều năm qua, khả năng của Trung Quốc tấn công Đài Loan vẫn bị xem nhẹ, thậm chí bị chế giễu vì hải quân Trung Quốc không có bất cứ phương tiện đổ bộ đủ quân lên đảo này để đánh chiếm. Nhưng nay thì không còn ai dám chế giễu như thế nữa.

Những tin đồn và những thông tin về tàu tấn công đổ bộ Type – 075 đã được lan truyền ngay cả trước khi tàu đổ bộ đầu tiên của Trung Quốc, Type – 071 được đưa vào hoạt động.

Các hình ảnh đầu tiên chụp tàu Type – 075 đang được đóng đã bị lộ trên mạng Internet ngay từ tháng 3/2019. Các hình ảnh này cùng với các ảnh chụp từ vệ tinh giúp người ta có thể hình dung được diện mạo của chiếc tàu đổ bộ tấn công mới, đặc biệt là tàu này có một bãi đáp lớn cho trực thăng. Theo tạp chí Forbes, sáng ngày 23/09 vừa qua, các nhà quan sát nhìn thấy một đèn lồng màu đỏ tên mũi tàu, một dấu hiệu cho thấy lễ hạ thủy sắp được tổ chức.

Tốc độ đóng tàu Type – 075 quả là cực kỳ nhanh, vì tàu được đóng xong chỉ 12 năm sau khi Trung Quốc đặt hàng chiếc tàu Type-071 đầu tiên trong tổng cộng ít nhất 7 chiếc, mỗi chiếc có thể chở 4 trực thăng lớn. Còn Type-75, theo Forbes, về kích thước lớn hơn các chiến hạm tương đương của Úc và Pháp và chỉ thua các tàu Lớp Wasp và Lớp America của hải quân Mỹ. Chiến hạm đổ bộ tấn công có thể mang theo khoảng 30 trực thăng, hàng trăm lính thủy quân lục chiến, cùng nhiều phương tiện chiến đấu. Theo kết quả phân tích các ảnh vệ tinh, dường như là chiếc Type – 075 thứ hai đã bắt đầu được đóng, ngay cả trước khi chiếc đầu tiên được hạ thủy.

Các chiến hạm đổ bộ mới cũng sẽ đóng một vai trò trong việc điều động quân đội Trung Quốc đến những nơi xa. Lực lượng thủy quân lục chiến của Trung Quốc nay đang hoạt động ở vùng Ấn Độ Dương và Trung Quốc. Bắc Kinh nay cũng đã có một căn cứ quân sự ở Djibouti, sát cạnh Vịnh Ba Tư và Hồng Hải.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190925-trung-quoc-sap-ha-thuy-tau-do-bo-tan-cong-co-lon

 

Sòng bạc mọc lên như nấm, dân nghèo lặng lẽ

rời đi vì tiền TQ: Canh bạc lớn của thành phố

biển  Campuchia, liệucó đáng?

Thành phố biển Sihanoukville của Campuchia đang mạo hiểm đánh cược chính tương lai của họ trong một canh bạc lớn khi nhận tiền đầu tư của Trung Quốc, SCMP bình luận.

Tọa lạc ở nơi cách thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hơn 3.500km, nhưng thành phố Sihanoukville của Campuchia lại có không khí giống như một thành phố của Trung Quốc, chứ không giống với những thị trấn ven biển buồn tẻ thường thấy, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hong Kong) nhận định.

Ở Sihanoukville hiện nay có thể bắt gặp người nói tiếng Trung Quốc (Phổ thông) ở khắp nơi, và các nhà hàng Trung Quốc thì mọc lên như nấm bên những con đường đầy bụi đất gần các công trình xây dựng – trong đó bao gồm nhiều dự án xây dựng khách sạn và hơn 80 sòng bạc.

Vốn là một làng chài nằm ở phía Tây Nam của Campuchia, Sihanoukville từng là điểm đến yêu thích của dân du lịch bụi. Giờ đây thành phố này ngày càng “bùng nổ”, và phần lớn sự phát triển ấy đều nhờ vào tiền của Trung Quốc.

Người Trung Quốc bắt đầu đổ xô tới thành phố biển này của Campuchia vào khoảng 3 năm trước nhờ vào chính sách nhập cư được nới lỏng, và khi đó cũng là thời điểm chính phủ Campuchia tìm kiếm thêm các khoản đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Theo Thị trưởng Sihanoukville Y Sokleng, hiện nay cộng đồng người Trung Quốc tại Sihanoukville đã tăng lên tới con số 80.000 người, gần bằng số người Campuchia sinh sống tại thành phố này.

Tương đương với con số trên, hiện nay gần 90% các cơ sở kinh doanh trong thành phố – từ khách sạn, casino tới nhà hàng và các tiệm massage – đều do người Trung Quốc quản lý và vận hành, SCMP dẫn lời cảnh sát trưởng Chuon Narin.

Tuy nhiên, mặc dù làn sóng đầu tư Trung Quốc tạo ra nhiều cơ hội, nhưng nó cũng mang tới nhiều vấn đề nghiêm trọng cho Sihanoukville.

Theo giới chức địa phương, những vấn nạn như cờ bạc, mại dâm và buôn lậu ma túy đang hoành hành tại thành phố biển này. Trong khi đó, một vụ sập nhà chết người mới đây đã thổi bùng ngọn lửa giận

dữ tại Sihanoukville về chất lượng và sự an toàn của các công trình xây dựng của Trung Quốc. Ngoài ra, giá thuê nhà tăng cao đã đẩy nhiều người nghèo ra khỏi thành phố này.

Dân bản địa giận dữ

Hồi tháng 6 vừa qua, một tòa nhà 7 tầng thuộc sở hữu của người Trung Quốc đã bất ngờ đổ sập trong lúc các công nhân đang say ngủ, khiến 28 người Campuchia thiệt mạng. Sau vụ việc này, Thị trưởng thành phố đương nhiệm là ông Yun Min đã từ chức, và một cuộc điều tra toàn diện cũng đã được thực hiện trên quy mô toàn thành phố.

Sau khi cuộc điều tra được thực hiện, 22 công trường xây dựng – khoảng 10% số dự án đang được thi công tại Sihanoukville – không có giấy phép đã phải ngừng hoạt động, và hầu hết các dự án này đều do người Trung Quốc sở hữu.

Không chỉ có vậy, hai tòa nhà mới xây do người Trung Quốc sở hữu cũng nhận được lệnh phải phá dỡ, sau khi những vết nứt lớn và hiện tượng sụt lún xuất hiện tại hai tòa nhà này.

Thị trưởng Y Sokleng cho biết những vấn đề về an toàn tại các công trình này – như việc nhà thầu Trung Quốc dùng vật liệu xây dựng không đủ tiêu chuẩn đã khiến người dân bản địa vô cùng giận dữ.

Sự bùng nổ về cơ sở hạ tầng còn khiến môi trường bị tàn phá nghiêm trọng, theo Alex Gonzalez-Davidson, một nhà hoạt động tại trung tâm Mother Nature Cambodia, khẳng định.

Theo ông Gonzalez-Davidson, vấn đề môi trường càng trở nên trầm trọng hơn do các dịch vụ công cộng của Sihanoukville (điện, nước, xử lý rác thải) không thể đáp ứng được tốc độ xây dựng các tòa nhà và cơ sở kinh doanh tại thành phố này.

“Hiện nay [Sihanoukville] đang phải đối mặt với khủng hoảng rác thải ngày càng nghiêm trọng. Rác thải thường bị để bên ngoài trời nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần trước khi được thu gom, sau đó chúng được đưa tới bãi rác ở ngoại ô thành phố, nơi chỉ có hai cách xử lý truyền thống là đốt rác hoặc để chúng tự phân hủy”, nhà hoạt động này nói.

Ngoài những vấn nạn kể trên, tỉ lệ tội phạm tại Sihanoukville cũng ngày càng gia tăng. Chỉ tính từ năm 2017 – 2018, tỉ lệ tội phạm của thành phố này đã tăng 25%.

Tháng 7 vừa qua, một người phụ nữ Trung Quốc 25 tuổi làm việc tại một sòng bạc đã bị bắn chết trên đường khi trở về nhà vào đêm muộn. Cảnh sát thành phố vẫn đang tiếp tục truy tìm 3 kẻ tình nghi. Trước đó 2 tháng, một người đàn ông Trung Quốc đã bị bắn chết giữa ban ngày, nhưng cảnh sát đã bắt giữ được 2 kẻ thủ phạm (cũng là người Trung Quốc) trong vụ việc này.

Những vụ việc trên đã khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi đầu tháng 8 vừa qua phải ban hành cảnh báo đối với khách du lịch Trung Quốc khi họ tới Sihanoukville. Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ngành du lịch Campuchia và vẫn trên đà tăng trưởng. Năm ngoái, số du khách Trung Quốc tới Campuchia là khoảng 1,9 triệu người, tăng 700.000 người so với năm 2017.

Trong khi đó, để đối mặt với vấn nạn buôn lậu ma túy, mại dâm và đánh bạc trái phép, Campuchia đã kí kết một hiệp ước thi hành luật pháp với Trung Quốc vào tháng 3 năm nay để xử lý các tội phạm xuyên quốc gia.

Tháng 7 vừa qua, trong một cuộc đột kích rạng sáng vào một hộp đêm do người Trung Quốc sở hữu, cảnh sát Sihanoukville đã bắt giữ 146 người, trong đó phần lớn là công dân Trung Quốc, do nghi ngờ những người này sử dụng và buôn bán ma túy. Cảnh sát cũng thu giữ được 44g ketamine và 54g thuốc lắc trong vụ đột kích này.

Chỉ tính từ giữa tháng 7 đến nay, hơn 500 người có quốc tịch Trung Quốc đã bị bắt giữ tại Sihanoukville và trục xuất về nước, hầu hết đều có liên quan tới lừa đảo trên mạng, SCMP trích dẫn thông tin được truyền thông địa phương đăng tải.

“Điều bất ổn”

Các sòng bạc mọc lên như nấm ở Sihanoukville dù người Campuchia bị cấm đánh bạc – 48 trong số các cơ sở này được vận hành bởi người Trung Quốc và đều phục vụ người nước ngoài – là một phần lớn nguyên nhân gây ra những vấn đề xã hội tại thành phố này.

Vào tháng 2 năm nay, Đội Đặc nhiệm Tài chính quốc tế đã đưa Campuchia vào danh sách theo dõi, sau khi kết luận rằng quốc gia này có nhiều “lỗ hổng chiến lược” trong năng lực chống lại vấn nạn rửa tiền và khủng bố tài chính.

Nhà hoạt động Gonzalez-Davidson cho rằng “các hoạt động cờ bạc và bất động sản chưa được kiểm soát” có thể khiến Sihanoukville trở thành trung tâm mới cho các hoạt động phi pháp và tội phạm lộng hành.

“Gần đây chính quyền công bố thành phố này hiện có 88 sòng bạc, trong khi 4 năm trước họ thậm chí còn chưa có đến 5 cơ sở. Rõ ràng có điều gì đó không ổn ở đây”, ông Gonzalez-Davidson nói.

Trong khi đó các nhà sản xuất thì than phiền rằng họ đang thiếu công nhân vì các sòng bạc này.

Nhà máy sản xuất các bộ phận ô tô của ông Kong Linghu là một trong số 160 nhà máy nằm trong khu vực kinh tế đặc biệt do Trung Quốc quản lý, thuộc khuôn khổ dự án Vành đai và Con đường. Hơn 30.000 người Campuchia đang làm việc trong các nhà máy này, tuy nhiên ông Kong cho biết hiện nay việc tìm kiếm lao động đang trở nên ngày càng khó khăn hơn.

“So với các nhà máy, thì làm việc trong các sòng bạc hấp dẫn giới trẻ hơn nhiều, vì môi trường làm việc ở đó tốt hơn, thu nhập tốt hơn và họ cũng được ăn vận đẹp đẽ khi đi làm nữa”, ông Kong nói.

Mặc dù vậy, Thị trưởng Y Sokleng vẫn bênh vực các sòng bạc. Ông nói rằng người dân địa phương vẫn bị cấm đánh bạc tại các cơ sở này theo quy định của pháp luật, và khẳng định người Trung Quốc cùng khoản tiền đầu tư của họ nhìn chung vẫn được hoan nghênh tại Sihanoukville.

“Sihanoukville là trạm dừng quan trọng trong dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Chúng tôi chính là cầu nối giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác”, ông Y Sokleng nói.

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào Campuchia hiện nay, với số vốn đầu tư chiếm khoảng 30% tổng đầu tư nước ngoài vào Campuchia năm 2016 (3,6 tỉ USD), theo Hội đồng Phát triển Campuchia.

Dân bản địa thấy “cơ hội”

Một số người dân địa phương đã nắm bắt cơ hội khi Trung Quốc đổ tiền đầu tư vào Sihanoukville, SCMP đưa tin.

Anh Tem Ban, một tài xế xe tuk-tuk 33 tuổi đã rời bỏ làng quê gần Phnom Penh để tìm kiếm cơ hội kiếm nhiều tiền hơn tại Sihanoukville. Anh nói rằng mình rất thích sự phát triển nhanh chóng tại thành phố này, và hy vọng sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư Trung Quốc tới đây hơn nữa.

“Trung bình mỗi ngày tôi kiếm được 30 USD, và gửi về cho gia đình khoảng 500 USD mỗi tháng. Tôi tới đây vì đây là nơi tôi có thể kiếm tiền – và tôi còn muốn kiếm được nhiều hơn thế”, Tem Ban nói. Được biết, Tem Ban thường ngủ trong xe tuk-tuk của mình để tiết kiệm tiền gửi về cho gia đình.

Nhân viên bất động sản Sorn Lidy, 25 tuổi, làm việc cho một nhà phát triển Trung Quốc, cũng cảm thấy rất hạnh phúc vì có thể kiếm được nhiều tiền từ sự phát triển bùng nổ của Sihanoukville. Cô tiết lộ rằng thu nhập mỗi tháng của cô lên đến 1.000 USD nhờ làm thêm công việc phiên dịch cho các thương nhân Trung Quốc.

Bou Saroeun, một người bán đồ ăn vặt và tạp hóa gần một ngôi đền, cho biết ông này đã phải thuê ngôi nhà đang kinh doanh từ chủ thuê người Trung Quốc với giá 2.000 USD/tháng. Tuy nhiên, cửa hàng của ông thu được khá nhiều lợi nhuận “do lượng khách du lịch Trung Quốc tăng lên”. “Tôi thường khuyên 5 đứa con của mình rằng chúng cần phải học tiếng Trung thật tốt để có tương lai tốt đẹp hơn”, ông Saroeun nói.

Tiền thuê nhà đắt đỏ

Thế nhưng, không phải ai cũng được hưởng lợi từ sự phát triển của Sihanoukville.

Bà Maggie Eno, điều phối viên của quỹ bảo trợ trẻ em M’Lop Tapang, cho biết, thực tế các gia đình và trẻ nghèo phải chịu rất nhiều gánh nặng trước sự phát triển nhanh chóng của Sihanoukville.

“Những gia đình có thu nhập thấp không thể tiếp tục sinh sống tại khu vực trung tâm, vì tiền thuê nhà đã trở nên quá đắt đỏ. Họ buộc phải chuyển ra vùng ngoại ô và sống trong những nơi vô cùng tồi tàn. Họ cũng không thể đi vào thành phố vì giao thông quá tồi tệ. Chưa hết, dù họ phải chuyển ra ngoại thành và sống ở những nơi kinh khủng như vậy, họ vẫn phải trả tiền thuê lên đến 200 USD/tháng, trong khi 3 năm trước, họ chỉ phải trả 30 USD cho một căn nhà như vậy”, bà Eno nói.

“Khi giới chức nói về chuyện phát triển, họ chỉ nghĩ tới những tòa nhà và cơ sở kinh doanh to lớn mà không nghĩ đến người dân. Con đường phát triển đó chắc chắn sẽ thất bại, vì họ đã làm sai cách khi không quan tâm tới người nghèo. Và chính các khoản đầu tư của Trung Quốc là chất xúc tác dẫn tới thất bại ấy”, theo bà Eno.

http://biendong.net/doc-bao-viet/30576-song-bac-moc-len-nhu-nam-dan-ngheo-lang-le-roi-di-vi-tien-tq-canh-bac-lon-cua-thanh-pho-bien-campuchia-lieu-co-dang.html

 

Dân Campuchia chuyển từ ghét người Việt

sang ghét Trung Quốc?

Mỹ HằngBBC News Tiếng Việt, Bangkok

Sự bành trướng của Trung Quốc tại Campuchia khiến người dân nước này bắt đầu chuyển dần từ thái độ ‘phân biệt đối xử’ với người Việt sang ác cảm với người Trung Quốc.

“Người Campuchia hiện đang lo lắng về người Trung Quốc hơn là người Việt. Trung Quốc đã biến một thành phố biển yên bình và có vị trí đặc biệt trong lòng dân Campuchia thành nơi có nhiều sòng bài, băng đảng, và là nơi rửa tiền,” Vũ Minh Hoàng, nghiên cứu sinh Tiến sỹ ngành lịch sử Đông Dương tại Mỹ, nói với BBC News Tiếng Việt từ Phnom Penh.

Có mặt tại Phnom Penh hồi tháng 7/2019 để tham dự Hội thảo quốc tế về Nạn diệt chủng, nhà nghiên cứu Vũ Minh Hoàng cho hay, anh có thêm cơ hội chứng kiến tận mắt ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây. Trước đó, anh từng tham dự hội thảo chủ đề “Đầu tư và cạnh tranh giữa Trung Quốc, Việt Nam tại Campuchia qua các thập kỷ” tổ chức tại Mỹ.

Lối thoát nào cho người Việt bên lề xã hội Campuchia?

Người Việt ở Biển Hồ Campuchia lên bờ rồi đi đâu?

Thầy giáo Việt ‘dạy đủ thứ’ ở Campuchia

‘Sự hoài nghi giữa hai dân tộc’

Trong chuyến công tác đến Phnom Penh, chúng tôi muốn tìm hiểu lý do vì sao cộng đồng gốc Việt luôn không được chào đón ở Campuchia, dẫn đến tình trạng hơn 180.000 người không chính phủ, không tương lai tại chính nơi gia đình họ đã sinh sống nhiều đời.

Khi được hỏi về tình trạng người Việt ở đây không được cấp hộ tịch, nhiều trẻ gốc Việt không có giấy khai sinh, dẫn đến việc không được đi học trường chính phủ, không có bằng cấp, không hộ chiếu, không thẻ ngân hàng, không thể làm việc cho nhà nước, và vòng luẩn quẩn này đã lặp đi lặp lại nhiều đời, nhà nghiên cứu Vũ Minh Hoàng đồng ý rằng, qua các tài liệu lịch sử, “có sự hoài nghi từ rất lâu đời giữa dân tộc Campuchia với người Việt Nam.”

Theo nhận định của nhà sử học trẻ, nguồn gốc mối hiềm khích này có lẽ bắt đầu từ thời vua Minh Mạng mang quân can thiệp vào Campuchia. Sang thời Pháp thuộc, người Pháp tiếp tục đưa nhiều người Việt sang làm quan chức cho thể chế thực dân tại Campuchia. Tiếp đến, thời chiến tranh Việt Nam, quân đội Việt Nam đã dùng Campuchia làm nơi vận chuyển vũ khí, lương thực, quân lương dọc theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.

Một số tài liệu lịch sử cho rằng các việc làm đó của quân Việt Nam dẫn đến việc Mỹ thả bom ở Campuchia.

Các tài liệu và báo chí khác cũng nhắc đến sự kiện lịch sử xảy ra cách đây 40 năm, khi quân đội Việt Nam sang giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và giúp quốc gia này xây dựng lại đất nước.

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự hiện diện của Việt Nam tại Campuchia khi đó. Trong lòng dân Campuchia từng có ý kiến rằng Việt Nam sau khi ‘giải phóng xong’ thì không về ngay mà ở lại, muốn ‘xâm lược’ và ‘đô hộ’ Campuchia.

“Khi đó, Campuchia đã mất hơn 2 triệu người trong nạn diệt chủng. Chỉ còn lại dân số vỏn vẹn bằng một nửa dân số Hà Nội bây giờ và người dân luôn bị ám ảnh, lo sợ rằng đất nước họ sẽ biến mất. Việt Nam thời đó đã cố gắng rất nhiều để giúp bạn xây dựng lại đất nước, làm nguôi đi những ám ảnh này. Nhưng rất khó, trong công tác với nước bạn thì sẽ luôn có những sai sót, dễ làm họ mặc cảm,” Vũ Minh Hoàng nói.

“Đó là do Campuchia từng có một quá khứ huy hoàng khiến hậu duệ sau này khó lòng có thể vượt qua. Họ từng có một đế chế rất lớn trong đó có mảnh đất bây giờ là miền Nam Việt Nam… Những gì đã xảy ra với đế chế này khiến người Campuchia luôn thấy mặc cảm. Cho đến nay, vẫn có sự hoài nghi giữa hai dân tộc.”

Trung Quốc bành trướng mạnh ở Campuchia

Trong khi các nghiên cứu ít ỏi về cộng đồng gốc Việt vô chính phủ tại đây chỉ ra rằng có rất ít “ánh sáng lạc quan” để họ có thể vươn lên được tại Campuchia, căn cứ vào “lịch sử quan hệ giữa hai cộng đồng người” (như nhận định của Tiến sỹ Christoph Sperfeldt trong “A Boat Without Anchors”(Con thuyền không neo), thì theo nhà nghiên cứu Vũ Minh Hoàng, dường như mới đây đã có chút thay đổi trong cách người Campuchia nhìn nhận về người Việt.

Campuchia từng có một đế chế rất lớn, trong đó có mảnh đất bây giờ là miền Nam Việt Nam… Những gì đã xảy ra với đế chế này khiến người Campuchia luôn thấy mặc cảm. Cho đến nay, vẫn có sự hoài nghi giữa hai dân tộc…Nghiên cứu sinh Tiến sỹ Vũ Minh Hoàng

Vũ Minh Hoàng cho rằng đã có những dấu hiệu tốt trong mối quan hệ giữa hai cộng đồng người Việt và Campuchia, đặc biệt trong hai năm qua. Một trong những lý do chính dẫn đến sự thay đổi này là sự xuất hiện của Trung Quốc tại nước này.

“Người Campuchia hiện lo lắng về người Trung Quốc hơn là người Việt. Trung Quốc mua đất, xây sòng bạc ở Campuchia. Một số thế lực ở Trung Quốc chọn Campuchia để đầu tư cho các hoạt động không minh bạch. Điều này khiến người Campuchia mặc cảm. Tinh thần bài Trung đang ngày càng mạnh mẽ tại đây, phủ bóng lên tâm thức ‘ghét’ người Việt. Không thể nói người Campuchia không còn ghét người Việt, nhưng mức độ đã thay đổi,” Vũ Minh Hoàng phân tích.

Bóng dáng của Trung Quốc quả thực rõ mồn một khi chúng tôi ngồi trên xe tuk tuk chạy qua đường phố Phnom Penh, anh lái xe liên tục chỉ ra những tòa nhà “của Trung Quốc” đồ sộ, nguy nga, màu vàng hoặc đỏ lấp lánh.

“Những con đường này cách đây hai năm khi tôi trở về Việt Nam vẫn còn trống không. Thế mà khi quay trở lại đã mọc lên nhiều nhà cửa, công trình của Trung Quốc,” anh nói.

Từ nơi chúng tôi ngồi thực hiện cuộc phỏng vấn ven sông Mekong ở Phnom Penh, cũng có thể thấy thấp thoáng các tòa nhà nguy nga của Trung Quốc.

Trung Quốc đã cho ‘khai hoang’ Diamond City – một hòn đảo phù sa, nối với thủ đô Phnom Penh bằng 4 cây cầu và đầu tư vào công trình xây dựng các chung cư cao cấp và các tòa nhà thương mại tại đây.

Sự hiện diện của Trung Quốc được thấy rõ với các biển hiệu ký tự tiếng Trung ở khắp nơi.

Thế nhưng, tốc độ xây dựng của Trung Quốc ở Phnom Penh không thấm tháp gì so với ở thành phố biển Sihanoukville – nơi gần đây được báo chí quốc tế mô tả là “thay đổi không thể nhận ra”.

Một số người ước tính rằng người Trung Quốc chiếm gần 20% dân số Sihanoukville. Trong tổng số khách nước ngoài trong năm 2017, gần 120.000 là người Trung Quốc – tăng 126% mỗi năm. Trong số 1,3 tỷ đô la Mỹ đầu tư vào Sihanoukville trong năm qua, 1,1 tỷ đô la Mỹ đến từ Trung Quốc.

Theo SCMP, có khoảng 16.000 người Trung Quốc có giấy phép lao động tại Campuchia năm ngoái. Nhiều người hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dự án xây dựng ở tỉnh Sihanoukville và tỉnh Koh Kong lân cận.

Tốc độ phát triển đã khiến nhiều người dân địa phương lo lắng. Nỗi sợ hãi này đã thúc đẩy sự thù địch gia tăng giữa những người dân địa phương đối với dòng người Trung Quốc mới. Hai cộng đồng sống cạnh nhau ở Sihanoukville nhưng hiếm khi tương tác.

Sự dịch chuyển của tình cảm yêu ghét

Trên một diễn dàn trên mạng xã hội, một người tên Madonith viết:

“Tôi là người Campuchia, tôi biết rằng Trung Quốc đã lấy hai thành phố của Campuchia và biến thành thành phố của họ. Sihanoukville để làm căn cứ thủy quân và Kaoh Kong cho căn cứ không quân.”

Băng đảng TQ gây bất ổn ở một tỉnh Campuchia

Campuchia mua nhiều vũ khí Trung Quốc

Còn ông Richard Mackay viết:

“Tôi đã tới Đông Nam Á đầu năm nay. Nơi tệ hại nhất mà tôi viếng thăm là Sihanoukville. Nó là một nơi xấu xí, hỗn loạn nhất mà tôi từng tới. Người ta đã biến một thiên đường mơ màng nơi đây thành một thành phố nghỉ dưỡng kiểu Macau. Tôi nghe nói mafia Trung Quốc và ma túy đã tràn ngập nơi này. Bữa sáng duy nhất mà tôi có thể tìm thấy ở đó là món quẩy Trung Quốc!”

Nhà nghiên cứu Vũ Minh Hoàng cho rằng Trung Quốc đã có vai trò ở Campuchia từ lâu. Nhưng hai năm qua, một phần do công tác đả hổ trong nước của Tập Cận Bình, những quan chức có nguồn tiền không minh bạch, không dùng được tiền đó trên đất Trung Quốc nữa nếu không muốn chịu rủi ro cao, đã tích cực tìm nơi để rửa tiền. Và Campuchia trở thành địa điểm lý tưởng của họ.

“Việc này khiến người Campuchia rất mặc cảm. Tệ hơn, người Trung Quốc không hiểu rõ tầm quan trọng và tình cảm của người Campuchia với Sihanoukville. Khi người Trung Quốc đến Sihanoukville xây dựng, họ đưa nhiều lao động Trung Quốc sang, kể cả thợ xây lẫn kiến trúc sư. Tôi và một số nhà nghiên cứu vừa xem một video âm nhạc của Trung Quốc có hình ảnh các công nhân Trung Quốc đang hát, phía sau là Sihanoukville. Họ hát rằng: Ôi cuộc sống ở Trung Quốc rất khó, ở Sihanoukville còn khó hơn, nhưng chúng tôi sang đây để xây dựng một tương lai đẹp hơn.”

“Đây là mong muốn, ước mơ của người Trung Quốc, nhưng cái mà họ không hiểu được là Sihanoukville đối với người Campuchia có một tầm quan trọng và những ký ức vô cùng mạnh mẽ. Nếu nói chuyện với bất cứ ai ở Phnom Penh, thì họ đều nói về ký ức với bãi biển Sihanoukville đẹp, thanh bình, giá rẻ. Đây cũng là thành phố mang tên Vua Sihanouk được dân Campuchia rất yêu quý. Nên khi họ nhìn thấy thành phố hoàn toàn biến mất thì họ rất đau lòng.

“Sihanoukville hiện còn là nơi chứa chấp các băng đảng tội phạm của Trung Quốc. Năm ngoái, một băng đảng phát tán video nói “họ hoàn toàn thống trị Sihanoukville”, khiến mọi người đều lo sợ và giới chức Campuchia đã phải vào cuộc.”

“Bản thân chính phủ Trung Quốc cũng nhận thấy rằng những hoạt động bất hợp pháp của một số công ty và các băng đảng Trung Quốc ở Sihanoukville là mối đe dọa cho quan hệ song phương cũng như dẫn đến thâm hụt ngân sách, mất vốn cho nền kinh tế Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan thẩm quyền Campuchia để giải quyết các vấn đề ở Sihanoukville.”

Nhà nghiên cứu Vũ Minh Hoàng nói các vấn đề Trung Quốc – Campuchia hiện nóng bỏng đến nỗi bạn bè anh đang chuyển dần sang nghiên cứu về đề tài này.

Lo ngại về tâm lý bài ngoại ở Campuchia

Tờ SCMP trong một bài báo năm 2018 đã viết rằng với nhiều người Campuchia, sự biến đổi của Sihanoukville là sự chia rẽ. Trong khi một số người Campuchia hưởng lợi từ nguồn tiền mà trước đây họ chưa từng có thì một số khác bị đẩy ra bên lề, khoảng cách giàu nghèo tại Campuchia ngày càng sâu sắc.

Về lâu dài, những thế lực bài ngoại có thể sẽ gia tăng lực lượng và gây khó khăn cho cả những người gốc Trung Quốc lẫn Việt Nam sinh sống và làm việc hợp pháp tại Campuchia.Nghiên cứu sinh Tiến sỹ Vũ Minh Hoàng

Sự bất mãn của người Campuchia với người Trung Quốc càng trầm trọng thêm khi đầu năm 2019, một công trình 7 tầng tại Sihanoukville có chủ đầu tư Trung Quốc bị sập, khiến ít nhất 25 người chết. Mới đây, lại có tin Campuchia cho Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân ở Ream, Sihanoukville – điều mà chính phủ của ông Hun Sen luôn phủ nhận.

Huỳnh Thanh Hiền, một người Campuchia gốc Việt làm móng tại Phnom Penh, nói với chúng tôi rằng một số người Campuchia bề ngoài rất thích người Trung Quốc vì ‘lắm tiền’ nhưng bên trong thì không ưa.

“Hàng nào có khách Trung Quốc vào sẽ đon đả lắm. Chủ nhà có khách Trung Quốc cũng thích cho thuê hơn là cho khách Việt Nam thuê vì được nhiều tiền hơn. Nhưng trong sâu thẳm thì người Campuchia sợ người Trung Quốc sẽ lấy mất đất đai của mình.”

Nhận định về tâm lý bài Trung Quốc thay vì bài Việt Nam ở Campuchia hiện nay, Vũ Minh Hoàng bày tỏ lo ngại rằng “có thể chỉ là nhất thời và không thể coi là một chiều hướng tích cực, nếu nó chỉ thêm dầu vào ngọn lửa bài ngoại, phân biệt chủng tộc ở Campuchia.”

“Về lâu dài, những thế lực bài ngoại có thể sẽ gia tăng lực lượng và gây khó khăn cho cả những người gốc Trung Quốc lẫn Việt Nam sinh sống và làm việc hợp pháp tại Campuchia,” nhà sử học trẻ nói với BBC News Tiếng Việt từ Phnom Penh.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49618686