Tin khắp nơi – 26/08/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 26/08/2020

Bầu cử 2020: Melania Trump kêu gọi người Mỹ hòa hợp chủng tộc

Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump chân thành kêu gọi sự thống nhất chủng tộc trong một bài phát biểu tới đại hội của đảng Cộng hòa, được truyền hình trực tiếp từ Nhà Trắng,

“Hãy ngăn chặn bạo lực và cướp bóc,” bà nói khi các cuộc biểu tình đang tiếp tục về một vụ bắn cảnh sát ở Wisconsin.

Bà Trump kêu gọi người Mỹ ngừng đưa ra các giả định dựa trên chủng tộc và suy nghĩ chín chắn về lịch sử Hoa Kỳ.

Tổng thống Donald Trump hiện đang thua đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden trong các cuộc thăm dò dư luận cho cuộc bầu cử vào tháng 11.

Ông Trump, một đảng viên Đảng Cộng hòa, sẽ phát biểu vào đêm cuối cùng của hội nghị đảng hôm thứ Năm.

Melania Trump nói gì?

Bà Trump thường hay né tránh ánh đèn sân khấu đã chiếm vị trí trung tâm tại đại hội đảng Cộng hòa, trong nỗ lực thuyết phục cử tri dồn phiếu cho cuộc tái tranh cử hiện đang thua đối thủ của chồng.

Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ phát biểu tối thứ Ba trước một khán giả nhỏ, bao gồm cả chồng, tại Vườn Hồng của Nhà Trắng.

“Giống như tất cả các bạn, tôi đã phản ánh về tình trạng bất ổn chủng tộc ở đất nước chúng ta,” bà nói.

“Đó là một thực tế khắc nghiệt mà chúng ta không tự hào về những phần lịch sử của mình. Tôi khuyến khích các bạn tập trung vào tương lai trong khi vẫn học hỏi từ quá khứ.”

Bà nói thêm: “Tôi kêu gọi mọi người hãy đến với nhau một cách lịch sự để chúng ta có thể làm việc và sống theo tiêu chuẩn nước Mỹ lý tưởng của mình.”

“Tôi cũng yêu cầu mọi người ngừng những hành vi bạo lực và cướp bóc được thực hiện nhân danh công lý, và đừng bao giờ đưa ra các giả định dựa trên màu da của một người.”

Lịch trình đại hội hôm thứ Ba bắt đầu với một buổi cầu nguyện cho Jacob Blake, người đàn ông da đen 29 tuổi, người đã bị cảnh sát ở Wisconsin bắn nhiều phát vào lưng hôm Chủ nhật.

Ông Trump đã đăng tweet kêu gọi thống đốc tiểu bang Trung Tây gọi Vệ binh Quốc gia khi tình trạng bất ổn tiếp tục diễn ra sau vụ xả súng.

Bà Trump cũng bày tỏ lòng thương xót đối với những người Mỹ lo lắng về sự bùng phát của virus corona.

“Tôi biết nhiều người đang lo lắng,” bà nói. “Một số cảm thấy bất lực. Tôi muốn bạn biết bạn không đơn độc.”

Melania Trump nói gì về tổng thống?

Trong bài phát biểu, bà Trump ca ngợi chồng là một người “không giấu giếm cảm giác của mình trước mọi thứ”.

“Sự trung thực hoàn toàn là những gì chúng ta với tư cách là công dân xứng đáng nhận được từ tổng thống của mình. Dù bạn có thích hay không, bạn luôn biết ông ấy đang nghĩ gì.”

Bà nói hai vợ chồng bà được truyền cảm hứng từ những gia đình lao động Mỹ, những người mà bà ca ngợi là “xương sống của đất nước này”.

“Bất kể số lượng các tiêu đề truyền thông tiêu cực hoặc sai lệch hoặc các cuộc tấn công từ phía bên kia, Donald Trump không và sẽ không mất tập trung vào bạn”, bà nói thêm.

“Anh ấy yêu đất nước này và biết cách hoàn thành công việc.”

“Như bạn đã biết trong năm năm qua, anh ấy không phải là một chính trị gia truyền thống.”

Quyết định phát biểu từ ghế tổng thống của Melania Trump đã khiến các đảng viên Đảng Dân chủ tức giận, họ cho rằng địa điểm được sử dụng không phù hợp vì lạm dụng các nguồn lực của chính phủ.

Cuối tuần qua, bà Trump công bố việc cải tạo Vườn Hồng, bao gồm việc di dời khoảng một chục cây táo do cựu Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy trồng.

Trên mạng xã hội, một số người tuyên bố sai lầm là các cây và bụi hoa hồng lịch sử được đã bị nhổ bỏ, và nhiều người tức giận tấn công đệ nhất phu nhân người Slovenia như một “người nước ngoài”.

Chính quyền Trump cho biết dự án trùng tu Vườn Hồng kéo dài ba tuần do các nhà tài trợ tư nhân chi trả và không tiết lộ tổng chi phí.

Ngay trước khi Mary Ann Mendoza, một phụ nữ có con trai sĩ quan cảnh sát bị giết bởi một người nhập cư bất hợp pháp, chuẩn bị lên sân khấu, ban tổ chức thông báo bà đã bị rút khỏi danh sách đọc diễn văn.

Quyết định rút Mary Ann Mendoza được đưa ra vài giờ sau khi bà xin lỗi đã đăng lại một bài diễn văn bài Do Thái trước đó hôm thứ Ba.

Đảng Dân chủ phản ứng ra sao?

Đảng viên Đảng Dân chủ hôm thứ Ba chỉ trích những nỗ lực lập luận rằng tổng thống đã xử lý rất tốt sự bùng phát virus corona của Đảng Cộng hòa trong hội nghị tối thứ Hai.

Đảng Dân chủ cho rằng ông Trump phải chịu trách nhiệm cho việc Covid-19 giết chết hơn 180.000 người Mỹ – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore, đảng viên Dân chủ, nói rằng ông Trump đang tìm cách “đè đầu cưỡi cổ nền dân chủ” bằng cách chỉ trích việc bỏ phiếu gửi qua thư và đặt câu hỏi về tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.

Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, người thua ông Trump trong cuộc tranh cử năm 2016, nói nếu ông Biden bị thua khi kiểm phiếu vào đêm bầu cử, ông không nên thừa nhận thất bại vì những lá phiếu bưu điện chưa đếm có thể quyết định cuộc tranh cử.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53915726

 

Con trai Tổng thống Trump

gửi thông điệp xúc động tới cha mình

Lục Du

Eric Trump, con trai thứ hai của Tổng thống Trump, đã có bài phát biểu tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa vào thứ Ba (25/8), kết thúc bài phát biểu Eric đã gửi tới cha mình một số thông điệp cá nhân, theo The BL.

Trong bài phát biểu của mình, ông Eric nói về bốn năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Trump và cách cha của ông đấu tranh vì “những người lao động bị lãng quên ở nước Mỹ”.

“Phong trào của chúng tôi tuân theo mô hình của rất nhiều người đi trước chúng tôi”, Eric Trump nói. “Đầu tiên, chúng tôi không được để ý. Sau đó chúng tôi bị cười nhạo. Sau đó họ tấn công chúng tôi. Và sau đó, cùng nhau, chúng tôi đã giành chiến thắng”.

Nói về những đảng viên Đảng Dân chủ thiên tả, Eric nói rằng những người đó “muốn phá hủy những tượng đài của tổ tiên chúng ta. Họ muốn phủ nhận lá cờ của chúng ta. Đốt cháy những ngôi sao và sọc đại diện cho lòng yêu nước và Giấc mơ Mỹ [trên lá cờ]”.

“Họ muốn không tôn trọng quốc ca của chúng ta bằng cách quỳ gối [xin lỗi tội phạm] trong khi các lực lượng vũ trang của chúng ta đã hy sinh mạng sống hàng ngày để bảo vệ tự do của chúng ta. Họ không muốn Tuyên bố Trung thành trong trường học của chúng ta. Họ không muốn “Một quốc gia dưới Chúa”, ông Eric nói, đề cập tới việc nhiều nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ quỳ gối xin lỗi sau khi một cảnh sát ngộ sát một tội phạm ma túy tên Floyd ít tháng trước.

“Họ tin rằng con đường duy nhất phía trước là xóa bỏ lịch sử và quên đi quá khứ”, ông Eric nói thêm.

“Đảng Dân chủ muốn bôi nhọ, phá hủy và không tôn trọng cơ quan thực thi pháp luật của chúng ta”, và “Đảng Dân chủ muốn có một nước Mỹ nơi suy nghĩ và quan điểm của bạn bị kiểm duyệt khi những suy nghĩ đó không phù hợp với ý kiến của họ”, ông Eric tiếp tục chỉ trích phe Dân chủ.

“Đây là cuộc chiến mà chúng ta đang tham gia ngay bây giờ. Và đó là một cuộc chiến mà chỉ có cha tôi mới có thể chiến thắng”, ông Eric về cuộc chiến với những đảng viên thiên tả của đảng Dân chủ và cha của ông, Tổng thống Trump.

Nói với cha mình, ông Eric đề cập đến người chủ Robert, người em trai của tổng thống Trump mới qua đời hôm 15/8.

“Cha, hãy làm cho chú Robert tự hào. Hãy bắt đầu bốn năm nữa”.

Eric kết thúc bài phát biểu của mình với những lời cảm động dành cho cha, “Con yêu bố rất nhiều. Chúa phù hộ cho bố và Chúa phù hộ cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/con-trai-tong-thong-trump-gui-thong-diep-xuc-dong-toi-cha-minh.html

 

Ông Trump nói về khả năng cắt đứt quan hệ

với Trung Quốc và bảo vệ Đài Loan

Lục Du

Trả lời phỏng vấn Fox News trong một chương trình phát sóng hôm Chủ nhật (23/8), Tổng thống Trump đã nói về những vấn đề liên quan tới Trung Quốc, từ vấn đề Đài Loan đến cuộc chiến thương mại.

Về vấn đề Đài Loan, Tổng thống Trump nói với người dẫn chương trình Steve Hilton của Fox News rằng chính quyền Trung Quốc biết ông sẽ làm gì nếu Bắc Kinh xua quân xâm lược Đài Loan.

Cụ thể, ông Hilton hỏi ông Trump rằng “Nếu Trung Quốc, có vẻ như họ đang trở nên hiếu chiến hơn, cố gắng xâm chiếm Đài Loan hoặc nắm quyền kiểm soát một cách hiệu quả đối với hòn đảo này và các ngành công nghiệp quan trọng của nó, ông sẽ làm gì?”.

“Tôi nghĩ rằng đây là một nơi không thích hợp để nói về điều đó, nhưng Trung Quốc biết tôi sẽ làm gì. Trung Quốc biết”, ông Trump trả lời. “Bạn biết đấy. Tôi không muốn nói rằng tôi sẽ làm điều này hoặc tôi sẽ không làm điều này. Đây chỉ là một nơi không thích hợp để nói về nó”.

“Đó là một chủ đề rất lớn. Một chủ đề rất có nhiều ảnh hưởng, nhưng tôi nghĩ Trung Quốc hiểu những gì tôi sẽ làm”, ông Trump nói thêm.

Nói về mối quan hệ Mỹ-Trung, ông Trump cho biết, “Hãy nhìn lại ba năm rưỡi qua, tôi là người duy nhất đã xử lý Trung Quốc, và nếu bạn biết về báo cáo tình báo ở đó họ nói rằng Trung Quốc đang nỗ lực giúp Joe Biden đắc cử. Nếu ông ấy [Biden] đắc cử, Trung Quốc sẽ sở hữu đất nước của chúng ta”.

Tổng thống Trump cho biết thêm rằng chính quyền Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với ông Biden, nói rằng Bắc Kinh đã cho con trai ông Biden “một tỷ rưỡi đô la”, và “Họ sở hữu Joe Biden. Họ sở hữu ông ta và họ muốn tôi thua rất nặng”.

Thảo luận về chủ đề nền kinh tế Hoa Kỳ trong mối quan hệ với Trung Quốc, ông Trump nói với người dẫn chương trình Hilton: “Tôi đã trích hàng chục tỷ đô la tiền thuế từ Trung Quốc và đã gửi chúng cho nông dân của chúng ta vì họ [Bắc Kinh] nhắm vào nông dân của chúng ta. Họ nghĩ rằng điều đó sẽ gây được áp lực đối với tôi ”.

Trong chương trình phỏng vấn, ông Trump thậm chí còn nêu ra khả năng cắt đứt mối quan hệ giữa nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trong trường hợp Bắc Kinh không thay đổi cách cư xử với Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump cũng đã đề cập trở lại những hành vi sai trái của chính quyền Trung Quốc đối với Mỹ, như việc Bắc Kinh thao túng tiền tệ và đánh cắp bí mật thương mại của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ.

“Không có quốc gia nào gây hại đối với chúng ta hơn Trung Quốc. Chúng ta đã mất hàng tỷ, hàng trăm tỷ USD [cho họ]. Chúng ta không nhận được gì từ Trung Quốc. Tất cả những gì chúng ta làm là mất tiền. Khi tôi áp mức thuế 25% lên [hàng hóa] Trung Quốc, chúng ta đã có được rất nhiều doanh nghiệp hồi sinh”.

Theo Taiwan News

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-noi-ve-kha-nang-cat-dut-quan-he-voi-trung-quoc-va-bao-ve-dai-loan.html

 

Thượng nghị sĩ Cotton sẽ phơi bày mối quan hệ

 Biden-Trung Quốc tại Hội nghị Đảng Cộng hòa

Đại Nghĩa

Thượng nghị sĩ Cotton sẽ phơi bày mối quan hệ Biden-Trung Quốc tại Hội nghị Đảng Cộng hòa

Trong bài phát biểu ngày mai (27/8) tại Hội nghị Quốc gia Đảng Cộng hòa (RNC), Thượng nghị sĩ (TNS) Cộng hòa Tom Cotton dự kiến sẽ chỉ trích ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong mối liên hệ của ông với Trung Quốc, một cố vấn chính trị của ông Cotton chia sẻ với Fox News.

TNS Cotton, đã được chọn để phát biểu về chủ đề này vào thứ Năm (27/8) – ngày cuối cùng và là ngày quan trọng nhất của đại hội – một phần vì ông là một trong những quan chức sớm nhất từng cảnh báo về nguy hiểm của đại dịch Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc, và khả năng virus này bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Chiến dịch của ứng viên Joe Biden đã nhấn mạnh đến những sai lầm trong cách xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán của Tổng thống Trump. Họ cho biết cựu phó tổng thống Biden có thể xử lý nó hiệu quả hơn. Bài phát biểu của ông Cotton dường như được chuẩn bị để phản bác lại câu chuyện đó.

Ông Cotton sẽ “đè bẹp ông Biden về vấn đề Trung Quốc”, vị cố vấn cho biết khi xem trước các bình luận. Ông nói thêm rằng các bình luận sẽ chỉ trích ông Biden không chỉ về vấn đề Trung Quốc mà còn cả trong mối liên hệ với ISIS, Iran và Israel.

Đã có sự rạn nứt từ lâu giữa TNS Cotton và cựu phó TT Joe Biden, ít nhất là kể từ khi ông Cotton gửi một lá thư có chữ ký của chính ông và 46 TNS Đảng Cộng hòa khác tới các nhà lãnh đạo Iran nói rằng: Nếu họ thực hiện một thỏa thuận với chính quyền Obama mà không đáp ứng được yêu cầu của các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, một tổng thống đảng Cộng hòa có thể rút khỏi thỏa thuận mà không cần Nghị viện thông qua.

“Chúng tôi coi bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Iran mà không được Nghị viện Mỹ thông qua chỉ là thỏa thuận hành pháp giữa Tổng thống Obama và Ayatollah Khamenei (nhà lãnh đạo tối cao Iran – PV),” bức thư viết. “Tổng thống tiếp theo có thể thu hồi một thỏa thuận hành pháp như vậy chỉ bằng một nét bút và Nghị viện trong tương lai có thể sửa đổi các điều khoản của thỏa thuận bất cứ lúc nào”.

Ông Biden đã phản pháo lại khi nói rằng bức thư này “không phù hợp với cái thể chế (Thượng viện) mà tôi kính trọng” và “đã bỏ qua tiền lệ hai thế kỷ và đe dọa làm suy yếu khả năng của bất kỳ Tổng thống Mỹ nào trong tương lai, dù thuộc đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, trong việc thay mặt cho quốc gia đàm phán với các nước khác”.

TNS Cotton đã trả lời: “Một thực tế đơn giản trong Hiến pháp của chúng ta là nếu Nghị viện không thông qua thỏa thuận đó, thì nó có thể không kéo dài” (thực tế là TT Donald Trump đã rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân với Iran JCPOA vào tháng 05/2018).

Trong bài phát biểu, Thượng nghị sĩ Tom Cotton sẽ tập trung vào chính sách đối ngoại. Ông cũng sẽ sử dụng những nhận định của một cựu quan chức dưới thời TT Obama để chống lại Joe Biden.

“Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Barack Obama nói rằng Biden đã sai trong mọi vấn đề về chính sách đối ngoại”, cố vấn chính trị của ông Cotton tiết lộ.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời ông Obama, Robert Gates trước đây từng nói ông Biden đã “sai trong hầu hết các chính sách đối ngoại lớn và các vấn đề an ninh quốc gia trong vòng 4 thập kỷ qua”. Ông đã lặp lại nhận định đó trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Face the Nation” của đài CBS vào năm ngoái.

Cố vấn chính trị của Cotton cũng cho biết bài phát biểu của Thượng nghị sĩ, sẽ không chỉ đề cập đến các quan điểm chính sách của ông Biden trong chính quyền Obama mà còn đề cập đến “kỷ lục 50 năm của Biden” với tư cách là thượng nghị sĩ.

Ông Biden, trong bài phát biểu tại đại hội đảng Dân chủ, đã gọi ông Trump là “một tổng thống không có trách nhiệm, từ chối lãnh đạo, đổ lỗi cho người khác, đồng cảm với những kẻ độc tài, làm nóng lên ngọn lửa thù hận và chia rẽ.”

TNS Tom Cotton đã được đánh giá là ứng viên tổng thống tiềm năng năm 2024, và được coi là một trong những người sẽ tiếp nối “phong cách Đảng Cộng hòa kiểu Trump” sau khi tổng thống rời nhiệm sở.

Theo Fox News

Đại Nghĩa dịch & biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-nghi-si-cotton-se-phoi-bay-moi-quan-he-biden-trung-quoc-tai-hoi-nghi-dang-cong-hoa.html

 

‘Nước Mỹ trên hết’ định hình

chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa

Nghị trình chính sách đối ngoại của đảng Cộng hoà hầu như được định hình toàn bộ trong bốn năm qua bởi phương cách tiếp cận các mối quan hệ quốc tế của Tổng thống Trump, bao gồm các thoả thuận thương mại mới, sự hoài nghi về các tổ chức quốc tế, và kêu gọi giảm quân số Mỹ ở hải ngoại.

Do đại dịch COVID và các quy tắc giãn cách xã hội, đảng Cộng hoà năm nay không viết cương lĩnh mới vốn đề ra viễn kiến và ưu tiên chính sách của đảng. Tuy nhiên, nghị quyết đảng công bố tại đại hội tuần này ở Charlotte, bang North Carolina, nói nếu có triệu họp và viết cương lĩnh mới năm nay, đảng chắc chắn sẽ đồng loạt ủng hộ nghị trình của chính quyền Trump.

Đảng Cộng hoà tập họp xung quanh các mục tiêu đối ngoại của ông Trump, chủ yếu gói gọn trong khẩu hiệu ‘Nước Mỹ trên hết’ mà Tổng thống Trump trình làng trong chiến dịch tranh cử 2016 và lặp lại đầu tuần này trong nghị trình nhiệm kỳ hai do ban vận động của ông công bố. Các mục tiêu đối ngoại khác bao gồm ‘đưa binh sĩ về nhà’ và ‘chấm dứt lệ thuộc vào Trung Quốc.’

Trung Quốc

Trung Quốc trở thành một trong những đề tài đối ngoại trọng tâm trong chiến dịch tranh cử 2020, leo thang bởi cuộc thương chiến và những câu hỏi về cách Bắc Kinh xử lý đại dịch.

Hoa Kỳ và Trung Quốc ký thoả thuận thương mại giai đoạn 1 hồi tháng Giêng sau nhiều vòng thuế quan trả đũa qua lại lên tới nhiều tỷ đô la. Đảng Cộng hoà ca ngợi thoả thuận này là bằng chứng cho thấy Tổng thống Trump có thể thực hiện các mục tiêu thương mại. Thoả thuận đó theo sau một thoả thuận thương mại vừa ký khác giữa chính quyền Trump với Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, thương thuyết về thoả thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 2 bị đình trệ. Hồi tháng 7, Tổng thống Trump tuyên bố hiệp ước thương mại với Trung Quốc không còn ý nghĩa gì nhiều đối với ông vì điều mà ông cho là vai trò của Bắc Kinh trong sự lây lan của đại dịch COVID. Tháng này, ông Trump huỷ vòng đàm phán thương mại mới với Trung Quốc, nói rằng “Tôi không muốn nói chuyện với Trung Quốc lúc này.”

Một số thành viên trong đảng Cộng hoà thúc giục Tổng thống Trump cứng rắn hơn nữa với Trung Quốc.

Mục tiêu nghị trình nhiệm kỳ hai của ông Trump bao gồm cam kết “đem về 1 triệu công việc sản xuất từ Trung Quốc,” cũng như ngăn không cho các hợp đồng của chính phủ liên bang rơi vào tay các công ty sử dụng nguồn nhân lực ở Trung Quốc.

Afghanistan

Nghị trình nhiệm kỳ hai của Tổng thống cũng hứa “chấm dứt các cuộc chiến vô tận” và đưa binh sĩ Mỹ về nhà.

Dù ông Trump thường lặp lại mong muốn chấm dứt các cuộc chiến ở Iraq, Syria và Afghanistan, nhưng ông đang vất vả hoàn tất mục tiêu giảm tổng quân số của Mỹ ở nước ngoài.

Vào năm 2017, ông Trump đồng ý tăng quân số Mỹ tại Afghanistan lên khoảng 14.000 theo đề nghị của tư lệnh hàng đầu của Mỹ tại Afghanistan lúc bấy giờ là Tướng John Nicholson. Số này hiện giảm xuống còn 8.500, tương đương lúc ông Trump lên nhậm chức vào năm 2017. Tổng thống gần đây đưa ra các kế hoạch rút binh sĩ trong khuôn khổ các điều kiện của thoả thuận ký kết giữa Mỹ với Taliban trước đây trong năm.

Ông Trump bênh vực các nỗ lực ngoại giao với Taliban, phát biểu trong diễn văn trước Liên hiệp quốc năm ngoái rằng “Mỹ chưa bao giờ tin vào những kẻ thù thường trực.”

Liên minh quốc tế

Tổng thống Trump có chính sách ngoại giao đối ngoại hết sức khác biệt so với các đời Tổng thống trước: công khai chất vấn giá trị của các liên minh và các tổ chức quốc tế kể cả NATO, WTO hay WHO.

Đối với NATO, ông Trump cho rằng nhiều thành viên không chi đủ cho quốc phòng để hoàn thành đầy đủ những cam kết của họ theo thoả thuận.

“Các nước NATO phải chi thêm, Hoa Kỳ nên chi ít lại. Rất bất công,” ông Trump viết trên Twitter trước khi tham dự thượng đỉnh NATO năm 2018.

Chi phí luôn là yếu tố chính trong quan điểm chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump và ông đã chất vấn về các chi phí liên hệ tới các căn cứ quân sự Mỹ trên khắp thế giới như ở Nhật, Hàn và Đức.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã rút Mỹ ra khỏi một loạt các thoả thuận quốc tế, trong đó có Thoả thuận Paris về Biến đổi Khí hậu, Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga và thoả thuận hạt nhân với Iran.

Ông Trump cũng không ngại chỉ trích các đồng minh truyền thống và tranh cãi công khai với một số lãnh đạo các nước bao gồm Đức, Pháp và Canada.

Ông bênh vực đường lối của mình và từng phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào năm 2019 rằng “Các lãnh đạo sáng suốt luôn đặt những gì có lợi cho nhân dân và đất nước lên hàng đầu. Tương

lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu hoá. Tương lại thuộc về những người yêu nước.”

Triều Tiên

Tuy ông Trump không ngại bất đồng công khai với các lãnh đạo thế giới, nhưng mối quan hệ của ông với họ thường đóng vai trò then chốt trong các chính sách ngoại giao của ông.

Điều này biểu hiện rõ ràng nhất trong trường hợp Triều Tiên. Đầu nhiệm kỳ ông Trump từng gọi lãnh đạo Kim Jong Un “ông rocket bé nhỏ” và đe doạ Bình Nhưỡng với “hoả thịnh nộ” nhưng sau đó nói với ông Kim rằng “Chúng ta đã phát triển một mối quan hệ rất tốt.”

Ông Trump đã gặp ông Kim ba lần và tin nói đôi bên đã trao đổi ít nhất 25 lá thư riêng.

Tại thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore hồi 2018, hai bên ký thoả thuận làm việc hướng tới “phi hạt nhân hoá hoàn toàn bán đảo Triều Tiên” nhưng chưa bao giờ đồng thuận về các chi tiết thế nào là phi hạt nhân hoá hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

Dù không đạt được những điều cụ thể, nhưng ông Trump cũng đạt một số thành công nhất định từ các cuộc gặp với ông Kim. Kể từ khi các cuộc gặp thượng đỉnh này khởi sự, Triều Tiên tự chế không tiến hành các vụ thử hạt nhân hay phi đạn nào quan trọng.

Tuy nhiên, trong nhiều tháng ròng, các cuộc thương thuyết bị đình trệ và Bình Nhưỡng từ chối đàm phán. Đầu năm nay, ông Kim tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc bế tắc lâu dài với Hoa Kỳ.

https://www.voatiengviet.com/a/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9-tr%C3%AAn-h%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-h%C3%ACnh-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-%C4%91%E1%BB%91i-ngo%E1%BA%A1i-c%E1%BB%A7a-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a/5557793.html

 

Bầu cử Mỹ: Liên danh Biden – Harris

có thể chấm dứt được ‘thời kỳ đen tối’?

Nguyễn Quang Duy

Đại Hội đảng Dân chủ Hoa Kỳ 2020 cho thấy tính đa dạng chính trị, văn hóa, chủng tộc và những khó khăn đảng này đang phải đối đầu. Câu hỏi là liệu liên danh Biden – Harris có thể vượt qua các khó khăn để giành thắng lợi trong kỳ bầu cử sắp tới?

Siêu Thứ Ba: Joe Biden và Bernie Sanders thắng lớn, Michael Bloomberg bỏ cuộc

Người thắng kẻ thua trong bầu cử Siêu Thứ Ba

Xin nhắc lại một chút lịch sử Hoa Kỳ qua các đời tổng thống của đảng Dân chủ gần đây. Thời Tổng thống JF Kennedy là thời kỳ vàng son của đảng Dân chủ, ông đã đưa ra những chính sách xã hội chống lại nghèo khó và bất công, thu hút được đa số cử tri lao động.

Tổng thống Lyndon Johnson tiếp tục ban hành Đạo luật Quyền Dân sự 1964, chống kỳ thị chủng tộc, giới tính… và Đạo luật Quyền Bầu cử 1965, bảo vệ quyền bầu cử của người Mỹ da đen, nên hầu hết cử tri người Mỹ da đen đều bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.

Tổng thống Bill Clinton tự nhận đã được Tổng thống Kennedy truyền cảm hứng khiến ông gia nhập đảng Dân chủ nhưng khi cầm quyền thực chất ông lại đi theo đường lối và chiến lược của Tổng thống Ronald Reagan của đảng Cộng hòa. Ông Clinton khai sinh Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ khiến hàng hóa từ Mexico đổ vào nước Mỹ làm công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp. Những người lao động đã trừng phạt ông Clinton nên ngay trong cuộc bầu cử giữa kỳ 1994, đảng Dân chủ mất cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện.

Lần đầu tiên trong vòng 40 năm đảng Cộng hòa kiểm soát được Hạ Viện và liên tục giữ cả hai viện trong sáu năm còn lại của Tổng Thống Clinton.

Đảng Cộng hòa nắm cả lưỡng viện nên chi phối các chính sách kinh tế và xã hội, nhờ đó kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng các chính sách xã hội cho người lao động bị giới hạn rất nhiều.

Năm 2000, Tổng thống Clinton tin rằng khi Bắc Kinh gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ tôn trọng luật chung nên đã chấp nhận Bắc Kinh tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và mở cửa cho hàng hóa Trung Quốc đổ vào nước Mỹ.

Nhưng Bắc Kinh thay vì tôn trọng luật chung lại tìm cách phá bỏ nó, khiến nước Mỹ càng ngày càng lụn bại, người lao động ngày càng khốn khổ.

Đảng Dân chủ mất cử tri lao động nhưng bù lại đã thu hút được thành phần cấp tiến theo tư tưởng tự do phóng khoáng, tự do thương mãi quốc tế và cổ vũ toàn cầu hóa.

Những người cấp tiến theo khuynh hướng toàn cầu hóa có học thức nên được giữ những vai trò quan trọng trong chính trị, giáo dục và truyền thông, dần dần họ chuyển đổi cả văn hóa và tư tưởng của người Mỹ.

Toàn cầu hóa bị cho là đã tàn phá nước Mỹ cả kinh tế, chính trị, đến văn hóa, giáo dục và với tư tưởng Chính trị bản sắc bắt đầu ra sao?

Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến từng người, từng gia đình và toàn xã hội là nguyên nhân gây phân cực nước Mỹ, trong Đại Hội đảng Dân Chủ năm 2004, ông Barack Obama có bài diễn văn tố cáo sự phân cực chính trị.

Từ đó, báo chí và truyền thông Mỹ bắt đầu bàn luận về một Tổng thống da đen đầu tiên cho nước Mỹ, và nhờ tài ăn nói ông Obama đã thắng cử Tổng thống một cách dễ dàng.

Nhưng điều hành một nước Mỹ không phải là chuyện dễ, dư âm ông Obama để lại là Obamacare, 8 năm kinh tế trì trệ và một nước Mỹ phân hóa hơn.

Với Trung Quốc, ông Obama quá ôn hòa đến độ nhu nhược bị giới chức Bắc Kinh xem thường, còn hàng hóa Trung Quốc tràn ngập, kỹ nghệ Mỹ hầu như phá sản, chiến lược xoay trục về Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm mục đích “bao vây” một Trung Quốc đang trỗi dậy, chưa làm được gì, thậm chí bị một số ý kiến cho là “chỉ hoàn tất trên giấy”.

Nhiều người Việt đã ủng hộ Hiệp định TPP nhưng quên rằng người Mỹ lao động đã từ chối TPP ngay từ phút đầu soạn thảo.

Tới bầu cử giữa kỳ 2010 đảng Dân Chủ mất Hạ viện, đến bầu cử giữa kỳ 2014 mất luôn Thượng viện, đến khi bà Hillary Clinton ra tranh cử chính, bà đã phải hứa nếu thắng cử Tổng thống sẽ chấm dứt tham gia Hiệp Định TPP.

Sau chiến thắng của ông Obama năm 2008, báo chí truyền thông Mỹ bắt đầu nói đến chuyện một tổng thống thuộc phái nữ, chính trị bản sắc (identity politics) dựa vào màu da, sắc tộc, giới tính và vóc dáng bề ngoài nhằm thu hút cử tri của đảng Dân chủ đã thay cho việc tranh cử cổ điển thuyết phục cử tri bằng chính sách và chiến lược.

Trong lần tranh cử 2016, bà Clinton gần như không đưa ra một chính sách hay chiến lược nào, giới bảo thủ và lao động sợ bà Clinton sẽ tiếp nối con đường của hai ông Clinton và Obama tiếp tục đưa nước Mỹ vào con đường lụn bại nên đã bầu cho ông Trump.

Liên danh Trump – Pence có gì lạ?

Ông Trump là một nhà truyền thông dùng mạng xã hội, liên tục tự nêu quan điểm chính trị để thăm dò và sửa soạn dư luận.

Ông luôn nhắc nhở cử tri ủng hộ ông về những việc ông đã và đang làm, ông tạo hứng thú để họ tiếp tục tìm hiểu, theo dõi và ủng hộ những việc ông sẽ làm, bấ̃t kể phe chống lại nói gì. Về mặt nào đó, trong bốn năm qua, ông đã hoàn thành một phần cuộc “chiến tranh tâm lý” đánh thức cả thế giới phải nhận thức lại vai trò của nước Mỹ, nhận thức lại toàn cầu hóa, nhận thức lại tự do thương mãi quốc tế, nhận thức được mối đe dọa của Bắc Kinh.

Ông Trump thường làm những việc mà các chính trị gia ít ngờ tới như vừa rồi ông ký sắc lệnh gia hạn hỗ trợ tài chánh cho hàng chục triệu người Mỹ bị mất việc do đại dịch.

Gắn bó với ông Trump là Phó Tổng Thống Mike Pence, một người bảo thủ, ngoan đạo, điềm đạm, nhiều kinh nghiệm và uy tín, một chính trị gia gương mẫu của đảng Cộng hòa.

Ngày 23/8/2020, ông Trump đã công bố Chương trình hành động với 50 ưu tiên hành động cho nhiệm kỳ sắp tới dưới tiêu đề: “Chiến đấu vì bạn!”, ông hứa sẽ trình bày chi tiết trong bài phát biểu chấp nhận đề cử tại Đại hội Đảng Cộng hòa 2020.

Nước Mỹ là cường quốc số 1 trên thế giới, ông Trump làm cho Bắc Kinh thù ghét ông nhưng họ không dám coi thường bắt nạt ông.

Ứng cử viên Biden…

Ông Biden là chính trị gia với gần 50 năm kinh nghiệm chính trường, ông đã nhiều lần ra tranh cử, nhưng thật lạ lần này ông gần như tránh mặt không tiếp xúc với truyền thông báo chí, đánh mất nhiều cơ hội cổ vũ cho đường lối và chiến lược của đảng Dân chủ.

Khi ông Biden tuyên bố ứng cử viên phó tổng thống phải là một phụ nữ da màu, mà phải là trẻ để ông có thể chuyển tiếp quyền lực, rõ ràng chính trị bản sắc đã thống lĩnh đảng Dân chủ vì có đến 90% dân số nước Mỹ là đàn ông, phụ nữ da trắng và lớn tuổi bị loại khỏi vòng tuyển cử.

Nước Úc nơi tôi sống có Đạo luật Cơ hội Bình đẳng (Opportunity Act) tuyên bố như ông Biden chỉ chọn phụ nữ, da màu và trẻ, là tuyên bố kỳ thị giới tính, kỳ thị tuổi tác và kỳ thị chủng tộc.

Bà Kamala Harris, người được chọn đứng cùng liên danh với ông Biden, cũng là người đã từng công khai chỉ trích ông Biden là người lợi dụng phụ nữ và kỳ thị chủng tộc.

Ứng cử viên Kamala Harris …

Bà Harris là người đã được Tổng thống Obama tạo cơ hội cho phát biểu trong Đại Hội đảng Dân chủ 2012 và bà có rất nhiều gắn bó với ông Obama.

Bà ra tranh cử Tổng thống 2020 nhưng qua tranh luận bà không đưa ra được quan điểm rõ ràng nên số người ủng hộ ít dần và bà sớm bỏ cuộc.

Bà Harris có cha gốc Jamaica và mẹ gốc Ấn Độ, nhưng nguồn gốc sẽ giúp gì cho cuộc tranh cử thì chưa rõ vì mấy lý do sau: (1) phụ nữ và người Mỹ da đen sẽ chọn bà hay chọn chính sách của đảng Cộng Hòa; (2) trong tình trạng Ấn Trung đang chiến tranh, người Mỹ gốc Ấn sẽ chọn bà hay chọn ông Trump; và (3) khi bà ít nói đến nguồn gốc Jamaica của cha mình, cử tri gốc Nam Mỹ sẽ nghĩ gì về bà.

Cánh tả xã hội chủ nghĩa…

Trên Twitter, Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez cho phổ biến bài cô đã phát biểu trong Đại Hội với phụ đề bằng tiếng Tây Ban Nha.

Cô kêu gọi đảng Dân chủ chấp nhận các giải pháp nhằm chăm sóc sức khỏe, giáo dục đại học, lương đủ sống và quyền lao động cho mọi người ở Mỹ và kết thúc bằng lời đề cử Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders làm ứng cử viên tổng thống đại diện đảng Dân chủ.

Qua đó có thể thấy cô đã không đồng ý với việc đề cử ông Biden, cũng như nói rõ quan điểm muốn thắng cử đảng Dân chủ cần có đường lối và chính sách rõ ràng.

Đây một dấu hiệu quan trọng nó có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử vì cô thu hút được nhiều người trẻ và người gốc Nam Mỹ cánh tả.

Ai thắng ai?

Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ lần trước, nhiều cử tri đảng Dân chủ không đi bầu là vì chính trị bản sắc không đủ sức hấp dẫn họ và họ không biết đảng Dân chủ sẽ đưa nước Mỹ về đâu.

Đại Hội đảng Cộng hòa 2020 cũng đã bắt đầu, việc tranh cử càng ngày càng trở nên ráo riết, mong rằng sẽ có nhiều thông tin hơn về đường lối và chiến lược của cả hai đảng trong những ngày sắp tới.

Đảng Dân Chủ lần này không lạc quan về một “làn sóng xanh”, một chiến thắng áp đảo như hai cuộc bầu cử 2016 và giữa kỳ 2018 vừa qua.

Nếu liên danh Biden – Harris thất cử thì rõ ràng cử tri Mỹ không thích chính trị bản sắc (identity politics) dựa vào màu da, sắc tộc, giới tính và vóc dáng bề ngoài. Theo tôi, nếu điều đó xảy ra, đảng Dân Chủ sẽ cần vượt qua “thời kỳ đen tối” bằng cách quay trở lại thể thức tranh cử truyền thống, thuyết phục cử tri bằng chính sách và chiến lược cụ thể rõ ràng hơn hiện nay.

Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy, một nhà hoạt động cộng đồng gốc Việt tại Melbourne, Úc.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53918942

 

Bầu cử 2020: Phil Robertson nói

‘tương giao Mỹ-Việt sẽ thay đổi nếu Biden đắc cử’

Mỹ Hằng

Với nhiều người Việt Nam, ai là tổng thống Mỹ kế tiếp là một đề tài nóng bỏng được bàn luận trên nhiều diễn đàn mạng, trong bối cảnh Mỹ luôn được trông đợi để hỗ trợ Việt Nam trong các vấn đề như nhân quyền hay Biển Đông.

Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) chia sẻ với BBC News Tiếng Việt nhận định của ông về thay đổi chính sách ngoại giao của Mỹ, nhất là với Việt Nam sau bầu cử.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại sự kiện ”Democrat Convention Watch & Voter Registration” của tổ chức Democrats Abroad ngày 20/8, để giúp công dân Mỹ sống ở Thái Lan ghi danh nhận phiếu bầu qua thư.

HRW: ‘Việt Nam không có phiên toà thực sự’

HRW: Nhân quyền VN ‘xuống cấp nghiêm trọng’

Điều trần ‘Năm tồi tệ của nhân quyền VN’ trước QH Mỹ

Việt Nam liên tục có các phiên tòa ‘tuyên truyền chống nhà nước’

BBC:Cuộc bầu cử Mỹ 2020 có ý nghĩa như thế nào đối với ông và với người Mỹ nói chung?

Phil Robertson: Cuộc bầu cử Mỹ 2020 sẽ tác động tới mọi khía cạnh trong các chính sách đối ngoại của Mỹ và cả tới mối quan hệ của Mỹ với thế giới, không chỉ với Đông Nam Á mà còn với châu Phi, Mỹ Latin và châu Âu. Điều vô cùng quan trọng là xem chúng ta sẽ có kiểu tổng thống nào.

Liệu chúng ta sẽ có một tổng thống tôn trọng nhân quyền, người sẽ thừa nhận tầm quan trọng của người lao động và những người dân thường, hay chúng ta sẽ có một tổng thống chỉ tập trung vào những người giàu, cực giầu. Một tổng thống dành phần lớn thời gian tại vị để tạo ra kẻ thù thay vì xây dựng tình bạn. Tôi sẽ bỏ phiếu từ xa và đăng ký bỏ cho bang Massachusetts. Tôi đã bỏ phiếu trong đợt bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ Mỹ.

Đối với cuộc tổng bầu cử tháng 11, tôi sẽ nhận được phiếu bầu gửi tới trong tháng tới. Và tôi sẽ rất tự hào để bỏ phiếu cho Joe Biden và Kamala Harris.

Với cử tri Mỹ ở nước ngoài, tôi cho rằng họ cần phải nỗ lực nhiều hơn thế. Tôi cho rằng việc họ phải đối phó với những bất tiện và gánh nặng để cố gắng bỏ phiếu rất quan trọng, bởi lá phiếu của họ rất quan trọng.

Một số người Mỹ sống ở nước ngoài nhiều năm đôi khi quên mất nước Mỹ. Và tôi cho rằng cử tri Mỹ sống ở nước ngoài cần chia sẻ các kiến thức và quan điểm của mình với người Mỹ tại Mỹ, đồng thời thực hành quyền bỏ phiếu của mình. Hiện thời ước chừng có khoảng 9 triệu người Mỹ đang sống ở nước ngoài, và chỉ có một phần trăm nhỏ trong đó bỏ phiếu. Tôi cho rằng điều này thật đáng tiếc. Người Mỹ nên bỏ phiếu bất kể họ đang sống ở đâu.

Họ nên có tiếng nói trong nền Dân chủ của Mỹ và họ không nên từ bỏ cơ hội bỏ phiếu để quyết định ai sẽ là người lãnh đạo đất nước. Có nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Việt Nam, nơi người dân không có quyền tự do bỏ phiếu lựa chọn người lãnh đạo một cách dân chủ. Người Mỹ có quyền đó, họ nên sử dụng nó.

BBC: Nếu Joe Biden thắng trong cuộc bầu cử này, theo ông chính sách của Mỹ với Việt Nam sẽ có thay đổi gì không? Đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền và ủng hộ dân chủ?

Có lẽ cái mà chúng ta sẽ nhìn thấy là các vấn đề về nhân quyền sẽ lại một lần nữa trở thành các yếu tố trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

Các vấn đề này từ lâu, đã là một truyền thống được các đảng ủng hộ, kể cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, trong cả lĩnh vực ngoại giao lẫn phản ánh giá trị Mỹ. Cần biết rằng các giá trị Mỹ nghĩa là tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do nhóm họp, tự do biểu tình ôn hòa. Đây là các vấn đề mà nhiều người Việt Nam đấu tranh hàng ngày để có được.

Và nếu Joe Biden giành được ghế tổng thống trong Nhà Trắng thì tôi cho rằng chúng ta sẽ có một tổng thống ủng hộ hơn những giá trị này, ủng hộ hơn những quyền này. Tôi cho rằng nhiều khả năng là chúng ta sẽ có một tổng thống có định hướng hơn trong quan hệ với Việt Nam, để cải thiện tình hình và để nâng tầm cải cách.

Chúng ta sẽ bớt đối đầu, thêm hợp tác. Chính quyền Mỹ sẽ cố gắng để bắc cầu thu hẹp sự khác biệt, xây dựng tình bạn với các nước hơn là một chính sách đối ngoại mang tính đối đầu, nơi mà các chính sách được hình thành từ các dòng tweet từ Nhà Trắng hơn là từ hợp tác, đối thoại các vấn đề mà các chính phủ và xã hội dân sự quan tâm.

Như vậy, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy một chính sách chu đáo, toàn diện hơn, tôn trọng nhân quyền hơn rất nhiều từ Joe Biden, và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt-Mỹ. Việt Nam sẽ phải một lần nữa thừa nhận rằng nước Mỹ sẽ không quay đầu với nhân quyền, rằng Mỹ sẽ chú ý tới vấn đề nhân quyền, và họ sẽ yêu cầu chính phủ Việt Nam ngưng đối xử với người dân một cách tệ hại.

BBC: Vậy theo ông, nếu Donald Trump thắng lần này, điều gì sẽ xảy ra trong quan hệ Mỹ-Việt ở các khía cạnh nói trên?

Phil Robertson: Nếu Donald Trump tái đắc cử, tôi cho rằng Việt Nam sẽ nhìn thấy nhiều hỗn loạn hơn trong chính sách ngoại giao của Bộ Ngoại giao Mỹ, với sự thiếu chuyên nghiệp mà chúng ta đã thấy, với nhiều quan chức cao cấp của chính phủ bị thay thế bằng các nhân vật khác.

Tôi cho rằng sẽ có sự thiếu mạch lạc trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Và rõ ràng là nó sẽ ảnh hưởng đến tình hình ở Đông Nam Á. Có người cho rằng chính sách ngoại giao mới của Mỹ là chính sách châu Á-Thái Bình Dương. Hãy hỏi chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Trump là gì, không ai có thể đưa cho bạn một câu trả lời rõ rằng, thẳng thắn.

Bởi lẽ, có vẻ như là người ta chỉ vẽ ra một cái tên mà không thật sự hiểu về nội dung của nó. Thực tế là là chính quyền Trump rất ít chú ý đến xây dựng mối quan hệ với các nước ở Đông Nam Á.

Tôi thường nói đùa rằng Donald Trump chẳng biết nước nào vào với nước nào trừ phi ông ta có khách sạn của mình ở đó. Và thực tế là có các khách sạn của Trump ở Việt Nam Và tôi cho rằng Việt Nam, trong nhìn nhận của chính quyền Mỹ dưới thời Trump, về cơ bản khá là thú vị vì họ không hòa hợp với Trung Quốc.

Và đây cũng là điều mà chúng ta cần thừa nhận. Khi chúng ta nói về chính sách của chính quyền Trump ở Đông Nam Á, rằng chúng ta thực sự đang nhìn thấy sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh mới, giữa Trung Quốc và Mỹ, nó phản ánh không khí cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trước đây.

Tôi nghĩ rằng đó là một sai lầm to lớn. Tôi cho rằng khu vực này cần phải tìm cách để hòa hợp giữa Mỹ và Trung Quốc, trong khi cần đảm bảo rằng Trung Quốc tôn trọng nhân quyền, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng, và không có các yêu sách chủ quyền vượt ra ngoài khuôn khổ của luật pháp quốc tế.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53899948

 

Lầu Năm Góc : Trung Quốc hiện đại hóa quân đội,

thế giới cần “sẵn sàng”

Thanh Hà

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Mark Esper, trong bài viết trên báo tài chính The Wall Street Journal ngày 24/08/2020 kêu gọi thế giới “xem xét và có những bước chuẩn bị, như Mỹ và phương Tây từng làm và từng đối phó với các lực lượng của Liên Xô hồi thế kỷ 20”.

Bài tham luận được đăng trước chuyến công tác Hawaii và đảo Guam trong tuần này của lãnh đạo Lầu Năm Góc.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nhấn mạnh đến xu hướng Bắc Kinh hiện đại hóa quân đội, thế nhưng “Lực Lượng Giải Phóng Nhân Dân” Trung Quốc là công cụ của đảng Cộng Sản nước này, chứ không nhằm phục vụ quyền lợi của đất nước.

Cũng trong bài viết nói trên ông Esper chỉ trích thái độ hung hăng của quân đội Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong khu vực từ việc đâm chìm tàu cá của Việt Nam hay uy hiếp, sách nhiễu các công ty khai thác dầu và khí đốt của Malaysia ở Biển Đông.

Lầu Năm Góc ghi nhận Mỹ mở rộng và tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác nhằm ngăn chận ảnh hưởng của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Sau cùng ông Mark Esper kêu gọi “tất cả các quốc gia xem xét và cân nhắc khả năng giới hạn liên hệ” với quân đội Trung Quốc.

Tại Hawaii và đảo Guam lần này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ trực tiếp đối thoại với đồng nhiệm một số nước nhằm tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ để làm đối trọng với các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200826-l%E1%BA%A7u-n%C4%83m-g%C3%B3c-trung-qu%E1%BB%91c-hi%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BA%A1i-h%C3%B3a-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-c%E1%BA%A7n-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng

 

Reuters: Căng thẳng Mỹ – Trung

 gây lo ngại về xung đột với Đài Loan

Hãng tin Reuters nhận định rằng nhiều cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc và Mỹ, hay việc hệ thống phòng không Đài Loan theo dõi chiến đấu cơ Trung Quốc cũng như chuyện quan hệ Mỹ – Trung xấu đi gây quan ngại về xung đột liên quan tới Đài Loan.

Hãng tin Anh cho biết, trong vòng ba tuần qua, Trung Quốc đã thông báo bốn cuộc tập trận khác nhau từ Vịnh Bột Hải ở miền bắc tới Biển Hoa Đông và Hoàng Hải cũng như ở Biển Đông, cùng với các cuộc thao dượt mà Bắc Kinh nói là liên quan tới “tình hình an ninh hiện thời qua Eo biển Đài Loan”.

Trong khi đó, Đài Loan tiết lộ rằng hệ thống tên lửa đất đối không của hòn đảo đã theo dõi các chiến đấu cơ Trung Quốc khi Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar tới thăm Đài Loan trong tháng này.

Theo Reuters, phản ứng về các cuộc diễn tập của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 25/8 nói rằng các chiến đấu cơ Trung Quốc tiếp cận hòn đảo gần tới đâu thì Đài Loan sẽ đáp trả “tích cực hơn” tới đó.

Tuy nhiên, hãng tin Anh nói rằng Đài Bắc sẽ “không làm leo thang căng thẳng” hoặc “gây ra sự cố”.
Tin cho hay, Hoa Kỳ đã triển khai một tàu chiến qua Eo biển Đài Loan trong tháng này, vài ngày sau

khi một hàng không mẫu hạm của Mỹ diễn tập ở Biển Đông, và tuần này, Bắc Kinh lên tiếng phàn nàn về chuyện máy bay do thám Hoa Kỳ theo dõi các cuộc diễn tập bắn đạn thật của Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/reuters-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-m%E1%BB%B9—trung-g%C3%A2y-lo-ng%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-xung-%C4%91%E1%BB%99t-v%E1%BB%9Bi-%C4%91%C3%A0i-loan/5558824.html

 

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi

các quốc gia Arab nối gót UAE

 thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel

Tin từ Tel Aviv – Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi các quốc gia Arab theo gót Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trong việc thiết lập quan hệ chính thức với Israel, một phần trong nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ nhằm gắn kết các kẻ thù cũ ở Trung Đông chống lại đối thủ chung là Iran.

Hồi đầu tháng này, UAE trở thành quốc gia Arab ở Vịnh Ba Tư đầu tiên tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel. Các quốc gia Arab trong lịch sử đã từ chối thiết lập quan hệ chính thức với Israel mà không có một giải pháp giải quyết xung đột với người Palestine. Nhưng một loạt các yếu tố, từ vấn đề an ninh đến thương mại, đã đưa các bên xích lại gần nhau hơn.

Chuyến thăm 5 ngày của ngoại trưởng Pompeo tới khu vực, với các điểm dừng theo lịch trình là UAE, Bahrain và Sudan, sẽ là khởi đầu của động lực khuyến khích các quốc gia khác nối gót UAE. Jared Kushner, con rể và cố vấn cấp cao của tổng thống Trump, sẽ đến Israel, UAE, Oman, Saudi Arabia và Bahrain vào tuần tới để tiếp tục nỗ lực này.

Các viên chức Hoa Kỳ hy vọng sẽ công bố thêm ít nhất một thỏa thuận giữa Israel và một quốc gia Arab, có thể là Bahrain, Oman hoặc Sudan, trong vài tuần tới. Thỏa thuận giữa Israel và UAE đã thu hút phản ứng tương phản từ các quốc gia Arab khác, nhiều chính phủ ca ngợi việc Israel bỏ kế hoạch sát nhập các phần của Bờ Tây, nhưng khuyến cáo rằng hòa bình sẽ không diễn ra nếu không có một quốc gia Palestine độc lập. Saudi Arabia, quốc gia tự coi mình là lãnh đạo của thế giới Hồi giáo và từ lâu đã ủng hộ sự nghiệp của người Palestine, đã giữ im lặng trong gần một tuần sau tuyên bố của UAE. (BBT)

https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-hoa-ky-mike-pompeo-keu-goi-cac-quoc-gia-arab-noi-got-uae-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-voi-israel/

 

Bộ Ngân khố Mỹ nói ‘Việt Nam thao túng tiền tệ’

Bộ Ngân khố Hoa Kỳ vừa xác định Việt Nam đã cố tình giảm giá tiền đồng vào năm 2019, phát hiện được cho là sẽ mở cửa cho Mỹ áp thuế lên lốp xe từ Việt Nam – và là trường hợp đầu tiên nhằm thử nghiệm sáng kiến của chính quyền Trump đối với các quốc gia bị cáo buộc thao túng tiền tệ, theo Wall Street Journal.

Theo Reuters, điều tra của Bộ tài chính Hoa Kỳ đã xác định rằng Việt Nam cố tình định giá đồng tiền của mình thấp hơn khoảng 4,7% so với đồng đô la vào năm 2019.

Đánh giá của Bộ Ngân khố Mỹ được gửi tới Bộ Thương mại nước này vào cuối ngày thứ Ba 25/8.

Mỹ chưa muốn coi VN là nước thao túng tiền tệ

VN: Nguy cơ từ thâm hụt ngân sách 9 tỷ đô la

Trong đánh giá liên quan đến cuộc điều tra chống trợ cấp của Bộ Thương mại với lốp xe nhập khẩu từ Việt Nam, Bộ Ngân khố Mỹ cho biết việc định giá thấp tiền tệ là kết quả “hành động của chính phủ Việt Nam lên tỷ giá hối đoái”.

Đây là đánh giá đầu tiên được Bộ Ngân khố Mỹ ban hành theo một quy tắc mới của Hoa Kỳ cho phép Bộ Thương mại coi việc định giá thấp tiền tệ là một hình thức trợ cấp. Theo quy tắc này, Mỹ có khả năng tăng thuế chống trợ cấp lên hàng hóa Việt Nam, cụ thể ở đây là lốp xe.

Quyết định này cũng có thể làm tăng khả năng Mỹ sẽ nêu tên Việt Nam là “kẻ thao túng tiền tệ” trong báo cáo bán niên về chính sách ngoại hối của các đối tác thương mại lớn.

Đây là lần thứ hai Việt Nam bị nêu tên vi phạm trong báo cáo bán niên về tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ, theo Bloomberg.

Như vậy, Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steven Mnuchin sẽ phải tìm kiếm các cuộc tham vấn song phương với Việt Nam để cố gắng khắc phục tình hình.

Trong thư đánh giá gửi Bộ Thương mại Mỹ, Bộ Ngân khố Mỹ cho biết Việt Nam đã mua 22 tỷ đôla ngoại hối nhà nước trong năm 2019, kể cả mua qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, điều này đã đẩy tỷ giá hối đoái thực tế của Việt Nam giảm 3,5% xuống 4,8%, Bộ Ngân khố nói.

Bộ Ngân khố nói hành động này của Việt Nam khiến tỷ giá hối đoái tiền đồng, trên danh nghĩa là 23.224 VNĐ ăn một đô la vào năm 2019, thấp hơn khoảng 1.090 đồng so với tỷ giá hối đoái thực.

Theo Bloomberg, đánh giá của Bộ Ngân khố là một phần trong cuộc điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về các cáo buộc trợ cấp mặt hàng lốp xe chở khách và xe tải nhẹ từ Việt Nam.

Một quy tắc liên bang mới được công bố trong năm nay ở Hoa Kỳ cho phép Bộ Thương mại Mỹ coi việc định giá thấp tiền tệ là một yếu tố để áp thuế chống trợ cấp lên một đối tác thương mại.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận qua email của Bloomberg, trong khi đại diện của ngân hàng trung ương Việt Nam cũng không đưa ra bình luận nào.

Trong lần công bố báo cáo tiền tệ hồi tháng Giêng của Bộ Tài chính Mỹ, Việt Nam bị đánh giá là đã vi phạm một trong ba tiêu chí mà Bộ này sử dụng để đánh giá một nước thao túng tiền tệ – đó là thặng dư hàng hóa song phương lên tới 47 tỷ đô la, cao thứ sáu trong số các nước là đối tác thương mại lớn của Mỹ.

Các nền kinh tế có ít nhất hai vi phạm sẽ được cho vào danh sách giám sát.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53915790

 

Facebook chặn truy cập từ Thái Lan

Facebook đã chặn việc truy cập từ Thái Lan vào một nhóm Facebook có khoảng một triệu thành viên chuyên thảo luận về chế độ quân chủ, sau khi chính phủ Thái đe dọa sẽ có hành động pháp lý.

Công ty mạng xã hội này nói với BBC rằng họ đang chuẩn bị tiến hành các hành động pháp lý để đối phó với áp lực từ Bangkok.

Thái Lan đang chứng kiến các làn sóng phản đối chính phủ, trong đó có những lời kêu gọi chưa từng có về cải cách chế độ quân chủ.

Chỉ trích chế độ quân chủ ở Thái Lan là bất hợp pháp.

Giới hoạt động đồng tính Thái Lan giương cờ Pride ở Bangkok

Biểu tình ở Belarus và Thái Lan trong mắt nhà tâm lý học người Việt

Quyền truy cập từ Thái Lan vào nhóm “Royalist Marketplace” đã bị chặn vào tối thứ Hai. Việc truy cập bên ngoài Thái Lan vẫn diễn ra bình thường.

Nhóm này có hơn một triệu thành viên, “cho thấy sự phổ biến rộng rãi của nhóm”, quản trị viên Pavin Chachavalpongpun nói với BBC.

Chachavalpongpun nói rằng nhóm “cung cấp nền tảng cho những cuộc thảo luận nghiêm túc về chế độ quân chủ và cho phép người Thái được thể hiện góc nhìn của mình một cách tự do về chế độ quân chủ, từ sự can thiệp chính trị của chế độ quân chủ, đến mối quan hệ mật thiết của chế độ này với quân đội trong việc củng cố quyền lực của nhà vua”.

Học giả tự lưu vong hiện đang sống ở Nhật Bản. Một nhóm Facebook mới mà ông lập vào đêm thứ Hai vừa rồi có tới hơn 400.000 người tham gia chỉ sau một đêm.

Facebook xác nhận với BBC rằng họ “buộc phải hạn chế việc truy cập vào nội dung mà chính phủ Thái Lan cho là bất hợp pháp”.

“Những yêu cầu như thế này là nghiêm trọng, trái với luật nhân quyền quốc tế và có tác động kinh khiếp đến khả năng thể hiện bản thân của mọi người”, Facebook viết trong một tuyên bố.

Facebook cho biết trong tuyên bố rằng họ đang chuẩn bị đấu tranh pháp lý .

‎Việc Thái Lan buộc Facebook hạn chế quyền truy cập vào nhóm trên cũng hứng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhóm nhân quyền.

John Sifton, Giám đốc Vận động châu Á của tổ chức Human Rights Watch, cho biết trong một thông cáo: “Chính phủ Thái Lan lại đang vượt quyền và lạm dụng quyền để buộc Facebook hạn chế nội dung được bảo vệ bởi quyền tự do ngôn luận của con người”.

“Một cách rất rõ ràng, trong trường hợp này chính Thái Lan đang phạm luật – các luật quốc tế bảo vệ quyền tự do ngôn luận.”

Ông Chachavalpongpun nói với BBC rằng các cuộc thảo luận trong nhóm là “chỉ trích chế độ quân chủ”.

“Một số thành viên cho rằng chế độ quân chủ lập hiến có thể vẫn hiệu quả, nhưng đây chỉ là thiểu số. Một số cho rằng cần phải có một cuộc cải cách quân chủ khẩn cấp.”

Ông là một trong ba nhà bất đồng chính kiến mà chính phủ Thái cảnh báo người dân tránh xa.

Hai người còn lại là nhà báo Anh quốc Andrew MacGregor Marshall, người đã xuất bản cuốn sách phê phán chế độ quân chủ Thái Lan, và giáo sư chính trị Thái Somsak Jeamteerasakul, người lên tiếng chỉ trích chế độ quân chủ và hiện đang sống lưu vong ở Pháp.

Thái Lan: Cảnh sát bắt 9 nhà hoạt động

Hàng ngàn người biểu tình ở Bangkok đòi dân chủ

Chế độ quân chủ của Thái Lan từ lâu đã được miễn trừ khỏi những lời chỉ trích theo luật cấm khi quân rất nghiêm khắc và các luật khác vốn quy định tội xúc phạm hoàng gia bị trừng phạt với mức án lên đến 15 năm tù.

Người Thái được dạy phải tôn kính chế độ quân chủ từ khi còn nhỏ.

Nhưng điều cấm kỵ đó đã bị phá vỡ trong những tuần gần đây khi một số nhà hoạt động bắt đầu công khai kêu gọi cải cách chế độ quân chủ – trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ ngày càng lan rộng.

Chachavalpongpun nói với BBC: “Tôi nghĩ rằng họ đã đẩy biên độ các cuộc thảo luận về chế độ quân chủ lên rất cao và họ sẽ tiếp tục làm như vậy.

“Chính phủ đã cố gắng ngăn chặn họ bằng cách áp dụng các công cụ pháp lý như bắt giữ các lãnh đạo nòng cốt và chặn quyền truy cập vào nhóm của tôi. Nếu các sinh viên vẫn tiếp tục, một biện pháp hà khắc hơn có thể được thực hiện, chẳng hạn một cuộc đàn áp.”

Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ chín người trong các cuộc biểu tình tuần rồi.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53844911

 

Số ca nhiễm Covid ở Mỹ giảm,

một phần có thể nhờ khẩu trang

Số lượng người Mỹ được chẩn đoán nhiễm Covid đang giảm­—một diễn biến mà các chuyên gia cho rằng ít nhất một phần là do việc đeo khẩu trang ngày càng tăng—ngay cả khi dịch bệnh tiếp tục cướp đi sinh mạng của gần 1.000 người ở Mỹ mỗi ngày.

Khoảng 43.000 ca nhiễm mới đang được báo cáo hàng ngày trên khắp đất nước, giảm 21% so với đầu tháng 8, theo dữ liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp. Dù Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là những nước có số ca nhiễm mới cao nhất trên thế giới, xu hướng giảm này là đáng khích lệ, theo các chuyên gia y tế.

“Đó là tin tức hết sức lạc quan,” bác sĩ Monica Gandhi, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco, nói với AP. Bà cho rằng đó là nhờ công chúng Mỹ ngày càng hiểu biết về cách thức virus lây lan, đeo khẩu trang nhiều hơn và cũng có thể là sự gia tăng mức độ miễn dịch.

“Hy vọng rằng tất cả những yếu tố đó đang phát huy tác dụng để kiểm soát virus này ở đất nước vốn đã thực sự bị đại dịch tàn phá,” bà nói.

Virus corona chủng mới được cho là nguyên nhân gây ra hơn 5,7 triệu ca nhiễm đã được xác nhận và khoảng 178.000 ca tử vong ở Mỹ. Toàn thế giới, con số tử vong là hơn 810.000, với khoảng 23,7 triệu ca nhiễm.

Dù có sự sụt giảm các ca nhiễm mới ở Mỹ, song các ca tử vong vì virus này vẫn ở mức cao đáng báo động, theo AP. Trong hai tuần qua, nhà chức trách báo cáo trung bình 965 ca tử vong mỗi ngày do COVID-19, giảm so với 1.051 ca mỗi ngày vào đầu tháng 8.

Tỉ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính với căn bệnh này cũng đã giảm trong hai tuần qua, từ 7,3% xuống 6,1%. Nhưng sự sụt giảm này xảy ra khi tổng số xét nghiệm được thực hiện đã giảm so với mức đỉnh của tháng 8 là hơn 820.000 một ngày, chững lại trong những tuần gần đây ở mức khoảng 690.000 một ngày.

Tình hình đã được cải thiện đáng kể ở một số bang gặp khó khăn với số ca nhiễm cao vào đầu mùa hè này.

Ví dụ, ở Arizona, nhà chức trách báo cáo có thêm 859 trường hợp hôm 25/8, giảm từ mức cao nhất là 5.500 vào cuối tháng 6. Hơn 2.000 người nhập viện ở bang này với các triệu chứng của virus trong một ngày duy nhất vào đầu tháng 7. Tuần này, con số đó ít hơn 1.000.

Bang Florida, nơi hơn 10.000 người đã tử vong, báo cáo có thêm 2.600 ca nhiễm Covid hôm 25/8. Hồi đầu hè, bang này thường xuyên báo cáo hơn 10.000 trường hợp mới.

Một số người Việt cho biết trong những tuần gần đây họ nhận thấy các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus được nới lỏng hơn tại nơi họ sinh sống. Tuy nhiên nhiều người duy trì các biện pháp an toàn như đeo khẩu trang ở những nơi tụ tập đông người.

“Mình đi đâu cũng vậy, khi mà bước ra ngoài ở bất kì chỗ nào mọi đều phải đeo khẩu trang. Ở trong cộng đồng [người Việt] cũng vậy,” chị Hoàng Thủy, cư dân sinh sống gần thành phố Dallas của bang Texas và cũng là một người lãnh đạo cộng đồng người Việt, nói. “Trong trung tâm sinh hoạt cộng đồng

cũng chuẩn bị sẵn khẩu trang. Cho nên ai mà đi ra đó và nói họ quên mang theo thì chúng tôi đều có cho họ sử dụng.”

Không rõ các ca nhiễm có tăng lên hay không khi ngày càng có nhiều học khu cho phép học sinh quay trở lại lớp học và các trường đại học cũng đang mở lớp lại. Trong những tuần gần đây, các trường bao gồm Đại học North Carolina, Michigan State và Notre Dame đã chuyển sang hình thức giảng dạy trực tuyến sau khi các ca bệnh bùng phát trong khuôn viên trường.

Các quan chức tại Đại học Tennessee tại thành phố Knoxville đầu tuần này cho biết bốn sinh viên đang phải đối mặt với các hình thức kỉ luật sau khi có ba buổi tiệc ngoài khuôn viên trường được tổ chức mà không có ai đeo khẩu trang hoặc có hình thức giãn cách nào, và có một người ngưng cách ly để đi gặp những người khác dù đã xét nghiệm dương tính với virus.

https://www.voatiengviet.com/a/so-ca-nhiem-covid-o-my-giam-mot-phan-co-the-nho-khau-trang/5557795.html

 

Khu vực di tản trở thành một thị trấn ma

ở quận Napa sau vụ cháy rừng ở California

Vào hôm thứ Hai (24/8), các đội sửa chữa tiếp tục làm việc để loại bỏ các đường dây điện bị sập và khôi phục cơ sở hạ tầng bị cháy ở các khu vực của Quận Napa bị tàn phá của California.

Trận cháy rừng LNU Lightning Complex là trận hỏa hoạn lớn thứ hai trong lịch sử California và hoành hành trong núi khoảng 45 dặm về phía tây Sacramento. Gần Hồ Berryessa, các sườn đồi phủ đầy tro bụi với khói vẫn còn âm ỉ từ một số cây cối và cột điện bị đổ. Đám cháy LNU là một trong những trận hỏa hoạn đang tàn phá tiểu bang.

Các đám cháy rừng, bùng phát bởi hơn 13,000 tia sét từ các cơn giông khô trên khắp Bắc và Trung California kể từ ngày 15 tháng 8, giết chết ít nhất bảy người và phá hủy hơn 1,200 ngôi nhà và các công trình kiến trúc khác. Khói từ các đám cháy thiêu rụi hơn 1.2 triệu mẫu Anh (485.620 ha), một khu vực rộng hơn Los Angeles gấp ba lần, tạo ra chất lượng không khí không lành mạnh cho phần lớn Bắc California và trôi dạt đến tận Kansas.

Đám cháy LNU được khống chế 22% vào hôm thứ Hai, trong khi về phía nam, ở phía đông của San Jose, đám cháy SCU Lightning Complex cũng rộng gần như tương tự ở mức 347,000 mẫu Anh và chỉ có 10% được khống chế.

https://www.sbtn.tv/khu-vuc-di-tan-tro-thanh-mot-thi-tran-ma-o-quan-napa-sau-vu-chay-rung-o-california/

 

Thống Đốc tiểu bang Wisconsin điều động

lực lượng Vệ binh Quốc gia để chống bạo động

Tin từ Kenosha, Wisconsin – Vào thứ hai (ngày 24 tháng 8), Thống đốc tiểu bang Wisconsin đã điều động Vệ binh Quốc gia đến thành phố Kenosha để hỗ trợ công tác chống bạo động, sau khi các cuộc biểu tình nổ ra khắp thành phố vì một viên cảnh sát bắn 7 phát đạn vào lưng của một người da đen.

Vào chủ nhật (ngày 23 tháng 8), một đoạn video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy anh Blake được hộ tống bởi hai viên cảnh sát đang chĩa súng vào lưng anh. Khi ba người tiến về một chiếc SUV màu xám và anh Blake bắt đầu mở cửa xe, bảy tiếng súng đã vang lên.

Không rõ liệu cảnh sát đã nhìn thấy thứ gì đó bên trong chiếc xe khiến họ bắn anh Blake, và cũng không rõ liệu một hay cả hai người đã nổ súng. Sau khi phẫu thuật, sức khỏe anh Blake đang dần hồi phục. Theo luật sư của gia đình, ba con trai nhỏ của anh đã chứng kiến toàn bộ vụ nổ súng.

Bên cạnh việc điều động Vệ binh Quốc gia đến Kenosha – cách Milwaukee 40 dặm về phía nam – Thống đốc Tony Evers đã công khai chỉ trích lực lượng cảnh sát thành phố này đã sử dụng bạo lực quá mức trong vụ nổ súng bắn anh Blake, và kêu gọi một phiên lập pháp đặc biệt để xem xét cải cách cảnh sát.

Khoảng một giờ sau đó, thị trưởng Kenosha John Antaramian đã phải đối mặt với hàng chục người biểu tình giận dữ yêu cầu bắt giữ các cảnh sát liên quan đến vụ nổ súng nói trên. Một số người biểu tình cố gắng tiến vào tòa nhà an toàn công cộng của thành phố để đuổi theo ông thị trưởng Antaramian. Cánh cửa của tòa nhà này đã bị gãy khỏi bản lề, nhưng cảnh sát mặc đồ chống bạo động đã đẩy lùi những người biểu tình bằng hơi cay.

Ngay sau khi màn đêm buông xuống, rất nhiều người biểu tình bất chấp lệnh giới nghiêm đã tập trung đông đảo bên ngoài tòa án, la hét và ném chai nước về phía cảnh sát. Một thời gian ngắn sau, một số xe tải của Vệ binh Quốc gia đã đến trung tâm thị trấn cách tòa án khoảng một dãy nhà.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/thong-doc-tieu-bang-wisconsin-dieu-dong-luc-luong-ve-binh-quoc-gia-de-chong-bao-dong/

 

Vụ Navalny : Pháp lên án  « tội ác » đầu độc đối lập

Tú Anh

Cùng chiều hướng với Berlin và Bruxelles về vụ lãnh tụ đối lập Nga Alexei Navalny, nạn nhân của một vụ đầu độc,  Paris lên án « hành động tội ác » và yêu cầu Matxcơva để cho tiến hành một cuộc điều tra độc lập.

Trong thông cáo công bố chiều hôm qua, thứ Ba 25/08/2020, bộ Ngoại giao Pháp cho biết « Nước Pháp  rất quan ngại trước tội ác nhắm vào một tác nhân quan trọng trong sinh hoạt chính trị Nga ». Do vậy chính quyền Nga cần phải « khẩn cấp tiến hành điều tra một cách minh bạch, làm rõ những tình huống mà tội ác này được thi hành ».

Phản ứng của Pháp gần như tương đồng với Đức và tuyên bố của thủ tướng Angela Merkel ngày hôm qua yêu cầu chính quyền Putin phải điều tra đến nơi đến chốn, nhận diện thủ phạm và truy tố trước pháp luật. Pháp cũng bày tỏ quyết tâm trợ giúp nhà đối lập Nga đang ở trong tình trạng khó khăn.

Về phần Hoa Kỳ, Đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva cũng kêu gọi Nga « điều tra tức khắc » vụ đầu độc nhà hoạt động chống tham nhũng Alexei Navalny.

Tuy nhiên, đối với Matxcơva, « đầu độc » chỉ là một trong nhiều hướng truy tìm. Nga chỉ trích Đức đã quá « vội vã » khi kết luận Navalny bị đầu độc. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov cho rằng « cho đến nay chưa có một chất độc nào chính xác được nhận diện để có thể quy kết có đầu độc ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200826-v%E1%BB%A5-navalny-ph%C3%A1p-l%C3%AAn-%C3%A1n-t%E1%BB%99i-%C3%A1c-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp

 

Mỹ: Súng nổ trong biểu tình ở Wisconsin, 2 người chết

Ngày biểu tình thứ ba trên đường phố để phản đối vụ bắn trọng thương một người đa đen tối 25/8 và sớm 26/8 đã trở nên bạo lực ở Kenosha, Wisconsin, làm hai người thiệt mạng và một người bị thương, theo Reuters.

Hãng tin Anh dẫn lời Sở Cảnh sát Kenosha nói rằng vụ nổ súng trong cuộc biểu tình xảy ra trước nửa đêm và người bị thương dự kiến sẽ hồi phục.

Kenosha đã rúng động vì các cuộc biểu tình kể từ ngày 23/8, khi cảnh sát bắn ông Blake, 29 tuổi, ngay trước mặt ba con trai, tất cả đều dưới 10 tuổi.

Theo Reuters, ông Blake bị trúng bốn trong số 7 phát đạn của cảnh sát và đang trong tình trạng nguy kịch, gia đình cũng như luật sư của ông cho biết hôm 25/8, ít giờ trước khi đợt bất ổn dân sự mới nhất xảy ra tại một thị trấn nằm giữa Milwaukee và Chicago.

Những người biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc cũng đụng độ với cảnh sát ở Portland, Oregon và Louisville, Kentucky, đêm 25/8, trong một phần của làn sóng biểu tình tiếp tục xảy ra trên khắp đất nước kể từ ngày 25/5, khi người đàn ông da đen George Floyd tử vong sau khi bị cảnh sát da trắng ghì gối lên cổ.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-s%C3%BAng-n%E1%BB%95-trong-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%E1%BB%9F-wisconsin-2-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt/5558586.html

 

Canada bác bỏ yêu cầu

tiết lộ thêm thông tin của bà Mạnh Vãn Châu

Theo Reuters, một tòa án Canada hôm thứ Ba, ngày 25/8 cho biết, đã bác bỏ yêu cầu của Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu về việc công bố thêm tài liệu liên quan đến vụ bắt giữ bà vào năm 2018.

Tòa cũng tuyên bố không thể tiết lộ tài liệu vì lý do an ninh quốc gia, và thêm rằng những tài liệu phía bà Mạnh yêu cầu cũng không liên quan tới vụ bắt bà ở sân bay Vancouver.

Bà cùng các luật sư của mình đã tranh luận về việc tiết lộ thêm tài liệu từ chính phủ Canada, để củng cố lập luận rằng các quan chức Canada và Mỹ đã có những vi phạm về quy trình khi bắt giữ bà.

Về phía Huawei, công ty này không hồi đáp trước yêu cầu đưa ra bình luận.

Bà Mạnh dự kiến ​​sẽ ra hầu tòa vào tháng 9 để điều trần liên quan đến các cáo buộc lạm dụng quy trình. Bà bị phía Canada bắt vào năm 2018 theo yêu cầu của Mỹ vì có liên quan đến giao dịch với công ty Sky Com của Iran, vốn thuộc diện trừng phạt của Hoa Kỳ.

Hoàng Kiên

https://etviet.com/theatlantic/canada-bac-bo-yeu-cau-tiet-lo-them-thong-tin-cua-ba-manh-van-chau.html

 

PAHO: Giới trẻ làm lây lan COVID tại châu Mỹ

Giới trẻ đang là lực lượng gây lây lan COVID tại châu Mỹ, người đứng đầu Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) khuyến cáo ngày 25/8 và lưu ý là cả số người chết lẫn số người nhiễm đã tăng gấp đôi trong khu vực trong 6 tuần qua.

Phát biểu với các phóng viên trên mạng, bác sĩ Carissa Etienne trách các chính phủ đã vội vã tái mở cửa nền kinh tế dù dữ liệu cho thấy đại dịch đang tệ hại thêm.

PAHO là cánh tay tại châu Mỹ của Tổ chức Y tế Thế giới, đặt trụ sở tại Mỹ.

Kể từ tháng 7, các ca virus corona tại châu Mỹ tăng hơn gấp đôi, với khoảng 12 triệu ca được xác nhận trong khi số người chết cũng tăng lên thành khoảng 450.000 người, theo dữ liệu của PAHO.

Bà Etienne nói “đại đa số” ca COVID-19 được báo cáo tại châu Mỹ là trong độ tuổi từ 19 đến 59, và gần 70% ca tử vong là những cá nhân từ 60 tuổi trở lên.

“Điều này cho thấy người trẻ là lực đẩy chính làm bệnh này lây lan trong vùng,” bà nói.

Gia tăng các ca nhiễm mới tại một số nước Caribê, trong đó có Bahamas, cũng là mối quan ngại leo thang, bà Etienne cho hay.

Sáu trong số mười nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở châu Mỹ, bà nói và nhắc tới Mỹ, Brazil, Mexico, Colombia, Peru và Argentina.

https://www.voatiengviet.com/a/paho-gi%E1%BB%9Bi-tr%E1%BA%BB-l%C3%A0m-l%C3%A2y-lan-covid-t%E1%BA%A1i-ch%C3%A2u-m%E1%BB%B9/5557799.html

 

Tái nhiễm COVID làm dấy lên quan ngại về miễn nhiễm

Hai bệnh nhân châu Âu được xác nhận tái nhiễm COVID làm dấy lên những quan ngại về sự miễn nhiễm của người với COVID trong lúc thế giới vất vả chế ngự đại dịch.

Hai trường hợp này, tại Bỉ và Hà Lan, xảy ra sau báo cáo tuần này từ những nhà nghiên cứu tại Hong Kong về một người đàn ông bị tái nhiễm với một chủng COVID khác với chủng ông từng bị nhiễm trước đó. Người này bị nhiễm lại sau bốn tháng rưỡi được tuyên bố bình phục và đây là ca tái nhiễm COVID đầu tiên được ghi nhận.

Việc này gây nên những lo ngại về sự hiệu nghiệm của vaccine tiềm năng chống virus dù các chuyên gia nói cần nhiều ca tái nhiễm nữa mới có thể minh chứng.

Nhà virus học của Bỉ, Marc Van Ranst, cho hay trường hợp tại Bỉ là một phụ nữ nhiễm COVID lần đầu vào tháng 3 và sau đó tái nhiễm với một chủng COVID khác vào tháng 6. Chắc sẽ xuất hiện nhiều ca tái nhiễm thêm nữa, ông dự báo.

Ông Van Ranst nói với Reuters là nữ bệnh nhân vừa kể trong độ tuổi 50, có rất ít kháng thể sau khi bị nhiễm lần đầu, dù các kháng thể này có thể đã làm bệnh nhẹ bớt. Những ca tái nhiễm có thể là những trường hợp đặc biệt và ít thấy, ông nói, dù quá sớm để đoán trước sẽ có thêm bao nhiêu ca như thế sắp xuất hiện.

Ông nói thêm virus corona chủng mới có vẻ ổn định hơn virus cúm, nhưng nó đang biến đổi.

“Virus biến đổi và điều đó có nghĩa là vaccine tiềm năng sẽ không phải là vaccine có thể tồn tại lâu dài, 10 năm, có thể thậm chí không đến 5 năm. Giống như cúm, vaccine sẽ phải điều chỉnh lại thường xuyên,” ông nói.

Ông Van Ranst, thành viên trong một số ủy ban COVID-19 của Bỉ, cho rằng các nhà bào chế vaccine sẽ không ngạc nhiên.

“Chúng ta thích virus ổn định hơn, nhưng mình không thể cưỡng ép tự nhiên,” ông nói.

Xét nghiệm gen

Viện Y tế Công cộng Quốc gia tại Hà Lan cho biết đã theo dõi một ca tái nhiễm ở Hà Lan.

Nhà virus học Marion Koopmans được đài NOS Hà Lan trích lời cho biết bệnh nhân là một người lớn tuổi với hệ thống miễn nhiễm yếu.

Bà nói những trường hợp mà nạn nhân bị bệnh vì COVID trong thời gian dài và rồi bùng phát trở lại thì thường thấy hơn.

Tuy nhiên tái nhiễm thực sự, như trường hợp tại Hà Lan, Bỉ và Hong Kong, cần phải được xét nghiệm gen của virus cả lần đầu lẫn lần nhiễm thứ nhì để xem liệu hai trường hợp virus có khác nhau hay không.

Ông Van Ranst nói xét nghiệm như vậy cho thấy bệnh nhân Bỉ bị nhiễm chủng virus khác.

Nữ phát ngôn viên của WHO bà Margaret Harris nói tại một cuộc họp báo của Liên hiệp quốc ở Geneva rằng dù những báo cáo tái nhiễm thỉnh thoảng xuất hiện, nhưng điều quan trọng là phải ghi nhận rõ ràng.

Một số chuyên gia nói chắc chắn là những ca như vậy sẽ bắt đầu xuất hiện vì xét nghiệm rộng rãi hơn trên toàn thế giới, hơn là vì virus có thể lây lan cách khác.

Tuy vậy, bác sĩ David Strain, một giảng viên lâm sàng kỳ cựu tại Trường đại học Exeter và là Chủ tịch uỷ ban hàn lâm y khoa thuộc Hiệp hội Y khoa Anh, nói những ca này đáng ngại vì nhiều lý do.

“Trước nhất việc này cho thấy lần nhiễm đầu không mang lại tính bảo vệ,” ông nói. “Thứ hai, chuyện này nêu lên khả năng là tiêm ngừa có thể không mang lại hy vọng mà chúng ta đang chờ đợi.”

https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%A1i-nhi%E1%BB%85m-covid-l%C3%A0m-d%E1%BA%A5y-l%C3%AAn-quan-ng%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-mi%E1%BB%85n-nhi%E1%BB%85m/5557781.html

 

Chuyên gia: Viêm phổi Vũ Hán có khả năng

trở thành cúm, nó sẽ ở lại mãi với con người

Tâm Thanh

Và như vậy một người có thể mắc đi mắc lại căn bệnh này trong suốt đời mình.

Một người đàn ông ở Hồng Kông bị nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán được chẩn đoán nhiễm lại sau 4 tháng và 2 chủng loại virus này là khác nhau. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan Trần Thời Trung nói rằng hiện tại, bệnh viêm phổi Vũ Hán có khả năng trở thành bệnh cúm ngày càng cao. Chuyên gia của Trung Quốc Trương Văn Hoằng tin rằng, nếu điều đó là đúng, thì có nghĩa là “tái lây nhiễm” sẽ trở thành trạng thái bình thường.

Ngày 24/8, nhóm nghiên cứu của Đại học Hồng Kông cho biết, một người đàn ông Hồng Kông bị nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán và sau đó đã bình phục. Tuy nhiên, anh ấy được chẩn đoán nhiễm lại sau khi đi du lịch châu Âu 4 tháng rưỡi trở về. Hơn nữa, trình tự di truyền của hai chủng virus rõ ràng là khác nhau và chúng thuộc các nhánh virus khác nhau. Đây là trường hợp nhiễm lại lần 2 bởi 1 nhánh virus khác được xác nhận đầu tiên trên thế giới và đã được công bố trên nhiều báo.

Thời báo Tự do đưa tin rằng, ngày 25/8, chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh Trung ương kiêm Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan, Trần Thời Trung cho hay: Như đã đề cập nhiều lần trước đây, sự phát triển của virus viêm phổi Vũ Hán tiếp theo sẽ có 2 khả năng: Một là trở thành bệnh cúm và tồn tại lâu dài cùng loài người. Hai là biến mất dần dần như SARS.

Ông Trần Thời Trung cũng cho biết: “Độ khả thi của việc virus Vũ Hán biến thành một dạng cúm ngày càng cao, hiện tại có thể nói là chỉ có khả năng tiến triển theo hướng này, chỉ là từ từ xem xem sao”.

Tuy nhiên, Trương Văn Hoằng, một chuyên gia của Trung Quốc và là giám đốc khoa truyền nhiễm, bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán, Thượng Hải đăng trên Weibo vào sáng ngày 25 rằng: Trường hợp “tái lây nhiễm” ở Hồng Kông này không phải là “tái nhiễm” theo nghĩa chung. Cần có thêm bằng chứng nghiên cứu, bao gồm cả việc nuôi cấy virus, phải được xác nhận là dương tính với axit nucleic và là một virus sống, đồng thời cũng cần so sánh kỹ lưỡng trình tự axit nucleic của hai loại virus bị nhiễm. Điều này cũng phụ thuộc vào các bài báo học thuật khác được xuất bản bởi Đại học Hồng Kông. Chúng ta cùng chờ đợi!

Theo Tiêu Luật Sinh, Epochtimes

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-viem-phoi-vu-han-co-kha-nang-tro-thanh-cum-no-se-o-lai-mai-voi-con-nguoi.html

 

Cuộc chạy đua nước rút

để phát triển vắc-xin chống Covid-19

Hoài Hương-VOA

Từ khi virus Sars-CoV2 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019, siêu vi đã nhanh chóng lây lan khắp thế giới, và giáng một đòn nặng vào nền kinh tế của tất cả các nước nơi dịch Covid-19 hoành hành.

Theo trang web worldometers cập nhật tình hình dịch Covid-19 trên toàn cầu thì siêu vi Sars CoV2 gây ra dịch Covid-19 đã lây lan sang 213 nước và vùng lãnh thổ, và tính cho tới 24/8 đã giết chết hơn 814.000 người, lây nhiễm cho hơn 23 triệu người. Ước lượng số bệnh nhân hồi phục là hơn 16.140.000 người, có nghĩa là hiện còn hơn 6.730.000 ca đang được điều trị, 1% trong số này trong tình trạng nguy kịch.

Hoa Kỳ vẫn đứng đầu bảng trong danh sách các nước bị tác động nặng nề nhất, với gần 5,9 triệu ca nhiễm, hơn 180.000 ca tử vong. Kế tiếp là Brazil – 3,6 triệu ca nhiễm, và thứ 3 thế giới là Ấn Độ, với 3,1 triệu ca.

Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy siêu vi gây dịch Covid-19 sẽ tự động biến mất trong tương lai gần, và thế giới nói chung vẫn bó tay, cho tới khi có một vắc-xin hữu hiệu và an toàn chống Covid-19, và một chương trình chủng ngừa quy mô trên toàn cầu.

Trong cuộc đua để trở thành nước đầu tiên phát triển vắc-xin, nhiều nước đã đốt giai đoạn để đẩy nhanh tiến trình phát triển.

Vắc-xin Nga

Nga hôm 11/8 tuyên bố nước này là nước đầu tiên cấp phép để sản xuất một vắc-xin có tên là Sputnik-5, mặc dù Nga chưa tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 – một giai đoạn thiết yếu để bảo đảm vắc-xin hiệu quả và an toàn.

Tin này được đón nhận với nhiều hoài nghi, ngay cả trong cộng đồng khoa học Nga, cũng quan tâm về tính an toàn của vắc-xin Nga vì quy trình phát triển bị nghi là không đạt tiêu chuẩn vì chính quyền muốn đốt giai đoạn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ thẩm định tuyên bố của Nga. Mặc dù vậy, Nga nói đã có 20 nước, kể cả Brazil, Indonesia và Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập, yêu cầu mua vắc-xin của họ.

Việt Nam đang tìm cách phát triển một vắc-xin riêng nhưng đã lập tức đặt mua từ 50 triệu tới 150 triệu liều vắc-xin của Nga, một phần với sự tài trợ của Nga.

Bên cạnh đó, công ty Petrovax -thuộc quyền sở hữu của tư nhân ở Nga- đang giúp thử nghiệm một vắc-xin của CanSino của Trung Quốc, và cho hay nếu thành công, Nga sẽ sản xuất vắc-xin tại khu vực Moscow để bán ở trong nước và bán cho các nước thuộc Liên Xô cũ.

Vắc-xin tại Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, hai công ty đã bước vào thử nghiệm giai đoạn 3, bước thử nghiệm cuối cùng trước khi được cấp phép sản xuất.

Công ty sinh học Moderna đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 một loại vắc-xin có thể luyện cho hệ thống miễn dịch của con người chống lại virus corona.

Moderna đã đạt được thỏa thuận với Ủy hội Châu Âu để cung cấp tới 160 triệu liều vắc-xin cho khối EU.

Ngoài ra, chính phủ Tổng Thống Trump cũng đang xem xét việc đẩy nhanh tiến trình sản xuất vắc-xin chống Covid-19 của công ty AstraZeneca, một công ty dược phẩm đa quốc của Anh và Thụy Điển, có chi nhánh tại nhiều nước, kể cả tại Hoa Kỳ.

Trang tin tức Alliance News của Anh trích dẫn báo Financial Times, cho biết Tổng Thống Trump đang cân nhắc việc nới lỏng các quy định và tiêu chuẩn luật định để có thể đẩy nhanh một vắc-xin chống virus corona có tinh cách thử nghiệm từ nước Anh.

Các biện pháp đang được cứu xét gồm cho phép Cơ quan Quản lý Thực phầm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 10 cho một vắc-xin do công ty bào chế dược phẩm AstraZeneca phát triển, nếu kết quả nghiên cứu thành công.

Tuy nhiên trong khi các cơ sở khoa học của chính phủ Mỹ đòi hỏi một vắc-xin phải được nghiên cứu trên 30.000 đối tượng thì mới đủ điều kiện để được cấp phép, cuộc nghiên cứu do Astra Zeneca thực hiện chỉ nghiên cứu trên 10.000 người tình nguyện.

Giới khoa học, cũng như một số quan chức y tế và các nhà lập pháp Mỹ lo ngại chính quyền của Tổng Thống Trump có thể vì lý do chính trị gây áp lực đối với FDA để hối thúc cấp phép cho một vắc-xin chống Covid trước cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 3/11 năm nay.

Vắc-xin Ấn độ hợp tác với Hội từ thiện Bill & Melinda Gates

Tại Ấn Độ, Viện Nghiên cứu Huyết thanh Ấn Độ (SII), hãng bào chế vắc-xin lớn của thế giới, cũng đang ráo riết phát triển một vắc-xin chống Covid.

Có tin nói rằng một vắc-xin của SII, COVISHIELD, có thể sẵn sàng ra mắt trong vòng 73 ngày, mặc dù SII ra tuyên bố cải chính tin này hôm 23/8:

“Hiện nay, chính phủ chỉ cấp phép cho chúng tôi sản xuất vắc-xin và tích trữ thuốc để sử dụng trong tương lai mà thôi. COVISHIELD đã chứng tỏ là thành công, và thỏa đáng tất cả các quy định cần thiết.”

Trước đó, báo Business Today của Ấn Độ đăng một bài báo hôm Chủ nhật 23/8, dẫn lời một quan chức hàng đầu tại SII, xác nhận ‘độc quyền’ với tờ báo này rằng vắc-xin COVISHIELD sẽ sẵn sàng nội trong 73 ngày.

Đầu tháng này, SII hợp tác với Gavi, Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng, tổ chức được Hội Từ thiện Bill & Melinda Gates hỗ trợ, để đẩy nhanh sản xuất vắc-xin chống COVID-19 cho Ấn Độ và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

‘Ngoại giao vắc-xin’ của Trung Quốc

Hơn 160 vắc-xin đang được thử nghiệm trên toàn cầu, trong số này chỉ có 6 hay 7 vắc-xin là đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, trong số các vắc-xin có triển vọng đạt đích sớm nhất có 3 vắc-xin là của các công ty dược phẩm Trung Quốc, cả quốc doanh lẫn tư nhân.

Trung Quốc từ lâu đã là nước sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới. Bắc Kinh đang tìm cách khai thác vị thế dẫn đầu này để đổi chác lấy lợi thế về mặt ngoại giao.

Bài báo đăng trên WSJ hôm 17/8/2020 cho biết các quan chức ở Bắc Kinh và các hãng bào chế thuốc Trung Quốc đã cam kết ưu tiên cung cấp vắc-xin cho các nước: Brazil, Indonesia, Pakistan, Nga và Philippines, là những nước có thể phục vụ các lợi ích chiến lược của Trung Quốc giữa lúc nước này đang tìm cách khôi phục lại vị thế của mình trên thế giới sau trận đại dịch đã gây căng thẳng cho các quan hệ địa chính trị của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hứa ưu tiên cung cấp vắc-xin cho Philippines, trong khi Công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc do tư nhân sở hữu đồng ý hợp tác với Brazil và Indonesia để sản xuất hàng trăm triệu liều vắc-xin cho các thị trường địa phương.

Pakistan, nước đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc trong thế giới đang phát triển, sẽ được cung cấp các liều vắc-xin đủ để phân phối cho 1/5 dân số 220 triệu dân của nước này, theo một thỏa thuận với Sinopharm, Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc, với điều kiện Pakistan cho phép Sinopharm thực hiện các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở Pakistan.

Bắc Kinh không tiết lộ các chi tiết của những dàn xếp của họ với các nước khác, nhưng báo WSJ nói dựa trên những tuyên bố chính thức của Trung Quốc thì Bắc Kinh không ngần ngại dùng vấn đề nhân đạo để thăng tiến các ưu tiên về chính sách đối ngoại của họ, trong đó có vận động các nước cần vắc-xin ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của TQ trong Biển Đông.

Tuy nhận vắc-xin của Trung Quốc có thể giúp thắt chặt các quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, nhưng cùng lúc, có thể phương hại tới các quan hệ với Washington.

Vắc-xin và các nước Á châu

Đầu tháng này, Ngoại trưởng Malaysia tiếp xúc với cả Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về những cách thức để đẩy mạnh hợp tác sản xuất vắc-xin.

Cả Bắc Kinh lẫn Washington không hứa hẹn sẽ giúp Malaysia, nhưng cả hai nước đều muốn củng cố quan hệ với Kuala Lumpur trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi tháng 7 nói Bắc Kinh sẽ ưu tiên cho Philippines, một nước cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, sau khi Tổng Thống Duterte trực tiếp yêu cầu lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình giúp. Câu hỏi được đặt ra tại đây là Philippines phải trả giá nào cho sự giúp đỡ này? Và liệu cái giá đó quá đắt đối với chủ quyền quốc gia và chủ quyền lãnh thổ?

Bắc Kinh tung ra ‘ngoại giao vắc-xin’ sau chiến dịch ‘ngoại giao khẩu trang’ tặng thiết bị y tế cho nhiều nước hồi đầu năm nay.

WSJ dẫn lời các chuyên gia y tế thế giới nói họ tin rằng Trung Quốc, Nga và một số nước khác, nếu phát triển vắc-xin thành công, sẽ dùng vắc-xin như một ‘công cụ ngoại giao’ trong bối cảnh nhu cầu vắc-xin đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết trên toàn cầu. Cấp bách vì có vắc-xin mới mong khống chế được dịch Covid-19. Khống chế được dịch Covid-19 mới mong khôi phục được kinh tế và sinh hoạt bình thường.

CanSino đã nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế từ 18/3 trong khi đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và được cấp bằng hôm 11/8 trong lúc vắc-xin Ad5-nCoV đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Hoàn Cầu Thời Báo, báo do tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Trung Quốc, quản lý, nói dù chưa hoàn tất giai đoạn cuối, kết quả giai đoạn 1 và 2 cho thấy sản phẩm của CanSino có độ an toàn và khả năng miễn dịch.

Các nước phương Tây hoài nghi vắc-xin Nga, Trung Quốc

Như Nga, vắc-xin Trung Quốc khó tìm được khách mua từ các nước Âu Tây, nên phần lớn sẽ tập trung vào các thị trường ‘thân thiện’ hơn.

Reuters cho biết Peru, Morocco, UAE (Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả rập) và Argentina đồng ý cho Trung Quốc thực hiện các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 một vắc-xin có tính cách thử nghiệm của CNBG, một đơn vị của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc.

Các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 -trên nguyên tắc- phải được thực hiện trên quy mô lớn với hàng ngàn người tình nguyện, thì các nhà nghiên cứu mới thu thập được đủ dữ liệu cần thiết để xác quyết tính hiệu quả cũng như sự an toàn của vắc-xin.

Ông John J. Donnelly của Vaccinology Consulting LLC khuyến cáo ‘nếu vắc-xin không hiệu quả hay sau này chứng tỏ là không an toàn, thì nước phát triển ra vắc-xin sẽ ‘mất mặt’ trước thế giới.

Xuất khẩu trang thiết bị hư hỏng hay không đạt tiêu chuẩn, như Trung Quốc đã làm với các lô hàng khẩu trang thiếu tiêu chuẩn trước đây, sẽ phương hại tới uy tín của Trung Quốc.

WSJ nói Brazil, nước thứ nhì trên thế giới (sau Hoa Kỳ) trên danh sách các nước bị Covid-19 hoành hành dữ dội nhất, có thể là một trong những nước đầu tiên sử dụng vắc-xin Trung Quốc, kèm theo những rủi ro của nó. Nước này cũng phải chấp nhận điều kiện của Trung Quốc là đồng ý thực hiện các cuộc thử nghiệm vắc-xin Sinovac trên người.

Trong khi chờ đợi một vắc-xin an toàn và hữu hiệu, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục đe dọa thế giới, với các ca lây nhiễm vẫn tăng mỗi ngày tại nhiều nơi.

https://www.voatiengviet.com/a/5557691.html

 

Tin Covid-19 tại châu Âu (26/8):

Xác nhận 02 ca tái nhiễm, Nga có vaccine dạng bột

Theo Reuters, hai bệnh nhân châu Âu ở Bỉ và Hà Lan được xác nhận đã tái nhiễm virus corona, làm dấy lên lo ngại về khả năng miễn dịch của cơ thể đối với loại dịch bệnh mới này. Hôm qua, các nhà nghiên cứu ở Hồng Kông cũng ra một báo cáo về một người đàn ông ở đó đã bị tái nhiễm 4 tháng rưỡi sau khi hồi phục.

Tại Tây Ban Nha, chính quyền phải điều động binh sĩ tham gia dập dịch

Một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu, Tây Ban Nha đã sử dụng 2.000 binh sĩ được huấn luyện để giúp các khu vực truy vết những người đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Thủ tướng Pedro Sanchez nói: “Chúng ta không thể để đại dịch một lần nữa kiểm soát cuộc sống của mình… Chúng ta phải kiểm soát và ngăn chặn đường cong thứ hai này”.

Ông cũng nói sẽ có các biện pháp đảm bảo mở cửa an toàn trở lại các lớp học trong khoảng hai tuần. Cả Madrid và Catalonia đều thông báo sẽ tiến hành kiểm tra hàng loạt học sinh và thuê thêm nhân viên để đảm bảo sĩ số lớp học nhỏ hơn khi học kỳ mới bắt đầu.

Bộ Y tế Nga đăng ký cho vaccine ngừa Covid-19 ở dạng bột

Theo hãng tin Nga RBC, ngày 25/8, Bộ Y tế Nga ra thông báo cho biết, cơ quan này đã đăng ký cho vaccine ngừa Covid-19 ở dạng đông khô-bột pha chế dung dịch tiêm bắp do Viện nghiên cứu Gamalei phát triển.

Vaccine có tên “Gam-Covid-vac-Lio” được đăng ký “có điều kiện”, theo nghị định của chính phủ Liên bang Nga số 441. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin về việc sản phẩm đã trải qua tất các các bước thử nghiệm để đánh giá hiệu quả và an toàn như thế nào.

Trước đó, Bộ y tế Nga đã cấp phép cho vaccine Sputnik V phát triển bởi trung tâm này mặc dù sản phẩm chưa trải qua thử nghiệm giai đoạn 3 theo quy trình phát triển vaccine như thường lệ.

Huyền Thanh tổng hợp

https://etviet.com/theatlantic/tin-tuc-the-gioi/tin-covid-19-tai-chau-au-26-8-xac-nhan-02-ca-tai-nhiem-nga-co-vaccine-dang-bot.html

 

Ủy viên thương mại EU bị chỉ trích

 vì vi phạm quy định hạn chế do Covid-19

Ủy viên thương mại EU đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích và yêu cầu từ chức vì vi phạm quy định hạn chế trong chuyến đi Ireland.

Ông Phil Hogan được báo cáo đã tham gia bữa tiệc ở sân golf cùng với nhiều nhà chính trị gia ở Ireland hôm 19.8. Sau sự việc đó, ông đã xin lỗi và hứa sẽ không tiếp tục vi phạm quy định trong thời gian tiếp theo ở Ireland.

Tuy nhiên, cảnh sát đã phát hiện ông này lái xe trong thời gian lẽ ra phải cách ly 14 ngày. Mặc dù ông đã công bố lịch trình chi tiết và giải thích ông có công tác quan trọng, nên được miễn cách ly, các lãnh đạo đảng cầm quyền Ireland vẫn rất tức giận và kêu gọi cách chức ông. Tuyên bố của ba đảng cầm quyền chỉ ra ông đã “vi phạm quy tắc về sức khỏe cộng đồng và việc chậm trễ công bố thông tin đã làm giảm sút niềm tin của công chúng”.

Theo The Guardian, ông Hogan sau đó đã xin lỗi, nói rằng tụ tập là điều sai trái và ông không nên tham gia vào bữa tiệc đó. Nhưng ông từ chối việc từ chức, ông khăng khăng rằng mình vẫn tôn trọng các quy định trong 3 tuần còn lại ở Ireland.

An Bình tổng hợp

https://etviet.com/theatlantic/uy-vien-thuong-mai-eu-bi-chi-trich-vi-vi-pham-quy-dinh-han-che-do-covid-19.html

 

Nhà tiên tri người Anh: Ông Trump sẽ tái đắc cử,

Trung Quốc có bạo loạn, thế giới có nhiều động đất

 

Phụng Minh

Trước đó ông Craig Hamilton-Parker đã từng dự đoán đúng về Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hoa Kỳ sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 11 năm nay. Nhà tâm lý học và nhà tiên tri người Anh Craig Hamilton-Parker gần đây đã chia sẻ với Express về dự báo tình hình thế giới nửa cuối năm 2020. Ông dự đoán rằng ông Trump sẽ thắng cử tổng thống và sẽ có bạo loạn lan rộng ở Trung Quốc đại lục; đồng thời động đất sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo trang Express của Anh ngày 25/8, trong một bài tổng kết tiên đoán của nhà tiên tri vĩ đại Michel de Nostredame (hay Nostradamus), phóng viên đã so sánh sự trùng hợp của các dự đoán này với các dự đoán của Parker. Theo đó, Parker dự đoán Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử, nhưng một trong những đồng minh thân cận nhất của ông sẽ quay lưng lại với ông, ông cũng dự đoán rằng Tổng thống Trump sẽ bị luận tội, nhưng việc luận tội thất bại sẽ khiến ông Trump càng có thêm uy tín.

Ông nói: “Trump sẽ không rời khỏi vị trí [tổng thống], nhưng một trong những đồng minh thân cận nhất của ông ấy sẽ phản bội ông”. Ông Parker dự đoán rằng đồng minh thân cận nhất này của Tổng thống Trump có thể là cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani. Giuliani là một luật sư tại Hoa Kỳ. Ông đã từng là công tố viên liên bang và thị trưởng thành phố New York. Trong nhiệm kỳ thị trưởng thành phố New York, ông đã giảm thành công tỷ lệ tội phạm của thành phố và cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị trong thành phố. Và ông ấy là bạn thân của Tổng thống Trump.

Parker cũng dự đoán rằng Tổng thống Trump sẽ bị luận tội. Parker gọi luận tội này như một cuộc đảo chính được khởi xướng bởi lực lượng “Nhà nước ngầm” (“deep state”, còn được gọi là thế lực đen tối và đế chế bóng tối) của Hoa Kỳ, nhưng ông cũng cho biết cuộc luận tội này khiến vị thế của tổng thống càng mạnh hơn.

Parker cũng ước tính rằng đối thủ đảng Dân chủ của Tổng thống Trump là Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020 sẽ bị loại do một vụ bê bối. Cuối cùng, đối thủ của ông sẽ là Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Elizabeth Warren. Tuy nhiên Warren hiện đã rút lui khỏi cuộc bầu cử do thành tích kém.

Ông nói: “Trump sẽ giành chiến thắng ở nhiều bang không mong đợi sẽ có được nhiều sự ủng hộ trong cuộc bầu cử này, như Florida và một vài bang khác, và cuối cùng ông sẽ thắng cử”.

Ông cũng ước tính rằng trong nửa cuối năm 2020, sẽ có bạo loạn quy mô lớn ở Trung Quốc đại lục, và cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ trở nên căng thẳng hơn.

Ông cũng dự đoán về thiên tai, thảm họa trong năm nay: “Năm 2020 sẽ chứng kiến nhiều trận động đất. Đặc biệt là ở Nhật Bản và Ấn Độ sẽ chứng kiến những trận động đất lớn có thể khiến Thế vận hội Mùa hè bị gián đoạn. Hoa Kỳ cũng sẽ trải qua động đất”.

Nhà ngoại cảm cũng dự đoán Miami sẽ bị “tàn phá nặng nề” bởi một cơn bão và một ngọn núi lửa sẽ phun trào trên một hòn đảo nhỏ, mặc dù ông không thể nói rõ nó ở đâu.

Bài báo cũng cho biết Parker đã dự đoán vào năm 2018 rằng Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử nhưng ông cũng sẽ là đối tượng của một vụ ám sát. Vào tháng 2 năm nay, một người đàn ông đã cố gắng đột nhập Nhà Trắng để ám sát Tổng thống Trump bằng dao nhưng không thành.

Phụng Minh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/tien-tri-nguoi-anh-ong-trump-se-tai-dac-cu-trung-quoc-co-bao-loan-the-gioi-co-nhieu-dong-dat.html

 

Bước nhảy vọt của Pháp

trên bảng xếp hạng Đại học Thượng Hải

Thùy Dương

Như thường lệ, vào ngày 15/08 hàng năm, bảng xếp hạng Đại học Thượng Hải lại được công bố. Trong bảng xếp hạng năm 2020, lần đầu tiên một trường đại học của Pháp lọt vào nhóm 15 trường đầu bảng thế giới. Đó là đại học Paris-Saclay, có trụ sở tại vùng Essone, ngoại ô thủ đô Paris.

Xếp đầu bảng vẫn là các trường đại học danh tiếng của Mỹ : Havard và Stanford. Vị trí thứ ba thuộc về đại học Anh Cambridge. Pháp có tổng cộng 30 trường đại học lọt danh sách 1.000 trường trong tổng số 17.000 trường đại học được Đại học Thượng Hải đánh giá, trong đó có 5 trường ở nhóm 100. Nổi bật nhất là đại học Paris-Saclay, ở vị trí thứ 14. Ông Alain Sargati, cựu chủ tịch đại học Paris-Sud và hiện là giáo sư đại học Paris-Saclay tự hào gọi đó là « một sự nhìn nhận tuyệt vời, bởi chỉ có 4 nước lọt vào nhóm 20, đó là Mỹ, Anh, Pháp và Thụy Sĩ ». Cũng phải nói thêm là Pháp là nước duy nhất ngoài khối các quốc gia Anh ngữ có trường được xếp vào danh sách 15 trường đại học tốt nhất thế giới.

Vậy đại học Paris-Saclay là trường như thế nào ? Vốn thường được gọi là Đại học Paris-Saclay, nhưng thực chất Paris-Saclay là một tổ hợp đại học vô cùng lớn, mới chỉ được hình thành từ tháng 01/2020 trên cơ sở tập hợp nhiều trường đại học danh tiếng và cả các cơ sở nghiên cứu uy tín, theo hướng cải cách đại học Pháp mà chính quyền Pháp liên tục theo đuổi trong hơn một thập kỷ qua. Bà Syvie Retailleau, chủ tịch Đại học Paris-Saclay, giải thích trên đài truyền hình TV5 Monde ngày 17/08/2020 :

« Đây là một bước đột phá. Đại học Paris-Saclay đã được hợp thành từ sự hợp tác giữa các trường đào tạo kỹ sư, như Centrale-Supélec, tổ hợp Paritech, các trường đại học như Đại học khoa học Orsay, đại học Y và các đơn vị nghiên cứu quốc gia như CEA, CNRS hay Institut des Hautes études scientifiques … Những cơ sở này từ lâu nay đã có sự hợp tác về nghiên cứu khoa học và hiện giờ đều tập hợp lại trong khuôn khổ đại học Paris-Saclay ».

Đại học Paris-Saclay, với 76 chương trình đào tạo, 275 đơn vị nghiên cứu, quy tụ tới 48.000 sinh viên, 9.000 giảng viên và nhà nghiên cứu, 11.000 nhân kỹ thuật viên và nhân viên hành chính và 30 khu học xá. Cách nay hai tháng, theo bảng xếp hạng từng môn học, vẫn của Đại học Thượng Hải, Paris-Saclay cũng đã được xếp hạng đầu thế giới về toán học, trên cả đại học Princeton, Mỹ và đứng thứ 9 thế giới về vật lý (thứ nhất châu Âu), thứ 12 về nông nghiệp … và lọt bảng 100 trường đại học tốt nhất thế giới về 25 môn học. Dường như hướng cải tổ đại học mà chính phủ Pháp đưa ra đã mang lại thành tích bước đầu, nâng tầm đại học Pháp trên bảng xếp hạng danh tiếng toàn cầu của Đại học Thượng Hải.

Bà Sylvie Retailleau giải thích tiếp : « Đó là một trong những thành quả của sự cải tổ. Tôi nghĩ rằng công cuộc cải cách đại học mà chúng ta tiến hành từ nhiều năm nay sẽ tiến xa hơn, có nhiều thành quả hơn chứ không chỉ dừng lại ở việc có thứ hạng trong bảng xếp hạng của Đại học Thượng Hải. Tôi nghĩ như vậy. Chỉ có ít trường đại học sử dụng bảng xếp hạng như một công cụ chiến lược. Nhưng việc có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng cũng có vai trò quan trọng để tạo sự thu hút và chứng minh là chất lượng của các trường đại học Pháp đã được nhìn nhận.

Tôi cũng muốn nói là chính sách sáp nhập các trường đại học như hiện nay và các hình mẫu trường mới như thế này sẽ còn mang lại nhiều kết quả hơn nữa, chúng ta sẽ còn tiến xa hơn nữa. Chính sách đó sẽ giúp định hình mô hình trường đại học Pháp thế kỷ XXI phù hợp hơn với khả năng của các sinh viên mới của chúng ta, cũng như đáp ứng được nhu cầu của các đối tác xã hội, và nhất là thích nghi hơn với trình độ thế giới và quốc tế ».

Vậy việc lọt vào nhóm 15 thế giới có ý nghĩa thế nào với đại học Paris-Saclay nói riêng và giáo dục đại học Pháp nói chung ? Chủ tịch đại học Paris-Saclay nhấn mạnh : « Đó là một sự công nhận. Bảng xếp hạng của Đại học Thượng Hải thực ra là một bảng xếp hạng dựa trên tiêu chí nghiên cứu. Chúng ta không nên ca ngợi thái quá nhưng dù sao đi chăng nữa thì bảng xếp hạng Đại học Thượng Hải cũng là một bảng xếp hạng có danh tiếng.

Ngoài nghiên cứu thì chúng ta phải nói đến giảng dạy đại học, nhưng nghiên cứu thì cũng có liên quan, bổ trợ cho chương trình giảng dạy của chúng tôi và điều này là rất quan trọng. Điều đó có nghĩa là thứ hạng của chúng tôi trong bảng xếp hạng Đại học Thượng Hải sẽ giúp trường thu hút các nhà nghiên cứu và sinh viên. Ngoài ra, thứ hạng này cũng làm tăng giá trị bằng cấp của các sinh viên của chúng tôi và làm tăng giá trị bằng đại học và tiến sĩ của Pháp trên trường quốc tế cũng như tại tất cả các nước khác trên thế giới ».

Thực ra, mặc dù bảng xếp hạng của Đại học Thượng Hải được coi là một bảng xếp hạng có uy tín, nhưng lại thiên về đánh giá dựa trên các tiêu chí nghiên cứu khoa học. Có 6 tiêu chí chính : số giải Nobel và huy chương Fields của những người từng theo học tại trường, số giải Nobel và huy chương Fields của các nhà nghiên cứu của trường, số bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế Nature và Science, số nhà nghiên cứu được trích dẫn …

Tuy nhiên, bảng xếp hạng này lại không tính đến chất lượng, phương pháp giảng dạy, tỉ lệ sinh viên tìm được việc làm khi tốt nghiệp, khả năng thích nghi của họ với môi trường công việc … Một điều khác không làm chính quyền, giới đại học và nghiên cứu Pháp hài lòng, đó là bảng xếp hạng Thượng Hải thiên về các ngành khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa, tin học … hơn là các ngành khoa học xã hội và nhân văn, vốn là một thế mạnh của giáo dục Pháp. Về điều này, bà Sylvie Retailleau nhận xét một cách khách quan :

« Mọi chuyện không đơn giản như là đen hay trắng. Bảng xếp hạng nào cũng dựa trên những tiêu chí riêng, có những phương pháp tiếp cận riêng. Trước hết phải nói là bảng xếp hạng Đại học Thượng Hải dựa theo phương pháp tiếp cận rất khắt khe, chặt chẽ. Tôi muốn nói là không thể dùng tiền để mua thứ hạng trong bảng xếp hạng của Đại học Thượng Hải được. Đó là một điều rõ ràng. Nhưng cũng rõ ràng là bảng xếp hạng này chủ yếu hướng đến mảng nghiên cứu chứ không phải bảng xếp hạng điển hình về các đặc trưng của trường đại học, chẳng hạn về sự thành công của sinh viên sau khi ra trường … »

Nhiều người cho rằng thứ bậc trên các bảng xếp hạng quốc tế lại càng làm cho mức độ chênh lệch của các trường đại học tại Pháp bị khoét sâu hơn nữa, tạo ra tình trạng mất cân đối trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp. Về vấn đề này, bà Syvie Retailleau nhấn mạnh :

« Tôi nghĩ rằng vấn đề về sự chênh lệnh mức độ phát triển này không phải là mới được đặt ra. Trong hệ thống của chúng ta cũng như trong bối cảnh đào tạo đại học và nghiên cứu của Pháp, chúng ta có thể tiếp tục phải nói đến vấn đề này. Đó không phải điều gì mới. Nhưng giờ đây sự chênh lệch này có lớn hơn không ? Tôi nghĩ rằng có những trường rất mạnh về mảng nghiên cứu, chẳng hạn đại học Paris Saclay, đại học Sorbonne, Đại học Paris khoa học và văn chương … Đặc trưng của những trường này là phát triển rất mạnh về mảng nghiên cứu khoa học ở nhiều bộ môn. Họ làm tăng giá trị của những môn này. Họ có khả năng tỏa sáng ở nhiều bộ môn.

Các trường đại học khác rải rác trong cả nước cũng rất quan trọng. Đó thực sự là những trường đào tạo và nghiên cứu, nhưng họ sẽ phải có sự lựa chọn để trở nên giỏi trong một vài lĩnh vực nào đó, với những lĩnh vực được coi là mục tiêu tập trung phát triển. Đó có lẽ sẽ là điều mà các đại học của Pháp cần làm bởi vì chúng ta có mạng lưới trường đại học rải khắp cả nước, điều này sẽ rất quan trọng cho đất nước và tương lai thế hệ trẻ của chúng ta. »

Bảng xếp hạng Thượng Hải cho thấy ưu thế nghiêng hẳn về các trường của Mỹ. Thế nhưng, các trường đại học của Trung Quốc cũng có những bước tiến đáng nể và ngày càng được công nhận. Vậy Pháp có nên theo mô hình của Mỹ hay Trung Quốc hay không ? Chủ tịch đại học Paris-Saclay lưu ý :

« Đó là dấu hiệu cho thấy sự đầu tư của Trung Quốc, dù gì thì Trung Quốc cũng rất mạnh về đầu tư và phát triển. Các trường đại học của Trung Quốc được đầu tư rất mạnh. Rõ ràng là Trung Quốc có chính sách rất chủ động để phát triển đại học. Tôi không nghĩ rằng chúng ta cần sao chép chính sách của Trung Quốc để áp dụng vào phát triển mô hình trường đại học của Pháp. Chúng ta cũng đừng bắt chước mô hình của Mỹ.

Chúng ta đang phát triển một mô hình kiểu Pháp, kết hợp sự đầu tư và các phương tiện mà chúng ta có để phát triển nền giáo dục đại học và nghiên cứu của Pháp, có nghĩa là không chỉ các trường đại học mà cả các cơ quan đơn vị nghiên cứu quốc gia. Chúng ta trông chờ rất nhiều vào các đơn vị nghiên cứu này để có một nền nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Hiện nay, điều chúng ta còn thiếu là phương tiện để mang lại thời gian cho các nhà nghiên cứu. Công tác nghiên cứu của chúng ta thường đòi hỏi thời gian dài. Các nhà nghiên cứu thực sự cần có nhiều thời gian để có những công trình nghiên cứu có chất lượng cao. Chúng tôi đã chứng minh là có thể làm điều đó tại Pháp ».

(Theo Université Paris-Saclay, TV5 Monde, Le Monde, Les Echos)

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200826-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-nh%E1%BA%A3y-v%E1%BB%8Dt-c%E1%BB%A7a-ph%C3%A1p-tr%C3%AAn-b%E1%BA%A3ng-x%E1%BA%BFp-h%E1%BA%A1ng-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-h%E1%BA%A3i

 

Bất chấp đe dọa từ Bắc Kinh,

Chủ tịch Thượng viện Séc sắp thăm Đài Loan

Lục Du

Bất chấp sức ép mạnh mẽ từ chính quyền Trung Quốc, một phái đoàn quan chức cấp cao của Cộng hòa Séc tháp tùng Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil sẽ có chuyến thăm kéo dài 5 ngày tới Đài Loan, bắt đầu vào ngày 30/8.

Đây là chuyến thăm chính thức Đài Loan đầu tiên của một đoàn quan chức cao cấp Séc kể từ khi đất nước Trung Âu này trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1993, theo Taiwan News.

Bộ Ngoại giao Đài Loan đã ra thông cáo hôm thứ Ba (25/8) chào mừng Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc Milos Vystrcil và phu nhân tới thăm quốc đảo. Thông cáo nêu rõ mục đích của chuyến thăm là nhằm “tăng cường trao đổi, hợp tác kinh tế và thương mại giữa quốc hội hai nước”.

Thượng nghị sĩ Vystrcil sẽ được tháp tùng bởi một phái đoàn gồm 90 người, bao gồm Thị trưởng Thủ đô Praha, Zdenek Hrib, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Pavel Fischer, và một số chính trị gia khác của Séc. Ngoài ra, phái đoàn còn có sự tham gia của các học giả, doanh nhân, các đại diện văn hóa, truyền thông của Séc.

Trong thời gian ở Đài Bắc, ông Vystrcil và các thành viên khác trong phái đoán Séc sẽ có buổi tiếp kiến Tổng thống Thái Anh Văn, Thủ tướng Tô Trinh Xương, gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Ngô Chiêu Tiếp, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Ngô Chinh Trung, Bộ trưởng Văn hóa Lý Vĩnh Đắc, và Bộ trưởng Y tế – Phúc lợi Trần Thời Trung.

Ông Vystrcil đã được mời phát biểu trước cơ quan lập pháp Đài Loan. Người đứng đầu Thượng viện Séc cũng dự kiến có bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Chenghi vào ngày 31/8. Tại đây ông Vystrcil dự định chia sẻ quan điểm của mình không chỉ về quan hệ kinh tế và kinh doanh giữa Séc và Đài Loan mà còn sẽ nói về chủ đề dân chủ, tự do, và các vấn đề xã hội.

Người tiền nhiệm của ông, cựu chủ tịch Thượng viện Jaroslave Kubera, đã bị một cơn đau tim và tử vong vào tháng 1/2020 ngay trước chuyến thăm Đài Loan. Vợ và con gái của ông Kubera đã cáo buộc đại sứ quán Trung Quốc ở Praha gây ra cái chết cho chồng và cha họ, vì cơ quan ngoại giao của Bắc Kinh, bằng các hành vi đe dọa, đã gây sức ép tinh thần lớn lên ông Kubera, khiến ông căng thẳng.

Ông Vystricil nói với CNA hồi đầu tháng rằng ông đã phải chịu áp lực từ phe thân Trung Quốc của Cộng hòa Séc, bao gồm cả Tổng thống Milos Zeman, họ muốn ông từ bỏ kế hoạch thăm Đài Loan. Tuy nhiên ông tuyên bố rằng ông “tin một trong những điều kiện để đạt được sự thịnh vượng kinh tế là duy trì các giá trị của chúng ta”.

Cũng vào hôm thứ Ba, 68 nhà lập pháp từ Hoa Kỳ, Canada, Úc và Nghị viện Châu Âu đã cùng ký một lá thư chung phản đối việc chính quyền Trung Quốc ngăn cản phái đoán quan chức Séc tới thăm Đài Loan.

“Cộng hòa Séc có quyền phát triển hợp tác kinh tế và văn hóa với Đài Loan”, bức thư viết và lưu ý thêm rằng với tư cách là quan chức cấp cao thứ hai của đất nước mình, ông Vystrcil không cần phải tìm kiếm sự cho phép của chính quyền Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bat-chap-de-doa-tu-bac-kinh-chu-tich-thuong-vien-sec-sap-tham-dai-loan.html

 

Khủng hoảng chính trị Belarus:

”Mô hình Armenia” có thể là lối thoát

Trọng Thành

Kết quả 80% phiếu bầu cho tổng thống mãn nhiệm Loukachenko, cầm quyền từ 26 năm nay, trong cuộc bỏ phiếu ngày 09/08/2020 đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ, tố cáo chính quyền gian lận tại Belarus. Bất chấp việc Liên Hiệp Châu Âu không công nhận kết quả bầu cử và ban bố các trừng phạt, tổng thống Belarus vẫn bám trụ, chờ đợi hậu thuẫn từ Nga. Cho đến nay, Matxcơva tỏ ra dè dặt và không muốn can thiệp trực tiếp vào nội tình Belarus.

Căng thẳng tiếp tục dâng cao. Hàng trăm nghìn người Belarus, thuộc đủ mọi giới tiếp tục xuống đường phản kháng, gây áp lực buộc chính quyền hủy bỏ kết quả bầu cử. Chính quyền Minsk tiếp tục đàn áp, bắt bớ đối lập. Tổng thống Loukachenko, 64 tuổi, nắm trong tay quân đội và cảnh sát, hôm 24/04, thể hiện rõ quyết tâm bám trụ đến cùng, khi xuất hiện trong một đoạn phim với áo giáp và súng AK trong tay. Lãnh đạo Belarus tuyên bố đã nhận được sự ủng hộ của Nga, sẵn sàng can thiệp để bảo vệ chế độ.

Khủng hoảng chính trị Belarus sẽ đi về đâu ? Theo nhiều chuyên gia, nhà quan sát, để cuộc khủng hoảng được giải quyết một cách ôn hòa, nhiều khả năng là các bên liên quan sẽ chọn « mô hình » cuộc cách mạng nhung Armenia năm 2018, như giải pháp tối ưu.

***

1 – Vì sao nói « mô hình Armenia » có thể là lối thoát cho khủng hoảng hiện nay ở Belarus ? 

Trước hết cần trả lời cho câu hỏi thế nào là « mô hình Armenia ». Cuộc phản kháng của dân chúng Armenia bùng lên từ tháng 3 kéo dài đến tháng 5/2018, buộc chính quyền đối thoại với đối lập. Dưới áp lực của dân chúng, lãnh đạo đối lập Nikol Pachinian đã được Quốc Hội, do đảng Cộng Hòa cầm quyền kiểm soát, bầu làm thủ tướng. Tháng 12/2018, Quốc Hội Armenia bầu cử sớm, liên minh cải cách do lãnh đạo đối lập đứng đầu giành được 70% số phiếu, đánh dấu cho một thay đổi lớn lao trong đời sống chính trị Armenia, diễn ra trong hòa bình, thông qua bầu cử.

Cả hai nước Belarus và Armenia, đều thuộc Liên Xô cũ, và cho đến nay đều nằm trong quỹ đạo chi phối của Nga. Tuy nhiên, khác hẳn với nước cộng hòa Liên Xô cũ Ukraina, thay đổi cách mạng tại Armenia đã không dẫn đến sự can thiệp quân sự của Nga. Những người mong muốn một chuyển đổi trong hòa bình tại Belarus đều hy vọng một kịch bản tương tự như Armenia.

Theo các nhà quan sát, quan hệ giữa điện Kremlin và chính quyền Belarus hiện nay cũng không êm đẹp, và Matxcơva không quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ cá nhân tổng thống Loukachenko. Nhà sử học, nhà ngoại giao Andrey Kortunov – chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc tế và chính sách đối ngoại của Nga, giám đốc viện tư vấn Hội đồng Quan hệ Quốc tế Nga (RIAC), thuộc bộ Ngoại Giao Nga – cho biết tổng thống Loukachenko là một đối tác khó chơi với điện Kremlin, một con người « đầy bất trắc ». Theo đánh giá của ông, điều lý tưởng với tổng thống Nga, sẽ là quyền lực của tổng thống Loukachenko suy yếu, mở đường cho một giai đoạn quá độ, với một người đứng đầu thuộc giới tinh hoa tại Belarus hiện nay, có thái độ hợp tác hơn, ổn định hơn (« Belarus is on the brink of a major change. What role will Russia play? / Belarus đứng bên bờ một thay đổi lớn. Nước Nga sẽ có vai trò nào ? », The Christian Science Monitor, 18/08/2020).

Đọc thêm : Khủng hoảng Belarus: Putin phải tìm một kế hoạch B?

Trong một phát biểu được báo Anh Financial Times đăng tải, chuyên gia Andrey Kortunov, cho rằng rất có khả năng điện Kremlin sẽ tìm cách để diễn ra một cuộc cách mạng tại Belarus, giống như cuộc cách mạng Armenia năm 2018, lật đổ nhóm cầm quyền cũ, đưa một người được dân chúng ủng hộ, nhưng duy trì quan hệ thân Nga, lên làm lãnh đạo.  Chuyên gia Andrey Kortunov nhấn mạnh là « Putin chắc chắn không hài lòng với một nền dân chủ kiểu phương Tây tại Belarus, nhưng ông ấy không có lựa chọn nào khác. Ông ấy có thể chung sống với một chế độ như vậy, với điều kiện ban lãnh đạo mới không thay đổi ưu tiên địa chính trị », có nghĩa là quan hệ chiến lược vốn có với Nga (« Putin prepares for a controlled succession in Belarus / Putin chuẩn bị cho một sự kế tục quyền lực tại Belarus trong vòng kiểm soát », Financial Times, 21/08/2020).

2 – Trên đây là đánh giá về phía chính quyền Nga, còn về phía phong trào tranh đấu vì dân chủ tại Belarus thì sao ? 

Trang mạng Aljazeera đăng tải một bài viết đáng chú ý của chuyên gia chính trị học và quan hệ quốc tế Anna Ohanyan, Đại học Stonehill College (Hoa Kỳ). Bài « Belarusians can learn a lot from Armenia’s Velvet Revolution / Những người Belarus có thể học được nhiều từ cuộc cách mạng Nhung ở Armenia » (ngày 21/08/2020) nêu bật những điểm lợi thế rất quan trọng của Belarus so với Armenia, khiến cho cuộc chuyển đổi trong ôn hòa có thể diễn ra thuận lợi hơn.

Điểm thứ nhất là Belarus không bị dính vào bất cứ một xung đột khu vực nào, như Armenia. Đây là điểm bất lợi rất lớn cho phong trào dân chủ Armenia trước Cách mạng, bởi các thế lực độc tài thường sử dụng những xung đột kéo dài với láng giềng để lấy cớ bảo đảm an ninh, biện minh cho việc đàn áp đối lập. Chiến thuật này đã được sử dụng tại Armenia, cũng như hiện nay đang được dùng tại nước cộng hòa Liên Xô cũ Azerbaidjan. Tại Belarus, tổng thống Loukachenko cũng cố sức tạo ra hình ảnh một nước Belarus đang bị khối NATO vây hãm, nhưng không thành công.

Điểm lợi thế thứ hai của phong trào dân chủ ở Belarus, so với Armenia, là đa số các láng giềng của Belarus là các quốc gia dân chủ. Chế độ dân chủ vững chắc ở các nước Baltic (Latvia, Estonia và Litva) là hậu thuẫn tốt cho phong trào dân chủ Belarus. Bên cạnh đó, Belarus có đường biên giới dài với Ba Lan, mở đường cho việc giao lưu thuận tiện với Liên Hiệp Châu Âu. Tình hình gần như là ngược lại với Armenia, bị bao quanh phần lớn bởi các « quốc gia độc tài », ngoại trừ Gruzia ở phía bắc.

Kịch bản Nga can thiệp trực tiếp vào Belarus cũng khó xảy ra hơn, bởi đông đảo người dân Belarus có thái độ cảnh giác và sẵn sàng phản kháng, do nỗ lực không thành công của tổng thống Nga trong một thời gian, muốn « thống nhất » Belarus với nước Nga.

Tuy nhiên, vẫn theo nhà chính trị học Mỹ Anna Ohanyan, công cuộc thay đổi dân chủ ở Belarus có những điểm khó khăn hơn, đặc biệt xã hội dân sự tại Belarus được coi là yếu. Kể từ khi Liên Xô tan rã, Belarus luôn sống dưới chế độ « độc tài khắc nghiệt », trong lúc chính quyền Armenia được coi là một chế độ « độc đoán mềm ».

Để có thể tiến tới một kịch bản như kiểu Armenia, phong trào tranh đấu Belarus cần rút ra các bài học từ Armenia. Nhà nghiên cứu Mỹ lưu ý « ba bài học chính ». Thứ nhất là cần chống lại các nỗ lực lái phong trào đòi dân chủ tại chỗ thành một « cuộc cách mạng màu », do phương Tây thúc đẩy. Điều này sẽ làm mất đi tính chính nghĩa của phong trào. Điểm thứ hai là bảo đảm chắc chắn sẽ không có thay đổi về chính sách đối ngoại – xa rời Nga, điều mà lãnh đạo đối lập, thủ tướng tương lai của Armenia, ông Nikol Pashinyan, khẳng định ngay từ sớm. Bài học quan trọng thứ ba là tiến hành thương thuyết chính thức và không chính thức với thế lực nắm quyền, ngay từ đầu. Đây là điều kiện bảo đảm cho « sự ổn định chính trị », duy trì phong trào trong khuôn khổ Hiến Pháp, và giữ được tính chính đáng của phong trào.

3 – Trái bóng hiện nay dường như đang ở bên sân chính quyền Nga. Matxcơva có những động thái nào theo hướng này ? 

Hãng tin Mỹ AP có bài « Belarus chaos brings a poker-faced response from Russia » (17/08/2020) đưa ra một số ghi nhận đáng chú ý về thái độ của chính quyền Nga. Căn cứ trên một số phản ứng chính thức của Matxcơva về tình hình Belarus hậu bầu cử, AP nêu nhận xét : Thái độ dè dặt của Matxcơva thể hiện rõ trước việc phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova, trong khi kiệm lời một cách khác thường khi nói về « can thiệp từ bên ngoài vào một quốc gia có chủ quyền », đã « dành thời gian chủ yếu để nói về các nhà báo Nga bị câu lưu trong các cuộc biểu tình ».

Ngày 20/08, tức một ngày trước thượng đỉnh 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu, bàn về tình hình Belarus, trong cuộc điện đàm với lãnh đạo Nga Vladimir Putin, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị để cho Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE), mà Nga và Belarus cũng là thành viên, đứng ra làm trung gian hòa giải giữa đối lập và chính quyền Belarus. Cũng ngày 20/08, phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định : « đối thoại nội bộ Belarus là điều cần làm trước tiên », và mọi tiếp xúc giữa một thế lực nước ngoài nào với đối lập Belarus, kể cả Nga, cũng bị coi là can thiệp vào công việc nội bộ của Belarus.

Ngày 24/08, theo TASS, hãng tin Nhà nước Nga, điện Kremlin hoan nghênh việc đã không có đụng độ giữa người biểu tình và các lực lượng an ninh, và hy vọng trong tương lai không khí ôn hòa sẽ tiếp tục được duy trì. Trước đó, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã trao đổi với thủ tướng Albani Edi Rama, đương kim chủ tịch Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE) về tình hình Belarus. OSCE đã nhiều lần đề xuất đứng ra làm môi giới đàm phán cho đối lập và chính quyền Belarus.

Tình hình có vẻ thuận lợi cho một kịch bản Armenia. Tuy nhiên, cũng có một số tiếng nói cảnh báo thận trọng. Nhà sử học Anh, Timothy Ash, chuyên về lịch sử các nước Đông Âu và Trung Âu đương đại, báo trước là cuộc chuyển đổi chắc chắn sẽ kéo dài, và không hề đơn giản, tổng thống Nga Putin hiện đã có nhiều kinh nghiệm qua những biến động cách mạng ở một số quốc gia Liên Xô cũ, và một số nhà đối lập Belarus hiện cũng có quan hệ mật thiết với Matxcơva (Kyivpost, ngày 17/08). Còn theo chuyên gia Nga Kortunov, chính quyền Nga cũng sẽ phải có các phương án đối phó với Belarus (được coi « sẽ là một thách thức lớn mang tính sống còn với nước Nga »), một khi chế độ dân chủ được thiết lập, bởi « với một nền dân chủ, chính quyền ở Minsk có thể lúc thì thân Nga, nhưng có lúc sẽ ít thân thiện hơn » (Financial Times).

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200826-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-belarus-m%C3%B4-h%C3%ACnh-armenia-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%A0-l%E1%BB%91i-tho%C3%A1t

 

Từ Lukashenko của Belarus: Điều gì sẽ xảy ra

với những người ‘cha kính yêu’ của dân tộc?

Phụng Minh

Họ yêu cầu dân chúng gọi mình là “cha” nhưng họ có thật sự coi dân là “con”?

Bình về vị tổng thống đang đối diện với khủng hoảng do chính nhân dân ông tạo ra ở đất nước Belarus, từ đó bình thêm về kết cục của các lãnh tụ độc tài trong lịch sử, nhà bình luận có bút danh Nhị Đại Gia đã có bài viết trên Secretchina.

“Cha” dùng xe bọc thép đối mặt với phản đối của “con”

Lukashenko, người đã giữ chức tổng thống Belarus trong 26 năm, mặc dù ông được gọi là “nhà độc tài cuối cùng ở châu Âu”, điều đó không ngăn cản ông yêu cầu người dân gọi mình là “Batjka” (Cha).

Nhưng khi người cha yêu thương này đối mặt với sự phản đối của các con mình bằng hoa gần đây, ông thường phản ứng bằng xe bọc thép, giống như cách ông đã làm trong 26 năm qua.

Để nói về tình cảm làm cha của Lukashenko, chúng ta phải bắt đầu từ nguồn gốc của ông ấy. Ông sinh ra ở Vitebsk, một vùng nông thôn của Belarus. Vì mẹ ông sinh con ngoài giá thú nên người ngoài không biết cha ông là ai trong một thời gian dài. Chính vì lý do này mà Lukashenko đã trải qua một thời thơ ấu bị chế giễu.

Nhiều năm sau, để bù đắp cho những thiếu sót thời thơ ấu của mình, Lukashenko trở thành tổng thống duy nhất trên thế giới không bao giờ đưa đệ nhất phu nhân đi cùng mình trong các chuyến thăm, nhưng chắc chắn sẽ đưa con trai đi cùng. Con trai út của ông sinh năm 2004, ông và vợ cũng đã ly thân từ lâu, nên ông yêu quý cậu con trai vô cùng.

Kể từ khi con trai 4 tuổi, Lukashenko nóng lòng muốn đưa con đi cùng và xuất hiện thường xuyên trong nhiều dịp ngoại giao quốc tế khác nhau. Lukashenko đã tiến hành nghi thức chưa từng có tiền lệ trên toàn thế giới. Sự sáng tạo mang tính cách mạng này có lẽ chỉ có thể so sánh với việc Gaddafi mang lều bạt và sư tử ra nước ngoài, và hoàng gia Ả Rập Xê Út mang theo bồn vệ sinh và thang máy mạ vàng khi xuất ngoại.

Thật sự khó tìm được một người cha nhân từ như vậy. Nhưng rõ ràng, liệu Lukashenko có thể sống sót tới ngày con trai lên thay thế vị trí của mình không đã trở thành một vấn đề lớn. Mặc dù ông đã thành lập hệ thống KGB cuối cùng trong nước, đã thẳng tay đàn áp phe đối lập và những người bất đồng chính kiến. Nhưng thiên toán vạn toán, lại không thể tính toán được nguy cơ thất bại trước một bà nội trợ chưa từng tham gia chính trị. Trong cuộc tổng tuyển cử Belarus lần này, do việc bắt giữ người đứng đầu phe đối lập là Sergey Tikhanovsky trước thềm cuộc bầu cử, vợ của ông này, bà Tikhanovskaya, đã tiến tới và lên đường theo chồng ra ứng cử..

Làm người “cha kính yêu” càng lâu càng thoải mái. Nhưng những người là con cháu thì có chút xót xa. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008, nền kinh tế Belarus liên tục sa sút và trì trệ. Năm 2015 và 2016, GDP thậm chí còn ở trong tình trạng tăng trưởng âm; lạm phát bình quân hàng năm trên 30%, năm 2011 cao tới 108,69%; đồng rúp Belarus tiếp tục mất giá. Năm 2009, 1 đô la Mỹ trị giá 2.200 rúp, năm 2016 trị giá 19.585 rúp Belarus…

Người quản lý thời Xô Viết này có tình yêu chân thành với mô hình Xô Viết. Dưới sự cai trị của ông, Belarus là một bản sao của Liên Xô. Ngay cả danh hiệu “người cha nhân từ của nhân dân” cũng được lấy từ ông tổ Stalin.

Không chỉ Lukashenko muốn trở thành một người “cha kính yêu”

Người “cha kính yêu” của Romania, Nicolae Ceaușescu, đã tạo nên “điều kỳ diệu” khi biến Hội nghị Trung ương thành cuộc họp gia đình của chính mình. Ông trở thành tổng thống còn phu nhân trở thành thủ tướng, cả gia tộc người người đều vì nhân dân mà gánh trách nhiệm làm “cha mẹ”. Để theo đuổi tập trung hóa, ông ta thậm chí quyết định số lượng ngô trồng trong một mét vuông. Ông ấy là một người “cha kính yêu”, và vợ ông ấy đã trở thành một người “mẹ kính yêu”. Khi hai vợ chồng bị lật đổ và sắp bị bắn, vợ ông đã hét lên, “dừng lại, tôi là người mẹ kính yêu của các bạn!”

Albania, quốc gia tự xưng là “xã hội chủ nghĩa duy nhất trên thế giới”, từng có một người “cha kính yêu” là Enver Hoxha. Trong 40 năm cầm quyền, ông đã đấu tranh kiên cường với “các thế lực thù địch ở nước ngoài”. Cứ 3 đến 5 năm lại có một lần thanh lọc chính trị. Trong những năm cuối đời, do lo sợ bị ám sát, ông đã có một số quy định đặc biệt hài hước, ví dụ, bất cứ khi nào hai máy bay của Lực lượng Không quân Albania được điều động cùng nhau, thì một trong hai máy bay thực hiện nhiệm vụ, còn một máy bay chịu trách nhiệm giám sát máy bay thực hiện nhiệm vụ…

“Người cha kính yêu” Saparmurat Niyazov của Turkmenistan thì từng dựng một bức tượng mạ vàng cho mình trước “sự ngưỡng mộ” của người dân. Bức tượng có thể tự động xoay, luôn hướng về phía mặt trời. Ông tập hợp từ Đông Tây, chép ra một cuốn gọi là “Sách linh hồn” và cam đoan với “con dân” rằng, bất kỳ ai đọc cuốn sách này ba lần đều sẽ có thể được lên Thiên đường. Cuối cùng, cuốn sách này

đã trở thành cuốn sách phải đọc đối với học sinh tiểu học, trung học và công chức ở Turkmenistan, thậm chí người ta còn phải đọc cuốn sách này để được thi bằng lái xe.

Độc tài Idi Amin đã cai trị Uganda trong suốt những năm 1970 và muốn mọi người gọi mình là “Cha già vĩ đại”. Ông già này giết người mỗi ngày để mua vui trong suốt 8 năm cầm quyền, và có tới 500.000 người Uganda mất mạng. Sở thích nổi tiếng nhất của bạo chúa với danh hiệu “Yêu vương” này là ăn thịt đồng loại, và hắn thích cho đầu và nội tạng của các đối thủ chính trị vào tủ lạnh và ăn dần.

Tất nhiên, không một người cha nhân từ nào kể trên có kết cục tốt đẹp, họ người thì chết đau đớn, người thì bị quốc dân căm ghét, mắng mỏ. Nhưng điều này không ngăn cản được động lực tự nhiên của những người đến sau muốn nâng cấp thế hệ của chính họ sau khi họ nắm giữ quyền lực. Họ yêu cầu người dân coi mình như cha, nhưng họ không bao giờ coi người dân là con của mình, họ quyết đoán hơn khi họ đứng sau cánh cửa đóng kín và vi phạm bạo lực gia đình. Bạn không thể can thiệp vào “việc nội bộ gia đình” của các vị cha ấy.

Không rõ rồi điều gì sẽ xảy ra với Lukashenko, một người “cha kính yêu”. Có lẽ ông ấy đã có điềm báo trước nên đã đe dọa Putin để được giúp đỡ, người đang ở trong hoàn cảnh tương tự: Tất cả chúng ta đều là châu chấu trên một sợi dây, và tôi đã ngã, anh cũng chẳng khá hơn là bao… Hẳn lời nói này, có thể dùng cho những vị cha kính yêu khác nữa.

Trên thực tế, chỉ những người quỳ gối mới cần “quan phụ mẫu”, còn công dân đứng lên chỉ cần “công bộc”. Là những con người bình thường, chúng ta có một và duy nhất một người cha thực sự. Ai thiếu phụ thân nhân từ, cứ việc tìm trong đống rác của lịch sử, sẽ thấy rất nhiều, nhưng họ không nhân từ như cái tên.

Theo Nhị Đại Gia, Secretchina

Phụng Minh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/tu-lukashenko-cua-belarus-dieu-gi-se-xay-ra-voi-nhung-nguoi-cha-kinh-yeu-cua-dan-toc.html

 

Nga từ chối điều tra

vụ chính trị gia đối lập Navalny nghi trúng độc

Triệu Hằng

Điện Kremlin hôm 25/8 tuyên bố họ không nhận thấy sự cần thiết phải điều tra ngay các tình huống dẫn đến việc chính trị gia đối lập Alexei Navalny đổ bệnh, đồng thời cho rằng chẩn đoán ban đầu về ông Navalny của bệnh viện Đức là do ngộ độc là chưa xác thực.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Hai (24/8) đã yêu cầu Nga điều tra vụ ông Navalny nghi bị đầu độc sau khi các bác sĩ Đức tìm thấy dấu hiệu chất độc trong cơ thể, theo Reuters.

Người phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, bệnh viện Đức chưa xác định được chính xác chất gây ra căn bệnh của ông Navalny. Ông nói thêm không rõ tại sao các bác sĩ Đức lại “vội vã” quy nguyên nhân cho việc bị đầu độc.

Ông nói rằng nếu xác định được chắc chắn đây là vụ đầu độc, thì một cuộc điều tra sẽ được tiến hành.

Các bác sĩ Đức điều trị cho Navalny tại bệnh viện ở Berlin hôm 24/8 cho biết, kiểm tra y tế cho thấy ngộ độc do một số loại chất ức chế cholinesterase, nhưng chưa rõ cụ thể chất gì.

Các quan chức y tế Nga phản bác lại chẩn đoán của các bác sĩ Đức, nói rằng Navalny đã xét nghiệm âm tính với chất ức chế cholinesterase khi ông nhập viện ở Omsk hồi tuần trước.

Navalny là cái gai trong mắt Kremlin trong hơn một thập niên qua. Ông đã phơi bày những vụ tham nhũng cấp cao và huy động được nhiều cuộc biểu tình.

Ông đã nhiều lần bị bắt giam vì tổ chức các cuộc mít-tinh công khai và bị kiện về các cuộc điều tra chống tham nhũng. Ông từng bị cấm tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2018.

Theo Reuters,

Triệu Hằng dịch & biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/nga-tu-choi-dieu-tra-vu-chinh-tri-gia-doi-lap-navalny-trung-doc.html

 

ASEAN cần thay đổi trước một thế giới thay đổi

Nguyễn Trường

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 nước: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đứng giữa hai cường quốc kinh tế đang trỗi dậy là Trung Quốc và Ấn Độ, các nước ASEAN đang đối diện trực tiếp với những cơ hội và thách thức rất lớn do sự trỗi dậy của hai người khổng lồ này mang lại trong môi trường toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.

Với dân số hơn 650 triệu người, nền kinh tế ASEAN tương đối lớn, có thể so sánh với Ấn Độ về tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, 10 nước ASEAN có khác biệt rất lớn về thu nhập và trình độ phát triển, từ Myanmar và Campuchia là những nước nghèo nhất đến Singapore và Brunei nằm trong số những nước giàu có nhất

Những biến động đang nổi lên

Khi bối cảnh phát triển thay đổi có lợi cho sự biến đổi và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN, hai biến động lớn toàn cầu đã xuất hiện. Thứ nhất là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, bắt đầu vào năm 2018. Căng thẳng thương mại đã làm giảm tăng trưởng GDP của thế giới từ mức trung bình 3,5% giai đoạn 2016-2018 xuống còn 2,9% năm 2019, và tác động đến nhiều nền kinh tế. Thứ hai là đại dịch COVID-19, bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019. Cuộc khủng hoảng này có tác động rộng lớn và nghiêm trọng chưa từng có, và nền kinh tế thế giới được cho là sẽ rơi vào suy thoái sâu trong năm 2020.

Vậy các biến động của thế giới mang tính lịch sử như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào trước một ASEAN mới phát triển và dễ tổn thương?

Thứ nhất, tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với các nước ASEAN trong năm 2019 có kết quả tốt xấu lẫn lộn. Trong khi Singapore, Lào và Thái Lan có chỉ số âm, hàm ý mức độ thiệt hại nghiêm trọng, thì Việt Nam, Myanmar và Brunei lại đạt mức dương, điều cho thấy một số thành quả đáng chú ý mà những nước này đạt được. Ở cấp độ nhóm, khả năng dễ bị tổn thương của các nước ASEAN thấp hơn nhiều so với của hai nhóm châu Á khác, cũng như của thế giới nói chung. Tác động lẫn lộn của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể được giải thích như sau: Dù căng thẳng thương mại gây nên tình trạng giảm sút nhu cầu toàn cầu, nhưng nó lại làm gia tăng các dòng FDI chảy vào các nước ASEAN, bởi ngày càng nhiều công ty đa quốc gia quyết định chuyển một số hoạt động sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc.

Thứ hai, các nước ASEAN đang chịu tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng COVID-19. Với trường hợp ngoại lệ là Brunei, tất cả các nước trong khối đều bị tổn thương đáng kể, từ -4,3 đối với Việt Nam đến -10,2 đối với Thái Lan. Đặc biệt dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 là âm đối với 4 nước (Thái Lan, Singapore, Malaysia và Campuchia) và giảm hơn 4 đến 5 điểm phần trăm đối với 5 nước còn lại (Việt Nam, Lào, Myanmar, Philippines và Indonesia). Ở cấp độ nhóm (dựa trên giá trị trung bình của chỉ số), khả năng dễ bị tổn thương của các nước ASEAN cũng nghiêm trọng hơn so với ở Nam Á, nhưng ít nghiêm trọng hơn so với ở Đông Bắc Á và thế giới nói chung.

Thứ ba, xét về chỉ số đánh giá khả năng dễ bị tổn thương trước tác động tổng hợp của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch COVID-19, các nước ASEAN với tư cách là một khối lại dễ bị tổn thương hơn rất nhiều so với cả Nam Á và Đông Bắc Á. Phát hiện này hàm ý rằng con đường phát triển phía trước đối với các nền kinh tế ASEAN sẽ khó khăn hơn nhiều nếu những biến động mới nổi lên.

Triển vọng phát triển của ASEAN

Trong khi mức độ thiệt hại kinh tế do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra đối với mỗi nước và mỗi khu vực là khác nhau, thì hai cú sốc nối tiếp nhau này truyền tải cùng một thông điệp đến tất cả mọi người: Thế giới đã đi đến ngã rẽ, đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản. Thông điệp này đặc biệt đúng với các nước ASEAN, mô hình tăng trưởng phần lớn dựa vào những điều kiện có lợi, có được bởi sức mạnh mang tính biến đổi của ba lực lượng: toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự trỗi dậy của châu Á. Trong môi trường đang thay đổi nhanh chóng này, các nước ASEAN, trừ Singapore, chủ yếu dựa vào khuôn khổ cơ bản chú trọng 5 ưu tiên để đạt được sự phát triển thịnh vượng: ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh, hội nhập toàn cầu, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.

Trong khi khuôn khổ cơ bản cho sự phát triển thịnh vượng được nhắc đến ở trên vẫn là điều có giá trị và thiết yếu, thì bối cảnh phát triển mới đòi hỏi phải có 3 sự thay đổi trong chiến lược phát triển của mỗi nước:

Thứ nhất là thay đổi trọng tâm quản lý, chuyển từ việc phản ứng trước các sự kiện sang chủ động xây dựng một nền tảng đảm bảo rằng nền kinh tế sẽ được chuẩn bị sẵn sàng, có khả năng cạnh tranh và thích ứng trong một môi trường dễ thay đổi, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ. Trong sự thay đổi chiến lược này, chuyển đổi số, tính hiệu quả của chính phủ, tính minh bạch, năng suất, đổi mới sáng tạo và xây dựng lòng tin cần phải là những ưu tiên hàng đầu trong những nỗ lực cải cách. Đối với gia tăng năng suất, việc thay đổi các nguồn lực từ hoạt động giá trị thấp sang hoạt động giá trị cao, với những nỗ lực mạnh mẽ trong tái cấu trúc và mua sắm công nghệ, cần phải được ưu tiên cao hơn so với việc thúc đẩy đầu tư cho mở rộng sản xuất giản đơn. Như những bài học về “phép màu kinh tế châu Á” đã cho thấy, cách tiếp cận nhìn xa trông rộng này đóng một vai trò then chốt để một quốc gia nghèo bắt kịp về kinh tế.

Thứ hai là sự dịch chuyển trọng tâm phát triển, chuyển từ huy động các nguồn lực để nắm bắt cơ hội sang xây dựng những khả năng chiến lược để đối phó với những thách thức bất ngờ và tạo ra giá trị lâu dài. Trong sự thay đổi này, việc tận dụng những lợi thế sẵn có của đất nước phải đi cùng với những nỗ lực rất lớn để xây dựng sức mạnh chiến lược của mình, giải quyết một cách tích cực những điểm dễ tổn thương vốn có và mới xuất hiện. Chẳng hạn, Việt Nam đã nhiệt tình đón nhận sáng kiến Nhóm Bộ tứ mở rộng (gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Hàn Quốc, New Zealand và Việt Nam cùng tham gia), như được thể hiện rõ trong quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành lập một lực lượng đặc nhiệm để thu hút những làn sóng FDI mới vào Việt Nam. Tuy nhiên, chiến lược chủ động này chỉ có hiệu quả nếu Việt Nam có những nỗ lực chưa từng có nhằm khắc phục những điểm yếu cố hữu của mình, đặc biệt là việc thiếu tính minh bạch, tình trạng tham nhũng tràn lan và hoạt động thúc đẩy đổi mới công nghệ đạt hiệu quả thấp nhất.

Thứ ba là sự dịch chuyển trọng tâm xây dựng thịnh vượng từ quy mô hạn hẹp của cá nhân mỗi nước sang lợi ích rộng rãi của toàn bộ cộng đồng ASEAN. Điều này có thể nâng cấp địa vị và tính cạnh tranh của tất cả các nước thành viên. Trong sự thay đổi này, thúc đẩy hội nhập khu vực, tính hiệu quả của sự hiệp đồng và khả năng phối hợp có thể đem lại những lợi ích đáng kể cho từng quốc gia thành viên. Cần lưu ý rằng các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào tháng 11/2015, coi đó là một kế hoạch chi tiết để biến đổi ASEAN thành một nền kinh tế chung. Mặc dù việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN đặt nền tảng cho đà phát triển của ASEAN nhưng nó vẫn còn là một quãng đường dài.

Đà phát triển mạnh mẽ có thể xuất hiện nếu các nước ASEAN có thể làm việc cùng nhau để thúc đẩy mô hình phát triển “đồng thuận ASEAN”. Mô hình này đem lại sự lựa chọn thay thế có ý nghĩa cho hai mô hình phát triển đang cạnh tranh nhau hiện nay – “đồng thuận Washington” và “đồng thuận Bắc Kinh”. Mô hình này nhấn mạnh 3 trụ cột chính của chiến lược phát triển kinh tế hiệu quả trong thế kỷ 21: tính hiệp đồng, sự mạnh mẽ và tính bền vững.

Kết luận

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và cuộc khủng hoảng COVID-19 không chỉ là những cú sốc toàn cầu với những hậu quả đáng kể trực tiếp mà còn là một dấu hiệu cho thấy con đường phát triển của khu vực sẽ phải đối diện với những tình huống đầy bất trắc và những thách thức đáng gờm trong thời gian tới. Khi tất cả các nước ASEAN đặt ra mục tiêu đầy tham vọng nhằm đạt được tiến bộ kinh tế đáng kể trong vài thập kỷ tới, họ cần biến những mối đe dọa đang nổi lên này thành cơ hội duy nhất để gia tăng nhận thức về tính cấp bách của việc cần phải thay đổi và làm sâu sắc cam kết của họ đối với những nỗ lực cải cách căn bản và có tầm nhìn. Các nước ASEAN cũng cần phải tập trung vào việc thiết lập một chiến lược hiệu quả để xây dựng khả năng hiệp đồng giữa các nước và với thế giới. Đặt mình vào vị trí là một nhóm các nước không chỉ quan tâm đến sự thịnh vượng của riêng mình mà cả sự thịnh vượng của các nước khác (của khu vực và thế giới nói chung) trong phát triển kinh tế hậu COVID-19 sẽ khiến ASEAN trở nên mạnh mẽ và gắn kết hơn rất nhiều.

ASEAN là một trong những “chiến trường” chính của căng thẳng Mỹ-Trung. Khi những căng thẳng này gia tăng mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khu vực Đông Nam Á đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình đường hướng của mối quan hệ địa chính trị then chốt này. ASEAN không những cần phải tránh việc phải lựa chọn bên nào, mà còn cần phải có một cách tiếp cận chủ động để khiến mối quan hệ này trở nên hữu ích. Nguyên tắc cốt lõi cho hành động của ASEAN trong nỗ lực này là khuyến khích cả Mỹ và Trung Quốc không nên thể hiện ai là người có sức mạnh lớn hơn. Thay vào đó, vấn đề then chốt của họ là ai là người thích hợp hơn cho kỷ nguyên phát triển mới và có nhiều khả năng hơn trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng của các nước ASEAN trong giai đoạn phát triển kinh tế toàn cầu sắp tới.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/asean-needs-to-change-in-a-changing-world-08252020124913.html

 

Sông Mêkông tiếp tục bị cạn nước:

Đập Trung Quốc là một nguyên nhân

Mai Vân

Hạn hán, biến đổi khí hậu và nhất là số lượng đập thủy điện được xây dựng với mức khó tin, đang đe dọa dòng sông Mêkông chảy qua 5 quốc gia Đông Nam Á, nuôi sống 70 triệu cư dân vốn đang phải tay làm hàm nhai. Trong năm thứ hai liên tiếp, mực nước sông đã xuống mức thấp kỷ lục, biến thành một dải nước lượn lờ thay vì phải chảy cuồn cuộn như thường thấy.

Trong một bài viết ngày 24/08/2020 (Struggling With Drought on the Mekong), chuyên san Nhật Bản The Diplomat đã ghi nhận tình trạng đáng lo ngại của sông Mêkông và nêu bật những lời tố cáo của giới chuyên gia bảo vệ môi trường nhắm vào Trung Quốc, bị cho là một trong những nguyên nhân quan trọng phá hoại dòng sông.

Mực nước sông Mêkông giảm 2/3

Theo Luke Hunt, tác giả bài viết, có hai số liệu nêu bật tình trạng sông Mêkông hiện nay: Trong lúc mực nước đã bị rút xuống đến 2/3, lượng mưa trong 3 tháng mùa mưa đang diễn ra đã giảm khoảng 70%. Lễ hội té nước thường niên tại Cam Bốt dự trù vào cuối tháng 10 đã bị hủy bỏ.

Còn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi con sông đổ ra Biển Đông, đã có ít nhất 2 trên 12 cửa ra bị đóng lại, và nước mặn tràn vào sâu vào bên trong đất liền, đe dọa 850 loài cá vốn đang trên đà tiệt chủng. Ngư dân than phiền về số lượng đánh bắt hàng ngày bị giảm chỉ còn một, hai kí lô chỉ đủ “để nuôi mèo trong làng”.

Ủy Hội Sông Mêkông (MRC) đã lên tiếng báo động về nguy cơ “hạn hán cực kỳ nghiêm trọng” đang lan ra ở miền bắc Cam Bốt, miền nam Lào và miền Trung Việt Nam.

Cơ chế này mô tả tình hình “rất nguy cấp” tại vùng Biển Hồ ở Cam Bốt, với mực nước ở vùng hạ lưu xuống dưới mức tối thiểu ghi nhận vào những năm 1960 và 2019.

Theo An Pich Hatda, người điều hành ban thư ký của Ủy Hội Sông Mêkông đặt tại Vientiane (Lào), thì “mực nước thấp hiện nay có thể tác hại nghiêm trọng đến Cam Bốt, làm mất đi nguồn cá và khả năng thủy lợi”. Đối với quan chức này: “Đã đến lúc phải biên lời nói thành hành động vì quyền lợi chung của cả vùng sông Mêkông và những cộng đồng bị thiệt hại.”

Trung Quốc là một thủ phạm chính làm sông Mêkông cạn dòng

Theo The Diplomat, tình trang sông Mêkông cạn nước là một vấn đề chưa từng thấy do chính con người gây ra, mà những chính phủ do quân đội hậu thuẫn và những Nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á đã cố tình nhắm mắt làm ngơ trong lúc Bắc Kinh và các định chế tài chính đổ hàng tỷ đô la vào khai thác thủy điện, điều chỉ có lợi cho thiểu số có quyền hành mà thôi.

Theo Trung Tâm Stimson Center, một tổ chức nghiên cứu và tư vẫn ở Mỹ, một chuỗi hơn 400 con đập ở Trung Quốc và Lào đã được xây dựng hay đang xây hoặc được lên kế hoạch.

Cho đến giờ, không có chứng cứ nào cho thấy tính chất hữu hiệu của giải pháp “làm bậc thang cho cá” đi ngược về nơi sinh sản ở thượng nguồn, từng được phô trương là đáp án bảo đảm nguồn cá.

Một báo cáo của hiệp hội Eyes on Earth Inc. gần đây đã tố cáo Trung Quốc cố tình giữ nước phía sau các con đập của họ trên thượng nguồn, gây họa cho các nước ở hạ nguồn, điều mà Bắc Kinh luôn phủ nhận.

Theo The Diplomat, việc thiếu phù sa cần thiết để bồi đắp cho bờ sông đã dẫn đến hệ quả nhiều đoạn sông lớn đã chuyển từ màu nâu sang màu xanh, trong thì rất đẹp mắt, nhưng nguy cơ đất sói mòn đã ló dạng, đe dọa từ các ngôi nhà tranh đến nhà cao tầng, nhà máy hay xa lộ dọc bên sông.

Ảnh hướng của biến đổi khí hậu

Song song với tai họa do con người gây ra, tình trạng biến đổi khí hậu càng làm hiện tượng thời tiết Lưỡng Cực Ấn Độ Dương Indian Ocean Dipole thêm nghiêm trọng. Đây là hiện tượng tương tự như El Nino ở Thái Bình Dương và đôi khi còn được gọi là Indian Nino. Nhiệt độ lạnh bất thường trên biển phần nửa phía đông Ấn Độ Dương và ấm hơn ở phía tây gây ra lụt lội ở ở Đông Phi và hạn hán ở Đông Nam Á.

Hiện tượng này đã lên đỉnh cực cao. Hiện tương Lưỡng Cực Ấn Độ Dương thường chỉ xẩy ra một lần mỗi 17,3 năm, nhưng các nhà khoa học cho là nhịp độ sẽ tăng lên và diễn ra mỗi 6,3 năm trong thế kỷ này vì tình trạng khí thải carbon và năng lượng đọng quá nhiều trong khí quyển.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200826-s%C3%B4ng-m%C3%AAk%C3%B4ng-ti%C3%AA%CC%81p-tu%CC%A3c-bi%CC%A3-ca%CC%A3n-n%C6%B0%C6%A1%CC%81c-%C4%91%C3%A2%CC%A3p-trung-qu%C3%B4%CC%81c-la%CC%80-m%C3%B4%CC%A3t-nguy%C3%AAn-nh%C3%A2n

 

Ông Kim Jong-un chủ trì họp,

Ông Kim Jong-un cảnh báo giới chức Bắc Hàn phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những nguy hiểm do đại dịch virus corona và trận bão lớn sắp tấn công nước này.

Ông Kim hôm 25/8 xuất hiện tại một cuộc họp của đảng cầm quyền sau khi có những đồn đoán rộng khắp về tình hình sức khỏe của ông.

Kim Jong-un giao cho em gái Yo-jong ‘nhiều trách nhiệm hơn’

Bắc Hàn cảnh báo ‘có ca nghi nhiễm virus đầu tiên’

Bắc Hàn chưa xác nhận có bất kỳ trường hợp mắc Covid-19 nào. Một vụ bùng phát bệnh dịch lớn, nếu xảy ra, được cho là sẽ gây hậu quả nghiêm trọng lên quốc gia nghèo đói này.

Hiện bão Bavi dự kiến sẽ đổ vào Bắc Hàn trong thời gian cuối tuần.

Phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính Trị hôm thứ Ba, ông Kim hút thuốc lá và nói đang có những hạn chế trong nỗ lực phòng chống virus ở Bắc Hàn, truyền thông nhà nước tường thuật tuy không nêu chi tiết.

Bình Nhưỡng từ lâu nay nói rằng Bắc Hàn không có ca lây nhiễm nào. Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra nghi ngờ điều này.

Chưa có trường hợp nhiễm bệnh nào được công bố nhưng truyền thông Bắc Hàn đã không lặp lại tuyên bố này trong vài tuần qua.

Sau một ca nghi nhiễm, việc phong tỏa đã được áp dụng tại một thành phố giáp biên với Hàn Quốc, nhưng tình trạng lây nhiễm chưa bao giờ được chính thức xác nhận.

Ông Kim Jong-un xuất hiện giữa lúc đang có những đồn đoán rằng ông ốm bệnh và đã trao một số quyền lực của mình cho em gái, bà Kim Yo-jong.

Chuyện đồn đoán về sức khỏe của nhà lãnh đạo Bắc Hàn không phải là điều bất thường. Cho đến nay, những đồn đoán từng xảy ra cho thấy không phải lúc nào cũng là tin sai.

Phân tích của Laura Bicker, phóng viên BBC từ Seoul

Trong lúc báo chí lá cải thế giới khi bị ám ảnh với tin tức về ông Kim – người rõ ràng là đang ổn – thì có những mối quan ngại to lớn hơn. Bắc Hàn và 25 triệu dân của nước này rõ ràng là không ổn.

Bão Bavi có thể gây khi thiệt hại cho đất nước vốn đang phải trải qua một trong những mùa mưa bão kéo dài nhất trong lịch sử.

Mưa như trút trong tháng Tám đã gây ngập lụt trên diện rộng.

Trung tâm dự báo thời tiết của BBC ước tính bão trút xuống từ 200 đến 300 ml nước mưa trong thời gian chỉ vài tuần trước khi Bắc Hàn vào vụ thu hoạch lúa gạo mùa thu.

Mười triệu người được cho là đã phải chịu tình trạng mất an ninh lương thực tại Bắc Hàn, theo Liên Hiệp Quốc. Điều đó có nghĩa là họ phải sống lần hồi từ vụ mùa này sang vụ mùa khác. Họ không thể để cầm cự được nếu mùa vụ thu hoạch tiếp theo bị tổn hại.

Bắc Hàn cũng đã đi từ việc nói rằng không có ca lây nhiễm Covid-19 nào sang việc tổ chức một cuộc họp cấp cao nữa để thảo luận về các cách thức nhằm hạn chế tác động của virus.

Chúng ta hiện vẫn không biết liệu các trận bùng phát bệnh dịch đã được kiểm soát tại quốc gia bí ẩn này hay chưa; Bắc Hàn đã đóng cửa biên giới với thế giới bên ngoài kể từ tháng Giêng.

Chỉ mới tuần trước, ông Kim thừa nhận rằng kế hoạch kinh tế lớn của ông, lẽ ra sẽ đơm hoa kết trái trong năm 2020, đã thất bại, và ông nay đang phải đưa ra một kế hoạch mới. Đây là sự thừa nhận hiếm hoi từ một nhà lãnh đạo Bắc Hàn rằng ông có những hạn chế.

Quan hệ thương mại với Trung Quốc, quốc gia bảo trợ và là đồng minh lớn nhất của Bắc Hàn, đã giảm xuống hơn 20% trong tháng Bảy, theo dữ liệu của hải quan Trung Quốc.

Việc đóng cửa biên giới để ngăn chặn phòng ngừa virus corona xâm nhập vào Bắc Hàn đã tác động lên chuỗi cung ứng quan trọng.

Hãng tin NK News cũng tường thuật rằng các nhân viên sứ quán nước ngoài và đa số các tổ chức NGO tại nước này đã rời đi, do những hạn chế chế nghiêm ngặt về phòng chống virus.

Năm 2020 là năm tồi tệ cho hầu như toàn bộ thế giới. Thế nhưng với Bắc Hàn thì tình trạng có thể còn nghiêm trọng hơn,. Hiện không còn mấy mấy tổ chức quốc tế có mặt tại nước này để nhận biết tình hình thực tế và trợ giúp.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53918790

 

Nam Hàn đóng cửa hầu hết các trường học

ở khu vực Seoul để ngăn coronavirus tái bùng phát

Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Vào hôm thứ Ba (25/8), Nam Hàn ra lệnh cho hầu hết các trường học ở Seoul cùng các khu vực lân cận đóng cửa và chuyển các lớp học trở về hình thức trực tuyến. Đây là biện pháp mới nhất trong một loạt các hành động phòng ngừa nhằm ngăn chặn một đợt tái bùng phát của coronavirus.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Nam Hàn báo cáo 280 trường hợp nhiễm coronavirus mới tính đến nửa đêm hôm thứ Hai, nâng tổng số trên toàn quốc lên 17,945 ca bệnh với 310 trường hợp tử vong.

Con số này thể hiện sự sụt giảm số ca lây nhiễm mới hàng ngày từ mức 397 được báo cáo tính đến nửa đêm hôm Thứ Bảy, tổng số ca bệnh hàng ngày cao nhất kể từ đầu tháng Ba. Tuy nhiên, với hầu hết các ca bệnh mới tập trung ở khu vực thủ đô đông dân cư, các cơ quan y tế cho biết đất nước này đang đứng trên bờ vực bùng phát toàn quốc và kêu gọi mọi người ở nhà cũng như hạn chế đi lại.

Vào hôm thứ Ba (25/8), Bộ Giáo dục cho biết tất cả học sinh, ngoại trừ học sinh trung học, ở các thành phố Seoul và Incheon cùng tỉnh Geonggi sẽ tham gia các lớp học trực tuyến cho đến ngày 11 tháng 9. Ngày khai giảng học kỳ mùa xuân bị trì hoãn nhiều lần kể từ tháng 3, nhưng khi các trường hợp nhiễm coronavirus hàng ngày giảm mạnh kể từ đỉnh điểm hồi tháng 2, hầu hết các trường học của Nam Hàn mở cửa trở lại theo từng giai đoạn từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nam-han-dong-cua-hau-het-cac-truong-hoc-o-khu-vuc-seoul-de-ngan-coronavirus-tai-bung-phat/

 

Hồng Kông : Hai nghị viên đối lập

và hàng chục người bị bắt vì biểu tình 2019

Tú Anh

Hai dân biểu của đảng Dân chủ Hồng Kông bị bắt tại nhà vào sáng sớm ngày 26/08/2020 vì đã tham gia một trong các cuộc biểu tình vào mùa hè 2019 trong bối cảnh chính quyền đặc khu tuân thủ  Bắc Kinh siết dần không gian tự do tại bán đảo.

Lâm Trác Đình và Hứa Trí Phong bị bắt vào sáng sớm hôm nay tại nhà riêng, theo thông tin của đảng Dân Chủ và các trang Facebook của hai nghị viên đối lập.

Một nguồn tin từ nội bộ cảnh sát xác nhận vụ bắt hai nghị viên cũng như 14 người khác nữa trong đợt bắt bớ vào sáng sớm thứ Tư. Họ bị cho là có liên hệ với các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ vào năm 2019, theo AFP.

Trong Viện lập pháp Hồng Kông, hai nhà đối lập Lâm Trác Đình và Hứa Trí Phong không ngần ngại chỉ trích trực diện chính quyền Hoa lục và Hồng Kông.

Trang Facebook của Lâm Trác Đình cho biết, ông bị bắt vì « tình nghi tham gia một vụ bạo loạn ngày 21/07/2019 ». Vào ngày đó, nghị viên đối lập và hơn một chục người biểu tình ở khu phố Nguyên Lãng, trên đường về, bị một nhóm người theo phe chính quyền, trong đó có những tay côn đồ xã hội đen, bao vây tấn công. Mặc dù được cầu cứu, cảnh sát chậm đến nơi và để yên cho những kẻ tấn công rút đi.

Văn phòng của  Hứa Trí Phong cũng công bố một đoạn băng video cho thấy nghị viên đối lập bị còng tay và theo lời các cảnh sát viên thì ông bị truy tố về tội « âm mưu cản trở công lý ».

Cơ quan cảnh sát Hồng Kông từ chối trả lời báo chí các câu hỏi liên quan đến chiến dịch bắt bớ này.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200826-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-hai-ngh%E1%BB%8B-vi%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-v%C3%A0-h%C3%A0ng-ch%E1%BB%A5c-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-b%E1%BA%AFt-v%C3%AC-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-2019

 

Nhà hoạt động Hồng Kông: Phương Tây

cần tránh xa không hợp tác công nghệ với Trung Quốc

Triệu Hằng

Các doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei đang đặt ra mối đe dọa cho phương Tây, nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông La Quán Thông (Nathan Law) nói trong một chuyến thăm Ý hôm thứ Ba (25/8), ngay trước cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Ý và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.

La Quán Thông, một cựu nhà lập pháp, chủ tịch đảng Demosistō, đã rời Hồng Kông hồi tháng trước sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên vùng lãnh thổ bị phương Tây chỉ trích nặng nề.

Ông La đã nói chuyện với các phóng viên tại Rome ngay trước khi Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio có cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong đó hai người dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ 5G thế hệ mới ở Ý.

Ý đã không tham gia cùng Hoa Kỳ trong việc áp đặt các hạn chế đối với Huawei, nhưng công ty này đã bị loại khỏi cuộc đấu thầu gần đây của nhà mạng Telecom Italia nhằm cung cấp công nghệ cho mạng 5G ở Ý và Brazil.

La kêu gọi các chính phủ phương Tây hết sức thận trong trong các giao dịch với Bắc Kinh.

“Chế độ độc tài mạnh nhất thế giới đang đặt ra mối đe dọa với các nền dân chủ, bao gồm việc sử dụng các biện pháp xâm nhập vào bên trong, lợi dụng sức ảnh hưởng của các doanh nghiệp nhà nước nắm trong tay như Huawei”, anh chia sẻ với Reuters.

“Nếu cơ sở hạ tầng như viễn thông, bến cảng hoặc thậm chí ngành công nghiệp hạt nhân [của Ý] nằm trong tầm kiểm soát hoặc sở hữu bởi các công ty Trung Quốc thì sẽ gây ra mối nguy hại nghiêm trọng cho đất nước”.

Huawei đã bác cáo buộc của Mỹ rằng họ là con ngựa thành Troia cho ngành tình báo mạng của Trung Quốc, và Bắc Kinh đã chỉ trích các quốc gia như Anh và Úc, những nước tuyên bố sẽ tránh xa gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc này.

Ông Di Maio và Vương Nghị sẽ có một cuộc họp báo vào cuối cuộc thảo luận. La kêu gọi Ý không phớt lờ những gì đã xảy ra ở Hồng Kông.

“Tôi đến đây để mang tới một thông điệp rõ ràng: Chúng ta cần giải quyết các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, thậm chí phải có hành động can thiệp bởi chúng ta nhận thức rất rõ về mối xâm nhập và bản chất độc đoán và bành trướng của chính quyền Bắc Kinh”.

Theo Reuters,

Triệu Hằng dịch & biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-hoat-dong-hong-kong-phuong-tay-can-tranh-xa-khong-hop-tac-cong-nghe-voi-trung-quoc.html

 

Trung Quốc vẫn được bầu vào Tòa Quốc Tế

về Luật Biển, dù bị tố coi thường UNCLOS

Trọng Nghĩa

Hội nghị lần thứ 30 của các quốc gia thành viên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS mở ra tại New York, từ hôm 24/08/2020, đã bầu bổ sung 7 thẩm phán mới cho Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea – ITLOS). Trong số những người được bầu, có ông Đoàn Khiết Long (Duan Jielong), đại sứ Trung Quốc tại Hungary.

Giới phân tích đặc biệt ghi nhận sự kiện là đại diện Trung Quốc đã được bầu vào một tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển trong lúc Bắc Kinh liên tục bị cáo buộc coi thường Luật Biển quốc tế tại Biển Đông.

Trong bản thông cáo chính thức đề ngày 24/08, chủ tịch Hội Nghị các thành viên UNCLOS cho biết là đã có 6 thẩm phán trong số 9 ứng cử viên được bầu ngay vòng 1, bao gồm các đại diện Malta, Ý, Trung Quốc, Chi Lê, Cameroon và Ukraina. Còn hai ứng viên Jamaica và Brazil không đủ số phiếu cần thiết phải tranh vòng sau, nhưng do việc Brazil sau đó rút tên, nên thẩm phán thứ 7 được bầu là người Jamaica. Đợt bầu này có mục tiêu thay thế 7 thẩm phán mãn nhiệm, trong số 21 thẩm phán của Tòa Án.

Trong một bài phân tích về việc ứng viên Trung Quốc đắc cử chức thẩm phán ITLOS, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ghi nhận là ông Đoàn Khiết Long đã được bầu, bất chấp việc Bắc Kinh đang phải đối mặt với phản ứng căng thẳng của láng giềng và quốc tế về Biển Đông, với cáo buộc coi thường Luật Biển Liên Hiệp Quốc.

Đối với SCMP, việc ứng viên Trung Quốc được bầu không có gì là bất ngờ, vì lẽ từ khi Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển được thành lập vào năm 1996 đến nay, Bắc Kinh luôn luôn có đại diện trong số các thẩm phán của tòa, có nhiệm kỳ là 9 năm. Ông Đoàn Khiết Long là thẩm phán thứ tư liên tiếp của Trung Quốc được bầu.

ITLOS là một cơ quan liên chính phủ được thành lập theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS, đặt trụ sở tại Hamburg (Đức). Một trong những chức năng của tòa là giải quyết tranh chấp biển đảo giữa các quốc gia.

Trong 24 năm tồn tại cho đến nay, tòa đã thụ lý 28 vụ kiện, trong đó có những hồ sơ liên quan đến việc yêu cầu thả tàu, thủy thủ đoàn, quyền tài phán trên vùng biển của các quốc gia duyên hải, quyền tự do hàng hải, các vấn đề môi trường biển, bảo tồn cá…

ITLOS khác với Tòa Trọng Tài Thường trực PCA, cơ chế đã ra phán quyết về Biển Đông, bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. PCA được thành lập theo Công Uớc Hòa Bình La Haye năm 1899 và có trụ sở tại La Haye (Hà Lan). Thẩm quyền của PCA rộng hơn ITLOS vì có chức năng giải quyết mọi loại tranh chấp, chứ không giới hạn ở tranh chấp biển như ITLOS.

Việc Trung Quốc, nổi tiếng về những hành vi bị đánh giá là coi thường Luật Biển của Liên Hiệp Quốc ghi trong UNCLOS, đặc biệt là tại Biển Đông đã khiến cho Hoa Kỳ trong những tuần lễ gần đây đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc có ứng viên Trung Quốc vào ITLOS.

David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, từng cho rằng: “Bầu một viên chức Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (PCR) vào tòa án này không khác gì thuê một kẻ đốt phá vào làm ở cơ quan cứu hỏa”.

Theo nhận định của giáo sư Alexander Proelss, chuyên về luật biển và luật môi trường quốc tế thuộc Trường Luật của Đại học Hamburg (Đức), thì dù trên nguyên tắc, một thẩm phán duy nhất trong một tòa án gồm 21 thành viên không thể áp đặt quan điểm của riêng mình (và của quốc gia mình), nhưng vai trò của nhân vật này quan trọng ở chỗ: “mỗi thẩm phán được tự do đưa vào ý kiến riêng hoặc có ý kiến bất đồng với một quyết định hay các thẩm phán khác, và qua đó có thể cố gắng gây ảnh hưởng lên việc phát triển luật quốc tế trong trường hợp có liên quan”.

Do vậy, vai trò của ông Đoàn Khiết Long có thể trở thành quan trọng, nếu Trung Quốc bị kiện ra ITLOS về những hành vi quá đáng ở Biển Đông.

Dẫu sao thì cách thức bầu thẩm phán theo cơ chế đại diện cho các châu lục đã giúp cho ứng viên Trung Quốc được đắc cử dễ dàng lần này, vì là ứng cử viên duy nhất của châu Á.

Nhưng trong một chừng mực nào đó, trong số 166 thành viên của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển tham gia cuộc bầu cử, đã có một số nước bày tỏ thái độ bất đồng với Trung Quốc. Ông Đoàn Khiết Long là ứng viên đắc cử vòng đầu với số phiếu thấp nhất trong số 6 người.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200826-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A2%CC%83n-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-b%E1%BA%A7u-v%C3%A0o-t%C3%B2a-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-v%E1%BB%81-lu%E1%BA%ADt-bi%E1%BB%83n-du%CC%80-bi%CC%A3-t%C3%B4%CC%81-coi-th%C6%B0%C6%A1%CC%80ng-unclos

 

Bắc Kinh cực lực phản đối

phi cơ Mỹ do thám tập trận Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Vào lúc Trung Quốc cho tổ chức nhiều cuộc tập trận từ Biển Đông đến eo biển Đài Loan và vòng qua vùng Hoàng Hải, quân đội Mỹ đã cho một trinh sát cơ U-2 tiếp cận để quan sát. Hành động của Mỹ đã khiến Bắc Kinh bực tức. Vào hôm qua, 25/08/2020, bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết đã gởi công hàm cực lực phản đối điều mà họ cho là hành động “khiêu khích” của Hoa Kỳ.

Theo hãng tin Anh Reuters, việc Trung Quốc tố cáo các hoạt động do thám của Mỹ đã có từ lâu, cũng như việc Hoa Kỳ quan ngại về những hành vi ngăn chặn “không an toàn” của chiến đấu cơ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh lần này nhanh chóng công khai tố cáo Washington là điều “không bình thường”.

Đối với bộ Quốc Phòng Trung Quốc, chiếc phi cơ U-2 đã bay ngang khu vực “cấm bay” ở vùng Chiến Khu Bắc Bộ đúng vào lúc Quân Đội Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật, và đã “can thiệp một cách nghiêm trọng vào những hoạt động thao diễn quân sự bình thường”.

Theo phía Trung Quốc, hành động của Mỹ “có thể dẫn đến hiểu lầm hay đánh giá sai lệch hoặc gây ra sự cố không lường trước”, là một hành động “khiêu khích mà Trung Quốc dứt khoát  phản đối và đã gởi công hàm đến phía Mỹ”.

Trung Quốc tuy nhiên không nói chính xác là sự cố xẩy ra cụ thể ở đâu, nhưng trong những ngày qua, đã có nhiều thông tin về các cuộc tập trận của Trung Quốc ở biển Bột Hải, Hoàng Hải và Biển Đông.

Trong một thông cáo, quân đội Mỹ cho biết chiếc U-2 đã thực hiện nhiệm vụ trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương và “trong các khuôn khổ được luật lệ quốc tế cho phép liên quan đến các chuyến bay”. Quân Đội Mỹ nhắc lại rằng “Không Lực Mỹ vùng Thái Bình Dương  sẽ tiếp tục bay và hoạt động bất kỳ nơi

nào mà luật quốc tế cho phép, và thời điểm và nhịp độ là theo chọn lựa của chúng tôi”, quân đội Mỹ nói rõ trong thông cáo.

Trinh sát cơ U-2 có thể bay ở độ cao 70.000 feet và có đủ khả năng quan sát từ xa, không cần phải tiến vào vùng cấm bay.

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post vào hôm nay, một trung tâm tham vấn về Biển Đông của Trung Quốc, trụ sở tại Bắc Kinh, còn cho biết là một chiếc máy bay do thám Mỹ loại RC-135S đã bay trên Biển Đông vào hôm nay trong lúc Trung Quốc tập trận, nhưng có vẻ chỉ quá cảnh chứ không phải là do thám.

Biển Đông: Hà Nội lên án Bắc Kinh tập trận, xâm phạm chủ quyền

Trả lời báo giới, ngày 26/08/2020, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng cho biết “việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa vi phạm chủ quyền Việt Nam (…) đi ngược lại tinh thần Tuyên Bố về Ứng Xử của Các Bên ở Biển Đông (DOC)” và khiến tình hình thêm phức tạp, bất lợi cho tiến trình đàm phán giữa Trung Quốc với các nước ASEAN về Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC). Hãng tin Anh Reuters nhắc lại Trung Quốc vừa bắt đầu đợt tập trận tại Biển Đông kéo dài trong 6 ngày kể từ hôm 24/08/2020. Đây là đợt thao diễn thứ nhì trong vòng hai tháng tại một vùng biển có tranh chấp chủ quyền.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200826-b%C4%83%CC%81c-kinh-c%C6%B0%CC%A3c-l%C6%B0%CC%A3c-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-phi-c%C6%A1-my%CC%83-do-tha%CC%81m-t%C3%A2%CC%A3p-tr%C3%A2%CC%A3n-trung-qu%E1%BB%91c

 

Sự kiện ông Tập bị tố là ‘trùm xã hội đen’

 làm rúng động chính trường ĐCSTQ

Hương Thảo

Có phân tích chỉ ra, những lời chỉ trích ĐCSTQ lại đến từ một nhân vật trọng yếu trong đảng như vậy sẽ càng có lực sát thương mạnh mẽ đối với giới chức cấp cao ĐCSTQ, theo Reuters.

Bà Thái Hà (Cai He), cựu giáo sư trường Đảng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì lên tiếng chỉ trích chính quyền ĐCSTQ là “thây ma chính trị” và chỉ đích danh Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình là “trùm băng đảng xã hội đen”, đã bị trường Đảng trung ương khai trừ khỏi đảng và hủy đãi ngộ hưu trí đối với bà.

Vụ việc đã làm rúng động Trung Nam Hải, khiến trường Đảng Trung ương mau chóng ra chỉ lệnh “tiếp thu bài học giáo huấn” và yêu cầu tất cả các thành viên của trường phải bảo trì sự nhất trí cao độ với “Tập hạt nhân” của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ. Có phân tích chỉ ra rằng, những lời chỉ trích ĐCSTQ lại đến từ một nhân vật trọng yếu trong đảng như vậy càng có lực sát thương mạnh mẽ đối với giới chức cấp cao ĐCSTQ.

Trang web chính thức của trường đảng Trung ương ĐCSTQ ngày 19/8 đã đăng tải thông tin rằng, sáng ngày 17/8, trường Đảng Trung ương ĐCSTQ (Học viện Hành chính Quốc gia) đã triệu tập cuộc họp với người đứng đầu và người lãnh đạo tổ chức đảng của các đơn vị trực thuộc để báo cáo vụ việc của bà Thái Hà. Ông Hà Nghị Đình, Phó hiệu trưởng trường Đảng trung ương, được coi là một trong những “quân sư” quan trọng nhất của ông Tập Cận Bình, đã yêu cầu hệ thống trường đảng phải “rút ra bài học giáo huấn sâu sắc” từ vụ việc của cựu giáo sư Thái Hà, “tất cả phải cùng bảo trì sự nhất trí cao độ về mặt tư tưởng, hành vi và chính trị với Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ mà trong đó lấy ông Tập Cận Bình làm nhân vật trung tâm”, …

Ông Hà cũng nhấn mạnh rằng có 4 điều “quyết không cho phép” đối với toàn bộ giáo viên của trường, bao gồm việc phổ biến các ý kiến ​​trái với lý luận và phương châm đường lối chính sách của đảng, công khai phát biểu các ngôn luận trái với quyết sách của trung ương, bịa đặt và lan truyền các tin đồn chính trị cũng như ngôn luận bôi nhọ hình ảnh của đảng và đất nước, nghiêm cấm tham gia vào các tổ chức phi pháp và các nhóm có hoạt động phi pháp.

Được biết, hiệu trưởng hiện tại của trường Đảng trung ương ĐCSTQ là ông Trần Hy, bạn học cùng trường đại học Thanh Hoa của ông Tập Cận Bình. Ông Trần hiện là Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ khóa 19, Bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương, Bí thư Ban Bí thư Trung ương .

Trường Đảng trung ương là trường đào tạo cán bộ lãnh đạo và cán bộ lý luận dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương, đây cũng là cơ sở hình thái ý thức của ĐCSTQ, được thành lập năm 1933 với tên đầy đủ là trường Đảng Trung ương ĐCSTQ (Học viện Hành chính Quốc gia).

Cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông đã tự tay viết khẩu hiệu của trường. Ông Giang Trạch Dân từng tự tay khắc tên trường, các lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ từng nhậm chức hiệu trưởng trường đảng còn có ông Hồ Cẩm Đào, Tăng Khánh Hồng, Tập Cận Bình, Lưu Vân Sơn…

Các kênh “truyền thông đỏ” thường ví trường Đảng trung ương là cái nôi của các quan chức cấp cao ĐCSTQ. Năm 2015, ông Tập Cận Bình trong lúc phát biểu đã nhấn mạnh rằng “trường đảng mang họ Đảng”.

Bà Thái Hà, nhân vật chính của sự kiện chống lại ông Tập gần đây, sinh năm 1952, trước khi nghỉ hưu từng là giáo sư Khoa Nghiên cứu Giảng dạy xây dựng Đảng của trường Đảng Trung ương. Có thông tin rằng phương hướng nghiên cứu chủ yếu của bà là hình thái ý thức chính trị của đảng và xây dựng đảng cầm quyền.

Tháng 6 năm nay, một đoạn băng ghi âm bài phát biểu của bà Thái Hà tại buổi họp mặt của “Hồng nhị đại” ở Hoa Kỳ được lan truyền rộng rãi trên mạng. Đoạn ghi âm cho biết, Hội nghị toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 18 đã đưa ra vấn đề sửa đổi hiến pháp nhằm bãi bỏ chế độ nhiệm kỳ của chủ tịch nước, theo trình tự nội bộ đảng điều này vốn không hợp pháp, nhưng không một ủy viên Trung ương nào dám đưa ra ý kiến khác, “Bản thân đảng này đã là một thây ma chính trị”.

Đoạn ghi âm cũng nói, rằng việc không hỗ trợ thực thể kinh tế, nói xấu trung ương, không trung thực với đảng đều cấu thành nên cáo buộc “hoàn toàn không có mùi vị pháp trị cũng như cảm giác của một đảng phái chính trị thực thụ vì dân” đối với ĐCSTQ, đồng thời Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã “trở thành trùm băng đảng xã hội đen”.

Trường Đảng trung ương ĐCSTQ ngày 17/8 đã ra thông cáo trên Internet rằng họ đã khai trừ đảng tịch của bà Thái và hủy bỏ đãi ngộ hưu trí của bà, đồng thời cáo buộc phát biểu của bà có “vấn đề chính trị nghiêm trọng và gây tổn hại đến thanh danh của đất nước”, “tính chất cực kỳ ác liệt, tình tiết cực kỳ nghiêm trọng”.

Vào ngày 18/8, Baidu Trung Quốc cho biết công cụ tìm kiếm “Sơ yếu lý lịch của bà Thái Hà” đã bị chặn.

Ông Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập tờ “Thời báo Hoàn cầu” – trang truyền thông của ĐCSTQ, đã mô tả trên Weibo của mình rằng: Thái Hà – người được đông đảo cư dân mạng coi là phần tử trí thức thuộc phe tự do trong trường đảng đã đưa ra những ngôn luận chống phá chính quyền có tính đại biểu không thua kém giới nhân sĩ bất đồng chính kiến ​​cấp tiến nhất ở Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài, bà Thái Hà nhắc lại quan điểm của bà về tương lai của ĐCSTQ: “Thứ nhất, Tập Cận Bình buộc phải từ chức – chỉ có cách thay thế ông Tập thì mới có thể từ từ hóa giải trạng thái khủng bố áp lực cao trong nội bộ đảng. Thứ hai, cái lớp vỏ ‘Đảng Cộng sản’ này phải được loại bỏ” . “ĐCSTQ là một thây ma chính trị. Từ chính quan điểm của bản thân cái đảng này mà nói, nó không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử chuyển đổi mô hình của Trung Quốc. Vì vậy, nó buộc phải hạ đài…”.

Lý thuyết “thay người” của bà Thái Hà do vậy bị nghi ngờ là của phe cải cách nhằm duy trì sự sinh tồn của đảng. Tuy nhiên, có không ít quan điểm cho rằng sự kiện Thái Hà cũng đã đánh dấu khúc nhạc dạo đầu cho sự sụp đổ của ĐCSTQ, và ông Tập Cận Bình, người đứng đầu ĐCSTQ hiện nay đã bị cô lập hoàn toàn.

Hãng truyền thông Anh BBC chỉ ra rằng sự kiện Thái Hà đã rúng động đến Trung Nam Hải, một trong những lý do quan trọng là bởi bà Thái Hà là nhân vật hạch tâm trong ĐCSTQ.

Phân tích này cho rằng ngoài việc bà Thái là thế hệ đỏ thứ hai chính thống, sự việc không chỉ cho thấy thế hệ đỏ thứ hai của ĐCSTQ đang chia rẽ, mà còn bởi vì bà là một nhân vật nòng cốt: trường Đảng Trung ương là cái nôi của các cán bộ ĐCSTQ, các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ bao gồm Mao Trạch Đông, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều đã từng kiêm nhiệm hiệu trưởng trường đảng, và bà Thái Hà quanh năm đều dạy học ở đây. Những lời chỉ trích ĐCSTQ lại đến từ một nhân vật trọng yếu trong đảng như vậy càng có lực sát thương lớn mạnh đối với giới chức lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ.

Theo Secret China

Hương Thảo biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/su-kien-ong-tap-bi-to-la-trum-xa-hoi-den-lam-rung-dong-chinh-truong-dcstq.html

 

[Video]: Lũ số 5 trên sông Hoàng Hà

vừa qua đi, lũ số 6 lại đến

Tâm Thanh

Liên tiếp các trận mưa lớn, những cơn lũ gối đầu nhau cùng các trận bão tiến thẳng vào Đại lục, đang khiến mùa mưa năm nay của Trung Quốc nguy hiểm hơn hẳn.

Mưa lũ tại Trung Quốc vẫn liên tục xảy ra không ngừng. Ngày 25/8, sông Hoàng Hà lại phải hứng chịu trận lũ thứ 6 trong năm 2020. Trận lũ số 5 sông Hoàng Hà vừa đi qua tỉnh Sơn Đông và cũng là trận lũ lớn nhất trong 22 năm qua. Chính quyền tỉnh Sơn Đông đã khẩn cấp tháo dỡ 54 cây cầu nổi trên lưu vực sông Hoàng Hà để ứng phó với đỉnh lũ.

Theo phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc, do ảnh hưởng của lưu lượng nước từ thượng nguồn và lượng mưa ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà, mực nước tại các trạm thủy văn chính ở Cam Túc, Sơn Tây và Thiểm Tây trên lưu vực sông Hoàng Hà đã liên tục tăng mạnh. Vào lúc 12h06 ngày 25/8, lưu lượng nước tại trạm thủy văn Đồng Quan trên Hoàng Hà đạt 5.230 m3/giây, đây cũng là trận lũ thứ 6 của sông Hoàng Hà trong năm 2020.

Ngày 21/8 , trạm Đồng Quan trên sông Hoàng Hà ở tỉnh Sơn Đông đã hứng chịu đỉnh lũ lớn nhất trong 22 năm qua với lưu lượng lũ đạt 6.600 m3/giây. Vùng trung và hạ lưu sông Hoàng Hà đã ban hành ứng phó khẩn cấp về tình hình thiên tai. Theo đó, 54 cây cầu nổi ở lưu vực sông Hoàng Hà, tỉnh Sơn Đông đã được khẩn cấp tháo dỡ để ứng phó với đỉnh lũ.

Theo báo cáo, 34 con sông bao gồm Lan Châu và Thạch Chủy Sơn ở thượng lưu sông Hoàng Hà; dòng chính Đồng Quan ở khu vực trung lưu, đoạn sông Ngải Sơn thuộc dòng chính vùng hạ lưu; sông Thao ở Cam Túc và Sào Hồ ở An Huy… đã vượt mức cảnh báo.

Lượng mưa lớn kéo dài trong thời gian gần đây ở Cam Túc đã góp phần rất lớn khiến sông Hoàng Hà bị ngập lụt. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, nhiều con sông ở tỉnh Cam Túc đã xảy ra lũ trên mức báo động. Ví dụ như, lúc 8h ngày 24/8, lưu lượng nước đo được tại trạm Lục Khúc trên sông Thao là 152 m3/giây; trạm Hạ Hà trên sông Đại Hạ là 41,1 m3/giây; trạm Châu Khúc trên sông Bạch Long Giang là 452 m3/giây; trạm Gia Bá tại huyện Thủy Thành, Tây Hán là 781 m3/giây.

Đoạn video do người sử dụng mạng đăng tải cho thấy: Vào ngày 23/8, do mưa lớn, một trận lũ lụt lại xảy ra tại huyện Khang, thành phố Lũng Nam, tỉnh Cam Túc, nước sông tràn qua bờ đê và đổ thẳng vào thị trấn. Đường phố ngay lập tức biến thành sông, ô tô, đồ đạc và vật dụng bị lũ cuốn trôi.

Lượng mưa lớn trong thời gian dài đã gây ra các thảm họa sạt lở núi, đất đá.

Theo dự báo của đài khí tượng, do bị ảnh hưởng của cơn bão số 8 “Bavi”, dự kiến 3 ngày tới một số khu vực ở miền trung và đông phía Đông Bắc Trung Quốc, phía đông Hoàng Hoài và phía bắc Giang Tô cùng một số khu vực khác sẽ có mưa vừa đến mưa to. Một số nơi sẽ có mưa to đến rất to. Vùng hạ lưu của lưu vực sông Hoàng Hà đang phải đối mặt với đợt lũ lụt nghiêm trọng hơn.

Theo Hách Diên, Soundofhope

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/video-lu-so-5-tren-song-hoang-hoa-vua-qua-di-lu-so-6-lai-den.html

 

Ông Lorenzana: ‘Đường 9 đoạn’

chỉ có trong tưởng tượng của Trung Quốc

Triệu Hằng

Cái gọi là “đường chín đoạn” mà Trung Quốc dựa vào để yêu sách chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông chỉ là tưởng tượng, tờ Philstar ngày 25/8 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana, khi ông cáo buộc Bắc Kinh chiếm đóng bất hợp pháp lãnh hải Philippines.

Ông Lorenzana nói: “Cái gọi là “chủ quyền lịch sử” đối với vùng biển trong giới hạn “đường chín đoạn” là không tồn tại, ngoại trừ trong tưởng tượng của họ [Trung Quốc]”.

Bình luận này được đưa ra tại thời điểm Trung Quốc và Philippines tranh cãi gay gắt đối với bãi cạn Scarborough mà phía Philippines gọi là Panatag. Khu vực này từ lâu đã là tâm điểm tranh chấp giữa hai nước.

Bãi cạn Scarborough là một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi trên Biển Đông. Vùng biển quanh bãi cạn là một trong những ngư trường đánh bắt hải sản dồi dào nhất ở Biển Đông. Bãi cạn nằm cách đảo chính Luzon của Philippine khoảng 240 km về phía Tây. Trong khi đó, điểm đất liền gần nhất của Trung Quốc trên đảo Hải Nam cách bãi cạn 650 km.

Vào năm 2012, từ một xung đột trên biển, Trung Quốc leo thang căng thẳng rồi triển khai tàu hải giám phong tỏa Scarborough và đẩy Philippines khỏi khu vực.

Bộ Ngoại giao Philippine hôm 20/8 đã ra công hàm phản đối việc lực lượng hải cảnh Trung Quốc “tịch thu bất hợp pháp” thiết bị đánh cá của ngư dân Philippines gần bãi cạn này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/8 lên tiếng bảo vệ lực lượng hải cảnh, khẳng định tàu hải cảnh đã thực hiện hoạt động thực thi pháp luật và hành động tịch thu thiết bị “là điều có thể hiểu được”.

Bắc Kinh cũng cáo buộc các máy bay quân sự Philippines xâm phạm không phận ở một vùng biển tranh chấp khác trên Biển Đông và kêu gọi Manila “ngay lập tức ngừng các hoạt động khiêu khích”.

Theo Philstar

Triệu Hằng dịch & biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-lorenzana-duong-9-doan-chi-co-trong-tuong-tuong-cua-trung-quoc.html

 

Công ty Thái Lan nhượng bộ

trước cuộc tẩy chay của người biểu tình

Chủ sở hữu chuỗi nhà hàng Burger King ở Thái Lan hôm 26/8 đã chịu nhượng bộ trước lời kêu gọi tẩy chay của người biểu tình, vốn trước đó cáo buộc tập đoàn này quảng cáo trên một kênh truyền hình bị coi là thân chính phủ, theo Reuters.

Những người ủng hộ các cuộc biểu tình đã mở chiến dịch trên mạng, kêu gọi tẩy chay chuỗi nhà hàng Burger King, tập đoàn Minor International Pcl và các doanh nghiệp khác đã quảng cáo trên kênh của Nation Multimedia Group.

Một phát ngôn viên của Minor Food Group cho biết đã rút quảng cáo. Reuters dẫn lời công ty nói trong một tuyên bố rằng họ “chấp nhận quan điểm của khách hàng và sẽ cân nhắc sử dụng truyền thông phù hợp ngay lập tức”.

Trong khi đó, Chủ tịch Nation Multimedia Grou Shine Bunnag nói với hãng tin Anh rằng cuộc tẩy chay là “hành động bắt nạt xã hội từ một nhóm côn đồ bàn phím”.

Theo Reuters, các cuộc biểu tình do học sinh và sinh viên dẫn đầu đã diễn ra gần như hàng ngày trong suốt hơn một tháng để yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, một cựu lãnh đạo quân nhân, từ chức.
Ngoài ra, họ cũng yêu cầu thảo bản hiến pháp mới và chấm dứt sách nhiễu các nhà hoạt động.
Một số sinh viên cũng kêu gọi tiến hành các cải tổ nhằm kiềm chế quyền lực của Quốc vương Maha Vajiralongkorn đối với hiến pháp, quân lực và tài sản của hoàng gia. Reuters cho rằng việc đó đã đụng chạm tới một chủ đề cấm kỵ lâu nay ở Thái Lan.

https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%B4ng-ty-th%C3%A1i-lan-nh%C6%B0%E1%BB%A3ng-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-cu%E1%BB%99c-t%E1%BA%A9y-chay-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh/5558680.html

 

Indonesia : Đình công tại mỏ vàng lớn nhất thế giới

Thanh Hà

Giá vàng có nguy cơ tăng thêm hơn nữa, vì phong trào đình công của các nhân viên tại mỏ vàng lớn nhất thế giới ở Indonesia, từ đầu tuần cuối cùng của tháng 8/2020.

Cả ngàn thợ mỏ bãi công đòi cải thiện điều kiện lao động trong bối cảnh dịch Covid-19 tràn lan. Từ sáu tháng qua, nhiều người không được phép về thăm gia đình.

Thông tín viên đài RFI trong khu vực Đông Nam Á, Gabrielle Maréchaux, cho biết thêm :

“Vẫn đội mũ bảo hộ lao động, nhưng họ đã ngưng làm việc. Thợ mỏ ở Papouasia xếp vòng tròn, qua một điệu múa truyền thống, thể hiện sự tức giận.

Tại mỏ vàng, ở độ cao 4.000 mét, nhà hoạt động công đoàn Aser Gobai cho biết, thợ mỏ có hai đòi hỏi. Thứ nhất liên quan đến quy định vẫn đang có hiệu lực trong mùa đại dịch:  Có những người phải ở tại chỗ từ sáu tháng qua, họ không được phép về thăm gia đình. Ngay cả trong trường hợp vợ hay con của họ ở Timika bị chết. Không còn có xe buýt để đi về nhà nữa.

Sau đó, công nhân cũng chận đường vào mỏ vàng, vì cho rằng ban giám đốc của tập đoàn Freeport không có khả năng thực hiện các quy định liên quan đến bảo đảm an toàn cho nhân viên trong mùa dịch này. Tập đoàn khai thác mỏ xem thường sinh mạng của công nhân.

Có khoảng 25.000 công nhân làm việc tại mỏ vàng lớn nhất thế giới này. Đối với nhiều người dân Papouasia, mỏ vàng này là biểu tượng của việc họ bị tước đoạt đất đai do ông cha để lại”.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200826-indonesia-%C4%91%C3%ACnh-c%C3%B4ng-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%8F-v%C3%A0ng-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

 

Sách giáo khoa Úc

 vẽ ‘đường lưỡi bò’ phi pháp của Trung Quốc

Hải Lam | DKN 17 phút tới 444 lượt xem

Sách giáo khoa Úc vẽ ‘đường lưỡi bò’ phi pháp của Trung Quốc

Một sách giáo khoa tiếng Trung được dùng trong các trường học ở Victoria đã bị thu hồi vì chứa thông tin tuyên truyền của Bắc Kinh và tấm bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Theo The Guardian, cuốn sách Ngôn ngữ, Văn hoá và Xã hội Trung Quốc đang được sử dụng tại 11 trường học ở Victoria, được cho là dùng để thúc đẩy tuyên truyền của ĐCSTQ. Nhà xuất bản Cengage xác nhận 633 cuốn sách đã được bán tại Úc và 100 cuốn bên ngoài nước này.

Trong cuốn sách có bản đồ “đường lưỡi bò”, hay còn gọi là “đường 9 đoạn”, thể hiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. Yêu sách này đã bị tòa án quốc tế bác bỏ đồng thời vấp phải sự phản đối của Úc cũng như nhiều quốc gia trong khu vực.

Giáo sư Rory Medcalf, người đứng đầu trường Cao đẳng an ninh quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Úc, nói với The Guardian: “Rất dễ gây hiểu nhầm khi mô tả ‘đường 9 đoạn’ trong một cuốn sách giáo khoa phổ thông là tấm bản đồ hợp pháp của Trung Quốc và khu vực”.

“Để tấm bản đồ này xuất hiện trong một cuốn sách giáo khoa tại Úc không chỉ đụng vào chỗ nhạy cảm của hầu hết các nước trong khu vực, mà còn đi ngược lại luật pháp quốc tế và chính sách của chính phủ Úc”, giáo sư Medcalf nói thêm.

Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến Giấc mộng Trung Hoa, một hệ tư tưởng mà nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thúc đẩy từ năm 2012 và đã được đưa vào các sách giáo khoa tại Trung Quốc.

Tác giả cuốn sách, Jixing Xu và Wei Ha, đều là người đứng đầu bộ môn tiếng Trung tại hai trường tư thục danh tiếng ở thành phố Melbourne là Scotch College và Camberwell Grammar. Tuy nhiên, hai người này tuyên bố họ không bao hàm tấm bản đồ trong cuốn sách, mà nhà xuất bản Cengage đã làm điều này.

Cengage đã lên tiếng xin lỗi độc giả vì “sự bất cẩn” và việc đưa bản đồ vào cuốn sách là do “sơ suất biên tập”.

Theo The Guardian

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/sach-giao-khoa-uc-ve-duong-luoi-bo-phi-phap-cua-trung-quoc.html