Tin khắp nơi – 23/06/2018
Bắc Hàn thay đổi giọng điệu tuyên truyền
Andreas IllmerBBC News
Trong những tháng qua, có vẻ như hệ thống tuyên huấn của Bắc Hàn đã đổi giọng.
Các tấm biểu ngữ, băng-rôn chăng khắp thủ đô và cả ở những nơi khác vốn thường coi Mỹ như kẻ xâm lăng thực dân tàn ác, còn Nam Hàn và Nhật Bản là những kẻ đồng lõa với Washington.
Kim, ngôi sao mới nổi trong lớp lãnh đạo 2018
Những gián điệp Bắc Hàn muốn trở về quê hương
Thế nhưng người nước ngoài tới Bắc Hàn nay nói rằng họ đã thấy các tấm biểu ngữ, băng-rôn đó được thay thế bằng các khẩu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế và nối lại quan hệ liên Triều.
Các tờ báo hàng đầu ở quốc gia bị kiểm soát chặt chẽ này cũng thay đổi thái độ trong việc đăng tin bài, một tín hiệu cho thấy Bắc Hàn đang bắt đầu phản ánh sự tan băng trong quan hệ ngoại giao với thế giới bên ngoài.
Mỹ không còn là kẻ thù?
Đa số người dân Bắc Hàn hầu như không được tiếp cận với thông tin bên ngoài, cho nên truyền thông nhà nước và bộ máy tuyên truyền có tác động to lớn hơn nhiều so với ở các quốc gia khác trên thế giới.
Với truyền thống từ trước tới nay luôn coi Mỹ như kẻ thù chính, hoạt động tuyên truyền của Bình Nhưỡng không kiêng dè gì khi mô tả cách mà Bắc Hàn sẽ đáp trả Hoa Kỳ, với những hình ảnh tên lửa tiêu hủy nước Mỹ hoặc binh lính Bắc Hàn nghiền nát những kẻ xâm lược.
Các tấm biểu ngữ, pa-nô luôn cổ súy tinh thần ái quốc, gửi gắm niềm tin vào bộ máy lãnh đạo đất nước, và mô tả những khó khăn vất vả trong cuộc sống là để cống hiến cho sự thắng lợi huy hoàng của đất nước.
Nay, khi quan hệ của Bình Nhưỡng với bên ngoài mang tính lạc quan hơn, thì hoạt động tuyên truyền cũng trở nên lạc quan hơn.
Sau hàng tháng đe dọa chiến tranh giữa các bên với nhau thì Bắc Hàn đã có các cuộc họp thượng đỉnh lịch sử với cả Nam Hàn và Hoa Kỳ, và cam kết (tuy lời cam kết có phần mờ nhạt, không rõ ràng) từ bỏ kho vũ khí hạt nhân và hợp tác, hướng tới hòa bình.
Các hướng dẫn viên người nước ngoài đưa các nhóm du khách tới quốc gia ẩn dật này nói rằng trong những tháng gần đây, lời lẽ tuyên truyền ở Bắc Hàn đã có bước ngoặt thay đổi.
Thay vào vị trí các lời lẽ hiếu chiến thì nay nội dung tuyên truyền chú trọng vào các thông điệp có tính lạc quan hơn, chẳng hạn như ca ngợi Tuyên bố Bàn Môn Điếm, là văn bản được ký trong phiên họp thượng đỉnh liên Triều.
Trump: Bắc Hàn vẫn là ‘một mối đe dọa’
Tổng thống Syria ‘sẽ thăm Bắc Hàn’
“Toàn bộ các biểu ngữ chống Mỹ mà tôi thường nhìn thấy quanh Quảng trường Kim Nhật Thành và ở các cửa hàng nay đều đã biến mất,” Rowan Beard, một người quản lý tour ở công ty Young Pioneer Tours nói với hãng tin Reuters.
“Trong suốt 5 năm làm việc tại Bắc Hàn, tôi chưa bao giờ thấy chúng lại biến mất hoàn toàn như thế.”
Tất nhiên là các biểu ngữ mới cũng mang tính tuyên truyền như các biểu ngữ cũ, nhưng chúng đề cập tới các chủ đề khác: sự thống nhất Triều Tiên, tiến trình phát triển kinh tế, và các thành tựu khoa học.
Sự thay đổi diễn ra theo một logic dễ hiểu: nếu như các cuộc gặp gỡ với Nam Hàn và Hoa Kỳ được coi là sự khởi đầu cho một tương lai hợp tác hữu hảo hơn thì hai cựu thù cần phải được thể hiện một cách trung dung hơn, ít mang tính hăm dọa hơn.
Nếu không thì làm sao mà Kim Jong-un lại chịu ngồi xuống nói chuyện với nhà lãnh đạo của các nước đó chứ?
“Bình Nhưỡng cần có một bầu không khí hòa bình và bớt căng thẳng, và các biểu ngữ sẽ giúp tạo ra được bầu không khí đó,” Fyodor Tertitskiy từ NK News nói.
Ngay cả những món đồ lưu niệm rẻ tiền mang chủ đề chống Mỹ vốn dành đem bán cho du khách cũng bắt đầu thay đổi.
Cách đây chưa lâu, người ta có thể dễ dàng tìm thấy các tấm bưu tiếp, hay các con tem có hình nổi tiếng vẽ cảnh tên lửa Bắc Hàn bay đến Washington.
“Chúng từng rất phổ biến, nhưng nay thì không còn thấy nữa,” Simon Cockerell, tổng giám đốc của Koryo Tours, nói với Reuters.
Phá vỡ truyền thống
Những thay đổi trong chính sách chính thức cũng đang được phản ánh trên tờ báo hàng đầu của nước này, Rodong Sinmun.
Mỹ muốn Bắc Hàn ‘giải trừ lượng lớn vũ khí’ vào 2020
Trump và Kim thực sự đạt được gì ở Singapore?
Nhân quyền của Bắc Hàn: Điều Trump-Kim không bàn tới
Tại Bắc Hàn không có tự do báo chí. Toàn bộ các tờ báo đều bị kiểm soát chặt chẽ và bất kỳ thứ gì được in ra hay phát sóng đều bị kiểm duyệt cẩn trọng để đảm bảo thể hiện đúng đường lối chính thức của nhà nước.
Thường thì tờ báo này hay chạy các bài tường thuật mang tính tiêu cực về Mỹ, mô tả Washington là thế lực thù địch, và thường nhắc tới sự can dự của Mỹ trong các cuộc xung đột, như tại Syria, như bằng chứng về chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
Thế nhưng trước khi diễn ra cuộc họp lịch sử hôm 12/06 giữa Kim Jong-un và Donald Trump, báo này đã ngưng chỉ trích Hoa Kỳ.
Kể từ sau cuộc họp thượng đỉnh, báo này đăng tải nhiều về cuộc gặp, ca ngợi ông Kim như một chính khách và một nhà kiến tạo hòa bình tầm cỡ toàn cầu.
Phá vỡ truyền thống, truyền hình và báo chí cũng tường thuật về các chuyến đi gần đây của ông Kim tới Trung Quốc và Singapore, gần như cùng lúc với việc diễn ra các hoạt động đó. Trước đây thì bài vở thường chỉ được đăng tải, phát sóng cho người dân Bắc Hàn nhiều ngày sau khi sự kiện đã diễn ra.
Các cuộc gặp gỡ, thảo luận của Bắc Hàn cho tới nay mới chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu, cho nên không rõ sự thay đổi đột ngột trên có được duy trì lâu dài hay khô
Trừ phi và chỉ cho tới khi Bắc Hàn thực hiện các cam kết chung chung mà họ đã đưa ra tại Bàn Môn Điếm và Singapore, thì việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ chưa mấy xảy ra, và do vậy, ngoài những thay đổi trong các biểu ngữ, pa-nô thì người dân Bắc Hàn cũng chưa nhìn thấy được bao nhiêu những thay đổi thực sự trong đời sống hàng ngày của mình.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44581624
Ngũ Giác Đài đình chỉ vô thời hạn
các cuộc tập trận với Nam Hàn
Washington DC- Ngũ Giác Đài cho biết Hoa Kỳ và Nam Hàn đồng ý đình chỉ vô thời hạn 2 cuộc tập trận chung, sau hội nghị thượng đỉnh vào ngày 12 tháng 6 giữa Tổng Thống Donald Trump với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Dana White cho biết Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng James Mattis ra lệnh đình chỉ vô thời hạn các cuộc tập trận, để ủng hộ việc thực hiện kết quả của hội nghị thượng đỉnh Singapore, cũng như trong việc hợp tác với đồng minh Nam Hàn. Ngoài 2 cuộc tập trận với thủy quân lục chiến Nam Hàn, chiến dịch FREEDOM GUARDIAN cũng bị đình chỉ.
Bộ Quốc Phòng Nam Hàn xác nhận quyết định của cả hai bên, cho rằng họ cần làm như vậy để ủng hộ hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Hàn, cũng như hội nghị thượng đỉnh Nam Hàn và Bắc Hàn. Có thể Nam Hàn sẽ thực hiện thêm vài biện pháp bổ sung, nếu Bắc Hàn tuân thủ tuyên bố chung tại các hội nghị thượng đỉnh.
Một viên chức quân sự giấu tên bác bỏ tầm quan trọng của việc đình chỉ cuộc tập trận với thủy quân lục chiến Nam Hàn, nói rằng quy mô của các cuộc tập trận này tương đối nhỏ.
Theo Reuters, quyết định của Bộ Quốc Phòng đình chỉ vô thời hạn các cuộc tập trận chung khiến một số viên chức quân sự, và các nhà lập pháp tức giận. Họ cho rằng những cuộc tập trận như thế này giúp quân đội Hoa Kỳ luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tại một khu vực được cho là căng thẳng nhất thế giới. (Mai Đức)
https://www.sbtn.tv/ngu-giac-dai-dinh-chi-vo-thoi-han-cac-cuoc-tap-tran-voi-nam-han/
Mỹ Hứa Bảo Vệ Nhật
Dù Tạm Ngưng Tập Trận Với Nam Hàn
TOKYO – Đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương nay bao gồm cả Ấn Độ Dưong, khẳng định với đồng minh Nhật: tiếp tục chủ trương bảo vệ Nhật giữa lúc công luận có ý quan ngại sau khi chính quyền Trump tuyên bố ngưng tập trận chung với Nam Hàn như là thiện chí giảm căng thẳng để khuyến khích Bắc Hàn bắt đầu phi nguyên tử.
Đô đốc Davidson nói rõ “liên minh giữa Hoa Kỳ và Nhật là lực luợng vững chắc và bền bỉ vì hoà bình và ổn định trong vùng”.
Truyền thông Nhật đưa tin: Tokyo cảm thấy bất an từ khi Hoa Kỳ và Nam Hàn công bố cùng trong tuần này quyết định bãi bỏ cuộc tập trận Ulchi Freedom Guardian đã định tổ chức vào Tháng 8.
Trước khi gặp Thủ Tướng Abe, đô đốc Davidson đã tiếp xúc bộ trưởng quốc phòng Onodera cùng trong ngày – vào dịp này, bộ trưởng Onodera nhắc nhở: chưa thấy Bắc Hàn hành động cụ thể hướng tới phi nguyên tử.
Đô đốc Davidson mới nhận nhiệm vụ tư lệnh Thái Bình Dương/Ấn Độ Dương hồi cuối Tháng 5, khẳng định với người đồng nhiệm Nhật: Hoa Kỳ quyết tâm theo đuổi phi nguyên tử hoàn toàn, có thể kiểm nhận và không thể đảo ngược tại bán đảo Hàn, theo tường thuật của Kyodo.
https://vietbao.com/p114a282466/my-hua-bao-ve-nhat-du-tam-ngung-tap-tran-voi-nam-han
Nga muốn tổ chức thượng đỉnh
Nam-Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản
Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi tiếp đồng nhiệm Hàn Quốc tại điện Kremlin ngày 22/06/2018, đã mời ông Moon Jae In tham dự Diễn đàn Kinh tế được tổ chức tại Nga vào tháng Chín. Trước đó, thủ tướng Nhật Bản, chủ tịch Trung Quốc và lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã được Matxcơva mời tham dự.
Tại buổi họp báo, tổng thống Putin phát biểu « sẽ rất vinh dự được đón tiếp tổng thống Hàn Quốc với tư cách là khách mời danh dự » của Diễn đàn Kinh Tế phương Đông, diễn ra từ ngày 11 đến 13/09 tại Vladivostok.
Theo cố vấn điện Kremlin Iouri Ouchakov, được hãng thông tấn TASS trích dẫn, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un « hiện vẫn chưa hồi âm » lời mời của tổng thống Nga, trong khi thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhận lời tham dự.
Trong trường hợp Bình Nhưỡng chấp nhận lời mời, Nga có thể tổ chức thượng đỉnh với hai nước Triều Tiên, Trung Quốc và Nhật Bản nhằm giảm bớt căng thẳng trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Theo Reuters, phi hạt nhân nhân hóa là trọng tâm hội đàm giữa hai tổng thống Nga và Hàn Quốc. Ông Putin đánh giá « tình hình trong khu vực đang dần được cải thiện » sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm, đồng thời hoan nghênh « quyết tâm » của Bình Nhưỡng và Washington nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng « thông qua con đường đàm phán và đối thoại ».
Phía Hàn Quốc cho biết nguyên thủ hai nước cùng nhất trí « tiếp tục cùng nỗ lực để đi đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh » trong khu vực.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180623-nga-muon-to-chuc-thuong-dinh-nam-bac-trieu-tien-trung-quoc-nhat-ban
Tổng thống Trump tỏ ý phản đối
dự luật di trú của đảng Cộng Hòa
Washington DC – Trong nhiều tuần qua, các lãnh đạo Cộng Hòa Hạ Viện đã nỗ lực làm việc để soạn thảo một dự luật di trú có thể làm hài lòng phần lớn các nhà lập pháp. Tuy nhiên, vào sáng Thứ Sáu 22 tháng 6, Tổng Thống Trump đã kết thúc tất cả bằng thông điệp trên Twitter, viết rằng, đảng Cộng Hòa không nên tiếp tục tốn thời gian cho dự luật di trú, cho đến khi đảng có thêm nhiều thượng nghị sĩ và dân biểu tại quốc hội vào tháng 11 này.
Ông Trump cũng cáo buộc đảng Dân Chủ đang cố tình đùa giỡn, và không có ý định muốn giải quyết vấn đề di dân, vốn đã kéo dài nhiều thập niên qua. Tổng thống cho rằng, đảng Cộng Hòa có thể bỏ phiếu cho dự luật vào sau cuộc bầu cử tháng 11.
Thông điệp của tổng thống khiến dự luật di trú mang tính thỏa hiệp, được soạn thảo bởi Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan, gần nhưng không còn khả năng thành công. Dự luật của ông Ryan bao gồm các điều khoản cho phép cung cấp ngân sách 25 tỷ Mỹ kim để xây tường biên giới theo đòi hỏi của tổng thống, và cũng mở đường trở thành công dân cho những di dân lậu tham gia chương trình DACA.
Ngoài ra, trong một thông điệp khác trên Twitter, Tổng Thống Trump khẳng định Hoa Kỳ cần bảo vệ vững chắc đường biên giới phía Nam, và không thể để quốc gia bị tràn ngập bởi di dân lậu. Ông Trump cho rằng phe Dân Chủ đang lợi dụng các câu chuyện giả mạo về sự bi thảm, đau khổ của các di dân lậu để giành lợi thế trong cuộc bầu cử. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-to-y-phan-doi-du-luat-di-tru-cua-dang-cong-hoa/
Mỹ – Nhập cư : Donald Trump phản công
Qua Twitter ngày 22/06/2018 tổng thống Mỹ tố cáo đảng Dân Chủ đối lập “bịa chuyện về nỗi đau khổ” của những đứa trẻ nhập cư bị tách rời khỏi cha mẹ với mục đích kiếm phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018. Cùng ngày, phát biểu tại Nhà Trắng trước hiệp hội gia đình các nạn nhân thiệt mạng vì người nhập cư, ông Donald Trump một lần nữa nhắc lại “nhập cư là một mối đe dọa”.
Tường trình của thông tín viên Anne Corpet từ Washington.
Khoảng một chục người đứng sau lưng Donald Trump, với một bức ảnh con cái họ trong tay. Tất cả đều đã bị những người nhập cư bất hợp pháp sát hại. Tổng thống Mỹ lên tiếng để nhắc lại điệp khúc quen thuộc : nhập cư là một mối đe dọa cần phải bài trừ không ngưng nghỉ.
Trong bài diễn văn, Donald Trump không ngần ngại khai thác mỗi bất hạnh của những người cha, người mẹ đã mất đi một đứa con để giảm thiểu thảm cảnh của những gia đình người nhập cư vào Mỹ bị ly tán vì chính sách di trú của ông.
Donald Trump tuyên bố : “Đây là những công dân Mỹ vĩnh viễn chia cắt với những người thân yêu. Quý vị nên suy nghĩ về cái chữ vĩnh viễn. Họ không chỉ phải xa con cái trong một hay hai ngày mà đó là một sự chia cắt mãi mãi, vì những kẻ tội phạm nước ngoài bất hợp lệ. Truyền thông làm ngơ trước hoàn cảnh của những gia đình này”.
Liền sau đó ông đưa ra một loạt những con số về những tội ác do người nhập cư bất hợp pháp gây nên. Tổng thống Mỹ nhìn nhận thống kê cho thấy là người nước ngoài ít phạm tội ác hơn người Mỹ. Nhưng Donald Trump khẳng định : điều đó là hoàn toàn sai.
Đưa ra những sự kiện để rồi chối bỏ những điều đó là chiến thuận quá quen thuộc của Donald Trump. Trước khi rời buổi nói chuyện, tổng thống Hoa Kỳ đặt bút, ký tên vào bức ảnh của mỗi đứa trẻ mất tích.
Biến căn cứ quân sự cũ thành trại nhập cư ?
Tuần báo Time số ra ngày 22/06/2016 tiết lộ Hải Quân Hoa Kỳ dự kiến đưa hàng chục ngàn người nhập cư trái phép tới những căn cứ quân sự bị bỏ hoang.
Căn cứ vào một tài liệu nội bộ của Hải Quân Mỹ báo Time cho biết, nhằm đáp ứng yêu cầu của tổng thống Donald Trump, US Navy có kế hoạch sử dụng lại những căn cứ quân sự cũ gần Mobile, bang Alabama để cho 25.000 người nhập cư tạm trú. 47.000 người khác sẽ được đưa về gần San Francisco. Một số lượng tương tự sẽ được đưa về Camp Pendleton ở miền nam bang California và một căn cứ khác ở bang Arizona.
Trước mắt bộ Quốc Phòng Mỹ từ chối bình luận về tin trên.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180623-my-nhap-cu-donald-trump-phan-cong
Cặp Vợ Chồng Quyên Góp Hơn 18 Triệu MK
Cho Gia Đình Phân Ly;
Mỹ: 500 Trẻ Em Bị Chia Cách
Đã Đoàn Tụ Gia Đình Vào Tháng 5
WASHINGTON – Bộ nội an xác nhận với phóng viên của NBC và AP: khoảng 500 trong số 2300 trẻ em di dân bị tách rời gia đình khi bị bắt tại biên giới đã trở lại đoàn tụ với gia đình từ Tháng 5 – không rõ bao nhiêu trong số này vẫn bị giam chung với cha mẹ.
1 viên chức Bộ nội an cho biết: các cơ quan liên bang đang tập trung tiến trình đoàn tụ với thành phần còn lại tại trung tâm tạm giam Port Isabel sát biên giới Texas-Mexico. Nhưng, vẫn còn nghi vấn về di dân trẻ em bị giữ tại Texas và Virginia.
Nghị sĩ Tim Kaine (DC-Virgina) nói còn nhiều nghi vấn hơn giải đáp. Nguyên ứng viên PTT của đảng DC nhấn mạnh “Cần biết bằng cách nào bảo đảm trẻ em đuợc trả lại an toàn cho cha mẹ chúng – chúng đang bị giữ tại đâu, điều kiện sinh hoạt là thế nào …”
Trong khi đó, tại Silicon Valley (California), 1 đôi vợ chồng vận động quyên góp bằng mạng xã hội Facebook đã thu trên 18.2 triệu MK tính vào sáng Thứ Sáu để giúp các gia đình bị phân ly.
Liên quan đến trẻ em di dân bị chia cách với cha mẹ, một bản tin khách cho biết bìa của tạp chí TIME ấn bản mới nhất là ảnh TT Trump nhìn xuống 1 bé gái di dân đang run sợ kèm theo dòng tựa “Welcome to America”.
Hàng chục báo và tạp chí đăng lại ảnh này, gây phẫn nộ chống lại chính quyền Trump.
Cha của bé là Denis Valera nói qua điện thoại “Con gái tôi đã trở thành biểu tượng, có thể gây ảnh hưởng trái tim Trump”. Ông Valera cũng xác nhận bé và mẹ tên là Sandra Sanchez bị bắt tại biên giới Texas và không bị phân ly. Bà Sanchez đã làm đơn xin tị nạn.
Hình ảnh này đã giúp quyên góp trên 17 triệu MK cho Refugee and Immigrant Center for Education and Legal Services (hay RAICES).
Ông Valera có 3 con với bà Sanchez – ông đang chờ xem diễn tiến, và thấy phần nào yên tâm khi con gái bị giam chung với mẹ.
Bộ Tư Pháp yêu cầu xóa bỏ giới hạn 20 ngày tạm giam
các gia đình di dân bất hợp pháp
Washington DC – Hôm qua 21/06, Bộ Tư Pháp yêu cầu một thẩm phán liên bang thay đổi các quy định có liên quan tới việc giam giữ gia đình di dân bất hợp pháp, kéo dài thời hạn giam giữ nhiều hơn 20 ngày, để tránh tình trạng tách rời con cái ra khỏi cha mẹ chúng.
Nhóm luật sư đệ trình một bản ghi nhớ về cách tạm cư cho người di dân bất hợp pháp tại tiểu bang California, một khi họ bị bắt lúc vượt qua biên giới Hoa Kỳ với trẻ em nhỏ. Theo án lệnh định cư Flores thì chính quyền không được giam giữ gia đình vượt biên quá 20 ngày. Hành động này nhằm ngăn chặn việc tách con cái ra khỏi cha mẹ, giữa lúc chính sách di trú mới được áp dụng, đó là bất cứ ai bị bắt khi vượt qua biên giới đều bị buộc tội hình sự.
Bộ Tư Pháp đưa ra yêu cầu trên một ngày sau khi Tổng Thống Trump ký sắc lệnh tạm dừng việc tách rời hơn 2,300 đứa trẻ khỏi cha mẹ chúng. Chính sách “không khoan nhượng” của chính phủ Trump vẫn giữ nguyên, nhưng từ nay gia đình của di dân bất hợp pháp sẽ bị giam giữ chung với nhau.
Theo CBS News, bất chấp tổng thống đã ký sắc lệnh, nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời vẫn tồn tại. Trong đó có những câu hỏi về số phận của những đứa trẻ bị tách rời khỏi gia đình trong thời gian qua, liệu chúng có được cho đoàn tụ với cha mẹ chúng hay không.
Tổ chức Texas Civil Rights Project nói với CBS News rằng hôm qua 21/06, 17 di dân bất hợp pháp được hoãn ra tòa, và những đứa trẻ vẫn được ở chung chỗ với họ. (Mộc Miên)
Ông Tàu Ở Mỹ
Cung Cấp Bí Mật Tàu Ngầm Cho TC
WASHINGTON – Thương gia Tàu tên là Qin Shuren 41 tuổi, sinh sống tại Wellesley (Massachusetts), bị truy tố ra toà liên bang tại Boston về các tội gian lận giấy tờ nhập cảnh và âm mưu vi phạm luật xuất cảng của Hoa Kỳ.
Qin điều khiển 1 công ty cung cấp sản phẩm hàng hải đã bị bắt hôm Thứ Năm vì âm mưu cung cấp cho 1 công ty của quân đội Trung Cộng khí cụ có thể dùng trong việc chống tàu ngầm, gọi là hydrophone, có khả năng định vị nguồn âm thanh duới nước, nghĩa là khám phá âm thanh do động cơ tàu ngầm gây ra.
Luật sư của Qin không trả lời yêu cầu bình luận.
Hồ sơ của công tố xác nhận Qin là thường trú nhân từ 2014, điều khiển 5, 6 hãng chuyên nhập cảng các sản phẩm hàng hải và tàu ngầm của Hoa Kỳ và châu Âu.
Biên bản ghi: trong 2 năm 2015 và 2016, Qin đã xuất cảng sang Hoa Lục 78 hydrophone.
https://vietbao.com/p114a282462/ong-tau-o-my-cung-cap-bi-mat-tau-ngam-cho-tc
ZTE hy vọng sớm được xóa bỏ lệnh trừng phạt
của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ
Bắc Kinh, Trung Cộng – Nguồn tin của Reuters cho biết công ty ZTE của Trung Cộng sẽ gởi 400 triệu Mỹ Kim vào một tài khoản ký quỹ, tại một ngân hàng Hoa Kỳ trong vài ngày tới.
Đây là bước cuối cùng mà công ty sản xuất điện thoại này phải thực hiện, trước khi lệnh cấm của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ được xóa bỏ. Theo nguồn tin từ Bộ Thương Mại, công ty ZTE đồng ý trả khoản tiền phạt 1 tỷ Mỹ Kim, và đóng vào tiền ký quỹ thêm 400 triệu Mỹ Kim nữa, sau khi hai bên đạt được thỏa thuận vào ngày 7 tháng 6 vừa qua, cho phép họ giành lại quyền truy cập vào thị trường Hoa Kỳ.
ZTE chính thức ngừng hoạt động từ tháng 4, sau khi Hoa Kỳ áp đặt một lệnh cấm mua linh kiện, phụ tùng từ các nhà cung cấp ở Mỹ. Nguyên nhân của lệnh cấm là vì ZTE vi phạm một thỏa thuận trước đó với Bộ Thương Mại. Không chỉ vậy, họ còn đưa ra tuyên bố sai lệch về việc vận chuyển hàng hóa trái phép tới Iran và Bắc Hàn, khiến chính phủ Hoa Kỳ phải áp dụng một lệnh trừng phạt bổ sung.
Trong thỏa thuận mới đây, điều khoản về tiền ký quỹ 400 triệu Mỹ Kim được thiết kế để cho phép chính phủ Hoa Kỳ tịch thu toàn bộ nếu ZTE tái vi phạm thỏa thuận này. Reuters trích dẫn một nguồn tin xin giấu tên, nói rằng ZTE nộp tiền phạt 1 tỷ Mỹ Kim vào tuần trước, và sẽ ký quỹ 400 triệu Mỹ Kim vào Thứ Hai tuần sau. (Mai Đức)
https://www.sbtn.tv/zte-hy-vong-som-duoc-xoa-bo-lenh-trung-phat-cua-bo-thuong-mai-hoa-ky/
Tổng Giám Đốc Intel Brian Krzanich Từ Chức
Vì Tai Tiếng
Khoảng giữa tháng 06/2018, Intel đã gây chấn động với thông báo CEO Brian Krzanich sẽ từ chức, giữa những tiết lộ về một “mối quan hệ thân thiết trong quá khứ” với một nhân viên.
Trong thông cáo của công ty cho biết: “Một cuộc điều tra được tiến hành bởi các nhóm luật sư bên trong và bên ngoài công ty đã xác nhận một hành vi vi phạm chính sách không kết thân của Intel, được áp dụng cho tất cả các nhà quản lý. Xem xét đến kỳ vọng rằng tất cả các nhân viên sẽ tôn trọng giá trị của Intel và tuân theo quy tắc ứng xử của công ty, Ban quản trị chấp nhận việc từ chức của ông Krzanich.”
Brian Krzanich sẽ rút lui khỏi cả hai chức vụ, vị trí CEO và Hội đồng Quản trị của công ty đã được ông đảm nhiệm trong suốt nửa thập kỷ sau khi được chỉ định vào chức vụ. CFO Robert Swan đã được bổ nhiệm làm CEO tạm quyền thay thế cho Brian Krzanich. Ông Swan đã đảm nhiệm vị trí CFO từ cuối năm 2016, trước đó ông đã giữ vị trí CFO ở cả eBay và Electronic Data System Corp.
Robert Swan nhận định: “Việc chuyển dịch Intel sang thành một công ty tập trung vào dữ liệu đang được tiến hành và nhóm của chúng tôi đang tạo nên các sản phẩm vĩ đại, sự tăng trưởng tuyệt diệu và kết quả tài chính vượt trội. Tôi mong muốn Intel tiếp tục giành chiến thắng trên thị trường”. Trong khi đó, Intel đang tìm kiếm một cách nghiêm túc sự thay thế lâu dài từ các ứng viên ở cả trong và ngoài công ty.
Chủ tịch Intel, Andy Bryant cho biết: “Hội đồng Quản trị tin tưởng mạnh mẽ vào chiếc lược của Intel và chúng tôi tự tin vào khả năng của Bob Swan trong việc dẫn dắt công ty, trong khi chúng tôi thực hiện một cuộc tìm kiếm khắt khe cho CEO tiếp theo của công ty. Bob đã hỗ trợ cho sự phát triển và thực thi chiến lược của Intel, và chúng tôi biết công ty sẽ tiếp tục vận hành một cách êm đẹp. Chúng tôi trân trọng nhiều đóng góp của Brian cho Intel.”
Nguoivietphone.com.
https://vietbao.com/p114a282457/tong-giam-doc-intel-brian-krzanich-tu-chuc-vi-tai-tieng
Giá Dầu Giảm
Trong Lúc OPEC Định Tăng Sản Lượng
LONDON – Trong lúc OPEC sắp tiến đến thỏa thuận về tăng sản luợng dầu xuất cảng, thị trường chứng kiến giá dầu giảm.
Giá dầu Brent tại London trưa Thứ Năm là 72.94 MK, giảm 1.80 MK (hay 2.4%) trước khi bình ổn giá ở mức 73.30 MK/thùng. Trong tháng qua, dầu Brent đạt mức giá cao nhất trong hơn 40 tháng là 80 MK/thùng, nhưng sau đó giảm đều với tin Saudi Arabia định tăng sản luợng. Saudi Arabia là thành viên mạnh nhất OPEC.
Hội nghị luỡng niên của OPEC họp ngày Thứ Sáu tuần này tại Vienna đuợc trông đợi đồng thuận về tăng sản luợng, đuợc tin có hậu thuẫn từ Nga và nguồn dầu thô ngoài tổ chức OPEC.
Bộ trưởng năng luợng Saudi Arabia báo hiệu sẽ tăng sản luợng 1 triệu thùng/ngày.
Nhà chiến luợc Harry Tchilinguirian của ngân hàng Pháp BNP Paribas hy vọng OPEC và Nga có thể thỏa thuận tăng từ nửa triệu đến 1 triệu thùng/ngày, là vừa.
Hoa Kỳ và Trung Cộng tiếp tục đói đầu, dọa tăng thuế nhập cảng, cả với dầu thô.
Beijing loan báo hôm Thứ Năm quyết định ngưng đưa 1 phái đoàn của tổng công ty đầu tư năng luợng đến West Virginia thảo luận dự định đầu tư 83.7 tỉ MK tại tiểu bang này, kèm theo lên án các hành động mậu dịch của Washington là “bất tường”.
Trong 1 tín hiệu căng thẳng khác, Ấn Độ nhập đoàn với Trung Cộng và Liên Âu trong việc tăng thuế nhập cảng với hàng hoá do Hoa Kỳ sản xuất.
https://vietbao.com/p114a282434/gia-dau-giam-trong-luc-opec-dinh-tang-san-luong
World Cup: Cách mạng ‘thay máu’ của tuyển Anh
Nguyễn LongGửi tới BBC News Tiếng Việt từ London
Dù cho nhiều năm trở lại đây không còn nằm trong top các đội mạnh nhất trong các giải đấu lớn do FIFA tổ chức, nhưng tuyển Anh vẫn là đội bóng luôn dành được tình cảm yêu mến từ các fan hâm mộ ở Anh nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam.
Trên huy hiệu đội tuyển bóng đá Anh có thể dễ dàng nhận ra hai biểu tượng cực kỳ tiêu biểu của người Anh và đã tồn tại từ rất lâu đời rồi. Đó là hoa hồng và ba chú sư tử.
Hoa hồng ở đây là biểu tượng của Hoa hồng Tudor, tượng trưng cho hòa bình, có từ sau thời chiến tranh hoa hồng giữa hai dòng họ nhà Plantagenet là Lancaster (biểu tượng hoa hồng đỏ) và York (hoa hồng trắng).
Tuyển Anh có còn ‘hữu danh vô thực’
VAR, Ronaldo, Messi và bóng đá châu Âu
World Cup 2018: Các ‘ông lớn’ sảy chân
World Cup 2018: Công nghệ làm thay đổi bóng đá
Chính vì vậy, biểu tượng hoa hồng Tudor mang màu sắc đỏ trắng ra đời sau chiến tranh kiến thúc là sự kết hợp giữa biểu tượng của hai nhà cho thấy sự hòa giải và đoàn kết của dân tộc.
Trái lại, hình tượng Tam Sư đã xuất hiện ở Anh từ thế kỷ 11, dưới triều đại của vua Richard I Lionheart, và đã được lựa chọn là biểu tượng của Hoàng gia Anh nhằm thể hiện sức mạnh tối cao và sự thịnh vượng của đất nước.
Hai hình ảnh đặc trưng của người Anh này đã tồn tại từ lâu, và kể từ năm 1949 đến nay chính thức xuất hiện trên huy hiệu của tuyển Anh với mục đích thể hiện sự đoàn kết cũng như là sức mạnh đồng thời kỳ vọng vào đội tuyển Anh luôn thi đấu dũng mãnh.
Ngôi sao phía trên của huy hiệu cũng là biểu trưng mà người Anh vẫn luôn tự hào: biểu trưng cho chức vô địch World Cup mà Anh đã giành được vào năm 1966 ngay trên sân nhà.
Kể từ đó đến nay, trải qua rất nhiều lứa cầu thủ, trong đó đã từng có thế hệ vàng của những Beckham, Paul Scholes, Owen, Lampard, Gerrard…, nhưng tuyển Anh vẫn chưa có cơ hội được khắc lên trên ngực thêm một ngôi sao nào nữa.
Kết quả tốt nhất họ từng đoạt được kể từ đó đến nay chỉ là tứ kết của World Cup.
Điều gì đã thay đổi?
Trong một vài năm gần đây, đặc biệt là sau khi thế hệ vàng của đội tuyển từ giã sự nghiệp, Anh chưa bao giờ được coi là một đối trọng, một ứng cử viên vô địch như ngày xưa nữa.
Có thể nói, hơn bao giờ hết đây là lúc cần phải có sự thay đổi và đội hình mà Gareth Sougthgate mang tới Nga năm nay chính là minh chứng tiêu biểu nhất cho sự đổi thay này.
Sôi nổi World Cup – Một tuần qua ảnh
Những khoảnh khắc khó quên trong các kỳ World Cup
Đôi điều thú vị về World Cup 2018
Với tuổi đời trung bình tương đối trể 26 tuổi và 17 ngày đồng thời số lần chinh chiến trung bình cho đội tuyển cũng là thấp nhất so với tuyển Anh ở các kỳ World Cup khác (trung bình là hơn 20 trận tính đến thời điểm trước khi bước vào giải).
Bên cạnh đó, có 18 trên 23 gương mặt tới Nga năm nay không có tên trong danh sách đến Brazil bốn năm về trước – gồm Jordan Henderson, Phil Jones, Welbeck, Rahem Sterling và Gary Cahill.
Một sự “thay máu” triệt để!
Thậm chí người đội trưởng năm nay là tiền đạo Harry Kane cũng sẽ có lần đầu tiên tham dự World Cup và mang trên mình trọng trách gánh vác hàng công của tuyển Anh, được trợ giúp bởi các “máy chạy” như Sterling, Lingard hay Rashford.
Huấn luyện viên cũng là một người đã gắn bó với các đội trẻ được vài năm rồi, những cầu thủ mà Southgate dẫn dắt năm nay đều đã từng được ông chỉ bảo ở các tuyển trẻ trước đây cho thấy một mối liên hệ đặc biệt và lâu năm giữa cầu thủ và huấn luyện viên.
Vậy kết quả đã diễn ra như thế nào?
Tuyển Anh có trận đấu chính thức mở màn vào ngày 18/06 với đội tuyển Tunisia trong khuôn khổ bảng G World Cup 2018. Họ giành chiến thắng với tỷ số 2-1 với một cú đúp của niềm hy vọng số một của đội tuyển Harry Kane.
Nếu như chỉ nhìn vào thống kê của trận đấu thì chúng ta nghĩ rằng tuyển Anh đã thi đấu rất chật vật trước một đối thủ yếu hơn rất nhiều và chỉ đến các phút cuối cùng của trận đấu Anh mới có thể ấn định được chiến thắng.
Thực tế, nếu bạn là người theo dõi cả trận đấu thì có thể thấy được không phải Tunisia có thể gây được khó khăn trước đội tuyển Anh mà chính họ là người “tự bắn vào chân mình”.
Không thể phủ nhận, tuyển Anh đã có một thế trận lấn lướt, kiểm soát bóng tốt, tạo được ra rất nhiều cơ hội và cũng thiếu đi một chút quyết định chính xác từ trọng tài.
Tuy nhiên, việc các chân sút tuyển Anh đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội, đặc biệt là trong hiệp thi đấu thứ nhất, là điều không thể bàn cãi.
Nếu chỉ cần chắt chiu hơn thì ngay trong hiệp 1, Lingard đã có thể có một cú hat-trick cho riêng mình; hay bàn thua của họ cũng đến từ một tình huống khá “ngớ ngẩn” của Kyle Walker.
Rất nhiều fan hâm mộ sẽ tự cho rằng “non nớt” là nguyên nhân chính của sự việc này, tuy nhiên với các fan yêu mến Tam sư thì một giải đấu tầm cỡ thế giới như thế này chắc chắn sẽ không có chỗ sự ngây thơ này nữa.
Nếu như đối thủ trong trận vừa rồi là các ứng cử viên cho chức vô địch như tuyển Đức, Pháp hay Brazil thì những tình huống sơ hở của hàng thủ hay các pha phung phí cơ hội của hàng công liệu vẫn đủ để đem về chiến thắng không?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG.
Những người hâm mộ tuyển Anh luôn mong rằng các cầu thủ hãy “grow up” (trưởng thành) ngay trong các trận đấu tới để rồi người Anh hay những người yêu mến tuyển Anh sẽ được sống lại những giây phút hào hùng của những năm 66.
Cựu trung vệ của Manchester United, Rio Ferdinand nhận xét sau trận đấu trên đài BBC rằng: “Nếu tuyển Anh chơi đúng thực lực, chắt chiu cơ hội hơn, sẽ chẳng có đối thủ nào muốn đối đầu với chúng ta cả.”
Hãy còn các trận đấu quan trọng khác nữa mới có thể thực sự đánh giá được năng lực của đội hình hiện tại của tuyển Anh, mà tiêu biểu là trận đấu cuối cùng bảng G gặp đội tuyển Bỉ sẽ là một liều thuốc thử thực sự trước khi Anh có thể tiến vào vòng knock-out và chạm trán các đối thủ mạnh hơn nữa.
*Một chi tiết nhỏ rất hay trong trận đấu giữa Anh và Tunisia tối hôm 18/06:
Đây là tình huống sau khi Harry Kane với cú đá nối quý hơn vàng từ cú đánh đầu của Harry Mcguire ấn định tỷ số 2-1 cho Tam Sư.
Toàn bộ 11 cầu thủ Anh đã lao về phía cột góc bên trái để ăn mừng bàn thắng với thủ quân của họ, duy chỉ có hai người không ăn mừng là thủ môn Pickford và hậu vệ Trippier.
Nếu như Pickford ở tận gôn nhà đứng khá xa điểm ăn mừng, thì Trippier chủ nhân của đường phạt góc là điểm khởi đầu cho bàn thắng này chắc hẳn sẽ phải là một trong những người ra ăn mừng bàn thắng chứ?
Vấn đề là theo luật của FIFA, khi các cầu thủ của đối phương ngoại trừ thủ môn rời khỏi sân của mình thì đội kia sẽ được quyền tiến hành giao bóng. Điều này đã lý giải vì sao Trippier (áo đỏ phía xa trong ảnh) không tham gia ăn mừng với các đồng đội mà chọn đứng lại bên phần sân của Tunisia để đội bóng Bắc Phi không thể tiến hành giao bóng.
Một hành động quá tuyệt vời của hậu vệ sinh năm 1990 cho thấy tuyển Anh sẽ làm mọi cách để bảo toàn thành quả của mình, và sẽ không thể chủ quan sơ hở dù trận đấu chì còn vài tích tắc.
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-44581623
Cúp bóng đá thế giới 2018 :
Tuyển Đức, phía sau là chân tường
Hôm nay ba cặp đấu của bảng F và G bước vào loạt trận thứ 2. Mọi cặp mắt của người hâm mộ đều hướng tới trận cầu sinh tử của nhà đương kim vô địch Đức gặp Thụy Điển. Đội Đức chỉ có thể tự cứu mình bằng một chiến thắng nếu không sẽ là thảm họa.
Sau thất bại trận ra quân trước Mehico, hôm nay đội tuyển Đức bước vào trận đấu với đối thủ Thụy Điển trong một sức ép vô cùng lớn là phải thắng. Trong trường hợp thất bại trước Thụy Điển tại Sotchi tối nay, đội tuyển Đức sẽ phải rời World Cup ngay sau vòng bảng, một kịch bản chưa từng có trong lịch sử bóng đá Đức.
Từ năm 1954 đến nay, chưa bao giờ đội tuyển Đức rời khỏi World Cup trước vòng tứ kết. Nhà đương kim vô địch thế giới, luôn có mặt tại các kỳ World Cup với tư thế ứng viên cho chức vô địch, đã bị dồn vào chân tường. Đội quân đầy hảo thủ của huấn luyện viên Joachim Low có 90 phút để tránh một thảm họa lịch sử.
Một câu hỏi lớn đang được giới quan sát bóng đá đặt ra cho Mannschaft là liệu họ có bước qua được định mệnh rủi ro của những của những đương kim vô địch thế giới phải ra về ngay sau vòng bảng. Đó là các trường hợp của Pháp năm 2002, Ý năm 2010, Tây Ban Nha 2014 . Liệu lần này có đến lượt Đức ? Huấn luyện viên Joachim Low đã trả lời dứt khoát với các nhà báo rằng : « Điều đó sẽ không xảy ra ».
Người hâm mộ bóng đá Đức và nhất là người Đức đang trong tâm trạng nín thở chờ đợi. Một niềm vui sướng vỡ òa hay một trận sóng thần thịnh nộ ? Điều này phụ thuộc vào đội quân của ông Joachim Low sau trận đấu đêm nay.
Hàn Quốc chơi hết mình không có gì để mất
Cũng trong khuôn khổ bảng F, tại thành phố Rostov trên sông Don đại diện châu Á, Hàn Quốc đối mặt với Mêhicô trong một trận cầu mà với họ sẽ là được ăn cả ngã về không.
Thua Thụy Điển 0-1 trong trận ra quân, đang trắng tay nếu để thua thêm tức là chia tay với World Cup 2018, ngược lại nếu chiến thắng các cầu thủ xứ kim chi sẽ đảo lộn cục diện bảng đấu và nhất là họ có thể nuôi hy vọng đi tiếp.
Các cầu thủ Hàn Quốc đang hướng tới trận đấu này với khát vọng lớn, cho dù đại diện khu vực Bắc Trung Mỹ là một đối thủ lớn vừa hạ đương kim vô địch thế giới Đức.
Nhìn về tương quan lực lượng, Hàn Quốc không có nhiều tài năng xuất chúng nhưng người hâm mộ có thể hy vọng đại diện châu Á này sẽ chơi sòng phẳng với đối thủ được đánh giá cao hơn, như họ đã thể hiện trong trận gặp Thụy Điển.
http://vi.rfi.fr/the-thao/20180623-cup-bong-da-the-gioi-2018-tuyen-duc-phia-sau-la-chan-tuong
Kuala Lumpur: ‘Kinh đô ẩm thực châu Á’
Lindsey GallowayBBC Travel
Với sự pha trộn đặc trưng các nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo, Kuala Lumpur thường được người dân địa phương mô tả là ‘một nồi lẩu thập cẩm lớn’, nơi các truyền thống khác nhau được tôn vinh và thưởng thức rộng rãi khắp nơi.
Hương vị đặc trưng rất riêng
Hình ảnh ‘nồi lẩu thập cẩm’ này cũng thường được dùng theo ý nghĩa đen hơn là nghĩa bóng ở thành phố lớn nhất và là thủ đô của Malaysia.
Loài quả dẫn đến cuộc binh biến huyền thoại
Cách giải say rượu của New Orleans
Bữa ăn đậm nét Tây Ban Nha là thế nào?
“Ẩm thực luôn là con đường nhanh nhất để làm quen với một nền văn hóa, và điều mà ẩm thực ở Malaysia cho chúng ta biết là hỗn hợp đa sắc tộc của người Hoa, người Ấn và người Mã Lai thật sự hòa nhập với nhau rất tốt,” ông Jeff Ramsey, một đầu bếp có sao Michelin ở nhà hàng Babe ở Kuala Lumpur nói.
Tuy nhiên, ẩm thực ở đây có một hương vị đặc trưng rất riêng mà không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. “Chẳng hạn như khi thử qua rất nhiều món ăn Trung Hoa đa dạng ở đây, bạn sẽ không thấy được nhiều hương vị mà bạn có thể tìm thấy ở trên chính Trung Quốc,” ông giải thích.
Bên cạnh sự đa dạng về ẩm thực, người dân địa phương cũng có sự pha trộn của những biểu tượng hiện đại như tòa tháp đôi Petronas cao 452 mét sừng sững trên bầu trời và những kiến trúc thời thuộc địa lấy cảm hứng Moorish ở những nơi như Ga xe lửa Kuala Lumpur.
“Tôi yêu thích việc nó đem đến một sự pha trộn thú vị giữa cái cũ và cái mới – khiến cho ta cảm thấy rất hứng thú để khám phá nơi này,” cô Emily Yeap, người Kuala Lumpur và hiện đang sống ở Mỹ, nói. “Thành phố hết sức sống động. Lúc nào cũng có điều gì đó đang diễn ra và cái gì đó để làm.”
Nền văn hóa ẩm thực của Kuala Lumpur có sức hấp dẫn lớn, và chỉ được trải nghiệm trọn vẹn sau khi trời tối, từ khoảng 19:00h trở đi khi mọi người gặp gỡ bạn bè và jalan jalan cari makan (đi ra ngoài tìm đồ ăn).
“Những người bán hàng dựng gian hàng tại pasar malams (chợ đêm), mở một lần trong tuần tại từng khu hay quận, cô Zuzanna Chmielewska, người chuyển đến sống ở Malaysia từ Ba Lan năm 2012 và đã viết về đất nước này trên trang blog ‘Zu ở châu Á’ của cô, nói.
Món bánh dành cho người chết ở Kyrgyzstan
Nghề mạo hiểm: đi săn ‘ngón tay quỷ Lucifer’
Nơi có món pad Thai ngon nhất Thái Lan?
“Các món ăn đường phố bao gồm nhiều loại cà ri, bánh bao và cơm chiên cũng như những món nhập khẩu rất thời thượng, như bánh nướng nhân cầu vồng hay kem kỳ lân.”
Kiểu giao tiếp bạn bè như thế này diễn ra đến tận đêm khuya, theo cô Chmielewska, và những căn tin mở cửa suốt 24 tiếng được gọi là mamaks vẫn còn tấp nập cho đến sáng sớm hôm sau.
Truyền thống ‘Mở cửa’
Tuy nhiên, ăn uống chưa dừng ở đó. “Để ăn sáng sau một đêm đi ra ngoài, thì một bữa bak kut teh ngon là hay nhất,” Ramsey nói. Món thịt lợn này được hầm trong nồi nước dùng với quế, đinh hương, cánh hồi, thìa là và dùng một loại nước chấm được pha từ tỏi băm, nước tương và ớt hiểm xanh xắt lát.
“Bia là đồ uống thích hợp đi kèm, cho nên nhớ là chỉ ăn uống món này vào những hôm bạn không phải làm việc nhiều lắm trong ngày.”
Với quá nhiều nền văn hóa hội tụ ở đây, những vị khách mới đến lúc nào cũng cảm nhận được cảm giác khám phá.
“Tôi thích đi bộ quanh KL và khám phá những bí mật ẩn giấu của nó, từ một quầy hàng nhỏ bán cà ri thịt kỳ đà cho đến các màn biểu diễn nghệ thuật đường phố trong Tháng Xá tội Vong nhân theo tập tục của người Hoa,” Chmielewska nói.
Thật ra, có nhiều lịch tôn giáo khác nhau, và điều đó có nghĩa là mỗi tháng đều có ít nhất một đôi lần có lễ lạt.
Những lễ lạt này thường mở ra cho tất cả mọi người theo đúng nghĩa đen.
50 loại thực phẩm bổ nhất cho sức khỏe
Đặc sản lẩu gà nhất định phải thử ở Hong Kong
Nấm siêu đắt Croatia mang danh ‘đặc sản Ý’
“Có một truyền thống là ‘Mở cửa’ (Open House), theo đó vào một dịp đặc biệt được lựa chọn, một gia đình đã chuẩn bị rất nhiều thức ăn và trang trí nhà cửa rồi sau đó để cho bất cứ ai tham gia,” Chmielewska cho biết. “Chủ yếu là bạn bè và họ hàng, nhưng cửa nhà để mở theo đúng nghĩa đen để cho bất cứ ai cũng có thể bước vào và tham gia chung vui.”
Những người mới đến đều cảm thấy dễ dàng nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng sở tại, với Chmielewska giải thích rằng ‘mọi người đều quen với việc có nhiều người ngoại quốc đến từ khắp nơi trên thế giới, cho nên hòa nhập là không thành vấn đề.”
Kẹt xe và cướp giật
Thành phố này nóng bức, mưa nhiều và thường có giông bão vốn gây ra rất nhiều vụ kẹt xe. “Đường sá của KL phức tạp đến nỗi mọi người ai cũng phải mở GPS để lái xe, thậm chí những người đã sống ở thành phố từ khi họ sinh ra,” Chmielewska nói.
Giao thông đông đúc cũng có nghĩa là nhiều người chọn sử dụng hệ thống giao thông công cộng hiệu quả và đa phần là xe điện. Khi bạn không thể đi phương tiện công cộng thì người ngoại quốc đề nghị nên dùng các ứng dụng gọi xe biết giá tiền trước, chẳng hạn như Grab, thay vì đi taxi vốn đôi khi lấy người nước ngoài mức giá khác.
Đa số người ngoại quốc sống ở Mont Kiara (nằm cách trung tâm thành phố 11km về hướng tây bắc) vì từ đó dễ dàng đi đến các trường quốc tế và các khu mua sắm, nhưng đối với những người ngoại quốc muốn có trải nghiệm sâu hơn về cuộc sống địa phương thì họ có thể đến sống ở một trong những quận có nét văn hóa đặc trưng, bao gồm Cheras (người Hoa), Kampung Baru (người Mã Lai) hay Brickfields (người Ấn).
Mặc dù một số khu vực trong thành phố cách biệt về mặt sắc tộc hơn những khu khác, người ngoại quốc có thể sống ở bất cứ khu vực nào.
Tội phạm vặt trên đường phố là chuyện xảy ra hàng ngày ở đây – không may là những vụ cướp giật ở máy ATM hay giật giỏ xách ở gần những hàng ăn ngoài đường thường xảy ra – do đó mà người dân ở đây khuyên nên đem theo càng ít tiền mặt càng tốt và tránh đi ra đường một mình vào ban đêm.
Chi phí sinh hoạt tăng cao
Mặc dù Kuala Lumpur có mức sống dễ thở hơn những thành phố lớn ở phương Tây và những nước châu Á như Nhật Bản và Singapore, chi phí sinh hoạt đang tăng cao. “Những thứ như là nhà ở, đi lại và đi ăn ngoài đang trở nên đắt đỏ hơn,” Yeap cho biết.
Do sự đa dạng của thành phố, những người mới đến không nên nghĩ rằng kinh nghiệm của những người ngoại quốc khác sẽ giống với những gì họ trải nghiệm.
“Chỉ vì bạn của bạn đã làm việc ở KL không có nghĩa là bạn sẽ có trải nghiệm tương tự,” Chmielewska nói.
“Bạn có thể cuối cùng làm việc với một nhóm đa số người Malaysia gốc Hoa trong khi bạn của bạn làm việc với người Malaysia gốc Mã. Sẽ có khác biệt rất lớn trong văn hóa làm việc, thời gian nghỉ giữa giờ… Hãy để mọi việc cuốn bạn đến đâu thì đến và hãy đón nhận những trải nghiệm mới. Hãy tôn trọng nền văn hóa và những người khác cũng sẽ làm như vậy.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-44541476
Liên Hiệp Quốc lên án
việc giết chóc người biểu tình ở Venezuela
Geneva, Thụy Sĩ – Hôm qua 22/06, Liên Hiệp Quốc lên án việc lực lượng an ninh bị cáo buộc là giết hàng trăm người biểu tình và tội phạm, nhưng lại được hưởng miễn trừ truy tố. Điều này cho thấy luật pháp hầu như vắng mặt tại quốc gia này.
Cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Venezuela đưa thủ phạm ra công lý, và cho biết họ đang gởi báo cáo tới Tòa Án Hình Sự Quốc Tế là nơi mà nhóm công tố viên mở cuộc điều tra sơ bộ vào tháng 2. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc trích dẫn những ý kiến đáng tin cậy về những vụ giết người trong những hoạt động chống tội phạm của lực lượng an ninh. Họ xuất hiện tại các khu phố nghèo và thực hiện một loạt vụ bắt giữ mà không có lệnh của tòa án. Sau đó lực lượng an ninh làm xáo trộn hiện trường để giống như cảnh hai bên cùng xả đạn lẫn nhau.
Sau khi cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc phát hành báo cáo của họ, chính phủ Tổng Thống Nicolas Maduro không đưa ra bất cứ một phản ứng nào.
Nhóm chỉ trích và đối lập nói rằng ông Maduro ngày càng độc đoán, đẩy nền kinh tế của quốc gia thuộc khối OPEC này lún sâu hơn vào suy thoái và lạm phát, thúc đẩy sự bất mãn và khiến hàng trăm ngàn người phải di tản trong năm qua.
Báo cáo của cơ quan nhân quyền cho biết trong năm 2017, có ít nhất 125 người chết trong các cuộc biểu tình chống chính phủ. Lực lượng an ninh bị cáo buộc giết hại ít nhất 46 người biểu tình. (Mai Đức)
https://www.sbtn.tv/lien-hiep-quoc-len-an-viec-giet-choc-nguoi-bieu-tinh-o-venezuela/
Quốc tế phản đối quân đội Syria tấn công phe nổi dậy
ở vùng đình chiến
Ngày 22/06/2018, quân đội Syria tiếp tục tăng cường pháo kích và không kích căn cứ của các lực lượng nổi dậy ở tỉnh Deraa, phía tây nam Syria, trong khi tỉnh này nằm trong số các khu vực ngừng bắn được thành lập trong khuôn khổ thỏa thuận Astana ký vào tháng 05/2017 do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đỡ đầu. Từ ba ngày nay, hơn 12.000 người đã phải chạy khỏi tỉnh Deraa về phía biên giới Jordani.
Thông tín viên RFI Paul Khalifeh tường trình về tình hình tại chỗ :
« Quân đội Syria và đồng minh đã hoàn tất mọi công việc chuẩn bị cho cuộc tấn công vào các vùng do lực lượng nổi dậy và quân khủng bố thánh chiến kiểm soát ở miền nam Syria. Khoảng 40.000 quân nhân, trong đó có lữ đoàn Năm thuộc lực lượng tinh nhuệ của Vệ Binh Cộng Hòa Iran, đã được huy động cho chiến dịch này, trong khi phe đối lập có khoảng 30.000 người thuộc hơn 50 nhóm khác nhau.
Từ ba ngày nay, pháo binh và không quân Syria tăng cường quần thảo các vị trí của phe nổi dậy đóng tại Hirak, Maliha và Bosra Al Harir, nằm ở phía tây tỉnh Deraa. Vài trăm quả đạn súng cối và bom đã được thả xuống chiến tuyến phòng thủ của quân nổi dậy trong khi lực lượng này cũng bắn trả vào quân của chính phủ.
Phe nổi dậy kiểm soát hơn một nửa các tỉnh Deraa và Quneitra, nằm gần cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng. Thành phố Deraa cũng nằm trong vòng giao tranh giữa quân của chế độ Damas và phe nổi dậy. Mục tiêu của quân đội Syria là đánh bật hết lực lượng nổi dậy khỏi khu vực này và chiếm lại quyền kiểm soát đồn biên phòng Nassib dẫn đến Jordani.
Chính quyền Jordani và các tổ chức quốc tế lo ngại rằng loạt tấn công lại gây ra một đợt di dân mới đến vương quốc láng giềng. Để đối phó với cuộc tấn công của chính phủ, lực lượng Quân Đội Tự Do Syria và các tổ chức nổi dậy khác thông báo thành lập một phòng chỉ huy chung tại tỉnh Quneitra nằm ở phía nam thủ đô Damas để phối hợp tốt hơn trong việc phản công quân đội Syria và các đồng minh của Damas ».
Quốc tế kêu gọi Damas ngừng bắn
Ngày 23/06, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley cùng lên tiếng yêu cầu Damas ngừng mọi chiến dịch và leo thang quân sự tại miền nam Syria, đồng thời kêu gọi Nga gây sức ép đối với chế độ Bachar Al Assad. Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi các lực lượng đồng minh của Damas chấm dứt mọi hành động thù nghịch để tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Hy Lạp thở phào nhẹ nhõm chấm dứt khủng hoảng nợ
Vài giờ sau khi đạt được thỏa thuận với các chủ nợ, cho Athens thêm thời gian để thanh toán nợ của Hy Lạp, thủ tướng Tsipras ngày 22/06/2018 hài lòng tuyên bố “chúng ta đi đến tận cùng thời kỳ mà mỗi người dân Hy Lạp đều muốn quên đi”.
Thông tín viên đài RFI Charlotte Stievenard giải thích :
“Đối với thủ tướng Hy Lạp, kể từ ngày 20 tháng 8 tới đây sẽ chấm dứt thời kỳ thắt lưng buộc bụng. Ngay khi mở đầu bài diễn văn, Alexis Tsipras thông báo ông sẽ quan tâm đến mảng xã hội nhiều hơn, bởi vì giờ đây Hy Lạp có khả năng giảm bớt gánh nặng cho những người đã phải hy sinh trong những năm gần đây để ngày nay, Hy Lạp hiện diện trên sân khấu kinh tế và chính trị quốc tế.
Thủ tướng Tsipras hứa hẹn một chính sách chỉ chú trọng đến người dân Hy Lạp thay vì dành ưu tiên cho các chủ nợ. Hy Lạp giờ đây có trách nhiệm với chính mình và với tương lai. Đó là thách thức lớn nhất giờ đây đặt ra cho đất nước này.
Thực tế không được hẳn là như vậy. Hy Lạp vẫn bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn so với một số quốc gia khác sau khi đã ra khỏi các chương trình hỗ trợ tài chính. Năm 2016, Athens đã thông qua một điều khoản, bắt buộc quốc gia này phải điều chỉnh các khoản chi tiêu công trong trường hợp Athens vượt quá hạn ngạch mà các chủ nợ cho phép”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180623-hy-lap-tho-phao-nhe-nhom-cham-dut-khung-hoang-no
Thủ tướng Pháp thăm Trung Quốc
Ngày 23/06/2018 tại Thượng Hải, chặng thứ nhì chuyến công du Trung Quốc của thủ tướng Pháp mở ra trong 4 ngày, kể từ hôm 22/06/2018, Edouard Philippe tuyên bố ủng hộ dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21.
Nhưng thủ tướng Pháp nói ngay, Paris mong muốn đây là một dự án minh bạch, để tất cả những công ty Pháp quan tâm đều có thể tham gia. Pháp cũng chờ đợi dự án Một Vành Đai, Một Con Đường của Bắc Kinh “tôn trọng Thỏa Thuận Paris về khí hậu và môi trường”.
Tham quan cảng nước sâu tại Thượng Hải, thủ tướng Philippe nhấn mạnh rằng “trên các tuyến đường giao thông hàng hải của thế giới, Châu Âu và Pháp đóng một vai trò hết sức quan trọng”.
Trước khi trở thành thủ tướng, ông Edouard Philippe từng là thị trưởng của một thành phố cảng lớn ở Pháp là Le Havre. Tại Thượng Hải hôm nay thủ tướng Pháp chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa cảng Marseille và Thượng Hải.
Ngoài ra Paris cũng mong muốn “cân bằng” cán cân thương mại với Trung Quốc. Thâm hụt của Pháp với Trung Quốc lên tới 30 tỷ euro trong năm 2017.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180623-thu-tuong-phap-tham-trung-quoc
Vật giá leo thang,
trước ngày bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Cử tri Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị bầu lại tổng thống vào ngày 24/06/2018 trong bối cảnh đời sống ngày càng khó khăn. Giá lương thực thực phẩm tăng mạnh trong những ngày gần đây. Công luận coi đây là thất bại của đảng cầm quyền. Con đường để tổng thống Erdogan tái đắc cử thêm gian nan.
Tường trình của thông tín viên đài RFI từ Istanbul, Alexandre Billette:
Vụ việc khá nghiêm trọng để đến nỗi ngay cả các đài truyền hình, vốn do Nhà nước kiểm soát phải đề cập đến. Giá cả một số mặt hàng nhu yếu phẩm đã tăng mạnh trong những ngày gần đây.
Ở ngoài chợ Istanbul chẳng hạn, giá một kg hành tăng 200 % trong một tháng, đạt tới mức 1 euro 10 xu một kg. Khoai tây, bơ sữa … cái gì cũng tăng giá.
Vài giờ trước cuộc bầu cử ngày mai, đây là một tin không hay đối với ông Recep Tayyip Erdogan. Bộ trưởng Kinh Tế Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đã vội vã trấn an công luận rằng, hiện tượng vật giá leo thang này chỉ mang tính tạm thời, do hàng không xuất kho kịp để cung ứng. Ankara còn nêu khả năng nhập thực phẩm tươi để làm hạ nhiệt giá cả.
Thông báo này khiến phe đối lập phẫn nộ, coi đây là sự bất lực của chính phủ, là một thất bại của đảng cầm quyền, luôn hô hào là bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.
Khó có thể đoán được là vụ này có ảnh hưởng đến kết quả bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày mai, 24 tháng 6 hay không. Nhưng đây đang là chủ đề nóng trên các trang mạng xã hội. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ bình thường chỉ rất quan tâm đến giá cả của đồng đô la, giờ đây họ chú trọng vào giá rau quả trong khu phố.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180623-vat-gia-leo-thang-truoc-ngay-bau-cu-tong-thong-tho-nhi-ky
Nhiều tổ chức nhân quyền tố cáo
chính quyền Thái Lan “quân sự hóa xã hội”
Ngày 22/06/2018, lãnh đạo chính quyền quân sự Thái Lan Prayuth Chan-Ocha bắt đầu chuyến công du Pháp kéo dài 4 ngày. Dự kiến ông sẽ có cuộc tiếp kiến tổng thống Pháp Emanuel Macron ngày 25/06. Tướng Prayuth lên nắm quyền bằng cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân sự của bà Yingluck Shinawatre cách đây 4 năm. Từ đó đến nay, đời sống chính trị xã hội Thái Lan bị nằm trong vòng kiểm soát hà khắc của quân đội.
Nhân dịp này, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Thái Lan đã lên tiếng tố cáo mạnh mẽ chính quyền quân sự đang bóp nghẹt các quyền tự do của người dân, « quân sự hóa » xã hội Thái.
Thông tín viên RFI tại Bangkok Arnaud Dubus :
Báo cáo của tổ chức các luật sư bảo vệ nhân quyền Thái Lan công bố quả là nặng nề. Bắt bớ, hăm dọa sách nhiễu các nhà hoạt động dân chủ hay cả những tiếng nói phê phán đơn thuần của công dân. Điều đó chứng tỏ chính quyền quân sự không muốn khoan nhượng bất kỳ quan điểm ly khai nào trong dân chúng.
Bà Sirikan Charoensiri, luật sư của tổ chức thậm chí còn nhìn nhận xa hơn, đó là một ý đồ quân sự hóa xã hội Thái Lan.
Bà Sirikan Charoensiri nói : « Từ sau cuộc đảo chính năm 2014, chính phủ quân sự đã quân sự hóa nhiều mặt của đời sống xã hội Thái Lan. Chúng tôi có thể nhận thấy dân thường đã trở thành các mục tiêu quân sự.
Giới quân nhân cho rằng nhằm vào thường dân có chính kiến khác với chính quyền sẽ làm lan truyền tâm lý sợ hãi và ngăn chặn những người khác làm tương tự».
Tổ chức các luật sư bảo vệ nhân quyền còn nói đến việc có nhiều sĩ quan quân đội được cài vào trong cơ quan chính quyền dân sự. Theo tổ chức này, đó là cách duy trì sự kiểm soát đất nước của giới quân nhân, ngay cả sau khi chính phủ mới được bầu ra.